Giáo án Ngữ văn Lớp 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1

SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

(11 tiết)

(Đọc: 7 tiết; Tiếng Việt: 1 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)

  1. Mục tiêu
  2. Về kiến thức

Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.

  1. Về năng lực
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
  • Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
  • Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
  1. Về phẩm chất

Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.

  1. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

Phần 1: ĐỌC

Tiết 1-2

Văn bản 1,2,3

TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI

(THẦN TRỤ TRỜI, THẦN SÉT, THẦN GIÓ)

(Thần thoại Việt Nam)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giúp học sinh:

- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của truyện thần thoại.

- Nêu được một số yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật,…; nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với thế giới khách quan.

- Hiểu được cách nhận thức và lí giải về thế giới tự nhiên của người xưa.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT…

b. Năng lực đặc thù:

* Đọc:

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản thể loại thần thoại nói chung, đặc biệt là nhóm truyện thần thoại suy nguyên: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật...

- Nhận biết và phân tích được các yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật.

- Nhận biết và phân tích được nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường

- Hiểu, phân tích, đánh giá được cách nhận thức, lí giải về thế giới tự nhiên và khát vọng của người xưa; thấy được vẻ đẹp “một đi không trở lại” làm nên sức hấp dẫn riêng của thể loại thần thoại.

* Nói –nghe:

- Biết kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của 3 truyện thần thoại và một số truyện thần thoại khác.

- Biết cảm nhận, trao đổi, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật trong truyện; biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân về một số chi tiết tiêu biểu của truyện, về nhân vật trong văn bản.

* Viết: Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

3. Phẩm chất

- Sống có trách nhiệm với cộng đồng.

- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

- Tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá trên thế giới.

II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học:

Máy tính, máy chiếu, Phiếu học tập, các công cụ đánh giá…

2. Học liệu:

- SGK Ngữ văn 10 tập 1; Sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập 1

- Thiết kế bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo.

- Video, clip, tranh ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, huy động kiến thức trải nghiệm, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về truyện thần thoại.

b. Nội dung hoạt động: HS xem ảnh và đoán tên các vị thần

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

doc 404 trang Cô Liên 23/10/2024 490
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1

Giáo án Ngữ văn Lớp 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1
BÀI 1
SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ
(11 tiết)
(Đọc: 7 tiết; Tiếng Việt: 1 tiết; Viết: 2 tiết; Nói và nghe: 1 tiết)
MỤC TIÊU
Về kiến thức
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và thần thoại nói riêng như: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, lời người kể chuyện ngôi thứ ba và lời nhân vật.
Về năng lực
Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
Về phẩm chất
Sống có khát vọng, có hoài bão và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Phần 1: ĐỌC
Tiết 1-2
Văn bản 1,2,3
TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI
 (THẦN TRỤ TRỜI, THẦN SÉT, THẦN GIÓ)
(Thần thoại Việt Nam)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
Giúp học sinh:
- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của truyện thần thoại.
- Nêu được một số yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật,; nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường, mối quan hệ giữa các yếu tố hoang đường với thế giới khách quan.
- Hiểu được cách nhận thức và lí giải về thế giới tự nhiên của người xưa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT
b. Năng lực đặc thù: 
* Đọc:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản thể loại thần thoại nói chung, đặc biệt là nhóm truyện thần thoại suy nguyên: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật...
- Nhận biết và phân tích được các yếu tố cơ bản của chùm truyện về các vị thần sáng tạo thế giới: cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật.
- Nhận biết và phân tích được nghệ thuật sử dụng yếu tố hoang đường
- Hiểu, phân tích, đánh giá được cách nhận thức, lí giải về thế giới tự nhiên và khát vọng của người xưa; thấy được vẻ đẹp “một đi không trở lại” làm nên sức hấp dẫn riêng của thể loại thần thoại.
* Nói –nghe:
- Biết kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung, nghệ thuật của 3 truyện thần thoại và một số truyện thần thoại khác.
- Biết cảm nhận, trao đổi, trình bày ý kiến của mình về các nhân vật trong truyện; biết thể hiện thái độ và quan điểm cá nhân về một số chi tiết tiêu biểu của truyện, về nhân vật trong văn bản.
* Viết: Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện.
3. Phẩm chất
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng.
- Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.
- Tôn trọng và có ý thức tìm hiểu các nền văn học, văn hoá trên thế giới.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
Máy tính, máy chiếu, Phiếu học tập, các công cụ đánh giá
2. Học liệu: 
- SGK Ngữ văn 10 tập 1; Sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập 1
- Thiết kế bài giảng điện tử, tài liệu tham khảo.
- Video, clip, tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, huy động kiến thức trải nghiệm, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về truyện thần thoại.
b. Nội dung hoạt động: HS xem ảnh và đoán tên các vị thần
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện hoạt động: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Chiếu hình ảnh về 1 số vị thần 
- HS: Xem hình ảnh về các vị thần và đoán tên các vị thần.




Thần Dớt (Zeus) – Vị thần tối cao, lãnh đạo tất cả các vị thần trên đỉnh núi Olympus
Nữ thần trí tuệ Athena
Thần A-pô-lô (Apollo)
(Vị thần của thơ ca, nghệ thuật,
âm nhạc,..)
Thần Prô–mê-tê (Prometheus) – Vị thần lấy trộm lửa của Dớt trao cho loài người.



Nữ Oa – nữ thần bảo trợ Cho gia đình. Nổi bật với kì tích đôi đá vá trời
Nữ thần Aphrodite - Nữ thần tình yêu và sắc đẹp

Hê-ra-clét (Hercules) - Người giữ cổng Đỉnh Olympus. Thần của sức mạnh, anh hùng, thể thao, vận động viên, y tế, nông nghiệp, khả năng sinh sản, thương mại, nhà tiên tri, bảo vệ sự thiêng liêng của nhân loại
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
 HS suy nghĩ cá nhân. GV có thể gợi ý về chức năng của mỗi vị thần trong quan niệm của người cổ đại.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS trả lời câu hỏi của GV 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV: Trong thời kì hồng hoang, khi chưa có khoa học kĩ thuật, những người dân cổ đại vẫn luôn khao khát khám phá, chinh phục tự nhiên. Với trí tưởng tượng bay bổng cùng những quan niệm sơ khai của mình, họ đã lí giải nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài thông qua những câu chuyện thần thoại. Vậy đâu là sức hấp dẫn của những truyện kể đó, hôm nay cô cùng các em hãy ngược dòng thời gian trở về tìm câu trả lời qua một số truyện thần thoại quen thuộc trong kho tàng truyện thần thoại vô cùng phong phú của dân tộc VN: Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gío.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1. Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về truyện kể và truyệ... và tìm hiểu chú thích
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
(1) GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết kì ảo. Chú ý: các chi tiết mở đầu câu chuyện; vóc dáng, hành động, công việc, tính khí của các nhân vật.
- GV đọc mẫu một vài đoạn.
- HS chú ý các câu hỏi gợi ý ở bên phải văn bản, thử trả lời nhanh các câu hỏi đó.
- Tìm hiểu chú thích SGK để hiểu chính xác văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS đọc VB, đọc phần chú thích giải thích nghĩa từ khó dưới chân trang.
+ GV quan sát, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét lẫn nhau.
Bước 4: Đánh giá, kết luận: 
GV nhận xét cách đọc của HS qua quá trình quan sát, lắng nghe.
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Đọc VB
- Tìm hiểu chú thích (SGK)
Nhiệm vụ 2: Khám phá văn bản
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo bàn.
Bước 1: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc thầm 3 văn bản, dựa vào câu hỏi 1-sgk tr14, thực hiện nhiệm vụ trong PHT số 1 - Phụ lục 1
+ GV phát PHT số 1; HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở, khích lệ HS
- HS đọc thảo luận, trả lời các nội dung trong phiếu học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động 
 - HS cử đại diện báo cáo sản phẩm, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của HS ( Phiếu đánh giá hoạt động nhóm của HS – PHỤ LỤC 3)
- GV nhận xét, bổ sung sản phẩm của học sinh.
2. Khám phá văn bản
2.1. Không gian, thời gian, nhân vật, sự kiện chính trong các câu chuyện.
Đặc điểm
Thần Trụ Trời
Thần Sét
Thần Gío
Thời gian
Thuở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.

Không xác định
Không xác định
Không gian
Trời đất chỉ là một đám hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.
Trên thiên đình và dưới trần gian

Trên thiên đình, dưới trần gian
Nhân vật
Thần Trụ Trời
Thần Sét
Thần Gió
Sự kiện/ cốt truyện
Thần đội trời, đào đất đá đắp cột chống trời. Trời đất vì vậy được phân ra làm hai. Sau đó, thần phá cột ném vung đất đá đi khắp nơi thành núi, đảo, cồn, đồi, cao nguyên,Chỗ thần đào đá nay thành biển rộng. 
Là tướng lĩnh của Ngọc Hoàng, chuyên thi hành luật pháp ở trần gian. Thần có một lưỡi búa đá chuyên để xử án. Thần thường ngủ vào mùa đông và làm việc vào tháng Hai, tháng Ba. Tính thần nóng nảy, có lúc làm người, vật chết oan và bị Ngọc Hoàng phạt. 
Thần gió có chiếc quạt màu nhiệm tạo gió nhỏ, bão lớn theo lệnh Ngọc Hoàng. Thần có đứa con nhỏ nghịch ngợm, giở quạt của cha làm gió thổi chơi lúc thần đi vắng khiến một người đói khổ dưới trần gian bị văng mất bát gạo đi vay. Thần Gió bị kiện lên thiên đình. Kết quả là con thần Gió bị đày xuống trần chăn trâu cho người mất gạo, sau hóa thành cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ.
* Nhận xét: Cả 3 văn bản trên đều thuộc nhóm thần thoại suy nguyên (thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài). Dấu hiệu:
- Nhân vật: đều là các vị thần sáng tạo ra thế giới
+ Thần Trụ Trời: Tạo ra trời và đất.
+ Thần Sét: Tạo ra sét
+ Thần Gió: Tạo ra gió
- Câu chuyện về công việc của họ đều nhằm lí giải sự hình thành trời đất, các hiện tượng tự nhiên, đời sống trong thuở hồng hoang của vũ trụ, loài người.
+ Thần Trụ Trời: Giải thích và mô tả việc tạo lập thế giới
+ Thần Sét: Lí giải hiện tượng sấm sét
+ Thần Gió: Lí giải nguồn gốc của gió, lốc; tên gọi cây ngải gió/ ngải “tướng quân”; hành vi dùng loại cây này để chữa bệnh cho trâu, bò của người dân.

Bước 1: GV chia nhóm ( mỗi nhóm gồm 2 bàn) và giao nhiệm vụ:
+ Đọc thầm 3 văn bản, dựa vào câu hỏi 3,6- sgk, t14 để hoàn thành nhiệm vụ trong Phiếu học tập số 2 – Phụ lục 1:
1. Tìm và nhận xét về những chi tiết kể về các vị thần (thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió) trong chùm truyện – sgk.
- Hình dáng:
- Tính khí:
- Công việc:
- Cơ sở tưởng tượng:
2. Nhận xét về đặc điểm của các vị thần trong các câu chuyện trên.
3. Phân tích ý nghĩa của các nhân vật thần trong việc thể hiện quan niệm, nhận thức về thế giới tự nhiên và khát vọng của người cổ đại?
4. Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
+ GV quan sát, giúp đỡ, khích lệ HS.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV yêu cầu 1- 2 nhóm trình bày nội dung đã thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá, nhận định:
- GV nhận xét về hoạt động nhóm và sản phẩm của HS bằng bảng kiểm (Phiếu đánh giá hoạt động nhóm – PHỤ LỤC 2); tổng hợp ý kiến trong bảng tổng hợp chung.
2.2. Các vị thần
a/ Đặc điểm, cơ sở tưởng tượng

Hình dáng
Tính khí
Công việc
Cơ sở tưởng tượng
Thần
Trụ Trời
- Thân thể to lớn, chân thần bước một bước..từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia 
-> Vóc dáng lớn lao, kì vĩ.

Chăm chỉ, cần mẫn
- Đứng dậy dùng đầu đội trời, đào đất, đá đắp thành một cái cột vừa to vừa cao ...yện thần thoại gồm những nhóm nào?
 A. Thần thoại về các vị thần; Thần thoại về các vị anh hùng
 B. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại về các vị anh hùng
 C. Thần thoại Châu Âu; Thần thoại Châu Á
 D. Thần thoại suy nguyên; Thần thoại sáng tạo
Câu 3: Thần thoại có cốt truyện như thế nào?
A. Cốt truyện đơn tuyến
B. Cốt truyện đa tuyến
C. Không có cốt truyện
D. Kết hợp cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến
Câu 4: Nhân vật chính trong thần thoại là?
	A. Con người
	B. Các vị thần
	C. Bán thần
	D. Loài vật
Câu 5: Thời gian trong thần thoại là: 
	A. Thời gian phiếm chỉ
	B. Thời gian cụ thể
	C. Thời gian bất biến
	D. Thời gian tuần hoàn
Câu 6: Đâu không phải là nguyên nhân ra đời của Thần thoại?
	A. Nhu cầu nhận thức, lí giải thế giới tự nhiên.
	B. Khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên.
	C. Quan niệm “vạn vật hữu linh”.
	D. Xã hội phân hóa giai cấp.
Câu 7: Điều gì làm nên Sức hấp dẫn của truyện thần thoại?
 A. Nhân vật truyện
 B. Các chi tiết kì ảo
 C. Gía trị nội dung, tư tưởng.
 D. Đặc sắc nghệ thuật và giá trị nội dung, tư tưởng.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế, kết nối nhân vật với cảm xúc của HS.
b. Nội dung: 
- Nhiệm vụ 1: HS sử dụng kiến thức đã học về thần thoại và cách phân tích đặc điểm thần thoại để Đọc hiểu một văn bản khác cùng thể loại.
- Nhiệm vụ 2: Đọc- viết kết nối
 HS sử dụng SGK, kiến thức đã học viết đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học hoặc đã đọc. 
 c. Sản phẩm: Sản phẩm hoàn thành của học sinh ( Đoạn văn và câu trả lời đúng)
d. Tổ chức thực hiện:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
	- GV phát Phiếu học tập số 3- Phụ lục 1 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ trong phiếu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
	- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đọc lại văn bản và hoàn thành các câu hỏi trong phiếu học tập.
	- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.
	Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
	GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời của mình, yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý, bổ sung.
	Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, góp ý cho HS.
- GV gợi ý trả lời
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ÔNG SẰN NÔNG
Ông Sằn Nông thường đi trong các rừng núi, gặp nhiều thứ quả, thứ hạt. Ông có phép mời hạt tự ra đồng mọc, cuối vụ lại trở về kho, về bồ.
Năm ấy, Sằn Nông đi xa không về kịp kho, sắp được bồ. Thóc ngô ngoài đồng đã chín, rủ nhau kéo về nhà. Bà vợ Sằn Nông đang gội đầu, chưa mở được cửa để các loại hạt, đặc biệt là hạt thóc về nhà mình ở. Bà bảo thóc hãy đợi ngoài cửa. Thóc đợi mãi mà bà chỉ lo chải tóc. Chúng chen nhau rồi đánh nhau túi bụi đất cát tung mù lên. Thóc giục giã ầm lên, vì trời nắng to, chúng chen chúc mãi ngoài cửa. Gió thổi làm bụi bậm và một số hạt thóc bám lên đầu, lên cổ bà. Bà tức quá, vác gậy đánh chúng, vừa đánh vừa chửi. Thóc kéo nhau ra ruộng, thề từ nay không bò về nữa.
Sằn Nông trở về không biết làm thế nào. Ông mắng vợ rồi bỏ đi ra ruộng dỗ dành thóc nhưng thóc không chịu. Buồn rầu, ông nắm lấy một nắm thóc bay thẳng lên trời. Nắm thóc ấy tung ra, rải rác thành các ngôi sao, còn chỗ tụ lại thì thành sông Ngân Hà bây giờ. Còn dưới trần gian từ đó, khi lúa chín, con người phải mang hái liềm ra gặt.
(Theo Tuyển tập VH dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2007, tr. 103)
1.	Nêu các sự kiện chính của truyện Ông Sằn Nông.
2.	Chỉ ra những lời kể mang tính suy nguyên trong văn bản.
3.	Nhân vật chính trong truyện kể trên là ai? Nhân vật ấy được sáng tạo nhằm mục đích gì?
4.	Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai có những đặc điểm gì? Sự tưởng tượng về các loại hạt đó thể hiện quan niệm gì của họ về thế giới?
5. Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh những thay đổi nào trong cuộc sống của con người cổ sơ?
Gợi ý trả lời:
1. Các sự kiện chính: 
	- Ông Sằn Nông có phép mời các hạt các quả trong rừng về nhà mình. Mùa xuân các hạt tự ra đồng mọc, cuối vụ lại trở về kho, về bồ.
	- Một năm, ông Sằn Nông đi xa không về kịp mùa lúa. Bà vợ ở nhà mải gội đầu không mở được kho, thóc tức giận vì đứng mãi ở ngoài. Bà vợ vừa đánh vừa chửi nên thóc kéo nhau ra ruộng, không về nhà nữa.
	- Ông Sằn Nông tụ lại thì thành sông Ngân Hà.
	2. Lời kể mang tính suy nguyên: trở về buồn rầu, ông mắng vợ rồi bỏ đi, ra ruộng dỗ dành, nhưng thóc không chịu. Ông nắm lấy một nắm thóc bay thẳng lên trời. Nắm thóc ấy tung ra mang hái liềm ra gặt; lúa chín, con người phải ra đồng gặt về; hiện tượng dải Ngân Hà và các vì sao.
3. Trong tưởng tượng của con người mùa thu hoạch thì tự tìm về nhà, tự vào kho, vào bồ. Chúng cũng có cảm giác, cảm xúc và có thể “giao tiếp” với con người... Sự tưởng tượng ấy thể hiện quan niệm của con người cổ xưa.
4. Nhân vật chính trong truyện kể trên là ông Sằn Nông. Nhân vật được sáng tạo nhằm lí giải cho sự hình thành sông Ngân Hà và các ngôi sao, công việc đồng áng của người nông dân. Đồng thời, tác giả dân g.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phiếu học tập số 3
Họ và tên:.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
ÔNG SẰN NÔNG
Ông Sằn Nông thường đi trong các rừng núi, gặp nhiều thứ quả, thứ hạt. Ông có phép mời hạt tự ra đồng mọc, cuối vụ lại trở về kho, về bồ.
Năm ấy, Sằn Nông đi xa không về kịp kho, sắp được bồ. Thóc ngô ngoài đồng đã chín, rủ nhau kéo về nhà. Bà vợ Sằn Nông đang gội đầu, chưa mở được cửa để các loại hạt, đặc biệt là hạt thóc về nhà mình ở. Bà bảo thóc hãy đợi ngoài cửa. Thóc đợi mãi mà bà chỉ lo chải tóc. Chúng chen nhau rồi đánh nhau túi bụi đất cát tung mù lên. Thóc giục giã ầm lên, vì trời nắng to, chúng chen chúc mãi ngoài cửa. Gió thổi làm bụi bậm và một số hạt thóc bám lên đầu, lên cổ bà. Bà tức quá, vác gậy đánh chúng, vừa đánh vừa chửi. Thóc kéo nhau ra ruộng, thề từ nay không bò về nữa.
Sằn Nông trở về không biết làm thế nào. Ông mắng vợ rồi bỏ đi ra ruộng dỗ dành thóc nhưng thóc không chịu. Buồn rầu, ông nắm lấy một nắm thóc bay thẳng lên trời. Nắm thóc ấy tung ra, rải rác thành các ngôi sao, còn chỗ tụ lại thì thành sông Ngân Hà bây giờ. Còn dưới trần gian từ đó, khi lúa chín, con người phải mang hái liềm ra gặt.
(Theo Tuyển tập VH dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, 2007, tr. 103)
1. Nêu các sự kiện chính của truyện Ông Sằn Nông.
.
2. Chỉ ra những lời kể mang tính suy nguyên trong văn bản.
3.	Nhân vật chính trong truyện kể trên là ai? Nhân vật ấy được sáng tạo nhằm mục đích gì?
4.	Trong tưởng tượng của con người thời xưa, các loại hạt được dùng làm lương thực thuở sơ khai có những đặc điểm gì? Sự tưởng tượng về các loại hạt đó thể hiện quan niệm gì của họ về thế giới?
5. Sự biến đổi trong đặc tính của thóc phản ánh những thay đổi nào trong cuộc sống của con người cổ sơ?
PHỤ LỤC 2: 
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn 150 chữ
STT
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
1
Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng 150 chữ


2
Đoạn văn đúng chủ đề: phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại đã học hoặc đọc thêm: vị trí của chi tiết; giá trị, ý nghĩa biểu tượng của chi tiết đó.


3
Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn, có sự kết hợp các thao tác lập luận phù hợp.


4
Đoạn văn đảm bảo yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp.


5
Đoạn văn thể hiện sự sáng tạo: suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.



Phiếu đánh giá hoạt động nhóm
TIÊU CHÍ
CHƯA ĐẠT
ĐẠT
TỐT
Hình thức 
(2 điểm)
0 điểm
 Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả; Sai lỗi chính tả
1 điểm
Bài làm tương đối đầy đủ, chỉn chu, trình bày cẩn thận, không có lỗi chính tả
2 điểm
Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu, trình bày cẩn thận, không có lỗi chính tả, có sự sáng tạo
Nội dung 
(6 điểm)
1 - 3 điểm
- Chưa trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, không trả lời đủ các câu hỏi gợi dẫn.
- Nội dung sơ sài, mới dừng lại ở việc biết và nhận diện.

4-5 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
Có ít nhất 1-2 ý mở rộng, nâng cao
6 điểm
Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn
Trả lời đúng trọng tâm
- Có nhiều hơn 2 ý mở rộng, nâng cao
- Có sự sáng tạo
Hiệu quả nhóm
(2 điểm)
0 điểm
- Các ...n
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên chia nhóm để HS tìm hiểu về nhân vật Ngô Tử Văn: 
Nhóm 1. Cách giới thiệu về Ngô Tử Văn
Nhóm 2. Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn 
Nhóm 3. Tử Văn trong cuộc xử kiện dưới Minh Ti 
Nhóm 4: Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi gợi ý trong phiếu học tập.
Bước 3: Báo cáo thảo luận: Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu; Các nhóm nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét các nhóm và chốt những kiến thức cơ bản
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhân vật Ngô Tử Văn
a. Cách giới thiệu
- Nhân vật NTV được giới thiệu về lai lịch, quê quán, đặc biệt nhấn mạnh ở tính cách. 
- NTV được giới thiệu là một người “khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, người vùng Bắc ta vẫn khen là một người cương trực”.
-> cương trực, dũng cảm đấu tranh vì chính nghĩa. 
- Nhận xét: Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.
-> Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.
b. Hành động đốt đền 
- Nguyên nhân: tức giận, không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân.
-> Khẳng định hành động của NTV không phải vi phạm tín ngưỡng mà là hành động chính nghĩa, dám đấu tranh chống gian tà. 
- Diễn biến hành động: tắm gội sạch sẽ khấn trời, rỗi châm lửa đốt đền.
-> Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.
- Thái độ: vung tay không cần gì cả.
-> Phản ứng nhanh chóng, dứt khoát, mạnh mẽ. Không hề kinh sợ, luôn tin vào hành động chính nghĩa của bản thân. 
-> Nhận xét: Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác.
Thái độ của tác giả: Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn.
c. Cuộc gặp gỡ giữa Ngô Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc, thổ công
- Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền.
- Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên -> can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc.
- Thổ công kể lại sự việc mình bị hại, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.
- Tử Văn sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi.
-> Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ, dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời.
d. Cuộc xử kiện ở Minh Ti
- Ban đầu, Diêm Vương do tin lời tên tướng giặc nên quả quyết đổ tội cho NTV.
- Thái độ của NTV : 
+ Gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm.
+ Cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực.
+ Dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào.
- Kết quả: Diêm Vương cho người xác thực, tuyên bố NTV vô tội, được nhận chức phán sự, trả lại đền cho Thổ công, trừng phạt tên tướng giặc.
- Ý nghĩa: 
+ Giải trừ được hậu họa, đem lại an lành cho nhân dân;
+ Diệt từ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.
e. Khi nhận chức phán sự đền Tản Viên
- Đây là chi tiết kì ảo, lí thú thể hiện niềm tin của nhân dân vào chân lí, khẳng định chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà.
- Chính sự dũng cảm, kiên cường, khảng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng.
- Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng thể hiện sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt và niềm tin vào chính nghĩa, chân thiện trong đời.
Nhiệm vụ 2 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh làm việc cá nhân, giáo viên đặt câu hỏi phát vấn tìm hiểu về nghệ thuật của truyện (Socrates) 
+ Liệt kê các yếu tố thực và yếu tố ảo trong truyện? 
+ Chỉ ra ý nghĩa của yếu tố thực và yếu tố ảo trong truyện? 
+ Yếu tố thực và yếu tố ảo đã góp phần thể hiện đặc trưng thể loại và chủ đề tác phẩm như thế nào? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo thảo luận: Học sinh trình bày ý kiến của bản thân, các học sinh khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
2. Thế giới hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm 
- Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố "kì" và yếu tố "thực".
- Câu chuyện đầy tính chất kì ảo bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, với những cảnh vật khác thường, với chuyện người chết đi, sống lại, từ dương gian đến địa phủ, từ cõi âm về lại cõi trần
- Câu chuyện lại có vẻ như "người thực, việc thực" bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán, thời gian, địa điểm xảy ra sự việc: "Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang", "Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn"....
- Yếu tố kì ảo là biện pháp nghệ thuật làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện.
- Yếu tố hiệ...uân
I.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được một số thông tin về tác giả, tác phẩm.
- Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, viên Quản Ngục ; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Xác định và chỉ ra được ý nghĩa của tình huống truyện 
- Xác định được lời kể về nhân vật, sự kiện tạo nên bước chuyển trong tác phẩm, 
- Phân tích được ý nghĩa cảnh cho chữ và ý nghĩa, thông điệp của tác phẩm.
2. Về năng lực
- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản truyện.
-Học sinh vận dụng năng lực viết để thực hành viết đoạn văn kết nối với phần đọc.
3. Về phẩm chất 
Học sinh biết trân trọng các giá trị truyền thống và cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1.Học liệu
SGK, SGV, phiếu học tập.
2. Thiết bị
Máy chiếu, bảng, bút màu, giấy A0
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: tạo tâm thế thoải mái, tích cực và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học.
Nội dung thực hiện:
GV đưa ra “ô chữ bí mật”
Hs theo dõi và giải ô chữ
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẲN PHẨM
Bước 1: giao nhiệm vụ học tập ( tổ chức trò chơi giải ô chữ )
GV trình chiếu ô chữ gồm 6 hàng ngang tương ứng với 6 câu hỏi gợi dẫn 
Câu 1: Câu thơ “ Thập tải luân giao cầu cổ kiếm/ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa” là của ai?
Câu 2: Đây là cách gọi khác của những người trí thức phong kiến?
Câu 3: Tên loài hoa biểu tượng cho người quân tử? 
Câu 4: Nội dung tư tưởng thể hiện tình yêu thương con người là gì?
Câu 5: Tên nhân vật văn học nổi tiếng với hành động say rượu và rạch mặt ăn vạ?
Câu 6: Một tính từ chỉ số lượng nhiều và đa dạng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi để mở những ô chữ hàng ngang và tím từ chìa khóa
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh trả lời cá nhân 
Bước 4: Kết luận, nhận định
GV chốt ý và dẫn dắt vào bài
Gợi ý phần trả lời của học sinh
CAO BÁ QUẤT
NHÀ NHO
HOA MAI
NHÂN ĐẠO
CHÍ PHÈO
PHONG PHÚ
→ Từ khóa: CÁI ĐẸP

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu:
HS nêu và nắm được một số thông tin về tác giả, tác phẩm
HS xác định và chỉ ra ý nghĩa của tình huống truyện 
HS phân tích được hình tượng nhân vật Huấn Cao, Quản Ngục
HS xác dịnh được lời kể và sự kiện tạo nên bước chuyển trong câu truyện.
Nội dung thực hiện:
HS hoàn thiện phiếu học tập tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
HS nhập vai giới thiệu qua về nghệ thuật thư pháp ; báo cáo cá nhân để tóm tắt và chia bố cục truyện
Hs chia nhóm để tìm hiểu về tình huống truyện.
Sản phẩm: câu trả lời của học sinh, sản phẩm thảo luận, phiếu học tập.
Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên phát phiếu học tập về tác giả, tác phẩm ; giao nhiệm vụ trước để 2 HS dựng một tiểu phẩm ngắn diễn tả lại một phân đoạn tác phẩm để hiểu hơn về nghệ thuật thư pháp.
HS đọc thông tin, tìm hiểu và hoàn thành phiếu tìm hiểu chung về tác phẩm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu
Thời gian: 5 phút
Chia sẻ : 3 phút 
Phản biện trao đổi: 2 phút 
Hai HS diễn tiểu phẩm ngắn: cảnh Ngục quan ngồi bên án thư để tay lên trán nghĩ ngợi, mơ màng. Bên cạnh là một học sinh khác viết thư pháp hai chữ “Thiên lương” trên giấy và dán lên bảng.
Các HS khác quan sát và nêu những hiểu biết của mình về nghệ thuật thư pháp
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
I.Những nét chính về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả 
Nhà văn Nguyễn Tuân: (1910-1987)
* Tiểu sử:
- Quê hương: Hà Nội
- Gia đình: nhà Nho (khi Hán học đã tàn)
- Con người: 
+ một ý thức cá nhân phát triển rất cao
+ một trí thức nặng tình dân tộc
+ một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác
* Sự nghiệp:
- Trước Cách mạng:
+ Đề tài chính: chủ nghĩa xê dịch, vẻ đẹp quá khứ, đời sống trụy lạc
+ Tác phẩm: Một chuyến đi, Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua
+ Thành công ở thể loại: truyện ngắn
- Sau Cách mạng:
+ Đề tài: kháng chiến chống Mỹ, xây dựng chủ nghĩa xã hội
+ Tác phẩm: Kí chống Mỹ, Sông Đà
+ Thành công ở thể loại tùy bút
- Phong cách nghệ thuật	
+ Tiếp cận sự vật và con người: phương diện thẩm mĩ (vẻ đẹp phi thường, tuyệt mĩ)
+ Cảm hứng phóng túng, cảm giác mãnh liệt 
+ Vận dụng tri thức đa ngành: hội họa, âm nhạc, quân sự
+ Ngôn ngữ, câu văn: phong phú, tinh tế, giàu nhạc điệu, giàu chất tạo hình
→ tài hoa, uyên bác
Nguyễn Tuân được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996)
2.Tác phẩm
a.Vang bóng một thời
- Xuất bản: năm 1940, bao gồm 11 truyện ngắn
- Đề tài: Vẻ đẹp quá khứ
- Nhân vật: Nhà Nho tài hoa, tài tử
→ Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước cách mạng 
“Một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan)
b.Chữ người tử tù
- Nhan đề:
+ Dòng chữ cuối cùng (Tạp chí Tao đàn,1939)
+ Chữ người tử tù (Tâp truyện Vang bóng một thời, 1940)
- Chủ đề: 
+ Ngợi ca vẻ đẹp chữ viết và nhân...n Cao đều là hiện thân cho nhân cách cao quý của kẻ sĩ
- Ung dung, bất khuất trước cường quyền.
- Đấu tranh quyết liệt với cái xấu, cái ấc.
- Hào hiệp, trọng nghĩa khí
Nhiệm vụ 4: Đọc hiểu văn bản – Tìm hiểu các nhân vật: Viên quản ngục
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm tìm hiểu về viên quản ngục:
NHÓM 1-2: TÌM HIỂU CẢNH NGỘ CỦA NHÂN VẬT
Gợi ý: Trong tác phẩm, nhân vật viên quản ngục được đặt trong hoàn cảnh nào? (Chú ý các yếu tố: nghề nghiệp, môi trường sống, sở thích, cuộc gặp gỡ với Huấn Cao)
NHÓM 3-4: TÌM HIỂU PHẨM CHẤT NHÂN VẬT 
Gợi ý: Từ cảnh ngộ, nhân vật viên quản ngục hiện lên với phẩm chất, tính cách nào? Phẩm chất, tính cách đó được biểu hiện cụ thể qua những chi tiết nào? (Chú ý qua lời kể của tác giả ở phần 1 và hành động biệt đãi, xin chữ ông Huấn Cao)
Giáo viên cho HS phát biểu ý kiến cá nhân để Đánh giá về nhân vật viên quản ngục?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh chia thành 4 nhóm và thảo luận trong thời gian 5 phút.
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Nhóm học sinh được chỉ định trình bày kết quả thảo luận (có thể gọi các nhóm khác nhau ở từng nội dung).
Các HS khác trong lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản
b. Nhân vật Viên quản ngục
Hoàn cảnh:
Nghề nghiệp và môi trường sống: cai ngục trong đề lao (nơi người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, một đống cặn bã, ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt) -> Khó giữ được thiên lương, phẩm giá của con người.
Sở thích: có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết -> Cao quý, trái ngược với công việc mà ông làm.
Cuộc gặp gỡ đầy trớ trêu với Huấn Cao, một người ông mến mộ trong nhà lao khi ông là cai ngục mà Huấn Cao lại là tử tù -> Đặt viên quản ngục vào một tình thế trớ trêu, khó xử nhưng đồng thời cũng làm nổi bật tính cách, phẩm chất tốt đẹp của ông.
Tính cách, phẩm chất:
Được thể hiện qua lời kể của tác giả trong phần 1:
+ Ngoại hình: đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu.
+ Lời nói: qua cuộc đối thoại với thầy thơ lại thể hiện sự mến mộ ông Huấn nhưng vẫn giữ đúng phép tắc.
+ Suy nghĩ: về sự kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng người tài của thầy thơ lại và mong muốn sẽ biệt đãi ông Huấn Cao những ngày cuối đời.
+ Những câu văn khái quát nhân vật: 
Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ.
Những cái thuần khiến vào giữa một đống cặn bã.
Những người có tâm điền tốt và thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.
Qua lời kể của tác giả, người đọc có cái nhìn tốt đẹp và thiện cảm hơn với viên quản ngục.
Được thể hiện qua hành động biệt đãi và xin chữ Huấn Cao:
+ Biệt đãi Huấn Cao: 
Khi nghe tin Huấn Cao là tử tù: nảy sinh ý định muốn biệt đãi, muốn cho ông ta đỡ cực những ngày cuối cùng còn lại.
Khi đón nhận tù nhân: viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành, lòng kiêng nể, biệt nhỡn riêng với Huấn Cao.
Những ngày Huấn Cao ở tù: suốt nửa tháng, ngày nào cũng tiếp đãi rượu thịt; trực tiếp vào buồng giam bày tỏ: “Biết ngày là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều” và không đặt chân vào buồng giam khi Huấn Cao yêu cầu. Trước Huấn Cao, viên quản ngục chỉ coi mình là một kẻ tiểu lại giữ tù không là gì so với ông Huấn.
+ Xin chữ ông Huấn:
Trăn trở, khổ tâm khi không thể tiếp cận ông Huấn.
Tái nhợt người khi tiếp đọc công văn sáng sớm hôm sau ông Huấn và đồng chí bị áp giải ra pháp trường. Kể rõ tâm tình để thầy thơ lại giúp.
Khúm núm, vái lạy và khóc xin bãi lĩnh khi ông Huấn cho chữ.
Qua hành động biệt đãi và xin chữ Huấn Cao, viên quản ngục càng thể hiện rõ tính cách tốt đẹp biệt nhỡn liên tài.
Đánh giá: 
Nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng bút pháp tương phản, đối lập, ngôn ngữ kể đậm chất cổ xưa, trang trọng để khắc hoạ thành công nhân vật viên quản ngục.
Chân dung viên quản ngục là một người trọng khí phách, mến tài năng, yêu và say mê cái đẹp, sẵn sàng thay đổi bản thân vì cái đẹp.
Nhân vật thể hiện quan điểm thẩm mĩ sâu sắc, nhân sinh: cái đẹp có khả năng cảm hoá con người.
Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu cảnh cho chữ
- HS đóng vai: Cảnh cho chữ
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy dự án phát phiếu học tập tìm hiểu về cảnh cho chữ và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi vào phiếu học tập
? Cảnh cho chữ diễn ra vào lúc nào? ở đâu? Tư thế, vị thế của nhân vật cho chữ và nhận chữ? Tại sao nói đây là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
? Nêu ý nghĩa cảnh cho chữ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy nghĩ và hoàn thành phiếu trước khi đến lớp
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Học sinh trình bày cá nhân khi được GV đặt câu hỏi
Các HS khác trong lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4. Kết luận, nhận định
Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản

3. Cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có.
a. Không gian – địa điểm: cho chữ hay còn gọi nghệ thuật thư pháp vốn là một ...hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao).
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao, con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu hoạt động: Dựa vào nội dung tìm hiểu tác phẩm viết kết nối đọc về một yếu tố nghệ thuật đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của truyện 
b. Nội dung thực hiện 
HS thực hành viết kết nối đọc theo hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm
d. Tổ chức thực hiện: 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh thực hiện bài làm viết kết nối đọc 
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 

Bài làm mẫu 
Thành công nhất của Chữ người tử tù đó tình huống truyện gây cấn, hấp dẫn, bất ngờ. Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le, kì lạ giữa hai nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục. Diễn biến cuộc cho chữ được Nguyễn Tuân miêu tả hết sức tỉ mĩ. Thái độ lúc đầu của Huấn Cao: Tỏ ra coi thường, khinh bạc ngay cả khi nhận được sự chăm sóc lặng lẽ, chu tất của viên quản ngục. Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng chân thành và sơ thích cao quý của viên quản ngục, Huấn Cao hết lực trân trọng và đồng ý “cho chữ”. Về không gian: chốn ngục thất mà Huấn Cao là tử tù còn viên quản ngục là người có uy quyền trông coi ngục thất. Cảnh cho chữ trong nhà ngục diễn ra như “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Không gian và thời gian rất đặc biệt; vị thế của các nhân vật bị đảo ngược. Tình huống đảo ngược ấy làm bộc lộ tính cách nhân vật, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật, làm tỏa sáng vẻ đẹp của cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương. Tình huống truyện góp phần khắc họa tính cách nhân vật ; tăng kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm. Về thời gian đó là đêm cuối cùng trước khí Huấn Cao bị chịu án chém. Đó là một cuộc gặp gỡ éo le giữa một tử tù ngang tang, khí phách và có nhân cách cao đẹp lại viết chữ nho rất đẹp với một người coi tù thích chữ đẹp, đặc biệt là chữ của tử tù Huấn Cao. Trên bình diện xã hội họ gặp nhau trong cảnh ngộ và vị thế đối kháng: Huấn Cao cầm đầu khởi nghĩa chống lại triều đình, bị coi là giặc, bị khép tội đại nghịch và chờ án chém; còn viên quản ngục đang phụng mệnh triều đình, là kẻ đại diện cho bộ máy cai trị của chế độ đó. Nhưng điều kì diệu là 2 kẻ tưởng đối nghịch ấy đã trở thành tri âm, tri kỉ. Sử dụng triệt để thủ pháp tương phản đối lập, cách khắc họa nhân vật theo bút pháp lãng mạn, làm nổi bật gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, lí tưởng và hiện thực. Cảnh cho chữ là cảnh chói sáng nhất trong tác phẩm. Nó vừa thiêng liêng vừa tràn ngập ánh hào quang của cái đẹp. Cái đẹp tỏa ra từ phẩm chất, khí phách, nhân cách của các nhân vật đặc biệt toát ra từ vẻ đẹp, cái hay của chữ người tử tù Huấn Cao đã tạo thành chất thơ huyền diệu của tác phẩm.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, LIÊN HỆ
a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng liên hệ về tấm lòng biệt nhỡn liên tài, trân trọng cái đẹp, 
b. Nội dung thực hiện: HS mở cuộc hội thảo “Làm thế nào để giữ gìn văn hóa truyền thống trong thời kì hội nhập và mở cửa?” 
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập 
Giáo viên giao nhiệm vụ
Học sinh thảo luận và thực hiện 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh suy ngẫm và thực hiện hội thảo theo nhóm
Bước 3. Báo cáo, thảo luận 
Học sinh trình bày phần bài làm của mình 
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo 
Gợi ý một số cách để giữ gìn văn hóa truyền thống 
Cần phải có sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thần
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước
5. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Tìm hiểu thêm một số kiến thức có liên quan đến bài học: Tìm hiểu thêm về nghệ thuật thư pháp và sưu tầm những bức thư pháp cổ hiện nay còn được lưu giữ.
Tìm đọc những tác phẩm khác trong Vang bóng một thời và những tài liệu liên quan trên Internet. 
Học sinh về nhà tìm hiểu.

PHỤ LỤC 
Phiếu học tập số 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
PHẦN 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Tiết 8
SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết cách giải nghĩa từ Hán Việt, tránh được lỗi dùng từ sai nghĩa.
- HS nhận biết được hiệu quả sử dụng từ Hán Việt.
2. Năng lực
- HS vận dụng năng lực ngôn ngữ để giải bài tập và vận dụng từ Hán Việt trong tạo lập văn bản và trong cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Trân trọng, yêu sự trong sáng của tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Máy chiếu, bảng, máy tính.
2. Học liệu
-...bao giờ.
-	Nhận xét: Mất đi tính trang trọng, diễn đạt dài dòng hơn; không phù hợp với tính hoài cổ, trang trọng của một người nghĩa khí như Huấn Cao cũng như không khí cổ xưa, cổ điển của tác phẩm.
c. Dựa vào ngữ cảnh, nêu ý nghĩa của việc sử dụng từ Hán Việt nêu trên.
Ngữ cảnh: Huấn Cao là một người viết thư pháp rất đẹp, một bậc quân tử, nhà nho chân chính. Việc sử dụng từ Hán Việt trong đoạn văn trên thể hiện rõ được con người của theo nho giáo của Huấn Cao, sử dụng từ ngữ có phần trang trọng, cổ kính.
Bài 3. Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.
Từ
6 từ Hán Việt
Đặt câu
Cương trực
Cương nghị
Trung trực
- Thầy chủ nhiệm lớp tôi có tính cách rất cương nghị.
- Phan Bội Châu là một chí sĩ có lòng yêu nước, trung trực, dũng cảm.
Hàn sĩ
Hàn vi
Sĩ phu
- Thuở hàn vi, các trạng nguyên thời xưa thường phải trải qua cuộc sống khó khăn, nhưng đó cũng là động lực cho thành công sau này.
- Các sĩ phu đều một lòng một dạ giúp nhà vua xây dựng đất nước.
Hiếu sinh
Hiếu thảo
Sinh thời
- Con cái cần biết hiếu thảo với cha mẹ.
- Sinh thời, Bác Hồ chưa từng nhận mình là một nhà thơ nhưng những vần thơ của Bác xứng đáng là những vần thơ thép, dạt dào cảm xúc.

Bài 4. Hãy chỉ ra lỗi dùng từ Hán Việt trong các câu sau và sửa lại.
a. Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích.
- Trí thức -> tri thức (Dùng sai, nhầm lẫn về ngữ âm, dẫn đến sai nghĩa).
b. Tại phiên tòa nơi cõi âm, nhân vật Tử Văn đã thể hiện được sự cứng cỏi, ngang tàng của hàn sĩ.
- Hàn sĩ (những người trí thức nghèo, không phù hợp với ngữ cảnh chỉ người cứng cỏi, ngang tàng) -> kẻ sĩ.
c. Thói quen học tập theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” là một yếu điểm của nhiều bạn học sinh
- Yếu điểm (điểm quan trọng) -> Điểm yếu (nhược điểm, điểm hạn chế) (Dùng sai nghĩa)
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về từ Hán Việt.
b. Nội dung: Tìm và giải nghĩa từ Hán Việt
c. Sản phẩm: Trình chiếu PP
d. Tổ chức thực hiện:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS thảo luận bàn đôi.
Tìm và giải nghĩa ngắn gọn các từ Hán Việt trong đoạn trích.
Trước xe quân tử tạm ngồi,
“Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa:
“Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền không có, bạc vàng cũng không.
Ngẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.”
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
Này đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?
Nhớ câu kiến ngãi bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Trích Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận bàn đôi
B3: Báo cáo thảo luận
HS báo cáo theo bàn.
B4: Kết luận, nhận định
Tìm và giải nghĩa ngắn gọn các từ Hán Việt:
-Quân tử: chỉ người nam nhi (những người có tài năng).
-Tiện thiếp: Tiếng tự xưng khiêm nhường của người đàn bà thời xưa.
-Công: công lao
- Kiến: thấy, trông thấy
- Bất: không
-Vi: làm
-Phi: không phải
-Hùng: hùng dũng
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt để tạo lập, sử dụng thành thạo.
b. Nội dung: Viết đoạn văn (5-7 câu) cảm nhận về phẩm chất của Huấn Cao, trong đó có sử dụng ít nhất 3 từ Hán Việt.
c. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho HS.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS làm bài cá nhân.
B3: Báo cáo thảo luận
HS đại diện 1-2 em đọc trước lớp.
B4: Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
Đoạn văn của học sinh
5. HOẠT ĐỘNG 5: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- HS học bài, hoàn thiện bài tập.
-Tìm đọc Từ điển Hán Việt. 
- Tìm đọc thơ chữ Hán.
- Chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.

PHẦN 3: VIẾT
 Tiết: 9-10
VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ 
TÁC PHẨM TRUYỆN
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức:
* Học sinh có thể viết nhanh một đoạn nêu hoặc trình bày một quan điểm, đánh giá về một khía cạnh, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
* Học sinh giới thiệu được ngắn gọn về tác phẩm truyện (nhan đề, tên tác giả,) và ý kiến khái quát của người viết về tác phẩm. 
* Học sinh tóm tắt tác phẩm truyện (vừa đủ để người đọc nắm được nội dung chính) 
* Học sinh phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm truyện (chủ đề, nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những ngữ liệu sinh động. 
* Học sinh đánh giá tác phẩm truyện dựa trên các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục. 
* Học sinh khẳng định được giá trị của tác phẩm 
2. Về năng lực: 
* Vận dụng năng lực ngôn ngữ và cảm thụ văn học để tạo lập văn bản phân tích, đánh giá 
3. Về phẩm chất: 
* Tự rút ra được bài học trong cuộc sống và liên kết với các yếu tố số hóa, công dân toàn cầu,
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. ... đối chất của Tử văn
Mở nút: Tên tướng giặc bị trị tội, Tử Văn trở thành quan phán sự
 - Kết cấu lôi cuốn lôi: 
• Tử Văn dám làm chuyện mà ai cũng phải lắc đầu lè lưỡi đó là đốt đền tà, người đọc hồi hộp chờ đợi xem diễn biến tiếp theo. 
• Tử Văn nằm mộng gặp hồn ma tên tướng giặc đến hăm dọa bắt dựng lại đền không sẽ bị giết nhưng Tử Văn vẫn thản nhiên, ung dung coi như không có gì. Người đọc hồi hộp chờ xem những hành động tiếp theo của hồn ma tên tướng giặc và Ngô Tử Văn. 
• Tử Văn nằm mộng gặp thổ công, được thổ công chỉ rõ lai lịch và tội ác của tên Bách hộ họ Thôi và được mách nước đối phó với hắn. Diễn biến này của câu chuyện khiến người đọc hình dung ra toàn bộ sự việc và càng mong chờ tình tiết tiếp theo 
• Cuộc đấu tranh dưới Minh ti vô cùng gay cấn với hai chặng rõ rệt: Ban đầu Tử Văn yếu thế trước sự giảo biện, giả dối trắng trợn của tên bách hộ họ Thôi nhưng sau đó tình thế đảo ngược, sau một hồi tranh cãi Diêm Vương bắt đầu nghi ngờ, tên tướng giặc bộc lộ bản chất hèn kém, Tử Văn tự tin và giành thắng lợi. → Kết cấu truyện vô cùng lôi cuốn khiến người đọc không thể rời khỏi những tình tiết của câu chuyện. 
2. Sử dụng các yếu tố thần kì
 a. Các nhân vật kì ảo 
- Hồn ma tên tướng giặc:
• Là tên tướng bại trận của Bắc triều, hôn ma bơ vơ ở Nam quốc
• Cướp đền thổ công, nhũng nhiều dân lành, chuyên làm trò thảm ngược 
• Bưng bít thượng đế, đút lót tham quan. 
• Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn trơ tráo đến dọa nạt bắt phải dựng lại ngôi đền. 
• Dưới minh ti hắn tỏ vẻ nhún nhường, đáng thương, bịa đặt, xảo trá, gian dối nhằm buộc tội Tử Văn 
• Tham sống sợ chết, giả nhân giả nghĩa - Thổ công: 
• Áo vải mũ đen, dáng vẻ nhàn nhã.
• Có lai lịch hiển hách: Thể hiện qua lời Diêm Vương “người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều...”. 
• Hiền lành, nhún nhường và là nạn nhân của hồn ma tên tướng giặc. 
• Dẫn đường chỉ lối để Tử Văn thắng kiện dưới Minh ti. - Diêm Vương: 
• Là người đứng đầu Minh Ti có quyền lực tối cao 
• Ban đầu bị hồn ma tên bách hộ họ Thôi lừa gạt, mắng Tử Văn 
• Sau đó sáng suốt, tỉnh táo, suy xét mọi chuyện và phán xét một cách công bằng
 - Các nhân vật quỷ, Dạ Xoa góp phần đem đến sự rùng rợn, sinh động cho thế giới âm phủ. 
- Tử Văn: Được chết đi sống lại, sau đó sống ở cõi tiên. Yếu tố kì ảo song hành cùng hành trình đấu tranh giành được công lí và có được thành quả của Ngô Tử Văn. 
→ Các nhân vật kì ảo xuất hiện chủ yếu là người của cõi âm, đem đến sự lôi cuốn, thú vị, sinh động đặc sắc cho tác phẩm.
b. Không gian kì ảo
 - Giấc mơ của Ngô Tử Văn: Không gian nối liền cõi âm và cõi trần, nơi Tử Văn gặp gỡ hồn ma tên tướng giặc và viên Thổ công. Đây cũng là không gian để Tử Văn tạm lìa cõi trần đến cõi âm. 
- Không gian Minh ti: Được miêu tả cụ thể, chi tiết: Có một con sông, trên sông bắc một cây cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám hơi lạnh thấu xương. 
→ Gợi cảm giác rùng rợn, khiếp sợ. Nhưng chính không gian ấy lại làm nổi bật khí phách của Ngô Tử Văn bình tĩnh, can đảm ⇒ Sử dụng các yếu tố kì ảo đan xen các yếu tố hiện thực làm tăng tính huyền ảo, thiêng liêng cho câu chuyện, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, li kì hấp dẫn và đầy kịch tính bên cạnh những hiện thực được phản ánh. 
3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 
- Ngô Tử Văn là nhân vật chính của chuyện được xây dựng bằng cách giới thiệu trực tiếp, bằng lời nói và hành động
- Hồn ma tên bách hộ họ Thôi là nhân vật phản diện cũng được xây dựng qua hành động, việc làm và lời nói. 
- Xây dựng hai tuyến nhân vật thiện ác đối lập rõ rệt 
4. Cách kể chuyện 
- Có lời kể của người dẫn chuyện, lời đối thoại của nhân vật và lời bình 
- Cách kể chuyện tự nhiên, kịch tính, thu hút người đọc.
- Sử dụng những lời bình cho thấy thái độ, sự đánh giá của tác giả về câu chuyện, góp phần định hướng người đọc. 
III. Kết bài:
Khái quát lại những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Khẳng định những giá trị nghệ thuật này đã góp phần làm nên nội dung đặc sắc cho tác phẩm, từ đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa nội dung và nghệ thuật
 Phụ lục 2. Bài viết tham khảo 
BÀI LÀM
 Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện xuất sắc nhất trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Sự thành công của tác phẩm không chỉ đến ở nội dung phong phú, hấp dẫn, giá trị nhiều mặt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật đặc sắc. 
Nét nghệ thuật đầu tiên của truyện chính là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện thực và kì ảo. Để tạo ra tính chân thật cho tác phẩm tác giả đã giới thiệu nhân vật và sự việc cụ thể, ngay cả thời gian và địa điểm cũng đưa ra một cách chính xác: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang” “Năm giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm,.”. Những yếu tố hiện thực này sẽ khiến cho câu chuyện trở nên chân thực, tạo lòng tin nơi người đọc. Nhưng để tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện, tác giả đã có sự đan xen, kết hợp hết sức hài hòa với những yếu tố kì ảo. Theo bước chân của nhân vật chính Ngô Tử Văn n

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_10_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_1.doc