Kế hoạch bài dạy GDCD 7 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

1. Kiến thức:

- Các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

- Một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.

- Cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

- Các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không thể bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Tự giác thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp. Ứng phó tích cực khi gặp bạo lực học đường.

- Nâng cao ý thức tự chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản thân, không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. Thực hành được cách ứng phó trước bạo lực học đường.

- Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, lên án những hành vi lệch lạc đe dọa gây bạo lực học đường.

- Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống bạo lực học đường, bị đe dọa…); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về KNS để tạo niềm vui, tình đoàn kết, có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp bạo lực học đường.

docx 73 trang Cô Giang 13/11/2024 60
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD 7 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD 7 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Kế hoạch bài dạy GDCD 7 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: BÀI 8: PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết (Tiết 19, 20, 21)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Các biểu hiện của bạo lực học đường; nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.
- Một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến phòng, chống bạo lực học đường.
- Cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.
- Các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi bạo lực học đường; sống tự chủ, không thể bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Tự giác thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp. Ứng phó tích cực khi gặp bạo lực học đường.
- Nâng cao ý thức tự chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản thân, không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. Thực hành được cách ứng phó trước bạo lực học đường.
- Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, lên án những hành vi lệch lạc đe dọa gây bạo lực học đường.
- Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống bạo lực học đường, bị đe dọa); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về KNS để tạo niềm vui, tình đoàn kết, có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp bạo lực học đường.
3. Phẩm chất: 
- Luôn rèn luyện và nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh trước những tình huống bạo lực để có thể đưa ra cách ứng biến phù hợp. 
- Luôn can đảm chia sẻ với những người xung quanh, tìm sự trợ giúp kịp thời nếu rơi vào tình huống bạo lực; cần linh hoạt nhạy bén để bảo vệ bản thân tránh rủi ro đáng tiếc do bạo lực học đường gây ra.
- Thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tạo ra mâu thuẫn với người khác.
- Yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ những người gặp phải các tình huống bạo lực trong cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc yêu cầu các học sinh trong lớp cùng nhau đọc và làm bài tập tình huống trong sách giáo khoa.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Câu trả lời của học sinh.
- Những hành vi chưa phù hợp của các bạn học sinh là:
+ Dọa nạt bạn học sinh nữ.
+ Quay phim, chụp ảnh hành vi dọa nạt đó.
- Hành vi đó sẽ gây ra tâm lí căng thẳng, sợ hãi cho bạn nữ; tổn thương về mặt tinh thần; thậm chí có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
? Theo em, những bạn học sinh trong bức tranh dưới đây có những hành vi nào chưa phù hợp? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiến hành quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời một số học sinh đưa ra suy nghĩ của mình và lý giải vì sao chọn như vậy 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung: Trường học thân thiện, hạnh phúc là mong ước của tất cả mọi người. Nhiệm vụ phòng, chống bạo lực học đường sẽ hiệu quả hơn nếu chúng ta có suy nghĩ, thái độ, hành vi đúng và phù hợp. Vậy bạo lực học đường là gì? Biểu hiện, nguyên nhân của nó như thế nào? Giải pháp cho vấn đề này ra sao? Cô trò ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời trong bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về biểu hiện bạo lực học đường?
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm nêu được khái niệm về bạo lực học đường. Đưa ra được biểu hiện của bạo lực học đường.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
? Gọi tên các hành vi bạo lực học đường trong các bức tranh trên.
? Ngoài những hành vi trên em còn biết đến những hành vi nào khác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh, làm việc cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi hs báo cáo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên cho hs nhận xét câu trả lời của bạn, gv nhận xét kết quả của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp...
- Gọi tên các hành vi bạo lực học đường:
+ Tranh 1: Đánh đập bạn
+ Tranh 2: Dùng lời nói để trêu chọc bạn
+ Tranh 3: Bắt nạt, trấn lột bạn
+ Tranh 4: Nói xấu sau lưng và lan truyền về những tin tức bịa đặt.
- Cô lập, xua đuổi bạn
Nhiệm vụ 1. b) 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm vi...nh cố ý
- Từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
? Hậu quả mà bạo lực học đường gây ra?
3. Hậu quả bạo lực học đường gây ra
- Đối với người gây ra bạo lực học đường: có thể bị tổn hại về thể chất, tinh thần; bị lệch lạc về nhân cách; chịu trách nhiệm kỉ luật, thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
- Đối với người bị bạo lực học đường: có thể bị tổn thất về thể chất, tinh thần (trầm cảm, sợ hãi, tự ti), giảm sút kết quả học tập
- Đối với gia đình, xã hội bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vaath chất; xã hội thiếu an toàn, lành mạnh.
2.4. Tìm hiểu nội dung về biện pháp ứng phó với bạo lực học đường?
a. Mục tiêu: Giúp HS:
- HS đưa ra được biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường. 
- Biện pháp hỗ trợ người bị bạo lực học đường.
- Đưa ra cách xử lí phù hợp trong tình huống cụ thể.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
Đọc thông tin 1, 2, 3, 4 SGK T43, 44. 
? Có những biện pháp nào để hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường và cách can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường.
? Người ở độ tuổi vị thành niên sẽ bị xử lí như thế nào khi gây ra bạo lực học đường?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiến hành quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời một số học sinh đưa ra suy nghĩ của mình.
- Giáo viên khuyến khích học sinh đưa ra các phương án khác với sách đưa ra nếu thấy hợp lý
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp.....
- Gv nhận xét và đưa ra kết quả.
câu 1.
- Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường:
+ Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường
+ Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể
+ Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực. 
- Cách can thiệp khi bạo lực học đường xảy ra:
+ Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học;
+ Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực
+ Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lí; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 2:
- Ở độ tuổi vị thành niên, khi gây ra bạo lực học đường sẽ bị xử lí như sau:
+ Đối với người chưa đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo.
+ Đối với người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Đối với người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm.
Đọc tình huống SGK T 44. 
? Em hãy đưa ra những cách ứng xử phù hợp cho các tình huống sau:
Nhóm 1: Tình huống 1: Em sẽ làm gì, nếu là thành viên của đội thắng, thành viên của đội thua?
Nhóm 1: Tình huống 2:
1/ Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn trong tình huống trên?
2/ Nếu là N, em sẽ làm gì?
Nhóm 1: Tình huống 3: Nếu là bạn thân của H và tình cờ biết chuyện, em sẽ làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc tình huống, làm việc theo nhóm
- GV theo dõi, hướng dẫn HS, phát hiện kịp thời giúp đỡ nếu học sinh gặp khó khăn.
- GV phát hiện những nhóm có câu trả lời đúng và nhanh nhất, định hướng nhưng học sinh trả lời sai cần điều chỉnh.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên có thể yêu cầu các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm tiếp tục nhận xét lẫn nhau
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét kết quả thảo luận của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp.....
- Gv nhận xét và đưa ra kết quả, cho điểm các nhóm.
Câu 3:
- Tình huống 1:
+ Nếu là thành viên của đội thắng em sẽ bảo toàn đội nhờ trọng tài xem xét lại tình huống chơi bóng bằng tay đó để có được kết quả chính xác nhất. Vì nếu trong tình huống đó trọng tài đã xử sai thì đội mình chiến thắng cũng không vẻ vang gì và đội bạn cũng không công nhận sự chiến thắng đó.
+ Nếu là thành viên đội thua em sẽ khuyên mọi người nên bình tĩnh không được làm như thế. Chúng ta nên nhờ trọng tài xem xét lại tình huống đó để có được kết quả chính xác nhất.
- Tình huống 2: 
1/ Hành vi của các bạn là hành vi bạo lực học đườ...hực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện, hoàn thành bài tập về nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời các em chia sẻ sản phẩm trước lớp ở tiết sau.
- HS cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm.
- GV ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: BÀI 9: QUẢN LÍ TIỀN
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 03 tiết (Tiết 22, 23, 24)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 - Thế nào là quản lí tiền hiệu quả.
 - Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
- Bước dầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
3. Phẩm chất: 
- Có ý thức chăm chỉ lao động để tạo ra nguồn thu nhập cho bản than.
- Biết tiết kiệm, có kế hoạch sử dụng tiền hợp lí.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc yêu cầu các học sinh trong lớp cùng nhau đọc và làm bài tập tình huống trong sách giáo khoa.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Luật chơi: Trong khoảng thời gian 5 phút HS tìm các thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến quản lí tiền. Đội nào tìm được nhiều thành ngữ, tục ngữ theo đúng yêu cầu hơn, đội đó thắng cuộc.
Cách tiến hành: GV chia lớp thành 3 đội thi, các đội ghi thành ngữ, tục ngữ tìm được ra giấy A3. Hết thời gian gọi đại diện các nhóm lên bảng dán, trình bày kết quả.
GV nhận xét kết quả thi của các đội, cho HS tìm hiểu nội dung một vài thành ngữ, tục ngữ: 
 + Kiến tha lâu đầy tổ: nhiều cái nhỏ dồn lại sẽ thành cái lớn, kiên trì và nhẫn nại thì ắt sẽ thành công.
 + Miệng ăn núi lở: chỉ ăn mà không làm thì có bao nhiêu rồi cũng hết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời một số học sinh đưa ra đáp án.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhấn mạnh nội dung: Các câu tục ngữ, thành ngữ mà chúng ta vừa tìm được đều liên quan đến việc quản lí tiền. Đây chính là nội dung bài học của chúng ta.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu thế nào là quản lí tiền hiệu quả và ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả
a. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu thế nào là quản lí tiền hiệu quả và ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS đọc tình huống, đọc bài tập trắc nghiệm trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập bằng việc đặt thêm câu hỏi phụ.
 1. Em có nhận xét gì về cách sử dụng tiền thưởng của bạn T?
 2. Theo em, thế nào là quản lí tiền hiệu quả
 3. Việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa như thế nào?
 4. Nếu có một khoản tiền tiết kiệm, em sẽ:
 A. Giữ thật kĩ, không để mất đi đồng nào.
 B. Mua bất cứ thứ gì mình thích với số tiền có được.
C. Phân chia thành các khoản khác nhau để sử dụng hợp lí.
 D. Luôn cân nhắc kĩ trước khi sử dụng.
- Em chọn phương án nào trong những gợi ý trên? Vì sao?
- Em có suy nghĩ gì về việc quản lí tiền hiệu quả?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi hs báo cáo
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên cho hs nhận xét câu trả lời của bạn, gv nhận xét kết quả của học sinh kịp thời động viên đánh giá khích lệ các học sinh có câu trả lời phù hợp...
I. Khám phá
1. Tìm hiểu thế nào là quản lí tiền hiệu quả và ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả
Câu 1: Bạn T đã biết sử dụng tiền thưởng một cách hợp lí, có ích.
Câu 2: Quản lí tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
Câu 3: Quản lí tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí, rèn luyện tiết kiệm, dự phòng cho trường hợp khó khăn và đầu tư cho tương lai.
Câu 4: HS chọn đáp án C. Vì trong cuộc sống chúng ta có nhiều việc phải chi tiêu.
 Quản lí tiền hiệu quả không phải là giữ tiền thật kĩ, không dám tiêu đồng nào cũng không phải dùng tiền để mua mọi thứ mình thích cho đến khi hết tiền mà phải chi tiêu hợp lí, có ý nghĩa.
2.2. Tìm hiểu về nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được mộ...g học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
b. Nội dung: HS làm bài tập vận dụng.
c. Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
Bài 1
Em hãy lập kế hoạch quản lí tiền của em trong một tháng và chia sẻ cùng bạn.
Bài 2
- Ý tưởng dự án: thu gom phế liệu như chai nhựa cũ, vỏ lon bia, giấy vụn
- Thành viên: không giới hạn
- Thời gian thực hiện: vào sáng thứ bảy, chủ nhật hàng tuần.
- Mục tiêu: tạo thu nhập cho các thành viên trong nhóm, trích 50% lợi nhuận để giúp đỡ các bạn khó khăn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh việc theo nhóm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv, đánh giá, rút kinh nghiệm, trưng bày sản phẩm của học sinh
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP GIỮA KỲ II
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 25)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Ôn tập kiến thức đã học ở các bài: Phòng, chống bạo lực học đường và quản lí tiền.
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung: 
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
2.2 Năng lực đặc thù:
- Tự giác thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp. Ứng phó tích cực khi gặp bạo lực học đường.
- Nâng cao ý thức tự chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản thân, không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. Thực hành được cách ứng phó trước bạo lực học đường.
- Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, lên án những hành vi lệch lạc đe dọa gây bạo lực học đường.
- Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống bạo lực học đường, bị đe dọa); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về KNS để tạo niềm vui, tình đoàn kết, có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp bạo lực học đường.
- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
- Bước dầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực trong quá trình làm bài kiểm tra.
- Cố gắng phấn đấu để dạt kết quả cao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
b. Nội dung: HS nêu hiểu biết về những bài đã học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nêu kể tên những bài đã học từ đầu HKII đến giờ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nêu ý kiến: Kể tên từ bài 8 đến bài 9.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS suy nghĩ, trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-> Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. HS ôn lại nội dung của các bài đã học
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn lại nội dung của các bài đã học.
b. Nội dung: HS ôn lại nội dung các bài đã học.
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS các nhóm trao đổi nêu lại kiến thức các bài đã học từ bài 8 đến bài 9.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm trao đổi.
- Gọi HS trình bày.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS suy nghĩ, trả lời.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường.
- Bài 9: Quản lí tiền.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng lý thuyết, xác định và làm được bài tập.
b. Nội dung: HS làm các bài tập ở SGK của 2 bài (Những bài tập mà HS chưa hiểu và chưa làm được).
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS trao đổi, nêu ý kiến về những bài tập mà HS chưa hiểu ở những bài đã học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm nhiệm vụ.
- Giáo viên quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS suy nghĩ, trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
b. Nội dung: Những nội dung đã học và vận dụng vào cuộc sống.
c. Sản phẩm: Quá trình tìm hiểu, rèn luyện, vận dụng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu, rèn luyện, vận dụng...00. 000 đồng. M rất lo sợ vì không có tiền. M bèn về nhà xin cha số tiền trên để đền cho bác hàng xóm. Cha M nói với cậu bé rằng: “Cha có thể cho con vay trước nhưng một năm sau, con phải trả lại cho cha”. Sau đó, ông rút tiền ra đưa cho cậu bé.
Nếu là M, em hãy lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu để trả được số tiền mà cha đã cho mình mượn.
BÀI LÀM
PHÒNG GD & ĐT VĨNH LỢI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGÔ QUANG NHÃ
KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN GDCD 7
 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 10 câu)


(Đề có 2 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ...................



ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN



PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Đọc kỹ các câu hỏi sau và chọn một đáp án A, B, C hoặc D mà em cho là đúng nhất (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm)
Câu 1: Một trong những nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là gì?
	A. Mua nhiều đồ xa xỉ.	B. Tiết kiệm thường xuyên.
	C. Chi tiêu thỏa thích.	D. Giảm thiểu nguồn thu nhập.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
	A. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.
	B. Lớp trưởng nhắc nhở bạn B vì nói chuyện riêng trong giờ học.
	C. Bạn P tát bạn T vì hành vi nói xấu mình với các bạn trong lớp.
	D. Bạn A hẹn gặp và đánh bạn H khi cả hai có mâu thuẫn trên lớp.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?
	A. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
	B. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.
	C. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.
	D. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.
Câu 4: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do đâu?
	A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
	B. Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
	C. Sự thiếu hụt kĩ năng sống.
	D. Mong muốn thể hiện bản thân.
Câu 5: Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?
	A. Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.
	B. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.
	C. Làm tài xế xe ôm công nghệ.
	D. Thu gom phế liệu.
Câu 6: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về vấn đề quản lí tiền hiệu quả?
	A. Quản lý tiền hiệu quả giúp chúng ta chủ động chi tiêu hợp lí.
	B. Chỉ những người nghèo mới phải cần quản lí tiền.
	C. Quản lý tiền hiệu quả là biết sử dụng tiền một cách hợp lí.
	D. Học sinh có thể thực hiện hoạt động phù hợp với khả năng để tăng thu nhập.
Câu 7: Khi xảy ra bạo lực học đường, chúng ta nên làm gì?
	A. Đánh lại các bạn để giải quyết dứt điểm mâu thuẫn.
	B. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với người khác.
	C. Nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm.
	D. Tỏ thái độ thách thức với đối tượng gây bạo lực.
Câu 8: Trên đường đi học về, em bắt gặp một nhóm bạn đang có hành vi dọa nạt, có ý định đánh một bạn khác cùng trường. Trong trường hợp này, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
	A. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.
	B. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.
	C. Đánh lại nhóm bạn kia để bảo vệ nạn nhân.
	D. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.
PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 9 (3.0 điểm): Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường?
Câu 10 (3.0 điểm): Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: 
M đang chơi ngoài sân nhưng chẳng may đá quả bóng làm vỡ cửa kính của nhà hàng xóm. Bác hàng xóm đã bắt M phải đền 300. 000 đồng. M rất lo sợ vì không có tiền. M bèn về nhà xin cha số tiền trên để đền cho bác hàng xóm. Cha M nói với cậu bé rằng: “Cha có thể cho con vay trước nhưng một năm sau, con phải trả lại cho cha”. Sau đó, ông rút tiền ra đưa cho cậu bé.
Nếu là M, em hãy lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu để trả được số tiền mà cha đã cho mình mượn.
BÀI LÀM
PHÒNG GD & ĐT VĨNH LỢI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
NGÔ QUANG NHÃ
KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN GDCD 7
 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 10 câu)


(Đề có 2 trang)
Họ tên : ............................................................... Lớp : ...................



ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN



PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Đọc kỹ các câu hỏi sau và chọn một đáp án A, B, C hoặc D mà em cho là đúng nhất (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm)
Câu 1: Trường hợp nào sau đây biểu hiện của chi tiêu tiền hợp lí?
	A. Bạn A tiết kiệm tiền bằng cách nuôi lợn đất mỗi ngày.
	B. Chị N thường xuyên vay tiền của bạn để đi mua sắm.
	C. Anh T dùng tất cả số tiền mình có để chơi lô đề.
	D. Chị C mua váy áo thường xuyên mặc dù không cần thiết.
Câu 2: Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường là do đâu?
	A. Sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
	B. Mong muốn thể hiện bản thân.
	C. Sự thiếu hụt kĩ năng sống.
	D. Tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 3: Một trong những nguyên tắc quản lý tiền hiệu quả là gì?
	A. Mua nhiều đồ xa xỉ.	B. Tiết kiệm thường xuyên.
	C. Chi tiêu thỏa thích.	D. Giảm thiểu nguồn thu nhập.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
	A. Bạn K rủ các bạn khác trong lớp cùng tẩy chay, xa lánh bạn V.
	B. Lớp tr...ng xóm đã bắt M phải đền 300. 000 đồng. M rất lo sợ vì không có tiền. M bèn về nhà xin cha số tiền trên để đền cho bác hàng xóm. Cha M nói với cậu bé rằng: “Cha có thể cho con vay trước nhưng một năm sau, con phải trả lại cho cha”. Sau đó, ông rút tiền ra đưa cho cậu bé.
Nếu là M, em hãy lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu để trả được số tiền mà cha đã cho mình mượn.
BÀI LÀM
3. Hướng dẫn chấm:
Phần đáp án câu trắc nghiệm: (4.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm

001
002
003
004
1
A
B
A
C
2
A
B
D
B
3
C
A
B
D
4
B
B
B
D
5
B
D
D
C
6
D
B
A
A
7
C
C
C
D
8
C
B
A
D
Phần đáp án câu tự luận: (6.0 điểm)
Câu 9 (3.0 điểm): Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường?
Gợi ý làm bài:
 Để ứng phó với bạo lực học đường: 
+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp. 
+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác. 
+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khoẻ và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn.
Câu 10 (3.0 điểm): Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: 
M đang chơi ngoài sân nhưng chẳng may đá quả bóng làm vỡ cửa kính của nhà hàng xóm. Bác hàng xóm đã bắt M phải đền 300 000 đồng. M rất lo sợ vì không có tiền. M bèn về nhà xin cha số tiền trên để đền cho bác hàng xóm. Cha M nói với cậu bé rằng: “Cha có thể cho con vay trước nhưng một năm sau, con phải trả lại cho cha”. Sau đó, ông rút tiền ra đưa cho cậu bé.
Nếu là M, em hãy lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu để trả được số tiền mà cha đã cho mình mượn.
Gợi ý làm bài:
 Kế hoạch: HS nêu được ít nhất 3 cách để có tiền tiết kiệm.
Gợi ý:
+ Tiết kiệm tiền từ các khoản: tiền lì xì, tiền người thân cho.
+ Tìm cách tăng thêm thu nhập qua việc: thu gom phế liệu, làm các đồ thủ công để bán,
+ Hạn chế chi tiêu, mua sắm những thứ không cần thiết.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY:
BÀI 10 : NGUYÊN NHÂN HẬU QUẢ CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết (Tiết 27, 28)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến 
- Nguyên nhân , hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân , gia đình , xã hội 
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết các biểu hiện của tệ nạn xã hội , ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội với cuộc sống của con người 
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Phẩm chất: 
Tự chủ, bình tĩnh , tự tin không mắc các tệ nạn xã hội
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc yêu cầu các học sinh trong lớp cùng nhau đọc và làm bài tập tình huống trong sách giáo khoa.
Học sinh quan sát các bức tranh và kể tên được các tệ nạn xã hội 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tranh 1: tệ nạn ma túy.
Tranh 2: tệ nạn cờ bạc (đánh bài).
Tranh 3: tệ nạn nghiện rượu bia.
Tranh 4: tệ nạn cờ bạc (đá gà)
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”
Luật chơi:
- Giáo viên trình chiếu những bức tranh một vài hình ảnh về tệ nạn xã hội cùng các khẩu hiệu: Đua xe, tiêm chích ma tuý, cờ bạc, mại dâm 
- Hs quan sát các bức tranh vẽ/ Nêu suy nghĩ của bản thân 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh trình bày câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học
 Bất kỳ vấn đề gì cũng tồn tại hai mặt, cuộc sống cũng thế. Tệ nạn xã hội được xem như là mặt tiêu cực của đời sống mà mỗi chúng ta nên biết để phòng, chống.Vậy tệ nạn xã hội là gì? Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu nội dung: Khái niệm và các tệ nạn xã hội phổ biến.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm TNXH và các loại TNXH phổ biến.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc hs quan sát tranh 123, đọc thông tin 1, 2 trong sách giáo khoa.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qu...chốt kiến thức.
2.Nguyên nhân và hậu quả của TNXH.
-Nguyên nhân:
+Do thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng sống;
+Do lười lao động ham chơi, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ;
+Do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường XH tiêu cực,
-Hậu quả:
+Làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình;
+Gây rối loạn trật tự xã hội;
+Cản trở sự phát triển của đất nước
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng lý thuyết, xác định và làm được bài tập.
b. Nội dung: HS làm các bài tập ở SGK.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Bài 1
- Câu ca dao số 1: 
+ Cờ bạc là một thói hư tật xấu của con người gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân và gia đình xã hội về mọi mặt. Đây chính là một tệ nạn đang gây bức xúc trong đời sống của con người. 
+ Câu ca dao trên muốn nói lên tác hại của cờ bạc đối với con người. Nói cờ bạc như bác thắng bần ở đây có nghĩa là cờ bạc có hại rất lớn tới bản thân mỗi người chúng ta, dính đến cờ bạc thì chúng ta nghèo khổ bần cùng suốt đời. 
- Câu tục ngữ: “Bói ra ma, quét nhà ra rác”: muốn nhắc nhở chúng ta cần tỉnh táo trong bất cứ vấn đề gì. Theo đó, phê phán những người mê tín dị đoan. Quá coi trọng việc bói toán và coi đó là chỗ dựa tinh thần cho mình.
Bài 2
- Hành vi tổ chức đánh bạc, hút thuốc lá điện tử, cá độ bóng đá là những tệ nạn xã hội.
- Vì đó là những hành vi vi phạm pháp luật, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Bài 3
Q vướng vào tệ nạn xã hội là do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái từ phía bố mẹ.
Bài 4
Hậu quả: 
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần
+ Dễ vi phạm pháp luật
+ Rối loạn về hành vi
+ Ảnh hưởng đến kết quả học tập và mối quan hệ với mọi người.
+ Rơi vào lối sống buông thả.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm bài trong SGK.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày, học sinh theo dõi kết quả làm việc của bạn khác để có nhận xét và bổ sung
HS:
- Trình bày kết quả làm việc của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét phần trình bày bạn 
- Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV tuyên dương, ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức bằng hoạt động dự án nhóm tổ.
c. Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho học sinh xem video
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi:
1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm để tham gia hoạt động tuyên truyền, phòng chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
2. Em hãy vẽ bức tranh phê phán các tệ nạn xã hội và thuyết minh giới thiệu sản phẩm với cả lớp
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên. 
-Cử thành viên sắm vai tình huống
-Cử nhóm vẽ tranh và thuyết trình
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần); giúp đỡ, gợi ý học sinh trong tình huống sắm vai.
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
Trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: BÀI 11: PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 02 tiết (Tiết 29, 30)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Một số quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường,địa phương tổ chức.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Tự giác giữ chữ tín, thực hiện được những việc làm thể hiện phòng chống tệ nạn xã hội.
- Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó.
- Thực hiện được những việc làm để phòng,chống tệ nạn xã hội.
- Hiểu được một số kiến thức phổ thông, cơ bản về đạo đức, kĩ năng sống, pháp luật. Nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đ... quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội là: “Tổ chức đánh bạc”, “đánh bạc” dưới hình thức cá độ bóng đá và cho vay nặng lãi.
=> Nhân vật T sẽ bị pháp luật xử lí nghiêm minh như  phạt tiền, tù đối với hành vi đánh bạc trái phép, cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi tùy theo từng mức phạt theo quy định ở Luật phòng chống ma túy năm 2021.
Nếu em phát hiện ra những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì em sẽ: ầm thầm báo ngay với các cơ quan chức năng để kịp thời xử lí.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội 
- Pháp luật nghiêm cấm tham gia dưới mọi hình thức các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, cờ bạc, mệ tín dị đoan,
- Hành vi vi phạm quy định ủa pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ bị xử lí theo nhiều hình thức như: cảnh cáo, xử phạt hành chính, phạt từ, . tùy theo mức độ và tính chất vi phạm.
	2.2. Tìm hiểu nội dung: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội 
a. Mục tiêu: 
- Thực hiện tốt các quy định của PL về phòng, chống TNXH
- Tham gia các hoạt động phòng, chống TNXH do nhà trường, địa phương tổ chức
- Phê phán đấu tranh với các TNXH, tuyên truyền vận động mọi người tham gia phòng chống TNXH
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát và đọc tình huống thông qua hệ thống câu hỏi, trò chơi để hướng dẫn học sinh: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội 
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1.GV yêu cầu HS làm việc nhóm bàn, dọc tình huống và trả lời câu hỏi:
-Tại sao Trường THCS M tổ chức “Lễ phát động và tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường”?
-Em có đồng ý với quan điểm của bạn H không? Vì sao?
-Nếu là học sinh Trường THCS M, em sẽ tham gia hoạt động này với tinh thần như thế nào? Tại sao?
2. Em đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?
a) Thấy người buôn bán ma tuý nên lờ đi, coi như không biết.
b) Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đồ vật ấy là gì, cho dù được trả nhiều tiền.
c) Tuyệt đối không giao tiếp với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.
d) Ma tuý, mại dâm là con đường dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.
đ) Hành vi tổ chức đánh bạc, đua xe ăn tiền là hành vi trái pháp luật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện ccs nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
-Trường THCS M tổ chức “Lễ phát động và tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường” vì mong muốn nâng cao nhận thức, hiểu biết trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh về hiểm họa, tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
-Em không đồng ý với quan điểm của bạn H. Bởi vì ngoài việc học thì chúng ta cũng nên quan tâm đến những tác hại xấu xung quanh mình, qua đó có thể biết cách phòng tránh những tác hại đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của cả chúng ta, gia đình chúng ta và xã hội.
-Nếu là học sinh Trường THCS M, em sẽ: tham gia hoạt động này với tinh thần nghiêm túc, tích cực học hỏi. Bởi vì em mong muốn học được cách để có thể đề phòng những hiểm họa, tác hại của tệ nạn xã hội để có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
2. a) Thấy người buôn bán ma tuý nên lờ đi, coi như không biết.
-Em không đồng ý với ý kiến trên.
-Vì buôn bán ma túy là hành vi vi phạm pháp luật, có thể ảnh hưởng đến nhiều người, phải báo ngay đến cơ quan chức năng kịp thời xử lí chứ không nên lờ đi, như vậy là thiếu trách nhiệm.
b) Không mang hộ đồ vật của người khác khi không biết rõ đồ vật ấy là gì, cho dù được trả nhiều tiền.
-Em đồng ý với ý kiến trên.
-Vì chúng ta không biết rõ đồ vật ấy là gì, có thể là những đồ vật nguy hiểm và vi phạm pháp luật như ma túy, 
c) Tuyệt đối không giao tiếp với người nghiện ma tuý vì sẽ bị lôi kéo và mang tiếng xấu.
-Em đồng ý với ý kiến trên.
-Vì những người nghiện ma túy sẽ có những hành động quá khích, không kiềm chế được bản thân, làm hại đến chúng ta.
d) Ma tuý, mại dâm là con đường dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.
-Em đồng ý với ý kiến trên.
-Vì đây là những hành động tệ nạn, dẫn đến những hậu quả xấu đặc biệt là dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS.
đ) Hành vi tổ chức đánh bạc, đua xe ăn tiền là hành vi trái pháp luật.
-Em đồng ý với ý kiến trên.
-Vì hành vi tổ chức đánh bạc, đua xe ăn tiền bị pháp luật nghiêm cấm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
2.Trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống tệ nạn xã hội 
-Chă...trường, lớp. Ứng phó tích cực khi gặp bạo lực học đường.
- Nâng cao ý thức tự chủ, kiểm soát được cảm xúc của bản thân, không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường. Thực hành được cách ứng phó trước bạo lực học đường.
- Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, lên án những hành vi lệch lạc đe dọa gây bạo lực học đường.
- Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống bạo lực học đường, bị đe dọa); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về KNS để tạo niềm vui, tình đoàn kết, có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp bạo lực học đường.
- Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
- Bước dầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
- Nhận biết các biểu hiện của tệ nạn xã hội , ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội với cuộc sống của con người 
- Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức. Phê phán, đấu tranh với các tệ nạn xã hội và tuyên truyền, vận động mọi người tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Thực hiện được những việc làm để phòng,chống tệ nạn xã hội.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực trong quá trình làm bài kiểm tra.
- Cố gắng phấn đấu để dạt kết quả cao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
b. Nội dung: HS nêu hiểu biết về những bài đã học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nêu kể tên những bài đã học từ đầu HKII đến giờ?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nêu ý kiến: Kể tên từ bài 8 đến bài 11.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS suy nghĩ, trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
-> Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ôn lại nội dung của các bài đã học
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn lại nội dung của các bài đã học.
b. Nội dung: HS ôn lại nội dung các bài đã học.
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS các nhóm trao đổi nêu lại kiến thức các bài đã học từ bài 8 đến bài 11.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS các nhóm trao đổi.
- Gọi HS trình bày.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS suy nghĩ, trả lời.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường.
- Bài 9: Quản lí tiền.
- Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội
- Bài 11: Phòng, chống tệ nạn xã hội.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng lý thuyết, xác định và làm được bài tập.
b. Nội dung: HS làm các bài tập ở SGK của các bài đã học. (Những bài tập mà HS chưa hiểu và chưa làm được).
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS trao đổi, nêu ý kiến về những bài tập mà HS chưa hiểu ở những bài đã học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm nhiệm vụ.
- Giáo viên quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS suy nghĩ, trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
b. Nội dung: Những nội dung đã học và vận dụng vào cuộc sống.
c. Sản phẩm: Quá trình tìm hiểu, rèn luyện, vận dụng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS tiếp tục tìm hiểu, rèn luyện, vận dụng những nội dung đã học vào cuộc sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm nhiệm vụ.
- Giáo viên quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS suy nghĩ, trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 32)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Các kiến thức cơ bản đã học chuẩn bị kiểm tra cuối kỳ II.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.
- Tự học hoàn thành bài kiểm tra cuối kỳ II.
2.2. Năng lực đặc thù:
- HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân.
- Biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ... yêu cầu học sinh đọc thông tin và thảo luận theo nhóm bàn và trả lời câu hỏi theo kĩ thật khăn trải bàn.
a- Em có cảm xúc như thế nào khi đọc trường hợp trên?
b- Theo em, gia đình có vai trò như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng quan sát tranh, khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
 Gia đình cùng với những mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ là trường học đầu tiên giáo dục đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất. Bố và mẹ, các anh chị, ông và bà là những người giáo dục đầu tiên của trẻ ở lứa tuổi trước khi đến trường và họ vẫn là những người tiếp tục giáo dục khi con cháu họ đã đi học.
I. Khám phá
1. Gia đình và vai trò của gia đình
+ Khái niệm:
 Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
+Vai trò của gia đình:
- Duy trì nòi giống, kinh tế
- Tổ chức đời sống gia đình
- Nuôi dưỡng, giáo dục
- Góp phần phát triển xã hội
	2.2. Tìm hiểu nội dung: Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
a. Mục tiêu: 
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc các thông tin, 
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua câu hỏi, trò chơi để hướng dẫn học sinh: Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
Nhiệm vụ 2: Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, trò chơi “Đoán ý đồng đội” 
* Câu hỏi: Thiết kế sơ đồ tư duy về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
* Trò chơi “Đoán ý đồng đội”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành nhiều đội , mỗi đội hai bạn. 
-Câu 1: Bạn có STT 1
-Câu 2: Bạn có STT 2
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm suy nghĩ độc lập cá nhân và trả lời câu hỏi của mình được phân công thể hiện sự hiểu biết của mình. Nhóm (hai bạn) trả lời câu hỏi của nhau về quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ, con cháu trong gia đình. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Nghe hướng dẫn.
+Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân
- Học sinh chơi trò chơi 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
2. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về
mọi mặt trong gia đình. 
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng con; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm, ép buộc con làm điều trái đạo đức, trái pháp luật. 
- Con có quyền được cha mẹ thương yêu, tôn trọng: có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ.
- Ông bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. 
- Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
- Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
	2.3. Tìm hiểu nội dung: Thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình
a. Mục tiêu: 
-Nhận xét được việc thực hiên quyền và nghĩa vụ trong gia đình của bản thân và của người khác.
- Thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, trò chơi: Nhận xét được việc thực hiên quyền và nghĩa vụ trong gia đình. 
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông kĩ thật thảo luận nhóm bàn hoàn thành phiếu bài tập và trò chơi “ Đi tìm đồng đội”
 Câu 1: T đã thực hiện nghĩ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_7_sach_ctst_hoc_ki_2_nam_hoc_2023_2024.docx
  • docxTuần 19-21.docx
  • docxTuần 22-24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27-28.docx
  • docxTuần 29-30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33-34.docx
  • docxTuần 35.docx