Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024
I. MỤC TÊU
- Sau khi học xong bài, giúp học sinh
1. Về kiến thức
- Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
- Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
- Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương.
* HSKT-TT: Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
2. Về năng lực
2. Về năng lực
a. Phát triển năng lực tìm hiểu về lịch sử
- Biết khai thác và sử dụng các tư liệu hình ảnh, hiện vật, lược đồ, video clip của bài học.
b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử
- Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
* HSKT-TT: Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
c. Phát triển năng lực vận dung kiến thức kĩ năng đã học
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
* HSKT-TT: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII.
3. Về phẩm chất
Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 8 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024
Tiết 1-5 (Tuần 09, ngày soan: 31/10/2023; ngày dạy 02/11/2023 Chủ đề 1. QUẢNG NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX Thời gian thực hiện: 5 tiết I. MỤC TÊU - Sau khi học xong bài, giúp học sinh 1. Về kiến thức - Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. - Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. - Giáo dục lòng yêu nước, thái độ trân trọng đối với những thành tựu cha ông đã đạt được, có ý thức góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương. * HSKT-TT: Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. 2. Về năng lực 2. Về năng lực a. Phát triển năng lực tìm hiểu về lịch sử - Biết khai thác và sử dụng các tư liệu hình ảnh, hiện vật, lược đồ, video clip của bài học. b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử - Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. * HSKT-TT: Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. c. Phát triển năng lực vận dung kiến thức kĩ năng đã học - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. * HSKT-TT: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. 3. Về phẩm chất Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. - Phiếu học tập. - Một số hình ảnh, video về về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to. - Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Trước khi vào nội dung bài học, GV giới thiệu sơ lược nội dung chính của chương trình giáo dục địa phương 8 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam và những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. * HSKT-TT: Nêu được những nét nổi bật về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. b. Tổ chức thực hiện Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): GV chiếu hình 1.1 và hình 1.2 SGK trang và đặt câu hỏi cho học sinh: Quan sát Hình 1.1 và Hình 1.2, em cho biết hai bức tranh vẽ trên gợi cho em nhớ đến nội dung lịch sử nào ở Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX? Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): HS trả lời. Bước 4 (đánh giá): Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xác nhận những kiến thức đúng mà các em đã có, từ đó giáo viên kết nối một số điều học sinh đã biết về phần mở đầu trong sách với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề. 2. Hoạt động hình thành kiến thức I. Hoạt động 1: 1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII. 1.1. Chính trị - Mục tiêu: Nêu được những nét nổi bật về chính trị của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. * HSKT-TT: Nêu được những nét nổi bật về chính trị của Quảng Nam từ đầu thế kỉ XVI đến hết thế kỉ XVIII. - Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành các cặp đôi. Thảo luận theo cặp ? Từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII, vùng đất Quảng Nam có những biến động chính trị nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các cặp đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 cặp đôi/nội dung để trình bày kết hợp chỉ lược đồ, các nhóm khác phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Năm 1604, huyện Điện Bàn được thăng lên làm phủ Điện Bàn, tách khỏi phủ Triệu Phong (Thuận Hoá), nhập vào dinh Quảng Nam. Dinh Quảng Nam gồm 4 phủ: Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhơn; kéo dài từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông. - Năm 1801, Nguyễn Ánh lấy hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa l...húa được các giáo sĩ truyền bá vào Việt Nam. Do nhu cầu giao lưu với bên ngoài vì mục đích chính trị, các chúa Nguyễn có phần ưu ái nên Đạo Thiên chúa có điều kiện phát triển trên vùng đất Quảng Nam; - Cùng với sự du nhập của đạo Thiên chúa giáo, chữ Quốc ngữ ra đời và truyền bá ngày càng rộng trên vùng đất Quảng Nam. - Văn học trong giai đoạn này phát triển khá phong phú, phản ánh chân thực niềm vui, nỗi buồn cùng với những thuận lợi, khó khăn của người dân ở vùng đất mới. IV. Hoạt động 5 2. Khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Mục tiêu: + Học sinh Khái quát được các phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. + Học sinh nêu tên một số nhân vật chí sĩ yêu nước chống Pháp trong giai đoạn này. * HSKT-TT: nêu tên một số nhân vật chí sĩ yêu nước chống Pháp trong giai đoạn này. - Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành các cặp đôi. Thảo luận theo cặp ? Đọc thông tin và quan sát các hình từ Hình 1.7 đến Hình 1.12, hãy: + Nêu khái quát phong trào chống Pháp của nhân dân Quảng Nam từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX? + Giới thiệu nét tiêu biểu của một sự kiện mà em ấn tượng nhất? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày kết hợp chỉ lược đồ, các nhóm khác phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, là vùng đất trực thuộc triều đình, Quảng Nam giữ vị trí chiến lược quan trọng trong việc bảo vệ kinh đô Huế. Khi xâm lược Việt Nam, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã chọn Quảng Nam – Đà Nẵng để mở đầu cuộc chiến. - Cuối thế kỉ XIX, Quảng Nam là đại bản doanh của phong trào Cần Vương ở các tỉnh Nam Trung Kỳ (1885 – 1887). - Từ đầu thế kỉ XX, Quảng Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển thành trung tâm của phong trào Duy Tân (do Phan Châu Trinh lãnh đạo); - Tháng 5/1904 tổ chức Duy Tân Hội được thành lập do Phan Bội Châu lãnh đạo. V. Hoạt động 6 3. Phong trào Duy Tân - Mục tiêu: + Học sinh biết được Quảng Nam là nơi khởi phát phong trào Duy Tân. + Học sinh nêu nêu được một số nội dung cơ bản của phong trào Duy Tân đầu thế kr XX * HSKT-TT: Nêu tên một số nhân vật chí sĩ yêu nước trong phong trào Duy Tân. - Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành các cặp đôi. Thảo luận theo cặp ? Đọc thông tin và quan sát các hình từ Hình 1.7 đến Hình 1.12, hãy: + Nêu khái quát phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX? + Nội dung cơ bản của phong trào này? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày kết hợp chỉ lược đồ, các nhóm khác phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. - Quảng Nam là nơi khởi phát phong trào Duy Tân, cũng là nơi có những hoạt động sôi nổi, điển hình trong cả nước. - Cuộc vận động Duy tân ở Quảng Nam với chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, Hậu dân sinh” do Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng đảm nhận. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1,2,3 phần luyện tập trang 15 theo nhóm. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Tổ chức thực hiện * HSKT-TT: Không ... c. Sản phẩm học tập: đặc điểm tài nguyên rừng ở Quảng Nam và ảnh hưởng của rừng Quảng Nam đối với việc phát triển kinh tế - xã hội d. Tổ chức hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục 1, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: + Hãy nêu những đặc điểm chính về tài nguyên rừng ở tỉnh Quảng Nam. + Tài nguyên rừng của Quảng Nam có ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế - xã hội? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức bài học. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận: - GV chuyển sang nội dung mới. 1. Tài nguyên rừng a. Đặc điểm - Quảng Nam có diện tích rừng khá lớn, tổng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2020 là 683 nghìn ha - Tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh 59,3%. - Diện tích các loại rừng phân theo mục đích sử dụng: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng - Rừng Quảng Nam thuộc loại rừng nhiệt đới lá rụng thường xanh quanh năm, rất phong phú, đa dạng về cấu trúc, thành phần loài với nhiều loài thực vật quý hiếm; nhiều loại cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao như chò, gõ, quỷnh, dổi, lim... b. Ảnh hưởng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội - Lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong cả ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường của tỉnh Quảng Nam - Các sản phẩm hàng hóa chủ lực thuộc ngành lâm nghiệp: + Gỗ nguyên liệu rừng trồng: khối lượng khai thác rừng trồng tăng nhanh, năng suất và chất lượng rừng từng bước được nâng cao + Cây dược liệu: Sâm Ngọc Linh có giá trị kinh tế rất cao; Quế Trà My - Nhiều loại cây đã được tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu - Quảng Nam đang tập trung phát triển lâm nghiệp đa chức năng, mô hình nông lâm kết hợp, trồng rừng gỗ lớn, gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ Hoạt động 2: Tài nguyên biển a. Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm tài nguyên biển ở Quảng Nam. - Nêu được ảnh hưởng của biển Quảng Nam đối với việc phát triển kinh tế - xã hội * Đối với HSKT: Trình bày được đặc điểm tài nguyên biển ở Quảng Nam. b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu đặc điểm tài nguyên biển ở Quảng Nam; ảnh hưởng của biển Quảng Nam đối với việc phát triển kinh tế - xã hội c. Sản phẩm học tập: đặc điểm tài nguyên biển ở Quảng Nam; ảnh hưởng của biển Quảng Nam đối với việc phát triển kinh tế - xã hội d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4HS/nhóm) theo kĩ thuật khăn trải bàn, trả lời câu hỏi: Đọc thông tin mục 2, quan sát hinhf ảnh: + Hãy nêu những đặc điểm chính về tài nguyên biển ở tỉnh Quảng Nam. + Quảng Nam có những hoạt động kinh tế nào để khai thác tài nguyên biển? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập trung vào câu hỏi đặt ra. Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng 5 phút. Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời. Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0). - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày: - GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận. 2. Tài nguyên biển a. Đặc điểm - Quảng Nam có đường bờ biển dài trên 125 km, vùng biển rộng lớn, với ngư trường rộng 40.000km2. Thềm lục địa kéo dài 93km. Vùng biển có nguồn hải sản phong phú. - Vùng ven biển, cửa sông và ven Cù Lao Chàm có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn. - Theo dọc bờ biển, các bãi biển có độ dốc ít, cát mịn, nước biển trong xanh, có độ mặn vừa phải rất có giá trị cho du lịch nghỉ dưỡng - Vùng biển Quảng Nam có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao thông hàng hải. Vùng thềm lục địa Quảng Nam có mỏ khí đốt “Cá Voi Xanh. Khu Dự trữ sinh quyển Cù Lao ...c hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương. * HSKT-TT: - Kể tên được một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam. Nhận biết được các loại hình di sản văn hoá phi vật thể của địa phương. - Trình bày được những nét cơ bản của di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở tỉnh Quảng Nam: Nghệ thuật Bài chòi, Múa Tân’ tung Da’dá. 2. Về phẩm chất - Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; - Hình thành ý thức bảo tồn và cách ứng xử phù hợp với di sản văn hóa vật thể. 3. Về năng lực - Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình; trình bày, phản biện, tranh luận về một vấn đề đặt ra trong học tập; - Có năng lực quan sát, ghi nhận và xử lý thông tin; kỹ năng kể hoặc giới thiệu về một trải nghiệm của bản thân; luyện kỹ năng truyền thông. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. Video về Nghệ thuật bòi chòi https://youtube.com/watch?v=KRI8p7ut8zM&feature=shares Video về múa Tân’tung Da’dá. https://youtube.com/watch?v=HT0BzYhamsQ&feature=shares - Một số tư liệu có liên quan về Nghệ thuật bòi chòi , múa Tân’tung Da’dá. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to. - Sưu tầm tư liệu về Nghệ thuật bòi chòi, múa Tân’tung Da’dá. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được về Di sản văn hóa vật thể tỉnh Quảng Nam qua xem video, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV qua xem video để trả lời các câu hỏi. https://youtube.com/watch?v=KRI8p7ut8zM&feature=shares c. Sản phẩm học tập: HS hoạt động, tiếp thu kiến thức và trả lời. d. Tổ chức thực hiện Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): GV chiếu video về Nghệ thuật bòi chòi và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em biết cảm nhận được gì khi xem video trên? Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): Bước 4 (đánh giá): Giáo viên nhận xét và dùng phần trả lời của học sinh để dẫn dắt vào bài mới: Việt Nam có nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Trong đó, Quảng Nam có hai di sản nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn. Với môi trường sinh thái đa dạng cùng bề dày lịch sử, văn hoá, Quảng Nam không chỉ sở hữu nhiều Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mà còn là vùng đất lưu giữ những Di sản văn hoá phi vât thể tượng trưng cho bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân tộc cùng địa bàn cư trú. Trong đó nhiều Di sản văn hoá phi vật thể đã được công nhận là Di sản cấp quốc gia, và Nghệ thuật bòi chòi, múa Tân’tung Da’dá là một trong những số đó. Em đã có được những thông tin gì về hai di sản này? Chúng ta cần làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của những di sản đó? Chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. 1. Vài nét khái quát về di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam - Mục tiêu: Kể tên được một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam. Nhận biết được các loại hình di sản văn hoá phi vật thể của địa phương. * HSKT-TT: Kể tên được một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam. - Tổ chức thực hiện Hoạt động thầy và trò Sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu đọc SGK, khai thác kênh hình - Trả lời câu hỏi: 1. Kể tên một số di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam mà em biết. 2. Di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam tồn tại ở những loại hình nào? Quan sát các hình ảnh sau và cho biết: mỗi hình ảnh đó thể hiện loại hình di sản văn hoá phi vật thể nào ở tỉnh Quảng Nam? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV 1 vài HS để trình bày Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. Giáo viên cho học sinh nhận biết các đặc điểm/ nét đặc trưng của văn hóa vật thể. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Mở rộng: Nhiều di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu cho các vùng miền trong tỉnh như: Hát bả trạo, Nghệ thuật bài chòi, Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được, Múa Tân’tung Da ’dá của người Cơ Tu, Nghề mộc Kim Bồng, Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ Tu - Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ng... sinh có thể làm gì để tham gia vào việc giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc thông qua 1 số câu hỏi gợi mở. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện, bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV cung cấp thêm: - Di sản văn hoá là kết tinh trí tuệ, tình cảm, truyền thống của ông cha ta. - Đó là tài sản vô giá, không thể thay thế được. Di sản văn hoá đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi người. - Chúng ta cần nhận thức đầy đủ giá trị và vai trò của những di sản văn hoá; tổ chức tham quan, tìm hiểu các di sản văn hoá; trân trọng vẻ đẹp và giá trị của các di sản; tuyên truyền nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản; có cách ứng xử phù hợp với di sản; biết cách truyền thông những giá trị của di sản văn hoá phi vật thể đến với cộng đồng. 3. Giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hoá phi vật thể ở Quảng Nam - Để giữ gìn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể ở Quảng Nam nói chung, các di sản văn hóa phi vật thể thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở địa phương nói riêng, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều biện pháp thu hút, huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể. - Các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nhân dân; tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương như: giới thiệu quảng bá và đưa vào giảng dạy trong nhà trường, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng, tổ chức truyền dạy, đào tạo cho thế hệ trẻ về kỹ năng thực hành di sản; duy trì và phát triển hoạt động của các câu lạc bộ, các hội thi, liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian, 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về Di sản văn hóa phi vật thể. * HSKT-TT: - Kể tên được một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam. Nhận biết được các loại hình di sản văn hoá phi vật thể của địa phương. - Trình bày được những nét cơ bản của di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian ở tỉnh Quảng Nam: Nghệ thuật Bài chòi, Múa Tân’ tung Da’dá. b. Tổ chức thực hiện - Giáo viên tổ chức lớp học theo nhóm (5 nhóm), giao nhiệm vụ học tập, định lượng thời gian cho mỗi yêu cầu để các nhóm thực hiện bài tập 1, 2, 3, 4, 5; theo dõi và hỗ trợ (khi nhóm có yêu cầu); hướng dẫn trình bày và đánh giá kết quả. - Phát phiếu học tập để học sinh thực hiện bài tập; tổ chức cho học sinh đánh giá kết quả. Nhóm 1. Trong các hình ảnh trang 26,27 hình ảnh nào là di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Quảng Nam? Nhóm 2. Nêu giá trị của Nghệ thuật Bài chòi trong đời sống của người dân Quảng Nam. Nhóm 3. Em hãy so sánh sự khác nhau giữa điệu múa “Tân’tung” và điệu múa “Da’dá”. Nhóm 4. Em ấn tượng với đặc điểm nào của Nghệ thuật Bài chòi? Vì sao? Nhóm 5. Liệt kê ít nhất 2 hoạt động của chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Nghệ thuật Bài chòi hoặc Múa Tân'tung Da'dá. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thực hiện: + Nhóm lẻ: Bài tập 1 + Nhóm chẵn: Bài tập 2 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV cho HS xem video minh hoạ thêm về các loạ hình văn hoá phi vật thể tỉnh Quảng Nam. Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh - Học bài, hoàn thiện bài tập phần vận dung. - Xem trước chủ đề 4 và sưu tầm tư liệu về: Những xu hướng chính trong phát triển công nghiệp theo ngành ở tỉnh Quảng Nam. Hoàn thành phiếu bài tập về nhà PHIẾU BÀI TẬP VỀ NHÀ Các ngành CN tiêu biểu Em biết gì về ngành này Ngày soạn: 24/2/2024 Ngày dạy: 26/2/2024 Chủ đề 4. NHỮNG XU ... thôn. c. Nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ - Gồm: công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo, điện tử và công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày. Hoạt động 2. 2. Các ngành công nghiệp tiêu biểu - Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát triển một số ngành công nghiệp tiêu biểu trong nhóm ngành công nghiệp định hướng của tỉnh. - Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành 6 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút), hình thức trình bày có thể là bảng nhóm, sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, sli. + Nhóm 1,2: Đọc thông tin mục 2.a. hãy cho biết: 1. Công nghiệp cơ khí ở tỉnh Quảng Nam gồm những nhóm ngành chủ yếu nào? 2. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp cơ khí của tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây. 3. Tại sao ngành công nghiệp cơ khí hiện nay được ưu tiên đẩy mạnh phát triển ở tỉnh Quảng Nam? + Nhóm 3,4: Đọc thông tin mục 2.b. hãy trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh Quảng Nam. Tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được Quảng Nam chủ trương mở rộng phát triển? + Nhóm 5,6: 1. Nêu các nhóm sản phẩm chính của ngành công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Quảng Nam. 2. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam. 3. Tại sao hiện nay Quảng Nam lại chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh, ảnh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV chiếu video minh hoạ * Sản phẩm: 2. Các ngành công nghiệp tiêu biểu a. Công nghiệp cơ khí - Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp và được xem là nền tảng cho động lực phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam. - Công nghiệp cơ khí của tỉnh Quảng Nam được chia làm 2 nhóm ngành: + Nhóm ngành công nghiệp cơ khí sản xuất, lắp ráp ô tô. + Nhóm ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, dệt may, da giày, hóa chất, nông nghiệp công nghệ cao. - Toàn tỉnh có trên 60 dự án về công nghiệp cơ khí từ các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước với tổng số vốn khoảng 29.000 tỷ đồng, được triển khai tại các khu công nghiệp. Ngoài ra còn có hơn 2.000 cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ lẻ hoạt động trong lĩnh vực gia công cơ khí, sản xuất, sửa chửa máy móc dụng cụ nông nghiệp, cơ khí xây dựng và cơ khí phục vụ dân sinh. b. Công nghiệp xản xuất hàng tiêu dùng - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm và đang được định hướng duy trì, mở rộng phát triển ở tỉnh Quảng Nam. - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở tỉnh Quảng Nam bao gồm nhiều ngành khác nhau như dệt may, da giày, nhựa, bao bì, sành - sứ - thủy tinh... - Hiện nay, ngành dệt - may là ngành đóng vai trò chủ đạo trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh Quảng Nam. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Thị trường tiêu thụ hàng dệt - may ngày càng được mở rộng; tập trung chủ yếu ở các thị trường khó tính như châu Âu, Nhật Bản, các nước châu Mỹ, ... c. Công nghiệp hỗ trợ - Công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam tập trung chủ yếu vào hai nhóm sản phẩm chính: + Nhóm sản phẩm hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô bao gồm: khuôn mẫu và gia công cơ khí; linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy; linh kiện công nghiệp, dân dụng; thiết bị cho ngành ô tô... + Nhóm sản phẩm hỗ trợ ngành dệt may của tỉnh bao gồm: vải, sợi, hoàn thiện sản phẩm dệt (bao gồm tẩy, nhuộm vải dệt), hồ vải, chỉ, khuy nút, dây kéo, nhãn mác, in các loại hoa văn lên vải, bao bì giấy, nhựa cho ngành may và kim dệt may. - Hiện nay, Quảng Nam đã chủ động xây dựng, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ. Nhiều dự án đầu tư mới với vốn đầu tư lớn đi vào hoạt động như tập đoàn THACO; nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô CTR Vina; Nhà máy sản xuất vải túi khí của Công ty TNHH Hyosung Quảng Nam (Hàn Quốc). Đã hình thành khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại khu công nghiệp Tam Thăng và dự kiến hình thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ tại khu kinh tế mở Chu Lai. Sự phát triển mạnh của ngành đã góp phần đẩy nhanh sự phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh và của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 3. Hoạt động luyện tập a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. b. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh thực hiện...ố trên địa bàn tỉnh Quảng Nam? Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): Bước 4 (đánh giá): Giáo viên nhận xét và dùng phần trả lời của học sinh về nội dung nếp sống văn hóa, văn minh Quảng Nam để dẫn dắt vào bài mới: Cùng với lịch sử hình thành và phát triển, các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam đã tạo dựng những giá trị văn hóa vừa phong phú, đa dạng vừa đặc sắc, độc đáo, mang đậm dấu ấn vùng đất, con người nơi đây. Tính đa dạng và độc đáo thể hiện ở những ngôi nhà làng truyền thống, những bộ váy áo thổ cẩm - trang sức, những kho tàng văn học dân gian, những làn điệu dân ca, các lễ hội truyền thống... Gắn với lễ hội là giá trị ẩm thực truyền thống của đồng bào, như: xôi, cơm lam, thịt nướng, rượu cần...; nghệ thuật kiến trúc, tạo hình trên nhà mồ, nhà làng truyền thống,... Trong những giá trị truyền thống phong phú ấy, nếp sống văn hóa tạo nên bản sắc rất riêng, là nền tảng để hội nhập, phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Nam. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. 1. Giới thiệu chung về nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam - Mục tiêu: Nêu được 1 số dân tộc thiểu số có số dân đông và định cư lâu đời trên vùng đất tỉnh Quảng Nam. - Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành 8 nhóm. - Thảo luận nhóm (15 phút) theo kĩ thuật Think-pair-share; + Think (Thin)- Suy nghĩ- HS làm việc cá nhân, thời gian 5 phút + Pair (Thai)-Cặp: Sau đó, HS trao đổi cặp đôi (bạn bên cạnh), thời gian 5 phút + Share (Sai)-chia sẻ: HS được mời chia sẻ, GV gọi ngẫu nhiên, HS nêu ý kiến không trùng lặp với ý kiến của HS khác, thời gian 5 phút - Yêu cầu các nhóm đọc SGK, hình ảnh SGK, hoàn thành phiếu học tập: Em hãy kể tên một vài dân tộc thiểu số có dân số đông và định cư lâu đời trên vùng đất tỉnh Quảng Nam? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc thông qua 1 số câu hỏi gợi mở. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện, bổ sung. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. GV bổ sung phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 1. Giới thiệu chung về nếp sống văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam - Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có hơn 25 tộc người định cư sinh sống với tổng số 1 495 812 người; trong đó dân tộc Việt (Kinh) có 1 355 222 người, chiếm 90,6%; các dân tộc thiểu số có 140 590 người, chiếm 9,4% (số liệu thống kê năm 2019), sinh sống chủ yếu ở khu vực miền núi phía tây (chiếm 73,4% diện tích toàn tỉnh). Trong các tộc người thiểu số, có 05 dân tộc dân số đông và có nền văn hoá phát triển nhất, đó là Cơ Tu, Xơ Đăng, Gié-Triêng, Co, Mnông. - Nếp sống văn hoá của các dân tộc thiểu số được hình thành, chọn lọc qua thời gian, trở thành thói quen và biểu hiện qua hành vi, cách ứng xử của con người với tự nhiên và với cộng đồng, xã hội. Mỗi dân tộc tuy có bản sắc riêng nhưng cũng có nhiều điểm chung, tương đồng trong nếp sống, được biểu hiện rõ nhất qua phong tục, tập quán, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, ngôn ngữ, giao tiếp ứng xử, Hoạt động 2. 2. Một số nét tiêu biểu về nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam - Mục tiêu: Trình bày được 1 số phong tục tập quán tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. - Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm (15 phút) - Yêu cầu các nhóm đọc SGK, quan sát hình SGK trả lời câu hỏi, ghi vào giấy khổ to (khăn trải bàn): + Nhóm 1,2: Tập quán định cư, canh tác 1. Tại sao đồng bào dân tộc thiểu số miền núi thường sống tập trung theo làng? 2. Quan sát h 5.3 đến 5.5 và rút ra nhận xét về đặc điểm chung của các ngôi nhà của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. 3. Ngôi nhà chung có ý nghĩa như thế nào với mỗi cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Nam? + Nhóm 3,4: Trang phục, trang sức 1. Trang phục, trang sức truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam có những đặc điểm chung nào? Nêu một vài điểm riêng các dân tộc mà em biết. 2. Vì sao ngày nay nhiều thanh niên người dân tộc thiểu số ít mặc trang phục truyền thống? Nêu suy nghĩ của em về vấn đề này. + Nhóm 5,6: Lễ hội truyền thống 1. Vì sao các dân tộc thiểu số miền núi có nhiều lễ hội? Nêu ý nghĩa của lễ hội. 2. Miêu tả ngắn gọn một lễ hội của dân tộc thiểu số mà em biết ở miền núi Quảng Nam. + Nhóm 7,8: Giao tiếp, ứng xử Những sinh hoạt tại ngôi nhà chung của làng có ý nghĩa như thế nào trong văn hoá giao tiếp, ứng xử chung của cộng đồng? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc ...u một số việc cụ thể sẽ làm để hoàn thiện bài tập. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. b. Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm tại nhà. + Em cùng nhóm bạn trong lớp tìm hiểu và giới thiệu một nếp sống văn hóa truyền thống tiêu biểu ở địa phương mình, đồng thời đề xuất biện pháp để giữ gìn, phát huy nếp sống ấy trong bối cảnh xã hội hiện nay. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS khi HS liên hệ. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. GV giáo dục về việc trân trọng, giữ gìn nếp sống văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam. Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh - Học bài, hoàn thiện bài tập phần vận dung. - Xem trước chủ đề 6 và sưu tầm tư liệu về: Sự đa dạng sinh học về môi trường tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam. + Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về Sự đa dạng sinh học về môi trường tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam. Ngày soạn: 13/4/2024 Ngày dạy: 15/4/2024 Chủ đề 6. SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TỈNH QUẢNG NAM Thời gian thực hiện: 5 tiết I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh 1. Về kiến thức - Nêu được sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam. - Nêu được vai trò của sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam. - Có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam. 2. Về kĩ năng - Nêu được một số hoạt động, việc làm cụ thể để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. - Có khả năng quan sát, nhận biết về vai trò, ý nghĩa, ảnh hưởng của sự đa dạng sinh học đối với môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam. - Có ý thức và hành động thiết thực để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. 3. Về phẩm chất - Học sinh nhận diện được các giá trị, thể hiện tình cảm, niềm tin và trách nhiệm của bản thân để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. - Hình thành ý thức học tập và ứng xử về giữ gìn, phát huy giá trị để bảo vệ sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên của tỉnh Quảng Nam. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Máy tính, tranh ảnh. - Một số tư liệu có liên quan về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - Bảng phụ, giấy A0 khổ to. - Sưu tầm tư liệu về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động mở đầu a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận biết được về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam qua xem tranh, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Tổ chức thực hiện Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): GV chiếu 1 vài bức tranh về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: - Em hãy nhận xét về sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam? Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): Bước 4 (đánh giá): Giáo viên nhận xét và dùng phần trả lời của học sinh về sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên tỉnh Quảng Nam để dẫn dắt vào bài mới: Quảng Nam là một trong số những tỉnh, thành phố có độ đa dạng sinh học cao. Sự đa dạng sinh học có vai trò rất lớn đối với môi trường tự nhiên, phát triển kinh tế và du lịch. Tuy nhiên, độ đa dạng sinh học ở Quảng Nam cần được bảo tồn để duy trì được nguồn tài nguyên sinh vật này. Điều này thể hiện như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1. I. Sự da dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam - Mục tiêu: Nêu được sự đa dạng sinh học ở tỉnh Quảng Nam. - Tổ chức thực hiện Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia lớp thành 8 nhóm. - Thảo luận nhóm (15 phút) theo kĩ thuật Think-pair-share; + Think (Thin)- Suy nghĩ- HS làm việc cá nhân, thời gian 5 phút + Pair (Thai)-Cặp: Sau đó, HS trao đổi cặp đôi (bạn bên cạnh), thời gian 5 phút + Share (Sai)-chia sẻ: HS được mời chia sẻ, GV gọi ngẫu nhiên, HS nêu ý kiến không trùng lặp với ý kiến của HS khác, thời gian 5 phút - Yêu cầu các nhóm đọc SGK, hình ảnh SGK, hoàn thành phiếu học tập: + Nhóm chẵn: Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền: Dựa vào thông tin và hình ảnh ở mục I.1, em hãy nêu sự đa dạng về loài sinh vật ở Quảng Nam. + Nhóm lẻ: Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái ở tỉnh Quảng Nam: Dựa vào thông tin và hình ảnh ở mục I.2, em hãy nêu sự đa dạng về hệ sinh thái ở Quảng Nam. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm đọc SGK và thực hiện yêu cầu
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_giao_duc_dia_phuong_8_quang_nam_nam_hoc_202.docx
- Chủ đề 1.docx
- Chủ đề 2.docx
- Chủ đề 3.docx
- Chủ đề 4.docx
- Chủ đề 5.docx
- Chủ đề 6.docx