Giáo án Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
  • Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
  • Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
  • Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.

2. Năng lực

  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
  • Năng lực tin học:
  • Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
  • Biết thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Tin học 7.
  • Máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có)

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Tin học 7.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 1.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

  • Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.
  • Tiết 2: mục 3 phần Khám phá và phần Luyện tập.
  • Tiết 3: phần Thực hành và phần Vận dụng.
docx 280 trang Cô Giang 13/11/2024 470
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Giáo án Tin học Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THIẾT BỊ VÀO VÀ THIẾT BỊ RA
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực tin học: 
Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Biết thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Tin học 7. 
Máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có)
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Tin học 7. 
Đọc và tìm hiểu trước Bài 1. 
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.
Tiết 2: mục 3 phần Khám phá và phần Luyện tập.
Tiết 3: phần Thực hành và phần Vận dụng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS biết được các thiết bị của máy tính và chức năng của từng loại để hỗ trợ hoạt động thông tin của con người.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, phát biểu, thảo luận để nêu chức năng của từng thiết bị ở Hình 1 trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chức năng của những thiết bị trong Hình 1.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nhắc lại kiến thức bài cũ: Ở lớp 6, HS đã được biết mô hình hoạt động xử lí thông tin của con người gồm 3 bước cơ bản: tiếp nhận thông tin vào; xử lí, lưu trữ; đưa thông tin ra. HS cũng đã biết máy tính được chế tạo để hỗ trợ xử lí thông tin của con người với các thành phần cơ bản gồm: thiết bị vào; thiết bị xử lí, lưu trữ; thiết bị ra.
- GV gợi ý, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.
- GV giới thiệu sơ lược về bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), được xem như bộ não của máy tính, là bộ phận thực hiện xử lí thông tin trong máy tính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Chức năng của các thiết bị ở Hình 1 trong SGK là:
Ÿ Chuột, bàn phím: tiếp nhận thông tin vào;
Ÿ Màn hình, loa: đưa thông tin ra;
Ÿ CPU, ổ đĩa cứng: xử lí, lưu trữ thông tin.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu kĩ hơn các thiết bị trong Hình 1 đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị ra, hay đâu là thiết bị vừa có chức năng vào – ra, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
- HS biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.5, 6, quan sát Hình 2, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu các loại thiết bị vào – ra, hình dạng và chức năng của từng loại.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK – tr.5, quan sát Hình 2 và trả lời câu hỏi:
+ Các thiết bị của máy tính được phân loại thành những khối chức năng nào?
+ Thiết bị vào, thiết bị ra được sử dụng để làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc câu 1, 2 – SGK tr.6, 7, thảo luận cặp đôi và ghép tên các thiết bị với chức năng của chúng:
Câu 1: Ghép thiết bị vào ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.
Câu 2: Ghép thiết bị ra ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải.
- Sau khi HS ghép xong, GV đưa ra câu hỏi:
+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị vào khác nhau? Bàn phím (hay chuột, micro, máy quét,) tiếp nhận thông tin dạng nào?
+ Tại sao cần có nhiều loại thiết bị ra khác nhau? Màn hình (hay loa, máy in,) đưa thông tin ra ở dạng nào?
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.7 và trả lời câu hỏi:
+ Thiết bị nào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dãy bit? Thiết bị nào th...áo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: Tính đa dạng từ thiết kế đến chức năng của một số thiết bị vào – ra. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới. 
2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
a) Máy tính xách tay:
- Màn hình gắn với thân máy, có thể mở ra, gập lại.
- Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn trên thân máy.
- Camera được gắn vào cạnh trên màn hình. Ngoài ra, micro, loa được tích hợp ở cạnh hoặc ở dưới thân máy.
→ Thiết bị vào: bàn phím,vùng cảm ứng chuột, camera, micro.
→ Thiết bị ra: màn hình, loa.
- Nhận xét: Kích thước, hình dạng các thiết bị vào – ra của máy tính xách tay nhỏ gọn và được thiết kế thuận tiện hơn so với các thiết bị vào ra của máy tính để bàn.
b) Máy tính bảng, điện thoại thông minh
- Màn hình cảm ứng liền khối với thân máy.
- Bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng (Hình 4)
- Người dùng điều khiển bằng cách dùng ngón tay chạm trực tiếp vào màn hình cảm ứng (Hình 5).
- Micro, loa, camera cũng được tích hợp ngay trên thân máy.
- Ngoài ra, một số thiết bị còn có bút cảm ứng được sử dụng để thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng (Hình 6).
→ Ta có thể sử dụng màn hình cảm ứng để thay thế bàn phím, chuột của máy tính để bàn.
c) Một số thiết bị số:
- Máy ảnh kĩ thuật số, máy ghi hình kĩ thuật số: cho phép thu thập, lưu trữ và thực hiện xử lí tệp ảnh, tệp video đơn giản.
- Khi được kết nối với máy tính, chúng trở thành thiết bị vào và tra đổi dữ liệu với máy tính.
- Loa thông minh: tương tác với người dùng qua giọng nói như hỏi, đáp về thời tiết, giờ, kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu.
- Khi được kết nối với máy tính, loa thông minh trở thành thiết bị ra.
* Hoạt động 2: Ghi nhớ
- Hình dạng của thiết bị vào – ra rất đa dạng.
- Kích thước, hình dạng của chúng được thiết kế để thuận tiện sử dụng.
→ Các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. 

TIẾT 2:
Hoạt động 3: Lắp ráp, sử dụng thiết bị an toàn
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được:
- Cổng kết nối có cấu tạo, hình dạng, kích thước vừa khớp với đầu nối của thiết bị.
- Một số cổng kết nối thường gặp trên các máy tính hiện nay là USB, HDMI, VGA.
- Lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây ra lỗi, hư hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.
- Cần phải đọc kĩ và làm theo hướng dẫn sử dụng khi lắp ráp, sử dụng thiết bị 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.8-11, quan sát Hình 9, Bảng 1 – Bảng 3 - SGK tr.9,10 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các cổng kết nối và đầu nối, cách lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách và sử dụng thiết bị an toàn.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu một số chuẩn kết nối, cổng kết nối và đầu nối thông dụng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 3 – SGK tr.8,9, thảo luận nhóm (3 – 4 HS) và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu các chuẩn kết nối thông dụng và các loại cổng kết nối phổ biến hiện nay.
+ Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo, hình dạng, kích thước của cổng kết nối và đầu nối tương ứng.
- GV gợi ý để HS quan sát cấu tạo chân cắm, khe cắm bên trong cổng kết nối và đầu nối tương ứng.
- GV lưu ý với HS:
+ Mỗi loại cổng kết nối và đầu nối tương ứng được thiết kế để có thể lắp ráp vừa khớp với nhau.
+ Cùng một chuẩn kết nối có thể có nhiều loại cổng kết nối, đầu nối với cấu tạo, hình dạng, kích thước khác nhau. 
+ Ngày nay, có nhiều chuẩn kết nối hiện đại tích hợp được nhiều chức năng trên một cổng như truyền tải các loại dữ liệu, sạc pin,
+ Có nhiều thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột, tai nghe, loa, micro, có thể kết nối với thân máy tính thông qua các kết nối không dây như bluetooth, sóng hồng ngoại, sóng vô tuyến,
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy kể tên các cổng kết nối mà em biết và theo em cổng kết nối nào là thông dụng nhất hiện nay?
- GV đưa ra kết luận để HS ghi nhớ:
+ Cổng kết nối có cấu tạo, hình dạng, kích thước vừa khớp với đầu nối của thiết bị.
+ Một số cổng kết nối thường gắp trên các máy tính hiện nay là USB, HDMI, VGA.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK – tr.8, 9, quan sát Bảng 1, 2, 3 - SGK tr.9, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: Các loại chuẩn kết nối phổ biến và cổng kết nối thông dụng hiện nay trên các thiết bị máy tính.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cách lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thông tin – SGK tr.10 và trả lời... có cổng kết nối (thân máy, màn hình,), tay còn lại nhẹ nhàng ấn thẳng để cắm đầu nối khớp chặt vào cổng kết nối (Hình 9).
- Để lắp ráp thiết bị máy tính đúng cách, an toàn, chúng ta cần lưu ý:
+ Thân máy tính, màn hình (của máy tính để bàn) luôn có cổng nguồn điện. Cấp nguồn điện có hai đầu nối, một đầu cắm vào cổng nguồn điện trên thân máy tính, màn hình, đầu còn lại cắm vào ổ điện. Nên kết nối nguồn điện khi đã thực hiện đầu nối xong các thiết bị.
+ Cáp nối dữ liệu của màn hình có hai đầu nối, một đầu cắm vào cổng kết nối trên thân máy, một đầu cắm vào cổng kết nối ở phía sau màn hình.
+ Cần làm theo hướng dẫn sử dụng khi thực hiện lắp ráp hoặc tháo rời thiết bị.
* Hoạt động 2: Làm
- Những điều có thể xảy ra với thao tác không đúng tương ứng: A – 1; B – 1, 2; C – 2, 3; D – 6; E – 1,2; G – 5; H – 4.
b) Sử dụng thiết bị an toàn
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
- Khi sử dụng cần tuân theo những quy tắc an toàn để không gây lỗi cho thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu.
- Một số ví dụ về lỗi thiết bị, hệ thống máy tính do sử dụng không đúng cách:
+ Rút thiết bị nhớ khỏi máy tính khi một ứng dụng đang ghi dữ liệu vào thiết bị nhớ có thể dẫn đến bị mất, hỏng dữ liệu.
+ Khi thực hiện soạn thảo văn bản, tạo bài trình chiếu nhưng chưa lưu vào tệp, nếu tắt máy bằng cách nhấn nút nguồn hoặc ngắt nguồn điện cung cấp cho máy tính thì sẽ làm mất dữ liệu và có thể sẽ gây lỗi cho hệ thống máy tính.
+ Để máy tính bị ẩm, ướt, bụi, bẩn sẽ gây lỗi, hư hỏng thiết bị.
+ Dùng vải thô ráp lau màn hình hay để vật sắc, nhọn tác động vào màn hình sẽ dẫn đến xước, nứt vỡ màn hình.
+ Va đập mạnh sẽ gây lỗi, hỏng thiết bị, hệ thống máy tính.
* Hoạt động 2: Làm
- Những việc nên làm là: A, B, D, H
- Những việc không nên làm là: C, E, G
* Hoạt động 3: Ghi nhớ: SGK – tr.11
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, phát biểu thảo luận để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong SGK. 
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 phần Luyện tập SGK tr.11. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS nêu được các thiết bị vào – ra của máy tính để bàn, điện thoại thông minh.
- HS nêu được tính đa dạng của các thiết bị vào – ra.
- HS nêu được ví dụ về một số thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng cách.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: 
Bài tập 1. Hãy kể tên các thiết bị vào - ra của máy tính để bàn, điện thoại thông minh. Theo em, vì sao lại có nhiều thiết bị vào - ra?
Bài tập 2. Theo em, vì sao các thiết bị vào - ra được thiết kế đa dạng? Nêu ví dụ minh họa.
Bài tập 3. Hãy nêu một số thao tác lắp ráp, sử dụng thiết bị không đúng sẽ gây lỗi cho thiết bị, phần mềm, dữ liệu, nguy hiểm cho con người.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm tư liệu thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Bài tập 1. Kể tên:
+ Thiết bị vào: bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, camera, màn hình cảm ứng, máy ảnh kĩ thuật số, máy ghi hình kĩ thuật số,...
+ Thiết bị ra: màn hình, loa, máy chiếu, máy in, tai nghe,...
+ Cần có nhiều thiết bị vào để tiếp nhận thông tin dạng khác nhau vào máy tính như văn bản, hình ảnh, âm thanh, tiếp xúc, chuyển động.
+ Cần có nhiều loại thiết bị ra để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Bài tập 2. 
+ Các thiết bị vào - ra được thiết kế đa dạng để phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.
+ Thiết bị vào – ra của máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh được thiết kế nhỏ, gọn để thuận tiện khi di chuyển và sử dụng.
+ Ví dụ máy tính xách tay có màn hình gắn với thân máy, có thể mở ra gập lại. Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn ở mặt trên thân máy. Còn ở máy tính bảng, điện thoại thông minh, màn hình cảm ứng liền với thân máy, bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng. 
Bài tập 3. Một số thao tác:
+ Cắm đầu nối vào cổng kết nối có hình dạng, cấu tạo, kích thước không phù hợp.
+ Ấn đầu nối vào cổng kết nối khi chưa chỉnh cho vừa khớp.
+ Lắc mạnh khi đưa đầu nối vào cổng kết nối.
+ Không giữ thiết bị có cổng kết nối khi thực hiện ấn đầu nối vào cổng kết nối.
+ Không giữ đầu nối thẳng với cổng kết nối khi cắm.
+ Đầu nối không được cắm chặt vào cổng kết nối.
+ Chạm tay vào phần kim loại của máy tính khi chưa ngắt nguồn điện.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
TIẾT 3:
D. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
a. Mục tiêu: 
- HS nhận biết, gọi tên được cổng kết nối, đầu nối thông dụng trên máy tính đang sử dụng.
- HS thực hiện đúng được các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành theo các bài tập trong SGK – tr.11
c. Sản phẩm học tập: 
- HS gọi tên và phân biệt được các cổng kết nối, đầu nối thông dụng trên máy tính của mình...BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Tin học 7. 
Máy tính có kết nối với máy chiếu
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Tin học 7. 
Đọc và tìm hiểu trước Bài 2. 
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
Bài này được dạy học trong 1 tiết
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS bước đầu nhận biết được phần mềm máy tính
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về phần mềm máy tính.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu: Ở Hình 1 trong SGK, phía bên trái của dấu (+), SGK sử dụng hình ảnh máy tính để bàn, điện thoại thông minh làm đại diện cho phần cứng của máy tính. Phía bên phải dấu (+) là một số hệ điều hành, phần mềm ứng dụng được sử udnjg làm đại diện cho phần mềm máy tính. Trong đó:
+ Hàng dưới là 3 hệ điều hành thông dụng Windows cho máy tính để bàn; Android, iOS cho điện thoại thông minh.
+ Hàng trên là một số phần mềm ứng dụng.
- GV nêu một số câu hỏi và yêu cầu HS trả lời:
+ Nếu không có phần mềm thì máy tính có hoạt động được không?
+ Phần mềm nào phải cài đặt trước vào máy tính?
+ Cần cài đặt phần mềm nào để máy tính hoạt động được? Tại sao?
+ Tại sao hệ điều hành cần được cài đặt vào máy tính trước khi cài đặt các phần mềm khác?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Nếu không có phần mềm thì máy tính không hoạt động được.
+ Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng phải cài đặt trước vào máy tính để máy tính có thể hoạt động được.
+ Cần cài đặt phần mềm như Windows 10, Android, iOS để máy tính có thể hoạt động được vì đó là những hệ điều hành để quản lí, điều khiển phần cứng của máy tính hoặc điện thoại thông minh.
+ Hệ điều hành cần được cài đặt vào máy tính trước khi cài đặt các phần mềm khác vì hệ điều hành quản lí, điều khiển các hoạt động của máy tính hoặc điện thoại thông minh.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn phần mềm ứng dụng là gì, hệ điều hành là gì, tại sao phải cài đặt hệ điều hành trước khi cài đặt các phần mềm khác, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 2: Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hệ điều hành
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS nêu được một số chức năng của hệ điều hành.
- Nhận biết được một số chức năng của hệ điều hành trong ví dụ cụ thể.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.12-14, quan sát Hình 2 – Hình 5, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu các chức năng của hệ điều hành.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.12, 13 và trả lời câu hỏi:
+ Hệ điều hành là gì?
+ Các thiết bị phần cứng và phần mềm hoạt động như thế nào dưới sự điều khiển của hệ điều hành?
+ Hệ điều hành có những chức năng gì?
+ Hãy kể tên những hệ điều hành mà em biết dành cho máy tính hoặc điện thoại thông minh.
- GV lưu ý với HS:
+ Các loại máy tính cần phải cài đặt hệ điều hành thì mới sử dụng được.
+ Hệ điều hành phải được cài đặt trước, sau đó mới có thể cài đặt và chạy các phần mềm máy tính khác.
- GV chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm phân tích một ví dụ trong SGK – tr.13, 14.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát ví dụ và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Em hãy quan sát ví dụ 1, Hình 2 và trả lời câu hỏi: Hình 2 cho biết máy tính gồm những thiết bị gì? Phần mềm nào cung cấp thông tin này cho người dùng? Ví dụ 1 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành?
+ Nhóm 2: Em hãy quan sát ví dụ 2, Hình 3 và trả lời câu hỏi: Làm thế nào để ngắt nguồn điện (hay ngắt kết nối thẻ nhớ) với máy tính? Em có cần tác động trực tiếp với nút nguồn (hay thẻ nhớ) hay chỉ cần điều khiển thông qua hệ điều hành? Ví dụ 2 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành?
+ Nhóm 3: Em hãy quan sát ví dụ 3, Hình 4 và trả lời câu hỏi: Hình 4 cho biết có những phần mềm nào đang chạy trên máy tính? Phần mềm nào cung cấp những thông tin này? Làm thế nào để đóng một tiến trình đang chạy? Ví dụ 3 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành?
+ Nhóm 4: Em hãy quan sát ví dụ 4 và trả lời câu hỏi: Máy tính ở phòng thực hành tin học có nhiều người dùng. Theo em, mỗi học sinh nên hay không nên sử dụng tài khoản riêng để học tập trên máy tính ở phòng thực hành tin học? Tại sao? Ví dụ 4 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành?
+ Nhóm 5: Em hãy quan sát ví dụ 5, Hình 5 và trả lời câu hỏi: Hình 5 cho biết có những thư mục, tệp nào trên ổ đĩa D? Phần mềm nào cung cấp những thông tin này? File Explorer là một thành phần của phần mềm nào? Ví dụ 5 thể hiện chức năng nào của hệ điều hành?
- GV yêu cầu HS đọc...t
E. iOS G. MS Word 
H. Scratch I. Zalo
Bài tập 2. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về hệ điều hành, thuộc về phần mềm ứng dụng?
A. Phải cài đặt thì máy tính mới có thể hoạt động được.
B. Cài đặt và máy tính khi có nhu cầu sử dụng.
C. Trực tiếp quản lí, điều khiển thiết bị phần cứng.
D. Tương tác với phần cứng thông qua hệ điều hành.
E. Tạo môi trường để chạy phần mềm ứng dụng.
G. Chạy trong môi trường của hệ điều hành.
H. Tự động chạy khi bật máy tính.
I. Khởi động theo lệnh của người sử dụng.
K. Cung cấp công cụ hỗ trợ người dùng thực hiện công việc trên máy tính.
- GV nêu kết luận để HS ghi nhớ: Phần mềm ứng dụng là chương trình máy tính hỗ trợ con người xử lí công việc trên máy tính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK – tr.14,15, quan sát Hình 6, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: 
+ Khái niệm phần mềm ứng dụng.
+ Phân biệt phần mềm ứng dụng và hệ điều hành.
+ Chương trình máy tính.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới. 
2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
§ Phần mềm ứng dụng:
 - Phần mềm ứng dụng là những chương trình máy tính, cung cấp công cụ để hỗ trợ con người xử lí công việc cụ thể trên máy tính.
- Một số phần mềm ứng như MS Word (soạn thảo văn bản), MS Powerpoint (tạo bài trình chiếu), Zalo (nhắn tin, gọi điện, liên lạc cho mọi người), Scratch (lập trình dành cho trẻ em từ 8 tuổi trở lên),
- Cần có phần mềm ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.
- Chương trình máy tính được lưu trữ trên ổ đĩa dưới dạng tệp. 
§ Phân biệt hệ điều hành và phần mềm ứng dụng:
- Hệ điều hành kết nối, quản lí và trực tiếp điều khiển các thiết bị phần cứng.
- Phần mềm ứng dụng chạy trên nền của hệ điều hành, tương tác với thiết bị phần cứng thông qua hệ điều hành.
* Hoạt động 2: Làm
Bài tập 1: 
- Hệ điều hành: Windows 10, Linux, iOS.
- Phần mềm ứng dụng: iMindmap, MS Powerpoint, MS Word, Scratch, Zalo.
Bài tập 2:
- Đặc điểm thuộc về hệ điều hành: A, C, E, H.
- Đặc điểm thuộc phần mềm ứng dụng: B, D, G, I, K.
* Hoạt động 3: Ghi nhớ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, phát biểu thảo luận để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong SGK. 
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.15. 
c. Sản phẩm học tập: HS chọn ra được câu trả lời đúng với yêu cầu của bài tập.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: 
Bài tập 1. Hệ điều hành có những chức năng nào sau đây?
A. Quản lí, điều khiển và cung cấp thông tin thiết bị phần cứng máy tính.
B. Tổ chức, lưu trữ, quản lí dữ liệu trên ổ đĩa.
C. Quản lí, điều khiển các chương trình đang chạy trên máy tính.
D. Tạo và chỉnh sửa nội dung tệp văn bản.
Bài tập 2. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Phần mềm ứng dụng được cài đặt sau khi máy tính đã cài đặt hệ điều hành.
B. Hệ điều hành được tự động chạy khi bật máy tính.
C. Phần cứng máy tính có thể hoạt động được khi chưa có hệ điều hành.
D. Để máy tính hoạt động được thì phải cài đặt phần mềm ứng dụng.
E. Phần mềm ứng dụng giúp người dùng xử lí công việc trên máy tính.
G. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian giữa phần cứng và phần mềm ứng dụng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm tư liệu thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Bài tập 1. 
+ Chức năng của hệ điều hành là A, B, C.
+ Chức năng của phần mềm ứng dụng là D, ví dụ như phần mềm MS Word cho phép tạo, chỉnh sửa nội dung tệp văn bản (.doc, .docx)
Bài tập 2. Phương án sai là D vì để máy tính hoạt động được thì cần phải cài đặt hệ điều hành chứ không phải phần mềm ứng dụng.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết công việc của phần mềm.
b. Nội dung: GV nêu yêu cầu, HS thực hiện nhiệm vụ. 
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi trong SGK
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Khi thực hiện chỉnh sửa văn bản bằng phần mềm MS Word, em gõ tổ hợp phím Ctrl + S để lưu lại, phần mềm nào thực hiện lưu dữ liệu vào ổ đĩa?
- GV yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào kiến thức đã học và trình bày câu trả lời của mình. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: 
+ Hệ điều hành là phần mềm thực hiện lưu trữ dữ liệu vào ổ đĩa.
+ MS Word là phần mềm ứng dụng và tương tác với phần cứng thông qua ...ục: Chọn thư mục (hoặc tệp) → nháy phải chuột → Sử dụng các lệnh tương ứng trong bảng chọn (Hình 4).
- GV yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức và thực hành.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tạo được cây thư mục, tệp như yêu cầu trong SGK hoặc theo yêu cầu của GV.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV quan sát một số nhóm thực hành và nhận xét.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Nhiệm vụ 2
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động: HS biết tạo cây thư mục theo ý của mình.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.16 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS biết tạo cây thư mục và giới thiệu về cây thư mục của nhóm mình.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Tìm hiểu mục lục sách giáo khoa Tin học 7 và thực hành tạo cây thư mục để sắp xếp, lưu trữ tài liệu học tập môn Tin học của em trên máy tính. Giới thiệu và giải thích với bạn lí do em tạo cây thư mục như vậy.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, tìm hiểu mục lục SGK Tin học 7, thảo luận, thống nhất cấu trúc cây thư mục cần tạo trước khi thực hiện tạo cây thư mục trên máy tính.
- GV yêu cầu HS giải thích được tính hợp lí của cấu trúc cây thư mục cần tạo.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS giải thích được về tính hợp lí của cấu trúc cây thư mục cần tạo và tạo được cây thư mục trên máy tính.
- HS sử dụng được cả ứng dụng File Explorer và bảng chọn ngữ cảnh để thực hiện thao tác với tệp, thư mục.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV quan sát một số nhóm thực hành và nhận xét.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm, phát biểu thảo luận để hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong SGK. 
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập SGK tr.17. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được câu trả lời về các thao tác với tệp và thư mục
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: 
Bài tập 1.  Những cách nào dưới đây cho phép thực hiện sao chép tệp, thư mục?
A. Sử dụng kết hợp lệnh Copy, Paste.
B. Sử dụng nút lệnh Move to trên dải lệnh Home của cửa sổ File Explorer.
C. Sử dụng nút lệnh Copy to trên dải lệnh Home của cửa sổ File Explorer.
D. Sử dụng kết hợp lệnh Cut, Paste.
Bài tập 2. Những cách nào dưới đây cho phép thực hiện di chuyển tệp?
A. Chọn tệp, thực hiện lệnh Cut, sau đó mở thư mục sẽ chứa tệp, thực hiện lệnh Paste.
B. Chọn tệp, nháy chuột vào lệnh Copy to trên dải lệnh Home của File Explorer và chọn thư mục sẽ chứa tệp.
C. Chọn tệp, nháy chuột vào lệnh Move to trên dải lệnh Home của File Explorer và chọn thư mục sẽ chứa tệp.
D. Chọn tệp, thực hiện lệnh Copy, sau đó mở thư mục sẽ chứa tệp, thực hiện lệnh Paste.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm tư liệu thực tế và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
Bài tập 1. Phương án A, C là hai cách cho phép thực hiện sao chép tệp, thư mục.
Bài tập 2. Phương án A, C là hai cách cho phép thực hiện di chuyển tệp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nhận biết và tìm được nguyên nhân của những bộ phận của máy tính trong Phòng thực hành Tin học hay bị hỏng.
b. Nội dung: GV nêu yêu cầu, HS thực hiện nhiệm vụ. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS hỗ trợ nhau học tập, luyện tập thể thao qua tạo nhóm trên mạng xã hội. 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Hãy tạo cây thư mục để lưu trữ, sắp xếp các tài liệu học tập, giải trí của em. Giới thiệu và giải thích với bạn lí do em tạo cây thư mục như vậy.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để tạo cây thư mục lưu trữ tài liệu học tập, giải trí cho bản thân HS trên máy tính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi, giải thích với bạn về tính hợp lí của cây thư mục đã tạo. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV quan sát HS thực hành.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
E. HƯỚNG DẪN VỄ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dự liệu trong máy tính.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
BÀI 4: PHÂN LOẠI TỆP VÀ BẢO VỆ DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại nào, nêu được ví dụ minh họa.
Nêu được ví dụ về biện pháp bảo vệ dữ...n thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày về:
+ Tệp và phân loại tệp.
+ Dựa vào phần mở rộng của tên tệp sẽ chỉ ra được phần mềm ứng dụng tương ứng.
+ Ví dụ minh họa.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới. 
1. Phân loại tệp
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
- Tệp được phân loại theo định dạng của tệp. Loại tệp được nhận biết thông qua phần mở rộng của tệp.
- Phần mở rộng gồm các kí tự ở cuối tên tệp, bắt đầu từ dấu chấm cuối cùng trong tên tệp.
- Dựa vào phần mở rộng, hệ điều hành có thể biết tệp thuộc loại nào, phần mềm ứng dụng nào xử lí loại tệp đó.
- Biểu tượng của phần mềm ứng dụng được hệ điều hành hiển thị cùng với tên tệp giúp người dùng dễ dàng nhận biết.
- Tên tệp có phần mở rộng như .exe, .com, .msi, .bat là tệp chương trình.
* Hoạt động 2: Làm
Bài tập 1: Ở Hình 2, để phân loại tệp, dựa vào phần mở rộng của tên tệp.
Ví dụ: phần mở rộng .docx là tệp văn bản (phần mềm MS Word có thể xử lí tệp này), tệp có phần mở rộng .pptx là tệp trình chiếu (phần mềm MS PowerPoint có thể xử lí tệp này), tệp có phần mở rộng là .xlxs là tệp bảng tính (phần mềm MS Excel có thể xử lí tệp này).
Bài tập 2: Nếu đổi tên phần mở rộng Bangdiem.xlxs ở Hình 2 thành Bangdiem.pptx thì biểu tượng phần mềm ứng dụng sẽ thay đổi tương ứng với phần mở rộng của tên tệp. Vì hệ điều hành có chức năng quản lí tệp, tạo môi trường giao tiếp với người dùng, cùng với việc hiển thị tên tệp, hệ điều hành còn hiển thị cả biểu tượng phần mềm của tệp đó.
* Hoạt động 3: Ghi nhớ: SGK – tr.19

Hoạt động 2: Một số biện pháp bảo vệ dữ liệu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- HS nêu được ví dụ về biện pháp bảo vệ dữ liệu như sao lưu, phòng chống virus.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.19, 20, quan sát Bảng 1 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các biện pháp bảo vệ dữ liệu.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Theo em, những nguyên nhân nào có thể làm cho dữ liệu trong máy tính bị mất hay hư hỏng? Cần sử dụng những biện pháp nào để bảo vệ dữ liệu?
+ Nhóm 2: Em hãy đọc thông tin mục 2a – SGK tr.19, 20 và cho biết: Để phòng tránh tệp dữ liệu của em trên máy tính có thể bị mất (ví dụ như sơ ý xóa nhầm) thì em cần làm gì? Sao lưu dữ liệu là gì? + Nhóm 3: Có mấy cách sao lưu dữ liệu. Em hãy nêu tóm tắt các ưu điểm và nhược điểm của ba cách sao lưu dữ liệu.
+ Nhóm 4: Em hãy đọc thông tin mục 2b – SGK tr.20 và cho biết: Theo em có cần cài đặt phần mềm phòng chống virus cho máy tính không? Tại sao? Có bao nhiêu cách để phòng chống các phần mềm độc hại. Em hãy kể tên một số phần mềm phòng chống virus mà em biết. Phần mềm nào được cài đặt trên máy tính em đang sử dụng.
- GV lưu ý với HS: Để ngăn chặn phần mềm độc hại, người sử dụng máy tính cần lưu ý:
+ Luôn cập nhật bản sửa lỗi phần mềm để cải thiện tính năng bảo mật của hệ thống.
+ Kiểm tra kĩ độ tin cậy trước khi nháy chuột vào các liên kết hoặc tải dữ liệu từ Internet.
+ Thận trọng khi mở tệp đính kèm trong thư điện tử từ địa chỉ lạ gửi đến.
+ Không sao chép dữ liệu từ các thiết bị lưu trữ ngoài chưa đủ độ tin cậy.
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
Bài tập 1. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hạn chế của sao lưu nội bộ là có thể bị mất cả bản gốc và bản sao.
B. Hạn chế của sao lưu ngoài là có thể bị thất lạc bản sao lưu trên thiết bị nhớ rời.
C. Khi sao lưu từ xa, người sử dụng không phải bảo quản thiết bị nhớ lưu trữ bản sao.
D. Chức năng sao lưu của hệ điều hành MS Windows chỉ cho phép sao lưu nội bộ.
Bài tập 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phần mềm diệt virus giúp ngăn ngừa, diệt phần mềm độc hại.
B. Bật chức năng WIndows Defender Firewall giúp hạn chế sự tấn công của phần mềm độc hại.
C. Máy tính đã có phần mềm diệt virus, bật chức năng tường lửa thì không thể bị nhiễm phần mềm độc hại được nữa.
D. Sử dụng máy tính một cách có hiểu biết giúp hạn chế lây nhiễm phần mềm độc hại.
- GV đưa ra kết luận để HS ghi nhớ: Sao lưu dữ liệu và phòng chống virus là hai biện pháp thường dùng để bảo vệ dữ liệu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK – tr.19-21, quan sát Bảng 1, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày: 
+ Nguyên nhân làm mất, bị hư hỏng dữ liệu trong máy tính.
+ Ưu và nhược điểm của ba cách sao lưu dữ liệu.
+ Biện pháp phòng chống virus, phần mềm độc hại. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang phần Luyện tập 
2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
* Hoạt động 1: Đọc (và ... kết thúc tiết học. 
E. HƯỚNG DẪN VỄ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 5: Mạng xã hội
Ngày soạn://
Ngày dạy://
CHỦ ĐỀ 2: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
BÀI 5: MẠNG XÃ HỘI
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU 
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội. Nhận biết được một số website là mạng xã hội.
Nêu được tên của một kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại thông tin trao đổi trên kênh đó.
Sử dụng được một số chức năng cơ bản của MXH để giao lưu và chia sẻ thông tin.
Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. 
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
Năng lực tin học: 
Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, kênh hình trong học tập tin học, rèn luyện năng lực tìm hiểu tin học. 
Biết trình bày, suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đ, rèn luyện kĩ năng nhận thức và tư duy tin học. 
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập thực tiễn.
Trách nhiệm: sử dụng mạng xã hội đúng mục đích. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Tin học 7. 
Máy tính, máy chiếu. 
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Tin học 7. 
Đọc và tìm hiểu trước Bài 5. 
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
Tiết 1: phần Khởi động, Khám phá
Tiết 2: phần Luyện tập, Thực hành, Vận dụng
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS suy nghĩ, phát biểu trao đổi trước lớp về những dịch vụ trên Internet mà HS đã sử dụng để gửi, nhận dữ liệu, giao tiếp qua internet; những loại thông tin, dữ liệu HS có thể gửi, nhận khi sử dụng dịch vụ internet. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những dịch vụ trên Internet để trao đổi thông tin, những dạng thông tin có thể trao đổi qua dịch vụ đó. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: 
+ Em sử dụng những ứng dụng nào để: gửi, nhận thông tin, tài liệu học tập; trao đổi, tròi chuyện và giao tiếp với bạn bè, người thân.
+ Những loại tài liệu, dữ liệu nào có thể được gửi, nhận thông qua phần mềm mạng đó. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Một số ứng dụng HS sử dụng để trao đổi thông tin trên Internet như Gmail, Outlook, Zalo, Messenger, Skype, MS Teams, Google meet, Facebook,.
+ Một số dạng thông tin có thể gửi, nhận thông qua các dịch vụ đó: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, các liên kết,.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mạng xã hội là cụm từ đã quá quen thuộc với mọi người, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay. Vậy, mạng xã hội là gì? Sử dụng mạng xã hội như thế nào? Đi kèm với phát triển rộng rãi của mạng xã hội đó con người sẽ làm như thế nào để khỏi việc sử dụng mạng xã hội cách? Để nắm rõ hơn những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Mạng xã hội. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Mạng xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội. 
- Nêu được tên của một số kênh trao đổi thông tin thông dụng trên Internet và loại trao đổi thông tin trên kênh đó. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.22, 23, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS nêu được một số kênh trao đổi thông tin phổ biến trên Internet.
- HS nêu được một số chức năng cơ bản của mạng xã hội.
- HS nêu được địa chỉ website và một số chức năng chính của một vài mạng xã hội cụ thể. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1a – SGK tr.22 và cho biết:
+ Những loại thông tin nào có thể được gửi, nhận qua Internet?
+ Em hãy nêu một số kênh trao đổi thông tin phổ biến hiện nay trên Internet? 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em đã sử dụng mạng xã hội nào?
+ Em có thể làm gì khi tham gia MXH?
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, đọc Bảng 1 – SGK tr.22, 23 và cho biết:
+ Mạng xã hội là gì?
+ Nêu một số đặc điểm của mạng xã hội. 
+ Nêu một số chức năng cơ bản của mạng xã hội.
+ Website vietnamnet.vn (hay vnexpress....n với bạn bè.
E. Theo dõi hoạt động trên facebook của người đã kết bạn.
G. Chỉnh sửa hình ảnh, video.
- GV chốt lại kiến thức: Một số chức năng cơ bản của facebook: tạo, cập nhật hồ sơ cá nhân; tạo, đăng tải bài viết mới; bình luận, chia sẻ bài viết đã có; tìm kiếm, kết bạn và trò chuyện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 1-7, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày một số chức năng cơ bản của mạng xã hội như facebook như tạo tài khoản; đăng nhập, cập nhật thông tin cá nhân; tạo và đăng bài viết; bình luận, chia sẻ bài viết; kết bạn và trò chuyện. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới. 
2. Sử dụng mạng xã hội Facebook
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
a) Tạo tài khoản Facebook
- Bước 1: Truy cập website facebook.com.vn
- Bước 2: Lựa chọn ngôn ngữ tiếng Việt.
- Bước 3: Chọn tạo tài khoản mới.
- Bước 4: Nhập đầy đủ thông tin và hoàn tất phần Đăng kí.
b) Đăng nhập và cập nhật thông tin cá nhân 
- Bước 1: Truy cập trang web facebook.com.vn.
- Bước 2: Nhập thông tin tài khoản rồi chọn nút đăng nhập.
- Bước 3: Nháy chuột vào tên tài khoản của em.
- Bước 4: Nháy vào chỉnh sửa trang cá nhân và thực hiện theo hướng dẫn để cập nhật ảnh đại diện, ảnh bìa và các thông tin cá nhân. 
c) Tạo và đăng tải bài viết
- Bước 1: Nháy chuột vào dòng trạng thái → Cửa sổ tạo bài viết mở ra:
- Bước 2: Thực hiện tạo bài viết: gõ nội dung, thêm hình ảnh, video, biểu tượng cảm xúc, hoạt động,
- Bước 3: Nháy chuột vào nút đăng để đăng tải bài viết lên.
d) Bình luận, chia sẻ bài viết
- Di chuyển lên nút thích, các biểu tượng cảm xúc hiện lên để lựa chọn.
- Nhấn chuột vào nút bình luận, để nhập ý kiến nhận xét.
- Nháy chuột vào nút chia sẻ và lựa chọn cách thức chia sẻ trong danh sách mở ra.
e) Kết bạn và trò chuyện
- Người dùng có thể có thể gửi lời mời kết bạn.
- Khi người được mời đồng ý kết bạn, hai người có thể trò chuyện với nhau thông qua ứng dụng Messenger.
Hoạt động 2: Làm
Đáp án: A, B, C, D, E. 
Hoạt động 3: Ghi nhớ - SGK – tr.26

Hoạt động 3: Tính hai mặt của mạng xã hội
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thông tin vào mục đích sai trái. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 8-10 SGK tr.26 và trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS nêu được những mặt tích cực của mạng xã hội.
- HS kể được một số lợi ích khi tham gia mạng xã hội.
- HS nêu được một số ví dụ cụ thể về những việc làm sai trái và hậu quả khi thực hiện những việc sai đó trên mạng xã hội. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 8-10 SGK tr.26 và cho biết: 
+ Em hãy nêu những lợi ích khi tham gia mạng xã hội. Tham gia mạng xã hội giúp ích gì cho em?
+ Tham gia mạng xã hội, người dùng có thể đối mặt với những nguy cơ nào? 
+ Hãy nêu một số hành vi sử dụng mạng xã hội vào mục đích sai trái. Hậu quả của những hành vi này là gì?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
Bài tập 1. Đặc điểm nào sau đây là hạn chế của mạng xã hội?
A. Thông tin đa dạng, phong phú.
B. Có thể nhận được tin nhắn rác, lừa đảo, dọa nạt.
C. Có nguy cơ tiếp xúc với thông tin giả, sự thật, không phù hợp với lứa tuổi.
D. Học hỏi được từ những người có kinh nghiệm, hiểu biết.
Bài tập 2. Em hãy nêu những hậu quả xảy ra khi:
a) Sử dụng mạng xã hội để nhắn tin quấy rối, đe dọa, xúc phạm người khác.
b) Thực hiện hành vi cắt, ghép hình ảnh, thông tin để đăng tải trên mạng xã hội nhằm mục đích gây hiểu lầm, bôi nhọ, nói xấu người khác.
- GV chốt kiến thức: 
+ Sử dụng thông tin vào mục đích sai trái, chia sẻ thông tin sai trái, thông tin từ nguồn không tin cậy có thể gây hậu quả cho người khác và chính bản thân.
+ Cần tuân thủ các quy định khi sử dụng mạng xã hội và các kênh trao đổi thông tin trên Internet.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình 8-10 SGK tr.26 và trả lời câu hỏi. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trình bày những mặt tích cực của mạng xã hội; kể được một số lợi ích khi tham gia mạng xã hội; nêu một số ví dụ cụ thể về những việc làm sai trái và hậu quả khi thực hiện những việc sai đó trên mạng xã hội. 
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận
- GV chuyển sang phần Luyện tập.
3. Tính hai mặt của mạng xã hội
* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)
- Những lợi ích khi tham gia mạng xã hội:
+ Người dùng nhanh chóng, dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin đa dạng, pho...hóm.
- GV hướng dẫn các nhóm thực hành: Theo hướng dẫn ở mục 2 (Sử dụng mạng xã hội Facebook), thực hành trên máy tính có kết nối Internet để:
+ Tạo tài khoản, cập nhật thông tin nếu em muốn.
+ Tìm kiếm và thực hiện kết bạn với một số bạn trong lớp của em. Thực hiện trò chuyện với bạn em qua tin nhắn.
+ Tạo một bài viết có chữ, hình ảnh và chia sẻ bài viết với bạn bè.
+ Bình luận, chia sẻ bài viết của bạn bè. 
+ Thoát khỏi mạng xã hội. 
- GV lưu ý HS:
+ HS đã có tài khoảng mạng xã hội thì sử dụng tài khoản sẵn có để thực hành. Nếu HS lựa chọn các mạng xã hội khác thì cần tạo nhóm HS sử dụng cùng mạng xã hội để tương tác, hỗ trợ nhau trong tiết thực hành.
+ Nội dung chỉ mang tính chất thực hành, HS có thể xóa nội dung tin, bài đăng trước khi thoát khỏi mạng xã hội. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hành theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của GV. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 nhóm sử dụng được một số chức năng chính của mạng xã hội: tạo được tài khoản cá nhân, đăng nhập, tìm kiếm, kết bạn, trò chuyện, đăng tin bài, chia sẻ bình luận.
- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát thao tác của nhóm bạn, nhận xét, góp ý. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
- Trao đổi, tạo được nhóm trên mạng xã hội để hỗ trợ nhau học tập, luyện tập thể thao. 
b. Nội dung: GV nêu yêu cầu, HS thực hiện nhiệm vụ. 
c. Sản phẩm học tập: 
- HS hỗ trợ nhau học tập, luyện tập thể thao qua tạo nhóm trên mạng xã hội. 
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: Em hãy trao đổi với bạn trong lớp và thực hiện tạo nhóm trên mạng xã hội để trao đổi, hỗ trợ nhau về học tập, luyện tập thể thao.
- GV hướng dẫn HS: 
+ HS trao đổi tên tài khoản cá nhân, tạo nhóm trên MXH theo nhóm, tổ, cả lớp. 
+ HS sử dụng nhóm vừa được tạo để chia sẻ, trao đổi thông tin phục vụ, học tập, rèn luyện sức khỏe.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hành theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của GV. 
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS báo cáo kết quả trao đổi với bạn trong lớp và thực hiện tạo nhóm trên mạng xã hội để trao đổi, hỗ trợ nhau về học tập, luyện tập thể thao vào những tiết học sau. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học. 
F. HƯỚNG DẪN VỄ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Thực hành các thao tác sử dụng MXH facebook.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số.
Ngày soạn://
Ngày dạy://
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
(1 tiết)
I. MA TRẬN ĐỀ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Bài 1. Thiết bị vào và thiết bị ra
2 
Câu 1, 2

1 
Câu 3

1 
Câu 4



Bài 2. Hệ điều hành và phần mềm ứng dụng
1
Câu 5

1
Câu 6





Bài 3. Thực hành thao tác với tệp, thư mục
1
Câu 7

1
Câu 8
1
Câu 11




Bài 4: Phân loại tệp và bảo vệ dữ liệu trong máy tính
1
Câu 9


1
Câu 12
1
Câu 10



Bài 5: Mạng xã hội

1
Câu 13

1
Câu 14



1
Câu 15
Tổng
5
1
3
3
2


1

II. NỘI DUNG ĐỀ
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Các thiết bị nào dưới đây là thiết bị vào ?
A. Bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét.
B. Bàn phím, loa, chuột, micro, màn hình.
C. Màn hình, chuột, bàn phím, máy in, micro, máy quét, webcam.
D. Màn hình, loa, máy in, máy chiếu.
2. Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Các thiết bị vào – ra của máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh thường được thiết kế nhỏ, gọn, thuận tiện khi di chuyển, sử dụng.
B. Các thiết bị máy ảnh kĩ thuật số, máy ghi hình kĩ thuật số không cho phép thu thập, lưu trữ và thực hiện xử lí tệp ảnh, tệp video đơn giản.
C. Với máy tính bảng, điện thoại thông minh, người dùng có thể sử dụng chuột bằng cách dùng ngón tay chạm trực tiếp vào màn hình cảm ứng.
D. Loa thông minh có thể tương tác với người dùng qua giọng nói như hỏi, đáp về thời tiết, giờ.
3. Lựa chọn phương án đúng nhất.
Thiết bị vào có chức năng:
A. thực hiện tiếp nhận thông tin, chuyển đổi thành dữ liệu số.
B. chuyển đổi thông tin thành dữ liệu số và đưa vào trong máy tính.
C. thực hiện chuyển đổi dữ liệu trong máy tính thành dạng thông tin thường gặp như văn bản, hình ảnh, âm thanh.
D. thực hiện tiếp nhận thông tin dạng thường gặp và chuyển đổi thông tin thành dữ liệu số rồi đưa vào trong máy tính.
4. Lựa chọn phương án đúng.
Các thiết bị nhớ (ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, đĩa quang,) không được coi là thiết bị vào – ra vì:
A. các thiết bị này có thể thực hiện xử lí, lưu trữ thông tin, trao đổi thông tin với máy tính.
B. các thiết bị này không thể thực hiện xử lí, lưu trữ thông tin, trao đổi thông tin với máy tính.
C. chúng không thực hiện chức năng chuyển đổi dạng thông tin thường gặp thành dữ liệu số trong máy tính và ngược lại.
D. chún

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_c.docx