Kế hoạch bài dạy Công nghệ 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết một các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.

- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh trong đời sống.

- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.

- Vận dụng, lựa chọn, sử dụng hợp lí lợi ích của hoa và cây cảnh trong cuộc sống.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được ý tưởng dùng hoa, cây cảnh để trang trí trong phòng học hoặc ở nhà.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm để đề xuất các vấn đề của bài học.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất yêu nước: Thông qua các hoạt động tìm hiểu về hoa, cây cảnh trong cuộc sống góp phần yên thiên nhiên, quê hương đất nước.

- Phẩm chất nhân ái: có thái độ vui vẻ, hòa nhã, đoàn kết trong hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Phẩm chất chăm chỉ: tích cực với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.

docx 98 trang Cô Giang 18/11/2024 101
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Công nghệ 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Công nghệ 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Công nghệ 4 Sách CTST - Năm học 2023-2024
TUẦN 1: PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 1: HOA VÀ CÂY CẢNH QUANH EM (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Nhận biết một các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.
- Nêu được lợi ích của hoa và cây cảnh trong đời sống. 
- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Vận dụng, lựa chọn, sử dụng hợp lí lợi ích của hoa và cây cảnh trong cuộc sống.
2. Năng lực chung.
- Năng lực tự chủ, tự học: Biết tìm hiểu lợi ích của hoa và cây cảnh ở gia đình, trường học, địa phương đối với đời sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được ý tưởng dùng hoa, cây cảnh để trang trí trong phòng học hoặc ở nhà.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, góp ý cùng bạn trong hoạt động nhóm để đề xuất các vấn đề của bài học.
3. Phẩm chất.
- Phẩm chất yêu nước: Thông qua các hoạt động tìm hiểu về hoa, cây cảnh trong cuộc sống góp phần yên thiên nhiên, quê hương đất nước.
- Phẩm chất nhân ái: có thái độ vui vẻ, hòa nhã, đoàn kết trong hợp tác nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: tích cực với việc trồng, chăm sóc và bảo vệ hoa, cây cảnh.
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm với lớp, tôn trọng tập thể. Yêu thích hoa và cây cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.
- SGK và các thiết bị, học liệu phục vụ cho tiết dạy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Thông qua khởi động, giáo viên dẫn dắt bài mới hấp dẫn để thu hút học sinh tập trung.
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu video một số loài hoa một số cây cảnh đẹp để khởi động bài học. 
+ GV Cùng trao đổi với HS về vẻ đẹp của hoa, cây cảnh đã xem trong video: Em nhận xét xem.
+ GV hỏi thêm: Em có thích hoa và cây cảnh không?
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới.
- Cả lớp theo dõi video.
- HS chia sẻ những suy nghĩ của mình qua xem video hoa và cây cảnh đẹp.
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động khám phá:
- Mục tiêu: 
+ Nhận biết và nêu được đặc điểm của các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Nhận biết tên của một số loài hoa, cây cảnh phổ biến. 
1.1. Nhận biết tên của một số loài hoa. (Làm việc chung cả lớp)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời HS làm việc chung cả lớp, cùng quan sát tranh và trả lời.
+ Em hãy quan sát tranh dưới đây và cho biết tên các loại hoa?
- GV mời 1 số HS nêu tên các loài hoa trong hình. HS khác góp ý bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm việc chung cả lớp: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Hình a: Hoa sen.
+ Hình b: Hoa cẩm chướng.
+ Hình c: Hoa mai.
+ Hình d: Hoa vạn thọ.
+ Hình e: Hoa hồng. 
+ Hình g: Hoa lan.
- Một số HS trả lời tên các loài hoa. HS khác góp ý bổ sung.
1.2. Nhận biết tên của một số loài cây cảnh. (Sinh hoạt nhóm 2)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời HS sinh hoạt nhóm 2, cùng quan sát tranh và trả lời.
+ Em hãy quan sát tranh dưới đây và cho biết tên các loại cây cảnh?
- GV mời đại diện các nhóm trình bày: nêu tên các loài cây cảnh trong hình, các nhóm khác góp ý bổ sung.
- GV nhận xét chung, tuyên dương và chốt: 
Ở nước ta có một số loài hoa, cây cảnh phổ biến như hoa đào, hoa mai, hoa sen, hoa cúc, cây vạn niên thanh, cây lưỡi hổ,

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS sinh hoạt nhóm 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Hình a: Cây trầu bà.
+ Hình b: Cây thông bonsai.
+ Hình c: Cây ngân hậu.
+ Hình d: Cây nha đam.
+ Hình e: Cây cau lụa vàng. 
+ Hình g: Cây dong cảnh.
- Đại diện các nhóm trả lời tên các loài cây cảnh, các nhóm khác góp ý bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
3. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức về các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn. (sinh hoạt nhóm 4)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời HS sinh hoạt nhóm 4, cùng thau thảo luận và chia sẻ nội dung:
Ngoài những loại hoa, cây cảnh đã học trong bài, em hãy kể tên những loài hoa và cây cảnh khác mà em biết.
- GV mời Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS sinh hoạt nhóm 4, cùng thau thảo luận và chia sẻ về những loài hoa, cây cảnh mà em biết.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó phát triển năng lực công nghệ và năng lực thẩm mĩ.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV mời HS chia sẻ về những loài hoa, cây cảnh được trồng ở nhà, giải...h chuông, cánh loe rộng ở miệng; mỗi hoa có từ 4-6 cánh, mép cánh tròn, mềm, mỏng.
Ý nghĩa: Biểu tượng của sự thành công.
Thẻ 3: 
Cây thân leo, nhiều rễ; lá gần giống hình trái tim, có màu xanh bóng, thon dài ở phần đuôi. 
Ý nghĩa:Biểu tượng của sự phát triển thịnh vượng.
Thẻ 4: 
Đặc điểm: Cây có màu xanh đậm; lá cứng, dày, trông như ngọn giáo, viền lá màu vàng từ gốc đến ngọn.
Ý nghĩa: Tượng trưng cho sợ may mắn.
Thẻ 5: 
Đặc điểm: Hoa thường nở rộ vào lúc 10 giờ sáng; hoa có nhiều màu như tím, đỏ, vàng, cam, khi nở, cánh hoa xòe tròn, nhị hoa vàng óng.
Ý nghĩa: Tượng trưng cho sự quyết đoán. Chân thành.
Thẻ 6: 
Đặc điểm: Hoa có 5 cánh; màu trắng, đỏ, hồng; mùi thơm ngào ngạt, thường nở vào mùa xuân cho đến hết mùa hè.
Ý nghĩa: Biểu tượng của sức sống và những điều tốt lành.
- GV mời 1 số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác góp ý bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS sinh hoạt nhóm 4, cùng đọc các thẻ, quan sát tranh, thảo luận và đưa ra ý kiến ghép thẻ mô tả đúng với loài hoa:
+ Thẻ 1: tương ứng với hoa sữa.
+ Thẻ 2: tương ứng với hoa quỳnh anh vàng.
+ Thẻ 3: tương ứng với cây trầu bà.
+ Thẻ 4: tương ứng với cây lưỡi hổ.
+ Thẻ 5: tương ứng với hoa mười giờ.
+ Thẻ 6: tương ứng với hoa sứ.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
3. Hoạt động luyện tập.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức về các loại hoa, cây cảnh phổ biến trong đời sống.
+ Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Cách tiến hành:
Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn. (sinh hoạt nhóm 4)
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- GV mời HS sinh hoạt nhóm 4, cùng thau thảo luận và chia sẻ nội dung:
Em hãy nêu đặc điểm và lợi ích của các loài hoa, cây cảnh có trong hình dưới đây.
- GV mời Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS sinh hoạt nhóm 4, cùng nhau thảo luận và chia sẻ về những hiểu biết của mình đặc điểm và lợi ích của các loài hoa, cây cảnh có trong hình.
+ Cây sen đá: cây nhỏ màu xanh nhạt, xanh dương, lá thường xếp thành hình như những bông hoa sen. Loài cây này ưa mọc trên đá, sỏi, nhưng nơi khô cằn. Ý nghĩa: là biểu tượng cho ý chí kiên cường, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống bởi sức sống mãnh liệt. 
+ Hoa dâm bụt: có màu đỏ, hồng, cam, vàng. Hoa có 5-6 cánh, ở giữa có nhị hoa. 
Ý nghĩa: Hoa dâm bụt tượng trưng cho tình yêu và sự gắn kết.
+ Cây dừa cảnh: màu xanh, lá nhỏ dài theo tàu như tàu dừa.
Ý nghĩa: Cây dừa cảnh tượng trưng sự bình yên, xua đuổi những điều xúi quẩy không hay.
+ Hoa sao nhái: Hoa có màu trắng, đỏ, hồng, tím,hoa có nhiều cánh, ở giữa có nhị hoa theo chùm.
Ý nghĩa: tượng trưng cho tình yêu thủy chung, son sắc của người con gái.
+ Cây lan ý: Lá cây hình bầu dục, nhọn ở đầu, màu xanh đậm và bóng mượt.
Ý nghĩa: Biểu trưng cho sự thuần khiết và thanh cao.
+ Hoa giấy: cây thân gỗ và có thể mọc leo, vươn dài và khả năng mọc khá nhanh với nhiều cành và có gai. Lá cây có màu xanh thẫm. Hoa có nhiều màu sắc, màu chủ đạo là đỏ và màu tím.
Ý nghĩa: Màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ và khát vọng vươn lên. Màu hồng nhẹ nhàng, nữ tính. Màu tím lãng mạn, thủy chung. Màu trắng là biểu tượng cho sự thanh thuần, tinh khiết.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
4. Vận dụng trải nghiệm.
- Mục tiêu:
+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó phát triển năng lực công nghệ và năng lực thẩm mĩ.
+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.
- Cách tiến hành:
- GV mời HS thảo luận và chọn một loài hoa hoặc cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,... trong nhà.
- GV nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét sau tiết dạy.
- Dặn dò về nhà.
- HS thảo luận và chia sẻ về ý thích của mình để chọn một loài hoa hoặc cây cảnh để trang trí ở phòng khách, góc học tập,... trong nhà.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
---------------------------------------------------
TUẦN 3: PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 1: HOA VÀ CÂY CẢNH QUANH EM (T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù: 
- Nhận biết được lợi ích của một số loài hoa, cây cảnh đối với đời sống và nhận biết được hoa, cây cảnh phổ biến thông qua lợi ích.
- Rèn luyện kĩ năng để góp phần phát triển năng lực công nghệ, năng lực thẩm mỹ.
- Vận dụng, lựa chọn, sử dụng hợp lí lợi ích của hoa và cây cảnh trong cuộc sống.
2. Năng lự....
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
---------------------------------------------------
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù
- Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: GA điện tử.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát hình ảnh khởi động trong SGK trang 12 và yêu cầu HS mô tả nội dung của hình ảnh đó.
- Tổ chức HS mô tả nội dung của hình ảnh.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu. 
- HS quan sát hình và mô tả nội dung của hình ảnh.
- HS mô tả 
- Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh
a. Mục tiêu
- HS trình bày được đặc điểm một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh
b. Cách tiến hành
- Giới thiệu cho HS một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình ảnh mô tả SGK trang 13, sau đó tìm hiểu một số loại chậu trồng hoa, cây cảnh. Nêu một số đặc điểm về chất liệu, độ nặng nhẹ, mức độ khó, dễ vỡ, thân thiện với môi trường.
- Lưu ý: Dưới đáy chậu thường có lỗ thoát nước nên tùy vào vị trí đặt chậu mà cần hay không cần kèm theo đĩa lót chậu.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- GV lưu ý cho HS các tiêu chí khi chọn chậu trồng hoa và cây cảnh.
- GV kết luận: Đặc điểm của một số chậu trồng hoa và cây cảnh có trong bài: chậu bằng nhựa, chậu bằng gốm, sứ, chậu bằng gỗ, chậu bằng xi măng, chậu bằng thủy tinh.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận, quan sát hình và nêu một số đặc điểm của chậu.
- HS lắng nghe 
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
3. Hoạt động nối tiếp (5 phút)
a. Mục tiêu
- HS ôn lại đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh.
b. Cách tiến hành
- Tổ chức HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Đặc điểm của chậu trồng hoa và cây cảnh bằng nhựa?
a. Nặng, dễ vỡ, dễ thoát nước.
b. Nhẹ, khó vỡ, khó thoát nước.
c. Nhẹ, dễ vỡ, dễ thoát nước.
Câu 2: Đặc điểm của chậu trồng hoa và cây bằng gốm, sứ?
a. Nặng, khó thoát nước, dễ vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên.
b. Nhẹ, dễ thoát nước, khó vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên.
c. Nặng, dễ thoát nước, khó vỡ, dễ nứt khi cây lớn lên.
- Nhận xét, chốt đáp án đúng
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (tiết 2)
- HS chọn đáp án đúng
+ Câu 1: b
+ Câu 2: a
- HS lắng nghe
- Lắng nghe và thực hiện. 

IV: Điều chỉnh sau tiết dạy: .
Bài 2: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực đặc thù
- Nêu được một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tự giác trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày một số loại giá thể dùng để trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: GA điện tử.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Cách tiến hành
 - Tổ chức HS trình bày đặc điểm của một số loại chậu trồng hoa và cây cảnh?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụ...ột số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu đơn giản 
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- Phẩm chất trung thực: Trung thực trong học tập và rèn luyện. 
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: GA điện tử.
- HS: SGK, đồ dùng học tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Cách tiến hành
 - Tổ chức HS nêu một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu?
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu (Tiết 4)
- HS thi đua nêu một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu: xẻng, bao tay, bình tưới nước,
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10 phút)
Hoạt động 1: Thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh.
a. Mục tiêu
- HS sử dụng được một số dụng cụ trồng hoa và cây cảnh đơn giản.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc bảng thông tin trong SGK trang 16 
- Yêu cầu HS thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh theo hướng dẫn và trình bày lại cách sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh.
- Gọi HS trình bày cách sử dụng dụng cụ trồng hoa, cây cảnh
- Nhận xét, tuyên dương
- HS đọc bảng thông tin
- HS thực hành sử dụng một số dụng cụ trồng hoa, cây cảnh
- HS trình bày
- HS lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức, kĩ năng đã hình thành và phát triển từ các hoạt động khám phá, thực hành trong bài.
b. Cách tiến hành
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi quan sát hình ảnh cho biết đâu là dụng cụ cần dùng cho việc trồng hoa và cây cảnh trong chậu.
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét – tuyên dương
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 quan sát hình và nêu đặc điểm của các chậu có trong hình.
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, tuyên dương

- HS nêu yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trình bày:
a. rìu b. kéo cắt cành c. xẻng nhỏ
d. chĩa ba e. cưa g. bao tay 
h. bình tưới cây
- HS nêu yêu cầu
- HS thảo luận về đặc điểm của các chậu có trong hình.
- HS trình bày 
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài vào thực tiễn cuộc sống để phát triển năng lực học sinh.
b. Cách tiến hành
- GV hướng dẫn HS thực hiện nội dung vận dụng ở nhà (ngoài giờ học) và trình bày kết quả vận dụng
- Yêu cầu HS về nhà làm theo hướng dẫn và báo cáo kết quả vào tiết học sau.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện.
Hoạt động tiếp nối
- GV yêu cầu HS nêu tên, đặc điểm, ý nghĩa, lợi ích của một số loại hoa, cây cảnh phổ biến.
- GV nhận xét, kết luận
- GV yêu cầu HS tự đánh giá theo phiếu đánh giá.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà trồng và chăm sóc tốt hoa và cây cảnh. Chuẩn bị bài: Gieo hạt và trồng cây hoa trong chậu.

- HS trả lời
- HS lắng nghe
- HS tự đánh giá vào phiếu đánh giá.
- HS lắng nghe
IV: Điều chỉnh sau tiết dạy: .
..
BÀI 3. GIEO HẠT VÀ TRỒNG CÂY HOA TRONG CHẬU (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
- Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt trong chậu.
– Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu.
- Trồng được một số loại hoa trong chậu.
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ.
2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ;tự học: Chủ động tham gia các hoạt động, lắng nghe để nắm bắt và thực hành.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày ý kiến, chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những điều đã học vào thực tế trong quá trình trồng cây.
Phẩm chất :
- Nhân ái: Yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của các loài cây.
- Chăm chỉ: Yêu lao động,chú ý lắng nghe, tích cực tham gia hoạt động thực hành trồng cây.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
- SGK và các tranh, ảnh trong Bài 3.
- Chậu, hạt giống, cây hoa minh hoạ.
Vật liệu, vật dụng và dụng cụ theo gợi ý trong SGK.
Đối với học sinh
- SGK.
- Chậu, hạt giống cây hoa minh hoạ.
- Vật liệu, vật dụng và dụng cụ theo gợi ý trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho học sinh về bài học.
b. Cách tiến hành
– Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh khởi động trong SGK trang 18 và yêu cầu học sinh mô tả nội dung của hình ảnh đó.
. – Giáo viên nhận xét và dẫn dắt học sinh vào bài học.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức
2.1. Hoạt động 1: Tóm tắt nội dung các bước gieo hạt trong chậu 
a. Mục tiêu: Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt trong chậu.
b. Cách tiến hành
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu theo nhóm 4 về các bước gieo hạt trong chậu. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trong SGK trang 19 và chọn hình minh hoạ phù hợp với các bước được mô tả trong bảng.
- Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày ...g chậu
a. Mục tiêu: Tóm tắt được nội dung các bước trồng cây hoa trong chậu.
b. Cách tiến hành
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu theo nhóm 4 về các bước trồng cây hoa trong chậu. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trong SGK trang 23 và chọn hình minh hoạ phù hợp với các bước được mô tả trong bảng.
– Yêu cầu Học sinh thảo luận, trình bày, bổ sung cho nhau.
c. Kết luận: Giáo viên đưa ra kết luận. 
Các bước trồng cây hoa trong chậu tương ứng với hình minh hoạ như sau:
1. Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ: hình d.
2. Cho giá thể vào chậu: hình a.
3. Trồng cây hoa giống vào chậu: hình
4. Tưới nước: hình c.
 – Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung các bước trồng cây hoa trong chậu.
2.4. Hoạt động 4: Thực hành trồng cây hoa mười giờ trong chậu 
a. Mục tiêu: Trồng được cây hoa mười giờ trong chậu.
b. Cách tiến hành
+ Chuẩn bị
- Giáo viên giới thiệu yêu cầu sản phẩm thực hành, vật liệu, vật dụng và dụng cụ tối thiểu cho hoạt động thực hành trồng cây hoa mười giờ trong chậu theo gợi ý trong SGK. 
+ Tổ chức thực hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu các bước trồng cây hoa mười giờ trong chậu theo nhóm 4.
– Yêu cầu học sinh tìm hiểu, thảo luận, trình bày;giáo viên kết luận nội dung các bước.
– Giáo viên thực hiện thao tác mẫu các bước trồng cây hoa mười giờ trong chậu; học sinh quan sát, thực hiện theo thao tác mẫu của giáo viên.
– Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành các bước trồng cây hoa mười giờ trong chậu theo nhóm 4, giáo viên quan sát, hướng dẫn chỉnh sửa, lưu ý an toàn trong quá trình học sinh thực hành.
+ Kết thúc thực hành
– Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bảy kết quả thực hành; thu gom vật liệu, vật dụng và dụng cụ; vệ sinh vị trí thực hành
 - Học sinh tham gia trò chơi
- Hs lắng nghe.
- Học sinh thảo luận, trình bày, bổ sung cho nhau.
- HS lắng nghe
– Học sinh nhắc lại nội dung trong bảng mô tả các bước trồng cây hoa trong chậu. 
- Học sinh tìm hiểu yêu cầu sản phẩm thực hành; chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ thực hành trồng cây hoa mười giờ trong chậu theo hướng dẫn của giáo viên.
- HS lắng gnhe
– Học sinh tìm hiểu, thảo luận, trình bày.
- Học sinh quan sát, thực hiện theo thao tác mẫu của giáo viên.
- Học sinh thực hành các bước trồng cây hoa mười giờ trong chậu theo nhóm 4.
- Học sinh trưng bày và đánh giá sản phẩm thực hành theo tiêu chí và hướng dẫn của giáo viên; thu gom vật liệu, vật dụng và dụng cụ; vệ sinh vị trí thực hành.
TT
Tiêu chí
1
Các cây hoa mười giờ được trồng trong chậu cách đều nhau.

?
?
?
2
Giá thể được nén chặt vừa phải và cách miệng chậu khoảng 2 cm - 5 cm.
?
?
?
3
Giá thể lấp vừa kín gốc và rễ cây.

?
?
?

- Giáo viên tổ chức dánh giá kết quả thực hành, nhận xét kết quả thực hành, quá trình tham gia thực hành, an toàn trong thực hành của học sinh.
– Giáo viên lưu ý cho học sinh về nơi đặt chậu sau khi trồng cây; đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh khu vực thực hành khi trồng cây hoa.
3. Hoạt động nối tiếp sau bài học
a. Mục tiêu: Nắm được những việc cần làm để chuẩn bị bài cho tiết sau.
b. Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS về nhà: chuẩn bị chậu, cây giống, vật liệu dụng cụ theo gợi ý SGK để chuẩn bị cho tiết 3
- HS tham gia đánh giá
- Hs lắng nghe
- HS về nhà: chuẩn bị chậu, cây giống, vật liệu dụng cụ theo gợi ý SGK để chuẩn bị cho tiết 3
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
BÀI 3. GIEO HẠT VÀ TRỒNG CÂY HOA TRONG CHẬU (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực đặc thù
- Tóm tắt được nội dung các bước gieo hạt trong chậu.
– Thực hiện được việc gieo hạt trong chậu.
- Trồng được một số loại hoa trong chậu.
- Góp phần hình thành và phát triển các năng lực công nghệ: Nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ.
2. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ;tự học: Chủ động tham gia các hoạt động, lắng nghe để nắm bắt và thực hành.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày ý kiến, chia sẻ trong nhóm, trước lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những điều đã học vào thực tế trong quá trình trồng cây.
Phẩm chất: 
- Nhân ái: Yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp của các loài cây.
- Chăm chỉ: Yêu lao động,chú ý lắng nghe, tích cực tham gia hoạt động thực hành trồng cây.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với các nhiệm vụ được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Đối với giáo viên
- SGK và các tranh, ảnh trong Bài 3.
- Chậu, hạt giống, cây hoa minh hoạ.
Vật liệu, vật dụng và dụng cụ theo gợi ý trong SGK.
Đối với học sinh
- SGK.
- Chậu, hạt giống cây hoa minh hoạ.
- Vật liệu, vật dụng và dụng cụ theo gợi ý trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ khởi động 
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú, ...hình minh hoạ như sau:
1. Chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ: hình a.
2. Cho giá thể vào chậu: hình d.
3. Trồng cây con trong chậu: hình b.
4. Tưới nước: hình c.
- Học sinh nhắc lại nội dung của bảng mô tả các bước trồng cây con trong chậu.
HS lắng nghe và nhắc lại
Học sinh trình bày theo hiểu biết qua bài học 
HS lắng nghe 

V. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

BÀI 4. TRỒNG CÂY CẢNH TRONG CHẬU (tiết 2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù 
- Trồng được một số loại cây cảnh trong chậu.
2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi trồng cây cảnh vào chậu 
3. Phẩm chất
– Học sinh có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Học sinh chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Bài giảng điện tử 
- Chậu, cây cảnh minh hoạ.
- Vật liệu, vật dụng và dụng cụ theo gợi ý trong SGK.
2. Đối với Học sinh:
-SHS và dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
a.Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi trước giờ học.
+ Kết nối dẫn dắt vào bài mới.
b.Cách tiến hành:
Gv cho học sinh hát tập thể một bài
HS hát 
2. Hình thành kiến thức, kĩ năng mới

2.1 Hoạt động 2: Thực hành trồng cây lưỡi hổ trong chậu
a. Mục tiêu: Thực hành trồng được cây lưỡi hổ trong chậu.
b. Cách tiến hành
+ Chuẩn bị:
– Giáo viên giới thiệu yêu cầu sản phẩm thực hành, vật liệu, vật dụng và dụng cụ tối thiểu cho hoạt động thực hành trồng cây lưỡi hổ trong chậu theo gợi ý trong SGK.
+ Tổ chức thực hành:
– Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu các bước trồng cây lưỡi hổ trong chậu theo nhóm đôi 
GV kết luận nội dung các bước.
– Giáo viên thực hiện thao tác mẫu các bước trồng cây lưỡi hổ trong chậu.
+ Kết thúc thực hành:
– Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày kết quả thực hành; thu gom vật liệu, vật dụng và dụng cụ; vệ sinh vị trí thực hành.
– Giáo viên tổ chức đánh giá kết quả thực hành, nhận xét kết quả thực hành, quá trình tham gia thực hành, an toàn trong thực hành của học sinh. 
– Giáo viên lưu ý cho học sinh về việc cây cảnh cần ít ánh sáng và nước tưới hơn so với cây hoa, giá thể trồng cây cảnh, phải đảm bảo phần lá già được vùi vào giá thể khi trồng cây cảnh bằng lá, nơi đặt chậu cây sau khi trồng, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh sạch sẽ khu vực thực hành sau khi trồng cây.
3. ĐÁNH GIÁ
GV NX, đánh giá quá trình học sinh học tập 
GV NX tiết học 
– Học sinh tìm hiểu yêu cầu sản phẩm thực hành; chuẩn bị vật liệu, vật dụng và dụng cụ thực hành trồng cây lưỡi hổ trong chậu theo hướng dẫn của giáo viên.
– Học sinh tìm hiểu, thảo luận, trình bày
HS quan sát, thực hiện theo thao tác mẫu của giáo viên theo nhóm 4.
Học sinh trưng bày kết quả thực hành; thu gom vật liệu, vật dụng và dụng cụ; vệ sinh vị trí thực hành.
-Học sinh trưng bày và đánh giá sản phẩm thực hành theo tiêu chí và hướng dẫn của giáo viên; thu gom vật liệu, vật dụng và dụng cụ; vệ sinh vị trí thực hành.
HS lắng nghe 
V. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

BÀI 4. TRỒNG CÂY CẢNH TRONG CHẬU (tiết 3) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù 
-Tóm tắt được nội dung các bước trồng cây con trong chậu.
-Trồng được một số loại cây cảnh trong chậu.
2. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi trồng cây cảnh vào chậu.
3. Phẩm chất
– Học sinh có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. Học sinh chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Bài giảng điện tử 
2. Đối với Học sinh:
-SHS và dụng cụ học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
a.Mục tiêu: 
+ Tạo không khí vui vẻ, phấn k...iểu yêu cầu thực hành, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành chăm sóc hoa và cây cảnh trong chậu theo hướng dẫn của GV.
-HS thảo luận nhóm 4
-HS quan sát và thực hiện theo thao tác mẫu của GV.
-HS thực hành các công việc chăm sóc cây dừa cạn và lưỡi hổ trong chậu theo nhóm đôi
-HS xem tranh
-HS trả lời
4. Hoạt động vận dụng.
a/ Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài vào thực tiễn cuộc sống để phát triển năng ực HS.
b/ Cách tiến hành:
-GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt các công việc chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu và những lưu ý an toàn khí thưc hiện.
-GV bổ sung, kết luận.
-HS trình bày theo hiểu biết qua bài học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

TUẦN 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TIẾT: 	 MÔN: CÔNG NGHỆ- LỚP 4
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Dự án 1: Em trồng hoa trang trí lớp học( tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Trồng được một chậu hoa trang trí lớp học theo chủ đề
2. Năng lực đặc thù
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số loài hoa, cây cảnh phổ biến và lợi ích của chúng đối với đời sống.
- Sử dụng công nghệ: Học sinh sử dụng những kiến thức hiểu biết về cách trồng cây và hoa.
- Giao tiếp công nghệ : Học sinh trao đổi về dự án của nhóm thực hiện.
3. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trồng một loại hoa, cây cảnh để trang trí ở lớp học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
4. Phẩm chất
- Phẩm chất yêu nước: Niềm tự hào tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước 
- Phẩm chất nhân ái: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ thiên nhiên, giới thiệu bạn bè cùng yêu thiên nhiên.
- Phẩm chất chăm chỉ: Hoạt động trồng và chăm sóc hoa ở lớp học.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
- Sách giáo khoa
- Chậu hoa mẫu
- Phiếu đánh giá sản phẩm dự án, phiếu tự đánh giá hoạt động cá nhân,
Hình ảnh, video giới thiệu về lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2.Học sinh.
 - Sách giáo khoa
- Chậu hoa mẫu
 - Vật liệu vật dụng và dụng cụ trồng hoa trong chậu
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động.
a. Mục tiêu: Tạo động cơ học tập tốt về thực hiện dự án học tập
b. Cách tiến hành:

- Trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về các loại hoa, cây cảnh được trông và trang trí ở lớp học hoặc ở trường và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết tên của loại hoa/cây cảnh trong hình
- Giáo viên cho học sinh đọc nội dung ở phần mô tả dự án và yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu của dự án trong phần mô tả.
- Giáo viên trao đổi lại với học sinh nội dung mô tả dự án và trình bày mục tiêu dự án.
- HS quan sát, trả lời, lớp nx
 - Học sinh đọc nội dung
 - Trình bày yêu cầu dự án trong phần mô tả dự án
- HS trao đổi. lắng nghe
2. Hoạt động tổ chức thực hiện dự án 
a. Mục tiêu: Tạo nhóm học sinh thực hiện dự án và triển khai nhiệm vụ dự án.
– Giáo viên cho hs nêu chủ đề, nhiệm vụ và sản phẩm dự án.
– Giáo viên hướng dẫn thực hiện dự án tại nhà và tạo nhóm học sinh.
- Giáo viên kiểm tra, góp ý.
- Cho hs đọc thông tin mục 4
3. Củng cố - Dặn dò
- Chuẩn bị tiết tiếp theo

- Hs nêu chủ đề, nhiệm vụ và sản phẩm dự án.
- Học sinh trao đổi với giáo viên và tìm hiểu thêm thông tin dự án trong SGK.
- Học sinh lập danh sách nhóm và xây dựng kế hoạch thực hiện dự án 
- Nhóm trưởng phân công giao việc cho các thành viên theo gợi ý sau:
+ Phân công cụ thể nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm.
+ Nêu các bước thực hiện dự án.
+ Dự kiến thời gian hoàn thành các công đoạn và thời gian hoàn thành dự án. 
+ Dự án được thực hiện tại nhà.
- Đọc thông tin mục 4
- Nx tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
................................................................................................................................
TUẦN 	 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TIẾT: 	 MÔN: CÔNG NGHỆ- LỚP 4
PHẦN 1: CÔNG NGHỆ VÀ ĐỜI SỐNG
Dự án 1: Em trồng hoa trang trí lớp học (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
Trồng được một chậu hoa trang trí lớp học theo chủ đề
2. Năng lực đặc thù
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số loài hoa, cây cảnh phổ biến và lợi ích của chúng đối với đời sống.
- Sử dụng công nghệ: Học sinh sử dụng những kiến thức hiểu biết về cách trồng cây và hoa.
- Giao tiếp công nghệ : Học sinh trao đổi về dự án của nhóm thực hiện.
3. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng...tập và hướng dẫn học sinh tự đánh giá.
-Thực hiện
-Thực hiện
-Nghe
-Hệ thống
-Nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: CÔNG NGHỆ - LỚP 4
BÀI 6: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Kể tên, nhận biết được các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Sử dụng được dụng cụ để lắp và tháo vít; lắp ghép được một số mô hình đơn giản.
2. Phẩm chất và năng lực chung:
- Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Năng lực chung: tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
3. Năng lực công nghệ:
- Nhận thức công nghệ. 
- Sử dụng công nghệ.
- Giao tiếp công nghệ.
- Đánh giá công nghệ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- SGK và các tranh, ảnh trong Bài 6.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
2. Học sinh
- SGK.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: 
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò và động cơ học tập tốt cho HS về bài học
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
- Cho HS quan sát hình ảnh khởi động trong SGK và YC HS mô tả nội dung của hình ảnh đó.
- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài.
- Mô tả nội dung của hình ảnh theo hiểu biết cá nhân.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới, kĩ năng:
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
a. Mục tiêu: Kể tên, nhận biết được các chi tiết của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. b. Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 4.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc nhóm 4, yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh mô tả trong SGK để tìm hiểu bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật; cho biết tên, số lượng các chi tiết và dụng cụ có trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Học sinh cùng bạn nêu tên và kiểm tra số lượng chi tiết có trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- Học sinh chia sẻ với nhau trước lớp về kết quả làm việc của nhóm mình.
- Nhận xét
c. Kết luận: Các chi tiết và dụng cụ có trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật dùng để lắp ghép một số mô hình kĩ thuật đơn giản.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS thảo luận theo yêu cầu.
- Nêu tên và kiểm trả số lượng các chi tiết bộ lắp ghép.
- Chia sẻ trước lớp.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của các dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
a. Mục tiêu: Nhận biết được tác dụng của các dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
b. Phương pháp, hình thức tổ chức: Nhóm 2
- YC HS quan sát tranh các dụng cụ
- Em hãy cho biết tác dụng của bộ dụng cụ trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật có trong hình ảnh dưới đây. (cá nhân)
- YC HS trình bày trước lớp – nhận xét
- Nhận xét.
- Quan sát tranh. 
- HS trả lời:
+ Hộp đựng ốc vít: dùng để đựng các loại ốc vít trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
+ Tua – vít: dùng để lắp và tháo đai ốc.
+ Cờ - lê dùng để giữ chặt đai ốc.
+ Sử dụng cờ - lê, tua – vít để lắp ghép, tháo các chi tiết của mối ghép.
- Trình bày, nhận xét.
- Lắng nghe
2.3. Hoạt động 3: Thực hành sử dụng cờ - lê, tua - vít
a. Mục tiêu: sử dụng cờ - lê, tua - vít
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK và thực hành sử dụng cờ – lê và tua – vít theo hướng dẫn.
- Học sinh trình bày cách tháo vít, lắp vít và chia sẻ kinh nghiệm với bạn.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
c. Kết luận: Sử dụng cờ – lê, tua – vít để lắp ghép, tháo các chi tiết của mối ghép. Khi sử dụng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn, các mối ghép cần đảm bảo chắc chắn sau khi ghép; đảm bảo an toàn khi sử dụng.
- HS đọc YC và thực hành
- HS trình bày, chia sẻ:
+ Bước 1: lắp vít: Lắp vít vào thanh thẳng thứ nhất, sau đó lắp tiếp vào thanh thẳng thứ hai; lắp đai ốc vào vít. Dùng cờ – lê giữ chặt đai ốc, dùng tua – vít vặn vít theo chiều kim đồng hồ, vít sẽ được vặn chặt.
+ Bước 2: Tháo vít: Đặt cờ – lê vào đai ốc và giữ chặt, đặt tua – vít vào vít rồi vặn ngược chiều kim đồng hồ.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
3. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Cho HS quan sát vật mẫu (GV đã chuẩn bị trước).
- YC HS lắp theo vật mẫu.
- Nhận xét.
- YC HS tháo các chi tiết ra.
- Nhận xét hoạt động.

- Quan sát vật mẫu.
- Lắp theo yêu cầu.
- Lắng nghe
- Tháo các chi tiết.
- Lắng nghe.
4. Hoạt động nối tiếp:
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.
b. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- YC HS cho biết tác dụng của tua – vít, cờ - lê.
- Nhận xét.

- HS nêu:
+ Tua – vít: dùng để lắp và tháo đai ốc.
+ Cờ - lê dù...ét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét, bổ sung
- HS đọc: Quan sát sản phẩm mẫu và nêu các bộ phận chính của mô hình cầu vượt.
- HS lắng nghe.
- HS báo cáo.
- HS nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Thực hành lắp ghép mô hình cầu vượt.
a. Mục tiêu: HS thực hành được mô hình lắp ghép cầu vượt.
b. PPDH: PP quan sát, pp thảo luận, pp thuyết trình.
c. Cách tiến hành:
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong sơ đồ và đọc các chi tiết.
TT
Tên chi tiết và dụng cụ
Hình minh họa
Số lượng
1
Cờ-lê
 
1
2
Tua-vít
 
1
3
Tấm lớn
 
1
4
Tấm 25 lỗ
 
2
5
Thanh thẳng 9 lỗ
 
4
6
Thanh chữ U dài
 
6
7
Thanh chữ L ngắn
 
4
8
Đai ốc
 
20
9
Vít ngắn
 
20

GV gọi HS trả lời.
+ Có tất cả bao nhiêu chi tiết để lắp mô hình cầu vượt
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, tuyên dương.
* KL: Để lắp ghép mô hình cầu vượt cần phải chuẩn bị đầy đủ các chi tiết và dụng cụ lắp ghép phù hợp với mô hình.
- 2 HS đọc yêu cầu: Em hãy sử dụng những chi tiết và dụng cụ sau đây để lắp ghép mô hình cầu vượt.
- HS quan sát và đọc các chi tiết .
-HS trả lời các câu hỏi.
+ Có tất cả là 9 chi tiết để lắp ghép mô hình cầu vượt
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
4. Hoạt động vận dụng:
a.Mục tiêu: HS nhắc lại được các kiến thức vừa học.
b. PPDH: pp trực quan, pp vấn đáp
c. Cách tiến hành:
- GV nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp. 
- GV đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.
- GV dặn HS về chuẩn bị tiết 2.

- HS lắng nghe.

ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 



KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 4
PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT
BÀI 7: Em lắp ghép mô hình kĩ thuật (tiết 2) 
Tuần: 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù:
- Lựa chọn và sử dụng được một số dụng cụ và chi tiết đẻ lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật đơn giản.
2. Năng lực chung:
- Tự chủ, tự học: giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ.
- Sử dụng công nghệ.
- Giao tiếp công nghệ.
- Đánh giá công nghệ.
- Thiết kế kĩ thuật.
4. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập thảo luận nhóm, cá nhân giáo viên đưa ra.
- Trung thực: Hoàn thành nhiệm vụ học tập thảo luận nhóm, cá nhân giáo viên đưa ra một cách trung thực.
- Trách nhiệm: có ý thức trong việc sử dụng đồ chơi an toàn, hiệu quả.
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên công nghệ bài 7.
- Phiếu học tập. 
- Sơ đồ mô hình cầu vượt.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu sách giáo khoa.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động Khởi động: 
a. Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học.
b. PPDH: PP trực quan, vấn đáp
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS hát bài Đồ chơi của bé.
- Trong bài hát có những đồ chơi gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
- GV ghi tựa bài.
- HS thực hiện hát
- HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân
- HS lắng nghe.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Thực hành lắp ghép mô hình cầu vượt.
a. Mục tiêu: HS lắp ghép được mô hình cầu vượt.
b. PPDH: PP quan sát, thảo luận thực hành nhóm.
c. Cách tiến hành:
- GV cho học sinh quan sát sản phẩm mẫu.
- GV cho học sinh thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý.
+ Lắp ghép mô hình cầu vượt có mấy bước?
+ Gồm những bước nào?
- GV yêu cầu đại diện HS báo cáo.
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV cho học sinh thực hành lắp ghép mô hình cầu vượt. 
- GV quan sát hướng dẫn chỉnh sửa.
- GV cho học sinh trưng bày. 
- GV tổ chức đánh giá nhận xét sản phẩm theo gợi ý.
+ Sản phẩm có đầy đủ các bộ phận không? 
+ Mối ghép có đúng vị trí không? Chắc chắn không? 
- GV gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh quan sát.
-HS thảo luận nhóm.
+ Gồm 3 bước.
+ Bước 1. Lắp ghép chân cầu:
- Lắp bốn thanh thẳng 9 lỗ với bốn thanh chữ L ngắn để tạo thành bốn trụ chân cầu vượt.
- Lắp ghép ba thanh chữ U dài với hai trụ chân cầu vượt, khoảng cách mỗi thanh là ba lỗ để được mặt chân cầu vượt.
- Lắp ghép tương tự để được chân cầu vượt thứ hai.
Bước 2. Lắp ghép mặt cầu và thành cầu:
Lắp ghép hai tấm 25 lỗ vào tấm lớn để làm mặt cầu và thành cầu.
Bước 3. Lắp ghép hoàn chỉnh và kiểm tra mô hình:
- Lắp ghép hai chân cầu vào mặt cầu để hoàn chỉnh mô hình cầu vượt.
- Kiểm tra mô hình.
- HS báo cáo.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS trả lời theo sự quan sát của bản thân.
3. Hoạt động vận dụng:
a.Mục tiêu: HS nhắc lại được các kiến thức vừa học.
b. PPDH: pp trực quan, pp vấn đáp
c. Cách tiến hành:
- GV hỏi:
+ Để lắp ghép mô hình cầu vượt gồm mấy bước?
- GV nhận xét quá trình học tập của HS trong lớp. 
- GV đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.
- GV dặn HS về chuẩn bị tiết 3.
- HS trả lời
- Gồm 3 bước.
- HS lắng nghe.

ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 4
PHẦN 2: THỦ CÔNG KĨ THUẬT
BÀ... ở Việt Nam. 
b) Cách tiến hành: 
- 2 HS đọc yêu cầu mục 1 trong SGK. 
- GV cho HS quan sát những hình ảnh và thẻ tên đồ chơi dân gian trong SGK. 
- HS hoạt động nhóm 4 và chọn đúng tên đồ chơi dân gian có trong tranh để ghép phù hợp trên phiếu học tập. 
- GV trình chiếu hình ảnh các đồ chơi dân gian, HS nêu tên từng đồ chơi. 
 + Đây là đồ chơi dân gian gì? Em đã nhìn thấy cái trống cơm ở đâu?
 + Ai đã từng chơi chong chóng? Có ai đã tự làm chong chóng để chơi chưa?
(GV thực hiện lần lượt từng đồ chơi dân gian và đặt thêm một số câu hỏi cho HS)
- GV tổ chức cho HS quan sát các đồ chơi thật đã chuẩn bị. GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm lấy 1 đồ chơi dân gian. 
- Các thành viên trong nhóm cùng nhau quan sát đồ chơi dân gian, cầm, nắm, chơi thử. 
- GV ra tín hiệu các nhóm truyền tay nhau các món đồ chơi. 
- Sau khi quan sát, các em cho cô biết đồ chơi dân gian được làm bằng các vật liệu gì?
- GV chốt lại: Đồ chơi dân gian được làm từ các vật liệu rất thân thiện với môi trường, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam. 
c) Kết luận: Một số đồ chơi dân gian rất phổ biến ở Việt Nam như đèn ông sao, trống cơm, mặt nạ giấy bồi,
 2.2. Hoạt động 2: Phân biệt đồ chơi dân gian và đồ chơi công nghệ.
a) Mục tiêu: Nhận biết được đồ chơi dân gian Việt Nam.
b) Cách tiến hành: 
- GV cho HS quan sát tranh, gọi tên những đồ chơi có trong tranh. 
- HS thảo luận theo nhóm đôi, xác định được đồ chơi dân gian và viết tên các đồ chơi dân gian đó vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày – HS nhận xét – GV chốt lại kết quả. 
- Đồ chơi dân gian và đồ chơi công nghệ có gì khác nhau?
- GV chốt lại cho HS: Những đồ chơi dân gian được làm thủ công từ các chất liệu thiên nhiên, mang đậm nét văn hoá, lịch sử Việt Nam. 
c) Kết luận: Đồ chơi dân gian có nhiều loại, từ đơn giản đến phức tạp. Vật liệu làm đồ chơi dân gian có thể là tre, giấy, đất nung, đất sét,
3. VẬN DỤNG:
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kiến thức đã học về đồ chơi dân gian. 
b) Cách thức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”
- Luật chơi: GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử 5 bạn tham gia trò chơi. Hai đội chơi sẽ thực hiện 10 lượt “kéo, búa, bao”, mỗi lượt thắng đội đó sẽ ghi tên một đồ chơi dân gian vào phần bảng của đội mình. Đội nào ghi được nhiều tên các đồ chơi dân gian hơn sau 10 luợt “kéo, búa, bao” sẽ giành chiến thắng. 
c) Kết luận: HS nhớ được tên các đồ chơi dân gian đã học.
4. KẾT LUẬN, GHI NHỚ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức vừa học (ý 1 phần ghi nhớ).
- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học sau.
5. ĐÁNH GIÁ: 
- GV cho HS tự đánh giá sau giờ học. 
- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

- Hai bạn đang chơi thả diều.
- HS chia sẻ câu trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhắc lại tên bài. 
- HS đọc yêu cầu. 
- HS tập trung quan sát.
- HS hoạt động nhóm 4. 
- Trống cơm; Em đã thấy trống cơm trên TV, các tiết mục văn nghệ ở trường.
- HS trả lời các câu hỏi GV đặt ra. 
- HS quan sát, truyền tay các vật thật, chơi thử. 
- HS chia sẻ ý kiến (gỗ, lá cây, giấy,)
- HS chú ý lắng nghe. 
- HS quan sát, gọi tên các đồ chơi (Máy bay mô hình; Trống bỏi; Búp bê; Con rối gỗ; Cào cào lá dừa; Robot)
- HS làm việc nhóm đôi. 
- HS trình bày. 
- HS chia sẻ ý kiến. 
- HS chú ý lắng nghe. 
- HS tham gia trò chơi. 
- HS nêu lại các kiến thức đã học.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự đánh giá.
- HS chú ý lắng nghe.
MÔN: CÔNG NGHỆ 4
BÀI 8: ĐỒ CHƠI DÂN GIAN (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Nhận biết và sử dụng được một số đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.
2. Phẩm chất và năng lực chung:
- Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, trung thực.
- Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: Tự giác tìm tòi, nghiên cứu nội dung bài học.
Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm và hợp tác tích cực trong quá trình học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết giải quyết các câu hỏi trong bài bài học, biết sử dụng diều đúng cách. 
3. Năng lực công nghệ:
- Nhận thức công nghệ: Xác định được các bước sử dụng đồ chơi dân gian. 
- Giao tiếp công nghệ: Nêu được các bước sử dụng đồ chơi dân gian. 
- Sử dụng công nghệ: Biết sử dụng diều đúng cách.
- Đánh giá công nghệ: Biết nhận xét, đánh giá cách ứng xử của mọi người xung quanh về đồ chơi dân gian, nêu và giữ gìn đồ chơi dân gian, biết vận dụng sáng tạo làm ra sản phẩm mới.
II. PHƯƠNG TIỆN – THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Chuẩn bị của GV: Các thẻ ghi các bước sử dụng đồ chơi dân gian, diều, bài giảng điện tử. 
- Chuẩn bị của HS: Diều. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG:
a) Mục tiêu: Tạo động cơ học tập cho HS.
b) Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát lại tranh chủ đề trong SGK và cho HS quan sát diều thật.
- GV yêu cầu HS nêu cách thả diều giấy theo trải nghiệm của HS.
- GV nêu mục tiêu tiết học: HS biết cách sử dụng một số đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi. 
2. KHÁM PHÁ:
2.1. Tìm hiểu các bước sử dụng đồ chơi dân gian:
a) Mục tiêu: Xác định được các bước sử dụng đồ ch

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_cong_nghe_4_sach_ctst_nam_hoc_2023_2024.docx
  • docxBài 1. Hoa và cây cảnh quanh em.docx
  • docBài 2. Vật liệu, dụng cụ trồng hoa và cây cảnh trong chậu.doc
  • docxBài 3. Gieo hạt và trồng cây hoa trong chậu.docx
  • docxBài 4. Trồng cây cảnh trong chậu.docx
  • docxBài 5. Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu.docx
  • docxDự án 1. Em trồng hoa trang trí lớp học.docx
  • docxÔn tập Phần 1.docx
  • docxBài 6. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.docx
  • docBài 7. Em lắp ghép mô hình kĩ thuật.doc
  • docxBài 8. Đồ chơi dân gian (Tiết 1).docx
  • docxBài 8. Đồ chơi dân gian (Tiết 2).docx
  • docxBài 9. Em làm diều giấy.docx
  • docxDự án 2. Em làm đèn ông sao.docx
  • docxÔn tập Phần 2.docx