Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương Lớp 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá

I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh

1. Về kiến thức

- Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.

- Khái quát được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông ta đã đạt được, có ý thức góp phần bảo về và xây dựng quê hương.

2. Về năng lực

a. Phát triển năng lực tìm hiểu về lịch sử

- Biết khai thác và sử dụng các tư liệu hình ảnh, hiện vật, lược đồ, video clip của bài học.

b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

- Khái quát được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

- Trình bày được những nét tiêu biểu của phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đầu thế kỉ XX.

c. Phát triển năng lực vận dung kiến thức kĩ năng đã học

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX. 3. Về phẩm chất

- Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.

- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Máy tính, tranh ảnh.

- Phiếu học tập.

- Một số hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.

2. Đối với học sinh

- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.

- Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.

docx 34 trang Cô Giang 28/10/2024 150
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương Lớp 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương Lớp 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá

Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương Lớp 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá
TUẦN 10,11,12
Tiết 1,2,3,4,5
CHỦ ĐỀ 1: QUẢNG NAM TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

NS: 09/11/2023
ND: 13/11/2023 
 I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh
	1. Về kiến thức
	- Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
	- Khái quát được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
	- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông ta đã đạt được, có ý thức góp phần bảo về và xây dựng quê hương.
	2. Về năng lực
a. Phát triển năng lực tìm hiểu về lịch sử
- Biết khai thác và sử dụng các tư liệu hình ảnh, hiện vật, lược đồ, video clip của bài học.
b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
- Khái quát được cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
	- Trình bày được những nét tiêu biểu của phong trào Duy Tân ở Quảng Nam đầu thế kỉ XX.
c. Phát triển năng lực vận dung kiến thức kĩ năng đã học
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.	3. Về phẩm chất
	- Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.
- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.	
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, tranh ảnh. 
- Phiếu học tập. 
- Một số hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
- Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Trước khi vào nội dung bài học, GV giới thiệu sơ lược nội dung chính của chương trình giáo dục địa phương 8.
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam và những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK XVI đến TK XX với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): GV chiếu hình 1.2 chùa Cầu (Hội An) và hỏi học sinh: Em biết gì về bức tranh trên?
 	Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): HS trả lời.
Bước 4 (đánh giá): Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xác nhận những kiến thức đúng mà các em đã có, từ đó giáo viên kết nối nội dung chủ đề: Từ thế kỉ đầu XVI đến đầu thế kỉ XX là một trong những giai đoạn đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đất nước chứng kiến biết bao đổi thay và cả những biến cố to lớn. Quảng Nam là vùng đất trung tâm của đất nước nên có thể nói nơi đây là tâm điểm của những đổi thay đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: I. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII
	- Mục tiêu: Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
- Tổ chức thực hiện
	Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút), hình thức trình bày (bảng nhóm, thuyết trình bằng sli, sơ đồ tư duy, khắn trải bàn)
	+ Nhóm 1,2: Nêu những nét nổi bật về chính trị của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
	+ Nhóm 3,4: Nêu những nét nổi bật về kinh tế của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
	+ Nhóm 5,6: Nêu những nét nổi bật về xã hội của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
	+ Nhóm 7,8: Nêu những nét nổi bật về văn hóa của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
	Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Sản phẩm
1. Chính trị
- Vùng đất từ núi Hải Vân (Đà Nẵng) cho đến núi Đá Bia (Phú Yên) từ 1471 thuộc đạo thừa tuyên Quảng Nam của Đại Việt. Đến năm 1490, vùng đất này đổi thành xứ Quảng Nam.
- Từ thế kỉ XVI, Quảng Nam dưới quyền quản lí của họ Nguyễn. 
- Từ giữa thế kỷ XVII, chiến thắng của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước có phần đóng góp rất lớn của nhâ...u cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
	Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh
	- Hoàn thiện tiếp bài tập phần vận dung.
	- Xem trước chủ đề 2 và sưu tầm tư liệu về: Tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng Nam. 
	- Sưu tầm một số hình ảnh, video về tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng Nam. 
---------------------------------
Tuần: 13,14
Tiết: 7, 8,9,10
Chủ đề 2. TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NAM

NS: 25/11/2023
ND: 29/11/2023

	I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
- Biết hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
- Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và biển ở địa phương.
	- Biết cách tìm hiểu một thành phần của môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
	- HS nhận biết được nguồn tài nguyên rừng và biển.
	2. Về năng lực
	a. Năng lực Địa lí:
 	+ Xác định được các tài nguyên rừng và biển trên địa phận Quảng Nam dựa vào lược đồ.
 	+ Biết sưu tầm, khai thác tư liệu về tài nguyên rừng và biển ở địa phương; trình bày, phản biện, tranh luận về một vấn đề đặt ra trong học tập. 
 	+ Có năng lực quan sát, ghi nhận và xử lý thông tin; kỹ năng giới thiệu về một loại tài nguyên rừng và biển ở địa phương. 
- HS biết hợp tác, giao tiếp bằng năng lực ngôn ngữ.
 	b. Năng lực chung:
 	+ Tự chủ, tự học và hợp tác: biết phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
 	+ Giải quyết vấn đề: biết tự chủ hoặc phối hợp giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ học tập được giao.
- HS biết hợp tác, giao tiếp bằng năng lực ngôn ngữ.
	3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: tìm hiểu về tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
 	- Trách nhiệm: Có ý thức và hành động góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường tài nguyên rừng và biển.
	- Yêu tổ quốc, hòa đồng, gần gũi với thiên nhiên.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, tranh ảnh. 
- Phiếu học tập. 
 	- Lược đồ tài nguyên rừng và biển tỉnh Quảng Nam.
 	- Một số hình ảnh, video về tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
- Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được tài nguyên rừng và biển Quảng Nam với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- HS hứng thú khi vào bài học.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): 
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Viết đúng tên tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam” theo tổ: HS ngồi theo tổ, GV phát mỗi tổ 1 tờ giấy để ghi tên các tài nguyên rừng và biển trong tỉnh mà em biết. Mỗi thành viên trong tổ ghi tên 1 tài nguyên rừng và biển của Quảng Nam mà mình biết rồi lần lượt chuyền cho đến người tiếp theo ngồi bên cạnh hoặc phía sau (hoặc nếu không biết thì chuyển cho bạn tiếp theo). GV cho đại diện mỗi tổ ghi kết quả lên bảng và tổ chức đánh giá kết quả. Đúng 1 tên tài nguyên rừng và biển: 10 điểm và công bố kết quả. 
Sau đó, tiếp tục tổ chức trò chơi “Nghe bài hát đoán tên tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam”: lần lượt chiếu cho cả lớp xem và nghe 2 video ca nhạc trong lời hát đã làm nhiễu hoặc cắt tên bài hát, để HS đoán tên tài nguyên rừng và biển trong bài hát Quảng Nam yêu thương. 
 	Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): 
Bước 4 (đánh giá): Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xác nhận những kiến thức đúng mà các em đã có, từ đó giáo viên kết nối một số điều học sinh đã biết về tài nguyên rừng và biển Quảng Nam với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động:
1. Tài nguyên rừng
2. Tài nguyên biển
- Mục tiêu
+ Trình bày được đặc điểm tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
+ Biết hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam.
+ Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và biển ở địa phương.
	+ Biết cách tìm hiểu một thành phần của môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.
- Tổ chức thực hiện
	Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút), hình thức trình bày bằng sơ đồ tư duy, bảng nhóm, khăn trải bàn, sli
+ Nhóm lẻ: Dựa vào thông tin trong mục 1, em hãy:
	1. Nêu những đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam.
	2. Trình bày hiện trạng khai thác tài nguy...3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Tổ chức thực hiện
	Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1,2 phần vận dụng theo nhóm.
	- Nhóm lẻ: Bài tập 1.
	- Nhóm chẵn: Bài tập 2.
	HS vận dụng kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nội dung theo yêu cầu
- HS sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên rừng, biển ở Quảng Nam mà em thích.
	Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
	GV giáo dục cho học sinh
Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh
	- Hoàn thiện bài tập phần vận dung.
	- Xem trước chủ đề 3 và sưu tầm tư liệu về: Di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam. 
---------------------------------
TUẦN 15,16,17
Tiết 12,13,14,15,16

Chủ đề 3. DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở TỈNH QUẢNG NAM
Thời gian thực hiện: 5 tiết

NS: 7/12/2023
ND: 15/12/2023

 	I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh
	1. Về kiến thức
	- Kể tên được một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam. Nhận biết được các loại hình di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.
	- Trình bày được những nét cơ bản của di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở tỉnh Quảng Nam: Nghệ thuật Bài chòi, Múa Tân’ tung Da’dá.
	- Nêu được một số biện pháp mà tỉnh Quảng Nam đã thực hiện để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.
	- Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương.
	2. Về phẩm chất
	- Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm;
	- Hình thành ý thức bảo tồn và cách ứng xử phù hợp với di sản văn hóa vật thể.
	3. Về năng lực
	- Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình; trình bày, phản biện, tranh luận về một
vấn đề đặt ra trong học tập;
	- Có năng lực quan sát, ghi nhận và xử lý thông tin; kỹ năng kể hoặc giới thiệu về
một trải nghiệm của bản thân; luyện kỹ năng truyền thông.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, tranh ảnh. Video về Nghệ thuật bòi chòi 
https://youtube.com/watch?v=KRI8p7ut8zM&feature=shares
	Video về múa Tân’tung Da’dá. 
	https://youtube.com/watch?v=HT0BzYhamsQ&feature=shares
	- Một số tư liệu có liên quan về Nghệ thuật bòi chòi , múa Tân’tung Da’dá.
- Phiếu học tập. 
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
	- Sưu tầm tư liệu về Nghệ thuật bòi chòi, múa Tân’tung Da’dá.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được về Di sản văn hóa vật thể tỉnh Quảng Nam qua xem video, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV qua xem video để trả lời các câu hỏi.
https://youtube.com/watch?v=KRI8p7ut8zM&feature=shares
c. Sản phẩm học tập: HS hoạt động, tiếp thu kiến thức và trả lời.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): GV chiếu video về Nghệ thuật bòi chòi và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em biết cảm nhận được gì khi xem video trên?
Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): 
Bước 4 (đánh giá): Giáo viên nhận xét và dùng phần trả lời của học sinh để dẫn dắt vào bài mới: Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Trong đó, Quảng Nam có hai di sản nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn. Với môi trường sinh thái đa dạng cùng bề dày lịch sử, văn hoá, Quảng Nam không chỉ sở hữu nhiều Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà còn là vùng đất lưu giữ những Di sản văn hoá phi vât thể tượng trưng cho bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân tộc cùng địa bàn cư trú. Trong đó nhiều Di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận là Di sản cấp quốc gia, và Nghệ thuật bòi chòi, múa Tân’tung Da’dá là một trong những số đó. Em đã có được những thông tin gì về hai di sản này? Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của những di sản đó? Chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
TIẾT 12: Hoạt động 1. 1. Vài nét khái quát về di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam
	- Mục tiêu: Kể tên được một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của t...múa tập thể được trình diễn ở trước nhà Gươl, xuất hiện trong nhiều sinh hoạt
cộng đồng và các lễ hội lớn như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội dựng làng.
- Không chỉ là thú chơi tao nhã của người dân Quảng Nam trong những dịp lễ tết,
ngày nay bài chòi còn góp phần tạo nên dấu ấn đặc biệt cho vùng đất Quảng Nam,
giúp quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Nam đến du khách.
- "Tân’tung" là điệu múa của đàn ông, con trai, còn "Da ’dá" là điệu múa của đàn
bà, con gái. 
- Năm 2014, Múa Tân’tung Da ’dá được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
Hoạt động 3. 3. Giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam
	- Mục tiêu
	+ Nêu được một số biện pháp mà tỉnh Quảng Nam đã thực hiện để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.
	+ Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương.
	- Tổ chức thực hiện
Hoạt động thầy và trò
Sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm 
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình SGK trả lời câu hỏi, ghi vào giấy khổ to (khăn trải bàn): 
+ Nhóm lẻ: Những biện pháp nào đã được thực hiện để giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam? 
+ Nhóm chẵn: Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy cho biết học sinh có thể làm gì để tham gia vào việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc thông qua 1 số câu hỏi gợi mở.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. 
GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV cung cấp thêm: 
- Di sản văn hoá là kết tinh trí tuệ, tình cảm, truyền thống của ông cha ta. 
- Đó là tài sản vô giá, không thể thay thế được. Di sản văn hoá đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi người.
- Chúng ta cần nhận thức đầy đủ giá trị và vai trò của những di sản văn hoá; tổ chức tham quan, tìm hiểu các di sản văn hoá; trân trọng vẻ đẹp và giá trị của các di sản; tuyên truyền nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản; có cách ứng xử phù hợp với di sản; biết cách truyền thông những giá trị của di sản văn hoá phi vật thể đến với cộng đồng.
3. Giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam
- Để giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể ở Quảng Nam nói chung, các di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở địa phương nói riêng, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều biện pháp thu hút, huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể. 
- Các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nhân dân; tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương như: giới thiệu quảng bá và đưa vào giảng dạy trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng, tổ chức truyền dạy, đào tạo cho thế hệ trẻ về kỹ năng thực hành di sản; duy trì và phát triển hoạt động của các câu lạc bộ, các hội thi, liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian,
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Di sản văn hóa phi vật thể.
b. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên tổ chức lớp học theo nhóm (5 nhóm), giao nhiệm vụ học tập, định lượng thời gian cho mỗi yêu cầu để các nhóm thực hiện bài tập 1, 2, 3, 4, 5; theo dõi và hỗ trợ (khi nhóm có yêu cầu); hướng dẫn trình bày và đánh giá kết quả.
- Phát phiếu học tập để học sinh thực hiện bài tập; tổ chức cho học sinh đánh giá
kết quả.
Nhóm 1. Trong các hình ảnh trang 26,27 hình ảnh nào là di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam?
Nhóm 2. Nêu giá trị của Nghệ thuật Bài chòi trong đời sống của người dân Quảng Nam.
Nhóm 3. Em hãy so sánh sự khác nhau giữa điệu múa “Tân’tung” và điệu múa “Da’dá”.
Nhóm 4. Em ấn tượng với đặc điểm nào của Nghệ thuật Bài chòi? Vì sao?
Nhóm 5. Liệt kê ít nhất 2 hoạt động của chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Nghệ thuật Bài chòi hoặc Múa Tân'tung Da'dá.
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới tr... thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trình bày, lớp nhận xét.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
a. Nhóm ngành ưu tiên phát triển
- Các nhóm ngành ưu tiên phát triển là: Công nghiệp cơ khí phục vụ cho sản xuất, lắp ráp ô tô; cơ khí chế tạo, lắp ráp xe máy phục vụ cho sản xuất; điện tử, cơ khí - điện và sản phẩm hóa dầu; điện - khí và các sản phẩm công nghiệp sử dụng năng lượng, sản phẩm sau khí... 
b. Nhóm ngành cần duy trì phát triển và mở rộng hợp lý
- Nhóm ngành công nghiệp này gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; năng lượng mới và năng lượng tái tạo; dệt may - da giày; sản xuất vật liệu xây dựng; tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm nông thôn. 
c. Nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ
- Gồm: công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, điện tử và công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày.
TIẾT 2-3-4
Hoạt động 2. 2. Các ngành công nghiệp tiêu biểu
- Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển một số ngành công nghiệp tiêu biểu trong nhóm ngành công nghiệp định hướng của tỉnh.
- Tổ chức thực hiện
	Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp thành 6 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút), hình thức trình bày có thể là bảng nhóm, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, sli.
+ Nhóm 1,2: Đọc thông tin mục 2.a. hãy cho biết:
1. Công nghiệp cơ khí ở tỉnh Quảng Nam gồm những nhóm ngành chủ yếu nào?
2. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp cơ khí của tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây.
3. Tại sao ngành công nghiệp cơ khí hiện nay được ưu tiên đẩy mạnh phát triển ở tỉnh Quảng Nam?
	+ Nhóm 3,4: Đọc thông tin mục 2.b. hãy trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh Quảng Nam. Tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được Quảng Nam chủ trương mở rộng phát triển?
	+ Nhóm 5,6:
 	1. Nêu các nhóm sản phẩm chính của ngành công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Quảng Nam.
2. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam.
3. Tại sao hiện nay Quảng Nam lại chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ?
	Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh, ảnh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
GV chiếu video minh hoạ
* Sản phẩm:
2. Các ngành công nghiệp tiêu biểu
	a. Công nghiệp cơ khí
	- Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp và được xem là nền tảng cho động lực phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam.
	- Công nghiệp cơ khí của tỉnh Quảng Nam được chia làm 2 nhóm ngành:
	+ Nhóm ngành công nghiệp cơ khí sản xuất, lắp ráp ô tô.
	+ Nhóm ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, dệt may, da giày, hóa chất, nông nghiệp công nghệ cao.
- Toàn tỉnh có trên 60 dự án về công nghiệp cơ khí từ các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng số vốn khoảng 29.000 tỷ đồng, được triển khai tại các khu công nghiệp. Ngoài ra còn có hơn 2.000 cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ lẻ hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí, sản xuất, sửa chửa máy móc dụng cụ nông nghiệp, cơ khí xây dựng và cơ khí phục vụ dân sinh. 
b. Công nghiệp xản xuất hàng tiêu dùng
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm và đang được định hướng duy trì, mở rộng phát triển ở tỉnh Quảng Nam.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở tỉnh Quảng Nam bao gồm nhiều ngành khác nhau như dệt may, da giày, nhựa, bao bì, sành - sứ - thủy tinh...
- Hiện nay, ngành dệt - may là ngành đóng vai trò chủ đạo trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh Quảng Nam. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thị trường tiêu thụ hàng dệt - may ngày càng được mở rộng; tập trung chủ yếu ở các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, các nước châu Mỹ, ...
c. Công nghiệp hỗ trợ
- Công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam tập trung chủ yếu vào hai nhóm sản phẩm chính:
+ Nhóm sản phẩm hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô bao gồm: khuôn mẫu và gia công cơ khí; linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; linh kiện công nghiệp, dân dụng; thiết bị cho ngành ô tô...
+ Nhóm sản p...n tộc thiểu số có số dân đông và định cư lâu đời trên vùng đất tỉnh Quảng Nam.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, tranh ảnh. 
- Một số tư liệu có liên quan về nội dung và một số đặc trưng về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Phiếu học tập. 
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
- Sưu tầm tư liệu về nội dung và một số đặc trưng về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được về nội dung và một số đặc trưng về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam qua xem tranh, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): GV chiếu 1 vài bức tranh về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
- Em biết gì về những bức ảnh trên. Trong các hình ảnh trên, những hình ảnh nào biểu hiện nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Nam?
Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): 
Bước 4 (đánh giá): Giáo viên nhận xét và dùng phần trả lời của học sinh về nội dung nếp sống văn hóa, văn minh Quảng Nam để dẫn dắt vào bài mới: Cùng với lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam đã tạo dựng những giá trị văn hóa vừa phong phú, đa dạng vừa đặc sắc, độc đáo, mang đậm dấu ấn vùng đất, con người nơi đây. Tính đa dạng và độc đáo thể hiện ở những ngôi nhà làng truyền thống, những bộ váy áo thổ cẩm - trang sức, những kho tàng văn học dân gian, những làn điệu dân ca, các lễ hội truyền thống... Gắn với lễ hội là giá trị ẩm thực truyền thống của đồng bào, như: xôi, cơm lam, thịt nướng, rượu cần...; nghệ thuật kiến trúc, tạo hình trên nhà mồ, nhà làng truyền thống,... Trong những giá trị truyền thống phong phú ấy, nếp sống văn hóa tạo nên bản sắc rất riêng, là nền tảng để hội nhập, phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Nam.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
	TIẾT 24: Hoạt động 1. 1. Giới thiệu chung về nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam
- Mục tiêu: Nêu được 1 số dân tộc thiểu số có số dân đông và định cư lâu đời trên vùng đất tỉnh Quảng Nam.
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp thành 8 nhóm.
- Thảo luận nhóm (15 phút) theo kĩ thuật Think-pair-share; 
+ Think (Thin)- Suy nghĩ- HS làm việc cá nhân, thời gian 5 phút
+ Pair (Thai)-Cặp: Sau đó, HS trao đổi cặp đôi (bạn bên cạnh), thời gian 5 phút
+ Share (Sai)-chia sẻ: HS được mời chia sẻ, GV gọi ngẫu nhiên, HS nêu ý kiến không trùng lặp với ý kiến của HS khác, thời gian 5 phút
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK, hình ảnh SGK, hoàn thành phiếu học tập: Em hãy kể tên một vài dân tộc thiểu số có dân số đông và định cư lâu đời trên vùng đất tỉnh Quảng Nam?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc thông qua 1 số câu hỏi gợi mở.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. 
GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
*HSKT chỉ cần nắm được tỉnh Quảng Nam có bao nhiêu dân tộc đang cư trú.
1. Giới thiệu chung về nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam 
- Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có hơn 25 tộc người định cư sinh sống với tổng số 1 495 812 người; trong đó dân tộc Việt (Kinh) có 1 355 222 người, chiếm 90,6%; các dân tộc thiểu số có 140 590 người, chiếm 9,4% (số liệu thống kê năm 2019), sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi phía tây (chiếm 73,4% diện tích toàn tỉnh). Trong các tộc người thiểu số, có 05 dân tộc dân số đông và có nền văn hoá phát triển nhất, đó là Cơ Tu, Xơ Đăng, Gié-Triêng, Co, Mnông.
- Nếp sống văn hoá của các dân tộc thiểu số được hình thành, chọn lọc qua thời gian, trở thành thói quen và biểu hiện qua hành vi, cách ứng xử của con người với tự nhiên và với cộng đồng, xã hội. Mỗi dân tộc tuy có bản sắc riêng nhưng cũng có nhiều điểm chung, tương đồng trong nếp sống, được biểu hiện rõ nhất qua phong tục, tập quán, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử,
TIẾT 25,26: Hoạt động 2. 2. Một số nét tiêu biểu về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam
	- Mục tiêu: Trình bày được 1 số phong tục tập quán tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam.
	- Tổ chức t... bày kết hợp chỉ lược đồ, các nhóm khác phản biện.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
*HSKT cần nêu được các biện pháp Giữ gìn và phát huy nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam

- Có nhiều chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi. Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ giúp các dân tộc thiểu số giữ được bản sắc dân tộc mình mà còn tạo điều kiện phát triển du lịch miền núi trong thời kỳ hội nhập, giúp đồng bào có cuộc sống no ấm hơn.
- Mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng mà trước hết là các em học sinh, cần loại bỏ mê tín, hủ tục; biết bảo vệ môi trường; nhận thức rõ và giữ gìn nét đẹp của nếp sống văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp nhận nếp sống văn hóa mới để chung tay xây dựng, phát triển cộng đồng.
3. Hoạt động luyện tập
	a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam.
b. Tổ chức thực hiện
Chia lớp thành 8 nhóm thực hiện và trình bày trước lớp về:
	+ Nhóm lẻ: Bài tập 1.
	+ Nhóm chẵn: Bài tập 2.
GV tổ chức cho HS biết cách quan sát hình ảnh và phân tích, trao đổi thảo luận, nêu một số việc cụ thể sẽ làm để hoàn thiện bài tập.
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Tổ chức thực hiện
	Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm tại nhà.
+ Em cùng nhóm bạn trong lớp tìm hiểu và giới thiệu một nếp sống văn hóa truyền thống tiêu biểu ở địa phương mình, đồng thời đề xuất biện pháp để giữ gìn, phát huy nếp sống ấy trong bối cảnh xã hội hiện nay.
	Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi HS liên hệ.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
	GV giáo dục về việc trân trọng, giữ gìn nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam.
Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh
	- Học bài, hoàn thiện bài tập phần vận dung.
	- Xem trước chủ đề 6 và sưu tầm tư liệu về: Sự đa dạng sinh học về môi trường tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam.
	+ Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về Sự đa dạng sinh học về môi trường tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam.
-------------------------
TUẦN 29,30,31,32,33
TIẾT 29 à33
Chủ đề 6. SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TỈNH QUẢNG NAM

NS: 24/03/2024
ND: 05/04/2024
	I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh
	1. Về kiến thức
 	- Nêu được sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam.
 	- Nêu được vai trò của sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam.
- Có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam.
	2. Về kĩ năng
- Nêu được một số hoạt động, việc làm cụ thể để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.
	- Có khả năng quan sát, nhận biết về vai trò, ý nghĩa, ảnh hưởng của sự đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam.
	- Có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.
	3. Về phẩm chất
- Học sinh nhận diện được các giá trị, thể hiện tình cảm, niềm tin và trách nhiệm của bản thân để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.
- Hình thành ý thức học tập và ứng xử về giữ gìn, phát huy giá trị để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam.
	II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, tranh ảnh. 
- Một số tư liệu có liên quan về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam
- Phiếu học tập. 
2. Đối với học sinh
- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
- Sưu tầm tư liệu về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam qua xem tranh, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): GV chiếu 1 vài bức tranh về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
- Em hãy nhận xét về sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam?
Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.
Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): 
Bước 4 (đ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_dia_phuong_lop_8_quang_nam_nam_hoc.docx
  • docxChủ đề 1. Quảng Nam từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỷ XX.docx
  • docxChủ đề 2. Tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng Nam.docx
  • docxChủ đề 3. Di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam.docx
  • docxChủ đề 4. Những xu hướng chính trong phát triển công nghiệp theo ngành ở tỉnh Quảng Nam.docx
  • docxChủ đề 5. Nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam.docx
  • docxChủ đề 6. Sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam.docx