Giáo án Sinh học 10 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023

TIẾT 1 _ BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học

- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học

- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu

  1. Về năng lực
Biểu hiện Mã hóa
2.1. Năng lực sinh học

Nhận thức sinh học

Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học SH 1.1.1
Trình bày được mục tiêu môn Sinh học SH 1.2
Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu SH 1.4.1
Tìm hiểu thế giới sống Phân tích, vẽ được sơ đồ tư duy và trình bày được các lĩnh vực nghiên cứu sinh học theo sơ đồ. SH 2.1
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Đề xuất ý tưởng về vai trò của sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người. SH 3.2
2.2. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học rập và nghiên cứu môn sinh học TCTH1
Giải quyết vấn đề và sáng tạo Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan khi học tập và nghiên cứu môn sinh học VDST2
Năng lực giao tiếp và hợp tác Học sinh hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập; trao đổi, tương tác với giáo viên và các nhóm khác trong quá trình thảo luận GTHT1
  1. Phẩm chất
Yêu nước Tự giác thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ. YN2
Chăm chỉ Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai. CC2.3
Trung thực Trung thực trong học tập thảo luận nhóm và chuẩn bị nội dung học tập TT1
Trách nhiệm Có ý thức học hỏi, nghiên cứu trao dồi kiến thức; có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao TN1

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên
  • Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu
  • Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay ( ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, sự tuyệt chủng của sinh vật…)
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho các lĩnh vực nghiên cứu môn sinh học
  1. Học sinh
  • Sách giáo khoa, bảng trắng, bút lông
  • Sản phẩm sau khi thực hiện nhiệm vụ giáo viên đã phân công.
docx 457 trang Cô Liên 28/10/2024 490
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 10 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học 10 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023

Giáo án Sinh học 10 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023
TIẾT 1 _ BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC 
MỤC TIÊU
Về kiến thức 
- Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học
- Trình bày được mục tiêu môn Sinh học
- Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu
Về năng lực

Biểu hiện
Mã hóa
2.1. Năng lực sinh học

Nhận thức sinh học
Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu của Sinh học
SH 1.1.1
Trình bày được mục tiêu môn Sinh học
SH 1.2
Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế - xã hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững môi trường sống và những vấn đề toàn cầu
SH 1.4.1
Tìm hiểu thế giới sống
Phân tích, vẽ được sơ đồ tư duy và trình bày được các lĩnh vực nghiên cứu sinh học theo sơ đồ.
SH 2.1
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Đề xuất ý tưởng về vai trò của sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.
SH 3.2
2.2. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học
Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học rập và nghiên cứu môn sinh học
TCTH1
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan khi học tập và nghiên cứu môn sinh học
VDST2
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Học sinh hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập; trao đổi, tương tác với giáo viên và các nhóm khác trong quá trình thảo luận
GTHT1
Phẩm chất
Yêu nước
Tự giác thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.
YN2
Chăm chỉ
Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai.
CC2.3
Trung thực
Trung thực trong học tập thảo luận nhóm và chuẩn bị nội dung học tập
TT1
Trách nhiệm
Có ý thức học hỏi, nghiên cứu trao dồi kiến thức; có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
TN1

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu
Hình ảnh một số vật ở môi trường xung quanh, các vấn đề xã hội hiện nay ( ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, sự tuyệt chủng của sinh vật)
Bảng phân công nhiệm vụ cho các lĩnh vực nghiên cứu môn sinh học
Học sinh
Sách giáo khoa, bảng trắng, bút lông
Sản phẩm sau khi thực hiện nhiệm vụ giáo viên đã phân công.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Mã hoá)
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
Mở đầu
(Thời gian 5p)
Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về sự yêu thích môn sinh học

PP: trực quan hỏi đáp.
KTDH: động não


Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu đối tượng,lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu của môn sinh học
( Thời gian 20p )
SH 1.1.1, SH 1.2, SH 2.1, TCTH1, VDST2, GTHT1, CC2.3, TN1.

Đối tượng,lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu của môn sinh học
PP: trực quan hỏi đáp.
KTDH: khăn trải bàn.
PP: hỏi đáp
Công cụ: câu hỏi tự luận
Hoạt động 2: 
Tìm hiểu vai trò của sinh học 
( Thời gian 10p )
SH 1.4.1, SH 3.2, YN2, TCTH1
Vai trò của sinh học
Phương pháp: hỏi đáp. 
KTDH: KWL
PP: hỏi đáp
Công cụ: câu hỏi tự luận
Hoạt động luyện tập
(Thời gian 5p)
Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh
Câu hỏi trắc nghiệm và bài tập
PP: hỏi đáp.
KTDH: động não

PP: hỏi đáp
Công cụ: câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ngắn
Hoạt động vận dụng
(Thời gian 5p)
Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về bảo vệ môi trường sống
Câu hỏi tự luận
PP: hỏi đáp.
KTDH: động não
PP: hỏi đáp
Công cụ: bài tập
 B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
 (thời gian: 5 phút)
1. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và có nhu cầu muốn tìm hiểu về sự yêu thích môn sinh học.
2. Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi ” sự sống quanh ta” và xác định được tên một số hình ảnh về các vật dụng có trong môi trường hay các dụng cụ chăm sóc sức khỏe
3. Sản phẩm học tập:
Máy đo huyết áp

Phân bón
Dao kéo

 4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ
HS chơi trò chơi ” sự sống quanh ta” thông qua quan sát một số hình ảnh và xác định được tên một số hình ảnh về các vật dụng có trong môi trường hay các dụng cụ chăm sóc sức khỏe
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm phân công nhóm trưởng, thư ký
Các nhóm quan sát hình ảnh và ghi kết quả vào bảng trắng
GV hỗ trợ, kiểm tra quá trình thực hiện hoạt động của học sinh
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Các nhóm báo cáo kết quả và so sánh kết quả của các nhóm với nhau
Bước 4. Đánh giá, kết luận
GV đánh giá quá trình hoạt động, kết quả thực hiện của HS
GV dẫn dắt vào bài học

HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ MỤC TIÊU CỦA MÔN SINH HỌC (thời gian: 20 phút )
Phương pháp: trực quan hỏi đáp. KTDH: khăn trải bàn.
Mục tiêu: SH 1.1.1, SH 1.2, SH 2.1, TCTH1, VDST2, GTHT1, CC2.3, TN1.
Nội dung hoạt động: HS phân tích hình 1.2 (trang 5 SGK), cá nhân HS ghi lại những gì quan sát được và đặt câu hỏi liên quan đến hình ảnh. Từ đó xác định được đối tượng, lĩnh vực và mục tiêu của môn sinh học thông qua bảng học tập 1.
Sản phẩm học tập:... luận, thống nhất ý kiến chung và ghi kết quả vào bảng học tập)
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Các nhóm báo cáo bảng học tập của nhóm.
Các nhóm khác đặt thêm câu hỏi thảo luận
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm
 GV kết luận chung.

(thời gian: 5 phút) 
Mục tiêu: Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh
2. Nội dung hoạt động: HS đọc, vận dụng kiến thức đã học phân tích các câu hỏi của GV và hoàn thành đáp án
3. Sản phẩm học tập:
Câu 1: Hãy đánh dấu X vào ô trống ứng với lĩnh vực nghiên cứu của sinh học?
Khoa học trái đất
Tế bào học
Giải phẩu và sinh lí học
Thiên văn học
Sinh thái học và môi trường
X
X
X

X
Câu 2: Để trình bày cho mọi người biết về vai trò của sinh học, em sẽ lựa chọn bao nhiêu nội dung sau đây?
Tạo các giống cây trồng sạch bệnh.
Xây dựng mô hình sinh thái nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.
Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 IV. Thông qua các thiết bị hiện đại, dự đoán được chiều hướng thay đổi của khí hậu thời tiết.
1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Hãy xác định các nội dung sau đây là đúng hay sai?
Nội dung
Đ/S
Nhờ sự phát triển của công nghệ sinh học, hiện nay, người ta đã tìm ra được phương pháp chữa trị tất cả các bệnh di truyền
S
Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp góp phần làm tăng sản lượng lương thực và chi phí sản xuất
Đ
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đưa ra câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi tự luận ngắn và yêu cầu các nhóm theo dõi, trả lời
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chiếu các câu trắc nghiệm trên màn hình.
- HS vận dụng kiến thức đã học, cho đáp án
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện đáp án
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá chung.
 - Phát thưởng ( nếu có)

(thời gian: 5 phút)
Mục tiêu: 
 - HS vận dụng nội dung đã học để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn.
 - Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về bảo vệ môi trường sống.
2. Nội dung hoạt động: 
 - Bằng những kiến thức đã học và sự yêu thích môn sinh học, HS lựa chọn một lĩnh vực sinh học yêu thích.
 - HS làm việc ở nhà và nộp lài bài viết cho GV vào tiết học sau.
3. Sản phẩm học tập:
Vận dụng 1: Nếu yêu thích môn sinh học, em sẽ lựa chọn lĩnh vực nào của ngành sinh học? Tại sao? ( về nhà)
Vận dụng 2: Em sẽ thể hiện tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước bằng những hành động cụ thể nào?
Có ý thức bào vệ thiên nhiên: không chặt phá rừng, không săn bắt ĐV hoang dã, không xả rác.
Không sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Tham gia các hoạt động bào vệ và khôi phục môi trường..
Tham gia các hoạt động tuyên truyền về việc bảo vệ thiên nhiên, động vật hoang dã.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đưa ra câu hỏi tự luận và yêu cầu Hs làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân giám sát, gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện tại lớp theo nhóm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện nội dung
HS báo cáo kết quả
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét quá trình học tập của HS.
- GV kiểm tra sản phẩm cá nhân.
- GV đánh giá, hoàn thiện
 
 IV. RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 2 _ BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC ( tiếp theo)
MỤC TIÊU
Về kiến thức 
Nêu được triển vọng phát triển của sinh học trong tương lai
Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học. 
Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt.
Về năng lực

Biểu hiện
Mã hóa
2.1. Năng lực đặc thù

Nhận thức sinh học
Nêu được triển vọng phát triển của sinh học trong tương lai
SH 1.1.1
Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.
SH 1.1.2
Trình bày được các thành tựu từ lí thuyết đến thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ chốt.
SH 1.2
Tìm hiểu thế giới sống
Phân tích được việc ứng dụng các thành tựu của sinh học là giải pháp quan trọng giải quyết nhiều vấn để về môi trường và sức khỏe.
SH 2.2
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Đề xuất ý tưởng về vai trò của sinh học trong tương lai để phục vụ đời sống con người.
SH 3.2
2.2. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học
Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học rập và nghiên cứu các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học
TCTH1
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến triển vọng phát triển của sinh học trong tương lai
VDST2
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Học sinh hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập; trao đổi, tương tác với giáo viên và các nhóm khác trong quá trình thảo luận
GTHT1
Phẩm chất
Yêu nước
Tự giác thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lảnh thổ.
YN2
Chăm chỉ
Tích cực học tập, rè...DỤNG SINH HỌC (thời gian: 20 phút)
Phương pháp: trực quan hỏi đáp. KTDH: khăn trải bàn.
Mục tiêu: SH 1.1.2, SH 1.2, SH 2.2, TCTH1, TN1.
Nội dung hoạt động: 
HS quan sát hình 1.5/sgk kể tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học.
HS chọn một ngành nghề yêu thích và trình bày về triển vọng của ngành nghề đó trong tương lai.
Sản phẩm học tập:
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
IV. CÁC NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG SINH HỌC

Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
Nhóm thống nhất ý kiến chung.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
 HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Các nhóm báo cáo bảng học tập của nhóm.
Các nhóm khác đặt thêm câu hỏi thảo luận
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm
 GV kết luận chung.

 (thời gian: 5 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh 
2. Nội dung hoạt động: HS đọc, vận dụng kiến thức đã học phân tích các câu hỏi của GV và hoàn thành 
3. Sản phẩm học tập:
Luyện tập 1: Xác định được tên các ngành nghề liên quan đến sinh học và ứng dụng sinh học




Dược học 
Thủy sản
Răng hàm mặt
Chăn nuôi
Luyện tập 2: câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Những ngành nghề nào sau đây thuộc ngành Y học?
Bác sĩ, y sĩ, y tá, công nhân.
Y tá, y sĩ, bác sĩ, hộ lí.
Nhân viên xét nghiệm, lập trình viên.
Bảo vệ, kĩ thuật viên, y tá.
Câu 2: Ngành nào sau đây có vai trò bảo vệ môi trường?
Thủy sản. 
Y học.
 Lâm Nghiệp.
Công nghệ thực phẩm.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đưa ra một số hình ảnh, câu hỏi trắc nghiệm để HS quan sát, theo dõi trả lời
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chiếu các câu trắc nhiệm trên màn hình.
- HS vận dụng kiến thức đã học, cho đáp án
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện đáp án
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá chung.
 - Phát thưởng ( nếu có)

 (thời gian: 5 phút)
Mục tiêu: 
- HS vận dụng nội dung đã học để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn.
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về các ngành nghề sinh học trong tương lai
2. Nội dung hoạt động: Bằng những kiến thức đã học, HS giải thích ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng đến sự bảo vệ đa dạng sinh học.
3. Sản phẩm học tập:
Vận dụng: Tại sao sự phát triển của ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học?
Trả lời: Lâm nghiệp phối hợp chặt chẽ giữa việc trồng, bảo vệ và khai thác rừng một cách hợp lí; ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho việc quản lí và bảo vệ rừng. Nhờ đó, diện tích rừng được khôi phục đáng kể.
- Mà rừng có vai trò quan trọng như cung cấp thức ăn, nơi ở, dưỡng khí; bảo vệ điều kiện khí hậu và môi trường; cho các sinh vật sinh sống → bảo vệ đa dạng sinh học.
→ Như vậy, sự phát triển của ngành Lâm nghiệp có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ đa dạng sinh học.
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đưa ra câu hỏi tự luận và yêu cầu Hs làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân giám sát, gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh viết cảm nhận ra giấy.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện nội dung
HS báo cáo kết quả
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét quá trình học tập của HS.
- GV kiểm tra sản phẩm cá nhân.
- GV đánh giá, hoàn thiện

IV. RÚT KINH NGHIỆM
TIẾT 3 _ BÀI 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHƯƠNG TRÌNH MÔN SINH HỌC ( tiếp theo)
MỤC TIÊU
Về kiến thức 
Nêu được định nghĩa về sự phát triển bền vững.
Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ
Về năng lực

Biểu hiện
Mã hóa
2.1. Năng lực đặc thù
Nhận thức sinh học
Nêu được định nghĩa về sự phát triển bền vững.
SH 1.1.1
Tìm hiểu thế giới sống
Phân tích được mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ
SH 2.2
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Đề xuất ý tưởng về ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất một số sản phẩm được sử dụng trong đời sống hằng ngày.
SH 3.2
2.2. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học
Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu và thực hiện những công việc của bản thân khi học rập và nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội như: đạo đức sinh học, kinh tế, công nghệ
TCTH1
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển bền vững.
VDST2
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Học sinh hợp tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập; trao đổi, tương tác với giáo viên và các nhóm khác trong quá trình thảo luận
GTHT1
Phẩm chất
Yêu nước
Tự giác thực hiện các qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lảnh thổ.
YN2
Trung thực
Trung thực trong học tập thảo luận nhóm và chuẩn bị n...âu hỏi 1: Một thí nghiệm như thế nào được cho là vi phạm đạo đức sinh học?
Một thí nghiệm được cho là vi phạm đạo đức sinh học khi vi phạm những quy tắc, giá trị đạo đức trong khoa học nghiên cứu sự sống cũng như ứng dụng khoa học vào thực tiễn
Câu hỏi 2: Em có đổng ý với việc dùng con người để làm thí nghiệm không? Tại sao?
Câu hỏi 3: Khi nghiên cứu sinh học cẩn lưu ý những vấn để gì để không trái với đạo đức sinh học?
Không đồng ý với việc dùng con người để làm thí nghiệm. Vì con người là những cá thể có nhận thức cao, có cảm giác đau, có trạng thái tâm lí, do đó không nên sử dụng người để làm thí nghiệm nếu chưa có những đảm bảo an toàn tối đa. Thay vào đó có thể sử dụng các biện pháp khác như: thay thế đối tượng thí nghiệm là con người bằng các kĩ thuật không động vật
Bảng học tập 3: Sinh học và sự phát triển kinh tế, công nghệ
Câu hỏi 1: Kể tên một sổ sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong đời sổng hằng ngày?
Thực phẩm sạch, phân vi sinh, bao bì tự phân hủy, cây trồng do nuôi cấy mô
Câu hỏi 2: Tại sao đa dạng sinh học gắn liền với sự phát triển kinh tế xã hội?
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y học,... đã cho ra đời nhiểu sản phẩm như các giống cây trổng, vât nuôi có chất lượng tốt, chi phí thấp, góp phẩn bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hôi.
Mặt khác, việc bảo tổn đa dạng sinh học cũng gắn liền với sự phát triển kinh tế, mục tiêu bảo tổn và quản lí tài nguyên thiên nhiên được lổng ghép vào các dự án phát triển kinh tế như xây dựng các khu du lịch sinh thái
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Mối quan hệ giữa sinh học với những vấn đề xã hội.
Sinh học và vấn đề đạo đức sinh học
Tôn trọng quyền con người
Mục đích của các nghiên cứu phải hướng thiện, không ác ý hay vì lợi nhuận.
Đảm bảo sự công bằng cho đối tượng nghiên cứu.
Sinh học và sự phát triển kinh tế, công nghệ
Tạo nhiểu sản phẩm như các giống cây trổng, vât nuôi có chất lượng tốt, chi phí thấp, góp phẩn bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hôi.
Chế tạo hoặc cải tiến các thiết bị, máy móc phục vụ cho đời sống con người, ví dụ như việc chế tạo các robot có cử đông
Các nhóm thảo luận theo yêu cầu của GV.
Nhóm thống nhất ý kiến chung.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
 HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Các nhóm báo cáo bảng học tập của nhóm.
Các nhóm khác đặt thêm câu hỏi thảo luận
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét và đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm
 GV kết luận chung.

 (thời gian: 5 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố bài học, kiểm tra mức độ nhận thức của học sinh 
2. Nội dung hoạt động: HS đọc, vận dụng kiến thức đã học phân tích các câu hỏi của GV và hoàn thành 
3. Sản phẩm học tập:
Luyện tập 1: Đánh dấu X vào ô tương ứng với sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Phân vi sinh
X
Bao bì tự phân huỷ
X
Nước uống đóng chai

Luyện tập 2: Em hãy đánh giá việc làm sau đây có vi phạm đạo đức sinh học hay không? Giải thích?
Dùng xác người để làm vật nghiên cứu, thí nghiệm
Nuôi cấy mô thực vật để nhân giống cây quý hiếm.
4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đưa ra một số hình ảnh, câu hỏi trắc nghiệm để HS quan sát, theo dõi trả lời
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chiếu các câu trắc nhiệm trên màn hình.
- HS vận dụng kiến thức đã học, cho đáp án
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện đáp án
Bước 4. Đánh giá, kết luận
- GV tổng hợp đánh giá của HS và đánh giá chung.
 - Phát thưởng ( nếu có)

 (thời gian: 5 phút)
Mục tiêu: 
- HS vận dụng nội dung đã học để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn. 
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng nhận thức về về mối quan hệ giữa sinh học với các vấn đề xã hội
2. Nội dung hoạt động: Bằng những kiến thức đã học, HS phân tích và đề xuất những hành động góp phần bảo vệ và khôi phục môi trường sống.
 3. Sản phẩm học tập:
 Vận dụng: Là học sinh, em có thể làm những gì để góp phần bảo vệ và khôi phục môi trường sống?
 Trả lời: 
1. Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
2. Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
3. Hạn chế sử dụng túi nilon
4. Tiết kiệm điện, nước trong sinh hoạt
5. Tích cực trồng cây xanh
6. Hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường
7. Không tiếp tay cho hành vi tổn hại đến môi trường
4. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV đưa ra câu hỏi tự luận và yêu cầu Hs làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân giám sát, gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh viết cảm nhận ra giấy.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
GV quan sát, theo dõi kết quả của học sinh và hoàn thiện nội dung
HS báo cáo k...sở hiểu biết của mình
-GV theo dõi hỗ trợ (nếu cần)
Bước 3: Báo cáo – Thảo luận: GV yêu cầu 1, 2 HS trả lời câu hỏi – HS trả lời trên cơ sở hiểu biết của mình.
Bước 4: Kết luận – Nhận định: 
-GV tổng hợp ý kiến và kết luận: - Để xác định xem trong hai nguyên nhân được đưa ra, nguyên nhân nào là nguyên nhân làm cho dưa cải muối bị hỏng, ta có sử dụng phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Cụ thể có thể tiến hành như sau:   Chuẩn bị 4 hũ dưa cải muối như nhau đánh số từ 1 đến 4. Trong đó, hũ 1 để ngoài sáng và đóng kín nắp; hũ 2 để ngoài sáng và mở nắp; hũ 3 để trong tối và đóng kín nắp; hũ 4 để trong tối và mở nắp. Quan sát hiện tượng của 4 hũ dưa cải để rút ra nguyên nhân làm dưa cải muối bị hỏng. 
- GV định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học: Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học
2. Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 Phút)
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu các phương pháp nghiên cứu và học tập môn Sinh học (10 phút)
a.Mục tiêu: SH 1.1.1; TCTH 6.3; VĐST 5.4, TT 1,GTHT 4
b. Nội dung: Học sinh dựa vào nội dung mục I.1 sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 01
1.Hãy lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp và đề xuất các bước thực hiện để nghiên cứu các vấn đề sau
Vấn đề
Phương pháp nghiên cứu
Các bước thực hiện
1.Xác định hàm lượng đường trong máu


2.Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ


3.Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người


2. Tại sao chúng ta cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau khi nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
c. Sản phẩm học tập: 
Nội dung phiếu học tập của học sinh
1.
Vấn đề
Phương pháp nghiên cứu
Các bước thực hiện
1.Xác định hàm lượng đường trong máu
Phương pháp làm việc trong phòng
thí nghiệm.

‒ Chuẩn bị máy đo hàm lượng glucose trong máu (glucose meter).
‒ Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc cồn. Sau đó, lau tay thật khô bằng khăn sạch.
‒ Dùng bút trích máu đã gắn sẵn kim trích máu đâm nhẹ vào bên hông đầu ngón tay.
‒ Dùng bông gòn khô lau sạch lượng máu đầu tiên chảy ra. Sau đó, dùng ngón cái vuốt đầu ngón tay để máu chảy ra.
‒ Đưa máy vào hứng giọt máu chảy ra.
‒ Quan sát và ghi nhận kết quả đo sau 10 – 20 giây.
-Vệ sinh dụng cụ
2.Thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ
Phương pháp thực nghiệm khoa học
‒ Chuẩn bị hai lô thí nghiệm:
+ Lô 1: Các cây thanh long không được chiếu sáng vào ban đêm.
+ Lô 2: Các cây thanh long được chiếu sáng vào ban đêm.
‒ Quan sát và so sánh số lượng cây thanh long ra hoa ở mỗi lô thí nghiệm, đưa ra giải thích và kết luận.
3.Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người
Phương pháp quan sát.
-Chuẩn bị mô hình (tranh, ảnh, phim) cấu tạo cơ thể người.
‒ Quan sát bộ xương, xác định xương đầu, xương thân và xương chi.
+ Đối với xương cột sống: xác định số lượng đốt sống cổ, đốt sống lưng, đốt sống cùng.
+ Đối với xương sườn: xác định có bao nhiêu đôi xương sườn, bao nhiêu đôi gắn với xương ức hình thành lồng ngực.
‒ Quan sát các hệ cơ quan và cơ quan. Đối với mỗi hệ cơ quan, xác định được trên mô hình: tên, vị trí và chức năng của các cơ quan cấu tạo thành hệ cơ quan đó.
Báo cáo kết quả quan sát được.
 2. Cần phối hợp nhiều phương pháp để có thể nghiên cứu các vấn đề một cách tường tận, từ đó hiểu rõ được bản chất của vấn đề.
d. Tổ chức hoạt động: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 6 nhóm 
+ Phát phiếu học tập số 01, yêu cầu
Nhóm 1,2 : Tìm hiểu vấn đề 1
Nhóm 3,4: Tìm hiểu vấn đề 2
Nhóm 5,6: Tìm hiểu vấn đề 3
HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-HS đọc SGK và tìm hiểu cá nhân ghi vào giấy nháp. Thảo luận nhóm , thống nhất câu trả lời ghi vào bảng phụ
 -GV định hướng, giám sát. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận. 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm số lẻ báo cáo nội dung thảo luận, các nhóm có số chẵn nhận xét, bổ sung các nội dung 
- HS báo cáo nội dung thảo luận; lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của các nhóm HS và trình chiếu câu trả lời chính xác, rồi kết luận về các phương pháp học tập và nghiên cứu môn sinh học
 -HS lắng nghe và ghi chép

-Có ba phương pháp cơ bản để nghiên cứu và học tập môn Sinh học bao gồm: 
 + Phương pháp quan sát: gồm 3 bước xác định đối tượng quan sát, phạm vi quan sát; lựa chọn phương tiện quan sát; thu thập, ghi chép và xử lý dữ liệu quan sát
+ Phương pháp  làm việc trong phòng thí nghiệm : gồm 4 bước chuẩn bị ; tiến hành; báo cáo; vệ sinh dụng cụ
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học: gồm 3 bước: Chuẩn bị điều kiện cho thực	 nghiệm; tiến hành thực nghiệm và thu thập các dữ liệu; xử lý số liệu thực nghiệm và báo cáo kết quả thực nghiệm

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vật liệu và thiết bị nghiên cứu môn Sinh học ( 5 phút)
a.Mục tiêu: SH 1.1.2; TCTH 6.3; VĐST 5.4.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện trò chơi: quan sát hình ảnh trình chiếu về một số thiết bị, dụng cụ cơ bản sử dụng trong nghiên cứu môn sinh học để ghi tên thiết bị, thảo luận để tìm hiểu chức năng các thiết bị, dụng cụ đó theo Phiếu học tập số 2
Tên thiết bị, dụng cụ cơ bản
Chức nă...h tựu trong nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ cho mục đích của con người như: dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền để từ đó phát hiện và điều trị sớm; so sánh hệ gene (hay DNA) nhằm xác định quan hệ huyết thống, truy tìm thủ phạm, xác định quan hệ họ hàng giữa các loài; xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene để tìm kiếm những gene quy định các tính trạng mong muốn,...)
d. Tổ chức hoạt động: 
Tổ chức thực hiện
Nội dung bài học
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS quan sát đoạn video về Genetica@ và mục tiêu giải mã hệ gen người Việt và thảo luận nội dung: Tin sinh học là gì? Tại sao tin sinh học được xem như công cụ trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
-GV chiếu đoạn video về Genetica@ và mục tiêu giải mã hệ gen người Việt
-HS quan sát video và thảo luận nội dung theo yêu cầu
 -GV định hướng, giám sát. 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận. 
- GV gọi 1 vài HS trả lời
- HS trả lời, lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của các nhóm HS và trình chiếu câu trả lời chính xác, rồi kết luận về tin sinh học
 -HS lắng nghe và ghi chép
II. Tin Sinh học
-Tin sinh học là ngành khoa học sử dụng máy tính để phân tích và  lưu giữ các dữ liệu sinh học. 
-Tin sinh học đã trở thành công cụ hỗ  trợ đắc lực cho sinh học và công nghệ sinh học. 

3. Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (10 phút) 
a. Mục tiêu: 
-SH1.1.1, SH 1.1.2, SH 1.2, SH 1.3, TCTH 6.3, VĐST 5.4
b. Nội dung: 
- HS trả lời các câu hỏi luyện tập, câu hỏi bài tập trong SGK; trả lời các câu hỏi GV đặt ra 
Câu 1: Để hỗ trợ cho việc điều tra các vụ án hình sự, các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp  nghiên cứu nào? Cho ví dụ. 
Câu 2:Tại sao phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học? 
Câu 3: Việc đặt câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết trong  nghiên cứu khoa học có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4: Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh quá  trình hô hấp có thải khí carbon dioxide. 
c. Sản phẩm học tập: 
Nội dung các câu hỏi luyện tập, câu hỏi bài tập trong SGK và câu hỏi GV đưa ra
Trả lời:
Câu 1: 
- Để hỗ trợ cho việc điều tra các vụ án hình sự, các nhà pháp y có thể sử dụng phương pháp  nghiên cứu :Phương pháp quan sát, phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
- Ví dụ:
+ Phương pháp quan sát: Quan sát hiện trường vụ án để tìm kiếm, thu thập các bằng chứng tại hiện trường vụ án; quan sát tử thi (nếu có) để đánh giá và tìm kiếm nguyên nhân tử vong;
+ Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm: Giải trình tự gene của các mẫu nguồn gen thu thập được ở hiện trường nhằm tìm kiếm thu phạm; thử nghiệm hóa sinh để tìm ra nguyên nhân tử vong;
Câu 2:
Phẩm chất trung thực rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học:
- Sự trung thực trong nghiên cứu khoa học là một trong những thước đo quan trọng đánh giá chất lượng công trình khoa học cũng như năng lực và phẩm chất của nhà khoa học.
- Trung thực, ngay thẳng trong nghiên cứu là những giá trị nền tảng để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu có thể tìm tòi, khám phá ra những tri thức mới phục vụ cho sự phát triển và tiến bộ của nhân loại nói chung.
- Dù kết quả tốt hay chưa tốt nó vẫn mang lại giá trị cho xã hội:
+ Kết quả tốt: Phục vụ cho con người, cho xã hội.
+ Kết quả chưa tốt: Giúp các thế hệ tiếp theo có thể tiếp nhận kinh nghiệm để tránh lặp lại những sai sót đã xảy ra trước đó.
Câu 3: - Câu hỏi nghiên cứu có vai trò quan trọng, giúp người nghiên cứu định hướng và xác định đúng vấn đề cần nghiên cứu.
- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu chính là câu trả lời tạm thời cho câu hỏi nghiên cứu, giúp người nghiên cứu đặt ra được lộ trình thực hiện để hoàn thành mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đặt ra.
Câu 4: 
Thí nghiệm để chứng minh quá trình hô hấp có thải ra khí carbon dioxide theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, hóa chất và mẫu vật để làm thí nghiệm.
+ Dụng cụ: Bơm tiêm, cốc đong, hũ, quẹt lửa, đèn cầy.
+ Hóa chất: Nước vôi trong
+ Mẫu vật: Hạt đậu đang nảy mầm.
- Bước 2: Tiến hành thí nghiệm theo đúng quy trình và thu thập dữ liệu từ kết quả thí nghiệm.
+ Cho hạt đậu đang nảy mầm vào kim tiêm.
+ Đóng chặt bơm tiêm lại và để yên từ 1,5 – 2 giờ (có thể để trong bóng tối vì trong bóng tối cường độ hô hấp sẽ xảy ra nhanh hơn).
+ Sau 1,5 – 2 giờ cho đầu kim tiêm vào cốc chứa nước vôi trong suốt.
+ Quan sát hiện tượng trong ống nghiệm. Ta có thể so sánh với cốc chứa nước vôi trong làm đối chứng để thấy sự khác nhau.
- Bước 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Bước 4: Vệ sinh dụng cụ, phòng thí nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ : 
-GV trình chiếu nội dung câu hỏi cho HS thảo luận theo nhóm hoặc làm việc cá nhân để trả lời các câu hỏi 
-GV nêu thêm câu hỏi:
Để quan sát hình dạng, kích thước tế bào thực vật, chúng ta cần dụng cụ gì? Cần phải dùng những kỹ thuật gì để có thể quan sát được NST?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời cho các câu hỏi phần luyện t....5
SH 1.6
GTHT 1.4
CC 1.2
Các câu hỏi luyện tập trong SGK
-	Kỹ	thuật động não
PP: Vấn đáp Công cụ: PHT
Hoạt	động	4.
Vận dụng
(10 phút)
 SH 1.6
SH 3.1
GTHT 1.4
CC 1.2

Các câu hỏi phần bài tập

- Giao bài tập
PP trực quan.
Công cụ: Sản phẩm hs (vở bài tập, hình ảnh)

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới: qua tranh ảnh và vật dụng (con chim, cái ly, cái bàn, em bé, cây xanh) HS hiểu được đâu là vật hữu sinh và vật vô sinh.
b) Nội dung:
- Hoạt động cá nhân: Quan sát và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập:
- Trả lời câu hỏi :
+ Vật hữu sinh: con chim, em bé, cây xanh.
+ Vật vô sinh: cái ly, cái bàn.
- Hình dung được nội dung tìm hiểu là về thế giới sống.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS nghiên cứu tranh, vật dụng và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát tranh, vật dụng thảo luận cặp đôi với bạn chung bàn trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
 - GV tổng hợp ý kiến và kết luận: Vật hữu sinh: con chim, em bé, cây xanh; Vật vô sinh: cái ly, cái bàn.
GV định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học:
+ Tìm hiểu các cấp độ tổ chức độ tổ chức của thế giới sống.
+ Tìm hiểu đặc điểm chung của các cấp độ tổ chức sống.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới (60 phút)
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm cấp độ tổ chức sống (7 phút)
 a) Mục tiêu: SH 1.1, GTHT 1.4
b) Nội dung: 
- HS đọc thông tin mục I.1 và trả lời câu hỏi số 1 trong SGK để tìm hiểu khái niệm cấp độ tổ chức sống.
- HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trong bàn để tìm hiểu cấp độ tổ chức của thế giới sống và cấp độ tổ chức sống.
Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
Tổ chức hoạt động:
Hoạt độngcủa GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS đọc thông tin mục I.1 và trả lời câu hỏi 1 trong SGK.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- Đọc SGK, thảo luận và trình bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
1. Khái niệm cấp độ tổ chức sống
- Cấp độ tổ chức là các đơn vị cấu tạo nên thế giới sống.
- Cấp độ tổ chức sống là các đơn vị có các biểu hiện đặc trưng của sự sống như chuyển hóa vật chất, sinh sản, cảm ứng,

 Hoạt động 2.2. Phân biệt các cấp độ tổ chức của thế giới sống (13 phút)
 a) Mục tiêu: SH 1.5, CC 1.2, GTHT 1.4
b) Nội dung: 
- GV chuẩn bị các hình ảnh về các cấp độ tổ chức của thế sống. Yêu cầu HS quan sát và trả lời các hình ảnh đó thuộc cấp độ nào.
- HS đọc thông tin mục I.2 và trả lời câu hỏi số 2, 3 trong SGK.
HS quan sát tranh, đọc thông tin trong SGK, thảo luận trong bàn để tìm hiểu các cấp độ tổ chức của thế giới sống từ thấp đến cao.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời các hình ảnh đó thuộc cấp độ nào.
- GV cho HS đọc thông tin mục I.1 và trả lời câu hỏi 2, 3 trong SGK.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- Quan sát tranh, đọc SGK, thảo luận và trình bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét câu trả lời, hoạt động, sản phẩm và trình bày của các nhóm rồi kết luận.
I. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
2. Các cấp độ tổ chức của thế giới sống
- Các cấp độ tổ chức của thế giới sống gồm nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
- Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: 
phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.
- Tế bào, mô, cơ quan, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản. 

 Hoạt động 2.3. Tìm hiểu mối quan hệ các cấp độ tổ chức của thế giới sống (10 phút)
 a) Mục tiêu: SH 1.6, CC 1.2, GTHT 1.4
b) Nội dung:
- HS đọc thông tin mục I.3 và trả lời câu hỏi số 4 trong SGK. 
- HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận trong bàn để tìm hiểu mối quan hệ các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
 d) Tổ chức hoạt động:	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập:
- GV cho HS đọc thông tin mục I.3 và trả lời câu hỏi 4 trong SGK.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- HS đọc SGK, suy nghĩ và trình bày sản phẩm.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận:
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét câu trả lời...ên biến đổi và liên tục biến hóa
D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động
Câu 5. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là:
A. Trao đổi chất và năng lượng
B. Sinh sản
C. Sinh trưởng và phát triển
D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các câu hỏi.
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ ( Sử dụng kỹ thuật giao nhiệm vụ và động não):
Yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi và làm trắc nghiệm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS hoạt động cá nhân: Suy nghĩ, vận dụng kiến thức trả lời các câu hỏi luyện tập, trắc nghiệm vào giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trả lời từng câu hỏi khi GV chỉ định hoặc xung phong phát biểu. 
Bước 4: Kết luận, nhận định : GV nhận xét câu trả lời và đưa ra đáp án. 
Hoạt động 4 : Vận dụng (10 phút)
a) Mục tiêu: SH 1.6, SH 3.1, CC 1.2, GTHT 1.4
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân về nhà: Trả lời các câu hỏi và bài tập trang18 SGK.
c) Sản phẩm học tập:
Đáp án các câu hỏi.
d) Tổ chức hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS: Về nhà trả lời các câu hỏi vận dụng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS tiến hành vận dụng kiến thức đã học làm vào vở bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả: Vào tiết học sau, HS nộp vở bài tập
Bước 4: Kết luận và nhận định: GV thu sản phẩm và đánh giá bằng cho điểm.
BÀI 4: KHÁI QUÁT TẾ BÀO (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực
Mục tiêu
Mã hóa
1. Về năng lực
a. Năng lực sinh học 

Nhận thức sinh học
Nhận biết được các sinh vật có cấu tạo từ tế bào.
SH 1.1.1
Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
SH 1.1.2
Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
SH 1.6
b. Năng lực chung 
Tự chủ và 
tự học
Luôn chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập về tế bào.
TCTH 1
2. Về phẩm chất 
Chăm chỉ
Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
CC 1.2

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 
	- Dạy học trực quan. 
	- Dạy học theo nhóm. 
	- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. 
	- Kĩ thuật KWL.
	- Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
	1. Đối với giáo viên
- Hình 4.1; 4.3; 4.4 SGK.
- Bộ tranh về các cấp độ tổ chức của cơ thể thực vật, cơ thể động vật.
- Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Nhóm:.Lớp
 Câu 1: Em ĐÃ BIẾT gì về học thuyết tế bào?
 Câu 2: Em MONG MUỐN BIẾT THÊM nội dung gì về học thuyết tế bào?
K
W
L

..



	2. Đối với HS
	- SGK, bút, vở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a. Mục tiêu: 
- Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích tính tò mò, hứng thú và khám phá vào
kiến thức mới.
- Giúp HS xác định được nội dung bài là tìm hiểu khái quát về tế bào.
b. Nội dung: 
	 - GV chiếu hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ.
	Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì?
c. Sản phẩm học tập: 
	 - Các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao gồm: phân tử → bào quan → tế bào → mô cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → quần thể → quần xã - hệ sinh thái → sinh quyển. Trong đó, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái là các cấp độ tổ chức sống cơ bản.
- Đơn vị cấu trúc và chức năng nhất của sinh vật sống là tế bào.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
	- GV chiếu hình 4.1 cho thấy tổ ong được cấu tạo từ những khoang nhỏ. Mỗi khoang nhỏ này được dùng làm nơi dự trữ thức ăn, chứa trứng hay ấu trùng. Do đó, mỗi khoang nhỏ là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của tổ ong. Cách thức tổ chức này cũng được thấy ở cả sinh vật sống. Như vậy, đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất của sinh vật sống là gì? GV dẫn vào nội dung bài học.
	- HS độc lập phân tích vấn đề, quan sát các hình ảnh, tái hiện kiến thức đã được chuẩn bị trước tại nhà qua phần đọc trước bài 4 và tìm hiểu khi tự học để trả lời câu hỏi.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
	- GV gọi HS trả lời các câu hỏi đặt ra từ tinh thần xung phong của HS.
	- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
	- GV dựa vào câu trả lời của HS có thể gọi HS khác bổ sung.
	- HS đánh giá câu trả lời của bạn và có thể bổ sung kiến thức.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
	- GV dựa vào phần trả lời của HS để chốt kiến thức và dẫn dắt sang phần kiến thức mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu học thuyết tế bào
a. Mục tiêu: SH 1.1.1, SH 1.1.2; TCTH 1. 
b. Nội dung: 
	- GV vận dụng nguyên tắc dạy học nêu vấn đề để giới thiệu về nội dung bài học. Sau đó, GV phát phiếu KWL và yêu cầu các em điền vào cột K, W.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm:.Lớp
 Câu 1: Em ĐÃ BIẾT gì về học thuyết tế bào?
 Câu 2: Em MONG MUỐN BIẾT THÊM nội dung gì về học thuyết tế bào?
K
W
L

..


GV tổ chức hoạt động theo nhóm, các nhó... cơ thể động vật được tạo ra từ đơn vị cơ bản là tế bào.
Câu 3. Sự thay đổi này là do tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt kích thước nhất định tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con từ đó giúp cơ thể sinh vật lớn lên.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	- Giáo viên yêu cầu HS tham gia trò chơi “ Tiếp sức đồng đội”. GV chia lớp thành 4 nhóm, phát tranh cho các nhóm. Yêu cầu các thành viên trong nhóm thảo luận gọi tên, dán tên các cấp độ tổ chức sống tương ứng lên hình, sắp xếp theo cấp độ tăng dần. Sau đó, trả lời câu hỏi GV đưa ra.
	- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
	- GV định hướng, giám sát.
	- HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi của GV.
* Báo cáo, thảo luận: 
	- GV gọi bất kì HS nhóm nào trình bày trước lớp, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- HS được gọi trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
* Kết luận, nhận định: 
	- GV nhận xét, kết luận.
	- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng đã học nhằm khắc sâu nội dung
khái quát về tế bào.
b. Nội dung: HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập
Câu 1. Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa gì đối với nghiên cứu sinh học?
Câu 2. Nêu tên và chức năng một số loại tế bào trong cơ thể người.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Câu 1. Học thuyết tế bào cho thấy tính thống nhất trong đa dạng của sinh giới, rằng tất cả các sinh vật hiện tại đều được tạo ra từ một tế bào đầu tiên. Học thuyết tế bào đặt nền tảng cho việc nghiên cứu về cấu tạo và hoạt động chức năng của tế bào cũng như cơ thể sinh vật.
Câu 2. Trong cơ thể của chúng ta có đa dạng các loại tế bào cả về hình dạng kích thước và chức năng. Ví dụ: Tế bào bạch cầu cầu → bảo vệ. Tế bào hồng cầu → vận chuyển oxi. Tế bào thần kinh → dẫn truyền xung thần kinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:	
	- GV chiếu câu hỏi trên ppt hoặc in phiếu cho HS. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập trong thời gian 5 phút.
	- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
	- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, theo dõi, hỗ trợ quá trình hoạt động của các nhóm.
	- HS hoạt động nhóm, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập 1 và bài tập 2.
* Báo cáo, thảo luận: 
	- GV chọn ngẫu nhiên một số nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- HS hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét kết quả của nhóm bạn.
* Kết luận, nhận định: 
	- GV nhận xét đúng- sai câu trả lời của các nhóm, chiếu đáp án nhận xét về mức độ hoạt động học tập của lớp.
	- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV. Hoàn thiện nội dung kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng – mở rộng. 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống.
	SH 2.4, SH 3.2, GTHT 5, VĐST 4, TN 4.2
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
Câu 1. Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử nghiên cứu tế bào gắn liền với lịch sử nghiên cứu và phát triển kính hiển vi”.Ý kiến của em thế nào?
Câu 2. Hãy cho biết điểm khác nhau giữa một sinh vật đơn bào và một tế bào trong cơ thể sinh vật đa bào
c. Sản phẩm học tập: 
	Câu 1. Với sự phát triển liên tục của khả năng phóng đại của kính hiển vi, công nghệ đã đủ để cho phép khám phá ra tế bào vào thế kỷ XVII. Robert Hooke là người đầu tiên sử dụng kính hiển vi để thực hiện quan sát khoa học đầu tiên về tế bào, mở ra ngành khoa HS học tế bào. Năm 1665, Hooke đã nghiên cứu lát cắt mảnh nút bần (tức mô bần - mô thực vật bị bần hóa và đã chết) nhờ kính hiển vi quang học thô sơ có độ phóng đại 30 lần. Sau đó, cùng với sự phát triển của kính hiển vi thì càng có nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loại tế bào hơn như tế bào vi sinh vật, động vật, thực vật và cũng phát hiện ra tế bào có cấu tạo rất phức tạp.
Câu 2.
- Sinh vật đơn bào là các sinh vật được cấu tạo từ một tế bào duy nhất.
- Sinh vật đa bào là các sinh vật được cấu tạo từ 2 tế bào trở lên. Sinh vật đơn bào chỉ được cấu tạo từ một tế bào, sinh vật đa bào được cấu tạo từ 2 tế bào trở lên; do đó ở sinh vật đơn bào, sự trao đổi chất với môi trường và sinh sản được thực hiện ở một tế bào, còn ở các sinh vật đa bào, các tế bào được biệt hóa để thực hiện các chức năng khác nhau.
 d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
	- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
	- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
	- GV quan sát, theo dõi HS.
	- HS trả lời câu hỏi.
* Báo cáo kết quả: 
	- GV mời bất kì HS nào trả lời câu hỏi, nhận xét, đánh giá hoạt động của học
sinh.
	- HS trả lời, HS khác bổ sung.
* Kết luận, nhận định: 
	- GV nhận xét, ghi điểm cho HS hoạt động tích cực.
	- HS lắng nghe nhận xét của GV.
V. CÂU HỎI ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
5.1. Phần tự luận.
Một bạn HS tiến hành quan sát hai mẫu tiêu bản bằng kính hiển vi quang học, kết quả quan sát như Hình 4.4.
Hãy quan sát hình và cho biết:
Câu 1: Mẫu vật nào trong các mẫu vật: lát biểu mô ở động vật, một giọt nước a... đạt sau khi kết thúc hoạt động:
Học sinh tập trung chú ý;
Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;
Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,
Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục tiêu : 
- Học sinh phải nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào.
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với tế bào.
- Phân biệt được nguyên tố vi lượng và nguyên tố đa lượng. Vai trò của nguyên tố carbon
- Giải thích được cấu trúc hoá học của phân tử nước quyết định các đặc tính lý hoá của nước.
- Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào.
* Phương pháp: Thuyết trình , phân tích, giảng bình
* Định hướng năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức

Hoạt động 1GV treo hình, nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhanh trả lời.
? Dựa vào cơ sở nào để phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng?
GV nêu câu hỏi
? Vì sao nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu?
Y/c HS quan sát hình 5.2 và trả lời câu 2 SGK
Hoạt động 2
GV chia nhóm học sinh
Nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh thực hiện.
Câu hỏi : Phân tích cấu trúc liên quan đến đặc tính hóa lí của nước?
GV gọi nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá kết quả của từng nhóm, kết luận.
GV dặn HS vẽ hình 3.1 vào tập.Nhóm 3 và 4 :
GV nhận xét, đánh giá, kết luận vấn đề.
HS nghe câu hỏi, nghiên cứu SGK trả lời.
HS sinh khác nhận xét, bổ sung.
HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời.
HS nghiên cứu SGK, độc lập trả lời.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
HS thảo luận nhanh, trả lời.
HS tách nhóm theo hướng dẫn của GV.
Tiến hành thảo luận theo sự phân công.
Nhóm 1 và 2 thảo luận, ghi và dán kết quả lên bảng.
Các nhóm còn lại bổ sung theo yêu cầu của GV.
I. Các nguyên tố hóa học:
1. Các nguyên tố hóa học trong tế bào
 + Nguyên tố đa lượng : chiếm tỉ lệ > 0,01% như C, H, O, N, P, S, 
+ Nguyên tố vi lượng : chiếm tỉ lệ < 0,01% như Fe, Zn, Cu, I,
Nguyên tố vi lượng chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng không thể thiếu.
2. Vai trò của nguyên tố carbon
Carbon có thể hình thành các mạch carbon với cấu trúc khác nhau, tạo nên vô số loại phân tử chất hữu cơ khác nhau.
II. Nước và vai trò của nước trong tế bào:
1. Cấu trúc và đặc tính hóa lí của nước:
- Cấu tạo : gồm 1 nguyên tử Ôxi và 2 nguyên tử Hiđrô, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
- Do đôi điện tử chung bị kéo về phía Ôxi nên phân tử nước có tính phân cực, các phân tử nước này hút phân tử kia và hút các phân tử khác nên nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể sống.
2. Vai trò của nước đối với tế bào :
- Nước là thành phần cấu tạo tế bào.
- Nước là dung môi hòa tan các chất.
- Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa.
Nước chiếm tỉ lệ lớn trong tế bào, nếu không có nước tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa các chất để duy trì sự sống.

C: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .
- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên cơ thể sống?
A. 2    B. 3    C. 4    D. 5
Hiển thị đáp án
Đáp án: C
Câu 2: Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Hiển thị đáp án
Đáp án: B
Câu 3: Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ    B. Bệnh còi xương
C. Bệnh cận thị    D. Bệnh tự kỉ
Đáp án: A
Câu 4: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử nước là
A. Liên kết cộng hóa trị   B. liên kết hidro
C. liên kết ion   D. liên kết photphodieste
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)?
A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên.
B. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống.
C. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác tạo nên đa dạng các loại phân tử và đại phân tử.
D. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước.
Hiển thị đáp án
Đáp án: D
D: VẬN DỤNG (8’)
Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
-Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; ph

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_10_sach_chan_troi_sang_tao_nam_hoc_2022_202.docx