Giáo án Vật Lí 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2023-2024

TÊN BÀI DẠY: BÀI 21- MOMENT LỰC – CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN

Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp: 10

Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Lấy được các ví dụ thực tế để nêu lên ý nghĩa của đại lượng moment lực.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính moment lực. Vận dụng được công thức đó trong trường hợp đơn giản.

- Qua thí nghiệm, rút ra được quy tắc moment lực. Vận dụng được quy tắc moment cho một số trường hợp đơn giản trong thực tế.

- Nêu được định nghĩa ngẫu lực, viết được công thức tính moment của ngẫu lực; Nêu được tác dụng của ngẫu lực lên một vật chỉ làm quay vật.

- Thảo luận để rút ra được điều kiện để vật cân bằng: lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không và tổng moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng không.

2. Năng lực

- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.

- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập các thông tin để từ đó phân tích, lập luận xây dựng kiến thức mới.

- Năng lực hoạt động nhóm.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: trong hoạt động nhóm, có trách nhiệm hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên.

- Trung thực: Lưu trữ, báo cáo được hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Các vật dụng như: tuanơvit, 1 số ốc vit, cờ lê, hộp sữa có nắp đậy, búa nhổ đinh, mảnh gỗ có đinh đóng sẵn, vòi nước,…để diễn tả các hiện tượng liên quan đến bài học.

- Đĩa momnent, dây không dãn, các quá nặng để làm thí nghiệm hình 21.3 SGK.

- Các vật dụng để diễn tả các hiện tượng hình 21.7, 21.8 SGK.

- Phiếu học tập.

docx 105 trang Cô Liên 23/10/2024 180
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật Lí 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật Lí 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2023-2024

Giáo án Vật Lí 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2023-2024
TÊN BÀI DẠY: BÀI 21- MOMENT LỰC – CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp: 10
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Lấy được các ví dụ thực tế để nêu lên ý nghĩa của đại lượng moment lực.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính moment lực. Vận dụng được công thức đó trong trường hợp đơn giản.
- Qua thí nghiệm, rút ra được quy tắc moment lực. Vận dụng được quy tắc moment cho một số trường hợp đơn giản trong thực tế.
- Nêu được định nghĩa ngẫu lực, viết được công thức tính moment của ngẫu lực; Nêu được tác dụng của ngẫu lực lên một vật chỉ làm quay vật.
- Thảo luận để rút ra được điều kiện để vật cân bằng: lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không và tổng moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng không.
2. Năng lực
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập các thông tin để từ đó phân tích, lập luận xây dựng kiến thức mới.
- Năng lực hoạt động nhóm.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: trong hoạt động nhóm, có trách nhiệm hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. 
- Trung thực: Lưu trữ, báo cáo được hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Các vật dụng như: tuanơvit, 1 số ốc vit, cờ lê, hộp sữa có nắp đậy, búa nhổ đinh, mảnh gỗ có đinh đóng sẵn, vòi nước,để diễn tả các hiện tượng liên quan đến bài học.
- Đĩa momnent, dây không dãn, các quá nặng để làm thí nghiệm hình 21.3 SGK.
- Các vật dụng để diễn tả các hiện tượng hình 21.7, 21.8 SGK.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Tiến hành thí nghiệm dùng búa để nhổ đinh đóng trên một tấm gỗ ở nhiều vị trí, sau đó trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Mô tả thao tác thí nghiệm đã làm.
Câu 2. Lực nên đặt vào đâu trên cán búa để nhổ đinh được dễ dàng? Khi đó cánh tay đòn (d) của lực lớn hay nhỏ?
Câu 3. Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc những yếu tố nào?
Câu 4. Qua ví dụ trên, hãy cho biết Moment lực là gì? Đơn vị đo? Cách xác định cánh tay đòn (d)?

Phiếu học tập số 2
Thí nghiệm với đĩa moment, học sinh quan sát sau đó trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Nếu bỏ lực thì đĩa quay theo chiều nào?
Câu 2. Nếu bỏ lực thì đĩa quay theo chiều nào?
Câu 3. Khi đĩa cân bằng lập tích F1d1 = F2d2 và so sánh.
Câu 4. Qua thí nghiệm trên, hãy cho biết điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định? (Quy tắc moment)

Phiếu học tập số 3
Thí nghiệm với vòi nước, học sinh quan sát sau đó trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Chỉ ra các lực tác dụng vào vòi nước? Nêu đặc điểm của các lực đó?
Câu 2. Ngẫu lực là gì? Viết công thức tính moment ngẫu lực?

Phiếu học tập số 4
Thí nghiệm với chiếc thước gỗ như hình 21.7, 21.8 học sinh quan sát sau đó trả lời các câu hỏi sau
Câu 1. Khi thay đổi lực nâng ta thấy thước quay quanh trục nào?
Câu 2. Khi thước đang đứng yên, có thể áp dụng quy tắc moment lực được không và áp dụng như thế nào?
Câu 3. Khi một vật có trục quay không cố định có áp dụng được quy tắc moment không và áp dụng như thế nào?
Câu 4. Vậy điều kiện cân bằng của vật rắn là gì?

2. Học sinh
- Ôn lại những vấn đề đã được học về tác dụng làm quay của lực ở cấp 2.
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp 
2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tình huống thực tế để giúp HS nhận ra vấn đề của bài học
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên, thực hiện thí nghiệm phát hiện vấn đề nghiên cứu.
c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của cá nhân và ghi chép của học sinh.
Sản phẩm dự kiến: khi dùng tuanơvit bắt ốc vít dễ dàng hơn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gọi 2 HS lên phía trên làm nhanh thí nghiệm bắt ốc vít giống nhau vào tấm bảng gỗ mỏng giống nhau: 1 HS bắt ốc vít bằng tay, HS còn lại được dùng tuanơvit.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- 2 HS lên làm thí nghiệm theo yêu cầu GV đưa ra.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV yêu cầu 2 HS nêu nhận xét kết quả hoạt động của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận và nhận xét câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài: “Dùng tuanơvit bắt ốc vít dễ dàng hơn, cũng như khi siết chặt một đai ốc dùng cờ lê dễ dàng hơn”.
Tác dụng của những dụng cụ này thay đổi thế nào nếu tăng độ lớn của lực hoặc dùng tuanơvít, cờ lê dài hơn. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Tìm hiểu về moment lực
a. Mục tiêu
- Tiến hành được thí nghiệm, mô tả, phân tích được thí nghiệm để đưa ra các nội dung kiến thức về: tác dụng làm quay của lực, moment lực.
- Vận dụng giải thích được ví dụ thực tế.
b. Nội dung
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 búa đinh, 1 tấm gỗ có đóng trên đó 1 chiếc đinh, 2 phiếu học tập số 1. Tổ chức t...ng và thảo luận
- GV gọi đại diện 2 nhóm đứng tại chỗ trình bày kết quả hoạt động của nhóm. 
- GV gọi HS đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, kết quả hoạt động của các nhóm
- GV chuẩn kiến thức.
IV. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG TỔNG QUÁT CỦA VẬT RẮN
Điều kiện cân bằng của một vật rắn là:
- Tổng các lực tác dụng lên vật bằng 0.
- Tổng các moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay bằng 0 (nếu chọn 1 chiều quay làm chiều dương).
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu
- HS hệ thống hóa kiến thức và luyện giải bài tập về moment lực và quy tắc moment lực
b. Nội dung: Học sinh áp dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi liên quan đến moment lực và quy tắc moment lực.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
a. Mục tiêu
- HS hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập về moment lực và quy tắc moment lực, điều kiện cân bằng của vật rắn.
	Hoạt động của GV và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát thí nghiệm mô tả ở hình 21.2 và trả lời các câu hỏi nội dung 1:
1. Trong các tình huống ở hình 21.2 a, b, thước OA quay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ?
2. Tính moment lực ứng với mỗi tình huống?
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát thí nghiệm mô tả ở hình 21.2 và trả lời các câu hỏi nội dung 2:
a. Sử dụng kiến thức về moment lực giải thích vì sao chiếc bập bênh đứng cân bằng?
b. Cho biết người chị (bên phải) có trọng lượng P2 = 300N, khoảng cách d2 = 1m, còn người em có trọng lượng P1 = 200N. Hỏi khoảng cách d1 phải bằng bao nhiêu để bập bênh cân bằng nằm ngang?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân thực hiện các yêu cầu của GV
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi đại diện 2 HS đứng tại chỗ trình bày kết quả tìm hiểu 
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, kết quả hoạt động của các nhóm
- GV chuẩn kiến thức.
LUYỆN TẬP
1. Thí nghiệm ở hình 21.2
- Hình a, thước OA quay theo chiều kim đồng hồ.
M = F.d = 4.0,5 = 2 N
- Hình b, thước OA quay ngược chiều kim đồng hồ.
M = F.d = 2.0,5cos20o = 0,94 N
2. Thí nghiệm hình 21.4
a. Bập bênh cân bằng vì 
P1.d1 = P2.d2
b. d1 = = 1,5 m.

Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về moment lực,quy tắc môent lực và ngẫu lực để nêu và giải thích các hiện tượng thực tiễn.
b) Nội dung: 
+ Học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: 
+ Giải thích các hiện tượng thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
 - Học sinh nêu một vài ứng dụng có lợi liên quan đến chuyển động quay hoặc cân bằng của vật rắn trong thực tế và làm rõ các hiện tượng đó? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc cá nhân. 
B3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh thảo luận, báo cáo kết quả.
B4: Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
Rút kinh nghiệm
BÀI 22: THỰC HÀNH TỔNG HỢP LỰC
Môn: Vật lí 10 (KNTT)
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Mục tiêu
Về kiến thức
Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, nêu được cách xác định tổng hợp lực 
Tiến hành thí nghiệm nhanh, chính xác
Về năng lực
+ Nêu được cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để tổng hợp lực.
+ Sử dụng được bộ thí nghiệm xác định hợp lực các lực đồng quy và các lực song song.
+ Lập được bảng số liệu để ghi lại các số liệu, từ đó đưa ra quy tắc xác định tổng hợp lực.
Về phẩm chất
Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong thực hành và trong học tập
Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên
Các dụng cụ thí nghiệm trong phòng thí nghiệm dùng để xác định tổng hợp lực: Lực kế ;quả trọng,thước kẹp, bảng đo góc, bẳng từ,
Giấy A3, keo dính 
Kết quả đo tổng hợp lực
Nhóm.
Bảng số liệu
Lần đo
Các đại lượng đo
gttb
Fnt
Gttb
Flt
Sai số

F1
F2
Góc
Ftn
Flt




























Học sinh
Kiểm tra lại các lực kế và quả nặng trong phòng thí nghiệm
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: khởi động
Mục tiêu: 
- Tăng sự thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS.
- Làm bộc lộ những hiểu biết, kiến thức có sẵn của học sinh để nêu được phương án xác định tổng hợp lực của các lực đồng quy và các lực song song cùng chiều.
Nội dung: HS thảo luận làm thế nào để tổng hợp được các lực thành phần 
Sản phẩm
Phương án xác định quy tắc tổng hợp lực đồng quy và tổng hợp lực song song cùng chiều.
Phương án xác định kết quả đo.
Tổ chức thực hiện
GV yêu cầu HS nêu đặc điểm hợp lực
HS nêu lại đặc điểm hợp lực các lực thành phần
GV yêu cầu HS thảo luận hai vấn đề sau:
+ Vấn đề 1: Cho biết làm thế nào để tổng hợp được hai lực đồng quy.
+ Vấn đề 2: Cho biết làm thế nào để tổng hợp được hai song song cùng chiều.
 HS thảo luận nhóm theo bàn, trả lời hai vấn đề trên
Hoạt động...
 + Nêu được ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công.
 + Tính được công trong một số trường hợp đơn giản.
 + Vận dụng để xác định được một quá trình chuyển hóa năng lượng thông qua thực hiện công truyền nhiệt
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí: Thiết kế mô hình đơn giản minh họa được định luật bảo toàn năng lượng, liên quan đến một số dạng năng lượng khác nhau.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý.
- Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.	
- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Các video, hình ảnh về các dạng năng lượng như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng ánh sáng, năng lượng âm thanh, năng lượng nguyên tử
- Giấy kẻ ô li để vẽ đồ thị.
- Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1
Trong các động tác nâng tạ từ vị trí (1) sang vị trí (2), từ vị trí (2) sang vị trí (3), từ vị trí (3) sang vị trí (4) ở hình trên:
Có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?
Động tác nào có thực hiện công, không thực hiện công?

Phiếu học tập số 2
Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?
Khi xoa hai tay vào nhau cho nóng thì có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào xảy ra?
Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống đất cứng và bị nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán xem còn có hiện tượng gì nữa xảy ra với quả bóng ngoài hiện tượng bị nảy lên và rơi xuống.
Có sự truyền và chuyển hóa năng lượng nào trong việc bắn pháo hoa?
Hãy thảo luận nhóm để tìm thêm ví dụ minh họa cho các quá trình chuyển hóa năng lượng sau đây:
Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
Quang năng chuyển hóa thành điện năng.
Quang năng chuyển hóa thành hóa năng.

Phiếu học tập số 3
HS thực hiện đẩy một cuốn sách trên mặt bàn và trả lời các câu hỏi sau:
Mô tả trạng thái của cuốn sách khi ta tác dụng lực vào cuốn sách.
Có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào? Quá trình đó gọi là gì?

Phiếu học tập số 4
Hãy trao đổi với bạn để chứng minh rằng trong các ví dụ mô tả ở hình dưới đây có sự truyền năng lượng bằng cách thực hiện công
Hãy trả lời câu hỏi ở phần khởi động.
Khi cho một miếng đồng tiếp xúc với ngọn lửa thì ngọn lửa truyền năng lượng cho miếng đồng làm cho nó nóng lên. Quá trình truyền năng lượng này có phải là thực hiện công hay không? Tại sao? 

Phiếu học tập số 5
HS tìm hiểu mục 2, công thức tính công cơ học, điều từ thích hợp vào chỗ trống:
Lực F tác dụng lên một vật làm vật dịch chuyển quãng đường s
+ Khi lực không đổi và cùng hướng với hướng chuyển động của vật thì công của lực được xác định bằng .
+ Khi lực không đổi và hướng của lực hợp với hướng chuyển động một góc thì công của lực được xác định bằng .
Nếu 0 ≤ α 0:
Nếu α = 900: A = 0:
Nếu 900 < α ≤ 1800: A < 0:.

2. Học sinh?
- Ôn lại những vấn đề đã được học về năng lượng ở cấp 2.
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bảng tóm tắt tiến trình dạy học
Hoạt động
(thời gian)
Nội dung
(Nội dung của hoạt động)
Phương pháp, kỹ thuật dạy học chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động [1].
 Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập 

Hs kể tên các dạng năng lượng và lấy ví dụ
HS thực hiện theo nhóm
+ Dùng kĩ thuật khăn trải bàn
Đánh giá báo cáo của từng nhóm học sinh.
Hoạt động [2]. 
Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ 

Hs tìm hiểu về sự chuyển hóa năng lượng
Làm việc nhóm
- Đánh giá hoạt động qua bảng nhóm.
- Trình bày của nhóm.
Hoạt động [ 3]. 
Luyện tập
Hs trả lời câu hỏi và bài tập đơn giản có liên quan chủ đề công cơ học.
Thuyết giảng - hỏi trả lời.
Đánh giá kết quả.
Hoạt động [4]. Vận dụng 
- HS làm việc nhóm báo cáo các ứng dụng 
- HS vận dụng kiến thức bài học vào các tình huống thực tế.
Làm việc nhóm
Đánh giá qua bài báo cáo thuyết trình.

Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập về năng lượng
a. Mục tiêu:
- Từ những dạng năng lượng mà các em nhận biết được trên thực tế, kích thích học sinh tìm hiểu thêm những kiến thức mới liên quan
- Nêu được các dạng năng lượng.
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và ghi chép của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
- GV chiếu những video và hình ảnh về các dạng năng lượng, yêu cầu học sinh nêu tên các dạng năng lượng đã quan sát được.
 
Bước 2
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng, và động tác có thực hiện công, không thực hiện công của vận động viên nâng tạ trong phần khởi động. Và điền thông tin vào phiếu học tập số 1.
Bước 3
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
+ Trong các động tác nâng tạ đã có sự truyền...thực hiện công
Câu 3. Khi cho một miếng đồng tiếp xúc với ngọn lửa thì ngọn lửa truyền năng lượng cho miếng đồng làm cho miếng đồng nóng lên. Trong quá trình xảy ra, không có một lực nào tác dụng lên miếng đồng mà chỉ có sự truyền năng lượng nên quá trình truyền năng lượng này không phải là thực hiện công.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 5
- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ, yêu cầu học sinh thực hiện phiếu học tập số 5
Bước 6
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
+ Khi lực không đổi và cùng hướng với hướng chuyển động của vật thì công của lực được xác định bằng A = F.s.
+ Khi lực không đổi và hướng của lực hợp với hướng chuyển động một góc thì công của lực được xác định bằng 
Nếu 0 ≤ α 0:Công phát động
Nếu α = 900: A = 0:Lực không sinh công
Nếu 900 < α ≤ 1800: A < 0:Công cản.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sửa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- HS hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập về công cơ học
- Tính được công trong một số trường hợp đơn giản.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa.
3. Bài tập ví dụ
Bài tập ví dụ 1: Khi rửa gầm xe ô tô, người ta sử dụng máy nâng để nâng ô tô lên độ cao h = 160cm so với mặt sàn. Cho biết khối lượng ô tô là m = 1,5 tấn và gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2. Tính công tối thiểu mà máy nâng đã thực hiện.
Giải
Để nâng được ô tô lên thì máy nâng phải tác dụng vào ô tô một lực có độ lớn tối thiểu bằng trọng lượng của ô tô: F = P = mg = 1,5.103.10=1,5.104 N
Công tối thiểu mà mấy nâng đã thực hiện là: A = P.h = 24000 J = 24 kJ
Bài tập ví dụ 2: Một bạn học sinh có khối lượng 50 kh đi lên một cầu thang gồm 20 bậc, mỗi bậc cao 15 cm, dài 20 cm. Tính công tối thiểu mà bạn ấy phải thực hiện. Coi lực mà học sinh tác dụng lên mỗi bậc thang là không đổi trong quá trình di chuyển. Lấy gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2.
Giải
- Muốn lên cầu thang này bạn học sinh phải có lực nâng tối thiểu là:
Độ dịch chuyển của bạn học sinh là: d=AB
- Công tối thiểu mà bạn ấy phải thực hiện là:
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về chuyển động cơ, chuyển động thẳng đều. Gợi ý HS dùng bản đồ tư duy hoặc bảng để trình bày (không bắt buộc)
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tổng kết kiến thức
Bước 3
HS giới thiệu sản phẩm của nhóm trước lớp và thảo luận. GV nhận xét, tổng kết
Bước 4
Gv yêu cầu học sinh làm bt ví dụ về công cơ học trang 94
Bước 5
Học sinh thực hiện nhiệm vụ. GV nhận xét bài giải của HS

Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
c. Sản phẩm: Bài tự làm vào vở ghi của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1:
Tìm hiểu thêm một số ví dụ về các dạng năng lượng, sự chuyển hóa năng lượng và quá trình thực hiện công
Nội dung 2:
HS làm bài tập SGK – Trang 95

V. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
Trường: PT.DTNT TỈNH	Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Kim Trúc	
TUẦN 22	TIẾT:43-44
TÊN BÀI DẠY: BÀI 24: CÔNG SUẤT 
Môn học: Vật Lý; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được khái niệm công suất, ‎ý nghĩa của công suất trong thực tiễn đời sống và kỹ thuật
- Nắm được đơn vị công, đơn vị năng lượng, đơn vị công suất.
- Nắm được khái niệm hiệu suất.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Phân biệt được các đơn vị công và công suất.
- Biết vận dụng công thức, giải được một số bài tập về công, công suất.
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.	
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Máy tính và máy chiếu
- Ảnh chụp một số thiết bị có ghi công suất. 
- Một số đoạn video về quá trình hoạt động của lip nhiều tầng xe đạp hộp số xe máy.
- Những dụng cụ cần thiết để phục vụ cho hoạt động trải nghiệm: cân , thước đo độ dài, đồng hồ bấm giây.
- Game Power Point: Vòng quay may mắn
Hệ thông câu hỏi sử dụng trong vòng quay may mắn:
Câu 1. Công thức tính công của một lực là:
A. A = F.s.	B. A = mgh.	C. A = F.s.cosa.	D. A = ½.mv2.
Câu 2. Chọn đáp án đúng. Công có thể biểu thị bằng tích của
A. Năng lượng và khoảng thời gian.	
B. Lực, qu...máy bay.

Phiếu học tập số 5
Thi xem ai là người có công suất lớn hơn
1. Hãy nêu tên dụng cụ cần dùng và cách tiến hành đo thời gian khi lên thang gác.
2. Thảo luận trong nhóm về kế hoạch động để xác định công suất khi lên thang gác của 5 người đại diện các tổ có trọng lượng khác nhau, trong đó ghi rõ:
a . Mục đích của hoạt động.
b. Dụng cụ cần sử dụng.
c. Các bước tiến hành hoạt động.
d. Bảng ghi kết quả
Mẫu bảng ghi kết quả
Tên người
Trọng lượng (N)
Độ cao (m)
Công (J)
Thời gian (s)
Công suất (W)
1.





2.





3.





4.





5.






2. Học sinh
- Ôn lại những vấn đề đã được học về công cơ học: 
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp 
2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1. Khởi động: Tạo tình huống học tập (thời gian ...)
a. Mục tiêu
- Ôn lại kiến thức công cơ học ở bài trước.
- Kích thích sự tò mò, hứng thú tím hiểu về công suất.
b. Nội dung
- Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm
- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm thông qua trò chơi.
1C, 2C, 3D, 4C, 5B, 6B, 7B, 8B, 9A
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện
Nội dung thực hiện
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Giáo viên kiểm tra bài cũ thông qua phiếu học tập số 1, trò chơi “Vòng quay may mắn” (Có thể chia theo nhóm)
Luật chơi: lớp chia làm 4 nhóm. Mỗi nhóm xen kẽ lần lượt chọn 2 câu hỏi và quay vòng quay để nhận số điểm tương ứng với câu hỏi đã chọn. Thời gian mỗi câu hỏi là 1 phút. Nếu trả lời đúng được nhận số điểm đã quay được. Nếu trả lời sai, nhóm còn lại giơ tay nhanh nhất giành quyền trả lời. Nếu vẫn trả lời sai, giáo viên giải thích nhanh đáp án. Sau hai lượt quay, nhóm nào có số điểm cao nhất thì chiến thắng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Hs thực hiện nhiệm vụ giải bài tập thông qua trò chơi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Kết thúc trò chơi, Gv chọn nhóm nào có số điểm cao nhất để khen thưởng (cộng điểm cho mỗi thanh viên của nhóm).
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (phiếu học tập số 1) của học sinh.
-Giáo viên nêu vấn đề: Để đánh giá việc thực hiện công của người hay thiết bị sinh công, người ta không chỉ quan tâm đến độ lớn của công thực hiện được mà còn quan tâm đến việc công này được thực hiện nhanh hay chậm. Theo em làm thế nào để xác định được sự nhanh chậm của việc thực hiện công? 
Để giải quyết được vấn đề, ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay, 
BÀI 24. CÔNG SUẤT
Học sinh tiếp nhận vấn đề.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1: Tìm hiểu khái niệm công suất 
a. Mục tiêu
- Phát biểu được khái niệm và nêu được ý nghĩa vật lý của công suất.
b. Nội dung 
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm
- Nêu được khái niệm công suất.
I. Khái niệm công suất:
- Công suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ sinh công của thiết bị (hay đặc trưng cho khả năng sinh công của thiết bị trong một đơn vị thời gian).
d. Tổ chức thực hiện	
Các bước thực hiện
Nội dung thực hiện
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1.
I. KHÁI NIỆM CÔNG SUẤT
Công nhân
Khối lượng xô vữa:
 m (kg)
Độ cao công trình: 
h (m)
Công thực hiện: 
A (J)
Thời gian thực hiện công: 
t (s)
Công nhân 1
m1= 20 kg
h1 = 10 m

t1 = 10s
Công nhân 2
m2 = 21kg
h2 = 11 m


t2 = 20s
+ Khi kéo xô vữa lên tầng cao của một công trình xây dựng thì xô vữa chịu tác dụng của trọng lực và lực căng của sợi dây, hai lực này cân bằng nhau nên về độ lớn 
+ Lực mà anh công nhân kéo xô vữa lên các tầng cao chính là lực lực kéo, lực kéo này chính bằng lực căng dây. Nên F = T = P = mg.
+ Áp dụng công thức tính công thực hiện.
+ Công mà 2 công nhân này thực hiện trong thời gian 1 giây:
Trong 1 giây, công nhân 1 thực hiện được 200J. 
Trong 1 giây, công nhân 2 thực hiện được 210J.
+ Công nhân 2 thực hiện công nhanh hơn.
- Khái niệm công suất: Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của một người hay của một thiết bị nào đó, được gọi là công suất.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV mời đại diện 1 bạn của bất kì một nhóm nào đó trình bày cho câu trả lời cho hoạt động của nhiệm vụ 1.
- Học sinh lên bảng trình bày.
- GV mời các học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- Giáo viên thông báo kiến thức: Tỉ số chính là tốc độ sinh công của lực F. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công (hay đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm) của một người hay của một thiết bị nào đó, được gọi là công suất.
2.2. Tìm hiểu công thức tính công suất.
a. Mục tiêu
- Viết được công thức tính công suất.
- Biết được đơn vị của công suất và các bội số của đơn vị công suất.
b. Nội dung
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên 
c. Sản phẩm
- Viết được công thức tí...p của học sinh 
Giáo viên lưu ý HS: 
+ Nếu v là tốc độ trung bình thì P là công suất trung bình.
+ Nếu v là tốc độ tức thời thì P là công suất tức thời.
Hoạt động 3: Luyện tập.
a. Mục tiêu
- Giúp HS hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập về công suất.
b. Nội dung
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm
- Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa.
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện
Nội dung thực hiện
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên nhấn mạnh các nội dung chính cần nắm của bài.
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: 
 + HS hệ thống lại những kiến thức chính ở bài học bằng sơ đồ tư duy.
 + HS hoàn thành phiếu học tập số 5
Đáp án phiếu học tập số 4
1. A; 2. B; 3. B; 4. B; 6. C
6. D; 7. A; 8. D
9. 
 P=At=mght
=85.9,8.10,723,2
=384,2W
10.
P=F.v
=2.106.250
=5.108W
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình làm bài tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Hoạt động 4: Vận dụng.
a. Mục tiêu
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b. Nội dung
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
c. Sản phẩm
- Kết quả thảo luận nhóm thông qua phiếu học tập số 5.
d. Tổ chức thực hiện
Các bước thực hiện
Nội dung thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh đọc chỉ số công suất một số thiết bị ở gia đình.
- Giáo viên chia nhóm và tổ chức:
Thi xem ai là người có công suất lớn hơn.
(Theo hướng dẫn ở phiếu học tập số 5)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Học sinh trả lời nhanh trước lớp về yêu cầu của GV.
- Học sinh báo cáo kết quả cụ thể vào đầu giờ của tiết sau.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Hướng dẫn về nhà
+ Xem lại kiến thức đã học ở bài 24.
+ Hoàn thành nhiệm vụ GV giao ở hoạt động vận dụng.
+ Xem trước nội dung bài 25: Động năng. Thế năng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
V. KÍ DUYỆT
 Ngày. Tháng.năm.
BGH nhà trường
TTCM
Giáo viên
TÊN BÀI DẠY: BÀI 25 - ĐỘNG NĂNG. THẾ NĂNG
Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp: 10
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Từ phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu bằng không, rút ra được động năng của vật có giá trị bằng công của lực tác dụng lên vật. 
- Nêu được công thức tính thế năng trong trường trọng lực đều, vận dụng được trong một số trường hợp đơn giản.
2. Về năng lực: 
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: học sinh sử dụng tài liệu đa phương tiện, sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hs trao đổi với nhau để tìm hiểu về động năng, mối liên hệ giữa động năng và công của lực, thế năng trọng trường, mối liên hệ giữa thế năng và công của lực thế.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề: Hs biết vận dụng kiến thức về động năng, thế năng giải thích một số hiện tượng liên quan.
3. Về phẩm chất: 
- Trách nhiệm: trong hoạt động nhóm, có trách nhiệm hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên. 
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
- Các video mô tả hoạt động của tàu lượn, máy đóng cọc, hình ảnh sóng thần, hố lõm của thiên thạch gây ra khi va vào trái đất.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Ôn lại những vấn đề đã được học về động năng và thế năng ở cấp 2.
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tạo tình huống học tập về động năng, thế năng)
a) Mục tiêu: Thông qua các nhiệm vụ học tập: Nêu các ví dụ về vật có khả năng thực hiện công trong thực tế và cho HS xem video tàu lượn. Từ đó xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu. 
b) Nội dung: HS tiếp nhận vấn đề từ GV
c) Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm và ghi chép của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: GV: yêu cầu HS mô tả hoạt động của tàu lượn sau khi xem video và trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao khi tàu lượn ở vị trí cao nhất của đường ray thì tốc của nó lại chậm nhất và ngược lại? Từ đó xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu.
- Bước 2: GV nêu một vài ví dụ trong thực tế:
+ Một bóng điện đang treo trên sợi dây điện, ở độ cao 3m so với mặt đất
+ Một chiếc xe tải đang chuyển động với vận tốc 36 km/h trên đường.
+ Một thác nước đang chảy từ độ cao 10 xuống.
+ Một hòn đá đang nằm yên trên mặt đất.
+ Một cung tên đang giương.
- GV đặt câu hỏi: Trong các ví dụ trên, ví dụ nào có vật mang năng lượng?
- HS thảo luận theo cặp đôi: chỉ ra các ví dụ về các vật có mang năng lượng.
- GV: Vật nào có dạng năng lượng dưới dạng .... N. m. 	D. N. s. 
Câu 3. Động năng là đại lượng
A. vô hướng, luôn dương.	B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. véc tơ, luôn dương. 	D. véc tơ, luôn dương hoặc bằng không. 
Câu 4. Độ biến thiên động năng của một vật chuyển động bằng
A. công của lực ma sát tác dụng lên vật. 	
B. công của lực thế tác dụng lên vật.
C. công của trọng lực tác dụng lên vật. 	
D. công của ngoại lực tác dụng lên vật.
Câu 5. Nếu khối lượng của vật giảm đi 2 lần, còn vận tốc của vật tăng lên 4 lần thì động năng của vật sẽ
A. tăng lên 2 lần.	B. tăng lên 8 lần.	C. giảm đi 2 lần.	D. giảm đi 8 lần.
Câu 6. Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ
A. tăng 2 lần. 	B. không đổi. 	C. giảm 2 lần.	D. giảm 4 lần. 
Câu 7. Một ôtô khối lượng 1000 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ôtô có giá trị:
A. 105 J	B. 25,92.105 J	C. 2.105 J	D. 51,84.105 J
Câu 8. Một vật có khối lượng m = 4kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là: 
A. 9 m/s B. 3 m/s C. 6 m/s D. 12 m/s 
Câu 9. Hai ô tô cùng khối lượng 1,5 tấn, chuyển động với các tốc độ 36km/h và 20m/s. Tỉ số động năng của ô tô 2 so với ô tô 1 là
A. 4. 	B. 2. 	C. 0,25.	D. 0,309. 
Câu 10. Một vật trọng lượng 10 N có động năng 50 J (Lấy g = 10m/s2). Khi đó vận tốc của vật bằng
A. 10 m/s.	B. 7,1 m/s.	C. 1 m/s.	D. 0,45m/s. 
Câu 11. Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác dụng lên xe làm xe dừng lại là
A. A = .	B. A = - .	C. A = mv2. D. A = -mv2
Câu 12. Một viên đạn khối lượng m = 20 g bay theo phương ngang với vận tốc v1 = 300 m/s xuyên qua một tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ đạn có vận tốc v2 = 100 m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên viên đạn có độ lớn là
A. 4000 N.	B. 12000 N.	C. 8000 N. D. 16000 N. 
Câu 13.Một viên đạn khối lượng 50 g đang bay ngang với vận tốc không đổi 200 m/s tới đâm xuyên vào một tấm gỗ. Coi lực cản trung bình của gỗ là không đổi. Biết rằng khi viên đạn chui sâu 4 cm vào tấm gỗ dày và nằm yên trong đó. Nếu viên đạn xuyên qua tấm gỗ chỉ dày 2 cm và bay ra ngoài thì vận tốc của viên đạn khi nó vừa bay ra khỏi tấm gỗ xấp xỉ bằng
 A.141m/s. B. 245m/s. C. 173m/s. D.195m/s.
PHT 2. THẾ NĂNG
Câu 1. Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là
A. Thế năng đàn hồi.	B. Động năng.
C. Cơ năng.	 D. Thế năng trọng trường.
Câu 2. Biểu thức của thế năng trọng trường là? 
A. Wt = mgz2 B. W = mgz C. W = mgz2/2 D. W = mgz/2
Câu 3. Thế năng trọng trường là đại lượng
A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. 	
B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. 
C. véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. 	
D. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. 
Câu 4. Một cần cẩu nâng một contenơ khối lượng 3000kg từ mặt đất lên độ cao 2m (tính theo sự di chuyển của trọng tâm contenơ). Lấy g = 9,8m/s2, chọn mốc thế năng ở mặt đất. Thế năng trọng trường của contenơ khi nó ở độ cao 2m là
A. 58800J. 	B. 85800J. 	C. 60000J. 	D. 11760J
Câu 5. Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = 9,8m/s2. Thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là
A. 588 kJ. 	B. 392 kJ. 	C. 980 kJ. 	D. 588 J. 
Câu 6. Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g ≈ 10 m/s2. Khi chọn gốc thế năng là đáy vực. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là
A. 165 kJ ; 0 kJ.  B. 150 kJ ; 0 kJ. C. 1500 kJ ; 15 kJ. D. 1650 kJ ; 0 kJ.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b) Nội dung: 
Học sinh thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân
c) Sản phẩm: 
Bài tự làm vào vở ghi của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
 - Tìm hiểu thêm về thế năng đàn hồi.
 - Giải thích được hoạt động của máy đóng cọc dựa trên sự chuyển hóa động năng và thế năng của vật.
 - HS vận dụng những kiến thức đã được học ở trên lớp để xem có thể làm được những gì vào trong thực tiễn.
 B2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh làm việc cá nhân. 
B3: Báo cáo, thảo luận
Giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh thảo luận, báo cáo kết quả.
B4: Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
Rút kinh nghiệm.
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
BÀI 26: CƠ NĂNG VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG
Môn VẬT LÍ; lớp:
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích được sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng 
- Nêu được khái niệm cơ năng
- Viết được công thức tính cơ năng, đơn vị của cơ năng
- Viết được công thức tính cơ năng khi vật chuyển động trong trọng trường
- Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng
- Vận dụng được định luật bảo toàn cơ năng trong một số trường hợp đơn giả... tập cho học sinh, yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì:
A. Động năng tăng, thế năng giảm B. Động năng tăng, thế năng tăng
C. Động năng giảm, thế năng giảm D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 2: Một vật ở vị trí A được ném thẳng đứng lên vị trí B, trong quá trình chuyển động từ A đến B của vật thì:
A. Động năng giảm, thế năng giảm B. Động năng giảm, thế năng tăng
C. Động năng tăng, thế năng giảm D. Động năng tăng, thế năng tăng
Câu 3: Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản không khí. Trong quá trình chuyển động thì:
A. Động năng tăng B. Thế năng giảm
C. Cơ năng cực đại tại N D. Cơ năng không đổi
Câu 4: Một vật khối lượng 500g được thả rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất, bỏ qua ma sát.
Tính cơ năng của vật 
Xác định vi trí động năng bằng thế năng
Tính vận tốc của vật khi chạm đất
c) Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
 - Phát phiếu học tập cho cá nhân.
 - Giáo viên theo dõi, hỗ trợ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tự hoàn thành phiếu học tập số 2.
B3: Báo cáo, thảo luận: Học sinh báo cáo trước lớp, học sinh khác phản biện. 
B4: Kết luận, nhận định: giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
 Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về định luật bảo toàn cơ năng để nêu và giải thích các hiện tượng thực tiễn.
b) Nội dung: 
+ Học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
c) Sản phẩm: 
+ Giải thích các hiện tượng thực tiễn.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
 Học sinh nêu một vài ứng dụng có lợi liên quan đến về định luật bảo toàn cơ năng trong thực tế và làm rõ các hiện tượng biến dạng đó? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
 Học sinh làm việc cá nhân. 
B3: Báo cáo, thảo luận
 Giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh thảo luận, báo cáo kết quả.
B4: Kết luận, nhận định
 -Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của học sinh.
 - Bài tập về nhà, làm các bài tập trong sgk
Rút kinh nghiệm.
Trường: TT GDTX VÀ HN NINH HOÀ, TC NGHỀ VẠN NINH

 Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thêm, Nguyễn Trần Hà My


BÀI 27 HIỆU SUẤT
Môn học/Hoạt động giáo dục: Vật lí; lớp:10
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Năng lượng có ích, năng lượng hao phí
- Khái niệm hiệu suất.
2.Về năng lực: 
- Nhận thức vật lí: 
+ Nhận biết được năng lượng có ích và năng lượng hao phí trong các quá trình chuyển hóa năng lượng.
+ Nêu được khái niệm hiệu suất.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 
Vận dụng được kiến thức về hiệu suất trong một số trường hợp thực tế.
3. Về phẩm chất:
- Góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ, kiên trì thực hiện nhiệm vụ - bài tập. 
- Góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm: Thực hiện tốt và tuyên truyền cho gia đình phương án giảm năng lượng hao phí khi sử dụng các thiết bị điện trong gia định hoặc động cơ ô tô, xe máy.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu: Cho hoạt động mở đầu: Video về nhà máy thủy điện đang hoạt động
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)
a) Mục tiêu: 
HS nhận thức được trong quá trình chuyển hóa năng lượng không phải toàn bộ năng lượng cung cấp được chuyển hóa thành dạng năng lượng có ích.
b) Nội dung: 
HS quan sát đoạn video về nhà máy thủy điện đang hoạt động, sau đó thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
- Theo em có thể có bao nhiêu phần trăm động năng của thác nước được nhà máy thủy điện chuyển hóa thành điện năng?
c) Sản phẩm: 
Dự đoán câu trả lời của HS: Không phải toàn bộ động năng của thác nước được chuyển hóa hết thành điện năng mà còn có một phần năng lượng bị hao phí.
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ: Tạo các nhóm đôi (2 HS ngồi cạnh nhau), phổ biến nhiệm vụ như trong nội dung, sau đó chiếu video về hoạt động của nhà máy thủy điện, yêu cầu các nhóm đôi thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy nháp. 
Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video, thảo luận câu hỏi và ghi lại kết quả vào giấy nháp. 
Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 học sinh bất kì đứng tại chỗ trả lời câu hỏi thảo luận. Sau đó gọi 1 học sinh khác đứng tại chỗ nhận xét, bổ sung. 
Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét về câu trả lời của học sinh và đưa ra kết luận: Trong quá trình chuyển hóa năng lượng, không phải toàn bộ năng lượng đều được chuyển hóa thành dạng năng lượng có ích mà luôn có một phần năng lượng bị hao phí.
{GV ghi tiêu đề bài học: Hiệu suất}
2. Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
2.1 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu năng lượng có ích và năng lượng hao phí (25 phút)
a) Mục tiêu: 
HS nhận biết được năng lượng có ích và năng lượng hao phí trong các quá trình chuyển hóa năng lượng.
b) Nội dung: 
- HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo nhóm để xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí thông qua thực hiện nhiệm các vụ sau: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Tro... sao người ta vẫn khuyến khích xây dựng nhà máy điện dùng năng lượng Mặt Trời.
c) Sản phẩm: 
Nội dung vở ghi của học sinh về các nội dung thảo luận của nhóm:
Câu 2: 
a. Trong quá trình chuyển động của em bé có sự chuyển hóa năng lượng từ thế năng thành động năng và công của lực ma sát. Trong đó, động năng là năng lượng có ích, công của lực ma sát là năng lượng hao phí.
b. Năng lượng toàn phần bằng thế năng của em bé ở đỉnh cầu trượt:
Wtp = mgh = mglsinα = 514 J
Năng lượng có ích là động năng của em bé ở chân dốc:
Wci = 1/2mv2 = 102,4J
Hiệu suất của quá trình biến đổi thế năng thành động năng:
Câu 3: 
Nhiệt lượng mà động cơ xe otô nhận được khi tiêu thụ hết 60 lít xăng:
Q = 700.0,06.46.106 = 1932.106 J
Công suất toàn phần (Công suất tỏa nhiệt khi đốt nhiên liệu): 
Thời gian để xe tiêu thụ hết 60 lít xăng:
Quãng đường mà xe đi được khi tiêu thụ hết 60 lít xăng: s = v.t = 161 km
Câu 4: Nhà máy điện Mặt Trời sử dụng năng lượng tái tạo, nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng hóa thạch. Do đó nhà máy điện Mặt Trời được khuyến khích hơn.
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ: 
GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu học tập số 3, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập, thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận nhóm vào vở
Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, thảo luận nhóm và ghi kết quả vào vở ghi. 
Báo cáo, thảo luận: 
GV mời đại diện 3 nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày một câu trong phiếu học tập). Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung về câu trả lời của nhóm đại diện.
Kết luận, nhận định: 
GV tổng kết, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS
4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút giao nhiệm vụ + ở nhà)
a) Mục tiêu: 
Học sinh vận dụng kiến thức đã học về hiệu suất tìm phương án giảm năng lượng hao phí khi sử dụng các thiết bị, động cơ.
b) Nội dung: 
HS về nhà thực hiện nhiệm vụ sau: 
Tìm phương án giảm năng lượng hao phí khi sử dụng các thiết bị điện trong gia đình, hoặc trong động cơ ô tô, xe máy.
c) Sản phẩm: Bài viết khoảng ½ trang giấy
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ như trong phần nội dung. 
Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi câu trả lời vào vở bài tập cá nhân. 
Báo cáo, thảo luận: GV khuyến khích sự xung phong/hoặc chỉ định 1 đến 2 HS trình bày ở đầu buổi học tới. GV ghi nhận, đánh giá điểm vào đánh giá quá trình.
IV. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG
CHƯƠNG V: ĐỘNG LƯỢNG
BÀI 28: ĐỘNG LƯỢNG ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng.
- Viết được công thức tính động lượng.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Biết vận dụng công thức, định nghĩa động lượng để giải một số bài toán liên quan
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập.
- Có ý thức tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.	
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bài giảng Powerpoint: có thí nghiệm ảo và các hình ảnh minh họa các hiện tượng liên quan đến động lượng, xung lượng 
- Tranh vẽ hình a, b ở phần mở đầu của bài trong SGK 
- Phiếu học tập:
Phiếu học tập số 1
Câu 1: Đọc SGK cho biết động lượng của một vật chuyển động là gì ? Động lượng là đại lượng vectơ hay vô hướng ? Nêu đặc điểm của vectơ động lượng (điểm đặt, hướng, độ lớn, đơn vị) ?
Câu 2: Nêu ý nghĩa của động lượng?
Phiếu học tập số 2
Câu 1: 
a. Nêu định nghĩa và đơn vị của động lượng
b. Vẽ vecto động lượng của quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt .
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng
A. Động lượng của một vật đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật đó.
B. Động lượnglà đại lượng vecto
C. Động lượng có đơn vị là kg.m/s
D. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó
Câu 3. Tính độ lớn của động lượng trong các trường hợp sau :
a. Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h
b. Một hòn đá khối lượng 500g chuyển động với tốc độ 10m/s.
c. Một electron chuyển động với tốc độ 2.107 m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1. 10−31 kg.
Câu 4. Một xe tải khối lượng 1.5 tấn đang chuyển động với tốc độ 36 km/h. và một ô tô có khối lượng 750kg chuyển động ngược chiều với tốc độ 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe
Câu 5. Tại sao đơn vị của động lượng còn có thể viết tắt là N.s ?
2. Học sinh
- Ôn lại gia tốc, các định luật Newton.
- chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm như hình 28.1
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1:Mở đầu: Từ việc tìm hiểu những ví dụ thực tế để học sinh bước đầu nhận thấy mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc. 
a. Mục tiêu:
- Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm: Sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
-GV: qua... ví dụ sau, các vật đã chịu tác dụng của các lực nào trong thời gian rất ngắn:
- Cầu thủ thủ hiện 1 cú đa vô lê đã đưa được bóng vào lưới đối phương.
- Trong môn Bi-a, quả bi đang chuyển động thì va chạm vào thành bàn nên nó bị đổi hướng .
- Trong môn chơi gôn, một quả bóng gôn đang nằm yên. Trong 1 cú đánh, quả bóng bay đi rất nhanh.
Hãy chỉ ra sự biến đổi trạng thái chuyển động của vật trong các ví dụ trên như thế nào?
Câu 2: Tìm thêm ví dụ về vật chịu tác dụng lực trong thời gian ngắn?
Câu 3: Tại sao lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn lại có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật đó?
Câu 4: Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Dt thì tích Dt được định nghĩa là xung lượng của lực trong khoảng thời gian Dt ấy. Hãy cho biết xung lượng của lực có tác dụng gì? Nêu đơn vị của xung lượng của lực?
 Phiếu học tập số 2
Câu 1: Đọc SGK mục II.2, II.3 hãy thiết lập mối quan hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng. Viết dạng tổng quát của định luật 2 Newton
Câu 2: Chứng minh rằng đơn vị của động lượng cũng có thể tính ra Newton giây (N.s).
Câu 3: Một lực 50 N tác dụng vào một vật có khối lượng m = 0,1 kg ban đầu nằm yên; thời gian tác dụng là 0,01 s. Xác định vận tốc của vật.
Phiếu học tập số 3
Câu 1: a/ Xung lượng của lực gây ra tác dụng gì? 
b/ Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với tốc độ v thì đập vào một bức tường và bật trở lại với cùng tốc độ. Xung lượng của lực gây ra bởi tường lên quả bóng là 
A. m.v B. -m.v C. 2m.v D. -2m.v
Câu 2: Thủ môn khi bắt bóng không muốn đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và lùi người một chút theo hướng đi của quả bóng. Thủ môn làm thế để 
A. làm giảm động lượng của quả bóng.
B. làm giảm độ biến thiên động lượng của quả bóng.
C. làm tăng xung lượng lực của quả bóng tác dụng lên tay.
D. làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay.
Câu 3: Một quả bóng gôn có khối lượng 46 g đang nằm yên, sau một cú đánh quả bóng bay lên với tốc độ 70 m/s. Tính xung lượng của lực và độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng. Biết thời gian tác dụng là 0,5. 10-3 s. 
Câu 4: Hai vật có khối lượng lần lượt là m1 =1 kg và m2 = 2 kg, chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1 = 3 m/s và v2 = 5 m/s. 
a/ Tính động lượng của mỗi vật.
b/ Vật nào khó dừng lại hơn?Vì sao?
2. Học sinh
- Ôn lại gia tốc, các định luật Newton, động lượng
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1:Mở đầu: Tạo tình huống và phát biểu vấn đề để tìm hiểu về xung lượng của lực
a. Mục tiêu:
- Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm:Sự tò mò, hứng thú tìm hiểu kiến thức mới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
§Giáo viên đặt vấn đề: Trong trường hợp sút phạt 11 m, khi cầu thủ sút bóng, lực tác dụng lên bóng trong một thời gian ngắn gây ra biến đổi trạng thái chuyển động như thế nào? Đại lượng nào đặc trưng cho quá trình biến đổi trạng thái chuyển động của vật?
Bước 2
Học sinh tiếp nhận vấn đề.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
Hoạt động 2.1.Tìm hiểu khái niệm xung lượng của lực 
a. Mục tiêu:
- Định nghĩa được xung lượng của lực; nêu được bản chất (tính chất vectơ) và đơn vị xung lượng của lực.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm:
1. Xung lượng của lực.
* Ví dụ:	- Cầu thủ đá mạnh vào quả bóng, quả bóng đang đứng yên sẽ bay đi.
	- Hòn bi-a đang chuyển động nhanh, chạm vào thành bàn đổi hướng.
* Xung lượng của lực.
-Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Dt thì tích Dt được định nghĩa là xung lượng của lực trong khoảng thời gian Dt ấy.
- Đơn vị của xung lượng của lực là N.s
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
§GV trình chiếu những hình ảnh minh họa về xung lượng của lực và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1.
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Bước 3
-Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm
-Đại diện 1 nhóm lên trình bày
Câu 1: 
- Cầu thủ thủ hiện 1 cú đa vô lê đã đưa được bóng vào lưới đối phương.
- Trong môn Bi-a, quả bi đang chuyển động thì va chạm vào thành bàn nên nó bị đổi hướng .
- Trong môn chơi gôn, một quả bóng gon đang nằm yên, trong 1 cú đánh quả bóng bay đi rất nhanh.
=> Lực tác dụng lên vật trong một thời gian ngắn thì vật chuyển động với vật tốc lớn
Câu 2: Ném quả bóng vào tường
Câu 3: lực tác dụng lên vật trong một khoảng thời gian ngắn lại thì lực trong khoảng thời gian đó rất lớn có thể gây ra biến đổi đáng kể trạng thái chuyển động của vật đó
Câu 4: Khi một lực tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian Dt thì tích Dt được định nghĩa là xung lượng của lực trong khoảng thời gian Dt ấy. 
- Đơn vị của xung lượng của lực là N.s
Bước 4
§GV tổng kết hoạt động 2.1.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu mối liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng. Dạng tổng quát của định luật 2 Niu tơn
a. Mục tiêu:
- Phát bi

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_10_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_2_nam_hoc_202.docx