Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 8 Sách CTST - Năm học 2023-2024
1. Yêu cầu cần đạt
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Nhận biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng
tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Thực hiện được những làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham
gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành
nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham
gia các hoạt động giáo dục công dân.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vị, việc làm của bản thân và
những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số truyền thống
của dân tộc Việt Nam, các giá trị của truyền thống dân tộc và kể tên được những biểu hiện của lòng
tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Nhận biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng
tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Thực hiện được những làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham
gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành
nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham
gia các hoạt động giáo dục công dân.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vị, việc làm của bản thân và
những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số truyền thống
của dân tộc Việt Nam, các giá trị của truyền thống dân tộc và kể tên được những biểu hiện của lòng
tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 8 Sách CTST - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 8 Sách CTST - Năm học 2023-2024
Tuần 1,2,3 NS: /9 /20.......Tiết 1,2,3 ND: / 9/20....... BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Yêu cầu cần đạt Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Nhận biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam. - Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. - Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. - Thực hiện được những làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân. b. Năng lực đặc thù - Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vị, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. - Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam, các giá trị của truyền thống dân tộc và kể tên được những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. 3. Phẩm chất Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, thể hiện qua niềm tự hào về truyền thống và những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc Việt Nam, sống có trách nhiệm, phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SHS, SGV, KHBD Giáo dục công dân 8. - Thiết bị dạy học: + Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0. + Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện nội dung về tự hào truyền thống dân tộc như các nhân vật lịch sử, sự tương thân tương ái, các phong tục tập quán,... 2. Đối với học sinh - SHS, SBT Giáo dục công dân 8. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a.Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về các truyền thống của dân tộc Việt Nam. 1 b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tham gia cá nhân, quan sát tranh SHS tr.5 và thực hiện yêu cầu: Em hãy ghép các chữ cái cùng nhóm màu thành những từ có ý nghĩa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - GV gia hạn thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 2-3 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho HS thời gian quan sát tranh và hoàn thành nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS nêu câu trả lời những từ mà HS ghép được. Ví dụ: + Nhóm chữ cái màu vàng: HIẾU HỌC. + Nhóm chữ cái màu tím: HIẾU THẢO. + Nhóm chữ cái màu hồng: YÊU NƯỚC. - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và công bố HS nào ghép được nhiều từ đúng và nhanh nhất chiến thắng. - GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô cùng quý báu được tổ tiên, ông cha tạo dựng, lưu truyền từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Là người con đất Việt, chúng ta luôn tự hào, quyết tâm giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc để xứng danh là con cháu Lạc Hồng. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bà1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Nhiệm vụ 1: Đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu a. Mục tiêu: HS nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. b. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh chia nhóm (nhóm đôi) - GV yêu cầu HS đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh trong SHS tr.6 và thực hiện yêu cầu: Em hãy chỉ ra những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và các hình ảnh trên. Hãy nêu giá trị của những truyền thống đó. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Hãy nêu những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà 2 em biết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh SHS tr.6 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về những truyền thống của dân tộc Việt Nam theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi: Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và hình ảnh: Uống nước nhớ nguồn, Đánh giặc, Hiếu học, Nhân nghĩa, Thương người, Y...g thân tương ái,.. - Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã: + Ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. + Góp phần tôi luyện thêm những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. + Là nguồn sức mạnh nội sinh để các người Việt Nam xây 4 tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. b) Bắt chước theo thần tượng trong phim ảnh, mạng xã hội,... thiếu sự chọn lọc. c) Chê bai những người mặc trang phục truyền thống là không phù hợp. d) Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, văn hoá ẩm thực của dân tộc Việt Nam. e) Tam gia chương trình văn nghệ về chủ đề quê hương, đất nước, con người Việt Nam. 5. Em hãy viết đoạn văn bày tỏ lòng tự hào của bản thân đối với một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và đề xuất những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống đó trong thời kì hội nhập, phát triển. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài tập 1,2,3,4 SHS tr.8,9 và trả lời câu hỏi. - Đối với hoạt động dự án yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập nộp lại vào tiết học sau. - HS rút ra kết luận về những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm, cá nhân báo cáo kết quả - GV tổng hợp ý kiến lên bảng - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. dựng và phát triển bền vững đất nước. * Để giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, mỗi chúng ta cần: + Tích cực tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Tôn trọng sự đa dạng văn hóa của các vùng miền, dân tộc. + Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước,... về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. + Bài trừ, phê phán những hủ tục, phong tục lạc hậu. + Hăng hái tham gia các hoạt động thiện nguyện, hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do nhà trường, địa phương tổ chức. + Phê phán việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng. 3. Tiếng Việt là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, vì: - Tiếng Việt là thành quả của sự sáng tạo của cha ông ta; - Tiếng Việt được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc Việt Nam, được người Việt gìn giữ và trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. * Bản thân em đã giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như - Suy nghĩ: việc một số bạn trẻ hiện nay thích dùng ngôn ngữ “chat”, viết tắt tuỳ ý, biến âm một cách cảm tính, sai chính tả,... sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Em không đồng tình với hành động này. - Những việc bản thân em đã làm để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt: + Nói và viết đúng chuẩn mực về phát âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. + Phê phán những hành vi: “pha tiếng” nước ngoài khi giao tiếp; lạm dụng “tiếng lóng”, ngôn ngữ “chat” trong giao tiếp, 4. Những việc làm thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc là: + Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. + Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam. + Tham gia chương trình văn nghệ về chủ đề quê hương, đất nước, con người Việt Nam. - Vì: những việc làm này xuất phát từ sự trân trọng, hãnh diện về những giá trị truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ người Việt Nam đã sáng tạo, tích lũy và trao truyền lại. 5 4. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng a. Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút Em hãy làm việc nhóm để xây dựng kế hoạch và thực hiện hành động cụ thể nhằm giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam (truyền thống hiếu học, yêu nước, hiếu thảo,...). + Hoạt động dự án (theo nhóm): Em hãy tuyên truyền, quảng bá về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bằng những sản phẩm như: báo tường, đoạn phim ngắn, âm nhạc, ca dao, tục ngữ,... Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm. - Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo. - Đối với hoạt động dự án học sinh trình bày trong tiết sau - Hướng dẫn HS cách trình bày... lịch trong hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về biểu tượng đó. - GV gia hạn thời gian hoàn thành nhiệm vụ cho các nhóm là 2 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 8 - HS vận dụng hiểu biết của mình, quan sát hình ảnh, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày ý kiến: + Hình 1: Tháp Eiffel ở Pari, Pháp. Đây là công trình kiến trúc bằng thép trên công viên Champ- de-Mars, cạnh sông Seine. Tháo giữ vững vị trí là công trình cao nhất thế giới trong suốt hơn 40 năm qua, thu hút khách du lịch quốc tế và là nơi đặt trạm phát sóng truyền thanh cho Paris. + Hình 2: Nữ thần tự do ở New York, Hoa Kỳ. Đây là biểu tượng lừng danh của nước Mỹ. Tượng có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia là một tấm đá phiến có khắc ngày độc lập của Mỹ. + Hình 3: Nhà hát Opera Sydney ở Úc. Đây là biểu tượng nổi tiếng thế giới và sẽ gia nhập “kỉ nguyên kĩ thuật số” bằng nền tảng dịch vụ riêng, phát sóng các chương trình biểu diễn ghi hình hoặc trực tiếp. + Hình 4: Đền Angkor Wat ở Campuchia. Đây là quần thể đền và di tích tôn giáo lớn nhất của thế giới, rộng tới 162,6 hecta, được xây dựng từ thế kỉ XII. - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và công bố nhóm nào thắng cuộc. - GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là điều rất cần thiết đối với mỗi quốc gia. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới không chỉ là biểu hiện của văn minh mà còn tạo cơ hội học hỏi, tiếp thu những mặt tích cực, từ đó, tạo nên sức mạnh liên kết văn hóa toàn cầu vì mục tiêu xây dựng thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Nhiêm vụ 1: Tìm những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới a. Mục tiêu: HS biết được biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 2 HS đọc thông tin 1, 2 SHS tr.11. 9 - GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu thực hiện các yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích gì? + Nhóm 3, 4: Ngày Quốc tế Khoan dung ra đời nhằm mục đích gì? + Nhóm 5, 6: Sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới để thể hiện như thế nào trong thông tin trên? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận biểu hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS tr.11, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi: + Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu; phát huy được bản sắc của dân tộc mình và mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác. + Ngày Quốc tế Khoan dung: nhằm mục đích tôn trọng sự đa dạng, phong phú của các nền văn hóa trên thế giới, thừa nhận các quyền con người phổ biến và các quyền tự do cơ bản của con người. + Sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới để thể hiện: Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình,... - GV rút ra kết luận biểu hiện của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. 1. Những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới: + Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình,... + Mỗi nền văn hóa có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, phương thức sinh hoạt, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,... * Nhiệm vụ 2: Tìm những biểu hiện khác nhau của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới: a. Mục tiêu: HS kể được một số biểu hiện khác nhau của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV...hành tựu của các dân tộc, các nền văn hoá khác trên thế giới,... – Học sinh cần phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá một cách phù hợp. 3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học. b. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bài tập 1 - Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: mỗi dân tộc đều có 12 - GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân bài tập 1,2,4 * Bài tập 3: Chia lớp thành 2 đội (mỗi đội cữ 1 bạn đại diện lên thuyết trình trước lớp) thời gian mỗi bạn 2 phút - GV yêu cầu HS đọc làm bài tập 1,2,4 trong SHS tr.14,15,16 và trả lời câu hỏi theo yêu cầu: 1. Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau: a) Tiếp thu văn hoá của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc mình. b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng. c) Không có nền văn hoá lớn và nền văn hoá nhỏ, chỉ có các nền văn hoá khác nhau. d) Đoàn kết, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là một trong những việc làm để chống lại phân biệt chủng tộc. e) Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời. 2. - Em hãy nêu suy nghĩ về việc làm của hai bạn trong trường hợp trên. – Em hãy nêu một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. 3. Dựa vào thông tin sau, em hãy thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc, các nền văn hoá trên thế giới 4. Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi Tình huống 1. – Em có nhận xét gì về quyết định từ chối nhận người của Công ti A? – Nếu là anh B, em sẽ xử lí như thế nào? Tình huống 2. – Em có đồng tình với hành động của bạn M không? Vì sao? – Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên những cái hay, cái đẹp để chúng ta học hỏi. Việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác sẽ giúp chúng ta bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình. - Ý kiến b) Đồng tình. Vì: các dân tộc trên thế giới tuy có sự khác biệt nhất định về: màu da, ngoại hình, văn hóa, song đều bình đẳng với nhau. - Ý kiến c) Đồng tình. Vì: ở một vùng nói riêng và trên thế giới nói chung, có sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa và cách biểu đạt văn hóa, Mỗi nền văn hóa ấy lại có những nét đặc trưng, nét đẹp riêng đáng để chúng ta tiếp thu, học hỏi. - Ý kiến d) Đồng tình. Một trong những việc làm để chống lại phân biệt chủng tộc chính là: sự đoàn kết, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, Ngoài ra, chúng ta cũng cần tinh thần dũng cảm, sự bao dung và lòng yêu thương con người, - Ý kiến e) Không đồng tình. Vì: việc sử dụng pha trộn, lạm dụng nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp sẽ làm mất đi nét đẹp, sự trong sáng của ngôn ngữ; đồng thời, cũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với ngôn ngữ bản địa. Nhận xét: việc làm của hai bạn Y và K trong trường hợp trên đã cho thấy: hai bạn có tinh thần ham học hỏi và có thái độ tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. Bài tập 2 Biểu hiện của đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới trong trường hợp trên: + Giữa các chủng người có sự khác biệt khá lớn về hình dáng bên ngoài, như: màu da, màu mắt, kiểu tóc,... + Mỗi nền văn hóa đều gắn với những phong tục, tập quán,... khác nhau. Cùng một hành động, cử chỉ nhưng giữa các nền văn hóa này lại có ý nghĩa khác nhau.. Bài tập 3 - Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng: + Giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu; + Phát huy được bản sắc của dân tộc mình và mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác. Bài tập 4 * Tình huống 1: - Nhận xét: quyết định từ chối nhận người châu Á vào làm việc của công ty A là hành động không đúng, thể hiện sự phân biệt chủng tộc và văn hóa. - Nếu là anh B, em sẽ: + Viết thư/ email gửi tới bộ phận tuyển dụng để bày tỏ 13 bạn M như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài tập 1,2,3,4 SHS tr.15,16 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, gợi ý Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm, cá nhân báo cáo kết quả - GV tổng hợp ý kiến lên bảng - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. quan điểm bản thân về hành động phân biệt đối xử của công ty. + Chứng minh năng lực của bản thân thông qua những hành động phù hợp. * Tình huống 2: - Em không đồng tình với hành động của bạn M, vì: + Mỗi quốc gia, dân tộc có những đặc trưng văn hóa riêng biệt. Ví dụ: người Ấn Độ dùng tay bốc đồ ăn vì họ cho rằng: đồ ăn thức uống mà họ có được là do đáng tối cao ban cho, nên phải đón lấy bằng tay trần một cách thành kính. + Hành động của M đã cho thấy, M chưa biết tôn trọng sự đa dạng dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. - Nếu là b...anh Páo căng thẳng, bác Sơn nhẹ nhàng động viên 15 Bác Sơn: Còn nhiều việc phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của cháu mà. Mình cứ kiên nhẫn tìm kiếm nhất định sẽ tìm được việc làm như ý cháu ạ! Người dẫn truyện (đọc): Nói rồi bác Sơn lại tiếp tục với công việc chăm sóc cây của mình, vừa làm, chị vừa thầm nghĩ: “Khổ thân, từ ngày Páo xuống đây ở trọ tại nhà mình, mình thấy nó cũng là người chăm chỉ, thật thà. Từ bản làng nghèo ở vùng biên giới, xuống đất Hà Nội này lập nghiệp, vậy mà, Mà kể cũng lạ, thời đại nào rồi mà vẫn có công ty phân biệt đối xử giữa người dân tộc đa số với dân tộc thiểu số. Mình phải nghĩ cách gì giúp nó mới được”. Ngẫm nghĩ một hồi, bác chợt nhớ ra mình có người cháu đang làm việc tại trung tâm tư vấn việc làm A, bác Sơn ngừng tay, quay sang nói với anh Páo Bác Sơn: Páo này, bác có người cháu đang làm việc tại trung tâm tư vấn việc làm A. Trung tâm ấy cách nhà bác không xa đâu, độ 4-3 km thôi. Hay mai cháu sắp xếp thời gian, đến đó, nhờ họ tư vấn xem thế nào Anh Páo (nét mặt đầy hi vọng): Ôi, thế thì tốt quá, bác cho cháu xin địa chỉ của trung tâm ấy với ạ, với bác cho cháu xin thông tin liên hệ của cháu bác với, để cháu tiện liên lạc với bạn ấy ạ! Bác Sơn (vỗ vai Páo): được rồi, để bác vào nhà lấy sổ ghi chép, bác tìm số điện thoại của nó cho cháu. Gớm khổ, bác già rồi, trí nhớ không được tốt! Anh Páo: Dạ, cháu cảm ơn bác nhiều lắm ạ! Cảnh 2. Tại văn phòng của trung tâm giới thiệu việc làm A Anh Páo (rụt rè, hỏi một nhân viên): Dạ chào anh, tôi muốn gặp anh Trần Văn Hùng, mong anh có thể chỉ giúp tôi anh ấy ngồi làm việc ở vị trí nào ạ! Người dẫn truyện (đọc): Người nhân viên ấy hơi ngạc nhiên, nhưng có vẻ nhớ ra điều gì đó, nên anh ấy ngay lập tức tươi vui nét mặt! Anh Hùng: Chào anh! Tôi là Trần Văn Hùng đây, anh có phải là anh Giàng A Páo không ạ? Anh Páo: Vâng, chính là tôi đây ạ, sao anh lại Anh Hùng (ngắt lời anh Páo, đưa tay mời anh Páo ngồi xuống ghế, rót nước mời): À, hôm qua tôi có nghe chú Sơn nói về trường hợp của anh rồi. Bây giờ, anh muốn tôi tư vấn hay giúp đỡ vấn đề gì ạ? Anh Páo (vui mừng tình bày): Anh ạ, tôi là công nhân, có thâm niên 7 năm làm trong lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử. Hôm qua tôi đọc báo, thấy 1 công ty điện tử có tuyển dụng lao động, nhưng họ từ chối tiếp nhận hồ sơ của lao động người dân tộc thiểu số. Tôi tôi muốn hỏi anh xem: các công ty làm như vậy có đúng luật hay không? Vì thực lòng, ngoài chuyện thất nghiệp phải lo miếng cơm manh áo, khi bị kì thị như thế, tôi cũng cảm thấy tổn thương. Dù là dân tộc đa số hay thiểu số, thì chúng ta đều là người Việt Nam mà! Anh Hùng (nét mặt cảm thông, động viên): Tôi rất hiểu tâm trạng của anh! Xin trả lời câu hỏi của anh: công ty nào làm như vậy là trái quy định của pháp luật! Tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định cụ thể về khái niệm phân biệt đối xử trong lao động như sau (vừa nói, anh Hùng vừa mở sách, chỉ cho anh Páo xem): “Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp”. Như vậy, việc công ty nào từ chối hồ sơ của anh vì lý do anh là người dân tộc thiểu số thì hành động đó có thể coi là phân biệt đối xử trong lao động. (Ngừng một chút, ngấp ngụm nước, anh Hùng nói tiếp), hơn nữa: căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Bộ luật lao động năm 2019, phân biệt đối xử trong lao động cũng là một hành vi bị nghiêm cấm. 16 Anh Páo (hồi hộp hỏi tiếp): Pháp luật đã nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử trong lao động, vậy tại sao các công ty vẫn làm như vậy nhỉ? Anh Hùng (mỉm cười, đáp): Cũng có vài trường hợp đến đây nhờ chúng tôi tư vấn về vấn đề này rồi. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: nhiều doanh nghiệp có tâm lí e ngại người lao động dân tộc thiểu số, vì họ cho rằng: trình độ nhận thức, khả năng tiếp cận với kĩ thuật, công nghệ của người dân tộc thiểu số còn hạn chế; hoặc họ cũng mang tâm lí e ngại một số vấn đề về phong tục, tập quán, hoặc, xin lỗi, mong anh thông cảm, một số người tuyển dụng lao động còn nói với tôi rằng họ sợ bị bùa, ngải gì đó. Anh Páo (tỏ thái độ bức xúc): Thật không công bằng, sự khác nhau về thành phần dân tộc không thể nào phản ánh về trình độ hiểu biết, nhận thức của con người. Rất nhiều người dân tộc thiểu số nhưng họ có trình độ hiểu biết cao, có cống hiến lớn cho sự phát triển của đất nước và xã hội. Về văn hóa, mỗi dân tộc đều có những nét đặc trưng riêng; văn hóa của dân tộc nào cũng có cái hay, cái đẹp đáng để học hỏi; nhưng cũng có những nét văn hóa lạc hậu so với thời đại mới. Tôi thừa nhận là ở các dân tộc thiểu số như chúng tôi vẫn còn tồn tại một số ...goài: Thomas Edison, Albert Einstein, Trần Đại Nghĩa Nhà bác học Lương Đình Của - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và công bố HS nào thắng cuộc. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. * Nhiệm vụ 2: Đọc các câu tục ngữ và nêu ý nghĩa a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các câu tục ngữ SHS tr.17 và nêu ý nghĩa của những câu tục ngữ đó. - “Cần cù bù thông minh” - “Có công mài sắt có ngày nên kim” - “Cái khó ló cái khôn” - “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng hiểu biết của mình, đọc các câu tục ngữ và hoàn thành nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 3-4 HS phát biểu câu trả lời: Ý nghĩa của những câu tục ngữ trên là khuyên chúng ta nên không ngừng phấn đấu, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sẽ đem lại hiệu quả cao. - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). 19 Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và công bố HS thắng cuộc. - GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lao động cần cù, sáng tạo là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Trong thời kì mới, truyền thống này vẫn cần được gìn giữ và phát huy. Ngày nay, những bàn tay, khối óc của người Việt vẫn miệt mài, hăng say lao động; không ngừng tìm tòi, đưa ra nhiều ý tưởng mới và giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động. b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho học sinh hoạt động cá nhân - GV mời 1-2 HS đọc thông tin SHS tr.17, 18. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về cách làm việc của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS tr.17, 18 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi: + Việc làm của giáo sư Lương Định Của là sự cống hiến, sự rèn luyện cần cù, chăm chỉ, chịu khó trong công việc, luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc. + Cần cù, sáng tạo trong lao động là phẩm chất cần thiết là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc. - GV rút ra kết luận về khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá 1. Khái niệm - Cần cù trong lao động: Cần cù là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong công việc. - Sáng tạo trong lao động: Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động. 20 - GV chuyển sang nội dung mới. * Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu a. Mục tiêu: HS kể được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động; Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. b. Tổ chức hoạt động Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS HS đọc thông tin trong SHS tr.18, 19 và thực hiện yêu cầu: Em hãy chỉ ra biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo của nhân vật trong thông tin trên. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SHS tr.18, 19 và thực hiện yêu cầu. - HS rút ra kết luận về các biểu hiện , ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 bạn HS xung phong phát biểu câu trả lời: Biểu hiện lao động cần cù, sáng tạo của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp: + Ngay từ khi còn nhỏ, cô Nguyễn Thị Hiệp đã luôn chăm chỉ, chịu khó học tập, không ngừng nỗ lực để vượt qua nhiều khó khăn, gian khó, kiên định theo đuổi ước mơ. + Cô không ngừng tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và luôn say mê nghiên cứu khoa học....ạt động thảo luận nhóm, bạn P rất ít khi thực hiện các nhiệm vụ được giao và hay ỷ lại bạn bè. d) Mỗi tuần, bạn T cùng nhóm bạn trong Câu lạc bộ Cây cọ nhí vẽ những bức tranh về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông bằng bút sáp tái sử dụng. 3. – Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao? – Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động? 4. Em hãy kể tên những việc làm cụ thể để thể hiện sự cần cù, sáng tạo của bản thân trong học tập và cuộc sống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài tập 1,2,3,4 SHS tr.20,21 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, gợi ý Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm, cá nhân báo cáo kết quả - GV tổng hợp ý kiến lên bảng - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. luật trường lớp. Đi học chuyên cần, đều đặn, không trốn tiết hay viện lí do để nghỉ học. Gặp bài học khó không nản chí mà phải tìm cách thấu hiểu và giải quyết cho kì được. Trong lao động, phải biết tìm tòi sáng tạo. Mỗi ngày một suy nghĩ mới sẽ làm cho cuộc sống thêm tươi vui, tinh thần vững mạnh. Chăm chỉ làm việc nhà, không ngại khó, tiết kiệm Tích cực giúp đỡ người khác. Trong việc rèn luyện thân thể, luôn kiên trì tập thể dục thể thao. Tích cực cùng mọi người giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường sống lành mạnh, tiến bộ Các bạn thân mến, thành tựu không phải được gặt hái bằng trí tuệ hay khả năng thiên bẩm, mà được gặt hái chính bằng lòng kiên trì, sự chăm chỉ và sáng tạo. Do đó, chúng ta hãy rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo ngay từ hôm nay, ngay từ những việc làm nhỏ nhất! * Bài tập 2 - Những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo: + Bạn H cố gắng, nỗ lực trong học tập và tích cực tham gia các câu lạc bộ của trường. + Bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải bài toán hay hơn. + Bạn T vẽ tranh bằng bút sáp tái sử dụng. => Giải thích: trong quá trình học tập, các bạn H, T, M đã nỗ lực, chăm chỉ để vượt qua khó khăn; luôn tìm tòi, sáng tạo, phát hiện ra những cách làm mới để đem lại kết quả và chất lượng tốt hơn. - Việc không thể hiện sự cần cù, sáng tạo: bạn P thường xuyên ỷ lại vào bạn bè trong hoạt động thảo luận nhóm => Giải thích: hành động của bạn P cho thấy bạn P có thái độ học tập thiếu tích cực, thiếu sự chăm chỉ và sáng tạo. * Bài tập 3 - Em không đồng tình với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì: + Những việc làm của bạn V cho thấy bạn V đã có thái độ tích cực, luôn chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong học tập. Thái độ học tập đúng đắn ấy đã giúp bạn V đạt được kết quả cao, được thầy cô và bạn bè quý mến, đồng thời cũng giúp đỡ được nhiều bạn học sinh khác. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ, khuyến khích và học tập theo bạn V. + Những hành động và lời đánh giá của bạn M cho thấy, bạn M còn lười biếng, chưa chăm chỉ, nỗ lực và sáng tạo trong học tập. - Lời khuyên với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo: + Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động là những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải có và rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày. + Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động sẽ giúp chúng ta 23 đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người. + Cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm, đó là kết quả của sự rèn luyện. Do đó, chúng ta hãy rèn luyện những đức tính này ngay từ hôm nay, ngay từ những việc làm nhỏ nhất. * Bài tập 4 - Những việc làm cụ thể để thể hiện sự cần cù, sáng tạo của bản thân: + Thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, như: quét dọn nhà cửa, rửa bát, nấu những món ăn đơn giản, chăm sóc em, + Luôn cố gắng hết mình để hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao. + Suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp học tập mới, khoa học và hiệu quả hơn. Ví dụ như: tổng kết kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy; học tiếng Anh thông qua việc đọc truyện tranh song ngữ, + Tái chế các phế liệu thành đồ thủ công để sử dụng hoặc đem bán. Ví dụ: làm ống đựng đồ dùng học tập từ bìa carton; làm chuông gió từ vỏ chai nhựa, + 4. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng a. Mục tiêu - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút Hoạt động dự án (theo nhóm) - Nhóm 1,2. Em hãy cùng nhóm bạn thực hiện một sản phẩm (viết lời cho đoạn nhạc, sáng tác bài thơ, vè, điệu lí,...) có nội dung là những kiến thức cần ghi nhớ của một bài học trong môn học thuộc chương trình lớp 8. Sau đó, chia sẻ với các bạn để cùng nhau áp dụng. - Nhóm 3,4. Em hãy sưu tầm câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ đó, xây dựng ...ng. + Đội 1: Kể tên những hành vi bảo vệ lẽ phải. + Đội 2: Kể tên những hành vi không bảo vệ lẽ phải. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV triển khai cho HS tham gia trò chơi “Đối mặt”. - GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS tích cực tham gia trò chơi. Hành vi bảo vệ lẽ phải: + Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai. + Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc. Hành vi không tôn trọng lẽ phải: + Chỉ trích, người ta mà không nói rõ lí do. + Quay cóp, gian lận trong thi cử không thực hiện đúng nội quy nhà trường. + Đi hàng hai hàng ba không chấp hành luật an toàn giao thông. - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc. * Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và nhận xét a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới. b. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SHS tr.22 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh trong SHS tr.22 và nhận xét về hành động của hai bạn học sinh. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho HS thời gian quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời. - GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Hành động của hai bạn nhỏ là đúng đắn và bảo vệ lẽ phải vì có người rải đinh xuống đường sẽ gây hỏng hóc cho các phương tiện tham gia giao thông, thậm chí là gây ra tai nạn giao thông. - Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. 27 - GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp. Bảo vệ lẽ phải giúp cho xã hội ổn định và phát triển hơn. Vậy để tìm hiểu về sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải và những hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay - Bài 4. Bảo vệ lẽ phải. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Nhiệm vụ 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải. b. Tổ chức hoạt động Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện Bài học về nhân cách của Thái phó Tô Hiến Thành. - GV gọi 1 – 2 HS đọc lại câu chuyện to, rõ ràng để cả lớp cùng nghe. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên? - GV nêu thêm câu hỏi: Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về bảo vệ lẽ phải mà em biết. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, bảo vệ lẽ phải là gì? Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc câu chuyện SHS tr.23 và trả lời câu hỏi. - HS dựa vào kiến thức của bản thân, nếu thêm một số ví dụ về bảo vệ lẽ phải. - HS rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ lẽ phải theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi: + Nhận xét về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành: Việc làm của Tô Hiến Thành rất cương trực, ngay thẳng, cứng rắn, kiên quyết mặc dù bà Thái hậu đã sai người đút lót, thuyết phục 2 lần những ông đều không bị cám dỗ, lung lay. + Ví dụ về bảo vệ lẽ phải: . Trung thực trong thi cử và học tập. . Không chia sẻ những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. - GV rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ lẽ phải. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập 1. Khái niệm về bảo vệ lẽ phải Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác. 2. Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải + Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. + Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển. 28 - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. * Nhiệm vụ 2: Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu a. Mục tiêu: HS thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Biết khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải. b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh SHS tr.23, 24 và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1: Em hãy chỉ ra lời ...ước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. bảo vệ được danh dự, nhân phẩm của bản thân! Có thể trước đây, chúng ta chưa hiểu nhau, nên có sự xa cách một chút. Nhưng từ bây giờ, mình sẽ mở lòng, tâm sự và chia sẻ với cậu nhiều hơn! Minh cũng mong có thể xây dựng tình cảm bạn bà thân thiết hơn với cậu!” * Tình huống 2: - Em không đồng tình với hành động của bạn T. Vì: + Việc bạn T giữ im lặng đã gián tiếp ủng hộ cho hành động bạo lực học đường của nhóm bạn K và gây tổn thương cho bạn M. + Mặt khác, cách hành xử của T cũng cho thấy T chưa biết cách tôn trọng và bảo vệ lẽ phải. - Nếu là bạn T, em sẽ: + Động viên, an ủi bạn M. Giúp đỡ bạn M xử lí vết thương (nếu có). + Báo cáo sự việc với giáo viên chủ nhiệm hoặc những người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ. Bài tập 3 - Giải quyết tình huống 1: Nếu là N, em sẽ khuyên các bạn M và K rằng: thư viện là không gian học tập, đọc sách chung của mọi người. Vì vậy, chúng ta nên giữ trật tự, tập trung vào việc đọc sách hoặc ôn tập kiến thức, các bạn không nên đùa nghịch, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. - Giải quyết tình huống 2: Nếu là bạn M, em nên: + Gặp mặt, trao đổi thẳng thắn với bạn C để giải quyết khúc mắc (nếu có) giữa mình và C (trong lúc trao đổi, cần chú ý: giữ thái độ bình tĩnh, ôn hòa; tránh những thái độ và lời nói mang tính tiêu cực, thách thức). + Giải thích để C hiểu: việc mình đăng ảnh lên mạng xã hội không nhằm mục đích khoe khoang, mà chỉ muốn lưu giữ những kỉ niệm đẹp của bản thân trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa; đồng thời cũng muốn lan tỏa và khuyến khích, cổ vũ các bạn khác cùng tham gia. + Phân tích để C hiểu: việc C và nhóm bạn vào mạng xã hội để nói xấu M đã gây tổn thương đến M và đây cũng là một biểu hiện của hành vi bạo lực học đường. Khuyên C và các bạn hãy chấm dứt hành động đó. + Trong trường hợp, sau khi tâm sự, trao đổi với C, bạn C không thay đổi mà vẫn tiếp diễn những hành vi trên, M nên trao đổi sự việc với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ. 4. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng a. Mục tiêu - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. 31 b. Tổ chức thực hiện Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Hoạt động dự án (theo nhóm) - Nhóm 1,2. Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải.Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân. 2. Em hãy viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học. - Nhóm 3,4. Em hãy viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm. - Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo. - Đối với hoạt động dự án học sinh trình bày trong tiết sau - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời. -Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. 1. Gợi ý tham khảo câu truyện: Chu Văn An và thất trảm sớ CHU VĂN AN VÀ THẤT TRẢM SỚ Chu Văn An (1292 - 1370), người Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội), là nhà giáo, thầy thuốc, đại quan dưới triều Trần. Chu Văn An tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc. Ông được vua Minh Tông mời làm Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học. Đến đời vua Dụ Tông, vua ham chơi, lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước. Chu Văn An khuyên can nhưng vua không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sở”. Sau khi dâng “Thất trảm sớ” nhưng không được vua trả lời, Chu Văn An rời kinh thành về vùng đất Chi Linh (Hải Dương) mở trường tiếp tục dạy học. Dù ở xa, nhiều học trò cũ làm quan vẫn về thăm ông. Khi học trò về thăm, ai làm điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Điều này khiến học trò càng thêm kinh mến. 2. gợi ý tham khảo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN CAM KẾT TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Kính gửi: - Ban giám hiệu trường THCS . - Thầy cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo bộ môn Tên em là: Là học sinh lớp:.. Để rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, em xin hứa thực hiện tốt các điều sau: 1. Chăm chỉ, tự giác, tích cực, nỗ lực trong học tập. 2. Trung thực, không gian lận, quay cóp, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra. 3. Cố gắng, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác. 4. Trung thực, chân thành trong quan hệ với thầy cô, bạn bè. 5. Dũng cảm nhận khu...à phát triển hơn. Vậy để tìm hiểu về sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải và những hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay - Bài 4. Bảo vệ lẽ phải. 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC * Nhiệm vụ 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải. b. Tổ chức hoạt động Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện Bài học về nhân cách của Thái phó Tô Hiến Thành. - GV gọi 1 – 2 HS đọc lại câu chuyện to, rõ ràng để cả lớp cùng nghe. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên? - GV nêu thêm câu hỏi: Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về bảo vệ lẽ phải mà em biết. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, bảo vệ lẽ phải là gì? Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc câu chuyện SHS tr.23 và trả lời câu hỏi. - HS dựa vào kiến thức của bản thân, nếu thêm một số ví dụ về bảo vệ lẽ phải. - HS rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ lẽ phải theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi: + Nhận xét về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành: Việc làm của Tô Hiến Thành rất cương trực, ngay thẳng, cứng rắn, kiên quyết mặc dù bà Thái hậu đã sai người đút lót, thuyết phục 2 lần những ông đều không bị cám dỗ, lung lay. + Ví dụ về bảo vệ lẽ phải: . Trung thực trong thi cử và học tập. . Không chia sẻ những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. - GV rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ lẽ phải. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập 1. Khái niệm về bảo vệ lẽ phải Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác. 2. Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải + Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. + Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển. 37 - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. * Nhiệm vụ 2: Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu a. Mục tiêu: HS thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Biết khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải. b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy, trò Yêu cầu cần đạt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh SHS tr.23, 24 và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1: Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh. + Nhóm 2: Em hãy kể thêm những việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải. - GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp trong SHS tr.24 và trả lời câu hỏi. (Hoạt động cá nhân) * Trường hợp 1. – Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn Dũng? Chúng ta có nên học tập bạn Dũng không? Vì sao? – Theo em, làm thế nào để khích lệ, động viên bạn bè bảo vệ lẽ phải? * Trường hợp 2. – Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao? – Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.23, 24 và trả lời câu hỏi. - Xem video tình huống và nhận xét. - HS rút ra kết luận về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện nhóm, cá nhân phát biểu câu trả lời: + Bức tranh 1: ● Lời nói: Đâu phải tiền của mình mà bạn làm như vậy? ● Việc làm: Thấy bạn nam nhặt được ví tiền và không có ý định trả cho người mất, bạn nữ đã ngăn cản luôn. + Bức tranh 2: ● Lời nói: Các bạn không được bắt nạt cậu ấy. ● Việc làm: Thấy bạn mình bị bắt nạt, bạn nam đã bảo vệ và ngăn cản các bạn khác. + Bức tranh 3: ● Lời nói: Bạn xem bài của người khác là phạm quy đó. 3. Những lời nói, hành động cụ thể để bảo vệ lẽ phải + Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn. + Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. + Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải. + Lên án, phê phán những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải. 38 ● Việc làm: Nhắc nhở bạn không được nhìn bài người khác. + Bức tranh 4: ● Lời nói: Không được đâu, vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật đấy. ●Việc làm: Tuân thủ luật giao thông. +Một số việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết: ● Giúp đỡ chú chó nhỏ đang bị bắt nạt. ● Nhắc
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_gdcd_lop_8_sach_ctst_nam_hoc_2023_2024.pdf