Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp
I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh
1. Về kiến thức
- Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
- Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa TK XIX đến đầu TK XX.
- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
2. Về năng lực
a. Phát triển năng lực tìm hiểu về lịch sử
- Biết khai thác và sử dụng các tư liệu hình ảnh, hiện vật, lược đồ, video clip của bài học.
b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
- Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
- Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa TK XIX đến đầu TK XX.
c. Phát triển năng lực vận dung kiến thức kĩ năng đã học
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
3. Về phẩm chất: Có lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. - Phiếu học tập.
- Một số hình ảnh, video về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
- Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
1. Về kiến thức
- Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
- Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa TK XIX đến đầu TK XX.
- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
2. Về năng lực
a. Phát triển năng lực tìm hiểu về lịch sử
- Biết khai thác và sử dụng các tư liệu hình ảnh, hiện vật, lược đồ, video clip của bài học.
b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
- Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
- Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa TK XIX đến đầu TK XX.
c. Phát triển năng lực vận dung kiến thức kĩ năng đã học
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
3. Về phẩm chất: Có lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. - Phiếu học tập.
- Một số hình ảnh, video về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to.
- Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp
Tuần 10, 11,12 Tiết 1,2,3,4,5 CHỦ ĐỀ 1: QUẢNG NAM TỪ THẾ KỈ XI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX (5 tiết) NS: 03/11/2023 NG: 8,10,15,17,22/11/2023 I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh 1. Về kiến thức - Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. - Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa TK XIX đến đầu TK XX. - Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương. 2. Về năng lực a. Phát triển năng lực tìm hiểu về lịch sử - Biết khai thác và sử dụng các tư liệu hình ảnh, hiện vật, lược đồ, video clip của bài học. b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử - Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX. - Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa TK XIX đến đầu TK XX. c. Phát triển năng lực vận dung kiến thức kĩ năng đã học - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX. 3. Về phẩm chất: Có lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. - Phiếu học tập. - Một số hình ảnh, video về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to. - Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Trước khi vào nội dung bài học, GV giới thiệu sơ lược nội dung chính của chương trình giáo dục địa phương 8 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XX với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Tổ chức thực hiện 1 - GV chiếu hình 1.1;1.2 em hãy cho biết hai bức tranh vẽ trên gợi cho em nhớ đến nội dung lịch sử nào ở QN từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX. - HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. - HS trả lời. - Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xác nhận những kiến thức đúng mà các em đã có, từ đó giáo viên kết nối một số điều học sinh đã biết về phần mở đầu trong sách với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá ở Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII. a. Mục tiêu: Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chia lớp thành 4 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút) + Nhóm 1: Từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII, vùng đất Quảng Nam có những biến động chính trị nào? + Nhóm 2: Trình bày tình hình kinh tế Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. + Nhóm 3: Trình bày những nét chính trong đời sống xã hội của cư dân QN từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. + Nhóm 4: Nêu nét nổi bật về văn hóa QN từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. - Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. - GV mời từng nhóm/nội dung đại diện lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. I. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá ở Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII. 1. Chính trị: - Đầu TK XVII QN thuộc quyền quản lí họ Nguyễn. - Nửa sau TK XVIII chính quyền Đàng Trong lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, quan lại hành hạ, bóc lột nhân dân. - Từ đó, phong trào Tây Sơn bùng nổ, nhân dân QN đã hưởng ứng mạnh mẽ -> phong trào Tây Sơn thắng lợi đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn, mở đầu sự nghiệp thống nhất đất nước. => Trong giai đoạn này, QN có nhiều biến động về chính trị. Tuy nhiên, mới đây luôn được xác định là địa bàn trọng yếu và có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc. 2. Kinh tế: - Các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển trong giai đoạn này nhờ chính sách khuyến khích khai hoang và định cư của các chúa Nguyễn. - Đặc biệt t... tập của học sinh. Người duyệt 5 Tuần 12,13,14,15 Tiết 6,7, 8,10,11 CHỦ ĐỀ 2: TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ BIỂN Ở TỈNH QUẢNG NAM (5 tiết) NS: 24/11/2023 NG: 24,29/11-1,8,13/12/2023 I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh 1. Về kiến thức - Trình bày được đặc điểm tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam. - Biết hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam. - Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và biển ở địa phương. - Biết cách tìm hiểu một thành phần của môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. 2. Về năng lực a. Năng lực Địa lí: + Xác định được các tài nguyên rừng và biển trên địa phận Quảng Nam dựa vào lược đồ. + Biết sưu tầm, khai thác tư liệu về tài nguyên rừng và biển ở địa phương; trình bày, phản biện, tranh luận về một vấn đề đặt ra trong học tập. + Có năng lực quan sát, ghi nhận và xử lý thông tin; kỹ năng giới thiệu về một loại tài nguyên rừng và biển ở địa phương. b. Năng lực chung: + Tự chủ, tự học và hợp tác: biết phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác, tự đánh giá về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác. + Giải quyết vấn đề: biết tự chủ hoặc phối hợp giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ học tập được giao. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: tìm hiểu về tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam. - Trách nhiệm: Có ý thức và hành động góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường tài nguyên rừng và biển. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. - Phiếu học tập. - Lược đồ tài nguyên rừng và biển tỉnh Quảng Nam. - Một số hình ảnh, video về tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to. - Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được tài nguyên rừng và biển Quảng Nam với mục tiêu, nhiệm vụ 6 học tập của chủ đề, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Tổ chức thực hiện - Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Viết đúng tên tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam” theo tổ: HS ngồi theo tổ, GV phát mỗi tổ 1 tờ giấy để ghi tên các tài nguyên rừng và biển trong tỉnh mà em biết. Mỗi thành viên trong tổ ghi tên 1 tài nguyên rừng và biển của Quảng Nam mà mình biết rồi lần lượt chuyền cho đến người tiếp theo ngồi bên cạnh hoặc phía sau (hoặc nếu không biết thì chuyển cho bạn tiếp theo). GV cho đại diện mỗi tổ ghi kết quả lên bảng và tổ chức đánh giá kết quả. Đúng 1 tên tài nguyên rừng và biển: 10 điểm và công bố kết quả. Sau đó, tiếp tục tổ chức trò chơi “Nghe bài hát đoán tên tài nguyên rừng và biển ở Quảng Nam”: lần lượt chiếu cho cả lớp xem và nghe 2 video ca nhạc trong lời hát đã làm nhiễu hoặc cắt tên bài hát, để HS đoán tên tài nguyên rừng và biển trong bài hát Quảng Nam yêu thương. - HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. - HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. - GV đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xác nhận những kiến thức đúng mà các em đã có, từ đó giáo viên kết nối một số điều học sinh đã biết về tài nguyên rừng và biển Quảng Nam với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2.1. Tài nguyên rừng a. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm tài nguyên rừng ở Quảng Nam. - Biết hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên rừng ở Quảng Nam. - Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở Quảng Nam. - Biết cách tìm hiểu một thành phần của môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm (10 phút), hình thức trình bày bằng sơ đồ tư duy. Dựa vào thông tin trong mục 1, em hãy: 1. Nêu những đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam. 2. Trình bày hiện trạng khai thác tài nguyên rừng ở Quảng Nam. 3. Cho biết những tác động của con người đến diện tích và tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam. Cần phải làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực này? 1. Tài nguyên rừng. a. Đặc điểm - Có diện tích rừng khá lớn, tổng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2021 là 680,2 nghìn ha. - Tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh là 58,6%, cao hơn mức trung bình của cả nước. - Thuộc loại rừng nhiệt đới lá rụng thường xanh, rất phong phú, đa dạng về cấu trúc, thành phần loài với nhiều loài thực - động vật quý hiếm. b. Hiện trạng khai thác và sử dụng. 7 - Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh, lược đồ và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. - HS trình bày kết quả, các nhóm khác nhận x...nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Tổ chức thực hiện - GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1,2 phần vận dụng theo nhóm. + Nhóm lẻ: Bài tập 1. + Nhóm chẵn: Bài tập 2. HS vận dụng kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nội dung theo yêu cầu - Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. - GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung. - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV giáo dục cho học sinh Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh - Hoàn thiện bài tập phần vận dụng. - Xem trước chủ đề 3 và sưu tầm tư liệu về: Di sản văn hoá phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam. --------------------------------- Người duyệt 10 NKT: 06/12/2023 Tuần 14 – Tiết 9 UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP NĂM HỌC: 2023- 2024 Môn: Giáo dục địa phương - Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: Họ và tên học sinh:. Lớp: 8 Điểm: Nhận xét của giáo viên: I/ TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào phương án trả lời đúng (A hoặc B,C,D) trong các câu sau: Câu 1. Quảng Nam được gọi là xứ Quảng Nam vào năm A. 1490. B. 1520. C. 1602. D. 1620. Câu 2. Năm 1604, huyện Điện Bàn được thăng lên làm phủ Điện Bàn, nhập vào dinh Quảng Nam gồm các phủ A. Tư Nghĩa; Hoài Nhơn, Đà Nẵng. B. Hoài Nhơn, Tam kỳ kéo dài cho đến đèo Cù Mông. C. Điện Bàn, Thăng Hoa, Quảng Nam, kéo dài đến Núi Thành. D. Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa; Hoài Nhơn kéo dài cho đến đèo Cù Mông. Câu 3. Từ đầu thế kỉ XVII, Quảng Nam thuộc quyền quản lí của chính quyền phong kiến A. họ Nguyễn B. họ Trịnh. C. họ Mạc. D. họ Lê. Câu 4. Thương cảng lớn nhất Đàng Trong ở thế kỉ XVI-XVIII A. Điện Bàn. B. Hội An. C. Tam Kỳ. D. Thăng Hoa Câu 5. Từ đầu thế kỉ XVII, Tôn giáo nào được các giáo sĩ truyền bá vào Việt Nam A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Đạo giáo. Câu 6. Quảng Nam là đại bản doanh của phong trào Cần Vương ở các tỉnh Nam Trung Kỳ vào thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XVIII. B. Cuối thế kỉ XVIII C. Đầu thế kỉ XIX. D. Cuối thế kỉ XIX. Câu 7. Tháng 5-1904 thành lập tổ chức chính trị Duy Tân Hội do ai khởi sự? A. Phan Bội Châu. B. Trần Quý Cáp. C. Phan Châu Trinh. D. Huỳnh Thúc Kháng. Câu 8. Dân cư ở Quảng Nam, chủ yếu là những cuộc di dân từ A. dân cư bản địa. B. phía nam lên phía bắc. C. phía bắc xuống phía nam. D. các dân tộc ít người. II. Tự luận: (6.0 điểm) 11 Câu 1. Trình bày tình hình kinh tế Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII? (3.0 điểm) Câu 2. Em hãy nêu những đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam? Kể tên một số sản phẩm chủ lực của ngành lâm nghiệp? (3.0 điểm) ---Hết--- 12 UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC HIỆP ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM GIỮA KỲ KÌ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Giáo dục địa phương – LỚP 8 I. TRẮC NGHIỆM: (4.0 điểm) Chọn phương án đúng: (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A D A B C D A C II. TỰ LUẬN: (6.0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (3.0 điểm) Tình hình kinh tế Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII: - Các Chúa Nguyễn đã thi hành nhiều biện pháp tích cực nhằm khai phá đất hoang, mở mang xóm làng, phát triển công thương, khai thác tốt tiềm năng trù phú của vùng đất này. Nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp đều phát triển. - Ngoại thương phát triển mạnh. Tàu bè của các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, thường xuyên cập bến Hội An để mua các loại sản vật của xứ Quảng. 1,5đ 1,5đ Câu 2 (3.0 điểm) *Đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam: - Có diện tích rừng khá lớn, tổng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2021 là 680,2 nghìn ha. Tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh là 58,6%, cao hơn mức trung bình của cả nước (42,0%). - Thuộc loại rừng nhiệt đới lá rụng thường xanh, rất phong phú, đa dạng về cấu trúc, thành phần loài với nhiều loài thực - động vật quý hiếm. - Nhiều loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao: Chò, gõ lim,; các loại lâm sản khác cũng khá phong phú, đa dạng về thành phần loài, công dụng sử dụng nhất là các loại dược liệu quý. * Một số sản phẩm chủ lực của ngành lâm nghiệp: + Gỗ nguyên liệu rừng trồng. + Cây dược liệu: Sâm Ngọc Linh. + Cây công nghiệp: cao su, tiêu, chè, dó bầu, ... và cây ăn quả như như bòn bon (boòng boong), thanh trà, bòng, dứa ,... 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 13 * Mức đạt: Đạt từ 50% tổng số điểm trở lên. Bài làm thể hiện quan điểm tích cực, thái độ đúng đắn về các nội dung. * Chưa đạt: Đạt dưới 50% tổng số điểm Người duyệt 14 Tuần 15,16,17,18 Tiết 12,13,14,1...2013) - Di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam tồn tại đa dạng, phong phú, thể hiện ở đủ các loại hình: tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; lễ hội; tập quán xã hội và tín 16 ngưỡng; nghề truyền thống; tri thức dân gian. Hoạt động 2.2. Các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở tỉnh Quảng Nam a. Mục tiêu: Trình bày được những nét cơ bản của di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở tỉnh Quảng Nam: Nghệ thuật Bài chòi, Múa Tân’ tung Da’dá. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm (15 phút) Giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu, xem hình ảnh, video về Nghệ thuật Bài chòi, múa Tân’tung Da’dá và hoàn thành phiếu học tập, sau khi báo cáo sản phẩm, đóng vai 1 hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về Di sản văn hóa vật thể này. (các nhóm khác đóng vai là khách du lịch có thể khai thác thêm thông tin những gì mình chưa rõ) + Nhóm lẻ: 1. Em hãy xác định nguồn gốc hình thành của Nghệ thuật Bài chòi. 2. Lập bảng theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp về một số đặc điểm của Nghệ thuật Bài chòi Quảng Nam: Thời gian tổ chức ? Không gian tổ chức ? Bố trí khu vực chơi ? Bộ bài chơi ? Cách thức chơi ? + Nhóm chẵn: 1. Trình bày đặc điểm về không gian, hình thức, trang phục biểu diễn của vũ điệu Tân’tung Da’dá. 2. Vũ điệu Tân’tung Da’dá có ý nghĩa gì trong đời sống của người Cơ Tu? - Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh, xem video và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày kết hợp tranh ảnh, video đã chuẩn bị trước. - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chuẩn xác hóa các kiến 2. Các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở tỉnh Quảng Nam. a) Nghệ thuật Bài chòi - Nghệ thuật Bài chòi miền Trung Việt Nam được UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào ngày 07/12/2017. Quảng Nam là một trong các tỉnh miền Trung sở hữu di sản Nghệ thuật Bài chòi. - Trò chơi bài chòi và hát dân ca Bài chòi bắt nguồn từ quá trình lao động sản xuất, giao thoa văn hóa và sự sáng tạo nghệ thuật của người dân. Hội Bài chòi thường được tổ chức vào đầu xuân ở những nơi công cộng như ở sân chợ, sân đình,... - Không chỉ là thú chơi tao nhã của người dân Quảng Nam trong những dịp lễ tết, ngày nay Bài chòi còn góp phần tạo nên dấu ấn đặc biệt cho vùng đất Quảng Nam, giúp quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Nam đến du khách. b) Vũ điệu Tân’tung Da’dá của người Cơ Tu - Điệu múa Tân’tung Da’dá còn gọi là "Vũ điệu dâng trời" của người Cơ Tu. Đây là điệu múa tập thể được trình diễn ở trước nhà Gươl, xuất hiện trong nhiều sinh 17 thức đã hình thành cho học sinh. hoạt cộng đồng và các lễ hội lớn như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội dựng làng. - "Tân’tung" là điệu múa của đàn ông, con trai, còn "Da ’dá" là điệu múa của đàn bà, con gái. - Năm 2014, Múa Tân’tung Da’dá được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Hoạt động 2.3. Giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam a. Mục tiêu - Nêu được một số biện pháp mà tỉnh Quảng Nam đã thực hiện để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương. - Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình SGK trả lời câu hỏi, ghi vào giấy khổ to (khăn trải bàn): + Nhóm lẻ: Những biện pháp nào đã được thực hiện để giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam? + Nhóm chẵn: Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy cho biết học sinh có thể làm gì để tham gia vào việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể? - Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc thông qua 1 số câu hỏi gợi mở. - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện, bổ sung. - GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chuẩn xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV cung cấp thêm: + Di sản văn hoá là kết tinh trí tuệ, tình cảm, truyền thống 3. Giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam. - Để giữ gìn ...hực hiện: - Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh, học sinh động não để nhận biết một số kiến thức đã được học - HS động não liên hệ các nội dung đã học. - HS trả lời câu hỏi - GV chuẩn xác kiến thức và kết nối vào bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Quảng Nam đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX. a. Mục tiêu: + Nhận biết được tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG Cá nhân - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Quảng Nam được gọi là dinh Quảng Nam vào năm nào? + Từ thế kỉ XVII, tôn giáo nào được các giáo 1. Quảng Nam đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX. - Quảng Nam được gọi là dinh Quảng Nam vào năm 1602. - Từ thế kỉ XVII, đạo Thiên Chúa giáo 21 sĩ truyền bá vào Việt Nam? + Thương cảng lớn nhất Đàng Trong ở thế kỉ XVI-XVIII là thương cảng nào? - HS (hoạt động cá nhân) làm theo yêu cầu của GV để thực hiện nhiệm vụ. - HS trả lời các câu hỏi. Cả lớp cùng theo dõi kết quả và nêu nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức được các giáo sĩ truyền bá vào Việt Nam. - Hội An là thương cảng lớn nhất Đàng Trong ở thế kỉ XVI-XVIII. Hoạt động 2.2: Tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng Nam. a. Mục tiêu: - Nêu được những đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam. - Nhận biết các sản phẩm chủ lực của ngành lâm nghiệp. - Nêu được những đặc điểm chính về tài nguyên biển ở tỉnh Quảng Nam. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG - GV chia lớp thành các nhóm phù hợp và yêu cầu HS thảo luận theo nhóm với nội dung: + Quảng Nam có đường bờ biển dài bao nhiêu? + Cù Lao Chàm - Hội An được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào thời gian nào? + Quảng Nam nghề nào được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia? + Sâm Ngọc Linh được trồng nhiều ở đâu? + Kể tên một số bãi biển ở Quảng Nam? + Nêu những đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam. - Các nhóm thức thiện nhiệm vụ - Trình bày kết quả. - GV, HS nhận xét, đánh giá, chuẩn xác kiến thức. 2. Tài nguyên rừng và biển ở tỉnh Quảng Nam. . - Quảng Nam có đường bờ biển dài trên 125km. - Cù Lao Chàm - Hội An được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009. - Nghề được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Quảng Nam là nghề khai thác yến sào Thanh Châu (Hội An). - Sâm Ngọc Linh được trồng nhiều ở Nam Trà My. - Đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam: + Có diện tích rừng khá lớn, tổng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2021 là 680,2 nghìn ha. Tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh là 58,6%, cao hơn mức trung bình của cả nước (42,0%). + Thuộc loại rừng nhiệt đới lá rụng thường xanh, rất phong phú, đa dạng về cấu trúc, thành phần loài với nhiều loài thực - động vật quý hiếm. + Nhiều loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao: Chò, gõ lim,; các loại lâm sản khác cũng khá phong phú, đa dạng về thành phần loài, công dụng sử dụng nhất là các loại dược liệu quý. Hoạt động 2.3: Di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam. a. Mục tiêu: 22 - Nhận biết các loại hình văn hóa phi vật thể của tỉnh Quảng Nam. - Hiểu được di sản văn hóa phi vật thể ở Quảng Nam tồn tại ở những loại hình nào. b. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hội Bài chòi thường được tổ chức vào thời gian nào trong năm? + Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam được UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại vào thời gian nào? + Vũ điệu Múa Tân’tung Da’dá là hình thức sinh hoạt văn hóa của dân tộc nào? + Múa Tân’tung Da’dá được Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào thời gian nào? + Di sản văn hóa phi vật thể ở Quảng Nam tồn tại ở những loại hình nào? - HS (hoạt động cá nhân) làm theo yêu cầu của GV để thực hiện nhiệm vụ. - HS trả lời các câu hỏi. Cả lớp cùng theo dõi kết quả và nêu nhận xét, bổ sung câu trả lời. - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức. 3. Di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam. - Mùa xuân - 07/12/2017 - Cơ Tu. - Năm 2014. - Tiếng nói, chữ viết. - Ngữ văn dân gian. - Nghệ thuật trình diễn dân gian. - Lễ hội, tập quán xã hội và tín ngưỡng. - Nghề truyền thống. - Tri thức dân gian. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hoàn thiện những kiến thức đã lĩnh hội được thông qua bài tập b. Tổ chức thực hiện: Cá nhân - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn hs thực hiện. - HS trả lời - GV đánh giá, nhận xét. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay. b. Tổ chức thực hiện. HS thực hiện ở nhà - GV chuyển giao nhiệm vụ. ? Xác định huyện Phư...hẩm sau khí... b. Nhóm ngành cần duy trì phát triển và mở rộng hợp lý 26 - Nhóm ngành công nghiệp này gồm: công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm; năng lượng mới và năng lượng tái tạo; dệt may - da giày; sản xuất vật liệu xây dựng; tiểu thủ công nghiệp và sản phẩm nông thôn. c. Nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ - Gồm: công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, điện tử và công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày. Hoạt động 2.2. Các ngành công nghiệp tiêu biểu a. Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển một số ngành công nghiệp tiêu biểu trong nhóm ngành công nghiệp định hướng của tỉnh. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - Chia lớp thành 6 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút), hình thức trình bày có thể là bảng nhóm, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn,. + Nhóm 1,2: Đọc thông tin mục 2.a. hãy cho biết: 1. Công nghiệp cơ khí ở tỉnh Quảng Nam gồm những nhóm ngành chủ yếu nào? 2. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp cơ khí của tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây. 3. Tại sao ngành công nghiệp cơ khí hiện nay được ưu tiên đẩy mạnh phát triển ở tỉnh Quảng Nam? + Nhóm 3,4: Đọc thông tin mục 2.b. hãy trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh Quảng Nam. Tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được Quảng Nam chủ trương mở rộng phát triển? + Nhóm 5,6: 1. Nêu các nhóm sản phẩm chính của ngành công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Quảng Nam. 2. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam. 3. Tại sao hiện nay Quảng Nam lại chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ? 2. Các ngành công nghiệp tiêu biểu. a. Công nghiệp cơ khí - Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp và được xem là nền tảng cho động lực phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam. - Công nghiệp cơ khí của tỉnh Quảng Nam được chia làm 2 nhóm ngành: + Nhóm ngành công nghiệp cơ khí sản xuất, lắp ráp ô tô. + Nhóm ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, dệt may, da giày, hóa chất, nông nghiệp công nghệ cao. - Toàn tỉnh có trên 60 dự án về công nghiệp cơ khí từ các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng số vốn khoảng 29.000 tỷ đồng, được triển khai tại các khu công nghiệp. Ngoài ra còn có hơn 2.000 cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ lẻ hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí, sản xuất, sửa chửa máy móc dụng cụ nông nghiệp, cơ khí xây dựng và cơ khí phục vụ dân sinh. 27 - Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh, ảnh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện. - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV chiếu video minh hoạ b. Công nghiệp xản xuất hàng tiêu dùng - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm và đang được định hướng duy trì, mở rộng phát triển ở tỉnh Quảng Nam. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở tỉnh Quảng Nam bao gồm nhiều ngành khác nhau như dệt may, da giày, nhựa, bao bì, sành - sứ - thủy tinh... - Hiện nay, ngành dệt - may là ngành đóng vai trò chủ đạo trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh Quảng Nam. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thị trường tiêu thụ hàng dệt - may ngày càng được mở rộng; tập trung chủ yếu ở các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, các nước châu Mỹ, ... c. Công nghiệp hỗ trợ - Công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam tập trung chủ yếu vào hai nhóm sản phẩm chính: + Nhóm sản phẩm hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô bao gồm: khuôn mẫu và gia công cơ khí; linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; linh kiện công nghiệp, dân dụng; thiết bị cho ngành ô tô... + Nhóm sản phẩm hỗ trợ ngành dệt may của tỉnh bao gồm: vải, sợi, hoàn thiện sản phẩm dệt (bao gồm tẩy, nhuộm vải dệt), hồ vải, chỉ, khuy nút, dây kéo, nhãn mác, in các loại hoa văn lên vải, bao bì giấy, nhựa cho ngành may và kim dệt may. - Hiện nay, Quảng Nam đã chủ động xây dựng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nhiều dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn đi vào hoạt động như tập đoàn THACO; nhà máy sản 28 xuất phụ tùng ô tô CTR Vina; Nhà máy sản xuất vải túi khí của Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam (Hàn Quốc). Đã hình thành khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại khu công nghiệp Tam Thăng và dự kiến hình thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ tại khu kinh tế mở Chu Lai. Sự phát triển mạnh của ngành đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển các ngành công nghiệp ...t và dùng phần trả lời của học sinh về nội dung nếp sống văn hóa, văn minh Quảng Nam để dẫn dắt vào bài mới: Cùng với lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam đã tạo dựng những giá trị văn hóa vừa phong phú, đa dạng vừa đặc sắc, độc đáo, mang đậm dấu ấn vùng đất, con người nơi đây. Tính đa dạng và độc đáo thể hiện ở những ngôi nhà làng truyền thống, những bộ váy áo thổ cẩm - trang sức, những kho tàng văn học dân gian, những làn điệu dân ca, các lễ hội truyền thống... Gắn với lễ hội là giá trị ẩm thực truyền thống của đồng bào, như: xôi, cơm lam, thịt nướng, rượu cần...; nghệ thuật kiến trúc, tạo hình trên nhà mồ, nhà làng truyền thống,... Trong những giá trị truyền thống phong phú ấy, nếp sống văn hóa tạo nên bản sắc rất riêng, là nền tảng để hội nhập, phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Nam. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2.1. Giới thiệu chung về nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh QuảngNam a. Mục tiêu: Nêu được 1 số dân tộc thiểu số có số dân đông và định cư lâu đời trên vùng đất tỉnh Quảng Nam. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chia lớp thành 8 nhóm: - Thảo luận nhóm (15 phút) theo kĩ thuật Think-pair- share; Yêu cầu các nhóm đọc SGK, hình ảnh SGK, hoàn thành phiếu học tập: Em hãy kể tên một vài dân tộc thiểu số có dân số đông và định cư lâu đời trên vùng đất tỉnh Quảng Nam? - Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện, bổ sung. - HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Giới thiệu chung về nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh QuảngNam - Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có hơn 25 tộc người định cư sinh sống với tổng số 1495 812 người; trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm 90,6%; các dân tộc thiểu số chiếm 9,4% (số liệu thống kê năm 2019), sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi phía tây (chiếm 73,4% diện tích toàn tỉnh). Trong các dân tộc thiểu số, có 5 dân tộc dân số đông và có nền văn hóa phát triển nhất đó là Cơ Tu, Xơ Đăng, Gié-Triêng, Co, Mnông. - Nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số được hình thành, chọn lọc qua thời gian, trở thành thói quen và biểu hiện qua hành vi, cách ứng xử của con người với tự nhiên và với cộng đồng, xã hội. Mỗi dân tộc tuy có bản sắc 32 riêng nhưng cũng có nhiều điểm chung, tương đồng trong nếp sống, được biểu hiện rõ nhất qua phong tục tập quán, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, Hoạt động 2.2. Một số nét tiêu biểu về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam a. Mục tiêu: Trình bày được 1 số phong tục tập quán tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. b.Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm (15 phút). Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình SGK trả lời câu hỏi, ghi vào giấy khổ to (khăn trải bàn): + Nhóm 1,2: Tập quán định cư, canh tác 1. Tại sao đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thường sống tập trung theo làng? 2. Quan sát H5.3 đến 5.5 và rút ra nhận xét về đặc điểm chung của các ngôi nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. 3. Ngôi nhà chung có ý nghĩa như thế nào với mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam? + Nhóm 3,4: Trang phục, trang sức 1. Trang phục, trang sức truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam có những đặc điểm chung nào? Nêu một vài điểm riêng các dân tộc mà em biết. 2. Vì sao ngày nay nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số ít mặc trang phục truyền thống? Nêu suy nghĩ của em về vấn đề này. + Nhóm 5,6: Lễ hội truyền thống 1. Vì sao các dân tộc thiểu số miền núi có nhiều lễ hội? Nêu ý nghĩa của lễ hội. 2. Miêu tả ngắn gọn một lễ hội của dân tộc thiểu số mà em biết ở miền núi Quảng Nam. + Nhóm 7,8: Giao tiếp, ứng xử Những sinh hoạt tại ngôi nhà chung của làng có ý nghĩa như thế nào trong văn hoá giao tiếp, ứng xử chung của cộng đồng? - Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV 2. Một số nét tiêu biểu về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. a. Tập quán định cư, canh tác - Định cư tập trung theo làng - bản. - Không gian chung tiêu biểu nhất của mỗi làng là nhà làng (tên gọi khác: Nhà Gươl, Nhà rông,...). - Trong các làng truyền thống, già làng có vai trò vô cùng quan trọng. - Phương thức canh tác chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là làm nương rẫy. b. Trang phục, trang sức - Trang phục của mỗi dân tộc có sự khác nhau về hoa văn, màu sắc, cách thức trang trí, là dấu hiệu để nhận biế...trợ HS khi HS liên hệ. - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày. - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV giáo dục về việc trân trọng, giữ gìn nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh - Học bài, hoàn thiện bài tập phần vận dung. 35 - Xem trước chủ đề 6 và sưu tầm tư liệu về: Sự đa dạng sinh học về môi trường tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam. + Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về Sự đa dạng sinh học về môi trường tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam. Người duyệt 36 NKT: 20/3/2024 TUẦN 26 – TIẾT 28 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Theo lịch của nhà trường) Người duyệt 37 Tuần 29,30,31,32,33 Tiết 29,30,31,32,33 CHỦ ĐỀ 6: SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TỈNH QUẢNG NAM (5 tiết) NS: 5/4/2024 NG: 10,17,24/4-1,8/5/2024 I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh 1. Về kiến thức - Nêu được sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam. - Nêu được vai trò của sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam. - Có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam. 2. Về kĩ năng - Nêu được một số hoạt động, việc làm cụ thể để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. - Có khả năng quan sát, nhận biết về vai trò, ý nghĩa, ảnh hưởng của sự đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam. - Có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. 3. Về phẩm chất - Học sinh nhận diện được các giá trị, thể hiện tình cảm, niềm tin và trách nhiệm của bản thân để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. - Hình thành ý thức học tập và ứng xử về giữ gìn, phát huy giá trị để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. - Một số tư liệu có liên quan về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to. - Sưu tầm tư liệu về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam qua xem tranh, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Tổ chức thực hiện - GV chiếu 1 vài bức tranh về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em hãy nhận xét về sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam? 38 - HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. - HS trả lời câu hỏi. - Giáo viên nhận xét và dùng phần trả lời của học sinh về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam để dẫn dắt vào bài mới: Quảng Nam là một trong số những tỉnh, thành phố có độ đa dạng sinh học cao. Sự đa dạng sinh học có vai trò rất lớn đối với môi trường tự nhiên, phát triển kinh tế và du lịch. Tuy nhiên, độ đa dạng sinh học ở Quảng Nam cần được bảo tồn để duy trì được nguồn tài nguyên sinh vật này. Điều này thể hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 2.1. Sự da dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam a. Mục tiêu: Nêu được sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam. b. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM - GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS thảo luận (15 phút) theo kĩ thuật Think-pair- share; Các nhóm đọc SGK, hình ảnh SGK, hoàn thành phiếu học tập: + Nhóm chẵn: Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền: Dựa vào thông tin và hình ảnh ở mục I.1, em hãy nêu sự đa dạng về loài sinh vật ở Quảng Nam. + Nhóm lẻ: Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái ở tỉnh Quảng Nam: Dựa vào thông tin và hình ảnh ở mục I.2, em hãy nêu sự đa dạng về hệ sinh thái ở Quảng Nam. - Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện, bổ sung. - GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV cung cấp tư liệu, tranh ảnh, video minh hoạ của mỗi kiểu sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam. I. Sự da dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam. 1. Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền. - Độ đa dạng sinh học cao: 1.129 loài thực vật bậc cao; 50 loài thú lớn, 22 loài dơi, 270 loài chim,... Số lượng cá thể của các loài động vật, thực vật tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền. - Ngoài ra, sự đa dạng còn thể hiện ở nguồn gen vật nuôi cây trồng có giá trị kinh tế cao và có giá trị dược liệu. 2. Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái ở tỉnh Quảng Nam Hệ sinh thái ở tỉnh Quảng Nam phong ...iệm vụ về nhà cho học sinh - Học bài, hoàn thiện bài tập phần vận dung. - Về nhà ôn lại các chủ đề 4,5,6 tiết sau kiểm tra cuối HKII. ------------------------- Người duyệt 42 Tuần 34 Tiết 34 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II NS: 20/4/2024 NG: 24/4/2024 (Dạy ở tuần 31) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn tập lại nội dung kiến thức đã học trong học kì II (chủ đề 4,5,6): + Chủ đề 4. NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH Ở TỈNH QUẢNG NAM + Chủ đề 5. NẾP SỐNG VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM + Chủ đề 6. SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TỈNH QUẢNG NAM 2. Năng lực - Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực điều chỉnh hành vi (Đánh giá hành vi của bản thân và người khác) - Năng lực phát triển bản thân. - Lập kế hoạch phát triển bản thân. - Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân. 3. Phẩm chất - Học sinh rèn được tính tự học, tự giác, tự rèn, tính trung thực và thật thà. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Đề cương ôn thi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu - HS ôn tập lại nội dung kiến thức đã học trong học kì II. b. Tổ chức hoạt động - Giáo viên cho HS nhắc lại tên các chủ đề đã học ở học kì II. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. Chủ đề 4. NHỮNG XU HƯỚNG CHÍNH TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH Ở TỈNH QUẢNG NAM a. Mục tiêu: - Trình bày được những xu hướng chính trong phát triển công nghiệp theo ngành của tỉnh Quảng Nam. - Trình bày được tình hình phát triển một số ngành công nghiệp tiêu biểu trong nhóm ngành công nghiệp định hướng của tỉnh. - Nhìn nhận đúng đắn xu hướng phát triển, khả năng tạo việc làm từ các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp trong tương lai. b. Tổ chức thực hiện - Chia lớp thành 6 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút), hình thức trình bày có thể là bảng nhóm, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, slide. + Nhóm 1,2: Đọc thông tin mục 2.a. hãy cho biết: 1. Công nghiệp cơ khí ở tỉnh Quảng Nam gồm những nhóm ngành chủ yếu nào? 43 2. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp cơ khí của tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây. 3. Tại sao ngành công nghiệp cơ khí hiện nay được ưu tiên đẩy mạnh phát triển ở tỉnh Quảng Nam? + Nhóm 3,4: Đọc thông tin mục 2.b. hãy trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh Quảng Nam. Tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được Quảng Nam chủ trương mở rộng phát triển? + Nhóm 5,6: 1. Nêu các nhóm sản phẩm chính của ngành công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Quảng Nam. 2. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam. 3. Tại sao hiện nay Quảng Nam lại chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ? - Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày. HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Hoạt động 2. Chủ đề 5. NẾP SỐNG VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM a. Mục tiêu: - Nêu được 1 số dân tộc thiểu số có số dân đông và định cư lâu đời trên vùng đất tỉnh Quảng Nam. - Trình bày được 1 số phong tục tập quán tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. - Xác định và thực hiện được trách nhiệm bản thân trong việc giữ gìn, phát huy giá trị nếp sống văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam. b. Tổ chức thực hiện - Chia lớp thành 6 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút), hình thức trình bày bằng sơ đồ tư duy, bảng nhóm, khăn trải bàn, Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình SGK trả lời câu hỏi, ghi vào giấy khổ to (khăn trải bàn): + Nhóm 1,2: Tập quán định cư, canh tác 1. Tại sao đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thường sống tập trung theo làng? 2. Quan sát h 5.3 đến 5.5 và rút ra nhận xét về đặc điểm chung của các ngôi nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. + Nhóm 3,4: Trang phục, trang sức 1. Trang phục, trang sức truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam có những đặc điểm chung nào? Nêu một vài điểm riêng các dân tộc mà em biết. 2. Vì sao ngày nay nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số ít mặc trang phục truyền thống? Nêu suy nghĩ của em về vấn đề này. + Nhóm 5,6: Lễ hội truyền thống và giao tiếp, ứng xử 1. Vì sao các dân tộc thiểu số miền núi có nhiều lễ hội? Nêu ý nghĩa của lễ hội. 44 2. Miêu tả ngắn gọn một lễ hội của dân tộc th
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_giao_duc_dia_phuong_8_quang_nam_nam_hoc_202.pdf
- Tiết 1-5.pdf
- Tiết 6-8+10-11.pdf
- Tiết 9.pdf
- Tiết 12-16.pdf
- Tiết 17-18.pdf
- Tiết 19-23.pdf
- Tiết 24-27.pdf
- Tiết 28.pdf
- Tiết 29-33.pdf
- Tiết 34-35.pdf