Giáo án Vật lí 10 Sách Chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
BÀI 1. KHÁI QUÁT MÔN VẬT LÍ (2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí.
- Phân tích được ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống và đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học từ trung học cơ sở để giải quyết vấn đề. Cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu đối tượng, mục tiêu phương pháp nghiên cứu cũng như tầm ảnh hưởng của vật lí đối với thế giới tự nhiên.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý kiến điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung và thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm.
- Năng lực môn vật lí:
- Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí. Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống cả ở khía cạnh vi mô và vĩ mô.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học, các ví dụ thực tế để kiểm chứng kiến thức có trong bài.
3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ , tự giác chủ động nghiên cứu nội dung bài học cũng như lĩnh hội kiến thức mới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh:
- SGK, bút, thước, vở ghi chép
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích sự hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung:
- GV đưa ra tình huống nhằm tạo sự hứng thú và dẫn dắt HS đi vào bài học.
- GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK
c. Sản phẩm học tập: HS biết vận dụng những kiến thức đã học từ cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra câu hỏi để HS trả lời: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhớ lại kiến thức cấp trung học cơ sở để đưa ra câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mới 1 bạn đứng tại chỗ trả lời cho câu hỏi mở đầu.
Gợi ý: Các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ…
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tiếp nhận câu trả lời của HS, đánh giá, nhận xét.
- GV dẫn dắt vào bài: Ở cấp trung học cơ sở, các em đã được học rất nhiều lĩnh vực thuộc bộ môn Vật lí. Có bao giờ các em tự đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng: Vật lí nghiên cứu về cái gì? Nghiên cứu vật lí để làm gì và nghiên cứu bằng cách nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Chúng ta đi vào Bài 1. Làm quen với vật lí.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí 10 Sách Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU BÀI 1. KHÁI QUÁT MÔN VẬT LÍ (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí. Phân tích được ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống và đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kĩ thuật. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học từ trung học cơ sở để giải quyết vấn đề. Cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu đối tượng, mục tiêu phương pháp nghiên cứu cũng như tầm ảnh hưởng của vật lí đối với thế giới tự nhiên. Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý kiến điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung và thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm. - Năng lực môn vật lí: Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí. Trình bày, phân tích được những ảnh hưởng của vật lí đối với đời sống cả ở khía cạnh vi mô và vĩ mô. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học, các ví dụ thực tế để kiểm chứng kiến thức có trong bài. 3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ , tự giác chủ động nghiên cứu nội dung bài học cũng như lĩnh hội kiến thức mới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh: SGK, bút, thước, vở ghi chép Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thích sự hào hứng cho HS trước khi vào bài học mới. b. Nội dung: - GV đưa ra tình huống nhằm tạo sự hứng thú và dẫn dắt HS đi vào bài học. - GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK c. Sản phẩm học tập: HS biết vận dụng những kiến thức đã học từ cấp trung học cơ sở để trả lời câu hỏi của GV. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra câu hỏi để HS trả lời: Hãy kể tên các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại kiến thức cấp trung học cơ sở để đưa ra câu trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mới 1 bạn đứng tại chỗ trả lời cho câu hỏi mở đầu. Gợi ý: Các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở: lực, năng lượng, âm thanh, ánh sáng, điện, từ - Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV tiếp nhận câu trả lời của HS, đánh giá, nhận xét. - GV dẫn dắt vào bài: Ở cấp trung học cơ sở, các em đã được học rất nhiều lĩnh vực thuộc bộ môn Vật lí. Có bao giờ các em tự đặt ra câu hỏi cho chính mình rằng: Vật lí nghiên cứu về cái gì? Nghiên cứu vật lí để làm gì và nghiên cứu bằng cách nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Chúng ta đi vào Bài 1. Làm quen với vật lí. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí a. Mục tiêu: HS nêu được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: - HS nêu được được đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của vật lí và biết lấy ví dụ chứng minh. - Biết làm bài tập vận dụng. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu của vật lí. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS trả lời: CH: Theo em đối tượng nghiên cứu là gì? Lấy ví dụ trong môn ngữ văn? - GV cho HS tự đọc phần đọc hiểu trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì? + Vật lí là môn Khoa học tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Nó được phân thành rất nhiều lĩnh vực, nhiều phân ngành. Em hãy cho biết những lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở? - GV chia lớp thành 4 nhóm rồi yêu cầu mỗi nhóm trả lời phần thảo luận 1. Thảo luận 1: Nêu đối tượng nghiên cứu tương ứng với từng phân ngành sau của vật lí: cơ, ánh sáng, điện, từ. GV giao nhiệm vụ: + Tổ 1. Trả lời đối với phân ngành cơ + Tổ 2. Trả lời đối với phân ngành ánh sáng + Tổ 3. Trả lời đối với phân ngành điện + Tổ 4. Trả lời đối với phân ngành từ. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và đặt vấn đề, nêu câu hỏi. + Dựa vào dữ liệu được đưa ra ở SGK về công trình nghiên cứu đã đưa ra được biểu thức mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng. Em hãy cho biết, đối tượng nghiên cứu của công trình này là gì? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh,...ghiên cứu những vật có kích thước lớn hơn nguyên tử như con người, đồ vật, các vật có kích thước rất lớn tầm cỡ hành tinh, thiên hà, vũ trụ... Trả lời: Vai trò của vật lí đối với con người: + Các định luật vật lí được tìm ra không những giúp con người giải thích mà còn tiên đoán được rất nhiều hiện tượng tự nhiên. + Việc vận dụng các định luật này rất đa dạng, phong phú có ý nghĩa thiết thực trong đời sống và nghiên cứu khoa học. + Học tập môn vật lí giúp HS hiểu được các quy luật của tự nhiên, vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Từ đó hình thành những năng lực khoa học và công nghệ. 3. Phương pháp nghiên cứu của vật lí. a. Phương pháp thực nghiệm. Trả lời: + Galilei đã làm thí nghiệm về sự rơi tự do bằng cách: Thả rơi hai vật có hình dạng khác nhau nhưng có cùng khối lượng từ đỉnh tháp nghiêng Pisa cao 57m ở nước Ý. + Kết quả là hai vật rơi và chạm đất cùng lúc. Kết quả này đã bác bỏ được nhận định của Aristotle cho rằng việc vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ là bản chất tự nhiên của các vật. => Phương pháp thực nghiệm là dùng những những thí nghiệm cụ thể để kiểm chứng về tính đúng đắn của một giả thuyết, mô hình, lí thuyết. Từ đó bổ sung, hoàn thiện hay bác bỏ giả thuyết, mô hình, lí thuyết đó. Trả lời: + Thí nghiệm sử dụng ánh sáng để đốt cháy tờ giấy: Người ta đặt một tờ giấy phía dưới một thấu kính. Ánh sáng mặt trời đi qua thấu kính trong một khoảng thời gian nhất định sẽ đốt cháy tờ giấy. Điều này chứng minh rằng ánh sáng có năng lượng. + Ta sẽ nghe âm thanh phát ra khi gõ vào thanh kim loại. Điều này chứng tỏ là âm thanh có thể truyền được trong chất khí. + Ta vẫn nghe được tiếng mọi người nói chuyện khi ngụp lặn dưới nước trong hồ bơi. Điều này chứng tỏ là âm thanh có thể truyền được trong chất lỏng. b. Phương pháp lí thuyết. Trả lời: + Lí thuyết được xây dựng dựa trên các quan sát ban đầu và trực giác của các nhà vật lí, trong nhiều trường hợp có tính định hướng và dẫn dắt cho thực nghiệm kiểm chứng. + Công trình dự đoán sự tồn tại của Hải Vương Tinh và Thiên Vương Tinh trong hệ mặt trời hình 1.4 có ý nghĩa: Thiên Vương tinh không ở đúng vị trí mà các phương trình toán học nghiên cứu chuyển động tiên đoán. => Phương pháp lí thuyết là phương pháp sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. Trả lời: + Thí nghiệm đóng vai trò trọng yếu trong phương pháp thực nghiệm, bởi kết quả thí nghiệm là cơ sở quan trọng nhất để khẳng định tính đúng đắn của một giả thuyết, mô hình, lí thuyết. + Điểm cốt lõi của phương pháp lí thuyết là việc xây dựng những mô hình giả thuyết bằng công cụ toán học. => Kết luận: Kết quả của phương pháp thực nghiệm cần được giải thích bằng lí thuyết đã biết hoặc lí thuyết mới. Kết quả của phương pháp lí thuyết cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Hai phương pháp này hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định. 4. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. Trả lời: Các bước của tiến trình này là: Bước 1: Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Bước 2: Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Bước 3: Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Bước 4: Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay bác bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Bước 5: Rút ra kết luận. Sơ đồ: Hoạt động 2. Ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật a. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được ảnh hưởng, tác động của vật lí đến một số lĩnh vực và đối với đời sống con người. b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh, HS quan sát xem xét các tình huống, đưa ra những phân tích những ảnh hưởng, tác động của vật lí đến một số lĩnh vực và đối với đời sống con người. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ thảo luận, đưa ra những phân tích để đi đến kết luận về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình 1.5 để HS quan sát và dẫn lời: “Ngày nay chúng ta không còn truyền thông tin bằng bồ câu đưa thư nữa, thay vào đó là dùng các thiết bị như máy tính, điện thoại để gửi tin. Chúng ta cũng không còn chuẩn đoán bệnh bằng cách bắt mạch mà thay vào đó là dùng các thiết bị hiện đại như máy đo huyết áp. Những ví dụ trên đã cho thấy con người ngày này đã biết áp dụng những thành tựu của các công trình nghiên cứu vật lí, khoa học.” - GV chia lớp thành 2 nhóm + Tổ 1,2: Nhóm 1. + Tổ 3,4: Nhóm 2. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Thảo luận 5. Quan sát hình 1.5, Phân tích ảnh hưởng của vật lí trong một số lĩnh vực. Từ đó, trình bày ưu điểm của việc ứng dụng Vật lí vào đời sống so với các phương pháp truyền thống ở các lĩnh vực trên. Thảo luận 6. Hãy nêu và phân tích một số ứng dụng khác của vật lí trong đời sốn...huyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập và đầu giờ tiết sau nộp lại cho GV. BTVN : Tìm hiểu để viết bài thuyết trình ngắn về quá trình sản xuất, truyền tải và lợi ích của điện năng. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành đầu giờ sau nộp lại cho GV. Điện năng là năng lượng của dòng điện, là một dạng năng lượng có nhiều ưu điểm như dễ dàng chuyển thành các dạng năng lượng khác, dễ truyền tải và phân phối. Nó là nguồn năng lượng cho các máy móc, thiết bị trong sản xuất và đời sống xã hội. Vậy nên điện năng là ngành năng lượng chính trong công nghiệp cũng như trong cuộc sống của con người. Điện năng được sản xuất từ các nhà máy điện: nhiệt điện, thủy điện,điện nguyên tử,truyền tải qua đường dây tải điện đến nơi tiêu thụ. Quá trình sản xuất điện năng là quá trình điện từ, bản chất là biến đổi các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, thủy năng thành năng lượng điện. Với phương pháp biến đổi nhiệt năng thành điện năng thì có quá trình như sau: Nhiệt năng của than -> cơ năng của tuabin ->điện năng của máy phát điện -> được tập trung ở nhà máy nhiệt điện. Với phương pháp biến đổi thủy năng thành điện năng thì có quá trình như sau:Thủy năng của cột nước -> thủy năng của tuabin nước -> điện năng của máy phát điện -> được tập trung ở nhà máy thủy điện. Dù là bằng phương pháp nào thì điện năng ở các nhà máy sẽ được phân phối, truyền tải thông qua đường dây dẫn điện để đến nơi cần tiêu thụ điện. Từ khi có điện năng, cuộc sống con người ngày càng tiến bộ hơn. Nhờ có điện năng mà các con đường được chiếu sáng; các máy móc, hệ thống tự động hóa trong công nghiệp được hoạt động; điện năng biến đổi năng lượng làm mát ở máy điều hòa, năng lượng sưởi ấm ở máy sưởi.... Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà: Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học ở bài 1. Hoàn thành bài tập SGK. Tìm hiểu nội dung bài 2. Vấn đề an toàn trong vật lí. Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 2. VẤN ĐỀ AN TOÀN TRONG VẬT LÍ (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS hiểu được các rủi ro có thể xảy ra. Biết thực hiện các biện pháp an toàn cho bản thân, cộng đồng, môi trường theo quy định của nơi học tập, làm việc. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và học tập: Tự động tìm hiểu, khám phá kiến thức về an toàn trong vật lí từ sách vở, từ mạng internet. Tự giác chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng kết hợp ngôn ngữ với hình ảnh, các loại phi ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận về những quy tắc an toàn, thiết kế được bảng hướng dẫn quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí. Biết tự giác và có tinh thần trách nhiệm hoàn thành phần việc được giao, đóng góp ý tưởng, thúc đẩy quá trình xây dựng kiến thức mới ; tôn trọng, tiếp nhận và khiêm tốn học hỏi ý kiến các thành viên trong nhóm. - Năng lực môn vật lí: Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết các quy tắc an toàn trong nghiên cứu và học tập vật lí. Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình học tập và nghiên cứu vật lí. Sử dụng những chứng cứ khoa học để lập ra bảng quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí. 3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm, chăm chỉ, tự giác chủ động nghiên cứu, tìm tòi nội dung bài học cũng như lĩnh hội kiến thức mới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. Video, hình ảnh minh họa về an toàn vật lí. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh: SGK, bút, thước, vở ghi chép Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho HS trước khi đi vào bài học mới. b. Nội dung:. - GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK. - GV sử dụng kĩ thuật KWL, yêu cầu HS ghi nội dung vào cột K,W của bảng KWL. Trong quá trình học sẽ điền nội dung vào cột L để cuối bài học nộp lại cho GV. c. Sản phẩm học tập: HS biết ghi nội dung vào cột K,W của bảng KWL d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu bảng KWL. - GV yêu cầu HS ghi chép vào cột K, W của bảng KWL. Trong quá trình học, sẽ điền nốt vào cột L để cuối bài học, nộp lại cho GV. K (Những kiến thức các em đã biết về các quy tắc an toàn) W (Những điều các em muốn biết thêm xoay quanh nội dung trên) L (Những nội dung chính, câu trả lời trong bài học) .. .. .. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời. Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - HS điền vào cột K,W K W L - Khi sử dụng dụng cụ nghiên cứu, thực hành vật lí, cần phải cẩn thận, cần sử dụng đúng cách, đúng mục đích. - Có rất nhiều rủi ro khi nghiên cứu và thực hành thí nghiệm. - Có các biển cảnh báo an toàn ở phòng thí nghiệm, hoặc trên các dụ... tạo đột biến, tạo ra giống cây trồng mới. + Sử dụng trong kiểm tra an ninh. + Sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu. + Sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật. - Quy tắc an toàn khi làm việc với chất phóng xạ: + Sử dụng găng tay và mặc đồ bảo hộ khi thực hiện thí nghiệm. + Không để chất phóng xạ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Che chắn những cơ quan nhạy cảm với chất phóng xạ. + Giảm thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ. + Tăng khoảng cách từ ta đến nguồn phóng xạ. 2. An toàn trong phòng thí nghiệm Trả lời: Câu 1. Một vài sự cố có thể xảy ra khi làm thực hành ở phòng thí nghiệm vật lí: + HS có thể bị bỏng do sự cố chập cháy điện, hoặc cháy nổ do lửa, hóa chất. + Có thể bị chấn thương khi bất cẩn sử dụng vật sắc nhọn. + Có thể bị điện giật. Câu 2. Những điểm không an toàn trong hình: - Người phụ nữ: + Cắm/ rút điện sai cách do cầm vào dây điện dễ dẫn tới bị giật khi dây điện hở. + Đưa nước uống vào phòng thí nghiệm. Sử dụng nước ngọt khi đang làm thí nghiệm. - Người đàn ông: + Tay ướt cầm vào dây điện cắm vào ổ điện gây nguy cơ giật điện cao. + Không đeo găng tay bảo hộ. - Trên bàn có: + Đặt vật nhọn và dẫn điện ngay trên dây điện dễ gây chập cháy. + Rác vứt bừa bộn. + Để các dụng cụ không phù hợp với hoạt động thí nghiệm. + Dụng cụ thí nghiệm không được sắp xếp ngăn nắp. Câu 3. Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện: + Khi làm việc với nguồn điện cần đeo đồ bảo hộ đầy đủ như găng tay + Cần phải tách nguồn điện với hóa chất, nước để tránh nguy cơ chập cháy nổ. + Không đặt những vật có khả năng dẫn điện lên nguồn điện. + Sử dụng thiết bị điện đúng cách: ví dụ như cầm phích cắm điện đúng cách => Kết luận: Khi nghiên cứu và học tập vật lí, ta cần phải: - Hiểu được thông tin liên quan đến rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra. - Tuân thủ và áp dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. - Quan tâm, gìn giữ môi trường xung quanh. - Trong phòng thí nghiệm ở trường học, những rủi ro và nguy hiểm phải được cảnh báo rõ ràng bằng các biển báo. HS cần chú ý sự nhắc nhở của nhân viên phòng thí nghiệm và GV về các quy định an toàn. Ngoài ra các thiết bị bảo hộ cá nhân phải được trang bị đầy đủ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học. b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được câu trả lời đúng. d. Tổ chức thực hiện : Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức hoạt động nhóm, yêu cầu HS trả lời: Câu 1: Từ những kiến thức đã học được ở trên kết hợp với những hiểu biết thực tế, em hãy nêu biện pháp xử lí nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị rơi vỡ trong quá trình sử dụng đo thân nhiệt. Câu 2. Quan sát hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao (mỗi thành viên trong một nhóm liên tục đưa ra ý kiến, sau 1 phút thảo luận, cả nhóm sẽ thống nhất lại ý kiến và trình bày trước lớp). - HS hoàn thành nốt cột L trong bảng KWL để nộp lại cho GV. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả lời: C1. Biện pháp xử lí nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị rơi vỡ trong quá trình sử dụng để đo thân nhiệt: + Di chuyển mọi người ra xa khu vực mà nhiệt kế thủy ngân bị rơi vỡ. + Mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay cao su, khẩu trang. + Dùng bột lưu huỳnh rải phía trên để ngăn cản thủy ngân bốc hơi + Dùng tăm bông thu dọn thủy ngân cùng mảnh vỡ vào lọ thủy tinh bịt kín cho vào thùng rác. + Không lại gần khu vực có thủy ngân. Mở thoáng các cánh cửa (nếu là ở phòng kín) ít nhất là trong khoảng thời gian 2-3 tiếng. + Sau đó bỏ đi đồ bảo hộ. C2. a. Biển cách báo hóa chất dễ cháy: Tránh gần các nguồn lửa gây nguy hiểm tránh nổ. b. Biển cảnh báo hóa chất độc hại: Hóa chất độc đối với sức khỏe, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm. c. Biển cảnh báo nguy hiểm về điện: Tránh xa vì có thể bị điện giật. d. Biển cảnh báo chất phóng xạ: Cần đảm bảo an toàn khi lại gần hoặc sử dụng chất phóng xạ. e. Đồ bảo hộ giúp bảo vệ người làm thí nghiệm tránh các rủi ro khi làm việc với các hóa chất hoặc chất dễ cháy làm mất an toàn đến sức khỏe con người. Ngoài ra áo choàng còn giúp phân biệt được người đang thực hiện thí nghiệm với người khác nhằm tăng tính chuyên nghiệm trong phòng thí nghiệm. f,g. Kính bảo hộ và găng tay bảo hộ có tác dụng tăng mức độ an toàn cho người làm thí nghiệm. Hạn chế sự tiếp xúc giữa mắt và tay của người làm thí nghiệm với hóa chất và các dụng cụ nguy hiểm khác như vụn sắt, vật sắc nhọn. Hoàn thành bảng KWL. K W L - Khi sử dụng dụng cụ nghiên cứu, thực hành vật lí, cần phải cẩn thận, cần sử dụng đúng cách, đúng mục đích. - Có rất nhiều rủi ro khi nghiên cứu và thực hành thí nghiệm. - Có các biển cảnh báo an toàn ở phòng thí nghiệm, hoặc trên các dụng cụ. - Có bảng các quy tắc an toàn trong phòng thực hành. - Cần có ...giá kết quả hoạt động, thảo luận - HS điền vào cột K,W K W L - Một đại lượng vật lí sẽ bao gồm: kí hiệu, giá trị số và đơn vị của số đo. - Các số hạng trong một phép cộng, trừ phải có cùng đơn vị đo mới thực hiện được. - Có 2 cách để đo một đại lượng là: đo trực tiếp và đo gián tiếp. - Khi thực hiện phép đo, thường có sự chênh lệch giữa giá trị thất và giá trị đo được. - Hệ đơn vị đo lường quốc tế SI. Phân biết đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất và mối liên hệ của chúng. - Khái niệm thứ nguyên - Phân biệt đơn vị và thứ nguyên trong vật lí. - Các loại sai số của phép đo. - Cách biểu diễn sai số phép đo. - Có cách nào để hạn chế sai số phép đo? - GV đặt vấn đề: Khi tiến hành đo một đại lượng vật lí, ta sẽ quan tâm đến giá trị đo và đơn vị của đại lượng cần đo. Đơn vị đo có thật sự quan trọng hay không? Và trên thực tế, không có phép đo nào cho kết quả chính xác tuyệt đối mà luôn có sai số. Vậy thì sẽ có những loại sai số nào và cách hạn chế chúng ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay nhé. Bài 3. Đơn vị và sai số trong vật lí. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Đơn vị và thứ nguyên trong vật lí. a. Mục tiêu: - HS nêu được hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất. Vận dụng được mối liên hệ giữa đơn vị dẫn xuất với đơn vị cơ bản. - HS phân biệt được thứ nguyên với đơn vị. b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được khái niệm, biết công thức tính tốc độ trung bình và tốc độ tức thời thực hiện được bài tập vận dụng. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt đi vào nội dung của phần này: Trong chương trình học môn Khoa học tự nhiên ở cấp Trung học cơ sở, các em đã được tìm hiểu một số đại lượng vật lí cũng như thực hành đo. Kết quả của phép đo sẽ bao gồm hai thông tin là: số đo (cho biết giá trị của đại lượng đang xét) và đơn vị của số đo. - GV cho HS nhắc lại kiến thức cũ mà các em đã được học. + GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi để trả lời Thảo luận 1: Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà các em đã được học trong môn Khoa học tự nhiên. - GV mở rộng kiến thức về các đơn vị khác nhau của cùng một đại lượng: + GV đặt ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em hãy cho biết một số đơn vị thường dùng của tốc độ, quãng đường, thời gian? - GV giới thiệu hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất. + GV hỏi HS: Em hãy cho biết hệ đơn vị là gì? + GV giới thiệu bảng 3.1. Các đơn vị cơ bản trong hệ SI: Trong khoa học có rất nhiều hệ đơn vị được sử dụng. Trong đó thông dụng nhất là hệ đo lường quốc tế SI được xây dựng trên cơ sở 7 đơn vị cơ bản trong bảng 3.1 sau đây. ( GV chiếu bảng 3.1 cho HS quan sát). + GV đề cập đến tiếp đầu ngữ và bảng 3.2 cho HS hiểu: Khi số đo của một đại lượng đang xem xét là một bội số hoặc ước số thập phân của mười, ta có thể sử dụng tiếp đầu ngữ như trong bảng 3.2 ngay trước đơn vị để phần số đo được trình bày ngắn gọn hơn. + GV đưa ra ví dụ để HS dễ hiểu: VD: 1 730 000 m có thể viết là 1 730.103 m. Để trình bày ngắn gọn hơn nữa chúng ta còn có thể viết 1 730 km. - GV mời một bạn HS lấy thêm ví dụ. - GV đề cập đến đơn vị dẫn xuất và mối liên hệ giữa đơn vị dẫn xuất và đơn vị cơ bản. + GV hỏi: Những đơn vị cơ bản trong hệ đơn vị SI đã thực sự đầy đủ để biểu diễn cho tất cả các đại lượng vật lí chưa? + GV tiếp nhận câu trả lời của HS để liên hệ đưa ra kiến thức về đơn vị dẫn xuất. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhớ lại kiến thức cũ kết hợp với quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK. HS làm việc nhóm đôi, trao đổi ý kiến với bạn để tìm ra câu trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 1-2 bạn đứng tại chỗ trả lời câu hỏi - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới về thứ nguyên Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thứ nguyên. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK và nêu khái niệm thứ nguyên và cách biểu diễn thứ nguyên. - GV giới thiệu bảng 3.3 và đưa ra kết luận về thứ nguyên. + Thứ nguyên của một đại lượng cơ bản thường sử dụng được thể hiện trong bảng 3.3. + Đưa ra kết luận về thứ nguyên - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi để trả lời câu Thảo luận 2: Phân biệt đơn vị và thứ nguyên trong vật lí và đưa ra ví dụ. - GV đưa ra lưu ý về thứ nguyên trong các biểu thức vật lí. VD: Không thể thực hiện phép tính: [Chiều dài] + [Khối lượng]. Vì [Chiều dài] có thứ nguyên là L, còn [Khối lượng] có thứ nguyên là M. - GV cho HS thảo luận nhóm 5-6 để trả lời câu Thảo luận 3: Phân tích thứ nguyên của khối lượng riêng ρ theo thứ nguyên của các đại lượng cơ bản. Từ đó cho biết đơn vị của ρ trong hệ SI. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin sgk,trao đổi nhóm với bạn học để trả lời câu hỏi. - GV quan sát quá trình HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần. Bước 3. Báo ... niệm phép đo, cách phân loại phép đo. - HS giải được các bài tập về biểu diễn và xác định sai số phép đo gián tiếp. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu các phép đo trong vật lí. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu khái niệm phép đo . - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu Thảo luận 4: Với các dụng cụ là bình chia độ (ca đong) (Hình 3.1a) và cân (Hình 3.1b), đề xuất phương án đo khối lượng riêng của một quả cân trong phòng thí nghiệm. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tương tác với GV, nghiên cứu SGK, dựa vào kiến thức đã học để nêu lên được khái niệm phép đo, phếp đo trục tiếp, phép đo dán tiếp. - HS làm việc nhóm để trả lời câu thảo luận 4. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm HS trình bày đáp án của nhóm mình. - Những HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung ý kiến. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu các loại sai số của phép đo. Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc nhóm và trả lời Thảo luận 5: Quan sát Hình 3.2 và phân tích các nguyên nhân gây ra sai số của phép đo trong các trường hợp được nêu. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và nêu khái niệm sai số phép đo. - GV tiếp nhận câu trả lời của HS và dẫn dắt: Dựa vào nguyên nhân, thì sai số của phép đo được phân thành 2 loại là sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết thế nào là sai số ngẫu nhiên, thế nào là sai số hệ thống? - GV cho HS tìm hiểu kĩ hơn về 2 loại sai số của phép đo bằng cách hướng dẫn HS trả lời theo các gợi ý sau: Em hãy cho biết: + Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống và cách hạn chế? + Nguyên nhân gây ra sai số ngẫu nhiên và cách hạn chế? - GV cho HS làm việc cá nhân, suy nghĩ trả lời cho câu thảo luận 6 và 7: Thảo luận 6: Quan sát Hình 3.3, em hãy xác định sai số dụng cụ của hai thước đo. Thảo luận 7: Đề xuất những phương án hạn chế sai số khi thực hiện phép đo. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2-3 bạn HS trình bày câu trả lời - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu cách biểu diễn sai số của phép đo và cách xác định sai số trong phép đo gián tiếp. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV dẫn dắt: Một trong những phương án để hạn chế sai số phép đo là thực hiện đo nhiều lần để lấy giá trị trung bình làm giá trị đại diện. Vậy giá trị trung bình tính bằng cách nào? (Đây là câu hỏi dẫn dắt, không cần HS trả lời) - GV đưa ra nguyên tắc xác định sai số trong phép đo gián tiếp: - GV làm mẫu bài luyện tập để HS hiểu bài hơn. Đề bài: Giả sử chiều dài của hai đoạn thẳng có giá trị đo được lần lượt là a = 51±1 cm và b = 49±1cm . Trong các đại lượng được tính theo các cách sau đây, đại lượng nào có sai số tương đối lớn nhất: A. a + b . B. a - b. C. a . b. D. ab - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 5-6 để làm phần vận dụng của mục này. Đề bài: SGK trang 22. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, ghi chép kiến thức vào vở. - HS làm việc nhóm để làm bài vận dụng theo yêu cầu của GV. Bước 3,4 Báo cáo và đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV đánh giá đưa ra kết luận về những kiến thức mới rồi chuyển sang nội dung luyện tập. II. CÁC PHÉP ĐO TRONG VẬT LÍ 1. Các phép đo trong vật lí. Trả lời: - Phép đo các đại lượng vật lí là phép so sánh chúng với các đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị. - Phép đo trực tiếp: Giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo. - Phép đo gián tiếp: Giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng được đo trực tiếp. Trả lời: Phương án: Bình chia độ dùng để đo thể tích của vật. Dùng cân để đo khối lượng của vật. Dùng công thức để xác định khối lượng riêng của vật: ρ=mV Thao tác: + Bước 1: Đo khối lượng bằng cân, ta bấm ON/OFF để màn hình hiển thị, đặt quả cân lên, đọc số hiện trên màn là khối lượng của quả cân. + Bước 2: Đo thể tích của quả cân bằng bình chia độ, đổ nước vào bình chia độ đến một vạch xác định, ghi lại kết quả đó. Sau đó thả quả cân vào bình chia độ, ghi lại kết quả. Vquả cân=Vnước+quả cân-Vnước + Bước 3: Áp dụng công thức tính khối lượng riêng để tính khối lượng riêng của quả cân. 2. Các loại sai số của phép đo. Trả lời: Các nguyên nhân gây ra sai số là: a) Vật cần đo không được đặt song song với thước và không được đặt tại điểm 0 của thước. b) Góc nhìn sai. c) Không căn chỉnh dụng cụ đo về số 0 trước khi đo. Trả lời: Sai số phép đo là sự chênh lệch giữa giá trị thật và giá trị đo được trong quá trình thực hiện phép đo. Trả lời: + Sai số hệ thống là sai số có tính quy luật và được lặp lại ở tất cả các lần đo. Sai số hệ thống làm cho giá trị đo tăng hoặc giảm một lượng nhất đ... một phéo cộng, trừ phải có cùng đơn vị đo mới thực hiện được. - Có 2 cách để đo một đại lượng là: đo trực tiếp và đo gián tiếp. - Khi thực hiên phép đo, thường có sự chênh lệc giữa giá trị thất và giá trị đo được. - Hệ đơn vị đo lường quốc tế SI. Phân biết đơn vị sơ bản và đơn vị dẫn xuất và mối liên hệ của chúng. - Khái niệm thứ nguyên - Phân biệt đơn vị và thứ nguyên trong vật lí. - Các loại sai số của phép đo. - Cách biểu diễn sai số phép đo. - Có cách nào để hạn chế sai số phép đo? - Hệ đo lường quốc tế SI được xây dựng trên cơ sở 7 đơn vị cơ bản - Ngoài 7 đơn vị cơ bản được nêu ở trong bảng 3.1 thì những đơn vị còn lại như đơn vị của tốc độ, thể tích. sẽ được gọi là đơn vị dẫn xuất. Mọi đơn vị dẫn xuất đều có thể phân tích thành đơn vị cơ bản. - Thứ nguyên của một đại lượng là quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng vào các đơn vị cơ bản. - Một đại lượng vật lí có thể được biểu diễn bằng nhiều đơn vị khác nhau nhưng chỉ có một thứ nguyên duy nhất. Một số đại lượng vật lí khác nhau có thể có cùng thứ nguyên. - Trong các biểu thức vật lí: Các số hạng trong phép cộng hoặc trừ phải có cùng thứ nguyên. Hai vế của biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên. - Phép đo trực tiếp: Giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo. - Phép đo gián tiếp: Giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng được đo trực tiếp - Sai số phép đo là sự chênh lệch giữa giá trị thật và giá trị đo được trong quá trình thực hiện phép đo. Có 2 loại sai số là sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống. - Sai số tuyệt đối của phép đo bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ. - Sai số tương đối được xác đinh bằng tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo. - Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng. - Sai số tương đối của một tích hay một thương bằng tổng sai số tương đối của các thừa số. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ hoàn thành bài tập, đầu giờ của tiết sau sẽ trả bài cho GV. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành bài tập GV giao về nhà. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao bài tập về nhà cho HS làm, đầu tiết sau sẽ trả bài cho GV. Câu 1: Hiện nay có những đơn vị thường được dùng trong đời sống như picômét (pm), miliampe (mA) (ví dụ như kích thước của một hạt bụi là khoảng 2,5 pm; cường độ dòng điện dùng trong châm cứu là khoảng 2 mA). Hãy xác định các đơn vị cơ bản và các tiếp đầu ngữ của 2 đơn vị trên. Câu 2: Người ta đã thực hiện 5 lần đo quãng đường chuyển động của một viên bi. Kết quả được cho ở bảng sau. Em hãy tính sai số tuyệt đối, sai số tương đối của phép đo quãng đường và viết kết quả đo. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận trên lớp, về nhà tiếp tục suy nghĩ cách giải bài tập GV giao Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời : (TL: C1: - Đơn vị cơ bản của kích thước là mét (m). 2,5 pm = 2,5.10-12 m. - Đơn vị cơ bản của cường độ dòng điện là ampe (A). 2 mA = 2.10-3 A. - Tiếp đầu ngữ của 2 đơn vị trên là: - C2: *Tính toán để điền vào dòng cuối cùng của bảng : s= 0,649+0,651+0,654+0,653+0,6505=0,6514 ∆s1=s-s1= 0,6514-0,649=0,0024 ∆s2=s-s2= 0,6514-0,651=0,0004 ∆s3=s-s3= 0,6514-0,654=0,0026 ∆s4=s-s4= 0,6514-0,653=0,0016 ∆s5=s-s5= 0,6514-0,650=0,0014 => ∆s= 0,024+0,0004+0,0026+0,0016+0,00145=0,00168 *Sai số tuyệt đối của phép đo quãng đường là: ∆s= ∆s+∆sdc = 0,00168+ 0,0012 =0,00218. *Sai số tương đối của phép đo quãng đường là: δs=∆ss.100%= 0,002180,6514.100%=0,335% *Cách viết kết quả đo của phép đo quãng đường: s = s±∆s =0,6514 ± 0,00218 (m) Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà: Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học. Hoàn thành bài tập sgk Tìm hiểu nội dung bài 4. Chuyển động thẳng. Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHƯƠNG 2. MÔ TẢ CHUYỂN ĐỘNG BÀI 4. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được tốc độ trung bình, quãng đường đi được, độ dịch chuyển, vận tốc. Biết được đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Năng lực môn vật lí: Năng lực nhận thức vật lí: Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí. Trình bày, giải thích được các hiện tượng, quá trình vật lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Tìm hiểu được một số hiện tượng, q...hời gian thì mọi điểm khác trên trục thời gian được gọi là thời điểm. - Qũy đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động. b. Tốc độ trung bình - Tốc độ trung bình của vật được tính bằng thương số giữa quãng đường đi được với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó. - Công thức: Trong đó: Vtb là tốc độ trung bình S là quãng đường vật đi được ∆t là thời gian. - Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ là m/s (mét trên giây) *Thảo luận: Tốc độ TB của vận động viên nội dung 100m là : 10049,82= 2,007m/s Tốc độ TB của vận động viên nội dung 200m là : 200111,51= 1,79m/s => Người này bơi nhanh hơn ở nội dung 200m. c. Tốc độ tức thời - Tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ là tốc độ tức thời (kí hiệu V) diễn tả sự nhanh, chậm của chuyển động tại thời điểm đó. * Thảo luận: Ví dụ: Một xe máy chạy trên quãng đường dài 500m trong thời gian 40s. Như vậy tốc độ trung bình của xe là 12,5m/s. Nhưng trên quãng đường đó, có lúc xe đi với tốc độ 10m/s, có khi lại đi với tốc độ 15m/s. => tốc độ trung bình không diễn tả đúng tính nhanh chậm của chuyển động. Hoạt động 2. Vận tốc a. Mục tiêu: - Biết được độ dịch chuyển và công thức tính độ dịch chuyển - Biết được vận tốc và công thức tính vận tốc b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh, HS quan sát xét các tình huống, đưa đến kết luận về độ dịch chuyển và vận tốc, đưa ra lưu ý. c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ thảo luận, đưa ra kết luận về độ dịch chuyển và vận tốc. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu độ dịch chuyển Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin mức độ dịch chuyển, lần lượt xét 2 tình huống. + GV chiếu hình 4.4a, xét tình huống 1 + GV chiếu hình 4.4b, xét tình huống 2 - GV yêu cầu: + Quan sát hình 4.4 và 2 tình huống, hãy xác định quãng đường đi được và chiều chuyển động của hai xe trong hình 4.4a và vận động viên trong hình 4.4b sau khoảng thời gian đã xác định. - GV chiếu hình 4.5 để phân tích ví dụ thực tế về độ dịch chuyển của vật trên đường thẳng, rút ra công thức tính độ dịch chuyển. - GV yêu cầu HS quan sát lại hình 4.4: Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của hai xe trong tình huống 1 và vận động viên trong tình huống 2. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV phân tích và hướng dẫn để HS hiểu bài Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2. Vận tốc Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời: Xét 2 xe máy cùng xuất phát tại bưu điện ( hình 4.6 ) đang chuyển động thẳng với cùng tốc độ. Thảo luận để xem xét đã đủ dữ kiện để xác định vị trí của hai xe sau khoảng thời gian xác định hay không ? - GV phân tích, đưa ra khái niệm, công thức tính vận tốc trung bình và lưu ý. - GV đưa ra khái niệm về vận tốc tức thời và lưu ý. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV phân tích và hướng dẫn để HS hiểu bài Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. II. Vận tốc a. Độ dịch chuyển *Thảo luận: - Quan sát hình 4.4: Trong khoảng thời gian xác định: + Hình 4.4a: cả xe xanh và xe cam đều đi được quãng đường là xAxB nhưng có chiều ngược nhau. + Hình 4.4b: vận động viên bơi được quãng đường là 2l, nhưng lúc bơi xuôi và lúc bơi ngược lại có chiều ngược nhau. *Kết luận: Độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật. d = x2- x1= ∆x *Lưu ý: (sgk) *Thảo luận: - Xác định đường đi được và độ dịch chuyển trong hình 4.4: + Quãng đường đi được của xe xanh và xe cam là : xAxB + Độ dịch chuyển của xe xanh và xe cam lần lượt là: xAxB; - xAxB. + Quãng đường vận động viên bơi được là: 2l + Độ dịch chuyển vận động viên là 0 b. Vận tốc *Thảo luận: - Chưa đủ dữ kiện vì đang thiếu dữ kiện là chiều của chuyển động và vật lấy làm mốc. *Kết luận: - Vận tốc trung bình là đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó. - Lưu ý (sgk) - Trong một thời gian rất nhỏ, vận tốc trung bình sẽ trở thành vận tốc tức thời. Độ lớn vận tốc tức thời chính là tốc độ tức thời. - Lưu ý (sgk) Hoạt động 3. Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian a. Mục tiêu: - Vẽ được đồ thị dịch chuyển – thời gian dựa vào số liệu cho trước - Xác định được vận tốc từ độ dốc của đồ thị (d – t) b. Nội dung: GV giảng và phân tích ví dụ, cho HS cùng thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS vẽ được đồ thị dịch chuyển – thời gian dựa vào số liệu cho trước và biết cách xác định vận tốc từ độ dốc của đồ thị (d – t). d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệ... 8 6 4 4 a. Hãy vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của xe đồ chơi b. Hãy xác định vận tốc và tốc độ tức thời tại các thời điểm 2s, 4s, 6s, 10s và 16s Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, suy nghĩ cách giải bài tập GV giao Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời : a. b. Thời điểm (s) 2 4 6 10 16 Độ dịch chuyển (m) 2 4 4 7 6 Vận tốc tức thời 1 1 0 1,5 -1 Tốc độ tức thời 1 1 0,67 0,7 0,375 Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà: Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học. Hoàn thành bài tập sgk Tìm hiểu nội dung bài 5. Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 5. CHUYỂN ĐỘNG TỔNG HỢP (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Viết được công thức tính vận tốc tổng hợp: Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo. Biết xác định độ dịch chuyển tổng hợp. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về vận tốc, tốc độ để giải quyết vấn đề. Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; có tinh thần tôn trọng ý kiến bạn học, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm. - Năng lực môn vật lí: Năng lực nhận thức vật lí: Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng công thức tính vận tốc, tốc độ. 3. Phẩm chất: + Trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực. + Tích cực tìm tòi sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, Giáo án. Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh: Sách giáo khoa Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng, kích thích sự tò mò cho HS trước khi vào bài học mới. b. Nội dung: + GV tổ chức cho HS ôn lại kiến thức cũ liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc. + GV yêu cầu HS thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học + GV đặt vấn đề gợi ý để bắt đầu bài mới. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: Ôn lại kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc. - GV chia lớp thành những nhóm 4 -5 HS, mỗi nhóm GV sẽ phát cho một cái bảng phụ để ghi câu trả lời. - GV yêu cầu HS viết những kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc vào bảng phụ trong thời gian 5 phút - HS thảo luận nhóm, sau 5 phút treo bảng có câu trả lời lên. Nhiệm vụ 2: Thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học CH: Bạn C đứng yên trên sân ga vẫy tay tiễn bạn A và bạn B trên tàu hỏa. Khi tàu chạy, bạn C thấy bạn B đang chuyển động ra xa trong khi bạn A lại thấy bạn B đứng yên trên tàu. (Hình 5.1). Tại sao? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện trao đổi nhóm, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận NV1: + Tốc độ trung bình: vtb= s∆t với ∆t= t2-t1 là độ biến thiên thời gian + Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ, diễn tả sự nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm. + Độ dịch chuyển chính là độ biến thiên tọa độ của vật: d = x2-x1 = ∆x + Vận tốc trung bình: vtb= d∆t = ∆x∆t + Độ lớn vận tốc tức thời chính bằng tốc độ tức thời. NV2: Bạn C thấy bạn B đang chuyển động trong khi đó bạn A lại thấy bạn B đứng yên, sở dĩ như vậy là do phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.Cụ thể là: + Bạn C chọn sân ga làm mốc, khi tàu chạy thì tàu sẽ dần đi xa sân ga nên sẽ thấy bạn B ngồi trên tàu cũng chuyển động ra xa. + Bạn A lại chọn toa tàu làm mốc nên khi tàu chạy, thì bạn A và B cùng chuyển động theo tàu nên A sẽ không thấy B đứng yên. Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận Từ câu hỏi mở đầu bài học, ta có thể thấy một vật có thể xem là đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào việc chọn hệ quy chiếu, ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn tính chất chuyển động của một vật thông qua bài học này. Chúng ta đi vào bài học Bài 5. Chuyển động tổng hợp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp. a. Mục tiêu: + Giúp HS hiểu được tính tương đối của chuyển động; khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo + HS xác định được công thức tính vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp. b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS xác định được tính tương đối của chuyển động trong một số trường hợp đơn giản. Viết được công thức xác định vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu v... với hệ quy chiếu đứng yên. + v12: vận tốc tương đối – là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động. + v23: vận tốc kéo theo – là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên. Trả lời: Vận tốc tổng hợp của thuyền (v13) sẽ bằng vận tốc thực của thuyền (v12) + vận tốc kéo theo mà dòng nước đẩy thuyền (v23). a) Khi chạy xuôi dòng: Vì vận tốc của thuyền và dòng nước là cùng chiều nên độ lớn vận tốc tổng hợp của thuyền sẽ là: v13 = v12+v23. b) Khi chạy ngược dòng: Vì vận tốc của thuyền và dòng nước là ngược chiều nên độ lớn vận tốc tổng hợp của thuyền sẽ là: v13 = v12-v23. => Vận tốc của thuyền khi chạy xuôi dòng sẽ lớn hơn khi chạy ngược dòng nên cần ít thời gian hơn. Trả lời: Chọn chiều dương là chiều chuyển động của người anh trai. Gọi v13 , v23 lần lượt là vận tốc của người anh trai và của bạn HS đối với mặt đường (hệ quy chiếu đứng yên). v12 là vận tốc của người anh trai đối với bạn HS ( hệ quy chiếu chuyển động). Khi đó: v13= v12 + v23 a. Khi người anh trai đuổi theo bạn HS và bạn HS tiếp tục chạy cùng chiều: v13 = v12+v23 =>v12= v13-v23 ( vì v13>v23) a. Khi người anh trai đuổi theo bạn HS và bạn HS chạy ngược lại: v13 = v'12-v23 =>v'12= v13+v23 Vậy trong trường hợp b bạn HS sẽ nhận được tài liệu nhanh hơn do: ta= dv13-v23 > tb= dv13+v23 Hoạt động 2. Vận dụng công thức tính tốc độ, vận tốc. a. Mục tiêu: - Biết vận dụng công thức tính tốc độ, vận tốc để làm các bài tập. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS giải lại bài tập ví dụ rồi phân tích các bước vận dụng công thức tính tốc độ, vận tốc để giải bài tập và giải thích các hiện tượng trong thực tế. c. Sản phẩm học tập: HS giải được các câu hỏi ví dụ và câu hỏi luyện tập. d. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tham khảo lời giải và giải lại 2 ví dụ trong SGK: GV chia lớp thành 2 nhóm. + Nhóm 1: Tổ 1,2: Giải lại ví dụ 1 + Nhóm 2: Tổ 3,4: Giải lại ví dụ 2 VD1: Một xe chạy liên tục trong 2,5h. Trong 1 giờ đầu, xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, trong khoảng thời gian còn lại, chạy với tốc độ trung bình 40km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động. VD2: Trong một giải đua xe đạp, đài truyền hình phải cử các mô tô chạy theo các vận động viên để ghi hình lại chặng đua (hình 5.5). Khi mô tô đang quay hình vận động viên cuối cùng, vận động viên dẫn đầu đang cách mô tô một đoạn 10 km. Mô tô tiếp tục để quay hình các vận động viên khác và bắt kịp vận động viên dẫn đầu sau 30 phút. Tính tốc độ của vận động viên dẫn đầu, xem như các xe chuyển động với vận tốc không đổi trong quá trình nói trên và biết tốc độ của moto là 60km/h. - Sau khi 2 HS lên bảng trình bày lời giải cho câu hỏi ví dụ, GV phân tích các bước vận dụng công thức tính tốc độ, vận tốc: - GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thành câu luyện tập (dựa vào các bước phân tích của GV) Luyện tập: Một đoàn tàu đang chuyển động đều với tốc độ 8 m/s và có một người soát vé đang ổn định khách trên toa tàu. Một học sinh đứng bên đường thấy người soát vé đi với vận tốc bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau: a) Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đuôi tàu. b) Người soát vé đi với tốc độ 1,5 m/s về phía đầu tàu. c) Người soát vé đứng yên trên tàu. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, tiếp nhận câu hỏi, trả lời - GV phân tích và hướng dẫn để HS hiểu bài Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS trình bày câu trả lời, ghi chép nội dung chính. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung luyện tập II. VẬN DỤNG CÔNG THỨC TÍNH TỐC ĐỘ, VẬN TỐC. Trả lời: VD1: Áp dụng công thức tính tốc độ trung bình vtb= s∆t với ∆t= t2-t1 là độ biến thiên thời gian, ta có: + Quãng đường xe đi được trong toàn bộ thời gian là: s = 1.60+(2,5-1).40 = 120 (km) => Tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động là: vtb= 1202,5=48 (km/h) Trả lời: VD2: Gọi v13, v23 lần lượt là vận tốc của xe mô tô và của vận động viên dẫn đầu so với mặt đường. v12 là vận tốc tương đối của xe mô tô đối với vận động viên dẫn đầu. + Xét trong hệ quy chiếu gắn với vận động viên, thời gian xe mô tô bắt kịp vận động viên là: ∆t= dv12 ( d là khoảng cách của xe mô tô với vận động viên dẫn đầu) => v12= d∆t = 100,5 = 20km/h. Theo công thức tính vận tốc tổng hợp, và vì xe mô tô và vận động viên đều chuyển động cùng chiều nên: v13 = v12+v23 => v23= v13-v12 = 60 – 20= 40 km/h. Vậy tốc độ của vận động viên dẫn đầu là 40km/h. Để áp dụng công thức tính tốc độ, vận tốc, ta cần phải: Bước 1: Xác định được hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động. Bước 2: Xác định được vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo. Bước 3: Xác định được chiều của chuyển động. Bước 4: Cuối cùng mới áp dụng công thức toán học vào tính toán. Trả lời: Bước 1,2: Xác định hệ quy chiếu đứng yên, hệ quy chiếu chuyển động: + Vậ
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_10_sach_chan_troi_sang_tao.docx