Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 1 Sách KNTT - Chương trình cả năm

ĐẠO ĐỨC

Tiết 1: Em giữ sạch đôi tay (Video)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi tay, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:

- Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay. Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay

-Có cơ hội tự thực hiện vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1. Máy tính, bài giảng PP

HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

docx 98 trang Cô Giang 13/11/2024 40
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 1 Sách KNTT - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 1 Sách KNTT - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy Đạo đức Lớp 1 Sách KNTT - Chương trình cả năm
ĐẠO ĐỨC
Tiết 1: Em giữ sạch đôi tay (Video)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ gìn đôi tay, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nêu được các việc làm để giữ sạch đôi tay. Biết vì sao phải giữ sạch đôi tay
-Có cơ hội tự thực hiện vệ sinh đôi bàn tay đúng cách.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1. Máy tính, bài giảng PP 
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
TIẾT 1
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Khởi động:
Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Tay thơm tay ngoan”
GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
-Bạn nhỏ trong bài hát có bàn tay như thế nào?
Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào?
-HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có bàn tay thơ,, tay xinh em cần giữ đôi bàn tay sạch sẽ hàng ngày.
2.Khám phá:
Hoạt động 1:Khám phá lợi ích của việc giữ sạch đôi tay
- GV chiếu hình 
- GV đặt câu hỏi theo tranh
+ Vì sao em cần giữ sạch đôi tay?
+ Nếu không giữ sạch đôi tay thì điều gì sẽ xảy ra?
- Giáo viên lắng nghe, khen ngợi HS trình bày tốt.
Kết luận:
- Giữ sạch đôi bàn tay giúp em bảo vệ sức khoẻ, luôn khoẻ mạnh và vui vẻ hơn.
- Nếu không giữ sạch đôi bàn tay sẽ khiến chúng tay bị bẩn, khó chịu, đau bụng, ốm yếu
 Hoạt động 2: Em giữ sạch đôi tay 
- GV chiếu hình 
- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:
+ Em rửa tay theo các bước như thế nào?
-GV gợi ý:
1/ Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước
2/ Xoa xà phòng vào hai lòng bàn tay
3/ Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết các ngón tay vào kẽ ngón tay
4/ Chà từng ngón tay vào lòng bàn tay
5/ Rửa tay sạch dưới vòi nước
6/ Làm khô tay bằng khăn sạch.
Kết luận: Em cần thực hiện đúng các bước rửa tay để có bàn tay sạch sẽ.
3.Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ vệ sinh đôi tay 
- GV chiếu hình hoặc cho HS QS trong SGK
- GV yêu cầu: Hãy quan sát các bức tranh và lựa chọn bạn đã biết vệ sinh đôi tay.
- Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ đôi tay
+Tranh 1: Rửa tay sạch sẽ
+Tranh 3: Cắt móng tay sạch sẽ 
Tranh thể hiện bạn không biết giữ gìn đôi bàn tay:
+Tranh 2: Bạn lau tay bẩn lên quần áo
+Tranh 4: Bạn dùng tay ngoáy mũi
Kết luận: Em cần học tập hành động giữ vệ sinh đôi tay của các bạn tranh 1,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 2,4.
Hoạt động 2: Em chọn hành động nên làm để giữ vệ sinh đôi tay
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi:
+ Hành động nào nên làm, hành động nào không nên làm để giữ sạch đôi tay? Vì sao?
- Gv gợi mở để HS chọn những hành động nên làm: tranh 1,2,4, hành động không nên làm: tranh 3
Kết luận: Em cần làm theo các hành động ở tranh 1,2,4 để giữ vệ sinh đôi tay, không nên thực hiện theo hành động ở tranh 3.
Hoạt động 3: Chia sẻ cùng bạn 
-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ sạch đôi tay
-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS
4. Vận dụng trải nghiệm:
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn 
- GV chiếu hình trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất
Kết luận: Chúng ta cần rửa tay trước khi ăn để bảo vệ sức khoẻ của bản thân
Hoạt động 2: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hàng ngày
Phối hợp với CMHS giúp các con biết rửa tay sạch sẽ
-GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ đôi tay sạch sẽ
Kết luận: Em luôn giữ đôi tay sạch sẽ hằng ngày để có cơ thể khoẻ mạnh.
Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.

-HS nghe hát
-HS trả lời
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời
-HS bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày cho phụ huynh nghe
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời cho phụ huynh nghe
- HS tự liên hệ bản thân kể ra cho phụ huynh nghe.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS quan sát
-HS trả lời cho phụ huynh nghe
HS chọn
-HS lắng nghe
HS chia sẻ cho phụ huynh nghe
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS suy nghĩ và nêu cho phụ huynh nghe
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
 IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (nếu có)
.ĐẠO ĐỨC
Tiết 2: EM GIỮ SẠCH RĂNG MIỆNG (Video)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
-Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ vệ sinh răng miệng, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nêu được các việc làm để giữ sạch răng miệng. Biết vì sao phải giữ sạch răng miệng
-Tự thực hiện giữ sạch răng miệng đúng cách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười– mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Anh Tí sún” sáng tác Hùng Lân
Máy tính, bài giảng PP 
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động:
Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Anh Tí sún”
GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
Em khuyên bạn Tí điều gì để không bị sâu răng?
HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Chúng ta cần giữ vệ sinh răng miệng để có nụ cười xinh.
Khám phá:
Hoạt động 1:Khám phá lợi ích của việc giữ sạch răng miệng
- GV chiếu hình 
- GV đặt câu hỏi theo tranh
+ Bạn nào đã biết giữ sạch răng miệng?
+ ...anh 2,3; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 1.
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn 
-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em tắm, gội sạch sẽ
-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS
4. Vận dụng, trải nhiệm:
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn 
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất
Kết luận: 
Hoạt động 2: Em tắm, gội sạch sẽ hàng ngày
(Phối hợp với PH để giúp HS biết tự tắm gội hàng ngày cho cơ thể sạch sẽ.
-GV tổ chức cho HS thảo luận về việc làm giữ cơ thể sạch sẽ
Kết luận: Hãy tắm gội thường xuyên để cơ thể luôn sạch sẽ,
-Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 4:Em giữ trang phục gọn gàng sạch sẽ

-HS trả lời cho phụ huynh nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời cho phụ huynh nghe
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời cho phụ huynh nghe
- HS trả lời cho phụ huynh nghe
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ cho phụ huynh nghe
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
-HS nêu cho phụ huynh nghe
-HS lắng nghe

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (nếu có):
ĐẠO ĐỨC
Tiết 4: BÀI 4: EM GIỮ TRANG PHỤC GỌN GÀNG SẠCH SẼ (Vi deo)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh ý thức tự chăm sóc, giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ, năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
-Nêu được các việc làm để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.Biết vì sao phải giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.Tự thực hiện giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ đúng cách.
- Tự thực hiện giữ quần áo hàng ngày luôn sạch sẽ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
	-Máy tính, bài giảng PP, phòng zoom
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 
-Gv tổ chức cho cả lớp nghe hát bài “Chiếc áo mùa đông”.
GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp:
-Bạn nhỏ cần làm gì để giữ gìn chiếc áo mùa đông mà mẹ đan tặng?
HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Để có trang phục gọn gàng, sạch sẽ em cần biết giữ gìn trang phục hằng ngày.
2.Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- GV chiếu tranh
- GV đặt câu hỏi theo tranh
+ Vì sao em cần giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ?
- Giáo viên lắng nghe, khen ngợi HS trình bày tốt.
Kết luận: Trang phục gọn gàng, sạch sẽ giúp em tự tin, vui vẻ và thoải mái hơn. Trang phụ gọn gàng, sạch sẽ giúp em đẹp hơn trong mắt mọi người
 Hoạt động 2:Em mặc và giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ. 
- GV chiếu tranh
- GV đặt câu hỏi theo tranh: Quan sát tranh và cho biết:
+ Để kiểm tra xem đã mặc trang phục gọn gàng chưa, chúng ta cần làm gì?
-GV gợi ý các hành động:
+Tranh 1: Bẻ cổ áo
+Tranh 2: Kiểm tra cài cúc áo
+Tranh 3: Kiểm tra việc cho áo vào quần
+Tranh 4: Kiểm tra việc cài quai dép
-Gv mời cả lớp cùng đứng tại chỗ thực hiện kiểm tra và chỉnh lại trang phục của mình.
Kết luận: Để mặc trang phục gọn gàng, em cần vuốt thẳng ảo, bẻ cổ áo cho gọn gàng, kiểm tra cúc áo cài lệch, bỏ áo vào quần, kiểm tra cài quai dép
-GV tiếp tục chiếu tranh
-Gv hỏi: Chúng ta sẽ làm gì để giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ?
Kết luận: Những việc cần làm: giặt sạch, phơi khô quần áo, cất quần áo đúng nơi quy định;
3. Luyện tập,thực hành:
Hoạt động 1: Em chọn bạn biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- GV chiếu hình hoặc treo tranh lên bảng hoặc trong SGK
-GV hỏi: Bạn nào trong tranh đã biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ?
- Gv gợi mở để HS chọn những bạn biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ (tranh 1,2), bạn chưa biết giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ (tranh 3)
Kết luận: Em cần học tập hành động giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽcủa các bạn tranh 1,2; không nên làm theo hành động của các bạn tranh 3.
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn
-GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với các bạn cách em giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ của em
-GV nhận xét và điều chỉnh cho HS
4. Vận dụng, trải nghiệm:
Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- GV chiếu hình hoặc quan sát trong SGK
-GV giới thiệu tình huống hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV phân tích chọn ra lời khuyên phù hợp nhất
Kết luận: Chúng ta không nên cởi áo ra để chơi đùa, nếu đã cởi ra cần gấp gọn và để ở nơi sạch sẽ. Không vứt áo dưới sân trường.
Hoạt động 2: Em chia sẻ thói quen giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ
(Phối hợp với PH để giúp HS biết tự giữ gìn , để và mặc trang phục cho gọn gàng, sạch sẽ).
-GV gợi ý để HS chia sẻ cách giữ trang phục gọn gàng, sạch sẽ và điều chỉnh cho HS
Kết luận: Em luôn rèn thói quen giữ gìn trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
-Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.
- Chuẩn bị bài 4: Gia đình của em (tiết 1)

 -HS lắng nghe.
-HS trả lời.
- HS quan sát tranh.
- HS quan sát tranh.
- HS suy nghĩ trình bày cá nhân.
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
-HS lắng nghe
 -HS quan sát tranh.
-HS lắ...thể hiện tình yêu thương trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
Tranh ảnh, truyện, hình dán chữ v – chữ x, âm nhạc (bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh
Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài :
 
Nghe hát
- Lắng nghe
2.Khám phá:
a. Chia sẻ với bạn về gia đình em
- Cho 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về gia đình của mình, có thể kể (tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích...) thông qua ảnh về gia đình của mình và trả lời câu hỏi.
+ Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình?
Kết luận: Các em hãy luôn thể hiện tình yêu thương gia đình mình bằng những lời nói, việc làm phù hợp với lứa tuổi.
b.Em hãy chọn những việc nên làm.
GV treo 8 tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học chiếu hình) ở mục Luyện tập, nội dung “Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào trong tranh? Vì sao?
Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để đưa ra lựa chọn và giải thích vì sao chọn hoặc không chọn.
- Học sinh có thể tích (v) vào ô đồng tình và (x) vào ô không đồng tình và trả lời vì sao có sự lựa chọn như vậy.
- GV nhận xét các ý kiến của học sinh và kết luận.
Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình. Không đồng tình với những thái độ, hành vi lười biếng thiếu quan tâm, không giúp đỡ người thân.
- HS suy nghĩ
- HS tự trình bày ý kiến
+Vâng lời người lớn
+ Chăm học. chăm làm
+ Quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình,.
- HS khác lắng nghe, bổ sung những việc làm khác mà bạn chưa kể(nói cho người thân nghe)
- HS thực hiện
+ Việc làm ở tranh 2: Bạn nhỏ làm thiệp chúc mừng bà, mẹ nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
+ Việc làm ở tranh 3: Bạn nhỏ trò chuyện vui vẻ với bố mẹ. / Bạn nhỏ hỏi chuyện về một ngày làm việc của bố mẹ/ Bạn khoe thành tích học tập của bạn với bố mẹ.
+ Việc làm ở tranh 4: bạn đi bên cạnh đỡ tay và dìu ông đi.
+ Việc làm ở tranh 6: Bạn gái bóp vai cho bà đỡ mỏi, bé trai ngồi vào lòng ông và nghe ông kể chuyện.
+ Việc làm ở tranh 7: Mẹ đi làm về, bạn chạy ra đón, xách bớt đồ giúp mẹ.
+ Việc làm ở tranh 8: Bạn quét dọn nhà cửa sạch sẽ.
Không đồng tình:
+ Việc làm ở tranh 1:Mẹ đang lau dọn nhà cửa, bạn không phụ giúp mẹ mà bỏ đi chơi.
+ Việc làm ở tranh 5: Bạn không chăm sóc em mà còn trêu chọc để em khóc.


3. Luyện tập, thực hành:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu nội dung ở tranh 1 và tranh 2 mục Vận dụng và thảo luận nhóm đôi để đưa ra lời khuyên cho bạn trong mỗi tình huống.
+ Tình huống tranh 1: Bạn ơi, bạn giúp bố quét nhà đi/ Bạn ơi bố đã đi làm về mệt. bạn giúp bố đi
+ Tình huống tranh 2: Chia sẻ cảm xúc của em khi được bố mẹ tổ chức sinh nhật (rất vui/ rất hạnh phúc/ rất hào hứng)
Giáo viên cho mời các nhóm đưa ra lời khuyên
Giáo viên nhận xét, bổ sung
Kết luận:Khi được người thân yêu thương, quan tâm, chăm sóc em cần thể hiện cảm xúc của mình và bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân yêu đó.
 
- HS suy nghĩ xử lí tình huống.
- HS tự trình bày.
HS lắng nghe, ghi nhớ.
4. Vận dụng, trải nghiệm :(nếu có) 
Giao nhiệm vụ tiếp nối sau giờ học: phát cho mỗi HS một Phiếu “Tuần thể hiện tình yêu thương gia đình”, yêu cầu HS về nhà thực hiện và chia sẻ lại kết quả với giáo viên vào giờ học sau.
Chiếu thông điệp bài học:
Em yêu gia đình nhỏ
Có ông bà, mẹ cha
Anh chị em ruột thịt
Tình thương mến chan hòa.
Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học.
 Nhận nhiệm vụ tiếp nối và thực hiện theo yêu cầu.
HS đọc và ghi nhớ câu thông điệp.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.(nếu có)
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐẠO ĐỨC
TIẾT 7: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ (VIDEO)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
 -Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của sự lễ phép, vâng lời.
- Chủ động thực hiện những lời nói, việc làm thể hiện sự lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát “Con chim vành khuyên” – sáng tác: Hoàng Vân),
Máy tính, bài giảng PP (
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài “Con chim vành khuyên”
- GV tổ chức cho HS hát bài “Con chim vành khuyên”.
- GV đặt câu hỏi: Vì sao chim vành khuyên lại đ...he
-HS chia sẻ
HS nêu cho phụ huynh nghe
- HS lắng nghe
HS nêu
HS lắng nghe
HS lắng nghe
- HS nêu cho phụ huynh nghe
-HS nhận xét
HS lắng nghe
HS thực hiện
HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.(nếu có)
................................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC
 Tiết 8: Bài 7 QUAN TÂM CHĂM SÓC ÔNG BÀ (Video)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà. Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà.
- HS lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1.Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint 
- HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy của Giáo viên.
Hoạt động học của học sinh.
1.Khởi động: 
- Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà”
- Giáo viên đặt câu hỏi.
+ Khi nào em thấy bà rất vui?
+ Tuần vừa qua, em đã làm những 
việc gì đem lại niềm vui cho ông bà?
Gv: Khen ngợi học sinh.
Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà.
Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới, ghi bảng
2. Khám phá :
- GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong sgk, HD HS quan sát các tranh để trả lời câu hỏi.
+ Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà?
- GV trình chiếu kết quả trên bảng.
Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà.
Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu.
Tranh 3: Bạn mời ông uống nước.
Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp.
Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà.
- GV hỏi:
+ Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà?
+ Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào?
- GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.
Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà.
3. Luyện tập, thực hành:
a- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- Giao nhiệm vụ cho HS quan sát kĩ các tranh 1,2,3,4,5 (SGK trang 23) trên bảng.
Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.
Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông.
Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà.
Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm.
Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà.
- GV quan sát, gợi ý các câu hỏi.
 + Việc nào nên làm? 
 + Việc nào không nên làm? Vì sao?
- GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS.
Kết luận: Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, bóp vai cho Ông, chải tóc cho Bà, lễ phép mời Ông Bà ăn hoa quả Thể hiện sự quan tâm chăm sóc Ông Bà. Hành vi hai chị em cãi nhau ầm ĩ bên giường Bà ốm là biểu hiện sự thờ ơ chưa quan tâm tới Ông Bà.
b. Chia sẻ cùng bạn
- GV đặt câu hỏi: Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào? 
- Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân (1 phút).
- GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà.
4. Vận dụng, trải nghiệm:(Phối hợp với phụ huynh giúp các con biết yêu thương mọi người trong gia đình)
* Đưa ra lời khuyên cho bạn.
- GV giới thiệu tranh tình huống: Bạn trai trong tranh cần cầm quả bóng đi chơi khi ông bị đau chân và đang leo cầu thang.
- GV yêu cầu HS quan sát trên bảng (hoặc SGK).
- GV đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- GV yêu cầu HS đưa ra lời khuyên cho bạn.
– GV nhận xét.
- Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất.
- GV kết luận: Em nên hỏi han quan tâm dìu dắt ông lên cầu thang, không nên vô tâm bỏ đi chơi như vậy.
* Em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi.
- GV đưa tình huống.
+ Tình huống 1:
Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà?
+ Tình huống 2: Ăn cơm xong, Mẹ lấy trái cây lên, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với Ông Bà?
- GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống.
Nhóm 1, 2: Tình huống 1.
Nhóm 3, 4: Tình huống 2.
- Đai diện 2 nhóm nên trình bày 2 tình huống.
- Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm đc nhiều việc thể hiện hiên sự quan tâm, chăm sóc Ông bà thường xuyên gọi điện thăm hỏi sức khỏe Ông Bà (nếu không sống cùng Ông Bà), mời Ông Bà ăn hoa quả, nước, chia sẻ niềm vui của mình đối với Ông Bà,
GV chiếu câu thông điệp:
Quan tâm chăm sóc ông bà
Biết ơn, hiếu thảo - em là cháu ngoan.
Gọi vài HS đọc
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo:

- HS nghe Hát.
- Hs trả lời: Khi cháu vâng lời bà.
- Hs lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét, bổ sung.
 - HS suy nghĩ trả lời cá nhân.
- HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
 - HS TL
- HS quan sát.
- HS lắng nghe 
...c vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ với lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
- GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ.
3.Luyện tập thực hành:
*Xử lí tình huống
- GV cho cả lớp quan sát tranh ở đầu mục Vận dụng và đặt câu hỏi: Bố em đi làm về vừa nóng vừa mệt, em sẽ làm gì? (Lấy nước cho bố uống, lấy khăn cho bố lâu mồ hôi, bật quạt cho bố,)
- GV khen ngợi HS trả lời tốt và động viên các bạn trả lời còn thiếu, chưa đủ. 
- GV mời HS chia sẻ những việc mình đã làm thể hiện quan tâm, chăm sóc cha mẹ. 
- GV khen ngợi những việc làm của HS. 
Kết luận: Khi bố đi làm về mệt, em nên hỏi han bố, xách đồ giùm bố, lấy nước mời bố, quạt mát cho bố, là những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc mẹ.
4.Vận dụng, trải nghiệm:
*Em thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi
GV cho HS quan sát tranh cuối mục Vận dụng và hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, kể cho nhau nghe những việc em đã làm và sẽ làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc cha mẹ (HS có thể kể những việc giống trong tranh hoặc việc khác mà các em đã làm). 
Kết luận: Em luôn quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ những việc làm vừa sức.
-GV đưa ra thông điệp
Thông điệp: Quan tâm, chăm sóc cha mẹ
 Em luôn ghi nhớ mới là con ngoan.
-CB bài sau: Chăm sóc giúp đỡ em nhỏ.
-HS nghe và hát theo
-HS nêu
-HS trả lời
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời cho phụ huynh nghe- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
 - Học sinh trả lời 
- HS tự liên hệ bản thân và chọn
-HS trả lời cho phụ huynh nghe
-HS chia sẻ cho phụ huynh nghe
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ cho phụ huynh nghe
-HS lắng nghe
-HS đọc thông điệp
-HS lắng nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)
ĐẠO ĐỨC
Tiết 11 – BÀI 9: CHĂM SÓC ,GIÚP ĐỠ EM NHỎ (Video)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
- Nhận biết được biểu hiệnvà ý nghĩ của việc chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ. 
- Thể hiện sự chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ bằng nhữn gviệc làm phù hợp với 
 lứa tuổi.
-Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ em nhỏ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-GV: Máy tính, bài giảng PP
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Khởi động:
- GV cho HS nghe và cùng hát bài “Làm anh khó đấy”.
- GV đặt câu hỏi:
+ Anh đã làm những việc gì khi: em bé khóc, ngã, mẹ cho quà bánh? (Anh phải dỗ dành, nâng dịu dàng, chia em phần quà bánh hơn)
+ Theo em, làm anh có khó không? (Khó nhưng vui)
Kết luận: Chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ là việc làm thể hiện sự quan tâm và yêu thương em.
2. Khám phá:
- GV đưa 5 tranh mục Khám phá trong SGK yêu cầu hs quan sát kĩ các tranh để kể những việc làm thể hiện sự chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ.
- HS lên trình bày kết quả .
- HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
+ Tranh 1: Bạn quan tâm, nhắc nhở em ăn nhiều thêm.
+ Tranh 2: Bạn dạy em đọc chữ.
+ Tranh 3: Bạn đưa đồ chơi cho em.
+ Tranh 4: Trời lạnh, bạn quàng khăn ấm cho em.
+ Tranh 5: Bạn nhường em ăn bánh, kẹo.
- GV đặtcâuhỏi: 
+ Vì sao cần chăm sóc giúp đỡ em nhỏ?
+ Em cần làm gì để chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ?
- GV lắng nghe các ý kiến của học sinh, khen ngợi.
Kết luận:Chăm sóc, gia chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ là thể hiện tình yêu thương gia đình. Em cần chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ bằng những việc làm phù hợp như: nhắc em giữ vệ sinh, ăn uống đầy đủ; dạy em cách chơi, giữ sức khỏe khi trời lạnh,
3. Luyệntập, thực hành.
Hoạtđộng 1. Em chọn việc nên làm
 - GV, hướng dẫn hs quansát tranh và lựa chọn: Việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao? 
- Gv đưa tranh lên chiếu hình để HS lên gắn sticker mặt cười hay mặt mếu (hoặc dùng thẻ màu xanh, đỏ) để tất cả các nhóm lên gắn kết quả thảo luận.
+ Việc nên làm:
Tranh 2: Anh yêu thương, vỗ về em gái.
Tranh 4: Em thích chơi ô tô, anh nhường cho em chơi.
Tranh 5: Chị gái chải tóc cho em.
Tranh 6: Chị hỏi han, kiểm tra em xem có sót không.
+ Việc không nên làm:
Tranh 1: Chị trêu chọc, giật tóc lam em đau, em khóc rất to.
Tranh 3: Anh tranh giành đồ chơi của em.
Kết luận: Những việc nên làm để chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ: yêu thương, nhường nhịn em. Không trêu chọc, tranh giành đồ chơi với em.
Hoạtđộng 2. Chia sẻ cũng bạn
- GV nêu yêu cầu :Em hãy chia sẻvới bạn những việc em đã làm để chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ
- HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết chăm sóc ,giúp đỡ em nhỏ.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
Hoạtđộng 1.Xử lí tình huống
GV đưa tình huống ở tranh mục Vận dụng và đặt câu hỏi cho cả lớp: 
+ Nếu là anh, chị của em bé đang khóc, em sẽ làm gì?
- GV lắng nghe, khen ngợi, tổng kết các ý kiến của HS và đưa ra những cách xử lí:
+ Ôm em và dỗ dành em.
+ Bày những đổ chơi em thích để dỗ em.
+ Nếu em đói, lấy sữa hoặc bánh cho em ăn,...
Kết luận: Làm anh chị, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ em nhỏ là những việc làm cần thiết.
Hoạt động 2 Em...g tranh.
- Em sẽ khuyên bạn điều gì?
- Bạn nào ở lớp mình luôn đi học đúng giờ?
- Đi học đúng giờ để làm gì?
- GV kết luận: Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp em thực hiện tốt quyền được đi học của mình
Nội quy mình nhớ khắc ghi
Đến trường học tập em đi đúng giờ.
Nhận xét tiết học , tuyên dương học sinh tích cực hoạt động . 
Dặn học sinh xem BT4,5 /24,25 để chuẩn bị cho tiết học sau .
HS quan sát, nêu nội dung
HS đóng vai
HS nhận xét
HS trả lời: Bạn đi học rồi tối về xem ti vi, trễ học cổng trường đóng, hoặc đội cờ đỏ sẽ trừ điểm, 
HS trả lời
- Giao nhiệm vụ tiếp nối sau giờ học: phát cho mỗi HS một Phiếu “Tuần tự giác đi học đúng giờ”, yêu cầu HS về nhà thực hiện và chia sẻ lại kết quả với giáo viên và các bạn vào giờ học sau. Chú ý: Yêu cầu HS khoanh tròn vào hình khuôn mặt cười () với việc em đã tự giác làm hoặc mặt mếu với việc em chưa tự giác làm vào ô tương ứng ở cột Dành cho HS; Bố, mẹ HS đánh dấu (ü) nếu hài lòng về việc con mình đã tự giác làm.
 - Nhận xét chung về sự tham gia của HS vào bài học. 
Cách 2: GV hoặc cho HS theo dõi bạn đi học đúng giờ đánh x vào bảng chấm theo dõi ngày em đến trường ở mỗi lớp học..

- Nhận nhiệm vụ tiếp nối và thực hiện theo yêu cầu. Yêu cầu cần đạt:
 + HS nói ngắn gọn được những điều mình học được qua bài học này. 
+ HS thể hiện cam kết sẽ tự giác để đi học đúng giờ.
+ HS thể hiện sự tự giác trong việc đi học đúng giờ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.(nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ĐẠO ĐỨC
TIẾT 13:HỌC BÀI VÀ LÀM BÀI ĐẦY ĐỦ (Video)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT .
 - Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học bài và làm bài đầy đủ
- Thực hiện được việc học bài và làm bài đầy đủ. Biết nhắc nhở bạn bè học bài và làm bài đầy đủ
- Học sinh nghiêm túc thực hiện học bài và làm bài đầy đủ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
GV: - Máy tính, 
HS:- SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1;
-Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, bài thơ, bài hát,... gắn với bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.

Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- GV cho hát “ Lớp chúng ta đoàn kết”
2. Khám phá:
- Giáo viên đưa 1 số câu hỏi.
GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới, ghi tên bài
- GV chiếu 3 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, đưa câu hỏi khai thác tranh
+Vì sao bạn Bi bị cô giáo nhắc nhở?
+Các em có học theo bạn Bi không? Vì sao?
+Tác hại của việc không học bài và làm bài đầy đủ là gì?
+Vì sao bạn Bo được cô khen? 
+Để được như bạn Bo, em cần làm gì?
+Học bài và làm bài đầy đủ đem lại lợi ích gì? ...
- GV gọi HS NX; GV NX=> KL
- HS nghe hát tập thể.
-HS TLCH cho phụ huynh
- HS lắng nghe, suy nghĩ, TLCH
- HS NX, bổ sung
- HS suy nghĩ; TLCH
- HS NX, bổ sung cho phụ huynh
- HS lắng nghe
Cho hát bài “ Vui đến trường”
-HS nghe hát tập thể
3. Luyện tập, thực hành:
*H Đ1:Quan sát tranh chọn việc nên làm và việc không nên làm: 
- GV chia HS thành các nhóm (4 HS), y.c các nhóm quan sát kĩ các tranh 1,2(SGK tr 31), TLCH
+ Việc nào nên làm?
+ Việc nào không nên làm? Vì sao?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV NX, kết luận
* H Đ2: Chia sẻ
-Chia sẻ với các bạn thói quen học và làm bài của em
- Y.c HS suy nghĩ, chia sẻ trong nhóm đôi (1 ph).
- Đại diện HS trình bày 
- Yêu cầu các nhóm nhận xét.
- GV NX, khen ngợi => KL
4.Vận dụng trải nghiệm :(nếu có)
- GV đưa tranh tình huống
- GV y.c HS suy nghĩ, xử lí tình huống
- Gọi HS nhận xét – GV NX, định hướng cho HS lựa chọn cách xử lí tốt nhất => GV KL
-Em cùng bạn nhắc nhau học và làm bài đầy đủ
- GV hướng dẫn HS đóng vai giúp nhau học và làm bài đầy đủ
- GV đưa 1 số câu hỏi khắc sâu nội dung bài => KL
-GV đưa câu thông điệp
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau: Bài 12: Giữ trật tự trong trường, lớp

- HS quan sát 
- HS trình bày vì sao chọn việc nên làm hoặc không nên làm của các bạn trong tranh
- HS NX, bổ sung
- HS chia sẻ qua việc làm thực tế của mình cho phụ huynh
- HS trình bày cho phụ huynh
- Nhận xét. 
-HS suy nghĩ đưa ra các cách xử lí tình huống
HS khác NX, bổ sung ý kiến
- HS sắm vai
- HS TLCH cho phụ huynh

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.(nếu có)
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ĐẠO ĐỨC
TIẾT 14: BÀI 12 GIỮ TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG, LỚP (Video)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Biết được ý nghĩa của việc giữ trật tự trong trường, lớp; khi nào cẩn giữ trật tự trong trường, lớp.
-Thực hiện được việc giữ trật tự trong trường, lớp.
-Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự trong trường, lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-GV:- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười - mặt mếu, ...p.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-Khi đến trường, các con nhơ thực hiện những điều minh đã học. CB bài tiết sau.

 -HS nghe hát
 -HS trả lời cho phụ huynh
 -HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
-HS quan sát tranh SGK và 
 trả lời cho phụ huynh
- HS trả lời cho phụ huynh
-HS nhận xét
-HS lắng nghe
- HS quan sát
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến chobạnvừatrìnhbày.
-HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS đưa ra ý kiến bằng cách 
giơ mặt cười, mặt mếu và giải
 thích
-HS khác nhận xét
- HS tự liên hệ bản thân và 
chia sẻ cho phụ huynh
-HS lắng nghe.
-HS quan sát
-HS chọn
-HS lắng nghe
-HS chia s
-HS nêu cách xử lí tình huống
cho phụ huynh
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS đọc cho phụ huynh
-HS lắng nghe thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (Nếu có)

.
 ĐẠO ĐỨC
 Tiết 15: BÀI 13 GIỮ GÌN TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG LỚP
 (Lồng ghép với chủ đề :Sinh hoạt nề nếp) Video
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
-Nêu được những việc cẩn làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp và hiểu ý nghĩa củaviệc làm đó.
-Thực hiện đúng việc giữ gìn tài sản của trường, lớp.
-Nhắc nhở bạn bè cùng giữ gin tài sản của trường, lớp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-GV:Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười,mặt mếu, bài thơ, bài hát,..gắn với bài học
-HS:Vở bài tập Đạo đức 1
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Khởi động:
Tổ chức hoạt động tập thể- hát bài "Em yêu trường em"
+ Trong bài hát có nhắc tới những gì? 
+ Bài hát nói về điều gì
Kết luận: Chúng ta đang học dưới mái trường thân yêu có thầy cô, bè bạn, bàn ghế,sách vở,... Để thể hiện tình yêu với mái trường, chúng ta phải cùng nhau giữ gìn tài sản của trường, lớp.
2. Khám phá:
Hoạt động 1 :Tìm hiểu vì sao phải giữ gìn tài sản của trường, lớp
-GV treo/chiếu tranh ở mục Khám phá lên bảng để HS quan sát (hoặc HS quan sát tranh trong SGK).
- GV nêu yêu cầu:
+ Em hãy nhận xét về hành vi của các bạn trong tranh.
+ Vì sao em cần giữ gìn tài sản của trường, lớp?
- HS quan sát, lắng nghe, thảo luận cùng phụ huynh, trả lời từng câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời tốt.
Kết luận:
- Hành vi đứng lên bàn, ghế để đùa nghịch của hai bạn trong tranh là sai, em không nên làm theo bạn.
- Giữ gìn tài sản của trường, lớp là nhiệm vụ của mỗi HS. Giữ gìn tài sản của trường,lớp giúp em có điều kiện để học tập, sinh hoạt ở trường, lớp được tốt hơn.
Hoạt động 2 : Khám phá những việc cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp
-GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh nhỏ trong mục Khám phá (SGK) và thực hiện theo yêu cầu: Em hãy kể tên các tài sản của nhà trường. Để giữ gìn các tài sản đó, em cần làm gì?
-HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em có câu trả lời đúng.
Kết luận:
-Tài sản của trường, lớp bao gồm: bàn ghế, bảng, cửa, cây cối, tường, nước, đồ dùng thiết bị dạy học,...
-Những việc em cần làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp là: khoá vòi nước khi dùng xong; tắt điện khi ra khỏi phòng; không nhảy lên bàn ghế; giữ gìn sách, truyện trong thư viện; lau cửa sổ lớp học; không vẽ lên tường,...
3.Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1: Em chọn việc làm đúng
- GV treo/chiếu tranh lên bảng (hoặc HS quan sát tranh trong SGK), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy quan sát bốn bức tranh trong mục Luyện tập (SGK), sau đó thảo luận, lựa chọn việc làm đúng.
- HS thảo luận cùng phụ huynh , dán sticker mặt cười vào việc nên làm,sticker mặt mếu vào việc không nên làm. HS cũng có thể dùng thẻ học tập hoặc dùng bút chì đánh dấu vào tranh.
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi HS có câu trả lời đúng.
Kết luận:
- Việc làm đúng: Tắt điện, đóng cửa sổ khi ra khỏi phòng (tranh 1); Nhắc nhở bạn khoá vòi nước khi không dùng nữa (tranh 2).
- Việc em không nên làm là: Viết lên bàn (tranh 3); Vẽ lên tường lớp học (tranh 4).
Hoạt động 2 :Chia sẻ cùng bạn
-GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ cùng phụ huynh những việc em đã làm để giữ gìn tài sản của trường, lớp.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết giữ gìn tài sản của trường, lớp.
Kết luận: Để có môi trường học tập tốt em cẩn thực hiện nội quỵ giữ gìn tài sản củatrường, lớp.
4.Vận dụng, trải nghiệm:
Hoạt động 1::Xử lí tình huống
-GV treo hoặc chiếu tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận cùng phụ huynh và đưa ra phương án xử lí trong tình huống: Em sẽ làm gì khi thấy một bạn đang hái hoa trong vườn hoa của nhà trường?
Gợi ý: HS có thể đưa ra các cách xử lí khác nhau: 1/ Báo với cô giáo chủ nhiệm hoặcbảo vệ; 2/ Khuyên bạn không nên làm thế; 3/ Mặc kệ bạn;...
-GV cho HS trình bày các cách xử lí, phân tích để lựa chọn cách xử lí tốt nhất.
Kết luận: Em cần biết giữ gìn tài sản của trường, lớp bằng những hành động cụ thể.
Hoạt động 2: Em cùng bạn nhác nhau giữ gìn tài sản của trường, lớp
 GV có thể yêu cẩu HS đóng vai tình huống cùng phụ huynh ở hoạt động Luyện tập với...ệ sinh trường, lớp.
Thông điệp:GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vàoSGK), đọc.
- Nhắc HS giữ vệ sinh trường lớp và nơi công cộng , nơi ở.

-HS nghe
-HS trả lời cho phụ huynh nghe
-HS nghe.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời cho phụ huynh nghe
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời cho phụ huynh nghe
-HS nêu kết quả.
HS chia sẻ cho phụ huynh nghe
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ cho phụ huynh nghe
-HS lắng nghe và thực hiện.
-HS lắng nghe
-HS đọc cho phụ huynh nghe
- HS lắng nghe và thực hiện.

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC (nếu có):
Đạo đức
Tiết 17: BÀI 15 GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (Video)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT .
Nêu được một số biểu hiện của gọn gàng, ngăn nắp.
Biết được vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp.
Bước đầu hình thành được một số nền nếp gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1. Máy tính, bài giảng PP 
- HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động:
Tổ chức hoạt động tập thể- hát bài "Em ngoan hơn búp bê"
GV tổ chức cho HS hát bài “Em ngoan hơn búp bê”.
GV đặt câu hỏi: Vì sao bạn nhỏ trong bài hát ngoan hơn búp bê?
HS suy nghĩ, trả lời.
Kết luận: Bạn nhỏ trong bài hát đã biết cởi áo bông trước khi đi ngủ, ngồi xong xếp ghế, bạn đã có thói quen gọn gàng, ngăn nắp.
Khám phá:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp
GV treo/chiếu tranh trong mục Khám phá nội dung “Vì sao phải gọn gàng, ngăn nắp?” lên bảng, giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Bạn nào gọn gàng, ngăn nắp?
+ Vi sao phải gọn gàng, ngăn nắp?
GV lắng nghe câu trả lời:
+ Tranh 1: Khi ở nhà, bạn gái sắp xếp sách vở gọn gàng trên giá sách, mỗi khi cầndùng sách gì thì bạn tìm thấy ngay.
+ Tranh 2: Khi ở trường, bạn trai sắp xếp sách vở, đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp trênbàn, sách vở phẳng phiu, đồ dùng không bị rơi, gãy. Bạn gái để sách vở bừa bộn,đổ dùng học tập mỗi thứ một nơi. Mỗi khi sử dụng mất nhiều thời gian tìm, đồ dùng dễ bị gãy, hỏng.
GV khen ngợi những em có câu trả lời đúng và hay.
Kết luận: Em cần gọn gàng ngăn nắp mọi lúc, mọi nơi. Sự gọn gàng, ngăn nắp giúp em thấy thứ mình cần nhanh hơn, an toàn cho bản thân và người khác đồng thời sẽ giúp em giữ gìn đổ dùng, đồ chơi bển, đẹp,...
Hoạt động 2:Khám phá những việc cần làm để luôn gọn gàng, ngân nắp
GV đặt câu hỏi: “Em cần làm gì để sách vở, đổ dùng luôn gọn gàng, ngăn nắp?”
GV gọi một số HS phát biểu, sau đó nhận xét, bổ sung, khen ngợi những bạn có câu trả lời đúng; chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.
Kết luận: Để luôn gọn gàng, ngăn nắp em cần sắp xếp: đổ dùng, đổ chơi, sách vở, dụngcụ học tập... đúng nơi quy định. Gọn gàng, ngăn nắp giúp em rèn luyện thói quen tốttrong cuộc sổng.
3. Luyện tập, thực hành:
Xác định việc nên làm và việc không nên làm
 GV chỉ vào tranh, yêu cẩu HSchọn cách làm đúng bằng cách dán sticker. Sau đó, mời hs lên thực hiện, hs khác chú ý quan sát, lắng nghe và đặt câu hỏi (nếu có).
Kết luận: Chúng ta cần rèn luyện thói quen luôn gọn gàng, ngăn nắp. Cần sắp xếp sách vở, quần áo, đồ dùng, đổ chơi đúng nơi quy định, không nên để bừa bộn, lẫn lộn với nhau.
4.Vận dụng, trải nghiệm (nếu có)
Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Hãy chia sẻ với bạn em đã sắp xếp đồ dùng cá nhân của em như thế nào.
- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
- Hs chia sẻ qua thực tế của bản thân.
-HS hát
-HS trả lời cho phụ huynh nghe.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời cho phụ huynh nghe.
- HS lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời cho phụ huynh nghe.
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ cho phụ huynh nghe
-HS nêu cho phụ huynh nghe.
-HS lắng nghe
-HS nêu cho phụ huynh nghe.
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
HS nêu cho phụ huynh nghe.
HS chia sẻ cho phụ huynh nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.(nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán 
ĐẠO ĐỨC
Tiết 18: Ôn tập- đánh giá cuối học kì 1 (Video)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT .
- Học sinh nắm được những kỹ năng của bài đạo đức đã học
- Thực hành tốt các kỹ năng đó.
- HS có ý thức yêu thương mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Video
-HS : SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Giáo viên nêu lại những nội dung bài đã học.
Đi học đúng giờ
Học bài và làm bài đầy đủ
Giư trật tự trong trường lớp
Giữ gìn tài sản của trường lớp
Giữ gìn vệ sinh trường lớp
Gọn gàng ngăn nắp
Học tập sinh hoạt đúng giờ
2. Luyện tập, thực hành:Trò chơi 
- Giáo viên hướng dẫn trò chơi.
- Giáo viên nhận xét đá... chăm chỉ học hành, siêng năng làm việc nhà nên được mọi người yêu quý, em cần học tập những thói quen tốt của hai chú mèo này.
2.Khám phá:
Tìm hiểu sự cần thiết của việc tự giác học tập và những biểu hiện của việc tự giác học tập
GV chiếu hình hoặc treo tranh (mục Khám phá) lên bảng để HS quan sát (đồng thời hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK).
-HS suy nghĩ, trả lời.
GV đặt câu hỏi theo tranh: Em hãy cho biết:
+ Bạn nào tự giác học tập? Bạn nào chưa tự giác học tập?
+ Các biểu hiện của việc tự giác học tập.
+ Vì sao cần tự giác học tập?
GV mời từ ba tới bốn HS phát biểu, HS khác chú ý lắng nghe, nêu ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi (nếu có). GV khen ngợi những HS có câu trả đúng, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng.
Kết luận:
Hai bạn đang luyện viết, được cô giáo khen đã tự giác học tập. Hai bạn đang đùa nghịch trong giờ học mặc dù được cô giáo nhắc nhở là chưa tự giác học tập.
Biểu hiện của tự giác học tập gồm: Tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách chủ động mà không cần ai nhắc nhở, giám sát; tự mình xây dựng kế hoạch học tập và xác định mục đích học tập đúng đắn dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô, giáo.
Tự giác học tập giúp em luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,... Tự giác trong học tập giúp em rèn tính tự lập, tự chủ, ý chí kiên cường, bền bỉ và những phẩm chất tốt đẹp khác. Tự giác học tập giúp em đạt kết quả tốt trong học tập.
-Trái với tự giác học tập là học đối phó, chán nản, không chịu tiếp nhận bài học và không thực hiện các yêu cẩu luyện tập của thầy cô; ít quan tâm đến sách vở, không lắng nghe lời khuyên bảo của người lớn.
3. Luyện tập thực hành:
Hoạt động 1 Xác định bạn tự giác/ bạn chưa tự giác học tập
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm từ 4 - 6 HS quan sát tranh mục Luyện tập trong SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác học tập? Vì sao?
GV mời đại diện một đến hai nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Sau đó, GV hỏi có nhóm nào có cách làm khác không? Đánh giá, khen ngợi hoặc chỉnh sửa ý kiến.
+ Các bạn trong tranh 2, 3, 4 và 6 đã tự giác học tập vì ở tranh 2 - Bạn gái luôn tự giác ôn bài đúng giờ; tranh 3 - hai bạn tích cực phát biểu trong giờ học;
tranh 4 - bạn gái chủ động đọc trước bài hôm sau; tranh 6 - ba bạn tích cực hoạt động nhóm. Ý thức tự giác học tập của các bạn cần được phát huy và làm theo.
+ Trong tranh 1 và 5 còn có các bạn chưa tự giác học tập. Tranh 1 - bạn trai ngồi đọc truyện trong giờ học; tranh 6 - bạn gái vẫn ngồi chơi dù đến giờ ôn bài. Ý thức chưa tự giác học tập của các bạn cần được nhắc nhở, điều chỉnh để trở thành người luôn chủ động, tích cực trong học tập.
Ngoài ra, GV có thể mở rộng, đặt thêm các câu hỏi liên quan tới ý thức tự giác và chưa tự giác học tập nhằm giúp HS hiểu rõ ý nghĩa của việc tự giác học tập
Kết luận: Các em cần chủ động, tích cực trong học tập; không nên học tập một cách đối phó, chỉ học khi có người khác giám sát, nhắc nhở,... để đạt kết quả cao trong học tập.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
- GV nêu yêu cầu: Em đã tự giác học tập chưa? Hãy chia sẻ cùng các bạn.
- GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số em chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác học tập.
4. Vận dụng trải nghiệm (nếu có):
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho bạn
GV nêu tình huống: Trong giờ học Thể dục, dù được bạn nhắc nhưng Lan vẫn không tham gia, mà ngồi trong lớp đọc truyện. Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn.
GV gợi ý:
1/ Lan ơi, cất truyện đi, ra học Thể dục cùng cả lớp nào!
2/ Lan ơi, không nên trốn giờ Thể dục như vậy!
GV mời HS trả lời. Các bạn khác nhận xét, góp ý nếu có.
Kết luận: Cần tích cực tham gia đầy đủ các giờ học, hoạt động giữa giờ.
Hoạt động 2 Em rèn luyện thói quen tự giác học tập
GV gợi ý để HS chia sẻ cách rèn luyện thói quen tự giác học tập. GV có thể cho HS đóng vai nhắc nhau tự giác học tập.
Kết luận: Các em cần thực hiện thói quen tự giác học tập để đạt kết quả cao trong học tập.
Thông điệp: GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.

-HS hát
-HS trả lời cho phụ huynh nghe
- HS quan sát tranh 
- HS trả lời cho phụ huynh nghe
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
-HS lắng nghe
- Học sinh trả lời cho phụ huynh nghe
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
-HS quan sát, lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe để chia sẻ
-HS suy nghĩ đưa ra lời khuyên cho bạn
-HS trả lời cho phụ huynh nghe
-Hs lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe
-HS đọc phần thông điệp
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.(nếu có)
........................................................................................................................................................................................................................ện các công việc ở trường, lớp sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình mỗi em; sau đó hướng dẫn các em tự điều chỉnh kế hoạch tham gia các công việc của mình bằng cách hoàn thiện thời gian biểu hoạt động theo tháng và trả lời câu hỏi: Em tham gia được công việc gì mỗi tháng theo kế hoạch hoạt động của lớp, trường mình? Vì sao?
GV mời một đến hai HS phát biểu, cả lớp lắng nghe, cho ý kiến phản hồi (nếu có);GV khen ngợi ý kiến đúng hoặc điều chỉnh các ý kiến khác (nếu cần).
Kết luận: HS cần trao đồi cách thực hiện công việc trường, lớp với bạn để nhắc nhau cùng rèn luyện và chia sẻ cách thực hiện linh hoạt nhằm đảm bảo đủ các buổi sinhhoạt dưới cờ; sinh hoạt lớp; tham gia nhiều nhất có thể vào các hoạt động đóng góp ủng hộ bạn nghèo, người khuyết tật,...; chăm sóc công trình măng non; sinh hoạt Sao Nhi đồng; vệ sinh trường, lớp,...
Thông điệp:GV chiếu/viết thông điệp lên bảng (HS quan sát trên bảng hoặc nhìn vào SGK), đọc.
-GV hệ thống kiến thức bài.
-Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau

-HS hát
-HS trả lời
-HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
- HS trả lời
- Các nhóm lắng nghe, bổ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày.
 -HS lắng nghe
- Học sinh trả lời
- HS tự liên hệ bản thân kể ra.
HS lắng nghe.
HS quan sát
-HS chọn
-HS chia sẻ
-HS nêu
-HS lắng nghe
-HS thảo luận và nêu
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.(nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________ 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 22: BÀI 19 TỰ GIÁC LÀM VIỆC NHÀ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà
 -HS biết được vì sao phải tự giác làm việc nhà.
 - HS tự giác làm những việc nhà vừa sức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-GV: SGK, SGV, Vở bài tập Đạo đức 1,Máy tính máy chiếu,giáo án.
-HS:SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Tổ chức hoạt động tập thể - hát bài "Bé quét nhà"
GV cho cả lớp hát theo video bài hát “Bé quét nhà”.
GV đặt câu hỏi: Bạn nhỏ trong bài hát đã làm việc gì? Em đã tự giác làm được nhữngviệc gì giúp đỡ bố mẹ?
Kết luận: Mỗi chúng ta cần tự giác làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
Khám phá:
Tìm hiểu những việc em cần tự giác làm ở nhà và lợi ích của các việc đó
GV chiếu bảng phân công các việc nhỏ trong nhà theo lứa tuổi từ 6 đến 7 tuổi (hoặc hướng dẫn HS xem tranh ở mục Khám phá trong SGK). Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, sau đó mời đại diện hai đến ba HS kể tên những việc em làm được theo tranh và thực tế ở nhà em, HS khác lắng nghe và bổ sung, đồng thời GV khen ngợi hoặc chỉnh sửa các ý kiến.
- GV đặt câu hỏi cho HS:
+ Bạn trong tranh đã tự giác làm được những việc nào ở nhà?
+ Từ thực tế ở nhà em và quan sát tranh, em hãy kể tên những việc mình đã làm
được. Em có cảm xúc gì sau khi làm xong việc đó?
+ Theo em, vì sao phải tự giác làm việc nhà?
Kết luận: Ở nhà, dù hoàn cảnh gia đình mỗi em mỗi khác, các em đều phải tự giác lau dọn nhà cửa; chăm sóc cây, hoa; thu dọn rác; tự gấp, cất quần áo; chăm sóc các con vật nuôi;... Khi tự giác làm được như vậy, các em sẽ hãnh diện vì cảm thấy mình là một thành viên có ích trong gia đình, được học cách để trở thành người tự lập và thể hiện trách nhiệm của bản thân.
3. Luyện tập, thực hành.
Hoạt động 1 Xác định bạn tự giác, chưa tự giác làm việc nhà
GV yếu cầu HS quan sát 5 tranh ở phẩn Luyện tập trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi:Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác làm việc nhà? Vì sao?
Sau khi HS trả lời, GV chốt lại: Các bạn nhỏ ở các tranh từ 1, 2,4 và 5 đã tự giác làm việc nhà rất đáng khen. Bạn nhỏ trong tranh số 3 chưa tự giác làm việc nhà (nhờ bà dọn phòng hộ).
Kết luận: Để giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng,... các em cần tự giác giúp bố mẹmột số việc phù hợp với khả năng của bản thân như: nhặt rau, gấp và cất quần áo, cho vật nuôi ăn, vứt rác đúng nơi quỵ định,... Nếu làm tốt, các em vừa thể hiện được tìnhyêu thương, kính trọng ông bà, cha mẹ, vừa thể hiện được trách nhiệm, bổn phận củamình với gia đình.
Hoạt động 2 Chia sẻ cùng bạn
GV nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ cùng các bạn những việc nhà em đã tự giác làm.Cảm xúc của em khi đó như thế nào?
GV tuỳ thuộc vào thời gian của tiết học có thể mời một số HS chia sẻ trước lớp hoặc các em chia sẻ theo nhóm đôi.
HS chia sẻ qua thực tế của bản thân.
GV nhận xét và khen ngợi các bạn đã biết tự giác làm việc nhà.
4. Vận dụng,trải nghiệm:
Hoạt động 1 Đưa ra lời khuyên cho ban
GV nêu tình huổng: Trước khi đi làm, mẹ nhắc bạn nhỏ ở nhà cất quẩn áo. Tuy
nhiên, khi mẹ đi làm về, bạn nhỏ chưa cất, mẹ hỏi: Con vẫn chưa cất quẩn áo à? Emhãy đưa ra lời khuyên cho bạn.
GV gợi ý cho HS:
1/ Bạn hãy cất quẩn áo luôn nhé!
2/ Bạn hãy xin lỗi mẹ và lần sau cẩn tự giác làm việc nhà nhé!
GV mời HS 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dao_duc_lop_1_sach_kntt_chuong_trinh_ca_nam.docx
  • docxHọc kì 1.docx
  • docxHọc kì 2.docx