Giáo án Tin học 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Giang Tiên

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1.Kiến thức .

- Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.

- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động.

2. Kỹ năng.

- Biết lấy ví vụ về một chương trình máy tính đơn giản.

3. Thái độ.

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.

4. Năng lực hướng tới:

- HS có được cách nhìn nhận rằng máy tính là do con người chỉ dẫn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết.

doc 230 trang Cô Giang 13/11/2024 430
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Giang Tiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Giang Tiên

Giáo án Tin học 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Giang Tiên
Ngày soạn: 04/09/2020
Ngày giảng: 8A: 08/09/2020	 	8B: 08/09/2020	 8C: 08/09/2020
Thay đổi (nếu có).........................................................................................................
 Tiết 1
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1.Kiến thức .
 - Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
 - Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động. 
 2. Kỹ năng.
	 - Biết lấy ví vụ về một chương trình máy tính đơn giản.
	 3. Thái độ.
	 - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
 4. Năng lực hướng tới: 
 - HS có được cách nhìn nhận rằng máy tính là do con người chỉ dẫn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: 	 - 8A: 	 - 8B: 	 - 8C: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu con người ra lệnh cho máy tính như thế nào.
Gvdd: Chúng ta biết rắng máy tính là công cụ trợ giúp con người để xử lí thông tin một cách rất hiệu quả. Tuy nhiên máy tính thực chất là một thiết bị vô chi, vô giác. Để máy tính có thể thực hiện một công việc theo mong muốn của mình con người phải đưa ra những chỉ dẫn thích hợp cho máy tính hay nói cách khác con người ra lệnh cho máy tính. vậy con người ra lệnh cho máy tính ntn?
- Gv lấy VD SGK
- Hs lấy thêm VD khác.
Hỏi: Để ra lệnh cho máy tính thực hiện công việc nào đó ta phải làm gì?
Củngcố: Con người ra lệnh cho máy tính ntn?
GV chốt: - Để thực hiện công việc nào đó, con người đưa cho MT một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được.
Gvdd: Để hiểu thêm về việc con người ra lệnh cho máy tính như thế nào, chúng ta tìm hiểu ví dụ Rô bốt nhặt rác 
Gv đưa ra hình vẽ như hình 1 SGK.
Hỏi: “Ta cần ra lệnh như thế nào để chỉ dẫn Rô_bốt di chuyển từ vị trí hiện thời => nhặt rác => bỏ rác vào thùng” - Yêu cầu hs thảo luận nhóm.
- Gv yêu cầu đại diện của các nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét.
- Gv nhận xét.
Hỏi: Ngoài cách trên còn cách nào để ra lệnh cho Rô-bốt thực hiện công việc nhặt rác không?
Gv nhận xét: Các cách làm có thể khác nhau nhưng cùng chung mục đích: Đi đến được vị trí thùng rác và bỏ rác vào thùng.
- Gv cho hs làm bài tập 1 SGK trang 8.
- Gv nhận xét

- Hs lắng nghe.
- HS chú ý, lắng nghe.
- HS lấy vd.
- Đưa ra một hoặc nhiều lệnh.
- Hs thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Hs đưa ra các cách.
- Hs làm bt.
1) Viết chương trình - ra lệnh cho máy tính làm việc?
VD: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền => Ra lệnh cho MT khởi động phần mềm. 
 - Khi soạn thảo văn bản, nhấn vào phím a => ra lệnh cho máy tính ghi chữ a lên màn hình.
* Để chỉ dẫn MT thực hiện công việc nào đó, con người đưa cho MT một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được
4. Củng cố: (5phút)
	? Con người làm gì để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc.
5. Dặn dò: (3 phút)
	- Học bài kết hợp SGK
	- Làm bài tập SGK
IV./ Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 04/09/2020
Ngày giảng: 8A: 08/09/2020	 	8B: 08/09/2020	 8C: 08/09/2020
Thay đổi (nếu có).........................................................................................................
 Tiết 2
BÀI 1: MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1.Kiến thức .
 - Biết rằng viết chương trình là viết các câu lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bàn toán cụ thể.
 - Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình 
 - Biết vai trò của chương trình dịch.
 2. Kỹ năng.
	 - Biết lấy ví vụ về một chương trình máy tính đơn giản.
	 3. Thái độ.
	 - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
 4. Năng lực hướng tới: 
- HS có được cách nhìn nhận rằng máy tính là do con người chỉ dẫn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: - 8A: 	- 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ: Con người ra lệnh cho máy tính như thế nào? Em hãy lấy ví dụ.
 Trả lời :
 Để chỉ dẫn MT thực hiện công việc nào đó, con người đưa cho MT một hoặc nhiều lệnh, máy tính sẽ lần lượt thực hiện các lệnh này theo đúng thứ tự nhận được
 VD: Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền => Ra lệnh cho MT khởi động phần mềm. 
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tìm hiểu viết chương trình và ra lệnh cho máy trính làm việc.
Hỏi: Để điều khiển Rô-bốt ta phải làm gì?
- Viết các lệnh chính là viết ...yêu cầu hs thảo luận nhóm.
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét 
Từ hình 1.6 gv chỉ ra chữ cái, kí hiệu=> Tp1.
- Từ câu lệnh Writeln(‘Chao cac ban’) => Tp2 quy tắc viết.

- Lớp thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

1) Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
* Ngôn ngữ lập trình gồm.
- Bảng chữ cái: Thường gồm các chữ cái tiếng Anh và một số kí hiệu khác như dấu các phép toán (+,-,*,/,...), dấu đóng, mở ngoặc, dấu nháy,...
- Các quy tắc: Cách viết (cú pháp) và ý nghĩa của chúng; cách bố trí các câu lệnh thành chương trình.
Hoạt động 2: Nhận biết từ khóa và tên của chương trình.
Hỏi: Ở VD trên đâu là từ khóa, đâu là tên? nêu ý nghĩa của các từ khóa đó?
Gv yêu cầu hs hoạt động nhóm.
- Yêu cầu nhóm trình bày.
- Quy tắc sử dụng tên trong chương trình?
- Gv nhận xét và giải thích thêm.
- Gv yêu cầu hs làm bài tập 4 SGk trang 13.

- Hoạt động theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
- Tên không được trùng với các từ khóa.
- Tên không được chứa dấu cách.
- Tên không được bắt đầu bằng chữ số.
- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
- Lớp suy nghĩ làm bài tập.
+ Tên hợp lệ: A, B, E, G, H.
+ Tên không hợp lệ: C, D.
2) Từ khóa và tên
a. Từ khóa: Program, uses, Begin, end,...
- Program: Khai báo chương trình.
- uses: Khai báo các thư viện
- Begin và end: Lệnh bắt đầu và lệnh kết thức chương trình.
b. Sử dụng tên trong chương trình.
- Tên không được trùng với các từ khóa.
- Tên không được chứa dấu cách.
- Tên không được bắt đầu bằng chữ số.
- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
	4. Củng cố.
	- Gv gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
	- Viết chương trình để in ra màn hình “5 điều bác hồ dạy”
5. Dặn dò.
	- Về nhà học bài và làm bài tập 1,2,3,4,5,6, SGK trang 13.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
............................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 13/09/2020
Ngày giảng: 8A: 16/09/2020	 8B: 18/09/2020	 
Thay đổi (nếu có).........................................................................................................
 Tiết 4
BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH(tiếp)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1.Kiến thức .
	 - Biết cấu trúc chương trình gồm phần khai báo và phần thân.	
 2. Kỹ năng.
	- Biết soạn thảo một chương trình đơn giản trong môi trường lập trình Turbo pascal.	 
3. Thái độ.
	 - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích bộ môn.
4. Năng lực hướng tới: 
- HS biết rằng các hoạt động của máy tính là do con người viết chương trình điều khiển.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: - 8A: 	- 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc chung của chương trình.
Hỏi: Cấu trúc của chương trình gồm mấy phần?
Hỏi: Phân khai báo gồm những gì?
Hỏi: Phần thân chương trình gồm những gì?
Hỏi: Ở ví dụ trên đâu là phần khai báo, phần thân chương trình?
Gv yêu cầu hs làm bài tập 6 SGK trang 13

- Phần khai báo và phần thân chương trình.
- Gồm: Khai báo tên chương trình, khai báo thư viện và một số khai báo khác.
- Thân chương trình gồm các lệnh mà máy tính cần thực hiện.
+ Phần khai báo
Program CT_Dau_tien;
uses crt;
+ Phần thân chương trình.
Begin
 Writeln(‘Chao cac ban’);
End.
- Lớp suy nghĩ làm bài.
3) Cấu trúc chung của chương trình.
* Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm:
- Phần khai báo: ( có thể có hoặc không, nếu có phải được đặt trước thân chương trình)
+ Khai báo tên chương trình.
+ Khai báo các thư viện.
- Phần thân chương trình: (phần thân bắt buộc phải có) Gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện.

Hoạt động 5: Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
* Mục tiu: Tìm hiểu một chương trình pascal đơn giản.
Gv thực hiện các thao tác giống hình 8,9,10 SGK. 
Gv gọi 1-2 hs lên bảng thực hiện lại 
=> Hs nhận xét rút ra các thao tác viết và chạy chương trình cụ thể trong môi trường Turbo pascal.

- Hs quan sát.
- 1-2 hs thực hiện lại.
- 1-2 bạn đưa ra các thao tác viết và chạy chương trình trong môi trường Turbo pascal.
4) Ví dụ về ngôn ngữ lập trình.
* Các thao tác viết và chạy chương trình trong môi trường Turbo pascal.
- Soạn thảo chương trình.
- Kiểm tra lỗi chính tả và cú pháp lệnh: Alt+F9.
- Chạy chương trình: Ctrl+F9
- Đọc thông báo hoặc kết quả trên màn hình.
	4. Củng cố.
	- Gv gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
	- Viết chương trình để in ra màn hình “5 điều bác hồ dạy”
5. Dặn dò.
	- Về nhà học bài và làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG: 
...................................................................................................................................................................
 Ngày 14 tháng 09 năm 2020
 KÝ DUYỆT TIẾT 3, 4
 Tổ trưởng
 Đỗ Thị Như Quỳnh
Ngày soạn: 07/09/2020
Ngày giảng: 8A: 11/09/2020	 8B... luyện kĩ năng dịch, sửa lỗi và chạy chương trình.
3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích viết chương trình để thực hiện một số công việc.
4. Năng lực hướng tới:
- Viết được chương trình pascal đơn giản.
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: 	 - 8A: 	- 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 	(3’)
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoaït ñoäng 1: Chænh söûa chöông trình vaø nhaän bieát moät soá loãi.
Gv yeâu caàu hs thöïc hieän theo yeâu caàu cuûa bt 3 SGK

Hình 16. Loãi 36: Thieáu Begin.
Hình 17. Loãi 10: Khoâng tìm thaáy keát thuùc teäp.
3. Chænh söûa chöông trình vaø nhaän bieát moät soá loãi. (SGK)
	4. Cuûng coá
	- Ñoïc- Hieåu muïc toång keát.
	5. Daën doø.
	- Soaïn thaûo, löu, dòch, chaïy chöông trình vaø söûa loãi caùc baøi taäp sau:
In ra maøn hình thôøi khoùa bieåu, 5 ñieàu Baùc Hoà Daïy hoaëc baøi thô maø em yeâu thích.
IV. BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM
———»@@&??«———
 Ngày 09 tháng 09 năm 2020
 KÝ DUYỆT TIẾT 5, 6
 Tổ trưởng
 Đỗ Thị Như Quỳnh
Ngày soạn: 27/09/2020
Ngày giảng: 8C: /09/2020; 	 	 
 Thay đổi (nếu có):8C................................... 
Tiết 7
BÀI 3:	 CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức: - Biết khái niệm kiểu dữ liệu.
	- Biết một số phép toán với kiểu dữ liệu số
2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép toán với kiểu dữ liệu số.
3. Thái độ: - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực hướng tới:
- Hiểu được các kiểu dữ liệu để ứng dụng viết chương trình pascal.
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: 	 - 8C: 	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 	(3’)
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dữ liệu và kiểu dữ liệu
Gv yêu cầu hs nhắc lại các kiểu dữ liệu trong chương trình bảng tính?
GV: Đưa lên màn hình ví dụ 1 SGK.
Hỏi: Ta có thể thực hiện các phép toán với dữ liệu kiểu gì?
Gv: Còn với kiểu chữ thì các phép toán đó không có nghĩa.
Hỏi: Theo em có những kiểu dữ liệu gì? Lấy ví dụ cụ thể về một kiểu dữ liệu nào đó.
Gv: Chốt trên màn hình 3 kiểu dữ liệu cơ bản nhất và giải thích thêm.
Gv: Đưa lên màn hình ví dụ 2 SGK để giới thiệu tên của một số kiểu dữ liệu cơ bản trong NNLT pascal.
Gv: Đọc tên kiểu dữ liệu Integer, real, char, string và giới thiệu phạm vi của các kiểu dữ liệu.
- Gv yêu cầu hs làm bài tập 1, 2 sgk

- Dữ liệu số và dữ liệu kiểu kí tự.
Hs: Quan sát để phân biệt được hai loại dữ liệu quen thuộc là chữ và số.
- HS suy nghĩ, trả lời:.....
Hs: Nghiên cứu SGK trả lời với kiểu số.
Tên kiểu
Phạm vi giá trị

integer 
Số nguyên trong khoảng -215 đến 215 - 1.

real 
Số thực có giá trị tuyệt đối trong khoảng 2,9´10-39 đến 1,7´1038 và số 0.
char
Một kí tự trong bảng chữ cái.
string
Xâu kí tự, tối đa gồm 255 kí tự.
- Hs làm bài tập.

1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu . 
- Ngôn ngữ lập trình phân chia dữ liệu theo các kiểu khác nhau.Và được chia thành các loại cơ bản sau: 
 Số nguyên ví dụ số học sinh của một lớp, số sách trong thư viện,...
 Số thực, ví dụ chiều cao của bạn Bình, điểm trung bình môn Toán,...
 Xâu kí tự (hay xâu) là dãy các "chữ cái" lấy từ bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình, ví dụ: "Chao cac ban", "Lop 8E", "2/9/1945"..
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các phép toán trong kiểu dữ liệu số
Gv: Đưa lên màn hình bảng kí hiệu các phép toán dùng cho kiểu số thực và số nguyên.
Gv: Hướng dẫn Hs về phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư: 
- Gv yêu cầu hs làm bài tập 4, 5: Chuyển các kí hiệu toán sang kí hiệu trong Pascal.
- Gv nhận xét.
- Gv yêu cầu hs thực hiện 1 số phép tính rồi từ đó đưa ra qui tắc tính các biểu thức số học.
Gv gọi 1 hs lên viết lại biểu thức này bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. 
=> Chú ý: Trong NNLT Pascal chỉ được sử dụng dấu ngoặc tròn.
Kí hiệu
Phép toán
Kiểu dữ liệu
+
cộng
số nguyên, số thực
-
trừ
số nguyên, số thực
*
nhân
số nguyên, số thực
/
chia
số nguyên, số thực
div
chia lấy phần 
guyên
số nguyên
mod
chia lấy phần dư
số nguyên

- 2 Hs lên bảng thực hiện, lớp làm ra giấy.
- 1 Hs thực hiện
2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số ?
* Quy tắc tính các biểu thức số học:
- Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên;
- Trong dãy các phép toán không có dấu ngoặc, các phép nhân,chia,phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước;
- Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải
4. Củng cố 
? Hãy nêu một số kiểu dữ liệu thường dùng.
5. Dặn dò.
- Học bài kết hợp SGK
- Làm bài tập SGK
IV. BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 27/09/2020
Ngày giảng: 8C: /09/2020; 	 	 
 Thay đổi (nếu có):8C................................... 
Tiết 8
BÀI 3:	 CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU (tiếp)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức: 	- Biết các phép so sánh đư...a/5*(b+2); 	 
d)(a*a+b)*(1+c)*(1+c)*(1+c)
2. Vận dụng để làm một số bài tập.
- Bài 1: Dãy số 2010 có thể là dữ liệu kiểu nào?
Bài 2. Viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal.
a) ;
b) 
;
;
c); 
d) 
IV. Nhận xét (5 phút)
	Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết bài tập.
V. Dặn dò: (2 phút)
	- Về nhà ôn lại tất cả các kiến thức đã học, tiết sau thực hành.
VI./ Tổng kết – Rút kinh nghiệm:
 Ngày Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
Thay đổi
8C
3/10/2020
7/10/2020

Tiết 10
BÀI THỰC HÀNH 2:
VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức: 	- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lí khác nhau.
- Hiểu phép toán chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư.
- Hiểu thêm về các lệnh in thông tin ra màn hình.
2. Kỹ năng: - Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết viết chương trình tính toán đơn giản.
3. Thái độ: - Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm. 
4. Năng lực hướng tới:
- Hiểu được các kiểu dữ liệu để ứng dụng viết chương trình pascal.
 II. CHUẨN BỊ. 
1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: 	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 	(3’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Luyện tập gõ các biểu thức số học trong pascal.
* Mục tiêu: - Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lí khác nhau.
a. Giáo viên yêu cầu lớp thực hiện các phép tính trên.
b.Khởi động Tubor pascal và gõ chương trình sau để tính các biểu thức trên.
Begin
writeln(‘15*4-30+12 =’,15*4-30+12);
Writeln(‘(10+5)/(3+1)- 18/(5+1)=’,(10+5)/(3+1)-18/(5+1));
writeln(‘(10+2)*(10+2)/(3+1)=’,(10+2)*(10+2)/(3+1));
write(‘((10+2)*(10+2)-24)/(3+1)=’,((10+2)*(10+2)-24)/(3+1));
Readln
End.
c. Lưu chương trình với tên CT2.pas. Dịch, chạy chương trình và kiểm tra kết quả nhận được.
- Gv yêu cầu hs ghi lại kết quả và đối chiếu với kết quả Hs thực hiên ở câu a.

- Lớp thực hiện, 1 bạn ghi kết quả lên bảng.
- Hs thực hiện
- Hs thực hiện theo yêu cầu bài. 
- Hs đối chiếu kết quả và đưa ra nhận xét.
1. Bài tập 1
Hoạt động 2: Tìm hiểu phép chia lấy phân nguyên, lấy phần dư với số nguyên.
* Mục tiêu: - Hiểu phép toán chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư.
a. Mở tệp mới và gõ chương trình sau
Begin
clrscr;
writeln('16/3 =', 16/3);
writeln('16 div 3 =',16 div 3);
writeln('16 mod 3 =',16 mod 3);
writeln('16 mod 3 = ',16-(16 div 3)*3);
writeln('16 div 3 = ',(16-(16 mod 3))/3);
end.
b. Dịch và chạy chương trình. Quan sát kết quả nhận được và cho nhận xét vế kết quả đó.
c. Thêm các câu lệnh delay(5000) vào sau mỗi câu lệnh writeln trong chương trình trên. Dịch và chạy chương trình. Quan sát chương trình tạm dừng 5 giây sau khi in từng kết quả ra màn hình.
d. Thêm câu lệnh readln vào chương trình (trước từ khoá end). Dịch và chạy lại chương trình. Quan sát kết quả hoạt động của chương trình. Nhấn phím Enter để tiếp tục.
GV: nhận xét và củng cố

- Hs thực hiện gõ chương trình trên vào máy.
- Hs thực hiện theo yêu cầu của bài
Bài tập 2/27 (Sgk)
 * Các lệnh làm tạm ngừng chương trình:
- Delay(x) tạm ngừng chương trình trong vòng x phần nghìn giây.
- Read hoặc Readln tạm ngừng chương trình cho đến khi người dùng nhấn phím Enter.
4.Củng cố.
 - củng cố lại các phép tính toán trong pascal.
5 .Dặn Dò.
 - Về nhà xem lại nội dung bài học để tiết tiếp theo chúng ta thực hành tiếp
IV. BỔ SUNG VÀ RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt của P.Tổ Trưởng
Ngày tháng 10 năm 2020
Tiết ..
Trần Thị Hồng Ánh

 Ngày Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
Thay đổi
8C
11/10/2020
13/10/2020

Tiết 11
BÀI THỰC HÀNH 2:
VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức: 	- Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lí khác nhau.
- Hiểu phép toán chia lấy phần nguyên, chia lấy phần dư.
- Hiểu thêm về các lệnh in thông tin ra màn hình.
2. Kỹ năng: - Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình.
- Biết viết chương trình tính toán đơn giản.
3. Thái độ: - Ham thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm. 
4. Năng lực hướng tới:
- Hiểu được các kiểu dữ liệu để ứng dụng viết chương trình pascal.
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: 	 - 8A: 	- 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 	(3’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thêm về cách in dữ liệu ra màn hình

Mở tệp CT2.pas và sửa lại 3 lệnh cuối
Writeln((10+5)/(3+1)-18/(5+1):4:2);
Writeln((10+2)*(10+2)/(3+1):4:2);
writeln((10+2)*(10+2)-24)/(3+1):4:2);
Dịch và chạy lai chương trình. Quan sát kết quả trên màn hình và rút ra kết luận

- Hs thực hiện theo yêu cầu.
- Hs so sánh kết quả và rút ra kết luận => Kết quả in ra màn hình giống với kết quả HS tính được ở câu a bài 1.

Bài tập 3.
* Câu lệnh pascal
Writeln(:n:m); được dùng để điều khiển các...ách sử dụng biến trong chương trình.
- Gv cho hs quan sát lại chương trình ở đầu bài.
Hỏi : Trong chương trình biến được sử dụng ntn?
- Gv chỉ ra câu lệnh gán giá trị cho biến trong ngôn ngữ lập trình pascal.
- Gv trình chiếu bảng trong VD4 và giải thích.
- Gv trình chiếu bài tập 1 SGK cho hs làm.
* Chốt kiến thức: Trong ngôn ngữ lập trình pascal ta có thể thực hiện các phép toán với biến là: gán giá trị cho biến và tính toán với biến.

- Hs quan sát chương trình.
- Gán giá trị cho biến.
- Tính toán với giá trị của biến.
- Hs quan sát và lắng nghe.
- Hs suy nghĩ làm bài tập.
3) Sử dụng biến trong chương trình
- Gán giá trị cho biến.
- Tính toán với giá trị của biến.
Ví dụ: a := 12;

Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách khai báo và sử dụng hằng trong chương trình TP
Gv: Yêu cầu Hs đọc thông tin SGk 
Hỏi: Nêu khái niệm ngắn gọn về hằng?
Gv: Viết cách khai báo hằng số và 1 ví dụ cụ thể. (HĐ nhóm).
Gv: Nhận xét và chốt khái niệm hằng, cách khai báo hằng, ví dụ.
Hỏi: Có thể dùng lệnh gán để thay đổi giá trị của hằng không? Khi cần thay đổi giá trị của hằng ta làm như thế nào?
* Chốt lại: Hằng là một đại lượng dùng để lưu trữ dữ liệu và có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.

- 1 Hs đứng lên đọc.
- Hs nêu khái niệm hằng.
- Không thể dùng câu lệnh để thay đổi giá trị của hằng.
- Khi cần thay đổi ta chỉ cần chỉnh sửa tại nơi khai báo.
4) Hằng 
- Hằng là đại lượng để lưu trữ dữ liệu và hằng có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
-Cú pháp khai báo hằng:
Const tên hằng =giá trị của hằng ;
Ví dụ : 
4. Củng cố.
	- Gv yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ SGk.
	- Trình chiếu bài tập 5 SGK (Hoạt động nhóm).
5. Hướng dẫn về nhà.
	- Về nhà học bài, làm bài tập trong SGK trang 33.
	- Xem trước bài thực hành 3.
* Rút kinh nghiệm.
 Ngày Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
Thay đổi
8C
17/10/2020
21/10/2020

Tiết 14
BÀI TẬP
 MỤC TIÊU BÀI HỌC.
	1. Kiến thức.
	- Ôn lại một số kiến thức đã học.
	- Làm một số bài tập.
	2. Kĩ năng.
	- Biết cách sắp xếp câu lệnh đã học thành một chương trình.
	- Biết cách làm bài tập trong Pascal.
	3. Thái độ.
	- Có thái độ nghiêm túc và yêu thích viết chương trình.
 CHUẨN BỊ.
 Giáo viên: Giáo án, một số bài tập.
 Học sinh: Kiến thức cũ, sách, vở, đồ dùng.	
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 Ổn định lớp : Gv kiểm tra sĩ số và ổn định trật tự lớp.
 8A :	 8B :
 Kiểm tra bài cũ.
	Hỏi : Viết chương trình tính chu vi, diện tích HCN với độ dài 2 cạnh là a, b. (10đ)
	 TL : 
Program Tinh_CV_DT_HCN ;
Var a, b, cv, dt : Integer ;
Begin
Write( ‘ Hay nhap a :’) ; Readln(a) ;
Write( ‘ Hay nhap b :’) ; Readln(b) ;
Cv :=2*(a+b) ;
dt :=a*b ;
Writeln( ‘ Chu vi HCN la:’, cv) ;
Writeln( ‘ Dien tich HCN la:’, dt) ;Readln
End.
	Gv nhận xét. Cho điểm.
 Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Nhắc lại một số kiến thức đã học.
- Gv cho hs quan sát chương trình tính CV, DT hình chữ nhật (HS vừa làm phần KT bài cũ).
Hỏi: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
- Gv chỉ ra các từ khóa, các lệnh đều sử dụng từ tiếng Anh. Chỉ ra một số qui tắc trong chương trình.
Hỏi: Nêu cấu trúc của chương trình.
- Gv yêu cầu hs chỉ ra phần khai báo và thân ở chương trình trên.
Hỏi: Qui tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal. 
- GV trình chiếu bài tập
Câu 1. Tên nào đúng trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
a. Programbt;
b. Program 8vd;
c. Program lop 8;
d. Program bt;
Hỏi: Các kiểu DL. 
Hỏi: Khai báo biến. 
Câu 2: Cách khai báo nào sau đây là đúng?
a. Var tb: Real;
b. Var 4hs: Integer;
c. Const x: Real;
d. Var R=30;

- Bảng chữ cái tiếng Anh các kí hiệu và một số qui tắc.
- Gồm 2 phần: Khai báo và thân chương trình.
- Khai báo tên chương trình Program và khai báo biến Var. Thân chương trình là phần còn lại.
- Tên không được chứa dấu cách.
- Tên không được bắt đầu bằng chữ số.
- Tên không trùng với từ khóa.
- Tên khác nhau tương ứng với những đại lượng khác nhau.
- d. Program bt;
- Hs đưa ra các kiểu DL đã học.
- Khai báo tên biến và kiểu DL của biến
a. Var tb: Real;
I. Một số kiến thứcđã học.
1. Ngôn ngữ lập trình.
2. Cấu trúc chung của chương trình.
3. Qui tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
4. Các kiểu dữ liệu
5. Khai báo biến, hằng.

Hoạt động 2 : Bài tập
- Gv trình chiếu các bài tập cho hs làm
Bài 1: Tìm các lỗi trong chương trình sau và sửa lại cho đúng (HĐ nhóm)
Program kiemtra;
Var x,y:=interger;
Const z=10
Begin
	writenl(‘nhap gia tri x’); readln(x);
	writeln(‘nhap gia tri y’); readln(x);
	writeln(‘nhap gia tri z’); readln(z);
	tong=x+y*z;
writeln(‘tong cua 3 so la: ’,); 
End;
Bài 2: Hãy sắp xếp lại trật tự các câu lệnh cho đúng? 
Program kiemtra;
End;
Writeln(‘nhap canh b: ’) readln(b);
S: integer;
Var a,b: byte;
Writeln(‘nhap canh a: ’) readln(a);
S:=a*b;
Begin
Readln;
Writeln(‘dien tich hinh chu nhat la:’, s);	
Bài 3: Viết chương trình tính chu vi, diện tích HV với cạnh a.
Bài 4: Viết chương trình tính chu vi, diện tích hình tròn với bán kính R, cho Pi=3.14 
- Gv nhận ...ép toán.


1
 0,25

1
 0,25
1
 2,0
3
 2,5
-Sử dụng biến – hằng trong chương trình.
2
 0,5


1
 1,5

1
 3,0
4
 5,0
Tổng số
4
 1,0

2
 0,5
2
 3,0
2
 0,5
2
 5,0
12
 10,0

A. TRẮC NGHIỆM:
	1. Khoanh tròn câu trả lời đúng: (1 điểm)
	Câu 1: Ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính là:
	a. Ngôn ngữ dịch	b. Ngôn ngữ chương trình
	c. Ngôn ngữ lập trình	d. Ngôn ngữ máy
	Câu 2: Trong các tên sau đây, tên nào hợp lệ trong ngôn ngữ Pascal?
	a. Tinh toan;	b. Tinhtoan;
	c. Tínhtoán;	d. Tinh – toan;
	Câu 3: Để in kết quả của biểu thức (5 + 20)*(10 mod 3) lên màn hình, em dùng câu lệnh nào dưới đây:
	a. Write(’(5 + 20)*(10 mod 3)’);	b. Write((5 + 20)*(10 mod 3)’);
	b. Write(’(5 + 20)*(10 mod 3));	d. Write((5 + 20)*(10 mod 3));
	Câu 4: Cú pháp lệnh gán trong khai báo biến:
	a. := 	b. = 
	c. := 	d. = 
	2. Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm)
	a. Biến và hằng là các đại lượng được đặt tên, chúng dùng để	
	b. Trong Pascal, kết quả của phép chia hai số sẽ là kiểu dữ liệu 	
	c. Kết quả của câu lệnh Write(’15 div 4 =’, 15 div 4); bằng:	
	d. Để chạy chương trình Turbo Pascal, ta nhấn tổ hợp phím	
B. TỰ LUẬN:
	1. Hãy tìm lỗi đoạn chương trình sau và sửa lại cho đúng: (1,5 điểm)
Program Vi_du;

Var a,b,c,s: Integer;

	Begin

	Write(’nhap chieu dai a =’); readln(a);

	Write(’nhap chieu rong b =’); readln(’b’);

	S:=a*b

	C:=(a+b)x2;

	Write(’dien tich hinh chu nhat la: ’, ’S’);

	Write(’chu vi hinh chu nhat la: ’,C);

	Readln

	End

	2. Em hãy nêu cấu trúc chung của chương trình máy tính?, cho ví dụ? (1,5 điểm)
	3. Hãy viết các biểu thức toán học dưới đây sang ngôn ngữ Pascal: (2 điểm)
	a. (7 - x)3 chia cho 5 lấy dư	b. 
c. 	d. (20 chia lấy nguyên cho 5)
	4. Hãy viết chương trình nhập hai số a, b từ bàn phím, in ra màn hình tổng hai số đó? (3 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM:
	1. Khoanh tròn câu trả lời đúng: (1 điểm/mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
c
b
d
a
	2. Tìm từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: (1 điểm/mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
	a. Lưu trữ dữ liệu.	b. Số nguyên và số thực.
	c. 15 div 4 = 3	d. Ctrl + F9.
B. TỰ LUẬN:
	1. Hãy tìm lỗi đoạn chương trình sau và sửa lại cho đúng: (1,5 điểm/sửa đúng một lỗi được 0,25 điểm)
	Program Vi_du; 
Var a,b,C,S: Integer; 
Begin 
Write(’nhap chieu dai a =’); readln(a);
Write(’nhap chieu rong b =’); readln(b); 
S:=a*b; 
C:=(a+b)*2; 
Write(’dien tich hinh chu nhat la: ’, S); 
Write(’chu vi hinh chu nhat la: ’,C); 
Readln 
End.
	2. * Cấu trúc chung của mọi chương trình máy tính gồm: (1 điểm/mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
	- Phần khai báo, thường các câu lệnh dùng để:
	+ Khai báo tên chương trình.
	+ Khai báo các thư viện (chứa các lệnh viết sẵn có thể sử dụng trong chương trình) và một số khai báo khác.
	- Phần thân của chương trình gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện. Đây là phần bắt buộc phải có.
* Ví dụ: (Lấy ví dụ chính xác được 0,5 điểm)
	3. Hãy viết các biểu thức toán học dưới đây sang ngôn ngữ Pascal: (2 điểm/mỗi biểu thức đúng được 0,5 điểm)
	a. (7 - x)*(7 - x)*(7 - x) mod 5	b. 1/x – (a*(b - 2))/(2 + a)
	c. (3/5)*y – x*(1/20) – 12	d. 1/5 + (20 div 5) 
	4. Hãy viết chương trình nhập hai số a, b từ bàn phím, in ra màn hình tổng hai số đó? (3 điểm)
	Program TinhTong;	
	Var a,b,S:Integer;	0,5 đ
	Begin	0,25đ
	Write(’nhap so a =’); readln(a);	0,5 đ
	Write(’nhap so b =’);readln(b);	0,5 đ
	S:=a + b;	0,5 đ
	Write(a,’+’,b,’=’,S);	0,5 đ
	Readln
	End.	0,25 đ
IV. Rút kinh nghiệm.
 Ngày Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
Thay đổi
8C
24/10/2020
 /10/2020

Tiết 15
Bài thực hành số 3
KHAI BÁO VÀ SỬ DỤNG BIẾN 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1. Kiến thức:
	- Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến.
	- Kết hợp được giữa lệnh Write, Writeln với Read, Readln để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím.
	- Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: số nguyên, số thực.
	- Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng.
	2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng kết hợp giữa câu lệnh Write, Writeln với Read, Readln.
	3. Thái độ:
	- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
 II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
- Học sinh: Học kỹ lý thuyết, đọc trước bài thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp : Gv kiểm tra sĩ số và ổn định trật tự lớp.
 8A :	 8B :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết chương trình pascal
Viết chương trình có khai báo và sử dụng biến.
- Bài toán : Một cửa hàng cung cấp dịch vụ bán hàng thanh toán tại nhà. Khách hàng chỉ cần đăng kí số lượng mặt hàng cần mua, nhân viên cửa hàng sẻ trả hàng và nhận tiền thanh toán tại nhà khách hàng. Ngoài giá trị hàng hoá, khách hàng còn phải thanh toán khách hàng còn phải trả thêm phí dịch vụ. hãy viết chương trình Pascal để tính tiền thanh toán trong trường hợp khách hàng chỉ mua một mặt hàng duy nhất
Học sinh độc lập thực hiện viết chương trình.
- Khởi động Pascal và gõ chương trình.
... LEARN. 
 + Hình mô phỏng
+ Thanh trượt phóng to, thu nhỏ hình mô phỏng.
-GV gợi ý HS tự Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => thực hiện thao tác theo yêu cầu.
-Học sinh chú ý quan sát
-Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
-HS lên máy thực hiện lại các thao tác.
-HS tự thể hiện

2. Hệ xương:
Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ SKELETAL SYSTEM để tìm hiểu về hệ xương của con người.
a) Các thao tác trực tiếp trên mô hình mô phỏng:
 -Dịch chuyển
- Xoay mô hình
- Phóng to, thu nhỏ
b)Bổ sung thêm các hệ khác vào hình mô phỏng
Có thể hiển thị thêm các hệ khác.
c) Quan sát chi tiết các hệ giải phẩu cơ thể người.
- Nháy chuột vào bộ phận muốn quan sát, bộ phận này sẽ đổi màu.
- Muốn huỷ nháy đúp chuột bên ngoài khu vực có mô phỏng
-Có thể ẩn bộ phận này khỏi mô hình

4. Củng cố: (5’)
Công dụng của phần mềm vừa học giúp ích gì cho chúng ta?
5. Dặn dò: (1’)
	- Học bài kết hợp SGK
	- Về nhà xem và thực hành lại trên máy tính (Nếu HS ở nhà có máy).
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt của P.Tổ Trưởng
Ngày 16 tháng 11 năm 2020
Tiết 21,22
Trần Thị Hồng Ánh

 Ngày Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
Thay đổi
8C
15/11/2020
 25/11/2020

Tiết 22
 BÀI 10. LÀM QUEN VỚI GIẢI PHẨU CƠ THỂ NGƯỜI 
BẰNG PHẦN MỀM ANATOMY (t2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: - Học sinh hiểu công dụng và ý nghĩa của phần mềm.
- Thông qua phần mềm học sinh hiểu và khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người 
2. Kĩ năng: - Quan sát kĩ các hệ giải phẩu cơ thể người như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết.. một cách chi tiết.
 - Vận dụng kiến thức đã biết để kiểm tra kiến thức của phần mềm.
3. Thái độ: 	- Cẩn thận, nghiêm túc quan sát từng chi tiết các bộ phận.
- Phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết.
4. Năng lực cần đạt: - Học sinh có kiến thức tốt về giải phẩu cơ thể người, từ đó giúp các em học tốt ở môn Sinh học 8 hơn nữa.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Giáo án, Sách GK , máy tính, phần mềm Anatomy.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: 	- 8C: 	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới (Tiến trình hoạt động)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hệ cơ
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm một vài bộ phận của hệ cơ .
-Nêu chức năng của cơ

-Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.

3/ Hệ cơ
Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ MUSCULAR SYSTEM để tìm hiểu về hệ cơ.
Cơ bám vào xương có chức năng co, dãn để làm cho xương chuyển động 
Hoạt động 2: Hệ tuần hoàn
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm các thành phần của hệ tuần hoàn.
-GV gợi ý HS tự Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm.
Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => thực hiện thao tác theo yêu cầu
-Học sinh chú ý quan sát
-Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
-HS lên máy tìm hiểu cấu tạo, hoạt động quả tim của người

4/ Hệ tuần hoàn:
- Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ CIRCULATORY SYSTEM để tìm hiểu về hệ xương của con người.
- Chức năng giúp lưu thông máu đi khắp cơ thể để nuôi từng tế bào.

Hoạt động 3: Hệ hô hấp
.
- Yêu cầu HS đọc SGK và quan sát trên phần mềm để tìm hiểu hệ hô hấp
-Nêu chức năng của hệ hô hấp?
- Các bộ phận của hệ hô hấp?
-Chức năng mô phỏng hoạt động của hệ hô hấp.
-Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
- HS lên máy tìm hiểu cấu tạo, hoạt động của hệ hô hấp.
5/ Hệ hô hấp
-Nháy chuột vào biểu tượng có dòng chữ RESPIRATORY SYSTEM để tìm hiểu về hệ hô hấp.
-Hệ hô hấp có chức năng đặc biệt là làm giàu oxi trong máu thông qua trao đổi chất với bên ngoài, ví dụ hít thở không khí. Thông qua histt thở, hệ hô hấp lấy Oxi đưa vào máu và sau đó lấy CO2 trong máu để thải ra ngoài.

4. Củng cố: (3’)
Công dụng của phần mềm vừa học giúp ích gì cho chúng ta?
5. Dặn dò: (1’)
	- Học bài kết hợp SGK
	- Về nhà xem và thực hành lại trên máy tính (Nếu HS ở nhà có máy).
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt của P.Tổ Trưởng
Ngày 23 tháng 11 năm 2020
Tiết 23
Trần Thị Hồng Ánh

 Ngày Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
Thay đổi
8C
22/11/2020
 25/11/2020

Tiết 23	
 BÀI 10. LÀM QUEN VỚI GIẢI PHẨU CƠ THỂ NGƯỜI 
BẰNG PHẦN MỀM ANATOMY (t3)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Thông qua phần mềm học sinh hiểu và khám phá chức năng của một số bộ phận cơ thể người ở hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa.
	2. Kĩ năng:
- Quan sát kĩ các hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa một cách chi tiết.
 - Vận dụng kiến thức đã biết để kiểm tra kiến thức của phần mềm.
	3. Thái độ:
- Cẩn thận, nghiêm túc quan sát từng chi tiết các bộ phận.
- Phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết.
 4. Phát triển năng lực: Học sinh có kiến thức tốt về giải phẩu cơ thể người, từ đó giúp các em học tốt ở môn Sinh học 8 hơn nữa.
II. Chuẩn bị:
Sách giáo khoa, máy tính điện tử, phần mềm Anatomy.
	III. Phương pháp:
	- Đặt vấn đề, đưa ra yêu cầu để học sinh trao đổi và thực hành trên máy.
	- Gv quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hành, nhận xét công việc của từng nhóm. 
IV. Tiến trình bài dạy:
Ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài cũ (khô... trước: Các thực phẩm hiện có (trứng, mỡ, mắm, muối, rau)
- Kết quả thu được: Một món ăn.
- Hs chơi trò chơi.
1. Bài toán và xác định bài toán:
a) Bài toán:
- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết
b) Xác định bài toán:
- Để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được.
	4. Củng cố bài học
 - Hãy nêu khái niệm bài toán, để giải quyết được một bài toán cụ thể ta phải làm gì?
	5. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Về nhà học bài, kết hợp SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
Thay đổi
8C
25/11/2020
 2/12/2020

Tiết 25
BÀI 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH (tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức:
- Biết các bước giải bài toán trên máy tính.
- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
	2. Kĩ năng:
	- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.
	- Rèn luyện kĩ năng phân tích và xác định bài toán
- Mô tả được thuật toán của bài toán đơn giản.
	3. Thái độ:
- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực cần đạt: 
- Học sinh biết xác định những điều kiện của bài toán cho trước trước khi đi giải quyết bài toán.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: SGK, giáo án, một số bài toán.
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, đọc trước bài ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:CH: 
- Bài toán là gì? (2đ) Để xác định bài toán ta cần xác định những gì (3đ)?
- Hãy xác định bài toán: Một người có a triệu đồng đi mua vàng với giá 3200000 đ/chỉ. Hỏi người đó mua được bao nhiêu vàng? (5đ)
TL: 
- Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết.
- Xác định bài toán: Xác định các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được.
 + ĐK cho trước: Số tiền a triệu đồng, giá vàng 3200000đ/chỉ.
 + KQ thu được: Số vàng.
3. Bài mới (Tiến trình hoạt động)
* Hoạt động khởi động: (2 phút)
Trong tiết học trước các em đã được tìm hiểu cách xác định bài toán. Trong tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em cách giải một bài toán trên máy tính phải qua các bước như thế nào?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình giải bài toán trên máy tính.
* Tìm hiểu khái niệm thuật toán
- Việc dùng máy tính giải một bài toán nào đó chính là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được để từ các điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần thu được
=> đưa ra khái niệm thuật toán.
- Nói cách khác, thuật toán là các bước để giải một bài toán, còn chương trình chỉ là thể hiện của thuật toán trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
* Tìm hiểu quá trình giải bài toán trên máy tính.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK => quá trình giải bài toán trên máy tính.
- Viết chương trình là thể hiện thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện

+ Học sinh chú ý lắng nghe => Ghi nhớ kiến thức.
+ Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán được gọi là thuật toán.
+ Học sinh chú ý lắng nghe.
+ Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm các bước sau:
- Xác định bài toán: Từ phát biểu của bài toán, ta xác định đâu là thông tin đã cho và đâu là thông tin cần tìm.
- Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện.
- Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình mà ta biết
2 Quá trình giải bài toán trên máy tính.
a) Khái niệm thuật toán:
Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán.
b) Quá trình giải bài toán trên máy tính:
* Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm:
- Xác định bài toán:
+ Thông tin đã cho (Input).
+ Thông tin cần tìm (Output).
- Mô tả thuật toán.
- Viết chương trình
Hoạt động 2: Thuật toán và mô tả thuật toán
+ Tìm hiểu khái niệm thuật toán
? Em hãy nêu lại khái niệm thuật toán.
+ Tìm hiểu cách mô tả thuật toán.
* Gv cho hs hoạt động nhóm tìm hiểu ví dụ 1, 2 SGK.

+ Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.
VD1: Pha trà mời khách.
 - INPUT: Trà, nước sôi, ấm và chén.
- OUTPUT: Chén trà đã pha để mời khách.
- Bước 1: Tráng ấm, chén bằng nước sôi.
- Bước 2: Cho trà vào ấm.
- Bước 3: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.
- Bước 4: Rót trà ra chén để mới khách.
3. Thuật toán và mô tả thuật toán:
+ Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.
+ Ví dụ 1: Mô tả thuật toán pha trà mời khách.
	4. Củng cố bài học
- Gv cho hs hoạt động nhóm để làm bài tập 1	. Đại diện các nhóm trả lời.
	- Gv nhận xét.
	? Hãy nêu khái niệm thuật toán và quá trình giải bài toán trên máy tính.	
 5. Hướng dẫn học ở nhà 
 - Về nhà học bài.
	- Làm bài 1, 2 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Duyệt của P.Tổ Trưởng
Ngày 28 tháng 11 năm 2020
Tiết 24,25
Trần Thị Hồng... TRÌNH (tiếp)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
	1. Kiến thức:
- Tìm hiểu một số ví dụ về thuật toán.
	2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện kĩ năng xác định và mô tả thuật toán.
	3. Thái độ:
	- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực cần đạt: 
- Học sinh biết mô tả thuật toán trước khi đi giải quyết bài toán.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK, giáo án, một số bài toán.
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, đọc trước bài ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: - 8A: 	 - 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ:CH: 
Câu hỏi: 
	- Hãy mô tả thuật toán giải phương trình bậc nhất. (10 điểm)
	Trả lời: 
- INPUT: Các số b,c.
- OUTPUT: Nghiệm của phương trình bấc nhất.
Bước 1: Nếu b=0 chuyển tới bước 3.
Bước 2: Tính nghiệm của phương trình x= - c/b và chuyển tới bước 4.
Bước 3: Nếu c ≠ 0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c=0), thông báo phương trình có vô số nghiệm.
Bước 4: Kết thúc.
3. Bài mới (Tiến trình hoạt động)
* Hoạt động khởi động: (2 phút)
Trong tiết học trước các em đã được tìm hiểu cách mô tả thuật toán. Trong tiết học hôm nay, cô sẽ thực hành làm một số ví dụ.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số ví dụ về thuật toán.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung

+ Ví dụ 3
- Tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên.
- Gv yêu cầu hs nêu ý tưởng để làm bài này.
- Gv chốt lại và đưa ra ý tưởng: Dùng biến SUM để lưu giá trị của tổng. Đầu tiên gán cho SUM có giá trị = 0. Tiếp theo lần lược thêm các giá trị 1,2,3,...100 vào SUM.
? Nêu thuật toán
- Thuật toán trên vẫn đúng nhưng quá dài dòng. 
- Gv hướng dẫn hs đưa ra thuật toán ngắn gọn hơn.
Bước 1. SUM ¬ 0; i ¬ 0.
Bước 2. i ¬ i + 1.
Bước 3. Nếu i <= 100, thì SUM ¬ SUM + 1 và quay lại bước 2.
Bước 4. Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
+ Ví dụ 4
- Đổi giá trị của 2 biến x và y.
- Gv yêu cầu hs xác định Input, output.
- Gv lấy ví dụ 2 ly nước A, B.
+ A chứa dung dịch màu đỏ.
+ B chứa dung dịch màu xanh.
Hỏi: Làm cách nào để ly X chứa dung dịch màu xanh, ly Y chứa dung dịch màu đỏ.
=> Thuật toán hoán đổi.
+ ví dụ 5.
- Cho hai số thực a, b. Hãy cho biết kết quả so sánh 2 số đó dưới dạng “a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b”, “a bằng b”.
- Gv yêu cầu hs thực hiện.
+ ví dụ 6
- Gv yêu cầu hs đọc VD6, xác định bài toán, nêu ý tưởng giải bài toán.
Gv chỉ hình vẽ thỏ và giải thích thuật toán.
- Gv đưa dãy số 10, 5, 3, 7, 15. 
- Hoạt động nhóm: yêu cầu hs đưa ra thuật toán giải bài toán. 
=> Thuật toán dạng tổng quát.

Hs đưa ra ý tưởng.
Bước 1. SUM ¬ 0.
Bước 2. SUM ¬ SUM + 1.
...
Bước 101. SUM ¬ SUM + 100.
- Input: Hai biến x và y có giá trị tương ứng là a và b.
- Output: Hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a. 
- Sử dụng ly trung gian Z.
Đổ X -> Z
Đổ Y -> X
Đổ Z-> X
- Lớp thực hiện mô tả thuật toán.
- Hs đọc.
- Hs hoạt động nhóm và đưa ra thuật toán.
4. Một số ví dụ về thuật toán
- Ví dụ 3: (SGK)
Ví dụ 4 (SGK).
Ví dụ 5 (SGK)
Ví dụ 6( SGK)
4. Củng cố (5')
 - Gv hệ thống lại các kiến thức. 
5. Dặn dò (1')
	- Về nhà học bài, làm bài 3, 4, 5, 6 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày 06 tháng 11 năm 2020
 KÝ DUYỆT TIẾT 23
 	 	 Tổ trưởng 
 Đỗ Thị Như Quỳnh
 Ngày Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
Thay đổi
7A
1/11/2020
 /11/2020

7B
 /11/2020

Tiết 17
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
	1. Kiến thức:
	- Biết cách viết các kí hiệu toán học sang ngôn ngữ Pascal
	- Biết sử dụng một số câu lệnh đơn giản để viết chương trình
	2. Kĩ năng:
	 	- Rèn luyện kĩ năng viết một số chương trình đơn giản
	3. Thái độ:
	 - Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực cần đạt: 
- Học sinh biết xác định và mô tả thuật toán trước khi đi giải quyết bài toán.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK, giáo án, một số bài toán.
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, đọc trước bài ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới (Tiến trình hoạt động)
 * Nội dung bài tập:
 Bài 1: Viết các biểu thức toán học sau đây dưới dạng biểu thức trong Pascal?
 a) 15 x 4 – 30 + 12 ;
 b) 15 + 5 18
 	 - 	 ;
 3 + 1 5 + 1
 c) (10 + 2)2
	 ;
 (3 + 1)
 d) (10 + 2)2 - 24
 ;
 (3 + 1)
Bài 2: Hãy xác định kết quả của các biểu thức sau đây:
15 – 8 ≥ 3
(20 – 15)2 ≠ 25
112 = 121
x > 10 – 3x
Bài 3:	 Viết chương trình tính tổng của 2 số nguyên dương nhập từ bàn phím:
 Program tinhtong;
Var 	a,b: integer;
 	S: real;
Begin 
	Clrscr;
Writeln(‘ Nhap so nguyen duong a:’); 
Readln(a);
Writeln(‘ Nhap so nguyen duong b:’); 
Readln(b);
S:= a + b;
Writeln( ‘ Tong cua 2 so a va b la:’, s:3:0);
Readln; 
End.
Bài 4: Viết chương trình tính diện tích chu vi hình chữ nhật
Program chu_vi_hinh_chu_nhat;
Var a,b,p: integer;
Begin 
Clrscr;
Writeln(‘ Nhap chieu dai a:’); 
Readln(a);
Writeln(‘ Nhap chieu rong b:’); 
Readln(b);
P:= a + b;
Writeln( ‘ Chu vi hinh chu nhat la:’, P:3:0);
 Readln; 
End.
4. Củng cố (5')
 - Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết bài tập.
5. Dặn dò (1')
	- Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức các bài đã học.
 Ngày Lớp 
Ngày soạn
Ngày dạy
Thay đổi
7A...
- Khi kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn, còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn.

 Hoạt động 3: Tìm hiểu điều kiện và các phép so sánh.
Hỏi: Để so sánh hai giá trị số hoặc hai biểu thức toán học ta thường sử dụng các kí hiệu toán học nào?
Cho ví dụ? 
Hỏi: Các phép so sánh trên cho kết quả ntn? 
GV giải thích: Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình. 
- Gv nêu ví dụ 1 SGK, yêu cầu hs tìm điều kiện trong từng trường hợp.
- Gv yêu cầu hs nhắc lại thuật toán giải phương trình bấc nhất.
Hỏi: Tìm điều kiện trong từng trường hợp.

+ Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥.
Hs cho ví dụ.
- Hs xác định tính đúng, sai của các biể thức trên.
“Nếu a>b, in giá trị của biến a ra màn hình;
Ngược lại, in giá trị của biến b ra màn hình.”
- Điều kiện được biểu diễn bằng phép so sánh a>b.
B1: Nếu b=0 chuyển tới B3.
B2: Tính nghiệm của phương trình x= - c/a chuyển tới bước 4.
B3: Nếu c≠ 0, thông báo phương trình đã cho vô nghiệm. Ngược lại (c=0) phương trình đã cho có vô số nghiệm.
B4: Kết thúc.
- b=0; c=0, c≠0, b ≠ 0
3. Điều kiện và các phép so sánh:
+ Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, ≠, ≤, ≥.
- Các phép so sánh có vai trò rất quan trọng trong việc mô tả thuật toán và lập trình.
- Phép so sánh có kết quả đúng có nghĩa ĐK được thỏa mãn; ngược lại điều kiện không được thỏa mãn.
	
	4. Củng cố: 
	? Hãy cho một số hoạt động phụ thuộc vào điều kiện.
	5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, làm bài tập 1, 2, 3 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
	 Ngày 11 tháng 11 năm 2020
 KÝ DUYỆT TIẾT 25
 	 Tổ trưởng
	 Đỗ Thị Như Quỳnh
Ngày soạn: 16/11/2020
Ngày dạy: 8A: 27/11/2020	; 8B: 21/11/2020	;
Thay đổi (nếu có):8A...................................8B.............................................
Tiết 26
BÀI 6: CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN (tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức:
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình.
- Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: Dạng thiếu và dạng đủ.
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh.
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong Pascal.
	2. Kĩ năng:
	- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong Pascal.
	3. Thái độ:
	- Thái độ học tập nghiêm túc, rèn luyện tư duy logic.
4. Năng lực cần đạt: 
- Học sinh áp dụng được câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: SGK, giáo án, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập, đọc trước bài ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
1. Ổn định: - 8A: 	 - 8B: 
2. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Hãy cho một số ví dụ về hoạt động phụ thuộc vào điều kiện? (5đ). Xác định điều kiện, hoạt động (5đ)?
Điều kiện
Hoạt động
Trả lời: - Nếu em bị ốm thì em sẽ không đi đá banh.
Điều kiện
 Hoạt động
 - Nếu sáng thứ 2 không mưa thì lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ.
Hỏi: Nếu sáng thứ 2 trời mưa thì lớp em sẽ làm gì?
HSTL: Lớp em sẽ sinh hoạt tại lớp.
Hoạt động 1
Điều kiện
Nếu sáng thứ 2 không mưa thì lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ, 
Hoạt động 2
ngược lại lớp em sẽ sinh hoạt tại lớp
GV vào bài: Cách thể hiện hoạt động phụ thuộc vào điều kiện như trên được gọi là cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ. Để tìm hiểu kĩ hơn về cấu trúc rẽ nhánh chúng ta vào phần 4 của bài học ngày hôm nay.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu trúc rẽ nhánh
Gv: Trình chiếu lại 2 ví dụ trên
Điều kiện
- Nếu sáng thứ 2 không mưa thì 
Hoạt động 
lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ
+ Hoạt động xảy ra khi điều kiện ntn?
+ Nếu điều kiện sai....?
- GV trình chiếu cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
- Gv trình chiếu vídụ 2
Điều kiện
- Nếu sáng thứ 2 không mưa thì 
Hoạt động1 
lớp em sẽ sinh hoạt dưới cờ
Hoạt động1 
ngược lại lớp em sẽ sinh hoạt tại lớp
- Gv: Khi kiểm tra điều kiện nếu điều kiện đúng thì hoạt động 1 xảy ra còn điều kiện sai thì hoạt động 2 sẽ xảy ra. 
Hỏi: Dựa vào ví dụ trên em hãy mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ?
- GV trình chiếu cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Điều kiện
Cââu lệnh 1
Câu lệnh 2
Củng cố: Có mấy dạng cấu trúc rẽ nhánh?
GV giải thích: Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh thực hiện các cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ. Cấu trúc rẽ nhánh giúp cho việc lập trình được linh hoạt hơn. 
Gvdd: Trong ngôn ngữ lập trình các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện. Vậy câu lệnh điều kiện ntn => 5

- Hs quan sát ví dụ.
- Khi điều kiện đúng.
- Hoạt động sẽ không xảy ra.
- Hs dựa vào cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu để mô tả cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
- Có 2 dạng cấu trúc rẽ nhánh: Dạng thiếu và dạng đủ.
3. Cấu trúc rẽ nhánh:
- Cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: Dạng thiếu và dạng đủ.
	4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà học bài, kết hợp SGK.
- Chuẩn bị tiết sau làm bài tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
 Ngày 18 tháng 11 năm 2020
 KÝ DUYỆT TIẾT 26
 	 	 Tổ trư

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_8_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_giang_tien.doc