Kế hoạch bài dạy HĐTN, HN 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.
  • Hợp tác được với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
  • Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
  • Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường.

2. Về năng lực

  • Năng lực chung:
  • Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

3. Phẩm chất

  • Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô
  • Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung
  • Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp. Có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp tình cảm yêi mến bạn bè, kính trọng thầy cô yêu quý trường lớp.
  • Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt
docx 101 trang Cô Giang 13/11/2024 520
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy HĐTN, HN 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy HĐTN, HN 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy HĐTN, HN 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024
Ngày soạn: 10/9/2023
Thực hiện: Tuần 3
Giáo viên: Võ Thị Hiệu
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
 (Số tiết: 04)
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này.
Hợp tác được với thầy cô, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh.
Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường.
Tham gia hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường.
2. Về năng lực
Năng lực chung:
Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng: Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.
3. Phẩm chất
Nhân ái: HS biết yêu thương quý trọng bạn bè, thầy cô
 Trung thực: HS thể hiện đúng cảm xúc của bản thân khi tìm hiểu về truyền thống nhà trường, mạnh dạn hợp tác với bạn bè thầy cô để giải quyết các nhiệm vụ chung
Trách nhiệm: HS có ý thức xây dựng và giữ gìn trường lớp gọn gàng, sạch đẹp. Có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp tình cảm yêi mến bạn bè, kính trọng thầy cô yêu quý trường lớp.
Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học chủ đề, biết vượt qua khó khăn để học tập tốt
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
SGK, Giáo án.
Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
Giấy nhớ các màu khác nhau.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
Nghiên cứu trước các nội dung của chủ đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
NỘI DUNG 1: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ
 HÒA ĐỒNG, HỢP TÁC VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN (2 tiết)
*. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.
*. Kiểm tra bài cũ.
 - KT sự chuẩn bị bài của HS.
 *. Bài mới.
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2-3p)
a, Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b, Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c, Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d, Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo và các bạn trong lớp học.
+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Để nắm rõ hơn làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo, các bạn và hài lòng về các mối quan hệ này ; hợp tác được với các thầy cô giáo, các bạn để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh, chúng ta cùng thực hiện những hoạt động trong tiết học ngày hôm nay – Nội dung 1: Phát triển mối quan hệ hòa đồng, hợp tác với thầy cô và các bạn.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35-38p)
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn
a, Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được những kinh nghiệm về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn; nêu được cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn.
 b, Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
 c, Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
 d, Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ những kinh nghiệm để tạo dựng mối quan hệ hòa đồng với thầy cô và các bạn.
- GV hướng dẫn HS:
+ Mỗi HS sủ dụng giấy nhờ 2 màu, một màu ghi những điểm tốt, màu còn lại ghi những điểm chưa tốt về sự hòa đồng giữa các HS với thầy, cô giáo và với các bạn trong lớp.
+ Ghi chép xong, HS dán các tờ giấy nhớ vào 1 tờ giấy chung của nhóm (A4 hoặc A3). Những tờ giấy nào có đặc điểm giống nhau thì nhấc ra khỏi tờ giấy chung.
+ Các nhóm đặt tên cho sản phẩm của nhóm mình và treo sản phẩm lên bảng.
- GV yêu cầu HS: Nêu những điều rút ra được qua phần trình bày của các nhóm và cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận về cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Tìm hiểu cách phát triển mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn
- Để phát triển được mối quan hệ hòa đồng với thầy cô giáo và các bạn, mỗi chúng ta cần :
+ Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô giáo và các bạn.
+ Khi gặp khó khăn nên trò chuyện, tâm sự, chia sẻ, hỏi ý kiến thầy cô giáo.
+ Phát ng...luận và thống nhất với các bạn trong nhóm về nội quy nhằm xây dựng “Lớp học hạnh phúc”.
- GV yêu cầu HS: Hãy chia sẻ những điều đã học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.
- GV tổng kết: Lớp học là nơi hằng ngày mỗi chúng ta gặp nhau, cùng nhau học tập và rèn luyện. Xây dựng được lớp học thân thiện, luôn có sự hòa đồng giữa các bạn HS với nhau và giữa HS với thầy cô giáo là điều ai cũng mong muốn. Vì vậy,  mỗi chúng ta hãy luôn thực hiện những điều đã tiếp thu được về các hợp tác, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh để cùng nhau xây dựng “Lớp học hạnh phúc” theo các tiêu chí sau:
+ Yêu thương: HS yêu thương, động viên, quan tâm, hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật về trí tuệ, thể lực,...; thành lập và duy trì các nhóm đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tiến bộ trong học tập.
+ Tôn trọng: mọi thành viên trong lớp đều được tôn trọng, đảm bảo an toàn, không phân biệt, đối xử, kì thị; mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đưa ra đều được bàn bạc, thảo luận, lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực; thầy cô phân công nhiệm vụ cho HS một cách công bằng, hợp lí, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
+ Chia sẻ: Thầy cô và HS cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn; chia sẻ khó khăn, tâm tư, tình cảm với thầy cô, các bạn; lớp có hộp thư “Điều em muốn nói”; tích cực tham gia các hoạt động để thấu hiểu được, yêu thương và chia sẻ cùng nhau.
5, Kế hoạch đánh giá (5-10p)
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.
- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.
- Phiếu hỏi.
 

NỘI DUNG 2: TỰ HÀO TRƯỜNG EM (2tiết)
*. Ổn định tổ chức : KTSS lớp.
*. Kiểm tra bài cũ.
 - KT sự chuẩn bị bài của HS.
*. Bài mới.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò trơi Tiếp sức.
3. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 10 bạn xếp thành 2 hàng trong lớp học. Trong thời gian 3 phút, lần lượt viết tên thầy cô giáo(môn dạy) trong trường và các bạn trong lớp học.
+ Đội nào viết được nhiều, đúng tên các thầy cô giáo trong trường(môn giảng dạy) hoặc các bạn trong lớp học thì đội đó giành được chiến thắng.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Các em thân mến, vậy là một năm học ở ngôi trường học mới đã trôi qua. Một năm học mới với biết bao cảm xúc đọng lại trong mỗi người.Những cảm xúc khi các em trở thành HS THCS thật đáng trân trọng. Bên cạnh niềm tự hào, háo hức xen lẫn những hồi hộp, băn khoănkhi trở thành học sinh lớp 6, chắc hẳn trong mỗi chúng ta cũng đã có những suy nghĩ, cảm nhận, tự hào về nhà trường cũng như nắm được những nét nổi bật và truyền thống của nhà trường. Để nắm rõ hơn về những nét truyền thống, nổi bật của nhà trường, cũng như biết được những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường, ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Tự hào trường em.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống nhà trường (15 phút)
Hoạt động 2. Thiết kế và trình bày sản phẩm giới thiệu về truyền thống trường em (15 phút)
1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những điều em tự hào về truyền thống nhà trường; chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường; giới thiệu được những nét truyền thống, nét nổi bật, tự hào về nhà trường thông qua sản phẩm; chia sẻ được cảm xúc khi tìm hiểu về nhà trường và các sản phẩm.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt: Trong suốt một năm học lớp 6, các em cũng đã có những hiểu biết nhất định về ngôi trường THCS của mình như lịch sử của ngôi trường, tên các thầy cô giáo và bộ môn các thầy cô đảm nhiệm,.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
? Hãy nêu những điều em tự hào về nhà trường.
? Chia sẻ điều em tự hào nhất về nhà trường.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những truyền thống, nét nổi bật, tự hào về ngôi trường THCS của em thông qua các gợi ý. (Mỗi nhóm thực hiện một yêu cầu, kết quả thảo luận đã chuẩn bị ở nhà)
- Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường:
+ Tên trường.
+ Các dấu mốc thời gian quan trọng trong lịch sử phát triển của nhà trường:
+ Năm ra đời.
+ Các năm phát triển: thay đổi về đội ngũ sư phạm, số lượng học sinh; các bằng khen, danh hiệu, giải thưởng của nhà trường, của giáo viên
+ Cơ sở vật chất của nhà trường: đầy đủ trang thiết bị, hiện đại, sạch sẽ,với sự ủng hộ lớn mạnh của phụ huynh,
+ Sự kiện nổi bật liên quan đến trường:
...ệc phát huy truyền thống nhà trường.
2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
NỘI DUNG
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Rèn luyện bản thân để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.
- GV gợi ý cho HS:
+ Mục tiêu của buổi tọa đàm:
- Nâng cao hiểu biết về truyền thống nhà trường.
- Tăng thêm niềm tự hào về truyền thống nhà trường.
- Tích cực đưa ra những việc làm cụ thể để phát huy truyền thống nhà trường.
+ Những nội dung chính của buổi tọa đàm:
- Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường.
- Chia sẻ ý kiến cá nhân theo các vai trò khác nhau về cách thức phát huy truyền thống nhà trường.
 - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi tham gia buổi tọa đàm.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thảo luận, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch buổi tọa đàm với chủ đề Rèn luyện bản thân để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.
+ Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống nhà trường:là một trong những nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện toàn diện, nhân cách, phẩm chất của học sinh, khơi dậy tình trường lớp, yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc trong thế hệ trẻ.
+ Cách thức phát huy truyền thống nhà trường:
- Với Ban giám hiệu nhà trường:
+ Xây dựng, bổ sung kho dữ liệu về giáo dục truyền thống của trường.
+ Tổ chức nhiều hình thức sinh động, dễ tiếp thu, cảm nhận với học sinh như: sân khấu hóa, hội thi, hội diễn theo chủ đề để thu hút đông đảo học sinh.
+ Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng tuyên dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện.
+ Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, góp phần hình thành các kỹ năng thói quen tốt trong môi trường học đường, ngoài xã hội như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức.
+ Tích cực vận động học sinh sống đẹp, chia sẻ, học tập những câu chuyện đẹp về lối sống trong xã hội trong học sinh, sinh viên.
- Với Ban đại diện cha mẹ học sinh:
+ Nhiệt tình ủng hộ các kế hoạch, phong trao của nhà trường.
+ Động viên HS tham gia nhiệt tình vào các phong trào của nhà trường.
- Với Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
+ Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ...
+ Thi viết báo bảng với chủ đề “Người thầy”, tổ chức cuộc thi ảnh và video “Trường học trong trái tim tôi”, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7),
+ Duy trì và đẩy mạnh thông qua các hoạt động như: nhận chăm sóc khu di tích lịch sử, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
+ Tổ chức thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia tu sửa, làm sạch nghĩa trang liệt sĩ; Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ...
- Với học sinh:
+ Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức.
+ Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu về truyền thống nhà trường, kiến thức,.
- Với chính quyền địa phương:
+ Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cấp bộ Đoàn, gia đình và xã hội đặc biệt là phát huy tối đa vai trò công tác Đoàn, Đội.
+ Đưa công nghệ thông tin và internet vào phục vụ các hoạt động giáo dục truyền thống.
GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

3.Rèn luyện bản thân để góp phần phát huy truyền thống nhà trường
+ Mỗi trường đều có những truyền thống, thành tích nổi 
bật trong các hoạt động dạy và học, văn nghệ, thể dục,thể thao, mà học sinh cảm thấy tự hào.
+ Kết quả học tập và rèn luyện mà các em đạt được góp phần phát huy truyền thống nhà trường – nơi mà các em đang theo học.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
2. Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục - thể thao của em trong năm học này.
3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trình bày kế hoạch tham gia một số hoạt động về học tập, văn nghệ, thể dục - thể thao của em trong năm học này.
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
+ Về học tập:
Tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, giáo viên và Ban chỉ huy Li...iểm hạn chế của bản thân (13 phút)
a) Mục tiêu: HS chỉ ra được những điểm mạnh và hạn chế của bản thân trong cuộc sống.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
d) Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
 SẢN PHẨM 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS nghiên cứu gợi ý điểm mạnh và điểm hạn chế của tôi trong SGK rồi trả lời câu hỏi ra giấy A4 . 
 ? Xác định những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và trong cuộc sống 
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Em thấy dễ dàng hay khó khăn khi tự nhận thức về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. 
? Em đã dựa vào đâu để tự đánh giá về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân 
- GV hướng dẫn HS: Để xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân chúng ta cần căn cứ vào những hành vi, thói quen, cách ứng xử,của bản thân trong cuộc sống hằng ngày, căn cứ vào kết quả học tập, lao động, giao tiếp, hoạt động xã hội của bản thân. Đồng thời, lắng nghe nhận xét của người thân thiết, gần gũi về mình
 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS, các nhóm trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân 
 Ai cũng có những điểm mạnh, điểm hạn chế trong học tập và cuộc sống. Xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân là việc làm cần thiết để mỗi chúng ta tự hoàn thiện trên cơ sở phát huy điểm mạnh và từng bước khắc phục điểm hạn chế của bản thân 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhận xét của bạn bè về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân 
a) Mục tiêu: HS nhận ra rằng lắng nghe nhận xét của người xung quanh là một trong những bước cần thiết để xác định điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân
b) Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân và chơi trò chơi. 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
SẢN PHẨM 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, chơi trò chơi: Tôi trong mắt bạn bè.
- GV yêu cầu HS đọc nhận xét của bạn về mình và so sánh với kết quả tự nhận thức về điểm hạn chế của bản thân mà HS đã làm. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
? Những nhận xét nào của các bạn trùng với tự nhận xét của em về điểm mạnh và điểm hạn chế của mình?
? Những nhận xét nào của các bạn khác với tự nhận xét của em ?
? Theo em, sự khác biệt đó có thể do nguyên nhân nào 
? Em nên làm gì khi có sự khác biệt giữa tự nhận xét của mình với nhận xét đánh giá của các bạn về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia nhóm chơi trò chơi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV đánh giá, nhận xét, chuẩn KT, chuyển sang nội dung mới. 
2. Tìm hiểu nhận xét của bạn bè về điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân 
- Có sự khác biệt là do:
+ Chưa nhận thức đúng đắn về điểm mạnh, điểm hạn chế của mình 
+ Do các bạn chưa hiểu đúng về em 
Hoạt động 3: Cách thức xác đinh điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân. 
a) Mục tiêu: HS nêu được cách thức để xác định điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. 
b) Nội dung: GV cho HS làm việc nhóm 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
SẢN PHẨM 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu thảo luận 
- GV : gợi ý cho HS dựa vào hoạt động 3 và SGK để nêu cách xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy A1.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm trả lời.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, kết luận
3. Cách thức xác đinh điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân
 Để tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cần:
+ Tích cực tham gia hoạt động học tập , lao động.
+ Lắng nghe nhận xét của mọi người xung quanh  
3. Hoạt động luyện tập: Xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện bản thân 
a) Mục tiêu: HS lập được kế hoạch khắc phục điểm hạn chế để tự hoàn thiện bản thân.
b) Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS: dựa trên những điểm mạnh và h...ớp 
- HS làm việc theo nhóm 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết các ý kiến và chốt lại 
2: Tìm hiểu về cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực
- Có nhiều cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực ..
+ Tâm sự với người thân trong gia đình, thầy cô bạn bè thân thiết. 
+ Hít thở sâu 
+ Đi dạo 
+ Ngồi thiền 
+ Chơi môn thể thao, nhạc cụ yêu thích 
+ Đi tắm 
+ Tìm đến một nơi vắng vẻ và hét thật to
+ Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn tâm lý. 
3. Hoạt động luyện tập: Rèn luyện kĩ năng giải tỏa cảm xúc tiêu cực 
a) Mục tiêu: HS biết thực hành một số cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực và đóng vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong một số tình huống giả định.
b) Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho cả lớp cùng thực hiện một số cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực như nhảy một điệu nhảy vui nhộn, hít thở sâu, ngồi thiền .
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xây dựng kịch bản và đóng vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc (tình huống 1 trong SGK trang)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống cả lớp cùng quan sát .
- GV tổ chức cho cả lớ thảo luận , nhận xét theo các câu hỏi 
? Trong tiểu phẩm đóng vai của nhóm bạn vừa rồi, nhân vật Lan đã ứng xử như thế nào khi tức giận.
? Em có đồng tình với cách ứng xử như vậy không? Vì sao? cách ứng xử ấy đã thể hiện được kĩ năng kiểm soát cảm xúc chưa.
? Nhóm nào có cách ứng xử khác trong tình huống này.
- GV mời nhóm có cách ứng xử khác lên đóng vai thể hiện trước lớp.
- GV tổ chức cho HS đóng vai tình huống 2. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét cách ứng xử của các nhóm và chốt lại 
+ Trong tình huống 1 mặc dù đang rất giận nhưng bạn nên hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh. Sau đó có thể tìm một dịp thích hợp để nói chuyện với 2 bạn Mai và Ly. Đề nghị 2 bạn ấy có gì thì nên góp ý thẳng với mình, không nên nói sau lưng, rằng việc làm ấy của các bạn đã khiến mình bị tổn thương mong các bạn lần sau đừng như vậy nữa .
- GV nhận xét, kết luận 
+ Trong tình huống 2: Mặc dù đang rất buồn nhưng Nam lên giữ bình tĩnh, chờ lúc thích hợp giải thích cho Hòa về tình cảm của mình với Hòa, giải thích lí do mình không thể cho bạn chép bài
4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong thực tế cuộc sống
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động . 
c) Sản phẩm học tập: HS thực hành hoạt động .
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc vào các tình huống trong cuộc sống hàng ngày .
- GV hướng dẫn HS thực hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc theo các bước sau: 
 Nhận biết cảm xúc -> điều chỉnh cảm xúc-> thể hiện cảm xúc của bản thân, cách thể hiện cảm xúc mà em đã thực hiện và kết quả.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS chia sẻ những điều học hỏi được và cảm nhận của bản thân sau khi tham gia các hoạt động. 
- GV giải đáp những câu hỏi của HS 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổng kết các ý kiến và chốt lại
- GV kết luận
 Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: là khả năng của cá nhân nhận biết được cảm xúc của bản thân tại 1 thời điểm nào đó, biết điều chỉnh cảm xúc và biết thể hiện cảm xúc của bản thân một cách phù hợp với tình huống, hoàn cảnh, đối tượng. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc rất quan trọng giúp con người giao tiếp học tập, làm việc hiệu quả, bảo vệ sức khỏe bản thân và không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. 
- GV nhận xét thái độ tham gia của các HS, động viên khen thưởng những cá nhân, nhóm tích cực có nhiều đóng góp cho các hoạt động. 
 KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ   
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra thực hành, kiểm tra viết.
- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập thực hành.
- Các tình huống thực tế trong cuộc sống
 
 
 NS: 24/10/2023
 NTH: 27/10/2023
 24/11/2023
 Giáo viên: Võ Thị Hiệu 
Tiết 8, 9, 11, 12 CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN (4 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Biết cách vượt qua khó khăn trong một số tình huống cụ thể
- Rèn luyện tính kiên trì, không ngại khó, ngại khổ, rèn luyện phẩm chất trách nhiệm
- Xác định được một số tình huống nguy hiểm và biết tự bảo vệ trong các tình huống đó.
- Rèn kĩ năng tự bảo vệ, phẩm chất trách nhiệm.
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm v... độ ảnh hưởng của khó khăn 

 3. Hoạt động luyện tập: Lập và thực hiện kế hoạch vượt qua khó khăn.
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, học sinh lập và thực hiện được kế hoạch để vượt qua khó khăn cụ thể của bản thân
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, lập kế hoạch.
d) Tổ chức hoạt động 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân:
+ xác định một số khó khăn của bản thân trong học tập và cuộc sống cần phải vượt qua
+ Lập kế hoạch cụ thể trong 1 tuần hoặc 1 tháng để bản thân vượt qua khó khăn
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lập kế hoạch vượt qua khó khăn cụ thể của bản thân.
Kế hoạch vượt qua khó khăn
Họ và tên:
Lớp:
Khó khăn bản thân cần vượt qua
Biện pháp thực hiện
Thời gian
Người/ phương tiện hỗ trợ nếu cần
Kết quả dự kiến






 - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số học sinh trình bày kế hoach vượt qua khó khăn của bản thân trước lớp.
- GV yêu cầu HS trong lớp lắng nghe và nhận xét, góp ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Lập và thực hiện kế hoạch vượt qua khó khăn.
Khó khăn bản thân cần vượt qua
Biện pháp thực hiện
Thời gian
Người/ phương tiện hỗ trợ nếu cần
Kết quả dự kiến
Gặp khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng Anh
Luyện phát âm các từ vựng tiếng anh qua các phần mềm phù hợp
Từ 5h đến 5h30 hàng ngày
Máy tính hoặc điện thoại có kết nối internet
Tự tin khi giao tiếp bằng tiếng anh


4. Hoạt động vận dụng: Sưu tầm tấm gương vượt khó và bài học kinh 
nghiệm cho bản thân.
a) Mục tiêu: HS sưu tầm được những tấm gương vượt khó, rút kinh nghiệm cho bản thân và làm theo được những tấm gương đó.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS, HS thực hiện hoạt động
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH
SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm: 
+ Nêu những tấm gương vượt khó ở lớp, ở trường, ở địa phương
+ Những tấm gương đó đã vượt qua khó khăn như thế nào?
+ Rút ra kinh nghiệm cho bản thân
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu HS trong lớp lắng nghe và nhận xét, góp ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV yêu cầu HS chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.
- GV KL: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều luôn mong muốn mọi điều tốt đẹp và thuận lợi nhất đến với mình. Nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó, bởi cuộc sống luôn tồn tại nững khó khăn để mỗi người phải vượt qua. Càng khó khăn bao nhiêu thì thành quả nhận được càng to lớn bấy nhiêu nếu chúng ta biết cách và quyết tâm vượt qua. Hãy coi những khó khăn đó là cơ hội để đi tới thành công. Vì vậy, khi gặp bất cứ khó khăn nào, các em cũng cần bình tĩnh, hạn chế các suy nghĩ tiêu cực, cố gắng tạo ra các suy nghĩ tích cực, đưa ra kế hoạch phù hợp để giải quyết. nếu cần thiết, có thể tìm kiếm sự hỗ trợ để giúp bản thân vượt qua khó khăn một cách tốt nhất.
- GV nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của học sinh.
3. Sưu tầm tấm gương vượt khó và bài học kinh nghiệm cho bản thân.

NỘI DUNG 2: TỰ BẢO VỆ TRONG TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM( 2 tiết)
 Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, hứng thú, từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đoán ý đồng đội”.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bục giảng biểu diễn các hành động minh hoạ cho từ khoá về tình huống nguy hiểm.
+ Các bạn khác quan sát và đoán tên tình huống nguy hiểm đó trong thời gian 15 giây.
 - Đội nào đoán được nhiều từ khoá hơn, đội đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ và tham gia trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức thảo luận sau khi chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV kết luận: Trong cuộc sống, có rất nhiều tình huống nguy hiểm mà chúng ta có thể gặp phải. vì vậy, nhận diện được và biết cách tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm là một trong những kĩ năng sống rất quan trọng đối với mỗi người. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. 
Hoạt động 1: Chia sẻ về những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được một số tình huống nguy hiểm có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày và chia sẻ được một số cách xử lí tình huống trong thức tế.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏ....
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí tình huống nguy hiểm, các nhóm khác lắng nghe và đưa ra nhận xét.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tranh biện về quan niệm “ mạng xã hội là nơi thích hợp tìm ra những người bạn và chia sẻ các thông tin, khó có thể có nguy hiểm gì ở đây”. Những em ủng hộ quan điểm này sẽ vào 1 đội, những em phản đối sẽ vào 1 đội
+ Đội 1: Đưa ra lí lẽ lập luận để ủng hộ quan điểm
+ Đội 2: Đưa ra lí lẽ lập luận để phản đối quan điểm.
- Sau khi các đội chuẩn bị xong, giáo viên tổ chức cho các đội tranh biện, mỗi đội sẽ cử đại diện để tham gia tranh biện
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên kết luận kết quả hoạt động dựa vào cách xử lí của học sinh và bổ sung thêm những cách xử lí tích cực khác.
- GV nhận xét và chốt các ý sau khi cuộc tranh biện kết thúc
4. Hoạt động vận dụng: Thiết kế và giới thiệu sản phẩm về việc tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm
a) Mục tiêu
Học sinh thiết kế và giới thiệu được các sản phẩm như áp phích, video, tiểu phẩm, để hướng dẫn cách tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và thiết kế các áp phích, video, tiểu phẩm.
c) Sản phẩm học tập: HS làm việc nhóm và thiết kế áp phích, video, tiểu phẩm.
d) Tổ chức hoạt động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ
 Nhóm 1: thảo luận và thiết kế áp phích để hướng dẫn cách tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm
Nhóm 2: thảo luận và thiết kế video để hướng dẫn cách tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm.
 Nhóm 3: thảo luận và thiết kế tiểu phẩm để hướng dẫn cách tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm
 Nhóm 4: thảo luận và thiết kế một bài thơ hoặc bài vè để hướng dẫn cách tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Sau giờ học, các nhóm thực hiện xong nhiệm vụ được giao và trình bày sản phẩm vào giờ học sau
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét và đưa ra ý kiến tổng kết
Tổng kết: Yêu cầu hs chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.
Kết luận chung: Khi văn hoá, kinh tế xã hội phát triển, sẽ có một số hệ luỵ đi kèm, trong đó có các tình huống nguy hiểm đối với trẻ em tăng lên. Việc chủ quan, mất cảnh giác, thiếu kĩ năng có thể khiến các em rơi vào nguy hiểm bất cứ lúc nào. Vì vậy, các em cần chuẩn bị cho mình kiến thức và kĩ năng để có thể tự bảo vệ trước các tình huống nguy hiểm đó.
- Nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của học sinh
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
TÊN CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN
 (Thời gian thực hiện: 15 tiết)
I. Mục tiêu:
	Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể:
- Nhận ra ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như tiếp thị, quảng cáo đến quyết định chi tiêu cá nhân để có quyết định phù hợp.
- Lập được kế hoạch kinh doanh của bản thân phù hợp với lứa tuổi.
 Thể hiện được sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và quan hệ trên mạng xã hội.
Chủ đề góp phần hình thành phẩm chất, năng lực chung như:
- Năng lực tự chủ và tự học: Thể hiện được sự tự chủ của bản thân trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội, tự chủ trước tác động của tiếp thị, quảng cáo.
- Phẩm chất nhân ái: Rút ra bài học và chia sẻ với bạn bè, người thân kĩ năng ứng xử phù hợp trước tác động của tiếp thị, quảng cáo.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội.
II. Thiết bị giáo dục và học liệu
	- Máy trình chiếu, âm thanh, video clip
	- Phiếu học tập, giấy A0
	- Các tình huống sắm vai, câu hỏi tình huống
	- HS chuẩn bị: Nhóm được phân công chuẩn bị những kĩ năng trong sinh hoạt hằng ngày, kỹ năng thuyết phục, ứng xử.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
Hoạt động 1:Người tiêu dùng thông thái
Hoạt động 1.1:Khởi động . (khoảng 25 phút)
Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ cho HS trước khi bắt đầu chủ đề.
b. Tổ chức thực hiện: 
- GV cho học sinh quan sát một số tiếp thị quảng cáo trên mạng Internet.
 Sau khi học sinh xem xong giáo viên đưa ra câu hỏi:
Hình thức tiếp thị, quảng cáo trong tình huống là gì? 
Ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo đến quyết định chi tiêu của Hà như thế nào?
-	GV tổng hợp lại và dẫn dắt vào bài: Tìm hiểu về ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo
Hoạt động 1. 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của tiếp thị quảng cáo.(25p)
Mục tiêu:
- Nhận ra ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như tiếp thị, quảng cáo đến quyết định chi tiêu cá nhân để có quyết định phù hợp;
- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc quyết định về chi tiêu cá nhân phù hợp trước các yếu tố bên ngoài như tiếp thị, quảng cáo.
b. Nội dung: Tìm hiểu về ảnh hưởng của tiếp thị quảng cáo.
c. Sản phẩm: HS tham gia trả lời câu hỏi cho tình huống đưa ra.
d. Tổ chức thực hiệ...của GV- HS
Dự kiến sản phẩm
-	GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi 2 HS ngồi cạnh nhau suy ngẫm rồi chia sẻ về cách lập kế hoạch kinh doanh phù hợp.
-Yêu cầu HS hoàn thành PHT
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.
+ GV đến các nhóm theo dõi, hồ trợ HS nếu cần thiết.
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ HS ghi bài.

2. Lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.
Hoạt động 2.2 Thực hành lập kế hoạch kinh doanh(90 p)
a. Mục tiêu: Vận dụng được nhũng kiến thức để lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi
b. Nội dung: Học sinh hoàn thành kế hoạch theo hướng dẫn trong SGK
c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – HS
Dự kiến sản phẩm
-	GV chia HS thành các nhóm, mồi nhóm không quá 8 người.
- Yêu cầu các thành viên trong thảo luận và lập kế hoạch
- Yêu cầu HS: Trong khi một nhóm thể hiện sản phẩm của nhóm
- Sau khi các nhóm đã thể hiện xong, GV tổ chức cho HS tham gia bình luận, góp ý.
- GV cùng HS phân tích, kết luận những cách xử lí và thể hiện phù hợp.
II. Thực hành 
KẾ HOẠCH KINH DOANH
– Ý tưởng kinh doanh: đồ làm bằng tay (bưu thiếp, cặp tóc, vòng tay,...).
– Đối tượng sử dụng: học sinh.
- Nhu cầu của người tiêu dùng thích sử dụng đồ làm bằng tay.
– Kế hoạch tiếp thị: tổ chức giới thiệu sản phẩm với học sinh trong trường; quảng cáo trên mạng xã hội....
− Vốn kinh doanh: 400 000 đồng.
– Chi phí cho kinh doanh: mua giấy làm bưu thiếp, keo nến, ruy băng, hạt vòng và dây xâu vòng....
– Kênh bán hàng: trực tuyến và trực tiếp
-
Doanh thu dự kiến: 500 000 đồng/ tháng.
Lãi dự kiến: 100 000 đồng/ tháng.

4. Hoạt động tiếp nối
 HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc về xu hướng tiêu dùng hiện nay của giới trẻ và những ảnh hưởng của chúng đối với việc mua sắm, tiêu dùng của con người.
Hoạt động 3 : Rèn luyện sự tự chủ
Hoạt động 3.1: Khởi động(45p)
A/Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho HS bằng một câu chuyện về tấm gương có đức tính tự chủ.
B/Nội dung: GV tổ chức cho HS đọc truyện, nêu cảm nhận ban đầu về nhân vật.
C/Sản phẩm: HS bước đầu hình dung được tính tự chủ.
D/Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu nội dung câu chuyện:
“Bà Tâm có người con trai đã trưởng thành tên là M. Anh là một người đi biển giỏi và là trụ cột trong gia đình. Khi bà Tâm nhận thấy con có những dấu hiệu không bình thường thì M đã nghiện ma túy từ lâu và bị nhiễm HIV/AIDS.
Biết tin, bà Tâm choáng voáng, đau khổ đến mất ăn, mất ngủ bì thương con. Mặc dù rất đau đớn, nhưng bà không khóc trước mặt con và đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con. Bà còn tích cực giúp đỡ những người có HIV/ÁIDS khác và vận động gia đình những người này không xa lánh mà gần gũi, chăm sóc họ“.
- GV đặt câu hỏi: Đọc xong câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về bà Tâm?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cả lớp tập trung đọc mẩu chuyện và đưa ra những quan điểm riêng của cá nhân về nhân vật bà Tâm.
- GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV gọi 1 – 2 đứng dậy chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Rèn luyện sự tự chủ (1 tiết )

Hoạt động 3.2: Tìm hiểu biểu hiện của sự tự chủ(90p)
A/Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- HS chia sẻ được những việc làm của bản thân thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
- HS xác định được những biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
B/Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, lần lượt thực hiện các nhiệm vụ:
Chia sẻ những việc làm của em thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
Thảo luận để xác định biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
C/Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ được giao.
D/Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Chia sẻ những việc làm của em thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thảo luận về những việc làm thể hiện sự tự chủ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và suy nghĩ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp kết quả thực hiện nhiệm vụ 1. Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung và nhận xét phần trình bày của bạn.
- Gọi một số HS nêu cảm nhận và những điều học hỏi được qua chia sẻ của các bạn.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV chốt lại nhiệm vụ 1 dựa vào những chia sẻ của các nhóm.
Nhiệm vụ 2. Thảo luận để xác định biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV hướng dẫn và tổ chức cho HS thảo luận xác định biểu hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trong... minh
+ Không quá mải mê với mạng xã hội mà ảnh hưởng tới cuộc sống của mình. 
 Hoạt động 4. Đánh giá chủ đề (Khoảng90 phút)
a. Mục tiêu: Đánh giá được kết quả thực hiện chủ đề so với mục tiêu đề ra
b. Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS tự đánh giá kết quả thực hiện chủ để 4 theo các tiêu chí:
	+ Đánh giá mức độ tự chủ của học sinh trước tác động của tiếp thị, quảng cáo.
	+ Đánh giá mức độ tự chủ của học sinh trong quan hệ đời sống và quan hệ trên mạng. 
	+ Đánh giá được khả năng lập kế doanh của học sinh phù hợp với lứa tuổi của mình.
- Hình thức đánh giá: Đánh giá thông qua sản phẩm học tập của học sinh
- Yêu cầu đánh giá: Học sinh thực hiện sản phẩm đánh giá là: 
	+ Tổ 1+2: Lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi.(Trình chiếu PP)
	+ Tổ 3+ 4: dựng tiểu phẩm giải quyết tình huống: “Có nhóm người tiếp thị vào gặp bà em để tặng một sản phẩm và qua lời giới thiệu của họ là rất tốt cho người già như hết bị đau nhức xương, giúp ngủ ngon hơn, minh mẫn hơn lời lẽ rất thuyết phục, nên bà em rất tin. Nhưng họ nói sản phẩm trị giá trên 3 triệu đồng, họ chỉ cần bà hỗ trợ một nửa giá sản phẩm. Bà em tin và quyết định mua sản phẩm. Gia đình em khi đó không có ba mẹ ở nhà, em sẽ làm gì trước tình huống như vậy? (xây dựng clip không quá 7 phút)
3. Tiến trình đánh giá 
* Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ đánh giá: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ trong một tuần:
Sản phẩm lập kế hoach kinh doanh phù hợp với lứa tuổi cần thể hiện được các yêu cầu sau:
Ý tưởng kinh doanh.
Đối tượng sử dụng sản phẩm.
Nhu cầu của người tiêu dùng .
Kế hoạch tiếp thị
Vốn kinh doanh
Chi phí cho kinh doanh
Kênh bán hàng
Doanh thu dự kiến 
Lãi dự kiến 
Dự kiến những khó khăn gặp phải, và cách giải quyết.
Tiểu phẩm giải quyết tình huống, cần đạt một số yêu cầu sau:
- Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Lên thời gian tập luyện phù hợp, không ảnh hưởng đến các hoạt động học tập khác.
- Các thành viên thể hiện tốt vai trò của mình, đoàn kết, chia sẻ.
- Giải quyết được vấn đề hợp lý, hợp tình.
* Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ đánh giá
	Học sinh đánh giá hoạt động của các thành viên của tổ mình và tổ bạn.
* Bước 3. Báo cáo, trao đổi
	- Giáo viên cho học sinh lên báo cáo kế hoạch kinh doanh bằng bài Powerpoint.
	- Giáo viên chiếu sản phẩm của 2 tổ bằng sản phẩm video.
*Bước 4. Giáo viên đưa ra đánh giá về kết quả thực hiện của học sinh
	- Giáo viên đánh giá sản phẩm của học sinh theo tiêu chí đánh giá sau:
Bảng tiêu chí và mức độ đánh giá:
Tiêu
chí
Mức độ
Đánh giá 
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Đạt
Chưa đạt
1. Hoạt động nhóm
Có tham gia nhưng chưa tích cực
Tham gia tích cực
Tham gia rất tích cực
Ít nhất đạt được ở mức 1
Không đat được mức 1
2. Cấu trúc kế hoạch kinh doanh
Thực hiện đúng yêu cầu đánh giá

Thực hiện đúng yêu cầu, đúng chủ đề, logic, hấp dẫn

Thực hiện đúng yêu cầu, có linh hoạt, sáng tạo, có phân tích, đánh giá
Ít nhất đạt được ở mức 1
Không đạt được mức 1
3. Nội dung kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch đảm bảo đủ các nội dung theo yêu cầu
Nội dung kế hoạch khoa học và rất thiết thực.

Kế hoạch có tính thực tiễn cao, và có thể đưa vào trải nghiệm.
Ít nhất đạt được ở mức 1
Không đat được mức 1
*Sản phẩm: Video tiểu phẩm
1. Hoạt động nhóm
Có tham gia nhưng chưa tích cực
Tham gia tích cực
Tham gia rất tích cực
Ít nhất đạt được ở mức 1
Không đat được mức 1
2.Hình thức thể hiện
Thực hiện đúng yêu cầu đánh giá

Thực hiện đúng yêu cầu, hấp dẫn.

Thực hiện đúng yêu cầu, có lịnh hoạt, sáng tạo, diễn xuất tự nhiên, lôi cuốn
Ít nhất đạt được ở mức 1
Không đat được mức 1
3. Mức độ giải quyết vấn đề
Giải quyết được vấn đề hợp lí
Phân tích, thuyết phục để tình huống được giải quyết nhẹ nhàng

Có kĩ năng nhìn nhận vấn đề, đưa ra phán đoán, phân tích và giải quyết vấn đề hợp lý, thuyết phục.
Ít nhất đạt được ở mức 1
Không đat được mức 1

II. Kết quả đánh giá: Với mỗi sản phẩm
- Đánh giá Đạt: Ít nhất 2/3 tiêu chí được đánh giá đạt.
- Đánh giá Chưa đạt: Có 2 hoặc cả 3 tiêu chí đều không đạt. 
Cách phân phối thời gian thực hiện chủ đề với loại hình Hoạt động giáo dục theo chủ đề 4 trong 15 tiết như sau:
Tuần
Hoạt động
Thời gian hoạt động
Phương tiện
Tuần 1/3 tiết
Tuần 2
(2 tiết)
Hoạt động1:Người tiêu dùng thông thái
Hoạt động 1.1:Khởi động
Hoạt động 1. 2: Tìm hiểu về ảnh hưởng của tiếp thị quảng cáo.
Hoạt động 1.3: Thực hành kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp trước những ảnh hưởng của tiếp thị quảng cáo.

25 phút
25 phút
40 phút

Âm thanh
Câu hỏi tình huống
Giấy bút

Hoạt động 1.4: Rèn kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp trước những tác động của tiếp thị quảng cáo

90 phút
Giấy,bút
Tuần 3/ 4 tiết
Hoạt động 2: Rèn kĩ năng lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với lứa tuổi
2. Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về ý tưởng kinh doanh

90 phút
Các kỹ năng thuyết phục
Hoạt động 2.2 Thực hành lập kế hoạch kinh doanh
90 phút
Giấy, bút
Tuần 4/ 3 tiết
Hoạt động 3 : Rèn luyện sự tự chủ
Hoạt động 3.1: Khởi động

45 phút
Phiếu chia sẻ
Hoạt động 3.2: Tìm hiểu biểu hiện của sự tự chủ

90 phút
...làm khi người thân bị một, đau mỏi xương khớp... hay khi bị sốt, đau đầu, đau bụng, đau người hoặc bị thương ở chân... 
- GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung ý kiến, nếu có.
- GV cùng HS phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm và chốt lại:
Việc nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm.
Việc không nên làm khi chăm sóc người thân bị mệt, ốm
Cho người thân uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cho uống nước chanh lúc đói
- Lựa chọn cách chăm sóc người thân phù hợp.

Làm theo mọi yêu cầu của người thân lúc mệt, dù điều đó có thể gây ra những hậu quả khó lường
Cân nhắc, lựa chọn để đáp ứng nhu cầu phù hợp với tình trạng bối cảnh cụ thể
Tùy tiện chăm sóc người thân theo ý chủ quan, cho người thân nón thuốc tùy tiện.
Cách chăm sóc người thân phải phù hợp với từng loại bệnh. Nếu không biết cách chăm sóc dùng cần hỏi người có kinh nghiệm, 
Áp dụng một cách chăm sóc chung cho tất cả các biểu hiện mệt, ốm.

Thường xuyên theo dõi diễn biến sức khỏe. của người thân, thông báo cho những người thân khác hoặc bác sĩ để đưa đi bệnh nên nếu cần thiết
Lơ là dõi theo diễn biến vức khoẻ của người thân khi bị mệt, ốm.

Chăm sóc người thân khi bị sốt..
Chăm sóc người thân khi bị sốt...
Chăm sóc người thân khi bị đau bụng .
Chăm sóc người thân khi bị đau bụng 
Chăm sóc người thân khi bị đau đầu...
Chăm sóc người thân khi bị đau đầu...
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu kế hoạch lao động tại gia đình (khoảng 40 phút)
a. Mục tiêu: HS chia sẻ được những công việc lao động đã làm tại gia đình để góp phần tăng thu nhập (nếu có) và cách xây dựng kế hoạch lao động tại gia đình.
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS chia sẻ (theo nhóm, chung cả lớp) về những nội dung sau:
+ Em đã tham gia thực hiện những hoạt động lao động nhỏ tại gia đình? Trong số đó, hoạt động nào em thực hiện thường xuyên
+ Em đã chủ động sắp xếp hoạt động lao động tại gia đình như thế nào để thực hiện tố các thiệm vụ học tập?
+ Em có kế hoạch cụ thể về lao động tại gia đình không? Nếu có, kế hoạch lao động tại gia đình của em đã được xây dựng như thế nào?
- HS trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. 
- GV đưa ra nhận xét về hoạt động lao động tại gia đình của Hồ và lưu ý. Để chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập và trách nhiệm lao động giúp gia đình cần có kế hoạch cụ thể. 
5. Hoạt động 5: Tìm hiểu về sự lắng nghe tích cực ý kiến của người thân trong gia đình (khoảng 25 phút)
a. Mục tiêu
Nhận biết và chia sẻ được những biểu hiện của sự lắng nghe tích cực các thành viên trong gia đình. 
b. Tổ chức thực hiện
- GV tổ chức cho HS nghiên cứu trường hợp trong SGK và thảo luận đề.
+ Nhận xét về thái độ và cách tiếp nhận ý kiến của bạn Hiếu.
+ Đưa ra cách thể hiện sự lắng nghe tích cực trong tình huống này.
+ Chỉ ra ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực ý kiến của các thành viên trong gia đình.
- GV gợi ý HS dựa vào những yêu cầu thể hiện lắng nghe tích cực đã được đề cập đến trong buổi toạ đàm "Lắng nghe tích cực để thấu hiểu" để đưa ra ý kiến và yêu cầu HS đưa ra những ý kiến không trùng lặp.
- Sau khi HS nêu hết các ý kiến GV chốt lại:
+ Thái độ của Hiếu thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe sự góp ý, khuyên bảo của bố mẹ.
+ Trong tình huống này để thể hiện sự lắng nghe tích cực thì phải dùng xem tin, tập trung nghe bố mẹ nói để hiểu cảm xúc và tôn trọng cũng như mong muốn của bỏ mẹ; cho bố mẹ nói xong một trình bày suy nghĩ ý kiến của mình; không nên cái lại bỏ mẹ mà phải đặt mình vào vị trí của bố mẹ để thấu hiểu nỗi lòng của họ.
+ Chúng ta cần phải biết lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và sự chia sẻ từ người thân trong gia đình vì họ luôn muốn những điều tốt nhất cho chúng ta, tránh việc làm cho những người thân yêu bị tổn thương khi họ có những góp ý với mong muốn tốt hơn cho chúng ta. Mặt khác, những người thân trong gia đình cũng cần chia sẻ, đồng cảm ý thức hiểu nhau. 
- GV khuyến khích HS chia sẻ thêm những tình huống đã quan sát được trong thực tế thể hiện việc ai đó biết lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và sự chia sẻ từ các thành viên trong gia đình họ.
- GV tổ chức cho HS thảo luận, xác định các yêu cầu về lắng nghe tích cực
- GV gợi ý HS dựa vào kết quả nghiên cứu tình huống ở Hoạt động 5 và các ý kiến chia sẻ trong lớp để xác định các yêu cầu về lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và sự chia sẻ từ các thành viên trong gia đình.
- GV tổng hợp các ý kiến và kết luận: 
+ Cách lắng nghe tích cực ý kiến của người thân trong gia đình: Dừng những việc đang làm để tập trung nghe người thân nói, chia sẻ; Dõi theo cảm xúc của người nói. Đặt mình vào vị trí người thân để thấu hiểu; Nghe với thiện chí và suy nghĩ tích cực là người thân luôn muốn tốt cho mình và họ cần được chia sẻ, cảm thông; Chỗ nào chưa hiểu đúng cần hỏi lại cho rõ, tránh hiểu lầm; Sau khi nghe người thân nói hết hãy chia sr suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách chân thành và thiện chí. Nếu có gì còn khúc mắc như thật lòng giải bày.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TIẾP NỐI (Sau

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hdtn_hn_7_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_vo_th.docx
  • docxChủ đề 1. Em với nhà trường.docx
  • docxChủ đề 2. Khám phá bản thân.docx
  • docxChủ đề 3. Trách nhiệm với bản thân.docx
  • docxChủ đề 4. Rèn luyện bản thân.docx
  • docxChủ đề 5. Em với gia đình.docx
  • docxChủ đề 6. Em với cộng đồng.docx
  • docxChủ đề 7. Em với thiên nhiên và môi trường.docx
  • docxChủ đề 8. Tìm hiểu các nghề ở địa phương.docx
  • docxChủ đề 9. Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề.docx