Giáo án Tiếng Việt 4 (Luyện từ và câu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ. Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu. Giải được câu đố trong SGK
- Hs xác định được cấu tạo của tiếng.
- Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV
- Góp phần phát triển năng lực: tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,....
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bài giảng điện tử.
- HS: vở BT, bút, ...
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 4 (Luyện từ và câu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 4 (Luyện từ và câu) - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ. Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu. Giải được câu đố trong SGK - Hs xác định được cấu tạo của tiếng. - Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV - Góp phần phát triển năng lực: tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.... B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử. - HS: vở BT, bút, ... C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động - GV kết nối bài học - Vận động tại chỗ II. Khám phá: * Mục tiêu: Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh) – ND ghi nhớ. * Cách tiến hành: Cá nhân-Cả lớp a. Phần nhận xét. - Gọi HS nêu yêu cầu * Yêu cầu 1: Câu tục ngữ dưới đây gồm bao nhiêu tiếng? Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.. *Yêu cầu 2: Đánh vần tiếng bầu. * Yêu cầu 3: Phân tích cấu tạo tiếng bầu. * Yêu cầu 4: Phân tích cấu tạo của các tiếng còn lại, rút ra nhận xét. + Tiếng nào có đủ bộ phận như tiếng bầu? + Tiếng nào không có đủ các bộ phận như tiếng bầu? => Vậy tiếng có cấu tạo gồm mấy phần? + Bộ phận nào bắt buộc phải có trong tiếng, bộ phận nào có thế khuyết? * GV KL, chốt kiến thức b. Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc nội dung Ghi nhớ - Yêu cầu lấy VD về tiếng và phân tích cấu tạo - HS nối tiếp đọc các yêu cầu. - HS trả lời + Câu tục ngữ có 14 tiếng + B-âu-bâu-huyền-bầu + Tiếng bầu gồm: âm đầu: b, vần: âu, thanh: huyền + HS phân tích theo bảng trong VBT + Các tiếng: thương, lấy, bí, cùng, tuy, rằng, khác, giống, nhưng, chung, một, giàn + Tiếng: ơi - HS trả lời - 2 hs đọc ghi nhớ. - HS lấy VD III. Luyện tập - Thực hành: * Mục tiêu: HS thực hành phân tích được cấu tạo của tiếng. Giải được câu đố trong SGK * Cách tiến hành: Cá nhân - Cả lớp. Bài 1: Phân tích các bộ phận của tiếng..... -Chiếu bài và nhận xét Bài 2: Giảỉ câu đố sau: Để nguyên lấp lánh trên trời Bỏ đầu, thành chỗ cá bơi hàng ngày - GV chốt kết quả 4. Vận dụng - Trải nghiệm: - Tiếng thường gồm những bộ phận nào? - Dặn hs chuẩn bị bài sau. - HS: Nêu yêu cầu bài tập, làm cá nhân vào vở bài tập. Tiếng Âm đầu Vần Thanh Nhiễu Điều Phủ Nh ... ... iêu ... ... ngã ... ... - HS lắng nghe - HS chơi trò chơi giải câu đố bằng cách nhắn vào phần “ chat”. Để nguyên là sao Bớt âm đầu thành ao Đó là chữ sao - Hs trả lời D. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ....................................................................................................................................................................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Điền được cấu tạo của tiếng theo ba phần đã học vào bảng mẫu ở BT1. Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2, BT3.HS NK nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ (BT4);giải được câu đố ở (BT 5). - Rèn KN xác định cấu tạo của tiếng - HS tích cực học tập. Yêu quý tiếng Việt - Góp phần phát triển năng lực: tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ,.... B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: Vở BT, bút, .. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động + Nêu cấu tạo của tiếng + Lấy VD phân tích - GV nhận xét, chốt KT, kết nối bài học - 2 HS nêu II. Thực hành: * Mục tiêu: Nhận biết được từ ghép, từ láy trong câu, đoạn văn, xác định được mô hình cấu tạo của từ ghép, từ láy... * Cách tiến hành: Bài 1: Phân tích cấu tạo tiếng.... Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. - GV cho NX chung, chốt lại cấu tạo của tiếng. Bài 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ trên - Gọi hs trả lời - Gọi hs nhận xét - Nhận xét và chốt kết quả: ngoài - hoài Bài 3: Ghi lại những cặp tiếng bắt vần với nhau .So sánh các cặp tiếng ấy.... Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Bài 4: Vậy thế nào là tiếng bắt vần với nhau? * Lưu ý trong thơ lục bát, tiếng 6 của câu 6 sẽ bắt vần với tiếng 6 của câu 8. Bài 5: Giai câu đố - Gọi hs đọc câu đố - Gọi hs trả lời - Chốt đáp án: út- bút - Yêu cầu hs lấy thêm ví dụ về các câu thơ có tiếng bắt vần với nhau. III. Vận dụng - Trải nghiệm: - Nêu cấu tạo của tiếng? - Lấy ví dụ về các câu thơ có tiếng bắt vần với nhau? Cá nhân -Lớp - HS đọc đề bài. - HS làm cá nhân - Thống nhất đáp án. Tiếng Âm đầu Vần Thanh Khôn Ngoan ........ Kh ......... .......... Ôn ......... ......... Ngang ......... ......... - Nêu yêu cầu bài tập và trả lời: ngoài – hoài (vần giống nhau là oai) HS: Đọc yêu cầu bài tập và suy nghĩ làm bài đúng, nhanh trên bảng lớp. + Các cặp tiếng bắt vần với nhau: choắt – thoắt xinh – nghênh + Cặp có vần giống nhau hoàn toàn: choắt –... HS ghi vở - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK - Đọc thầm, tiếp nối trả lời câu hỏi: - Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. - Nó dùng phối hợp với dấu ngoặc kép - Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói hay là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. - Khi dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép, hay dấu gạch đầu dòng. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - HS đọc yêu cầu của bài. - 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. - Thảo luận cặp đôi. - HS tiếp nối nhau trả lời và nhận xét cho đến khi có lời giải đúng. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK + Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch đầu dòng. + Khi dùng để giải thích thì nó không cần dùng phối hợp với dấu nào cả. - Viết đoạn văn vào vở. - Một số HS đọc bài của mình (tuỳ thuộc vào thời gian). - HS nêu lại nội dung bài học D.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 6: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ). - Nhận biết được từ đơn, từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III) ; bước đầu làm quen với từ điển (hoặc sổ tay từ ngữ) để tìm hiểu về từ (BT2, BT3). - HS có ý thức học tập chăm chỉ, tích cực - NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: vở BT + SGK C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Khởi động - GV giới thiệu và dẫn vào bài mới - TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ II. Khám phá 1. Nhận xét - GV ghi ví dụ lên bảng: Nhờ bạn giúp đỡ, lại có chí học hành, nhiều năm liền Hanh là học sinh tiến tiến. + Câu có bao nhiêu tiếng? + Mỗi từ được phân cách bằng một dấu gạch chéo. Câu văn có bao nhiêu từ? + Hãy chia các từ trên thành hai loại: Từ đơn (từ gồm một tiếng) và Từ phức (Từ gồm nhiều tiếng) - Chốt lại lời giải đúng. + Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? + Từ gồm có mấy tiếng? + Tiếng dùng để làm gì? + Từ dùng để làm gì? 2. Ghi nhớ: - 2 HS đọc thành tiếng yêu cầu + Câu có 18 tiếng - HS dùng gạch xiên tách các từ trong câu (như SGK) Nhờ / bạn / giúp đỡ / lại / có / chí / học hành /nhiều / năm / liền / Hanh / là / học sinh / tiến tiến + Câu văn có 14 từ. - Nhận bảng nhóm và hoàn thành bài tập theo nhóm 2 – Chia sẻ lớp Từ đơn (từ gồm một tiếng) Từ phức (từ gồm nhiều tiếng) nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, là giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến + Từ đơn là từ gồm có 1 tiếng, từ phức là từ gồm có hai hay nhiều tiếng. + Từ gồm một tiếng hoặc nhiều tiếng. + Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. Một tiếng tạo nên từ đơn, hai tiếng trở lên tạo nên từ phức. + Từ dùng để đặt câu. - 2 hs đọc ghi nhớ. - HS lấy VD về từ đơn, từ phức III. Hoạt động thực hành Bài 1: Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ. - Tổ chức cho hs làm bài cá nhân. - Yêu cầu đổi chéo KT - Chữa bài, nhận xét, chốt lại cấu tạo từ đơn, từ phức. Bài 2: Tìm trong từ điển: - Tổ chức cho hs mở từ điển tìm từ theo yêu cầu. - Gv nhận xét, chữa bài. Bài 3: Đặt câu. - Tổ chức cho hs làm bài vào vở. - Gv nhận xét, chữa bài. lưu ý hình thức và nội dung của câu IV. Vận dụng – Trải nghiệm Cá nhân – Nhóm 2 - Lớp - Hs đọc đề bài. - Hs làm bài cá nhân – Trao đổi chéo - Hs thống nhất kết quả Rất /công bằng/ rất/ thông minh Vừa / độ lượng/ lại/ đa tình / đa mang. Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài. - Hs tìm cá nhân – Chia sẻ lớp Từ đơn Từ phức buồn, đẫm, hũ, mía hung dữ, anh dũng, băn khoăn - 1 hs đọc đề bài. - Hs đặt câu, nêu miệng kết quả câu vừa đặt được. - HS viết câu vào vở - Ghi nhớ cấu tạo của từ đơn, từ phức - Xác định từ đơn và từ phức trong câu vừa đặt ở BT 3 D. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 6: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết (BT2, BT3, BT4) ; biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền, tiếng ác - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu - Tích cực, tự giác học bài. Biết sống nhân hậu, đoàn kết - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL phát hiện và giải quyết vấn đề * GD BVMT: Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh (biết sống nhân hậu và biết đoàn kết với mọi người) B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng ...cong queo, cà kê?(Từ láy âm đầu /g/ âm /c/) D. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ LÁY VÀ TỪ GHÉP A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT2 -Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3 - Củng cố khái niệm từ ghép và từ láy, biết tạo thành từ ghép đơn giản - Nhận biết được từ ghép và láy trong câu trong bài, bước đâu phân biệt từ ghép có nghĩa phân loại và tổng hợp - Thông qua bài 3, giáo dục HS tính mạnh dạn, tự tin - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: Vở BT + SGK C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động : - Lấy VD 2 từ ghép, 2 từ láy - GV nhận xét -2 HS lên bảng viết- Lớp viết bảng con - HS đổi chéo bảng để KT II. Khám phá: Bài 1: So sánh hai từ ghép sau: Bánh trái và bánh rán - Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm đôA + Lấy lấy VD về từ ghép TH và PL (HS M3+M4) Bài 2: Viết từ ghép đã cho vào bảng phân loại từ ghép ; (Tìm 3 từ ghép có nghĩa phân loại, 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp ) - Chữa bài, nhận xét, đặt câu hỏi củng cố bài: + Tại sao xếp xe đạp vào TG phân loại? + Tại sao xếp màu sắc vào TG tổng hợp Bài 3: Xếp từ các láy vào nhóm thích hợp - GV đặt câu hỏi chốt: + Vậy có mấy loại từ láy? - GD hs mạnh dạn, tự tin qua hình ảnh cây "nhút nhát" III. Vận dụng- Trải nghiệm: Nhóm 2 -Lớp - 1 hs đọc đề bài - Nhóm 2 hs thảo luận – Chia sẻ trước lớp - TBHT điều khiển các nhóm báo cáo +Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp +Từ bánh rán có nghĩa phân loại Nhóm 4 -Lớp - 1 hs đọc đề bài - Hs làm bài theo nhóm 4, trình bày kết quả Từ ghép phân loại Từ ghép tổng hợp Đương ray, xe đạp, tàu hỏa, xe điện, máy bay, Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bờ bãi, hình dạng, màu sắc, + Vì xe đập có nghĩa chỉ riêng một loại xe + Vì màu sắc có nghĩa chỉ chung các loại màu Cá nhân – Lớp - 1 hs đọc đề bài - HS làm bài vào vở- Chia sẻ lớp Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần nhút nhát lạt xạt Rào rào, he hé + Có 3 loại: Láy âm đầu, láy vần, láy cả âm đầu và vần - Nêu lại các tiểu loại TG và TL - Lấy thêm VD về các tiểu loại từ láy D. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4); - Nắm được nghĩa từ “tự trọng” (BT3). - Biết thêm các thành ngữ, tục ngữ về lòng tự trọng, trung thực - Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2) ; - Thấy được sự phong phú của Tiếng Việt để thêm yêu TV - NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: SGK + Vở BT C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Khởi động - GV chuyển ý vào bài mới. - TBVN điều khiển cho lớp hát tập thể, vận động tại chỗ II. Khám phá Bài 1: Tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ : trung thực. - Tổ chức cho hs làm bài theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm. - Kết luận về các từ đúng. Bài 2. Đặt câu - Nhận xét, chữa: + Khi đặt câu cần lưu ý điều gì? Bài 3: Tìm nghĩa của từ : tự trọng - Tổ chức cho hs tự tìm từ hoặc mở từ điển tìm nghĩa của từ theo yêu cầu .Nêu miệng kết quả. + Tìm các từ đúng với nghĩa của các ý a,b,d? Bài 4: Tìm thành ngữ, tục ngữ. - TBHT điều hành báo cáo: +Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về lòng trung thực + Những thành ngữ, tục ngữ nào hoặc lòng tự trọng? - HD hs giải nghĩa một số thành ngữ, tục ngữ trên. * GV có thể mở rộng nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ cho HS hiểu thêm. VD: + Ăn ngay ở thẳng: Sống thẳng thắn, chính trực, thật thà, trung thực. + Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng: Thuốc thật, thuốc tốt thường có vị đắng, khó uống nhưng lại rất công hiệu trong việc trị bệnh. Nói thẳng, nói thật là tốt và cần thiết nhưng nhiều khi lại làm cho người nghe không hài lòng, nhất là nói không khéo, không đúng chỗ. III. Vận dụng – Trải nghiệm - Hs đọc yêu cầu. - HS làm việc nhóm 4 –báo cáo trước lớp Đáp án: Từ cùng nghĩa với Trung thực Từ trái nghĩa với Trung thực thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng,...chú ý điều gì? *GV: Tên riêng chỉ người địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa. b. Ghi nhớ: Nhóm 2-Lớp - Hs thực hiện yêu cầu. a) sông; b) Cửu Long; c) vua; d) Lê Lợi. - HS đọc yêu cầu đề cả lớp theo dõi. Trả lời: +a) sông: tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. +b) Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông có chín nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long. +c) vua: Tên chung chỉ người đvận đầu nhà nước phong kiến. +d) Lê Lợi: Tên riêng của vị vua mở đầu nhà hậu Lê. - Lắng nghe và nhắc lại. + Tên chung để chỉ dòng nước chảy tương đối lớn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa. +Tên chung để chỉ người đvận đầu nhà nước phong kiến: vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi viết hoa. + Danh từ chung là tên của một loại vật: sông, núi, vua, chúa, quan, cô giáo, học sinh, +Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật: sông Đà, sông Thu Bồn, núi Thái Sơn, cô Lan, bạn Hoa, .. + Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa. - Đọc phần ghi nhớ. - Lấy VD về DT chung và DT riêng. III. Luyện tập Bài tập 1: - Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm yêu cầu HS thảo luận trong nhóm và viết vào giấy. + Danh từ chung gồm những từ nào? +Danh từ riêng gồm những từ nào ? + Dấu hiệu nào giúp em phân biệt danh từ chung và DT riêng Bài tập 2: - Gọi hs nhận xét bài của bạn trên bảng. Hỏi: + Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng? Vì sao? - GV: Tên người các em luôn phải viết hoa cả họ và tên. IV. Vận dụng- Trải nghiệm - Thế nào là DT chung, DT riêng? - Hs đọc yêu cầu bài tập. - Thảo luận, hoàn thành phiếu- Báo cáo - TBHT điều hành hoạt động báo cáo +Danh từ chung gồm: núi, dòng, sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, dương, dãy, nhà, trái, phải, giữa. + Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên, Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ. + DT riêng: Được viết hoa và chỉ tên riêng của 1 sự vật + DT chung: không viết hoa, chỉ tên gọi chung của 1 nhóm sự vật -Hs đọc, cả lớp theo dõi. - 2, 3 HS viết trên bảng, cả lớp viết vào vở tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ. - Đổi chéo vở kiểm tra + Họ và tên là danh từ riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa. - Lắng nghe. - HS nhắc lại ghi nhớ - Viết tên các thành viên trong gia đình em và địa chỉ nơi ở D. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 12: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC - TỰ TRỌNG A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết thêm được một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực - Tự trọng - Bước đầu biết xếp các từ Hán - Việt có tiếng “trung” theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm (BT4). - Tìm được danh từ theo yêu cầu và đặt câu với danh từ đó - Tích cực, tự giác học bài.. - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: BGĐT. - HS: Vở BT, bút, .. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động + Thế nào là DT chung, DT riêng. + Lấy VD về DT chung, DT riêng - Nhận xét, khen/ động viên. - Dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp trả lời-nhận xét - HS trả lời - 2 HS lên bảng viết danh từ. II. Thực hành Bài tập 1: - Gọi đại diện lên trình bày. - GV và các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại lời giải đúng, cùng HS giải nghĩa một số từ: + Em hiểu thế nào là tự kiêu? tự ái? Bài tập 2: - Tổ chức thi đua giữa 2 đội chơi dưới hình thức sau: Đội 1: Đưa ra từ. Đội 2: Tìm nghĩa của từ. (Sau lần 1 đổi lại. Đội 2 có thể đưa ra nghĩa của từ để đội 1 tìm từ) - Nhận xét, khen/ động viên Bài tập 3: - Phát giấy, bút dạ và y/c các nhóm làm bài. - Y/c nhóm nào làm xong trước lên dán phiếu và trình bày. - Y/c các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận lời giải đúng. a) Trung có nghĩa là “ở giữa”. b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” - Gọi hs đọc lại hai nhóm từ. Bài tập 4: - HS tiếp nối đặt câu theo nhóm của mình. Nhóm nào đặt được nhiều câu đúng là thắng cuộc. - GV nhận xét, tuyên dương những HS đặt câu hay. IV. Vận dụng- Trải nghiệm Nhóm 2- Lớp - HS đọc to, cả lớp theo dõi. - Thảo luận cặp đôi và làm bài. - Đại diện 3 nhóm lên trình bày bài. - Cả lớp chữa bài theo lời giải đúng những từ điền đúng: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào. + Tự kiêu: Tự cho mình giỏi hơn người khác nên coi thường người khác + Tự ái: tự cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ về bản thân - HS đọc lại đoạn văn sau khi điền hoàn chỉnh Nhóm- Lớp - HS làm bài vào VBT- Chia sẻ nhóm đôi- Chia sẻ lớp. Đ/a: + Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, tổ chức hay người nào đó là: Trung thành. + Một lòng một dạ vì việc nghĩa là: Trung nghĩa. + Ngay thẳng, thật thà là: trung thực. + Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là: trung kiên. + Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là: trung hậu. Nhóm 2- Lớp - Hoạt động trong nhó...g học I. Khởi động - Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho Ví dụ? - Nhận xét - Để khắc sâu bài học trước. Hôm nay chúng ta học bài: “Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam”. GV ghi đề. II. Luyện tập – Thực hành Bài 1: Viết lại cho đúng tên riêng Yêu cầu HS làm theo nhóm. + Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại. - Gọi 1, 2 nhóm treo bài lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh. - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì? Bài 2: - Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng. - Các em sẽ đi du lịch khắp mọi miền trên đất nước ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã thăm. Chúng ta sẽ tìm xem trong các nhóm, nhóm nào là nhóm Những nhà du lịch giỏi nhất, đi được nhiều nơi nhất. - Phát bảng phụ, bản đồ cho từng nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận, làm việc theo nhóm. + Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất. III. Vận dụng - Trải nghiệm - GV củng cố bài học. - Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài và Chuẩn bị bài: “Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài” + Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. VD: Nguyễn Thị Hồng, + Nhận xét, bổ sung. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS nhận bảng phụ và hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn. - HS báo cáo kết quả. - Nhận xét, chữa bài. Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai.. - 1 HS đọc thành tiếng. - Quan sát: + Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 phố cổ ở Hà Nội. - HS đọc thành tiếng. - Quan sát. - Lắng nghe. - HS đọc yêu cầu của bài. - Nhận đồ dùng học tập và làm việc trong nhóm. - Báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.. - HS nhắc lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. - Lắng nghe, ghi nhớ nhiệm vụ. D. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................................................................................................................................ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 15: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ). - Có hiểu biết sơ giản về những danh nhân nước ngoài, địa danh nước ngoài nổi tiếng - Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III). *HS năng khiếu: ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3). - HS có ý thức viết hoa đúng cách, đúng quy tắc. - NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử. - HS: vở BT, bút, ... C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Khởi động + Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Lấy VD - TBHT điều hành - 2 HS lên bảng lấy VD II.Khám phá. 1. Nhận xét Bài 1: Đọc tên người, tên địa lí nước ngoài. + Nêu hiểu biết của em về những người và địa danh trên? Bài 2: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi: + Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng? + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào? + Cách viết trong cùng một bộ phận như thế nào? *GV: Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu mỗi bộ phận có nhiểu tiếng thì dùng gạch nối giữa các tiếng Bài 3: - Yêu cầu thảo luận nhóm 2 a. Tên người: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Bạch Cư Dị b. Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thuỵ Điển *GV: Những tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 3 là những tên riêng được phiên âm Hán Việt 2. Ghi nhớ: Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh tên người và tên địa lí trên bảng. + Tên người: Lép Tôn- xtôi, Mô- rít- xơ Mát- téc- lích, Tô-mát Ê-đi-xơn + Tên địa lí: Hi- ma- lay- a, Đa- nuýp, + HS nêu Nhóm 4- Lớp Tên người: + Lép Tôn- xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn- xtôi. Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lép. Bộ phận 2 gồm 2 tiếng Tôn /xtôi. + Mô- rít- xơ, Mát- téc- lích gồm 1 bộ phận, mỗi bộ phận gồm 3 tiếng + Tô-mát Ê-đi-xơn gồm 2 bộ phận. Bộ phận 1: Tô-mát gồm 2 tiếng. Bộ phận 2: Ê-đi-xơn gồm 3 tiếng Tên địa lí: + Hi- ma- lay- a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi/ma/lay/a + Đa- nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng Đa/ nuýp + Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa. + Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. - HS nghe - HS đọc yêu cầu. - 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi: Một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như tên người, tên địa lí Việt Nam: tất cả các tiếng đều được viết hoa. - Lắng nghe. - 2 HS đọc III. Thực hành Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi viết cho đúng những tên riêng trong đoạn văn - Kết luận lời giải đúng. + Đoạn văn viết về ai? ...nhân – Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nối tiếp nêu ý kiến cá nhân - Lắng nghe. Cá nhân –Nhóm 2 – Lớp - HS đọc yêu cầu và nội dung. - Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT. Đ/a: “vôi vữa”. +Vì từ “vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người dùng. Nó có ý nghĩa đặc biệt. - Lời giải: “trường thọ”, “đoản thọ”. - Ghi nhớ cách sử dụng dấu ngoặc kép - Lấy VD một số trường hợp có sử dụng dấu ngoặc kép D. ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ . - Ghép đựơc từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó. Nêu được ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ. - GD HS biết ước mơ trong cuộc sống và thêm yêu vẻ đẹp của Tiếng Việt. - Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ... B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Giấy khổ to để bút dạ để hs hoạt động nhóm - HS: SGK + VBT C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Khởi động:. - Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? - Gọi 2 HS lên bảng đặt câu. Mỗi HS tìm ví dụ về tác dụng của dấu ngoặc kép. - Nhận xét bài làm của HS . II. Luyện tập – Thực hành: Bài 1: - Gọi hs đọc đề bài - Bài tập yêu cầu gì? - Y/c hs đọc bài tập đọc Trung thu độc lập - Tìm từ đồng nghĩa với từ ước mơ - Y/c hs giải thích các từ vừa tìm được - Cho hs đặt câu với từ mong ước Bài 2: - Gọi hs đọc yêu cầu bài - Phát phiếu cho hs hoạt động nhóm 4 - Gọi 2 nhóm dán phiếu – Trình bày - Nhận xét, chốt lại ý đúng - Cho hs đặt câu với 1 vài từ tìm được Bài 3: - Gọi hs nêu y/c bài - Y/c hs đọc thầm nội dung bài, chọn từ ngữ xếp vào 3 nhóm - Cho 3 hs lên bảng làm, lớp làm vào vở - Gọi hs nhận xét – Gv chốt đáp án đúng Bài 4: - H : Bài tập y/c ta làm gì? - Cho hs làm việc nhóm đôi tham khảo gợi ý 1 bài Kể chuyện đã nghe đã đọc (Trang 81) để tìm ví dụ về những ước mơ - Y/c hs nêu ví dụ về một loại ước mơ III. Vận dụng - Trải nghiệm: - Tìm từ cùng nghĩa với: ước mơ - Nhận xét giờ học - Dặn hs học thuộc các thành ngữ trong bài tập 4, chuẩn bị bài sau: Động từ - 1 hs trình bày - 2 HS lên bảng đặt câu - 1 hs đọc - Ghi lại những từ cùng nghĩa với từ ước mơ trong bài tập đọc Trung thu độc lập. - 2 hs đọc - lớp đọc thầm - Từ cùng nghĩa với ước mơ là: mơ tưởng, mong ước + Mơ tưởng: Mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai. + Mong ước: Mong muốn thiết tha điều tôt đẹp trong tương lai. - hs đặt câu - 1 hs trả lời - HS hoạt động nhóm 4 – ghi kết quả vào phiếu - 2 nhóm dán phiếu – Trình bày - HS trả lời miệng - 1 hs trả lời : Ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ thể hiện sự đánh giá. + Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng + Đánh giá không cao: Ước mơ nho nhỏ + Đánh giá thấp: Ước mơ viễn vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. - Nêu ví dụ minh họa về mỗi loại ước mơ trên. + Ước mơ đánh giá cao : ước mơ học giỏi, trở thành bác sĩ / kĩ sư /bác học + Ước mơ đánh giá không cao: Ước muốn có truyện đọc / có xe đạp / có đồ chơi / có đôi giày mới / có cặp mới.. + Ước mơ đánh giá thấp: . Ước mơ viễn vông của chàng Rít trong chuyện Ba điều ước. - Phát biểu. - Lắng nghe, ghi nhớ nhiệm vụ. D.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ........................................................................................................................................................................................................................................................................ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 18: ĐỘNG TỪ A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là động từ(từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật : người ,sự vật ,hiện tượng ). - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua trang vẽ (BT mục III). - Có ý thức yêu thích môn học. - Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ... B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: SGK + VBT C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của hs I. Khởi động: - Viết câu văn lên bảng: Vua Mi-đát thử bẻ một cành sối, cành đó liền biến thành vàng. - Y/c hs gạch 1 gạch dưới danh từ chung chỉ người và vật ; gạch 2 gạch dưới danh từ riêng chỉ riêng. - Nhận xét II. Khám phá: 1. Phần nhận xét: Bài 1: - Gọi hs đọc nội dung bài 1 Bài 2: - Gọi hs đọc đoạn văn bài 1 - Cho hs hoạt động theo cặp, tìm các từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ, của thiếu nhi, chỉ trạng thái của sự vật. - Nhận xét, chốt lại ý đúng H...ỏi tên trộm đọc sách gì? Ông nghĩ vào thư viện chỉ để đọc sách mà quên rằng tên trộm đâu cần đọc sách. Nó chỉ cần những đồ đạc quý giá của ông. - Ghi nhớ các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. - Đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa chỉ thời gian cho động từ D.ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 22: TÍNH TỪ A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, BT1, mục III), đặt được câu có dùng tính từ (BT2). Hs năng khiếu thực hiện được toàn bộ bài tập - Tích cực, tự giác học bài.. - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử. - HS: Vở BT, bút, .. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Khởi động - Đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ. - Dẫn vào bài mới - 2 HS đặt câu - Lớp nhận xét, đánh giá II.Khám phá 1. Phần Nhận xét: Bài 1: Đọc truyện sau: - Gọi HS đọc truyện Cậu học sinh ở Ac- boa. - Gọi HS đọc phần chú giải. + Câu chuyện kể về ai? - Bài 2: Tìm những từ trong truyện miêu tả: a/. Tính tình, tư chất của cậu bé Lu- i: b/. Màu sắc của sự vật: - Những chiếc cầu . - Mái tóc của thầy Rơ- nê: c/. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật. - Thị trấn - Vườn nho - Những ngôi nhà - Dòng sông - Da của thầy Rơ- nê *KL: Những từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu- i hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kích thước và đặc điển của sự vật được gọi là tính từ. Bài 3: Trong cụm từ đi lại vẫn nhanh nhẹn, từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? - GV viết bảng: đi lại vẫn nhanh nhẹn, lên bảng. + Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? + Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như thế nào? *GV: Những từ ngữ vừa tìm được ở trên là tính từ. + Thế nào là tính từ? 2. Ghi nhớ: Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. Cá nhân – Nhóm 4- Lớp - 2 HS đọc truyện. - 1 HS đọc. + Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu- i Pa- xtơ. - 1 HS đọc yêu cầu, - HS làm việc nhóm 4- Chia sẻ kết quả trước lớp + chăm chỉ, giỏi. + trắng phau + xám. + nhỏ. + con con. +nhỏ bé, cổ kính. + hiền hoà + nhăn nheo. - Lắng nghe, nhắc lại - 1 HS đọc thành tiếng. + Từ "nhanh nhẹn" bổ sung ý nghĩa cho từ "đi lại". + Từ" nhanh nhẹn" gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh trong bước đi. - HS nêu theo ý hiểu - HS đọc phần ghi nhớ. - HS lấy VD về tính từ III. Hoạt động thực hành Bài 1: Tìm tính từ trong đoạn văn sau: a. Chủ tịch Hồ Chí Minh......khúc chiết, rõ ràng. + Tính từ là những từ như thế nào? Bài 2: Hãy viết một câu có dùng tính từ: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - GV hướng dẫn HS: a. Em có thể đặt câu với các tính từ: ngoan, hiền, hiền dịu, chăm chỉ, lười biếng,. (tư chất) thông minh, giỏi giang, khôn ngoan,. . . (vẻ mặt) xinh đẹp, ủ rũ, tươi tỉnh,. . . (hình dáng) gầy, béo, lùn,. . . b: Đặt câu với những tính từ miêu tả về màu sắc, hình dáng, kích thước các đặc điểm của sự vật. - Yêu cầu HS tự viết bài vào vở. - HS nối tiếp đọc câu văn mình đặt. - Nhận xét, khen/ động viên. - Lưu ý HS về hình thức và nọi dung của câu IV.Vận dụng – Trải nghiệm Nhóm 2- Lớp - 1 HS đọc đoạn văn - Thảo luận nhóm 2 tìm tính từ -Chia sẻ trước lớp Đ/a: gầy gò, (trán)cao, (mắt)sáng, (râu) thưa, cũ, cao, trắng, nhanh nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. Cá nhân VD: +Mẹ em dịu dàng. + Em trai em học hành chăm chỉ và thông minh. + Con mèo của bà em rất tinh nghịch. + Bồn hoa nhà em vì được chăm sóc nên rất xanh tốt. +Nhà em vừa xây còn mới tinh. - HS tự viết câu vào vở. - Đọc câu văn của mình trước lớp. - Lấy VD 10 tính từ và ghi vào vở Tự học - Chọn 1 đoạn văn, đoạn thơ mà em thích trong SGK. Tìm tính từ trong đoạn đó D.ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 23: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (BT1); hiểu nghĩa từ nghị lực (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học (BT4). - HS biết tìm những từ Hán Việt nói về ý chí nghị lực, hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ. - HS có ý thức giữ gìn sự ... nghe. - HS đọc thành tiếng. - 2 HS thảo luân nhóm bàn trao đổi và trả lời - Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách: + Thêm từ rất vào trước tính từ trắng= rất trắng. + Tạo ra phép so sánh bằng cách ghép từ hơn, nhất với tính từ trắng = trắng hơn, trắng nhất. - HS nêu - 2 HS đọc thành tiếng. - HS M3, M4 lấy VD về cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. III. Thực hành Bài 1: Tìm những từ biểu thị mức độ. . . - Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và ND bài tập. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 - Cho HS hiểu thêm về vẻ đẹp của hoa cà phê để giáo dục tình yêu với các loài cây, tình yêu quê hương, đất nước Bài 2: Hãy tìm những từ. . . - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. + Có những cách nào để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất? Bài 3: Đặt câu với mỗi từ ngữ em. . . - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS tự đặt câu sau đó đọc trước lớp. IV. Vận dụng – Trải nghiệm Nhóm 2- Lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV. Thứ tự từ cần tìm: thơm đậm và ngọt, rất xa, thơm lắm, Trong ngà trắng ngọc, trắng ngà ngọc, đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn. Nhóm 4- Lớp - HS thảo luận nhóm 4- Chia sẻ lớp Đ/a: VD về từ "đỏ" - Cách1 : (tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ) đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sậm, đỏ tía, đỏ thắm, đỏ hon hỏn - Cách 2 (thêm các từ rất, quá, lắm và trước hoặc sau tính từ đỏ): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực, đỏ vô cùng, - Cách 3: (tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son, - HS trả lời để củng cố bài học Cá nhân –Lớp - HS nối tiếp đặt câu, chia sẻ trước lớp VD:+ Mẹ về làm em vui quá! + Mũi chú hề đỏ chót. - Ghi nhớ các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất và vận dụng khi viết văn. - Tìm từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: trắng, đen. D. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 25: MỞ RỘNG VỐN TỪ: Ý CHÍ – NGHỊ LỰC A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; - Bước đầu biết tìm từ (BT1), đặt câu (BT2), viết đoạn văn ngắn (BT3) có sử dụng các từ ngữ hướng vào chủ điểm đang học. - HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: 4 phiếu nhóm, bút dạ, bảng phụ - HS: vở BT, bút, ... C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Khởi động + Có mấy cách để biểu thị mức độ của đăc điểm, tính chất? + Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ của các đặc điểm, tính chất sau: trắng, xấu. - GV nhận xet, đánh giá chung, giới thiệu và dẫn vào bài mới - TBHT điều hành lớp nhận xét, trả lời + Có 3 cách: thêm vào trước tính từ các từ: rất, quá ,lắm; tạo từ ghép, từ láy từ tính từ đã cho; sử dụng phép so sánh. + rất trắng, quá xấu, trăng trắng, xấu xí, xấu như ma, trắng như vôi,.... II. Luyện tập – Thực hành Bài 1: Bài 1: Tìm các từ: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV phát phiếu học tập - Kết luận, chốt đáp án, cùng HS giải nghĩa một số từ: quyết chí, kiên nhẫn, gian truân, thách thức (sử dụng từ điển) * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, sửa sai, khen/ động viên. * Giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu hoàn chỉnh. - Chốt lại hình thức và nội dung của câu Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. + Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì? + Bằng cách nào em biết được người đó? - Gọi HS trình bày đoạn văn. - GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ, đặt câu (nếu có) cho từng HS. III. Vận dụng – Trải nghiệm Nhóm 2-Chia sẻ lớp - 1 HS đọc Đ/a: a. Nói lên ý chí, nghị lực của con người: Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng, b. Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người. Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai, Cá nhân –Chia sẻ lớp - Thực hiện theo yêu cầu của GV - Hs tự hoàn thành bài tập sau đó đọc từng câu.- HS khác nhận xét VD: + Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình. + Mỗi lần vượt qua được gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành. Cá nhân-Lớp - HS đọc thành tiếng yêu cầu: Viết về một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. + Một người do có ý chí nghị lực vươn lên để vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. * Đó là bác hàng xóm nhà em. *Đó chính là ông nội em. *Em biết khi xem ti vi. *Em biết ở báo Thiếu niên Tiền phong. - HS viết bài và đọc trước lớp - Lớp nhận xét, chữa bài. - Ghi nhớ các từ ngữ th...chấm hỏi ghi trong SGK, có những câu là câu hỏi nhưng cũng có những câu không phải là câu hỏi. Chúng ta phải tìm xem đó là câu nào, và không được dùng dấu chấm hỏi. III. Vận dụng- Trải nghiệm Nhóm 2 - Chia sẻ lớp Đáp án: a) Ai hăng hái nhất và khỏe nhất? Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai? b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì? Chúng em thường làm gì trước giờ học? c) Bến cảng như thế nào? d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở dâu? - Thực hiện theo yêu cầu của GV Cá nhân – Nhóm 2 – Lớp a) Có phải chú bé Đất trở thành Đất Nung không? b) Chú bé Đất trở thành Đất Nung phải không c) Chú bé Đất trở thành Đầt Nung à? - Lắng nghe Cá nhân - Nhóm 2 – Lớp - Các từ nghi vấn: có phải – không?/phải không?/à? Đ/a: Có phải cậu học lớp 4 A1 không? Cậu muốn chơi với chúng tớ lắm phải không? Bạn thích chơi đá bóng à? - HS M3, M4 đặt câu có từ nghi vấn khác. Nhóm 2 – Lớp - 1 HS đọc thành tiếng. + Câu hỏi dùng để hỏi những điều chưa biết. Phần lớn câu là để hỏi người khác nhưng cũng có câu hỏi là để tự hỏi mình... + Câu a), d) là câu hỏi vì chúng dùng để hỏi điều mà bạn chưa biết. + Câu b), c), e) không phải là câu hỏi. Vì câu b) là nêu ý kiến của người nói. Câu c), e) là nêu ý kiến đề nghị. - Ghi nhớ kiến thức về câu hỏi - Xây dựng 1 đoạn hội thoại giữa em và bạn cùng lớp, trong đoạn hội thoại có sử dụng câu hỏi D. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 28: DÙNG CÂU HỎI VỀ MỤC ĐÍCH KHÁC A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (BT1); bước đầu biết dùng CH để thể hiện phẩm chất khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong những tình huống cụ thể (BT2, mục III). - Thể hiện phẩm chất lịch sự trong giao tiếp - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp. * KNS: Thể hiện phẩm chất lích sự trong giao tiếp/Lắng nghe tích cực B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: BGĐT - HS: Vở BT, bút, .. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS I. Khởi động - Gọi HS đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, làm gì, vì sao,... - Dẫn vào bài mới - HS nối tiếp đặt câu II. Hình thành KT 1. Nhận xét Bài 1: Đọc lại đoạn đối thoại... - Gọi HS đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm và chú Đất trong truyện Chú Đất Nung. Tìm câu hỏi trong đoạn văn. Bài 2: + Các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không chúng được dùng để làm gì + Câu “Sao chú mày nhát thế?” ông Hòn Rấm hỏi với ý gì? + Câu: “Chứ sao” của ông Hòn Rấm không dùng để hỏi. Vậy câu hỏi này có tác dụng gì? * Có những câu hỏi không dùng để hỏi về điều mình chưa biết mà còn dùng để thể hiện phẩm chất khen, chê hay khẳng định, phủ định một điều gì đó. Bài 3 - Yêu cầu HS trao đổi, trả lời câu hỏi. - Gọi HS trả lời, bổ sung. + Ngoài tác dụng để hỏi những điều chưa biết. Câu hỏi còn dùng để làm gì? 2. Ghi nhớ: Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới câu hỏi. - Sao chú mày nhát thế? Nung ấy à? Chứ sao? - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi với nhau để trả lời – Chia sẻ trước lớp + Cả hai câu hỏi đều không phải để hỏi điều chưa biết. Chúng dùng để nói ý chê chú bé Đất. + Ông Hòn Rấm hỏi như vậy là chê chú bé Đất nhát. + Câu hỏi của ông Hòn Rấm là câu ông muốn khẳng định: đất có thể nung trong lửa - Lắng nghe - HS trao đổi nhóm đôi – Chia sẻ trước lớp + Câu hỏi: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không?” không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu hãy nói nhỏ hơn. + Ngoài tác dụng dùng để hỏi, câu hỏi còn dùng để thể hiện phẩm chất khen, chê, khẳng định, phủ định hay yêu cầu, đề nghị một điều gì đó. - HS đọc ghi nhớ. Lớp đọc thầm. - HS lấy VD về dùng câu hỏi vào mục đích khác. III. Thực hành Bài 1: Các câu hỏi sau đây dùng làm gì? - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - Mỗi câu hỏi đều diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. Trong khi nói, viết chúng ta cần sử dụng linh hoạt cho lời nói, câu văn bản thêm hay và lôi cuốn người đọc, người nghe hơn. Bài 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống - Nhận xét, kết luận đáp án đúng. - Lưu ý cách đặt câu phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp để đạt được hiệu quả cao nhất. Bài 3: Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi. - Nhận xét, kết luận đáp án đúng. * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 bày tỏ mong muốn. IV. Vận dụng- Trải nghiệm - Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: - Câu a: Câu hỏi của người mẹ được dùng để yêu cầu con nín khóc. Câu b: Câu hỏi được bạn dùng để thể hiện ý chê trách. Câu c: Câu hỏi của người chị được dùng để thể hiện ý chê em vẽ ngựa không giống. Câu d: Câu hỏi bà cụ dùng để thể hiện ý yêu cầu, nhờ cậy giúp đỡ. - Lắng nghe - Thực hiện theo nhóm 4 – Chia sẻ lớp - Cá nhân – Chia sẻ lớ...ÂU HỎI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác (ND Ghi nhớ). + Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1, BT2 mục III). - Thể hiện Phẩm chất lịch sự trong giao tiếp - NL tự học, NL ngôn ngữ, NL sáng tạo, NL giao tiếp. * KNS: - Thể hiện Phẩm chất lịch sự trong giao tiếp - Lắng nghe tích cực II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: Vở BT, bút, .. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Khởi động - Bạn hãy đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, Phẩm chất của con người khi tham gia trò chơi? - Dẫn vào bài mới - HS nối tiếp đặt câu 2. Khám phá 2.1. Phần Nhận xét: Bài 1: Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây.. . - Yêu cầu HS trao đổi và tìm từ ngữ theo YC. + Câu hỏi? + Từ thể hiện Phẩm chất lễ phép? *KL: Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, dạ, thưa Bài 2: Em muốn biết sở thích của. . . - Gọi HS đặt câu. Sau mỗi HS đặt câu - GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS (nếu có) * Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 đặt câu cho hoàn chỉnh. - YC HS M3+M4 đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa. Bài 3 + Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào? + Lấy ví dụ về những câu mà chúng ta không nên hỏi? + Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì? 2.2. Ghi nhớ: Cá nhân- Nhóm 2- Lớp - HS đọc và xác định yêu cầu BT - HS ngồi cùng bàn, trao đổi, dùng bút chì gạch chân những từ ngữ thể hiện Phẩm chất lễ phép của người con. + Mẹ ơi, con tuổi gì? + Lời gọi: Mẹ ơi - Lắng nghe - Tiếp nối nhau đặt câu. VD: a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em: + Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ? + Thưa cô, cô có thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ? b)Với bạn em: + Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không? + Bạn có thích thả diều không? - HS đọc và xác định yêu cầu BT + Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán. + Cậu không có áo sao mà toàn mặc áo cũ không vậy? - Lắng nghe + HS trả lời - 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. 3. Thực hành Bài 1: Cách hỏi và đáp trong mỗi đoạn đối thoại dưới đây thể hiện quan hệ.. . - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. + Qua cách hỏi – đáp ta biết được điều gì về nhân vật? - KL: Do vậy, khi nói các em luôn luôn ý thức giữ phép lịch sự với đối tượng mà mình đang nói. Như vậy chúng ta sẽ thể hiện sự tôn trọng người khác Bài 2: So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau.. - Gọi 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu đề bài. Cả lớp đọc thầm - Trong đoạn trích trên có 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao? + Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi thế nào? Hỏi như vậy đã được chưa? - KL: Khi hỏi các em còn phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò, làm phiền lòng người khác. 4. Vận dụng – Trải nghiệm - Làm việc nhóm 2 – Chia sẻ lớp Đ/a: a)+ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy – trò. b) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước. + Qua cách hỏi – đáp ta biết được tính cách, mối quan hệ của nhân vật. - Lắng nghe - HS đọc yêu cầu bài tập. - HĐ cá nhân dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi trong VBT – Chia sẻ trước lớp - Câu hỏi các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện Phẩm chất tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn. - Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò. + HS trả lời - Lắng nghe - Ghi nhớ cách giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi - Phân vai thể hiện lại tình huống trong bài tập 3 IV. ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân biệt một số trò chơi quen thuộc (BT1) + Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng được một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3) - Ghi nhớ thành ngữ, tục ngữ có liên quan đến chủ điểm tiết học - HS có ý thức bảo vệ, giữ gìn đồ chơi, chơi các đồ chơi an toàn và tham gia các trò chơi lành mạnh có lợi cho sức khoẻ. - NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bài giảng điện tử - HS: vở BT, bút, ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV H
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_4_luyen_tu_va_cau_nam_hoc_2022_2023_truon.docx