Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1/ Kiến thức:
- Nêu được nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông.
- Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông.
- Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp.
2. Về năng lực
Góp phần hình thành các năng lực:
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập và cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng:
- Biết thực hiện trật tự an toàn giao thông
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1.Thiết bị dạy học:
- Giáo án, SGK, các thiết bị điện tử.
- Số liệu về tình hình tai nạn giao thông, tranh ảnh, câu chuyện về giao thông, Luật giao thông đường bộ.
2. Học liệu:
- Đọc, tìm hiểu thông tin SGK; tranh ảnh, số liệu về giao thông, tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn
Ngày soạn: Ngày dạy: TÊN BÀI DẠY: NGOẠI KHÓA GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG Môn học: GD CÔNG DÂN 8 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1/ Kiến thức: - Nêu được nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông. - Nhận biết được tín hiệu đèn giao thông. - Nêu được những quy định của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp. 2. Về năng lực Góp phần hình thành các năng lực: a) Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập và cuộc sống. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống. b. Năng lực chung: - Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên. * Năng lực riêng: - Biết thực hiện trật tự an toàn giao thông 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực. - Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá. - Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1.Thiết bị dạy học: - Giáo án, SGK, các thiết bị điện tử. - Số liệu về tình hình tai nạn giao thông, tranh ảnh, câu chuyện về giao thông, Luật giao thông đường bộ. 2. Học liệu: - Đọc, tìm hiểu thông tin SGK; tranh ảnh, số liệu về giao thông, tìm hiểu tình hình trật tự an toàn giao thông ở địa phương. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Hoạt động 1: Mở đầu GV đưa ra tình huống: Các bạn Liên, Tú, Hoàng đi xe đạp hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, cười đùa. Gần đến ngã tư, chưa tới vạch dừng thì đèn vàng bật sáng. Liên vừa đạp xe nhanh, vừa giục các bạn, Tú cũng vội vàng đạp xe theo Liên. Hoàng muốn ngăn các bạn lại nhưng không kịp. Em hãy nhận xét hành vi đi đường của các bạn Liên, Tú, Hoàng? Học sinh trả lời, giáo viên dẫn vào bài: Tai nạn giao thông hiện nay đang là vấn đề nhức nhối của xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây tai nạn giao thông lại liên tục gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân, xã hội. Nguyên nhân do đâu? Giải pháp là gì?. Hôm nay cúng ta cùng tìm hiểu qua bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông. 2. Hoạt động hình thành kiến thức a-Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tai nan giao thông Hoạt động của GV và HS Nội dung - Gv: Đặt câu hỏi thảo luận - Các nhóm thảo luận trong 3 phút. + Các nhóm ban đầu thảo luận 2 phút, sau đó các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau, nhóm nào cũng được kiểm tra phiếu học tập 1. Em hãy nhận xét về tình hình tai nạn giao thông và mức độ thiệt hại về người do tai nạn gây ra? 2. Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn trên? Nguyên nhân nào là chủ yếu? 3. Làm thế nào để có thể tránh được tai nạn giao thông khi tham gia giao thông? GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời HS: Trình bày kết quả GV: gọi HS nhận xét và bổ sung GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng 2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn GT: Do phương tiện tăng nhanh, hệ thống đường sá chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, người dân chưa có ý thức tự giác chấp hành qui định về ATGT... Nguyên nhân chủ yêú là do người dân chưa có ý thức tự giác chấp hành qui định về ATGT. - Gv: Ví dụ: Đua xe trái phép gây chết người tại Bà Rịa Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh. 3- Để có thể tránh được tai nạn giao thông khi tham gia giao thông Phải nâng cao ý thức trách nhiệm bằng cách tuân thủ qui định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. * giáo viên cập nhật số liệu mới về tình hình tai nạn giao thông năm 2021 trong 8 tháng của năm 2021 (tính từ ngày 15-12-2020 đến 14-8-2021), toàn quốc xảy ra 7.647 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.892 người, bị thương 5.326 người. ... So với tháng cùng kỳ năm 2020, giảm 664 vụ (giảm 56,5%), giảm 294 người chết (giảm 53,3%), giảm 535 người bị thương (giảm 61%). 1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: * Nguyên nhân - NN khách quan: Do phương tiện tăng nhanh, hệ thống đường sá chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại... - NN chủ quan: Người dân chưa có ý thức tự giác chấp hành qui định về ATGT... -> Nguyên nhân chủ yêú là do người dân chưa có ý thức tự giác chấp hành qui định về ATGT. 2. Đèn hiệu giao thông - Đèn xanh: Được đi - Đèn đỏ: Cấm đi. - Đèn vàng: Đi chậm lại. b-Tìm hiểu một số quy định cơ bản về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học+ hiểu biết trả lời các câu hỏi. 1. Khi tham gia giao thông người đi xe đạp phải đi ở lề đường bên nào và khi vượt xe,tránh xe chúng ta cần phải làm gì? - GV giải thích cho HS hiểu quy định khi lên xuống phà. GV đưa ra tình huống giao thông. “ Ngày chủ nhật, Hùng ( 15 tuổi ) lấy x...ờng. g. Đi bộ sát mép đường. h. Đá bóng,thả diều,đùa nghịch dưới lòng đường. GV dùng phiếu học tập. - Phát phiếu học tập cho HS - Yêu cầu HS làm bài tập trên phiếu. GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời HS: Trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài Hoạt động 4. Vận dụng GV: HS sưu tầm những câu ca dao và tục ngữ về hiện tượng tự nhiên nước ta. HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ tạo.Các Tình huống: Các bạn Liên Tú, Hoàng đi xe đạp hàng ba, vừa đi viuwaf nói chuyện, cười đùa. Gần đến ngã tư, chưa tới vạch rừng thì đèn vàng bật sáng. Liên vừa đạp xe nhanh, vừa giục các bạn. Tú cũng vội vàng đạp xe theo Liên. Hoàng muốn ngăn các bạn lại nhưng không kịp. Câu hỏi: 1. Em hãy nhận xét hành vi đi đường của Liên, Tú, Hoàng. 2. Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp nào thì khi đèn vàng sáng, người điều khiển xe được phép tiếp tục đi? 1. Hành vi đi đường của các bạn Liên, Tú và Quang là vi phạm pháp luật dành cho người đi xe đạp vì đèn giao thông đã chuyển sang màu vàng nhưng các bạn vẫn cố tình đạp xe đi qua. 2. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp người điều khiển xe đi quá vạch dừng thì được đi tiếp, không thì đèn vàng mọi phương tiện phải dừng xe lại. * Hướng dẫn học sinh tự học: - Học nội dung bài học - Tìm hiểu trước bài: Bài 1 – Tôn trọng lẽ phải + Đọc truyện hs tự học + Sưu tầm tranh ảnh, bài báo, câu chuyện về Tôn trọng lẽ phải. -------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 1: BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. Nêu được những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải. - Học sinh biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. 2. Về năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. Nêu được những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải, biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn để để tìm hiểu được hiểu thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. Nêu được những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. Hiểu được ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải, biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. b. Năng lực đặc thù: - Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luuyện bản thân để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải . - Suy nghĩ và làm theo lẽ phải. 3.Về phẩm chất: - Yêu nước: Yêu gia đình, quê hương. - Nhân ái: Yêu mọi người xung quanh. - Chăm chỉ: Chịu khó học tập bộ môn. - Trách nhiệm: Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải. Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, trái đạo lý dân tộc. II. Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị dạy học: - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 2. Học liệu: - Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu. - GV cho giải quyết tình huống có vấn đề để các em biết phải bênh vực lẽ phải. Tình huống: Trên đường đi học về, Thắng và Hùng thấy một bạn học sinh nữ bị đám con trai bắt nạt. Thấy vậy, Thắng liền chạy tới can ngăn, giúp đỡ bạn nữ kia, còn Hùng thì nói: "Mặc kệ nó, mình bênh vực không khéo bị vạ lây". - GV hỏi: Em đồng tình với việc làm của bạn nào? Vì sao? : - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu hình tình huống lên màn hình tivi hoặc phóng to dán lên bảng để học sinh quan sát và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận cặp đôi. - Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: “Nói phải củ cải cũng nghe”. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, mọi người ai cũng biết cư xử đúng đắn, tôn trọng lẽ phải, thức hiện tốt những quy định chung của cộng đồng thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp và lành mạnh biết bao. Vậy lẽ phải là gì? Tại sao chúng ta cần tôn trọng lẽ phải? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài 1. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - HS đọc phần đặt vấn đề trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi theo PHT GV đã chuẩn bị. - Bài học qua câu chuyện: Mỗi người không chỉ có nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái....eo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi suy nghĩ cuả mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những điều sai trái. 2. Trái với tôn trọng lẽ phải là không tôn trọng lẽ phải: + Xuyên tạc, bóp méo sự thật. + Vu khống, bao che, làm theo cái sai, cái xấu. + Không dám bảo vệ sự thật, bảo vệ cái đúng + Không dám đấu tranh chống lại cái sai. + Vi phạm pháp luật. 3. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải - Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. 4. HS tự liên hệ - HS liên hệ bản thân. Gặp các bạn cố ý vi phạm nội quy nhà trường (đi trễ, không đồng phục, ), quay cóp trong giờ kiểm tra thì dù là bạn thân em cũng sẽ nhắc nhở và khuyên bạn không nên làm như vậy. - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận. 1. Khái niệm Lẽ phải, tôn trọng lẽ phải. - Lẽ phải được coi là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội . - Tôn trọng lẽ phải là công nhận và ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh hành vi suy nghĩ cuả mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những điều sai trái. 2. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải - Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. 3. Cách rèn luyện. + Chấp hành nội quy của trường, lớp + Bảo vệ môi trường + Chấp hành luật lệ giao thông + Phòng chống tệ nạn xã hội + Giữ gìn phẩm chất đạo đức 3. Hoạt động 3: Luyện tập . a) Mục đích: - Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK giúp HS củng cố lại kiến thức đã học. b) Nội dung: GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK. c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. Bài tập 1 Lựa chọn ý kiến c: Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo. Bởi vì: khi bạn có ý kiến em lắng nghe tức là em tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiên đó tức là em tôn trọng lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng. Bài tập 2 Lựa chọn cách ứng xử c: Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa. Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã tôn trọng lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực. Bài tập 3 - Hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải: a. Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập. c. Phê phán nhữnh việc làm sai trái. e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. Bài tập 5 - Vàng thật, không sợ lửa. - Nói phải củ cải cũng nghe. Danh ngôn “Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận" Bài tập 6 - Chấp hành nội quy trường lớp, quy định chung của cộng đồng nơi ở. - Đồng tình, ủng hộ những việc làm đúng đắn. - Đấu tranh phê phán những hành vi sai trái. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập 1, 2, 3, 5, 6 trong SGK. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập. - Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục đích: - Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh. b) Nội dung: - Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề giáo viên đặt ra. c) Sản phẩm: HS bày tỏ quan điểm cá nhân về lẽ phải. Không đồng tình. Vì lẽ phải thuộc về chân lí, chính nghĩa. Kẻ mạnh, người giàu, bất cứ ai cũng phải tôn trọng lẽ phải. Mọi người tôn trọng lẽ phải làm cho xã hội công bằng và tốt đẹp hơn. d) Tổ chức thực hiện - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên đặt vấn đề: Em suy nghĩ như thế nào về quan điểm “Lẽ phải thuộc về những kẻ mạnh và giàu có”. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét và góp ý cho nhau. - Kết luận, nhận định: Phải biết tôn trọng lẽ phải. Học tập gương của những người biết tôn trọng lẽ phải để có những hành vi và cách ... Bài học qua câu chuyện: Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên và có ý nghĩa thiết thực, vì: + Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày. + Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám lợi.. + Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. - HS Nghe và ghi chép khi GV kết luận. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. (GVHD HS tự đọc) - Bài học qua câu chuyện: Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên và có ý nghĩa thiết thực, vì: + Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày. + Đồng tình, ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết: tham ô, tham nhũng, hám lợi.. + Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết. HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HỌC SINH NỘI DUNG Nói đến liêm khiết là nói đến sự trong sạch trong đạo đức cá nhân của từng người, dù là người dân bình thường hay là cán bộ có chức có quyền. Từ xưa đến nay chúng ta rất tôn trọng những người có đức tính liêm khiết. Giáo viên giao nhiệm vụ: - Giáo viên lần lượt đặt câu hỏi để HS trả lời: 1. Qua việc tìm hiểu các hành vi của 3 nhân vật trong phần đặt vấn đề, các em hiểu thế nào là liêm khiết? 2. Nêu những biểu hiện của liêm khiết trong thực tế. GV tích hợp giáo dục pháp luật: + Người có tính liêm khiết luôn chấp hành đúng pháp luật về sử dụng tiền bạc, tài sản của nhà nước và tập thể. + Giới thiệu Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2007). 3. Trái với liêm khiết là những biểu hiện như thế nào? GV liên hệ một số biểu hiện tham ô, chiếm đoạt hoặc làm thất thoát tài sản của Nhà nước (Hồ Thị Kim Thoa, Trịnh Xuân Thanh, 4. Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân. 5. Theo em, HS cần rèn luyện cho mình tính liêm khiết như thế nào? Học sinh nhận nhiệm vụ học tập. - Tiến hành thảo luận chung để trả lời câu hỏi. - Giáo viên quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động, hướng học sinh trả lời: 1. Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch không hám danh, hám lợi, không bận tâm với những toan tính nhỏ nhen ích kỷ. - GV giảng giải thêm: - Liêm là trong sạch không tham lam. Ngày xưa dưới chế đô phong kiến những người làm quan mà không đục khoét của dân gọi là Liêm, chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp ... Ngày nay nước ta là nước dân chủ cộng hòa chữ liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải liêm ( Hồ Chí Minh). - Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon sống yên, đều là bất liêm - Người cán bộ cậy thế mà khoét dân ăn của đút, hoặc trộm của cong làm của tư. - Người buôn bán, mua 1 bán 10 hoặc mua gian bán lận, chợ đen, chợ đỏ, tích chữ đầu cơ - Người có tiền cho vay cắt cổ, bóp hầu bóp họng đồng bào. Người làm ruộng không ra công đào mương mà lấy cắp nước ruộng của nhà láng riềng. - Dìm người giỏi để giữ địa vị danh tiếng của mình là tham danh điạ vị. - Gặp việc mà sợ khó nhọc nguy hiểm không dám làm là tham việc nhàn nhã tránh việc khó nhọc - Gặp giặc mà rụt rè không dám làm là tham sống sợ chết. - Khổng tử nói, người mà không liêm không bằng xúc vật - Cụ khổng tử nới. Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy. Hồ Chí Minh 2. Biểu hiện: Không tham lam, không tham ô tiền bạc, tài sản chung, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi cho bản thân, Làm giàu bằng tai năng, sức lực. Kiên trì học tập , vươn lên bằng sức lực của mình. 3. Trái với liêm khiết là tham lam, làm giàu bất chính. - Tham lam, nhỏ nhen. - Ích kỉ, tham nhũng. - Hám danh, hám lợi, thực dụng. - Tham ô tiền bạc tài sản chung - Làm giàu bất chính - Lợi dụng chức quyền tham ô. - Móc nối với những người có chức, quyền để làm giàu bất chính. VD: tham nhũng, sử dụng tiền của, tài sản chung vào mục đích cá nhân, ăn hối lộ,... 4. Sống liêm khiết giúp con người thanh thản, được mọi người quý trọng, tin cậy, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. - GV khái quát lời dạy của Bác Hồ“ Cán bộ các cơ quan đoàn thể nhà nước cấp cao thì quyền to,cấp thấp thì quyền nhỏ....không sợ trở thành hủ bại,thành sâu mọt trong quần chúng nhân dân“. + “Người mà không liêm, không bằng súc vật”- Khổng Tử. +“Ai cũng ham lợi thì nước sẽ nguy”- MạnhTử. 5. - HS liên hệ bản thân. * GV lồng ghép GDĐĐ Hồ Chí Minh cho HS: ...t và định hướng học sinh nêu: Câu1: Mai là người học giỏi 7 năm liền nhưng không kiêu căng, coi thường người khác, cư xử có văn hoá, lễ phép, chan hoà, cởi mở, giúp đỡ nhiệt tình vô tư, gương mẫu chấp hành nội quy → Được mọi người tôn trọng, quý mến. Câu 2: Các bạn chế giễu, châm chọc em là da đen. Hải không cho da đen là xấu mà tự hào vì được hưởng màu da của cha → Hải biết tôn trọng cha mình. Câu 3: Quân và Hùng đọc truyện, cười trong giờ học văn → Thiếu tôn trọng người khác. Câu 4: - Hành vi của Mai và Hải đáng để chúng ta học tập vì các bạn cư xử thể hiện lối sống có văn hoá, coi trọng danh dự phẩm giá của người khác. - Hành vi của 1 số bạn chế giễu Hải, hành vi của Quân và Hùng là hành vi cần phê phán. Bài học qua câu chuyện: Cần phải biết tôn trọng người khác, nhưng không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ lắng nghe họ mà phải biết phê phán đấu tranh khi họ sai trái bằng hành vi có văn hoá: Không coi khinh miệt thị, xúc phạm đến danh dự hoặc dùng những lời nói thô tục thiếu tế nhị để chỉ trích họ. Phải phân tích cho họ thấy cái sai trong ý kiến hoặc việc làm của họ. GV: Chúng ta phải luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác; kính trên nhường dưới; không chê bai, chế giễu người khác. Biết đấu tranh phê phán những hành vi thiếu tôn trọng người khác. Phải biết cư xử có văn hoá, đúng mực tôn trọng người khác là tôn trọng mình. - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận I. ĐẶT VẤN ĐỀ. ( HS tự đọc) Bài học qua câu chuyện: Cần phải biết tôn trọng người khác, nhưng không có nghĩa là luôn đồng tình, ủng hộ lắng nghe họ mà phải biết phê phán đấu tranh khi họ sai trái bằng hành vi có văn hoá: Không coi khinh miệt thị, xúc phạm đến danh dự hoặc dùng những lời nói thô tục thiếu tế nhị để chỉ trích họ. Phải phân tích cho họ thấy cái sai trong ý kiến hoặc việc làm của họ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG 1. Giáo viên tổ chức trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”. GV chiếu các biểu hiện đã chuẩn bị sẵn lên màn hình tivi. Gọi 2 bạn lên bảng tìm những hành vi tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác. Bạn nào hoàn thành sớm nhất sẽ thắng. * Các hành vi: a. Vâng lời bố mẹ. b. Xấu hổ vì bố đạp xích lô. c. Nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt. d. Không nói to ở bệnh viện. e. Vứt rác nơi công cộng. f. Cười cợt khi đi dự đám tang. g. Không chế giễu người già cả, ốm đau, khuyết tật. h. Nói xấu, văng tục, nhục mạ làm tổn thương người khác. 2. Qua các biểu hiện trong trò chơi trên, các em hiểu thế nào là tôn trọng người khác? GV nêu: Các hành vi việc làm bảo vệ môi trường như: không xả rác, đổ nước thải bừa bãi, không hút thuốc lá, không làm mất trật tự ở nơi công cộng. Không mở ti vi, bật nhạc quá to trong giờ nghỉ trưa, tối của người khác là coi trọng cuộc sống của mình và mọi người, là thể hiện sự tôn trọng người khác. 3. Tôn trọng người khác có ý nghĩa gì? 4. Theo em, HS cần thể hiện sự tôn trọng người khác như thế nào? 5. Em tỏ thái độ như thế nào đối với những hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác? Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động, hướng học sinh trả lời: 1. Đáp án trò chơi: * Hành vi tôn trọng người khác: a, c, d, g. * Hành vi không tôn trọng người khác: b, e, f, h. 2. Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; Thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. 3. ý nghĩa. - Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác với mình. - Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở lên lành mạnh và trong sáng. 4. Cần tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi cả trong cử chỉ, hành động và lời nói. 5. HS liên hệ bản thân: Khích lệ, noi theo những hành vi tôn trọng người HS khác, phê phán những hành vi thiếu tôn trọng người khác. - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận. II. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Tôn trọng người khác - Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác; Thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người. 2. Biểu hiện - Biết lắng nghe, cư xử lễ phép, biết thừa nhận và học hỏi những điểm mạnh của người khác, không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác, tôn trọng sở thích thói quen tích cực của người khác. 3. ý nghĩa. - Tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác với mình. - Mọi người tôn trọng nhau thì xã hội trở lên lành mạnh và trong sáng. 4. Cách rèn luyện. - Tôn trọng người khác mọi lúc, mọi nơi cả trong cử chỉ, hành động và lời nói. 3. Hoạt động 3: Luyện tập 1-Bài 1. - Hành vi tôn trọng người khác: a, g, i. - Hành vi không tôn trọng người khác: b, c, d, đ, e, h, k, l, m, n, o. 2-Bài 2. - Tán thành ý kiến: b,c. - Không tán thành: a. 3-Bài 3. - Ở trường: Lễ phép, nghe lời, kính trọng thầy cô. Chan hoà, đoàn kết bạn bè - Ở nhà: Kính trọng vâng lời ông bà, cha mẹ nhường nhịn thương yêu em nhỏ. - Ở nơi công cộng: Tôn trọng nội quy nơi công cộng, không để n...dung. Mời HS của khác nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Bước 4: Kết luận và nhận định. - Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, nhận xét và định hướng học sinh nêu: Nhóm 1. - Nước Lỗ phải cống nạp cái đỉnh cho nước Tề . Vua Tề chỉ tin người mang đi là Nhạc Chính Tử . - Nhưng Nhạc Chính Tử không chiụ đưa sang vì đó là chiếc đỉnh giả. - Nếu ông làm như vậy thì vua Tề sẽ mất lòng tin với ông. Nhóm 2. - Em bé ở Pác Bó nhờ Bác mua cho một chiếc vòng bạc. Bác đã hứa và giữ lời hứa. - Bác làm như vậy vì Bác là người trọng chữ tín. Nhóm 3. - Đảm bảo mẫu mã, chất lượng ,giá thành sản phẩm, thái độ vì nếu không sẽ mất lòng tin với khách hàng - Phải thực hiện đúng cam kết nếu không sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, thời gian, uy tín..đặc biệt là lòng tin. Nhóm 4. - Làm việc cẩn thận, chu đáo, làm tròn trách nhiệm, trung thực. * Làm qua loa đại khái, gian dối sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau, không biết giữ chữ tín. * Làm qua loa đại khái, gian dối sẽ không được tin cậy, tín nhiệm vì không biết tôn trọng nhau, không biết giữ chữ tín. Bài học qua câu chuyện: Phải biết giữ lòng tin, lời hứa, có trách nhiệm với việc làm của mình. Có như vậy mới được mọi người tin yêu, kính trọng. - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. (HS tự đọc) Bài học qua câu chuyện: Phải biết giữ lòng tin, lời hứa, có trách nhiệm với việc làm của mình. Có như vậy mới được mọi người tin yêu, kính trọng. 2.2. Nội dung bài học a) Mục đích: - Giáo viên tổ chức cho học sinh tiếp tục thảo luận nhóm để tìm hiểu thế nào là giữ chữ tín, ý nghĩa và cách rèn luyện. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. c) Sản phẩm: 1. Giữ chữ tín. - Coi trọng lòng tin của người khác đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. 2. ý nghĩa của việc giữ chữ tín. - Được mọi người tin cậy, tín nhiệm, tin yêu. Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác. 3. Cách rèn luyện. - Làm tốt nghĩa vụ của mình. - Hoàn thành nhiệm vụ. - Giữ lời hứa, đúng hẹn. - Giữ lòng tin. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. Giáo viên giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm và thảo luận các câu hỏi sau: Nhóm 1: Muốn giữ lòng tin của mọi người chúng ta phải làm gì? Nhóm 2: Có ý kiến cho rằng: “Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? Nhóm 3: Tìm ví dụ hành vi không đúng lời hứa nhưng cũng không phải là không giữ chữ tín. Nhóm 4: Tìm những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày (ở gia đình, trường lớp, ngoài xã hội). GV diễn giải thêm và đặt câu hỏi: 1. Em hiểu giữ chữ tín là gì? 2. Giữ chữ tín có ý nghĩa như thế nào? 3. Muốn giữ chữ tín cần rèn luyện như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. Học sinh thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân và trình bày kết quả. - Giáo viên quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo và thảo luận. Giáo viên tổ chức điều hành - Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung. - HS: Trình bày. - HS: Nhận xét bổ sung. Bước 4: Kết luận và nhận định. Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động, hướng học sinh trả lời: Nhóm 1: Chúng ta phải làm tốt công việc được giao, giữ lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối, làm ăn gian lận. Nhóm 2: Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín. Trong giữ chữ tín còn có nhiều biểu hiện khác như kết quả công việc, chất lượng sản phẩm, sự tin cậy. Nhóm 3: Bố mẹ hứa cho đi chơi nhà ông bà ngoại vào chủ nhật nhưng không may mẹ bị ốm hoặc bố đi công tác thì chúng ta phải hiểu và hẹn lại hôm khác. Nhóm 4: - Ở gia đình: Chăm học chăm làm đi học về đúng giờ, không giấu điểm kém với bố mẹ. - Ở trường: Thực hiện tốt nội quy, hứa sửa chữa khuyết điểm, nộp bài đúng quy định. - XH: Sản xuất kinh doanh chất lượng tốt thực hiện đúng kí kết hợp đồng, hứa giúp đỡ người già cô đơn thì phải giúp. GV: Có những trường hợp không thực hiện đúng lời hứa song không phải cố ý mà do hoàn cảnh khách quan thì chúng ta cũng không phải là người không giữ chữ tín. 1. Giữ chữ tín. - Coi trọng lòng tin của người khác đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. 2. ý nghĩa của việc giữ chữ tín. - Được mọi người tin cậy, tín nhiệm, tin yêu. Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác. 3. Cách rèn luyện. - Làm tốt nghĩa vụ của mình. - Hoàn thành nhiệm vụ. - Giữ lời hứa, đúng hẹn. - Giữ lòng tin. - HS nghe và ghi chép khi GV kết luận. II. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Giữ chữ tín. - Coi trọng lòng tin của người khác đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. 2. ý nghĩa của việc giữ chữ tín. - Được mọi người tin cậy, tín nhiệm, tin yêu. Giúp mọi người đoàn kết và hợp tác. 3. Cách rèn luyện. - Làm tốt nghĩa vụ của mình. - Hoàn thành nhiệm vụ. - Giữ lời hứa, đúng hẹn. - Giữ lòng tin. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục đích: - Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả l... ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo qui định của pháp luật và kỉ luật. - Nêu được trách nhiệm của công dân, học sinh sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. - Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật. b. Phẩm chất - Có ý thức tự giác, tôn trọng và chấp hành pháp luật, kỉ luật. - Đồng tình ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật kỉ luật. - Bồi dưỡng tình cảm niềm tin vào pháp luật. c. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của kỉ luật, pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. 2. Bảng mô tả mức độ nhận thức của chủ đề. Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO Nội dung 1: Khái niệm pháp luật, kỷ luật - Nhận biết được những việc làm thể hiện việc chấp hành kỷ luật, pháp luật của công dân. - Nhận biết được những việc làm và hành vi là biểu hiện vi phạm kỷ luật, pháp luật của công dân. - Hiểu được thế mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật -Hiểu được vai trò của pháp luật và kỷ luật. - Trình bày được biểu hiện của chấp hành tốt pháp luật ; - Trình bày được biểu hiện của vi phạm pháp luật, kỷ luật. -Đánh giá những hành động đúng và không đúng về chấp hành kỷ luật và pháp luât. - Đề xuất các ý kiến để công dân chấp hành tốt pháp luật và kỷ luật. Nội dung 2: Ý nghĩa của sống chấp hành tốt kỷ luật và tuân theo pháp luật. - Vận dụng việc tự rèn luyện các phạm trù đạo đức, pháp luật để trở thành công dân biết sống tôn trọng kỷ luật và tuân theo pháp luật. Nội dung 3:Trách nhiệm của công dân học sinh Việt Nam hiện nay -Nêu được trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc thực hiện kỉ luật của cộng đồng, tập thể, pháp luật của nhà nước. - Hiểu được sự cần thiết của việc rèn luyện các hành vi đạo đức, pháp luật thể hiện bổn phận , trách nhiệm của công dân với cộng đồng, đất nước. -Hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với các quy định của tập thể, pháp luật của nhà nước. -Biết học hỏi, tiếp thu những hành vi ứng xử đẹp, có văn hóa, chấp hành tốt pháp luật, kỷ luật để sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. -Tù gi¸c sèng tu©n theo HiÕn ph¸p vµ ph¸p luËt. - Vận dụng những quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hằng ngày và vận động những người xung quanh cùng thực hiện -Vẽ tranh về chủ đề : Công dân HS với Luật an toàn giao thông. 3. Câu hỏi và bài tập minh họa của chủ đề theo định hướng phát triển năng lực. a.Mức độ nhận biết và thông hiểu ? Em có nhận xét gì về hành vi của Vũ Xuân Trường cùng đồng bọn. ? Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi phạm pháp luật nào? ? Những hành vi đó đã gây ra hậu quả gì? ? Bọn chúng đã bị pháp luật trừng trị ntn? ? Hãy nêu một số hành vi vi phạm pháp luật mà em biết. ? Nhà trường đặt ra nội quy để làm gì? ? Xã hội đặt ra pháp luật để làm gì? ? Vì sao phải có pháp luật? Có ai được quyền không tuân theo pháp luật không? ? Pháp luật có những đặc điểm gì? ? Em lấy VD về một số kỷ luật trường học mà em phải tuân theo. ? Pháp luật có những đặc điểm gì? ? Theo em, pháp luật và kỷ luật có ý nghĩa ntn đối với cá nhân và xã hội? ? Từ khi xuất hiện, lịch sử loài người đã trải qua các hình thái xã hội nào? ? Đời sống của người dân trong xã hội Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản như thế nào? b. Mức độ vận dụng: ? Hãy nêu một số hành vi vi phạm pháp luật mà em biết. ? Em có nhận xét gì về phẩm chất của các chiến sĩ công an? ? Từ đó, em hiểu pháp luật là gì? ? Cho biết thế nào là kỷ luật? ?Theo em, những quy định của tập thể có thể trái với quy định của pháp luật không? Cho VD minh hoạ. ? Hs chúng ta cần làm gì để thực hiện pháp luật và kỷ luật tốt? ? Các bạn trong lớp, trường em có tôn trọng kỷ luật và những quy định của PL không? Nêu VD minh hoạ. ?Lấy VD minh hoạ cho từng đặc điểm của pháp luật. ? Sự khác biệt giữa pháp luật nước CHXHCNVN với các nhà nước trước đó. ? Trong cuộc sống, em thấy gia đình mình có cần đến pháp luật không? Nêu ví dụ về sự cần thiết của pháp luật đối với gia đình em. ? Nếu không có pháp luật thì đất nước sẽ ntn? Từ đó em hãy nêu vai trò của pháp luật? ? Công dân có trách nhiệm như thế nào để sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật? ? Em hãy kể một tấm gương chấp hành tốt pháp luật. ? Em hãy kể một số trường hợp chưa chấp hành tốt pháp luật. ? Tìm câu tục ngữ, ca dao nói về pháp luật. Bài tập . Đánh dấu x vào ô trống cho phù hợp. Hành vi Đạo đức Pháp luật 1. Kính già yêu trẻ 2. Giúp đỡ người nghèo 3. Đóng thuế kinh doanh 4. Thừa kế tài sản của bố mẹ 5. Của chồng công vợ 6. Thực hiện hợp đồng lao động 7. Trên kính dưới nhường 8. Tạo điều kiện để con em thực hiện nghĩa vụ học tập ? Sưu tầm một số câu ca dao, tục n...c để chơi game là biểu hiện vi phạm gì? Tại sao? - GV cho HS thảo luận nhóm trong 2p: Theo em, những quy định của tập thể có thể trái với quy định của pháp luật không? Cho VD minh hoạ. - GV tổng kết về mqh. VD: Nội quy nhà trường được xây dựng trên cơ sở của Luật Giáo Dục. ? Em hãy lấy VD khác để chứng minh mối quan hệ 2 chiều này giữa pháp luật và kỷ luật. *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến - Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, bổ sung và chốt lại ý kiến * Dự kiến sản phẩm: - Pháp luật: là quy tắc xử sự chung, do Nhà nước đặt ra, có tính bắt buộc, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. ( Luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản, luật xây dựng, luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật kế toán, luật hôn nhân và gia đình,..) - Kỷ luật: là quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuân theo, nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. - Pháp luật và kỷ luật có quan hệ chặt chẽ. - Quy định, quy ước của tập thể phải xây dựng phù hợp theo quy định của pháp luật của Nhà nước. - Pháp luật là khung chuẩn để các tập thể xây dựng kỷ luật. *Báo cáo sản phẩm - Giáo viên gọi đại diện 1-2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập -Học sinh các nhóm khác bổ sung. * Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá -Giáo viên nhận xét đánh giá àGiáo viên chốt kiến thức ghi bảng II. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Khái niệm - Pháp luật: là quy tắc xử sự chung, do Nhà nước đặt ra, có tính bắt buộc, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. ( Luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản, luật xây dựng, luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật kế toán, luật hôn nhân và gia đình,..) - Kỷ luật: là quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi cần tuân theo, nhằm bảo đảm sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người. 2. Mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật. - Pháp luật và kỷ luật có quan hệ chặt chẽ. - Quy định, quy ước của tập thể phải xây dựng phù hợp theo quy định của pháp luật của Nhà nước. - Pháp luật là khung chuẩn để các tập thể xây dựng kỷ luật. VD: Nội quy nhà trường được xây dựng trên cơ sở của Luật Giáo Dục. Ngày dạy: TIẾT 6. ĐẶC ĐIỂM – BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT, KỈ LUẬT. 2. 3. Đặc điểm, bản chất của PL, Kỉ luật. 2. 4. Bản chất của PL. a) Mục đích: - Giúp học sinh biết được những đặc trưng cơ bản của pháp luật và đặc điểm của kỉ luật. b) Nội dung: - GV cho HS đọc phần đặt vấn đề Bài 21 và so sánh với nội quy nhà trường để học sinh thảo luận cặp đôi tìm câu trả lời và trả lời từ đó rút ra nội dung bài học cần ghi nhớ. c) Sản phẩm: 3. Đặc điểm a. Pháp luật - Tính qui phạm phổ biến: Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến. - Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác chặt chẽ trong các văn bản pháp luật. - Tính bắt buộc: Pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực bắt buộc chung, bắt buộc mọi người tuân theo nếu không sẽ phải bị xử lý theo qui định. b. Kỉ luật - Là quy định của một tập thể, một cơ quan. - Xây dựng dựa trên cơ sở các quy định của PL, không được trái với PL. 2. 4. Bản chất của PL. - Thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. d) Tổ chức thực hiện: H OẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN- HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ. - Giáo viên đặt vấn đề để HS thảo luận cặp đôi và trả lời: ? Pháp luật có những đặc điểm gì? Lấy VD minh hoạ cho từng đặc điểm. ? Từ khi xuất hiện, lịch sử loài người đã trải qua các hình thái xã hội nào? ? Đời sống của người dân trong xã hội Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản như thế nào? ? Nhà nước VNDCCH ra đời khi nào? Là thành quả của cuộc cách mạng nào? Do giai cấp nào lãnh đạo? - HS thảo luận theo cặp (2p) ? Sự khác biệt giữa pháp luật nước CHXHCNVN với các nhà nước trước đó. * Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân -> thảo luận trong nhóm => thống nhất ý kiến trên phiếu học tập - Giáo viên quan sát, gợi ý và hỗ trợ Hs hoàn thành nhiệm vụ, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, bổ sung và chốt lại ý kiến * Dự kiến sản phẩm: - Các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội. Đó là những quy định khuôn mẫu, là những quy tắc xử sự chung mang tính phổ biến. Tức là tất cả mọi người đều phải tuân theo quy định của pháp luật - Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác và chặt chẽ. - Mọi người đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật. Bất cứ ai vi phạm đều bị xử lý. VD: Luật Lao động quy định: Người lao động phải thực hiện đúng hợp đồng lao động. => mọi người lao động đều phải tuân thủ. VD: Bộ luật Hình sự quy định: Người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải ...nhận định. - Học sinh nhận xét, đánh giá -Giáo viên nhận xét đánh giá GV phân tích, mở rộng: Luật hôn nhân và gia đình, luật pháp bảo vệ những quyền lợi chính đáng của công dân về tài sản, về các mối quan hệ hợp pháp trong gia đình, luật doanh nghiệp được ban hành nhằm đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp,... àGiáo viên chốt kiến thức ghi bảng. 5. Vai trò của PL và KL * Vai trò của PL - Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước. - Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn XH. - Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. * Vai trò của KL - Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện thống nhất trong sinh hoạt. - Tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân và toàn XH phát triển theo một định hướng chung. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện. 2.6. Hoạt động tìm hiểu trách nhiệm của công dân trước pháp luật a. Mục tiêu: Hs nắm được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật. b. Nội dung: trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. c. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HỌC SINH NỘI DUNG Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi ? Những ai cần sống có kỷ luật và tuân theo pháp luật? lấy ví dụ cụ thể? ? Công dân có trách nhiệm như thế nào để sống và làm việc theo Hiến pháp và PL? HS trả lời. ? Hs chúng ta cần làm gì để thực hiện pháp luật và kỷ luật tốt? ? Các bạn trong lớp, trường em có tôn trọng kỷ luật và những quy định của PL không? Nêu VD minh hoạ. ? Em có thái độ ntn với các bạn chưa chấp hành tốt kỷ luật, chưa tuân theo pháp luật. ? Hãy tự nhận xét bản thân về việc chấp hành pháp luật khi ở nhà, ở những nơi công cộng. *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát, gợi ý và hỗ trợ Hs hoàn thành nhiệm vụ, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, bổ sung và chốt lại ý kiến * Dự kiến sản phẩm: - Mọi công dân cần sống có kỷ luật và tuân theo pháp luật. - Hs cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận. - Giáo viên gọi HS trình bày miệng theo suy nghĩ, nhận định, tìm hiểu của cá nhân -Học sinh các nhóm khác bổ sung. * Bước 4: Kết luận, nhận định. - Học sinh nhận xét, đánh giá -Giáo viên nhận xét đánh giá àGiáo viên chốt kiến thức về trách nhiệm của công dân trước pháp luật. GV kết luận: Từ xa xưa, loài người có một thời không có PL. Người ta điều chỉnh hành vi của con người bằng những quy tắc xử sự của đạo lý làm người. Khi nhà nước ra đời, những quy tắc, tập quán đó trở nên bất lực trong các hành vi của con người. Một phương tiện mới của con người ra đời - đó là PL. Các quy tắc xử sự của PL trở thành phương tiện quan trọng trong đời sống XH có giai cấp. Là chủ nhân tương lai của đất nước các em phải nghiêm chỉnh chấp hành PL. Đấu tranh với những hành vi vi phạm PL để góp phần xây dựng XH bình yên, hạnh phúc. 6. Trách nhiệm của công dân – HS. - Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.. - HS rất cần tôn trọng pháp luật, kỷ luật vì mỗi cá nhân thực hiện tốt kỷ luật thì nội quy nhà trường sẽ thực hiện tốt góp phần làm cho XH ổn định, bình yên. - HS thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định của nhà trường cộng đồng và nhà nước. 3. Hoạt động luyện tập a.Mục tiêu: Học sinh biết thực hành những kiến thức vừa học để giải quyết bài tập liên quan b. Nội dung: các bài tập trong SGK và Sách BT c. Sản phẩm hoạt động: + Phần trình bày miệng + Trình bày trên phiếu học tập d. Tiến trình hoạt động Chuyển giao nhiệm vụ: (lần lượt thực hiện các bài tập) Bài tập 1 SGK trang 15- Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập 1: - Hs trả lời - Gv nhận xét, chốt lại: Quan niệm đó không đúng. Bởi vì pháp luật cần cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỉ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động - tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội. Bài tập 2: - Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 -Hs trả lời - Gv chốt lại : Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do nhà nước ban hành, và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát của nhà nước. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan chỉ ở phạm vi hẹp có thể trường học này, cơ quan này có những quy định đó nhưng ở trường học khác, cơ quan khác lại không có những quy định đó. Trong khi đó pháp luật là quy tắc xử sự ở phạm vi rộng và bắt buộc mọi người phải thực hiện. Bài tập 3 - Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập 3: -Hs trả lời - Gv chốt lại : đồng tình với hành vi của chi đội trưởng, vì đội là một tổ chức xã hội, có những quy định, thống nhất để hành động, đi họp chậm (không có lý do chính đáng) là thiếu kỉ luật đội. Bài tập: Sưu tầm một số câu ca dao, tục ... nước. Biện pháp bảo đảm thực hiện Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê. Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế và xử lý các hành vi vi phạm. 4. Hoạt động vận dụng a. Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức để thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. b. Nội dung: Vận dụng vào thực tiễn c. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày miệng của học sinh d. Tiến trình hoạt động Gv nêu nhiệm vụ: GV cho HS đọc truyện: “Mượn danh khách du lịch mang ma tuý vào Việt Nam lĩnh án16 năm tù” - Sách Bài tập trang 93. ? Theo em, thông tin trên đã nói lên điều gì về vai trò của pháp luật? GV cho tình huống: Một phụ huynh trên đường đi đón con đi học về bị một chiến sĩ công an giữ lại vì tội không đội mũ cho em bé ngồi sau xe. Khi được hỏi thì chị phụ huynh có trư lời em bé còn nhỏ nên không cần phải đội mũ bảo hiểm. ? Theo em vị phụ huynh đó trả lời như vậy là đúng hay sai? Vì sao. ?Em đã tôn trọng và chấp hành pháp luật qua các hành vi nào? ****************************************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 8: TỔNG KẾT, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT Môn học: GDCD 8 1. Hoạt động 1: Khởi động a) Mục đích: - Giúp HS nhận biết những ca dao, tục ngữ nói về PL và KL. b) Nội dung: - Giáo viên tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”. c) Sản phẩm: - Tục ngữ: “Làm điều phi pháp việc ác đến ngay”. “Luật pháp bất vị thân”. “Chí công, vô tư”. - Ca dao: “Làm người trông rộng nghe xa Biết luận biết lý mới là người tinh”. d) Tổ chức thực hiện: - Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu hàng loạt các câu ca dao, tục ngữ. HS được xem hàng loạt các câu ca dao, tục ngữ. Và các nhóm ghi ra các câu nói về PL, KL. - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ làm việc nhóm. - Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh nhóm khác nhận xét. - Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét. 2. Hoạt động 2: Luyện tập Tổng kết, củng cố chủ đề a) Mục đích: - Giúp học sinh tổng kết lại các kiến thức đã học của chủ đề để giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ đề, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm. b) Nội dung: - GV cho HS lên bảng thuyết trình sơ đồ tư duy của nhóm mình. (GV phân công 4 nhóm vẽ sơ đồ tư duy từ tiết trước), các bài tập liên quan đến chủ đề c) Sản phẩm: + Phần trình bày miệng + Trình bày trên phiếu học tập - Tổng kết được kiến thức và lưu ý những kiến thức trọng tâm. d) Tổ chức thực hiện: * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu bài tập trên máy chiếu: Trong thời gian nhanh nhất, học sinh nghe và giành quyền trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa ra bằng cách giơ tay. - Học sinh trả lời, các bạn trong lớp nhận xét, bổ sung, GV kết luận (Đ- S) Bài tập 1 Đánh dấu x vào ô trống cho phù hợp. Hành vi Đạo đức Pháp luật 1. Kính già yêu trẻ x 2. Giúp đỡ người nghèo x 3. Đóng thuế kinh doanh x 4. Thừa kế tài sản của bố mẹ x 5. Của chồng công vợ x 6. Thực hiện hợp đồng lao động x 7. Trên kính dưới nhường x 8. Thực hiện nghĩa vụ học tập x Bài tập 2: Tổ chức tham gia trò chơi Tích hợp giáo dục QPAN - GV cho HS chơi trò chơi: Hái hoa dân chủ - Lần lượt GV gọi HS lên bắt phiếu và trả lời câu hỏi trong phiếu. - HS khác nhận xét. GV đưa đáp án bổ sung ? Việc chấp hành kỷ luật của các bạn lớp em như thế nào? ? Em hãy kể một tấm gương chấp hành tốt kỉ luật, pháp luật. - Tấm gương thực hiện tốt an toàn giao thông: Anh Nguyễn Hữu Thành - Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã hi sinh khi truy bắt tội phạm - Giám đốc Nguyễn Hải Thoại sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Liên hệ việc thanh niên địa phương lên đường nhập ngũ để bảo vệ Tổ quốc. ? Em hãy kể một số trường hợp chưa chấp hành tốt pháp luật. Nêu hậu quả? - Lã Thị Kim Oanh - giám đốc ngân hàng NN & PTNT tham nhũng trên 100 tỷ đồng của nhà nước. - Tân Trường Sanh, Minh Phụng, siêu lừa Huyền Như, Dương Chí Dũng ? Tìm câu tục ngữ, ca dao nói về kỉ luật,pháp luật Tục ngữ: - Làm điều phi pháp, việc ác đến ngay - Luật pháp bất vị thân - Chí công vô tư Ca dao: - Thương anh em để trong lòng Việc quan em cứ phép công mà làm - Làm người trông rộng nghĩ xa Biết luân biết lí mới là người tinh ? ở địa phương em ý thức chấp hành Luật giao thông như thế nào? Biểu hiện cụ thể? (tốt, chưa tốt) *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - Học sinh làm việc cá nhân - Giáo viên quan sát, gợi ý và hỗ trợ Hs hoàn thành nhiệm vụ, hỗ trợ học sinh khi cần thiết, bổ sung và chốt lại ý kiến * Dự kiến sản phẩm: * Bước 3: Báo cáo sản phẩm. - Giáo viên gọi HS trình bày miệng theo suy nghĩ, nhận định, tìm hiểu của cá nhân -Học sinh các nhóm khác bổ sung. * Bước 4: Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá -Giáo viên nhận xét đánh giá àGiáo viên bổ sung Tấm gương thực hiện tốt an toàn giao thông: Anh Nguyễn Hữu Thành - Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã hi sinh khi truy bắt tội phạm - Giám đ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_gdcd_lop_8_nam_hoc_2022_2023_truong_thcs_ch.doc