Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 Sách CTST - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vật Lại

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- MT1: - Các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình.

- MT2: - Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Nhân ái: Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình.

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.

- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.

- Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

2.2. Năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3.Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học: Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Màn hình chiếu, bài giảng điện tử, bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ.Tranh ảnh minh họa, video về gia đình. Bảng mặt cười mặt mếu.

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh ảnh gia đình mình.

doc 216 trang Cô Giang 13/11/2024 580
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 Sách CTST - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 Sách CTST - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vật Lại

Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 Sách CTST - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học Vật Lại
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
 BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM (sách học sinh, trang 7,8)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- MT1: - Các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình.
- MT2: - Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học. 
- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.
- Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.
2.2. Năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3.Năng lực đặc thù: 
- Nhận thức khoa học: Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Màn hình chiếu, bài giảng điện tử, bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ.Tranh ảnh minh họa, video về gia đình. Bảng mặt cười mặt mếu.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh ảnh gia đình mình.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Sách TNXH, vở bài tập TNXH . Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút):

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học. Tạo tình huống dẫn vào bài mới
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xin chào”.
- Giáo viên phổ biến luật chơi: Nếu Gv chỉ tay vào mình các em sẽ nói “ Chào cô”, nếu cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang bạn mình và nói “ Chào bạn”.
- Gv làm động tác cho Hs chơi trò chơi.
- Gv nhận xét: Cô thấy các em chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp.
- Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì đa số các em chưa biết được tên của các bạn trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn thích điều gì các em nhé.
- Gv ghi tựa bài.
- Học sinh tham gia trò chơi
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 phút):

* Mục tiêu: Tạo tình huống cho Hs tự giới thiệu tên và sở thích của bản thân một cách đơn giản.
-Tạo tình huống dẫn vào bài.
* Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại,thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- GV cho Hs thảo luận nhóm đôi để giới thiệu tên và sở thích của bản thân.
- Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên giới thiệu lại.
- Gv nhận xét, giáo dục Hs hãy mở rộng tình bạn của mình bằng việc tự làm quen , giới thiệu và tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong lớp vào những giờ ra chơi.
Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TNXH . Đó là Bạn An và bạn Nam.

- Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận
3. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (8 phút)
* Mục tiêu:
- Giúp Hs nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn An.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành: 
- Gv giới thiệu tranh gia đình An SGK/8
- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
 + Gia đình bạn An gồm những ai ? Chỉ và gọi tên từng người trong hình. 
 + Mọi người trong gia đình đang làm gì ? 
 + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào? 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- Gv chốt ý: Qua hình vẽ, có 4 người đó là bố, mẹ, chị gái và An. Mọi người đang chúc mừng sinh nhật An rất vui vẻ. Cô gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người này là những thành viên trong gia đình bạn An.

Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận
- Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp: 
+ Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An và chị gái.
+ Gia đình bạn An đang tổ chức sinh nhật cho An.
+ Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/.
- Các hs khác nhận xét và đóng góp ý kiến .
 Nghỉ giữa tiết

4 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút): 
* Mục tiêu: 
- Giúp Hs tự nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn Nam. 
- Nhận ra điểm giống và khác nhau trong các gia đình. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm 4
* Cách tiến hành: 
- Trước khi xem hình gia đình bạn Nam, Gv cho Hs điểm số từ 1 đến 4.
- Gv chia Hs theo nhóm 4 và giới thiệu tranh gia đình Nam SGK/9
- Gv yêu cầu hs trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận . Lần lượt với các câu hỏi sau: 
 + Chỉ và gọi tên từng người trong hình.
 + Mọi người trong gia đình đang làm gì ?
 + Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào ?
 + Gia đình bạn Nam có gì giống và khác với gia đình bạn An ? 
...ranh 1: Mẹ An bị ốm.
+ Tranh 2: Bố đưa mẹ đến gặp ba1b sĩ khám bệnh. 
+ Tranh 3: Chị gái An lấy khăn ướt chườm trán cho mẹ, An bưng cháo mời mẹ ăn .
- Hs nhận xét , bổ sung ý kiến . 
- Bố, chị gái và An rất quan tâm, chăm sóc mẹ. 
- Hs nhận xét , góp ý kiến.
- Hs xem video và trả lời. 
Gia đình yêu thương..
- Hs tự kể về gia đình của mình đã quan tâm , chăm sóc nhau. 
Hành động rót nước cho ba mẹ uống, đấm lưng cho bà.
* Hoạt động 3 : Ứng xử trong gia đình ( 8 phút )
* Mục tiêu:
- Giúp Hs nhận biết được cách ứng xử đúng trong gia đình. 
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, vấn đáp. 
* Cách tiến hành: 
- Gv cho Hs quan sát 4 bức tranh SGK/11.
- Yêu cầu thể hiện cách ứng xử trong mỗi tranh: đồng tình đưa mặt cười, không đồng tình đưa mặt mếu. 
- Gv hỏi Hs lý do đưa mặt cười/ mặt mếu.
- Gv nhận xét, hướng dẫn Hs cách tập chào hỏi người lớn trong gia đình.
- Gv chốt ý: Em ứng xử đúng với các thành viên trong gia đình. 
- Gv chốt ý 
; Em ứng xử đúng với các thành viên trong gia đình.
- Gv cho Hs tập đọc các từ khóa của bài: “ Bản thân-Gia đình-Ứng xử. 

- Quan sát tranh.
- Hs đưa mặt cười, mặt mếu theo từng tranh: 
Mặt cười là đồng tình , mắt mếu không đồng tình.
- Hs đọc từ khóa. 
3. HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO: Vẽ Tranh về gia đình em ( 8 phút ).
* Mục tiêu: 
- Hs vẽ được bức tranh về gia đình của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan , giảng giải . 
* Cách tiến hành: 
- Gv phát cho mỗi em 1 tờ A4, yêu cầu Hs vẽ 1 bức tranh về các thành viên trong gia đình em. 
- Gv cho Hs trưng bày tranh của mình, mời một số bạn giới thiệu về gia đình mình. 
- Yêu cầu các bạn nhận xét.
- Gv nhận xét, tuyên dương Hs vẽ tốt. 

- Hs vẽ tranh . 
4. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - DẶN DÒ: ( 2phút)
- Các em hãy về nhà thực hiện một số việc làm quan tâm đến bố mẹ, anh , chị , em .trong gia đình ; tặng tranh vẽ về gia đình cho người thân.
- Quan sát , tìm hiểu một số việc làm khi sinh hoạt gia đình của mọi người trong nhà để chuẩn bị cho bài Sinh hoạt trong gia đình. 
Hs lắng nghe.

************************************************
Bài 2: SINH HOẠT TRONG GIA ĐÌNH (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
Nêu được các công việc ở nhà.
Làm được một số việc nhà phù hợp với khả năng của mình.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
 - Nhân ái: Biết yêu thương giúp đỡ mọi người.
 - Chăm chỉ: Biết làm việc nhà cùng với gia đình
2.2. Năng lực:
 -Tự chủ và tự học: Tự làm được những việc ở nhà để giúp đỡ người thân trong gia đình
 -Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ người thân trong công việc ở nhà
3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: 
Tranh trong SGK
Các tình huống và vật dụng cho tình huống. 
- Học sinh: 
Sách TNXH
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
 a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú và khơi gợi vốn hiểu biết sẵn có của HS về các công việc ở nhà, từ đó dẫn dắt vào bài mới.
 b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
 c. Cách tiến hành: 
GV cho HS chơi trò chơi “Đối đáp”.
GV phổ biến luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội. Sau khi GV đưa ra yêu cầu “ Kể những việc nhà mà em có thể làm.”, mỗi đội sẽ lần lượt nêu tên một công việc nhà. Tiếp tục chơi như vậy đến khi đội nào không nêu được, đội còn lại sẽ dành phần thắng. 
 - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Sinh hoạt trong gia đình”.

HS lắng nghe luật chơi
HS thực hiện chơi thử
HS chơi trò chơi 
HS lắng nghe. 

2. Hoạt động 1: Công việc nhà: (Nhóm 4) (15 phút)
 a. Mục tiêu:
HS nêu được các công việc ở nhà.
 b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luân nhóm
 c. Cách tiến hành: 
GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các nhóm quan sát tranh 1,2,3,4,5 trong SGK trang 12,13 và trả lời câu hỏi:
 + An và mọi người trong gia đình cùng nhau làm những việc gì khi ở nhà?”
GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận – Các HS khác nhận xét và đóng góp ý kiến.
 - GV hỏi thêm: Em thấy bạn An là một cô bé ntn?”
- Vậy bản thân em đã làm những việc nào giống bạn An?.
GV KL: Việc nhà cần có sự chung tay của tất cả các thành viên trong gia đình.

- HS quan sát và thảo luận nhóm 4
Tranh 1: An cùng chị gái rửa bát.
Tranh 2: An nhặt rau cùng bố.
Tranh 3: An cùng bố dọn cơm.
Tranh 4: An giúp mẹ thu quần áo bẩn để giặt.
Tranh 5: An cùng gia đình lau dọn nhà cửa.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày.
- An là một cô bé chăm ngoan, ngoài việc học ở trường còn biết phụ giúp gia đình làm việc nhà.
- Em nhặt rau./Em dọn cơm cùng mẹ./Em rửa chén./Em lau nhà./...

NGHỈ GIỮA TIẾT (1 phút)
3. Hoạt động 2:Liên hệ và thực hành làm việc nhà 
(10 phút)
 a. Mục tiêu:
HS nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên tr...tiến hành:
-GV hỏi lại về bài học.
-GV liên hệ thực tế, GD KNS.

- HS trả lời cá nhân
- HS lắng nghe
- HS đọc CN, ĐT
-HS nhắc lại tên bài.
-HS lắng nghe, vận dụng.
5. Hoạt động tiếp nối (2 phút)
 - GV yêu cầu HS về nhà nghỉ ngơi, vui chơi cùng các thành viên trong gia đình, chụp hình làm sản phẩm để chia sẻ với bạn.
- Quan sát về đặc điểm xung quanh ngôi nhà mình đang ở để chuẩn bị cho bài học sau.

- HS lắng nghe
******************************************************
Bài 3: NHÀ Ở CỦA EM (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
*Sau bài học, HS:
-Nêu được địa chỉ và đặc điểm của ngôi nhà em ở.
-Nêu được một số đặc điểm xung quanh nơi ở của em.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
-Nhân ái: Các em yêu thích ngôi nhà của mình.
-Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ, giữ gìn ngôi nhà của mình.
2.2. Năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự mang theo tranh ảnh ngôi nhà của mình để giới thiệu cùng bạn.
-Giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ cùng bạn về ngôi nhà em ở.
3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: 
Tranh trong SGK
Một số ảnh bìa ngôi nhà đã cắt rời. 
- Học sinh: 
Sách TNXH
Ảnh chụp hoặc tranh vẽ ngôi nhà của mình.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
 a. Mục tiêu:
Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nói lên tình cảm của bản thân đối với ngôi nhà của mình, từ đó dẫn dắt vào bài mới.
 b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi
 c. Cách tiến hành: 
GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh tay” theo nhóm 4.
GV phổ biến luật chơi: GV phát cho mỗi nhóm một số mảnh bìa (cắt ra từ hình một ngôi nhà hoàn chỉnh) và yêu cầu HS nhanh tay ghép lại thành hình ngôi nhà. 
GV đặt câu hỏi: “Em có yêu ngôi nhà của mình không? Vì sao?” 
 - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Nhà ở của em”.

HS lắng nghe luật chơi
HS thực hiện chơi thử
HS chơi trò chơi 
 - Dạ có, em rất yêu ngôi nhà của em. Vì nó rất đẹp./Vì ai cũng khen nhà em đẹp./Vì ở nhà của em có rất nhiều người như ba, mẹ, anh chị của em./....
HS lắng nghe. 

2. Hoạt động 1: Đặc điểm ngôi nhà và các phòng trong nhà: (10 phút)
 a. Mục tiêu:
HS biết được đặc điểm của ngôi nhà và các phòng trong nhà.
 b. Cách tiến hành: 
 - GV giới thiệu tranh trong SGK trang 16: Trong tranh bạn An đang nói chuyện với bạn. Bạn đang chỉ tay về ngôi nhà có địa chỉ là: 18 Tô Hiệu và nói với bạn “Kia là nhà tớ”.Tranh còn vẽ các phòng trong ngôi nhà đó. Như vậy bức tranh này cho ta thấy: Bạn An đang giới thiệu về ngôi nhà của mình với bạn.
- Y/C HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Nhà của An ở đâu? Trong nhà An có những phòng nào?.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.
+ Phòng khách thường dùng để làm gì?
+Phòng ngủ thường dùng để làm gì?
+Phòng bếp thường dùng để làm gì?
+Phòng ăn thường dùng để làm gì?
- GV và HS cùng nhận xét và rút ra kết luận.
Kết luận: Trong nhà thường có phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.

- HS nghe và nhớ
- HS nghe và suy nghĩ
- Nhiều HS phát biểu
Nhà của An là số nhà: 18 đường Tô Hiệu./Nhà An nằm ngay mặt tiền của đường./ Xung quanh có nhiều nhà cao tầng giống nhà của bạn./ Nhà của bạn An có hai tầng và trong nhà có các phòng như: phòng khách, phòng bếp, hai phòng ngủ và nhà vệ sinh.
- Tiếp khách./Làm không gian sinh hoạt chung cho cả nhà.
- HS lắng nghe
NGHỈ GIỮA TIẾT (1 phút)
3. Hoạt động 2: Đặc điểm xung quanh nhà ở (Nhóm 2)
(10 phút)
 a. Mục tiêu:
HS nêu một số đặc điểm xung quanh các ngôi nhà ở vùng thôn quê và miền núi.
 b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
 c. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS tạo thành các nhóm đôi, quan sát các tranh 1,2 trong SGK trang 17, thảo luận về yêu cầu “Nêu đặc điểm xung quanh của những ngôi nhà trong tranh”.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến trước lớp.
- GV: Các em đã tìm hiểu về nhà bạn An ở đô thị, nhà ở miền quê , nhà ở miền núi. Vậy điểm khác nhau giữa nhà ở thành thị, nhà ở nông thôn và nhà ở miền núi là gì?.
- GV và HS cùng trao đổi và nhận xét.
GV KL: Mỗi nhà có đặc điểm xung quanh khác nhau.

- HS tạo thành nhóm đôi và thảo luận
Tranh 1: Đây là nhà ở thôn quê. Xung quanh nhà ở thôn quê có nhiều cây cối, có đống rơm, hồ sen, có luỹ tre xanh mát, có đồng ruộng, xa xa có những ngọn núi. Quang cảnh thật đẹp và thanh bình.
Tranh 2: Đây là nhà ở miền núi. Xung quanh nhà có nhiều ngọn núi, có những thảm cỏ và cây xanh bát ngát.
- Nhà ở thành thị: nhà cửa san sát nhau./ Có nhiều nhà./ Có ít cây./...
-Nhà ở nông thôn và miền núi: nhà cửa thưa thớt, xung quanh có nhiều cây và nhà ở miền núi có nhiều ngọn núi.
4. Hoạt động 3: Kể về ngôi nhà của em (5 phút)
a. Mục tiêu:
- HS nêu được đị... mát, bát sạch ngon cơm.(Tục ngữ).
- HS tập tập đọc từ khoá của bài: “Nhà ở - Gọn gàng – Ngăn nắp”.
5. Củng cố – dặn dò (2 phút)
a. Mục tiêu:
- Củng cố lại các kiến thức vừa mới học.
b.Phương pháp, hình thức tổ chức: Hỏi đáp
c. Cách tiến hành:
-GV hỏi lại về bài học.
-GV liên hệ thực tế, GD KNS.

- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày
- HS nhận xét, lắng nghe
- HS lắng nghe và ghi nhớ
-HS nhắc lại tên bài.
-HS lắng nghe, vận dụng.

6. Hoạt động tiếp nối (2 phút)
 - GV khuyến khích, động viên HS làm những việc phù hợp với khả năng để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
 - Quan sát các đồ dùng trong nhà để chuẩn bị cho bài học sau.

- HS lắng nghe
*******************************************
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
 Bài 4: Đồ dùng trong nhà
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- MT1: Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.
- MT2: Nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.
- MT3: Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự giác sử dụng đúng cách một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.
- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.
2.2. Năng lực:
- Lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.
3. Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
- Biết cách sử dụng an toàn một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình. Biết cách xử lí tình huống khi bản thân bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách TN&XH lớp 1; tranh ảnh minh hoạ trong SGK, thẻ hình vẽ ngôi nhà và các đồ dùng, thiết bị trong nhà, bông băng y tế, thuốc sát trùng, băng keo cá 
nhân, khăn giấy.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TIẾT 1
1. Hoạt động khởi động: 
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các đồ dùng trong nhà, từ đó dẫn dắt vào bài mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”.
- GV phổ biến luật chơi: Sau khi GV nêu yêu cầu “Nói tên một đồ dùng trong nhà mà em biết”, một bạn HS được chỉ định đứng lên nêu nhanh tên một đồ dùng, sau đó được chỉ định một bạn bất kì khác đứng lên trả lời tiếp. Bạn trả lời sau không được trùng câu trả lời với các bạn trước đó. 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”.
- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Đồ dùng trong nhà”.
2. Hoạt động 1: Tên và cách sử dụng một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình. 
* Mục tiêu: HS đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tạo thành các nhóm đôi, yêu cầu các nhóm quan sát tranh trang 20, 21 trong SGK và hỏi đáp theo nhóm về một số đồ dùng, thiết bị có trong nhà bạn An.
- GV quan sát các nhóm HS, gợi ý để các em trả lời được nhiều hơn về cách sử dụng của một số đồ dùng, thiết bị. VD:Bình trà được làm bằng gì? Khi sử dụng phải lưu ý điều gì?
- GV tổ chức cho một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét.
=> Kết luận: Các đồ dùng, thiết bị thường có trong nhà là ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, bếp ga, tủ, ghế, rổ, cốc, bát,..
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe.
- HS tạo thành nhóm đôi và thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Tủ: dùng để đựng quần áo.
+ Giường: để nằm nghỉ ngơi khi mệt và để ngủ.
+ Máy điều hoà: làm mát phòng.
+ Đồng hồ: để xem giờ.
+ Cái điều khiển ti vi: để xem các chương trình trong ti vi.
+ Bình hoa: để trang trí cho đẹp.
+ Bình trà: để uống trà
+ Ghế sôfa: để ngồi
- Các nhóm khác nhận xét và đóng góp ý kiến.

Nghỉ giữa tiết
3. Hoạt động 2: Cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.
* Mục tiêu: HS nêu được cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi
* Cách tiến hành:
- Chuyển ý: Các em vừa tìm hiểu về những đồ dùng có trong tranh nhà bạn An.Trong nhà em còn có những đồ dùng nào và cách sử dụng nó như thế nào cho đúng cô và các em cùng tìm hiểu nhé?
- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm đôi về cách sử dụng các đồ dùng, thiết bị có trong nhà của mình.
- GV tổ chức HS chia sẻ trước lớp.
- Cho HS nhận xét, bổ sung. GV nhận xét
- GV kết hợp hướng dẫn HS cách sử dụng đúng các đồ dùng, thiết bị trong nhà.
=> Kết luận: Em sử dụng đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong nhà.
4. Hoạt động tiếp nối: 
- GV dặn dò HS về nhà sử dụng đúng cách các đồ dù...làm bạn bỏng tay.Em sẽ khuyên bạn là nên để 2 cái ly vào một cái khay và bưng đi./Bạn nên để ở dưới mỗi ly một cái dĩa nhỏ và bưng đi dễ dàng./Bạn nên lót cái gì đó ở dưới ly và bưng từng ly một chứ không nên bưng một lúc cả hai ly vì như vậy sẽ dễ làm bỏng tay và có thể té.
Tranh 4: Bạn đang chăm chú xem ti vi và đưa kéo có đầu nhọn về phía chị của mình.Chị của bạn có thể sẽ bị đầu nhọn của kéo đâm trúng.Em sẽ khuyện bạn:bạn nên quay lại nhìn chị của mình và đưa kéo cho chị./Bạn nên đưa phần cán kéo ra chị của mình cầm.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát và trả lời
- Tranh vẽ một bạn đang dùng kéo cắt giấy thành quần áo. Tay của bạn bị thương. Trên đầu bạn đang hiện ra hình ảnh của ba mẹ bạn, bông băng y tế và băng dán cá nhân, điện thoại có số 115.
- HS thảo luận theo nhóm 4 và đóng vai.
- HS trình bày trước lớp.
- HS nghe và nhớ
- HS đọc và nhớ
- HS lắng nghe

*************************************************
Chủ đề: Gia đình
 Bài 5: Ôn tập chủ đề gia đình
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- MT1: Củng cố lại một số kiến thức về chủ đề gia đình.
- MT2: Thực hành một số việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
- MT3: Bày tỏ tình cảm với gia đình và người thân.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương, giúp đỡ mọi người trong gia đình mình.
- Chăm chỉ: Biết tập phân công việc nhà và làm việc nhà phụ giúp gia đình.
- Trung thực: Quan sát, báo cáo kết quả chính xác.
- Trách nhiệm: Có ý thức sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng ngăn nắp.
2.2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ với bạn về bản thân và các thành viên trong gia đình, chia sẻ việc đã làm phụ giúp người thân trong gia đình.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân hợp lí. Biết cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống khi sử dụng các đồ dùng, thiết bị trong gia đình.
-Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học. Biết lựa chọn việc nhà phù hợp với các thành viên trong gia đình. 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các tranh trong bài 5 SGK, thẻ hình căn nhà và một số đồ dúng cá nhân.
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: (5 phút):

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nhớ lại chủ đề đã học, từ đó dẫn dắt vào bài mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Hát
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nghe bài hát “ Gia đình nhỏ, hạnh phúc to”.
- Giáo viên dẫn dắt vào bài học “ Ôn tập chủ đề gia đình”.
- Học sinh lắng nghe giai điệu bài hát và có thể thực hiện một số động tác đơn giản theo bài hát.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 1: Giới thiệu về bản thân và các thành viên trong gia đình.

* Mục tiêu: HS giới thiệu được về bản thân và các thành viên trong gia đình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

 - GV cho HS quan sát tranh gợi ý trong SGK trang 24.
- Quan sát
+ Trong tranh gia đình bạn Nam gồm những ai?
+ Các thành viên trong gia đình làm gì?
- GV chia lớp thành các nhóm đôi, sau các gợi ý đã tìm hiểu ở trên thì các em thảo luận giới thiệu và chia sẻ về bản thân và gia đình mình.
-GV tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.
- GV và HS cùng nhận xét. 

- HS: ông, cha, mẹ, Nam và em gái Nam
- HS: Ông đang uống trà, ba Nam đang đá bóng
- HS thảo luận nhóm.
- HS tự tin trình bày trước lớp.
3. Hoạt động 2: Đóng vai

* Mục tiêu: HS biết cách đóng vai thể hiện sự quan tâm tới các thành viên trong gia đình
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đóng vai, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- GV nêu tình huống: “Đi học về, bạn Tú thấy mẹ đang nấu cơm còn bé Na đang ngồi chơi búp bê. Hãy đóng vai thể hiện cách ứng xử của bạn Tú.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.
- HS thảo luận và đóng vai trong tình huống.
-GV cho các nhóm đóng vai trước lớp.
- Các nhóm nhận xét.
*Kết luận: Những lúc rảnh rỗi, chúng ta cần thể hiện sự quan tâm, giúp đở bố mẹ bằng những việc làm phù hợp: phụ giúp bố mẹ việc nhà, chơi cùng em nhỏ
- Lắng nghe
- Chia nhóm 4 theo yêu cầu GV.
- Thảo luận cách ứng xử và đóng vai.
- Nhóm trình bày.
Nghỉ giữa tiết
4. Hoạt động 3: Sắp xếp đồ dùng cá nhân.

* Mục tiêu: HS biết cách sắp xếp đồ dùng cá nhân hợp lí.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, đàm thoại.
* Cách tiến hành: 
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 25. 
- GV gợi ý một số câu hỏi:

- Quan sát
+ Cột A có các đồ vật gì?
+ Cột B có các đồ vật gì?
- GV yêu cầu HS nêu cách sắp đồ dùng cá nhân cho phù hợp.
- GV và HS cùng nhận xét.
* Kết luận: Em cần sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
- HS: quần áo, tập, chăn, gối, đồ chơi..
- HS: tủ, giường, hộp đựng đồ chơi..
- HS nêu cách sắp đồ phù hợp.
- Lắng nghe
5. CỦNG CỐ (2 phút):
- Trong gia ...oại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên giới thiệu tranh vẽ trường học của bạn An, kể chuyện dẫn dắt học sinh: Lớp An vừa có một bạn mới. An đang dẫn bạn tham quan trường học của mình.

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, thảo luận để kể tên các khu vực chính và xác định vị trí các phòng chức năng trong trường bạn An: Hãy kể tên các khu vực chính trong trường học của bạn An. Trường bạn An có các phòng nào?
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân biệt khu vực chính và phòng chức năng (Khu vực chính bao gồm: khu học tập, khu làm việc, khu vui chơi,... Phòng chức năng bao gồm: phòng học bộ môn, phòng y tế, thư viện, nhà vệ sinh,). 
- Ngoài ra, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu thêm về chức năng của các phòng.

- Học sinh quan sát tranh, thảo luận để kể tên các khu vực chính và xác định vị trí các phòng chức năng trong trường bạn An.
- Học sinh phân biệt khu vực chính và phòng chức năng (Khu vực chính bao gồm: khu học tập, khu làm việc, khu vui chơi,... Phòng chức năng bao gồm: phòng học bộ môn, phòng y tế, thư viện, nhà vệ sinh,).
- Học sinh rút ra kết luận:Trường học của bạn An có các phòng học, phòng y tế, thư viện, nhà vệ sinh,...
2.2. Hoạt động 2. Nói được tên, địa chỉ của trường học sinh đang học (10-12 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vị trí của các phòng chức năng và một số khu vực trong trường học của mình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, gợi mở.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu: Giới thiệu về tên, địa chỉ và các khu vực chính trong trường của em; kể tên các phòng của trường em đang học.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh đứng trước lớp “Đóng vai “Hướng dẫn viên nhí” để giới thiệu về trường học của em (tên, địa chỉ và các khu vực trong trường).”.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan trường để tìm hiểu các phòng chức năng, một số khu vực như sân chơi, vườn trường, bãi tập, sân bóng đá, khu nhà ăn (nếu có), 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh xem phim ngắn về trường để giới thiệu đến học sinh.
- Học sinh
thảo luận 
nhóm 4 
theo yêu 
cầu của giáo viên.
- Học sinh đứng trước lớp “Đóng vai “Hướng dẫn viên nhí” để giới thiệu về trường học của em.
- Học sinh tham quan trường.
- Học sinh xem phim và rút ra kết luận:Trường học gồm có phòng học, thư viện, phòng y tế, nhà vệ sinh, vườn trường, sân chơi,
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):

- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu thêm hoạt động ở các khu vực chính và chức năng của các phòng trong trường. Vẽ tranh về trường học của em.
- Học sinh về nhà
thực hiện theo 
hướng dẫn của giáo viên.

*************************************
TRƯỜNG HỌC
BÀI 6: TRƯỜNG HỌC CỦA EM (tiết 2, sách học sinh, trang 30-31)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
Như tiết 1, tuần 6.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; tranh ảnh hoặc đoạn phim ngắn về quang cảnh, các khu vực, phòng ban của trường học, một số bộ trang phục: áo dài, trang phục y tế,
	2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản .
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):

* Mục tiêu:Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh cùng hát bài hát “Em yêu trường em” (Nhạc sĩ: Hoàng Vân) và hỏi: Trong bài hát có những ai?
- Học sinh hát và trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (25-27 phút):

2.1. Hoạt động 1. Các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của họ (8-9 phút):

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được các thành viên trong nhà trường và nhiệm vụ của các thành viên đó.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Trường học của An có những ai?
+ Công việc của mỗi thành viên trong trường là gì?”.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế tại trường học của mình “Hãy kể về các thành viên trong trường của em.”. 
- Học sinh quan sát tranh và trả lời:Thầy hiệu trưởng: Quản lí, tổ chức và giám sát các hoạt động của trường.Cô giáo: Giảng dạy, quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Cô y tá: Chăm sóc sức khỏe cho học sinh.Cô phụ trách thư viện: Quản lí, tổ chức các hoạt động đọc sách ở thư viện và phụ trách về số lượng, các loại sách của thư viện.Chú bảo vệ: Trông coi trường học, đảm bảo an toàn cho học sinh.Cô phục vụ: Có nhiệm vụ quét dọn để trường học luôn sạch đẹp,
- Học sinh thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu và trình bày về công việc của các thành viên trong trường, rút ra kết luận:Mỗi thành viên trong ...e
NGHỈ GIỮA TIẾT (5 PHÚT)
3/ Hoạt động 2: Các hoạt động ở trường em đang học: (8 phút)
* Mục tiêu: HS nêu được các hoạt động chính trong trường học của các em.
* Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và cho biết:
+ Kể tên các hoạt động ở trường mà em đã tham gia
+ Em cảm thấy như thế nào khi tham gia các hoạt động đó?
* GV gợi ý thêm nếu HS chưa tìm ra câu trả lời
+ Trong các hoạt động ở trường thường có những ai cùng tham gia?
+ Mọi người đối với nhau như thế nào? 
- GV có thể chuẩn bị một số đoạn phim đã quay về một số hoạt động mà HS tham gia ở trường để gợi nhớ cho các em.
- GV tổ chức cho một số nhóm trình bày trước lớp.
- GV kết hợp hướng dẫn HS về lợi ích của các hoạt động ở trường, từ đó cần tích cực, chủ động tham gia, đồng thời biết ứng xử phù hợp với những người tham gia cùng.
* Kết luận: Em tham gia các hoạt động ở trường thật vui
HS thảo luận nhóm 4
+ Các hoạt động em đã tham gia ở trường là: trồng cây, nhổ cỏ bồn hoa, tham gia ngày hội môi trường, ngày hội đọc sách...
+ Em cảm thấy rất vui và học tập được nhiều điều bổ ích khi tham gia các hoạt động đó
HS xem đoạn phim ngắn
 Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm bạn nhận xét. 
- HS lắng nghe 
 HS lắng nghe, nhắc lại
4/ Củng cố - Dặn dò (5 phút)
* Mục tiêu: HS ghi nhớ lại tên các hoạt động chính ở trường mà em thích
* Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi và cho HS chơi trò chơi: “Tôi thích”
- GV làm mẫu cho HS: hô to “Tôi thích, tôi thích”, HS đáp “Thích gì, thích gì?”, GV nói “ Tôi thích tập thể dục buổi sáng”
- GV mời một em HS giỏi lên làm quản trò, lần lượt nói những hoạt động mình thích và mời bạn tiếp theo thực hiện. 
- GV nhận xét tiết học.
HS lắng nghe
HS quan sát
Lớp trưởng lên quản trò
- HS lắng nghe bạn nào nói to, rõ, nhanh nhất để bình chọn làm người chiến thắng.
- HS tham gia chơi. 
**********************************
Bài 7: HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG EM (TIẾT 2)
I/. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh biết:
Kiến thức, kĩ năng:
- Kể được tên các hoạt động chính trong trường học, nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.
- Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn. 
- Thực hiện được việc giữ vệ sinh và bảo quản, sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị trong trường học.
Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
- Trách nhiệm: ý thức giữ gìn và sử dụng các thiết bị trong lớp học. 
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Kể được tên các hoạt động chính trong trường học. Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn. 
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề và giải quyết được vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được các hoạt động ở trường. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể
- Có ý thức tham gia các hoạt động ở trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: 
- Bài giảng điện tử. 
- Tranh ảnh minh hoạ
2. Học sinh: 
- Sách TNXH
- Vở bài tập TNXH
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: (TIẾT 2)
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Hoạt động khởi động và khám phá (5 phút)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS trình bày nội dung học tập ở tiết trước.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Chuyền bóng”
- GV phổ biến luật chơi: GV mở một bài hát, HS chuyền quả bóng cho nhau, khi nhạc dừng thì bạn đang giữ quả bóng sẽ nói tên một hoạt động ở trường. Nếu bạn nói được tên hoạt động thì sẽ đem lại cho tổ một bông hoa đẹp. Tổ nào đạt nhiều hoa nhất tổ đó sẽ thắng.
- GV trao đổi thêm với HS: Trò chơi Chuyền bóng có vui không? Vì sao?
- GV dẫn dắt HS vào tiết 2 của bài học
HS lắng nghe
HS tham gia trò chơi
HS trả lời
HS lắng nghe
2/ Hoạt động 1: Một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ (10 phút)
*Mục tiêu: 
- HS nêu được một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ
- HS lựa chọn được và chơi những trò chơi an toàn
* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh trong SGK trang 34 và thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi:
+ An và các bạn tham gia những trò chơi gì?
+ Trò chơi nào an toàn?
GV chốt ý: Trò chơi ở tranh số 1,2,3 là các trò chơi an toàn do các trò chơi này giúp các bạn rèn luyện thể chất, rèn sự khéo léo. Trò chơi ở các tranh 4,5 không an toàn vì có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.
- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân:
+ Kể tên các trò chơi an toàn mà em đã tham gia ở trường?
- GV gợi ý và giúp HS biết một số hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ, biết lựa chọn và chơi những trò chơi phù hợp, an toàn. GV kết hợp giáo dục HS biết quan tâm, hòa nhã với bạn bè.
*Kết luận: Cần lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn, phù hợp ở trường.

HS quan sát tranh trang 34
HS thảo luận nhóm 2 và trả lời câ...ám phá qua bài học: “Lớp học của em”.
- HS hát và vỗ tay theo yêu cầu.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
* Dự kiến sản phẩm:
- Các em tham gia hát đầy đủ.
* Tiêu chí đánh giá:
- Thực hiện đúng bài hát và vỗ tay đúng nhịp.
2. Hoạt động 1: Tên và vị trí lớp học
 ( 10’)
* Mục tiêu: HS xác định được tên và vị trí của lớp học
* Phương pháp:hỏi đáp, thảo luận nhóm đôi
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống: Bạn An mới chuyển đến trường Tiểu học A. Đây chính là lớp học của bạn An (chỉ tranh). Lớp học của An nằm ở đâu? Hãy hướng dẫn bạn để bạn tìm được đường đi tới lớp học.
- GV gợi ý: Lớp học của An ở tầng mấy? Tên lớp là gì? Có những gì xung quanh lớp học để bạn dễ nhận biết?
- GV tổ chức cho hs thảo luận nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ học tập: “Hãy nói tên và vị trí của lớp em trong trường”. 1 HS hỏi, 1 HS trả lời và đổi ngược lại.
+ GV gợi ý cho học sinh mô tả thêm lớp học của mình.
+ GV tổ chức cho một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV cho học sinh nhận xét – GV nhận xét và kết luận: Các con mới bước vào ngôi trường Tiểu học, còn rất nhiều bỡ ngỡ. Khi đến trường, đầu tiên con cần phải nhớ tên và vị trí của lớp học để không vào nhầm lớp. 
- GV mở rộng: Ngoài việc nhớ vị trí lớp học của mình, còn những nơi nào quan trọng trong trường con cần phải biết?
- GV chốt: Trong trường có rất nhiều phòng. Ngoài lớp học của mình thì con cần nhớ những phòng chức năng quan trọng đó để con tự tìm đến khi có nhu cầu.
- GV hỏi: 
+ Nhà vệ sinh nằm ở đâu? Cô giáo quy định khi nào các con được đi vệ sinh?
+ Nếu bị mệt hoặc bị ngã con phải tìm ngay đến phòng nào?
+ Phòng bảo vệ có các bác bảo vệ. Các bác là người bảo vệ trường học và các con. Nên nếu trường hợp bố mẹ đón quá muộn, con có thể tìm đến nhờ sự giúp đỡ của các bác bảo vệ. 
+ Trong lớp học các con sẽ thực hiện nhiệm vụ chính là gì?
=> Kết luận: Lớp học là nơi chúng em được học tập với bạn bè.
- HS lắng nghe
- HS nhìn tranh nêu vị trí: Lớp bạn An nằm ở tầng 1, phía trước là sân trường/cột cờ. Trên cửa lớp An có bảng tên lớp: “Phòng 106- Lớp 1A”.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- 2-3 nhóm chia sẻ trước lớp. 
Ví dụ: A: Chào bạn! Bạn học lớp nào?
 B: Rất vui vì được làm quen với bạn. Tớ học lớp 1.3. Lớp tớ nằm ở tầng 1 nhà C, phòng 11. Phía trước lớp học của tớ là bồn cây xanh tốt. 
- HS lắng nghe
- HS trả lời: Nhà vệ sinh, Phòng y tế, Phòng Thư viện, Phòng Bảo vệ.
- HS trả lời.
* Dự kiến sản phẩm:
- Các em phát biểu sôi nổi trả lời đúng vị trí lớp học của mình.
* Tiêu chí đánh giá:
- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.
Nghỉ giữa tiết (2 phút)
- HS hoạt động và hát theo bài “Vỗ cái tay lên đi”
- GV chốt và chuyển: Lớp học là nơi chúng ta học tập cùng bạn bè dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Trong lớp học có những đồ dùng, thiết bị nào phục vụ cho việc dạy và học? à Cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.
3. Hoạt động 2: Các đồ dùng, thiết bị trong lớp học (10’)
* Mục tiêu: Học sinh kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học, thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học.
* Phương pháp:hỏi đáp, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh số 1 trong SGK trang 37: Chúng ta cùng vào thăm lớp của bạn An. Quan sát xem trong lớp của An có những đồ dùng, thiết bị nào?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 2, SGK, trang 37 yêu cầu HS nêu tình huống: Các bạn đang làm gì? 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi: Bạn nào có hành vi chưa đúng? Hành vi đó là gì? Các bạn nên khuyên bạn ấy điều gì?
- GV hỏi:Con đồng tình hay không đồng tình với hành động của bạn nào? Vì sao?
- GV nhận xét.
- GV giáo dục HS sự cần thiết phải giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học, đồng thời nhắc nhở bạn bè xung quanh cùng thực hiện. 
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp lên chỉ và nêu tên: bảng, bàn ghế HS, tủ đựng đồ dùng HS, tủ đựng đồ dùng GV, tranh ảnh
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- HS nêu: Các bạn Nam, Minh, Nam, Chi đang thảo luận nhóm. Nhưng bạn Minh không thảo luận mà lại ngồi vẽ lên bàn. 
- Đại diện các nhóm trả lời: Minh có hành vi chưa đúng đó là vẽ lên bàn. Các bạn nên khuyên Minh: “Bạn không nên vẽ lên bàn.”
- HS trả lời: Đồng tình với Nam, Chi, Lan vì các bạn chăm chỉ học, không vẽ bậy lên bàn, biết nhắc nhở bạn cùng thực hiện. Không đồng tình với Minh vì bạn không chú ý học và không biết giữ gìn đồ dùng của lớp. 
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
* Dự kiến sản phẩm:
- Các em nói được các đồ dùng, thiết bị trong lớp. Biết cho bạn lời khuyên đúng.
* Tiêu chí đánh giá:
- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.
4. Hoạt động 3: Vận dụng ( 6’)
* Mục tiêu: học sinh kể tên và nêu được công dụng của đồ dùng, thiết bị đó.
* Phương pháp: trò chơi, hỏi đáp.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp làm 2 đội “Kể tên các đồ dùng, thiết bị học ...hóm, luyện tập thực hành
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi, nêu nội dung mỗi bức tranh trong SGK trang 39. 
\
- GV nêu câu hỏi để HS rút ra bài học:Con học được gì từ cách ứng xử của các bạn trong tranh? 
- GV nhận xét và chốt: Cũng giống như anh em trong 1 nhà, các thành viên trong lớp phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để cả một tập thể lớp cùng tiến bộ. 
- GV yêu cầu HS mở VBT/ 26 và hoàn thành yêu cầu của BT3: Tô màu vào hình những bạn ứng xử đúng 
- GV yêu cầu HS trình bày bài làm
- GV nhận xét.
- GV đưa nội dung ghi nhớ: Lớp chúng em đoàn kết yêu thương nhau.
- GV giới thiệu các từ khoá: Lớp học – Đoàn kết
- HS thảo luận theo nhóm 2 trả lời câu hỏi.
- HS trình bày ý kiến
- HS nhận xét, bổ sung
Tranh 1: Một bạn trai đang giúp đỡ bạn khuyết tật , đẩy xe giúp bạn cùng ra sân chơi.
Tranh 2: Các bạn trong lớp ( nhóm ) cùng kiểm tra bài cho nhau.
Tranh 3: Các bạn cùng an ủi một bạn đang buồn .
- HS trả lời: Phải quan tâm, giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Phải đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Khi bạn gặp chuyện buồn, phải an ủi bạn. 
- HS lắng nghe
- HS làm bài vào VBT 
- HS trình bày bài làm của mình.
- HS nhận xét
- HS đọc
- HS đọc lại các từ khóa: Lớp học – Đoàn kết
* Dự kiến sản phẩm:
- Các em phát biểu sôi nổi biết bày tỏ tình cảm, thái độ của bản thân đối với các thành viên trong lớp.
* Tiêu chí đánh giá:
- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.Câu trả lời tròn câu, đủ ý, diễn đạt ý rõ ràng.
4. Hoạt động tiếp nối ( 5’)
* Mục tiêu: HS phân biệt được hành vi đúng, sai và có thái độ phù hợp khi đối xử với bạn của mình. 
* Cách tiến hành:
- GV cho HS chơi trò “Ô cửa bí mật”. Có 4 ô cửa, ẩn sau 4 ô cửa là 2 bức tranh. Mỗi ô cửa sẽ có 1 câu hỏi tình huống. Trả lời đúng 1 câu hỏi sẽ mở ra 1 mảnh ghép để đi tìm nội dung bức tranh. HS tham gia chơi bằng cách dùng thẻ ý kiến Đúng – Sai. Nếu Đúng sẽ giơ thẻ mặt cười, Sai sẽ giơ thẻ mặt mếu. 
+ Tình huống 1: Trong lớp học, khi cô giáo đang giảng bài, Bảo quay xuống nói chuyện với Chi. Đúng/ Sai?
+ Tình huống 2: Hoa quên bút chì ở nhà. Ly lấy bút của mình cho bạn mượn. Đúng /Sai?
+ Tình huống 3: Mai viết bài chậm. Lan đã viết bài hộ bạn. 
+ Tình huống 4: Tan học, lớp trưởng hô các bạn chào cô và cho các bạn xếp hàng ngay ngắn. 
- HS tham gia chơi. 
- GV yêu cầu 1 vài HS giải thích lí do chọn đáp án Đúng/Sai, hướng dẫn HS nêu cách sửa các hành vi sai. 

- HS tham gia chơi. 
- HS trả lời

5. Củng cố - dặn dò. ( 2’)
- GV nhận xét tiết học. 
- GV dặn dò học sinh về nhà hãy kể lại với bố mẹ về một số thành viên của lớp và nhiệm vụ của họ trong lớp cũng như tình cảm của em đối với thành viên đó.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học tiếp theo: Bài 9 “ Hoạt động của lớp em”

* Dự kiến sản phẩm:
- HS kể được với người thân về các thành viên của lớp học.
* Tiêu chí đánh giá:
- GV phối hợp với PHHS đánh giá
**********************************************
BÀI 9: HOẠT ĐỘNG CỦA LỚP EM
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức:
- Kể tên các hoạt động chính trong lớp học.
- Giữ gìn lớp học sạch , đẹp.
- Nêu được cảm nhận của em khi tham gia các hoạt động của lớp học.
2. Phẩm chất, năng lực:
2.1 Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn lớp học gọn gàng, ngăn nắp; thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện theo .
2.2 Năng lực:
a. Năng lực chung:
- NL Tự chủ và tự học: Tự giác học tập và tham gia vào các hoạt động của tiết học
- NL Giao tiếp và hợp tác: Thực hiện các hoạt động thảo luận nhóm để tìm hiểu về tên các hoạt động và báo cáo kết quả trước lớp; Thực hành phối hợp với đội, nhóm để hoàn thành trò chơi.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề
b. Năng lực đặc thù: 
- NL Nhận thức khoa học: biết được các hoạt động chính của lớp học và biết thực hiện các hành vi đúng nhằm giữ gìn lớp học sạch, đẹp 
- NL Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết bày tỏ thái độ khi tham gia vào các hoạt động của lớp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh trong bài 9, hình ảnh hoặc đoạn phim ngắn về các hoạt động của lớp.
2. Học sinh
- SGK, VBT
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: hỏi đáp, thảo luận nhóm, trò chơi
2. Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động: Khởi động (5’)
* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học
* Cách tiến hành:
- GV cho học sinh chơi trò “ Phóng viên nhí” với câu hỏi “ Em thích những hoạt động nào trong lớp?”
- GV mở nhạc 
-GV nhận xét.
- GV chốt, dẫn dắt vào bài 9: Hoạt động của lớp em
- HS tham gia trò chơi chia sẻ với bạn về hoạt động mình thích trong lớp học.
- HS cả lớp hát bài “ Lớp chúng mình”. HS hát, vỗ tay hoặc vận động theo nhạc
* Dự kiến sản ph... đẹp
 ( 12’)
* Mục tiêu: HS nêu được những việc làm phù hợp để giữ lớp học sạch đẹp.
* Phương pháp: thảo luận nhóm, hỏi đáp
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: An và các bạn đang làm gì ?
- GV hỏi thêm:
+ Em cảm thấy lớp của bạn An như thế nào?
+ Vì sao lớp học của bạn An sạch sẽ, ngăn nắp?
- GV nhận xét, chốt: An và các bạn đang làm vệ sinh lớp học để lớp học được sạch sẽ. Vậy em nên làm gì để giữ lớp học của mình được sạch đẹp ?
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi
- GV nhận xét
- GV nêu câu hỏi: Khi lớp học sạch đẹp em cảm thấy thế nào ?
- GV liên hệ giáo dục học sinh: luôn giữ vệ sinh lớp và trường sạch sẽ. 
- GV đưa ra kết luận: Giữ gìn lớp học sạch đẹp giúp em học tập được tốt hơn.
- HS quan sát tranh
- HS trình bày ý kiến
- HS nhận xét - bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày
- HS bổ sung
- HS nêu câu trả lời
- HS lắng nghe
* Dự kiến sản phẩm:
- Các em hoạt động nhóm hiệu quả, biết bày tỏ ý kiến trong nhóm, tham gia vào hoạt động chung của nhóm
* Tiêu chí đánh giá:
- Trả lời đúng câu hỏi GV đưa ra.Câu trả lời tròn câu, đủ ý, diễn đạt ý rõ ràng.
Nghỉ giữa tiết ( 3’)
- HS hoạt động và hát theo bài Trò chơi “ LẮC LƯ, LẮC LƯ ”.
- GV chốt và chuyển: Lớp học là nơi chúng ta học tập cùng bạn bè. Vì vậy để giữ gìn lớp học chúng ta cần phải làm gì ? à Cùng tìm hiểu qua hoạt động 2.
3. Hoạt động 2:Thực hành ( 12’ )
* Mục tiêu: HS thực hành làm những việc phù hợp để giữ gìn lớp học sạch đẹp 
* Phương pháp: luyện tập, thực hành
* Cách tiến hành:
- GV lần lượt giới thiệu bốn bức tranh trang 43 cho HS quan sát .
- GV nêu câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì ?
- GV chia nhóm ( nhóm 6 hoặc nhóm 8 ) cho HS lựa chọn việc thực hành 
- GV chú ý quan sát đảm bảo an toàn cho các em khi tham gia hoạt động thực hành.
- Sau khi HS đã thực hành xong, GV ổn định trật tự HS và nêu câu hỏi: 
+ Sau các hoạt động các em vừa làm, em thấy cảm thấy lớp mình như thế nào ?
- GV chốt, liên hệ giáo dục HS, đưa ra câu ghi nhớ: Chúng em cùng giữ gìn lớp học sạch đẹp.
- GV đưa ra các từ khóa: “ Học tập – Ngăn nắp – Sạch sẽ”.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Tranh 1:Sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập ngay ngắn.
Tranh 2:Sắp xếp sách ở kệ, tủ đựng sách
Tranh 3:quét lớp
Tranh 4: lau bảng
- HS các nhóm tiến hành thực hành 
- HS nêu ý kiến
- HS bổ sung ý kiến
- HS đọc, ghi nhớ các từ khóa
* Dự kiến sản phẩm:
- HS tham gia thực hành làm vệ sinh lớp học, bàn ghế gọn gàng, sạch sẽ..
* Tiêu chí đánh giá:
- HS tham gia hoạt động nghiêm túc, cẩn thận
4. Hoạt động tiếp nối ( 1’)
* Mục tiêu: HS thực hiện hành động góp phần giữ gìn lớp học sạch đẹp
* Cách tiến hành:
- GV nêu yêu cầu: Các bạn hãy thường xuyên thực hành việc làm nhằm giúp cho trường, lớp sạch đẹp và chia sẻ với bạn mình.
- HS lắng nghe
* Dự kiến sản phẩm:
- HS thực hiện các hành động góp phần giữ gìn lớp sạch đẹp 
* Tiêu chí đánh giá:
- HS thực hiện một cách tự giác, thường xuyên
5. Củng cố - dặn dò. ( 2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiếp theo, bài 10: Ôn tập chủ đề trường học

- HS lắng nghe

******************************************
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC 
Bài 10: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ TRƯỜNG HỌC(sách học sinh, trang 44-46)
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng: 
- MT1: HS củng cố một số kiến thức của chủ đề Nhà trường. 
- MT2:Thực hành kĩ năng ứng xử với các thành viên trong trường.
- MT3: Kính trọng thầy cô và bạn bè trong trường.
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương, quý trọng mọi người trong trường.
- Chăm chỉ: tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.
- Trung thực: ghi nhận kết quả việc làm của mình một các trung thực.
- Trách nhiệm: ý thức được trách nhiệm của bản thân trong lớp, trường.
3. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
4. Năng lực đặc thù:
- Nhận thức khoa học: HS củng cố một số kiến thức của chủ đề Nhà trường.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Có thái độ ứng xử đúng với các thành viên trong trường. Kính trọng thầy cô và bạn bè trong trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bài giảng điện tử, các tranh trong bài 1 SGK, micro.
2. Học sinh: SGK, VBT, ảnh chụp gia đình, giấy A3, hộp màu.
III/PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC DẠY HỌC: 
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi
2.Phương pháp dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp. 
IV/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động và khám phá: (3’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để HS nhớ lại chủ đề đã học, từ đó dẫn dắt vào bài mới.
*Phương pháp, hình thức t

File đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_1_sach_ctst_nam_hoc_2021_2022.doc