Giáo án Toán 1 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Tiết 1: TRÊN – DƯỚI, PHẢI – TRÁI, TRƯỚC – SAU, Ở GIỮA

I. Yêu cầu cần đạt:

- Xác định được các vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thế và có thế diễn đạt được bằng ngôn ngữ.Biết sử dụng các từ ngữ trên, dưới, phải, trái, trước, sau,ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.

- HS có thái độ tích cực khi tham gia học tập, biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.

II, Đồ dùng dạy học :

1.Giáo viên :

- Tranh tình huống.

- Bộ đồ dùng Toán 1.

2.Học sinh :

- Vở , SGK

docx 167 trang Cô Giang 13/11/2024 90
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán 1 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán 1 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Giáo án Toán 1 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
TUẦN 1 
Toán 
Tiết 1: TRÊN – DƯỚI, PHẢI – TRÁI, TRƯỚC – SAU, Ở GIỮA
I. Yêu cầu cần đạt:
- Xác định được các vị trí: trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa trong tình huống cụ thế và có thế diễn đạt được bằng ngôn ngữ.Biết sử dụng các từ ngữ trên, dưới, phải, trái, trước, sau,ở giữa để mô tả vị trí các đối tượng cụ thể trong các tình huống thực tế.
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng quan sát, phát triển các năng lực toán học.
- HS có thái độ tích cực khi tham gia học tập, biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
II, Đồ dùng dạy học :
1.Giáo viên :
- Tranh tình huống.
- Bộ đồ dùng Toán 1.
2.Học sinh :
- Vở , SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. 

- GV hướng dẫn HS làm quen với bộ đồ dùng để học toán.
- GV hướng dẫn học sinh các hoạt động cá nhân, cách phát biểu.
- GV cho HS xem tranh khởi động trong SGK.
- HS làm quen với tên gọi, đặc điểm các đồ dùng học toán
- HS làm quen với các quy định
- HS xem và chia sẻ những gì các em thấy trong SGK
2. Hình thành kiến thức.

- GV cho HS quan sát tranh vẽ trong khung kiến thức (trang 6).
- GV đưa ra yêu cầu các em sử dụng các từ Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, ở giữa để nói về vị trí của các sự vật trong bức tranh.
- GV nhận xét
- GV cho vài HS nhắc lại 
- GV chú ý học sinh khi miêu tả vị trí cần xác định rõ vị trí của các sự vật khi so sánh với nhau.
- HS làm việc nhóm
- HS lần lượt nói về vị trí các vật. Ví dụ: Bạn gái đứng sau cây; 
- HS theo dõi
- HS nhắc lại vị trí của các bạn trong hình.
- HS theo dõi.
3. Thực hành luyện tập. 

Bài 1. 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh để thực hiện yêu cầu của đề bài
- GV gọi HS báo cáo theo câu hỏ gợi ý của GV:
+ Kể tên những vật ở dưới gậm bàn.
+ Kể tên những vật ở trên bàn
+ Trên bàn có những vật nào bên trái bạn gái?
+ Trên bàn có những vật nào bên phải bạn gái?
- GV hướng dẫn HS thao tác: lấy và đặt bút chì ở giữa, bên trái là tẩy, bên phải là hộp bút.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
- Làm việc nhóm cá nhân
-2-3 HS báo cáo, HS khác theo dõi, nhận xét
+ Cặp sách, giỏ đựng rác
+ Bút chì, thước kẻ, hộp bút, quyển sách
+ Bút chì, thước kẻ
+ Hộp bút
- HS thực hiện
Bài 2. 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh để thực hiện yêu cầu của đề bài
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên nào?
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên nào?
- GV cùng HS nhận xét

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
- Làm việc cá nhân
- HS trả lời.
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến trường thì phải rẽ sang bên phải.
+ Bạn nhỏ trong tranh muốn đến bưu điện thì phải rẽ sang bên trái.
	
Bài 3.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS đứng dậy lắng nghe và thực hiện yêu cầu của Gv qua trò chơi “Làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm”:
+ Giơ tay trái.
+ Giơ tay phải.
+ Vỗ nhẹ tay trái vào vai phải.
+ Vỗ nhẹ tay phải vào vai trái.
- GV nhận xét 
- GV nhận xét 

- 2 HS nhắc lại yêu cầu bài
- HS chơi trò chơi : Thực hiện các yêu cầu của GV
4. Vận dụng

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Những điều em học hôm nay giúp ích gì được cho em trong cuộc sống.
- Khi tham gia giao thông em đi đường bên nào?
- Khi lên xuống cầu thang em đi bên nào?
- Lắng nghe
- HS trả lời theo vốn sống của bản thân
- Đi bên phải
- HS trả lời
- Trong cuộc sống có rất nhiều quy tắc liên quan đến “phải - trái” khi mọi người làm việc theo các quy tắc thì cuộc sống trở nên có trật tự.
- Về nhà, các em tìm hiểu thêm những quy định liên quan đến “phải - trái”.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( nếu có)
****************************************
TOÁN 
 Tiết 2: HÌNH VUÔNG – HÌNH TRÒN
 HÌNH TAM GIÁC- HÌNH CHỮ NHẬT
I:Yêu cầu cần đạt :
- Nhận biết được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật. Gọi đúng tên các hình đó. Nhận ra được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật từ các vật thật.Ghép được các hình đã biết thành hình mới.
 - Học sinh phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình, phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học thông qua việc quan sát, nhận dạng và phân loại hình, phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán thông qua việc lắp ghép tạo hình mới, phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua việc trình bày ý tưởng, đặt và trả lời câu hỏi.
 - Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
II:Đồ dùng dạy học :
 1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
 2. Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III:Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. 

- Cho học sinh xem tranh khởi động và làm việc cá nhân
- Cho học sinh chia sẻ
- Giáo viên nhận xét chung
- Học sinh xem tranh và suy nghĩ về hình dạng các đồ vật trong tranh
- HS chia sẻ :
+ Mặt đồng hồ hình ...học sinh viết :
+ Số 1 cao 4 li. Gồm 2 nét : nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng.
+ Cách viết: 
Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại.
Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại.
- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát
- Viết theo hướng dẫn
- HS tập viết số 1
* Viết số 2
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :
- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát
- HS tập viết số 2
* Viết số 3
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :
- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát
- Viết theo hướng dẫn
- HS tập viết số 3
- GV cho học sinh viết các số 1, 2, 3
* GV đưa ra một số trường hợp viết sai, viết ngược để nhắc nhở học sinh tránh những lỗi sai đó.
- HS viết cá nhân
- HS lắng nghe
3. Thực hành luyện tập. 

Bài 1. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm việc cá nhân 
- GV nhận xét.
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài
- HS đếm số lượng các con vật có trong bài rồi đọc số tương ứng.

Bài 2. Lấy hình phù hợp (theo mẫu)

- GV hướng dẫn HS làm mẫu
+ Quan sát hình đầu tiên có mấy chấm tròn?
+ 1 chấm tròn ghi số mấy?
- GV cho học sinh làm phần còn lại qua các thao tác:
+ Đọc số ghi dưới mỗi hình, xác định số lượng chấm tròn cần lấy cho đúng với yêu cầu của bài.
+ Lấy số chấm tròn cho đủ số lượng, đếm kiểm tra lại
+ GV cho HS giơ bảng
- GV quan sát nhận xét

+ Có 1 chấm tròn
+ Ghi số 1
- HS làm các phần còn lại theo hướng dẫn của giáo viên rồi gài lần lượt vào bảng gài. 
- HS giơ bảng
Bài 3. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm bài cá nhân
- GV cho học sinh đếm 1-3 và 3-1
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS đếm các khối lập phương rồi đọc số tương ứng.
- HS đếm từ 1 đến 3 và đếm từ 3 đến 1
4. Vận dụng

Bài 4. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm việc cá nhân
- GV cho các nhóm lên chia sẻ trước lớp
- GV cùng học sinh nhận xét
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS quan sát tranh suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng của quyển sách, cái kéo, bút chì, tẩy có trong hình.
- HS chia sẻ
+ Có 3 quyển sách
+ Có 2 cái kéo
+ Có 3 bút chì
+ Có 1 cục tẩy
- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý.

 IV. Những điều chỉnh sau bài dạy: 
 ***************************************************
TUẦN 2
Toán
 Tiết 4: CÁC SỐ 4, 5, 6
I.Yêu cầu cần đạt :
Sau bài học HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách đếm các nhóm đồ vật có số lượng đến 6. Thông qua đó, HS nhận biết được số lượng, hình thành biểu tượng về các số 4, 5, 6. Đọc, viết được các số 4, 5, 6.
- Lập được các nhóm đồ vật có số lượng 4, 5, 6. Giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học. 
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
II. Đồ dùng dạy – học;
 1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
 2. Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. 

- GV cho HS quan sát tranh khởi động trang 10 SGK về số lượng các sự vật trong tranh.
- GV gọi một vài em chia sẻ trước lớp
- Giáo viên nhận xét chung
- HS quan sát tranh chia sẻ:
- 3-4 HS chia sẻ
+ 4 bông hoa
+ 5 con vịt
+ 6 quả táo
2. Hình thành kiến thức.

a Hình thành các số 4, 5, 6.
* Quan sát
- GV đưa ra hình ảnh yêu cầu HS đếm số con vật và số chấm tròn ở dòng thứ nhất của khung kiến thức.

- HS đếm số bông hoa và số chấm tròn 
- Có mấy bông hoa? Mấy chấm tròn?
- Vậy ta có số mấy?
- GV giới thiệu số 4
- Có 4 bông hoa, 4 chấm tròn
- Ta có số 4.
- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại
- Có mấy con vịt? Mấy chấm tròn?
- Vậy ta có số mấy?
- GV giới thiệu số 5
- Có 5 con chim, 5 chấm tròn
- Ta có số 5.
- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại
- Có mấy quả táo? Mấy chấm tròn?
- Vậy ta có số mấy?
- GV giới thiệu số 3
- Có 5 quả táo, 5 chấm tròn
- Ta có số 5.
- HS quan sát, một vài học sinh nhắc lại
* Nhận biết số 4, 5, 6.

- GV yêu cầu học sinh lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.
- HS làm việc cá nhân lấy 4 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.
- HS làm việc cá nhân lấy 5 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 6 que tính rồi đếm số que tính lấy ra.
- HS làm việc cá nhân lấy 6 que tính rồi đếm : 1, 2, 3, 4, 5, 6
- Giáo viên vỗ tay yêu cầu học sinh lấy thẻ có ghi số tương ứng với tiếng vỗ tay
- HS làm việc cá nhân : nghe tiếng vỗ tay lấy thẻ có ghi số 6,5,4.
b. Viết các số 4, 5, 6.

* Viết số 4
- GV cho HS xem video viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :
+ Số 4 cao: 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2: thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng.
+ Cách viết số 4:
- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và qu...h viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát
- Viết theo hướng dẫn
- HS tập viết số 8
* Viết số 9
- GV cho HS xem video kết hợp hướng dẫn học sinh viết :
+ Số 9 cao 4 li. Gồm 2 nét: Nét 1: cong kín, nét 2: cong dưới.
+ Cách viết số 9. 
- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát
- Viết theo hướng dẫn
- HS tập viết số 9
- GV cho học sinh viết các số 7, 8, 9.
- GV nhận xét.
- HS viết cá nhân
- HS lắng nghe
3. Thực hành luyện tập. 

Bài 1. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm việc cá nhân 
.
- GV theo dõi nhận xét
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài
- HS đếm số lượng mỗi loại đồ chơi có trong bài rồi đọc số tương ứng.
- 2 HS chia sẻ
+ 8 con gấu. Đặt thẻ số 8
+ 7 đèn ông sao. Đặt thẻ số 7
+ 9 ô tô. Đặt thẻ số 9
Bài 2. Lấy hình phù hợp (theo mẫu)

- GV hướng dẫn HS làm mẫu
+ Quan sát hình đầu tiên có mấy tam giác?
+ 4 tam giác ghi số mấy?
- GV cho học sinh làm phần còn lại qua các thao tác:

+ Có 4 tam giác
+ Ghi số 4
- HS làm các phần còn lại theo hướng dẫn của giáo viên 
Bài 3. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm bài cá nhân
- GV tổ chức cho học sinh thi đếm 1-9 và 9-1
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS đếm các khối lập phương rồi đọc số tương ứng.
- HS thi đếm từ 1 đến 9 và đếm từ 9 đến 1
4. Vận dụng

Bài 4. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm việc cá nhân
- GV cho HS chia sẻ trước lớp
- GV cùng học sinh nhận xét
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS quan sát tranh suy nghĩ, nói cho bạn nghe số lượng của quyển sách, cái kéo, bút chì, tẩy có trong hình.
- 3 HS chia sẻ
+ Có 8 hộp quà
+ Có 9 quả bóng
+ Có 7 quyển sách
- Bài học hôm nay chúng ta biết thêm được điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý.

 IV. Những điều chỉnh sau bài dạy: 
*************************************************
Toán
 Tiết 6: SỐ 0
I.Yêu cầu cần đạt :
Sau bài học HS đạt các yêu cầu sau:
- Bước đầu hiểu ý nghĩa của số 0. Đọc, viết số 0. Nhận biết vị trí số 0 trong dãy các số từ 0 – 9.
- Thông qua các hoạt động học giúp học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
II. Đồ dùng dạy – học;
 1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
 2. Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. 

- Giáo viên trình chiếu tranh khởi động SGK Toán 1 trang 16.
- Yêu cầu học sinh nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét
- HS quan sát tranh trên màn hình.
- HS đếm số cá trong xô của mỗi bạn mèo và nói số cá của mỗi bạn:
+ Bạn mèo thứ nhất có 3 con cá.
+ Bạn mèo thứ hai có 2 con cá.
+ Bạn mèo thứ ba có 1 con cá.
+ Bạn mèo thứ tư không có con cá nào.
2. Hình thành kiến thức.

a. Hình thành số 0.

* Quan sát khung kiến thức.

- GV yêu cầu HS đếm số cá trong mỗi xô và đọc số tương ứng.
- GV yêu cầu học sinh lần lượt lấy ra các thẻ tương ứng với số cá của mỗi bạn mèo.
- HS đếm và trả lời :
+ Xô màu xanh nước biển có 3 con cá. Ta có số 3.
+ Xô màu hồng có 2 con cá. Ta có số 2.
+ Xô màu xanh lá cây có 1 con cá. Ta có số 1.
+ Xô màu cam không có con cá nào. Ta có số 0.
- HS lần lượt lấy các tấm thẻ số 3, 2, 1, 0
* Quan sát thêm một số tình huống xuất hiện số 0.

b. Viết số 0
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết :
+ Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng).
+ Cách viết số 0:
- GV cho học sinh viết bảng con

- Học sinh theo dõi và quan sát
- Viết theo hướng dẫn
- HS tập viết số 0
- GV nhận xét.

3. Thực hành luyện tập. 

Bài 1. a) Mỗi rổ có mấy con?
 b)Mỗi hộp có mấy chiếc bút?

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh đếm số con chó bông có trong mỗi rổ đọc số tương ứng
- GV nhận xét
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu bài
-2 HS đếm số con chó bông có trong mỗi rổ đọc số tương ứng 
a) 2, 1, 3, 0 con.
b) 5, 4, 0, 2 cái bút chì.
Bài 2. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm bài cá nhân
- GV tổ chức cho học sinh thi đếm 0-9 và 9-0.
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS tìm quy luật rồi điền các số còn thiếu vào ô trống.
- HS thi đếm từ 0 đến 9 và đếm từ 9 đến 0.
4. Vận dụng:

Bài 3. 

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm bài cá nhân
- GV yêu cầu học sinh kể tên các đồ vật có số 0 mà em biết xung quanh mình.
- Người ta dùng số 0 trong các tình huống trên để biểu diễn điều gì?
- GV cùng HS nhận xét.
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS tìm số 0 ở các đồ vật trong bài 3 rồi nói chia sẻ
 - HS kể: số 0 trên quạt điện, số 0 trên máy tính, số 0 trong bộ đồ dùng học toán.
- Biểu diễn không có gì ở đó

- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Số 0 giống hình gì?
- Về nhà em cùng người ...nh nhắc lại yêu cầu bài
- HS đếm số bông hoa và trả lời 
- Một vài HS chia sẻ.
- HS đánh giá sự chia sẻ của các bạn.
Bài 2. Trò chơi “Lấy cho đủ số hình”

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS cách chơi: GV nêu số đồ vật thì HS lấy thẻ số tương ứng có trong bộ đồ dùng học toán.
- Cho HS chơi
- GV cho HS lần lượt chia sẻ kết quả 
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu.
- Lắng nghe 
- HS chơi.
Bài 3. Số ?

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm bài cá nhân
- GV tổ chức cho học sinh đọc các số trong bài
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS tìm quy luật rồi điền các số còn thiếu vào ô trống.
- HS đọc
3. Vận dụng

Bài 4. Đếm số chân của mỗi con vật sau.

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho HS đếm số chân của từng con vật
- GV cho HS báo cáo kết quả
- GV cùng HS nhận xét.
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS đếm.
- HS báo cáo kết quả

Bài 5. Tìm hình phù hợp.

- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh làm bài cá nhân
- GV cho học sinh báo cáo kết quả
- GV cùng HS nhận xét tuyên dương
- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS tìm quy luật rồi xác định hình phù họp vào ô trống.
- HS nêu kết quả a. Tam giác màu đỏ
 b. hình chữ nhật màu xanh, hình chữ nhật màu cam
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số 10 trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- HS trả lời.
IV. Những điều chỉnh sau bài dạy: 
**********************************************
Toán
 Tiết 9: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU
I.Yêu cầu cần đạt :
- Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. Biết sử dụng từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau khi so sánh về số lượng.
 - Giúp học sinh có cơ hội được phát triển năng lực mô hình hóa, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. Rèn kĩ năng so sánh.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
II. Đồ dùng dạy – học;
 1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
 2. Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động. 

- Giáo viên cho HS quan sát tranh ở trang 22 SGK trên màn hình.
- Yêu cầu học sinh nêu những điều mình quan sát được từ bức tranh.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về số bạn gấu so với số bát, số cốc hay số thìa có trên bàn.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát
- HS nêu những điều quan sát được:
+ 6 bạn gấu đang ngồi ở bàn ăn.
+ Trên bàn có 6 cái bát, 7 cái cốc,
- HS chia sẻ
2. Hình thành kiến thức.

* GV cho HS quan sát tranh SGK.
- GV hướng dẫn HS cách xác định số cốc nhiều hơn số bát.
+ Dùng bút chì vẽ đường nối tương ứng thẻ bát và cốc.
+ Ta thấy số cốc thừa ra mấy cái?
+ Chứng tỏ số cốc đã nhiều hơn số bát hay số bát ít hơn số cốc.
- HS quan sát
+ HS vẽ theo
- Thừa ra 1 cái
- HS nhắc lại
* Tương tự với thẻ bát và thìa
yêu cầu học sinh lấy thẻ bát và thẻ thìa tương ứng để lên bàn rồi so sánh số lượng 2 loại
 - Số bát đã nhiều hơn số thìa hay số thìa ít hơn số bát
- GV nhận xét.
- HS theo tác lấy thẻ 
- HS vẽ đường nối so sánh và đưa ra kết luận.
 
* Tương tự với thẻ bát và đĩa
- Số bát đã bằng số thìa hay số thìa và số bát bằng nhau
- GV nhận xét.

- HS vẽ đường nối so sánh và đưa ra kết luận.

- GV Y/C HS nhắc lại: nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- HS (cá nhân- cả lớp)nhắc lại 
3. Thực hành luyện tập. 

Bài 1. Dùng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau để nói về hình vẽ sau.
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho HS quan sát hình vẽ.
+ Trong hình vẽ những gì?
+ Để thực hiện yêu cầu của bài toán thì trước hết ta phải làm gì?
- GV cho HS làm bài
- Gọi HS báo cáo kết quả bài 1.
- GV cùng HS khác nhận xét

- 2- 3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS quan sát
+ Vẽ cốc, thìa và đĩa.
- So sánh thìa- cốc; thìa- đĩa; đĩa- cốc
- HS làm việc
-3HS báo cáo kết quả:
- HS nhận xét bạn
Bài 2.Cây bên nào nhiều quả hơn
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Mời HS chia sẻ kết quả bài làm.
- GV và HS nhận xét

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- HS làm bài vào vở BT.
- Vài HS chia sẻ kết quả.
- HS nhận xét bạn.
4. Vận dụng

Bài 3.Xem tranh rồi kiểm tra câu nào đúng, câu nào sai.
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Em cho biết bức tranh vẽ gì?
a) Số xô nhiều hơn số xẻng
b) Số xẻng ít hơn số người
c) Số người và số xô bằng nhau.

- 2-3 học sinh nhắc lại yêu cầu
- Tranh vẽ: 5 bạn nhỏ, 5 cái xẻng và 5 cái xô đựng nước.
 + Quan sát rồi đưa ra ý kiến
a) S
b) S
c) Đ
- GV khuyến khích HS quan sát tranh và đặt câu hỏi liên quan đến bức tranh sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.
- GV cùng HS nhận xét
- HS nêu
- Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì?
- Từ ngữ toán học nào em cần chú ý?
- Về nhà em cùng người thân tìm thêm các tình huống thực tế liên quan đến sử dụng các từ : nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau.

 IV. Những điều chỉnh sau bài dạy: 
******************************************************
TUẦN 4
Toán
Tiết 10+11: LỚN...hể thay bằng các thẻ sổ khác hoặc lấy ra 3 thẻ số bất kì (trong các số từ 0 đến 10) và thực hiện tương tự như trên.
- GV nhận xét.
3. Vận dụng, trải nghiệm
Bài 4
- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?
- GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về so sánh liên quan đến tình huống bức tranh. 
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Để có thể so sánh chính xác hai số, em nhắn bạn điều gì?

- HS đếm và chỉ ra bạn có ít viên bi nhất, bạn có nhiều viên bi nhất.
IV. Những điều chỉnh sau bài dạy: ....................
TUẦN 5
Toán
 Tiết 13: ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC ( Tiết 1)
A.Yêu cầu cần đạt : 
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10. Bước đầu biết tách số (7 gồm 2 và 5, 8 gồm 5 và 3, ...).
- Rèn kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học. 
B. Đồ dùng dạy – học;
1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
2. Học sinh: - Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
Bài 1
- Cho HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì?

- HS thực hiện 
- HS đặt câu hỏi cho bạn về số lượng người và mỗi loại đồ vật có trong bức tranh. 
- HS đặt câu hỏi cho bạn về so sánh số lượng liên quan đến tình huống bức tranh.
- HS đếm và nói số lượng, chẳng hạn: có 8 bạn nhỏ, có 3 bạn đội mũ, có 1 chiếc bánh sinh nhật, có 6 cây nến, ...
2. Thực hành, luyện tập
Bài 2. HS thực hiện theo nhóm hoặc theo cặp:

- HS thực hiện theo cặp.
Quan sát hình vẽ, đếm và gọi tên 9 đồ vật trong hình.
Lấy từ bộ đồ dùng học tập 7 đồ vật.

- HS thực hiện
Bài 3. Cho HS thực hiện các hoạt động sau:
Đếm số quả bóng, số kẹo, số vòng tay, số ngón tay rồi nêu số thích họp.
Quan sát hình vẽ, nhận xét: “Có 5 quả bóng, 3 quả bóng vằn đỏ, 2 quả bóng vằn xanh”. GV hướng dẫn HS nói: “5 gồm 3 và 2 hoặc 5 gồm 2 và 3”. Thực hiện tương tự với các trường hợp khác. 
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài trên em nhắn bạn điều gì? 
- HS thực hiện
- HS nêu
D . Những điều chỉnh sau bài dạy: 
 *********************************************
Toán
 Tiết 14: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC ( Tiết 2)
I.Yêu cầu cần đạt : 
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 10. Bước đầu biết tách số (7 gồm 2 và 5, 8 gồm 5 và 3, ...).
- Rèn kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, kĩ năng so sánh các số trong phạm vi 10.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy – học:
1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
2. Học sinh: - Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS đọc các số từ 0 đến 10 và ngược lại

- HS thực hiện 
- GV nhận xét.

2. Thực hành, luyện tập

Bài 4. 
- HS lấy các thẻ số từ 0 đến 10: a) Tìm các thẻ ghi số bé hơn 5; b) Tìm các thẻ ghi số lớn hơn 7; c) Lấy ra các thẻ số 6, 3, 7, 2 rồi sắp xếp các thẻ số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 5: Cá nhân HS quan sát tranh, đếm từng loại hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật trong tranh rồi ghi kết quả vào vở.
HS chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả: Có tất cả 4 hình vuông, 10 hình chữ nhật, 6 hình tam giác và 4 hình tròn

- Thực hiện theo cặp hoặc theo nhóm bàn:
- HS có thể tự đặt các yêu cầu tương tự để thực hành trongnhóm.
- HS quan sát


3. Vận dụng, trải nghiệm
Bài 6

GV giới thiệu cho HS các loại hoa có 3, 4, 5, 6, 8, 10 cánh trong hình vẽ lần lượt là: hoa duyên linh, hoa mẫu đơn, hoa mai trắng, hoa dừa cạn, hoa ly, hoa bướm.
Liên hệ thực tế với những loại hoa mà em biết.
- HS quan sát tranh, đếm số cánh hoa của mỗi bông hoa.
Khuyến khích HS về nhà quan sát các bông hoa trong tự nhiên, đếm số cánh hoa, tìm hiểu thêm về những bông hoa có 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, ...
HS chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra kết quả.
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Để có thể làm tốt các bài trên em nhắn bạn điều gì?

 IV. Những điều chỉnh sau bài dạy:  
*********************************************
Toán
 Tiết 15: EM VUI HỌC TOÁN
I.Yêu cầu cần đạt : 
 Học xong bài này, HS sẽ được trải nghiệm các hoạt động:
- Nghe hát, vận động theo nhịp và chơi trò chơi, thông qua đó củng cố kĩ năng đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10. Làm các số em thích bằng các vật liệu địa phương, biểu diễn các số bằng nhiều cách khác nhau.
- Rèn kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật gắn với các biển báo giao thông.
- Phát triển các NL toán học: NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện học to...ng một số tình huống gắn với thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học:NL giải quyết Vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. Đồ dùng dạy – học;
 1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
 2. Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động:

- HS thực hiện 
+ Quan sát hai bức tranh trong SGK.
+ Chia sẻ về những điều quan sát được từ mỗi bức tranh, chẳng hạn: Có 4 quả bóng trong rổ. Thêm 1 quả bóng. Có tất cả 5 quả bóng trong rổ.
- GV nhân xét.

2. Hình thành kiến thức
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- HS thao tác trên que tính: Lấy ra 4 que tính. Lấy thêm 1 que tính. Đếm xem có tất cả bao nhiêu que tính?

- HS nói: “Có 4 que tính. Thêm 1 que tính. Có tất cả 5 que tính”.
- GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Thêm... Có tất cả...

GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện trên que tính.
- HS nhìn 4 + 1-5, đọc bốn cộng một bằng năm.
- GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 4+1=5.

- GV nêu tình huống khác, 
HS nêu phép cộng tương ứng rồi gài thẻ phép tính vào thanh gài. Chẳng hạn: “Có 3 ngón tay. Thêm 2 ngón tay. Có tất cả mấy ngón tay? Bạn nào nêu được phép cộng?”. HS gài phép tính 3 + 2 = 5 vào thanh gài.

- HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng.

3. Thực hành, luyện tập
Bài 1
- HS quan sát tranh, chẳng hạn:

+ Có 1 con ong, thêm 1 con ong bay đến. Có tất cả bao nhiêu con ong?
+ Đọc phép tính và nêu số thích hợp ở ô dấu ? rồi viết phép tính 1 + 1 = 2 vào vở.
- Chia sẻ trước lớp về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. 
- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý để HS sử dụng mẫu câu: Có... Thêm... Có tất cả...

Bài 2
- Cho HS quan sát các tranh vẽ, nhận biết phép tính thích hợp với từng rranh vẽ. 

- HS quan sát . Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài.

Bài 3. HS tự học

4. Vận dụng, trải nghiệm
- Y/C HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (với nghĩa thêm) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: Hà có 5 cái kẹo. Mẹ cho thêm 1 cái kẹo. Hà có tất cả mấy cái kẹo?

- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng (với nghĩa thêm) rồi chia sẻ với bạn,
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng để hôm sau chia sẻ với các bạn.

- HS nêu
IV . Những điều chỉnh sau bài dạy: 
*************************************
Toán
Tiết 18: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6
I.Yêu cầu cần đạt : 
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 6
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. 
- Phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
- HS: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: Trò chơi - Đố bạn

- GV nêu luật chơi.
- GV làm mẫu:
Đố bạn trong tranh có mấy con chim?
Có 4 con chim dưới sân và có 2 con chim đang bay tới. Có tất cả 6 con chim
- HS quan sát tranh và lần lượt đố các bạn.
- GV nhận xét trò chơi, chữa bài...
- GV giới thiệu bài
- HS lắng nghe
- HS tham gia trò chơi
2. Khám phá:
a. HĐ1. Hình thành phép cộng 3 + 1 = 4

- Quan sát hình vẽ “chong chóng” trong khung kiến thức trang 38.

- GV nói:

Bạn gái bên trái có mấy chong chóng ? Em lấy ra số chấm tròn tương ứng
- Có 3 chong chóng (lấy 3 chấm tròn để lên bàn)
- Bạn gái bên phải có mấy chong chóng ?
Em lấy ra số chấm tròn tương ứng
- Vậy các em đã lấy ra bao nhiêu chấm tròn?
- Theo em hai bạn có tất cả bao nhiêu chong chóng? Làm sao em biết?
- GV chốt lại: - Để biết có tất cả bao nhiêu chong chóng (hay chấm tròn) ta thực hiện phép cộng : 3 + 1= 4
b. HĐ 2: Hình thành phép cộng 4 + 2 = 6
Yêu cầu HS quan sát tranh
+ Có mấy con chim đang ăn trên sân ? Em lấy ra số chấm tròn tương ứng
+ Có mấy con chim đang bay xuống sân ?
lăn trên sân? Em lấy ra số chấm tròn tương ứng.
Vậy các em đã lấy ra nhiêu nhiêu chấm tròn? Làm sao em biết?
- Vậy theo em trên sân lúc này có tất cả bao nhiêu con chim? Làm sao em biết?
GV nhận xét, ghi phép cộng lên bảng: 4+ 2 = 6,
* GV hướng dẫn học sinh sử dụng mẫu câu khi nói Có...Có... Có tất cả....
+ GV chốt: Các em vừa thực hiện phép cộng trong phạm vi 6. Để các em nắm chắc kiến thức hơn thì cô trò chúng mình đi vào phần thực hành .
- Có 1 chong chóng (Lấy 1 chấm tròn để lên bàn)
- Em đã lấy ra 4 chấm tròn( em đếm gộp số chấm tròn, em cộng số chấm tròn 2 lần lại....)
- HS nêu cá nhân
- HS lắng nghe
- HS đọc lại phép tính 3 + 1= 4.( cá nhân, lớp)
- Có 4 con chim  (Lấy 4 chấm tròn để lên bàn)
- Có 2 con chim (Lấy 2 chấm tròn để lên bàn)
- Em đã lấy ra 6 cái chấm tròn. Em đếm gộp số chấm tròn/Em cộng số chấm tròn 2 lần lại.
- Trên sân có tất cả 6 con... NL tư duy và lập luận toán học.
- Giáo dục HS yêu thích môn toán, rèn tính cẩn thận, chính xác. 
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Máy tính, bài dạy điện tử
 2. HS: SGK, Vở Bài tập Tiếng toán .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- Chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn tập cộng nhẩm trong phạm vi 6 

Bạn A đọc phép cộng rồi chỉ bạn B đọc kết quả. Nếu bạn B đọc kết quả đúng thì bạn B đọc tiếp phép cộng khác rồi chỉ bạn c đọc kết quả..

- HS thực hiện 
1. Thực hành, luyện tập
Bài 1. 
- GV tổ chức cho HS chơi theo cặp hoặc theo nhóm như sau: Một bạn lấy ra một thẻ phép tính đố bạn khác nêu kết quả phép tính và ngược lại. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các thẻ trắng để HS tự viết phép tính rồi đố bạn viết kết quả thích hợp.

- Quan sát hình vẽ “chong chóng” trong khung kiến thức trang 38.
Bài 2
- Cho HS tự tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng cộng trong phạm vi 6 để tìm kết quả).

- HS thảo luận với bạn về cách tính nhẩm rồi chia sẻ trước lớp.

GV chốt lại cách làm bài. Chú ý, trong phép cộng hai số mà có một sổ bằng 0 thì kết quả bằng số còn lại.
Bài 3
- Cho HS quan sát các ngôi nhà và số ghi trên mỗi mái nhà để nhận ra các phép tính trong ngôi nhà có kết quả là số ghi trên mái nhà. HS lựa chọn số thích hợp trong mỗi ô có dấu ? của từng phép tính sao cho kết quả mỗi phép tính đó là số ghi trên mái nhà, ví dụ ngôi nhà số 5 có các phép tính: 3 + 2; 2 + 3; 4 + 1
GV chốt lại cách làm bài. GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.
Bài 4
- Cho HS quan sát tranh, tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.

- HS đặt câu hỏi cho nhau, cùng tìm thêm các phép tính có thể đặt vào mỗi ngôi nhà. Chẳng hạn: Ngôi nhà số 5 còn có thể đặt thêm các phép tính:
1 +4; 5 + 0; 0 + 5.
- Chia sẻ trước lớp.

Ví dụ:
Câu a): Trên cây có 2 con chim. Có thêm 3 con bay đến. Có tất cả bao nhiêu con chim? Ta có phép cộng 2 + 3 = 5. Vậy có tất cả 5 con chim.
4. Vận dụng - Trải nghiệm:
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6.
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6
đế hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Nhận xét tiết học.

- HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.
- HS nêu.
- Nhận việc
IV. Những điều chỉnh sau bài dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
********************************************************
TUẦN 8
Toán
 Tiết 22+23: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
I.Yêu cầu cần đạt
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào
giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II: Đồ dùng dạy và học
1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
2. Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Quan sát bức tranh trong SGK.

- Nói về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép cộng, chẳng hạn:
+ Có 6 con chim trên cây. Có 4 con chim đang bay đến. Để biết có tất cả bao nhiêu con chim, ta thực hiện phép cộng 6 + 4 = 10. Có tất cả 10 con chim.

+ Có 4 bạn đang chơi bập bênh. Có 4 bạn khác đang đi tới. Để biết có tất cả bao nhiêu bạn, ta thực hiện phép cộng 4 + 4 = 8. Có tất cả 8 bạn.
- Chia sẻ trước lớp: HS nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được.
2. Khám phá
1. Cho HS sử dụng các chấm tròn để tìm kết quả phép cộng: 4 + 3, rồi viết và đọc kết quả 4 + 3 = 7.
Tương tự HS tìm kết quả các phép cộng còn lại: 6 + 4; 5 + 4; 4 + 4.

- HS thực hiện 
2. GV chốt lại cách tìm kết quả một phép cộng (có thể hướng dẫn HS: ngoài chấm tròn có thế sử dụng que tính, ngón tay, ... để tìm kết quả phép tính).

3. Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện ở trên và nói: 4+ 3 = 7; 6 + 4 = 10; 5 + 4 = 9; 4 + 4 = 8.

4. Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu một số tình huống. HS nêu phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép cộng theo cách vừa học rồi gài phép cộng và kết quả vào thanh gài.

- HS tự nêu tình huống tưrơng tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng (làm theo nhóm bàn).

3. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- Cá nhân HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính).

- Đối vở, đặt và trả lời câu hỏi về các phép tính vừa thực hiện. Chia sẻ trước lớp.

Bài 2
- Cho HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài.

- HS nối tiếp nêu mỗi bạn 1 phép tính.
Bài 3
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống theo bức tranh rồi đọc phép ...hoặc tùng cột và ghi nhớ Bảng cộng trong phạm vỉ 10.

- HS đưa ra phép cộng và đố nhau tìm kết quả 
- GV tổng kết: Có thể nói:
Dòng thứ nhất được coi là Bảng cộng: Một số cộng 1.

Dòng thứ hai được coi là Bảng cộng: Một số cộng 2

Dòng thứ ba được coi là Bảng cộng: Một số cộng 3.


Dòng thứ chín được coi là Bảng cộng: Một số cộng 9.

3. Luyện tập, thực hành:
Bài 1
- Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (có thể sử dụng Bảng cộng trong phạm vi 10 đế tìm kết quả).

- HS thực hiện 

-HS đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với mỗi phép tính.
- GV có thể nêu ra một vài phép tính đơn giản dễ nhẩm để HS trả lời miệng nhằm củng cố kĩ năng tính nhẩm, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính. Chẳng hạn: 7+1; 1+7; 8 +2; 2 +8;...
Bài 2: 
- Cá nhân HS làm bài 2: Dựa vào hình ảnh trực quan để tìm số phù hợp cho mỗi ô dấu ? (HS có thể dựa vào phép đếm hoặc dùng Bảng cộng, trừ trong phạm vi 10để tìm số thích hợp trong ô trống).
-GV cũng có thể nêu ra một vài phép tính tương tự để HS củng cố kĩ năng, hoặc HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
Bài 4: 
Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng.
Ví dụ câu a): Đội bên trái có 5 bạn. Đội bên phải có 5 bạn. Có tất cả bao nhiêu bạn tham gia kéo co? Ta có phép cộng: 5 + 5 = 10. Vậy có tất cả 10 bạn.
- Vậy phép tính thích hợp là 5 + 5 = 10
- Câu b) TT. Vậy ta có phép tính 7 + 2 = 9
4. Vận dụng, trải nghiệm.
-HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 10.

-Nói về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng.
-HS trình bày kết quả.
-HS thực hiện
-HS thực hiện.
-HS trả lời


IV. Những điều chỉnh sau bài dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 **********************************************
 Toán
 Tiết 27+28 LUYỆN TẬP 
I.Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố về phép cộng và làm tính cộng trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép cộng trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển năng lực toán học.Có khả năng cộng tác, chia sẻ với bạn.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
2. Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
- Tổ chức chơi trò chơi: “Đố bạn” để tìm kết quả các phép tính cộng trong phạm vi 10 đã học.
- Nhận xét, tuyên dương
2. Luyện tập, thực hành.
 Bài 1: Tìm kết quả của mỗi phép tính 
- Gv nêu yêu cầu bài tập
- Gv cho HS thực hiện cá nhân: Tìm kết quả các phép tính cộng nêu trong bài: Phép tính đố bạn tìm kết quả và ngược lại
- HS trình bày kết quả
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 2: Tính nhẩm
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài tập cá nhân 
- Giáo viên hướng dẫn:
+ Có thể tính nhẩm hoặc bảng cộng trong phạm vi 10
+Tìm kết quả phép cộng nêu trên sau đó đổi vở và đặt câu hỏi cho nhau về kết quả mỗi phép tính
- Báo cáo kết quả. Suy nghĩ về cách làm. Chia sẻ trước lớp
-GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Số 
- Gv nêu yêu cầu bài tập.
- GV Hướng dẫn HS cách làm bài: 
+Quan sát ngôi nhà và số trên mỗi mái nhà để nhận ra phép tính đúng sao cho để có kết quả ghi trên mái nhà.
+Ví dụ ngôi nhà có số 7, có các phép tính 5 + 2 = 7; 4 + 3 = 7; 6 + 1 = 7
- HS báo cáo kết quả
- GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích HS nói theo cách của mình
Bài 4: 
a) Nêu phép tính có kết quả bằng 10 từ những thẻ số sau
-Yêu cầu Hs quan sát, suy nghĩ vấn đề, chia sẻ nhóm
- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng 10 để hình thành được các phép tính đúng
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
-Nhận xét, chốt.
b) Nêu phép tính thích hợp với tranh vẽ
- GV nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS quan sát tranh suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. 
Ví dụ: Trong hộp có 5 bút màu, bạn nhỏ để vào trong hộp 3 bút màu. Hỏi trong hộp có tất cả bao nhiêu bút màu?
- Yêu cầu hs nêu phép tính thích hợp.
- Gv nhận xét.
3.Vận dụng, trải nghiệm
- Gv cho hs nêu một vài ví dụ thực tế về phép tính cộng trong phạm vi 10
- Gv nhận xét.
- Bài hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Yêu cầu hs về nhà tìm một vài ví dụ về phép cộng trong phạm vi 10 để hôm sau chia sẻ với bạn.
- Dặn dò hs chuẩn bị bài sau.

-HS tham gia trò chơi.
- Lắng nghe yêu cầu.
- HS hoạt động nhóm đôi
- HS báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe yêu cầu
- Chọn kết quả đúng mỗi mỗi phép tính bên dưới
- Lắng nghe
- Nối tiếp cá nhân nêu kết quả:
7 + 1 = 8 9 + 1 = 10 9 + 0 =9
5 + 4 = 9 4 + 4 = 8 0 + 8 = 8
8 + 2 = 10 2 + 7 = 9 0 + 10 = 10
- HS lắng nghe và thực hiện. 
- Hs lắng nghe yêu cầu.
- HS lắng n...II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động

+ Quan sát bức tranh tình huống.
+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh, chẳng hạn: Có 5 con chim đậu trên cây. Có 2 con bay đi. Trên cây còn lại bao nhiêu con chim?
- HS quan sát
- GV hướng dẫn HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.

2. Hình thành kiến thức
1.HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- HS thực hiện 
- Lấy ra 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nói, chẳng hạn: “Có 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Còn lại 3 que tính”.
- Cho HS làm tương tự với các chấm tròn: Lấy ra 5 chấm tròn. Bớt đi 2 chấm tròn. Hỏi còn lại bao nhiêu chấm tròn?

2.GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Bớt đi... Còn ...

3. Hoạt động cả lớp:
- GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện.

- HS nghe GV giới thiệu phép trừ, dấu trừ: nhìn 5-2 = 3; đọc năm trừ hai bằng ba
GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 5-2 = 3.

4. Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu tình huống khác, HS đặt phép trừ tương ứng rồi gài thẻ phép tính vào thanh gài. 

- HS tự nêu tình huống tương tự rồi đưa ra phép trừ.
3. Luyện tập, thực hành, 
Bài 1
- Cho HS làm bài 1: HS quan sát tranh, chẳng hạn:

- HS thực hiện 
+ Đọc phép tính và nêu số thích hợp ở ô dấu ? rồi ghi phép tính 3-1=2 vào vở.
- Nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý để HS sử dụng mẫu câu khi nói về các bức tranh: Có... Bớt đi... Còn...

Bài 2. - Cho HS quan sát tranh vẽ, nhận biết phép tính thích họp với từng tranh vẽ; lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. 
- HS quan sát chia sẻ trước lóp.
GV chốt lại cách làm bài.

Bài 3. Cá nhân HS quan sát các tranh vẽ, nêu phép tính phù hợp với mỗi tranh vẽ dựa trên sơ đồ đã cho, suy nghĩ và kể cho bạn nghe một tình huống theo mỗi tranh vẽ
- Chia sẻ trước lớp.

4. Vận dụng, trải nghiệm.
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ (với nghĩa bớt) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: “Hà có 5 cái kẹo. Hà cho bạn 1 cái kẹo. Hỏi Hà còn lại mấy cái kẹo?”.

- Bài hôm nay, các em biết thêm được điều gì?
về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ để hôm sau chia sẻ với các bạn.

IV. Những điều chỉnh sau bài dạy: .....................
***********************************************
Toán 
 Tiết 31+32: Phép trừ trong phạm vi 6
I.Yêu cầu cần đạt 
Sau bài học, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một sổ tình huống gắn với thực tế.
- Phát triến các NL toán học:NL giải quyết vấn đề, toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử. Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (-, =), thanh gài phép tính.
- HS: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
Quan sát bức tranh trong SGK.
- Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ. Chẳng hạn:

- HS quan sát
+ Có 4 cái bánh. An ăn 1 cái bánh. Còn lại bao nhiêu cái bánh?
Đếm rồi nói: Còn 3 cái bánh.

- Làm tương tự với tình huống: Có 5 cốc nước cam. Đã uống hết 3 cốc. Còn lại 2 cốc chưa uống.
Chia sẻ trước lớp: 
2. Hình thành kiến thức
1.GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:

HS quan sát tranh vẽ “chim bay” trong khung kiến thức.
Có 6 con chim - Lấy ra 6 chấm tròn 
Có 4 con bay đi - Lấy đi 4 chấm tròn.

Để biết còn lại bao nhiêu con chim (hay chấm tròn) ta thực hiện phép trừ 6 - 4.
HS nói: 6 - 4 = 2.

 Cho HS thực hiện tương tự với tình huống “cốc nước cam” và nói kết quả phép trừ 5 - 3 = 2.

3.GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Bay đi... (hoặc đã uống hết) Còn...

4.Củng cố kiến thức mới:
- GV nêu một sổ tình huống khác. HS đặt phép trừ tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép trừ theo cách vừa học rồi gài kết quà vào thanh gài.

- HS đặt phép trừ tương ứng. 
- Cho HS tự nêu tình huống tương tự 
- HS thực hiện 
3. Luyện tập, thực hành .
Bài 1
- Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS cỏ thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).

- Chia sẻ trước lớp.
Bài 2. Cá nhân HS tự làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thê dùng thao tác đếm lùi để tìm kết quả phép tính).
- HS nêu
Bài 3

- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe một tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
- HS quan sát tranh. Chia sẻ trước lớp.

- GV khuyến khích HS tập kể chuyện theo mỗi phép tính để thành một câu chuyện.

4. Vận dụng, trải nghiệm
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

- HS trình bày
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy tìm tình huống thự..., NL tư duy và lập luận toán học.
- Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử. Các que tính và các chấm tròn, các thẻ phép tính trừ trong phạm vi 6.
- HS: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- HDHS chơi trò chơi “Đố bạn” để tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.
- GV tổng kết

- HS chơi trò chơi “Đố bạn”

2. Luyện tập, thực hành. 
Bài 3
- Căn cứ vào bảng trừ trong phạm vi 6, chọn phép tính thích hợp cho từng ô, lí giải lí do lựa chọn bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài.

- Chia sẻ trước lớp.
Bài 4. 
GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ cho số 0. GV khuyến khích HS lấy thêm các ví dụ về phép trừ có kết quả là 0 và phép trừ cho số 0.
Bài 5
- HD HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. 
- HS là tương tự với các trường hợp còn lại.
- GV nhận xét 

- HS nêu cách thực hiện phép trừ hai số bằng nhau và phép trừ cho số 0
-HS Chia sẻ trước lớp.
Vỉ dụ: Bạn trai tạo được 5 bong bóng. Có 1 bong bóng bị vỡ. Còn lại bao nhiêu bong bóng? 
- Chọn phép trừ 5 - 1 = 4 . Còn lại 4 bong bóng.
3. Vận dụng, trải nghiệm.
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

- HS thực hiện 
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn.

 IV. Những điều chỉnh sau bài dạy: 
 ************************************
Toán
 Tiết 36: Luyện tập 
I.Yêu cầu cần đạt:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố về bảng trừ và làm tính trừ trong phạm vi 6.
- Vận dụng đuợc kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II.Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Máy tính xách tay, bài giảng điện tử
2. Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 1.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” tìm kết quả của các phép trừ trong phạm vi 6 đã học.

- HS chơi trò chơi
2. Luyện tập, thực hành
Bài 1. HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (thể hiện trong các thẻ ghi phép tính).

- HS thực hiện 
Bài 2
- Cho HS làm bài 2: Tìm kết quả các phép trừ nêu trong bài (HS có thể tính nhẩm hoặc dùng Bảng trừ trong phạm vi 6 để tính).

- HS thực hiện 
- HS đổi vở, đặt và trả lời các câu hỏi để kiểm tra kết quả các phép tính vừa thực hiện
Bài 3
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và lựa chọn số thích hợp vào mỗi ô dấu ? của từng phép tính tương ứng sao cho các phép tính trong mỗi ngôi nhà có kết quả bằng số ghi trên mái nhà. Từ đó, HS tìm kết quả cho các trường hợp còn lại trong bài.
GV chốt lại cách làm, gợi ý HS xem còn phép trừ nào cho kết quả bằng số ghi trên mái nhà nữa không.
Bài 4. ChoHS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp.
Ví dụ: Trong lồng có 5 con chim. Có 1 con bay ra khỏi lồng. Còn lại bao nhiêu con chim? Chọn phép trừ 5 - 1 = 4. Còn lại 4 con chim.

- HS thực hiện và trinhg bày kết quả.
- HS thực hiện
Bài 5
- Cho HS quan sát tranh, suy nghĩ và tập kể cho bạn nghe mỗi tình huống xảy ra trong tranh rồi đọc phép tính tương ứng. 

- HS thực hiện.
- HS trình bày trước lớp
Ví dụ: Có 5 con vịt, 1 con đã lên bờ. Còn lại mấy con vịt dưới ao?
Thực hiện phép trừ 5 - 1 = 4.
HS làm tương tự với các trường hợp còn lại.

- GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em.

3. Vận dụng, trải nghiệm.
- Cho HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6.

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
- Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ trong phạm vi 6 đế hôm sau chia sẻ với các bạn.

IV. Những điều chỉnh sau bài dạy: 
********************************************
TUẦN 13
TOÁN
 Tiết 37+38 : PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 1O
I.Yêu cầu cần đạt:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết cách tìm kết quả một phép trừ trong phạm vi 10.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ trong phạm vi 10 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
- Phát triển các NL toán học: NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các que tính, các chấm tròn.
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ trong phạm vi 10.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
HD HS quan sát bức tranh trong SGK.
-HDHS Làm tương tự với các tình huống còn lại.
- GV nhận xét

- Nói về những điều quan sát được từ bức tranh liên quan đến phép trừ, chẳng hạn:
+ Có 7 bạn, 1 bạn đã rời khỏi bàn. Cò

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_1_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu.docx