Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương Lớp 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

I. MỤC TÊU:

1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài, giúp học sinh

- Nêu được những nét nổi bậc về chính tri, kinh tế, xã hội và vǎn hoá của Quảng Nam từ đẩu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.

- Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế ki XX.

- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đā đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê huơng.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Học sinh lập kế hoạch và sưu tầm tài liệu liên quan tới Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.

- Hợp tác và giao tiếp: Phối hợp giữa các bạn tronghoạt động trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về lịch sử hình thành vùng đất Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.

b) Năng lực đặc thù

- Tìmhiểu lịch sử:

+ Nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu khái quát về sự hình thành và phát triển tỉnh Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.

+ Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Lập được niên biểu hệ thống hóa tiến trình lịch sử của Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: tự hào dân tộcvà biết ơn đối với các bậc cha ông và người dân ở Quảng Namđã ra sức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

- Chăm chỉ: tích cực sưu tầm tài liệuhọc tập.

- Nhân ái: biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, các di tích lịch sử tại địa phương.

- Trách nhiệm: có tình cảm và hành động thiết thực xây dựng quê hương Quảng Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Máy tính, tranh ảnh,

- Phiếu học tập.

- Một số hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.

2. Đối với học sinh

- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.

- Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.

docx 63 trang Cô Giang 13/11/2024 480
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương Lớp 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương Lớp 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương Lớp 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung
Ngày soạn: 27/11/2023
Ngày dạy: 29/11/2023
TÊN BÀI DẠY:
 Chủ đề 1: QUẢNG NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XX
Môn học: GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG; lớp: 8
Thời gian thực hiện: (5 tiết; Từ tiết 1 đến tiết 5)
I. MỤC TÊU: 
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài, giúp học sinh
- Nêu được những nét nổi bậc về chính tri, kinh tế, xã hội và vǎn hoá của Quảng Nam từ đẩu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
- Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế ki XX.
- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đā đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê huơng.
2. Về năng lực
 a) Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Học sinh lập kế hoạch và sưu tầm tài liệu liên quan tới Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
- Hợp tác và giao tiếp: Phối hợp giữa các bạn trong hoạt động trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về lịch sử hình thành vùng đất Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
b) Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử:
+ Nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu khái quát về sự hình thành và phát triển tỉnh Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
+ Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và những thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Lập được niên biểu hệ thống hóa tiến trình lịch sử của Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
 3. Phẩm chất
- Yêu nước: tự hào dân tộc và biết ơn đối với các bậc cha ông và người dân ở Quảng Nam đã ra sức xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
- Chăm chỉ: tích cực sưu tầm tài liệu học tập.
- Nhân ái: biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, các di tích lịch sử tại địa phương.
- Trách nhiệm: có tình cảm và hành động thiết thực xây dựng quê hương Quảng Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, tranh ảnh, 
- Phiếu học tập.
- Một số hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
- Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Trước khi vào nội dung bài học, GV giới thiệu sơ lược nội dung chính của chương trình giáo dục địa phương 8.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ):
GV Cho Hs xem hình ảnh và trả lời câu hỏi
Bước 2(thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): HS trả lời.
Bước 4 (đánh giá): Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xác nhận những kiến thức đúng mà các em đã có, từ đó giáo viên kết nối một số điều học sinh đã biết về phần mở đầu trong sách với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: 1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và vǎn hoá QN từ đầu TK XVI đến cuối TK XVIII
- Mục tiêu: Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và vǎn hoá QN từ đầu TK XVI đến cuối TK XVIII.
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận nhóm 
+ Nhóm 1.: Em biết gì về Tình hình chính trị QN từ đầu TK XVI đến cuối TK XVIII 
?
+ Nhóm 2: Em biết gì về Tình hình kinh tế QN từ đầu TK XVI đến cuối TK XVIII 
+ Nhóm 3: Em biết gì về Tình hình xã hội QN từ đầu TK XVI đến cuối TK XVIII 
+ Nhóm 4: Em biết gì về Tình hình vǎn hoá QN từ đầu TK XVI đến cuối TK XVIII.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm/ nội dung để trình bày kết hợp các nhóm khác phản biện.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và vǎn hoá QN từ đầu TK XVI đến cuối TK XVIII.
a) Chính trị
Vùng đất trải qua nhiều triều đại phong kiến nhà Lê, Trịnh - Nguyễn phân tranh, thời Tây Sơn Nguyễn Huệ..
Vùng đất có nhiều biến động lịch sử, là địa bàn trọng yếu có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc.
b) Kinh tế:
QN là nơi thử nghiệm thành công về chính sách kinh tế từ thời Lê Sơ, đến thời Nhà Nguyễn được khai hoang, nghề nông, nghề thủ công phát triển, có nhiều lâm sản quí. Buôn bán phát triển đặc biệt ...yêu cầu học sinh thực hiện bài tập sau: (các nhóm thảo luận bài tập 2)
	Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm.
 Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b) Tổ chức thực hiện
	Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu học sinh về nhà thực hiện bài tập 1,2 phần vận dụng trang 12 theo nhóm.
	HS vận dụng kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nội dung theo yêu cầu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm.
 Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
 TƯ LIỆU CUNG CẤP THÊM CHO HS
Về tiểu sử các nhà chí sĩ yêu nước thời chống thực dân Pháp 
ở huyện Tiên Phước.
2. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trên quê hương Tiên Phước có những chí sĩ, danh nhân yêu nước tiêu biểu nào ? 
2.1 - Nguyễn Đình Tựu: tên tự là Doãn Ngũ, người huyện Hà Đông (làng Hội An nay thuộc thôn 2, xã Tiên Châu) niên hiệu Tự Đức 21 (1868) thi hội đỗ Phó bảng, bổ nhiệm chức Tu soạn, lãnh chủ sự bộ Hộ. Năm thứ 22 (1869) bắt đầu đặt Dục Đức đường, bộ Thần tiến cử ông là người có học hành xin cho sung vào. Sau ông lấy cớ cha mẹ già, lãnh chức đốc học Quảng Nam để tiện sự phụng dưỡng, rồi chuyển sang Chính Mông đường Tán Thiện, chưa được bao lâu lại lãnh Quốc tử tế tửu. Niên hiệu Hàm Nghi nguyên niên (1885) đặc cách thăng chức Thị giảng học sĩ, niên hiệu Đồng Khánh thứ ba (1888) thăng Hồng lô tự khanh, trở lại lãnh chức đốc học Quảng Nam. Kế đó bị bệnh mất. Ông Tựu văn học bác nhã, hạnh kiểm thuần phát, thủy chung ở giáo chức, mọi người đều tôn xưng là bậc mô phạm.
2.2 - Lê Vĩnh Khanh (1819- 1884), quê làng Thạnh Bình (nay là thôn 1, Tiên Cảnh). Ông đậu giải nguyên khoa Quý Mão 1843, đậu phó bảng khoa Giáp Thìn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 4 (1884) lúc 25 tuổi, được sung hàn lâm viện kiểm thảo, bổ thọ tri phủ phủ Tuy Hòa. Lê Vĩnh Khanh làm quan thanh liêm, có lòng thương dân.
2.3 Lê Vĩnh Huy (1858-1916) là con ruột của Lê Vĩnh Khanh. Năm 1886, ông tham gia khởi nghĩa Cần Vương do Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Tại cao điểm bàu ông Trấn (nay thuộc Tiên Lộc) có đồn lũy do 150 nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của Tán lý Lê Vĩnh Huy trấn giữ. Khi phong trào Duy tân bùng lên, ông cùng với cụ Huỳnh Thúc Kháng thành lập thương học công ty tại làng Thạnh Bình, đồng thời tích cực tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện cuộc cải cách Duy tân.
2.4 - Phan Châu Trinh (1872 – 1926), quê ở làng Tây Lộc (nay là Tam Lộc, Phú Ninh), trong một gia đình quan lại nhỏ. Lúc nhỏ ông theo cha học chữ và học võ. Năm Tân Sửu (1901) ông thi đỗ Phó bảng, năm 1903 ra làm quan Thừa biện ở bộ Lễ.
Tháng 12 năm 1904, tại nhà Huỳnh Thúc Kháng ở làng Thạnh Bình, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đã tiếp Phan Bội Châu để bàn việc nước. 
Năm 1905, Phan Châu Trinh từ quan cùng hai bạn tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp và Nam du để tìm hiểu dân tình sĩ khí, kết bạn đồng tâm. 
Sau khi “đại náo” trường thi Bình Định, các ông lánh vào Cam Ranh, đến Bình Thuận.0 Sau đó, Phan Châu Trinh ra các tỉnh phía Bắc để gặp gỡ các nhân sĩ ngoài đó (trong đợt này ông đã lên Yên Thế để gặp Hoàng Hoa Thám). Sau đó, ông lại bí mật sang Nhật gặp Phan Bội Châu trao đổi ý kiến và xem xét công việc duy tân của người Nhật. Ở Nhật được vài tháng ông trở về nước công khai chính kiến của mình là: Đừng trông cậy người ngoài, trông cậy người ngoài là ngu ! Chớ bạo động, bạo động ắc chết ! Ai là kẻ đồng tâm, đồng bào ta ? ai là kẻ thật yêu tự do ? Tôi chỉ có một vật rất quý tặng cho đồng bào: chi bằng học !
Ông đề ra chủ thuyết tam dân “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, bài xích lối học cổ hủ, những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan thay vào lối học mới để nâng cao dân trí, mở mang nông, công, thương nghiệp bằng cách hợp cổ, cho người học những nghề thiết thực và du học để tiến lên làm cho dân giàu nước mạnh. Phương pháp thực hiện là mượn tay người Pháp để giải tán chính quyền phong kiến lạc hậu, tạo điều kiện để triển khai thuyết tam dân. 
2.5 - Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947), quê ở làng Thạnh Bình (nay là thôn 1 Tiên Cảnh). Ông xuất thân trong một gia đình làm ruộng, nhưng nổi tiếng thông minh, học giỏi, nhớ lâu. Nhờ vậy nên đọc sách nào ông đều nhớ y sách đó. Năm lên 8 bắt đầu đi học, 13 tuổi đã biết làm văn trường ốc, 16 tuổi đi thi hương vào trường ba...
 	- Video, một số hình ảnh về tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
 	2. Học sinh 
 	 - Tài liệu Giáo dục địa phương Quảng Nam; 
 	 - Tìm hiểu về đặc điểm tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam (theo hướng dẫn của GV)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Hoạt động Khởi động 
 	a) Mục tiêu:
 	- Tạo hứng thú cho học sinh vào bài học mới với nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
 	 - Kết nối một số điều học sinh đã biết về đặc điểm tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề.
 	 b) Nội dung:
 	HS tham gia trò chơi: “Nhà thông thái” sau khi xem đoạn clip, HS trả lời nhanh về những tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam. 
 c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS kể tên một số tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam sau khi xem xong video.
 d) Tổ chức thực hiện:
 - Hình thức tổ chức dạy học: Theo nhóm (mỗi nhóm lên tiếp sức ghi tên tài nguyên...lên bảng, đội nào ghi đúng nhiều tài nguyên nhất là thắng) 
 - Bước 1: Giáo viên tổ chức trò chơi “Em hãy kể tên một số tài nguyên rừng/biển ở tỉnh Quảng Nam trong clip” theo tổ: HS ngồi theo tổ lần lược lên bảng điền tên,. Mỗi thành viên trong tổ ghi tên tài nguyên của Quảng Nam mà mình biết rồi lần lượt chuyền cho đến người tiếp theo ngồi bên cạnh hoặc phía sau (hoặc nếu không biết thì chuyển cho bạn tiếp theo). Đúng 1 tên tài nguyên: 10 điểm và công bố kết quả. 
 - Bước 2: HS trả lời. Các HS khác nhận xét.
 - Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xác nhận những kiến thức đúng mà các em đã có, từ đó giáo viên kết nối một số điều học sinh đã biết về tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề để đi vào bài mới.
 	2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động củathầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: 1. Tài nguyên rừng
 a) Mục tiêu:
 - Nêu được đặc điểm chính về tài nguyên rừng, hiện trạng khai thác tài nguyên rừng do tác động của con người lên diện tích và tài nguyên rừng tỉnh Quảng Nam. Cần phải làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực này.
 b) Nội dung: 
 HS xem video, tài liệu
 c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm chính về tài nguyên rừng hiện trạng khai thác tài nguyên rừng tác động của con người lên diện tích và tài nguyên rừng.
 d) Tổ chức thực hiện:
 - Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân hoặc cả lớp. 
 - Bước 1 và bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh: 
 + Đặc điểm chính về tài nguyên rừng, hiện trạng khai thác tài nguyên rừng, gỗ nguyên liệu rừng trồng, cây dược liệu mà em đã được biết qua chương trình Giáo dục địa phương 8. 
 - Dựa vào thông tin mục 1, kết hợp với hiểu biết thực tế về hiện trạng khai thác tài nguyên rừng tác động của con người lên diện tích và tài nguyên rừng, trách nhiệm của chúng ta để bảo vệ tài nguyên rừng hiện nay?
 - Bước 3: HS nhận xét, đánh giá. 
 - Bước 4: GV đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, chuẩn xác kiến thức.

1. Tài nguyên rừng
a) Đặc điểm:
So với các tỉnh trong cả nước, Quảng Nam có diện tích rừng khá lớn, tâp trung ở vùng núi, trung du và ở Cù Lao Chàm. Tổng diện tích rừng năm 2021 là 680,2 nghìn ha (trong dó rừng tự nhiên 463,4 nghìn ha, rừng trồng 216,8 nghìn ha). Tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh 58,6%, cao hơn mức trung bình của cả nước (42,0%).
 Rừng Quảng Nam thuộc loại rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh, rất phong phú, đa dạng về cấu trúc, thành phần loài với nhiều loài thực vật quý hiếm; nhiều loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao như chò, gõ, huỷnh, dỗi, lim,... Ngoài gỗ, các loai lâm sản khác cũng khá phong phú, đa dạng về thành phần loài, công dụng sử dụng; nhất là các loại dược liệu quý như sâm, quế, nấm lim xanh,...
b) Hiện trạng khai thác sử dụng:
- Giá trị sản xuất lâm nghiêp đã tǎng từ 525 tỉ đồng năm 2011 lên 1.551 tỉ đồng năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 12,2%/năm. Nghề trồng rừng là một trong những nguồn sống, nguồn thu nhâp chính của người dân miền núi.
- Trong những năm qua, ở Quảng Nam diện tích rừng tự nhiên có giảm do sạt lở trong mùa mưa lũ, do cháy rừng và do tác động của con ngưòi; diện tích rừng trồng tǎng nhỏ, việc đẩy mạnh trồng rừng và thực hiên chính sách giao đất, giao rừng đến từng hộ nông dân đã thực hiện có hiệu quả.
- Các sản phẩm chủ lực của ngành lâm nghiệp:
+ Gỗ nguyên liệu từ rừng trồng tǎng nhanh (hiện khoảng 1,5 triệu m3/năm), năng suất và chất lượng rừng từng bước được nâng cao, sản phẩm gỗ qua chế biến tăng.
+ Cây dược liệu như Sâm Ngọc Linh: một loại cây dược liệu đặc biệt quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. + Cây quế, Dó bầu, cao su, chè, Hồ tiêu, lòn bon... đem lại nguồn lợi kinh tế cao thông qua xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
 Quảng Nam đang tập trung phát triển lâm nghiệp đa chức năng với các mô hình nông lâm kết hợp, trồng rừng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng,... Các mô hình này không chỉ đem lại việc làm, tạo sinh kế ổn định cho
người dân mà còn góp phần bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, tỉnh cũng thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh t...rừng quê hương phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của địa phương từ đó chia nhóm lập kế hoạch thực hiện.
Trong kế hoạch lưu ý cần nêu: Mục đích, yêu cầu của các hoạt động; nội dung, biện pháp và thời gian thực hiện.
 - GV tổ chức cho các nhóm thảo luận, xây dựng kế hoạch ở lớp trong tiết học trước và tiếp tục nhiệm vụ hoàn chỉnh ở nhà.
 - GV tổ chức cho các nhóm trình bày kế hoạch, hướng dẫn trao đổi thảo luận để thống nhất kế hoạch của nhóm, của lớp.
 - Giáo viên tích hợp tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên rừng và biển có sự phối hợp với nhà trường và địa phương.
	Dặn dò HS:
Ôn chủ đề 1,2 để làm bài kiểm tra giữa kì I.
Tìm hiểu chủ đề 3: DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở TỈNH QUẢNG NAM
	 Ngày soạn: 16/12/2023
 Ngày dạy: 22/12/2023
TÊN BÀI DẠY:
Chủ đề 3. DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở TỈNH QUẢNG NAM
 Thời gian thực hiện: 5 tiết ( Tiết 12 đến tiết16)
 I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm di sản văn hoá vật thể; kể tên 1 số Di sản văn hoá và nhận biết được các loại hình Di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam.
- Trình bày được những cơ bản của Di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở tỉnh Quảng Nam: Nghệ thuật bòi chòi, múa Tân’tung Da’dá.
- Nhận biết được những biện pháp mà tỉnh Quảng Nam đã thực hiện để bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.
- Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương.	
2. Về phẩm chất
- Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm;
- Hình thành ý thức bảo tồn và cách ứng xử phù hợp với di sản văn hóa vật thể.
3. Về năng lực
- Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình; trình bày, phản biện, tranh luận về một
vấn đề đặt ra trong học tập;
- Có năng lực quan sát, ghi nhận và xử lý thông tin; kỹ năng kể hoặc giới thiệu về
một trải nghiệm của bản thân; luyện kỹ năng truyền thông.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, tranh ảnh. Video về Nghệ thuật bòi chòi 
https://youtube.com/watch?v=KRI8p7ut8zM&feature=shares
Video về múa Tân’tung Da’dá. 
https://youtube.com/watch?v=HT0BzYhamsQ&feature=shares
- Một số tư liệu có liên quan về Nghệ thuật bòi chòi , múa Tân’tung Da’dá.
- Phiếu học tập. 
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
- Sưu tầm tư liệu về Nghệ thuật bài chòi, múa Tân’tung Da’dá.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được về Di sản văn hóa vật thể tỉnh Quảng Nam qua xem video, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV qua xem video để trả lời các câu hỏi.
https://youtube.com/watch?v=KRI8p7ut8zM&feature=shares
c. Sản phẩm học tập: HS hoạt động, tiếp thu kiến thức và trả lời.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): GV chiếu video về Nghệ thuật bòi chòi và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em biết cảm nhận được gì khi xem video trên?
Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): 
Bước 4 (đánh giá): Giáo viên nhận xét và dùng phần trả lời của học sinh để dẫn dắt vào bài mới: Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Trong đó, Quảng Nam có hai di sản nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn. Với môi trường sinh thái đa dạng cùng bề dày lịch sử, văn hoá, Quảng Nam không chỉ sở hữu nhiều Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà còn là vùng đất lưu giữ những Di sản văn hoá phi vât thể tượng trưng cho bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân tộc cùng địa bàn cư trú. Trong đó nhiều Di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận là Di sản cấp quốc gia, và Nghệ thuật bòi chòi, múa Tân’tung Da’dá là một trong những số đó. Em đã có được những thông tin gì về hai di sản này? Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của những di sản đó? Chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. 
1. Di sản văn hóa phi vật thể, vài nét khái quát về di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm di sản văn hoá vật thể; kể tên 1 số Di sản văn hoá và nhận biết được các loại hình Di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam.
- Nội dung: HS khai thác hình ảnh và hợp tác để rút ra kiến thức về khái niệm Di sản văn hóa vật thể.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được những nội dung về Di sản văn hóa vật thể. 
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động thầy và trò
Sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Yêu cầu đọc SGK, khai thác kênh hình 3.1 đến 3.6 trang 25,26.
- Trả lời câu hỏi: 
1. Em hãy cho biết di sản văn hóa phi vật thể là gì? Kể thêm một số di sản văn
hóa phi vật thể khác ở Quảng Nam mà em biết.
2. Di sản văn hóa phi vật thể ở Quảng Nam tồn tại ở những loại hình nào?
3....ình ảnh du lịch Quảng Nam đến du khách.
- "Tân’tung" là điệu múa của đàn ông, con trai, còn "Da ’dá" là điệu múa của đàn
bà, con gái. 
- Năm 2014, Múa Tân’tung Da ’dá được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
Hoạt động 3. 
3. Giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam
	- Mục tiêu
	+ Nhận biết được những biện pháp mà tỉnh Quảng Nam đã thực hiện để bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.
	+ Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của Di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương.	
	- Nội dung: HS khai thác hình ảnh và hợp tác để rút ra kiến thức về giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể ở Quảng Nam.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được những nội dung về giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể ở Quảng Nam.
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động thầy và trò
Sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm 
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình SGK trả lời câu hỏi, ghi vào giấy khổ to (khăn trải bàn): 
+ Nhóm lẻ: Những biện pháp nào đã được thực hiện để giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam? 
+ Nhóm chẵn: Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy cho biết học sinh có thể làm gì để tham gia vào việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc thông qua 1 số câu hỏi gợi mở.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. 
- GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
* GV cung cấp thêm: 
- Di sản văn hoá là kết tinh trí tuệ, tình cảm, truyền thống của ông cha ta. 
- Đó là tài sản vô giá, không thể thay thế được. Di sản văn hoá đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi người.
- Chúng ta cần nhận thức đầy đủ giá trị và vai trò của những di sản văn hoá; tổ chức tham quan, tìm hiểu các di sản văn hoá; trân trọng vẻ đẹp và giá trị của các di sản; tuyên truyền nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản; có cách ứng xử phù hợp với di sản; biết cách truyền thông những giá trị của di sản văn hoá phi vật thể đến với cộng đồng.
3. Giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam
- Để giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể ở Quảng Nam nói chung, các di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở địa phương nói riêng, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều biện pháp thu hút, huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể. 
- Các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nhân dân; tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương như: giới thiệu quảng bá và đưa vào giảng dạy trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng, tổ chức truyền dạy, đào tạo cho thế hệ trẻ về kỹ năng thực hành di sản; duy trì và phát triển hoạt động của các câu lạc bộ, các hội thi, liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian,
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Di sản văn hóa phi vật thể.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS, hoàn thành bài tập. 
c. Sản phẩm: hoàn thành bài tập 
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên tổ chức lớp học theo nhóm (5 nhóm), giao nhiệm vụ học tập, định lượng thời gian cho mỗi yêu cầu để các nhóm thực hiện bài tập 1, 2, 3, 4, 5; theo dõi và hỗ trợ (khi nhóm có yêu cầu); hướng dẫn trình bày và đánh giá kết quả.
- Phát phiếu học tập để học sinh thực hiện bài tập; tổ chức cho học sinh đánh giá
kết quả.
Nhóm 1. Trong các hình ảnh trang 30, 31, hình ảnh nào là di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam?
Nhóm 2. Em ấn tượng với đặc điểm nào của Nghệ thuật bài chòi? Vì sao?
Nhóm 3. Có ý kiến cho rằng: hiện nay Nghệ thuật bài chòi không chỉ có giá trị về mặt tinh thần mà còn có giá trị về đời sống vật chất của người dân Quảng Nam. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Nhóm 4. Theo em vì sao điệu múa Tân’tung Da ’dá của người Cơ Tu lại có sức thu hút đối với khách du lịch?
Nhóm 5. Chia sẻ một việc làm của em góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của di sản phi vật thể của địa phươn...ển ra sao? Sự phát triển của các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em sau này không? 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Định hướng của tỉnh Quảng Nam trong phát triển công nghiệp theo ngành
a. Mục tiêu: Trình bày được những xu hướng chính trong phát triển công nghiệp theo ngành của tỉnh Quảng Nam. 
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu những xu hướng chính trong phát triển công nghiệp theo ngành của tỉnh Quảng Nam.
c. Sản phẩm học tập: những xu hướng chính trong phát triển công nghiệp theo ngành của tỉnh Quảng Nam. 
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật “chia sẻ nhóm đôi”yêu cầu HS: Đọc thông tin mục 1, hãy trình bày định hướng trong phát triển công nghiệp theo từng nhóm ngành của tỉnh Quảng Nam. 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sẽ suy nghĩ độc lập và ghi ra giấy nội dung đã tìm hiểu được (Think)
- HS làm việc theo nhóm đôi, trao đổi và thống nhất nội dung (Pair).
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp nội dung đã tìm hiểu (Share).
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1: Định hướng của tỉnh Quảng Nam trong phát triển công nghiệp theo ngành
a) Nhóm ngành ưu tiên phát triển 
- Dự kiến các nhóm ngành ưu tiên phát triển là: Công nghiệp cơ khí phục vụ cho sản xuất, lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo, lắp ráp xe máy phục vụ cho sản xuất; điện tử, cơ khí – điện và sản phẩm hóa dầu; điện – khí và các sản phẩm công nghiệp sử dụng năng lượng, sản phẩm sau khí.. 
b) Nhóm ngành cần duy trì phát triển và mở rộng hợp lý 
- Dự kiến trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nhóm ngành công nghiệp này gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; năng lượng mới và năng lượng tái tạo; dệt may – da giày; sản xuất vật liệu xây dựng; tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm nông thôn. 
c) Nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ 
- Đây là những ngành phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ đạo có mặt trên địa bàn của tỉnh. Dự kiến gồm: công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, điện tử và công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày. 
Hoạt động 2: Các ngành công nghiệp tiêu biểu
a. Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển một số ngành công nghiệp tiêu biểu trong nhóm ngành công nghiệp định hướng của tỉnh.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu tình hình phát triển một số ngành công nghiệp tiêu biểu trong nhóm ngành công nghiệp định hướng của tỉnh.
c. Sản phẩm học tập: tình hình phát triển một số ngành công nghiệp tiêu biểu trong nhóm ngành công nghiệp định hướng của tỉnh.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận kết hợp kĩ thuật mảnh ghép:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
+ Nhóm 1: Đọc thông tin mục 2.a. hãy cho biết: 
Công nghiệp cơ khí ở tỉnh Quảng Nam gồm những nhóm ngành chủ yếu nào? 
Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp cơ khí của tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây. 
Tại sao ngành công nghiệp cơ khí hiện nay được ưu tiên đẩy mạnh phát triển ở tỉnh Quảng Nam? 
+ Nhóm 2: Đọc thông tin mục 2.b. hãy trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh Quảng Nam. Tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được Quảng Nam chủ trương mở rộng phát triển? 
+ Nhóm 3: Đọc thông tin mục 2.c. hãy: 
Nêu các nhóm sản phẩm chính của ngành công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Quảng Nam. 
Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam. 
Tại sao hiện nay Quảng Nam lại chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ? 
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép: Từ các nhóm chuyên gia, GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành 3 nhóm mới là nhóm mảnh ghép, bằng cách: trong nhóm chuyên gia, các thành viên tự đếm số thứ tự, những HS có cùng số thứ tự sẽ về chung một nhóm mới.
Lần lượt các thành viên trong nhóm mới chia sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong nhóm. Các thành viên trong nhóm mới thảo luận, phản biện và giải quyết nhiệm vụ mới và thống nhất sản phẩm cuối cùng:
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm trong 8 phú... cho biết các ngành đó thuộc nhóm ngành nào trong định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Nam? 
2. Theo em, công nghiệp Quảng Nam phát triển ngày càng mạnh đã tác động như thế nào đến người lao động. Sự phát triển đó có ảnh hưởng đến việc chọn ngành và nghề của em sau này không? 
3. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những yêu cầu ngày càng cao trong công việc, nhất là những ngành công nghiệp công nghệ cao, vậy để dễ dàng xin được việc làm, theo em người lao động hiện nay cần trang bị cho mình những gì? 
- GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu để thực hiện hoạt động ở nhà: 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả vào tiết học sau
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
* Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập được giao.
Ngày soạn: 24/02/2024
Ngày dạy: 27/02&5/3/2024
CHỦ ĐỀ 5: NẾP SỐNG VĂN HOÁ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI Ở TỈNH QUẢNG NAM
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hiểu được nội dung nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam 
–  Nêu được một số đặc trưng về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 
–  Xác định trách nhiệm bản thân về giữ gìn, phát huy giá trị nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh Quảng Nam. 
2. Năng lực
* Năng lực chung:  
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ nhằm hoàn thành nội dung bài học.
-  Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hợp tác với bạn trong nhóm hoàn thành nội dung bài học. 
* Năng lực chuyên biệt:
-  Phát triển năng lực tìm hiểu: Hiểu được nội dung nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy: Nêu được một số đặc trưng về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: trách nhiệm bản thân về giữ gìn, phát huy giá trị nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh Quảng Nam.
3. Phẩm chất
Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm. 
Có ý thức trách nhiệm bản thân về giữ gìn, phát huy giá trị nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh Quảng Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu GDĐP tỉnh Quảng Nam 8
Máy tính, máy chiếu. 
Tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học
Giấy A0
Phiếu học tập (nếu có)
2. Đối với học sinh
Tài liệu GDĐP tỉnh Quảng Nam 8
Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam
b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK. 
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi "AI NHANH HƠN HỌC SINH LỚP 8". Trong vòng 60 giây em hãy kể tên các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam mà em biết
     +  Kể tên liên tiếp theo vòng tròn.
     + Người sau không được trùng người trước, nếu trùng loại trực tiếp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các đội tham gia trò chơi
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, công bố kết quả trò chơi.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về nếp sống văn hoá
a. Mục tiêu: Hiểu được nội dung nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam 
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu nội dung nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam
c. Sản phẩm học tập: nội dung nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời: Nếp sống văn hóa là gì ? Nêu những biểu hiện cơ bản của nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và t...g tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận.
2: Đặc trưng tiêu biểu của nếp sống văn hoá của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
a) Tập quán định cư, canh tác 
- Quảng Nam có tập quán định cư tập trung theo Làng – Bản 
- Mỗi làng có ranh giới được phân định bằng con suối, cánh rừng, tảng đá, đỉnh núi ... Làng có một nguồn nước chung, khu rừng nghĩa địa, vùng núi săn bắn, những vùng đất canh tác chung cho các thành viên trong làng 
- Không gian chung tiêu biểu nhất của mỗi làng là nhà làng. Nhà làng là biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng, nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt, lễ hội chung của làng; nơi lưu giữ những hiện vật thiêng và quý của cộng đồng. 
- Trong các làng truyền thống, già làng có vai trò vô cùng quan trọng, là người am hiểu và có khả năng vận dụng phong tục, tập quán để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống cộng đồng các tộc người 
- Phương thức canh tác chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là làm nương rẫy. 
b) Trang phục, trang sức 
- Trang phục của mỗi dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam có sự khác nhau về hoa văn, màu sắc, cách thức trang trí, là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. 
- Đi cùng với trang phục truyền thống còn có trang sức với nhiều chủng loại, màu sắc, phổ biến là vòng cổ, vòng tay, vòng chân, vòng tai, chuỗi hạt ... 
- Trang phục truyền thống của đàn ông khá đơn giản là đóng khố, ở trần; ở phụ nữ hoàn chỉnh hơn, gồm váy, áo được dệt khá tỉ mỉ, trang trí nhiều màu sắc. 
c) Lễ hội truyền thống 
- Mỗi dân tộc có nhiều lễ hội, nhiều tên gọi khác nhau, song ý nghĩa chung là tạ ơn trời đất và các thần linh đã giúp đỡ dân làng được mùa, bình yên; cầu mong những điều tốt đẹp cho cộng đồng; gắn kết giữa con người với thiên nhiên. 
- Lễ hội thường được tổ chức khi kết thúc mùa rẫy, sau khi thu hoạch xong.... 
- Ẩm thực và âm nhạc là nét đặc sắc của lễ hội. Những món ăn truyền thống của đồng bào thường xuất hiện trong lễ hội như: xôi, cơm lam, thịt nướng, rượu cần... 
d) Giao tiếp, ứng xử 
- Quảng Nam đều có “Mùa kể chuyện” khi mùa suốt (gặt) lúa đã xong, lúa đã về kho. 
- các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam đều có ngôn ngữ riêng 
- Trong ứng xử hằng ngày, đồng bào dân tộc thiểu số rất chân thực, tôn trọng luật tục, kính trọng người lớn tuổi, nhất là già làng. Đồng bào từng bước tiếp thu đời sống văn hóa mới, có ý thức giữ gìn truyền thống, đồng thời tiếp thu vận dụng khoa học kỹ thuật, tiến bộ xã hội vào trong cuộc sống. 

Hoạt động 3: Giữ gìn và phát huy nếp sống văn hoá của các dân tộc thiểu số miền núi ở tỉnh Quảng Nam
a. Mục tiêu: Xác định trách nhiệm bản thân về giữ gìn, phát huy giá trị nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh Quảng Nam.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu trách nhiệm bản thân về giữ gìn, phát huy giá trị nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh Quảng Nam
 c. Sản phẩm học tập: trách nhiệm bản thân về giữ gìn, phát huy giá trị nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh Quảng Nam 
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật “chia sẻ nhóm đôi”yêu cầu HS: Em hãy đề xuất biện pháp/giải pháp để giữ gìn, phát huy những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sẽ suy nghĩ độc lập và ghi ra giấy nội dung đã tìm hiểu được (Think)
- HS làm việc theo nhóm đôi, trao đổi và thống nhất nội dung (Pair).
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp nội dung đã tìm hiểu (Share).
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
3: Giữ gìn và phát huy nếp sống văn hoá của các dân tộc thiểu số miền núi ở tỉnh Quảng Nam
- Quảng Nam có nhiều chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thô...a dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.
3. Phẩm chất
Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm. 
Có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu GDĐP tỉnh Quảng Nam 8
Máy tính, máy chiếu. 
Tranh ảnh, video liên quan đến nội dung bài học
Giấy A0
Phiếu học tập (nếu có)
2. Đối với học sinh
Tài liệu GDĐP tỉnh Quảng Nam 8
Đọc trước bài học trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam 
b. Nội dung: Tình huống và phần câu hỏi ở phần mở đầu trong SGK. 
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Quảng Nam là một trong số những tỉnh, thành phố có độ đa dạng sinh học cao. Sự đa dạng sinh học có vai trò rất lớn đối với môi trường tự nhiên, phát triển kinh tế và du lịch. Tuy nhiên, độ đa dạng sinh học ở Quảng Nam cần được bảo tồn để duy trì được nguồn tài nguyên sinh vật này. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền
a. Mục tiêu: Nêu được sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam. 
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam.
c. Sản phẩm học tập: sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Dựa vào thông tin và hình ảnh ở mục I.1, em hãy nêu sự đa dạng về loài sinh vật ở Quảng Nam. 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
I. Sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam
1: Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền
- Quảng Nam là một trong những địa phương có độ đa dạng sinh học cao: 1.129 loài thực vật bậc cao; 50 loài thú lớn, 22 loài dơi, 270 loài chim, ... 
- Số lượng cá thể của các loài động vật, thực vật tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền. 
+ Hệ động vật gồm các loài như: sao la, voọc vá chân nâu, voọc vá chân xám, mang lớn, mang Trường Sơn, cu li lớn, tê tê Zava, mèo rừng, cầy hương, vượn, trút, cá chình hoa, cá chình mun, chim yến, khỉ đuôi dài, ... 
+ Hệ thực vật gồm các loài như: trầm hương, chò chỉ Lào, mây sông Thanh, lá nón Trung bộ, sâm Ngọc Linh, pơmu, huỳnh đàn, gõ, lim, sến, kiền kiền, sa nhân, đương quy, quế, ươi bay, mật nhân, ... 
+ Hệ động thực vật dưới nước cũng rất phong phú: khoảng 300 loài san hô; 250 loài cá; nhiều loài ốc, cỏ biển, da gai; hải sâm, sao biển, huệ biển, các loài hải quỳ, cầu gai, trai tai tượng lớn, giáp xác, tôm hùm đỏ, tôm hùm sỏi; các động vật thân mềm, .... 
+ Rừng ngập mặn dọc bờ biển từ Hội An đến Núi thành có các loại cây: sú, mắm sừng, vẹt, bần, dừa nước, ... 

Hoạt động 2: Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái ở tỉnh Quảng Nam
a. Mục tiêu: Nêu được sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam
c. Sản phẩm học tập: sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS làm việc theo cặp và sử dụng KTDH "Chúng em biết 3". GV giao nhiệm vụ : Dựa vào thông tin và hình ảnh ở mục I.2, em hãy nêu sự đa dạng về hệ sinh thái ơ...các chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong các hệ sinh thái giúp các hệ sinh thái trong tự nhiên ở Quảng Nam cân bằng và ổn định hơn. 
2. Vai trò kinh tế của đa dạng sinh học 
* Nguồn cung cấp lượng thực thực phẩm. 
- Từ các hệ sinh thái tự nhiên cũng như hệ sinh thái nhân tạo như biển, hồ nuôi trồng thủy sản; đồng ruộng ... đã cung cấp cho con người một nguồn lương thực và thực phẩm dồi dào 
* Nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Sản phẩm của rừng như gỗ dùng làm chất đốt, làm vật liệu xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng, là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp giấy, thủ công mỹ nghệ ... 
* Nguồn cung cấp dược liệu: Quảng Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây dược liệu giá trị cao.
* Phát triển du lịch sinh thái 
- Du lịch sinh thái hiện đang phát triển ở vùng ven bờ, nơi có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều thảm cỏ biển, rạn san hô .... nên du lịch lặn biển, ngắm rạn san hô rất phát triển. 
Hoạt động 4: Bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam
a. Mục tiêu: Có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.
c. Sản phẩm học tập: bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.
d. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV sử dụng kĩ thuật “chia sẻ nhóm đôi”yêu cầu HS : Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở Quảng Nam. 
Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sẽ suy nghĩ độc lập và ghi ra giấy nội dung đã tìm hiểu được (Think)
- HS làm việc theo nhóm đôi, trao đổi và thống nhất nội dung (Pair).
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày trước lớp nội dung đã tìm hiểu (Share).
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: 
- GV chuyển sang nội dung mới. 
III. Bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam
- Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học 
- Xây dựng vành đai khu đô thị, làng bản 
- Phân nhóm để quản lý 
- Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường 
- Ứng dụng công nghệ mới và từng bước chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch đang góp phần bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hội An. 
- Tăng cường trồng rừng. 
- Cải thiện sinh kế bền vững cho cộng đồng dân tộc thiểu số 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các vấn đề tình huống, bài tập nhằm khắc sâu kiến thức bài học.
b. Nội dung: Bài tập trong phần Luyện tập SGK 
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Luyện tập SGK 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập Luyện tập:
1. Nêu các kiểu đa dạng sinh học ở địa phương em 
2. Vẽ sơ đồ tư duy về vai trò của đa dạng sinh học ở Quảng Nam. 
3. Nêu đặc điểm đa dạng sinh học và những vai trò của đa dạng sinh học ở một số hệ sinh thái thông qua việc hoàn thành bảng sau: 
Các kiểu hệ sinh thái
Đặc điểm đa dạng sinh học
Vai trò của đa dạng sinh học
Rừng ngập mặn


Rạn san hô


Rừng quốc gia Sông Thanh


.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: 
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng vào bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống, phát huy tính tư duy và khả năng sáng tạo.
b. Nội dung: Bài tập trong phần Vận dụng SGK 
c. Sản phẩm học tập: Đáp án bài tập phần Vận dụng SGK 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: 
1. Chia sẻ những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ các loài sinh vật ở xung quanh em. 
Hoạt động nên làm
Hoạt động không nên làm


2. Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về các khu du lịch sinh thái ở địa phương em. 
3. Nếu em là tuyên truyền viên “Bảo vệ đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam”. 
Từ những ý tưởng đã có trong hoạt động cá nhân, em hãy lựa chọn những hành động có thể thực hiện để bảo vệ đa dạng sinh học ở địa phương theo mẫu gợi ý sau: 
Tuyên tru

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_dia_phuong_lop_8_quang_nam_nam_hoc.docx
  • docChủ đề 1. Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.doc
  • docChủ đề 2. Tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng Nam.doc
  • docxChủ đề 3. Di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam.docx
  • docxChủ đề 4. Những xu hướng trong phát triển công nghiệp theo ngành ở tỉnh Quảng Nam.docx
  • docxChủ đề 5. Nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi ở tỉnh Quảng Nam.docx
  • docxChủ đề 6. Sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam.docx