Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 8 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024

Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS đọc tài liệu học tập, theo dõi bài trình chiếu của GV và tham gia các hoạt động học tập, hoàn thành sản phẩm học tập

Bước 2. Triển khai nhiệm vụ

GV sử dụng bài trình chiếu thiết kế bằng MS Power Point để tổ chức các hoạt động học tập.

GV cung cấp cho học sinh video về các truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Bước 3. Tổ chức, điều hành

GV hướng dẫn HS khai thác thông tin trong sách giáo khoa.

HS làm việc theo nhóm, trả lời các câu hỏi ra giấy A0.

Câu hỏi thảo luận nhóm:

1. Em hãy cho biết những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam được nói đến trong các thông tin?

2. Hãy chia sẻ về những truyền thống khác mà em biết?

3. Theo em truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đinh, quê hương, đất nước?

GV quan sát quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ kịp thời cho HS.

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Hs đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm. Hs các nhóm nhóm khác theo dõi, nhận xét, ý kiến bổ sung

Bước 4. Đánh giá, kết luận

GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án. Các nhóm tự đánh giá kết quả thực hiện của mình và báo cáo để lớp trưởng ghi điểm lên bảng.

Tiêu chí đánh giá: mỗi ý trả lời đúng được 10 điểm. Nhóm đạt điểm số cao nhất sẽ được + 2 điểm; nhóm đạt điểm số cao thứ hai sẽ được + 1 điểm vào cột điểm thi đua.

HS tự hoàn thiện nhiệm vụ nội dung trong vở cá nhân.

GV tổng kết và chuyển ý sang nhiệm vụ tiếp theo.

docx 123 trang Cô Giang 03/11/2024 640
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 8 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 8 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 8 Sách Cánh diều - Năm học 2023-2024
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
GDCD 8 – Bộ sách Cánh diều
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Năng lực
* Năng lực điều chỉnh hành vi: 
- Học sinh nêu được một số truyền thống dân tộc; nhận biết được giá trị các truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.
2. Phẩm chất
 *Phẩm chất yêu nước: Tự hào về truyền thống dân tộc việt Nam.
II. Thiết bị, học liệu:
- Thiết bị dạy học:
+ Thiết bị CNTT, phần mềm: MS PowerPoint, Youtube, Cutter, Canva, Video Editor, Padlet.
+ Thiết bị dạy học khác: máy tính, tivi, nam châm gắn bảng.
- Học liệu
+ Học liệu số: Video “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” https://www.youtube.com/watch?v=Zp0H2AqsxC0; Video về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
+ Học liệu khác: giấy A0, phiếu học tập, SGK Giáo dục công dân Lớp 8 - Bộ sách Cánh diều.
III. Tiến trình dạy học
Phương án ứng dụng CNTT của bài dạy:
Hoạt động
Mục tiêu hoạt động
Nội dung hoạt động
Phương pháp dạy học
PA KTĐG
Phương án ứng dụng CNTT
Thiết bị
Phần mềm hỗ trợ
Khởi động
Tạo hứng thú cho HS học tập; Bước đầu tiếp cận với nội dung bài học.
Học sinh xem Video và trả lời câu hỏi
Trò chơi
Quan sát
MT, Tivi
Power Point, You Tobe,
Cutter
Hình thành kiến thức mới
HĐ1: 
- Học sinh nêu được một số truyền thống dân tộc; 
-HS nhận biết được giá trị các truyền thống dân tộc Việt Nam

Hs nghiên cứu thông tin, xem video có nội dung về một số truyền thống của dân tộc VN, làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi
Dạy học nhóm
Đánh giá qua sản phẩm học tập
Máy tính, Tivi
Giấy A0

Power Point,
Video Editor
HĐ 2:
- Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc.
HS quan sát hình ảnh, xem clip có nội dung về truyền thống yêu nước của dân tộc VN, làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi
Dạy học nhóm
Đánh giá qua sản phẩm học tập
MT, Tivi
Phiếu học tập
- Giấy A0

Power Point,
You Tobe
HĐ 3: 
- Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc
Học sinh đọc tình huống, trao đổi cặp đôi 
Giải quyết vấn đề
Quan sát
MT, Tivi
Power Point
Luyện tập
Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hs vẽ sơ đồ tư duy ndbh, Trò chơi mở ô chữ, làm việc cá nhân giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa.
Trò chơi
Đánh giá qua sản phẩm học tập
MT, Tivi
Power Point,
Can va.
Vận dụng
(Hs làm ở nhà)
Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
Học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu của giáo viên.
Dạy học dự án.
Đánh giá qua sản phẩm học tập
MT, Tivi
Power Point,
Padlet
1. Mở đầu 
a) Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho HS học tập;
 - Bước đầu tiếp cận với nội dung bài học.
b) Nội dung: 
Học sinh xem Video, chơi trò chơi theo yêu cầu của giáo viên.
c) Sản phẩm: 
Dự kiến sản phẩm:
Ca từ trong bài hát: 
- Giống hùng thiêng, ngàn năm cháu con lưu danh sử sách; 
- Giặc bao phen khiếp vía chùn tâm can, đất nước ngoan cường một dải gấm hoa;
- Sóng lớn Bạch Đằng giang ơi, vùi thây bao quân xâm lấn;
- Lớp lớp người chung tay dựng xây gấm son san hà.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV sử dụng bài trình chiếu thiết kế bằng MS Power Point để tổ chức các hoạt động học tập.
GV yêu cầu HS xem video bài hát “Hào khí Việt Nam” của Phan Đình Tùng.
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
Học sinh nghe bài hát sau đó tham gia chơi trò chơi “Thẩm thấu âm nhạc”
Bước 3. Tổ chức, điều hành
Trong thời gian 2 phút HS ghi lại những ca từ thể hiện niềm tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hs nào ghi được nhiều ca từ thì HS đó là người chiến thắng.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
GV nhận xét tuyên dương học sinh.
Gv kết luận và đẫn dắt vào bài học.
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Nhiện vụ 1: Tìm hiểu truyền thống của dân tộc Việt Nam
a) Mục tiêu:
- Học sinh nêu được một số truyền thống dân tộc; 
- HS nhận biết được giá trị các truyền thống dân tộc Việt Nam.
 - Tích cực tham gia các hoạt động nhóm
b) Nội dung: 
Hs hoạt động theo nhóm/ cá nhân, theo dõi bài trình chiếu của giáo viên và tham gia các hoạt động học tập để tìm hiểu về truyền thống dân tộc
c) Sản phẩm: 
Dự kiến sản phẩm: 
* Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được nói đến trong các thông tin: ..............
* Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp như: Yêu nước, kiên cường; đoàn kết, nhân nghĩa; yêu choộng hòa bình; cần cù sáng tạo, vượt khó vươn lên; tôn sư trọng đạo, hiếu học...
* Giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước:
+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc;
+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc;
+...c làm của em học được nhiều điều đáng quý về lòng tự hào về truyền thống dân tộc. Đó là mỗi người cần tìm hiểu, tôn trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc bằng những việc làm cụ thể phù hợp với bản thân.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc tài liệu học tập và theo dõi bài trình chiếu của GV, tham gia các hoạt động học tập để tìm hiểu về nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam.
HS hoạt động theo nhóm/cặp đôi.
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
GV sử dụng bài trình chiếu thiết kế bằng MS Power Point để tổ chức các hoạt động học tập.
GV cung cấp tư liệu và yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Tổ chức, điều hành
 GV hướng dẫn HS khai thác Tư liệu để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
 HS làm việc cá nhân và theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi của GV
Câu hỏi:
 1, Cô giáo Đoàn Thị Điệp đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc như thế nào?
2, Em hãy nhận xét suy nghĩ và hành động của Minh trong trường hợp 2?
3, Em học được điều gì từ việc làm của cô Điệp và bạn Minh?
 GV quan sát quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ kịp thời cho HS.
 GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Bước 4. Đánh giá, kết luận
 Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt nội dung bài học.
 Học sinh tự hoàn thiện nội dung bài học trong vở cá nhân.
3. Luyện tập
a) Mục tiêu: 
Vận dụng kiến thức đã học đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
b) Nội dung: 
Hs vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học;
Học sinh hoạt động cá nhân, tham gia trò chơi “Mở ô chữ” được thiết kế bằng MS Power Point.
c) Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
Hs tham gia chơi trò chơi.
Yêu cầu Hs làm bài tập.
Bước 2. Triển khai nhiệm vụ
GV sử dụng bài trình chiếu thiết kế bằng MS Power Point để tổ chức các hoạt động học tập.
GV sử dụng trò chơi được thiết kế bằng MS PowerPoint, bao gồm 6 ô chữ, mỗi ô chữ tương ứng một câu hỏi có nội dung liên quan đến nội dung bài học.. Mỗi câu hỏi sẽ có khoảng thời gian tối đa là 30 giây, HS sẽ có 30 giây để suy nghĩ và trả lời. Hs trả lời đúng câu hỏi ô chữ sẽ mở ra, phần quà cho học sinh sau khi ô chữ được mở. Nếu học sinh trả lời sai sẽ phải nhường quyền trả lời cho bạn khác. HS theo dõi câu hỏi trên màn hình ti vi.
Câu hỏi của trò chơi:
Câu 1: Trong các phương án trả lời dưới đây, đâu truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
a. Đọc sách. b. Hiếu học. c. Đi học đúng giờ. d. Chú ý nghe giảng.
Câu 2: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” nói về truyền thống nào của dân tộc?
a. Yêu thương con người. b. Tôn sư trọng đạo.
c. Yêu chuộng hòa bình. d. Cần cù, sáng tạo
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc?
a. Đọc báo trong giờ học. b. Thích xem phim nước ngoài.
c. Giới thiệu về áo dài	. d. Chê bai những trang phục truyền thống
Câu 4: Câu nào sau đây nói về truyền thống yêu nước của dân tộc?
a. Đất có lề quê có thói. b. Nước có Vua, chùa có Bụt.
c. Cái khó ló cái khôn. d. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh
Câu 5: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam cần
a. Quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc 
b. Xét nét cố chấp với mọi người.
c. Không nói chuyện riêng trong giờ học. 
d. Thực hiện nghiêm túc quy định giao thông.
Câu 6: Em đồng tình với hình ảnh nào? Vì sao?


H.a
H.b
Đ.a: Đồng tình với hình a. Vì đây là bức ảnh thể hiện sự trân trọng những trái tim vì hòa bình, là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Bước 3. Tổ chức, điều hành
	Hs thực hiện nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy bài học.
	GV tổ chức cho HS tham gia chơi trò chơi, Hs sẽ xung phong và được gọi lần lượt số học sinh theo số lượng câu hỏi.
Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập ra phiếu học tập: 
Em hãy nêu những việc em đã làm được, những việc em chưa làm được và cách khắc phục để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam theo gợi ý sau?
Tên truyền thống
Việc đã làm được
Việc chưa làm được và cách khắc phục
.............
...............
.................
Định hướng trả lời: 
Tên truyền thống
Việc đã làm được
Việc chưa làm được và cách khắc phục
Truyền thống đoàn kết
Đoàn kết với các bạn trong lớp
Đôi khi vẫn còn xảy ra mâu thuẫn với bạn bè
=> Kìm chế cảm xúc, giữ bình tĩnh hơn
Truyền thống hiếu học
Chăm chỉ học tập tốt, rèn luyện bản thân
Chưa có thành tích cao trong học tập
=> Cố gắng chăm chỉ học tập nhiều hơn
Truyền thống Tương thân tương ái
Tham gia các hoạt động thiện nguyện: thăm hỏi, giúp đỡ những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn
Quyên góp sách vở giúp các bạn đồng bào miền Trung, vùng núi
=> Rủ các bạn trong lớp cùng tham gia
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
Thăm viếng và tham gia các hoạt động vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ
........
Giáo viên quan sát học sinh làm bài.
Thu bài làm của học sinh. 
Bước 4. Đánh giá, kết luận.
 Giáo viên nhận...ộc và các nền văn hóa trên thế giới. Đó cũng chính là nội dung bài học hôm nay. Chúng ta cùng vào Bài 2 – Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới 
a. Mục tiêu: 
- Hs biết quan sát hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận và nêu được biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. 
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin kết hợp theo dõi Video
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh nêu được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi của phiếu bài tập và trò chơi “Tiếp sức đồng đội”
GV yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Phiếu học tập số 1:
Câu 1: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện như thế nào trong các thông tin 1?
Phiếu học tập số 2:
Câu 2: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện như thế nào trong các thông tin 2?



Sampot
Campuchia
Ba-ju Ke-ba-ya
Singapo
Sinh (nữ), Sa-long (nam)
Lào
*Video trang phục của 54 dân tộc Việt Nam
* Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”
Câu 3. Hãy kể thêm những biểu hiện khác về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? 
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành bốn đội tham gia trả lời câu hỏi 3. Gợi ý ở các lĩnh vực phương thức sinh hoạt, ngôn ngữ, chữ viết, màu da, truyền thống, phong tục, tập quán, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc, Các nhóm trưởng lên bốc thẻ nhóm để nhận nhiệm vụ. Bốn thẻ nhóm phân theo khu vực Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi
+Mỗi đội cử ra 5 đại diện xuất sắc nhất.
+ Đại diện 4 đội lên bảng viết các thông tin.
+ Thời gian: Trò chơi diễn ra trong vòng 5 phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong đội thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Nghe hướng dẫn.
+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
1) - Trong thông tin 1: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở chi tiết: Các quốc gia cũng công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính của riêng mình.
2)- Trong thông tin 2: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới được biểu hiện ở chi tiết:
+ Trang phục truyền thống của các quốc gia trong cộng động ASEAN có sự khác nhau. Ví dụ: ở Campuchia, trang phục dân tộc được gọi là Sam-pót; ở Sin-ga-po, trang phục dân tộc được gọi là Ba-ju Ke-ba-ya,
+ Thậm chí, trong cùng một quốc gia, trang phục dân tộc cũng có những nét khác biệt giữa các vùng, miền hoặc giữa trang phục dành cho nữ giới với nam giới.
* Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”
3) Gợi ý :Một số biểu hiện về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:
- Châu Á- Ở Nhật Bản:
+ Người Nhật nổi tiếng với tính kỉ luật, chăm chỉ lao động, trung thành và thượng võ, đúng giờ. Võ sĩ Sa-mu-rai chính là biểu tượng của những đức tính này.
+ Món ăn truyền thống của Nhật Bản là xư-si.
+ Trang phục truyền thống của Nhật Bản là ki-mô-nô.
+ Lễ hội hoa anh đào là một trong những lễ hội truyền thống của Nhật Bản.
- Châu Âu- Ở Pháp :
+  Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới và đồng thời cũng là niềm tự hào của người Pháp.
+ Đứng đầu trong danh sách ẩm thực của Pháp đó chính là bánh mỳ Pháp.
+ Nước Pháp nổi tiếng bởi những chai nước hoa.
+ Trong những thứ nổi tiếng ở Pháp thì có lẽ đồ hiệu là được yêu thích hơn cả bởi những tín đồ thời  trang.
+ Gan ngỗng béo – Món ăn đắt giá đến từ nước Pháp
+ Nhà thờ Đức Bà – Thêm một địa điểm nổi tiếng của nước Pháp
- Châu Phi- Ở Ai Cập:
+ Đất nước Ai Cập – Cưỡi lạc đà trên sa mạc nóng bỏng.
+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại hay nền văn minh sông Nile là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. 
+Khoảng 90% dân số Ai Cập là người Hồi giáo Sunni.
+ Ai Cập là quốc gia tiến bộ nhất ở Trung Đông là lĩnh vực truyền thông.
+ Thuật ướp xác của người Ai Cập cổ xuất hiện từ năm 2700 TCN.
+ Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là công trình có quy...vụ cho HS hoạt động cá nhân
GV yêu cầu học sinh đọc tình huống 1&2SGK/13
1) Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật trong mỗi tình huống trên?
2) Hãy kể về một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên
thế giới.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn, làm việc cá nhân suy nghĩ, trả lời.
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
1)Tình huống 1: Ý kiến của H và L đúng, của B không đúng vì học hỏi các nền văn hóa trên thế giới phải có sự chọn lọc và tiếp thu, cùng với đó phải giữ gìn được bản sắc dân tộc.
Tình huống 2: Ý kiến của T là không đúng. Vì mỗi quốc gia đều có bản sắc và giá trị văn hóa riêng, đều có ưu điểm và hạn chế. Do vậy, không nên chê bai, phân biệt bất kì nền văn hóa của một quốc gia nào.
2) Một việc em đã làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới: học hỏi và tiếp thu sự du nhập văn hóa nước ngoài vào Việt Nam như ăn mặc, giao tiếp.
* Video Đa dạng văn hóa Việt Nam
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Thực hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới
* Đọc tình huống
* Kết luận:
- Chúng ta cần tôn trọng các dân tộc khác, cũng như bản sắc và giá trị văn hóa riêng có của họ, không chê bai, công kích, không phân biệt, kì thị, luôn học hỏi lẫn nhau và đối xử với nhau một cách chân thành.

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.
Bài tập 1: (Hoạt động nhóm)
Bài tập 2: GV cho học sinh chia sẻ cá nhân.
 Em hãy lấy ví dụ về bản sắc văn hóa của một dân tộc mà em biết và việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc đó.
? Bài tập 3: Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm tổ với trò chơi đóng vai để giải quyết vấn đề.
Bài tập 4: Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm đôi (Think- Pair- Share).
- Em hãy xử lí các tỉnh huống sau:
a. Công ty A kí kết hợp tác với một công ty nước ngoài. Khi các nhân viên của công ty nước ngoài tới làm việc tại Công ty A thì một số nhân viên có ý né tránh tiếp xúc.
Em hãy nhận xét hành vi của một số nhân viên Công ty A. Nếu là đồng nghiệp của các nhân viên này, em sẽ ứng xử như thế nào?
b. M rất thích tìm hiểu về các nền văn hoá khác nhau của các dân tộc trên thế giới. M mong muốn khi có điều kiện sẽ đến nhiều quốc gia để khám phá về văn hoá và giới thiệu những nét đặc sắc của văn hoá Việt Nam.
Em nhận xét gì về sở thích, mong muốn của M?
Theo em, M nên làm gì để thực hiện mong muốn của mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
Bài tập 1 :Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao? 
- Em đồng ý với nhận định A, D, E bởi vì những nhận định đó được thể hiện ở ý nghĩa, biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
- Em không đồng ý với nhận định B, C. Bởi vì các dân tộc thể hiện bản sắc ở rất nhiều phương diện như phương thức sinh hoạt, ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, ẩm thực.... không phải chỉ thông qua lễ hội, phong tục, tập quán cổ truyền.
Bài tập 2: Em hãy lấy ví dụ về bản sắc văn hóa của một dân tộc mà em biết và việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc đó.
Bài tập 3: Em sẽ làm gì để thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc trong mỗi trường hợp dưới đây?
A. Nếu chứng kiến một số bạn trong lớp có lời nói và hành động thể hiện sự kì thị văn hoá giữa các dân tộc em sẽ:
1. Thông báo cho giáo viên hoặc những người điều hành trong lớp.
2. Đề xuất cho...g dụng CNTT
Thiết bị
Phần mềm hỗ trợ
Khởi động
Tạo hứng thú cho HS học tập; Bước đầu tiếp cận với nội dung bài học.
Học sinh tham gia trò chơi đối mặt và trả lời câu hỏi
Trò chơi
Quan sát
MT, Tivi
Power Point

Hình thành kiến thức mới
HĐ1: 
- Học sinh nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Nêu được biểu hiện cần cù, sáng tạo trong lao động.
Hs nghiên cứu thông tin, làm việc theo nhóm trả lời câu hỏi
Dạy học nhóm
Đánh giá qua sản phẩm học tập
Máy tính, Tivi
Phiếu học tập

Power Point,

HĐ 2:
- Nêu được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.

Hs nghiên cứu thông tin, trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi
Dạy học nhóm
Đánh giá qua sản phẩm học tập
MT, Tivi
Phiếu học tập

Power Point,

HĐ 3: 
- Biết được cách rèn luyện cần cù, sáng tạo trong lao động.

Học sinh đọc tình huống, thảo luận kỹ thuật khăn trải bàn.

Dạy học nhóm
Quan sát
MT, Tivi- Giấy A0

Power Point
Luyện tập
Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện cần cù, sáng tạo trong lao động.

Hs vẽ sơ đồ tư duy ndbh, làm việc cá nhân giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa.
Trò chơi
Đánh giá qua sản phẩm học tập
MT, Tivi
Power Point,

Vận dụng
(Hs làm ở nhà)
Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thể hiện cần cù, sáng tạo trong lao động.

Học sinh làm việc cá nhân theo yêu cầu của giáo viên.
Dạy học dự án.
Đánh giá qua sản phẩm học tập
MT, Tivi
Power Point,
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về lao động cần cù, sáng tạo để chuẩn bị vào bài học mới.
Bạn nào đọc được nhiều hơn sẽ thắng.
 - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Cần cù, sáng tạo trong lao động? Biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Đối mặt” 
 c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động:
+ “Cần cù bù thông minh”
+ “Cái khó ló cái khôn”
+ “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”
+ “Chịu khó mới có mà ăn”.
+ “Muốn ăn thì phải chăm làm/ Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi”.
+ “Rủ nhau đi cấy đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu”.
+ “Có làm thì mới có ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho”.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Đối mặt”
LUẬT CHƠI: 
- Số người tham gia: 5 bạn
- Cách thức: Các bạn đứng vòng tròn. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về lao động cần cù, sáng tạo. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt, bạn nào không đọc được sẽ bị loại. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Học sinh lần lượt trình bày câu trả lời.
Một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về sự cần cù, sáng tạo trong lao động:
+ “Cần cù bù thông minh”
+ “Cái khó ló cái khôn”
+ “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”
+ “Chịu khó mới có mà ăn”.
+ “Muốn ăn thì phải chăm làm/ Một hạt thóc vàng, chín hạt mồ hôi”.
+ “Rủ nhau đi cấy đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu”.
+ “Có làm thì mới có ăn/ Không dưng ai dễ đem phần đến cho”.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học:
Lao động cần cù, sáng tạo là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, giúp con người không chỉ tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân mà còn góp phần vào sự phát triển của xã hội. mỗi người cần kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, cần cù, sáng tạo trong lao động là yếu tố làm tăng năng suất, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển. Nếu không lao động cần cù, sáng tạo, mỗi người và xã hội sẽ bị chậm bước tiến so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thời đại. Vậy cần cù, sáng tạo trong lao động là gì? Biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động như thế nào? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 1: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động ?
a. Mục tiêu: 
Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động.
Phát triển năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, cùng tìm hiểu nội dung thông tin trong sách giáo khoa.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Siêng năng, kiên trì là gì? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
Bước 1: ...và trò chơi ...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
? Bài tập: GV cho học sinh làm bài tập sách giao khoa theo từng bài ứng với các kĩ thuật vấn đáp, đóng vai.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
4. Bài tập 4

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức bằng hoạt động dự án nhóm tổ
c. Sản phẩm:Câu trả lời, sản phẩm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án.
Câu 1: Em hãy sưu tầm những bài báo, hình ảnh, tư liệu về những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng thành tập san trưng bày tại lớp.
Câu 2: Em hãy chia sẻ một việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của em với bạn bè, thầy cô trong lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời.
- GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Rút kinh nghiệm
BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI
Môn học: GDCD; lớp: 8 – Cánh diều
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức.
- HS hiểu được thế nào là lẽ phải, giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết, ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải.
- Phân biệt được những hành vi bảo vệ lẽ phải và những hành vi không bảo vệ lẽ phải.
- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng những lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Lên án những hành vi không biết bảo vệ lẽ phải.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, rèn luyện, quan sát cuộc sống để nhận biết được đâu là lẽ phải.
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để bảo vệ lẽ phải, biết lên án những hành vi sai trái, không hợp với lẽ phải.
- Phát triển bản thân: Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức, hướng đến những điều tốt đẹp, phù hợp với lẽ phải để nâng cao giá trị bản thân.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi sai trái, đi ngược lại với lẽ phải.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân, học tập, rèn luyện đạo đức theo chuẩn mực xã hội. 
- Yêu nước: Biết bảo vệ lẽ phải để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.
- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người, không a dua theo cái xấu, trái với lẽ phải.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 8, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú học tập của học sinh với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết được thế nào là lẽ phải? Sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải.
b. Nội dung: 
* Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp,công bằng,văn minh. Để đạt được điều đó chúng ta cần tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc trả lời câu hỏi tình huống trong sgk.
c. Sản phẩm: Câu trả lời...một số tình huống biết bảo vệ lẽ phải mà em biết?
? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống không biết bảo vệ lẽ phải mà em biết?
? Bảo vệ lẽ phải đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?
? Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải làm gì?
c) Sản phẩm:
Qua việc quan sát hình ảnh và tìm hiểu câu chuyện: “Chu Văn An và Thất trảm sớ” em hãy cho biết Lẽ phải là gì?
- Lẽ phải là những điều đúng đắn được xác định dựa trên những quy ước chung của con người, phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội.
? Bảo vệ lẽ phải là gì?
- Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống biết bảo vệ lẽ phải mà em biết?
- Biết lắng nghe ý kiến của người khác, sau đó phân tích mặt đúng sai.
- Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc.
- Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện hơn.
? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống không biết bảo vệ lẽ phải mà em biết?
- Nhìn thấy bạn quay cóp gian lận trong thi cử mà không báo cáo với giám thị.
- Một số học sinh đi hàng hai hàng ba không chấp hành luật an toàn giao thông.
- Chỉ làm theo ý của mình mà không lắng nghe ý kiến của người khác.
? Bảo vệ lẽ phải đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?
- Bảo vệ lẽ phải giúp con người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
? Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải làm gì?
 Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải : 
- Chấp hành nội quy nơi mình sống và học tập.
- Phê phán những việc làm sai trái.
- Lắng nghe ý kiến của mọi người, phân tích và đánh giá ý kiến hợp lí.
- Bảo vệ những quan điểm, ý kiến dúng đến cùng

Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh xem lại hình ảnh và câu chuyện, trả lời câu hỏi :
- GV: Hướng dẫn học sinh thảo luận.
- HS: Các nhóm đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
- HS: Thảo luận tìm ra Lẽ phải là gì?
? Bảo vệ lẽ phải là gì?
? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống biết bảo vệ lẽ phải mà em biết?
? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống không biết bảo vệ lẽ phải mà em biết?
? Bảo vệ lẽ phải đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?
? Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV: Theo dõi, quan sát, giúp đỡ học sinh khi cần thiết. 
- HS: Làm việc theo nhóm đã phân công, các thành viên trong nhóm cùng trao đổi, thảo luận để trả lời được câu hỏi.
Bước 3:Báo cáo kết quả thảo luận:
- GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu.
- GV : Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS: Hoàn thành câu trả lời của nhóm, phân công học sinh làm nhiệm vụ báo cáo sản phẩm khi giáo viên yêu cầu.
- HS: Đại diện nhóm báo báo kết quả.
- HS: Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV: Nhận xét kết quả thảo luận của học sinh, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp.
- GV: Nhận xét, đánh giá chốt vấn đề để giúp học sinh hiểu được Lẽ phải là gì?
? Bảo vệ lẽ phải là gì?
? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống biết bảo vệ lẽ phải mà em biết?
? Em hãy lấy ví dụ về một số tình huống không biết bảo vệ lẽ phải mà em biết?
? Bảo vệ lẽ phải đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?
? Để bảo vệ lẽ phải mỗi người cần phải làm gì?
- HS: Theo dõi, lắng nghe.
- HS : Ghi bài vào vở.

- Lẽ phải là những điều đúng đắn được xác định dựa trên những quy ước chung của con người, phù hợp với quy tắc, chuẩn mực và lợi ích chung của xã hội.
- Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.
- Bảo vệ lẽ phải giúp con người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
Nhiệm vụ 3: Thực hiện việc bảo vệ lẽ phải(25’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu cần phải làm gì để bảo vệ lẽ phải, từ đó có những việc làm phù hợp để bảo vệ lẽ phải; Biết đánh giá, nhận xét việc làm trái ngược với việc bảo vệ lẽ phải. 
b) Nội dung:
* Học sinh đọc và phân tích các trường hợp, tình huống trong SGK và trả lời câu hỏi
? Em suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử của bạn X trong trường hợp trên? Vì sao? Nếu em là X em sẽ làm gì?
? Em có biết mức xử phạt trường hợp đưa thông tin sai lệch về tình hình COVID- 19 đã bị pháp luật xử lí như thế nào?
? Em suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử của bạn P trong tình huống 1? Vì sao? Nếu em là P em sẽ làm gì đẻ bảo vệ lẽ phải?
? Em suy nghĩ như thế nào về cách ứng xử của bạn H trong tình huống 1? Vì sao? Nếu em là H em sẽ làm gì đẻ bảo vệ lẽ phải?
c) Sản phẩm:
Trường hợp :
- Trong trường hợp trên, bạn X đã cư xử rất đúng. Vì những thông tin chưa được kiểm chứng rõ ràng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến người khác. Nếu dưa thông tin sai lệch sẽ gây hoang mang cho nhiều người làm ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe và cả cuộc sống của họ nữa. Thậm chí những người đưa thông tin sai lệch còn bị xử lí theo quy định của pháp luật nữa.
- Tung tin ...o dãy bàn. Mỗi dãy cử 1 đại diện. Lần lượt đọc câu hỏi và trả lời. Đội nào không trả lời được hoặc trả lời sai thì đội bạn có quyền trả lời.
Bài tập 2 Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây, vì sao ?
A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc anh S báo cáo với chính quyền.
B. Biết người thân tàng trữ ma túy trái phép chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra.
C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân thiếu hàng cho khách chị P đã nhắc nhở bà X.
D . Biết ngày mai là thi cuối kỳ, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi.
Bài tập 3: Xử lý tình huống: 
Thực hiện trò chơi “ Tập làm chuyên gia”.
Gv: chọn 1 học sinh làm phóng viên dẫn dắt vào tình huống, mỗi học sinh được hỏi với mỗi tình huống tương ứng thể hiện mình là chuyên gia để giải quyết tình huống đó.
A, Gần đây,H thường bỏ tiết để đi chơi điện tử nhiều lần,H rủ bạn thân là K đi cùng nhưng K không đi , K khuyên bạn không nên bỏ học và chơi các trò chơi điện tử bạo lực nhưng H không nghe.
 Em hãy nhận xét việc làm của các bạn học sinh trên, nếu chứng kiến việc làm của H em sẽ khuyên H như thế nào ?
B, Hàng xóm nhà T thường gây ồn ào to tiếng ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình T và mọi người xung quanh .Bố mẹ của T không dám góp ý vì sợ mất lòng . Nếu là T, em sẽ làm gì ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành nhiệm vụ.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, 
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy liệt kê những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải trong gia đình, nhà trường và xã hội
Trong gia đình
Nhà trường
Xã hội

- Kính trọng ông bà cha mẹ
- Đoàn kết anh em
- Đi học đúng giờ,
- Đoàn kết bạn bè
- Bảo vệ của công.
- Chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ,
- Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường như trồng cây gây rừng, tiết kiệm điện nước, vứt rác đúng nơi quy đinh,

Bài tập 2 Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây, vì sao ?
A. Thấy nhà hàng xóm tổ chức đánh bạc anh S báo cáo với chính quyền (Đồng tình)
B. Biết người thân tàng trữ ma túy trái phép chị H đã che giấu khi cơ quan công an đến điều tra. (Không đồng tình)
C. Biết cửa hàng của bà X thường xuyên cân thiếu hàng cho khách chị P đã nhắc nhở bà X. (Đồng tình)
D . Biết ngày mai là thi cuối kỳ, D không ôn bài mà chuẩn bị tài liệu để mang vào phòng thi. (Không đồng tình)
Bài tập 3: Xử lý tình huống: 
- Việc làm của các bạn là không đúng....
- Em sẽ khuyên bạn dành thời gian cho việc học tâp, chơi điện tử sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, dễ sa vào các tệ nạn xã hội...
 B.
- Em sẽ sang nhà hàng xóm góp ý hoặc nhờ người có uy tín ở xóm nhắc nhở giúp . còn nếu không được nữa thì có ý kiến với chính quyền địa phương ...
Bài tập 4: Em hãy bình luận quan điểm:
Để bảo vệ lẽ phải chúng ta cần phải có tinh thần khách quan lòng kiên trì và dũng cảm
Một học sinh sẽ đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp
4. Hoạt động 4: Vận dụng(15’)
a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Nội dung: Hs biết nêu được những việc đã làm và sẽ tiếp tục làm để bảo vệ lẽ phải
Hs viết một thông điệp, làm tập san thể hiện ý thức bảo vệ lẽ phải.
c) Sản phẩm: Phần bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Câu 4: Nêu những việc đã làm và sẽ làm bảo vệ lẽ phải?
Câu 5: Học sinh viết thông điệp thể hiện ý thức bảo vệ lẽ phải.
Làm việc theo nhóm lớn tạo một tập san thể ý thức bảo vệ lẽ phải.
* Câu 4: Hs nêu. Gv động viên khuyến khích.
* HS phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tùng thành viên nhận nhiệm vụ và hoàn thiện sản phẩm ở nhà. (HD: có thể vẽ tranh, chụp ảnh, sưu tầm, giới thiệu về bảo vệ lẽ phải)
* Báo cáo sản phẩm trong giờ học tiếp theo
Rút kinh nghiệm sau bài dạy
..
BÀI 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Môn: GDCD Lớp 8- Bộ sách Cánh diều
(Thời lượng thực hiện: 02 tiết)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức 
- Giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
- Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
- Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên n...V nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Đọc các trường hợp sau để thực hiện yêu cầu
a. Mục tiêu: 
- HS nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên; một số biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
- HS nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
- HS thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. 
- HS biết phê phán, đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên. 
b. Nội dung: Em hãy đọc các trường hợp 1, 2, 3 trong SGK trang 31 và thực hiện yêu cầu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện đọc các trường hợp 1, 2, 3 trong SGK trang 31 và thực hiện yêu cầu.
- Em hãy chỉ ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong các trường hợp trên?
- Em hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Em hãy gọi tên những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên được mô tả trong các hình ảnh trên?
- Em hãy kết ra những việc làm khác để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
* Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
* Tổ chức, điều hành: GV mời 1-2 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
* Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời chốt kiến thức.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
Nhiệm vụ 1: Bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến
a. Mục tiêu: 
- HS giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
b. Nội dung: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến trong SGK trang 33, trang 34
c. Sản phẩm: Quan điểm của học sinh về các ý kiến trong SGK tr. 33, 34
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS thảo luận các ý kiến đồng tình hay không đồng tình trong SGK tr. 33, 34
a. Bảo vệ môi trường không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn góp phần bảo vệ cho thế hệ tương lai.
b. Chỉ người lớn mới cần quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
c. Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không nhất thiết phải tiết kiệm.
- GV yêu cầu HS thảo luận các hành vi phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong SGK tr. 33, 34
a. Thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.
b. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn.
c. Che giấu hành vi khai thác rừng trái phép.
d. Nhà nước sẽ chi trả kinh phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.
e. Săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm thuộc danh mục nguy cấp.
g. Khai thác nước ngầm trái phép để kinh doanh.
* Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để hoạt động cá nhân, suy nghĩ và thực hiện yêu cầu.
* Tổ chức, điều hành: GV mời 3- 4 HS trả lời, bày tỏ quan điểm đối với từng ý kiến.
* Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, tổng kết những ý kiến phù hợp.
Nhiệm vụ 2: Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: 
- HS thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
b. Nội dung: Em hãy đọc các tình huống trong SGK trang 34 và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc các tình huống trong SGK trang 34 và trả lời câu hỏi 
-Tình huống 1: 
+ Em có nhận xét gì về việc làm của anh T?
+ Nếu là anh T, em sẽ làm gì?
-Tình huống 2: 
+ Nếu là bạn K, em sẽ làm gì?
* Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để hoạt động cá nhân đọc các tình huống, suy nghĩ câu trả lời.
* Tổ chức, điều hành: GV mời 3- 4 HS trả lời
* Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, tổng kết những câu trả lời phù hợp.
Nhiệm vu 3: Thuyết trình về một phong trào hoặc hành động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em ấn tượng để truyền cảm hứng cho bạn bè cùng chung tay thực hiện phong trào này.
a. Mục tiêu: 
- HS thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi. 
b. Nội dung: Thuyết trình về một phong trào hoặc hành động bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà em ấn tượng để truyền cảm hứng cho bạn bè cùng chung tay thực hiện phong trào này 
c. Sản phẩm: Kết quả trình bày của HS trên giấy A0
d. Tổ chức thực hiện:
* Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm tổ, thực hiện xây dựng bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy.
* Thực hiện nhiệm vụ: GV cho HS thời gian để thực hiện yêu cầu.
* Tổ chức, điều hành: GV giao cho mỗi tổ thực hiện yêu cầu. 
* Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, tổng kết, rút kinh nghiệm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Nhiệm vụ 1: Em hãy thực hiện những việc làm phù hợp (dọn dẹp vệ sinh, trồng và chăm sóc cây xanh, nhắc nhở bạn bè, em nhỏ, ...) để góp phần bảo vệ môi trường.
a. Mục tiêu: 
- HS thực hiện được việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên bằng nhữ...còn vi phạm kỉ luật, thậm chí là vi phạm pháp luật nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cả với nạn nhân và người gây ra bạo lực. Vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để tìm hiểu bạo lực gia đình là gì, những biểu hiện của nó, nguyên nhân do đâu và gây ra những hậu quả gì!

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được một số biểu hiện bạo lực gia đình.
- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Pháp luật nước ta quy định bạo lực gia đình là ntn, biểu hiện của bạo lực gia đình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số hình thức bạo lực gia đình và tác hại của bạo lực gia đình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi.
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin, tình huống
Gv chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi (2 phút) và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những hành vi bạo lực gia đình được thể hiện qua mỗi trường hợp và hình ảnh trên?
Câu 2: Ngoài những hành vi trên, em còn biết hoặc chứng kiến những hành vi bạo lực gia đình nào khác?
Câu 3: Em hãy cho biết các biểu hiện của bạo lực gia đình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
I. Khám phá
1. Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
a. Các hình thức
- Các hành vi bạo lực thể chất: hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác. 
- Các hành vi bạo lực tinh thần: lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hanh vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần người khác.
- Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại gây tổn thất tài sản của người khác.
- Các hành vi bạo lực trực tuyến: nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc người khác làm theo ý mình hoặc lăng mạ, bôi nhọ nhân phẩm người khác; ...
b. Tác hại
- Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với phụ nữ và tất cả các thành viên khác trong gia đình
- Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế của nạn nhân bạo hành.
- Bạo lực gia đình đã chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục. 
- Bạo lực gia đình còn chất thêm gánh năng lên vai các cơ quan tư pháp
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 2: Một số quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. 
a. Mục tiêu: 
Nắm được một số quy định pháp luật về phòng chống bạ lực gia đình 
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho đọc tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: tìm được các nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi thông qua thảo luận nhóm bàn (2 phút)
* Câu hỏi thảo luận nhóm bàn: 
1. Theo em, những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?
2. Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn và đặt câu hỏi phản biện cho nhóm bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv đánh giá, chốt kiến thức.
Giáo viên: để phòng chống bạo lực gia đình chúng ta cần thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa tốt sẽ làm giảm những mâu thuẫn không đáng có, từ đó làm giảm tình trạng bạo lực gia đình để mỗi ngày đối với mỗi người thật sự ý nghĩa.
2. Một số quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình 
 a) Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp trên: 
Trường hợp 1: Vi phạm mục b khoản 1 điều 3; khoản 2 điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2022); 
Trường hợp 2: Vi phạm mục a khoản 1 điều 3; khoản 4 điều 5 Luật Phòng chống 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_lop_8_sach_canh_dieu_nam_hoc_2023_2024.docx
  • docxBài 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.docx
  • docxBài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.docx
  • docxBài 3. Lao động cần cù, sáng tạo.docx
  • docxBài 4. Bảo vệ lễ phải.docx
  • docxBài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.docx
  • docxBài 6. Phòng, chống bạo lực gia đình.docx
  • docxBài 7. Xác định mục tiêu cá nhân.docx
  • docxBài 8. Lập kế hoạch chi tiêu.docx
  • docxBài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.docx
  • docxBài 10. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.docx