Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
Tiếng Việt
Đọc: ĐIỀU KÌ DIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Kiến thức:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Điều kì diệu
- Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật.
- Hiểu điều tác giả muốn nói có bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất.
- Biết khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
- Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về vẻ riêng của bạn bè và những người xung quanh trong cuộc sống.
* Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nướ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
TUẦN 1 Tiếng Việt Đọc: ĐIỀU KÌ DIỆU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Điều kì diệu - Nhận biết được các sự việc qua lời kể của nhân vật. Hiểu suy nghĩ cảm xúc của nhân vật dựa vào lời nói của nhân vật. - Hiểu điều tác giả muốn nói có bài thơ: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất. - Biết khám phá và trân trọng vẻ riêng của những người xung quanh, có khả năng nhận biết và bày tỏ tình cảm, cảm xúc. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống: Trân trọng, bày tỏ tình cảm của mình về vẻ riêng của bạn bè và những người xung quanh trong cuộc sống. * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nướ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - GV giới thiệu trò chơi, cách chơi, hướng dẫn HS tổ chức chơi theo nhóm. - Trò chơi: Đoán tên bạn bè qua giọng nói. - Cách chơi: Chơi theo nhóm 6 học sinh. Cả nhóm oắn tù tì hoặc rút thăm để lần lượt chọn ra người chơi. Người chơi sẽ được bịt mắt, sau đó nghe từng thành viên còn lại nói 1 - 2 tiếng để đoán tên người nói. Người chơi giỏi nhất là người đoán nhanh và đúng tên của tất cả các thành viên trong nhóm. - Vì sao các em có thể nhận ra bạn qua giọng nói? (Đó là vì mỗi bạn có một giọng nói khác nhau, không ai giống ai. Giọng nói là một trong những đặc điểm tạo nên vẻ riêng của mỗi người.) - Chiếu tranh minh họa cho học sinh quan sát. - GV hỏi. + Tranh vẽ cảnh gì? (Tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang ngân nga hát. Các bạn không hề giống nhau: bạn cao, bạn thấp, bạn gầy, bạn béo, bạn tóc ngắn, bạn tóc dài,...) - Giới thiệu chủ đề: Mỗi người một vẻ. - Dẫn dắt vào bài thơ Điều kì diệu. - HS chơi trò chơi dưới sự điều hành của của nhóm trưởng. - HS trả lời. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS ghi vở. 2. Khám phá 2.1. Hoạt động 1: Đọc văn bản - GV đọc mẫu lần 1. - GV yêu cầu HS chia đoạn và chốt đáp án. - Đọc mẫu. - Chia đoạn: 5 đoạn tương ứng với 5 khổ thơ. - GV gọi 5 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ. - Đọc nối tiếp đoạn. - GV hướng dẫn HS phát hiện và luyện đọc từ khó. - Luyện đọc từ khó: lạ, liệu, lung linh, vang lừng, nào, - Luyện ngắt nhịp thơ: Bạn có thấy/ lạ không/ Mỗi đứa mình/ một khác/ Cùng ngân nga/ câu hát/ Chẳng giọng nào/ giống nhau.// - Luyện đọc theo nhóm 5 (mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ và nối tiếp nhau cho đến hết). - GV cho HS luyện đọc theo nhóm 5 (mỗi học sinh đọc 1 khổ thơ và nối tiếp nhau cho đến hết). - GV theo dõi sửa sai. - GV gọi 2 nhóm đọc trước lớp. - Đọc nhóm trước lớp. - Đọc toàn bài. - HS lắng nghe. - HS chia đoạn. - 5 HS đọc nối tiếp. - HS phát hiện và luyện đọc từ khó. - HS luyện đọc ngắt nhịp thơ đúng. - HS luyện đọc theo nhóm 5, lắng nghe bạn đọc và sửa lỗi cho nhau. - HS đọc toàn bài. - 2 nhóm đọc, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. - 1 HS đọc toàn bài. 2.2 Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - GV gọi HS đọc và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. - Câu 1: Những chi tiết nào trong bài thơ cho thấy các bạn nhận ra “mỗi đứa mình một khác”? (Đó là những chi tiết: “Chẳng giọng nào giống nhau, có bạn thích đứng đầu, có bạn hay giận dỗi, có bạn thích thay đổi, có bạn nhiều ước mơ”.) - Câu 2: Bạn nhỏ lo lắng điều gì về sự khác biệt đó? (Bạn nhỏ lo lắng: “Nếu khác nhau nhiều như thế liệu các bạn ấy có cách xa nhau”: không thể gắn kết không thể làm các việc cùng nhau.) - Câu 3: Bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì khi ngắm nhìn vườn hoa của mẹ. (Bạn nhỏ nhận ra trong vườn hoa của mẹ mỗi bông hoa có một màu sắc riêng, nhưng bông hoa nào cũng lung linh, cũng đẹp. Giống như các bạn ấy, mỗi bạn nhỏ đều khác nhau, nhưng bạn nào cũng đáng yêu đáng mến.) - Câu 4: Hình ảnh dàn đồng ca ở cuối bài thơ thể hiện điều gì? Tìm câu trả lời đúng. A. Một tập thể thích hát. B. Một tập thể thống nhất. C. Một tập thể đầy sức mạnh. D. Một tập thể rất đông người. - Câu 5: Theo em bài thơ muốn nói đến điều kì diệu gì? Điều kì diệu đó thể hiện như thế nào trong lớp của em? ( + Trong cuộc sống mỗi người có một vẻ riêng nhưng những vẻ riêng đó không khiến chúng ta xa nhau mà bổ sung. Hòa quyện với nhau, với nhau tạo thành một tập thể đa dạng mà thống nhất. + Trong lớp học điều kì diệu thể hiện qua việc mỗi bạn học sinh có một vẻ khác nhau. Nhưng khi hòa vào tập thể các bạn bổ sung hỗ trợ cho nhau. Vì thế cả lớp là một tập thể hài hòa đa dạng nhưng thống nhất.) - GV giải thích thêm ý nghĩa vì sao lại thống nhất? Tập thể thống nhất mang lại lợi ích gì? (Mỗi người một vẻ trong bài đọc Điều kì điệu cho ta thấy vẻ riêng là nét đẹp của mỗi người, góp phần làm cho cuộc sống tập thể đa dạng, phong phủ mà vẫn gắn kết, hoà quyện.) - GV mời HS nêu nội dung bài. - Nội dung bài: Mỗi người một vẻ, không ai giống ai nhưng khi hòa chung trong một tập thể thì lại rất hòa quyện thống nhất. - GV nhận xét và chốt. - GV ghi bả...g 4 Bài tập 4: Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1-2 danh từ tìm được ở bài tập 3. - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở. - Làm việc cá nhân: viết vào vở 3 câu chứa 1-2 danh từ ở bài tập 3. - Lưu ý về cách diễn đạt, dùng từ, viết câu văn cho hay và trình bày đúng chính tả (đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm câu). - Ví dụ: + Lớp em có 13 bạn nữ và 17 bạn nam. + Trong hộp bút của em có đầy đủ bút mực, bút chì, thước kẻ, tẩy. - GV yêu cầu HS đổi vở chữa bài cho nhau. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập 4. - HS làm bài vào vở. - HS nhận xét, chữa bài cho bạn. - HS đổi vở chữa bài. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. 4. Vận dụng - GV nêu yêu cầu, tổ chức cho HS thi tìm từ, đặt câu. - Thi tìm 1 danh từ và đặt câu với danh từ đó. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau. - HS tham gia để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - HS lắng nghe, rút kinh nghiệm. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): _____________________________________ Tiếng Việt Viết: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Tìm được ý cho đoạn văn nêu ý kiến - Bước đầu xây dựng được những chi tiết thể hiện sự sáng tạo. * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: GV cho HS đọc 2 đề trong SGK và yêu cầu HS chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã học hoặc đã nghe. Đề 2: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe. - 2-3 HS đọc và lựa chon đề theo sự lựa chọn của mình 2. Luyện tập, thực hành a. Chuẩn bị - GV mời 1 HS đọc các đề bài. Cả lớp cùng đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS lựa chọn 1 trong 2 đề và xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài. - HS đọc các yêu cầu chuẩn bị trong SHS. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận nhóm chuẩn bị ý kiến để trình bày trong nhóm. - GV gợi ý cho HS để từng HS trình bày các ý kiến của mình trong nhóm. GV lưu ý HS nêu lí do yêu thích một câu chuyện thật rõ ràng, thuyết phục vì đây là trọng tâm của đề bài. b. Tìm ý. - GV hướng dẫn HS đọc kĩ gợi ý trong SHS theo từng phần của đoạn văn (mở đầu, triển khai, kết thúc). - HS dựa vào các câu trả lời đã nêu ở phần Chuẩn bị, tìm ý cho bài làm của mình. - HS viết vào vở hoặc giấy nháp các ý đã tìm được. - GV nhận xét nhanh một số bài của HS, khen ngợi những HS thực hiện tốt yêu cầu và hỗ trợ những HS còn gặp khó khăn trong việc tìm ý. c. Góp ý và chỉnh sửa. - GV hướng dẫn HS đổi vở với bạn trong nhóm, đọc thầm phần tìm ý của bạn, góp ý nhận xét theo hướng dẫn trong SHS. - GV yêu cầu HS nhận xét. - Chỉnh sửa ý theo góp ý. - GV nhận xét - HS đọc đề bài. - HS lắng nghe - HS đọc - HS thảo luận - HS trình bày ý kiến cá nhân. - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS làm bài vào vở hoặc nháp. - HS lắng nghe. - HS đổi vở hoặc nháp trong nhóm. - HS góp ý. Nhận xét - HS chỉnh sửa. - HS lắng nghe 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động Vận dụng: HS viết, vẽ, lên một tấm bìa cứng để giới thiệu bản thân mình một cách thật sáng tạo (giống như thiết kế một poster). VD: Sử dụng các từ ngữ độc đáo, ấn tượng để mô tả bản thân, trang trí bằng các hình vẽ, biểu tượng, thật đẹp, sử dụng các khung hình hoặc ô chữ để giúp bài giới thiệu trông hấp dẫn hơn, - GV lưu ý HS chú ý quy tắc viết hoa khi sử dụng các danh từ riêng trong phần giới thiệu. Sau khi làm xong tấm bìa giới thiệu về bản thân, HS có thể chia sẻ và xin góp ý của người thân. - GV nhắc lại các nội dung HS đã được học: + Đọc và tìm hiểu văn bản Anh em sinh đôi. + Tìm hiểu và luyện tập về danh từ chung, danh từ riêng. + Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến. - GV dặn HS về nhà đọc trước bài 4. - HS lắng nghe HD - HS lắng nghe và chia sẻ. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ______________________________________ Tiếng Việt VIẾT: TÌM HIỂU ĐOẠN VĂN VÀ CÂU CHỦ ĐỀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Biết các đặc điểm của đoạn văn về nội dung và hình thức. - Biết tìm câu chủ đề trong đoạn văn. - Biết vận dụng bài học vào thực tiễn cuộc sống. * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viêndạy - học Hoạt động của học sinh 1.Khởi động - GV giới thiệu trò chơi, cách chơi, tổ chức cho HS chơi. - Trò chơi “Vua Tiếng Việt”. - Cách chơi: GV chiếu gợi ý về từ. HS nêu từ và xác định xem đó có phải là danh từ hay không. - GV nhận xét, khen ngợi HS. - GV dẫn dắt vào bài mới. - Dẫn dắt vào bài mới: Tìm hiểu đoạn văn và câu chủ để. - GV ghi bảng. - HS chơi trò chơi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS ghi vở. 2. Kh...Gv ghi bảng. Giới thiệu: Câu chuyện kể về một cuộc thi âm nhạc của các con vật. Giờ học hôm nay chúng ta cùng học bài “ Thi nhạc” để biết câu chuyện kể điều gì về mỗi con vật được vẽ trong tranh. - HS làm việc nhóm 2. - Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày tmóc lớp. - HS làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng. - HS (2 ,3 em) lần lượt kề yề tiết mục văn nghệ đáng nhớ nhất trước lớp. - HS lắng nghe. - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại đầu bài; ghi vở. 2. Khám phá Hoạt động 1: Đọc văn bản - Đọc mẫu: - GV đọc mẫu lần 1: Đọc diễn cảm nhấn giọng ở những từ ngữ tình tiết bất ngờ hoặc những từ ngữ thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. - GV HD đọc: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ câu đúng, chú ý câu dài. Đọc diễn cảm các từ ngữ thể hiện tâm trạng cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. - Hs lắng nghe cách đọc. - HS lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách đọc. - GV nêu câu hỏi gọi nhận xét và bổ sung nếu thiếu. Chia đoạn: - Bài văn chia thành mấy đoạn? (5 đoạn) + Đoạn 1: từ đầu đến cúi xuống ghi điểm. + Đoạn 2: tiếp theo cho đến cục-cục + Đoạn 3: tiếp theo cho đến nhòa đi. + Đoạn 4 tiếp theo cho đến khoe sắc. + Đoạn 5: đoạn còn lại. - HS trả lời, nhận xét. - GV gọi 5 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - GV hướng dẫn luyện đọc từ khó. Luyện đọc từ khó: Lấp lánh, niềm mãn nguyện, réo rắt, vi-ô-lông, cla-ri-nét, xen-lô, - GV yêu cầu HS giải nghĩa từ: Giải nghĩa từ: + Tiết tấu : là nhịp điệu của âm nhạc. + Vi-ô-lông, Cla-ri-nét, xen-lô: Tên các nhạc cụ - GV hướng dẫn luyện đọc câu. Luyện đọc câu: Mặc áo măng tô trong suốt,/ đôi mắt nâu lấp lánh,/ đầy vẻ tự tin,/ ve sầu biểu diễn bản nhạc “Mùa hè”. Nhấn giọng vào những từ ngữ thể hiện cảm xúc của các nhân vật gửi vào tiếng nhạc như: réo rắt, say đắm, rạo rực, tưng bừng, - GV hướng dẫn đọc nhấn giọng. - 5 HS đọc nối tiếp theo đoạn. - HS đọc từ khó. - HS đọc chú giải. - HS đọc. - Luyện đọc nhóm - GV yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm 5. - Đọc trước lớp - Đọc toàn bài - HS luyện đọc theo nhóm 5 - 2 nhóm đọc, các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. - 1 HS đọc toàn bài. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - GV gọi HS trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. Câu 1: Câu chuyện có những nhân vật nào những nhân vật đó có điểm gì giống nhau? ( Câu 1: + Câu chuyện có năm nhân vật: thầy Vàng Anh, ve sầu, gà trống, dế và họa mi. Những nhân vật đó có điểm giống nhau là yêu âm nhạc, say mê chơi nhạc biểu diễn hết mình. + Những con vật này đến có tiếng kêu đặc biệt./ Tiếng kêu của các con vật này đã được nhắc đến trong nhiều bài thơ, câu chuyện. Giảng: Tiếng vc kêu từng được nhà thơ, nhạc sĩ gọi là "dàn đồng ca mùa hạ"; tiếng gà trống là âm thanh quen thuộc của làng quê vào mỗi buổi sớm; chim hoạ mi được mệnh danh là "ca sĩ của núi rừng"; tiếng dế kêu ri rỉ trong đêm thanh tỉnh cũng đi vào những áng thơ văn được yêu thích. - Bật video ghi âm tiếng kêu của các con vật trong câu chuyện - HS trả lời. - HS nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 câu 1( thời gian 2 phút). - Mời 1, 2 nhóm trình bày. Câu 2: Giới thiệu về tiết mục của một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện. + Tên bản nhạc và nhân vật biểu diễn. + Ngọai hình của nhân vật. + Những hình ảnh gợi ra từ các bản nhạc được trình diễn. - GV khích lệ và khen ngợi những HS đã biết nêu ý kiến thế hiện suy nghĩ của minh. - HS thảo luận theo nhóm 2. - Đại diện nhóm trả lời. - HS nhận xét bổ sung. Câu 3: Vì sao thấy vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn? Điều đó thể hiện qua chi tiết nào? (Vì các tiết mục biểu diễn của học trò đều hay và đặc biệt mỗi người đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai giống ai.) - Tiết mục biểu diễn của các học trò đều làm thầy giáo vàng anh xúc động thể hiện qua những chi tiết” Thầy giáo xúc động cúi xuống ghi điểm.......”. Khi các học trò biểu diễn - HS trả lời - HS nhận xét bổ sung. Câu 4: Tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện? A. Nhiều loài vật có tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót hay. B. Thế giới của các loài vật muôn màu muôn vẻ. C. Mỗi người hãy tạo cho mình một nét đẹp riêng. D. Muốn hát hay. Đàn giỏi thì phải tập luyện chăm chỉ. Chốt: Mỗi người tạo được nét riêng, độc đáo chính là phát huy thế mạnh, khả năng riêng của mình. Tạo được nét riêng là ghi được dấu ấn, tên tuổi của mình trong lòng mọi người. Tạo được nét riêng của mỗi người trong một tập thể sẽ làm cho tập thể có thế mạnh. H: Qua phần tìm hiểu, hãy nêu nội dung bài? Nội dung: Mỗi người tạo được nét riêng, độc đáo chính là phát huy thế mạnh, khả năng của riêng mình. - HS đọc và thực hiện. - HS trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - HS nêu nội dung bài theo sự hiểu biết của mình. - HS nhắc lại nội dung bài học. Hoạt động 3: Luyện đọc lại - GV Hướng dẫn lại cách đọc diễn cảm. - Hướng dẫn: nhấn giọng ở hững từ ngữ thể hiện những tình tiết bất ngờ hoặc thê rhienej tâm trạng, cảm xúc của nhân vật - Đọc nối tiếp - Mời một số học sinh đọc nối tiếp. - Mời HS luyện đọc theo...ớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án. - HS suy nghĩ, trao đổi theo nhóm bàn. - Đại diện các nhóm trình bày, mời các nhóm khác nhận xét. - HS nhận xét. - HS lắng nghe ? Câu mở đầu đoạn văn có nhiệm vụ gì? Đáp án: Nêu cảm nhận chung về câu chuyện mình yêu thích - GV cho HS trong lớp nhận xét. - GV nhận xét, chốt đáp án. - HS lắng nghe. - 2-3 HS trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe c. Những câu văn tiếp theo cho biết người viết yêu thích những điều gì ở câu chuyện? Đáp án: (1) Học trò là nhưng con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim họa mi. Nhưng chúng đã hoá thành các nghệ sĩ có tài năng âm nhạc, biếu diễn những tiết mục rất hay, rất đặc sắc. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,. .. (2) Thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Thầy xúc động khi thấy các học trò của mình đã thành công trong học tập, đã biểu diễn những tiết mục xuất sắc. Việc làm và lời nói của thầy thế hiện tỉnh yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm. - HS thảo luận theo nhóm 4, viết câu trả lời ra giấy nháp. - Đại diện các nhóm trình bày, mời các nhóm khác nhận xét. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - GV chốt lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc. - Chốt: Người viết khẳng định câu chuyện hay, có sức cuốn hút vì đã gợi ra một thế giới thú vị, ở đó có những học trò tài năng và người thầy tâm huyết. - HS lắng nghe ? Trong đoạn văn, những câu tiếp theo có nhiệm vụ gì? Đáp án: Nêu các lí do yêu thích câu chuyện. - HS lắng nghe. - 2-3 HS trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. d. Câu kết thúc đoạn nói gì? - Xác định câu kết thúc đoạn văn. + Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi. - Câu kết thúc đoạn ý nói gì? + Người viết muốn nói câu chuyện luôn ở trong tâm trí mình./ Câu kết đoạn một lần nữa khăng định ấn tượng của người viết về câu chuyện. - 1-2 HS đọc, cả lớp gạch chân câu kết đoạn bằng bút chì vào SGK. - HS suy nghĩ trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe ? Trong đoạn văn, câu kết thúc có nhiệm vụ gì? Đáp án: Tiếp tục khẳng định ý kiến đã nêu ở mở đầu đoạn. - HS lắng nghe. - 2-3 HS trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe ? Nêu cách viết đoạn văn nêu ý kiến Cách viết đoạn văn nêu ý kiến: + Câu mở đầu: Nêu cảm nhận chung về câu chuyện mình thích. + Các câu tiếp theo (triển khai): Nêu các lí do yêu thích câu chuyện. + Câu kết thúc: Tiếp tục khẳng định ý kiến đã nêu ở câu mở đầu đoạn. - GV nhận xét, chốt đáp án. - HS lắng nghe. - 2-3 HS trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe 3. Luyện tập: - GV mời 1 học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1. - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn văn và tự trả lời các câu hỏi trước khi trao đổi nhóm để thống nhất câu trả lời. - GV hướng dẫn HS làm việc. - GV mời HS làm việc theo nhóm 4 Bài 2. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1? + Điểm giống nhau của hai câu mở đầu của hai đoạn là đều nêu cảm nghĩ của người viết về câu chuyện (yêu thích câu chuyện được nói tới) b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì? + Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là: Ban đầu: Thích xứ sở thần tiên mà câu chuyện gợi ra. Sau đó: Xúc động về tình cảm bà cháu được thể hiện qua các sự việc trong câu chuyện. Cuối cùng: Thích cách kết thúc có hậu của câu chuyện. c. Đoạn văn trình bày theo các ý nào dưới đây. + Cách trình bày của đoạn văn thứ 2 là cách 1 . - 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo. - HS đọc thầm đoạn văn và tự trả lời các câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 4. - 2-3 nhóm trình bày. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. ? Đoạn văn ở bài tập 1 trình bày theo cách nào dưới đây? + Đoạn văn ở bài tập 1 trình bày theo cách 2. - HS lắng nghe. - 2-3 HS trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe ? Có mấy cách viết đoạn văn nêu ý kiến? Đó là những cách nào? Đáp án: Có 2 cách viết đoạn văn nêu ý kiến: - Cách 1: + Mở đầu: Nêu cảm nhận chung về câu chuyện mà mình yêu thích. + Triển khai: Nêu các lý do yêu thích câu chuyện. - Cách 2: + Mở đầu Nêu cảm nhận chung về câu chuyện mà mình yêu thích. + Triển khai: Nêu các lý do yêu thích câu chuyện. + Kết thúc: Tiếp tục khẳng định ý kiến đã nêu ở mở đầu đoạn. - GV mời các nhóm nhận xét. - GV tuyên dương các nhóm. - HS lắng nghe. - 2-3 HS trả lời. - HS nhận xét. - HS lắng nghe - GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ. Ghi nhớ: Khi viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và nêu lý do. -2-3 HS đọc ghi nhớ. Cả lớp lắng nghe. 4. Vận dụng: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài. Bài 3. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - Cách sắp xếp ý trong đoạn (mở đầu, triển khai,...) - Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện - Cách thức trình bày đoạn văn Đáp án: + Đoạn văn thường mở đầu bằng lời khẳng định sự yêu thích của người viết đối với câu chuyện nêu rõ tê...ý với người thân và ghi nhật ký đọc sách câu chuyện về người có năng khiếu nổi bật. Dặn dò: Ôn bài 2, đọc trước bài 3. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. TUẦN 2 Tiếng Việt Đọc: ANH EM SINH ĐÔI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Anh em sinh đôi. - Biết đọc diễn cảm các đoạn hội thoại phù hợp với tâm lí, cảm xúc của nhân vật. - Nhận biết được các sự vệc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian. - Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mọi người có thể giống nhau về ngoại hình hoặc một đặc điểm nào đó, nhưng không ai giống ai hoàn toàn, bơi bản thân mỗi người là một thực thẻ duy nhất. * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV nêu yêu cầu của trò chơi, đồng thời treo tranh lên bảng hoặc chiếu tranh lên màn hình và giao nhiệm vụ cho HS: + Chơi trò chơi theo nhóm (Tìm và nói nhanh 5 diểm khác nhau giữa 2 tranh) hoặc đại diên nhóm lên chơi trước lớp + HS hoặc đội nào tìm được 5 điểm khác nhau nhanh hơn, HS hoặc đội đó sẽ chiến thắng. - Khi HS nêu điểm khác nhau, GV khoanh tròn (hoặc chỉ vào) điểm đó trên tranh. - HS lắng nghe - HS chơi trò chơi. - HS thực hiện theo yêu cầu. - Đáp án; (1) Bụi cây truóc mặt cậu bé, (2) bụi cây sau thân cây lớn, (3)màu áo của cậu bé, (4) màu quyển sách, (5)chỏm tóc của cậu bé. - GV gọi HS chia sẻ. - GV tổng kết trò chơi: Qua trò chơi, HS có thể thấy, dù có những sự vật, hiện tượng nhìn thoáng qua tưởng như rất giống nhau, ví dụ như các anh chị em sinh đôi, nhung họ vẫn có những khác biệt nhất định về hình thức, tinh cách, GV có thể cho HS xe ột số tranh ảnh về các cặp sinh đôi nổi tiếng (nếu có), và giới thiệu những sự khác biệt giữa họ (về cuộc sống, về lĩnh vực hoạt động,) - GV mời HS nêu nội dung tranh minh hoạ. Sau đó GV giới thiệu khái quát bài đọc Anh em sinh đôi. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - GV HS đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng để phát âm sai, chú ý cách ngắt giọng ở những câu dài. - Bài chia làm mấy đoạn? - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (vấn vương, xếp khéo léo,...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - Hướng dẫn HS đọc: + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Hai anh em mặc đồng phục/ và đội mũ/ giống hệt nhau,/ bạn bè/ lại cổ cũ nhầm mất thôi; Các bạn cuống quýt/ gọi Khánh thay thế/ khi thấy Long nhăn nhó vì đau/ trong trận kéo co. - HS đọc - Bài chia làm 4 đoạn. Đoạn 1: từ đến đến chẳng bận tâm đến chuyện đó; đoạn 2: tiếp theo đến nỗi gạch nhiên ngập tràn của Long; đoạn 3: tiếp theo đến để trêu các cậu đấy, đoạn 4: còn lại. - HS đọc nối tiếp - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Gv nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Câu 1. Long và Khánh được giới thiệu như thế nào? - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp Câu 2. Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh? - GV HD HS đọc lại đoàn đầu của VB, sau đó tìm chi tiết trả lời cho câu hỏi. - HS trao đổi theo cặp để TLCH. - HS trả lời + Đáp án: Long và Khánh được giưới thiệu là anh em sinh đôi, giống nhau như đúc. - Ví dụ: + Cảm xúc của Long khi thấy mình giống anh: Hồi nhỏ cảm thấy khoái chí, lớn lên không còn thấy thú vị nữa, khi chuẩn bị đi hội thao thì Long rất lo lắng. + Hành động của Long; Cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi, đến trang phục, kiểu tóc. Câu 3. Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời hoặc nêu ý kiến của em. A. Vì Long không thích bị mọi người gọi nhầm. B. Vì Long cảm thấy phiền hà khi giống người khác. C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình. - GV nêu câu hỏi, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ đẻ chuẩn bị câu trả lời. - HS làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu đại diện nhóm nêu ý kiến trước lớp. - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Câu 4. Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào? - GV nêu yêu cầu câu hỏi. - GV gợi ý HS đọc lại đoạn hội thoại giữa các bạn nhỏ trong câu chuyện để tìm ý trả lời cho câu hỏi. - GV có thể đặt câu hỏi phụ: ? Các bạn đã nói những gì về sự khác nhau giữa Long và Khánh? - GV cho HS trao đổi trong nhóm, theo cặp và thống nhất đáp án. - GV cho HS trình bày trước lớp. - ...o hai nhóm (danh từ chung, danh từ riêng) hoặc mời 1 – 2 HS lên bảng ghi kết quả của các nhóm. - GV cho HS nhận xét - GV khen ngợi các HS đã tích cực làm bài tập. Bài 4. Tìm danh từ theo mỗi nhóm. - GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu của bài tập: Tìm danh từ theo mỗi nhóm (với mỗi nhóm, có thể tìm hơn một danh từ), viết vào vở, giấy nháp, Sau đó trao đổi trong nhóm. - Đại diện 2 - 3 nhóm trình bày trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, góp ý. - HS đọc - HS lắng nghe theo sự HD của GV - HS trình bày. - Đáp án: + Danh từ chung: người, anh hùng, tuổi, tên, nơi, quê, thôn, xã, huyện, tỉnh, nhiệm vụ, bộ đội. + Danh từ riêng: Kim Đồng, Việt Nam, Nông Văn Dèn, Nông Văn Dền, Nà Mạ, Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng. - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - Đáp án: Danh từ chung chỉ 1 dụng cụ học tập Thước, bút, cặp sách, sách, vở, Danh từ riêng gọi tên 1 người bạn (lưu ý: có thể chỉ có tên hoặc cả họ cả tên) Hạnh, Thủy, Thương, Vũ Quang Anh, Nguyễn Hà Phương, Nguyễn Gia Hưng, Danh từ chung chỉ 1 nghề Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, y tá, công nhân, nông dân, Danh từ riêng gọi tên 1 con đường, con phố Thanh Niên, Kim Mã, Danh từ chung chỉ 1 đồ dung trong gia đình Quạt, bát, đĩa, chảo, nồi, tủ lạnh, tủ, Danh từ riêng gọi tên 1 đất nước Mỹ, Pháp, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, - GV lưu ý HS khi viết các danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí phải tuân theo quy tắc viết hoa. Nếu HS nêu các nước có tên phiên âm như Ác-hen-ti-na, Mê-xi-cô, U-ru-goay, thì GV lưu ý HS quy tắc viết hoa tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài. 3. Vận dụng, trải nghiệm: ? Nhân hóa là gì? Có những cách nhân hóa nào? - 2-3 HS trả lời ? Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa nói về học tập? - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): _____________________________________ Tiếng Việt Viết: TÌM Ý CHO ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Tìm được ý cho đoạn văn nêu ý kiến - Bước đầu xây dựng được những chi tiết thể hiện sự sáng tạo. * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: GV cho HS đọc 2 đề trong SGK và yêu cầu HS chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về tình cảm gia đình mà em đã học hoặc đã nghe. Đề 2: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe. - 2-3 HS đọc và lựa chon đề theo sự lựa chọn của mình 2. Luyện tập, thực hành a. Chuẩn bị - GV mời 1 HS đọc các đề bài. Cả lớp cùng đọc thầm theo. - GV hướng dẫn HS lựa chọn 1 trong 2 đề và xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài. - HS đọc các yêu cầu chuẩn bị trong SHS. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận nhóm chuẩn bị ý kiến để trình bày trong nhóm. - GV gợi ý cho HS để từng HS trình bày các ý kiến của mình trong nhóm. GV lưu ý HS nêu lí do yêu thích một câu chuyện thật rõ ràng, thuyết phục vì đây là trọng tâm của đề bài. b. Tìm ý. - GV hướng dẫn HS đọc kĩ gợi ý trong SHS theo từng phần của đoạn văn (mở đầu, triển khai, kết thúc). - HS dựa vào các câu trả lời đã nêu ở phần Chuẩn bị, tìm ý cho bài làm của mình. - HS viết vào vở hoặc giấy nháp các ý đã tìm được. - GV nhận xét nhanh một số bài của HS, khen ngợi những HS thực hiện tốt yêu cầu và hỗ trợ những HS còn gặp khó khăn trong việc tìm ý. c. Góp ý và chỉnh sửa. - GV hướng dẫn HS đổi vở với bạn trong nhóm, đọc thầm phần tìm ý của bạn, góp ý nhận xét theo hướng dẫn trong SHS. - GV yêu cầu HS nhận xét. - Chỉnh sửa ý theo góp ý. - GV nhận xét - HS đọc đề bài. - HS lắng nghe - HS đọc - HS thảo luận - HS trình bày ý kiến cá nhân. - HS lắng nghe. - HS thực hiện - HS làm bài vào vở hoặc nháp. - HS lắng nghe. - HS đổi vở hoặc nháp trong nhóm. - HS góp ý. Nhận xét - HS chỉnh sửa. - HS lắng nghe 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động Vận dụng: HS viết, vẽ, lên một tấm bìa cứng để giới thiệu bản thân mình một cách thật sáng tạo (giống như thiết kế một poster). VD: Sử dụng các từ ngữ độc đáo, ấn tượng để mô tả bản thân, trang trí bằng các hình vẽ, biểu tượng, thật đẹp, sử dụng các khung hình hoặc ô chữ để giúp bài giới thiệu trông hấp dẫn hơn, - GV lưu ý HS chú ý quy tắc viết hoa khi sử dụng các danh từ riêng trong phần giới thiệu. Sau khi làm xong tấm bìa giới thiệu về bản thân, HS có thể chia sẻ và xin góp ý của người thân. - GV nhắc lại các nội dung HS đã được học: + Đọc và tìm hiểu văn bản Anh em sinh đôi. + Tìm hiểu và luyện tập về danh từ chung, danh từ riêng. + Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến. - GV dặn HS về nhà đọc trước bài 4. - HS lắng nghe HD - HS lắng nghe và chia sẻ. - HS lắng nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ______________________________________ Tiếng Việt Đọc: CÔNG CHÚA VÀ NGƯỜI DẪN CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Công chúa và người dẫn chuyện - Nhận biết được đặc điểm của từng nhân vật...i, sau đó trao đổi trong nhóm, đại diện nhóm phát biểu trước lớp. - GV khích lệ và khen ngợi những HS đã biết nêu ý kiến thể hiện suy nghĩ của mình. Câu 5. Em học được điều gì từ câu chuyện trên? HS làm việc cá nhân, suy nghĩ nêu ý kiến trước lớp. (GV có thể cho HS nêu lí do vì sao em có ý kiến như vậy. - GV nhận xét, tuyên dương 4. Luyện đọc lại - HS lắng nghe, theo dõi - Bài chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến vui lắm Đoạn 2: tiếp theo đến nhường vai chính cho bạn. Đoạn 3: còn lại - HS đọc nối tiếp - HS làm việc theo cặp đôi - HS lắng nghe. - HS đọc - Đáp án: Câu 1. Danh từ chỉ người trong bài đọc Công chúa và người dẫn chuyện là: công chúa, người dẫn chuyện, Giét-xi, cô giáo, mẹ, bạn bè,... - HS làm việc nhóm. - HS nhận xét - HS lắng nghe. - HS nêu câu hỏi Câu 2. HS viết vào vở 2 – 3 câu nêu nhận xét về một nhân vật mà em yêu thích trong câu chuyện trên. - HS nhận xét, chốt đáp án - HS thực hiện theo sự HD của GV. (Đáp án C. Mẹ muốn Giét-xi hiểu: Như các loài hoa, mỗi người có vẻ đẹp và giá trị riêng.) - HS lắng nghe - HS nêu ý kiến. Đáp án tham khảo: Giét-xi hiểu vai công chúa và người dẫn chuyện trong vở kịch đều quan trọng như nhau, mỗi vai có một vai trò riêng. Con người cũng như những loài hoa, mỗi người có một vẻ đẹp và giá trị riêng. (Người đóng vai công chúa thể hiện lời nói, hành động của công chúa. Còn người đóng vai người dẫn chuyện có vai trò thông báo thông tin về thời gian, không gian, địa điểm, thậm chí cả về hoàn cảnh sống của nhân vật, kể về những gì đã xảy ra trong quá khứ hoặc ở bên ngoài sân khấu mà khán giả không trực tiếp nhìn thấy,...). Giét-xi sẽ cảm thấy không buồn nữa... VD: Qua câu chuyện, em học được vai diễn nào cũng quan trọng và góp phần làm nên thành công cho vở kịch, vì mỗi vai có một vai trò riêng.; Em học được bài học phải ý thức được và biết trân trọng giá trị của mình vì mỗi người đều có vẻ đẹp và những điều đáng quý;...) - HS lắng nghe. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm câu chuyện. - HS đọc - HS đọc nối tiếp - HS làm việc chung cả lớp (3 hoặc 4 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp); GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm. - HS thực hiện - HS đọc theo nhóm bốn, phân vai đọc câu chuyện, góp ý trong nhóm. - HS thực hiện 4. Vận dụng, trải nghiệm: - HS đọc yêu cầu trong SHS và hự thực hiện yêu cầu. - Sau thời gian làm bài, GV có thể cho HS trình bày trước lớp hoặc kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS và nhận xét trước lớp. - GV yêu cầu HS đọc bài làm của mình - GV cho HS nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương - Đáp án; Câu 1. Danh từ chỉ người trong bài đọc Công chúa và người dẫn chuyện là: công chúa, người dẫn chuyện, Giét-xi, cô giáo, mẹ, bạn bè, Câu 2. HS viết vào vở 2 -3 câu nêu nhận xét về một nhân vật mà em yêu thích trong câu chuyện trên. GV khuyến khích HS nêu ý kiến riêng của cá nhân. - HS đọc - HS nhận xét. - HS lắng nghe. - Nhận xét tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Viết: VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Viết được đoạn văn nêu ý kiến (nêu lý do vì sao mình thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe) - Biết chỉnh sửa đoạn văn cho hay hơn. * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV giới thiệu ghi bài - HS lắng nghe 2. Luyện tập, thực hành: Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. a. Dựa vào các ý đã tìm trong hoạt động Viết ở Bài 3, viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã học hoặc đã nghe. - GV cho HS đọc lại yêu cầu của đề bài, xác định yêu cầu trọng tâm. - GV cho HS suy nghĩ, chuẩn bị các ý kiến rồi trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm. - GV mời 2 – 3 HS nêu ý kiến. Các em có thể có những cách diễn đạt khác nhau. - GV hướng dẫn HS đọc phần lưu ý trong SHS. - HS đọc yêu cầu đề bài. - HS thảo luận theo nhóm - HS trình bày. - HS lắng nghe. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - GV hướng dẫn HS cách đọc soát bài viết theo những tiêu chí trong SHS. - Tổ chức cho HS chia sẻ bài với các bạn và ghi lại những câu văn, những điều em muốn học tập - HS thực hiện - Nhận xét tiết học IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt TIẾT 4 ĐỌC MỞ RỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Kiến thức: - Tìm đọc được sách báo để có thêm những hiểu biết về các thành tựu khoa học, công nghệ. - Biết trao đổi, chia sẻ với bạn về nội dung câu chuyện đã đọc; nhớ tên những câu chuyện của tác giá yêu thích và kể lại cho người thân * Năng lực: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu đọc sách - HS: sách, báo sưu tầm có nội dung về khoa học công nghệ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: -...u HS luyện đọc theo nhóm, HS thi đọc. - HS thực hiện - GV cùng HS nhận xét, đánh giá. 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Khi con người bắt các động vật hoang dã nhốt chúng vào trong một không gian nhỏ, hẹp thì môi trường sống đó có thực sự phù hợp với các con vật không? - HS trả lời. - Nhận xét tiết học. -HS lắng nghe. - Tìm hiểu thêm về thói quen và tập tính của một số loại động vật em thích. - HS lắng nghe, thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ________________________________________ Tiếng Việt Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Nhận diện và phân loại một số nhóm danh từ theo đặc điểm về nghĩa. - Nói và viết được câu văn sử dụng danh từ. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV hỏi: Danh từ là gì? Đặt 1 câu có sử dụng danh từ đã học. - Nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài – ghi bài - 2-3 HS trả lời 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS đọc - Bài yêu cầu làm gì? - HS trả lời (Tìm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong đoạn văn dưới đây) - GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 - HS thảo luận và thống nhất đáp án - GV mời HS đại diện nhóm phát biểu - HS trả lời. - GV cùng HS nhận xét. +Danh từ chỉ thời gian: đêm đêm, ngày. +Danh từ chỉ con vật: vành khuyên. +Danh từ chỉ cây cối: lá, bưởi, cỏ. -HS lắng nghe. -Yêu cầu HS tìm thêm danh từ chỉ thời gian, con vật, cây cối trong bài Thăn lằn xanh và tắc kè. - HS chia sẻ nối tiếp. Bài 2: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS nêu - Tổ chức HS chơi trò chơi Xì điện tìm tiếp các danh từ chỉ nguời cho mỗi nhóm. - HS tham gia chơi. - GV nhận xét, tuyên dương. + Trong gia đình: bố, ông, bà, anh, chị, em, +Trong trường học: học sinh, cô giáo, bạn bè, hiệu trưởng,.. + Trong trận bóng đá: cầu thủ, thủ môn, tiền đạo, trung vệ, trọng tài, - HS lắng nghe Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc - Cho HS làm bài cá nhân: Tìm từ điền vào chỗ trống, đọc lại câu để kiểm tra. - HS làm bài vào nháp. - Tổ chức cho HS nêu kết quả điền từ và nhận xét, chỉnh sửa câu: nắng, mây, gió, chớp, sấm, mưa. - HS chia sẻ. Bài 4: - Gọi HS nêu yêu cầu bài. - HS đọc. -Yêu cầu HS viết câu vào vở. - HS thực hiện. -Tổ chức HS chia sẻ, nhận xét và chỉnh sửa câu. - HS chia sẻ. - GV tuyên dương HS đặt câu văn hay, sáng tạo. -HS lắng nghe. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Yêu cầu HS cùng người thân thi tìm nhanh danh từ thuộc 2 nhóm (danh từ chỉ động vật hoang dã, danh từ chỉ cây ăn quả). - HS thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): _____________________________________ Tiếng Việt Viết: TRẢ BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Biết chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến dựa trên các nhận xét của thầy cô. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV phát bài cho HS. - GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi đầu bài. - HS nhận bài làm của mình. 2. Luyện tập, thực hành: - GV cho HS tự đọc lại bài làm của mình và lời nhận xét. - HS đọc lại bài. - GV nhận xét chung về bài làm. - HS theo dõi. -Cho HS làm bài tốt đọc bài làm của mình. - 2 -3 HS đọc bài. -Tổ chức HS thảo luận nhóm đôi đọc bài và sửa lỗi bài theo nhận xét về: + Cách viết mở đầu, triển khai, kết thức. + Cách trình bày lí do, dẫn chứng. +Cách dùng từ, đặt câu. + Chính tả. -HS thực hiện nhóm đôi. - GV bao quát, hỗ trợ HS. - HS theo dõi. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe. - Yêu cầu chia sẻ với người thân về bài làm của em. -HS lắng nghe, thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): ______________________________________ Tiếng Việt Đọc: NGHỆ SĨ TRỐNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nghệ sĩ trống. Biết đọc lời người dẫn chuyện, lời nói của dân trên đảo, lời độc thoại của cô bé Mi – lô, với giọng điệu phù hợp. - Nhận biết được đặc điểm của cô bé Mi – lô thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ,; nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hóa, trong xây dựng nhân vật. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Để thực hiện ước mơ, mỗi người cần nỗ lực, cố gắng vượt lên hoàn cảnh, vượt lên khó khăn. - Biết chia sẻ suy nghĩ, nhận thức, cách đánh giá của mình về ước mơ, đam mê của bạn bè. Biết thể hiện sự trân trọng đối với những cố gắng, nỗ lực thực hiện ước mơ của bạn bè, không kì thị giới tính. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu:... Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: -Tổ chức cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp. - GV giới thiệu vào bài. -HS hát tập thể. -HS lắng nghe. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1. -Gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu: Nghe kế chuyện và ghi lại những chi tiết quan trọng. - GV giới thiệu nhân vật Cẩu Khây, những người bạn và nhân vật yêu tinh trong 4 bức tranh, - HS quan sát. - GV kể chuyện lần 1 kết hợp chỉ vảo các hình ảnh. - HS quan sát và lắng nghe. - GV kể chuyện lần 2 kết hợp với hỏi nội dung câu chuyện. + Vì sao Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh? +Cẩu Khây đã gặp những ai trên đường đi? + Cẩu Khây và những người bạn chiến đấu với yêu tinh như thế nào? +Câu chuyện kết thúc ra sao? - HS lắng nghe và tương tác ghi lại những chi tiết quan trọng. - Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả làm việc. -HS chia sẻ nối tiếp. -GV nhận xét, đánh giá. -HS lắng nghe. Bài 2. -Gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu: Trả lời câu hỏi dưới tranh. -Tổ chức HS thảo luận nhóm 4. -HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu. -Cho HS trình bày, các nhóm khác nhận xét. -Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, tuyên dương. Tranh 1: Cẩu Khây lên đường diệt yêu tinh vì thương dân bản bị yêu tinh quấy phá. Tranh 2: Cẩu Khây tìm được 3 người bạn để cùng diệt yêu tinh: Nắm Tay Đóng Cọc, Lất Tai Tát Nước, Mong Tay Đục Máng. Tranh 3: Cẩu Khây cùng các bạn chiến đấu với yêu tinh: Nắm Tay Đóng Cọc đắm yêu tinh gãy hết răng, Cẩu Khây nhổ cây quật túi bụi,.. Tranh 4: Yêu tinh quy hàng, dân bản trở lại cuộc sống bình yên. -HS theo dõi. Bài 3. -Gọi HS nêu yêu cầu. - HS nêu: Kể lại câu chuyện trên. -Yêu cầu HS nhìn tranh, dựa vào câu hỏi gợi ý tự kể chuyện. -HS thực hiện cá nhân. -Tổ chức HS kể chuyện theo nhóm. -HS kể nối tiếp câu chuyện theo nhóm 4. -GV mời các nhóm thực hành kể chuyện. - HS các nhóm thực hiện. -GV và HS nhận xét, tuyên dương. -HS lắng nghe. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe - Em hãy kể lại cho người thân nghe câu chuyện này. - HS về tìm đọc câu chuyện có nhân vật mang đặc điểm nổi bật về ngoại hình hoặc tính cách để chuẩn bị tiết học sau. - HS thực hiện. -HS lắng nghe, thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có): TUẦN 4 TIẾNG VIỆT Đọc: Những bức chân dung I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Những bức chân dung”. - Biết nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả, gợi cảm và những từ ngữ cần thiết để thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong bài. - Nhận biết được các nhân vật qua ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật; nhận biết các sự việc xảy ra. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản: Mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai, không nên thay đổi vẻ riêng của mình theo bất cứ tiêu chuẩn nào vì điều đó sẽ tạo ra những vẻ đẹp rập khuôn, nhàm chán. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác. * Phẩm chất: chăm chỉ, yêu nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV chiếu các nhân vật trong bài - GV yêu cầu HS quan sát kĩ từng nhân vật và tìm các đặc điểm (ngoại hình, hoạt động) của nhân vật đó. Sau đó thảo luận nhóm đôi: Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì? - HS thảo luận nhóm đôi - GV gọi HS chia sẻ. - HS chia sẻ - GV giới thiệu- ghi bài 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc mẫu toàn bài. - Bài chia làm mấy đoạn? - Bài chia làm 2 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu....Thôi được + Đoạn 2: Còn lại * Đọc nối tiếp đoạn * Hướng dẫn đọc từng đoạn Dự kiến Đoạn 1 - Đọc đúng: thực sự - Ngắt câu: Hai bức chân dung.....nghệ thuật,/ bởi....tranh/....rất đẹp/ và ...thật.// Đoạn 2 - Đọc đúng: nài nỉ, na ná, lúc đầu - Ngắt câu: Màu Nước đã giải thích với các cô bé rằng/mỗi người....khác nhau,/ ....mắt to,/miệng nhỏ.../......cô bé/....ý mình.// Nhưng khi xếp....nhau,/ ..... nhận ra/....mình,/...rằng/...đúng.// - Giải nghĩa từ: hao hao - Cho HS luyện đọc theo nhóm 2. - Cho HS đọc toàn bài trước lớp. - HS đọc - HS trả lời - Đọc nối đoạn theo dãy (1- 2 lần) - H thảo luận nhóm 4 - HS chia sẻ - HS giải nghĩa - HS đọc nhóm đôi. - 2- 3HS đọc -> Nhận xét b. Tìm hiểu bài: - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1 + Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh? + Em hiểu “chân dung” có nghĩa là gì? + Hoa Nhỏ đề nghị màu nước vẽ mình như thế nào? + Thảo luận nhóm đôi TLCH: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh? - Dự kiến: Chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh được vẽ một cách tự nhiên và đúng với thực tế nên rất chân thực còn chân dung Hoa Nhỏ được vẽ theo yêu cầu của cô bé (mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn) nên người trong tranh chỉ hao hao giống cô bé. - Thảo luận nhóm 4 thực hiện câu hỏi 3 trong SGK. - GV gợi ý các bước thảo luậ... Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn đề sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: * Trò chơi: Phóng viên + Báo cáo thảo luận nhóm gồm mấy phần? Mỗi phần gồm những thông tin gì? + Khi viết báo cáo thảo luận nhóm cần lưu ý gì? - GV nhận xét - GV nêu yêu cầu của tiết học, ghi tên bài. - HS chơi - HS nêu - HS nêu 2. Luyện tập, thực hành: - G Vchiếu các chủ đề thảo luận a. Thảo luận + Nêu các bước khi thảo luận cho các chủ đề? - GV chốt lại các bước: + Bước 1: Xác định nội dung thảo luận: Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức, phân công nhiệm vụ + Bước 2: Tổ chức thảo luận: Nêu ý kiến, trao đổi thảo luận, tổng hợp ý kiến và phân công nhiệm vụ + Bước 3: Ghi chép kết quả - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 một chủ đề nhóm chọn b. Lập dàn ý - Yêu cầu H lập dàn ý cá nhân vào vở nháp c. Góp ý và chỉnh sửa dàn ý - Nhận xét - HS đọc - HS nêu - HS thảo luận - HS làm nháp - HS trình bày trước lớp - Cả lớp nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa. 3. Vận dụng, trải nghiệm: + Nêu cảm nhận sau tiết học - Nhận xét chung - HS nêu - Yêu cầu chia sẻ với người thân về chủ đề thảo luận của em. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ DẠY (NẾU CÓ) ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... _______________________________________________ TIẾNG VIỆT Đọc: Đò ngang I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực đặc thù: - Học sinh đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài “Đò ngang”. - Biết đọc đúng lời của người dẫn truyện, lời nói của đò ngang và lời nói của thuyền mành với giọng điệu phù hợp. - Nhận biết được đặc điểm của đò ngang, thuyền mành thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, suy nghĩ..., nhận biết được cách liên tưởng, so sánh, nhân hóa... trong việc xây dựng nhân vật. - Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Mỗi người cần phải làm tốt công việc của mình bởi mỗi công việc có giá trị riêng, việc nào cũng mang lại lợi ích cho cuộc sống, việc nào cũng đáng quý, đáng trân trọng. * Năng lực chung: năng lực ngôn ngữ, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: máy tính, ti vi - HS: sgk, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - GV gọi HS đọc bài Những bức chân dung tiếp theo đoạn. - HS đọc nối tiếp - GV gọi HS trả lời một số câu hỏi: + Màu Nước khuyên các cô bé điều gì? + Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng? - HS trả lời - GV đưa hình ảnh đò ngang và thuyền mành + Trao đổi nhóm đôi về những điểm giống và khác nhau giữa hai con thuyền? - GV nhận xét, giới thiệu bài mới. - HS quan sát - HS thảo luận - HS chia sẻ 2. Hình thành kiến thức: a. Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. - Bài có thể chia làm mấy đoạn? - Bài chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: từ đầu đến sang sông đón khách Đoạn 2: Tiếp đến rộng lớn hơn Đoạn 3: Còn lại - Yêu cầu HS đọc đoạn nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó (quay lái, lo việc, lộng gió, trưa nắng, nối lại...) - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ (đăm chiêu) - HS lắng nghe, theo dõi - HS nêu - HS đọc nối tiếp - Hướng dẫn HS đọc ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật. + Giọng kéo dài: “Ơ...đò...”. + Giọng reo vui: “Chào anh thuyền mành” + Giọng hào hứng: “Tuyệt quá!”, “Tôi chỉ mong được như vậy.” + Giọng thân mật, chậm rãi (Lời nói cảu thuyền mành) - HS lắng nghe - Cho HS luyện đọc theo nhóm 3. - HS luyện đọc b. Tìm hiểu bài: - GV hỏi: Thuyền mành hiện ra như thế nào trong cảm nhận của đò ngang ? - HS trả lời (Thuyền mành vạm vỡ...bến bờ xa lạ) - Yêu cầu thảo luận theo cặp: Đò ngang nhận ra mình khác thuyền mành như thế nào? Dự kiến: Trong suy nghĩ của đò ngang, thuyền mành vạm vỡ, to lớn, khỏe mạnh, năng độngcòn đò ngang nhỏ bé, lặng lẽ. Về công việc đồ ngang thấy thuyền mành được đi đến những bến bờ xa, có nhiều điều mới lạ. Còn đò ngang chỉ làm công việc đưa đò, quanh quẩn giữa hai bến sông chật hẹp... - HS thảo luận và chia sẻ - Em có đồng ý với suy nghĩ của đò ngang không? => Đò ngang đang tự mình có những suy nghĩ chưa được tích cực về bản thân. Thuyền mành đã động viên bạn: “Ở bất cứ đâu cũng có những điều để chúng ta học hỏi” + Mức 4: - Theo em thuyền mành muốn nói với đò ngang điều gì qua câu nói đó? - HS trả lời - HS lắng nghe - HS chia sẻ - Thảo luận nhóm đôi: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra giá trị của mình như thế nào? Dự kiến: Thuyền mành giúp đò ngang nhận ra: Hằng ngày đò ngang làm công việc rất hữu ích là đưa đò giúp mọi người qua sông nên luôn được mọi người yeu mến, ngóng đợ. Thậm chí thuyền mành cũng mong được mọi người yêu quý và ngóng đợi như vậy - HS thảo luận - HS chia s
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_4_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2023.docx
- Tuần 1.doc
- Tuần 2.doc
- Tuần 3.doc
- Tuần 4.docx
- Tuần 5.doc
- Tuần 6.docx
- Tuần 7.doc
- Tuần 8.doc
- Tuần 9.doc
- Tuần 10.doc
- Tuần 11.doc
- Tuần 12.doc
- Tuần 13.doc
- Tuần 14.doc
- Tuần 15.docx
- Tuần 16.docx
- Tuần 17.docx
- Tuần 18.doc
- Tuần 19.doc
- Tuần 20.docx
- Tuần 21.doc
- Tuần 22.docx
- Tuần 23.doc
- Tuần 24.docx
- Tuần 25.doc
- Tuần 26.docx
- Tuần 27.doc
- Tuần 28.docx
- Tuần 29.docx
- Tuần 30.doc
- Tuần 31.doc
- Tuần 32.doc
- Tuần 33.doc
- Tuần 34.doc
- Tuần 35.doc