Kế hoạch bài dạy GDCD 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Nêu được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

2. Về năng lực

Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị tốt đẹp về truyền thống tốt đẹp của quê hương, biết học tập để phát huy truyền thống tốt đẹp, đấu tranh phê phán những hành vi không phù hợp.

Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. Thể hiện qua việc biết tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy các giá trị do truyền thống quê hương mang lại.

3. Về phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống quê hương.

Trách nhiệm: Có ý thức khi tham gia các hoạt động cộng đồng, lễ hội tại địa phương; không đồng tình với hành vi không phù hợp với nếp sống văn hóa và quy định ở nơi công cộng; Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màng hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh, ...

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin, video clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Nhận biết được những giá trị và truyền thống tốt đẹp của quê hương.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng làm việc nhóm. Các nhóm cùng nhau quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Học sinh chỉ ra được các truyền thống quê hương được thể hiện qua các bức tranh là:

Bức tranh 1 - Truyền thống yêu nước.

Bức tranh 2 - Truyền thống văn hóa

Bức tranh 3 - Truyền thống nghệ thuật

Bức tranh 4 - Truyền thống ẩm thực

docx 123 trang Cô Giang 13/11/2024 70
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy GDCD 7 Sách KNTT - Năm học 2023-2024
Tuần 1,2,3
Tiết 1,2,3
BÀI 1. TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Thời gian thực hiện: 3 tiết

Ngày soạn: 3/9/2023
Ngày dạy: 5-18/9/2023
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Nêu được một số truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
2. Về năng lực
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những giá trị tốt đẹp về truyền thống tốt đẹp của quê hương, biết học tập để phát huy truyền thống tốt đẹp, đấu tranh phê phán những hành vi không phù hợp.
Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương. Thể hiện qua việc biết tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại địa phương, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy các giá trị do truyền thống quê hương mang lại.
3. Về phẩm chất
Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động tìm hiểu truyền thống quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống quê hương.
Trách nhiệm: Có ý thức khi tham gia các hoạt động cộng đồng, lễ hội tại địa phương; không đồng tình với hành vi không phù hợp với nếp sống văn hóa và quy định ở nơi công cộng; Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màng hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh, ...
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 7 (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tư liệu báo chí, thông tin, video clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Nhận biết được những giá trị và truyền thống tốt đẹp của quê hương. 
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng làm việc nhóm. Các nhóm cùng nhau quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Học sinh chỉ ra được các truyền thống quê hương được thể hiện qua các bức tranh là: 
Bức tranh 1 - Truyền thống yêu nước.
Bức tranh 2 - Truyền thống văn hóa
Bức tranh 3 - Truyền thống nghệ thuật
Bức tranh 4 - Truyền thống ẩm thực
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu từng bức tranh và trả lời câu hỏi.. 
- Sau thời gian quan sát tranh. Các học sinh thảo luận trong nhóm của mình. Ghi kết quả thảo luận của nhóm để báo cáo trước lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh quan sát các bức tranh. Đọc thông tin chú thích ở từng bức tranh. 
- Trao đổi cá nhân, trao đổi cùng nhau trong nhóm để phát hiện ra các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương được biểu hiện qua từng bức tranh
- Phân công học sinh chuẩn bị báo cáo 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Giáo viên gọi hai nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại cùng nhau góp ý bổ sung.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Việc tìm hiểu các giá trị truyền thống của quê hương có ý nghĩa như thế nào?
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
 Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này qua đời khác. Tự hào về truyền thống quê hương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựng giá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin của con người. Bài học này giúp em tìm hiểu về truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp của truyền thống và tự hào về quê hương, nguồn cội của mình.
2. Hoạt động 2: Khám phá
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Một số truyền thống của quê hương
a. Mục tiêu:HS nhận biết được một số truyền thống tốt đẹp của quê hương mình.
b. Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu hai nội dung nói về các hoạt động lễ hội được tổ chức ở Bắc Ninh và Bến Tre và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
Nhóm 1,2 tìm hiểu thông tin 1
Nhóm 3,4 tìm hiểu thông tin 2
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- HS chỉ ra được thông tin thứ nhất nói về truyền thống văn hóa của tỉnh Bắc Ninh.
- HS cảm thấy tự hào về những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- HS kể được những truyền thống tốt đẹp của quê hương mình và có ý thức trách nhiệm giữ gìn và phát huy những truyền thống đó.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển gia nhiệm vụ học tập: 
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin
- GV chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm1,2: tìm hiểu thông tin 1, Nhóm 3,4: tìm hiểu thông tin 2 trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS làm việc theo nhóm đã phân công, các thành viên trong nhóm cùng trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
- HS hoàn thành câu trả lời của nhóm phân công HS làm nhiệm vụ báo cáo sản phẩm khi GV yêu cầu.
 B3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- GV gọi một số nhóm làm nhiệm vụ báo cáo kết quả tìm hiểu
- Các nhóm cùng tìm hiểu nội dung mà không phải báo cáo làm nhiệm vụ nhận xét và bổ sung
Gv tổ chức thảo luận chung: Em hiểu thế nào là tự hào về truyền thống quê hương, hãy kể những truyền thống của...ền thống văn hóa của địa phương.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình về từng ý kiến.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi có thể trao đổi với các bạn xung quanh để hoàn thiện câu trả lời.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Giáo viên gọi HS trình bày ý kiến của mình, các học sinh khác bổ sung và hoàn thiện.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét, đánh giá, việc trả lời của học sinh và kết luận
Bài tập 2: Em hãy liệt kê những việc làm, không nên làm để giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương theo gợi ý dưới đây.
Truyền thống
Việc nên làm
Việc không nên làm



a. Mục tiêu:
HS bước đầu phân biệt được việc nên làm, không nên làm để để giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
b. Nội dung:
- HS làm việc cặp đôi hoàn thiện bài tập ghi vào vỡ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS:
Hs lấy được những ví dụ cụ thể những việc nên làm, không nên làm để giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Truyền thống
Việc nên làm
Việc không nên làm
Yêu nước
Chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ
Chê bai các giá trị truyền thống
Hiếu học
Tích cực học tập
Lười học
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, mỗi cặp kể được 3-5 việc nên làm, không nên làm để để giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Học sinh HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi có thể trao đổi với với nhau hoàn thành nhiệm vụ.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- Giáo viên gọi HS đại diện cặp dôi của mình trình bày ý kiến, các học sinh khác bổ sung và hoàn thiện.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét, đánh giá, việc trả lời của cặp đôi và kết luận. 
Bài tập 3: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi của các bạn dưới đây? Vì sao?
a. Mục tiêu:
 HS củng cố kiến thức đã học để thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình với hành vi cụ thể.
b. Nội dung:
*HS làm việc cá nhân, suy nghĩ về các ý kiến trong SGK và giải thích.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS:
- HS trình bày được suy nghĩ của mình về các ý kiến sách giáo khoa đưa ra.
+ Ý kiến a:
+ Ý kiến b:
+ Ý kiến c:
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS làm nhiệm vụ cá nhân, suy nghĩ và đưa ra quan điểm của mình về ý kiến trên 
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi, viết nội dung câu hỏi vào vở ghi, có thể trao đổi với các bạn xung quanh để hoàn thiện câu trả lời.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
- GV gọi một số HS trình bày ý kiến của mình, các HS khác bổ sung và hoàn thiện
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- GV nhận xét việc trả lời của các học sinh và kết luận
Bài tập 4: Xử lí tình huống
a. Mục tiêu:
HS củng cố số kiến thức đã học để đưa ra những ý kiến nhằm giải quyết một số tình huống.
b. Nội dung:
* HS làm việc theo nhóm các nhóm sẽ cùng nhau tì hiểu và giải quyết một tình huống sách giáo khoha đưa ra và trả lời câu hỏi
Nhóm 1,2: tình huống a
Nhóm 3,4: tình huống b
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
- HS trình bày được suy nghĩ của mình các hành vi và việc làm của các nhân vật, đưa ra được cách giải quyết trong từng tình huống
Tình huống a
Tình huống b
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS làm việc theo nhóm các nhóm sẽ cùng nhau tìm hiểu và giải quyết một tình huống sách giáo khoa và trả lời câu hỏi?
Nhóm 1,2: tình huống a
Nhóm 3,4: tình huống b
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các HS làm việc theo nhóm, các thành viên trong nhóm cùng nhau suy nghĩ và trả lời. Cử đại diện chuẩn bị báo cáo kết quả nêu được yêu cầu
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi một số nhóm rình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm còn lại theo dõi để bổ sung
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV nhận xét việc trả lời của các HS và kết luận
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Bài tập 1: Em hãy tìm hiểu về một số truyền thống của quê hương và giới thiệu về truyền thống đó cho mọi người. 
a. Mục tiêu:
HS vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt dẹPcuar quên hương
b. Nội dung:
HS làm việc cá nhân, tìm hiểu qua sách báo, sưu tầm, và nhờ sự tư vấn của người lớn để lựa chọn được một truyền thống tốt đẹp và viết bài cùng truyền thống đó
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS:
Bài viết của HS nói về truyền thống tốt đẹp của quê hương mình 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS lựa chọn ột số truyền thống tốt đẹp của quê hương và viết bài viết để giới thiệu truyền thống đó với mọi người 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
 - HS về nhà tìm hiểu, chia sẻ với bố mẹ, ông bà để hoàn thành bài tập được giao
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:
- Các HS nộp đủ sản phẩm của mình theo yêu cầu của GV
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV bố trí hời gian để các nhóm thuyêt trình sản phẩm kết hợp đánh...Bước 4: Kết luận, nhận định
- Gv nhận xét, kết luận để dẫn vào bài mới
=> Để cuộc sống thêm tươi đẹp, con người hạnh phúc hơn cần đặt mình vào vị trí của người khác, thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng họ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta nhận biết được một số biểu hiện và ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ; từ đó có những hành động thực tê thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
B/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
a) Mục tiêu: HS nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong SGK tr.11 – 12 (hoặc đọc phân vai) kết hợp quan sát các hình ảnh trong sgk, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
a) Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện "Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ" và những bức tranh trên.
b) Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành động đó?
c) Em hãy kể thêm môt số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV cho thời gian để HS đọc câu chuyện và trả lời 3 câu hỏi.
- Hs suy nghĩ, chia sẻ, thảo luận trong nhóm đôi
- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp. 
- Gv có thể dùng kĩ thuật tia chớp yêu cầu hs nêu thêm một số biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
- Hs khi trình bày có thể dùng thông tin, câu chuyện, tranh ảnh minh hoạ thêm
- Các Hs khác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét đánh giá.
*. Dự kiến sản phẩm:
a) Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:
- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.
- Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.
- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
b) Ở bức tranh thứ 3, hành vi từ chối đi thăm bạn ốm chưa thể hiện được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
=> Qua hành động đó, em nghĩ chúng ta cần phải luôn quan tâm đến bạn bè, biết cảm thông và chia sẻ cùng với bạn khi bạn gặp khó khăn.
c) Môt số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
- Cô giáo quan tâm và giúp đỡ các bạn học kém, nhẹ nhàng chỉ bảo các bạn học sinh khi gặp vấn đề khó giải quyết.
- Khi có bạn trong lớp nghỉ học vì bị ốm, các bạn khác đã đến thăm và hướng dẫn bài học mà bạn nghỉ ốm đã lỡ mất.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau.
- Gv chốt những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
 hs ghi vở
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Nhiệm vụ 1: Phân tích các trường hợp SGK
a) Mục tiêu: Giải thích được vì sao cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc 3 trường hợp SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại điều gì?
b) Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV cho thời gian để HS đọc từng trường hợp và thảo luận trả lời câu hỏi.
- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm 
- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
*. Dự kiến sản phẩm:
a) Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã  giúp con người:
- Vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗi buồn để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.
- Các mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
b) Theo em, chúng ta phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ vì:
- Trong cuộc sống của chúng ta, xung quanh vẫn còn nhiều những mảnh đời bất hạnh.
- Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta rất nhiều, họ cần chúng ta đồng cảm và chia sẻ. Chính vì thế mà thời đại này, có những người có tấm lòng đồng cảm và biết chia sẻ và cũng có những người họ thờ ơ với những người xung quanh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn; các mối quan hệ trở nên tốt đẹp, bền vững.
Nhiệm vụ 2: Quan sát tranh và thảo luận
a) Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò, tầm quan trọng của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
 GV yêu cầu HS quan sát các tranh sau và trả lời câu hỏi:
a) Em có nhận xét gì về lời nói, hành động của các nhân vật trong bốn bức tranh trên?
b) Theo em, vì sao trong cuộc sống, chúng ta cần phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
c) Chúng ta cần làm gì để khích lệ...ề nghị (có thể vì ngại ngần, có thể vì họ sợ làm phiền người khác) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Bên cạnh đó, nếu mình cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì cũng nên có lời đề nghị người khác giúp đỡ.
c) vì tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ còn cần cả những lời nói, cử chi ân cần để thể hiện tấm lòng thật sự quan tâm, biết nghĩ đến người khác.
Bài 2:
 a) Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, ông bà sẽ rất vui vẻ và hạnh phúc khi H quan tâm và yêu thương ông bà.
b) Việc làm của M thể hiện bạn rất biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bác hàng xóm.
c) Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của bạn bè mà còn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đó.
d) Việc làm của A thể hiện bạn chua biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi thấy người khác gặp hoàn cảnh khó khăn.
Bài tập 3:
a) Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: "Sẽ có người khác giúp em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học".
Cách 1: Dỗ cho em bé nín khóc, dẫn em đến địa điểm gần nhất như trụ sở công an, uỷ ban nhân dân xã/phường,... nhờ giúp đỡ. Sau đó đến trường trình bày với thầy, cô giáo về việc vừa xảy ra.
Cách 2: Dẫn em bé đến trường, gửi ở phòng bảo vệ, nói với bác bảo vệ và thầy, cô giáo để có cách giúp em bé.
Cách 3: Gọi điện/tìm người lớn thân quen giúp đỡ em bé,...
b) Hoàn cảnh gia đình của H rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. H tâm sự với em và muốn em không nói với ai.
Cách 1: An ủi, động viên bạn và nói với thầy, cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn để bạn yên tâm học tập.
Cách 2: Nói với lớp trưởng để cùng có giải pháp giúp bạn,...
c) Mặc dù rất muốn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không có điều kiện vật chất.
Nếu không có điều kiện vật chất để giúp bạn, em vẫn có thể giúp bạn bằng cách động viên, an ủi, lắng nghe, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
Bài 4
Đối tượng
Biểu hiện quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Đối với người trong gia đình

- Lời nói: Luôn nói lời yêu thương với ông bà, cha mẹ, anh chị em; Nói lời chúc với người thân trong gia đình vào mọi ngày lễ, ngày kỉ niệm, ngày sinh nhật; Luôn hỏi han bố mẹ đi làm có mệt không;...
- Việc làm: Tặng những món quà nhỏ do bản thân tự tay làm cho ông bà, bố mẹ, anh chị em vào những ngày lễ, ngày kỉ niệm; Giúp đỡ mọi người trong gia đình bằng cách làm việc nhà;...
Đối với bạn bè

- Lời nói: Hỏi thăm, động viên bạn bè khi bạn bè bị ốm, gặp phải chuyện buồn; Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng với bạn bè;...
- Việc làm: Khi bạn bè gặp khó khăn trong học tập thì giúp bạn bằng cách kiên nhẫn giảng bài cho bạn; Khi bạn bị ốm thì đến thăm và động viên bạn;...
Đối với thầy, cô giáo
- Lời nói: Luôn luôn cúi đầu chào thầy, cô giáo mỗi khi gặp cho dù là ở trường hay không ở trường; Nói lời chúc mừng đến thầy, cô giáo vào các ngày lễ; Nói lời cảm ơn khi được thầy, cô giáo giúp đỡ,...
- Việc làm: Giúp đỡ thầy cô các việc vặt như xóa bảng, giặt giẻ lau,.. Tặng hoa cho thầy cô vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,...
Đối với người khác

- Lời nói: Hỏi thăm người khác khi họ gặp khó khăn;...
- Việc làm: Giúp đỡ người khác trong khả năng bản thân có thể làm khi người khác gặp khó khăn,...

1/ Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.
- Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.
- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ
- Tạo động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách, nỗi buồn để có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn.
- Các mối quan hệ gia đình, bạn bè trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.
- Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.
3/ Luyện tập

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV cho thời gian để HS sưu tầm, biên soạn và kể lại
- Hs thực hiện nhiệm vụ trong 1 tuần
- Gv động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Gv yêu cầu 1 số hs trình bày vào tiết học sau
Gợi ý:
Một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em vô cùng ngưỡng mộ là anh Nguyễn Ngọc Mạnh - người đã dũng cảm cứu em bé 3 tuổi rơi từ tầng 12. Anh Mạnh có một tấm lòng vô cùng quan tâm và yêu thương người khác, anh sẵn sàng không màng nguy hiểm kịp thời lao đến cứu em bé. Em rất ngưỡng mộ anh Mạnh và em tự nhủ rằng em sẽ luôn quan tâm, cả...các nhóm trả lời câu hỏi, nộp lại phiếu học tập, GV nhận xét, tổng kết thông qua kết luận:
- Có mục đích động cơ học tập đúng đắn
- Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập
- Luôn cố gắng kiên trì vượt khó trong học tập
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động học tập tích cực.
a. Mục tiêu: 
- Hs giải thích được ý nghĩa của học tập tự giác tích cực đối với HS
*HSKT: Nêu được ý nghĩa của học tập tự giác tích cực
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV có thể in phần thông tin thành phiếu học tập, sau đó phát và yêu cầu HS làm việc cá nhân.
Câu 1: Việc tự giác, tích cực học tập đã đem lại điều gì cho Tuấn và Yến?
Câu 2: Em hãy cho biết ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs làm việc cá nhân, hoàn thiện phiếu học tập
- Gv quan sát, trợ giúp hs khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Hs trả lời cá nhân, hs khác theo dõi
- Dự kiến sp:
Câu 1: Việc tự giác, tích cực học tập, rèn luyện đã giúp cho Tuấn và Yến rèn luyện được tính kỷ luật đối với bản thân, giúp nâng cao tinh thần học hỏi, tự giác học tập để thu được nhiều kiến thức mới, gặt hái thành công trong học tập và có cơ hội được rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, trở thành những người có ích.
Câu 2: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay, nâng cao kết quả học tập. Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. Thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, đạt được những điều bản thân mong muốn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Hs nhận xét, bổ sung
Gv nhận xét, kết luận:
1. Biểu hiện của học tập, tích cực
- Học tập tự giác tích cưc là chủ động cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
- Biểu hiện:
+ Có mục đích động cơ học tập đúng đắn
+ Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Luôn cố gắng kiên trì vượt khó trong học tập
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân.
2. Ý nghĩa của hoạt động học tập tích cực.
- Giúp chúng ta ngày càng tiến bộ, học hỏi được thêm nhiều kiến thức mới, điều hay, nâng cao kết quả học tập. 
- Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, kiên cường, bền bỉ, có kỷ luật với bản thân. 
- Thành công trong cuộc sống, được mọi người yêu mến, đạt được những điều bản thân mong muốn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá, áp dụng kiến thức để làm bài tập.
*HSKT: Làm phần nhận biết.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập 
Câu hỏi 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
b) Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi đến các kì kiểm tra.
c) Chỉ cần xây dựng kế hoạch học tập còn việc thực hiện thì tùy thuộc vào hoàn cảnh.
d) Tự giác, tích cực học tập giúp em rèn luyện tính tự lập, tự chủ và tích lũy kiến thức cho bản thân.
Câu hỏi 2. Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực? Vì sao?
a) Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép lại.
b) A luôn thích đọc tác phẩm văn học, sưu tầm những câu chuyện, câu nói hay để vận dụng vào việc viết văn. Nhờ vậy, kĩ năng viết văn của bạn ngày càng được nâng cao.
c) B thích môn Tiếng Anh nên thường xuyên mang sách Tiếng Anh ra làm bài tập trong các giờ học khác, B cho rằng: "Môn học này rất quan trọng trong thời kì hội nhập. Các môn học còn lại là phụ nên chỉ cần biết là đủ".
d) Buổi tối, N thường xuyên ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại để nhắn tin và chỉ tập trung học bài khi bố mẹ thúc giục, kiểm tra.
e) Thấy T ngủ gật trong giờ học, P nhắc bạn cần tập trung nghe cô giảng bài.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Hs hoạt động cá nhân
–Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– HS khác quan sát, nhận xét.
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1: Em đồng tình với các ý kiến:
a) vì đây chính là biểu hiện của việc tự giác, tích cực học tập.
d) vì đây chính là ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.
Em không đồng tình với các ý kiến:
b) vì chỉ học bài khi đến kì kiểm tra là biểu hiện của việc học chống đối, không tự giác học tập; như vậy sẽ không hiểu kĩ được kiến thức và không ghi nhớ được lâu.
c) vì nếu xây dựng kế hoạch nhưng không nghiêm túc thực hiện nó thì kế hoạch đó sẽ không đạt hiệu quả, bản thân cũng sẽ không thu được lợi ích gi từ kế hoạch đó.
Câu 2: 
Các bạn đã học tập tự giác, tích cực:
A vì bạn đã chủ động tìm kiếm và học hỏi từ các tác phẩm văn học, các câu chuyện sưu tầm được.
P vì bạn đã chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.
Các bạn chưa học tập tự giác, tích cực:
Q vì bạn không tự làm bài tập bằn...n dụng
Vận dụng cao
1

Giáo dục đạo đức
Tự hào về truyền thống dân tộc
Nhận biết:
- Nêu được một số truyền thống văn hoá của quê hương.
- Nêu được truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
Vận dụng: 
- Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
- Xác định được những việc cần làm phù hợp với bản thân để giữ gìn phát huy truyền thống quê hương.
Vận dụng cao: 
Thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống của quê hương.
5 TN
1TL


Quan tâm cảm thông và chia sẻ
Nhận biết: 
Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
Thông hiểu:
Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.
Vận dụng: 
- Đưa ra lời/cử chỉ động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
- Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
Vận dụng cao:
Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
4 TN
1 TL




Học tập tự giác, tích cực
Nhận biết:
Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
Thông hiểu:
Giải thích được vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
Vận dụng:
 Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.
Vận dụng cao: 
Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.
4 TN

½ TL
½ TL
Tổng

12 TN
2 TL
1/2 TL
1/2 TL
Tỉ lệ %

30
30
30
10
Tỉ lệ chung

60
40
ĐỀ 
I. TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm)
Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ:
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. địa phương này sang địa phương khác.
C. đất nước này sang đất nước khác.
D. người vùng này sang người vùng khác.
Câu 2. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?
A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Lao động cần cù.
C. Hiếu thảo.
D. Tôn sư trọng đạo.
Câu 3. Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây?
A. Tương thân, tương ái.
B. Dũng cảm.
C. Cần cù lao động.
D. Hiếu học.
Câu 4. Hát bài chòi là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?
A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Quảng Nam.
D. Hải Dương.
Câu 5. Cách ứng xử nào sau đây không thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?
A. Không căm thù bất kì ai kể cả quân giặc cướp nước và bè lũ bán nước.
B. Cùng chia sẻ, gánh vác khó khăn với những người xung quanh.
C. Hòa đồng với người phạm lỗi lầm biết ăn năng hối cải.
D. Biết đoàn kết tương trợ lần nhau.
Câu 6. Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây?
A. Thấy nhà hàng xóm bị cháy mà vẫn bình chân như vại.
B. Đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại.
C. Chẳng ăn được thì đạp đồ.
D. Thấy người khác chết mà không cứu.
Câu 7: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến
A. mọi người và sự việc xung quanh.
B. những vấn đề thời sự của xã hội.
C. những người thân trong gia đình.
D. một số người thân thiết của bản thân.
Câu 8: Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để
A. hiểu được cảm xúc của người đó.
B. làm theo người đó một cách máy móc.
C. đồng hành với việc làm của người đó.
D. chứng tỏ bản thân mình trước người đó.
Câu 9. Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Học tủ, học lệch, chỉ học những môn mình yêu thích.
B. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
D. Có phương pháp học tập chủ động.
Câu 10. Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích cực?
A. T đến trước hôm thi mới bắt đầu ôn bài.
B. N đến giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học.
C. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập.
D. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi.
Câu 11. Học tập tự giác tích cực sẽ giúp chúng ta
A. có được thêm nhiều bạn bè.
B. kiếm được nhiều tiền.
C. có sự phát triển mạnh mẽ về mặt thể chất.
D. đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra.
Câu 12. Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Học tủ, học lệch, chỉ học những môn mình yêu thích.
B. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.
D. Có phương pháp học tập chủ động.
Câu 13. Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?
A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.
D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu
B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
Câu 15. Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của quê hương?
A. Tích c...nh huống :
Hùng là học sinh lớp 8A , đã nhiều lần Hùng được thầy giáo gọi lên bảng song Hùng đểu không thuộc bài . Cứ mỗi lần như vậy , Hùng đều hứa là lần sau không tái phạm nữa . Nhưng hôm nay Hùng vẫn không thuộc bài . Thầy giáo và cả lớp rất thất vọng về Hùng.
Em có nhận xét gì về hành vi của Hùng ?
Hành vi của Hùng có tác hại gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lầnt trình bày các câu trả lời.
Dự kiến:Hùng không giữ lời hứa=>Làm mất lòng tin
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Gv nhận xét, kết luận để dẫn vào bài mới
B/ HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
 Hoạt động 1: Tìm hiểu Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín 
Mục tiêu: HS nêu được Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín
 * HSKT - Trình bày được chữ tín là gì.
 - Nêu được biểu hiện của giữ chữ tín.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1:
GV yêu cầu HS đọc câu chuyện Cậu bé đánh giày và trả lời câu hỏi: 
a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện điều gì?
b) Theo em, thế nào là chữ tín?
Nhiệm vụ 2: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a) Nêu những biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong các bức tranh trên.
b) Hãy kể thêm một số biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV cho thời gian để HS đọc câu chuyện và trả lời 3 câu hỏi.
- Hs suy nghĩ, chia sẻ, thảo luận trong nhóm đôi
- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv mời một số hs chia sẻ trước lớp. 
- Gv có thể dùng kĩ thuật tia chớp yêu cầu hs nêu thêm một số biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
- Hs khi trình bày có thể dùng thông tin, câu chuyện, tranh ảnh minh hoạ thêm
- Các Hs khác thảo luận về những chia sẻ của bạn, nhận xét đánh giá.
*. Dự kiến sản phẩm:
NV 1
a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện rằng cậu bé là một người biết giữ lời hứa và rất cố gắng để thực hiện được lời hứa của mình.
b) Chữ tín chính là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín chính là giữ gìn niềm tin của người khác dành cho mình.
NV 2: Bức tranh 1: Biểu hiện của việc giữ chữ tín là việc bố mẹ đã hứa với con rằng sẽ tặng con một chiếc xe đạp nếu con đạt danh hiệu Học sinh Giỏi, dù bố mẹ cần phải tiết kiệm tiền để sửa nhà nhưng vẫn giữ đúng lời hứa với con.
Bức tranh 2: Bạn nam là người biết giữ chữ tín. Mặc dù trời mưa to, nhưng vì bạn nam đã hẹn bạn nữ rằng 8h sẽ đến nên bạn nam đã mặc áo mưa để đến cho kịp thời gian đã hẹn.
Bức tranh 3: Việc bạn nam cho rằng cây trồng xuống đất rồi sẽ không có ai biết rằng bạn chưa tháo túi ni lông ra, đã thể hiện bạn nam là một người làm ăn gian dối, vì không muốn tốn thời gian mà mặc kệ hậu quả về sau, là một người không biết giữ chữ tín.
Bức tranh 4: Bạn Thành là người biết giữ chữ tín. Bạn đã giữ đúng lời hứa là sẽ làm tròn trách nhiệm của một lớp trưởng, vì vậy bạn Thành nhận được lòng tin của cả lớp và tiếp tục được tín nhiệm làm lớp trưởng.
b) Biểu hiện của giữ chữ tín:
Bạn A hứa rằng sẽ tặng cho em gái một chiếc thiệp vào ngày sinh nhật, vì vậy bạn A đã dành ra 3 ngày tự ngồi làm một chiếc thiệp thật xinh để tặng đúng ngày sinh nhật em gái.
Bạn H xin nghỉ học 2 hôm để đi chơi với gia đình. Sau đó H đã mượn vở ghi chép của bạn để về ôn tập bài học. H hứa với bạn hôm sau sẽ trả vở cho bạn nên H đã dành cả ngày tập trung ngồi ôn bài để kịp trả vở cho bạn như đã hẹn.
Biểu hiện của không giữ chữ tín:
Bạn C hứa với mẹ rằng làm xong bài tập rồi mới đi chơi, nhưng bạn C vẫn trốn sang nhà bạn chơi dù chưa làm xong bài.
Bạn M vay của bạn cùng lớp 5.000 đồng để mua kẹo ngoài cổng trường và hứa hôm sau trả. Nhưng sau đó bạn M không trả tiền mà tiếp tục đi vay các bạn khác.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, đánh giá, kết luận:
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của giữ chữ tín
Mục tiêu: Giải thích được vì sao cần giữ chữ tín
* HSKT: - Trình bày được ý nghĩa chữ tín 
 b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây SGK và trả lời câu hỏi:
a) Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì cho công ty ở Nhật Bản?
b) Hãy nêu hậu quả của việc không giữ chữ tín. Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?
c ,Bản thân em sẽ làm những gì để trở thành người giữ chữ tín?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV cho thời gian để HS đọc từng trường hợp và thảo luận trả lời câu hỏi.
- Hs suy nghĩ cá nhân, chia sẻ, thảo luận trong nhóm 
- Gv đi tới các nhóm quan sát, động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv mời đại diện một số nhóm hs chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung
*. Dự kiến sản phẩm:
a) Nhận xét:
Việc giữ chữ tín đã giúp cho công ty ở Nhật Bản có được sự tôn trọng và niềm tin của công ty ở Mỹ. Nhờ vậy mà công ty ở Mỹ đã quyết định coi công ty ở ... C đồng ý thì mới được giữ truyện lại.
d) Bà X là người rất giữ chữ tín. Cho dù buôn bán có lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vẻ vì bà X muốn mọi người đều được sử dụng thực phẩm sạch
a) Nếu em là Y, em sẽ cố chờ vị khách đó thêm một chút, vì có thể họ đang bận chút việc chưa quay lại kịp.
Nếu hết ngày hôm đó mà vị khách đó chưa quay lại, thì em sẽ để riêng phần tiền mà họ đã trả ra, để những hôm sau khi gặp lại vị khách đó em sẽ trả lại tiền cho họ.
b) Nếu em là M, em sẽ tâm sự với bố mẹ, để hỏi bố mẹ nguyên nhân vì sao bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho mình.
Sau khi biết nguyên nhân là do dịch bệnh khó khăn, kiếm tiền vất vả, em sẽ thông cảm cho bố mẹ và bảo bố mẹ rằng hãy để dành lần khác tặng em đàn sau, còn bây giờ em mong bố mẹ sẽ thật vui vì em đã đạt danh hiệu Học sinh Giỏi.

1. Chữ tín và biểu hiện của giữ chữ tín
- Chữ tín chính là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín chính là giữ gìn niềm tin của người khác dành cho mình.
-Biểu hiện của giữ chữ tín:
2. Ý nghĩa của giữ chữ tín
- Được mọi ngời tin cậy, tín nhiệm, tin yêu. Giúp mọi ngời đoàn kết và hợp tác.
* Cách rèn luyện .
- Làm tốt nghĩa vụ của mình 
- Hòan thành nhiệm vụ 
- Giữ lời hứa, đúng hẹn
- Giữ lòng tin
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Hs vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã được học để giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên "Hãy tiết kiệm lời hứa".
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV cho thời gian để HS sưu tầm, biên soạn và kể lại
- Hs thực hiện nhiệm vụ trong 1 tuần
- Gv động viên, nhắc nhở, hỗ trợ Hs
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Gv yêu cầu 1 số hs trình bày vào tiết học sau
Gợi ý: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều sẽ có rất nhiều lời hứa dành cho người khác và nhiều lời hứa người khác dành cho mình. Tuy rằng lời hứa vốn dĩ chỉ là một câu nói, và ai cũng có thể dễ dàng nói ra lời hứa. Nhưng lời hứa lại không hề giống những câu nói bình thường khác. Một khi lời hứa được nói ra, nó đã gieo vào lòng người nghe niềm hi vọng và sự tin tưởng. Bởi vậy, khi lời hứa không được thực hiện, mỗi người đều sẽ cảm thấy rất buồn, và niềm tin dành cho nhau sẽ dần dần không còn nữa. Lời hứa tuy không phải tiền, nhưng nó còn quý giá hơn cả tiền, và mỗi chúng ta đều không nên tùy tiện nói ra lời hứa. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv nhận xét, đánh giá
Tuần 12,13,14:
Tiết: 12,13,14
 Ngày soạn: 18/11/2023
Ngày dạy: 24/11&01,08/12/2023

BÀI 5
TÊN BÀI DẠY: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm di sản văn hoá.
- Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.
- Trình bày được trách nhiệm của HS trong việc bảo tồn di sản văn hoá.
- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó.
* HSKT: - Nêu được khái niệm di sản văn hoá.
 - Liệt kê được một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
2. Về năng lực:
*. Năng lực điều chỉnh hành vi : Xác định được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.
*. Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.
3. Về phẩm chất: 
- Phẩm chất trách nhiệm: Thể hiện ở việc biết bảo tồn di sản văn hoá; phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá. 
* HSKT: Yêu và bảo vệ DSVH
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Tài liệu: SGK Giáo dục công dân 7, SGV, SBT.
– Thiết bị dạy học:
+ Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).
+ Tranh, hình ảnh các video có liên quan đến di sản văn hóa
+ Bảng phụ, bút dạ, loa, mic
2. Học sinh
- Tài liệu: SGK, SBT.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi
a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung
bài học về bảo tồn di sản văn hóa
b) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm sau đó phổ biến luật chơi.
- Phổ biến thể lệ: 2 nhóm cùng kể tên và hát các làn điệu mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc?
 Theo em những làn điệu trên có phải là di sản văn hóa của việt Nam không?
 Nhóm nào kể tên được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- GV triển khai cho HS tham gia chơi trò chơi.
- Hs tham gia trò chơi đúng luật
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 Tổ chức, điều hành: GV có thể cho HS nêu nội dung nhận xét và công bố kết quả nhóm thắng cuộc.
Bước 4: Kết luận, đánh giá
GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào nội dung bài học.
Nhiệm vụ 2: 
a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng... trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới 
- Ngày 25/11/2005, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
b) Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hoá gồm di sản văn hoá vật thể (Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Rừng ngập mặn Cần Giờ,..) và di sản văn hoá phí vật thể (Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc bàn Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài từ Nam Bộ,...). 
c) Các di sản văn hóa ở Việt Nam:
- Di sản văn hóa vật thể:
+ Quần thể di tích Cố đô Huế
+ Phố cổ Hội An
+ Hoàng thành Thăng Long
- Di sản văn hóa phi vật thể:
+ Dân ca Quan họ
+ Ca trù
+ Hội Gióng
+ Hát xoan Phú Thọ
Bước 4: Kết luận, nhận định
Gv chốt Hs ghi vở
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
Hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: Thấy được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội * HSKT: - Nêu được ý nghĩa của di sản văn hoá.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong sgk, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi
a) Di sản văn hóa phố cổ Hội An có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Quảng Nam và cả nước?
b) Lễ Tịch điền có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Hà Nam và cả nước?
c) Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của các di sản văn hóa trên và những hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV cho HS thời gian đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi
- HS suy nghĩ cá nhân, chia se, thảo luận trong nhóm
- GV quan sát, động viên, nhắc nhở HS
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
* Dự kiến sản phẩm
a) Phố cổ Hội An là một điểm đến hấp dẫn với du khách trong nước và quốc tế. Du lịch, dịch vụ phát triển đã góp phần quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách địa phương. Hơn nữa, Hội An được xem như một “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước.
b) Lễ Tịch điền mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Việc tổ chức Lễ hội Tịch điền chứa đựng nhiều phong tục đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam, khơi dậy và giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc cho các thế hệ con cháu, nhắc lại truyền thống tốt đẹp của cha ông, từ vua đến người nông dân đều yêu lao động, cần cù lao động trên mảnh đất thân yêu của mình.
c) Trong nước:
- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Thế giới:
- Tô đậm bản sắc riêng của dân tộc VN.
- Làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, Hs ghi vở
Hoạt động 3: Tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa
a. Mục tiêu: Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về 
quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa. * HSKT: - Biết qui định về bảo vệ di sản văn hoá của Việt Nam.
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tìm hiểu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa
a) Chính quyền và nhân dân xã V đã thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa như thế nào?
b) Hãy nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Gv cho HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS suy nghĩ cá nhân, chia sẻ thảo luận
- GV quan sát động viên, hỗ trợ HS 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện trả lời
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Dự kiến sản phẩm
a) Chính quyền và nhân dân xã V đã luôn tôn trọng và bảo vệ di tích theo đúng như quy định của pháp luật. Các hành vi phá hoại, làm ảnh hưởng đến ngôi chùa cổ đều được xử lí nghiêm ngặt và kịp thời. Ngoài ra người dân còn bảo vệ, chăm lo, giữ gìn cho ngôi chùa.
b) Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định: tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
4. Thông báo kip thờ... thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hóa.
d) Việc giữ gìn, bảo tồn các di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
e) Chỉ bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
Lời giải:
Em đồng tình với các ý kiến:
a) vì một danh lam, thắng cảnh được UNESCO công nhận là một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác, có giá trị nổi bật toàn cầu, có tầm ảnh hưởng vượt qua phạm vi quốc gia, và ảnh hưởng đến toàn thế giới, chứa đựng những nét riêng biệt, cho nên nó là di sản văn hóa của đất nước.
b) vì cả di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể đều quan trọng như nhau. Mỗi một di sản văn hóa đều có giá trị riêng của nó, đều đem lại giá trị và có ý nghĩa đối với con người và xã hội. Vì vậy mọi di sản văn hóa đều cần được bảo tồn.
d) vì các di sản văn hóa chứa đựng những nét tinh hoa và bản sắc dân tộc riêng của Việt Nam từ xa xưa đến nay. Phải bảo tồn và giữ gìn những nét tinh hoa ấy mới có thể gìn giữ được nét đặc trưng của Việt Nam, từ đó nâng tầm giá trị nền văn hóa.
Em không đồng tình với các ý kiến:
c) vì mỗi di sản văn hóa đều thuộc sở hữu của tất cả mọi người. Ai cũng đều có trách nhiệm phải bảo vệ di sản văn hóa, thực hiện những việc làm phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bản thân để góp phần bảo tồn di sản văn hóa.
e) vì mỗi một di tích lịch sử - văn hóa đều chứa đựng những câu chuyện riêng, những ý nghĩa lịch sử và văn hóa riêng, mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Chúng ta cần phải bảo vệ mọi di tích lịch sử - văn hóa, cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ công sức và tâm huyết của ông cha từ xa xưa, gìn giữ nét đẹp lich sử - văn hóa Việt Nam.
Câu hỏi 2. Em hãy nhận xét các hành vi dưới đây:
a) Mỗi khi đi tham quan các di tích lịch sử, H thường khắc tên mình lên tượng đài, bức tượng, thân cây... để đánh dấu những nơi mình đã tới.
b) T nhắc nhở các bạn trong xóm không nên chăn thả gia súc trong khu di tích lịch sử.
c) Cuối tuần, M thường rủ các bạn tới nhà bác K - một nghệ nhân hát chèo - để học hát.
d) N tích cực học ngoại ngữ để có thể giới thiệu về những danh lam thắng cảnh của quê hương mình với du khách nước ngoài.
Lời giải:
a) H không nên làm như vậy.
- Hành vi của H đang góp phần phá hoại các khu di tích lịch sử. Nếu như ai cũng làm giống H thì khu di tích lịch sử sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bức tượng sẽ bị xây xát và không còn giữ được nguyên hình.
- Vì vậy cần phải lên án những hành động giống như của H.
b) Hành động của T rất đáng tuyên dương vì:
- T biết ngăn chặn những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến khu di tích lịch sử.
- Góp phần bảo vệ, giữ gìn khu di tích lịch sử được nguyên vẹn, sạch sẽ.
c) Hành động của M đã góp phần bảo vệ di sản văn hóa vì:
- M và các bạn còn nhỏ tuổi nhưng đã biết gìn giữ và phát triển di sản văn hóa hát chèo bằng cách chăm chỉ đến nhà bác K để học.
- Như vậy điệu hát chèo sẽ được tiếp tục lưu truyền đến những đời sau.
d) Hành động của N đã góp phần bảo vệ di sản văn hóa. N vì muốn các danh lam thắng cảnh của quê hương mình được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới nên đã cố gắng học tốt ngoại ngữ để giới thiệu những danh lam thắng cảnh đó với người nước ngoài.
Câu hỏi 3. Xử lí tình huống:
a) Trên đường đi học về, Q và H phát hiện mấy thanh niên lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Q rủ H đi báo công an nhưng H từ chối và nói: "Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy!". Nếu em là Q, em sẽ làm gì?
 b) Khi vào chùa cùng bà, C thấy một số bạn gõ chuông, xoa tay lên các bức tượng Phật để cầu may. Nếu là C, em sẽ làm gì? 
Lời giải:
a) Nếu là Q, em sẽ thuyết phục H rằng việc ăn trộm của những thanh niên kia là hành động sai trái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích văn hóa của địa phương.
- Vì vậy Q và H cần có trách nhiệm ngăn chặn việc này lại.
- Hơn nữa, công an sẽ đảm bảo không tiết lộ danh tính người tố giác, cho nên Q và H sẽ không bị những thanh niên kia trả thù.
b) Nếu là C, em sẽ đến nhắc nhở và khuyên nhủ các bạn rằng không nên gõ chuông và xoa tay lên tượng Phật.
- Bởi vì thứ nhất, chuông ở trong chùa không thể tùy tiện gõ, sẽ làm ảnh hưởng đến những người đi lễ chùa và gõ không đúng cách có thể làm hỏng chuông.
- Thứ hai, nếu như xoa tay lên tượng Phật thì về sau những bức tượng đó sẽ bị mòn đi, gây mất mĩ quan, làm ảnh hưởng xấu đến ngôi chùa.
Câu hỏi 4. Địa phương nơi em sinh sống có di sản văn hóa nào? Em đã làm gì để bảo vệ di sản văn hóa đó?
Lời giải:
- Địa phương nơi em sinh sống có di tích văn hóa Gò Đống Đa (còn gọi là Công viên Văn hóa Đống Đa). 
- Gò Đống Đa xưa kia nằm tại khu vực gần phía ngoài Kinh đô Thăng Long, thuộc đất làng Khương Thượng, huyện Quảng Đức, phủ Thuận Thiên. Đây cũng là một trong các bãi chiến trường diễn ra trận đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789). 
- Di tích Gò Đống Đa nguyên xưa là một trong những quả gò thuộc xứ Đống Đa. Trải qua năm tháng, trên các gò đống đó, cây

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_7_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_luong_qu.docx
  • docxTiết 1-3.docx
  • docxTiết 4-6.docx
  • docxTiết 7-8.docx
  • docxTiết 9.docx
  • docxTiết 10-11.docx
  • docxTiết 12-14.docx
  • docxTiết 15-17.docx
  • docxTiết 18.docx
  • docxTiết 19-22.docx
  • docxTiết 23-25.docx
  • docxTiết 26.docx
  • docxTiết 27-30.docx
  • docxTiết 31-34.docx
  • docxTiết 35.docx