Giáo án Tin học 8 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024

BÀI 1 – LƯỢC SỬ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN

Tin học Lớp 8

Thời gian thực hiện: 2 tiết

  1. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

  • Các thế hệ của máy tính điện tử.
  • Sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người.

2. Về năng lực:

  • Trình bày sơ lược lịch sử phát triển máy tính
  • Nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người.

3. Về phẩm chất:

  • Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nhằm nâng cao hiệu suất lao động qua mối liên hệ sự phát triển Khoa học – Công nghệ trên thế giới với sự phát triển Tin học của đất nước.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • GV: Giáo án

Một số hình ảnh hoặc video về sự phát triển của công cụ tính toán qua các thời

kì. Câu chuyện về các nhà khoa học – công nghệ, phát minh và ý tưởng của họ. Tư

liệu, chuyện kể về các nhà phát minh máy tính cơ khí như Blaise Pascal, Gottfried

Wilhelm Leibniz, Charle Babbage, Ada Lovelace, Herman Hollerith,… Phiếu học tập và hình đường thời gian để HS gắn phiếu học tập lên mốc thời gian.

docx 81 trang Cô Giang 28/10/2024 540
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 8 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024

Giáo án Tin học 8 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
 Trường:	Giáo viên:	
Tổ:	
BÀI 1 – LƯỢC SỬ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN
Tin học Lớp 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
Các thế hệ của máy tính điện tử.
Sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người.
2. Về năng lực:
Trình bày sơ lược lịch sử phát triển máy tính
Nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người.
3. Về phẩm chất: 
Rèn luyện đức tính chăm chỉ, sáng tạo không ngừng nhằm nâng cao hiệu suất lao động qua mối liên hệ sự phát triển Khoa học – Công nghệ trên thế giới với sự phát triển Tin học của đất nước.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: Giáo án
Một số hình ảnh hoặc video về sự phát triển của công cụ tính toán qua các thời
kì. Câu chuyện về các nhà khoa học – công nghệ, phát minh và ý tưởng của họ. Tư
liệu, chuyện kể về các nhà phát minh máy tính cơ khí như Blaise Pascal, Gottfried
Wilhelm Leibniz, Charle Babbage, Ada Lovelace, Herman Hollerith, Phiếu học tập và hình đường thời gian để HS gắn phiếu học tập lên mốc thời gian.
HS: Chuẩn bị bài tập nhóm đã được phân công.
Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động (5 phút)
a) Mục tiêu: 
HS thấy nhu cầu tính toán của con người đã có từ lâu và họ sử dụng những công cụ tự nhiên để thực hiện việc tính toán đó.
Nhu cầu tính toán ngày càng phức tạp và con người sáng tạo ra nhiều công cụ khác tính toán khác, còn được dùng cho tới cuối thế kỉ trước như bảng số, thước logarit,
b) Nội dung: 
Cho hs quan sát bàn tính số và yêu cầu nêu hiểu biết của mình về bàn tính số, sự ra đời của bàn tính số.
c) Sản phẩm: HS nhận xét theo chủ quan của mình: Hơn 2000 năm trước Công nguyên, con người đã biết làm các phép tính số học, một trong những công cụ tính toán sớm nhất là bàn tính.
d) Tổ chức thực hiện
GV chia nhóm – 2hs/nhóm. GV chiếu hình ảnh bàn tính số, yêu cầu học sinh tìm hiểu và trả lời câu hỏi: “Hãy nêu hiểu biết của em về bàn tính số, sự ra đời của bàn tính số”. Để thực hiện tính toán thì con người đã sử dụng các công cụ tính toán nào? Em hãy nêu các công cụ tính toán mà em biết. 
Hs thảo luận và trả lời câu hỏi
GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét kết quả của HS, từ đó GV đưa ra mục tiêu của bài học
Hoạt động 1: Sự ra đời của máy tính (10-15 phút) 
a) Mục tiêu:
Hs tiếp cận lược sử hình thành công cụ tính toán qua những câu chuyện.
Hs biết được nguyên lí thiết kế máy tính của Babbage
b) Nội dung: GV yêu cầu Hs đọc và tìm hiểu nội dung trong SGK và hoàn thiện phiếu bài tập, bài tập củng cố
c) Sản phẩm: Phiếu bài tập của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động nhóm chia từ 2hs/nhóm. Phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu học hoàn thiện phiếu bài tập
HS điền thông tin ngắn gọn về một phát minh theo đường thời gian trong phiếu bài tập (năm, tên tác giả, sản phẩm, ý tưởng)
Bài tập củng cố: 
Các nhóm thảo luận và thực hiện theo yêu cầu.
Mỗi nhóm cử đại diện lên bảng ghi Đường thời gian thông tin. Các nhóm còn lại sẽ nhận xét, đánh giá và bổ sung (nếu có). GV nhận xét chung và chốt kiến thức cho HS
GV chốt kiến thức:
Hoạt động 2: Máy tính điện tử (10-15 phút)
a) Mục tiêu: 
Hs biết được nguyên lí hoạt động của máy tính, sơ đồ cấu trúc của máy tính
Hs biết được năm thế hệ của máy tính điện tử.
Hs biết được sự tiến bộ của công nghệ trải qua các thế hệ của máy tính.
b) Nội dung: HS hoàn thiện phiếu bài tập đường thời gian của các thế thệ máy tính
c) Sản phẩm: Phiếu bài tập của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh: 
Các nhóm có thể đọc nội dung SGK hoặc có thể tìm kiếm thông tin trên mạng Internet để hoàn thiện phiếu bài tập về đường thời giann của các thế hệ máy tính
Em hãy liên hệ mỗi giai đoạn phát triển của máy tính điện tử với lịch sử Việt Nam.
Sự tiến bộ của máy tính điện tử qua các thế hệ nhờ vào việc thu nhỏ các linh kiện điện tử, tích hợp chúng vào những thiết bị có những đặc điểm gì?
HS trình bày sản phẩm và trả lời các câu hỏi. GV nhận xét chung.
GV nhấn mạnh và chốt kiến thức cho hs.
Liên hệ mỗi giai đoạn phát triển của máy tính điện tử với lịch sử Việt Nam. Điều này đem lại hai lợi ích:
Giúp HS tái hiện những bối cảnh khác nhau trong quá khứ, tạo ra bức tranh lịch sử trong mối liên hệ giữa các sự kiện.
Giúp HS nhận ra những ưu điểm của người Việt trong học tập và sáng tạo, qua đó tự tin trong học tập, củng cố lòng tự tôn dân tộc.
Đoạn mô tả đặc điểm máy tính thế hệ thứ tư có thể được liên hệ với câu hỏi trong Hoạt động 2 để đưa ra đáp án, qua đó động viên những HS đưa ra kết quả gần với đáp án.
Máy vi tính là máy tính điện tử, trong đó bộ xử lí trung tâm là một mạch tích hợp cỡ lớn, chứa hàng chục triệu linh kiện bán dẫn trở lên, còn được gọi là bộ vi xử lí.
Máy tính cá nhân là cách gọi máy vi tính được cải tiến theo hướng giảm kích thước và giá sản xuất để có thể được sở hữu bởi mỗi cá nhân.
Sự tiến bộ của máy tính điện tử qua các thế hệ nhờ vào việc thu nhỏ
các linh kiện điện tử, tích hợp chúng vào những thiết bị có những đặc điểm sau:
K...khai thác nguồn thông tin đáng tin cậy rất quan trọng để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn. Phải có trách nhiệm khi chia sẻ công khai các thông tin số đúng sự thật và đáng tin cậy. 
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: Giáo án và bài giảng điện tử
HS: Chuẩn bị bài tập nhóm đã được phân công.
Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động: Hoạt động 1. Ảnh in và ảnh số (10-15 phút)
a) Mục tiêu: Hs nhận ra những đặc điểm của thông tin số 	qua những ví dụ cụ thể
b) Nội dung: 
Các nhóm Hs nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trong tình huống SGK T10
Tổ chức hoạt động đọc mục a) thông tin số - SGKT10,11
c) Sản phẩm: HS nêu được đặc điểm chính của thông tin số (Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa bỏ hoàn toàn; Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lý thông tin đó cho phép).
d) Tổ chức thực hiện
GV chia nhóm – 2hs/nhóm. GV chiếu tình huống và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu
Hs thảo luận và trả lời câu hỏi
GV gọi HS trong nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Câu trả lời hướng tới đặc điểm của thông tin số. Ba câu hỏi gắn với hoạt động thu nhận, nhân bản Và lưu trữ dữ liệu số nhằm đưa đến một số kết luận sau
An nhận được bức ảnh số bằng cách truy cập vào mạng xã hội. Thông tin số có thể được truy cập từ xa.
An nhận được ảnh nhưng Khoa không bị mất bức ảnh gốc. Việc nhân bản thông tin số không tốn vật liệu và dễ thực hiện.
An có thể lưu trữ bức ảnh số vào nhiều thiết bị của mình. Dữ liệu số dễ dàng được nhân bản và lan truyền.
HS cần ghi nhớ hai đặc điểm chính của thông tin số
Hoạt động 2: Thông tin số (10-15 phút)
a) Mục tiêu:
HS nhận ra những đặc điểm xã hội của thông tin qua những ví dụ cụ thể 
b) Nội dung: Hs lấy bối cảnh là hành trình của một bức ảnh số
Khoa gửi à Mạng xã hội à An nhận à An chỉnh sửa à An gửi tiếp cho các bạn khác
Các nhóm HS nghiên cứu và trả lời các câu hỏi trong tình huống hình 2.2
Các câu hỏi nhằm làm nổi bật những đặc điểm của thông tin số và những vấn đề sinh khi thông tin số được thu nhận, lưu trữ, tìm kiếm, xử lý, chia sẻ trong xã hội, giữa những cá nhân và tổ chức
Hoạt động đọc: HS đọc nội dung b) thông tin số trong xã hội để ghi nhớ năm đặc điểm của thông tin trong môi trường số.
HS làm bài tập củng cố kiến thức
c) Sản phẩm: HS nêu được đặc điểm của thông tin trong môi trường số.
d) Tổ chức thực hiện:
GV chia nhóm – 2HS/nhóm. 
GV chiếu tình huống và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu
Tổ chức hoạt động đọc nội dung mục b và đưa ra đặc điểm của thông tin trong môi trường số.
Làm bài tập củng cố kiến thức
Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi, thực hiện theo yêu cầu
HS trình bày kết quả của nhóm. GV nhận xét chung và chốt kiến thức cho hs:
Câu trả lời được khái quát hóa thành những đặc điểm xã hội của thông tin số như gợi ý sau:
Không chỉ An mà cả máy chủ của trang mạng xã hội cũng lưu trữ bức ảnh mà Khoa gửi. Đó là ví dụ cho nhận định: Thông tin số đa dạng được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân.
Tùy theo cách Khoa gửi cho An, chỉ có những ai được Khoa hoặc An cho phép mới có thể xem được bức ảnh. Nếu bức ảnh không đăng kí bản quyền tác giả thì ai cũng có thể sử dụng bức ảnh theo cách của mình. Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ. Nếu Khoa gửi ảnh cho An theo cách công khai thì mọi người đều có thể tìm kiếm, xem và tải bức ảnh về máy của mình. Điều đó minh họa cho nhận xét: có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lý và chia sẻ thông tin số.
Vì An có thể chỉnh sửa bức ảnh thành một bức ảnh khác và gửi cho người khác. Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau. Ảnh cá nhân cua An trên nền ruộng bậc thang có thể gây nhầm lẫn. Vì vậy, thông tin số cần phải quản lý, khai thác một cách an toàn và có trách nhiệm.
Sau khi chỉnh sửa ảnh, An có thể gửi ảnh lại cho Khoa và các bạn khác.
Đặc điểm của thông tin trong môi trường số:
GV nhấn mạnh thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn, được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.
Hoạt động 3: Thông tin đáng tin cậy (10-15 phút)
a) Mục tiêu: 
Hs nhận ra những tác hại của việc sử dụng thông tin không đáng tin cậy. Thông tin đáng tin cậy được nhận dạng qua hiện tượng độc lập: tin giả. Tình huống trong hoạt động tiếp nối kết luật từ mục trước về độ tin cậy khác nhau của thông tin số.
b) Nội dung: GV chia nhóm và thảo luận trả lời câu hỏi hình 2.3, phân tích tác hại của việc làm theo những lời khuyên thiếu căn cứ
c) Sản phẩm: HS kể được một số nội dung trên mạng là tin giả, tin giả có tác hại như thế nào với người đọc tin và HS nêu được các xác định tin giả (kiểm tra nguồn gốc thông tin; phân biệt ý kiến với sự kiện; kiểm tra chứng cứ; đánh giá tính thời sự của thông tin.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi: 
Em hãy kể lại một số nội dung trên mạng mà em biết đó là tin giả.
Tin giả đó gây tác hại gì nếu người đọc tin vào điều đó?
Làm thế nào để em biết đó là tin giả?
Hoạt động đọc: hs đọc nội dung mục 2 và cho biết làm th...g yêu cầu cụ thể: dự kiến cấu trúc, số trang chiếu, phong cách trình bày này phù hợp với điều kiện, người nghe cụ thể
Gợi ý: HS có thể trình bày hình thành ý tưởng và cấu trúc bài trình chiếu theo Bảng 1: Cấu trúc bài trình chiếu
Nhiệm vụ 1 hs hoàn thành cột 1,2,3
STT
(Slide)
Nội dung
(ghi nội dung trọng tâm theo thư tự trình diễn)
Tư liệu
(tư liệu cần thiết hỗ trợ trình diễn: hình ảnh, âm thanh, video,)
Địa chỉ trang web
(Trang web tìm kiếm tư liệu)
Nguồn gốc
(Nguồn gốc của tư liệu)
Thời gian
(thời gian dự kiến để trình bày nội dung)
1
(trang tiêu đề)





2
(trang dàn ý)





3
(Trang nội dung)

 









Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi, thực hiện theo yêu cầu
HS trình bày kết quả của nhóm. GV nhận xét chung và đánh giá về những luận điểm của các nhóm.
Những HS khác nhau có thể đề xuất những luận điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc lập luận cần hợp logic, dựa trên các quy tắc suy diễn.
Hoạt động 3: Nhiệm vụ 2 – Tìm kiếm và đánh giá thông tin (15-20 phút)
a) Mục tiêu: 
HS sử dụng được công cụ tìm kiếm, đánh giá được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề.
b) Nội dung: Các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ nhóm trưởng phân công, tìm kiếm, khai thác tư liệu trong môi trường số và đánh giá lợi ích của thông tin tìm được để giải quyết vấn đề năng lượng tái tạo.
c) Sản phẩm: Bảng 1: Cấu trúc bài trình chiếu
d) Tổ chức thực hiện:
HS thực hiện các yêu cầu sau:
HS thực hiện theo nhiệm vụ phân công công việc của nhóm trưởng. Thực hiện ba bước theo hướng dẫn trong SGK và hoàn thiện Bảng 1: Cấu trúc bài trình chiếu 
HS tìm kiếm, khai thác tư liệu trong môi trường số theo luận điểm họ đã nêu ra ở nhiệm vụ 1 về chủ đề Năng lượng tái tạo.
HS đánh giá lợi ích của thông tin tìm được để giải thuyết phục người nghe về luận điểm họ đưa ra trong nhiệm vụ 1.
Trong nhiệm vụ này, HS cần tìm kiếm, lưu trữ và đánh giá lợi ích của thông tin tìm được, hỗ trợ các lập luận của bài trình chiếu.
Trong bước tìm kiếm, từ khoá hợp lí sẽ giúp máy tìm kiếm trả lại những kết quả tốt, phù hợp với yêu cầu tìm kiếm. Ngoài việc lựa chọn từ khoá, những kĩ thuật tìm kiếm nâng cao cũng có thể hỗ trợ HS tìm được kết quả hữu ích. Trong bước lưu trữ, việc ghi chép nguồn gốc, nội dung, địa chỉ và thời gian của dữ liệu tìm được vừa giúp HS đánh giá lợi ích thông tin đối với vấn đề cần giải quyết,vừa gúp họ lập danh mục tài liệu tham khảo của báo cáo.
Trong bước đánh giá, nội dung tìm được một mặt cần phải phù hợp với yêu cầu củabáo cáo, mặt khác cần phải có độ tin cậy cao. Độ tin cậy của thông tin được đánh giá dựa trên các tiêu chí như nguồn gốc, mục đích, chứng cứ và thời gian của dữ liệu. 
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu
HS trình bày nội dung bảng 1
GV đánh giá độ tin cậy thông tin cùng các nhóm.
Hoạt động 4. Nhiệm vụ 3 – Xử lý và trao đổi thông tin (35 phút)
a) Mục tiêu: 
Tạo bài trình chiếu theo cấu trúc đã định
Biên tập nội dung bài trình chiếu
Chia sẻ bài trình chiếu trong môi trường số.
b) Nội dung: HS sử dụng được công cụ xử lý và trao đổi thông tin trong môi trường số
c) Sản phẩm: Bài trình chiếu chủ đề “Năng lượng tái tạo”
d) Tổ chức thực hiện:
Gợi ý: nội dung là tiết 2 nên GV có thể giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm hoàn thiện bài trình chiếu. Nội dung trên lớp có thể trình bày và báo cáo sản phẩm, như vậy GV sẽ đánh giá được kĩ hơn các sản phẩm của các nhóm. Hoặc GV có thể thực hiện theo tiến trình sau:
Xử lí thông tin. Trong nhiệm vụ biên tập nội dung bài trình chiếu (một phần của nhiệm vụ 3), GV có thể đặt ra những yêu cầu khác nhau như độ dài văn bản, cách dùng ngôn ngữ, đặc điểm của hình ảnh, bố cục, tỷ lệ, để HS nâng cao kĩ năng xử lí thông tin bằng máy tính.
Trao đổi thông tin: Các nhóm cùng chia sẻ sản phẩm qua mạng Internet (sử dụng 1 page học tập của môn hoặc sử dụng các app học tập)
Các nhóm đều có thể xem bài của các nhóm khác
GV yêu cầu chấm chéo dựa trên tiêu chí đánh giá sản phẩm
GV đưa ra tiêu chí đánh giá tính tích cực của hoạt động nhóm cho từng nhóm.
HS thực hiện theo yêu cầu
HS báo cáo kết quả 
GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận
Hoạt động 5: Luyện tập (5phút)
a) Mục tiêu: 
Hs luyện tập chủ động tìm kiếm thông tin trên mạng Internet và phân tích đánh giá mức độ tin cậy của nguồn tin.
Làm bài tập phần luyện tập trong SGK.
b) Nội dung:
 Hs làm bài tập luyện tập trong SGK T17
c) Sản phẩm: Câu 1.B; 2.C
d) Tổ chức thực hiện:
Chia hoạt động nhóm 2-3hs/nhóm
Trả lời câu hỏi phần luyện tập
Nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi phần luyện tập 
HS trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá và bổ sung
GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận
Hoạt động 6: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để đánh giá thông tin.
b) Nội dung: Bài tập vận dụng trong SGK trang 17
c) Sản phẩm: Bài làm của hs về thông tin của đội bóng, một cầu thủ hay một nghệ sĩ mà em hâm mộ; đánh giá nguồn thông tin tìm được.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao bài tập cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. HS gửi sản phẩm qua hòm thư hoặc không gian...ản phẩm số của nhóm được tuân theo những quy định về đạo đức văn hóa và pháp luật.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS đánh giá sản phẩm trên của nhóm mình và trả lời các câu hỏi sau: 
Sản phẩm của nhóm có phải là sản phẩm công nghệ kĩ thuật số hay không?
Sản phẩm có đủ chuẩn mực về văn hóa, đạo đức xã hội, có vi phạm pháp luật hay không?
Vì sao cần đảm bảo tính văn hóa, tính đạo đức và tuân thủ theo những quy định về đạo đức văn hóa và pháp luật khi tạo ra sản phẩm số.
GV sẽ lựa chọn ra 1-2 sản phẩm nhóm đặc trưng để cả lớp cùng đánh giá, nhận xét. GV nhấn mạnh những chuẩn mực văn hóa đạo đức, tuân thủ pháp luật khi tạo ra sản phẩm số và những điều cần tránh khi đăng tải những sản phẩm số trên mạng xã hội
Ngoài sản phẩm số trên, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm số dạng nào nữa? GV khuyến khích HS tạo các sản phẩm số không vi phạm đạo đức văn hóa và tuân thủ pháp luật.
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu
Đại diện nhóm HS báo cáo
GV chốt: Mục đích “tạo ra xã hội số lành mạnh và hợp pháp” là mục đích vĩ mô, tuy nhiên, để đạt được điều đó thì phụ thuộc rất nhiều vào các hành động cụ thể của chính các em HS, thế hệ hiện tại và tương lai của xã hội số.
Hoạt động 4: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu: 
HS xác định được hành vi nào là vi phạm hay không vi phạm đạo đức và văn hóa khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số.
b) Nội dung:
 Hs làm bài tập luyện tập trong SGK T20
c) Sản phẩm: Đáp án bài luyện tập: 
Hành động vi phạm: a, c, e, f
Hành động không vi phạm: b, d
d) Tổ chức thực hiện:
HS làm bài tập vào vở
HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, đánh giá và bổ sung
GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận
Hoạt động 5: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: HS tạo ra sản phẩm số có sáng tạo không vi phạm đạo đức văn hóa và tuân thủ pháp luật.
b) Nội dung: Bài tập vận dụng trong SGK trang 20
c) Sản phẩm: Sản phẩm số có sáng tạo không vi phạm đạo đức văn hóa và tuân thủ pháp luật.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao bài tập cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. HS gửi sản phẩm qua hòm thư hoặc không gian lưu trữ trên mạng được GV qui định.
GV tổ chức chia sẻ và đánh giá kết quả làm bài của HS ở thời điểm phù hợp của những tiết học tiếp theo.
Trường:	Giáo viên:	
Tổ:	
BÀI 5 – SỬ DỤNG BẢNG TÍNH GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN THỰC TẾ
Tin học Lớp 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
Sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối khi thực hiện sao chép công thức.
Thao tác sao chép được dữ liệu từ các tệp văn bản, trang trình chiếu sang trang tính.
2. Về năng lực:
Giải thích được sự thay đổi địa chỉ tương đối trong công thức khi sao chép công thức. Giải thích được sự khác nhau giữa địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối của một ô tính.
Sử dụng được phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài toán thực tế.
Sao chép được dữ liệu từ các tệp văn bản, trang trình chiếu sang trang tính.
3. Phẩm chất:
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì trong học và tự học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: 
Hình ảnh giao diện một số chợ ứng dụng trên mạng như: Google Play, Apps Store, Microsoft Store,
HS:
HS nhập dữ liệu các trang tính ở Hình 5.1, 5.2, 5.3; bảng dữ liệu 5.2 trên phần mềm soạn thảo văn bản hoặc phần mềm trình chiếu.
Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động: (5 phút)
a) Mục tiêu: Hoạt động này đặt HS vào ngữ cảnh thực tế để dẫn đến việc tạo bảng tính lưu trữ và tính toán số liệu. Hoạt động này cũng kết nối với kiến thức về chương trình bảng tính đã học ở lớp 7 sang kiến thức mới của chương trình bảng tính ở lớp 8.
b) Nội dung: 
HS đọc thông tin phần khởi động để hiểu bài toán và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS đưa ra câu trả lời của mình (Hình 5.1 cần bổ sung công thức tính doanh thu của từng sản phẩm.
d) Tổ chức thực hiện
GV chia nhóm 2HS/nhóm. GV giao nhiệm vụ HS đọc thông tin phần khởi động và thảo luận trả lời câu hỏi.
HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời về những thông tin cần bổ sung ở Hình 5.1.
GV gọi một số nhóm đưa ra ý kiến. GV phân tích và tổng hợp các ý kiến của HS
Câu hỏi của phần khởi động là câu hỏi mở, mục tiêu là để HS hiểu rõ ngữ cảnh của bài toán thực tế, không đánh giá đúng sai.
Hoạt động 2: Địa chỉ tương đối (20 phút)
a) Mục tiêu:
Hoạt động này là sự kết nối với kiến thức cũ, để từ đó dẫn dắt đến khái niệm mới: địa chỉ tương đối.
b) Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm (2 HS/nhóm) thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu. Gọi đại diện một số nhóm lên trình bày và trả lời các câu hỏi yêu cầu của GV. GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động
c) Sản phẩm: Bảng dữ liệu hình 5.2 sau khi thực hiện công thức tính doanh thu.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu: 
HS được ngồi theo nhóm đã được phân công. 
Các nhóm thực hiện trên máy tính và đưa ra câu trả lời. Hs hoàn thiện phiếu bài tập trả lời câu hỏi
GV bao quát các hoạt động của các nhóm. Gọi đại diện một số nhóm có ý kiến khác nhau lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Dựa vào kiến thức của lớp 7, HS có thể đưa ra 2 cách thực hiện công thức tính doanh thu:
C1: Sử dụng địa chỉ của ô...Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để tạo lập công thức tính doanh thu và doanh thu của công ty sản xuất 5 phần mềm ứng dụng mà em quan tâm.
b) Nội dung: Bài tập vận dụng trong SGK trang 26
c) Sản phẩm: tệp bài làm của học sinh Vandung.xlsx
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao bài tập cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. HS gửi sản phẩm qua hòm thư hoặc không gian lưu trữ trên mạng được GV qui định.
GV tổ chức chia sẻ và đánh giá kết quả làm bài của HS ở thời điểm phù hợp của những tiết học tiếp theo.
Trường:	Giáo viên:	
Tổ:	
BÀI 6 – SẮP XẾP VÀ LỌC DỮ LIỆU
Tin học Lớp 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
Thao tác lọc, sắp xếp dữ liệu theo một tiêu chí và nhiều tiêu chí của phần mềm bảng tính.
2. Về năng lực:
Sử dụng được phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài toán thực tế.
Nêu được một số tình huống thực tế cần sử dụng các chức năng sắp xếp và lọc dữ liệu.
Thực hiện được các thao tác lọc, sắp xếp dữ liệu của phần mềm bảng tính.
3. Phẩm chất:
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì thông qua hoạt động luyện tập, thực hành sử dụng chức năng sắp xếp và lọc dữ liệu của chương trình bảng tính để giải quyết yêu cầu.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: 
Bài giảng điện tử. GV chia nhóm HS và hướng dẫn HS nhiệm vụ chuẩn bị bài: điều tra khảo sát (theo mẫu Hình 6.1) và yêu cầu HS nhập dữ liệu kết quả khảo sát theo Hình 6.2. Bảng kết quả khảo sát.
HS:
HS phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm để chuẩn bị theo hướng dẫn của GV.
Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động: (5 phút)
a) Mục tiêu: HS vào tình huống thực tiễn cần tạo bảng tính lưu trữ kết quả khảo sát để từ đó sử dụng chức năng sắp xếp và lọc dữ liệu giải quyết yêu cầu bài toán.
b) Nội dung: 
GV đưa ra hoạt động thực tiễn là hoạt động đã giao về nhà cho học sinh. Từ dữ liệu phiếu khảo sát thu được sẽ tiến hành xử lí dữ liệu (sắp xếp danh sách, lọc ra các bạn học sinh cùng muốn tìm hiểu mỗi nội dung tin học). Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải làm thế nào? GV dẫn dắt đến nội dung bài học
c) Sản phẩm: HS trả lời theo chủ quan của mình ( Bảng tính gồm cột: Nội dung Tin học; Mong muốn tìm hiểu)
d) Tổ chức thực hiện
GV cho HS ngồi theo nhóm. GV giao nhiệm vụ HS đọc thông tin phần khởi động và thảo luận trả lời câu hỏi.
HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời 
GV gọi một số nhóm đưa ra ý kiến. GV phân tích và tổng hợp các ý kiến của HS
Tạo bảng tính lưu trữ kết quả khảo sát để từ đó sử dụng chức năng sắp xếp và lọc dữ liệu giải quyết yêu cầu bài toán.
Hoạt động 1: Sử dụng phần mềm bảng tính trợ giúp giải quyết bài toán thực tế (20 phút)
a) Mục tiêu:
HS xác định được những dữ liệu cần lưu trữ kết quả khảo sát để từ đó
sử dụng chức năng sắp xếp và lọc dữ liệu giải quyết yêu cầu bài toán thực tế.
b) Nội dung: HS ngồi theo vị trí nhóm đã được phân công, thảo luận hoạt động phiếu khảo sát. GV gọi đại diện một số nhóm lên trình bày và trả lời các câu hỏi yêu cầu của GV. HS nhập dữ liệu phiếu điều tra theo mẫu bảng Hình 6.2. GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động
c) Sản phẩm: Thông tin trong phiếu khảo sát và nội dung bảng kết quả khảo sát.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu: 
HS được ngồi theo nhóm đã được phân công.
Các nhóm thảo luận mục đích của khảo sát là thu thập thông tin để quyết định CLB Tin học sẽ tổ chức như thế nào? Để dễ dàng trong việc quản lý như tìm kiếm học sinh, muốn thống kê những học sinh có cùng một nội dung tìm hiểu, tìm ra nội dung nào có nhiều học sinh đăng kí tham gia nhất thì chúng ta cần làm như thế nào?....
HS tiến hành nhập kết quả phiếu điều tra vào bảng excel, tổ chức dữ liệu sao cho phù hợp để dễ dàng cho việc quản lý (gợi ý mẫu bảng dữ liệu Hình 6.2). 
HS và GV có thể bổ dung những yêu cầu thông tin khác.
Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi, thực hiện theo yêu cầu
HS trình bày kết quả của nhóm. 
Chúng ta có thể sử dụng chức năng sắp xếp và lọc dữ liệu để giải quyết những yêu cầu của bài toán thực tế.
Hoạt động 2: Thực hành sắp xếp dữ liệu (20 phút)
a) Mục tiêu: HS thực hiện thao tác sắp xếp dữ liệu theo một và nhiều tiêu chí
b) Nội dung: GV chia nhóm HS (2-3HS/nhóm), thực hiện lần lượt theo hướng dẫn để thực hiện các thao tác sắp xếp dữ liệu
c) Sản phẩm: Bảng dữ liệu hình 6.4; hình 6.6 (Ketquakhaosat.xlsx)
d) Tổ chức thực hiện:
HS ngồi theo nhóm để thực hành trên máy tính, thực hiện theo hướng dẫn SGK để hoàn thành 2 nhiệm vụ sau trên bảng dữ liệu Bảng kết quả khảo sát
Nhiệm vụ 1: Sắp xếp cột “Tên” theo thứ tự bảng chữ cái.
Nhiệm vụ 2: Sắp xếp cột “Tên” theo thứ tự bảng chữ cái. Tuy nhiên, nếu học sinh cùng tên thì sắp xếp cột “Họ đệm” theo thữ tự bảng chữ cái
HS thực hành theo nhóm, GV quan sát các thao tác thực hiện của các nhóm.
Hoạt động củng cố: HS trong nhóm thảo luận trả lời câu hỏi và thực hiện thao tác trên máy tính.
Các nhóm báo cáo kết quả sau khi thực hiện thao tác sắp xếp và tiến hành đánh giá
GV nhấn mạnh lại thao tác thực hiện lệnh sắp xếp dữ liệu theo một hoặc nhiều tiêu chí.
Hoạt động 3: Thực hành – Lọc d...ố học sinh quan tâm các nội dung Tin học
Nhiệm vụ 2: Tạo biểu đồ hình quạt như hình 7.4 để so sánh trực quan tỉ lệ phần trăm số học sinh của mỗi nội dung Tin học trên tổng số học sinh khảo sát.
d) Tổ chức thực hiện:
HS ngồi theo nhóm đôi để thực hành trên máy tính, thực hiện theo các bước hướng dẫn trong SGK trang 33, 34 để hoàn thành 2 nhiệm vụ (lưu ý hoán đổi để mỗi HS được thực hành trực tiếp trên máy một nhiệm vụ).
GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết. Trong quá trình quan sát học sinh thực hành, nhận diện các vấn đề cần lưu ý và lựa chọn nhóm HS báo cáo kết quả (nhóm có kết quả đã đạt được theo mục tiêu, nhóm có vấn đề cần lưu ý,...)
GV sử dụng công cụ quản lý phòng máy (ví dụ: NetSupport School,...) để HS báo cáo quá trình thực hành trước lớp. 
GV tổ chức đánh giá và chốt lại kỹ năng tạo biểu đồ cột và biểu đồ hình quạt tròn. 
Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút)
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức và kỹ năng về tạo biểu đồ 
b) Nội dung: thực hành bài tập của phần luyện tập trong SGK trang 35.
c) Sản phẩm: Hai tệp bài làm của học sinh: TGSDThietbiso.xlsx, CongNghiepPhanMem.xlsx
d) Tổ chức thực hiện:
HS ngồi theo nhóm đôi để thực hành trên máy tính, lần lượt giải quyết bài 1 và bài 2 của phần luyện tập trong SGK trang 35 (lưu ý hoán đổi vai trò để mỗi HS thực hành một bài tập trên máy tính).
GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS khi cần thiết.
HS báo cáo kết quả luyện tập, GV tổ chức đánh giá. 
GV đưa ra câu hỏi gợi mở về một số loại biểu đồ khác để dẫn dắt sang hoạt động vận dụng.
Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để tạo biểu đồ đoạn thẳng.
b) Nội dung: Bài tập vận dụng trong SGK trang 35
c) Sản phẩm: tệp bài làm của học sinh CongNghiepPhanMem.xlsx có bổ sung biểu đồ đoạn thẳng
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao bài tập cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. HS gửi sản phẩm qua hòm thư hoặc không gian lưu trữ trên mạng được GV qui định.
GV tổ chức chia sẻ và đánh giá kết quả làm bài của HS ở thời điểm phù hợp của những tiết học tiếp theo.
Trường:	Giáo viên:	
Tổ:	
BÀI 8a – LÀM VIỆC VỚI DANH SÁCH DẠNG LIỆT KÊ 
VÀ HÌNH ẢNH TRONG VĂN BẢN
Tin học Lớp 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
Thao tác tạo danh sách dạng liệt kê; làm việc với hình ảnh và vẽ đồ họa.
2. Về năng lực:
Thực hiện được các thao tác: tạo danh sách dạng liệt kê; chèn thêm, xoá bỏ, co dãn hình ảnh; vẽ hình đồ hoạ trong văn bản,...
Tạo được sản phẩm là văn bản có tính thẩm mĩ phục vụ nhu cầu thực tế.
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ, có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia công việc chung.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: 
Hình ảnh một số trang văn bản có sử dụng danh sách dạng liệt kê, hình ảnh, hình đồ hoạ minh hoạ cho nội dung văn bản. 
Một số tờ rơi quảng cáo sản phẩm hoặc sự kiện. 
Các tệp văn bản soạn sẵn nội dung của Phiếu khảo sát, tờ rơi quảng cáo cho CLB Tin học, các tệp hình ảnh sử dụng để tạo tờ rơi.
Hướng dẫn phần chuẩn bị về nhà cho học sinh, xây dựng tiêu chí đánh giá sản phẩm nhiệm vụ 1, 2 trong phần thực hành tạo sản phẩm là văn bản phục vụ nhu cầu thực tế.
HS:
HS chuẩn bị các tệp văn bản soạn sẵn nội dung của Phiếu khảo sát, tờ rơi quảng cáo cho CLB Tin học, các tệp hình ảnh sử dụng để tạo tờ rơi.
Tiến trình dạy học
Hoạt động khởi động: (5 phút)
a) Mục tiêu: HS bước đầu hiểu được rằng có thể sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo ra các sản phẩm số phục vụ nhu cầu thực tế.
b) Nội dung: 
GV đưa ra tình huống nhiệm vụ thiết kế “Phiếu khảo sát” của bạn An, HS đọc tình huống và trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Nhận định của HS (VD: Không cần nhập từng thứ tự trong danh sách; Để tiết kiệm thời gian, ta thực hiện thao tác tạo danh sách dạng liệt kê 1,2,3,4)
d) Tổ chức thực hiện
GV cho HS ngồi theo nhóm. GV giao nhiệm vụ HS đọc thông tin phần khởi động và thảo luận trả lời câu hỏi.
HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời 
GV gọi một số nhóm đưa ra ý kiến. GV phân tích và tổng hợp các ý kiến của HS
GV nhận định: có thể sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản để tạo ra các sản phẩm số phục vụ nhu cầu thực tế và dẫn dắt học sinh đến nội dung của bài học.
Hoạt động 1: Tác dụng của danh sách liệt kê (10-15 phút)
a) Mục tiêu: 
HS nhận ra được sử dụng danh sách liệt kê giúp người đọc dễ quan sát, dễ hiểu nội dung văn bản, tạo ấn tượng rõ ràng cho người đọc. Từ đó, nhận ra tầm quan trọng của việc trình bày văn bản. Cùng một nội dung nhưng nếu văn bản được trình bày hợp lí sẽ có tác dụng rất lớn trong việc truyền đạt nội dung
b) Nội dung: HS ngồi theo vị trí nhóm đã được phân công, quan sát Hình 8a.2 và Hình 8a.3 và thảo luận cho nhận xét về hai cách trình bày nội dung. Từ đó, HS nêu được các kiểu danh sách dạng liệt kê, ưu điểm của việc sử dụng danh sách dạng liệt kê và điền vào phiếu bài tập.
c) Sản phẩm: Phiếu bài tập của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu: 
HS được ngồi theo nhóm đã được phân công.
Quan sát Hình 8a.2 và Hình 8a.3 và thảo luận cho nhận xét về hai cách trình bày nội dung
Qua ví dụ, HS nêu các kiểu danh sách dạng liệt k...Sản phẩm: tệp bài làm của học sinh toroi.docx
d) Tổ chức thực hiện:
GV gợi ý và giao bài tập cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. HS gửi sản phẩm qua hòm thư hoặc không gian lưu trữ trên mạng được GV qui định.
GV tổ chức chia sẻ và đánh giá kết quả làm bài của HS ở thời điểm phù hợp của những tiết học tiếp theo.
Trường:	Giáo viên:	
Tổ:	
BÀI 8b – PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH
Tin học Lớp 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
Chức năng chính của phần mềm chỉnh sửa ảnh.
2. Về năng lực:
Nêu được một vài chức năng chính của phần mềm chỉnh sửa ảnh.
Thực hiện được các thao tác: mở tệp ảnh; đọc thông tin ảnh; phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển ảnh; lưu tệp ảnh.
3. Về phẩm chất: 
HS có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm. 
HS ham học, tích cực tham gia các hoạt động, sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp
II. Thiết bị dạy học và học liệu
GV: Slide bài giảng điện tử, máy tính cài đặt phần mềm chỉnh sửa ảnh GIMP. Một số tệp hình ảnh.
HS: một số hình ảnh sưu tầm hoặc tự chụp
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (5’)
a) Mục tiêu: Đưa hs vào tình huống có vấn đề (lỗi về ảnh, chưa đúng ý khi chụp ảnh)
b) Nội dung: nhận xét về hai hình ảnh Hình 8b.1 và Hình 8b.2.
c) Sản phẩm: HS nhận xét theo chủ quan của mình. Ví dụ: Hình 8b.2 rõ nét, màu sắc đẹp hơn.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ HS quan sát hình ảnh phần khởi động phát hiện các lỗi trong ảnh.
- Hs quan sát hình, đọc thông tin phần khởi động
- Hs phát hiện lỗi, nhận xét tình huống
- GV nhận xét, sau đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25’)
Hoạt động 2.1: Phần mềm chỉnh sửa ảnh
a) Mục tiêu: 
- Hs nêu được một vài chức năng chính của phần mềm chỉnh sửa ảnh.
b) Nội dung: 
- So sánh điểm khác biệt của ảnh sau khi chỉnh sửa Hình 8b.2 với ảnh trước khi chỉnh sửa Hình 8b.1.
- Chức năng chính của phần mềm chỉnh sửa ảnh
c) Sản phẩm: 
- Hình 8b.1: ngón tay che ống kính, ảnh mờ và tối; Hình 8b.2: không bị che lấp, ảnh sáng, rõ ràng.
- Những chức năng chính của phần mềm chỉnh sửa ảnh gồm: tạo mới ảnh, chỉnh sửa ảnh, chuyển đổi ảnh sang các định dạng và độ phân giải khác nhau.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV đưa ra hình ảnh ban đầu Hình 8b.1 và hình ảnh sau khi đã chỉnh sửa Hình 8b.2 cho HS quan sát và yêu cầu HS so sánh điểm khác biệt của ảnh sau khi chỉnh sửa với ảnh trước khi chỉnh sửa.
- Chia lớp thành các nhóm trả lời 2 câu hỏi trong Hoạt động 1/SGK -T56
- Các nhóm đọc nội dung phần kiến thức mới và thảo luận trả lời câu hỏi và chia sẻ với lớp (nhóm đại diện) các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
Ghi nhớ: 
- Chỉnh sửa ảnh là thay đổi hình ảnh ban đầu để tạo ra hình ảnh mới.
- Phần mềm chỉnh sửa ảnh là công cụ hỗ trợ tạo ra hoặc thay đổi một ảnh gốc để có được ảnh mới theo yêu cầu.
Hoạt động 2.2: Đối tượng và lớp trong ảnh
a) Mục tiêu: 
- Hs xác định được các đối tượng trong một bức ảnh và các lớp của bức ảnh.
b) Nội dung: 
- Quan sát H8b.3 và trả lời 2 câu hỏi phần hoạt động 2/SGK-T57
- Quan sát H8b.4 và trả lời 3 câu hỏi phần hoạt động 2/SGK-T58
c) Sản phẩm: 
- Xem ảnh trong Hình 8b.3 em có thể thấy trên cảnh nền là mặt nước và cây cỏ có một quả bóng màu trắng, một chiếc thuyền màu vàng và một bạn đang chèo thuyền
- Nếu xếp chóng khít 3 tấm nhựa lên nhau em sẽ nhìn thấy kết quả như hình 8b.5
- Nếu để lớp trên cùng vào giữa 2 lớp còn lại em sẽ nhìn thấy kết quả là chỉ nhìn thấy thảm cỏ và bầu trời, dòng chữ bị bầu trời che lấp.
- Để mỗi đối tượng ở một lớp sẽ giúp cho việc chỉnh sửa ảnh dễ dàng hơn.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm trả lời 2 câu hỏi trong Hoạt động 2/SGK -T57,58
- Các nhóm đọc nội dung phần kiến thức mới và thảo luận trả lời câu hỏi và chia sẻ với lớp (nhóm đại diện) các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động.
Ghi nhớ:
- Ảnh được tạo nên từ nhiều lớp. Lớp dưới cùng là lớp ảnh nền. Mỗi lớp chứa các đối tượng riêng. Đối tượng nằm ở lớp dưới sẽ bị che bởi đối tượng nằm ở lớp trên.
- Các thao tác chỉnh sửa chỉ có tác dụng với các đối tượng đang được chọn, lớp ảnh đang chọn.
- Gv yêu cầu hs trả lời nhanh câu hỏi sgk/T59
- Hs suy nghĩ và trả lời
- Gv chốt đáp án: D.
Hoạt động 2.3: Đọc thông tin ảnh
a) Mục tiêu: 
- Hs đọc được thông tin kích thước hình ảnh.
b) Nội dung: Hs đọc nội dung mục 3. Đọc thông tin ảnh và trả lời câu hỏi hoạt động 4.
c) Sản phẩm: Câu trả lời tùy thuộc và học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
* GV yêu cầu hs đọc nội dung kiến thức và trả lời câu hỏi
- HS đọc nội dung, suy nghĩ và trả lời cá nhân
- GV gọi HS trả lời.
- GV chiếu cho HS ví dụ cho thấy một hình ảnh có một phần được phóng to để có thể dễ dàng nhìn thấy các pixel riêng lẻ, được hiển thị dưới dạng hình vuông nhỏ.
- GV chiếu một số thông tin hình ảnh và yêu cầu HS đọc kích thước, định dạng ảnh.
- GV đánh giá kết quả của HS, chốt lại kiến thức.
Ghi nhớ: 
Kích thước của ảnh có thể tính theo đơn vị độ dài (inch) hoặc pixel và được biểu diễn ...dung đặt trong phần đầu trang và chân trang mặc dù cần thiết nhưng cũng không nên lạm dụng. Nội dung trong phần đầu trang và chân trang nên chọn lọc, cô đọng và thực sự cần thiết.
Hoạt động 2: Đánh số trang (20 phút)
a) Mục tiêu: 
HS nhớ lại các cuốn sách, tài liệu, truyện mà mình đã từng đọc đều được đánh số trang.
HS biết được số trang trong các cuốn sách, truyện có thể được đặt ở nhiều vị trí.
HS biết được quy định đánh số trang theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.
b) Nội dung: GV cho HS quan sát những tệp văn bản mẫu ở trên và yêu cầu học sinh đánh số trang ở vị trí nào? Quy định đánh số trang theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS (VD: số trang sách thường nằm ở bên phải, giữa, bên trái đầu trang hoặc chân trang. Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư thì số trang được đánh ở giữa đầu trang và không hiển thị trang 1.
d) Tổ chức thực hiện:
HS ngồi theo nhóm được phân công. Thực hiện quan sát các tệp văn bản mẫu của GV và bằng sự hiểu biết của mình, HS trả lời các câu hỏi sau:
Nêu các vị trí của số trang trong tệp văn bản.
Tác dụng của việc đánh số trang trong văn bản.
Em hãy tìm hiểu Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có yêu cầu như thế nào về đánh số trang trong văn bản?
HS làm bài tập phần hoạt động củng cố kiến thức.
Các nhóm thực hiện theo yêu cầu
GV gọi đại diện một số nhóm lên trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Số trang trong văn bản được đánh tự động và đặt ở đầu trang và chân trang.
Bổ sung kiến thức cho HS về Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư có yêu cầu về đánh số trang trong văn bản: 
Số trang văn bản được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng và không hiển thị số trang thứ nhất
Hoạt động 3: Thực hành – Đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang (25 phút)
a) Mục tiêu: HS thực hiện thao tác thêm đầu trang, chân trang và đánh số trang theo Nghị định 30.
b) Nội dung: GV chia nhóm HS (2-3HS/nhóm), Yêu cầu HS bổ sung thêm nội dung của tệp văn bản – ít nhất là 3 trang (Nội dung này HS đã yêu cầu chuẩn bị ở nhà). HS thực hiện các theo các bước hướng dẫn SGK và yêu cầu đánh số trang theo Nghị định 30
c) Sản phẩm: Tệp văn bản CLBTinhoc.docx sau khi thực hiện thao tác đánh số trang, thêm nội dung đầu trang và chân trang.
d) Tổ chức thực hiện:
HS ngồi theo nhóm để thực hành trên máy tính, thực hiện theo hướng dẫn SGK để hoàn thành nhiệm vụ:
Mở tệp CLBTinhoc.docx để thực hiện thêm đầu trang, chân trang và đánh số trang
GV yêu cầu HS nhắc lại quy định về đánh số trang theo Nghị Định 30: Số trang văn bản được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng và không hiển thị số trang thứ nhất
HS thực hành theo nhóm, GV hướng dẫn và quan sát các thao tác thực hiện của các nhóm.
Các nhóm báo cáo kết quả sau khi thực hiện thao tác và tiến hành đánh giá dựa trên tiêu chí đánh giá.
GV nhấn mạnh lại thao tác thêm đầu trang, chân trang và đánh số trang.
Thao tác đánh số trang, không hiển thị số trang thứ nhất:
HS nhấn chọn mục Different First Page
Hoạt động 4: Luyện tập ( 15 phút)
a) Mục tiêu: 
Hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập giúp HS ghi nhớ nội dung bài học thực hiện thao tác thêm đầu trang, chân trang và đánh số trang 
b) Nội dung: Hs làm bài tập luyện tập trong SGK T45
c) Sản phẩm: Tệp văn bản CLBTinhoc.docx bổ sung thêm người hoặc tên nhóm thực hiện dự án vào đầu trang; đặt số trang vào vị trí bên trái của chân trang.
d) Tổ chức thực hiện:
Chia hoạt động nhóm 2-3HS/nhóm
Bổ sung thêm người hoặc tên nhóm thực hiện dự án vào đầu trang
Đặt số trang vào vị trí bên trái của chân trang.. 
HS thảo luận và trả lời câu hỏi phần luyện tập và vận dụng
HS trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá và bổ sung 
GV đánh giá kết quả của HS và đưa ra kết luận. Nhấn mạnh thao tác tạo thêm đầu trang, chân trang và đánh số trang 
Hoạt động 5: Vận dụng (5 phút)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức để tạo đường thẳng vào đầu trang, chân trang.
b) Nội dung: Bài tập vận dụng trong SGK trang 45
c) Sản phẩm: Tệp văn bản CLBTinhoc.docx sau khi bổ sung đường thẳng vào đầu trang và chân trang.
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao bài tập cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. HS gửi sản phẩm qua hòm thư hoặc không gian lưu trữ trên mạng được GV qui định.
GV tổ chức chia sẻ và đánh giá kết quả làm bài của HS ở thời điểm phù hợp của những tiết học tiếp theo.
Trường:	Giáo viên:	
Tổ:	
BÀI 9b – THAY ĐỔI KHUNG HÌNH, KÍCH THƯỚC ẢNH
Tin học Lớp 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
Công cụ cắt, xoay, thay đổi kích thước hình ảnh.
2. Về năng lực:
Thực hiện được các thao tác: cắt, xoay, thay đổi kích thước hình ảnh.
3. Về phẩm chất: 
HS có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm. 
HS ham học, tích cực tham gia các hoạt động, sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp
II. Thiết bị dạy học và học liệu
G... khởi động: (5 phút)
a) Mục tiêu: 
Giới thiệu tình huống để HS bước đầu suy nghĩ về việc giải quyết một vấn đề, một công việc. Với yêu cầu rõ ràng là tạo bài trình chiếu trong lễ ra mắt CLB, HS sẽ đưa ra các phương án trả lời khác nhau cho câu hỏi. Đó có thể là: Bạn An cần chú ý đến nội dung trình chiếu (giới thiệu gì về CLB), hình thức bài trình chiếu (cần làm thật đẹp, thật ấn tượng,...), cách trình bày bài trình chiếu,....
b) Nội dung: 
GV đưa ra tình huống giao nhiệm vụ tạo bài trình chiếu để trình chiếu trong lễ ra mắt CLB Tin học. Các nhóm sẽ đưa ra các ý tưởng khác nhau với mục tiêu ngắn gọn, ấn tượng, sáng tạo Khi tạo bài trình chiếu thì cần chú ý đến những điều gì?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS (VD: những điều cần lưu ý khi tạo bài trình chiếu là nội dung bài trình chiếu, hình thức bài trình chiếu)
d) Tổ chức thực hiện
GV cho HS ngồi theo nhóm. GV giao nhiệm vụ HS nêu ý tưởng tạo bài trình chiếu để trình chiếu trong lễ ra mắt CLB Tin học và khi tạo bài trình chiếu chú ý đến những điều gì?
HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời 
GV gọi một số nhóm đưa ra ý kiến. GV phân tích và tổng hợp các ý kiến của HS
Khi tạo bài bài trình chiếu thì chúng ta cần chú ý đến nội dung, hình thức, cách trình bày bài trình chiếu và dẫn dắt học sinh đến nội dung của bài học.
Hoạt động 1: Đặc điểm của văn bản trên trang chiếu (10-15 phút)
Mục tiêu: HS biết được đặc điểm của văn bản trong trang chiếu: nội dung ngắn gọn, không cần chi tiết, hình thức thu hút, cỡ chữ to.
b) Nội dung: HS ngồi theo vị trí nhóm đã được phân công, quan sát Hình 10a.1 và Hình 10a.2 và thảo luận trả lời câu hỏi trong phần hoạt động 1. Từ đó, HS nêu được đặc điểm của văn bản trong trang chiếu.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. (VD: văn bản hình 10a.2 sẽ ngắn gọn hơn. Nội dung trên trang chiếu không cần viết đầy đủ các thành phần của câu)
d) Tổ chức thực hiện:
HS được ngồi theo nhóm đã được phân công.
Quan sát Hình 10a.1 và Hình 10a.2 và thảo luận trả lời câu hỏi
Văn bản ở hình nào ngắn gọn hơn? Em thấy cách trình bày nào hợp lý hơn?
Văn bản trên trang chiếu có cần viết đầy đủ các thành phần của câu không?
Giáo viên đưa ra một số ví dụ về sử dụng màu sắc trên trang chiếu, sự phối hợp giữa màu nền và màu sắc trên trang chiếu:
Tổ chức hoạt động đọc cho HS. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Vai trò của màu sắc trên trang chiếu?
Khi tạo bài trình chiếu, em hãy nêu một vài điểm chú ý khi lựa chọn màu sắc trên trang chiếu, sự phối hợp về màu nền và màu chữ,
HS làm bài tập hoạt động củng cố kiến thức. 
HS trình bày kết quả của nhóm. 
GV chốt kiến thức:
Hoạt động 2: Số trang, đầu trang và chân trang (10-15 phút)
a) Mục tiêu: 
HS nhận biết được các trang chiếu cũng có các thành phần như: số trang, đầu trang và chân trang giống như văn bản
b) Nội dung: GV chia nhóm HS (2-3HS/nhóm). Yêu cầu học sinh quan sát một số bài trình chiếu và trả lời các câu hỏi phần hoạt động 2. GV tổ chức tiến hành báo cáo và nhận xét đánh giá.
c) Sản phẩm: Nội dung trả lời các câu hỏi (VD: các trang chiếu cũng có thể đánh số trang, thêm nội dung vào đầu trang và chân trang)
d) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS nêu tác dụng của việc đánh số trang, đầu trang và chân trang trong văn bản, nội dung thông tin ở đầu trang và chân trang thường là gì? 
Và HS trả lời các trang chiếu có cần đánh số trang không? Có cần thêm các thông tin vào đầu trang và chân trang hay không? Yêu cầu HS tìm các ví dụ để minh chứng
GV chiếu một số bài trình chiếu, bao gồm cả bài trình chiếu nội dung đầu trang, chân trang và một trang chiếu không đánh số trang, không có nội dung đầu trang, chân trang) và trả lời các câu hỏi tác dụng của đánh số trang, đầu trang và chân trang trong bài trình chiếu
GV gọi một số nhóm lên trả lời báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung
GV nhấn mạnh có thể đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang vào các bài trình chiếu và tác dụng của đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang vào các bài trình chiếu
Hoạt động 3: Thực hành – Tạo bài trình chiếu cho lễ ra mắt CLB Tin học (35 phút)
a) Mục tiêu: HS tạo bài trình chiếu cho lễ ra mắt CLB Tin học.
b) Nội dung: GV chia nhóm HS (2-3HS/nhóm), thực hiện lần lượt theo hướng dẫn trong SGK để tạo bài trình chiếu. GV khuyến khích HS tạo nội dung sáng tạo để thu hút và ấn tượng với người nghe
c) Sản phẩm: Tệp LeRaMatCLBTinhoc.pptx
d) Tổ chức thực hiện:
HS ngồi theo nhóm để thực hành trên máy tính, thực hiện theo hướng dẫn SGK để hoàn thành nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Khởi động phần mềm và nhập nội dung
Nhiệm vụ 2: Định dạng văn bản
Nhiệm vụ 3: Đánh số trang, thêm đầu trang và chân trang.
Nhiệm vụ 4: Hoàn thiện bài trình chiếu và lưu tệp.
HS thực hành theo nhóm, GV hướng dẫn và quan sát các thao tác thực hiện của các nhóm.
Lưu ý:
GV nên khuyến khích HS sáng tạo và sử dụng ngữ điệu riêng của các em để tạo sản phẩm. HS dựa trên tiêu chí đánh giá đã xây dựng để tạo sản phẩm. 
Có nhiều phần mềm khác nhau để tạo bài trình chiếu: Powerpoint, Canva, HS kh...ản vào hình ảnh.
Điều chỉnh độ sáng, độ tương phản hình ảnh.
Làm mờ nền xung quanh, làm sắc nét ảnh.
b) Nội dung: 
- Nhiệm vụ 1: Chèn dòng chữ “Vườn hồng” vào ảnh như hình 10b.2b
- Nhiệm vụ 2: Chỉnh sửa độ sáng, độ tương phản cho ảnh ở hình 10b.5a
- Nhiệm vụ 3: Làm mờ nền xung quanh bông hoa trong hình 10b.8.
c) Sản phẩm: Ảnh sau khi đã chỉnh sủa.
d) Tổ chức thực hiện:
- HS thực hành theo các bước hướng dẫn trong sgk
- GV quan sát và hướng dẫn hs khi cần.
- GV đánh giá kết quả của HS, chốt lại kiến thức
Ghi nhớ:
+ Thêm văn bản (Text )
+ Chỉnh sửa độ sáng (Color/Brightness)
+ Độ tương phản (Color/Contrast)
+ Làm mờ/sắc nét ảnh (Brush)
3. Hoạt động 3: Luyện tập (10’) 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về chỉnh sửa ảnh để áp dụng vào một bức ảnh.
b) Nội dung: Bài tập luyện tập trong SGK trang 69
c) Sản phẩm: thư mục HINHANH chứa các ảnh đã chình sửa theo yêu cầu 
d) Tổ chức thực hiện:
- Hs lắng nghe và thực hành.
- Gv hướng dẫn, quan sát trong quá trình học sinh thực hành.
- Hs thực hành trên máy tính.
- Gv nhận xét bài học sinh, chỉ ra một số lưu ý, các lỗi HS hay mắc phải khi làm bài.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để tải ảnh về một chủ đề yêu thích. Thực hành các thao tác điều chỉnh độ sáng, tương phản, làm mờ/sắc nét hình ảnh sử dụng phần mềm GIMP
b) Nội dung: Bài tập vận dụng trong SGK trang 69
c) Sản phẩm: tệp bài làm của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao bài tập cho HS thực hiện ngoài giờ học trên lớp. HS gửi sản phẩm qua hòm thư hoặc không gian lưu trữ trên mạng được GV qui định.
GV tổ chức chia sẻ và đánh giá kết quả làm bài của HS ở thời điểm phù hợp của những tiết học tiếp theo.
Trường:	Giáo viên:	
Tổ:	
BÀI 11 – THỰC HÀNH TỔNG HỢP.
Tin học Lớp 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
Chỉnh sửa ảnh: thay đổi khung hình, kích thước ảnh. Thêm văn bản, điều chỉnh độ sáng, độ tương phản, làm mờ, sắc nét ảnh.
2. Về năng lực:
HS sử dụng được phần mềm chỉnh sửa ảnh để hoàn thành sản phẩm tờ rơi giới thiệu về trường học. 
HS sử dụng thành thạo các công cụ chỉnh sửa ảnh đã được học trong các bài học trước.
3. Về phẩm chất: 
HS có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm. 
HS tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
GV: Tiêu chí đánh giá sản phẩm tờ rơi của các nhóm.
HS: Các tệp ảnh về trường học đã chỉnh sửa trong các bài học trước
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (5’)
a) Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ của mỗi nhóm là tạo tờ rơi giới thiệu về trường học có sử dụng các ảnh đã được chỉnh sửa từ các tiết học trước.
b) Nội dung: Học sinh đưa ra được các phương án thiết kế tờ rơi.
c) Sản phẩm: Phương án thiết kế tờ rơi của từng nhóm học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, đặc biệt lưu ý cho HS tập hợp tư liệu là các tệp ảnh đã chỉnh sửa, được tạo ra bởi các bài học trước.
- HS đọc tiêu chí đánh giá sản phẩm.
- Hs thảo luận đưa ra phương án thiết kế tờ rơi.
- GV nhận xét và góp ý
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35’)
a) Mục tiêu: Hs sử dụng các kiến về chỉnh sửa ảnh để hoàn thiện tờ rơi của nhóm.
b) Nội dung: Hs thực hành thiết kế tờ rơi giới thiệu trường học có sửa dụng các công cụ chỉnh sủa ảnh đã học.
c) Sản phẩm: Tờ rơi của các nhóm học sinh sau khi thiết kế.
d) Tổ chức thực hiện:
- HS hoạt động theo nhóm 4hs thực hành tạo sản phẩm.
- HS từng nhóm thảo luận và trình bày kết quả trước lớp.
- GV tổng hợp kết quả của các nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm.
3. Hoạt động 3,4 : Luyện tập – Vận dụng : Thực hiện lồng ghép trong hoạt động 2.
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM TỜ RƠI

Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
NỘI DUNG
- Trình bày cụ thể về trường học thông qua các bức ảnh và nội dung.
- Đưa ra được nhiều nét độc đáo của trường.
- Nội dung thu hút, kích thích sự tò mò khám phá của người đọc. 
- Trình bày được những thông tin cơ bản về trường học.
- Đưa ra được một vài nét độc đáo của trường học.
- Nội dung thu hút được người đọc.
- Trình bày không rõ các thông tin về trường học.
- Đưa ra được 1 vài nét của trường học.
- Thiếu tính lôi cuốn, hấp dẫn người đọc.
- Chưa trình bày được thông tin về trường học.
- Đơn điệu, nhàm chán.
THIẾT KẾ VÀ TRÌNH BÀY
- Trình bày đẹp, logic, bố cục hợp lý và hấp dẫn.
- Các đề mục được bố trí một cách hợp lý, đẹp mắt, làm nổi bật được nội dung.
- Phông chữ và kích thước được lựa chọn phù hợp, cân đối.
- có tính sáng tạo
- Trình bày khá đẹp và logic , bố cục tương đối đẹp 
- Các đề mục, hình ảnh sắp xếp hợp lý, bổ sung cho nội dung.
- Phông chữ và cỡ chữ dễ đọc.
- Trình bày thiếu logic, nhiều chỗ còn rườm rà.
- Các đề mục, hình ảnh sắp xếp khá hợp lý, bổ sung cho nội dung.
- Phông chữ và cỡ chữ chưa phù hợp, nhiều chỗ khó đọc.
- Trình bày lộn xộn.
- Các đề mục, hình ảnh chồng chéo, che khuất nhau
- Phông chữ và cỡ chữ không phù hợp, rất khó đọc, một số không đọc được.
HÌNH ẢNH
Hình ảnh

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_8_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2023_2024.docx
  • docxBài 1. Lược sử công cụ tính toán.docx
  • docxBài 2. Thông tin trong môi trường số.docx
  • docxBài 3. Thực hành Khai thác thông tin số.docx
  • docxBài 4. Đạo đức và văn hóa trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số.docx
  • docxBài 5. Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế.docx
  • docxBài 6. Sắp xếp và lọc dữ liệu.docx
  • docxBài 7. Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ.docx
  • docxBài 8a. Làm việc với danh sách dạng liệt kê và hình ảnh trong văn bản.docx
  • docxBài 8b. Phần mềm chỉnh sửa ảnh.docx
  • docxBài 9a. Tạo đầu trang, chân trang cho văn bản.docx
  • docxBài 9b. Thay đổi khung hình, kích thước ảnh.docx
  • docxBài 10a. Định dạng nâng cao cho trang chiếu.docx
  • docxBài 10b. Thêm văn bản, tạo hiệu ứng cho ảnh.docx
  • docxBài 11. Thực hành tổng hợp.docx
  • docxBài 12. Từ thuật toán đến chương trình.docx
  • docxBài 13. Biểu diễn dữ liệu.docx
  • docxBài 14. Cấu trúc điều khiển.docx
  • docxBài 15. Gỡ lỗi.docx
  • docxBài 16. Tin học với nghề nghiệp.docx