Giáo án Toán Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN VÀ KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng, hiểu được rằng khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- Áp dụng được tính chất giao hoán để thực hiện phép tính một cách thuận tiện.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng.
- HS: sgk, vở ghi.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
TUẦN 1 Toán (Tiết 1) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc, viết, so sánh được các số trong phạm vi 100000. - Nhận biết được cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100000 - Viết được số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. - Tìm được số liền trước, số liền sau của một số; * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy, học toán 4. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Nêu dấu hiệu nhận biết số liền trước, số liền sau? - Xác định số liền trước, liền sau của các số: 2315; 6743. - HS trả lời. - Hs nêu. - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Viết số. - GV yêu cầu HS quan sát, trả lời. - HS thực hiện SGK - Nêu cách viết số: Sáu mươi mốt nghìn không trăm ba mươi tư - Để viết số cho đúng em dựa vào đâu? - HS trả lời. - GV củng cố viết số và cấu tạo thập phân của số trong phạm vi 100000. - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Viết số rồi đọc số - Yêu cầu HS làm bảng con. - HS thực hiện yêu cầu vào bảng con - Yêu cầu HS nêu cách làm a) 4 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm và 3 chục d) 9 chục nghìn, 4 nghìn và 5 đơn vị - HS nêu. - GV củng cố cách đọc, viết số trong phạm vi 100000 - HS lắng nghe. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS làm SGK - Điền số vào ô trống. - HS thực hiện yêu cầu vào SGK - GV gọi HS trả lời và nêu cách làm ý a); ý c) - HS nêu. - Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào đâu? - HS nêu - GV củng cố cách viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - HS lắng nghe Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Viết số - GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo kiểm tra - HS thực hiện yêu cầu vào SGK - Dựa vào đâu em điền được đúng các số trên tia số? - HS trả lời. - GV củng cố cho HS về thứ tự các số trong phạm vi 100000. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương. Bài 5: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - HS đọc - Viết số - GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo kiểm tra - HS thực hiện yêu cầu vào SGK - Dựa vào đâu em điền đúng được số liền trước, số liền sau của số 80000? - HS trả lời - GV củng cố về cách xác định số liền trước, số liền sau của một số. - GV nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Để đọc, viết đúng các số em dựa vào đâu? - Nêu cách xác định đúng số liền trước, số liền sau của một số.? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Toán (Tiết 2) ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Tìm được số lớn nhất, số bé nhất trong bốn số đã cho. - Viết được bốn số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. - Làm tròn được số có năm chữ số đến hàng nghìn. - Giải được bài toán thực tế liên quan đến xác định số lớn nhất, số bé nhất trong bốn số. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy, học toán 4. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Viết số bé nhất có 5 chữ số, số lớn nhất có 5 chữ số? - HS trả lời. - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? (Điền dấu >; <; =) - GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo SGK kiểm tra. - HS thực hiện SGK - Nêu cách thực hiện phần a) b) - Để điền dấu cho đúng em dựa vào đâu? - HS nêu. - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Chọn câu trả lời đúng - Yêu cầu HS làm SGK. - HS thực hiện yêu cầu vào SGK - Yêu cầu HS nêu cách làm từng phần và chốt đáp án đúng: a) Chọn C; b) Chọn D; c) Chọn B. - HS nêu. - GV củng cố cách tìm số bé nhất trong bốn số, xác định chữ số hàng trăm của một số, cách làm tròn số có năm chữ số đến hàng nghìn. - HS lắng nghe. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS làm SGK - Điền số. - HS thực hiện yêu cầu vào SGK - GV gọi HS trả lời và nêu cách làm - HS nêu. - Để viết đúng các số thành tổng của các chữ số trong số đó em dựa vào đâu? - HS nêu - GV củng cố kĩ năng cách viết số thành tổng các chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị. - HS lắng nghe Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - HS nêu - GV yêu cầu HS làm bảng con - HS thực hiện yêu cầu vào bảng con - GV yêu cầu HS nêu cách làm và chốt đáp án đúng a) Ngày thứ Tư tiêm được nhiều liều vắc-xin nhất; ngày thứ Năm tiêm được ít liều vắc-xin nhất b) Thứ Năm, thứ Ba, thứ Hai, thứ T...h đúng em cần lưu ý điều gì? - HS nêu. - HS nêu - GV rèn kĩ năng đặt tính rồi tính trong phép nhân, phép chia số có bốn, năm chữ số với số có một chữ số - GV khen ngợi HS. - HS lắng nghe. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS làm vở - HS nêu yêu cầu - HS thực hiện yêu cầu vào vở - GV gọi HS nêu cách làm - HS nêu. - GV yêu cầu HS nêu cách làm và chốt đáp án đúng Cả bốn xe chở được số gạo là: 4500 x 4 = 18000(kg) Mỗi xa sẽ nhận được số gạo là: 18000 : 5 = 3600(kg) Đáp số: 3600kg - GV củng cố cho HS về cách giải bài toán thực tế liên quan đến phép nhân, chia trong phạm vi 100000. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - HS nêu - GV yêu cầu HS làm nháp - HS thực hiện yêu cầu vào nháp - Nêu cách thực hiện với biểu thức có hoặc không có ngoặc đơn, ta thực hiện thế nào? - HS trả lời. - GV củng cố, rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân, chia có hoặc không có dấu ngoặc. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nêu cách tính giá trị biểu thức liên quan đến phép nhân, chia có hoặc không có ngoặc đơn? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): Toán (Tiết 5) ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Thực hiện được phép cộng, phép trừ, nhân, chia đã học trong phạm vi 100000. - Tính nhẩm được các phép cộng, trừ, nhân, chia đã học và tính giá trị biểu thức liên quan đến các số tròn nghìn, tròn chục nghìn. - Tính được giá trị biểu thức liên quan đến phép cộng, trừ, nhân, chia có và không có dấu ngoặc. - Giải được bài toán thực tế có liên quan đến các phép cộng, trừ, nhân, chia đã học. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, bộ đồ dùng dạy, học toán 4. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Tính : 5643 x (651 : 3) - Nêu cách làm - HS thực hiện bảng con. - HS nêu - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Chọn câu trả lời đúng - GV yêu cầu HS làm SGK và đổi chéo SGK kiểm tra. - HS thực hiện SGK - Nêu cách thực hiện các phần - Gv nhận xét và chốt đáp án đúng Câu a): chọn B; Câu b) : Chọn D; Câu c): Chọn C; Câu d): Chọn A - HS nêu. - GV củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia qua dạng bài tập trắc nghiệm bốn lựa chọn - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Hs nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm nháp - HS thực hiện yêu cầu vào nháp - GV gọi HS nêu cách làm - HS nêu - GV yêu cầu HS nêu cách làm và chốt đáp án đúng Tháng Hai nhà máy đó sản xuất được số sản phẩm là: 12960 : 2 = 6480 (sản phẩm) Đáp số: 6480 sản phẩm - HS nêu. - Bài toán này thuộc dạng toán gì? - GV củng cố cho HS về cách giải bài toán thực tế về giảm đi một số lần. - HS nêu. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - GV yêu cầu HS làm bảng con - HS nêu yêu cầu - HS thực hiện yêu cầu vào bảng con - GV gọi HS nêu cách làm cho từng trường hợp - HS nêu. - GV củng cố, rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức có phép cộng, trừ, nhân, chia có hoặc không có dấu ngoặc. - GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - HS nêu - GV yêu cầu HS làm vở - HS thực hiện yêu cầu vào vở - GV yêu cầu HS nêu cách làm và chốt đáp án đúng Số sách giáo khoa cửa hàng nhập về là: 4050 x 5 = 20250 (quyển) Số quyển sách giáo khoa và sách tham khảo của hàng nhập về là: 4050 + 20250 = 24300 (quyển) Đáp số: 24300 quyển - HS trả lời. - GV củng cố cách giải và trình bày bài giải toán thực tế bằng hai bước tính liên quan đến gấp lên một số lần. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nêu cách tính giá trị biểu thức liên quan đến phép cộng, trừ, nhân, chia có hoặc không có ngoặc đơn? - Khi thực hiện giải toán có lời văn em cần lưu ý điều gì? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ TUẦN 2 Toán (Tiết 6) SỐ CHẴN, SỐ LẺ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Hiểu thế nào là số chẵn, số lẻ. - Nắm được dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu bài 1. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: + Tranh vẽ gì? + Hai bạn Mai và Rô-bốt nói chuyện gì với nhau? + Trong toán học, làm thế nào để nhận biết số chẵn, số lẻ? (Câu hỏi mở) - HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ. + Tranh vẽ dãy phố có nhà ở liền kề nhau + Hai bạn đang nói tới các chữ số ở hai bên dãy nhà, một dãy là số chẵn, dãy c...n: 74, 54. + Số lẻ: 47, 45, 75, 57 - Dựa vào đâu em lập được các số chẵn, các số lẻ? - HS trả lời. (chữ số tận cùng là 4 à số chẵn; chữ số tận cùng là 5, 7 à số lẻ) - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nêu dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ? - Hai số chẵn liên tiếp, hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau mấy đơn vị? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): _________________________________________ Toán BÀI 4: BIỂU THỨC CHỨA CHỮ (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - Nhận biết được biểu thức chứa chữ (2 + a là biểu thức chứa chữ). - Biết cách tính giá trị của biểu thức chứa chữ với mỗi giá trị của chữ, vận dụng giải được các bài tập 1, 2, 3 ở phần hoạt động. * Năng lực chung: Năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phấn màu, máy chiếu, bài giảng điện tử III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát tập thể. - Gọi Hs lên bảng tính: a) 354 + 21 – 100 = 375 – 100 = 275 b) 5212 x 2 + 210 = 10424 + 210 = 10634 - GV gọi 1-2 HS làm bài trên bảng. - Gọi HS nhận xét và chữa bài - GV nhận xét, đánh giá. - GV giới thiệu vào bài. - Lớp hát tập thể - HS hoàn thàn bài. - HS nhận xét. - HS lắng nghe - HS viết tên bài 2. Khám phá - GV HD HS. - GV yêu cầu HS tính ra nháp - GV đưa tình hình từ chuyện gấp thuyền của Nam, Việt, Mai đưa ra biểu thứa chứa chữ 2 + a. - Nếu a = 4 thì 2 + a = 2 + 4 = 6. 6 là một giá trị của biểu thức 2 + a - Nếu a = 12 thì 2 + a = 2 + 12 = 14, 14 là giá trị của biểu thức 2 + a. Mỗi lần tay chữ a bằng một số ta tính được một giá trị của biểu thức 2 + a => Kết luận: Qua ví dụ trên các em có thể thấy được 2 + a chính là một bài toán lớp 4 biểu thức có chứa một chữ. Mỗi lần thay chữ số a bằng một số, ta được một giá trị mới của biểu thưc 4 + n. - Dựa vào ví dụ GV cho HS làm câu b. b) Tính giá trị của biểu thức 40 – b với b = 15. - GV hướng dẫn HS thực hiện tương tự. Có thể thay đổi ngữ liệu. 40 – b = 40 – 15 = 25. -> Chốt Cách tính giá trị biểu thức có chứa một chữ. B1: Xác định giá trị của chữ (a,b,c,x,y,z,.)xuất hiện trong biểu thức từ đề bài đã cho. B2: Thay giá trị tương ứng của chữ số đó vào biểu thức ban đầu. B3: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức (nhân chia trướ, cộng trừ sau, trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau) B4: Đưa ra kết quả và kết luận - GV cho HS trình bày và nhận xét - GV nhận xét, chốt kết luận - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS trình bày bài - HS nhận xét, - HS lắng nghe. 2. Luyện tập: Bài 1. Tính giá trị biểu thức: a) 125 : m = 125 : 5 b) (b + 4) x 3 = (27 + 4) x 3 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV cho HS làm việc theo nhóm đôi - GV mời các nhóm trình bày. áp án: a) 125 : m = 125 : 5 = 25 b) (b + 4) x 3 = (27 + 4) x 3 = 31 x 3 = 93 - Mời các nhóm khác nhận xét - GV nhận xét chung, tuyên dương => Củng cố cách tính giá trị biểu thức có chứa chữ. - HS đọc yêu cầu bài toán. - Các nhóm làm việc theo nhóm đôi - 1-2 nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài 2. Chu vi P của hình vuông có độ dài cạnh là a được tính theo công thức: Hãy tính chu vi hình vuông với a = 5 cm; a = 9cm. Tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a = 5 cm và a = 9 cm, - GV yêu cầu HS đọc đề bài - GV yêu cầu HS áp dụng công thức tính chu vi hình vuông để tính được chu vi hình vuông. Đáp án: P = 5 x 4 = 20 (cm) P = 9 x 4 = 36 (cm) - P = a x 4 là biểu thức có chứa một chữ. - GV cho HS nhận xét và chốt đáp án đúng. - GV nhận xét, tuyên dương - HS học đề bài. - HS làm bài theo yêu cầu - HS trình bày bài. - HS chữa bài và nhận xét. - HS lắng nghe, Bài 3. Chọn giá trị của biểu thức 35 + 5 x a trong mỗi trường hợp sau. Lựa chọn các số ở hình tròn là giá trị thích hợp của biểu thức 35 + 5 x a ứng với a = 2, a = 5, a = 6, a = 7. - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự giải vào vở, 4 HS làm bài trên bảng Đáp án: - 45 là giá trị của biểu thức 35 + 5 x a với a = 2 (P = 35 + 5 x 2 = 35 + 10 = 45). - 60 là giá trị của biểu thức 35 + 5 x a với a = 5 (P = 35 + 5 x 5 = 35 + 25 = 60). - 65 là giá trị của biểu thức 35 + 5 x a với a = 6 (P = 35 + 5 x 6 = 35 + 30 = 65). - 70 là giá trị của biểu thức 35 + 5 x a với a = 7 (P = 35 + 5 x 7 = 35 + 35 = 70). - Gọi HS nhận xét. - GV kiểm tra bài làm, nhận xét, chữa bài trên bảng. => Củng cố cách tính giá trị biểu thức chứa chữ. - HS đọc yêu cầu bài toán. - HS làm bài vào vở. 4 HS lên bảng - HS nhận xét - HS lắng nghe 3. Vận dụng: - GV hỏi - Nêu các bước giải bài toán có chứa chữ (Gồm có 4 bước) B1: Xác định giá trị của chữ (a,b,c,x,y,z,.)xuất hiện trong biểu thức từ đề bài đã cho. B2: Thay giá trị tương ứng của chữ số đó vào biểu thức ban đầu. B3: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức (nhân chia trước, cộng trừ sau, trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau) B4: Đưa ra kết quả và kết luận ...a 12 không đổi, số chia (3 – a) càng bé thì thương càng lớn. Do đó thương của 12 chia cho (3 – a) lớn nhất khi (3 – a) bé nhất có thể, khi đó 3 – a = 1 hay a = 2. Vậy với a = 2 thì biểu thức 12 : (3 – a) có giá trị lớn nhất. - GV cho HS trình bày và nhận xét bài lẫn nhau. - GV chốt, nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng. - HS đọc đề bài. - HS lắng nghe - HS làm việc nhóm 4 - HS trình bày bài. - HS nhận xét bài. - HS lắng nghe. 3. Vận dụng: - GV cho HS nêu các bước giải bài toán có chứa hai chữ (Gồm có 4 bước) B1: Xác định giá trị của hai chữ xuất hiện trong biểu thức từ đề bài đã cho. B2: Thay giá trị tương ứng của hai chữ đó vào biểu thức ban đầu. B3: Thực hiện phép tính giá trị biểu thức. B4: Đưa ra kết quả và kết luận. - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS trả lời - HS lắng nghe để ghi nhớ nhiệm vụ.... IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): Toán BÀI 4: BIỂU THỨC CHỨA CHỮ (TIẾT 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: * Năng lực đặc thù: - Nhận biết được biểu thức chứa hai chữ và tính được giá trị của biểu thức chứa ba chữ. - Vận dụng thực hành tính giá trị củ biểu thức chứa ba chữ vào các bài tập cơ bản, củng cố và phát triển năng lực. * Năng lực chung: Năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: Chăm chỉ, ham học, có tinh thần tự học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Phấn màu, máy chiếu, bài giảng điện tử III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV tổ chức cho HS hát tập thể. - GV cho HS chơi trò chơi. Câu 1. Tính gía trị của a + b nếu a = 215 và b = 138. => Đáp án: Nếu a = 215 và b = 138 thì a + b = 215 + 138 = 353. Câu 2. Mỗi lần thay chữ bằng số thì ta tính được gì? => Đáp án: Mỗi lần thay chữ bằng số thì ta tính được một giá trị của biểu thức a + b. GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt vào bài mới bằng câu 4. - GV giới thiệu vào bài. - Lớp hát tập thể - HS hoàn thàn bài. - HS nhận xét. - HS lắng nghe - HS viết tên bài 2. Luyện tập Bài 1. Số ? Chu vi A của hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là a, b, c (cùng đơn vị đo) được tính theo công thức: Tính chu vi hình tam giác, biết: a) a = 62 cm, b = 75 cm, c = 81 cm. b) a = 50 dm, b = 61 dm, c = 72 dm - GV HD HS. - GV yêu cầu HS tính ra nháp. - HDHS sử dụng công thức P = a + b + c (như là tính giá trị của biểu thức chứa ba chữ). - GV cho HS trình bày và nhận xét - GV nhận xét, chốt kết luận Đáp án: a) 62 + 75 + 81 = 218 cm b) 50 + 61 + 72 = 183 dm - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS trình bày bài - HS nhận xét, - HS lắng nghe. Bài 2. Với m = 9, n = 6, p = 4, hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau? - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Tính giá trị của biểu thức (A), (B), (C), (D) với m = 9, n = 6, p = 4 rồi so sánh kết quả. Từ đó tìm ra hai biểu thức nào có giá trị bằng nhau? Biết: m – (n – p) = m – n + p và m x (n – p) = m x n – m x p. - GV cho HS làm bài vào vở. - Đổi vở soát theo nhóm bàn trình bày kết quả, nhận xét lẫn nhau. Đáp án: - Giá trị của biểu thức (A) bằng giá trị của biểu thức (D). - Giá trị của biểu thức (B) bằng giá trị của biểu thức (C). - GV Nhận xét, tuyên dương. - HS đọc yêu cầu bài toán. - HS trả lời - HS làm bài vào vở. - HS đổi vở kiểm tra chéo - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS trả lời 3. Vận dụng: - GV tổ chức trò chơi - GV hướng dẫn luật chơi - GV cho HS chơi trò chơi “Hái bưởi”. - Cách chơi: + Chơi theo cặp. + Người chơi bắt đầu từ ô XUÁT PHÁT. Khi đến lượt, người chơi gieo xúc xắc. Di chuyển số ô bằng số chấm ở mặt trên xúc xắc. + Nêu giá trị biểu thức ở ô đi đến. Nếu đúng thì há được quả bưởi ghi số là giá trị của biểu thức đó. Nếu sai thì phải quay trở về ô xuất phát trước đó. + Nếu đến ô có đền xanh thì được gieo xúc xắc để đi tiếp. Nếu đến ô có đèn đỏ thì dừng lại một lượt, nhường lượt chơi cho người khác. + Trò chơi kết thúc khi có người hái được 5 quả bưởi. Có thể chơi theo cặp như ở các lớp 1,2,3. - Tổng kết trò chơi - Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà. - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe để ghi nhớ nhiệm vụ.... IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): TUẦN 3 Toán (Tiết 11) GIẢI BÀI TOÁN CÓ BA BƯỚC TÍNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nhận biết và nắm được cách giải bài toán có ba bước tính (phân tích tóm tắt đề bài, tìm cách giải, trình bày bài giải) - Vận dụng giải được các bài toán thực tế có ba bước tính. - Biết cách diễn đạt, trình bày bài giải liên quan đến ba bước tính. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: + Tranh vẽ gì?(Tranh vẽ các cô chú đang trồng cây) + Hai bạn Việt và bạn Nam nói chuyện gì với nhau? (Hai bạn đang nói tới số cây của mỗi đội (3 đội) + Trong toán học, ta làm thế nào để biết được số cây trồng... Bài 4. - Gọi HS đọc bài toán. - Gọi HS phân tích đề bài toán. - Yêu cầu HS thảo luận làm bài vào vở - Cho HS chia sẻ, nhận xét, chữa bài Bài giải Thứ bảy bán được là: 12 + 5 = 17 (máy) Chủ nhật bán được là : 17 + 10 = 27 (máy) Cả ba ngày bán được là: 12 + 17 + 27 = 56 (máy) Đáp số: 56 máy tính - HS đọc đầu bài - Nêu - Thực hiện vào vở - Chia sẻ, nhận xét, chữa bài 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Yêu cầu HS tính nhanh và điền kết quả tính vào chỗ chấm của bài toán. + Bạn Lan có 9 nhãn vỡ, bạn Thư có số nhãn vỡ gấp đôi số nhãn vở của bạn Lan. Bạn Hà có ít hơn bạn Thư 5 nhãn vở. Như vậy ba bạn có ........ nhãn vở. - GV nhận xét - Điền kết quả tính vào chỗ chấm: - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): Toán (Tiết 13) LUYỆN TÂP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Xác định được số chẵn, số lẻ, số bé nhất, số lớn nhất trong 4 số có năm chữ số; viết được 4 số theo thứ tự từ bé đến lớn. - Làm tròn được số có năm chữ số đến hàng chục, hàng chục nghìn. - Thực hiện được phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000. - Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, trừ, nhân. - Qua giải bài toán thực tế giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: bảng nhóm, máy tính, ti vi, phiếu bài 1. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Nêu dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ? - Thực hiện phép tính 64 567 – 37 689 = ? 34 231 + 36 432 = ? 3 245 x 6 = ? 43 652 : 7 = ? - HS trả lời. - HS thực hiện. - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? + Tìm số chẵn, số lẻ, số bé nhất, số lớn nhất trong 4 số có năm chữ số; viết được 4 số theo thứ tự từ bé đến lớn. + Làm tròn được số có năm chữ số đến hàng chục, hàng chục nghìn - HS trả lời - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời miệng. KQ: a) Các số chẵn là 63 794, 59 872 - Các số lẻ là 65 237, 66 053. b) 59872, 63 794, 65 237, 66 053 c) 59 870 d) 70 000 - GV nhận xét, khen ngợi. - HS thực hiện. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia. - Yêu cầu HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở cho bạn kiểm tra. 63 758 5 364 58 394 37 429 49 235 86 664 8 107 9 72 963 43 652 7 1 6 6253 25 4 - Yêu cầu HS nêu lại cách làm. - HS trả lời - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - HD HS cách tính giá trị biểu thức - GV gọi HS trả lời và nêu cách làm Mai: 20 000 + 10 000 x 6 = 80 000 Nam: 5 000 x 7 + 50 000 = 85 000 Việt: 50 000 + 2 000 x 9 = 68 000 Vậy bạn Nam có nhiều tiền tiết kiệm nhất. - HS nêu. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tìm số khán giả nam nhiều hơn số khán giả nữ bao nhiêu người ta làm thế nào? - HS suy nghĩ chia sẻ - GV yêu cầu HS làm bài vào bảng nhóm, thực hiện nhóm 4. Bài giải Số khán giả nam vào sân là: 37 636 – 9 273 = 28 363 (khán giả) Số khán giả nam nhiều hơn số khán giả nữ là: 28 363 – 9 273 = 19 090 (khán giả) Đáp số: 19 090 khán giả - HS thực hiện 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nêu dấu hiệu nhận biết số chẵn, số lẻ? - Thực hiện nhân nhẩm. 400 + 100 x 2 = 600 40 000 + 10 000 x 2 = 60 000 40 000 x 2 + 10 000 = 90 000 - HS nêu. - Nhận xét tiết học. - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): Toán (Tiết 14) LUYỆN TÂP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Thực hiện được phép cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000. - Tính được giá trị của biểu thức liên quan đến phép cộng, trừ, nhân, chia có và không có dấu ngoặc. - Tính được giá trị của biểu thức chứa hai, ba chữ. - Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, trừ, nhân. - Qua giải bài toán thực tế giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: bảng nhóm, máy tính, ti vi, phiếu bài 1. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Thực đặt tính rồi tính 3 245 x 4 = ? 43 650 : 5 = ? - HS thực hiện. - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - HS đọc. + Đặt tính rồi tính và thử lại. - GV yêu cầu HS thực hiện trên phiếu bài tập - HS thực hiện. 8 413 7 58 891 Thử lại 58 891 : 7 = 8 413 56 732 8 0 73 7 091 12 4 Thử lại 7 094 x 8 + 4 = 56 732 - GV nhận xét, khen ngợi. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Bài yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở cho bạn kiểm tra. a) Với a = 539, b = 243 ta có: a + b -135 = 539 + 243 – 135 = 782 – 135 = 647 b) Với c = 2 370, m = 105 và n=6 ta có: c + m x n = 2 370 + ... diện nêu miệng. - HS nhóm khác nhận xét bổ sung + Làm sao để xem xác định được góc đỉnh C, cạnh CB,CD có số đo góc là 90 độ? - HS trả lời. (quan sát hình) - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. + Bài yêu cầu làm gì? (Dùng thước đo góc để đo góc đỉnh B, cạnh BA, BC.) - Yêu cầu HS làm phiếu sau đó đổi chéo. - HS thực hiện. - Yêu cầu HS nêu cách làm. (b1: đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh B của góc, cạnh BC nằm trên đường kính của nửa hình tròn của thước. b2: cạnh BA đi qua một vạch trên nửa đường tròn của thước ta được số đo góc của đỉnh B.) - HS nêu. - GV củng cố cách đo góc. - HS lắng nghe. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. + Bài yêu cầu làm gì? - Dùng thước đo góc để đo góc được tạo bởi hai kim đồng hồ khi đồng hồ chỉ 3 giờ, 4 giờ, 6 giờ, 2 giờ. - Yêu cầu HS làm phiếu sau đó thảo luận nhóm 4. - HS thực hiện. - Yêu cầu HS nêu cách làm. - HS nêu(tương tự như bài 2) - GV củng cố cách đo góc - HS lắng nghe - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS 3. Vận dụng, trải nghiệm: + Nêu các bước đo góc? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Toán (Tiết 17) GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - HS được làm quen để nhận biết được góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Biết sử dụng ê-ke để kiểm tra góc nhọn, góc tù, góc bẹt. - Giải quyết được một số bài toán, tình huống liên quan đến góc nhọn, góc tù, góc bẹt. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu bài 1. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: + Tranh vẽ gì? (Tranh vẽ bạn Rô- bốt đang khép cái thước để tạo thành góc nhọn,góc tù, góc bẹt. + Góc vuông và góc không vuông) + Ở lớp 3 các em đã được học những loại góc nào? + Trong toán học, làm thế nào để nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt? - HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ. - HS suy ngẫm. - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: - Bạn Rô- bốt khép cái thước và nói đây là góc nhọn, góc bẹt, góc tù. Vậy góc nhọn, góc bẹt, góc tù tương ứng với góc nào dưới đây (GV bắn MH các góc như sgk) - HS suy nghĩ cá nhân sau đó TLN4 trả lời. + Em hãy quan sát hình và so sánh các góc trên như thế nào với góc vuông? (góc nhọn đỉnh O cạnh OA, OB bé hơn góc vuông; góc tù đỉnh O cạnh OM,ON lớn hơn góc vuông; góc bẹt đỉnh O cạnh OC, OD bằng 2 góc vuông.) - HS nêu: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 rút ra đặc điểm của góc nhọn, góc bẹt, góc tù (góc nhọn bé hơn góc vuông, góc tù lớn hơn góc vuông, góc bẹt bằng 2 góc vuông.) + Vậy để nhận biết đó là góc nhọn, góc tù hay góc bẹt thì chúng ta làm như thế nào? (dùng êke để kiểm tra.) - Như vậy trong số các góc không vuông mà các em được học ở lớp 3, người ta gọi tên là các góc nhọn, góc tù, góc bẹt mà cô vừa giới thiệu với cả lớp mình. - HS lắng nghe. - Gv bắn màn hình ghi phần giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt. + Hãy sắp xếp các góc: góc vuông, góc nhọn, góc bẹt, góc tù theo thứ tự góc lớn dần? (Góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt) + Vậy góc lớn nhất, góc nhỏ nhất là góc nào? (Góc lớn nhất là góc bẹt,góc nhỏ nhất là góc nhọn.) - 3 HS nhắc lại. . - Yêu cầu HS lấy ví dụ về đồ dùng ngoài thực tế tương ứng với các góc trên. - Nối tiếp HS nêu: + Em hãy nêu lại đặc điểm của góc nhọn, góc tù, góc bẹt? - 2-3 HS nêu. - GV tuyên dương, khen ngợi HS. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. + Bài yêu cầu làm gì? (Tìm các góc nhọn, góc tù, góc bẹt trong các góc sau.) - GV phát phiếu, yêu cầu HS ghi tên góc ở dưới hình như trong sgk. - HS thực hiện. - Yêu cầu HS đổi chéo, đánh giá bài theo cặp. - HS quan sát đáp án và đánh giá bài theo cặp. - GV hỏi: Tại sao góc MON là góc nhọn? (vì e kiểm tra bằng êke thấy góc MON bé hơn góc vuông của êke nên góc MON là góc nhọn a.) + Vậy để biết góc đó là góc nhọn, góc tù hay góc bẹt em làm như thế nào? (dùng êke để kiểm tra.) - HS trả lời: - HS trả lời - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. + Bài yêu cầu làm gì? (Tìm hình lưỡi kéo là góc tù, góc nhọn.) - GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm đôi trả lời. - HS nêu. + Vì sao em xác định kéo màu xanh có lưỡi kéo là góc nhọn? - HS nêu. + Vì sao em xác định kéo màu đỏ có lưỡi kéo là góc tù? - HS nêu. - Các em ạ! Trong toán học để kiểm tra các góc: góc nhọn, góc tù, góc bẹt ta phải dùng ê- ke. Song nhiều khi cũng có thể bằng trực giác của mình chúng ta cũng phân biệt được các loại góc trên đúng không nào. - HS lắng nghe. - GV khen ngợi HS Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. + Bài yêu cầu làm gì? (Tìm miếng bánh của bạn An đã chọn trong các miếng bánh) - - GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm đôi trả lời. - HS nêu + Em hãy nêu tên góc của miếng b..., một góc ở dưới) - HS nêu. - HS nêu - HS nêu: - GV củng cố cách đo góc. - HS lắng nghe. - GV chốt đáp án: Có 4 góc nhọn, 2 góc vuông, 1 góc tù - HS lắng nghe. - GV khen ngợi HS. Bài 3: Trò chơi Giải cứu khủng long - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - GV hướng dẫn cách chơi, luật chơi - HS quan sát, lắng nghe - GV tổ chức trò chơi cho HS tham gia - HS tham gia chơi - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết trò chơi - HS lắng nghe - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS 3. Vận dụng, trải nghiệm: + Tiết học hôm nay e được củng cố những kiến thức gì? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Toán (Tiết 20) LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Củng cố sử dụng đơn vị đo góc. - Củng cố nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt. - Vận dụng giải được các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến đơn vị đo góc và nhận biết góc nhọn, góc vuông, góc tù và góc bẹt. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, năng lực sử dụng công cụ toán học, năng lực thẩm mĩ. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu bài tập, ê-ke lớn. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: + Lên bảng thực hiện thao tác đo và kiểm tra 1 số góc? - HS lên bảng thực hiện và trả lời. - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. + Bài yêu cầu gì? - HS nêu - GV yêu cầu HS làm cá nhân sau đó thảo luận nhóm đôi. - HS các nhóm đại diện nêu miệng. - HS nhóm khác nhận xét bổ sung + Nêu kết quả đo em vừa thực hiện được? + Trong các góc em vừa đo, góc bẹt có số đo bao nhiêu độ? + Góc nhọn có số đo bao nhiêu độ? + Số đo góc tù là bao nhiêu độ? - HS trả lời. (quan sát hình) - GV nhận xét, chốt KT: Góc nhọn có số đo góc nhỏ hơn 90o, góc vuông có số đo góc bằng 90o, góc tù có số đo góc lớn hơn 90o và góc bẹt có số đo góc bằng 180o. - HS lắng nghe - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. ? Bài yêu cầu làm gì? - HS nêu yêu cầu. - Yêu cầu HS làm cá nhân sau đó tìm cặp góc bằng nhau trong số các góc vừa đo, thảo luận, kiểm tra trong nhóm 2 - HS thực hiện. - Yêu cầu HS nêu cách làm. - HS nêu. + Vì sao em cho rằng góc phần c có số đo góc bằng với góc phần d? - HS giải thích cách làm + Ngoài các góc bài hỏi, em còn tìm được góc nào khác cũng có số đo bằng nhau không? - HS nêu - GV chốt đáp án (đưa lên màn hình PP) - HS quan sát, lắng nghe. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. + Bài cho biết gì và yêu cầu làm gì? - HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm phiếu sau đó thảo luận nhóm 4. - HS thực hiện. - Yêu cầu HS nêu cách làm - HS nêu (tương tự như bài 2) + Tìm số đo góc đỉnh O, cạnh OM, OP trong đáp án vừa tìm được? - HS nêu + Bài tập củng cố và cho em biết thêm điều gì? - HS nêu - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS - HS lắng nghe Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. + Bài yêu cầu gì? - HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận nhóm 4. - HS thực hiện. - Yêu cầu HS nêu theo trò chơi Bắn tên - HS nêu: góc bẳng, góc ghế, góc vở, hoa văn trên vải, cánh quạt, miếng bánh, niếng dưa hấu,... - Mời nhóm khác nhận xét, bổ sung - Nhóm khác nhận xét - GV củng cố cách nhận diện góc trong thực tế - HS lắng nghe - GV cùng HS nhận xét, tuyên dương HS 3. Vận dụng, trải nghiệm: + Bài học hôm nay củng cố cho em kiến thứuc gì? - HS nêu. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ TUẦN 5 Toán Tiết 21: SỐ 1 000 000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nhận biết, hiểu về cấu tạo, cách viết, cách đọc, nhận biết được vị trí trên tia sổ của số 1 000 000. - Luyện tập, củng cố cách đọc, cách viết số, cấu tạo số trong phạm vi 1 000 000. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: * Khởi động: Trò chơi “Chuyền thư” - Yêu cầu trong thư: Nêu số dân của thành phố/ tỉnh em - GV nhận xét, khen HS - HS hát và chuyền thư - HS trả lời - GV giới thiệu - ghi bài 2. Hình thành kiến thức: * Khám phá: - GV yêu cẩu HS quan sát khối mà Nam đang cẩm và cho biết số lượng khối lập phương nhỏ được dùng để tạo lên khối đó. - HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ. - Khối của Nam gồm 1 000 khối lập phương nhỏ - Hãy đọc lời thoại của Mai và cho biết khối mà Mai đang nói tới gồm bao nhiêu khối lập phương nhỏ? - Khối của Mai gồm 100 000 khối lập phương nhỏ - Khối của Rô -bốt gổm bao nhiêu khối như của Mai? - Khối của Rô-bốt được ghép từ 10 khối như của Mai - GV giới thiệu số một triệu, cách đọc và cách viết. - HS theo dõi. - GV giới thiệu vị trí của số 1 000 000 trên tia số. - HS theo dõi. - Số liền sau số 999 999 là số nà...vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS thực hiện. - GV hỏi củng cố kiến thức về hàng, lớp: + Số 377 931 có chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào? + Số gồm 9 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 4 chục và 0 đơn vị là số nào? - HS nêu + Chữ số 3 + Số 92 340 - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS đọc và nêu yêu cầu: Đọc các số và cho biết chữ số 3 ở mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào. - GV yêu cầu HS viết cách đọc của mỗi số tương ứng vào vở và ghi hàng, lớp tương úng của chữ sổ 3, sau đó đọc trong nhóm đôi. - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp Ví dụ: Một trăm bảy mươi hai nghìn chín trâm ba mươi tám. chữ số 3 thuộc hàng chục, lớp đơn vị. - GV nhận xét chung, khen ngợi HS. Bài 3: - Bài yêu cầu gì? - HS đọc và nêu yêu cầu: Tìm giá trị theo vị trí của chữ số được gạch chân ở mỗi số. - Gọi HS nêu cách làm. - Xác định chữ số gạch chân ở hàng nào để biết giá trị của nó. - Yêu cầu HS điền số và soát bài theo nhóm đôi. - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp - GV cùng HS nhận xét. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Dựa vào đâu để em biết giá trị của chữ số trong 1 số? - Dựa vào vị trí của chữ số trong số đó thuộc hàng nào, lớp nào. - Em xem thông tin trên mạng về giá tiền của một chiếc xe máy và đọc số tiền đó. - HS thực hiện - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Toán Tiết 24: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: HS nhận biết, đọc và viết số tròn chục triệu, trăm triệu. HS nhận biết được lớp triệu và các hàng tương úng. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: * Khởi động: - HS hát và vận động theo nhạc - GV giới thiệu bài - ghi tên bài 2. Khám phá và hình thành kiến thức: - GV yêu cầu HS quan sát tranh phần khám phá, nêu dân số của Hy Lạp và Việt Nam năm 2022. - HS thảo luận nhóm đôi, đại diện chia sẻ. + Năm 2022, dân số của Hy Lạp là khoảng mười triệu người và dân số của Việt Nam là khoảng một trăm triệu người. - Em hiểu “Mười triệu”, “một trăm triệu” có nghĩa là gì? - HS nêu theo ý hiểu của mình. - GV nhận xét, tổng kết bằng cách dẫn về số đã biết: Mười lần một triệu thì chúng ta có mười triệu. Mười lẩn mười triệu như vậy chúng ta sẽ có một trăm triệu (hoặc một trăm lần một triệu như vậy thi chúng ta có một trăm triệu). - HS theo dõi - GV giới thiệu cách viểt số 10 000 000 và 100 000 000 và cách đọc. + Mười triệu hay Một chục triệu viết là 10 000 000 + Một trăm triệu viết là 100 000 000 - HS đọc lại - GV đưa ra một số các số tròn chục triệu, trăm triệu để HS đọc. (VD: 30 000 000, 40 000 000, 500 000 000, 14 000 000, 743 000 000,...) - HS đọc * GV giới thiệu vể lớp triệu và các hàng tương ứng - GV cho HS quan sát mô hình đơn giản như trong phần khám phá và hỏi: số đã cho gổm mấy triệu, chục triệu, trăm triệu? - HS nêu - GV giới thiệu tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu - Kết luận về lớp triệu. - HS theo dõi. - Yêu cầu HS lấy ví dụ số có 9 chữ số và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu - HS viết ví dụ số có 9 chữ số ra nháp và nêu lại tên gọi của các hàng triệu, chục triệu, trăm triệu 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Bài yêu cầu làm gì? - HS đọc và nêu yêu cầu: Đọc giá tiền các đồ vật trong hình - GV yêu cầu HS ghi cách đọc vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp. - Em hãy nêu nhận xét về giá tiền các đồ vật trong hình - là các số tròn triệu, chục triệu, trăm triệu - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS. Bài 2: - Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS đọc và nêu: Điền số còn thiếu theo các bậc thứ tự. - GV yêu cầu HS viết hai dãy số tương ứng vào vở. (Ví dụ: 1 000 000,2 000 000,3 000 000,...) - GV soi bài, cho HS nhận xét, chia sẻ - HS thực hiện viết vào vở . - HS nhận xét, chia sẻ - Em hãy nêu nhận xét về các số em vừa ghi - là các số tròn triệu và các số tròn trăm triệu - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Bài yêu cầu làm gì? - Xác định chữ số 2 ở mỗi số thuộc hàng nào? lớp nào? - GV yêu cầu HS làm vào vở và chia sẻ nhóm đôi, gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả. - HS thực hiện cá nhân - nhóm đôi - lớp. - GV cùng HS nhận xét, đánh giá và tuyên dương. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Em xem thông tin trên mạng về giá tiền của một số loại ti vi, xe máy, ô tô và đọc số tiền đó. - HS thực hiện - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Toán Tiết 25: LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - HS luyện tập, củng cố về hàng và lớp. - HS củng cố về cách đọc, cách viết các số tròn chục triệu, tròn trăm triệu. * Năng lực chung: năng lực tư ...DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” lập các số tròn chục triệu, trăm triệu - HS chơi trò chơi. - HS chia sẻ sau khi chơi trò chơi. - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời. - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần - HS làm bài cá nhân vào vở - HS chia sẻ bài theo nhóm cộng tác. - HS chia sẻ bài trước lớp. - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - 1-2 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm phiếu sau đó đổi chéo. - HS làm bài cá nhân vào phiếu rồi chia sẻ với bạn. Đáp án: D - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Điền số vào dấu hỏi chấm - GV yêu cầu HS làm vở. - HS viết số tương ứng vào vở. - HS đổi vở với bạn. Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Tìm giá tiện của mỗi giỏ quà. - GV yêu cầu làm việc theo nhóm, thực hiện yêu cầu bài. - HS tự suy nghĩ, thảo luận theo nhóm thực hiện yêu cầu của bài. + Giỏ A: 32 000 đồng Giỏ B: 704 000 đồng Giỏ C: 1 000 000 đồng - GV mời HS trình bày - 2-3 HS trình bày - HS chia sẻ: Bạn làm thế nào để tìm ra được giá tiền của mỗi giỏ? - GV đánh giá và tuyên dương. Bài 5: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Lập các số chẵn có 6 chữ số thỏa mãn các điều kiện + Lớp nghìn gồm các chữ số: 0;0;3 + Lớp đơn vị gồm các chữ số: 8;1;1 - GV hỏi: Số chẵn là số như thế nào? - HS chia sẻ - HS tự suy nghĩ hoàn thiện bài vào vở. - HS chia sẻ trước lớp: Số cần tìm là: 300 118 GV chia sẻ, tuyên dương HS 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Yêu cầu HS chia sẻ lại nội dung bài học. - HS chia sẻ. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Toán (Tiết 28) Bài 12: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI LỚP TRIỆU (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - HS nhận biết cách đọc, cách viết, cấu tạo số của các số trong phạm vi lớp triệu. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, bảng phụ - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV yêu cầu HS quan sát tranh, hỏi: + Tranh vẽ gì? Tranh vẽ các bạn đang nói chuyện với nhau + Các bạn nói chuyện gì với nhau? Các bạn đang nói về khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng khoảng 149 597 876 km - HS quan sát - HS nói với bạn bên cạnh. - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Hình thành kiến thức: - GV yêu cầu HS đọc lại số: 149 597 876 km - 2-3 HS đọc - GV hỏi: Số trên gồm mấy trăm triệu? Số đó có chữ số hàng triệu là chữ số nào? ..... - HS suy nghĩ, trả lời - HS khác chia sẻ. - GV kết luận - HS lắng nghe - GV yêu cầu HS tự lấy thêm ví dụ và phân tích số. - HS tự lấy ví dụ sau đó chia sẻ, phân tích số theo nhóm bàn. b. GV giới thiệu số 1 000 000 000 trên tia số - HS quan sát, lắng nghe - GV kết luận: 1 000 000 000 đọc là 1 tỉ - 2-3 HS nhắc lại - Y/c HS tự lấy ví dụ - HS tự lấy ví dụ và đọc theo nhóm cộng tác. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - HS nêu yêu cầu: Đọc số dân của mỗi nước. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần - HS quan sát tranh tự đọc thầm rồi đọc cho bạn bên cạnh nghe. - GV mời HS đọc số. - 2-3 HS đọc trước lớp - HS khác chia sẻ. - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Viết các số sau thành tổng - Y/c HS làm vở. GV quan sát, hỗ trợ nếu cần - HS suy nghĩ cá nhân làm bài vào vở; 2 HS làm bảng phụ. - HS chia sẻ bài làm của bạn. - GV khen ngợi HS. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - Chữ số được gạch chân trong mỗi số thuộc hàng nào, lớp nào? - Yêu cầu HS làm bài vào vở - HS làm bài cá nhân sau đó đổi bài chia sẻ bài với bạn. - Yêu cầu HS báo cáo kết quả. - 1-2 HS trình bày - HS khác chia sẻ. - GV tuyên dương, động viên HS làm tốt. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Y/c HS nhắc lại nội dung bài học - HS chia sẻ những điều đã học được sau tiết học. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Toán (Tiết 29) LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - HS củng cố cách đọc, cách viết số trong phạm vi lớp triệu. - Củng cố kiến thức về hàng và lớp cũng như cấu tạo của các số trong phạm vi lớp triệu. * Năng lực chung: năng lực tư duy, lập luận toán học, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu bài 2. - HS: sgk, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” - HS chơi trò chơi. - GV giới thiệu - ghi bài. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc. - Bài yêu cầu làm gì? - 1-2 HS trả lời....GV nhận xét, kết luận. Bài 2: Làm việc cá nhân - GV mời HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc yêu cầu. + Bài tập yêu cầu gì ? - HS phát biểu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. - HS làm bài cá nhân vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. a) Chữ số 5 của số 189 835 388 thuộc hàng nghìn. - Chữ số 5 của số 5 122 381 thuộc hàng triệu. - Chữ số 5 của số 531 278 000 thuộc hàng trăm triệu. b) Làm tròn số các số đó đến hàng chục nghìn ta được: 189 840 000; 5 120 000; 531 280 000. - GV mời HS nhận xét, nêu cách làm tròn số. - GV hỏi: Số 189 835 388 gồm có mấy lớp ? Là những lớp nào ? - HS thực hiện. - Yêu cầu HS nêu cách làm tròn số đến hàng trăm nghìn. - HS phát biểu. Bài 3: Làm việc nhóm. - GV mời HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu, bảng số liệu. + Bài tập yêu cầu gì ? - HS phát biểu. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - HS làm bài vào phiếu bài tập. - HS các nhóm đọc kết quả. *Kết quả: + Năm 2016 bán ra: 3 100 000 xe máy + Năm 2017 bán ra: 3 300 000 xe máy + Năm 2018 bán ra: 3 400 000 xe máy + Năm 2019 bán ra: 3 300 000 xe máy - GV mời HS nhận xét, nêu cách làm. - GV hỏi: Năm nào có lượng xe máy bán ra khoảng 3 400 000 chiếc? - HS phát biểu. + Muốn làm tròn số đến hàng trăm nghìn ta làm thế nào ? - HS phát biểu. - GV củng cố lại kiến thức về đọc bảng số liệu thống kê, cách làm tròn số đến hàng trăm nghìn. - HS lắng nghe. 4. Vận dụng, trải nghiệm: Bài 1: Làm việc nhóm đôi. - GV mời HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu BT. + Bài tập yêu cầu gì ? - HS phát biểu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở BT. - HS làm bài. - HS các nhóm đọc kết quả. *Kết quả: + Số dân Bà Rịa – Vũng Tàu là: 1 200 000 người + Hải Dương: 1 900 000 người + Nghệ An: 3 400 000 người. - GV mời HS nhận xét, nêu cách làm. + Nêu cách làm tròn số đến hàng trăm nghìn ? - HS phát biểu. Bài 2: Làm việc cá nhân - GV mời HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu BT. + Bài tập yêu cầu gì ? - HS phát biểu. - Yêu cầu HS làm bài vào vở - HS làm bài. - HS đổi chéo vở kiểm tra kết quả. *Kết quả: Đáp án B - GV nhận xét, kết luận, yêu cầu HS nhắc lại cách làm tròn số đến hàng chục nghìn, trăm nghìn. - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. _____________________________________ Toán (Tiết 32) Bài 14: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nhận biết được cách so sánh hai số và so sánh được hai số có nhiều chữ số. - Xác định được số lớn nhất hoặc số bé nhất trong một nhóm các số. * Năng lực chung: Thực hiện được thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; tư duy, lập luận toán học, hợp tác. - Giải quyết được các bài tập liên quan. * Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, ti vi, Phiếu bài tập. - HS: SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV cho HS thực hiện yêu cầu sau: + Nêu cách làm tròn số đến hàng trăm nghìn ? + Làm tròn số 1 235 905 đến hàng trăm nghìn. + Viết số: Lớn nhất có 1 chữ số, có 2 chữ số, 3 chữ số ? + Số nào là số tự nhiên nhỏ nhất ? - HS thực hiện. - GV nhận xét, giới thiệu bài. 2. Hình thành kiến thức: - GV hỏi: “Các em có biết trong hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh hay không?” Hãy kể tên một số hành tinh trong hệ Mặt Trời ? - HS phát biểu: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. - GV: Hệ Mặt Trời có tám hành tinh, xếp theo thứ tự khoảng cách từ gần nhất cho đến xa nhất so với mặt trời là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương (Sao Diêm Vương từng được xếp vào nhóm này nhưng hiện tại bị loại ra do không đáp ứng được tiêu chí ba trong định nghĩa của IAU 2006). - HS lắng nghe. - Yêu cầu HS đọc phần khám phá trong SGK. - 2 HS đọc. + Hãy cho biết khoảng cách từ Sao Kim tới Mặt Trời và từ Sao Hỏa tới Mặt Trời là bao nhiêu ? - HS phát biểu. + Sao nào cách xa Mặt Trời hơn ? Vì sao ? - HS chia sẻ. - GV nhận xét, kết luận: Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Nếu hai số có cùng chữ số thì so sánh từng Cặp chữ số ở cùng một hàng, kể từ trái sang phải. Chẳng hạn: vì 2 > 1 nên 230 000 000 > 108 000 000 - HS nhắc lại nhiều lần. - GV yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa. - HS lấy ví dụ, nêu cách so sánh. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Làm việc cá nhân. - GV mời HS đọc yêu cầu. - HS đọc yêu cầu BT. + Bài tập yêu cầu gì ? - HS phát biểu. - Yêu cầu HS làm bài vào phiếu BT. - HS làm bài cá nhân vào phiếu BT. - HS đổi chéo bài kiểm tra kết quả. *Kết quả: - GV nhận xét, mời HS nêu cách làm. 278 992 000 > 278 999 37 338 449 < 37 839 449 3 004 000 < 3 400 000 200 000 000 < 99 999 999 3 405 000 = 3000000 + 400000 + 5000 650 700 < 6000000 + 500000 + 7000 + Muốn so sánh hai số có nhiều chữ số ta l
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_4_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2023_2024.docx
- Tuần 1.docx
- Tuần 2.doc
- Tuần 3.doc
- Tuần 4.doc
- Tuần 5.doc
- Tuần 6.doc
- Tuần 7.docx
- Tuần 8.doc
- Tuần 9.docx
- Tuần 10.doc
- Tuần 11.docx
- Tuần 12.doc
- Tuần 13.docx
- Tuần 14.docx
- Tuần 15.docx
- Tuần 16.doc
- Tuần 17.doc
- Tuần 18.docx
- Tuần 19.doc
- Tuần 20.doc
- Tuần 21.doc
- Tuần 22.doc
- Tuần 23.docx
- Tuần 24.doc
- Tuần 25.docx
- Tuần 26.docx
- Tuần 27.docx
- Tuần 28.doc
- Tuần 29.docx
- Tuần 30.doc
- Tuần 31.docx
- Tuần 32.docx
- Tuần 33.doc
- Tuần 34.docx
- Tuần 35.doc