Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 7 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp

I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
- Trình bày được quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam.
- Nêu được những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của cư dân - Quảng Nam trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đẩu thế kỉ XVI.
- Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung
- Tự chủ và tự học, hợp tác và giao tiếp.
* Năng lực chuyên biệt
- Học sinh khái quát được những nét chính trong quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam, đặc điểm về thành phần dân cư, các nét văn hoá đặc trưng của Quảng Nam và địa phương.
- Nêu được những nét chính về kinh tế của cư dân Quảng Nam trong giai đoạn từ TK X đến đầu TK XVI, liên hệ tại địa phương về tình hình phát triển kinh tế.
- Nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy văn hoá của địa phương.
pdf 36 trang Cô Giang 13/11/2024 490
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 7 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 7 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp

Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 7 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp
Tuần 1-5 
Tiết 1-5 
Chủ đề 1. QUẢNG NAM TỪ THẾ 
KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI 
NS: 05/9/2023 
ND: 07-28/9/2023 
I. Mục tiêu: 
1/ Kiến thức: 
 - Trình bày được quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam. 
 - Nêu được những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của cư 
dân - Quảng Nam trong giai đoạn từ thế kỉ X đến đẩu thế kỉ XVI. 
 - Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam. 
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung 
- Tự chủ và tự học, hợp tác và giao tiếp. 
* Năng lực chuyên biệt 
 - Học sinh khái quát được những nét chính trong quá trình hình thành danh 
xưng Quảng Nam, đặc điểm về thành phần dân cư, các nét văn hoá đặc trưng của 
Quảng Nam và địa phương. 
 - Nêu được những nét chính về kinh tế của cư dân Quảng Nam trong giai 
đoạn từ TK X đến đầu TK XVI, liên hệ tại địa phương về tình hình phát triển 
kinh tế. 
 - Nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát 
huy văn hoá của địa phương. 
3. Về phẩm chất: 
- Yêu nước: Tự hào dân tộc và biết ơn đối với các bậc cha ông và người dân 
ở Quảng Nam đã đóng góp, hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, 
đất nước. 
- Chăm chỉ: Tích cực học tập và vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân 
để truyền thông công tác đền ơn đáp nghĩa đối với cộng đồng. 
- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động văn hoá ở địa phương và 
giữ gìn, phát huy truyền thống và nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
-Video bài chòi – Đặc sản xứ Quảng 
https://www.youtube.com/watch?v=Q6vWqyGYm70 
- Tranh ảnh, tư liệu về dân cư, văn hoá Quảng Nam 
III. Tiến trình dạy học 
1
1/ Khởi động 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh, kết nối vào bài 
học 
b. Cách thức tổ chức: 
+ GV yêu cầu HS xem đoạn Video bài chòi – Đặc sản xứ Quảng 
https://www.youtube.com/watch?v=Q6vWqyGYm70 
và trả lời câu hỏi: 
- Em có cảm xúc như thế nào khi nghe bài bài chòi trên? 
- Từ câu trả lời của học sinh giáo viên dẫn dắt các em vào bài mới. 
2/ Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của thầy và trò Dự kiến sản phẩm 
Hoạt động 1: Quá trình hình thành 
danh xưng Quảng Nam 
a. Mục tiêu: 
+ Trình bày được quá trình hình thành 
danh xưng Quảng Nam. 
+ Hiểu biết được một số nhân vật lịch sử 
của Quảng Nam. 
b. Tổ chức thực hiện 
GV giới thiệu 
Diễn văn kỉ niệm 550 năm danh xưng 
Quảng Nam (1471 - 2021) của đồng chí 
Phan Việt Cường - uỷ viên Ban Chấp hành 
Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ 
tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam 
có đoạn: “Năm 1471, vua Lê Thánh Tông 
chính thức đặt tên đạo Thừa tuyên Quảng 
Nam [...]. Xứ Quảng có truyền thống văn 
hoá lâu đời, được giao thoa, đan xen, kế 
thừa và hội tụ các nền văn hoá Sa Huỳnh, 
Chăm Pa, Đại Việt trong tiến trình dân tộc 
mở cõi về phương Nam”. 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung phần 1, 
1. Quá trình hình thành danh xưng 
Quảng Nam 
2
quan sát các hình 1.1 và 1.2 và nêu những 
hiểu biết của mình về các nhân vật lịch sử 
trong hai hình trên? 
- HS làm việc cá nhân 
- HS trả lời 
- GV kết luận và mở rộng thêm: 
+ Huyền Trân Công chúa sinh năm 1287, 
mất ngày 9 tháng 1 năm 1340, là công 
chúa đời nhà Trần, Hòa thân công chúa, là 
con gái của Trần Nhân Tông, em gái 
của Trần Anh Tông, chính thê vua Chế 
Mân. Năm 1306, Huyền Trân công chúa 
được gả cho Quốc vương Chiêm 
Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu 
Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên 
Huế đến phía bắc Quảng Trị ngày nay) 
+ Lê Thánh Tông (25/8/1442 – 3/3/1497) 
là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu 
Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ 
năm 1460 đến khi qua đời vào năm 1497, 
là Hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê. 
Thời kỳ của ông đánh dấu sự hưng thịnh 
của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong 
kiến Việt Nam nói chung với tên gọi Hồng 
Đức Thịnh Trị. 
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: 
+ Em hãy nêu những nét chính trong quá 
trình hình thành danh xưng Quảng Nam? 
+ Vì sao ông Lê Tấn Trung được người 
dân Quảng Nam xem là một trong các bậc 
tiền hiền của xứ Quảng? 
- HS trả lời câu hỏi 
- GV kết luận chuyển ý 
- Năm 1306 vua Chăm là Chế Mân đã 
dâng Châu ô, Châu Rí cho Đại Việt 
làm sính lễ đề cưới công chúa Huyền 
Trân. 
- Năm 1471, sau khi bình định xong 
vùng đất phía nam sông Thu Bồn đến 
bắc đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông 
lập thêm đơn vị hành chính thứ 13 của 
nước Đại Việt. Đạo Thừa tuyên Quảng 
Nam ra đời gồm 3 phủ: Thăng Hoa, Tư 
Nghĩa và Hoài Nhơn (Quảng Nam, 
Quảng Ngãi, Bình Định). Danh xưng 
Quảng Nam ra đời từ đây. 
3
Hoạt động 2. Đời sống kinh tế. 
a. Mục tiêu 
Nêu được những nét nổi bật về đời sống 
kinh tế của Quảng Nam trong giai đoạn 
từ TK X đến đầu TK XVI. 
b. Tổ chức thực hiện 
* Làm việc nhóm: 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung phân kiến 
thức mới cùng thông tin GV thu thập 
được và trả lời câu hỏi: 
+ Hãy nêu khái quát những nét nổi bật 
về đời sống kinh tế của Quảng Nam 
trong giai đoạn từ TK X đến đầu TK 
XVI? 
- Các nhóm đọc tài liệu và tìm câu trả 
lời. 
- Đại diện các...đây, 
vùng văn hoá mới, văn hoá Quảng 
Nam từng bước hình thành. 
- Tín ngưỡng thờ cúng tồ tiên, ông bà 
tiếp tục được giữ gìn và phát triền. 
- Văn học dân gian tiếp tục phát triển 
phong phú, đa dạng với nhiều thề loại: 
truyện kể dân gian, tục ngữ, ca dao, hò 
vè,... 
- Nghệ thuật hát bài chòi, hát hò 
khoan, hát tuồng, hát ông tổng, hát bả 
trạo, hát sắc bùa,... được diễn xướng 
trong các dịp lễ hội cầu ngư, lễ hội Bà 
Thu Bồn, lễ Thành hoàng, lễ Kỳ yên 
(cầu an), lễ giỗ Tiền hiền,... 
6
Chơi - đánh - hô - hát là 4 tên gọi để diễn 
tả một loại hình nghệ thuật dân gian: bài 
chòi. Ở Quảng Nam, bài chòi là trò chơi 
dân gian mộc mạc, mang hơi thở cuộc 
sống của cộng đồng dân cư. Và trên hết, 
bài chòi là ký ức văn hóa, lưu giữ bản sắc 
của người dân bản xứ. Với những giá trị 
văn hóa nghệ thuật và sức sống mạnh mẽ 
được cộng đồng cư dân miền Trung gìn 
giữ. 
- Ngoài những thành tựu văn hoá nêu trên 
em hãy kể thêm một vài thành tựu văn hoá 
địa phương mà em biết? 
+ Lễ hội đâm trâu, trang phục truyền thống 
của người Bhnoong 
 IV. Luyện tập, vận dụng: 
1/ Luyện tập: 
a. Mục tiêu : Giúp hs hệ thống kiến thức của chủ đề 1 
b. Tổ chức thực hiện: 
+ Em hãy khái quát những thay đổi về hành chính của vùng đất Quảng Nam từ 
triều đại nhà Trần đến triều Lê sơ. 
Triều đại Những thay đổi hành chính 
Nhà Trần ? 
? ? 
? ? 
+ Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ranh giới phía bắc và phía nam 
của đạo Thừa tuyên Quảng Nam tương ứng với khu vực nào hiện nay? 
+ Dựa vào nội dung bài học, em hãy nêu những đóng góp của cư dân Quảng 
Nam đối với lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI? 
2. Vận dụng: (hoạt động trải nghiệm thực tế) giao về nhà trong tiết trước 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú khi tìm hiểu về Quảng Nam 
Câu hỏi 1: Tìm hiểu một số nghề thủ công truyền thống hoặc các di tích, thành 
tựu văn hoá nghệ thuật của cư dân Quảng Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI 
ở địa phương mà em đang sinh sống? 
Câu hỏi 2: Tìm hiểu nguồn gốc dòng họ của bản thân để biết rõ hơn về nguồn 
gốc của cư dân Quảng Nam? 
7
NGƯỜI DUYỆT 
8
 Tuần 6-11 
Tiết 6 - 1 
Chủ đề 2. HỆ THỐNG SÔNG NGÒI Ở 
TỈNH QUẢNG NAM 
Thời gian thực hiện: 5 tiết 
NS: 06/10/2023 
NG: 10/10-14/11/2023 
 I. MỤC TÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh 
 1. Về kiến thức 
 - Nêu và giải thích sơ lược một số đặc điểm chung của sông ngòi ở tỉnh Quảng 
Nam. 
 - Xác định được trên lược đồ các sông chính của tỉnh. 
 - Trình bày được ảnh hưởng của sông ngòi đối với sản xuất và đời sống ở 
Quảng Nam. 
 - Có ý thức và thực hiện được các hành động phù hợp góp phần bảo vệ tài 
nguyên và môi trường sông suối. 
 2. Về năng lực 
 a. Năng lực Địa lí: 
 + Xác định được các sông chính trên địa phận Quảng Nam dựa vào lược đồ. 
 + Biết sưu tầm, khai thác tư liệu về sông ngòi ở địa phương; trình bày, phản 
biện, tranh luận về một vấn đề đặt ra trong học tập. 
 + Có năng lực quan sát, ghi nhận và xử lý thông tin; kỹ năng giới thiệu về một 
dòng sông, suối ở địa phương. 
 b. Năng lực chung: 
 + Tự chủ, tự học và hợp tác: biết phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong 
nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác, tự đánh giá về 
quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ hợp tác. 
 + Giải quyết vấn đề: biết tự chủ hoặc phối hợp giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ 
học tập được giao. 
 3. Về phẩm chất 
 - Chăm chỉ: tìm hiểu về sông ngòi Quảng Nam. 
 - Trách nhiệm: Có ý thức và hành động góp phần bảo vệ tài nguyên, môi 
trường sông suối. 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 1. Đối với giáo viên 
 - Máy tính, tranh ảnh. 
 - Phiếu học tập. 
 - Lược đồ sông ngòi tỉnh Quảng Nam. 
 - Một số hình ảnh, video về sông, suối và hồ ở Quảng Nam. 
2. Đối với học sinh 
- Bảng phụ, giấy A0 khổ to. 
- Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về sông, suối và hồ ở Quảng Nam. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động mở đầu 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài 
học cần đạt được đó là nhận biết được sông ngòi Quảng Nam với mục tiêu, nhiệm vụ 
học tập của chủ đề, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho 
học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Tổ chức thực hiện 
9
- Giáo viên có thể tổ chức trò chơi “Viết đúng tên sông ở Quảng Nam” theo tổ: 
HS ngồi theo tổ, GV phát mỗi tổ 1 tờ giấy để ghi tên các sông trong tỉnh mà em biết. 
Mỗi thành viên trong tổ ghi tên 1 sông của Quảng Nam mà mình biết rồi lần lượt 
chuyền cho đến người tiếp theo ngồi bên cạnh hoặc phía sau (hoặc nếu không biết thì 
chuyển cho bạn tiếp theo). GV cho đại diện mỗi tổ ghi kết quả lên bảng và tổ chức 
đánh giá kết quả. Đúng 1 tên sông: 10 điểm và công bố kết quả. 
- Sau đó, tiếp tục tổ chức trò chơi “Nghe bài hát đoán tên sông ở Quảng Nam”: 
lần lượt chiếu cho cả lớp xem và nghe 2 video ca nhạc trong lời hát đã làm nhiễu 
hoặc cắt tên bài hát, để HS đoán tên sông trong bài hát. 
 - HS thực hiện yêu cầu của giáo viên. 
- (báo cáo kết quả nhiệm vụ): 
... cấp nước đáp 
ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt 
của người dân; tạo cơ sở để 
phát triển các hoạt động kinh tế: 
nông nghiệp, đánh bắt và nuôi 
thủy sản, công nghiệp, giao 
thông vận tải đường sông, du 
lịch ... 
+ Tiêu cực: Vào mùa mưa, do 
lượng mưa lớn, sông suối ở 
Quảng Nam thường có lũ lụt, 
gây nhiều thiệt hại đối với đời 
sống và sản xuất. 
11
chỉ lược đồ, các nhóm khác phản biện. 
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm 
trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết 
quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính 
xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
* Hoạt động mở rộng: Hướng dẫn HS đọc nội 
dung ‘Em có biết” về hồ ở Quảng Nam, khuyến 
khích các em tìm hiểu về hồ và mối quan hệ giữa 
sông ngòi và các hồ ở Quảng Nam. 
3. Hoạt động luyện tập (Tiết 4) 
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã 
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. 
b. Tổ chức thực hiện 
- GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1,2,3 phần luyện tập trang 10 theo 
nhóm. 
 Câu 1: Dựa vào hình 2.3 và thông tin trong bài học, xác định các sông: Thu 
Bồn, Vu Gia, Tam Kỳ, Trường Giang chảy qua những địa phương (huyện, thị xã, 
thành phố) nào trong tỉnh để điền thông tin vào bảng. 
- Hình thức tổ chức: Cá nhân hoặc nhóm cặp. 
 - GV yêu cầu, hướng dẫn HS dựa vào hình 2.3 và thông tin trong bài học, xác 
định thông tin để điền vào bảng. Sau quá trình làm việc, các cá nhân hoặc nhóm HS 
trình bày kết quả, nhận xét. GV đánh giá, chuẩn xác. 
Sông Địa phương sông chảy qua 
Thu Bồn Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Duy 
Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An. 
Vu Gia Phước Sơn, Nam Giang, Tây Giang, Đông Giang, Đại Lộc, Duy 
Xuyên. 
Tam Kỳ Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi Thành. 
Trường 
Giang 
Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. 
 Câu 2: Quan sát hình trong tài liệu và kết hợp tìm hiểu thực tế, nêu những việc 
làm của người dân địa phương có tác động tích cực và tiêu cực đối với sông ngòi ở 
tỉnh ta. Cần phải làm gì để ngăn ngừa những tác động tiêu cực? 
 Câu 3: Kể tên một số thiên tai liên quan đến sông suối ở Quảng Nam. Theo em, 
mọi người cần phải làm gì để giảm nhẹ thiệt hại do các thiên tai đó gây ra? 
 * Câu 2 và câu 3: 
 + Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm. 
 + Trong tiết học trước, giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
Hướng dẫn HS khai thác Tài liệu; tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh; liên hệ thực 
tế, xem các video về thiên tai liên quan đến sông, suối để trả lời các nội dung có liên 
quan ở câu 2 và câu 3 (có thể viết thành bài trình bày). Học sinh qua tìm hiểu thực tế, 
trao đổi với người thân, sưu tầm tư liệu qua báo chí, thơ ca, ... để thực hiện nhiệm vụ 
học tập ở nhà 
 + Đến tiết trên lớp, giáo viên dành một thời gian nhất định phù hợp cho học 
sinh trong từng nhóm trao đổi kết quả làm việc cá nhân từ đó rà soát, hoàn chỉnh sản 
12
phẩm của nhóm. Sau đó tổ chức cho đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác 
nhận xét, bổ sung. 
 + Giáo viên đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả làm việc của học 
sinh -> chuẩn xác kiến thức và chọn ra nhóm có kết quả tốt nhất (có thể ghi điểm 
thường xuyên cho các thành viên nhóm). 
- Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi 
thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. 
- GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ 
học tập của học sinh. 
4. Hoạt động vận dụng (Tiết 5) 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết 
những vấn đề mới trong học tập. 
b. Tổ chức thực hiện 
Câu 1: Tìm hiểu thực tế và sưu tầm tài liệu, hình ảnh để giới thiệu về một sông 
chính của tỉnh Quảng Nam hoặc một sông, suối ở địa phương em đang sinh sống (Có 
thể bằng bài viết, file trình chiếu, video, ...) 
Câu 2: Lên kế hoạch và tổ chức thực hiện tuyên truyền, vận động mọi người 
tham gia bảo vệ sông, suối ở địa phương em sinh sống. 
HS vận dụng kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nội dung theo yêu cầu 
- Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi 
thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. 
+ GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học 
tập của học sinh. 
 GV cho HS nghe bài hát Con sông Thu Bồn. 
 ? Sau khi nghe bài hát em có suy nghĩ gì? (GV giáo dục cho học sinh). 
Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh 
 - Hoàn thiện bài tập phần vận dung. 
 - Xem trước chủ đề 3 và sưu tầm tư liệu về: Danh lam thắng cảnh ở tỉnh Quảng 
Nam. Chuẩn bị soạn các nội dung sau: 
1. Kể được tên một số danh lam thắng cảnh ở tỉnh Quảng Nam. 
2. Trình bày được những nét cơ bản của danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở tỉnh 
Quảng Nam: Cù Lao Chàm, Hòn Kẽm Đá Dừng và Hồ Phú Ninh. 
3. Nêu được một số hoạt động của chính qu...n,
tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố
Hội An gần 20 km.
- Cụm đảo Cù Lao Chàm có diện tích
khoảng 15 km2
- Cù Lao Chàm có nhiều di tích văn
hoá lịch sử gắn với sự hình thành và 
phát triền của đô thị thương cảng Hội 
An. Tại đây, còn có nhiều di tích 
thuộc các nền văn hoáSa Huỳnh, 
Chăm-pa, Đại Việt với các công trình 
kiến trúc cồ của người Chăm và người 
Việt như: giếng cồ của người Chăm, 
chùa Hải Tạng, miếu Tồ nghề Yến,... 
Cảnh quan thiên nhiên ở Cù Lao 
17
- HS thảo luận nhóm đôi, quan sát SGK và trả lời
câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV mời đại diện HS trình bày:
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được 
để đúc kết thành kiến thức của bài học 
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra
kết luận. 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, trả lời câu
hỏi: 
+ Hãy xác định vị trí địa lí của Hòn Kẽm Đá Dừng
và chỉ ra những nét đặc sắc của danh thắng này ? 
+ Nêu giá trị văn hoá của vùng đất có danh thắng
Hòn Kẽm Đá Dừng ? 
- HS thảo luận, đọc thông tin SGK, quan sát hình
SGK và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV giúp HS tóm tắt những thông tin vừa tìm được 
để đúc kết thành kiến thức của bài học. 
Chàm còn giữ được nét hoang sơ với 
những khu rừng nguyên sinh; những 
bãi cát dài trắng mịn, làn nước trong 
vắt như: Bãi xếp, Bãi Ồng, Bãi 
Chồng, Bãi Làng, Bãi Hương. 
- Nơi đây còn có hệ động, thực vật
phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản 
và nguồn tài nguyên yến sào. 
=> Năm 2009, Cù Lao Chàm được 
UNESCO công nhận là Khu dự trữ 
sinh quyền thế giới. 
b) Hòn Kẽm Đá Dừng.
- Hòn Kẽm Đá Dừng nằm ở thượng
nguồn sông Thu Bồn (giữa hai huyện 
Hiệp Đức và Nông Sơn), thuộc xã 
Hiệp Hoà, huyện Hiệp Đức, tỉnh 
Quảng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 
khoảng 100 km về phía tây bắc. 
- Nơi đây có hai vách núi đá cao hơn
500m nằm ở hai bên sông Thu Bồn. 
- Hòn Kẽm Đá Dừng không chỉ sở
hữu phong cảnh non nước hữu tình 
mà còn chứa đựng rất nhiều giá trị văn 
hoá đặc sắc. 
18
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra
kết luận: 
- GV chuyển sang nội dung mới.
c) Hồ Phú Ninh.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (nhóm) thảo luận
trong thời gian 5 phút: 
+ Nhóm 1,2 : Em hãy xác định vị trí địa lí của Hồ
Phú Ninh và cho biết nguồn gốc hình thành của 
danh thắng này. 
+ Nhóm 3,4 : Theo em, những nét đặc sắc nào để
Hồ Phú Ninh được xem là khu du lịch sinh thái lí 
tưởng? 
- Các nhóm thảo luận theo nội dung đã phân công.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra
kết luận: 
- GV chuyển sang nội dung mới.
c) Hồ Phú Ninh.
- Hồ Phú Ninh nằm cách thành phố
Tam Kỳ khoảng 7 km về phía tây, 
thuộc địa phận hal huyện Phú Ninh, 
Núi Thành và thành phố Tam Kỳ, tỉnh 
Quảng Nam. 
- Hồ Phú Ninh là công trình đại thuỷ
nông, được xây dựng và hoàn thành 
trong thời gian gần 10 năm (3/1977 - 
3/1986). 
- Ngoài các ưu thế đề phát triền thuỷ
lợi, thuỷ sản, nông, lâm nghiệp, cung 
cấp nước sinh hoạt, Hồ Phú Ninh còn 
là một khu du lịch sinh thái lí tưởng. 
Hồ Phú Ninh được mệnh danh là “hòn 
ngọc xanh” của miền Trung. 
- Không chỉ là nơi có cảnh quan thiên
nhiên đặc sắc, với bầu không khí 
trong lành, Hồ Phú Ninh còn là nơi có 
nguồn nước khoáng thiên nhiên chứa 
hàm lượng khoáng chất và dinh 
dưỡng cao. 
- Năm 2009, Hồ Phú Ninh được Bộ
Văn hoá - Thề thao và Du lịch công 
nhận là Danh thắng cấp quốc gia. 
Tiết 3 
Hoạt động 3: Giữ gìn và phát huy giá trị của danh lam thẳng cành ở tỉnh Quảng 
Nam 
a. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động của chính quyển, nhân dân tỉnh Quảng Nam đã thực hiện
19
để giữ gìn và phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh ở địa phương. 
- Thực hiện được những việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phẩn giữ gìn và phát
huy giá trị của danh lam thắng cảnh.
b. Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4HS/nhóm) thảo
luận theo kĩ thuật khăn trải bàn : 
+ Em hãy nêu những việc làm góp phần giữ gìn và
phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh ở tỉnh 
Quảng Nam dược nói đến trong các đoạn thông tin 
trên. 
+ Em cần làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ và
phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh ở địa 
phương? 
- HS ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa. Tập trung
vào câu hỏi đặt ra. Viết vào ô mang số của bạn câu 
trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề...). Mỗi hs 
làm việc độc lập trong khoảng 3 phút. Kết thúc thời 
gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo 
luận và thống nhất các câu trả lời. Viết những ý kiến 
chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn 
(giấy A0). 
3. Giữ gìn và phát huy giá trị của
danh lam thẳng cành ở tỉnh Quảng 
Nam 
- Để tiếp tục giữ gìn và phát hu...iệp, thuỷ sản hàng hoá tiêu biểu ở tỉnh Quảng Nam với mục tiêu, nhiệm 
vụ học tập của chủ đề: Nông nghiệp là ngành kinh tế ra đời sớm nhất của xã hội loài người, 
so với trước đây nông nghiệp tỉnh Quảng Nam có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Trên địa 
bàn tỉnh đã hình thành các mô hình sản xuất theo nhiều xu hướng mới góp phần làm cho 
nông nghiệp tỉnh Quảng Nam trở nên tiên tiến hiện đại và hiệu quả hơn. Vậy, những xu 
hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam là giif, chúng ta cùng 
tìm hiểu trong chủ đề hôm nay. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Tiết 1,2 
Hoạt động 1: 1. Một số xu hướng phát triển triển vọng trong nông nghiệp ở tỉnh 
Quảng Nam 
- Mục tiêu: Nêu được một số xu hướng triển vọng trong phát triển nông nghiệp ở 
tỉnh Quảng Nam. 
- Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 
4.1; 4.2; 4.3, đọc mục em có biết trong bài thực hiện nhiệm 
vụ học tập: 
+ Nêu một số xu hướng triển vọng trong phát triển nông 
nghiệp ở tỉnh Quảng Nam. 
+ Tại sao hiện nay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, 
nông nghiệp hữu cơ đang trở thành xu thế tất yếu? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc SGK, quan sát tranh, ảnh và thực hiện yêu cầu. GV 
khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực 
hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ. GV có thể định 
hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Học sinh trình bày, lớp nhận xét. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực 
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến 
thức đã hình thành cho học sinh. 
- Phát triển nông nghiệp 
hàng hoá: Hình thành 
nhiều vùng sản xuất tập 
trung quy mô lớn, liên kết, 
hợp tác 
- Phát triển nông nghiệp 
công nghệ cao. 
- Phát triển nông nghiệp 
hữu cơ. 
24
Tiết 3,4 
Hoạt động 2. 2. Sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá tiêu biểu 
- Mục tiêu: Trình bày được một số sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 
hàng hoá tiêu biểu ở tỉnh Quảng Nam. 
- Tổ chức thực hiện 
 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia lớp thành 6 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút) 
 + Nhóm 1,2: Trình bày sự hiểu biết của em về sản xuất Sâm Ngọc Linh. Vì 
sao hiện nay Sâm Ngọc Linh được xem là cây tạo ra giá trị kinh tế bền vững cho đồng bào 
1 số huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam? 
 + Nhóm 3,4: Trình bày sự hiểu biết của em về nuôi tôm công nghệ cao. Tại 
sao việc nuôi tôm công nghệ cao hiện nay được xem là hướng đi mới trong nuôi trồng 
thuỷ sản ở tỉnh ta? 
 + Nhóm 5,6: Trình bày sự hiểu biết của em về nuôi bò 3B. Tại sao tỉnh Quảng 
Nam lựa chọn giống bò 3B để phát triển ngành chăn nuôi và phát triển kinh tế nông 
nghiệp? 
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh, ảnh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích 
học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ 
các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến 
thức. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày, các nhóm khác phản biện. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học 
tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
GV chiếu video về Lễ hội Sâm Ngọc Linh huyện Nam Trà My. 
* Sản phẩm: 
2. Sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá tiêu biểu 
a. Sản xuất Sâm Ngọc Linh 
- Được quy hoạch phát triển ở 7 xã của huyện Nam Trà My. 
- Khuyến khích phong trào trồng Sâm trong nhân dân, kêu gọi các tổ chức doanh 
nghiệp đầu tư nghiên cứu sản xuất, chế biến. Giúp người dân từng bước thoát nghèo và 
vươn lên làm giàu. 
- Khai thác giá trị Sâm Ngọc Linh theo hướng công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm và 
du lịch. Là bước đi đột phá tạo động lực để phát triển KT-XH của tỉnh tăng trưởng mạnh 
trong thời gian đến. 
b. Nuôi tôm công nghệ cao 
- Phát triển mạnh ở ven các xã vùng Đông. 
- Giúp người nuôi kiểm soát được các khâu nuôi, cho ra con tôm an toàn, sạch bệnh 
và đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. 
25
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo về được môi trường, bảo về nguồn nước. 
c. Nuôi bò 3B 
- Chăn nuôi bò theo hướng hàng hoá ngày càng phát triển, là hướng đi làm giàu mới 
cho ngành chăn nuôi tỉnh ta. 
- Tăng năng xuất và giảm chi phí, mang lại hiệu quả cao. 
- Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư nuôi bò 
3B quy mô lớn, chủ yếu là quy mô nhỏ và một số ít hợp tác xã. 
3. Hoạt động luyện tập (Tiết 5) 
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được 
lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. 
b. Tổ chức thực hiệ...p tác với nhau khi 
thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo 
dõi, hỗ trợ. GV có thể định hướng thêm bằng 
1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức. 
- HS trả lời, Hs khác khác phản biện. 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. GV 
bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết 
quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành 
cho học sinh. 
- Gia đình văn hoá là gia đình hoà thuận, 
hạnh phúc, tiến bộ; thực hiện tốt nghĩa vụ 
công dân; tích cực tham gia các phong 
trào thi đua của địa phương nơi cư trú; tổ 
chức lao động sản xuất kinh doanh, công 
tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và 
hiệu quả. 
- Dòng họ văn hoá là dòng họ được xây 
dựng dựa trên những hành vi văn hoá 
mang tính kế thừa và chọn lọc thông qua 
các giá trị truyền thống lâu đời 
- Ở Quảng Nam có nhiều dòng họ văn hoá 
tiêu biểu lưu truyền từ đời này sang đời 
khác tạo nên sắc thái văn hoá riêng 
Hoạt động 2. 2. Phong trào xây dựng gia đình văn hoá, dòng họ văn hoá trên 
địa bàn tỉnh Quảng Nam (Tiết 2) 
a. Mục tiêu: Nêu được một số nét đẹp tiêu biểu của nếp sống văn hoá trong gia đình, 
dòng họ và phong trào xây dựng gia đình văn hoá, dòng họ văn hoá ở tỉnh Quảng Nam. 
Biết được một số gia đình, dòng họ văn hoá tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 
b. Tổ chức thực hiện 
29
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản 
phẩm 
- GV chiếu lại video về truyền thống hiếu học của gia đình ông Võ Tường Quang 
và tộc Võ Đăng tại địa chỉ: 
http//www.hoikhuyenhoc.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=4892 
- Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ, quan sát tranh ảnh mục 2. 
- Chia lớp thành 8 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút) 
+ Nhóm 1,2: Cách dạy con của gia đình ông Võ Tường như thế nào? Em thấy 
có gì đặc biệt? 
+ Nhóm 3,4: Gia đình ông Võ Tường và tộc Võ Đăng đã thể hiện những nét đẹp 
nào trong việc hình thành nếp sống văn hoá trong gia đình, dòng họ? 
+ Nhóm 5,6: Em biết ở tỉnh Quảng Nam có những gia đình, dòng họ văn hoá 
tiêu biểu nào? 
+ Nhóm 7,8: Trình bày một số hoạt động nhằm xây dựng gia đình văn hoá, dòng 
họ văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 
Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học 
sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ 
trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan 
để tìm ra kiến thức. 
- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày kết hợp chỉ lược đồ, các nhóm khác 
phản biện. 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học 
tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Hoạt động 3. 3. Giữ gìn và phát huy nếp sống văn hoá, dòng họ văn hoá trong 
gia đình và dòng họ ở tỉnh Quảng Nam (tiết 3) 
a. Mục tiêu: Trình bày được trách nhiệm của bản thân để gìn giữ, phát huy và xây 
dựng nếp sống văn hoá trong gia đình, dòng họ; trân trọng, tự hào về nét đẹp văn hoá 
truyền thống gia đình, dòng họ ở tỉnh Quảng Nam. 
b. Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm 
- Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ, quan sát tranh ảnh 
mục 3. 
- Trả lời câu hỏi: Từ việc quan sát các tranh ảnh, em 
hãy nêu 1 số việc làm cụ thể để góp phần gìn giữ gìn 
giữ, phát huy và xây dựng nếp sống văn hoá trong gia 
đình, dòng họ văn hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 
- HS đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. 
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực 
khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ. 
- Gìn giữ những nét đặc trưng 
trong văn hoá ứng xử, giao tiếp 
của người Quảng, có lối sống 
trong sạch, giản dị, lương thiện, 
không làm tổn hại đến thanh danh 
của gia đình, dòng họ. 
- Tích cực lao động, rèn luyện, tu 
dưỡng góp phần giữ gìn nền nếp 
gia phong và xây dựng gia đình, 
dòng họ ngày càng phát triển. 
30
GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên 
quan để tìm ra kiến thức. 
- HS báo báo, nhận xét 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm 
trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết 
quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính 
xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- Bảo tồn và làm phong phú hơn 
những nét đẹp văn hoá của vùng 
đất mở Quảng Nam, nơi giao thoa 
giữa 2 miền Nam Bắc. 
3. Hoạt động luyện tập (tiết 4) 
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được 
lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. 
b. Tổ chức thực hiện 
- GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1,2,3,4 phần luyện tập trang 39 theo nhóm. 
- Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực 
khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. 
- GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
của học sinh. 
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội đ...i trường ở tỉnh Quảng
33
Nam. 
+ Có ý thức và hành động phù hợp để góp phần bảo vệ môi trường.
b. Tổ chức thực hiện
- Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ mục 2,3,4, quan sát tranh ảnh mục 2,3,4.
- Chia lớp thành 6 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút). Hình thức báo cáo có thể theo
bảng thuyết trình, cây vấn đề, sơ đồ tư duy 
+ Nhóm 1,2: Trình bày nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường đất ở tỉnh
Quảng Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường đất ở tỉnh Quảng 
Nam. 
+ Nhóm 3,4: Trình bày nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường nước ở tỉnh
Quảng Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường nước ở tỉnh Quảng 
Nam. 
+ Nhóm 5,6: Trình bày nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí ở
tỉnh Quảng Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường không khí ở 
tỉnh Quảng Nam. 
- Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học
sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các 
nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến 
thức. 
- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày kết hợp chỉ lược đồ, các nhóm khác phản
biện. 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
* Sản phẩm
1. Môi trường đất
a. Nguyên nhân
- Do yếu tố tự nhiên: Chịu tác động của thiên tai làm cho đất bị xoá mòn, suy thoái
và ô nhiễm. 
- Do hoạt động của con người: Thải rác thải, hoá chất độc hại; hành vi thiếu ý
thức của 1 số người dân 
b. Hậu quả
- Đất bị khô hạn, nhiễm phèn, nhiễm mặn.
- Thu hẹp diện tích, giảm năng xuất.
- Ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến mĩ quan đô thị, sức khoẻ đời sống của con người và
các sinh vật khác. 
c. Một số biện pháp phòng chống
- Thực hiện phân loại rác, thu gom, xử lý rác thải đúng cách
- Hạn chế các chất thải nhựa, túi nilông.
- Không chôn bất kỳ các loại chất thải nguy hại nào vào đất.
34
- Hạn chế và sử dụng hợp lý, đúng kĩ thuật thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá
học. 
- Phát triển trồng cây theo mô hình nông nghiệp sạch
2. Môi trường nước
a. Nguyên nhân
- Do yếu tố tự nhiên: Chịu tác động của thiên tai làm cho nguồn nước ô nhiễm.
- Do hoạt động của con người: Thải rác thải, hoá chất độc hại gây ô nhiễm
nguồn nước; hành vi thiếu ý thức của 1 số người dân 
b. Hậu quả
- Thiếu nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và đời sống người dân.
- Gây ra nhiều loại bệnh tật cho con người.
- Ảnh hưởng lớn đến sinh vật dưới nước và mất cân bằng sinh thái.
c. Một số biện pháp phòng chống
- Thu gom, xử lý rác thải đúng cách.
- Nạo vét, khơi thông kênh mương, cỗng rãnh thường xuyên.
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường.
- Tích cực tham gia các chương trình ra quân về vệ sinh môi trường
- Tuyên truyền người dân, khách du lịch không bỏ rác thải bừa bãi
3. Môi trường không khí
a. Nguyên nhân
- Khói bụi của các hoạt động vận chuyển, xây dựng công trình, khí thải từ nhà máy
ở các khu công nghiệp 
- Cháy rừng gây suy giảm chất lượng môi trường không khí.
b. Hậu quả
- Ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ người dân.
- Gây ra 1 số bệnh về đường hô hấp
c. Một số biện pháp phòng chống
- Thu gom, xử lý phế liệu; che chắn nhà xưởng, các công trình xây dựng.
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc những phương tiện thân thiện
với môi trường (xe buýt, xe đạp). 
- Tham gia tích cực phong trào trồng cây xanh, bảo vệ môi trường.
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng.
3. Hoạt động luyện tập (Tiết 4)
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được
lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. 
b. Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1,2,3 phần luyện tập trang 50 theo nhóm.
- Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực
khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. 
- GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
35
của học sinh. 
4. Hoạt động vận dụng (Tiết 5)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập. 
b. Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập 1,2,3 phần vận dụng trang 51 theo nhóm.
- HS vận dụng kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nội dung theo yêu cầu
- Các nhóm thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực
khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm. 
- GV chọn 1 nhóm để trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh. 
Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh 
- Hoàn thiện tiếp bài tập phần vận dung.
- Sưu tầm một số hình ảnh, video về Phòng chống ô nhiễm môi trường ở tỉnh
Quảng Nam. 
- 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_giao_duc_dia_phuong_7_quang_nam_nam_hoc_202.pdf
  • pdfChủ đề 1.pdf
  • pdfChủ đề 2.pdf
  • pdfChủ đề 3.pdf
  • pdfChủ đề 4.pdf
  • pdfChủ đề 5.pdf
  • pdfChủ đề 6.pdf