Kế hoạch bài dạy GDCD 8 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

  1. Kiến thức:


Bài 6: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÁ NHÂN

Môn học: GDCD; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: 3 tiết (Tiết 19,20,21)


  • Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân.
  • Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
  • Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
  • Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
    1. Năng lực:
      1. Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thànhnhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia cáchoạt động giáo dục công dân
  1. Năng lực đặc thù:
  • Năng lực phát triển bản thân: tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạchthực hiện mục tiêu cá nhân; xây dựng được mục tiêucủa bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
    1. Phẩm chất:

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội về xác định mục tiêu cá nhân; bước đầu biết cách thu thập, xử lí thôngtin, tìm hiểu một số hiện tượng, tình huống về xác định mục tiêu cá nhân; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được một số vấn đề về xác định mục tiêu cá nhân trong đời sống thực tế.

  • Chăm chỉ: luôn vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội phù

hợp với lứa tuổi.

  • Trách nhiệm: Có trách nhiệmtrong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
docx 73 trang Cô Giang 13/11/2024 480
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD 8 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD 8 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Kế hoạch bài dạy GDCD 8 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD

TÊN BÀI DẠY:
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Nhật Trường
Mục tiêu
Kiến thức:
Bài 6: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÁ NHÂN
Môn học: GDCD; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 3 tiết (Tiết 19,20,21)
Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân.
Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
Năng lực:
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân
Năng lực đặc thù:
Năng lực phát triển bản thân: tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân; xây dựng được mục tiêu của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội về xác định mục tiêu cá nhân; bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, tình huống về xác định mục tiêu cá nhân; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được một số vấn đề về xác định mục tiêu cá nhân trong đời sống thực tế.
Phẩm chất:
Chăm chỉ: luôn vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội phù
hợp với lứa tuổi.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
Thiết bị dạy học và học liệu:
Chuẩn bị của giáo viên:
Kế hoạch bài dạy.
SGK, SGV,
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
Nội dung: GV đặt vấn đề gợi mở cho hs trả lời.
Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS viết hoặc vẽ về “Chân dung tuổi 15” của mình và chia sẻ với bạn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV cho HS thời gian viết bài hoặc vẽ tranh về “Chân dung tuổi 15”.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày sản phẩm của mình sau khi thực hiện nhiệm vụ.
HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá
GV dẫn dắt vào bài: Mục tiêu cá nhân giống như la bàn trong cuộc đời con người. Khi có mục tiêu đúng đắn, chúng ta sẽ biết phân bố thời gian, huy động nguồn lực và sự tập trung hợp lí để đạt được kết quả. Học sinh cần xác định được mục tiêu cá nhân, không ngừng nỗ lực để hiện thực hóa mục tiêu nhằm trở thành một người công dân có ích. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6 – Xác định mục tiêu cá nhân.
Hoạt động 2: Khám phá
: Đọc trường hợp và quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi
Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân.
Nội dung:
GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong SHS tr.35, 36 và trả lời câu
hỏi.
GV rút ra kết luận về khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SHS tr.35.
GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SHS và trả lời câu hỏi: Theo em, mục tiêu của bạn trong từng hình ảnh trên thuộc loại nào?
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hiểu mục tiêu cá nhân là gì? Có những loại mục tiêu cá nhân nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.35, 36 và trả lời câu hỏi.
HS rút ra kết luận về khái niệm mục tiêu cá nhân và các
loại mục tiêu cá nhân theo hướng dẫn của GV.
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời 2-3 HS lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Mục tiêu của mỗi bạn trong từng hình ảnh:
Ảnh 1: mục tiêu ngắn hạn; đồng thời là mục tiêu tài chính.
1. Đọc trường hợp và quan sát hình
ảnh để trả lời câu hỏi
a. Khái niệm mục tiêu cá nhân:
- Mục tiêu cá nhân là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một thời gian nhất định.
b. Những loại mục tiêu:
Dựa theo tiêu chí thời gian thực hiện: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Dựa theo tiêu chí lĩnh vực thực hiện: mục tiêu về sức khỏe; mục tiêu về học tập; mục tiêu về gia đình; mục tiêu về sự nghiệp và mục tiêu về tài chính,...

Ảnh 2: mục tiêu ngắn hạn; đồng thời là mục tiêu về gia
đình.
Ảnh 3 và 4: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu về sức khỏe.
GV rút ra kết luận về khái niệm mục tiêu cá nhân và các
...o trình tự các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc các tình huống SHS và trả lời câu hỏi.
HS rút ra kết luận về cách xác định mục tiêu cá nhân theo
hướng dẫn của GV.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
1-2 HS trình bày câu trả lời:
+ Mục tiêu: trong vòng 1 tháng, thành lập được Câu lạc bộ tìm hiểu về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo với sự tham gia của 10 thành viên.
+ Cụ thể: lĩnh vực tìm hiểu là trí tuệ nhân tạo; số lượng
thành viên là 10 người.
+ Đo lường được: rõ ràng về thời gian thực hiện; số lượng
thành viên, nên bạn M có thể theo dõi tiến độ thực hiện.
+ Khả thi: trong vòng 1 tháng, mời được 10 bạn tham gia câu lạc bộ là khả thi. M có thể mời các bạn cùng lớp, cùng trường hoặc có thể đăng tải những mong muốn, thông điệp của bản thân lên các trang mạng xã hội như: facebook, Instagram,
+ Thực tế: mục tiêu này mang tính thực tế, vì đã hướng tới mục đích chung của M là thành lập được 1 câu lạc bộ tìm hiểu về trí tuệ nhân tạo.
+ Thời gian thực hiện: 1 tháng.
GV rút ra kết luận về cách xác định mục tiêu cá nhân.
HS khác nhận xét, bổ sung
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Quan sát hình ảnh và thực hiện yêu
cầu
- Cách lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân:
+ Liệt kê các việc cần làm để đạt được mục tiêu.
+ Ưu tiên công việc cần thực hiện trước.
+ Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết.
+ Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân.
+ Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu
hoàn cảnh thay đổi.
+ Cam kết thực hiện kế hoạch.
=> HS cần xác định cho mình mục tiêu cá nhân đúng đắn, phù hợp và lập kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cần tập trung, cố gắng vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu.

Hoạt động 3: Luyện tập
Nhiệm vụ 1. Bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến.
Mục tiêu: HS nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân; xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
Nội dung: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến trong SGK tr.39
Sản phẩm: Quan điểm của học sinh về các ý kiến liên quan đến việc xác định mục tiêu cá nhân.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Bày tỏ quan điểm về những ý kiến liên quan đến việc xác định mục tiêu cá nhân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc các quan điểm, suy nghĩ và thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
Mục tiêu cá nhân phải được chính cá nhân đó xác định.
Kết quả mà cá nhân mong muốn đạt được sau một tuần không phải là mục tiêu vì thời
gian thực hiện quá ngắn.
Những kì vọng do cá nhân đặt ra nhưng vượt quá khả năng và mơ hồ vẫn được gọi là mục
tiêu cá nhân.
Đặt ra mục tiêu là chưa đủ mà phải có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó.
Nhiệm vụ 2. Đọc nhận định và xây dựng bản thuyết trình.
Mục tiêu: HS hiểu được vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân
Nội dung: Em hãy đọc nhận định trong SGK tr.39 để xây dựng bản thuyết trình về vai trò
của việc xác định mục tiêu cá nhân.
Sản phẩm: Nội dung bài thuyết trình của HS về vai trò của việc xác định mục tiêu cá nhân.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Đọc nhận định trong SGK tr.39 và xây dựng bài thuyết trình về vai trò của việc xác định mục tiêu cá nhân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc nhận định, suy nghĩ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
Bài thuyết trình tham khảo
Cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn sống mà không biết bản thân mình cần gì, muốn gì và sẽ trở thành người như thế nào. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định mục tiêu sống có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người.
Mục tiêu sống là những suy nghĩ, kim chỉ nam, là ước mơ, khao khát mà con người muốn đạt được thành tựu tốt đẹp trong cuộc sống cũng như chạm tay đến thành công. Mỗi người cần có
cho mình một mục tiêu sống rõ ràng và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó. Người sống có mục tiêu, lí tưởng là những người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; khi vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp con đường mình đã chọn. Mục tiêu sống là động lực để con người vươn lên, tạo dựng cho mình những giá trị tốt đẹp, hướng chúng ta đến những điều hay lẽ phải, tránh xa cái xấu, cái ác. Người sống không có mục tiêu chỉ là tồn tại, sẽ cảm thấy cuộc đời thật nhàm chán, không có gì thú vị, lâu dần dẫn đến suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Mục tiêu sống mang lại nhiều lợi ích cho con người, nó khiến cho chúng ta tốt hơn, rèn luyện được những đức tính tốt đẹp khác cũng như mang con người đến gần nhau hơn.
Mỗi người học sinh là người chủ nhân tương lai của đất nước, chính vì t...hực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
2-3 HS chia sẻ kết quả thực hiện của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD

TÊN BÀI DẠY:
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Nhật Trường
Mục tiêu
Kiến thức:
Bài 7: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Môn học: GDCD; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 3 tiết (Tiết 22,23,24)
Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.
Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.
Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng
Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích
cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng
tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: thể hiện bằng lời nói và việc làm, ngăn chặn hành vi bạo lực gia
đình. Ngoài ra, biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số hiện tượng bạo lực gia đình trong thực tiễn cuộc sống. Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tiễn.
Phẩm chất:
Trung thực, trách nhiệm, dũng cảm đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực trong gia đình
và cộng đồng.
Thiết bị dạy học và học liệu:
Chuẩn bị của giáo viên:
Kế hoạch bài dạy.
SGK, SGV,
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
Nội dung: GV đặt vấn đề gợi mở cho hs trả lời.
Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ sau và rút ra ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.
- “Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê".
- “Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
- "Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư”.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày
HS nhận xét, nêu ý kiến khác
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá
GV dẫn dắt vào bài: Gia đình là nơi mỗi người được chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương, góp phần hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đem lại cho con người niềm hạnh phúc ấy. Bạo lực gia đình đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7:Phòng, chống bạo lực gia đình.
Hoạt động 2: Khám phá
: Tìm hiểu các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các hình thức và hậu quả của bạo lực gia
đình.

Nội dung:
GV hướng dẫn HS đọc các thông tin trong SHS tr.41, 42 và trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn HS kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác.
GV cùng HS rút ra kết luận về các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc trường hợp trong SHS tr.41,42.
GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh
SHS và trả lời câu hỏi:
1. Tìm hiểu bạo lực gia đình, các hình
thức và hậu quả của bạo lực gia đình
- Các hình thức phổ biến :
+ Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.
+ Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm,...
+ Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm các quyền lợi kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

+ Em hãy chỉ ra những hình thức bạo lực gia đình được thể hiện trong các hình ảnh và thông tin trên.
+ Em hãy chỉ ra tác hại của hành vi bạo lực gia đình
trong thông tin và trường hợp trên.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.41,42 và
trả lời câu hỏi.
HS rút ra kết luận về khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân theo hướng dẫn của GV.
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
2-3 HS lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh 1: bạo lực về thể chất
+ Hình ảnh 2: bạo lực về tình dục
+ Hình ảnh 3: bạo lực về tinh thần
+ Hình ảnh 4: bạo lực về kinh tế
+ Trường hợp 1: bạo lực về thể chất (thể hi... vệ trẻ em 111;
Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Các kĩ năng phòng, chống
khi xảy ra bạo lực gia đình
Trước khi xảy ra bạo lực: Nhận diện nguy cơ xảy ra bạo lực để tìm đến chỗ an toàn.
Trong khi xảy ra bạo lực:
+ Lên tiếng phản đối người có hành vi bạo lực một cách phù hợp.
+ Nhờ sự trợ giúp của người
thân hoặc hàng xóm.
+ Gọi điện cho Tổng đài Quốc
gia Bảo vệ trẻ em 111;
Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị.

: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống khi xảy ra bạo lực gia đình
Mục tiêu: HS nêu được trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống khi xảy ra bạo lực
gia đình
Nội dung: GV yêu cầu HS đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc các trường hợp yêu cầu HS và thảo luận
nhóm thực hiện các nhiệm vụ:
+ Em hãy cho biết việc làm của bạn K có ý nghĩa gì trong việc
phòng chống bạo lực gia đình.
+ Em hãy chỉ ra những việc bạn B đã làm để phòng chống bạo lực gia đình.
+ Em hãy kể thêm một số việc làm để phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày câu trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung
Những việc làm của bạn K đã góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc, khi gia đình hạnh phúc sẽ không có bạo lực.
Những việc bạn B đã làm để phòng chống bạo lực gia đình là: Tìm hiểu lý do vì sao bố lại đánh mẹ (do bị bệnh nên uống rượu say và chửi đánh mẹ), mỗi lần bố uống rượu là hai mẹ con đi ra khỏi nhà, kể cho ông bà nội khuyên can bố, gọi hàng xóm sang can ngăn, cố gắng học tập và phụ việc nhà để bố chữa bệnh.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống khi xảy ra bạo lực gia đình
- Phê phán hành vi bạo lực gia đình và cộng đồng một cách phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.

Hoạt động 3: Luyện tập
Nhiệm vụ 1. Bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến.
Mục tiêu: HS nêu được quan điểm về các hành vi bạo lực gia đình.
Nội dung: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến trong SGK tr.46
Sản phẩm: Quan điểm của học sinh về các hành vi bạo lực gia đình.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?
Vợ, chồng xô xát không phải là bạo lực gia đình.
Bố mẹ có quyền đánh con khi con không vâng lời.
Người chồng có quyền kiểm soát về kinh tế trong gia đình.
Bạo lực gia đình là chuyện nội bộ, không ảnh hưởng đến xã hội.
Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng ở hiện tại mà hệ luy kéo dài đến cả tương lai.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc các quan điểm, suy nghĩ và thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
* Gợi ý:
Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: hành vi xô xát (xung đột, va chạm) giữa vợ, chồng là một biểu hiện của bạo lực gia đình.
Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: hành vi đánh đập con cái (khi con không vâng lời) cũng là
một biểu hiện của bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất).
Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: việc kiểm soát kinh tế trong gia đình của người chồng cũng
là một biểu hiện của bạo lực gia đình (bạo lực về kinh tế).
Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả cho mỗi cá nhân, gia
đình và xã hội.
Ý kiến e) Đồng tình. Vì: bạo lực gia đình gây những ảnh hưởng nghiêm trọng, phức tạp và lâu dài cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Nhiệm vụ 2. Đọc nhận định về tác hại của bạo lực gia đình.
Mục tiêu: HS hiểu được tác hại của bạo lực gia đình.
Nội dung: Em hãy đọc nhận định về tác hại của bạo lực gia đình
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1. Gần đây, bạn Ph nghỉ học nhiều ngày mà không có lí do. Khi cô giáo chủ nhiệm và các bạn đến nhà để tìm hiểu, bạn Ph cho biết, phải ở nhà để lo việc gia đình. Bạn Ph kể, mấy tháng nay, do công việc nhiều nên mẹ thường đi làm về muộn và hay đi công tác xa. Bố em nghi ngờ và ghen tuông nên thường xúc phạm mẹ. Mặc dù, gia đình nội, ngoại đã can ngăn nhưng bố của bạn Ph vẫn không thay đổi. Mẹ của bạn Ph không chịu đựng được nữa nên về nhà ngoại ở hẳn.
Trường hợp 2. Bạn N là học sinh lớp 8A. Mẹ của bạn N ở nhà làm nội trợ và chăm sóc ba người con. Bố của bạn N phải bươn chải đi làm từ sáng đến tối để kiếm tiền nuôi gia đình. Làm được bao nhiêu tiền, bố đều đưa hết cho mẹ của bạn N. Khi cần tiền, bố của bạn N hỏi xin mẹ nhưng hầu như lần nào mẹ cũng cắn nhẵn, có lúc còn không chịu đưa tiền. Có những khoảng thời gian ít việc, thu nhập của bố giảm đi nhiều thì mẹ của bạn N thể hiện sự khó chịu và còn nói bố củ...ệ trẻ em 111 để được hỗ trợ.
Tình huống 3:
Để không xảy ra tình trạng bạo lực gia đình, các thành viên trong gia đình bạn X đã luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau.
Bài học cho bản thân:
+ Quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với các thành viên trong gia đình.
+ Thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
+ Lên án, phê phán những hành vi bạo lực gia đình.
+ Trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống bạo lực gia đình.
Nhiệm vụ 4. Sắm vai giải quyết tình huống.
Mục tiêu: HS nêu được cách giải quyết tình huống
Nội dung: Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống trong SGK tr.48
Sản phẩm: Tiểu phẩm của HS và câu trả lời về cách giải quyết phù hợp đối với mỗi tình
huống.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS sắm vai giải quyết tình huống trong SGK tr.40 và thảo luận, sắm vai để giải quyết tình huống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận, sắm vai để giải quyết tình huống.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS nêu cách giải quyết tình huống.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập, củng cố kiến thức
Nội dung: Em hãy xây dựng và thực hiện kế hoạch để hoàn thành mục tiêu của bản thân và chia sẻ kết quả thực hiện của mình.
Sản phẩm: Sản phẩm và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS:
+ (1) Em hãy cùng với bạn làm một sản phẩm (báo tường, cẩm nang/ sổ tay bằng giấy hoặc điện tử,...) để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.
+ (2) Em hãy chọn một trường hợp bạo lực gia đình để phân tích nguyên nhân, hậu quả, rút ra bài học về những biện pháp để phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
2-3 HS chia sẻ kết quả thực hiện của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
(*) Gợi ý:
(*) Trường hợp: Chị V, 40 tuổi, sức khỏe yếu và đã có 2 con gái lớn nên không muốn sinh thêm con. Tuy nhiên, anh T (chồng chị V) luôn thúc giục, ép buộc chị phải sinh thêm con thứ ba, với mong muốn có được một cậu con trai để “nối dõi tông đường”; thậm chí, anh T còn đe dọa: nếu chị V không sinh được con trai, anh sẽ li dị với chị, đuổi 3 mẹ con chị ra khỏi nhà và kết hôn với người phụ nữ khác. Áp lực từ sự thúc giục và lời đe dọa của chồng, khiến chị V luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
(*) Phân tích:
Nguyên nhân:
+ Tư tưởng trọng nam khinh nữ, mong muốn có con trai để “nối dõi tông đường”.
+ Anh T thiếu sự quan tâm, yêu thương và tôn trọng vợ.
Hậu quả:
+ Chị V luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi.
+ Hạnh phúc gia đình chị V đứng trước nguy cơ tan vỡ.
Biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp:
+ Chị V và người thân trong gia đình nên phân tích để anh T hiểu: “trọng nam khinh nữ” là tư tưởng lạc hậu, không phù hợp trong thời đại hiện nay; hiện tại, tuổi của chị V đã cao (40 tuổi) và sức khỏe đã suy giảm, nên việc mang thai và sinh con thứ ba sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé. Ví dụ: tỉ lệ em bé mắc phải các dị tật bẩm sinh cao; nguy cơ sinh non,
+ Chị V nên nhờ sự trợ giúp, tư vấn, hỗ trợ của những người thân đáng tin cậy, tổ hòa giải hoặc trung tâm tư vấn tâm lí.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD

TÊN BÀI DẠY:
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Nhật Trường
Mục tiêu
Kiến thức:
Bài 8: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU
Môn học: GDCD; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết (Tiết 25,26)
Nhận biết được sự cần thiết phải thiết lập kế hoạch chi tiêu.
Nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu.
Lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
Năng lực:
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn; Thực hiện được kế hoạch chi tiêu đã đề ra.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội về lập kế hoạch chi tiêu; Bước đầu biết cách thu tập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống về lập kế hoạch chi tiêu; Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống trong thực tiễn cuộc sống về lập kế hoạch chi tiêu.
Phẩm chất:
Có trách nhiệm khi lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu.
Giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
Thiết bị dạy học và học liệu:
Chuẩn bị củ... tiêu: HS nêu được cách lập kế hoạch chi tiêu; giúp đỡ bạn bè, người thân lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
Nội dung:
GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SHS tr.50 và thực hiện yêu cầu.
GV rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SHS tr.50 và yêu cầu HS trả lời
câu hỏi:
Em hãy sắp xếp thứ tự các bước lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lí.
GV nêu thêm câu hỏi: Em hãy giúp bạn A lập kế hoạch chi tiêu trong
trường hợp trên.
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc các nội dung SHS tr.50, vận dụng hiểu biết của bản thân và
trả lời câu hỏi.
HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu theo hướng dẫn của
GV.
GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
1-2 HS trình bày câu trả lời (bảng đính kèm phía dưới hoạt động).
GV rút ra ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
HS khác nhận xét, bổ sung.
KẾ HOẠCH CHI TIÊU CỦA BẠN A
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Nội dung các bước lập kế hoạch chi tiêu và trường hợp để thực hiện yêu cầu
- Cách lập kế hoạch chi tiêu
hợp lí:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
+ Bước 2: Xác định các
khoản cần chi.
+ Bước 3: Thiết lập quy tắc
thu, chi.
+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu.
+ Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Các bước
Nội dung
Bước 1
Mục tiêu: mua đôi giày thể thao mới (ví dụ: giày Stan Smith của hãng Adidas)
Thời gian thực hiện: 4 tháng
Nguồn lực hiện có: tiền mừng tuổi (500.000 đồng); tiền tiết kiệm và tiền thưởng (700.000 đồng)
Bước 2
Các khoản cần chi trong 4 tháng tới:
Tiền mua giày mới: 1.700.000 đồng (giá của đôi giày Stan Smith)
Tiền mua quà tặng sinh nhật mẹ (dự kiến khoảng
300.000 đồng).
Bước 3
Nguyên tắc thu - chi:
+ Thu: tổng hợp tất cả các khoản tiền hiện có (tiền mừng tuổi, tiết kiệm, thưởng) cùng với số tiền làm thêm (dự kiến sẽ làm thêm các công việc phù hợp, trong 4 tháng, mỗi tháng tiền lương để ra khoảng 200.000 đồng).
+ Chi: chỉ chi tiêu vào những việc thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
Bước 4
Thực hiện kế hoạch chi tiêu
Bước 5
Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

: HS lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
Mục tiêu: HS biết cách lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
Nội dung:
GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.51, 52 và thực hiện nhiệm vụ.
GV rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SHS tr.51, 52 và yêu cầu: Em hãy chọn cách chi tiêu phù hợp với bản thân và giải thích vì sao.
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy liệt kê
những yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch chi tiêu.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc các thông tin trong SHS và thực hiện nhiệm vụ.
HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí theo hướng dẫn của GV.
GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời
+ Cách chi tiêu phù hợp với bản thân em là: chi tiêu theo nguyên
tắc 6 chiếc lọ.
Vì: việc phân chia nguồn tiền thành 6 khoản nhỏ, mỗi khoản tương ứng với những mục đích chi tiêu khác nhau, như: nhu cầu thiết yếu; đầu tư; tiết kiệm; hưởng thụ; giáo dục, thiện nguyện, rất phù hợp và thiết thực trong cuộc sống. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, em cũng có thể linh động, điều chỉnh tỉ lệ giữa các khoản tiền sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
+ Những yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch chi tiêu:
Chi tiêu phải có mục đích cụ thể, rõ ràng.
Lập kế hoạch chi tiêu cần bám sát thực tế, dựa trên nguồn lực hiện có của bản thân.
Cần thiết lập những nguyên tắc chi - tiêu đúng đắn, khoa học
và phù hợp.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. HS lập được kế hoạch chi tiêu và tạo thói quen chi tiêu hợp lí.
- Để lập kế hoạch chi tiêu hợp lí, HS cần phải:
+ Rèn luyện những thói quen chi tiêu tốt và lập kế hoạch chi tiêu cho các nhân một cách phù hợp.
+ Cần giúp đỡ người thân, bạn bè lập kế hoạch chi tiêu hợp lí trong khả năng của mình.

Hoạt động 3: Luyện tập
Nhiệm vụ 1. Bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến.
Mục tiêu: HS nêu được quan điểm về các hành vi bạo lực gia đình.
Nội dung: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến trong SGK tr.52
Sản phẩm: Quan điểm của học sinh về các ý kiến lập kế hoạch chi tiêu.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến sau:
Lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho những người lớn đã đi làm kiếm tiền.
Lập kế hoạch chi tiêu rất mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.
Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp ta đạt được mục tiêu tài chính cá nhân.
Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiê...u HS: Em hãy lập kế hoạch chi tiêu theo năm bước để thực hiện một mục tiêu cụ thể (tổ chức sinh nhật, mua quà,...).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS đưa ra kế hoạch chi tiêu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
* Gợi ý:
- Bước 1:
+ Mục tiêu: mua đôi giày thể thao mới (giày Stan Smith của hãng Adidas)
+ Thời gian thực hiện: 4 tháng
+ Nguồn lực hiện có: tiền mừng tuổi (500.000 đồng); tiền tiết kiệm và tiền thưởng (700.000
đồng)
Bước 2: Các khoản cần chi trong 4 tháng tới:
+ Tiền mua giày mới: 1.700.000 đồng (giá của đôi giày Stan Smith)
+ Tiền mua quà tặng sinh nhật mẹ (dự kiến khoảng 300.000 đồng).
Bước 3: Nguyên tắc thu - chi:
+ Thu: tổng hợp tất cả các khoản tiền hiện có (tiền mừng tuổi, tiết kiệm, thưởng) cùng với số tiền làm thêm (dự kiến sẽ làm thêm các công việc phù hợp, trong 4 tháng, mỗi tháng tiền lương để ra khoảng 200.000 đồng).
+ Chi: chỉ chi tiêu vào những việc thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.
Bước 4: thực hiện kế hoạch chi tiêu
Bước 5: kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập, củng cố kiến thức
Nội dung: Em hãy tự đánh giá thói quen chi tiêu của bản thân, điều chỉnh sao cho hợp lí và chọn một bạn trong lớp để giúp nhau xây dựng kế hoạch chi tiêu và nhắc nhở nhau thực hiện trong một tháng.
Sản phẩm: Sản phẩm và câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS:
+ (1) Em hãy tự đánh giá thói quen chi tiêu của bản thân và điều chỉnh sao cho hợp lí.
+ (2) Em hãy chọn một bạn trong lớp để giúp nhau xây dựng kế hoạch chi tiêu và nhắc nhở
nhau thực hiện trong một tháng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
2-3 HS chia sẻ kết quả thực hiện của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
(*) Gợi ý:
(1) Sau khi điều chỉnh (lập kế hoạch chi tiêu, rèn luyện những thói quen chi tiêu hợp lí), việc quản lí chi tiêu của em đã được cải thiện, cụ thể:
+ Tránh được những khoản chi tiêu không thiết yếu.
+ Hàng tháng, tích lũy được nhiều tiền tiết kiệm hơn.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Nhật Trường
Mục tiêu:
Kiến thức:
TÊN BÀI DẠY: KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Môn học: GDCD; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 1 tiết (Tiết 27)
Nhận thức được các hình thức bạo lực gia đình và hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất.
Nêu được khái niệm bạo lực gia đình và bày tỏ quan điểm với các ý kiến liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình.
Nhận định được hình thức bạo lực kinh tế trong gia đình.
Biết được các việc nên làm khi xảy ra bạo lực gia đình.
Bày tỏ được quan điểm với các ý kiến liên quan đến bạo lực gia đình.
Biết được hậu quả của bạo lực gia đình.
Biết cách để phòng, chống bạo lực gia đình.
Xử lí những trường hợp bạo lực gia đình
- Nhận biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu và biểu hiện của chi tiêu hợp lí.
Bày tỏ được quan điểm với các vấn đề lập kế hoạch chi tiêu.
Xác định được thói quen chi tiêu hợp lí.
Xác định được các bước lập kế hoạch chi tiêu.
Giải thích được sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu.
Xác định được chủ thể biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí trong các trường hợp.
Xử lí được các tình huống liên quan đến kế hoạch chi tiêu.
- Đưa ra được cách giải quyết cho trường hợp liên quan đến chi tiêu hợp lí.
Năng lực:
Nhận thức được các hình thức bạo lực gia đình và hình thức bạo lực gia đình phổ biến nhất.
Nêu được khái niệm bạo lực gia đình và bày tỏ quan điểm với các ý kiến liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình.
Nhận định được hình thức bạo lực kinh tế trong gia đình.
Biết được các việc nên làm khi xảy ra bạo lực gia đình.
Bày tỏ được quan điểm với các ý kiến liên quan đến bạo lực gia đình.
Biết được hậu quả của bạo lực gia đình.
Biết cách để phòng, chống bạo lực gia đình.
Xử lí những trường hợp bạo lực gia đình
- Nhận biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu và biểu hiện của chi tiêu hợp lí.
Bày tỏ được quan điểm với các vấn đề lập kế hoạch chi tiêu.
Xác định được thói quen chi tiêu hợp lí.
Xác định được các bước lập kế hoạch chi tiêu.
Giải thích được sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu.
Xác định được chủ thể biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí trong các trường hợp.
Xử lí được các tình huống liên quan đến kế hoạch chi tiêu.
- Đưa ra được cách giải quyết cho trường hợp liên quan đến chi tiêu hợp lí.
Làm bài nghiêm túc.
Phẩm chất:
Trung thực: trong quá trình làm bài kiểm tra.
Chăm chỉ: Cố gắng phấn đấu để đạt kết quả cao.
Thiết bị dạy học và học liệu:
Chuẩn bị của giáo viên:
Kế hoạch bài dạy.
Ma trận, đặc tả, đề kiểm tra giữa kì II, hướng dẫn chấm.
SGK, SGV.
Chuẩn bị của học sinh:
Ghi nhớ kiến thức, làm bài kiểm tra nghiêm túc, trung thực.
Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu
GV coi kiểm tra thực hiện đúng quy trình kiểm tra.
Hoạt động 2: Hình thàn... tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Hoạt động 2: Khám phá
: Tìm hiểu một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Mục tiêu: HS kể tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
Nội dung:
GV yêu cầu HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.55, 56 và trả lời câu hỏi.
GV rút ra kết luận về một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Sản phẩm
Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV mời HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.55, 56.
GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS đọc thông tin SHS và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Em có nhận xét như thế nào về tình hình tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các trường hợp chất độc hại qua các thông tin 1 và 2?
+ Nhóm 2: Các vụ tai nạn ở thông tin 3 và trường hợp 1 gây ra những thiệt hại như thế nào?
+ Nhóm 3: Theo em, hành vi, việc làm của anh A có nguy
cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại không?
+ Nhóm 4: Theo em, hành vi, việc làm của anh bà B có nguy
cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại không?
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc thông tin, trường hợp SHS tr.55, 56 và trả lời câu
hỏi.
HS rút ra kết luận về một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ
khí, cháy, nổ và các chất độc hại theo hướng dẫn của GV.
GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
2-3 HS lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Tình trạng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở Việt Nam vẫn còn rất cao.
Từ năm 2017 - 2021, tuy số vụ cháy, nổ ở Việt Nam có sự biến động theo xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở ngưỡng cao và gây thiệt hại lớn về người và của và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
Tình trạng tai nạn do hóa chất độc hại ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe của các cá nhân và cộng đồng.
+ Hậu quả của tai nạn cháy nổ, vũ khí, chất độc hại:
Ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của
con người.
Gây thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã
hội.
Gây ô nhiễm môi trường.
+ Hành động của anh A có nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ. Vì: xăng dầu là chất dễ cháy. Do đó, hút thuốc lá tại cây xăng và vứt lại điếu thuốc đang cháy dở xuống đất gần hệ thống bơm xăng của trạm sẽ tiềm ẩn rủi ro cháy rất cao.
Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Nguy cơ, hậu quả dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: bom, mìn nổ; bình gas nổ; ô nhiễm chất phóng xạ, chất độc da cam; nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân;...
- Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy,
nổ và các chất độc hại:
+ Tai nạn vũ khí: cưa bom mìn, sử dụng vũ khí tự chế,...
+ Tai nạn cháy, nổ: Để các đồ dễ bắt lửa sát với các đồ tạo nhiệt, chập điện, sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ,...
+ Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm; kim loại nặng lẫn trong thực phẩm; thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu;...
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng tới sức khỏe.
+ Thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã
hội.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Chết người;...
+ Hành động của bà B có thể dẫn đến tai nạn ngộ độc thực phẩm. Vì: các loại thực phẩm ôi thiu, mốc, hỏng chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của con người.
GV rút ra kết luận một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
HS khác nhận xét, bổ sung
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
: Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các
chất độc hại.
Mục tiêu: HS nêu được một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Nội dung:
GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.56, 57, 58 và thực hiện yêu
cầu.
GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các
chất độc hại.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu 2-3 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.56, 57, 58.
GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Em có nhận xét gì về hành vi của bà C, anh V và anh A?
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng
ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc các thông tin, trường hợp tr.56, 57, 58 vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
HS rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại theo hướng dẫn của GV.
GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày.
+ Hành vi dùng hóa chất độc hại để tẩy trắng bì lợn của bà C đã vi phạm khoản 3 điều 7 Luật hóa chất năm 2007. Hành vi này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
+ Hành vi báo cháy giả của anh V đã vi phạm khoản 4 điều 13 Luật phòng chá... nạn cháy nổ, vũ khí.
Nhóm 2: Anh D và gia đình đã tự trang bị cho mình nhiều trang thiết bị, công cụ hỗ trợ việc phòng cháy, chữa cháy và nhiều kĩ năng thoát hiểm, thoát nạn trong đám cháy.
=> Như vậy, hành động của anh D và gia đình là đúng, phù hợp với các quy định của pháp luật về phóng chống tai nạn cháy nổ. Chúng ta nên khuyến khích và học tập theo hành động này Nhóm 3:
Anh D và gia đình đã tự trang bị cho mình nhiều trang thiết bị, công cụ hỗ trợ việc phòng cháy, chữa cháy và nhiều kĩ năng thoát hiểm, thoát nạn trong đám cháy.
=> Như vậy, hành động của anh D và gia đình là đúng, phù hợp với các quy định của pháp luật về phóng chống tai nạn cháy nổ. Chúng ta nên khuyến khích và học tập theo hành động này Nhóm 4: Học sinh phải tích cực phòng ngừa và chủ động nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV nhận xét, đánh giá.


Hoạt động 3: Luyện tập
Nhiệm vụ 1. Bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến.
Mục tiêu: HS nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Nội dung: Em hãy bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến trong SGK tr.62.
Sản phẩm: Quan điểm của học sinh về các ý kiến trong SGK tr.62.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Đọc các ý kiến trong SGK tr.62, thảo luận cùng bạn bên cạnh và đưa ra quan điểm của bản thân:
Sử dụng hoá chất để bảo quản, chế biến thực phẩm là điều bình thường.
Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại chỉ ảnh hưởng đến môi trường.
Vũ khí và các chất độc hại được phép tảng trữ, vận chuyển, buôn bán.
Học sinh nên tự giác tìm hiểu và thực hiện pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy,
nổ và các chất độc hại.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc các quan điểm, suy nghĩ và thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
* Gợi ý:
Ý kiến a) Không đồng tình. Vì:
+ Sử dụng hóa chất để bảo quản và chế biến thực phẩm chỉ là điều bình thường trong trường hợp: loại hóa chất đó thuộc danh mục cho phép, có chất lượng tốt, còn hạn sử dụng; được sử dụng theo đúng quy định tiêu chuẩn về hàm lượng, đúng quy trình, Tuy nhiên, dù thực hiện đúng quy định, chúng ta cũng không nên khuyến khích việc bảo quản thực phẩm bằng hóa chất.
+ Việc sử dụng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng; sử dụng sai về liều lượng, quy trình, dễ dẫn tới tai nạn về ngộ độc thực phẩm hoặc gây những di chứng lâu dài (khó phát hiện ngay) đối với sức khỏe của người dùng.
Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: ngoài việc gây tác động đến môi trường; những tai nạn về vũ khí, cháy nổ, chất độc hại còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của các cá nhân, gia đình, cộng đồng,
Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán các loại vũ khí, chất độc hại.
Ý kiến d) Đồng tình. Vì: hiện nay, các tai nạn về cháy, nổ, vũ khí, chất độc hại có xu hướng gia tăng và ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Do đó, để bảo vệ bản thân mình tốt hơn, mỗi học sinh nên tự trang bị thêm cho mình những kiến thức và kĩ năng đúng đắn, khoa học để phòng ngừa hoặc ứng phó khi xảy ra các tai nạn.
Nhiệm vụ 2. Đọc các hành vi và thực hiện yêu cầu
Mục tiêu: HS nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại; Trình bày được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
Nội dung: Em hãy đọc các hành vi trong SGK tr.62 và thực hiện yêu cầu.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS: Em hãy đọc các hành vi dưới đây và thực hiện yêu cầu
Anh T hút thuốc lá tại trạm xăng dầu.
Chị M tiêm hoá chất độc hại vào cá, tôm để bán nhằm tăng lợi nhuận.
Bác K sử dụng phẩm màu không nằm trong danh mục của Bộ Y tế trong chế biến thực phẩm.
Công ti P có hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc nhận định, suy nghĩ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
* Gợi ý:
Hành vi a) Anh T hút thuốc lá tại trạm xăng dầu.
+ Nguy cơ: cháy, nổ.
+ Hậu quả: nguy hiểm đến tính mạng của anh T và những người xung quanh; gây thiệt hại lớn và kinh tế và ô nhiễm môi trường.
Hành vi b) Chị M tiêm hoá chất độc hại vào cá, tôm để bán nhằm tăng lợi nhuận.
+ Nguy cơ: ngộ độc thực phẩm
+ Hậu quả: nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng.
Hành vi c) Bác K sử dụng phẩm màu không nằm trong danh mục của Bộ Y tế trong chế biến thực phẩm.
+ Nguy cơ: ngộ độc thực phẩm (tuy nằm trong danh mục hóa chất được bộ Y tế cho phép, nhưng bà K có đảm bảo sử dụng đúng liều lượng? quy trình kĩ thuật hay không? Khi sử dụng vượt quá liều lượng, sai cách thức,.. thì cũng có thể gây ngộ độc).
+ Hậu quả: nguy hiểm đến sức khỏ...hế? Ngày Tết cũng phải có tiếng nổ cho vui nhà vui xóm chứ!”. Lúc này, bạn K nhấn mạnh, đáp: “Không nên H ạ?. Cả hai tranh luận qua lại vì ý kiến trái ngược nhau.
Câu hỏi:
Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn không? Vì sao?
Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Em có lời khuyên như thế nào đối với bạn H?
+ Nhóm 3,4: Tình huống 2. Vào kì nghỉ hè, bạn T và bạn H rủ nhau dùng ná đi bắn chim. Thế nhưng, mấy ngày trôi qua, cả hai vẫn chưa đạt được kết quả gì. Thấy vậy, bạn T bảo: “Hay mình học cách làm súng tự chế thay cho nó để bắn chim”. Bạn H nói: “Không T ơi, làm như vậy nguy hiểm và dễ xảy ra tai nạn lắm”.
Câu hỏi:
Theo em, nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế để bắn chim có vi phạm các quy định của
pháp luật không? Vì sao?
Em có tán thành ý kiến của bạn H không? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS nêu cách giải quyết tình huống.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
Tình huống 1:
Hành vi tàng trữ, đốt pháo tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cháy, nổ. Vì: trong pháo có chứa thuốc pháo; khi gặp những tác động cơ học, lí học, nhiệt học hay hóa học, thì đều có thể gây nổ.
Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả:
+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chính bản thân và những người
xung quanh.
+ Gây thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình, xã hội.
+ Gây ô nhiễm môi trường.
Em không tán thành với ý kiến của H. Vì: việc đốt pháo tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, trong ngày tết, chúng ta có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi, bổ ích và lành mạnh khác, như: gói bánh chưng cùng gia đình; chơi các trò chơi dân gian,..
Tình huống 2:
Nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế để bắn chim thì sẽ vi phạm quy định của pháp luật. Vì: khoản 2 Điều 5 Luật quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 sửa đổi, bổ sung năm 2020 đã quy định rõ: nghiêm cấm thực hiện hành vi: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, các loại vũ khí, vật liệu nổ,
Em tán thành với ý kiến của bạn H, vì: bên cạnh việc vi phạm pháp luật, hành động tự chế vũ khí còn tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng, như:
+ Gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của chính bản thân và những người
xung quanh.
+ Gây thiệt hại về kinh tế của các cá nhân, gia đình, xã hội.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết bài tập, củng cố kiến thức
Nội dung: Em hãy thiết kế tờ gấp có nội dung về các quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để tuyên truyền cho các bạn HS trong trường của mình và kịch bản tiểu phẩm và phần sắm vai của HS có nội dung về việc nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Sản phẩm: Sản phẩm và kịch bản tiểu phẩm của HS.
Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS:
+ (1) Em hãy thiết kế tờ gấp có nội dung quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để tuyên truyền cho các bạn học sinh trong trường của mình.
+ (2) Em hãy làm việc nhóm để xây dựng một tiểu phẩm và sắm vai trước lớp với nội dung
nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
2-3 HS chia sẻ kết quả thực hiện của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV nhận xét, đánh giá.
(*) Gợi ý:
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Nhật Trường
Mục tiêu:
Kiến thức:
TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP CUỐI KỲ II
Môn học: GDCD; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 1 tiết (Tiết 31)
Nhận biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu và biểu hiện của chi tiêu hợp lí.
Xác định được thói quen chi tiêu hợp lí.
Xác định được các bước lập kế hoạch chi tiêu.
Giải thích được sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu.
Xác định được chủ thể biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí trong các trường hợp.
Xử lí được các tình huống liên quan đến kế hoạch chi tiêu.
Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các
chất độc hại.
Nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
Đánh giá được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.
Nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Xác định được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân.
- Thực hiện được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân.
Năng lực:
Năng lực chung:
Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
Biết lắng nghe 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_8_sach_ctst_hoc_ki_2_nam_hoc_2023_2024.docx
  • docxTuần 19-21.docx
  • docxTuần 22-24.docx
  • docxTuần 25-26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28-30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33-35.docx