Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - THCS Lê Đình Chinh

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Nêu được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

2. Về năng lực

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị tốt đẹp về truyền thống tốt đẹp của quê hương, biết học tập để phát huy truyền thống tốt đẹp, đấu tranh phê phán những hành vi không phù hợp.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. Thể hiện qua việc biết tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy các giá trị do truyền thống quê hương mang lại.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống quê hương.

- Trách nhiệm: Có ý thức khi tham gia các hoạt động cộng đồng, lễ hội tại địa phương; không đồng tình với hành vi không phù hợp với nếp sống văn hóa và quy định ở nơi công cộng; Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh, ...

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7

(bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Nhận biết được những giá trị và truyền thống tốt đẹp của quê hương.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng làm việc nhóm. Các nhóm cùng nhau quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu từng bức tranh và trả lời câu hỏi.

- Sau thời gian quan sát tranh. Các học sinh thảo luận trong nhóm của mình. Ghi kết quả thảo luận của nhóm để báo cáo trước lớp.

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh quan sát các bức tranh. Đọc thông tin chú thích ở từng bức tranh.

- Trao đổi cùng nhau trong nhóm để phát hiện ra các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương được biểu hiện qua từng bức tranh.

- Phân công học sinh chuẩn bị báo cáo.

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Giáo viên gọi hai nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại cùng nhau góp ý bổ sung.

- Học sinh chỉ ra được các truyền thống quê hương được thể hiện qua các bức tranh là:

Bức tranh 1 - Truyền thống yêu nước.

Bức tranh 2 - Truyền thống văn hóa

Bức tranh 3 - Truyền thống nghệ thuật

Bức tranh 4 - Truyền thống ẩm thực

- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Việc tìm hiểu các giá trị truyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào?

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học:

Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này qua đời khác. Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin của con người. Bài học này giúp em tìm hiểu về truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống và tự hào về quê hương, nguồn cội của mình.

docx 88 trang Cô Giang 28/10/2024 160
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - THCS Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - THCS Lê Đình Chinh

Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - THCS Lê Đình Chinh
 Tuần: 1- 3
BÀI 1
TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)

Ngày soạn: 06/09/2023
 Tiết: 1- 3
Ngày dạy: 08, 12, 19/09/2023
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Nêu được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
2. Về năng lực
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị tốt đẹp về truyền thống tốt đẹp của quê hương, biết học tập để phát huy truyền thống tốt đẹp, đấu tranh phê phán những hành vi không phù hợp.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. Thể hiện qua việc biết tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy các giá trị do truyền thống quê hương mang lại.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống quê hương.
- Trách nhiệm: Có ý thức khi tham gia các hoạt động cộng đồng, lễ hội tại địa phương; không đồng tình với hành vi không phù hợp với nếp sống văn hóa và quy định ở nơi công cộng; Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh, ...
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7
(bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Nhận biết được những giá trị và truyền thống tốt đẹp của quê hương. 
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng làm việc nhóm. Các nhóm cùng nhau quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu từng bức tranh và trả lời câu hỏi. 
- Sau thời gian quan sát tranh. Các học sinh thảo luận trong nhóm của mình. Ghi kết quả thảo luận của nhóm để báo cáo trước lớp.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh quan sát các bức tranh. Đọc thông tin chú thích ở từng bức tranh. 
- Trao đổi cùng nhau trong nhóm để phát hiện ra các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương được biểu hiện qua từng bức tranh.
- Phân công học sinh chuẩn bị báo cáo. 
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi hai nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại cùng nhau góp ý bổ sung.
- Học sinh chỉ ra được các truyền thống quê hương được thể hiện qua các bức tranh là: 
Bức tranh 1 - Truyền thống yêu nước.
Bức tranh 2 - Truyền thống văn hóa
Bức tranh 3 - Truyền thống nghệ thuật
Bức tranh 4 - Truyền thống ẩm thực
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Việc tìm hiểu các giá trị truyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào?
B4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học: 
 	Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này qua đời khác. Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin của con người. Bài học này giúp em tìm hiểu về truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống và tự hào về quê hương, nguồn cội của mình.
2. Hoạt động 2: Khám phá
* Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Một số truyền thống của quê hương
a. Mục tiêu
- HS nhận biết được một số truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.
b. Nội dung
- GV cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu hai nội dung nói về các hoạt động lễ hội được tổ chức ở Bắc Ninh và Bến Tre và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển gia nhiệm vụ học tập 
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin
- GV chia lớp thành 4 nhóm: 
Nhóm 1,2: Tìm hiểu thông tin 1 
Nhóm 3,4: Tìm hiểu thông tin 2
Yêu cầu các nhóm tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm đã phân công, các thành viên trong nhóm cùng trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
- HS hoàn thành câu trả lời của nhóm phân công HS làm nhiệm vụ báo cáo sản phẩm khi GV yêu cầu.
 B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi một số nhóm làm nhiệm vụ báo cáo kết quả tìm hiểu
- Các nhóm cùng tìm hiểu nội dung mà không phải báo cáo làm nhiệm vụ nhận xét và bổ sung
- HS chỉ ra được thông tin thứ nhất nói về truyền thống văn hóa của tỉnh Bắc Ninh.
- HS cảm thấy tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- HS kể được những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình và có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.
- GV tổ chức thảo luận chung: Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương, hãy kể những truyền thống của quê hương em?
B4: Kết luận, nhận định
- ... kết quả và thảo luận
- GV gọi HS đại diện cặp đôi của mình trình bày ý kiến, các học sinh khác bổ sung và hoàn thiện.
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, việc trả lời của cặp đôi và kết luận. 
* Nhiệm vụ 3: Bài tập 3
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm nhiệm vụ cá nhân, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình về ý kiến trên 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi, viết nội dung câu hỏi vào vở ghi, có thể trao đổi với các bạn xung quanh để hoàn thiện câu trả lời.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi một số HS trình bày ý kiến của mình, các HS khác bổ sung và hoàn thiện
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét việc trả lời của các học sinh và kết luận
* Nhiệm vụ 4: Bài tập 4
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm các nhóm sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải quyết một tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi?
Nhóm 1,2: tình huống a
Nhóm 3,4: tình huống b
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các HS làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm cùng nhau suy nghĩ và trả lời. Cử đại diện chuẩn bị báo cáo kết quả nêu được yêu cầu
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi một số nhóm rình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm còn lại theo dõi để bổ sung
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét việc trả lời của các HS và kết luận

III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: 
+ Ý kiến a: Tán thành, vì quê hương là gốc rễ của gia đình, dòng họ của mình, là nơi mình hoặc ông bà, cha mẹ sinh ra.
+ Ý kiến b: Không tán thành, vì nghề thủ công truyền thống là một nét đẹp truyền thống của địa phương, mang đến bản sắc riêng và là niềm tự hào của truyền thống quê hương.
+ Ý kiến c: Tán thành, vì những câu chuyện, làn điệu dân ca của địa phương góp phần tạo nên bản sắc văn hóa riêng có của địa phương đó và là nét đẹp truyền thống văn hóa của địa phương.
Bài tập 2: 
HS lấy được những ví dụ cụ thể những việc nên làm, không nên làm để giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Truyền thống
Việc nên làm
Việc không nên làm
Yêu nước
Chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ
Chê bai các giá trị truyền thống
Hiếu học
Tích cực học tập
Lười học

Bài tập 3
- HS trình bày được suy nghĩ của mình về các ý kiến sách giáo khoa đưa ra.
+ Ý kiến a:
+ Ý kiến b:
+ Ý kiến c:
Bài tập 4
- HS trình bày được suy nghĩ của mình các hành vi và việc làm của các nhân vật, đưa ra được cách giải quyết trong từng tình huống
Tình huống a
Tình huống b

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức về tự hào về truyền thống quê hương.
b. Nội dung: HS tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của quê hương để viết bài, tập luyện văn nghệ.
c. Sản phẩm: Bài viết của HS, tiết mục văn nghệ. 
d. Tổ chức thực hiện: 
* Nhiệm vụ 1: Bài tập 1: Em hãy tìm hiểu về một số truyền thống của quê hương và giới thiệu về truyền thống đó cho mọi người. 
a. Mục tiêu
- HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương
b. Nội dung
- HS làm việc cá nhân, tìm hiểu qua sách báo, sưu tầm, và nhờ sự tư vấn của người lớn để lựa chọn được một truyền thống tốt đẹp và viết bài về truyền thống đó.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS:
- Bài viết của HS về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình 
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn một số truyền thống tốt đẹp của quê hương và viết bài viết để giới thiệu truyền thống đó với mọi người.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS về nhà tìm hiểu, chia sẻ với bố mẹ, ông bà để hoàn thành bài tập được giao
B3: Báo cáo kết quả thảo luận
- Các HS nộp đủ sản phẩm của mình theo yêu cầu của GV
B4: Kết luận, nhận định 
- GV bố trí hời gian để các nhóm thuyết trình sản phẩm kết hợp đánh giá lấy điểm thường xuên cho HS các nhóm.
* Nhiệm vụ 2: Bài tập 2: Em hãy cùng các bạn trong nhóm sưu tầm một số làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương để biểu diễn trước lớp
a. Mục tiêu
- HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
b. Nội dung
- HS sư tầm một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương để biểu diễn.
c. Sản phẩm
- Nhóm lựa chọn được một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương và dàn dựng được một tiết mục văn nghệ để biểu diễn
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm sư tầm một làn điệu dân ca, điệu múa truyền thống hoặc một bài hát ca ngợi truyền thống quê hương để biểu diễn
- Lớp chia thành 4 nhóm , các nhóm thống nhất nội dung để tránh trùng lặp.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS về nhà tìm hiểu có thể nhờ sự tư vấn trợ giúp của bố mẹ, ông bà, để hoàn thành bài tập được giao
- HS phân công cụ thể các công việc trong nhóm để sưu tầm và dàn dựng biểu diễn. 
B3: Báo cáo kết quả thảo luận
- GV bố trí thời gian để các nhóm có thể tiến hành bi...nạn bom mìn và một số hình ảnh về sự hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn bom mìn đồng thời phát cho các nhóm Phiếu học tập (Phụ lục 3).
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3 và mời 1 HS đứng dậy đọc câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ SGK tr.10, 11.
- GV hướng dẫn HS kể chuyện phân vai.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ và những bức ảnh trên.
+ Trong các bức tranh trên, hành vi nào thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành vi đó?
- GV chiếu các hình ảnh trong đó có con người bị thương tích và nhà cửa bị tàn phá do tai nạn bom mìn và một số hình ảnh về sự hỗ trợ nạn nhân bị tai nạn bom mìn đồng thời phát cho các nhóm Phiếu học tập (Phụ lục 3) và yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập. 
- GV yêu cầu HS kể thêm một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh và kể chuyện phân vai.
- HS thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm và trả lời câu hỏi theo phếu bài tập.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
B3: Báo cáo kết quả thảo luận
- GV mời đại diện một số nhóm trả lời.
- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ: 
+ Mẹ bé Su-ri nấu món thịt hầm cho cô Xmit khi cô đang rất buồn vì con gái cô mới qua đời., người mẹ và bé Su-ti muốn chăm sóc cho cô một thời gian.
+ Bé Su-ri nghĩ ra cách để giúp đỡ cô Xmit. Su-ri tặng cô một chiếc băng gạc vết thương cho trái tim tan vỡ, chiếc băng dùng để băng trái tim của cô Xmit.
- Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong tranh 1, 2, 3 là :
+ Động viên, an ủi bạn qua lời nói
+ Ủng hộ sách vở cho đồng bào vùng bị lũ lụt.
+ Thăm hỏi, quan tâm khi bạn bị ốm.
-  Trong các bức tranh trên, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là hành động không muốn đi thăm bạn Lan ốm (tranh 3). Đây là hành vi thể hiện sự thờ ơ, ích kỉ trước sự đau ốm của người khác.
- Hậu quả của tai nạn bom mìn đối với con người:
+ Về thể chất: Gây thương tật vĩnh viễn thậm chí là chết người. 
+ Về tinh thần: Đau đớn, mặc cảm với thương tật trên cơ thể.
+ Về kinh tế: Tốn tiền để chữa trị thương tật. 
- Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ: 
+ Không chê bai người khác.
+ Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
+ Động viên, an ủi khi người khác gặp điều khó khăn, bất hạnh....
- Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:
+ Lắng nghe, động viên, an ủi , nhắn tin, gọi điện hỏi thăm nhau.
+ Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những ngườigặp khó khăn.
+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
+ Phê phán thỏi ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. 
B4: Kết luận, nhận định 
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
2. Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ 
* Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện ngay ở những lời nói, việc làm và thái độ của mọi con người trong cuộc sống hàng ngày.
* Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ:
- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm
- Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn
- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
- Hậu quả của tai nạn bom mìn đối với con người:
+ Về thể chất: Gây thương tật vĩnh viễn thậm chí là chết người. 
+ Về tinh thần: Đau đớn, mặc cảm với thương tật trên cơ thể.
+ Về kinh tế: Tốn tiền để chữa trị thương tật. 
- Việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ: 
+ Không chê bai người khác.
+ Giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.
+ Động viên, an ủi khi người khác gặp điều khó khăn, bất hạnh....
 * Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
a. Mục tiêu 
- Hiểu vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
b. Nội dung
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua câu hỏi thảo luận để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ là gì? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm tìm hiểu 1 tình huống), yêu cầu HS đọc các tình huống và trả lời các câu hỏi trong SGK Tr11,12 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Gi... quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Bài tập 2:
a. Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện, hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, mang lại niềm vui cho ông bà.
b. Việc làm của M thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hàng xóm láng giềng.
c. Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ mà còn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đó.
d. Việc làm của A thể hiện bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Bài tập 3:
- Tình huống 1:
+ Dỗ cho em bé nín khóc, dẫn em đến địa điểm gần nhất như trụ sở công ban, ủy ban nhân dân xã, phường,...nhờ giúp đỡ. Sau đó đến trường trình bày với thầy cô giáo về việc vừa xảy ra.
+ Dẫn em bé đến trường, gửi ở phòng bảo vệ, nói với bảo vệ và thầy cô giáo để có cách giúp em bé.
+ Gọi điện, tìm gặp người lớn thân quen để giúp đỡ em bé.
- Tình huống 2:
+ An ủi, động viên bạn và nói với thầy cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn bè yên tâm hơn trong học tập.
+ Nói với lớp trưởng để có giải pháp giúp bạn.
- Tình huống 3: Nếu không có điều kiện vật chất để giúp đỡ bạn, em vẫn có thể giúp đỡ bạn bằng cách động viên, an ủi, lắng nghe, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
Bài tập 4:
HS liên hệ bản thân, điền vào bảng mẫu và chia sẻ với các bạn những lời nói, việc làm của mình thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
- Kêu gọi mọi người không ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do tai nạn bom mìn.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án..
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Bài tập 1: Nêu cách xử lí của em khi gặp tình huống sau:
 Nam là học sinh lớp 6. Nam bị tật ở mắt và chân do một lần tò mò nghịch ngợm mà Nam đã lượm một quả bom bi rồi ném chơi làm nó phát nổ. Khi Nam đến trường, các bạn trong trường thấy vậy không thông cảm mà còn chỉ trỏ cười cợt sau lưng Nam, thậm chí có bạn còn bắt chước dáng đi lại khó khăn của cậu để lấy đó làm trò đùa. 
 Nếu em là bạn học của Nam trong tình huống đó em sẽ làm gì? (làm trên lớp)
- Bài tập 2: Hoạt động dự án: Yêu cầu HS về nhà vẽ tranh cổ động với nội dung thể hiện thái độ của con người trước mất mát, thiệt hại của bom mìn gây ra. (Về nhà)
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS dự kiến cách ứng xử của bản thân mình trong tình huống trên vào giấy nháp.
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị ở nhà. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định 
- GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV nhấn mạnh lại thông điệp PTTNBM cuối bài học: Tai nạn bom mìn thường dẫn đến những tổn thương về tâm lý; tổn thất về kinh tế, thể chất, tính mạng và sức khỏe của con người. Những người bị tai nạn bom mìn cần có sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng.
- Dặn dò HS về nhà làm bài tập dự án để trưng bày, giới thiệu tranh vào đầu tiết học sau.

- Cách ứng xử của cá nhân HS
- Tranh vẽ của HS
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hậu quả của tai nạn bom mìn 
1.1.https://danviet.mediacdn.vn/upload/1-2016/images/2016-03-20/1458468523-bom-min-2.jpg
1.2.https://landmines.org.vn/ho-van-lai-tu-nan-nhan-bom-min-den-nguoi-ke-chuyen-manh-me/?lang=vi
Phụ lục 2: Hỗ trợ nạn nhân do tai nạn bom mìn
https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2022/wobjuko/2022_04_04/pic3-9995.jpg
Phục lục 3. Phiếu học tập
Câu 1. Nêu hậu quả của tai nạn bom mìn đối với con người:
+ Về thể chất: .
+ Về tinh thần: 
+ Về kinh tế: .
Câu 2. Theo em những người bị thương tật do tai nạn bom mìn có cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ của cộng đồng hay không? Vì sao?
Câu 3. Nêu một số việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ đối với người bị tai nạn bom mìn.
 Tuần: 6,7,8
BÀI 3
HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)

Ngày soạn: 08/10/2023
 Tiết: 6,7,8
Ngày dạy: 13,20,27/10/2023
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức 
– Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
– Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
Đối với HSKT khác nhận biết được các biểu hiện của tự giác, tích cực
2. Về năng lực 
Cùng với những năng lực chung, HS có năng lực điều chỉnh  hành vi, phát triển bản thân, thực hiện được việc học tập tự  giác, tích cực. 
3. Về phẩm chất 
Có phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, thể hiện qua việc  tự giác, tích cực trong học tập; biết góp ý, nhắc nhở những  bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Màn hình tivi, máy tính, giấy A0, tranh ảnh.
2. ...a tự giác, tích cực mà em biết.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để giúp học sinh phân biệt được những hành vi học tập tự giác, tích cực với những hành vi không học tập tự giác, tích cực 
- GV nhấn mạnh: 
Học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra
- GV chuyển ý: Việc học của Bác đã đem lại kết quả như thế nào? 

I. KHÁM PHÁ
1. Biểu hiện của học tập tự giác tích cực.
Khái niệm: Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
Biểu hiện:
- Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn;
- Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ, hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,...);
- Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân.
* Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.
a. Mục tiêu
HS giải thích được ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực đối với học sinh.
b. Nội dung
- Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm, tìm hiểu một tình huống và trả lời được các câu hỏi sgk.
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm của học sinh 
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp tục làm việc theo nhóm, hai nhóm sẽ cùng nhau tìm hiểu một tình huống, và trả lời được các câu hỏi 
+ Nhóm 1, 2: Tình huống 1
1. Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Tuấn ?
2. Em hãy cho biết ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực. 
+ Nhóm 3, 4: Tình huống 2
1. Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Yến?
2. Em hãy cho biết ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các thành viên trong nhóm cùng nhau trao đổi, suy nghĩ tìm hiểu để trả lời nội dung của nhóm mình.
+ Xác định được việc làm cụ thể trong tình huống
+ Nêu được những nội dung cơ bản để giải quyết các tình huống
- Thống nhất nội dung trả lời chung của nhóm và cử thành viên báo cáo khi giáo viên yêu cầu
Đối với HSKT khác không yêu cầu: Hoạt động vận động trong quá trình học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả của nhóm mình. Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến nếu nhóm bạn liệt kê còn thiếu. GV cùng HS tổng hợp ý kiến: 
- HS chỉ ra được ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực đối với các nhân vật trong tình huống
a) Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại cho Tuấn và Yến nhiều kết quả tốt trong học tập và rèn luyện. Nhờ tích cực, tự giác học tập mà Tuấn đã giành giải Nhất ở cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho HS trung học; Yến đã trở thành một HS năng động, tự tin, ... luôn được thầy cô và bạn bè yêu mến;...
b) Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay, nâng cao kết quả học tập. Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. Thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, đạt được những điều bản thân mong muốn.
- GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Nhưng trong thực tế có nhiều bạn chỉ chăm lo học tập, mà chưa thật tích cực tham gia các hoạt động khác của trường, lớp. Vậy, em có đồng ý với với cách làm của các bạn đó không?
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
- HS trả lời
- GV gọi HS khác nhận xét
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của mỗi nhóm, điều chỉnh, bổ sung các nội dung mà các nhóm trình bày còn thiếu, kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp.....
- GV kết luận, nhận định nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật những ý nghĩa của Học tập tự giác, tích cực 
 Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay, nâng cao kết quả học tập. Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. Thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, đạt được những điều bản thân mong muốn.
 HS tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội để mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt; rèn luyện được là năng cần thiết cho bản thân; góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.
2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:
- Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập:
- Rèn luyện được tính tự lập, tự chù, ý chí kiên cường, bền bì;
-Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.

3. Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học và thực hành xử lí tình huống cụ thể về học tập tự giác, tích cực.
b. Nội dung: HS làm bài tập 1-3 SGK Tr16,17
c. Sản phẩm học tập: Kết quả bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
* Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình về từng ý kiến trên 
Bước 2: Thực hiện nh...à nhờ sự tư vấn của người lớn để lựa chọn được một tấm gương tiêu biểu.
Nội dung bài viết nên tập trung vào các ý sau:
+ Tên, địa chỉ của tấm gương;
+ Những biểu hiện tích cực, tự giác trong học tập của bạn;
+ Kết quả trong học tập và rèn luyện của bạn nhờ việc học tập tư giác, tích cực;
+ Những điều em học tập được ở bạn.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:
Bài viết của học sinh nói về một tấm gương học tập tự giác tích cực và chia sẻ với người khác mà em biết, rút ra được ý nghĩa cho bản thân.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, tìm hiểu qua sách báo, sưu tầm, và nhờ sự tư vấn của người lớn để lựa chọn được một tấm gương tiêu biểu
Nội dung bài viết nên tập trung vào các ý sau:
+ Tên, địa chỉ của tấm gương;
+ Những biểu hiện tích cực, tự giác trong học tập của bạn;
+ Kết quả trong học tập và rèn luyện của bạn nhờ việc học tập tư giác, tích cực;
+ Những điều em học tập được ở bạn.
- Học sinh về nhà tìm hiểu, chia sẻ với bố mẹ, ông bà... để hoàn thành bài tập được giao.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các học sinh nộp sản phẩm của mình theo yêu cầu của giáo viên
Bước 4: Kết luận, nhận định 
Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm thuyết trình sản phẩm kết hợp đánh giá lấy điểm thường xuyên cho học sinh các nhóm. GV có thể lựa chọn một vài bài viết ấn tượng và đọc lại cho cả lớp cùng nghe
* Nhiệm vụ 2: Bài tập 2: Em hãy xác định một biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập của bản thân. Lập kế hoạch để khắc phục điểm chưa tự giác, tích cực đó theo gợi ý dưới đây:
a. Mục tiêu 
HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức học tập tự giác tích cực cho bản thân.
b. Nội dung
- Học sinh hoàn thành bảng kế hoạch rèn luyện một số biểu hiện chưa tự giác, tích cực
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh:
Học sinh biết được những điểm chưa tích cực tự giác của bản thân để từ đó có kế hoạch khắc phục.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học sinh hoàn thành bảng kế hoạch rèn luyện một số biểu hiện chưa tự giác, tích cực
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hoc sinh làm việc cá nhân tại nhà, hoàn thành bảng và rút ra ý nghĩa của bản thân
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh biết được những điểm chưa tích cực tự giác của bản thân để từ đó có kế hoạch khắc phục.
 Bước 4: Kết luận, nhận định 
Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh thuyết trình sản phẩm kết hợp đánh giá lấy điểm thường xuyên cho học sinh các nhóm. GV có thể lựa chọn một vài bài viết ấn tượng và đọc lại cho cả lớp cùng nghe và rút ra được các biện pháp để khắc phục
Biểu hiện chưa tự giác
Biện pháp rèn luyện
Thời gian thực hiện
Kết quả





 Tuần: 10-11
BÀI 4
GIỮ CHỮ TÍN
(Thời gian thực hiện: 2 tiết)
Ngày soạn: 05/11/2023
 Tiết: 10-11
Ngày dạy: 07,14/11/2023
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức 
- Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín. 
- Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.  
Đối với HSKT yêu cầu nắm được khái niệm và biểu hiện giữ chữ tín
2. Về năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện giữ chữ tín trong học tập, sinh hoạt hàng ngày ở trường và trong cuộc sống.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự thực hiện và giải quyết được các nhiệm vụ, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác trong học tập và cuộc sống.
- Năng lực đặc thù: 
+ Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết phải của giữ chữ tín. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đổi trong cuộc sống nhằm phát huy vài trò của giữ chữ tín. Đánh giá được tác dụng của giữ chữ tín đối với bản thân và người khác trong học tập và sinh hoạt. 
+ Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy việc giữ chữ tín. Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện, tự thực hiện được các công việc, nhiệm vụ của bản thân trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
+ Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế xã hội: nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến chữ tín phù hợp với lứa tuổi. Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các vấn đề thường gặp về chữ tín phù hợp với lứa tuổi, biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Về phẩm chất 
- Trung thực: Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, biết giữ chữ tín với bản thân và mọi người, biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ, tự giác, chủ động học tập và rèn luyện, luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, không trông chờ, dựa dẫm vào người khác.
- Trách nhiệm: Tự kiểm soát, đánh giá những quy định của tập thể, chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Màn hình...2: Tìm hiểu ý nghĩa của giữ chữ tín
a. Mục tiêu: Hiểu được một cách đơn giản ý nghĩa của giữ chữ tín. 
Đối với HSKT không yêu cầu thực hiện
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, chia HS thành 6 nhóm, cho học sinh thảo luận theo nhóm các câu hỏi:
N1, 2: câu a
N3, 4: câu b
N5, 6: câu c
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc thông tin, làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn.
 a) Nhận xét: Việc giữ chữ tín đã giúp cho công ty ở Nhật Bản có được sự tôn trọng và niềm tin của công ty ở Mĩ. Nhờ vậy mà công ty ở Mĩ đã quyết định coi công ty ở Nhật Bản là một đối tác thân thiết và hợp tác với công ty ở Nhật Bản trong thời gian dài.
 b) Hậu quả của việc không giữ chữ tín và lí do chúng ta cần giữ chữ tín:
- Nếu như chúng ta không giữ chữ tín, thì mọi người xung quanh sẽ mất niềm tin vào chúng ta, sẽ không tôn trọng chúng ta.
- Việc mất chữ tín, mất niềm tin giữa người với người sẽ làm ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ.
- Không có được niềm tin của mọi người thì chúng ta sẽ không thể thành công, không đạt được những điều bản thân mong muốn.
 c) Để giữ chữ tín cần:
- Phân biệt được đâu là hành vi giữ chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín;
- Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín;
- Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác;
- Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.
B4: Kết luận, nhận định
- Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời.
- GV đánh giá, chốt kiến thức.
2. Ý nghĩa của giữ chữ tín
 Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống và sẽ góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá; áp dụng kiến thức để làm bài tập, xử lí tình huống; tìm được câu ca dao, tục ngữ
HSKT làm bài tập đơn giản 
b. Nội dung: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong SGK.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
* Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi đối mặt, tìm ca dao, tục ngữ liên quan đến giữ chữ tín
- Gọi 3 HS lên thực hiện trò chơi,
- GV phổ biến luật chơi: các bạn sẽ lần lượt đọc các câu ca dao, tục ngữ nói về giữ chứ tín (không được đọc lại các câu đã đọc), bạn nào tìm được nhiều câu nhất sẽ chiến thắng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ tìm câu ca dao, tục ngữ.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi HS lên thực hiện trò chơi
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, việc trả lời của học sinh và kết luận.
* Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình về từng ý kiến.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi có thể trao đổi với các bạn xung quanh để hoàn thiện câu trả lời.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi HS trình bày ý kiến của mình, các học sinh khác bổ sung và hoàn thiện.
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, việc trả lời của học sinh và kết luận.
* Nhiệm vụ 3: Bài tập 3
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ N1,2: tình huống a,b
+ N3,4: tình huống c,d
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ thảo luận nhóm.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi một số HS đại diện nhóm trả lời.
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét việc trả lời của các học sinh và kết luận
* Nhiệm vụ 4: Bài tập 4
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, sắm vai xử lí tình huống. GV chia lớp làm 6 nhóm
N 1, 2, 3: tình huống 1
N 4, 5, 6: tình huống 2
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân vai xử lí tình huống.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi một số nhóm lên sắm vai.
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét việc sắm vai và xử lí tình huống của các nhóm.
 
III. Luyện tập
Bài tập 1 
Những câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín, như:
- Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Nói chín thì phải làm mười/ Nói mười làm chín, kẻ cười người chê.
(Ý nghĩa của câu nói trên là nói ít, hứa hẹn ít mà chăm chỉ làm sẽ được mọi người yêu quý; còn nói nhiều, hứa hẹn nhiều mà lại làm ít thì chỉ là kẻ ba hoa, lười biếng, luôn bị người đời cười chê.)
- Chữ tín quý hơn vàng.
- Một lần thất tín vạn lần thất tin.
(Nếu một lần dối gian, không giữ chữ tín thì dù bạn có nói thật hay làm gì đi nữa người khác vẫn không...n 7, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Khơi gợi, dẫn dắt, tạo hứng thú cho học sinh vào bài học và giúp học sinh hiểu biết ban đầu về bài Bảo tồn di sản văn hóa.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Tiếp sức”.
c. Sản phẩm: Trò chơi “Tiếp sức” của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Tiếp sức”: kể tên những làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa của Việt Nam: quan họ, chèo, lývà hát một đoạn trong làn điệu đó.
+ GV chia lớp thành 2 đội, lần lượt các đội kể tên các làn điệu và hát một đoạn. Đáp án các đội không trùng lặp. Đội nào kể nhiều, hát đúng sẽ thắng cuộc
+ GV nhận xét các đội chơi và đặt câu hỏi: Theo em, trong các làn điệu vừa kể, làn điệu nào là di sản văn hóa của Việt Nam.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trả lời và tham gia trò chơi, học sinh khác bổ sung.
B4: Kết luận, nhận định 
GV nhận xét và kết luận: Những làn điệu đó là di sản văn hóa của Việt Nam đại diện cho vùng miền gắn với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội. Thông qua những làn điệu là lời khuyên nhủ của ông cha ta về điều hay lẽ phải, thuần phong mĩ tục, về đạo lí, tôn sư trọng đạo, về anh hùng, nghĩa khíBảo tồn và phát triển các di sản đó góp phần phong phú thêm bản sắc dân tộc Việt Nam.
 2. Hoạt động : Khám phá 
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam
a. Mục tiêu: HS nêu khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam
b. Nội dung: Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam
c. Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin kết hợp quan sát hình ảnh trong sgk để thảo luận nhóm kết hợp với phiếu bài tập
 Chia lớp thành 4 nhóm quan sát tranh và trả lời các câu hỏi
+ Nhóm 1, 3: Đâu là di sản văn hóa? Đâu không phải là di sản văn hóa?
+ Nhóm 2, 4 : Hãy chỉ ra đâu là di sản văn hóa vật thể, đâu là di sản văn hóa phi vật thể?
- Theo em di sản văn hóa là gì?
- Kể tên những di sản văn hóa khác ở Việt Nam mà em biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, trao đổi, trả lời hoàn thành phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv và Hs nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
- Ảnh 2 (Cầu Cần Thơ, thành phố Cần Thơ) không phải là di sản văn hóa.
- Anh 1 (Hồ Gươm, Hà Nội), ảnh 4 (Tháp Chàm, Ninh Thuân) và ảnh 5 (Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh); Di sản văn hóa vật thể.
- Ảnh 3 (Nhã nhạc cung đình Huế) và ảnh 6 (Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên) là di sản văn hóa phi vật thể.
 - Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa phi vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn) và di sản văn hóa phi vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bản triều Nguyễn, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.)
Khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam
- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
- Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa phi vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn) và di sản văn hóa phi vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bản triều Nguyễn, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ)


Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
a. Mục tiêu: HS giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
b. Nội dung: Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV mời 2 học sinh đọc các thông tin trong SGK và yêu cầu: Các nhóm tiếp tục thảo luận thông tin trong SGK để trả lời các câu hỏi:
Nhóm 1,3: Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Quảng Nam và cả nước?
Nhóm 2,4: Lễ tịch điền có ý nghĩa như thế nào với người dân Hà Nam và cả nước?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, trao đổi, trả lời. hoàn thành câu trả lời vào bảng phụ.
 Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv và Hs nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và rút ra nội dung cần đạt
Thông tin 1: 
 - Đối với người dân Quảng Nam, phố cổ Hội An là nơi lưu g... sản văn hóa nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những di sản đó?
* Học sinh đọc trường hợp và quan sát các tranh trong sgk trang 28, câu hỏi:
- Em có đồng ý với những hành vi đó không? Vì sao?
- Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn và bảo tồn di sản văn hóa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* Mỗi nhóm 6 hs, thảo luận trong thời gian 10 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Di sản văn hóa là tài sản quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thể hiện công sức, kinh nghiệm sống của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng vai trò rất quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
* Những hành vi trên , hành vi a,b,e,g là đúng đắn trong việc bảo tồn di sản văn hóa. Hành vi c,d đáng lên án.
* Là một học sinh, để bảo vệ, giữ gìn những di tích lịch sử, di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh các em cần làm những việc sau:
+ Giữ gìn sạch sẽ các di sản văn hóa, địa phương.
+ Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hóa.
+ Không vứt rác bừa bãi.
+ Tố giác kẻ gian ăn cắp các cổ vật di vật.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv và Hs nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
3. Hoạt động Luyện tập
a. Mục tiêu: 
- HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung: Các bài tập trong sgk
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập 
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp, suy nghĩ, trao đổi hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, 
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả trao đôi của nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV cùng HS đưa ra kết luận
- Đồng tình với ý kiến b,d vì:
b, Phải giữ gìn và bảo tồn cả các di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể bởi các di sản đó là tài sản của quốc gia, có ý nghĩa cả về mặt vật chất và tinh thần.
d, Việc giữ ginfcacs di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Viêt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Không đồng tình với các ý kiến a,c và e vì: 
a, không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận mới được gọi là di sản văn hóa mà ngoài ra còn có những di tích lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
c, Bảo vệ di sản văn hóa là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi công dân chứ không của riêng ai.
e, Không chỉ bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa đã được nhà nước xếp hạng mà chúng ta phải bảo vệ tất cả các di sản văn hóa bởi đó chính là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam
III. Luyện tập
- Đồng tình với ý kiến b,d.
- Không đồng tình với các ý kiến a,c và e.
4. Hoạt động Vận dụng
a. Mục tiêu: 
Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm thêm kiến thức thông qua trò chơi tiếp sứctrả lời các câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, đáp án đúng.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GVgiới thiệu trò chơi và hướng dẫn cách chơi:
Cách chơi: các nhóm cử ra 3 đại diện tham gia trò chơi tiếp sức, mỗi bạn chơi sẽ chạy từ điểm xuất phát lên bảng ghi một đáp án em cho là đúng vào phiếu bài tập của nhóm mình sau đó chạy về đưa bút cho bạn tiếp theo bạn tiếp theo tiếp tục như vậy (Nếu có thành viên nào xuất phát trước khi bạn chơi trước trở về điểm xuất phát thì đội đó bị tính phạm quy và bị trừ một đáp án đúng). thời gian của trò chơi là 2 phút. Trong vòng 2 phút nhóm nào kể được nhiều đáp án đúng hơn nhóm đó thắng cuộc. Các bạn không được nhắc cho các bạn chơi.
- Kể tên những di sản văn hóa của địa phương
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm HS cử đại tham gia chơi.
- GV mời thêm 4 học sinh các nhóm làm trọng tài
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu các nhóm tham gia thi trung thực và nhiệt tình. 
HS:
- Tham gia chơi trung thực, học sinh còn lại quan sát và cổ vũ.
trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét các đáp án của các nhóm.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, nhà thờ Huỳnh Thúc Kháng, Khu di tích lịch Sử Nước Oa.
GV yêu cầu các nhóm về nhà tìm hiểu, sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hóa của địa phương thiết kế thành một tờ báo tường và thuyết trình về ý nghĩa của di sản văn hóa đó
* Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới.
...giao nhiệm vụ(GV)
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy lựa chọn những biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng (trong bảng) tương ứng với mô tả trong từng bức tranh. 
Biểu hiện

Bức tranh
Đổ mồ hôi tay.

1
2
3
4
5
6
7
Tức giận, la hét.
Thu mình, tự cô lập bản thân.
Đau đầu.
Khóc, buồn bã.
Cáu kỉnh, gây gổ
Không muốn ăn, uống.
Lo lắng, sợ hãi
Đau bụng.
Lơ đễnh

- GV cho HS so sánh trải nghiệm của bản thân và đưa ra thêm những biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
- GV giao cho HS(4 nhóm) thực hiện nhiệm vụ qua phiếu học tập: Em hãy xếp các biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng vào một trong bốn nhóm: (1) Thể chất, (2) Tinh thần, (3) Hành vi, (4) Cảm xúc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm lắng nghe yêu cầu của GV, suy nghĩ trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận theo sự hướng dẫn của GV
- HS nêu thêm biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng rút ra từ bản thân.
- HS các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: (GV)
- GV nhận xét câu trả lời của HS, động viên, khen ngợi những HS tích cực, có câu trả lời phù hợp.
- GV chốt kiến thức.
* Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.
- Biểu hiện của cơ thể khi gặp tâm lí căng thẳng được mô tả trong mỗi bức tranh:
 Tranh 1- d. Đau đầu.
+ Tranh 2 - a. đổ mồ hôi tay.
+ Tranh 3 - e. khóc, buồn bã.
+ Tranh 4 - i. đau bụng.
+ Tranh 5 - b. tức giận, la hét.
+ Tranh 6 - g. không muốn ăn uống.
+ Tranh 7 - c. thu mình, tự cô lập bản thân.

Nhiệm vụ 2: Nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng
a. Mục tiêu: HS nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.
b. Nội dung: Nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Nhiệm vụ 1:
GV chia HS thành 4 nhóm, hướng dẫn mỗi nhóm đọc và thảo luận 1 tình huống trong SGK và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu nguyên nhân gây ra tâm lí căng thẳng và ảnh hưởng của tâm lí đó đến các bạn trong trường hợp trên. (Thời gian 5p)
- Nhiệm vụ 2: GV phát cho mỗi HS trong nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, còn có những nguyên nhân nào khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh? Những nguyên nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và việc học tập của học sinh?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- Nhiệm vụ 1: HS thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, từng cá nhân đưa ra câu trả lời của mình, đại diện nhóm chốt câu trả lời chung của nhóm.
- Nhiệm vụ 2: Từng cá nhân HS ghi ra câu trả lời của mình vào giấy nhớ, đại diện nhóm chọn những đáp án khác nhau và dán câu trả lời của nhóm mình vào bảng GV chuẩn bị. (Kĩ thuật vảy cá).
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết qủa thống nhất.
- HS các nhóm lắng nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ (GV)
- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, động viên, khen ngợi những nhóm tích cực, có câu trả lời phù hợp.
- GV chốt kiến thức.
Nguyên nhân gây ra căng thẳng có thể từ bên ngoài như: áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kì vọng từ gia đìnhhoặc có thể đến từ bản thân như: tâm lí tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, vấn đề sức khỏe.
Gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày và sự phát triển của cơ thể; kết quả học tập giảm sút, mất tập trung, đau nhức cơ thể, suy giảm trí nhớ, cáu gắt, bạo lực, ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc sống.
2. Nguyên nhân và ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng.
+ Những nguyên nhân gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến các bạn HS trong từng trường hợp:
Trường hợp
Nguyên nhân
Ảnh hưởng
Bạn T
Thời gian học tập kéo dài, áp lực học tập, thi cử, nhiều kiến thức cần ôn tập
Đau đầu, chán ăn, mất ngủ, kết quả học tập giảm sút
Bạn A
Người lạ quấy rối qua tin nhắn
Mất ngủ, mơ thấy ác mộng, giật mình, sợ hãi khi đến trường.
Bạn N
Bị bạn học dọa nạt, đánh
Sợ hãi, không dám đến trường
Bạn M
Áp lực học tập, thay đổi thể chất tuổi dậy thì, kì vọng của bố mẹ
Thu mình, không muốn tiếp xúc với ai, cáu gắt, tranh cãi với bố mẹ, quát em vô cớ.
+ Những nguyên nhân khác thường gây ra tâm lí căng thẳng cho học sinh
- Nguyên nhân từ bên ngoài: hoàn cảnh sống, hoàn cảnh gia đình, áp lực học tập, các mối quan hệ bạn bè, kì vọng của gia đình,...
- Nguyên nhân từ bản thân HS như: tâm lí tự ti, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng thái quá, các vấn đề về sức khoẻ, ngoại hình cơ thể, so sánh bản thân với người khác,...
+ Những ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng đến cuộc sống và việc học tập của HS:
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hằng ngày và sự phát triển cơ thể của HS.
+ Thói quen: ăn uống mất kiểm soát, sử dụng chất kích thích, mất ngủ, mất tập trung
+ Hành vi: nổi nóng vô cớ, đạp phá đồ đạc, trút giận lên người khác, thu mình trốn tránh, ngại giao tiếp
+ Ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ trong cuộc s

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_20.docx
  • docBài 1.doc
  • docBài 2.doc
  • docBài 3.doc
  • docBài 4.doc
  • docBài 5.doc
  • docBài 6.doc
  • docBài 7.doc
  • docBài 8.doc
  • docBài 9.doc
  • docBài 10.doc