Giáo án Tin học 3 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023

CHỦ ĐỀ 1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH

TIẾT 1 - BÀI 1. THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

1.1 Năng lực Tin học

Biết được trong các ví dụ đưa ra, đâu là thông tin và đâu là quyết định; Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu thập hằng ngày đối với quyết định của con người.

1.2 Năng lực chung

Tự chủ và tự học: - Hình thành và phát triển năng lực tự chủ, ưa tìm tòi khám phá thông tin, tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.

Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giao tiếp khi trình bày, trao đổi nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

1.3 Phẩm chất

Chăm chỉ: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ yêu thích tìm tòi khám phá về thông tin ngoài cuộc sống.

Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm; có trách nhiệm với bản thân với gia đình và cộng đồng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  1. Giáo viên: Chuẩn bị SGK Tin học, máy tính kết nối máy chiếu, bài giảng trình chiếu.

2. Học sinh: : SGK, vở ghi, bút, thước kẻ.

docx 68 trang Cô Giang 28/10/2024 560
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học 3 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học 3 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tin học 3 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023
Thứ tư, ngày 07 tháng 9 năm2022
TUẦN 1
CHỦ ĐỀ 1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
TIẾT 1 - BÀI 1. THÔNG TIN VÀ QUYẾT ĐỊNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực 
1.1 Năng lực Tin học
Biết được trong các ví dụ đưa ra, đâu là thông tin và đâu là quyết định; Nêu được ví dụ đơn giản minh họa cho vai trò quan trọng của thông tin thu thập hằng ngày đối với quyết định của con người.
1.2 Năng lực chung
 Tự chủ và tự học: - Hình thành và phát triển năng lực tự chủ, ưa tìm tòi khám phá thông tin, tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện khả năng giao tiếp khi trình bày, trao đổi nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
1.3 Phẩm chất
Chăm chỉ: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ yêu thích tìm tòi khám phá về thông tin ngoài cuộc sống.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm; có trách nhiệm với bản thân với gia đình và cộng đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Chuẩn bị SGK Tin học, máy tính kết nối máy chiếu, bài giảng trình chiếu.
2. Học sinh: : SGK, vở ghi, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (4 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học;
- Xác định được bố nói gì, An làm gì sau khi nghe bố nói trong tình huống Mở đầu trang 4 SGK.
1.2. Nội dung: 
- Đọc đoạn hội thoại của bố và An và trả lời câu hỏi: 
- Bố đã nói điều gì với An?
- An đã làm gì? 
1.3. Sản phẩm của hoạt động
– HS hứng thú vào bài học mới.
– Nắm được nội dung cuộc thoại giữa Bố và An.
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV trình chiếu hình ảnh tình huống An nghe bố nói: “Chiều nay cả nhà mình sẽ về quê”.

- HS quan sát, lắng nghe
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc tình huống Mở đầu trang 4 SGK và trả lời câu hỏi:
- Bố đã nói điều gì với An?
- An đã làm gì?

- Đọc, quan sát, nghe, suy nghĩ thảo luận với bạn để trả lời hai câu hỏi. 
- HS trả lời câu hỏi.
Bố đã nói: “Chiều nay cả nhà mình sẽ về quê”
An đã đi chuẩn bị đồ đạc của mình.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV gọi một số HS trả lời;
- Giáo viên khen ngợi, động viên hoặc chỉnh sửa những câu trả lời chưa rõ nghĩa;
- Giới thiệu vào bài mới: “Bài học này giúp các em biết đâu là thông tin, đâu là quyết định.”

- HS trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức(15 phút)
2.1. Mục tiêu: 
- Nhận biết được đâu là thông tin, đâu là quyết định.
- Biết được vai trò quan trọng của thông tin.
2.2. Nội dung:
- Đọc phần dự báo trong SGK để nhận biết được nội dung thông tin và quyết định khi nhận được thông tin đó;
- Xác định vai trò của thông tin đối với việc ra quyết định. 
2.3. Sản phẩm của hoạt động
- Nội dung thông tin và quyết định trong các tình huống.
- Hiểu rõ tầm quan trọng của thông tin đối với việc ra quyết định.
2.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS đọc nội dung mục 1 trang 4 SGK và trả lời câu hỏi về thông tin và quyết định của An; thông tin và quyết định của các bác ngư dân; 
- Cho HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 trang 5 SGK.

- Nhận nhiệm vụ

b) Thực hiện nhiệm
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- Thông tin An nhận được là:
“Chiều nay cả nhà mình sẽ về quê”
- Quyết định của An là: đi chuẩn bị đồ đạc của mình.
- Thông tin và quyết định của các bác ngư dân
Thông tin các bác ngư dân nhận được là khu vực mình đang đánh cá sắp có bão
Quyết định của các bác ngư dân là: nhanh chóng cho tàu về bến kịp thời để tránh bão.
HS trao đổi nhóm và:
- Đọc HS đọc nội dung mục 1 trang 4 SGK và trả lời câu hỏi về thông tin và quyết định của An; 
- Trả lời các câu hỏi ở mục 2 trang 5 SGK.
- HS khác nhận xét lắng nghe.

c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV nhận xét, đánh giá (khen ngợi) nhận xét nội dung trả lời của HS;
- Kết luận: Dựa vào thông tin thu nhận được mà mọi người có quyết định phù hợp.

- HS lắng nghe.

3. Hoạt động 3: Thực hành (10 phút)
3.1. Mục tiêu
- HS nắm vững đâu là thông tin, đâu là quyết định với tình huống được giao.
3.2. Nội dung
- Cho HS đọc hai tình huống trong SGK trang 5;
- Xác định được đâu là thông tin, đâu là quyết định.
3.3. Sản phẩm của hoạt động
- HS nhận biết được trong mỗi tình huống, đâu là thông tin, đâu là quyết định và vai trò của thông tin trong việc ra quyết định.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đưa hai tình huống a, b phần luyện tập lên màn hình;
- Giao nhiệm vụ cho HS xác định đâu là thông tin, đâu là quyết định. 

- HS quan sát và nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
 - GV theo dõi các nhóm thảo luận về nhiệm vụ đã giao và giúp đỡ khi cần.

- HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi;
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm;
- Nhóm khác nhận xét.
c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV nhận xét, đánh giá các nhóm làm việc và đưa ra kết luận:
a. Thông tin là sáu tiếng trống, quyết định là nhanh chóng vào lớp.
b. Thông tin là tiếng còi ô tô đằng sau, quyết định là tránh sang bên phải nhường đường cho ô tô đi qua.

- HS lắng nghe.
4....nh giá (khen ngợi) câu trả lời của HS:
 Khi đi học, em nhận được 3 dạng thông tin: hình ảnh, chữ, âm thanh.

- HS lắng nghe.

- Yêu cầu HS tìm thêm ví dụ về từng dạng thông tin.

- HS trao đổi nhóm tìm thêm ví dụ.
Chia sẻ ví dụ trước lớp: 
Dạng chữ: nội quy lớp.
Dạng âm thanh: tiếng trống, tiếng cô giáo
Dạng hình ảnh: Hình ở bồn rửa tay.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá (khen ngợi) phần trả lời của HS.
- Hs lắng nghe.

Hoạt động 3: Khám phá (tiếp)
2.2. Xử lý thông tin (9 phút)
2.2.1 Mục tiêu:
- Nhận biết được kết quả xử lí thông tin là hành động hay ý nghĩ gì.
2.2.2 Nội dung:
- Đọc tình huống và quan sát hình ảnh để biết được kết quả xử lý thông tin là hành động hay ý nghĩ gì.
2.2.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Câu trả lời đúng về kết quả xử lý thông tin là hành động hay ý nghĩ gì.
2. 2.4 Tổ chức hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
 - GV yêu cầu HS đọc các mục a,b,c ở trang 7 trong SGK.
- Trả lời câu hỏi: kết quả xử lí ở các mục a, b, c là hành động hay ý nghĩ gì?

- HS nhận nhiệm vụ.
b) Thực hiện nhiệm vụ
 - GV theo dõi các nhóm thảo luận để trả lời các yêu cầu của bài.
- HS đọc các mục theo yêu cầu.
- Chia sẻ trong nhóm về đáp án của em.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV đánh giá các nhóm HS trả lời câu hỏi và đưa ra kết luận.
a. Thông tin thu nhận là ba tiếng trống, kết quả xử lí là ý nghĩ giờ ra chơi đã tới. 
b. Với ti vi: Chuyển sang kênh bóng đá.
 Với Nam: Thông tin thu nhận và được xử lí là đến giờ có bóng đá; kết quả của xử lý là hành động bấm nút chuyển kênh trên điều khiển tivi.
c. Thông tin thu nhận và được xử lí là:
Em nào biết đáp số của biểu thức 6 + 8 : 2?
Kết quả xử lí:
Với các bạn giơ tay là hành động giơ tay.
Với các bạn không giơ tay là ý nghĩ mình chưa biết đáp số chính xác.

- HS tự đọc yêu cầu của bài trong SGK
- Trao đổi với bạn về câu trả lời.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Thực hành (7 phút)
3.1. Mục tiêu: 
- Xác định được thông tin thu nhận và được xử lí thuộc dạng thông tin nào, kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì.
3.2. Nội dung:
- Xác định được thông tin thu nhận và thông tin được xử lý thế nào.
- Xác định được dạng thông tin, kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì.
3.3. Sản phẩm hoạt động của HS:
- HS trả lời được thông tin mà bố và Minh thu nhận được, nó ở dạng nào và kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
 - GV yêu cầu HS đọc tình huống ở phần luyện tập trang 8 SGK .

HS nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
 - GV theo dõi và hỗ trợ các nhóm khi cần. 

- HS trao đổi với bạn trong nhóm và cho biết Minh thu nhận và xử lý thông tin gì? Nó thuộc dạng nào?
 Bố Minh thu nhận và xử lý thông tin gì? Nó thuộc dạng nào? Kết quả xử lý là hành động hay ý nghĩ gì?
- HS sinh báo cáo kết quả trước lớp. 
- HS khác nhận xét.
c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV đánh giá HS trả lời câu hỏi và đưa ra kết luận.

- HS lắng nghe.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (6 phút)
4.1. Mục tiêu: 
- Xác định thông tin, dạng thông tin và kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì trong các tình huống thực tế.
4.2. Nội dung:
- Đọc tình huống, quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi trong SGK.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Hs phân tích được trong tình huống, đâu là thông tin, nó ở dạng nào và kết quả xử lí là hành động hay ý nghĩ gì?
4.4. Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
 - Yêu cầu HS đọc các tình huống ở phần vận dụng, trang 8 SGK.

HS nhận nhiệm vụ.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV theo dõi các nhóm thảo luận và hỗ trợ khi cần. 

- HS trao đổi nhóm: 
Thông tin Minh thu nhận và được xử lý là gì? Nó thuộc dạng nào? Kết quả xử lý là hành động hay ý nghĩ gì?
Nhìn hình 2.6 và đưa ra câu trả lời.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
c) Tổng kết nhiệm vụ
 - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra kết luận.
- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 21 tháng 9 năm2022
TUẦN 3
TIẾT 3 - BÀI 3: CON NGƯỜI XỬ LÝ THÔNG TIN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
1.1. Năng lực Tin học
- HS biết bộ não của con người là một bộ phận xử lý thông tin, nêu được ví dụ minh họa. HS nhận ra được trong ví dụ, con người đã tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin và kết quả xử lí ra sao.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: - Hình thành và phát triển năng lực tự chủ, biết tự học, chuẩn bị đồ dùng cần thiết; biết trao đổi với bạn để tìm ra cách giải quyết nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
... nay, các em đã biết thêm được điều gì?
- Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ cuối trang 10 trong SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà tìm thêm ví dụ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nối tiếp nêu ví dụ.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS đọc to trước lớp.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe, về nhà thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 28 tháng 9 năm2022
TUẦN 4
TIẾT 4 - BÀI 4: MÁY XỬ LÍ THÔNG TIN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
1.1 Năng lực Tin học
- HS nêu được ví dụ minh họa cho nhận xét: Cuộc sống quanh ta có những máy móc tiếp nhận thông tin để quyết định hành động.
- HS nhận biết được trong ví dụ, máy đã xử lí thông tin nào và nêu được kết quả xử lí thông tin đó.
1.2 Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Hình thành và phát triển năng lực tự chủ, ưa tìm tòi khám phá thông tin, tích cực, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Phát triển khả năng giao tiếp khi trình bày, trao đổi nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
1.3 Phẩm chất
- Chăm chỉ: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ yêu thích tìm tòi khám phá về thông tin ngoài cuộc sống.
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: SGK, laptop, phòng máy, máy chiếu (ti vi), bài giảng trình chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở, bút.
3. Dự kiến phương pháp, hình thức: Phương pháp vấn đáp, cộng tác nhóm, giải quyết vấn đề, trò chơi học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS. 
- Nói được tên đồ dùng điện của gia đình.
1.2. Nội dung:
- Kể tên các thiết bị hoạt động bằng điện trong gia đình thông qua trò chơi “Truyền điện”.
1.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Tên các thiết bị sử dụng điện mà HS kể được.
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Truyền điện”. 
- GV nêu luật chơi.
- HS kể tên một đồ dùng hoặc thiết bị hoạt động sử dụng điện trong gia đình. HS kể xong một thiết bị chỉ bạn khác nêu tiếp, HS nào không nêu được tên sẽ bị điện giật thua cuộc.

- HS lắng nghe luật chơi

b) Thực hiện nhiệm vụ
 Tổ chức cho HS chơi trò chơi trong thời gian 2 phút

- HS t.gia chơi kể tên các đồ dùng, thiết bị hoạt động bằng điện trong gia đình.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV tổng kết trò chơi, khen ngợi sự hiểu biết của HS về các đồ dùng trong gia đình.
- GV đưa tình huống, dẫn dắt vào bài mới: Ti vi là đồ dùng sử dụng điện trong gia đình mà các em đã kể tên. Vậy gia đình em dùng ti vi để làm gì? 
Kết luận: Trong thời đại hiện nay, nhiều máy móc phục vụ nhu cầu của con người, làm thay một số việc của con người. Vậy các máy đó hoạt động như thế nào, nội dung bài học hôm nay sẽ phần nào trả lời câu hỏi đó.

- HS lắng nghe.
- HS nối tiếp nhau kể công dụng của ti vi (xem thời sự biết tin tức, xem phim, tìm tin tức trên mạng)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Máy xử lí thông tin. (8 phút)
2.1.1 Mục tiêu:
- HS biết được máy đã nhận thông tin và xử lý thông tin như thế nào, kết quả xử lí ra sao.
2.1.2 Nội dung:
- Đọc tình huống, quan sát hình ảnh, trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi phần khám phá trang 11trong SGK.
- Trả lời câu hỏi của GV về việc xử lý của máy.
2.1.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Phiếu trả lời câu hỏi của các nhóm.
2.1.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc mục a, b trang 11 SGK, trả lời câu hỏi và báo cáo kết quả.
- GV đưa hình 4.1a và hình 4.1b lên màn chiếu và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- Đưa ra một số câu hỏi mở rộng để HS trả lời.

- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV tổ chức cho HS đọc mục a, trả lời câu hỏi trang 11, SGK.
- GV đưa hình 4.1a và 4.1b lên màn chiếu và đưa ra câu hỏi:
+ Hình 4.1a cho biết người sử dụng thang máy muốn đi lên hay đi xuống?
 + Hình 4.1b cho biết người sử dụng thang máy muốn đến tầng nào?
- HS đọc mục a phần khám phá, trang 11 SGK
- Đọc câu hỏi, suy nghĩ, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh về câu trả lời của mình.
- Một số HS báo cáo trước lớp 
- HS quan sát hình 4.1a và hình 4.1b, thảo luận câu trả lời trong nhóm.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV đánh giá các câu trả lời của HS, của các nhóm và đưa ra kết luận:
Ti vi, thang máy, nhận được thông tin qua bảng điều khiển và đáp ứng yêu cầu của con người

- HS lắng nghe.
2.2. Rô-bốt làm việc thay con người. (7 phút)
2.2.1 Mục tiêu:
- Biết được rô-bốt đã nhận thông tin gì và kết quả xử lý như thế nào.
2.2.2 Nội dung:
- Đọc tình huống, quan sát hình ảnh, trao ...n lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu thích môn học; Có ý thức giữ gìn và bảo quản máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh, phiếu học tập, máy chiếu; Bài giảng trình chiếu, KHBD.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài, đầy đủ dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 (3 phút): Khởi động GV đặt câu hỏi: Em biết gì về máy tính?
- GV đánh giá HS trả lời câu hỏi.
- Giới thiệu bài: Em thường thấy bố mẹ, thầy cô sử dụng máy tính và điện thoại thông minh?
Bài học này giúp các em nhận biết được hình dạng một số loại máy tính cùng những thành phần cơ bản của chúng; sơ lược về chức năng của thân máy, màn hình, bàn phím, chuột và loa.

Làm việc cá nhân, sau đó trao đổi với bạn và trả lời.
- HS chú ý lắng nghe

2. Hoạt động 2 (6 phút): Khám phá 
2.1 Máy tính để bàn và máy tính xách tay 
- GV đưa hình 5.1 lên màn chiếu, yêu cầu HS chỉ ra đâu là máy tính để bàn, đâu là máy tính xách tay.
- GV phát phiếu học tập:
Các thành phần cơ bản của máy tính xách tay và để bàn.
Máy tính xách tay
Máy tính để bàn


- GV cho HS ghi kết quả và nộp phiếu học tập
- GV yêu cầu HS so sánh máy tính để bàn với máy tính xách tay.
GV nhận xét, tuyên dương HS.
Kết luận về:
- Thành phần cơ bản của máy tính để bàn và máy tính xách tay. 
- Sự giống và khác nhau của máy tính để bàn, máy tính xách tay.
- HS quan sát, xác định máy tính để bàn, máy tính xách tay.
- Làm việc cá nhân, sau đó trao đổi với bạn thống nhất các thành phần cơ bản của máy tính để bàn, máy tính xách tay.
- HS ghi kết quả vào phiếu học tập.
- HS so sánh sự giống, khác nhau của máy tính để bàn và máy tính xách tay
- HS lắng nghe.

2.2 Chức năng thân máy, màn hình, bàn phím, chuột và loa 
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi theo nhóm 4;
Luật chơi: nối bộ phận với chức năng tương ứng 
- Yêu cầu HS nối bộ phận của máy tính với chức năng tương ứng.
Giúp điều khiển máy tính 
Bàn phím
Để phát âm thanh
Chuột
Màn hình
Gửi các tín hiệu vào máy tính
loa
Nơi hiển thị kết quả làm việc
- GV lắng nghe và cùng HS đưa ra kết quả đúng nhất về tên các thành phần và chức năng của chúng.
- HS tham gia chơi. 
- HS thảo luận, bàn bạc trong nhóm rồi quyết định ghép đôi.
- Trưng bày kết quả lên bảng
- Đánh giá, nhận xét lẫn nhau.
- Cùng trao đổi với GV
2.3 Máy tính bảng và điện thoại thông minh 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm về các thành phần của máy tính bảng và điện thoại thông minh. Sau đó trả lời câu hỏi.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét các nhóm, rút ra kết luận: Máy tính xách tay, máy tính bảng và điện thoại thông minh cũng có các thành phần, chức năng giống như máy tính để bàn.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp về câu trả lời của nhóm.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 5 (6 phút): Luyện tập 
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV đưa bảng thành phần và hình ảnh của máy tính lên màn chiếu.
- Yêu cầu HS chỉ ra các cặp tương ứng.
- Yêu cầu HS gọi tên các loại máy tính.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm, rút ra kết luận.

- 1 HS nêu tên bộ phận, 1 HS nêu chức năng của bộ phận đó.
- HS thảo luận theo nhóm về sự tương ứng giữa thành phần với hình ảnh.
- HS chỉ ra các cặp tương ứng.
- HS gọi tên các loại máy tính có trong hình
- HS lắng nghe
4. Hoạt động 6 (6 phút): Vận dụng 
GV yêu cầu HS đọc phần vận dụng trang 15 SGK và trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS trao đổi với bạn chỉ ra các bộ 3 tương ứng với nhau giữa 
chức năng – hình ảnh – tên gọi.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Màn hình của máy tính bảng và điện thoại thông minh có những chức năng gì?
- Yc hs trình bày.
- GV nhận xét kết quả của các nhóm, các câu trả lời của HS và rút ra kết luận như phần ghi nhớ ở trang 15 SGK.
- Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ cuối trang 15, SGK.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà tìm thêm ví dụ.
HS nhận nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ với các bạn nhóm khác.
- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
- HS trình bày câu trả lời trước lớp
- HS khác nhận xét, bổ sung

IV: ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm2022
TUẦN 6
TIẾT 6 - BÀI 6: SỬ DỤNG CHUỘT MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết được vị trí các nút của chuột và cầm chuột đúng cách;
- Biết thực hiện được các thao tác cơ bản: Di chuyển chuột, nháy chuột, nháy đúp chuột, kéo thả chuột, nháy nút phải chuột, xoay nút cuộn.
- Phát triển năng lực tự học, tự tin chia sẻ báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ; Tích cực trao đổi nhóm.
- Bồi dưỡng cho học sinh ch...àm việc với máy tính.
- Tự chủ và tự học: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, tự tin chia sẻ báo cáo được kết quả thực hiện nhiệm vụ;
- Chăm chỉ: Học sinh chăm học, chăm làm, cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu thích môn học;
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, SGK, KHBD, bài giảng Powpoint.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài, đầy đủ dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, dẫn dắt HS vào bài mới.
1.2. Nội dung:
- HS nhận biết nội dung của bài học
1.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Những ý kiến phát biểu của HS; 
- HS mô tả cách ngồi khi làm việc với máy tính.
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi làm việc với máy tính, để giữ gìn sức khỏe, em cần lưu ý điều gì?

- HS suy nghĩ, trả lời và trao đổi với bạn suy nghĩ của mình;
- Trao đổi với cô, với bạn suy nghĩ của mình.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV kết luận: Khi sử dụng máy tính, cần lưu ý nhiều vấn đề để giữ gìn sức khỏe trong đó có việc ngồi đúng tư thế. Ngồi đúng tư thế giúp em giữ gìn sức khỏe và làm việc hiệu quả. Nếu ngồi sai tư thế sẽ có hại cho sức khỏe;
- Bài học này giúp các em tìm hiểu tư thế ngồi đúng và tác hại của việc ngồi sai tư thế, sử dụng máy tín quá thời gian quy định cho lứa tuổi.

- HS chú ý lắng nghe

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1. Tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính (10 phút)
2.1.1 Mục tiêu:
- Biết tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính và những tác hại khi ngồi sai tư thế.
2.1.2 Nội dung:
- Cho HS quan sát Hình 7.1 a,b thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi SGK.
2.1.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Bản ghi thảo luận nhóm về tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính.
2.1.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a, Giao nhiệm vụ
- GV cho học sinh đọc nội dung phần tư thế ngồi đúng khi làm với máy tính (mục 1, trang 19 SGK);
- Cho HS quan sát Hình 7.1a, 7.1b, SGK trang 19, và cho biết bạn nào ngồi đúng? Bạn nào ngồi sai?

- Nhận nhiệm vụ

b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần thiết

- Đọc nội dung phần tư thế ngồi đúng khi làm với máy tính (mục 1, trang 19 SGK);
- Quan sát Hình 7.1a, 7.1b, SGK trang 19, và cho biết bạn nào ngồi đúng? Bạn nào ngồi sai?
- HS mô tả tư thế ngồi đúng;
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV lắng nghe và cùng HS đưa ra kết luận tư thế ngồi đúng trước máy tính.

- HS lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức(tiếp)
2.2. Những tác hại khi ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi (8 phút)
2.2.1 Mục tiêu:
- Biết những tác hại khi ngồi sai tư thế hoặc sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi.
2.2.2 Nội dung:
- Cho HS quan sát Hình 7.2, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi SGK.
2.2.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Bản ghi thảo luận nhóm về tư thế ngồi sai và sử dụng máy tính quá thời gian quy định cho lứa tuổi.
2.2.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS quan sát các hình a,b,c trong hình 7.2, trả lời các câu hỏi phần 2 trang 20 SGK.

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần;
- Yêu cầu HS quan sát các hình a,b,c của hình 7.2. Xác định tư thế ngồi nào dẫn đến tác hại tương ứng? 
- Cho HS đọc tác hại khi làm việc với máy tính quá thời gian quy định;

- HS trao đổi với nhau nhóm và chia sẻ trước lớp;
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn;
- HS nêu tác hại theo sự hiểu biết của mình kết hợp với nội dung SGK cung cấp.
- HS dựa vào nội dung SGK cung cấp để trả lời cá nhân.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV lắng nghe và cùng HS đưa ra kết luận
- GV hướng dẫn thêm về cách bố trí máy tính phù hợp với nguồn sáng trong phòng

- HS lắng nghe
- HS lắng nghe

3. Hoạt động 3: Thực hành (5 phút)
3.1. Mục tiêu:
- HS biết được tác hại khi ngồi sai tư thế làm việc với máy tính
3.2. Nội dung:
- Đọc câu hỏi và chọn đáp án.
3.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Bản ghi những tác hại khi ngồi sai thư thế làm việc với máy tính.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS đọc bảng các hiện tượng và chỉ ra những tác hại của việc ngồi sai tư thế khi sử dụng máy tính

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần, 
A. Đau lưng
B. Đau vai gáy
C. Mỏi mắt
D. Cơ thể dẻo dai
E. Cong vẹo cột sống
G. Không ảnh hưởng đến sức khỏe
HS chỉ ra các tác hại: A,B,C,E.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV lắng nghe và cùng HS đưa ra kết luận 

- HS lắng nghe
4. Hoạt động 4: Vận dụng (9 phút)
4.1. Mục tiêu:
- Chỉ ra tư thế ngồi đúng, sai của bạn khi làm việc với máy tính.
4.2. Nội dung:
- HS thực hiện tư thế ngồi khi làm việc với máy tính, bạn bên cạnh quan sát, nhận xét và ngược lại.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- HS...3: Thực hành (7 phút)
3.1. Mục tiêu:
Thành thạo các thao tác để khởi động máy tính, kích hoạt và thoát khỏi phần mềm Notepad: tắt máy tính đúng cách.
3.2. Nội dung:
- Trao đổi với bạn thực hành theo yêu cầu, đọc câu hỏi chọn đáp án đúng.
3.3. Sản phẩm của hoạt động:
- HS hoàn thành các thao tác thực hành.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Giao việc cho HS (thực hiện các việc SGK).
 
- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu của phần Luyện tập trang 23 SGK
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Thực hiện khởi động máy tính, kích hoạt phần mềm Notepad, thoát khỏi phần mềm Notepad;
- Chọn cách tắt máy tính đúng trong 3 cách mà SGK đưa ra;
- Một HS đọc lần lượt các cách tắt máy tính, HS trong nhóm nêu cách tắt đúng hay sai.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV nhận xét, kết luận cách tắt máy đúng.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (8 phút)
4.1. Mục tiêu:
-Vận dụng được các kiến thức đã học để điều khiển máy tính và nêu được những tác hại khi tắt máy tính không đúng cách.
4.2. Nội dung:
- Thảo luận nhóm thực hành theo yêu cầu.
4.3. Sản phẩm chủa hoạt động:
- HS thực hiện kích hoạt và thoát khỏi phần mềm Paint;
- HS thực hiện cách tắt máy tính đúng cách
4.4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS:
Kích hoạt và thoát khỏi phần mềm Paint;
Tắt máy tính đúng cách; 
Nêu tác hại khi tắt máy tính không đúng cách. 

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
HS thảo luận nhóm và thực hiện:
Kích hoạt và thoát khỏi phần mềm Paint;
Tắt máy tính đúng cách; 
Nêu tác hại khi tắt máy tính không đúng cách. 
- HS thực hành trên máy, kết nối với màn hình lớn cho lớp quan sát
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV nhận xét và kết luận.

HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2022
TUẦN 9
Tiết 9. BÀI 9: AN TOÀN VỀ ĐIỆN KHI SỬ DỤNG MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Biết thực hiện quy tắc an toàn về điện.
- Có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi sử dụng máy tính.
- Tự chủ và tự học: Tự lực khẳng định bản thân mình trong các hoạt động học tập. Sử dụng được một số phần mềm học tập;
- Giao tiếp và hợp tác: HS báo cáo được kết quả rõ ràng và nhận xét, đánh giá được kết quả của nhóm bạn.
- Trách nhiệm: HS có trách nhiệm bảo vệ bản thân, nhà trường. Bảo vệ của công, bảo quản đồ vật của mình cũng như của mọi người;
- Chăm chỉ: Học sinh có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các hoạt động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, SGK, KHBD, bài giảng Powpoint.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài, đầy đủ dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
- Tổ chức Chơi trò chơi “Truyền điện ”: 
- Kể tên đồ dùng sử dụng điện và lưu ý về an toàn điện?

- HS tham gia chơi trò chơi. Lần lượt từng HS kể tên các đồ dùng sử dụng điện.
- HS trả lời theo hiểu biết của mình
Giới thiệu bài (theo phần mở đầu)
- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1 An toàn điện khi sử dụng máy tính (10 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát các Hình trang 24 SGK và trả lời câu hỏi;
- Cho HS trao đổi về quy tắc anb toàn điện.

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- HS quan sát các Hình trang 24 SGK và trả lời câu hỏi;
- HS trao đổi về quy tắc anb toàn điện.
Trao đổi với bạn những việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích tại sao;
- Đại diện HS nêu việc nào nên làm, việc nào không nên làm và giải thích rõ nguyên nhân;
- HS làm phiếu bài tập và rút ra quy tắc an toàn điện khi sử dụng máy tính ;
- Báo cáo kết quả thảo luận thông qua phiếu học tập.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV Nhận xét, kết luận về quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

Lắng nghe
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức(tiếp)
2.2 Có ý thức đề phòng tai nạn về điện khi dùng máy tính (8 phút)
2.2.1 Mục tiêu:
- HS có ý thức đề phòng tai nạn về điện.
2.2.2 Nội dung:
- Trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi.
2.2.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Ý kiến trình bày của HS, bản thảo luận nhóm.
2.2.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS trình bày những tình huống có thể gân tại nạn về điện khi sử dụng máy tính.

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- HS trình bày những tình huống có thể gân tại nạn về điện khi sử dụng máy tính;
- 2-3 HS nêu tình huống của mình trước lớp ;
- Nhận xét, đánh giá nhóm bạn.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV Nhận xét, kết luận.

- HS lắng nghe
3. Hoạt động 3: Thực hành (7 phút)
3.1. Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS. 
- Biết k... phím trong khu vực chính của bàn phím và phím Esc không thuộc khu vực này.
4.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi,
- Cho HS trao đổi nhóm về nội dung phần đọc thêm.

- HS lắng nghe yêu cầu.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- Trao đổi với bạn và trả lời câu hỏi,
- Trao đổi nhóm về nội dung phần đọc thêm
- Nhân xét câu trả lời của bạn.
c) Tổng kết nhiệm vụ
Nhận xét, Kết luận: Khu vực chính của bàn phím gồm.: hàng phím số và ký hiệu, hàng phím trên hàng phím cơ sở hàng phím dưới Và hàng phím dưới cùng. 
 
Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
.................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 17 tháng 11 năm 2022
TUẦN 11
TIẾT 11. BÀI 11: CÁCH ĐẶT NGÓN TAY GÕ PHÍM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	1.1 Năng lực Tin học
- Biết được vị trí đặt các ngón tay trên hàng phím cơ sở;
	- Thực hiện được thao tác gõ các phím ở hàng cơ sở, hàng trên, hàng dưới đúng quy định của cách gõ bàn phím.
	1.2 Năng lực chung
	- Tự chủ và tự học: HS tự làm được những việc của mình ở lớp theo sự phân công, hướng dẫn.
	- Giao tiếp và hợp tác: Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thày cô.
1.3 Phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản giữ gìn bàn phím của máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, SGK, KHBD, bài giảng Powpoint.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài, đầy đủ dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, dẫn dắt vào bài mới.
1.2. Nội dung:
- Xòe bàn tay và cho HS nói tên của các ngón tay trên bàn tay.
1.3. Sản phẩm của hoạt động
- Gọi được tên các ngon tay trên bàn tay;
- HS Gõ được tên cô giáo (không dấu).
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Xác định tên mỗi ngón tay trên bàn tay
- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
GV trình chiếu hình ảnh quy định tên các ngón tay.
- Yêu cầu HS nói tên các ngón tay trên bàn tay của mình.
- Mời 1 HS lên thực hiện gõ thật chậm tên của cô giáo không dấu trên bàn phím trước lớp. 
- Khi bạn thực hiện các em hãy quan sát thật kĩ cách bạn đặt ngón tay gõ phím (chữ Y ngón nào gõ, chữ ê ngón nào gõ, chữ n ngón nào gõ).
+ Theo các em bạn đặt các ngón tay để gõ tên của cô đã đúng cách chưa?

- HS quan sát.
- Cho HS xòe các ngón tay và nói tên các ngón tay.
- HS lên thực hiện
- HS quan sát các ngón tay thực hiện gõ chữ của bạn.
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Để biết các em đặt các ngón tay gõ phím như vậy đúng cách chưa thì bây giờ chúng ta cùng nhau khám phá nhé!

- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức(14 phút)
2.1.1 Mục tiêu:
- Nắm được nhiệm vụ của từng ngón tay;
- Biết cách đặt tay lên bàn phím và gõ phím bằng 10 ngón tay.
2.1.2 Nội dung:
- Quan sát Hình 11.1 SGK và trả lời câu hỏi.
- Gõ các phím được chỉ ra ở mục 2 trang 28 SGK.
2.1.3 Sản phẩm của hoạt động
- Bản nghi nhiệm vụ của từng ngón tay, HS đặt tay lên bàn phím đúng. Gõ được các phím như mục 2 trang 28 SGK.
2.1.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát Hình 11.1 và trả lời câu hỏi,
- Cho HS đọc hướng dẫn đặt những ngón tay chờ gõ phím; gõ các phím được chỉ ra ở mục 2 trang 28 SGK.

- HS lắng nghe yêu cầu.
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
Phiếu học tập:
- GV chụp một số phiếu học tập của HS để kiểm tra kết quả.
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Khi chờ gõ phím, hai ngón trỏ đặt trên hai phím nào?
- GV giới thiệu hàng cơ sở: Hàng ở giữa trong khu vực chính được gọi là hàng cơ sở vì là hàng đặt mốc cho bàn tay khi gõ phím và khi chờ gõ phím; hai ngón trỏ luôn đặt trên hai phím có gai F và J.

- Quan sát Hình 11.1 và trả lời câu hỏi,
- Đọc hướng dẫn đặt những ngón tay chờ gõ phím; gõ các phím được chỉ ra ở mục 2 trang 28 SGK.
- Quan sát hình xem màu sắc tương ứng với mỗi ngón tay sẽ gõ những phím nào trên bàn phím và tự điền vào phiếu học tập, sau đó chia sẻ nhóm.
- HS nhận xét, đánh giá;
- HS trả lời theo sự quan sát được.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- GV chia sẻ, nhận xét.
- GV kết luận: Qua phần bài tập này các em đã biết nhiệm vụ của từng ngón tay. 

- HS lắng nghe
3. Hoạt động 3: Thực hành (15 phút)
3.1. Mục tiêu:
- HS thực hành gõ phím đúng cách.
3.2. Nội dung:
- HS Hình 11.2, 11.3, 11.4 SGK, thực hành gõ các phím theo yêu cầu.
3.3. Sản phẩm của hoạt động:
- HS đặt tay đúng và gõ đúng.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát hình ở trang 29 SGK và thực hành gõ phím.

- HS lắng nghe
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- Quan sát hình ở trang 29 SGK và thực hành gõ phím;
- HS đặt những ngón tay sẵn sàng để gõ hàng cơ sở như hình được quan sát. Thực hiện gõ t...iệm vụ
Kết luận: Phần mềm Tux Typing giúp em luyện gõ phím nhanh và đúng.

HS trả lời theo hiểu biết của mình
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 01 tháng 12 năm2022
TUẦN 13
TIẾT 13. BÀI 13: THỰC HÀNH SỬ DỤNG BÀN PHÍM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực:
1.1. Năng lực Tin học
	- Biết cách sử dụng phần mềm Notepad để gõ văn bản;
	- Biết sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin: Thực hiện nhanh các thao tác gõ phím;
	- Biết ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng được một số phần mềm hỗ trợ học tập.
	1.2. Năng lực chung
	- Tự học và tự chủ: Thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu cầu khác nhau. 
- Giao tiếp và hợp tác: HS báo cáo được kết quả rõ ràng và nhận xét, đánh giá được kết quả của nhóm bạn.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ học tập: Ham học hỏi để mở rộng kiến thức.
- Trách nhiệm: Tự giác thực hiện tốt các quy định về học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, SGK, KHBD, bài giảng Powpoint.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài, đầy đủ dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, dẫn dắt vào bài mới.
1.2. Nội dung:
- GV đưa ra các câu hỏi, HS trả lời.
1.3. Sản phẩm của hoạt động
- HS kể được tên phần mềm giúp luyện gõ nhanh bàn phím.
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Trả lời câu hỏi
- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
Để luyện gõ phím nhanh và đúng cách các em có thể sử dụng những phần mềm nào?

- HS trả lời
c) Tổng kết nhiệm vụ
Kết luận: Để luyện gõ phím nhanh và đúng cách các em có thể sử dụng phần mềm Tux Typing, Notepad, Word, Trong bài học ngày hôm nay “Thực hành sử dụng bàn phím”, Notepad sẽ giúp các em sử dụng bàn phím thành thạo hơn qua việc nhập văn bản.

- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức(12 phút)
2.1. Mục tiêu:
- Nắm được chức năng các phím cách, Enter, Delete và Backspace;
- Gõ được hai dòng văn bản như Hình 13.2 SGK.
2.2. Nội dung:
- Cho HS khởi động phần mềm Notepad, thực hành khám phá chức năng các phím.
- Gõ được hai dòng văn bản như Hình 13.2 SGK và trả lời câu hỏi.
2.3. Sản phẩm của hoạt động
- Hai dòng văn bản ở Hình 13.2 SGK.
2.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Cho HS kích hoạt phần mềm Notepad, sau đó nhập hai dòng văn bản về thông tin như hình 13.2.

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- Kích hoạt phần mềm Notepad;
- Học sinh nhập dòng văn bản thứ nhất và học khác quan sát, sau đó đổi vai trò cho nhau thực hiện nhập dòng văn bản thứ hai;

c) Tổng kết nhiệm vụ
 ?Em hãy cho biết sự khác nhau của việc xóa khi gõ bằng phím Delete và Backspace.
- Nhấn mạnh chức năng của các phím trên

- HS trả lời
- HS lắng nghe
3. Hoạt động 3: Thực hành (13 phút)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3.1. Mục tiêu
- Tiếp tục thực hành bằng cách nhập thêm hai dòng văn bản như Hình 13.3 SGK.
3.2. Nội dung:
- Thực hành nhập văn bản.
3.3. Sản phẩm của hoạt động
- Bài thực hành của HS trên máy.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS gõ tiếp 2 dòng trên cửa sổ Notepad thể hiện như hình 13.3 SGK trang 34.
- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
- Học sinh nhập dòng văn bản thứ ba và học khác quan sát, sau đó đổi vai trò cho nhau thực hiện nhập dòng văn bản thứ tư;
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Tuyên dương một số bạn làm xong nhanh, chính xác. Khích lệ, động viên những bạn chậm hơn.

- Lắng nghe.

4. Vận dụng (6 phút)
4.1. Mục Tiêu:
- HS thực hiện được cách gõ chữ hoa.
4.2. Nội dung:
- Trao đổi với bạn, đọc SGK trang 27, thực hành theo yêu cầu.
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Bài thực hành của HS trên máy tính.
4.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS gõ hai dòng văn bản được chỉ ra ở phần Vận dụng SGK.

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- Gõ hai dòng văn bản được chỉ ra ở phần Vận dụng SGK.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của HS
- Kết luận: Sử dụng phần mềm Notepad giúp em làm quen với việc gõ văn bản nhanh và đúng quy cách.

- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
.................................................................................................................................
Thứ năm ngày 08 tháng 12 năm 2022
TUẦN 14
Tiết 14 - BÀI 14: THÔNG TIN VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ
TRÊN INTERNET
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được ví dụ về tin tức và chương trình giải trí có thể xem được khi truy cập Internet (như xem tin dự báo thời tiết, nghe ca nhạc,);
- Xem được tin tức và các chương trình giải trí trên Internet;
- Biết tìm thông tin trong máy tính theo hướng dẫn.
- T...trên Internet để mở rộng hiểu biết.
- Trách nhiệm: HS có ý thức vận dụng các thông tin trên Internet phù hợp với lứa tuổi vào trong học tập, giải trí.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, SGK, KHBD, bài giảng Powpoint.
2. Học sinh: SGK, vở ghi bài, đầy đủ dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1.1. Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS, dẫn dắt vào bài mới.
1.2. Nội dung:
- Cho HS lên bảng thực hành mở bài Chicken Dance.
1.3. Sản phẩm của hoạt động
- Không khí vui nhộn, cả lớp cùng hòa theo điệu nhảy.
1.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
Nhảy dân vũ theo tivi truy cập trên mạng internet bài “Chicken Dance”

b) Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên cho 1 học sinh lên máy chủ (máy giáo viên) thực hành mở bài “Chicken Dance” trên Youtube. Sau đó cùng cả lớp nhảy theo bài nhảy.

- Học sinh lên tìm trên máy chủ, cả lớp nhẩy dân vũ.

c) Tổng kết nhiệm vụ- Giáo viên giới thiệu bài mới: Ở bài trước, các em biết cách tìm kiếm thông tin và chương trình giải trí trên Internet.
Bên cạnh đó, có một số tin tức hoặc trang Web không phù hợp với lứa tuổi của các em. Vậy để biết các thông tin nào không phù hợp, cô trò chúng mình cùng tìm hiểu bài học hôm nay “Thông tin tìm được trên Internet”.

- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá (12 phút)
2.1 Mục tiêu:
- HS tìm kiếm được thông tin trên Internet.
- Phân biệt được thông tin nào phù hợp với lứa tuổi.
2.2 Nội dung:
- Quan sát tranh, trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi.
2.3 Sản phẩm của hoạt động:
- HS trả lời được có những thông tin không có sẵn trong sách vở, máy tính thì có thể có trên Internet.
2.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở mục Mở đầu trong Sách giáo khoa - Trang 37 kết hợp quan sát quan sát hình ảnh trên màn hình và thảo luận với bạn và cho biết: những thông tin gì có ở trong đó?

- HS lắng nghe nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trên màn hình. Sau đó yêu cầu thảo luận với bạn và cho biết: những thông tin gì có ở trong đó?
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lấy ví dụ các thông tin không có trong máy tính nhưng có thể tìm thấy trên Internet?
- Học sinh đọc thông tin trong Sách giáo khoa.
- Học sinh quan sát màn hình, thảo luận với bạn bên cạnh và trả lời.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu
- Báo cáo kết quả

c) Tổng kết nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Giáo viên kết luận: Thông tin trên Internet rất phong phú. Những điều em muốn biết mà không có sẵn trong sách vở, máy tính thì có thể có trên Internet.

2. Hoạt động 2: Khám phá (12 phút)
2.2 Lưu ý khi truy cập Internet
2.2.1 Mục tiêu:
- Nêu được ví dụ thông tin nào đó không có sẵn trong máy tính đang sử dụng nhưng có thể tìm thấy trên Internet;
- Phân biệt được thông tin nào phù hợp với lứa tuổi.
2.2.2 Nội dung:
- Quan sát Hình 15.1, 15.2a, 15.2b, trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi.
2.2.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Bản ghi các câu trả lời của HS cho các câu hỏi ở phần Khám phá.
2.2.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS quan sát các hình ở phần Khám phá và trả lời câu hỏi.

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Đưa Hình 15.1, 15.2a và 15.2b lên màn chiếu cho HS quan sát;
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.
Trao đổi nhóm và thực hiện:
- Quan sát Hình 15.1 và cho biết những thông gì có trong hình đó;
- Những chuyên mục trang web trên kênh truyền hình VOV;
- Ảnh minh họa bài viết có tên: Rực rỡ sắc muồng vàng trên cao nguyên Gia Lai” ngày 25/10/2021 trong đó có hồ nước, hoa muồng vàng, bầu trời; biểu tượng kênh truyền hình kĩ thuật số VOV;
- Quan sát Hình 15.2a, 15.2b và cho biết trang tin nào phù hợp và không phù hợp với lứa tuổi.
c) Tổng kết nhiệm vụ
 Thông tin trên Internet rất phong phú: 
- Nếu không có sẵn trong sách, vở, máy tính, thì có thể có trên Internet;
- Không phải thông tin nào cũng phù hợp với các em.

- HS lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Luyện tập ( 4 phút)
3.1. Mục tiêu:
- Biết được phim, chương trình trên Internet phù hợp, không phù hợp với lứa tuổi.
3.2. Nội dung:
- Trả lời câu hỏi trong phần Luyện tập SGK.
3.3. Sản phẩm của hoạt động
- Các câu trả lời của các nhóm.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS trả lời câu hỏi trong phần Luyện tập SGK. 

- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Hỏi HS: Em hãy cho biết phim, chương trình nào sau đây không phù hợp với lứa tuổi:	
 A. Phim ảnh bao lực, phim kinh dị.
	B. Phim truyện cổ tích.
	C. Chương trình dạy học tiếng Anh cho học sinh lớp 3.
- Theo dõi và giúp đỡ HS khi cần.

- HS suy nghĩ, trao đổi với bạn trong nhóm và lựa chọn đáp án.
 Đáp án: B, C
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

- HS lắng nghe
4. Hoạt động 4: Vận dụng (14 phút)
4.1. Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết ...(Phiếu 3)
- HS quan sát hình 16.2 trả lời câu hỏi: (Phiếu 5)
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trong phiếu học tập

Trao đổi nhóm và trả lời các câu hỏi, chỉ ra đâu là thông tin cá nhân; đâu là thông tin gia đình.
Đọc nội dung ý b, mục 1 trang 40 SGK và trả lời câu hỏi.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Thông tin cá nhân và gia đình có thể được lưu trữ và trao đổi nhờ máy tính; 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.

- HS lắng nghe
2. Hoạt động 2: Khám phá (tiếp)
2.2 Bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình, tác hại khi thông bị rò rỉ (7 phút)
2.2.1 Mục tiêu:
- Có ý thức bảo vệ thông tin cá nhân và gia đình khi giao tiếp qua máy tính;
- Biết được tác hại khi thông tin cá nhân và gia đình bị rò rỉ.
2.2.2 Nội dung:
- HS trao đổi nhóm, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
2.2.3 Sản phẩm của hoạt động:
- Bản trình bày câu trả lời của các nhóm.
2.2.4 Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi ở mục 2, trang 40 SGK;
- Cho HS đọc nội dung mục 3 trang 40 SGK và trả lời câu hỏi;
- Cho HS thảo luận nhóm để nêu những tác hại khi thông tin cá nhân, gia đình bị kẻ xấu lợi dụng.
- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Em cho biết những việc không nên làm liên quan đến thông tin cá nhân, gia đình khi sử dụng máy tính.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2: Nêu những tác hại khi thông tin cá nhân, gia đình bị kẻ xấu lợi dụng.

Trao đổi nhóm và lựa chọn việc không nên làm khi sử dụng máy tính; (trong câu hỏi mục 2 trang 40 SGK);
Đọc nội dung mục 3 trang 40 SGK và trả lời câu hỏi về tác hại khi thông tin cá nhân, gia đình bị kẻ xấu lợi dụng.
Giả danh người thân của bố mẹ em để lừa em.
Dùng thông tin cá nhân của em để lừa người thân của em. 
Dùng hình ảnh của em hoặc gia đình vào việc xấu.
Đe dọa, bắt nạt em trên mạng.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, kết luận

- Học sinh lắng nghe
3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
3.1. Mục Tiêu:
- HS biết được những việc nên làm khi được phép sử dụng máy tính để giao tiếp.
3.2. Nội dung:
- Tổ chức trò chơi, làm phiếu bài tập.
3.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Bản hoàn thành phiếu học tập.
3.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Tổ chức dưới dạng trò chơi: “Ai nhanh hơn ai”. (Phiếu 6)

Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên trình chiếu phiếu 6.
- Giáo viên phổ biến luật chơi: Học sinh lựa chọn phương án trả lời đúng.

- HS tham gia chơi, chọn nhanh việc nên làm khi sử dụng máy tính để giao tiếp.
c) Tổng kết nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương

- HS lắng nghe
4. Hoạt động 4: Vận dụng (11 phút)
4.1. Mục tiêu:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Biết được rắc rối của việc đưa ảnh cá nhân lên Internet;
- Biết được tác dụng của mật khẩu máy tính.
4.2. Nội dung:
- GV đưa ra tình huống, thảo luận nhóm xử lý.
- HS trả lời các câu hỏi trong phần Vận dụng trang 41 SGK
4.3. Sản phẩm của hoạt động:
- Bản ghi kết quả thảo luận của các nhóm;
- HS kể ra được những rắc rối bị kẻ xấu lấy được ảnh của Mận trên Internet.
4.4. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a) Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho HS đọc tình huống (SGK) (Phiếu 7)
 
- Nhận nhiệm vụ
b) Thực hiện nhiệm vụ
- GV trình chiếu nội dung như phiếu 7
- Nếu kẻ xấu lấy được ảnh của Mận trên Internet thì bạn ấy có thể gặp những rắc rối gì?
- Giáo viên gọi học sinh nêu các ý kiến
=> Giáo viên cho học sinh vận dụng và trả lời câu hỏi (mở rộng): Để bảo vệ các thông tin cá nhân, gia đình không bị rò rỉ, lọt ra ngoài theo em cần phải làm gì?
- Giáo viên nhận xét, kết luận
- Giáo viên kết luận:
+ Đặt mật khẩu máy tính
+ Không cung cấp cá nhân cho người lạ, 
- Giáo viên hỏi: Theo em mật khẩu máy tính có tác dụng gì?

- HS đọc tình huống
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- Đại diện một số nhóm trả lời
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
Để bảo vệ các thông tin cá nhân, gia đình không bị rò rỉ ra bên ngoài em cần: đặt mật khẩu máy tính, không cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ,
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.

c) Tổng kết nhiệm vụ
- Nhận xét phần trả lời của HS
- Kết luận: Thông tin cá nhân và gia đình có thể lưu trữvà trao đổi nhờ máy tính. Cần bảo vệ thông tincá nhân và gia đình khi sử dụng máy tính hoặc trao đổi thông tin trên Internet.

- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
................................................................................................................................. .................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 29 tháng 12 năm 2022
TUẦN 17
TIẾT 17. KIỂM TRA HỌC KÌ 1
Đề kiểm tra cuối HK I
Môn: Tin học	 Lớp: 3
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học từ đầu năm đến nay. 
- Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tự luận 
- Hệ thống lại kiến thức từ đầu năm học đến nay
- Thực hiện đầy đủ các ho

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_3_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023.docx