Giáo án Vật Lí 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI VẬT LÝ (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nêu được đối tượng của vật lý là gì? (nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng).
  • Nhớ được các giai đoạn chính trong quá trình phát triển vật lí.
  • Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lý đối với sự phát triển của công nghệ, đối với đời sống.
  • Biết được các bước trong quá trình tìm hiểu tự nhiên,dưới góc độ vật lý.
  • Phân biệt được phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

2. Phát triển năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: biết thu thập hình ảnh, tài liệu học tập phù hợp kết hợp với quan sát thế giới xung quanh.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.

- Năng lực vật lí:

  • Nhận biết được các ứng dụng của vật lý xuất hiện trong các hiện tượng, vật thể trong đời sống hằng ngày.
  • Nhận biết được phương pháp nghiên cứu trong vật lý là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
  • Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.

2. Phát triển phẩm chất

  • Trung thực:Trung thực trong học tập, báo cáo thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Trách nhiệm: Tích cực, tự giác nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

+ SGK, SGV, Giáo án.

+ Hình ảnh phần mở bài và một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.

+ Máy chiếu được trang bị sẵn.

+ Giao nhiệm vụ học sinh tìm hiểu ảnh hưởng của vật lí đối với một số lĩnh vực như giao thông vận tải, thông tin liên lạ, năng lượng

2. Đối với học sinh: SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Biết đến 3 nhà vật lý và dấu ấn của họ: Galilei, Newton; Einstein.

- Tạo cảm giác hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, cho HS xem hình ảnh minh họa rồi thảo luận câu hỏi, tìm ra đáp án.

Học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:

+ Nhà vật lí đó là ai?

+ Những thành tựu, lĩnh vực nghiên cứu của các nhà vật lí đó là gì?

c. Sản phẩm học tập:

- Nhận diện được 3 nhà vật lý và các dấu ấn của họ.

Galile: Thiên văn học

Newton: Cơ học

Einstein: Lượng tử.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV chiếu hình ảnh của 3 nhà khoa học vật lý cho HS xem. Rồi sau đó đặt ra một vài câu hỏi liên quan về họ: Họ là ai? Họ nổi tiếng với những phát minh nào liên quan đến môn vật lý?
docx 185 trang Cô Liên 23/10/2024 600
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật Lí 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật Lí 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2023-2024

Giáo án Vật Lí 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
Ngày soạn://	Ngày dạy://
BÀI 1. LÀM QUEN VỚI VẬT LÝ (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nêu được đối tượng của vật lý là gì? (nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất, năng lượng).
Nhớ được các giai đoạn chính trong quá trình phát triển vật lí.
Phân tích được một số ảnh hưởng của vật lý đối với sự phát triển của công nghệ, đối với đời sống.
Biết được các bước trong quá trình tìm hiểu tự nhiên,dưới góc độ vật lý.
Phân biệt được phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
2. Phát triển năng lực
- Năng lực chung: 
Năng lực tự học: biết thu thập hình ảnh, tài liệu học tập phù hợp kết hợp với quan sát thế giới xung quanh.
Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực vật lí: 
Nhận biết được các ứng dụng của vật lý xuất hiện trong các hiện tượng, vật thể trong đời sống hằng ngày. 
Nhận biết được phương pháp nghiên cứu trong vật lý là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.
Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
2. Phát triển phẩm chất
Trung thực:Trung thực trong học tập, báo cáo thực hiện nhiệm vụ học tập.
Trách nhiệm: Tích cực, tự giác nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
+ SGK, SGV, Giáo án.
+ Hình ảnh phần mở bài và một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học.
+ Máy chiếu được trang bị sẵn.
+ Giao nhiệm vụ học sinh tìm hiểu ảnh hưởng của vật lí đối với một số lĩnh vực như giao thông vận tải, thông tin liên lạ, năng lượng
2. Đối với học sinh: SGK, tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: 
- Biết đến 3 nhà vật lý và dấu ấn của họ: Galilei, Newton; Einstein.
- Tạo cảm giác hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, cho HS xem hình ảnh minh họa rồi thảo luận câu hỏi, tìm ra đáp án.
Học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi:
+ Nhà vật lí đó là ai?
+ Những thành tựu, lĩnh vực nghiên cứu của các nhà vật lí đó là gì?
c. Sản phẩm học tập: 
- Nhận diện được 3 nhà vật lý và các dấu ấn của họ.
Galile: Thiên văn học
Newton: Cơ học
Einstein: Lượng tử.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV chiếu hình ảnh của 3 nhà khoa học vật lý cho HS xem. Rồi sau đó đặt ra một vài câu hỏi liên quan về họ: Họ là ai? Họ nổi tiếng với những phát minh nào liên quan đến môn vật lý?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời và đưa ra nhận xét.
- GV dẫn dắt HS vào bài 1. Làm quen với vật lý.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu đối tượng của vật lý và mục tiêu của môn vật lý
Mục tiêu: HS biết được lĩnh vực vật lý mà các em đã được học và đưa ra được cảm nghĩ của mình về những lĩnh vực này.
b. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu mục I, nghiên cứu trả lời câu hỏi 1,2.
c. Sản phẩm học tập: Qua phần này giúp HS biết được vật lý là môn KHTN, có đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Lĩnh vực nghiên cứu đa dạng từ cơ học đến thuyết tương đối...
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi cho HS :
CH1. Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
CH2. Em thích nhất lĩnh vực nào của vật lý? Tại sao?
GV hỏi thêm một câu hỏi mở rộng: Em có cho rằng có thể ghép vật lý và hóa học vào cùng một môn không? 
(Trả lời: Có thể. Vì: Khoa học ngày càng phát triển thì mối liên hệ giữa 2 môn học này càng chặt chẽ. Và thực tế, ỏ nhiều nội dung khó mà phân biệt đâu là khía cạnh vật lý, đâu là khí cạnh hóa học).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chăm chỉ nghe giảng, tiếp nhận câu hỏi, đọc sách tìm kiếm tài liệu để trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV 2-3 bạn đứng lên phát biểu, trả lời câu hỏi, 2 bạn đầu mỗi bạn tl 1 câu hỏi.
- Bạn còn lại đưa ra nhận xét về câu tl của hai bạn rồi cho thêm ý kiến bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG VẬT LÝ VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN VẬT LÝ
Trả lời:
CH1. Các lĩnh vực mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở :
+ Lớp 6 : Cơ học, thiên văn học.
+ Lớp 7: Điện học, âm học, từ học, quang học.
+ Lớp 8: Thủy tĩnh học, nhiệt học, điện.
+ Lớp 9: năng lượng, điện từ học, điện học, quang học. 
CH2. HS nêu quan điểm, ý kiến riêng của mình.
VD: Thích lĩnh vực điện học vì nó gần gũi với đời sống.
=> Đối tượng của vật lý là: nghiên cứu tậ...t.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về vấn đề vật lí là cơ sở của công nghệ
- GV:
+ Hãy nêu tên một số thiết bị có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?
+ Việc sử dụng máy hơi nước có hạn chế gì?
(TL: Máy hơi nước, bếp từ, bếp hồng ngoại.
+ Hạn chế: Hao phí lớn, làm tăng nhiệt độ môi trường xung quanh).
→Vai trò vật lí trong cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
- GV giới thiệu về việc khám phá ra hiện tượng cảm ứng điện từ của nhà vật lí Faraday và ứng dụng.
+ Sử dụng động cơ điện có ưu điểm vượt trội nào so với sử dụng máy hơi nước?
(TL: Truyền tải nhanh, ít hao phí, không cồng kềnh, ...)
→ Vai trò của vật lí trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai.
- GV 
→ Kết luận về vai trò của vật lí trong cách mạng công nghệ.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về vai trò của vật lý trong đời sống 
GV đặt câu hỏi : 
- CH1. Theo em, mọi thiết bị chúng ta sử dụng, có cái nào là không ứng dụng thành tựu nghiên cứu của vật lý không?
- CH2. Theo em, vật lý có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS theo dõi SGK, lắng nghe các bạn trong nhóm, chú ý nghe, hoàn thành các yêu cầu.
- Hình thành Vòng Mảnh ghép:
Hình thành nhóm 6 người (bao gồm 2 người nhóm 1, 2 người nhóm 2 và 2 người nhóm 3). Các câu trả lởi được các thành viên chia sẻ đầy đủ với nhau.
- Sau đó các nhóm kết luận đầy đủ về vai trò của vật lí trong 3 lĩnh vực ấy.
 Thảo luận nhóm tìm câu trả lời của nhiệm vụ 2.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Mỗi nhóm kết luận đầy đủ vai trò của vật lí trong 3 lĩnh vực.
+ Chọn ngẫu nhiên 1 thành viên báo cáo
Yêu cầu chọn 
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
III. Vai trò của vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ
a) Vật lí được coi là cơ sở của khoa học tự nhiên.
 - Vật lí nguyên tử hạt nhân
- Định hướng của từ trường
- Vạn vật hấp dẫn
Ví dụ: Giải thích hiện tượng sấm chớp.
- Vật lí có quan hệ với mọi ngành khoa học. Các khái niệm, định luật, nguyên lí của Vật lí được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của KHTN, như việc giải thích cơ chế của hiện tượng tự nhiên, hiện tượng trong thế giới sinh học, phản ứng hóa học, hiện tượng trong vũ trụ,...
b) Vật lí là cơ sở của công nghệ
Ví dụ 1: Máy hơi nước của James Watt là kết quả nghiên cứu về Nhiệt của Vật lí.
- Máy hơi nước tạo nên bước khởi đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Ví dụ 2: Máy phát điện ra đời
- Hiện tượng cảm ứng điện từ, các máy phát điện ra đời là một trong những cơ sở cho sự ra đời của cách mạng công nghiệp lần thư hai vào cuối thế kì XIX.
Ví dụ 3: Dây chuyền sản xuất ô tô
-Từ những năm 70 của thế kỉ XX, các quy trình sản xuất tự động hóa đã được phát triển. Đó là thành tựu nghiên cứu về điện tử, chất bán dẫn, vi mạch của vật lý 
Ví dụ 4:
-Từ đầu thế kỉ XXI, các thiết bị như máy tính đã xuất hiện. Nó được sử dụng công nghệ hiện đại với vật liệu nano siêu nhỏ . Chúng dựa trên những thành tựu nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau của vật lý hiện đại.
=> Cuộc Cách mạng lần thứ tư này có tốc độ và tầm ảnh hưởng vượt xa các cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.
c) Vai trò của vật lí trong đời sống.
Trả lời: Mọi thiết bị chúng ta sử dụng, không có cái nào là không ứng dụng thành tựu nghiên cứu của vật lý.
Ví dụ: Nồi cơm điện ứng dụng thành tựu nghiên cứu về điện học.
Ví dụ: 
- Vật lí ảnh hưởng to lớn tới đời sống con người.
- Tuy nhiên việc ứng dụng thành tựu Vật lí còn có thể làm ô nhiễm môi trường sống....

Hoạt động 4. Hướng dẫn HS bước đầu hiểu được các phương pháp nghiên cứu vật lý 
Mục tiêu: HS nêu được ví dụ phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình trong vật lý.
Nội dung : GV chiếu hình ảnh về 2 phương pháp rồi cho học sinh quan sát, nhận biết đâu là phương pháp thực nghiệm, đâu là phương pháp mô hình.
Sản phẩm học tập: Giúp HS nắm bắt được khái niệm của 2 phương pháp, một số ví dụ về việc áp dụng phương pháp này.
Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS đọc nội dung SGK tìm hiểu và trả lời câu hỏi.
GV chiếu hình ảnh lên cho HS quan sát:
CH : Theo em, đâu là hình ảnh minh họa cho phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình? 
(TL: Hình đầu là minh họa cho phương pháp thực nghiệm – Cắm dây xạc vào thì nguồn điện đi vào điện thoại, rút dây xạc ra thì nguồn điện không còn đi vào điện thoại nữa; hình sau là minh họa cho phương pháp mô hình)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phương pháp thực nghiệm
+ GV Cho học sinh tìm hiểu về so sánh quan niệm và phương pháp nghiên cứu của Aristotle và Galilei ở ví dụ trong bài.
+ GV đặt câu hỏi : 
CH1. Theo em, có cần thiết phải làm thí nghiệm để kiểm chứng một dự đoán nào đó không?
( TL: Rất cần thiết )
Kết luận: Galilei kiểm chứng ý kiến của Aristotle ví dụ được gọi là phương pháp thực nghiệm.
CH2. Theo em phương pháp thực nghiệm là gì?
(TL: Là việc dùng các thí nghiệm thực tế để kiểm chứng lại tính đúng đắn của các dự đoán)
CH3. Em hãy cho biết các bước thực hiện của phương pháp thực nghiệm.
Nhiệm vụ 2: ...y tinh, thiết bị quang học
- Hiểu được những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm, nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng, nguy cơ hỏng các thiết bị đo
- Nắm được những qui tắc an toàn trong phòng thực hành
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
- Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
- Biết được ý nghĩa của các biển cảnh báo và công dụng của các trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm 
- Tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng
3. Phẩm chất
- Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý.
- Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
- Có tác phong làm việc của nhà khoa học.	
- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Bài giảng kèm các hình ảnh liên quan đến nội dung bài học
- Một số thiết bị thí nghiệm như:
+ Đồng hồ đa năng
+ Vôn kế
+ Ampe kế
- Một số hình ảnh các biển cảnh báo thường sử dụng trong phòng thí nghiệm
- Phiếu học tập; Photo BTVN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hãy quan sát hai thiết bị chuyển đổi điện áp, tham khảo kí hiệu ở bảng 2.1 và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Chức năng của hai thiết bị là gì? Giống và khác nhau như thế nào? Điện áp đầu vào, đầu ra là bao nhiêu?
Câu 2. Những nguy cơ nào có thể gây mất an toàn hoặc hỏng các thiết bị khi sử dụng thiết bị chuyển đổi điện áp này?
Hình 2.1.Hai loại thiết bị cung cấp nguồn điện
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Quan sát thiết bị thí nghiệm về nhiệt học ở hình 2.2: 
 Hãy nêu đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm và
trong khi tiến hành thí nghiệm để đảm bảo an toàn 
cần chú ý đến điều gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Quan sát thiết bị thí nghiệm quang hình hình 2.3. Hãy nêu đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm và khi sử dụng hoặc bảo quản thiết bị cần chú ý đến điều gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Em hãy quan sát một số hình ảnh về thao tác sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong hình 2.4 và dự đoán xem có những nguy cơ nào có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành?
Câu 2: Kể thêm những thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Giới hạn đo của ampe kế ở hình 2.5 là bao nhiêu? 
Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt quá 
giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Điều chỉnh vị trí của kim đo, chọn thang đo và cắm vị trí của các dây đo trên đồng hồ đa năng (Hình 2.6) để đo hiệu điện thế, cường độ dòng điện và điện trở như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Em hãy quan sát một số hình ảnh về các thí nghiệm trong hình 2.7 và dự đoán có những nguy cơ cháy nổ nào có thể xảy ra trong phòng thực hành?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
Sắp xếp các hình a,b,c,d,e,f,g, h, i, j vào bảng tương ứng:
	 h)	 i)	 j)
Biển báo cảnh báo
Hình ảnh
Ý nghĩa

Cảnh báo chất phóng xạ

Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt

Điện áp cao nguy hiểm chết người

Cảnh báo nguy cơ chất độc

Chất ăn mòn

Chất độc môi trường

Lối thoái hiểm
Công dụng của trang thiết bị bảo hộ
Hình ảnh
Công dụng

Bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người trong phòng thí nghiệm

Bảo hộ cơ thể, chống hóa chất, chống nước

Chống hóa chất, chống khuẩn


2. Học sinh
- Ôn lại cách sử dụng các thiết bị thí nghiệm đã học ở cấp THCS.
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu: Khởi động, tạo tình huống học tập
a. Mục tiêu:
- Kích thích sự tò mò và nhận biết được tầm quan trọng về vấn đề an toàn trong phòng thực hành Vật lí
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên 
c. Sản phẩm: nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu của HS
d. Tổ chức thực hiện
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
GV giới thiệu cho HS về một số vụ tại nạn trong phòng thí nghiệm: 
Ví dụ 1: Ngày 9/2/2006, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên tiếp nhận một ca cấp cứu bỏng độ 2, diện tích 10% ở các phần mặt, cổ và ngực. Nạn nhân là Phạm Minh Quốc, 15 tuổi, học sinh lớp 9B Trường THCS Lê Văn Tám (xã An Hòa, huyện Tuy An, Phú Yên). Quốc là học sinh giỏi nhiều năm liền và được Trường THCS Lê Văn Tám tuyển chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Để chuẩn bị cho kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp huyện, Trường THCS Lê Văn Tám đã tập trung 8 học sinh thực hành thí nghiệm trước khi lên đường tham gia cuộc thi. Sáng 9/2, Quốc đang làm thí nghiệm tại trường với cồn công nghiệp thì bỗng lửa phụt lên gây bỏng nặng, cháy đen cả mặt và một phần ngực.
 Minh Quốc tại bệnh viên đa khoa Phú Yên ngày 12/2/2006
Ví dụ 2: Ngày 5/1/2017 tại phòng thực hành Hóa học của Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội). Sau khi xong tiết thực hành Hóa học, có 2 học sinh nam đã ở lại nghịch chai cồn, gây nổ làm 3 nữ sinh gần đó bị bỏng. Trong đó có nữ sinh D.A bị bỏng khá nặng
 Những vết bỏng trên người HS D.A.
Bước 2
GV đặt vấn đề bài học: Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, việc đảm bảo an toàn thí nghiệm phải đ...thí nghiệm với các thiết bị nhiệt và thủy tinh, chú ý khi đun nóng có thể gây bỏng với người sử dụng, gây nứt vỡ các bộ phận làm bằng thủy tinh

GV giao nhiệm vụ cho HS: Hoàn thành phiếu học tập số 3
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. 
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 5
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ:
♦ Các thiết bị quang học có thể bị xước nứt vỡ và dính bụi bẩn làm ảnh hưởng đến đường truyền tia sáng và sai lệch kết quả thí nghiệm

Hoạt dộng 2.2. Tìm hiểu những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng thiết bị tn
a. Mục tiêu:
- Biết được những nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng các thiết bị thí nghiệm 
- Biết được những nguy cơ hỏng các thiết bị đo điện
- Biết được những nguy cơ cháy nổ trong phòng thực hành
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm: PHT 4; 5; 6; 7
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
* Những nguy cơ có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành Vật lí ở hình 2.4:
a. Cắm phích điện vào ổ: tay chạm vào phần kim loại dẫn điện ở phích điện ® bị giật
b. Rút phích điện: cầm vào phần dây điện, cách xa phích điện ® có thể làm dây điện bị đứt
c. Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ ® rất dễ bị giật 
d. Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây nguy hiểm cho mắt
e. Đun nước trên đèn cồn: lửa to, kẹp cốc thủy tinh quá gần với đèn cồn ®hỏng kẹp
* Một số thao tác sử dụng thiết bị thí nghiệm khác có thể gây nguy hiểm trong phòng thực hành là:
- Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện
- Không đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao
- Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn
- Để hóa chất lộn xộn, làm dính vào quần áo
- Để nước, các dung dịch dễ cháy gần các thiết bị điện,.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
- Ampe kế ở hình 2.5 có giới hạn đo tương ứng với các chốt cắm là 0,6A và 3A.
- Nếu sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt quá giới hạn đo thì có thể làm cho ampe kế bị hư hỏng.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Điều chỉnh kim đo, thang đo trên đồng hồ vạn năng bằng cách vận núm điều chỉnh ở giữa đồng hồ về vị trí cần tìm, vặn núm quay về bên phải để đo cường độ dòng điện, vặn núm về bên trái để đo hiệu điện thế.
Chú ý: DC là đo dòng một chiều, AC là đo dòng xoay chiều.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
a. Để các kẹp điện gần nhau: có thể gây ra chập điện khi vô ý đẩy các kẹp điện chạm vào nhau.
b. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện: có thể làm đổ các chất dễ cháy đó vào mạch điện gây cháy.
c. Không đeo găng tay cao su khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao: có nguy cơ bị bỏng.
d. Tổ chức thực hiện
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4
Bước 2
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. 
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 3
- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ:
♦Việc thực hiện sai thao tác các thiết bị có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy khi tiến hành thí nghiệm cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui định trong phòng thực hành và hướng dẫn của giáo viên

GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 5
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện mỗi nhóm trình bày
- Học sinh các nhóm thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện

- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ: 
♦ Khi sử dụng các thiết bị điện cần chọn đúng thang đo, không nhầm lẫn khi thao tác để đảm bảo an toàn cho thiết bị đo

GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành phiếu học tập số 6
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. 
- GV quan sát và lựa chọn hai nhóm: chính xác nhất, sai sót nhiều nhất, để trình bày trước lớp.
- HS các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.

- GV tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh và nhấn mạnh nội dung cần ghi nhớ
- GV lưu ý cho HS: 
♦Khi phòng thực hành có đám cháy, cần ngắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy. 
Cần lưu ý:
+ Ngắt toàn bộ hệ thống điện
+ Đưa toàn bộ hóa chất, chất dễ cháy ra khu vực an toàn
+ Không sử dụng nước dập tắt đám cháy nơi có các thiết bị điện, đám cháy hyđrocacbon hoặc các chất lỏng nhẹ hơn nước như dầu, cồn,
+ Không sử dụng CO2 để dập tắt các đám cháy trên người hoặc cháy kim loại kiềm,

GV yêu cầu HS làm việc nhóm hoàn thành ph...N TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
Câu 1: Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn khi làm việc với phóng xạ
A. Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ
B. Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ
C. Đảm bảo che chắn những cơ quan trọng yếu của cơ thể
D. Mang áo phòng hộ và không cần đeo mặt nạ
Câu 2: Chọn đáp án sai. Cần tuân thủ các biển báo an toàn trong phòng thực hành nhằm mục đích:
A. Tạo ra nhiều sản phẩm mang lại lợi nhuận
B. Hạn chế các trường hợp nguy hiểm như: đứt tay, ngộ độc,
C. Tránh được các tổn thất về tài sản nếu không làm theo hướng dẫn.
D. Chống cháy, nổ.
Câu 3: Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thiết bị và quan sát các chỉ dẫn, các kí hiệu trên các thiết bị thí nghiệm.
B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
C. Kiểm tra cẩn thận thiết bị, phương tiện, dụng cụ thí nghiệm trước khi sử dụng.
D. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi được sự cho phép của giáo viên hướng dẫn thí nghiệm.
Câu 4: Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Tuyệt đối không tiếp xúc với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao ngay khi có dụng cụ bảo hộ.
B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện trước khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
C. Chỉ cắm phích/giắc cắm của thiết bị điện vào ổ cắm khi hiệu điện thế của nguồn điện tương ứng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ.
D. Phải bố trí dây điện gọn gàng, không bị vướng khi qua lại
*Câu 5: Chọn đáp án sai khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
A. Không tiếp xúc trực tiếp với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao khi không có dụng cụ bảo hộ.
B. Không để nước cũng như các dung dịch dẫn điện, dung dịch dễ cháy gần thiết bị điện.
C. Được phép tiến hành thí nghiệm khi đã mang đồ bảo hộ.
D. Giữ khoảng cách an toàn khi tiến hành thí nghiệm nung nóng các vật, thí nghiệm có các vật bắn ra, tia laser.
Câu 6: Chọn đáp án đúng khi nói về những quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm:
B. Tắt công tắc nguồn thiết bị điện sau khi cắm hoặc tháo thiết bị điện.
A. Tuyệt đối không tiếp xúc với các vật và các thiết bị thí nghiệm có nhiệt độ cao ngay khi có dụng cụ bảo hộ.
C. Được phép tiến hành thí nghiệm khi đã mang đồ bảo hộ.
D. Phải vệ sinh, sắp xếp gọn gàng, các thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi quy định sau khi tiến hành thí nghiệm.
Câu 7: Kí hiệu DC hoặc dấu “-” mang ý nghĩa:
A. Dòng điện 1 chiều	B. Dòng điện xoay chiều
C. Cực dương	D. Cực âm
Câu 8: Kí hiệu AC hoặc dấu “~” mang ý nghĩa:
A. Dòng điện 1 chiều	B. Dòng điện xoay chiều
C. Cực dương	D. Cực âm
Câu 9: Kí hiệu “+” hoặc màu đỏ mang ý nghĩa:
A. Đầu vào	B. Đầu ra	C. Cực dương	D. Cực âm
Câu 10: Kí hiệu “–” hoặc màu xanh mang ý nghĩa:
A. Đầu vào	B. Đầu ra	C. Cực dương	D. Cực âm
Câu 11: Kí hiệu “Input (I)” mang ý nghĩa:
A. Đầu vào	B. Đầu ra	C. Cực dương	D. Cực âm
Câu 12: Kí hiệu “Output” mang ý nghĩa:
A. Đầu vào	B. Đầu ra	C. Cực dương	D. Cực âm
Câu 13: Kí hiệu mang ý nghĩa:
A. Không được phép bỏ vào thùng rác.	B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
C. Dụng cụ đặt đứng	D. Dụng cụ dễ vỡ
Câu 14: Kí hiệu mang ý nghĩa:
A. Không được phép bỏ vào thùng rác.	B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
C. Dụng cụ đặt đứng	D. Dụng cụ dễ vỡ
Câu 15: Kí hiệu mang ý nghĩa:
A. Không được phép bỏ vào thùng rác.	B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
C. Dụng cụ đặt đứng	D. Dụng cụ dễ vỡ
Câu 16: Kí hiệu mang ý nghĩa:
A. Không được phép bỏ vào thùng rác.	B. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
C. Dụng cụ đặt đứng	D. Dụng cụ dễ vỡ
Câu 17: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Bình chữa cháy.	B. Chất độc môi trường
C. Bình khí nén áp suất cao	D. Dụng cụ dễ vỡ
Câu 18: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp	B. Nhiệt độ cao
C. Cảnh báo tia laser	D. Nơi có chất phóng xạ
Câu 19: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp	B. Nhiệt độ cao
C. Cảnh báo tia laser	D. Nơi có nhiều khí độc
Câu 20: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Lưu ý cẩn thận	B. Lối thoát hiểm 
C. Cảnh báo tia laser	D. Cảnh báo vật sắc, nhọn
Câu 21: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Chất độc môi trường	B. Cần mang bao tay chống hóa chất
C. Chất ăn mòn	D. Cảnh báo vật sắc, nhọn
Câu 22: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Nhiệt độ cao	B. Nơi cấm lửa
C. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp	D. Chất dễ cháy
Câu 23: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Chất độc sức khỏe	B. Chất ăn mòn
C. Chất độc môi trường	D. Nơi có chất phóng xạ
Câu 24: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Chất độc sức khỏe	B. Lưu ý cẩn thận
C. Chất độc môi trường	D. Nơi có chất phóng xạ
Câu 25: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Nơi nguy hiểm về điện	B. Lưu ý cẩn thận
C. Cẩn thận sét đánh	D. Cảnh báo tia laser
Câu 26: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Nơi nguy hiểm về điện	B. Từ trường 
C. Lưu ý vật dễ vỡ	D. Nơi có chất phóng xạ
Câu 27: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Nhiệt độ cao	B. Nơi cấm lửa
C. Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp	D. Chất dễ cháy
Câu 28: Biển báo mang ý nghĩa:
A. Nơi có chất phóng xạ	B. Nơi cấm sử dụng quạt
C. Tránh gi..., ta phân làm mấy loại sai số? Thế nào là sai số hệ thống, sai số ngẫu nhiên? Đề xuất những phương án hạn chế sai số khi thực hiện phép đo?
Câu 3: Quan sát hình 3.3, em hãy xác định sai số dụng cụ của 2 thước đo. Để đo chiều dài của cây bút chì, em nên sử dụng loại thước nào trong hình 3.3 để thu được kết quả chính xác hơn?
Câu 4: Một bạn chuẩn bị thực hiện đo khối lượng của một túi trái cây bằng cân như hình 3.4. Hãy chỉ ra những sai số bạn có thể mắc phải. Từ đó nêu cách hạn chế các sai số đó.
Phiếu học tập số 4
Câu 1. Cách xác định giá trị trung bình? Xác định sai số tuyệt đối của mỗi lần đo, sai số tuyệt đối trung bình, sai số dụng cụ của một đại lượng cần đo, từ đó xác định sai số tuyệt đối của phép đo?
Câu 2. Cách xác định sai số tương đối? Sai số tương đối cho biết điều gì?
Câu 3. Cách ghi giá trị x của một đại lượng vật lí khi kèm sai số?
Câu 4. Nêu cách xác định sai số của phép đo gián tiếp trong 2 trường hợp:
a. Sai số tuyết đối của một tổng hay hiệu
b. Sai số tương đối của một tích hoặc thương
Câu 5. Định nghĩa các chữ số có nghĩa? Nêu quy tắc làm tròn số khi viết kết quả?
Phiếu học tập số 5
Câu 1: Phép đo thời gian đi hết quãng đường S cho giá trị trung bình t = 2,2458s, với sai số phép đo tính được là Δt = 0,00256s. Hãy viết kết qủa phép đo trong các trường hợp sau:
a. Δt lấy 1 chữ số có nghĩa	b. Δt lấy 2 chữ số có nghĩa
Câu 2: Giả sử chiều dài của hai đoạn thẳng có giá trị đo được lần lượt là a = 51 ± 1 cm và b = 49 ± 1 cm. Trong các đại lượng được tính theo các cách sau đây, đại lượng nào có sai số tương đối lớn nhất?
	A. a + b	B. a – b	C. a x b	D. a/b
Câu 3: Dùng một thước có ĐCNN là 1 mm và một đồng hồ đo thời gian có ĐCNN 0,01s để đo 5 lần thời gian chuyển động của chiếc xe đồ chơi chạy bằng pin từ điểm A (vA = 0) đến điểm B (Hình 3.1). Ghi các giá trị vào Bảng 3.1 và trả lời các câu hỏi.
Lần đo (n)
s (m)
Ds (m)
t (s)
Dt (s)
1




2




3




4




5




Trung bình
s= 
Ds= 
t= 
Dt= 
a. Nguyên nhân nào gây ra sự sai khác giữa các lần đo?
b. Tính sai số tuyệt đối của phép đo s, t và điền vào Bảng 3.1.
c. Sai số tuyệt đối của phép đo:
 ∆s=∆s±∆sdc= ; ∆t=∆t±∆tdc=  
Viết kết quả đo:	s=s±∆s= 
	t=t±∆t= 
d. Tính tốc độ trung bình: v=st=  
e. Tính sai số tỉ đối: δt=∆tt.100%= ; δs=∆ss.100%= ;
	 δv=δs+δt= 	Þ ∆v=v.δv= 
f. Viết kết quả tính v: v=v±∆v= 
2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về các phép đo đã học ở THCS.
- Xem trước bài 3 Đơn vị và sai số trong vật lí
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu: Ôn lại bài cũ, tạo tình huống và phát biểu vấn đề để tìm hiểu về sai số của phép đo các đại lượng vật lí
a. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức bài cũ.
- Kích thích sự tò mò, hứng thú tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm: Sự tò mò, hứng thú tìm hiểu nội dung kiến thức mới của học sinh và kết quả trả lời phiếu học tập số 1:
Câu 1: Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị trong phòng thực hành, ta cần lưu ý:
+ Đọc kĩ hướng dẫn và các kí hiệu trên thiết bị.
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn trong phòng thực hành
Câu 2: a. Bình khí nén áp suất cao	b. Cảnh báo tia laser	c. Nhiệt độ cao
d. Nơi có từ trường cao	e. Dụng cụ để đứng 	f. Tránh ánh nắng mặt trời
g. Dụng cụ dễ vỡ	 	h. Không được phép bỏ vào thùng rác
i. Lưu ý cẩn thận	k. Chất độc sức khỏe	l. Chất dễ cháy
m. Chất độc môi trường	n. Chất ăn mòn	o. Nơi nguy hiểm về điện
p. Nơi cấm lửa	q. Nơi có chất phóng xạ	r. Lối thoát hiểm	
Câu 3: Các biện pháp an toàn khi sử dụng điện tương ứng với hình vẽ:
a. Tránh sử dụng các thiết bị điện khi đang sạc
b. Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân
c. Lắp đặt vị trí cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện đúng quy định...
d. Không dùng tay ướt hoặc nhiều mồ hôi khi sử dụng dây điện
e. Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện
f. Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm
g. Dây điện bị sờn: cầm tay trần vào dây điện mà không có đồ bảo hộ Þ rất dễ bị giật điện
h. Chiếu tia laser: mắt nhìn trực tiếp vào tia laser gây nguy hiểm cho mắt
i. Để các kẹp điện gần nhau: có thể gây ra chập điện
k. Để các kẹp điện gần nhau: có thể gây ra chập điện
l. Không đeo găng tay cao su khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao: có nguy cơ bị bỏng.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
- Giáo viên kiểm tra bài cũ thông qua trò chơi liên quan đến phiếu học tập số 1.
- Giáo viên đặt vấn đề
w Không có phép đo nào có thể cho ta kết quả thực của đại lượng cần đo mà luôn có sai số. Ta có thể gặp phải những loại sai số nào và cách hạn chế chúng ra sao? 
Bước 2
Học sinh tiếp nhận vấn đề
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
a. Mục tiêu:
- Phát biểu được định nghĩa về phép đo các đại lượng vật lí, phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp. 
- Phân biệt phép đo trực tiếp và phép đo gián tiếp.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm:
A. PHÉP ĐO TRỰC TIẾP VÀ PH... số hạng:
Nếu A= B±C thì ∆A= ∆B+∆C
· Sai số tương đối của một tích hoặc thương bằng tổng sai số tương đối của các thừa số:
Nếu v= st thì δv=δs+δt 
4. Cách ghi kết quả đo:
Khi tiến hành đo đạc, giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng
A= A ± ∆A 	hoặc A-∆A≤A≤A+∆A 
Lưu ý:
+ Các chữ số có nghĩa gồm: Các chữ số khác 0, các chữ số không nằm giữa hai chữ số khác 0 hoặc nằm bên phải của dấu thập phân và một chữ số khác không.
+ Quy tắc làm tròn số:
 · Nếu chữ số ở hàng bỏ đi nhỏ hơn 5 thì chữ số bên trái vẫn giữ nguyên.
 · Nếu chữ số ở hàng bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số bên trái tăng thêm một đơn vị.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
§ GV chuyển giao nhiệm vụ. Yêu cầu HS đọc mục II.1 trang 17 SGK trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3.
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Bước 3
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
Câu 1: a. Chưa đặt đầu bút đúng vạch số 0.
	b. Hướng đặt mắt quan sát chưa đúng.
	c. Chưa hiệu chỉnh cân đến vạch số 0.
Câu 2: Dựa vào nguyên nhân gây sai số, ta phân làm 2 loại sai số:
 + Sai số hệ thống: là sai số có tính quy luật và được lặp lại ở tất cả các lần đo.
 Sai số hệ thống thường xuất phát từ dụng cụ đo (ví dụ: không hiệu chỉnh dụng cụ về đúng số 0). Ngoài ra sai số hệ thống còn xuất phát từ độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo (gọi là sai số dụng cụ, thường được xác định bằng một nửa độ chia nhỏ nhất)
 Þ Sai số hệ thống có thể hạn chế bằng cách:
 · Ta chọn dụng cụ đo chính xác có độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo phù hợp.
 · Trước khi đo phải hiệu chỉnh lại dụng cụ.
 + Sai số ngẫu nhiên: là sai số xuất phát từ sai xót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc từ những yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài. Sai số này thường có nguyên nhân không rõ ràng và dẫn đến sự phân tán của các kết quả đo xung quanh một giá trị trung bình.
 Sai số ngẫu nhiên có thể được hạn chế bằng cách: thực hiện phép đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để hạn chế sự phân tán của số liệu đo.
Câu 3: Sai số dụng cụ của thước đo a: 0,5cm; thước đo b: 0,05cm.
Þ Để đo chiều dài của cây bút chì, nên sử dụng loại thước trong hình 3.3b để thu được kết quả chính xác hơn.
Câu 4: Những sai số bạn có thể mắc phải:
+ Sai số dụng cụ ® Phải hiệu chỉnh về 0 trước khi cân.
+ Đĩa cân bị lệch ® Đặt đĩa cân thăng bằng.
+ Đặt mắt nhìn chưa đúng ® Đặt mắt quan sát trực diện với vị trí kim đồng hồ.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4
- Giáo viên nhận xét câu trả lời, nhấn mạnh lại những nội dung cần nắm.
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đọc mục II.2, II.3, II.4 SGK trang 18 và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 4.
Bước 5
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Bước 6
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
Câu 1. Giá trị trung bình của đại lượng cần đo khi tiến hành phép đo nhiều lần: A= A1+ A2+...+Ann
· Sai số tuyệt đối ứng với mỗi lần đo: ∆Ai=A- Ai 
với Ai là giá trị lần đo thứ i
Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được xác định theo công thức
∆A= ∆A1+ ∆A2+...+∆Ann
Sai số dụng cụ ∆xdc thường được xem có giá trị bằng một nữa độ chia nhỏ nhất với những dụng cụ đơn giản như thước kẻ, cân bàn, bình chia độ,
Sai số tuyệt đối ∆x của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được và bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:
∆A= ∆A+ ∆Adc
Câu 2. Sai số tương đối: δA= ∆AA.100%
Sai số tương đối cho biết mức độ chính xác của phép đo
Câu 3. Giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng
A= A ± ∆A 	hoặc A-∆A≤A≤A+∆A 
Câu 4. · Sai số tuyết đối của một tổng hay hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng:
Nếu A= B±C thì ∆A= ∆B+∆C
· Sai số tương đối của một tích hoặc thương bằng tổng sai số tương đối của các thừa số:
Nếu v= st thì δv=δs+δt 
Câu 5. Các chữ số có nghĩa gồm: Các chữ số khác 0, các chữ số không nằm giữa hai chữ số khác 0 hoặc nằm bên phải của dấu thập phân và một chữ số khác không.
+ Quy tắc làm tròn số:
 · Nếu chữ số ở hàng bỏ đi nhỏ hơn 5 thì chữ số bên trái vẫn giữ nguyên.
 · Nếu chữ số ở hàng bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì chữ số bên trái tăng thêm một đơn vị.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 7
Giáo viên tổng kết hoạt động 2.2
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- HS hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập liên quan đến nội dung của bài
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm: Kiến thức được hệ thống và hiểu sâu hơn các định nghĩa.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
Giáo viên hệ thống lại nội dung cần nắm và hướng dẫn thêm các bước làm bài toán tính sai số:
a. Với phép đo trực tiếp:
	B1: Tính giá trị trung bình của A.
	B2: Tính sai số trong các lần đo DAi
	B3: Tính tổng sai số DA (thêm sai số dụng cụ)
	B4: Ghi kết quả A
b. Với phép đo gián tiếp:
	B1: Tính giá trị trung bình của F the...toán quãng đường vật đi được và kết hợp với tỉ lệ bản đồ.
b) Nội dung:
- HS hoạt động nhóm (3 hoặc 4 HS) trả lời câu hỏi của bài tập sau:
 Một ô tô đi tới điểm O của một ngã tư đường có 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc với tốc độ không đổi 36 km/h. Nếu tô tô đi tiếp thì sau 10s.
a) Quãng đường đi tiếp của ô tô là bao nhiêu mét? 
b) Vị trí của ô tô ở điểm nào trên hình vẽ?
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh.
a) Tốc độ: v= 36 km/h = 10 m/
 Quãng đường đi được sau 10 s: s = v.t = 10.10 = 100 m
b) Dựa vào tỉ lệ xích trên bản đồ, ta có thể xác định được những điểm cách O một khoảng bằng 100 m. Nhưng do chưa biết hướng đi nên chưa thể xác định chính xác vị trí của vật được.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Giao nhiệm vụ
 + GV mở đầu bài học bằng việc giới thiệu về chương Động học và bài toán cơ bản của động học là xác định vị trí của vật tại các thời điểm khác nhau.
 Nhiệm vụ: Xác định vị trí
 + HS trả lời câu hỏi ở bài tập sau trong thời gian 3 phút:
Một ô tô đi tới điểm O của một ngã tư đường có 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc với tốc độ không đổi 36 km/h. Nếu tô tô đi tiếp thì sau 10s.
Quãng đường đi tiếp của ô tô là bao nhiêu mét?
Vị trí của ô tô ở điểm nào trên hình vẽ?
Câu trả lời ghi trên giấy nháp hoặc vở cá nhân.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi.
 + Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 
B3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Đại điện 2 đến 3 nhóm đứng dậy trả lời nhanh câu hỏi của bài tập.
 + Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.
B4: Kết luận, nhận định: 
+ GV đưa ra câu hỏi thảo luận toàn lớp: Để xác định chính xác vị trí của vật thì cần những thông tin gì?
 + GV viết một số ý kiến của HS lên bảng để định hướng cho việc giải quyết vấn đề của bài học.
 + HS nhận thức được vấn đề bài học.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức (55 phút)
2.1. Hướng dẫn HS xác định vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm. (17 phút)
a) Mục tiêu
- HS biết khi nào vật được coi là chất điểm
- HS biết cách xác định vị trí của vật (được coi như chất điểm) chuyển động trong mặt phẳng, trên một đường thẳng ở thời điểm khác nhau. 
- HS biết xác định gốc thời gian, thời điểm, khoảng thời gian.
b) Nội dung:
- HS hoạt động nhóm (3 hoặc 4HS) nghiên cứu ví dụ trong sách giáo khoa để thực hiện các nhiệm vụ sau:
 Ví dụ 1: Xác định vị trí của điểm A, điểm B.
 Ví dụ 2: Với OA = 2cm và tỉ lệ là . Xác định vị trí của điểm A
 Ví dụ 3: Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm 11 h. Biết vật chuyên động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km.
- Từ 3 ví dụ phân tích HS rút ra cách xác định vị trí của vật chuyển động tại các thời điểm khi vật chuyển động trên mặt phẳng và chuyển động trên đường thẳng.
c) Sản phẩm dự kiến: 
 Nội dung HS ghi được:
 Ví dụ 1: Vị trí của điểm A trong hệ tọa độ xOy:
 Vị trí điểm A (x = 10 m; y = 20 m)
 Vị trí điểm B (x = -10 m; y = 20 m)
 Ví dụ 2: Vị trí của điểm A trong hệ tọa độ địa lí
 Nếu OA = 2 cm, tỉ lệ 1/1000 thì A cách gốc tọa độ 2000 m theo hướng Đông – Bắc hợp với hướng Đông 1 góc 450
 Ví dụ 3: Vị trí của vật A tại thời điểm 11 h:
 Khoảng thời gian vật chuyển động: 
 Vị trí của vật A nằm trên trục Ox cách gốc O: x = 40.3 = 120 km.
Kết luận: 
+ Đối với hệ trục tọa độ Oxy: Vị trí của vật được xác định bằng hình chiếu của vật lên các trục tọa độ: tọa độ x, y được các định bằng cách đo khoảng cách từ hình chiếu đến gốc tọa độ và hình chiếu đang nằm ở phần dương hay phần âm của trục tọa độ.
+ Đối với hệ tọa đô địa lý: Vị trí của vật được xác định bằng khoảng cách từ vật A đến gốc tọa độ và hướng của vec-tơ 
+ Để xác định thời gian chuyển động, người ta phải chọn một mốc thời gian, đo khoảng thời gian từ thời điểm được chọn làm mốc đến thời điểm cần xác định.
Vậy muốn xác định vị trí của vật, ta phải có 1 vật mốc, chiều của các trục tọa độ (chiều dương), mốc thời gian.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Giao nhiệm vụ 
 + GV nhắc lại về khái niệm hệ tọa độ trong việc xác định vị trí của vật: trong đó GV trình bày ví dụ cách xác định vị trí của vật trong hệ tọa độ xOy và hệ tọa độ địa lý.
 + GV giao nhiệm vụ: Xác định vị trí trong hệ tọa độ (5 phút)
B2: Thực hiện nhiệm vụ
 + HS làm việc cá nhân, sau đó thảo luận nhóm, 
 + GV theo dõi hoạt động học sinh, hỗ trợ nếu cần.
 + HS trình bày kết quả làm việc vào vở cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Đại điện 2 đến 3 nhóm đứng dậy trả lời nhanh câu hỏi của bài tập.
 + Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.
B4: Kết luận, nhận định: 
 + GV nhận xét, đánh giá, và kết luận lại kết quả.
 + GV giới thiệu khái niệm hệ quy chiếu.
 + GV nhấn mạnh:
 Ø Trong thực tế, người ta thường chọn hệ tọa độ trùng với hệ tọa độ địa lý, có gốc trùng với vật mốc, trục hoành là đường nối hai hướng địa lý Đông – Tây; trục tung là đường nối hai hướng địa lý Bắc – Nam.
 Ø Khi vật chuyển động trên đường thẳng thì chỉ cần dùng hệ tọa độ gồm 1 trục tọa độ có điểm gốc O trùng với vị trí của vật mốc) và trục Ox trùng với quỹ đạo chuyển đ...ha Trang Center có nhiều con đường để đi và ứng với mỗi con đường đó, quãng đường đi được là khác nhau nhưng các con đường này có chung điểm bắt đầu đi và điểm đến nên độ lớn độ dịch chuyển là bằng nhau.
 Khi vật đi trên 1 đường thẳng và theo 1 chiều thì độ lớn độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau.
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Giao nhiệm vụ 
GV cho HS hoạt động nhóm (3 hoặc 4 HS) thực hiện nhiệm vụ phân biệt quãng đường đi được và độ dịch chuyển thông qua 3 nhiệm vụ đã nêu ở phần nội dung trong thời gian 12 phút
B2 : Thực hiện nhiệm vụ
 + HS thực hiện nhiệm vụ theo theo nhóm và trình bày vào bảng nhóm và vở cá nhân.
 + GV theo dõi hoạt động học sinh, hỗ trợ nếu cần.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
 + GV chọn 2 đến 3 nhóm chọn đường đi từ Chùa Long Sơn đến Nha Trang Center khác nhau đem bảng nhóm lên treo trên bảng.
 + Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.
B4: Kết luận, nhận định: 
 + GV nhận xét, đánh giá, và kết luận lại kết quả.
Hoạt động 3: Luyện tập: Tổng hợp độ dịch chuyển (20 phút)
a) Mục tiêu:
- HS biết cách tổng hợp các độ dịch chuyển bằng cách tổng hợp véc tơ.
- Tính toán được độ dịch chuyển tổng hợp từ hai độ dịch chuyển vuông góc.
- HS biết được vai trò, ý nghĩa của độ dịch chuyển trong việc mô tả chuyển động
b) Nội dung: 
¯Nhiệm vụ 1: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành phiếu học tập:
 PHIẾU HỌC TẬP
 Hai người đi xe đạp từ A đến C, người thứ nhất đi theo đường từ A đến B, rồi từ B đến C; người thứ hai đi thẳng từ A đến C. Cả hai đều về đích cùng một lúc. 
 a. Hãy tính quãng đường và độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai (Hoàn thành vào bảng). 

Người thứ nhất
Người thứ 2
Quãng đường đi được


Độ dịch chuyển


 b. So sánh và nhận xét kết quả.
 c. Liên hệ kết quả của bài tập này với kiến thức vectơ nào?
¯Nhiệm vụ 2: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân giải nhanh bài tập 1 và 2 (trang 25 – SGK) và nhận 05 bài giải nhanh nhất chấm lấy điểm thường xuyên.
c) Sản phẩm: 
- Phiếu học tập:
 a. Quãng đường và độ dịch chuyển của người thứ nhất và người thứ hai 

Người thứ nhất
Người thứ 2
Quãng đường đi được
s1 = 8km
s2 = 5,7km
Độ dịch chuyển
d1 = 5,7cm
d2 = 5,7km
 b. So sánh và nhận xét kết quả
 + Người thứ nhất và người thứ 2 có cùng độ dịch chuyển
 + Người thứ nhất đi quãng đường dài hơn người thứ hai
- Nhận xét: 
 + Hai người có cùng độ dịch chuyển: 
6 km
A
H
B
C
D
4 km
3 km
 + Độ dịch chuyển có ý nghĩa quan trọng trong việc mô tả chuyển động so với quãng đường đi được. Đọ dịch chuyển cho biết hướng chuyển động và sự thay đổi vị trí của vật trong chuyển động.
- Bài giải bài tập 1 và 2 (trang 25 – SGK)
Bài 1: Độ dịch chuyển: 
Ta có: BH = CD = 3 km; HD = BC = 4 km; 
 AH = AB - BH = 6 - 3 = 3 km
 d = AD = 
 Vậy, theo hướng Tây – Nam, hợp với hướng Tây 1 góc 530.
Bài 2: d = OB = 
 Vậy, theo hướng Đông – Nam, hợp với hướng Đông 1 góc 450.
d) Tổ chức thực hiện: 
¯Nhiệm vụ 1:
B1: Giao nhiệm vụ 
 + GV yêu cầu HS cất hết SGK.
 + GV giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập (5 phút)
B2 : Thực hiện nhiệm vụ
 + HS thực hiện nhiệm vụ theo theo nhóm và trình bày vào vở cá nhân.
 + GV theo dõi hoạt động học sinh, hỗ trợ nếu cần.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Cho 2 hoặc 3 HS đứng dậy trả lời nhanh kết quả của phiếu học tập.
 + Các nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét.
B4: Kết luận, nhận định: 
 + GV nhận xét, đánh giá, và kết luận lại kết quả.
 + GV nhấn mạnh liên hệ kết quả của bài tập này với quy tắc cộng vectơ. Sau đó GV chốt lại về quy tắc tổng hợp độ dịch chuyển của một vật tham gia hai độ dịch chuyển vuông góc với nhau.
¯Nhiệm vụ 2:
B1: Giao nhiệm vụ 
 + GV yêu cầu HS làm việc cá nhân giải nhanh bài tập 1 và 2 (trang 25 – SGK) và nhận 05 bài giải nhanh nhất chấm lấy điểm thường xuyên. (10 phút)
B2 : Thực hiện nhiệm vụ
 + HS thực hiện nhiệm vụ và trình bày vào vở cá nhân.
 + 05 HS giải nhanh nhất nộp bài cho GV.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
 + Mời 02 HS lên bảng trình bày bài giải của bài 1, bài 2.
 + Các HS khác đọc bài giải và nhận xét.
B4: Kết luận, nhận định: 
 + GV nhận xét, đánh giá, và kết luận lại kết quả.
Hoạt động 4. Hoạt động vận dụng (3 phút)
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và tương tác với cộng đồng. Tùy theo năng lực mà HS sẽ thực hiện ở các mức độ khác nhau.
b) Nội dung: 
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo nhóm hoặc cá nhân.
- Nhiệm vụ: Cá nhân hoặc nhóm (3 – 4 HS) lên Google tìm bản đồ khu vực từ nhà của 1 trong nhóm đến trường. Và dùng sợi chỉ và thước để xác định quãng đường và độ dịch chuyển khi đi từ nhà đến trường.
c) Sản phẩm: 
+ Hình ảnh bản đồ của nhóm (in màu)
+ Nội dung trình bày:
 Ÿ Cách đo.
 Ÿ Chiều dài của đoạn dây chỉ ứng với đội dịch chuyển và quãng đường đi
 Ÿ Tỉ lệ xích của bản đồ
 Ÿ Kết quả 
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
 + GV giao nhiệm vụ về nhà và nêu yêu cầu về sản phẩm.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
 + HS làm việc theo nhóm hoặc cá nhân ở nhà. 
 + HS nộp bài báo cáo về sản phẩm hoạt động nhóm cho GV... kể, tính tốc độ trung bình trên cả tuyến đường từ A đến B rồi trở lại A.
2. Học sinh
- Ôn lại những vấn đề đã được học về độ dịch chuyển và quãng đường đi được
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bảng tóm tắt tiến trình dạy học
Hoạt động
(thời gian)
Nội dung
(Nội dung của hoạt động) 
Phương pháp, kỹ thuật dạy học chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động [1].
 Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập 

Đặt tình huống có vấn đề chuyển giao nhiệm vụ cho HS
HS thực hiện theo nhóm
Đánh giá báo cáo của từng nhóm học sinh.
Hoạt động [2]. 
Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ 

Hình thành cho học sinh các khái niệm về tốc độ và vận tốc

+ Dùng kĩ thuật khăn trải bàn
+ Phương pháp nhóm đôi
- Đánh giá hoạt động qua bảng nhóm.
- Trình bày của nhóm.
Hoạt động [ 3]. 
Luyện tập
Hs trả lời câu hỏi và bài tập đơn giản có liên quan chủ đề.
Thuyết giảng - hỏi trả lời.
Đánh giá kết quả.
Hoạt động [4]. Vận dụng 
- HS làm việc nhóm báo cáo các ứng dụng 
- HS vận dụng kiến thức bài học vào các tình huống thực tế.
Làm việc nhóm
Đánh giá qua bài báo cáo thuyết trình.

Hoạt động 1: Mở đầu: Tạo tình huống học tập
a. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức về độ dịch chuyển, quãng đường thông qua mục kiểm tra bài cũ.
- Từ những chuyển động thường gặp hàng ngày, kích thích học sinh tìm hiểu thêm những kiến thức mới liên quan đến tốc độ và vận tốc.
b. Nội dung: Học sinh tiếp nhận vấn đề từ giáo viên
c. Sản phẩm: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và ghi chép của học sinh.
Đáp án câu hỏi kiểm tra bài cũ
Các từ được gạch chân sẽ là các từ khoá để dẫn đến nội dung của bài mới.
1

C
Ô
N
G
V
E
C
T
Ơ






2




V
Â
T
L
A
M
M
Ô
C



3



B
Ă
N
G
N
H
A
U





4



V
I
T
R
I








5




Đ
Ô
D
I
C
H
C
H
U
Y
Ê
N
6


K
H
A
C
N
H
A
U






d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
- Giáo viên hỏi bài cũ học sinh thông qua trò chơi giải ô chữ để từ đó đặt vấn đề vào bài mới
Câu 1: Để tổng hợp độ dịch chuyển của vật ta sử dụng phương pháp gì?
Đáp án: Cộng véc tơ
Câu 2: Cột cây số trên hình cho biết ta đang cách Đồng Nai 790 km. Trong trường hợp này cột cây số bên đường được gọi là gì?
Đáp án: vật làm mốc
Câu 3: Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động sẽ như thế nào nếu vật chuyển động thẳng và không đổi chiều
Đáp án: bằng nhau
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chuyển động của vật là sự thay đổi.của vật này so với vật khác
Đáp án: Vị trí
Câu 5: Đại lượng vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật được gọi là gì?
Đáp án: Độ dịch chuyển
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của vật chuyển động là hai đại lượng.
Đáp án: Khác nhau
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Cho học sinh quan sát các video về chuyển động như các vận động viên điền kinh đang thi chạy trên đường đuaDựa vào những yếu tố nào ta có thể nhận biết vận động viên đó chạy nhanh hay chậm? 
Trong đời sống tốc độ và vận tốc là hai đại lượng đều dùng để mô tả sự nhanh hay chậm của chuyển động. Vậy chúng ta sử dụng hai đại lượng này trong những trường hợp cụ thể như thế nào?
Bước 2
Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
Bước 3
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm trình bày.
- Học sinh các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung và sữa lỗi về câu trả lời của nhóm đại diện.
Bước 4
Giáo viên tổng kết đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về tốc độ trung bình
a. Mục tiêu:
- Tìm hiểu khái niệm về tốc độ trung bình 
- Lập luận để rút ra được công thức tính tốc độ trung bình.
- Vận dụng được công thức tính tốc độ.
- Em có thể tự xác định được tốc độ chuyển động của mình trong một số trường hợp đơn giản
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên
c. Sản phẩm: 
I. TỐC ĐỘ
1. Tốc độ trung bình
Người ta thường dùng quãng đường đi được trông cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là tốc độ trung bình của chuyển động.
Tốc độ trung bình = Quãng đường đi được/ Thời gian
 v=st 
Nếu gọi quãng đường đi được tại thời điểm t1 là s1 và thời điểm t2 là s2 thì
Thời gian đi là: Δt=t2-t1 
Quãng đường đi được trong thời gian Δt là: Δs=s2-s1
Tốc độ trung bình của chuyển động là: v=ΔsΔt
d. Tổ chức thực hiện:
Bước thực hiện
Nội dung các bước
Bước 1
- Nhiệm vụ 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Người ta dùng hai cách sau đây để xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động
- So sánh quãng đường đi được trong cùng một thời gian
- So sánh thời gian để đi cùng quãng đường
Trình chiếu cho học sinh xem Bảng 5.1, chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
Một vận động viên người Nam Phi đã lập kỉ lục thế giới về chạy ba cự li: 100 m, 200 m và 400 m (Bảng 5.1). Hãy dùng hai cách trên để xác định vận động viên này chạy nhanh nhất ở cự li nào?
Nhiệm vụ 2: Sau khi đã thảo luận và thực hiện xong nhiệm vụ 1. Giáo viên phát cho học sinh phiếu học tập số 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_10_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_1_nam_hoc_202.docx