Giáo án Sinh học 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trương Định

PHẦN MỞ ĐẦU

BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MÔN SINH HỌC

Thời gian thực hiện: 02 tiết

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:

- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.

- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.

- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội và những vấn đề toàn cầu, mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội.

- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống.

- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.

- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.

- Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sinh học và các lĩnh vực của sinh học, các ngành nghề liên quan, vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội, sự phát triển của sinh học trong tương lai.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến sinh học, ý tưởng và thảo luận phù hợp với khả năng của từng HS.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên :

- Năng lực nhận thức KHTN:

  • Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
  • Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
  • Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống.
  • Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
  • Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên: Nêu được vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống, mối quan hệ giữa sinh học với cuộc sống.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến sinh học.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.

- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập

- Tranh, ảnh minh họa về các ngành nghề liên quan đến sinh học, các thành tựu đạt được trong các ngành nghề đó.

2. Học sinh:

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

docx 294 trang Cô Liên 28/10/2024 90
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trương Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trương Định

Giáo án Sinh học 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trương Định
PHẦN MỞ ĐẦU
BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT MÔN SINH HỌC 
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội và những vấn đề toàn cầu, mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội.
- Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống.
- Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
- Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.
- Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...). Nêu được triển vọng của các ngành nghề đó trong tương lai.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sinh học và các lĩnh vực của sinh học, các ngành nghề liên quan, vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế – xã hội, sự phát triển của sinh học trong tương lai.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến sinh học, ý tưởng và thảo luận phù hợp với khả năng của từng HS.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định ý tưởng ứng dụng sinh học mới từ các nội dung đã học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận thức KHTN: 
Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của sinh học.
Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
Trình bày được định nghĩa về phát triển bền vững, vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống.
Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong tương lai.
Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên: Nêu được vai trò của sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống, mối quan hệ giữa sinh học với cuộc sống.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt (y – dược học, pháp y, công nghệ thực phẩm, bảo vệ môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp,...
3. Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến sinh học. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.
- Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập 
- Tranh, ảnh minh họa về các ngành nghề liên quan đến sinh học, các thành tựu đạt được trong các ngành nghề đó.
2. Học sinh: 
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của học sinh.
- Kích thích sự tìm tòi của học sinh thông qua quá trình chơi trò chơi. 
b) Nội dung:
- Học sinh tham gia trò chơi “Lật mảnh ghép bí mật”.
+ Câu 1: Đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống là gì?
+ Câu 2: Bào quan nào sau đây có chức năng quang hợp?
 A. Nhân B. Lục Lạp C. Ti thể D. Riboxom
+ Câu 3: Vật nào dưới đây không phải là vật sống ?
 A. Cây mía B. Cây cau C. Cây kéo D. Con sâu
+ Câu 4: Cá sấu thuộc lớp nào?
+ Câu 5: Ở người, những cơ quan nào thuộc hệ bài tiết?
+ Câu 6: Sự phát triển của các loài bươm bướm, ếch, nhái là kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn hay biến thái không hoàn toàn?
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh.
+ Câu 1: tế bào
+ Câu 2: A
+ Câu 3: C
+ Câu 4: bò sát
+ Câu 5: da, phổi, thận
+ Câu 6: biến thái hoàn toàn
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Lật mảnh ghép bí mật”.
- Luật chơi: HS chơi cá nhân; HS chọn 1 trong 6 mảnh, mỗi mảnh tương ướng với 1 câu hỏi, trong 10S nếu trả lời đúng HS sẽ được tặng một phần quà nhỏ từ GV. Nếu trả lời sai, sẽ nhường quyền cho HS khác.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia chơi trò chơi
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên HS dơ tay và trả lời đáp án. Các HS khác lắng nghe và cho ý kiến (nếu có)
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV chốt lại câu trả lời đúng và tặng quà cho HS.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em đã mở ra những mảnh ghép bí mật và hình ảnh các em đang nhìn thấy là hình ảnh có hàng chữ “Sinh học”. Sinh học là một lĩnh vực có ảnh hưởng rất nhiều đến chúng ta. Không chỉ thực phẩm, quần áo, vật dụng chúng ta sử dụng hàng ngày là sản phẩm trực tiếp có liên quan đến sinh học mà ngay cả trí nhớ tuyệt vời hay một giọng ca xuất chúng cũng do tổ hợp gene di truyền từ bố mẹ tương tác với môi tr...với đời sống con người như thế nào?
+ Câu 3: Em hãy nêu một số thành tựu ở các ngành đó?
- GV tiếp tục cho HS thảo luận theo cặp chia sẻ về ngành nghề mình dự định lựa chọn sau này.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiến hành trả lời các câu hỏi:
+ Câu 1: Có 5 ngành nghề liên quan
Sinh học và các ngành y – dược học.
Sinh học và ngành pháp y.
Sinh học và các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
Sinh học và công nghệ thực phẩm.
Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Câu 2: (Đáp án ở phần ND).
+ Câu 3: Tạo ra các giống cây trồng chống chịu virus; nhân giống vô tính bò, chó, mèo; sử dụng dấu vân tay làm thẻ căn cước,...
- HS tiến thảo luận theo cặp về ngành nghề mình lựa chọn trong tương lai.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS bất kì trả lời câu hỏi 1, 2. Các HS khác theo dõi, nhận xét (nếu có).
- GV mời một vài cặp HS lên bảng chia sẻ ngành nghề dự định tương lai của mình.
+ Câu hỏi bổ sung: Để biến lựa chọn bây giờ thành hiện thực, em cần phải làm gì?
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
II. Các ngành nghề liên quan đến sinh học
Các ngành nghề liên quan đến sinh học:
- Sinh học và các ngành y – dược học: chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. 
- Sinh học và ngành pháp y: giám định y khoa, hỗ trợ điều tra trong các vụ án hình sự.
- Sinh học và các ngành nông – lâm – ngư nghiệp: 
+ Nông nghiệp: đảm bảo nguồn cung cấp lương thực trong nước và xuất khẩu.
+ Lâm nghiệp: trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí.
+ Ngư nghiệp: nuôi trồng, quản lí và khai thác hợp lí các loài thủy, hải sản.
- Sinh học và công nghệ thực phẩm: Phục vụ nhu cầu và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh ăn uống.
- Sinh học và vấn đề bảo vệ môi trường: đưa ra các phương pháp phân tích chất lượng môi trường để từ đó đưa ra biện pháp xử lí kịp thời đồng thời chế tạo ra nhiều vật liệu, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho việc bảo vệ môi trường.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 
b) Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi luyện tập, củng cố lại kiến thức.
+ Câu 1: Hãy nêu các lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong cấp Trung học phổ thông.
+ Câu 2: Hãy cho biết một vài vật dụng mà em dùng hàng ngày là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học.
+ Câu 3: Em hãy đưa ra ý kiến về triển vọng tương lai của ngành nghề chăm sóc sức khỏe?
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của HS:
+ Câu 1: Trong chương trình giáo dục phổ thông, học sinh sẽ lần lượt nghiên cứu sinh học theo các lĩnh vực phân chia dựa vào các cấp độ tổ chức của thế giới sống:
Lớp 10: Tìm hiểu về sinh học tế bào và thế giới vi sinh vật.
Lớp 11: Nghiên cứu sinh học cơ thể.
Lớp 12: Nghiên cứu di truyền học, tiến hóa và sinh thái học.
+ Câu 2: 
Ống hút giấy
Thìa, đũa làm từ tre, gỗ
Màng bọc thực phẩm
....
+ Câu 3: Ngành nghề chăm sóc sức khỏe: Có thể nói, lĩnh vực y tế ngày nay đã đạt đến độ chín muồi với tiềm năng tăng trưởng cao. Khi dân số thế giới bắt đầu già đi, nhu cầu dành cho lĩnh vực sức khỏe cũng được dự đoán sẽ tăng gấp đôi trong một thập kỉ nữa. Dân số già sẽ khiến nhu cầu tìm kiếm những bác sĩ, y tá, chuyên gia vật lí trị liệu, điều dưỡng sức khỏe tại nhà và nha sĩ càng tăng cao. Số lượng việc làm cũng được dự đoán sẽ duy trì ổn định trong thời gian dài sắp tới. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ phù hợp với những học sinh có thế mạnh về khoa học và toán ứng dụng. Những công việc ít đòi hỏi chuyên môn cũng như mức lương thấp hơn như điều dưỡng có thể sẽ yêu cầu phải có bằng cấp, tùy thuộc vào nơi người đó đang sống và làm việc. Trong khi đó, những nghề như bác sĩ, y tá, nha sĩ, nhà vật lí trị liệu sẽ đòi hỏi phải có bằng đại học và bằng cấp chuyên môn sau khi tốt nghiệp. Học sinh muốn theo đuổi lĩnh vực này có thể bắt đầu từ sớm bằng cách đăng kí các chương trình học đại học ngành tiền y khoa (pre-med), sinh học và khoa học.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi luyện tập.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày câu trả lời. Các HS khác lắng nghe, góp ý (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và hoàn thiện các câu trả lời.
Các câu hỏi luyện tập:
+ Câu 1: Hãy nêu các lĩnh vực nghiên cứu sinh học được tìm hiểu trong cấp Trung học phổ thông.
+ Câu 2: Hãy cho biết một vài vật dụng mà em dùng hàng ngày là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến các ứng dụng sinh học.
+ Câu 3: Em hãy đưa ra ý kiến về triển vọng tương lai của ngành nghề chăm sóc sức khỏe?

4. Hoạt động 4: Vận dụng (4 phút)
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức đã học thảo luận những vấn đề liên quan đến thực tiễn. 
b) Nội dung: Chủ đề thảo luận
Nếu trở thành một nhà sinh học, em chọn đối tượng nào để nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu là gì?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ...a bãi, không đúng quy định. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường. Khai thác rừng, săn bắt động, thực vật quá mức. Sử dụng cạn kiệt nguồn năng lượng không tái tạo: than đá, dầu mỏ,
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS bất kì trả lời câu hỏi. 
- Các HS khác lắng nghe, góp ý (nếu có) 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.
- Chuyển ý: Nghiên cứu sinh học cũng cần phải tính tới vấn đề xã hội, phù hợp với mọi hoàn cảnh của xã hội. Vậy sinh học có ảnh hưởng như thế nào đến những vấn đề xã hội hiện nay? Chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
III. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội
1. Thế nào là sự phát triển bền vững?
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng tiếp cận với nhu cầu phát triển của các thế hệ tương lai.
2. Vai trò của sinh học trong sự phát triển bền vững
+ Sinh học đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sự đa dạng của sinh vật.
+ Nghiên cứu sinh học góp phần cung cấp CSKH giúp cho chính phủ có những chiến lược kinh tế phát triển phù hợp với sự phát triển bền vững.
+ Việc trang bị kiến thức sinh học không những giúp chúng ta trở thành nhà tiêu dùng thông thái, biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn xây dựng xã hội phát triển bền vững cho những thế hệ mai sau.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sinh học và những vấn đề xã hội (15 phút)
a) Mục tiêu: 
- Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội.
b) Nội dung: Tổ chức thảo luận nhóm theo các chủ đề
- Sinh học và vấn đề đạo đức
- Sinh học và kinh tế
- Sinh học và công nghệ
c) Sản phẩm: Kiến thức cần ghi nhớ
- Sinh học và vấn đề đạo đức: Mọi tiến bộ của sinh học áp dụng vào đời sống không vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội (tôn trọng quyền con người, hướng thiện và công bằng).
- Sinh học và kinh tế: Những ứng dụng sinh học đem lại những giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người (tạo giống cây biến đổi gene, tạo giống cây nhờ phương pháp nuôi cấy mô tế bào,...) bên cạnh đó cũng có những rủi ro, gây bất lợi cho những ứng dụng này.
- Sinh học và công nghệ: Nghiên cứu sinh học cơ bản giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật (công nghệ mô phỏng sinh học) áp dụng trong cải tiến, tối ưu hóa các công cụ máy móc.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 3 nhóm lớn để thảo luận các chủ đề sau trong 5 phút: 
Nhóm 1: Sinh học và vấn đề đạo đức
Nhóm 2: Sinh học và kinh tế
Nhóm 3: Sinh học và công nghệ
GV cho HS quan sát những hình ảnh liên quan đến từng chủ đề và gợi ý những vấn đề cần thảo luận:
+ Nhóm 1: 
Một thí nghiệm như thế nào được cho là vi phạm đạo đức sinh học? Em có đồng ý với việc dùng con người làm thí nghiệm không? Vì sao?
Vì sao nghiên cứu sinh học cần phải hướng thiện, không ác ý hay vì lợi nhuận?
+ Nhóm 2: 
Thế kỉ 21 người ta còn gọi là thế kỉ của ngành công nghệ sinh học vì nó mang lại những ứng dụng có giá trị kinh tế đối với cuộc sống con người, em hãy nêu một số thành tựu đạt được của ngành này?
Bên cạnh những lới ích mang lại đó, những ứng dụng của ngành sinh học có những rủi ro bất lợi gì?
+ Nhóm 3:
Sinh học và công nghệ có mối liên hệ gì với nhau?
Trong tương lai, con người có thể tái sinh được các loài sinh vật bị tuyệt chủng không? Tại sao?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động theo nhóm, trao đổi và thảo luận chủ đề được giao.
- GV gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày chủ đề thảo luận
- Các HS khác lắng nghe, góp ý (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét quá trình hoạt động nhóm, tuyên dương và cho điểm.
- GV tổng hợp lại kiến thức cho HS.
III. Sinh học với sự phát triển bền vững và những vấn đề xã hội
3. Sinh học và những vấn đề xã hội
a. Sinh học và vấn đề đạo đức: Mọi tiến bộ của sinh học áp dụng vào đời sống không vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội (tôn trọng quyền con người, hướng thiện và công bằng).
b. Sinh học và kinh tế: Những ứng dụng sinh học đem lại những giá trị kinh tế vô cùng to lớn cho con người (tạo giống cây biến đổi gene, tạo giống cây nhờ phương pháp nuôi cấy mô tế bào,...) bên cạnh đó cũng có những rủi ro, gây bất lợi cho những ứng dụng này.
c. Sinh học và công nghệ: Nghiên cứu sinh học cơ bản giúp phát triển các công nghệ bắt chước các sinh vật (công nghệ mô phỏng sinh học) áp dụng trong cải tiến, tối ưu hóa các công cụ máy móc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (4 phút) 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 
b) Nội dung: Chơi trò chơi “Nhổ cà rốt”
Câu 1: Hoạt động thường ngày của chúng ta ảnh hưởng tốt đến sự phát triển bền vững?
A. Tham gia dọn dẹp sạch sẽ khu vực nơi ở, đường đi trong xóm, làng.
B. Xả chất thải chưa qua xử lí vào môi trường. 
C. Khai thác rừng, săn bắt động, thực vật quá mức. 
D. Vứt rác bừa bãi, không đúng quy định. 
Câu 2: Khi nghiên cứu sinh cần lưu ý những...chủ đạo 
Phương án đánh giá 
Hoạt động 1. Khởi động 

Câu hỏi 

Câu hỏi, hoạt động nhóm 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu Phương pháp nghiên cứu Sinh học
(1), (4), (6), (7), (9), (10).

Phiếu học tập
Dạy học theo nhóm 
Phiếu học tập

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu Các thiết bị nghiên cứu và học tập môn Sinh học

(2), (6), (7), (9), (10)
Câu hỏi
-Dạy học theo nhóm
- Dạy học quan sát
Kết quả trả lời câu hỏi
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu Các kỹ năng trong tiến hành nghiên cứu khoa học 

(4), (5), (9), (10)
Câu hỏi
Dạy học vấn đáp - tìm tòi
Kĩ thuật động não
Kết quả trả lời câu hỏi
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu Tin sinh học – Công cụ nghiên cứu và học tập môn Sinh học
(3), (7), (9), (10)
Câu hỏi
-Dạy học theo nhóm

Kết quả trả lời câu hỏi
Hoạt động 3. 
Luyện tập 
(5)
Câu hỏi
Kĩ thuật động não
-Vấn đáp 
Hoạt động 4. 
Vận dụng 
(5), (8)
Câu hỏi
Giao bài tập 
Vở bài tập. 

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Hoạt động 1. Mở đầu 
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học. 
b. Nội dung: 
HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” để trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là gì?
Câu 2: Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về vấn đề gì?
Câu 3: Đơn vị cấu tạo nên mọi cơ thể sống là gì?
c. Sản phẩm học tập: 
HS hoạt động cá nhân trả lời
Câu 1. Sinh vật
Câu 2. Sự sống.
Câu 3. Tế bào
d. Tổ chức thực hiện: 
*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, GV đưa ra câu hỏi, HS nào giơ tay nhanh nhất thì được quyền trả lời. Nếu trả lời sai, sẽ nhường quyền cho HS khác.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS giơ tay nhanh trả lời câu hỏi GV đưa ra và chọn phần quà.
*Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi bất kì HS nào nhanh nhất trả lời.
- HS nhanh nhất trả lời. HS khác lắng nghe, bổ sung.
*Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, kết luận. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
v Hoạt động 2.1. Tìm hiểu Phương pháp nghiên cứu Sinh học
a. Mục tiêu: (1), (4), (6), (7), (9), (10).
b. Nội dung: 
HS đọc đoạn thông tin và quan sát 2.1 trong SGK, hoạt động theo nhóm hoàn thành Phiếu học tập số 1 theo sự phân công sau:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Phương pháp quan sát
Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
Phương pháp thực nghiệm khoa học
Khái niệm



Các bước tiến hành




+ Nhóm 1: Đọc thông tin SGK ở mục I.1 trang 12. Trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết phương pháp quan sát là gì? Được thực hiện qua những bước nào?
+ Nhóm 2: Đọc thông tin SGK ở mục I.2 trang 12, 13 và trả lời câu hỏi: Kể tên một số phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm? Những hoạt động nào được tiến hành trong phòng thí nghiệm ở trường? Khi làm một thí nghiệm ở phòng thí nghiệm em thường thực hiện theo những bước nào? 
+ Nhóm 3: Đọc thông tin SGK ở mục I.3 và trả lời câu hỏi: Phương pháp thực nghiệm khoa học là gì? Những phương pháp nào thường được sử dụng?
c. Sản phầm học tập: HS hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo phân công

Phương pháp quan sát
Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
Phương pháp thực nghiệm khoa học
Khái niệm
là sử dụng các giác quan và phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về một hay nhiều đối tượng hoặc hiện tượng. 
là phương pháp sử dụng các dụng cụ, hoá chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học.
là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích.
Các bước tiến hành
Quan sát được thực hiện theo các bước như sau: 
- Bước 1: Lựa chọn đối tượng và phạm vi quan sát.
- Bước 2: Lựa chọn công cụ quan sát.
- Bước 3: Ghi chép số liệu.
+ Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hoá chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.
+ Bước 2: Tiến hành các thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm. Từ việc quan sát và phân tích kết quả, người nghiên cứu giải thích và kết luận cho kết quả thí nghiệm đó. 
*Một số kĩ thuật phòng thí nghiệm thường dùng ở THPT: Phương pháp giải phẫu, phương pháp làm và quan sát tiêu bản.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm
+ Bước 4: Vệ sinh dụng cụ thí nghiệm.
Để thực nghiệm khoa học, người nghiên cứu cần tiến hành theo ba bước sau:
+ Bước 1: Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm, thiết kế mô hình thực nghiệm phù hợp với mục đích thí nghiệm.
+ Bước 2: Tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu. Trong bước này, người nghiên cứu có thể dùng các phương pháp khác nhau tuỳ mục đích thực nghiệm: nghiên cứu và phân loại để định
danh các loài sinh vật; tách chiết các chế phẩm sinh học; nuôi cấy mô, tế bào;...
+ Bước 3: Xử lí các dữ liệu thu thập được và báo cáo kết quả thực nghiệm.

- Một số kỹ thuật phòng thí nghiệm:
	+ Phương pháp giải phẫu
	+ Phương pháp làm tiêu bản tế bào/nhiễm sắc thể.
* Thực nghiệm khoa học là phương pháp thu thập thông tin trên đối tượng nghiên cứu trong những điều kiện được tác động có chủ đích. Các phương pháp thường được sử dụng như:
- Phương ...thuyết khoa học và kiểm chứng một giả thuyết chúng ta cần sử dụng cách tư duy khoa học nào? Giải thích.

c. Sản phẩm học tập: 
- Tiến trình nghiên cứu khoa học được thực hiện qua các bước sau:
+ Bước 1: Quan sát thu thập dữ liệu
+ Bước 2: Hình thành giả thuyết
+ Bước 3: Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng
+ Bước 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và xử lý dữ liệu
+ Bước 5: Rút ra kết luận
- Để có thể kiểm chứng được giả thuyết, các nhà khoa học sử dụng cách suy luận logic ngược lại với quy nạp, đi từ cái chung đến cái riêng, được gọi là diễn giải. Suy luận diễn giải giúp chúng ta suy diễn từ giả thuyết hay nguyên lý chung ra những điều tất yếu sẽ xảy ra nếu giả thuyết hay nguyên lý đó là đúng.
d.Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV Phân công nhiệm vụ cho HS. Yêu cầu HS đọc đoạn thông tin trong SGK ở mục III, trả lời câu hỏi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.	
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS đọc thông tin theo yêu cầu của GV, để trả lời câu hỏi theo sự phân công của GV
*Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời, HS khác lắng nghe, phản biện, góp ý, bổ sung.
*Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ) và kết luận 
II. CÁC KỸ NĂNG TRONG TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
Các nhà sinh học luôn tuân theo một quy trình nghiên cứu khoa học bao gồm các bước theo trình tự: Quan sát → đặt câu hỏi →hình thành giả thuyết → thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng → phân tích kết quả thí nghiệm → rút ra kết luận (chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết).
vHoạt động 2.4. Tìm hiểu Tin sinh học – Công cụ nghiên cứu và học tập môn Sinh học
a. Mục tiêu: (4), (5), (6), (7), (10)
b. Nội dung: 
Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.Quan sát hình dưới đây trả lời câu hỏi sau:
Câu 1. Tin sinh là gì?
Câu 2. Nêu một số vai trò và thành tựu của tin sinh học.
Câu 3. Chúng ta có thể sử dụng các công cụ tin học trong học tập môn Sinh như thế nào?
(Nguồn: Sách Sinh học 10 Cánh Diều)
c. Sản phẩm học tập: 
Câu 1. Tin sinh học (Bioinformatics) là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành, kết hợp dữ liệu sinh học với khoa học máy tính và thống kê.
Câu 2. 
- Vai trò: Tin sinh học hỗ trợ rất nhiều cho các nghiên cứu sinh học và học tập hiệu quả môn sinh học, làm xuất hiện chuyên ngành mới như sinh học hệ thống.
- Thành tựu:
+ Dùng phần mềm máy tính tìm kiếm các gene trong hệ gene và so sánh các hệ gene của các loài với nhau để tìm hiểu mối quan hệ tiến hoả giữa các loài sinh vật.
+ Sử dụng trí tuệ nhân tạo để xử lý thông tin của bộ nh nhân giúp các bác sĩ đưa ra được biện pháp chữa bệnh hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.
Câu 3. Chúng ta có thể sử dụng các công cụ tin học trong học tập môn Sinh học để: 
+ Tìm kiếm, khai thác thông tin trên internet;
+ Sử dụng các chương trình tin học hay tự lập trình phần mềm mô tả các quá trình sinh học phức tạp.
d.Tổ chức thực hiện: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV yêu cầu HS quan sát hình, trả lời câu hỏi 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.	
*Thực hiện nhiệm vụ: 
HS hoạt động cá nhân quan sát hình trả lời câu hỏi *Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời, HS khác lắng nghe, phản biện, góp ý, bổ sung.
*Kết luận, nhận định: 
GV nhận xét, giải thích (những nội dung HS chưa hiểu rõ) và kết luận 
III. TIN SINH HỌC – CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN SINH HỌC
Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng các phần mềm máy tính chuyên dụng, các thuật toán, mô hình để lưu trữ, phân loại, phân tích các bộ dữ liệu sinh học ở quy mô lớn nhằm sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong nghiên cứu khoa học và trong đời sống.
v Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi , (5).
b. Nội dung:.
HS hoạt động theo nhóm 4 HS trả lời các câu hỏi: 
Câu 1: Để hỗ trợ cho việc điều tra các vụ án hình sự, các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Cho ví dụ. 
Câu 2: Tại sao phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học?
c. Sản phẩm học tập: 
Câu 1: Các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp quan sát hoặc phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm. Ví dụ:
- Phương pháp quan sát: khám nghiệm tử thi thể xác định các vết thương, quan sát các vật chứng ở hiện trường,...
- Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm: xét nghiệm DNA từ mẫu máu, tóc,... từ hiện trường hoặc trên hung khí gây án,...
Câu 2: Trong nghiên cứu khoa học, người nghiên cứu cần có phẩm chất trung thực để đảm bảo kết quả nghiên cứu chính xác và khách quan, không làm giả số liệu để tránh sai lệch kết quả nghiên cứu; đảm bảo quyền lợi và quyền tác giả của người khác bằng việc không sao chép phương pháp hay kết quả nghiên cứu của người khác; đảm bảo được tính chính xác của các kiến thức khoa học cũng như đảm bảo được niềm tin của cộng đồng đối với kết quả nghiên cứu.
d. Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Yêu cầu HS nghiên cứu lại các phần đã học hoạt động nhóm đôi trả lời 2 câu hỏi
*Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động cá nhân: suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã họ...iến thức mới 
a) Mục tiêu: 
- Nêu được các cấp tổ chức của thế giới sống và đặc điểm mỗi cấp
- Trình bày được đặc điểm của các cấp tổ chức sống
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc nhóm cặp đôi cho biết thế nào nào các cấp tổ chức của thế giới sống.
- Học sinh làm việc theo cặp và lựa chọn được các hình ảnh phù hợp với mỗi đặc điểm của các cấp tổ chức sống, đồng thời nêu được các đặc điểm của các cấp tổ chức sống.
c) Sản phẩm: 
- HS qua hoạt động giải quyết được các vấn đề giáo viên đưa ra
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Các cấp tổ chức của thế giới sống
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Kết nối phần mở đầu, thế nào là cấp tổ chức của thế giới sống?
- Chiếu hình ảnh về các cấp tổ chức của thế giới sống
- Học sinh gọi tên và sắp xếp các cấp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cặp đôi theo yêu cầu của GV. Sắp xếp theo những hiểu biết của bản thân.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, GV liệt kê đáp án của HS trên bảng 
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chiếu đáp án 
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
1. Khái niệm cấp tổ chức sống
Cấp độ tổ chức sống được hiểu là cấp độ tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống như sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng, chuyển hoá vật chất và năng lượng,...
2. Mối quan hệ giữa các cấp độ của thế giới sống
Phân tử – Bào quan – Tế bào – Mô – Cơ quan – Cơ thể – Quần thể – Quần xã – Hệ sinh thái – Sinh quyển
Hoạt động 2.2: Đặc điểm chung của thế giới sống.
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Học sinh trả lời một số câu hỏi sau
+ Tổ chức theo thứ bậc là như thế nào?
+ Thế nào là đặc tính nổi trội?
+ Thế nào là hệ mở, tự điều chỉnh? Cho ví dụ minh hoạ.
+ Thế giới sống liên tục tiến hoá như thế nào?
Yêu cầu học sinh lấy các ví dụ minh họa cho mỗi đặc điểm. 
- GV chiếu một số hình ảnh và học sinh chọn xem hình ảnh nào thể hiện cho đặc điểm của các cấp tổ chức sống.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
HS hoạt động cặp đôi và lựa chọn hình ảnh phù hợp với các đặc điểm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung cách sử dụng và bảo quản kính lúp. 
II. Đặc điểm chung của thế giới sống.
Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc, bậc dưới làm đơn vị cấu tạo nên bậc cao hơn. Các bộ phận cấu thành của một cấp bậc tương tác với nhau tạo nên những đặc tính nổi trội mà các thành phẩn riêng biệt không thể có được
Mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp độ tổ chức sống dựa trên hoạt động sống ở cấp độ tế bào, sự truyền năng lượng và vật chất giữa các cấp độ.

3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: 
- Hệ thống được một số kiến thức đã học. 
b) Nội dung:
- HS trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
c) Sản phẩm: 
- HS trả lời các câu hỏi vào vở
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Luyện tập và vận dụng”
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhấn mạnh nội dung bài học 

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. 
b) Nội dung: 
- Chỉ ra được đặc tính nổi trội của việc làm việc nhóm so với làm việc cá nhân. 
c) Sản phẩm: 
Hiệu quả công việc tốt hơn
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS làm việc nhóm được đặc điểm nội trội của làm việc nhóm so với làm việc cá nhân.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Mời các nhóm hoàn thành trả lời.
PHIẾU BÀI HỌC
Bài 3: Các cấp tổ chức của thế giới sống
Họ và tên:  
Lớp: . Nhóm: 
Các câu hỏi
Phần ghi bài
Khởi động
H1. - Xem hình ảnh “ Lại điểm 2 à?” và yêu cầu các em chỉ ra đâu là vật sống và đâu là vật không sống
- Dựa vào đâu để em lựa chọn được như vậy?
I. Các cấp tổ chức của thế giới sống
Kết nối phần mở đầu:
- Thế nào là cấp tổ chức của thế giới sống? 
- Chiếu hình ảnh về các cấp tổ chức của thế giới sống, học sinh gọi tên và sắp xếp các cấp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
Khái niệm các cấp tổ chức của thế giới sống
Mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của thế giới sống
II. Đặc điểm chung của thế giới sống.
- Học sinh trả lời một số câu hỏi sau
+ Tổ chức theo thứ bậc là như thế nào?
+ Thế nào là đặc tính nổi trội?
+ Thế nào là hệ mở, tự điều chỉnh? Cho ví dụ minh hoạ.
+ Thế giới sống liên tục tiến hoá như thế nào?
Thế giới sống được tổ chức th... đơn vị cấu trúc, chức năng của cơ thể sống.
2.1.2. Nội dung
- Học sinh làm việc cá nhân và nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, tìm hiểu thông tin trên mạng và trả lời các câu hỏi sau:
? Học thuyết tế bào hiện đại có những nội dung gì?
? Vì sao tế bào được xem là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sông?
2.1.3. Sản phẩm
- HS qua hoạt động cặp đôi trình bày khái quát học thuyết tế bào 
2.1.4. Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ học tập cho HS hoạt động cặp đôi, nghiên cứu thông tin SGK tr 24,và trả lời câu hỏi (Phiếu học tập số 1): 
? Học thuyết tế bào hiện đại có những nội dung gì?
? Vì sao tế bào được xem là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sông?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra phiếu học tập số 1.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên 1-2 HS đại diện cho các cặp đôi trình bày, các cặp đôi khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung học thuyết tế bào.
I. Khái niệm sinh sản hữu tính
Nội dung chính của học thuyết tế bào hiện đại gồm:
1. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Sự sống được tiếp diễn do có sự chuyển hóa và sự di truyền xảy ra trong tế bào. 
2. Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cơ bản cấu tạo nên tất cả các sinh vật.
3. Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia của các tế bào có trước.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu các nguyên tố hóa học trong tế bào
2.2.1. Mục tiêu
- Liệt kê được một số nguyên tố hóa học chính có trong tế bào (C, H, O, N, P).
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
- Trình bày được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào.
2.2.2. Nội dung
- Học sinh làm việc cặp đôi, theo nhóm trả lời câu hỏi thông qua phiếu học tập số 2, số 3
2.2.3. Sản phẩm
- Nội dung phiếu học tập số 2, số 3
2.2.4. Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu các thành phần cấu tạo của tế bào gồm: Cacbohidrat, lipit, Protein, axit Nucleic
Chúng được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi: Nghiên cứu thông tin mục II. kết hợp quan sát hình 4.1
Trả lời câu hỏi phiếu học tập số 2 và 3.
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 2 và 3. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm: Nghiên cứu thông tin mục II.2 kết hợp quan sát hình 40.3 trả lời các câu hỏi mục II.2 (Phiếu học tập số 3).
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động theo cặp đôi, theo nhóm: Nghiên cứu thông tin và quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi và phiếu học tập số 2, số 3.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có).
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét và chốt nội dung về các nguyên tố hóa học trong tế bào.
- GV lưu ý HS: vật chất sống được cấu tạo chủ yếu từ carbon, oxygen, hydrogen và nitrogen với một số ít lưu huỳnh và phospho. Trong các nguyên tố đó nguyên tố carbon là quan trong nhất và được ví như bộ khung xương của hầu hết các phân tử hữu cơ. Chính nhờ khả năng carbon có thể tạo được số lượng vô cùng lớn các phân tử có hình dạng và tính chất hóa học riêng đó chính là cơ sở tạo nên tính đa dạng sinh học. 
II. Các nguyên tố hóa học trong tế bào
 + Nguyên tố đa lượng : chiếm tỉ lệ lớn như C, H, O, N, P, S, giữ vai trò cấu trúc nên mọi phân tử trong tế bào.
+ Nguyên tố vi lượng : chiếm tỉ lệ rất nhỏ như Fe, Zn, Cu, I,đóng vai trò quan trọng trong việc điều hóa các hoạt động sống của tế bào.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu nước và vai trò của nước đối với sự sống
2.3.1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước.
- Trình bày được vai trò sinh học của nước trong tế bào. 
2.3.2. Nội dung
- Học sinh làm việc cá nhân và nhóm nghiên cứu thông tin trong SGK, tìm hiểu thông tin trên mạng và trả lời các câu hỏi sau:
? Cấu trúc hóa học của nước quy đinh các tính chất vật lý nào?
? Nước có vai trò như thế nào trong tế bào?
? Tại sao hàng ngay chúng ta cần uống đầy đủ nước?
- Học sinh làm việc các nhân, theo nhóm trả lời câu hỏi thông qua phiếu học tập số 4,5.
2.3.3. Sản phẩm
- Học sinh trình bày được cấu tạo và tính chất hóa học của nước từ đó rút ra được vai trò sinh học của nước trong tế bào).
- Phiếu học tập số 4,5.
2.3.4. Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cặp đôi cho HS yêu cầu HS nghiên cứu phần III mục 1 SGK tr, 26 đại diên 2 nhóm lên trình bày cấu trúc hóa học của nước quy định các tính chất vật lý của nước. Các cặp hoàn thành PHT số 4.
- GV yêu cầu HS học sinh quan nghiên cứu phầm III mục 2 SGK tr 26 hoàn thành PHT số 5.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động nhóm cử đại diên lên trình bày các giai đoạn sinh sản hữu tính ở gà và thỏ.
- Các nhóm đôi cùng hoàn thành PHT Số 4.
- Nhóm l...kết hydrogen.
Hấp thụ nhiệt do phá vỡ các liên kết hydrogen.
Sức căng bề mặt cao của nước.
Câu 5. Phần lớn nguyên tố..(1).. tham gia vào cấu tạo nên các đại phân tử..(2).. còn các nguyên tố..(3).. tham gia vào cấu tạo nên các vitamin, enzyme
1- vô cơ, 2 - đa lượng, 3 - hữu cơ.
1- vi lượng, 2 - hữu cơ, 3 - đa lượng.
1- đa lượng, 2 - hữu cơ, 3 - vi lượng.
1- hữu cơ, 2 - đa lượng, 3 - vi lượng.
Câu 6. Tại sao rau cải khi đưa vào trong ngăn đá tủ lạnh để đông cứng, sau đó lấy ra để tan hết đá thì rau cải bị mềm hơn rất nhiều với lúc chưa để vào tủ lạnh?
BÀI 5: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC
Môn học: Sinh học - Lớp: 10
Thời gian thực hiện: tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
- Trình bày được thành phần cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các phân tử sinh học.
- Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể. 
- Vận dụng kiến thức về các phân tử sinh học để giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (giải thích vai trò của DNA trong việc xác định quan hệ huyết thống và truy tìm tội phạm,).
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về phân tử sinh học, cấu tạo và chức năng của các phân tử sinh học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm tìm ra sự khác nhau về cấu tạo của các loại cacbonhydrate, lipit; mối liên hệ 4 bậc trúc protein; sự khác nhau về cấu trúc ADN và ARN.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong việc xây dựng khẩu phần ăn hàng hợp lý; vận dụng kiến thức về các phân tử sinh học để giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (giải thích vai trò của DNA trong việc xác định quan hệ huyết thống và truy tìm tội phạm,).
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên : 
- Năng lực nhận biết KHTN: nêu được khái niệm phân tử sinh học, trình bày được thành phần cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: giải thích được tại sao chúng ta nên bổ sung protein cho cơ thể từ nhiều loại thức ăn khác nhau mà không nên chỉ ăn một vài loại thức ăn dù những loại đó rất bổ dưỡng; tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các loại rau là cellulose - chất con người không thể tiêu hoá được.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: ứng dụng xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với từng lứa tuổi.
3. Phẩm chất: 
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các phân tử sinh học.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thảo luận.
- Trung thực, cẩn thận trong việc làm bài tập, phiếu học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên:
- Hình ảnh từ 5.1 đến 5.10 SGK 
- Phiếu học tập.
Học sinh: 
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà. 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu: (Xác định vấn đề học tập là các phân tử sinh học)
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu các phân tử sinh học.
b) Nội dung:
- Học sinh trả lời câu hỏi: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác cho con người. Vậy làm thế nào có thể giảm thiểu nguy cơ này để có được cuộc sống khoẻ mạnh?
c) Sản phẩm: 
Đáp án của HS
 * Giải pháp: Để giảm thiểu nguy cơ thừa cân, béo phì chúng ta cần:
- Kiểm soát cân nặng hợp lí.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và độ tuổi.
- Thường xuyên vận động, thể dục thể thao.
- Ăn ngủ đúng giờ, lập kế hoach đồng hồ sinh học hợp lí, hiệu quả.
- Hạn chế thức ăn nhanh, chiên rán ngập dầu, chiên lại nhiều lần
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Đưa ra câu hỏi: Thừa cân, béo phì là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường, tim mạch cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác cho con người. Vậy làm thế nào có thể giảm thiểu nguy cơ này để có được cuộc sống khoẻ mạnh?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân, căn cứ vào tình huống đưa ra câu trả lời.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:


2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm và thành phần cấu tạo của các phân tử sinh học trong tế bào
2.1.1. Mục tiêu
- Nêu được khái niệm các phân tử sinh học trong tế bào.
- Trình bày được thành phần cấu tạo của phân tử sinh học trong tế bào.
2.1.2. Nội dung
- Học sinh làm việc cá nhân và nhóm nghiên cứu thông tin trong ...t động sống của tế bào;
+ Dùng làm nguyên liệu để cấu tạo nên các loại phân tử sinh học khác.
b) Đường đôi
- Đường đôi được hình thành do hai phân tử đường đơn liên kết với nhau (sau khi loại một phân tử nước) bằng một liên kết cộng hoá trị (được gọi là liên kết glycosidic).
- Đường đôi còn được gọi là đường vận chuyển vì các sinh vật vận chuyển nguồn năng lượng là glucose đến các bộ phận khác nhau của cơ thể hoặc nuôi dưỡng con non dưới dạng đường đôi (do đường đôi sẽ không bị phân giải trong quá trình vận chuyển). 
c) Đường đa
- Đường đa là loại polymer được cấu tạo từ hàng trăm tới hàng nghìn phân tử đường đơn lớn là glucose).
- Đường đa hay còn gọi là đường phức, bao gồm các loại tinh bột, , cellulose, chitin.
- Đường đa có chức năng chính là dự trữ năng lượng và làm nguyên liệu cấu trúc nên một số thành phần của tế bào.
2. Lipid - Chất béo
- Lipid là một nhóm chất rất đa dạng về cấu trúc và có đặc tính chung là kị nước. Lipid chứa một lượng lớn các liên kết C-H không phân cực, tạo nên các sợi dài và chứa ít nguyên tử oxygen nên Lipid không hoặc rất ít tan trong nước
- Mỡ và dầu: là chất dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể. Dung môi hòa tan được nhiều loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, D, E, K,...
- Phospholipid: đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cấu trúc màng của các loại tế bào
- Steroid: gồm nhiều loại như cholesterol, testosterone, estrogen, vitamin D và cortisone,... Cholesterol là thành phần quan trọng của màng tế bào, ngoài ra còn là chất tiền thân để tạo nên testosterone và estrogen (là những hormone phát triển các đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ).
- Carotenoid: Khi ăn carotenoid các tế bào trong con người và động vật sẽ chuyển hoá nó thành vitamin A, chất này sau đó được chuyển đổi thành sắc tố võng mạc, rất có lợi cho thị giác.
3. Protein - Chất đạm
Protein bao gồm 20 loại amino acid tham gia cấu tạo. Các amino acid đều được cấu tạo từ một nguyên tử carbon trung tâm liên kết với một nhóm amino (-NH), một nhóm carboxyl (-COOH), một nguyên tử H và một chuỗi bên còn gọi là nhóm R. Nhóm R quyết định sự khác nhau giữa các amino acid
Một số chức năng của protein gồm có:
- Cấu trúc: Nhiều loại protein tham gia cấu trúc nên
- Xúc tác: protein cấu tạo nên các enzyme xúc tác cho các phản ứng hoá học trong tế bào
- Bảo vệ: Các kháng thể có bản chất là protein giữ chức năng chống lại các phân tử kháng nguyên từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể qua các tác nhân nhu vi khuẩn, virus,...
- Vận động: protein giúp tế bào thay đổi hình dạng cũng như di chuyển. Tiếp nhận thông tin: protein cấu tạo nên thụ thể của tế bào, giúp tiếp nhận thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài tế bào.
- Điều hoà: Nhiều hormone có bản chất là protein đóng vai trò điều hoà hoạt động của gene trong tế bào, điều hoà các chức năng sinh lí của cơ thể.
Đặc điểm cấu trúc giúp protein có chức năng rất đa dạng là: do protein được cấu tạo từ 20 loại đơn phân là amino acid Từ 20 loại amino có thể tạo ra vô số loại chuỗi polypeptide khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các amino acid. Trình tự các amino acid của một protein có tính đặc thù và quyết định chức năng của protein.
4. Nucleic acid
a. Deoxyribonucleic acid - DNA
- Chức năng mang thông tin di truyền là:
+ ADN là một đại phân tử hữu cơ, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nucleotide. Một phân tử ADN được cấu tạo bởi lượng lớn nucleotide. Mỗi loài khác nhau sẽ có phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng và trình tự các nucleotide. Sự sắp xếp trình từ các nucleotide là thông tin di truyền quy định trình tự các protein quy định tính trạng của mỗi sinh vật.
+ 4 loại nucleotide do cách sắp xếp khác nhau tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các phân tử ADN ở các loài sinh vật 
- Chức năng bảo quản thông tin di truyền:
+ các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững trên mỗi mạch đơn của phân tử AND => đảm bảo sự ổn định của ADN (thông tin di truyền) qua các thế hệ.
+  chiều rộng của ADN ổn định, các vòng xoắn của ADN dễ dàng liên kết với protein tạo cho cấu trúc ADN ổn định, thông tin di truyền được điều hòa và bảo quản nhờ nguyên tắc bổ sung
- Chức năng truyền đạt thông tin di truyền
+ Trên mạch kép các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen giữa nhóm nitrogenous base của các nucleotide theo nguyên tắc bổ sung. Số lượng liên kết hydrogeb lại rất lớn nên đảm bảo cấu trúc không gian của ADN được ổn định và dễ dàng cắt đứt trong quá trình tự sao, phiên mã.
b. Ribonucleic acid - RNA
RNA thông tin (mRNA):
+ Chỉ gồm một chuỗi polynucleotide dạng mạch thẳng
+ Được dùng làm khuôn để tổng hợp protein ở ribosome.
RNA vận chuyển (tRNA):
+ Cấu trúc từ một mạch polynucleotide, tuy vậy các vùng khác nhau trong một mạch lại tự bắt đôi bổ sung với nhau bằng các liên kết hydrogen, tạo nên các cấu trúc không gian ba chiều đặc trung, phức tạp
+ Làm nhiệm vụ vận chuyển amino acid đến ribosome và tiến hành dịch mã.
RNA ribosome (rRNA):
+ Là một mạch polynucleotide chứa hàng nghì...hoạt động thảo luận nhóm, phân chia nhiệm vụ để tiến hành các thí nghiệm, giải thích kết quả thí nghiệm và hoàn thiện nội dung bản báo cáo thu hoạch.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Từ kết quả thí nghiệm, HS phát hiện ra những vấn đề phát sinh, kết quả thí nghiệm sai khác so với lý thuyết, sai khác so với các nhóm ... tìm ra những nguyên nhân khiến cho kết quả khác biệt để rút kinh nghiệm hoặc các phát hiện mới cần giải quyết.
3. Phẩm chất: 
- HS phát triển phẩm chất chăm chỉ, trung thực, cẩn thận, tuân thủ nguyên tắc phòng thí nghiệm nhằm đảm bảo an toàn khi thực hành.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên (hoặc nhân viên phòng thí nghiệm chuẩn bị)
- Dụng cụ, thiết bị
+ Ống nghiệm, bình thủy tinh chịu nhiệt, pipet, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp ống nghiệm. (4 bộ hoặc 8 bộ).
Nguyên liệu, hóa chất
+ Thuốc thử Benedict (C7H10CuNa2O15S), nước cất, cồn ethanol tuyệt đối, dung dịch sodium hydroxide loãng (NaOH 10%), hydrochloric acid (HCl) copper sulphate (CuSO4), dung dịch albumin.
+ Đường glucose, lòng trắng trứng, dầu ăn.
2. Học sinh: 
- Học kỹ kiến thức cốt lõi các bài 4,5.
- Đọc kỹ nội dung bài 6
- Sách giáo khoa Sinh học 10.
III. Tiến trình thực hành.
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: 
- Học sinh trình bày được các yêu cầu cần đạt của bài thực hành.
- Phân biệt được các dụng cụ, hóa chất sử dụng trong giờ thực hành.
b) Nội dung:
- Học sinh nghiên cứu và trình bày mạch lạc nội dung mục Yêu cầu cần đạt của bài 6 trong SGK trang 41.
- Chỉ ra được từng loại dụng cụ và hóa chất sử dụng trong giờ thực hành.
c) Sản phẩm: 
- Câu trả lời của học sinh ghi trên mục 1, 2 trong bản báo cáo thu hoạch.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát phiếu Báo cáo thực hành cho từng nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hoàn thành mục 1, 2.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoạt động cá nhân sau đó thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. Hoàn thành mục 1, 2 trong phiếu. 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên 1 HS của 1 nhóm trình bày.
- HS trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung nếu bạn trình bày chưa đầy đủ.
- Giáo viên phổ biến thêm các quy định phòng thí nghiệm (nếu có) để đảm bảo an toàn khi thực hành bài 6 và các bài sau.
I. Yêu cầu cần đạt
II. Chuẩn bị
Dụng cụ, thiết bị
Nguyên liệu, hóa chất
(Trang 41 – SGK)

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (Tiến hành thí nghiệm)
a) Mục tiêu: 
- HS tiến hành được các thí nghiệm trình bày trong SGK.
- HS giải thích được các kết quả thí nghiệm thu được của nhóm mình.
b) Nội dung: 
- Học sinh làm việc nhóm bắt đầu từ thí nghiệm 1 đến thí nghiệm 3.
c) Sản phẩm: 
- Kết quả thí nghiệm của các nhóm và giải thích của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (hoặc 4 nhóm tùy theo điều kiện thực tế phòng thí nghiệm), giao nhiệm vụ, giao dụng cụ, hóa chất cho các nhóm trưởng. 
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhóm trưởng phân chia nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm để tiến hành thí nghiệm, ghi chép kết quả, vận dụng nguyên lý và kiến thức đã có để giải thích.
HS tiến hành lần lượt TN 1, 2, 3 hoặc có thể theo trình tự khác.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sau khi các nhóm hoàn thành xong các thí nghiệm, GV gọi ngẫu nhiên một HS đại diện cho một nhóm trình bày kết quả TN 1 và giải thích.
GV gọi đại diện một nhóm khác trình bày kết quả và giải thích TN 2.
GV gọi một HS đại diện cho một nhóm trình bày kết quả TN 3 và giải thích.
Nếu có nhóm nào kết quả TN khác so với lý thuyết hoặc với các nhóm còn lại, GV cho HS trình bày, tiến hành thảo luận để tìm ra nguyên nhân, giải thích và rút kinh nghiệm.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, động viên HS để tiếp tục thực hiện thành công thí nghiệm trong các giờ tiếp theo.
III. Cách tiến hành thí nghiệm
1. Nhận biết đường glucose.
2. Nhận biết lipid bằng phép thử nhũ tương hóa.
3. Nhận biết protein bằng phép thử Biuret.
(Trang 42, 43 – SGK)

3. Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng 
a) Mục tiêu: 
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức khoa học vào đời sống. 
b) Nội dung: 
- Xây dựng thực đơn cho 1 HS ăn trong 1 tuần.
c) Sản phẩm: 
- Thực đơn của HS được xây dựng trên cơ sở nguyên liệu tại địa phương, phù hợp với nhu cầu ăn uống của bản thân HS mà vẫn đảm bảo cân đối dinh dưỡng, an toàn thực phẩm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu mỗi nhóm HS lựa chọn các loại thực phẩm có ở địa phương xây dựng thực đơn cho một HS trong 1 tuần.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm xây dựng thực đơn đa dạng thực phẩm, cân đối dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của bản thân và thực hiện ăn theo thực đơn của nhóm đề xuất.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
Sản phẩm của các nhóm và kết quả quá trình thực hiện.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gia

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_10_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2022_2023.docx