Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 7 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn

1. Về kiến thức:

- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.

2. Về năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thốngcủa quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học,biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước:Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.

docx 244 trang Cô Giang 03/11/2024 110
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 7 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 7 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn

Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 7 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn
Ngày soạn:...../....../......
Ngày dạy:....../......./......
TIẾT 1, 2:BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Môn học: GDCD lớp7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
- Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.
2. Về năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thốngcủa quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học,biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước:Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, máy chiếu
- Học liệu: Tranh vẽ, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động:Mở đầu 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: Học sinh ghép từ/ cụm từ có nghĩa từ bảng chữ cái có sẵn.
c) Sản phẩm: Những từ/ cụm từ có nghĩa, xuất hiện nhiều từ nói về truyền thống quê hương (Truyền thống, quê hương em, yêu nước, kiên cường, hiếu học, hiếu thảo, dũng cảm, )
d) Tổ chứcthực hiện: 
* Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 3 phút HS ghép các từ đứng liền nhau trong bảng chữ cái thành các từ/ cụm từ có nghĩa, ai tìm được nhiều từ có nghĩa nhất là người thắng cuộc. 
* HS tự tìm từ theo yêu cầu, viết ra giấy A4.
* Hết thời gian gọi một số HS lên bảng dán, trình bày kết quả. 
* GV nhận xét, chuyển ý: Một số từ/ cụm từ vừa tìm là Truyền thống, quê hương em, yêu nước, kiên cường, hiếu học, hiếu thảo, dũng cảm, nội dung bài học của chúng ta.
2-Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là truyền thống quê hương .
a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là truyền thống quê hương và nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương. Phân biệt được truyền thống tốt đẹp của quê hương với những biểu hiện lạc hậu.
b)Nội dung:HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: 1. Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong hình ảnh?
Câu hỏi: 2, Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó?
Câu hỏi 3: Khi giới thiệu về truyền thống của quê hương có bạn nêu những biểu hiện sau: ma chay cưới hỏi linh đình, thách cưới, cờ bạc, rượu chè, thanh niên đua đòi ăn chơi
Theo em, các biểu hiện trên có phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương không? Vì sao?
Em hãy bày tỏ thái độ và quan điểm của bản thân về các biểu hiện đó?
 Câu 4: Em hiểu thế nào là truyền thống quê hương? 
Yêu nước chống giặc ngoại xâm
c) Sản phẩm:
Tôn sư trọng đạo
Múa rối nước
Nghệ thuật dân gian
Cần cù lao động
Yêu thương con người
Câu 2: Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con người, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống,
Câu 3: Ma chay cưới hỏi linh đình, thách cưới, cờ bạc, rượu chè; thanh niên đua đòi ăn chơiLà những biểu hiện lạc hậu, sai trái, vi phạm pháp luật. Những biểu hiện này sẽ gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng đến xã hội. Chúng ta cần loại bỏ.
Câu 4: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của môi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Truyền thống tốt đẹp của quê hương bao gồm: 
Truyền thống phản ánh kinh nghiệm sản xuất (nghề trồng lúa)
Truyền thống đạo đức (chuẩn mực trong các quan hệ người với người)
Truyền thống nghệ thuật (múa rối nước, làn điệu dân ca...)
Truyền thống văn hóa (giao tiếp, trang phục, tập quán...)
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Chia lớp theo nhóm, phát phiếu học tập
* Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát ảnh và trả lời câu hỏi.
* Hs quan sát ảnh trong sgk trang 5, trao đổi với bạn cùng bàn bạc thảo luận để trả lời các câu hỏi.
Gv quan sát, hỗ trợ HS.
* Hết thời gian, đại diện các nhóm mang kết quả của nhóm mình treo lên bảng. Hs đại diện trình bày kết quả.
HS các nhóm theo dõi, trao đổi và nhận xét.
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt nội dung:
- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của một vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Những truyền thống tốt đẹp của quê hư...ữ gìn truyền thống quê hương.
Hs viết một thông điệp, làm tập san thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương
c) Sản phẩm: Phần bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
Câu 4: Nêu những việc đã làm và sẽ làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
Câu 5: Học sinh viết thông điệp thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương.
Làm việc theo nhóm lớn tạo một tập san thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương.
* Câu 4: Hs nêu. Gv động viên khuyến khích.
* HS phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tùng thành viên nhận nhiệm vụ và hoàn thiện sản phẩm ở nhà. (HD: có thể vẽ tranh, chụp ảnh, sưu tầm, giới thiệu về truyền thống quê hương)
* Hướng dẫn về nhà:Học bài và làm bài tập đầy đủ.
-Chuẩn bị bài: Bảo tồn di sản văn hóa. 
************************************************************
Ngày soạn:...../....../......
Ngày dạy:....../......./......
TIẾT 3, 4, 5:BÀI 2:  BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
Thời lượng thực hiện: 3  tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm di sản văn hóa và một số loại di sản văn hóa của Việt Nam.
- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bản vệ di sản văn hóa.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống bảo vệ di sản văn hóa.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. 
3. Về phẩm chất:
- Trung thực: Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh; ngăn chặn các hành vi đó.
- Yêu nước: Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Trách nhiệm:Tự kiểm soát, đánh giá những quy định của tập thể, chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7, tư liệu báo chí, thông tin, bảng nhóm, giấy Ao, tranh ảnh, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú và tâm thế cho bài học.
- Giúp HS huy động được kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến di sản văn hóa
- Bước đầu xác định và phân biệt được di sản văn hóa
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
   d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.
Gv chia lớp thành 3 nhóm.
Phổ biến luật chơi.
Luật chơi:
-Mỗi nhóm cử 3 bạn lên bảng xếp mỗi nhóm thành 1 hàng
-Trả lời câu hỏi: Em hãy liệt kê những địa điểm du lịch mà em biết
-Khi GV nói bắt đầu thì lần lượt từng thành viên thứ nhất của mỗi nhóm lên ghi 1 đáp án. Khi khi xong chạy về cuối hàng để bạn thứ 2 lên
-Thời gian 3 phút. Khi kết thúc trò chơi, đội nào viết được đúng nhiều đáp án thì chiến thắng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS mỗi nhóm cử đại diện 3 bạn lên chơi
Bước 3: Báo cáo kết quả và trả lời câu hỏi.
- Từng nhóm trình bày đáp án trong cùng 1 khoảng thời gian trên bảng.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét tinh thần chơi của các đội, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học.
GV kết nối vào bài:
Trong các địa điểm du lịch các em kể có những địa điểm là di sản văn hóa. Vậy di sản văn hóa là gì, có những loại di sản văn hóa nào, ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội là gì? Để trả lời những câu hỏi này, mời các em cùng đến với bài học ngày hôm nay

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Nhiệm vụ 1: Di sản văn hóa là gì?
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm thế nào là di sản văn hóa
- Kể tên, nhận biết được 1 số di sản văn hóa
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh quan sát 6 bức ảnh trong SGK T 9,10 và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập:
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
Nhiệm vụ 1: Di sản văn hóa là gì
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi  của phiếu bài tập cá nhân.
* Gv yêu cầu học sinh quan sát 6 bức tranh trong sách.
Gv phát phiếu học tập cá nhân, yêu cầu các em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi... phẩm: Bài làm trên giấy A0
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
 Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
* GV yêu cầu học sinh đọc thông tin Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Namvì sự phát triển bền vững  trong SGK T12 và trả lời câu hỏi vào giấy A0.
- GV chia lớp thành 6 nhóm và phát giấy A0
- Hình thức thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: Khăn phủ bản.
 Câu hỏi
- Theo em thông tin trên đã cho thấy di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với con người và xã hội ?
- Em hãy chia sẻ thêm những hiểu biết của mình về ý nghĩa của di sản văn hóa?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm trong thời gian 5 phút, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi vào giấy A0.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin từ ngữ liệu, năng lực làm việc nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 nhóm lên bảng trình bày
- Gọi các học sinh nhóm khác nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
3. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
- Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử, sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
- Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
Nhiệm vụ 4
Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin Luật Di sản văn hóa năm 2021  trong SGK T12,13 và quan sát 5 hình ảnh trả lời câu hỏi 
- Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành động của các tổ chức, cá nhân trong các hình ảnh trên?
- Trước những hành vi vi pạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, em cần thể hiện thái độ và hành động như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
 Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin Luật Di sản văn hóa năm 2021  trong SGK T12,13 và quan sát 5 hình ảnh trả lời câu hỏi 
- Hình thức hoạt động theo cặp.
Câu hỏi
- Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành động của các tổ chức, cá nhân trong các hình ảnh trên?
- Trước những hành vi vi pạm quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, em cần thể hiện thái độ và hành động như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc theo cặp trong thời gian 5 phút, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi 
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin từ ngữ liệu, tranh ảnh, năng lực làm việc theo cặp
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi 1 HS lên bảng trình bày
- Gọi các học sinh khác nhận xét câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
4.  Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ DSVH:
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá; hoặc thấy di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá
- Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần “Khám phá”, thực hành làm bài tập và xử lí các tình huống cụ thể.
b. Nội dung: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
* Bài tập: Câu trả lời các bài tập và tình huống của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập ..
Bài 1: Theo em, những giá trị văn hóa nào dưới đây đã đượ... hs hình dung được các nội dung cần thực hiện 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Với hoạt động dự án làm tập san:  HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị.
- Với hoạt động viết lập kế hoạch, các em có thể làm việc nhóm, cùng liệt kê các hoạt động
- Trình bày ý tưởng, phân công thư kí, báo cáo, thống nhất thời gian hoàn thành nhiệm vụ...
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực vào buổi sau (nếu không còn thời gian).
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân ( kế hoạch).
+ Với hoạt động nhóm: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
- Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
***********************************************************************************************
Ngày soạn:
Ngày dạỵ: 
TIẾT 6, 7, 8 :BÀI 3: QUAN TÂM , THÔNG CẢM , CHIA SẺ 
Môn học: GDCD lớp7
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. Mục tiêu bài học:
1-Về kiến thức:
- Nêu được một số việc làm để quan tâm, thông cảm, chia sẻ với người khác.
- Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, thông cảm, chia sẻ với nhau.
- Thường xuyên có những lời nói việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm với mọi người.
- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, chia sẻ và thông cảm với người khác
- Phê phán những việc làm không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm.
2. Về năng lực:
-Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ .
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để quan tâm, thông cảm, chia sẻ .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống đùm bọc, yêu thương của dân tộc; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của dân tộc.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
-Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi
-Học liệu: Tranh vẽ, phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1:Mở đầu 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
c) Sản phẩm học tập: HS chơi trò chơi .
 d) Tổ chứcthực hiện: 
* Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bạn ấy là ai”
- Luật chơi:  
GV yêu cầu HS dựa vào đức tính đặc trưng của từng bạn trong lớp, đưa ra câu đố để những bạn khác đoán người có đức tinh, sở thích, thói quen, năng khiếu,  đó là ai.
Đầu tiên, lớp trưởng đưa ra câu đố. Nếu bạn nào đoán đúng thì được đưa ra câu đố cho các bạn trong lớp. Nếu đoán sai thì phải hát hoặc thực hiện điều gì đó do lớp quy định. Trò chơi kết thúc khi không còn câu đố nào được đặt ra.
1-Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 1.Tìm hiểu biểu hiện của việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ
Đọc câu chuyện
-Mục tiêu: HS nhận biết được biểu hiện của việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ
-Nội dung: Em hãy đọc câu chuyện trong sgk tr16,17 và trả lời câu hỏi
-Sản phẩm học tập: HS nhận biết được biểu hiện của việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ.
-Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sgk trang 16 – 17, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
a) Bác Hồ đã có những việc làm nào đối với anh chị em công nhân quét đường và ý nghĩa của việc làm đó?
b) Việc làm của Bác Hồ đã nhắc nhở mỗi chúng ta điều gì?
c) Em hiểu thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
- GV cho thời gian HS đọc câu chuyện và trả lời 3 câu hỏi.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc truyện, thảo luận cặp đôi, tìm câu trả lời.
- GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Đại diện HS trình bày câu trả lời.
- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét, chuyển nội dung mới.
1. Đọc câu chuyện
* Trả lời câu hỏi:
a) Khi biết rằng những người công nhân luôn phải vất vả quét dọn đường phố đến khuya, Bác đã:
- Nhắc nhở những cơ quan phải có trách nhiệm cấp phát quần áo bảo hộ lao động cho công nhân và quan tâm đúng mức với người làm nghề này.
- Bác đã xin giống một loài cây bốn mùa đều xanh tươi về trồng thử ở VN để cây đỡ rụng lá vào mùa đông gây vất vả cho người công nhân.
Ý nghĩa: Việc làm của Bác đã khiến cho anh chị em công nhân làm nghề quét đường đỡ được phần nào nỗi vất vả.
b) Việc làm của Bác đã nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết quan tâm đến người khác, hiểu và thông cảm cho nỗi vất vả của người khác và có những hành động thể hiện sự quan tâm và san sẻ nỗi vất vả với mọi người.
c) Ta có:
- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh.
- Cả...ình huống và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: HS thực hiện được hành động tự giác, tích cực trong học tập bằng những việc làm cụ thể.
 b. Nội dung: Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sgk trang 19.Trong những việc làm sau, theo em việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?
A. Không chơi với những bạn học kém.
B. Gọi cấp cứu khi thấy tai nạn giao thông.
C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm.
D. Thăm hỏi và động viên người già neo đơn.
c.Sản phẩm học tập: HS quyết tâm tự giác, tích cực trong học tập thông qua tình huống cụ thể.Những việc nên làm là:
B. vì hành động đó sẽ giúp cho người gặp nạn được cấp cứu kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
D. vì hành động này thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những người già không nơi nương tựa.
Những việc không nên làm là:
A. vì chúng ta cần quan tâm đến những bạn học kém, giúp đỡ bạn học tập để cùng nhau tiến bộ.
C. vì hành động động này thể hiện rằng không có lòng quan tâm, yêu thương mẹ. Khi mẹ bị ốm, cần phải ở bên cạnh chăm sóc, giúp đỡ, động viên để mẹ mau khỏi.
d. Tổ chức thực hiện :
- GV yêu câu HS đọc tình huống trang 19 sgk và trả lời câu hỏi:
Bài 3. 
a.Mục tiêu: HS thực hiện được một lời nói hoặc một hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, thầy cô trong lớp mình.
b.Nội dung: Em hãy thực hiện một lời nói hoặc một hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, thầy cô trong lớp mình.
c.Sản phẩm học tập: HS quyết tâm thực hiện một lời nói hoặc một hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, thầy cô trong lớp mình.
d.Tổ chức thực hiện :
- GV yêu cầu HS xây dựng dàn ý và thực hiện bài .
- GV mời 1-  2 bạn HS trình bày bài của mình  và nêu lên ý nghĩa của lời nói,hành động
Bài 4. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.
Mục tiêu: HS thực hiện được hành động quan tâm, thông cảm, sẻ chia trong học tập bằng những việc làm cụ thể.
Nội dung: Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sgk trang 19.
Sản phẩm học tập:
 a) Nhận xét:
Việc làm của bạn A đã thể hiện bạn là một người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nối khó khăn của bạn bè.
A hiểu cho nỗi khó khăn mà N đang trải qua và sẵn sàng, chịu khó giúp đỡ bạn vượt qua.
b) Ý kiến của H như vậy là không đúng vì việc bị ốm phải nghỉ học đã là một sự thiệt thòi rất lớn đối với N. Nếu như không có A giúp đỡ, giảng giải những kiến thức mới, thì N sẽ rất khó để theo kịp tiến độ học và sẽ bị tụt lùi so với các bạn.
Tổ chức thực hiện :
- GV yêu câu HS đọc tình huống trang 19 sgk và trả lời câu hỏi:
 a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A?
 b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy có đúng không? Tại sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời, GV nhận xét, đánh giá chuyển sang nhiệm vụ mới.
Bài 5 . Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.
a-Mục tiêu: HS thực hiện được hành động quan tâm, thông cảm, sẻ chia trong học tập bằng những việc làm cụ thể.
b-Nội dung: Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sgk trang 19.
c-Sản phẩm học tập:Việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn vì:
Việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho N ỷ lại vào H, do vậy những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài.
Lâu dần hình thành cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân => H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N. 
d-Tổ chức thực hiện :
- GV yêu câu HS đọc tình huống trang 19 sgk và trả lời câu hỏi:
Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời, GV nhận xét, đánh giá chuyển sang nhiệm vụ mới
- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết, chuyển sang hoạt động vận dụng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp và hợp tác
b) Nội dung: Hs viết một thông điệp, làm tập san thể hiện sự quan tâm, thông cảm, sẻ chia
-Một bức thư, một bài thuyết trình...
-Một tấm thiệp, một bức tranh...
Những việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:
Giúp đỡ bạn học tập, giảng bài cho bạn khi bạn chưa hiểu bài
Cùng các bạn tổ chức góp quỹ ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn
An ủi, động viên, khích lệ các bạn gặp vấn đề khó khăn, chuyện buồn
c) Sản phẩm: Phần bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện: 
* Học sinh viết thông điệp thể hiện quan tâm, thông cảm, sẻ chia .
Làm việc theo nhóm lớn tạo một tập san thể hiện quan tâm, thông cảm, sẻ chia
* HS phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tùng thành viên nhận nhiệm vụ và hoàn thiện sản phẩm ở nhà. (HD: có thể vẽ tranh, chụp ảnh, sưu tầm, giới thiệu về những việc làm quan tâm, thông cảm, chia sẻ).
***************************************************************************************
Ngày soạn:...../....../......
Ngày dạy:....../......./......
TIẾT 9:KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRAGIỮA KÌ I
Môn Giáo dục công dân 7
Thời gian làm bài: 45 phút
TT
Mạch nội dung
Nội...iệm (3 điểm)
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Đáp án
A
D
C
A
C
Câu
Câu 6
Đáp án
Đúng

Sai
 *Lưu ý: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,5 đ
Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu hỏi
Nội dung
Điểm
Câu 1
a. Mỗi vùng miền, địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, trang phục, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, hiếu học, cần cù, sáng tạo... 
b. Truyền thống tốt đẹp của quê hương có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi ngườivì:
+ Truyền thống đó góp phần bồi đắp, hình thành nên phẩm chất, cốt cách con người Việt Nam
+ Là điểm tựa vững vàng, là nguồn cổ vũ động viên cho mỗi người trong hoàn cảnh khó khăn,
+ Từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống đó như: tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền; kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước; tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương;.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
Câu 2
a. Nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng cuả mọi người. nhờ đó, cuộc sông sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc, các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
b. Quan tâm, hỏi thăm, chia sẻ, giúp đỡ đến bạn đó
- Chia sẻ về vật chất, tinh thân
- Động viên an ủi, nhắn tin gọi điện hỏi thăm.
1 điểm
1 điểm
Câu 3
a-Nhận xét về việc làm của H :Việc làm của H không phải là quan tâm, chia sẻ với bạn mà là gian dối trong học tập.
b-Hai bạn đã không chủ đông, tích cực, tự giác trong học tập, không hoàn thành nhiệm vụ , quay cóp trong giờ kiểm tra.Em rút ra bài học cho bản thân là: cần tự giác, tích cực hơn trong học tập, siêng năng kiên trì, không ngừng học tập, tiến bộ và rèn luyện tính tự giác, tích cực trong mọi hoạt động.
1điểm
1 điểm
*GV quan sát HS làm bài-Thu bài
-GV nhận xét giờ làm bài của HS.
*Hướng dẫn học tập:
-Ôn tập từ bài 1-bài 3
-Chuẩn bị bài: Học tập tự giác, tích cực.
************************************************************ 
Ngày soạn:...../....../......
Ngày dạy:....../......./......
TIẾT 10, 11: BÀI 4: HỌC TẬP TỰ GIÁC, TÍCH CỰC
Môn: GDCD 7 – Lớp 7A-7B
Thời lượng dạy học: 2 tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
Học sinh nắm được:
- Khái niệm và biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực.
- Những việc làm thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập.
- Quý trọng những người học tập tự giác, tích cực; góp ý cho những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực để khắc phục hạn chế này.
2.Về năng lực:
-Năng lựctự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện sự tự giác, tích cực.
-Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những những giá trị tốt đẹp của học tập tự giác, tích cực. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân và thích ứng với những thay đối trong cuộc sổng nhằm phát huy giá trị to lớn củatự giác, tích cực.
- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy khả năng học tập tự giác, tích cực. Xác định được lí tường sổng của bản thân, lập kế hoạch học tập và rèn luyện, xác định được hướng phát triển phù hợp của bản thân.
- Năng lực hợp tác, giải quyết vần đề:Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của tự giác, tích cực.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Quý trọng, ủng hộ những người học tập tích cực, tự giác.
- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Màn hình, máy tính, tranh ảnh về nội dung bài học...
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập,... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động 
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Học sinh bước đầu nhận biết về học tập tự giác, tích cực để chuẩn bị vào bài học mới.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”: Kể những tấm gương tự giác, tích cực trong học tập mà em biết?
Lớp chia làm 3 đội, đội nào kể được nhiều tấm gương nhất thì đội đó chiến thắng. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.
- Trạng nguyên Nguyễn Hiền.
- Nguyễn Khuyễn.
- Bác Hồ.
- Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí.
d. Tổ chức thực hiện
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học.
 - Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng tinh thần học tập tự giác, tích cực. Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.
 Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?
I. Khởi động
- Tri thức của nhân loại là vô hạn...iáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi.
c. Sản phẩm:Câu trả lời, bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG
 Nhiệm vụ 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ đọc xác định yêu cầu của bài và làm. 
Hãy chia sẻ với bạn về mục tiêu phấn đấu trong học tập của em trong năm học này. Em sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó?
- HS: Tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Học sinh làm việc độc lập suy nghĩ, trả lời.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- GV theo dõi hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời, bổ sung ý kiến nếu cần, chốt kiến thức.
 Nhiệm vụ 2:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ đọc xác định yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm theo bàn:
 Em hãy liệt kê những việc làm của bản thân thể hiện việc không tự giác, tích cực trong học tập và nêu cách khắc phục hạn chế đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý khi cần giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
- GV theo dõi hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời, tinh thần, thái độ tham gia của các nhóm, chốt kiến thức.
 Nhiệm vụ 3:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ đọc xác định yêu cầu của bài và làm bài.
 Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Học tập tự giác, tích cực là yếu tố quan trọng giúp chúng ta đạt được mơ ước của bản thân.
B. Chỉ cần tự giác, tích cực với môn học mình yêu thích là được.
C. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không nên điều chỉnh mục tiêu học tập đã đặt ra.
D. Để mở rộng kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cho bản thân, chúng ta cần phải học tập tự giác, tích cực.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe suy nghĩ giải quyết yêu cầu
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý khi cần giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
- GV theo dõi hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời, tinh thần, thái độ làm bài, bổ sung ý kiến nếu cần, chốt kiến thức.
 Nhiệm vụ 4:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và làm bài.
 Cuối tuần, H đang ngồi làm bài tập trong sách nâng cao thì A đến rủ đi chơi. H từ chối không đi, A liền nói: “Tớ chỉ làm bài tập dễ thôi, còn bài tập khó, nâng cao cô có yêu cầu làm đâu. Đi chơi điện tử với tớ đi".
a. Em có nhận xét gì về ý thức học tập của H và A?
b. Nếu là H, em sẽ góp ý với A như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe suy nghĩ giải quyết yêu cầu
- GV quan sát, hướng dẫn, gợi ý khi cần giúp HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày kết quả, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
- GV theo dõi hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá các câu trả lời, tinh thần, thái độ làm bài, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1/SGK tr 23
* Mục tiêu phấn đấu trong năm học:
- Làm hết bài tập về nhà được giao trong thời gian quy định.
- Đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, các kì thi.
- Đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi.
- Đạt danh hiệu Học sinh Giỏi.
* Cách thức đạt được mục tiêu:
- Mỗi ngày dành ra 3 giờ đồng hồ để tự học: hoàn thiện bài tập về nhà được giao, ôn tập lại kiến thức cũ và đọc trước kiến thức mới.
- Ngoài thời gian tự học, đọc thêm sách để học hỏi kiến thức mới.
- Tự tìm tòi làm các bài tập khó, nghĩ ra nhiều cách giải khác nhau.
2. Bài tập 2/SGK tr 14
* Việc làm thể hiện không tự giác, tích cực trong học tập:
- Khi gặp bài khó nghĩ không ra sẽ lên mạng chép giải hoặc chép bài của bạn.
- Nhiều khi vì mải xem một bộ phim hay mà không chịu học bài đúng giờ.
- Chỉ ôn tập kiến thức trước khi có bài kiểm tra hoặc trước kì thi.
* Cách khắc phục:
- Lập kế hoạch học tập rõ ràng, chi tiết, phù hợp với năng lực bản thân.
- Tự đặt ra phần thưởng cho bản thân khi đạt được mục tiêu học tập và hình phạt khi không đạt được mục tiêu.
3. Bài tập 3/SGK tr14.
* Em đồng tình với các ý kiến:
- A. vì mọi việc trên đời nếu muốn thành công đều cần đến kiến thức. Kiến thức càng nhiều thì làm mọi việc càng thành công và thuận lợi. Mà muốn trau dồi được nhiều kiến thức bổ ích thì cần phải chủ động học tập tự giác, tích cực.
- D. vì đây chính là ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
*Em không đồng tình với các ý kiến:
- B. vì mỗi môn hoc đều đem lại những kiến thức khác nhau, có ích cho cuộc sống và tương lai. Chúng ta cần phải học tập đầy đủ tất cả các môn để có thể trang bị những kiến thức cần thiết cho cuộc sống.
- C. vì trong cuộc sống...uyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập
Gv yêu cầu học sinh đọc câu chuyện:Lời hứa
Gv yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập 
1, Em hãy cho biêt vì sao cô bán vé trong câu chuyện ãã cho ông của cậu bé vay tiền?
2,Vì sao người ông trong câu chuyện không đê hôm sau mới quay lại trả tiền?
3, Từ câu chuyện trên, em hiếu chữ tín ỉà gì?
4 Giữ chữ tín là gì?
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
I. Khám phá
1. Thế nào là tự lập
*Câu chuyện: Lời hứa
*Nhận xét
* Kết luận: 
Chữ tín là niêm tin của con người đổi với nhau.
Giữ chữ tín là giữ niêm tin của người khác đối vơi mình.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu biểu hiện giữ chữ tín
a. Mục tiêu: 
- Học sinh nêu được các biểu hiện của của người giữ chữ tín
- Học sinh được phát triển năng lực phát triển bản thân.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát cá nhân các hình ảnh 1, 2, 3, 4 trong SGK nhận xét việc làm của các nhân vật
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Liệt kê được các biểu hiện của người giữ chữ tín. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm của các nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 2: Biểu hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, trò chơi,..
Gv yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh và nhận xét về hành vi của các bạn
Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi
?Các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên đã làm việc như thế nào?
? Theo em đâu là biểu hiện của giữ chữ tín?
? Đâu là biểu hiện của chưa giữ chữ tín?
Gv yêu cầu học sinh chơi trò chơi: “Tiếp sức đồng đội”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành bốn nhóm tìm những biểu hiện của giữ chữ tín trong học tập, trong lao động, trong sinh hoạt và những biểu hiện trái với giữ chữ tín
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng hai phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án lên bảng, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn 
- Từng HS chuẩn bị độc lập.
- Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
-Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh xung phong cá nhân lần lượt trình bày các câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Giáo viên giới thiệu:

2. Biểu hiện của tính tự lập:
Biểu hiện của giữ chữ tín: thực hiện lời hứa; nói đi đôi với làm; đúng hẹn; hoàn thành nhiệm vụ được giao; giữ được niềm tin với người khác.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của giữ chữ tín
a. Mục tiêu: 
– Học sinh hiểu vì sao phải giữ chữ tín, ý nghĩa của giữ chữ tín
- Học sinh đánh giá được khả năng giữ chữ tín của bản thân và người khác.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện, quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh hiểu vì sao phải giữ chữ tín, ý nghĩa của giữ chữ tín. Đánh giá được khả năng giữ chữ tín của bản thân và người khác. Đề xuất được cách rèn luyện giữ chữ tín.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động dự án và hệ thống câu hỏi
* Hoạt động dự án chuẩn bị trước ở nhà, chia lớp thành 2 nhóm:
+Nhóm 1: Sưu tầm những câu chuyện kể về tấm gương giữ chữ tín mà em biết.
Nhóm 2: Sưu tầm clip giới thiệu về tấm gương giữ chữ tín. 
* Câu hỏi thảo luận cặp đôi:Điểm khác biệt giữa người giữ chữ tín và người không giữ chữ tín là gì?
? Theo em, người giữ chữ tín thường đạt được kết quả như thế nào trong cuộc sống?
? Em có suy nghĩ gì về những tấm gương đó?
?Trước những người giữ chữ tín em có tình cảm gì?
? Em hãy đánh giá khả năng giữ chữ tín của bản thân? (Em đã giữ chữ tín chưa? Kể những việc làm của em thể hiện giữ chữ tín?)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, từng nhóm học sinh chuẩn bị (Khi ở nhà). Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hệ thống câu hỏi: học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đ...đánh giá, chốt kiến thức.
“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm cho người đời sau. Cô tin là qua bài học ngày hôm nay, sẽ có rất nhiều bạn biết giữ chữ tín trong cuộc sống.

 **********************************************************
Ngày soạn:...../....../......
Ngày dạy:....../......./......
TIẾT 14, 15, 16:BÀI 6: QUẢN LÝ TIỀN 
I - MỤC TIÊU
	Học xong bài này, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
1. Về kiến thức
 - Nêu được ý nghĩa củavieecj quản lý tiền hiệu quả.
- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lý tiền có hiệu quả.
- Bước đầu biết quản lý tiền và tạo nguòn thu nhập của cá nhân.
2. Về năng lực
Năng lực điều chỉnh hànhvi: Bước đầu biết quản lý tiền thông qua việc sử dụng tiền hiệu quả để đạt được mục tiêu của bản thân.
Năng lực phát triển bản thân: Có kế hoạch để quản lý tiền và tạo nguòn thu nhập của cá nhân, kiên trì với mục tiêu, kế hoạch đã dề ra.
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Sử dụng hiệu quả và đúng kế hoạch khoản thu nhập của bản thân trong các hoạt động cá nhân, trong gia đình và ngoài xã hội. 
3. Về phẩm chất
Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân về thu nhập cá nhân . 
Nhân ái: có kế hoach sử dụng tiền vào các hoạt động quyên góp, ủng hộ giúp đỡ các cá nhân và tập thể khi cần thiết. 
Trách nhiệm: Tự giácthực hiện kế hoạch quản lý tiền mà bản thân đã đề ra, ..
II - THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, sách bài tập Giáo dục công dân 7;
- Tranh, hình ảnh về nội dung bài học;
- Phương tiện thiết bị: Tivi, máy tính,
- Phiếu học tập;
- Giấy khổ lớn các loại.
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
( Nội dung đã được giao cho học sinh từ cuối bài học trước)
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế để HS chuẩn bị vào bài học mới.
- HS bước đầu nhận biết được vai trò, ý nghĩa của việc quản lý tiền
b. Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài tập mở đầu . 
- Cả lớp cùng thảo luận theo nhóm bàn về yêu cầu với biểu đồ trong sgk ( GV chiếu lên tivi)
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Cần quản lý và sử dụng tiền hợp lý theo kế hoạch cho các khoản chi tiêu để đạt mục tiêu đề ra. 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Cả lớp cùng quan sát lên tivi, đọc câu hỏi thảo luận
- Thảo luận theo nhóm bàn và cử dsaij diện trình bày.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV: Gọi học sinh đại diện 2-3 nhóm trả lời, học sinh khác nhận xét, bổ xung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học:


2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 2.1. Tìm hiểu nội dung: quản lý tiền hiệu quả và ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả
*Nhiệm vụ 1:
 a. Mục tiêu:
- HS biết được thế nào là quản lý tiền hiệu quả?
- Ý nghĩa chung của việc quản lý tiền hiện quả?
- HS được phát triển các năng lực: tự học; hợp tác.
b. Nội dung: 
- GV tổ chức HS theo nhóm 4 HS một nhóm trong thời gian 5 phút. Quan sát hình ảnh, đọc thông tin; trả lời theo hai câu hỏi:
- Theo em trong các hình trên, hình nào thể hiện ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả?.
Em hãy phân tích ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó.
- Theo em, thế nào là quản lý tiền hiệu quả?
- Ý nghĩa chung của việc quản lý tiền hiện quả là gì?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm học sinh.
- Quản lý tiền hiệu quả là biét sử dụng tiền một cách hợp lý nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến. 
- Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi ngườicos thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm: 
Quan sát hình ảnh, đọc thông tin; trả lời theo câu hỏi:
- Theo em trong các hình trên, hình nào thể hiện ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả?.
Em hãy phân tích ý nghĩa của việc quản lý tiền hiệu quả được thể hiện trong mỗi hình ảnh đó.
- Theo em, thế nào là quản lý tiền hiệu quả?
- Ý nghĩa chung của việc quản lý tiền hiện quả là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo cặp đôi, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Nhóm cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Các nhóm khác nhận xét.
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 

1.Ý nghĩ của quản lý tiền hiệu quả
- Quản lý tiền hiệu quả là biét sử dụng tiền một cách hợp lý nhằm đạt được mục tiêu như dự kiến. 
- Quản lý tiền hiệu quả giúp mỗi ngườicos thể cân bằng tài chính hiện tại; chủ động tiền bạc để thực hiện các dự định tương lai; đề phòng trường hợp bất trắc xảy ra và có thể giúp đỡ người khác khi gặp khó...o bản thân phù hợp với lứa tuổi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm học sinh.
a) Các bạn học sinh trong hình trên đã tạo thêm thu nhập bằng cách:
Hình 1: Bạn học sinh kiếm tiền bằng cách chăm sóc đàn gà để bán kiếm tiền.
Hình 2: Hai bạn kiếm tiền bằng cách tự làm đồ thủ công để bán lấy tiền.
Hình 3: Các bạn học sinh cùng thu gom giấy vụn để bán lấy tiền.
b) Một số cách kiếm thêm thu nhập:
Tự làm bánh, làm thiệp, làm đồ tái chế để bán
Phụ giúp bố mẹ việc nhà để được thưởng
Đạt danh hiệu Học sinh Giỏi để được nhận thưởng
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo bàn
HS quan sát tranh và trả lời theo hai câu hỏi:
? Các bạn học sinh trong hình trên đã tạo thêm thu nhập bằng cách nào
 ? Em còn biết những cách nào khác để tạo thêm thu nhập cho bản thân phù hợp với lứa tuổi
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc theo bàn, thảo luận, thống nhất nội dung câu trả lời.
 - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Nhóm cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề 

3/ Cách tạo nguồn thu nhập cá nhân :
Để tạo nguồn thu nhập, mỗi người có thể tìm cho mình số công việc phù hợp với độ tuổi, sở thích, và điều kiện của bản thân; để biết quý trọng đồng tiền của bản thân, gia đình và xã hội.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- HS luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá.
- HS được phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
b. Nội dung:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi và trò chơi ...
Bài tập 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Quản lí tiền là việc của người trưởng thành, không phải là của học sinh.
B. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người chủ động trong chi tiêu để thực hiện các dự định tương lai của bản thân.
C. Quản lí tiền là việc không cần thiết, tốn thời gian, nên dùng thời gian đó để kiếm tiền thì tốt hơn.
D. Quản lí tiền hiệu quả giúp mỗi người có thể để phòng những trường hợp rủi ro bất ngờ trong cuộc sống.
E. Học sinh không cần quản lí tiền, vì nhiều cha mẹ học sinh không muốn con mình sớm bị đồng tiền làm ảnh hưởng.
Bài tập 2:Em hãy cho biết việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả? Vì sao?
A. Bạn K thường tận dụng các đồ vật có thể tái chế để làm đồ dùng học tập.
B. Bố mẹ cho H tiền ăn sáng nhưng H không ăn để tiết kiệm tiền.
C. Bạn M sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả.
D. Bạn X cứ có tiền là tiêu hết.
E. Khi nhận được tiền thưởng của nhà trường, bạn D dành một khoản để tiết kiệm.
Bài tập 4:Đầu năm mới, H nhận được một khoản tiền mừng tuổi và dự định dùng số tiền đó để mua một chiếc máy tính cầm tay. Nhưng khi thấy cửa hàng gần nhà bán một đồ chơi hấp dẫn, H đã dùng hết số tiền này để mua mà quên mất dự định của minh.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của H?
b) Nếu em là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?
Bài tập 5. Em hãy cùng bạn tìm các cách tăng nguồn thu nhập và thảo luận tính khả thi của những cách đó đối với học sinh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, theo nhóm:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi và trò chơi ...
Bài tập 1: Làm việc cá nhân
Bài tập 2: Làm việc nhóm bàn
Bài tập 4: Làm việc nhóm bàn
Bài tập 5: Làm việc nhóm bàn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân với bài tập 1
 - HS làm việc theo nhóm bàn, thảo luận, thống nhất cử đại diện và nội dung câu trả lời bài 2,4,5.
 - Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời, làm việc nhóm.
Bước 3: Báo cáo kết quả
- Cá nhân học sinh trả lời câu hỏi bài tập 1.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung,đại diện nhóm trình bày kết quả .
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
- Các nhóm khác nhận xét.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Bài tập 1: 
Em đồng ý với các ý kiến:
-/ B. vì quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp ta phân bổ nguồn tiền vào những khoản chi tiêu cụ thể, hợp lí. Từ đó tránh được việc chi tiêu quá mức và qua việc tiết kiệm sẽ giúp ta có đủ tiền để mua những thứ mình thích.
-/ D. vì cuộc sống sẽ luôn đầy rẫy những điều bất ngờ, những sự cố đột ngột xảy ra mà không báo trước. Khi đó, rất có thể chúng ta sẽ cần một khoản tiền lớn để chi trả cho những sự cố đó (ví dụ như tiền viện phí...).
*Nếu như biết cách quản lí tiền hiệu quả, thì khi rơi vào những trường hợp đó ta sẽ không bị động, có đủ khả năng để chi trả.
E

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_lop_7_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022_2023.docx