Giáo án Ngữ văn 8 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức.

- Giúp học sinh nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi d­ư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh qua dòng “Hồi ký”

2. Kỹ năng:

- Có kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân. Học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh

3. Thái độ:

- Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.

4. Năng lực: Năng lực tự học;Năng lực giao tiếp; Năng lực tư duy; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

+ Giáo viên: Giáo án, tài liệu, phiếu học tập ghi bài tập, băng đĩa nhạc bài hát ”Ngày đầu tiên đi học”

+ Học sinh: Soạn bài

doc 733 trang Cô Giang 13/11/2024 450
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 8 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn 8 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
Tuần 1
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
 Tiết 1-2: Văn bản TÔI ĐI HỌC 
	 	(Giáo án chi tiết) - Thanh Tịnh-
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
- Giúp học sinh nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh qua dòng “Hồi ký”
2. Kỹ năng:
 - Có kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân. Học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh
3. Thái độ:
 - Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.
4. Năng lực: Năng lực tự học;Năng lực giao tiếp; Năng lực tư duy; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+ Giáo viên: Giáo án, tài liệu, phiếu học tập ghi bài tập, băng đĩa nhạc bài hát ”Ngày đầu tiên đi học”
+ Học sinh: Soạn bài
III. Tiến trình tiết học
1. Ổn định lớp. 
Ổn định trật tự 
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK)
3. Bài mới: 
HĐ1: Khởi động(5’)
- Mục tiêu: Tạo dẫn chuyển vào bài tự nhiên, lôi cuốn học sinh tham gia tìm hiểu bài tích cực
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân và tập thể lớp
- Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
	Gv giao nhiệm vụ cho cá nhân học sinh kể về các kỷ niệm của mình, kể về cảm xúc của mình ngày đầu tiên đi học
Cả lớp cùng hát bài hát ngày đầu tiên đi học. ? Em cảm nhận được điều gì từ việc đi học qua lời bài hát.
Bước 2: Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập 
	Hs nhớ lại các kỷ niệm để kể và chuẩn bị bài hát bài “Ngày đầu tiên đi học”
Bước 3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xột, đánh giá 
	Hs lần lượt trình bày các kỷ niệm và hát tập thể
Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý chính 
GV giới thiệu bài: Thời ấu thơ là nhưng tháng ngày thơ mộng đẹp đẽ.Trong đó khoảng thời gian cắp sách đến trường luôn để lại trong ta những dấu ấn khó phai mờ.Mỗi khi mùa thu đến cảm xúc của những ngày đầu tiên đi học lại mơn man trở về trong mỗi chúng ta. Nhà văn Thanh Tịnh kể gì về tâm trạng trong ngày đầu tiên đi học của mình. Chúng ta cùng tìm hiểu văn bản...	
HĐ 2: Hình thành kiến thức (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 :  Giới thiệu VB
Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân. 
* Mục tiêu: HS nhận biết về tác giả, tác phẩm, thể loại, xuất xứ, bố cục của văn bản;
- Kiến thức: HS nhận biết về tác giả, tác phẩm, thể loại, xuất xứ, bố cục của văn bản;
- Kỹ năng: Đàm thoại, gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề
 - Thái độ: Giúp cho HS thêm yêu thích, say mê học môn văn
 - Năng lực: Năng lực tư duy; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề.
* Các bước thực hiện hoạt động
 B1: GV giao nhiệm vụ
? Hãy nêu hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh
? Phong cách sáng tác của tác giả có gì đáng chú ý
? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông
Thanh Tịnh (1911- 1988) Tên khai sinh là Trần Văn Ninh quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô tp Huế. Năm lên 6 tuổi được đổi tên là Trần Thanh Tịnh, học tiểu học và trung học tại Huế. Từ năm 1933, bắt đầu đi làm và vào nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương.
 Trong sự nghiệp sáng tác của mình,Thanh Tịnh đã có mặt trong khá nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, bút kí văn học...song có lẽ ông thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn và thơ. Những truyện ngắn hay nhất của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến. “Tôi đi học” là một trường hợp tiêu biểu như vậy. 
?Nêu vị trí của văn bản “Tôi đi học” ?
Tác phẩm được in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
B2: HS suy nghĩ, trao đổi
 B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá
 B4: GV chốt kiến thức
- Gv đọc mẫu 1 đoạn: Đọc nhỏ nhẹ, tha thiết, chậm rãi, rồi gọi hs đọc tiếp.
? Giải nghĩa 1 số từ khó?
: ông đốc, lớp ba, lớp năm, lưng lẻo nhìn, lạm nhận
?Ngay mở đầu truyện, tác gỉa đã viết: “Hằng năm, cứ vào cuối thu...tựu trường”. Em hiểu “tựu trường” ở đây có nghĩa như thế nào?
->Đến trường khai giảng năm học mới. 
? “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò mới đến” Vậy “ông đốc” ở đây là ai?
-> Ông hiệu trưởng.
? Từ “lạm nhận” trong câu “ Tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình” có nghĩa là gì? 
-> Nhận quá đi, nhận vào mình những điều, những phần không phải của mình.
? Còn một số từ khó khác, trong quá trình tìm hiểu văn bản chúng ta sẽ giải thích tiếp.
? Xác định thể loại văn bản
? Phương thức biểu đạt của văn bản
? Theo dõi văn bản cho biết có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? vì sao?
-Sự việc được kể từ cảm nhận của nhân vật tôi.
? Truyện kể điều gì về nhân vật tôi?
? Kỷ niệm đó được kể theo trình tự như thế nào? Vậy truyện đề cập đến điều gì?
? Qua phần đọc văn bản tìm hiểu?
Bước 3: HS trình bày, báo cáo sản phẩm, nhận xét, đánh giá 
- Hs trình bày 
Bước 4: giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt ý ch... vật xung quanh  thay đổi
+ Do lòng “tôi” có sự thay đổi- “đi học”
=> Sự thay đổi trong tình cảm nhận thức, ý thức được việc học hành. 
*Tâm trạng của nhân vật “ tôi”
- Náo nức, mơn man, từng bừng, rộn rã -> sd từ láy diễn tả cảm xúc, tình cảm trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật tôi. Đó là những rung động mãnh liệt của trái tim. 
-> Nghệ thuật: So sánh
- Tự thấy mình đã lớn. 
- Hành động: 
+ băm tay ghì chặt hai quyển vở.
+ Xóc lên nắm cẩn thận.
+ Định cầm thêm bút thước.
 ® Hồn nhiên, ngây thơ có chí, muốn được chững chạc như bạn. 

Hoạt động 4: Vận dụng(2’)
Hình thức tổ chức HĐ cá nhân, trao đổi theo cặp đôi
* Mục tiêu : HS hiểu được tình cảm yêu mến, trân trọng những kỷ niệm về thày cô, mái trường, bạn bè để từ đó có ý thức học tốt hơn.
* Các bước thực hiện hoạt động:
	- B1: GV giao nhiệm vụ.
	- B2: HS thực hiện nhiệm vụ.
	- B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá.
	- B4: GV chốt kiến thức.
? Đọc đoạn thơ, bà thơ nói về học trò, tình bạn, mái trường?
? Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ đó?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng 
Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, trao đổi theo cặp đôi
* Mục tiêu : HS bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của bản thân về t/ cảm của mình trong ngày tựu trường đầu tiên.
? Em hãy kể một kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của bản thân?
? Sưu tầm những bài văn, bài thơ hay viết về mái trường, thầy cô, bạn bè.
* Dặn dò :	
- Học bài, , kể tóm tắt lại văn bản.
- Đọc tiếp phần còn lại trong văn bản : Tôi đi học 
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 2  Văn bản TÔI ĐI HỌC 
	 	(Giáo án chi tiết) - Thanh Tịnh-
Ngày soạn : 20/8/2019
Ngày dạy :
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Học sinh hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kỹ năng:
 - Có kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân. Học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh
3. Thái độ:
 - Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, n/lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
2. Học sinh: Ôn lại một số văn bản nhật dụng ở chương trình Ngữ văn. Soạn bài trước ở nhà.
III. Tiến trình tiết học
1. Ổn định lớp. 
Ổn định trật tự 
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK)
3. Bài mới: 
HĐ1: Khởi động(3’)
Mục tiêu : Ôn lại kiến thức, tạo tình huống, tâm thế gây hứng thú cho HS;
Hình thức : HĐ cá nhân
? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm “ Tôi đi học”?
? Hãy phân tích diễn bến tâm trạng của nhân vật “ Tôi” - Tôi đi học, khi cùng mẹ đi đến trường?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: HS báo cáo kết quả; HS nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời; bổ sung, nhận xét.
Bước 4: GV đánh giá, kết luận, chốt ý dẫn vào bài.
- GV cho HS hát bài “ Mái trường mến yêu”. Cho HS NX – GV gt bài.
 Tiếp nối cảm xúc của nhân vật tôi khi đến trường, tâm trạng của tôi có sự thay đổi như thế nào khi đến trường -> cô và các em tiếp tục tìm hiểu văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
HĐ 2: Hình thành kiến thức. (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Qua phân tích phần 1 ta thấy trên con đường từ nhà đến trường tâm trạng của nhân vật “tôi” có sự thay đổi với nhiều cung bậc khác nhau. khi thì hồi hộp vui sướng, khi thì tự hào náo nức. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu tâm trạng của nv “tôi”
Tìm hiểu cảm nhận của nhân vật “tôi “ lúc ở sân trường
- Hình thức hoạt động cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu tỡm hiểu cảm xúc của nhân vật tôi khi ở sân trường
 - Hoạt động cá nhân
Bước 2, 3: Học sinh thực hiện các nhiệm vụ và trình bày, thảo luận
Đọc từ “Trước sân trường... vẩn vơ”.
? Cảnh trước sân trường Mỹ Lớ lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật.
?Cảnh tượng ấy gợi không khí gì trong lòng người đọc?
GV: Đi hết con đường làng, cậu học trò nhỏ tới sân trường. Nhìn cảnh sân trường dày đặc cả người, người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi sáng sủa -> Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta. Không khí đó vừa thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta, vừa bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ.
? Khi chưa đi học nhân vật tôi chỉ thấy ngôi trường Mỹ Lý cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng nhưng lần này nhân vật tôi lại cảm nhận như thế nào?
? Trước cảm nhận đó tôi thấy lòng mình ra sao.
? Hình ả...m xúc gì của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học.
? Diễn tả dòng cảm xúc đó tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là nổi trội
? Việc kết hợp giữa tự sự đan xen với miêu tả biểu cảm có tác dụng gì trong cách kể chuyện.
* Học sinh đọc phần ghi nhớ trang 9 -SGK

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Cảm nhận của “ Tôi” trên đường tới trường.
2. Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường.
*Sân trường: dày đặc người, ai cũng tươi vui, sạch sẽ, sáng sủa.
® Gợi không khí náo nức của ngày khai trường, thể hiện tinh thần hiếu học, bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường.
-Trường vừa xinh xắn oai nghiêm như đình hoà ấp, ®lòng lo sợ vẩn vơ.®Hình ảnh so sánh.
® Cảm xúc thiêng liêng của tác giả về mái trường.
*Hình ảnh nhân vật tôi và mấy cậu học trò mới.
+ Bỡ ngỡ nép bên người thân.
+ Chí giám nhìn một nửa.
+ Đi từng bước nhẹ.
+Như con chim muốn bay nhưng e sợ....,
® Hình ảnh so sánh diễn tả sinh động tâm trạng vừa ước ao, vừa chơ vơ, vụng về, lúng túng.
* Khi nghe một hồi trống
-Thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng.
-Bước chân dềnh dàng.. toàn thân run.
®Tâm trạng hồi hộp bỡ ngỡ.
* Hình ảnh ông đốc.
+Đọc, gọi tên học sinh, an ủi động viên.
+Nhìn với cặp mắt hiền cảm động.
+Tươi cười nhẫn nại chờ.
®Người thầy hiền từ điềm đạm.
* Khi nghe gọi tên vào lớp.
+ Tôi thấy quả tim ngừng đập.
+ Giật mình lúng túng.
+ Nức nở khóc.
® Cảm gíac lo sợ vì bị chú ý và sợ hãi trong buổi đầu tiên được gọi tên vào lớp.
3. Cảm nhận của tôi khi ở trong lớp học.
- Cảm thấy chưa lần nào xa mẹ như lần này.
- Mùi hương lạ xông lên
- Nhìn thấy cái gì cũng lạ và hay
- Bàn ghế là vật riêng của mình
- Bạn chưa hề quen nhưng không thấy xa lạ  quyến luyến.
®Tình cảm yêu trường, yêu bạn.
-> Cảm giác trong sáng, chân thực, đan xen giữa lạ và quen.
=> Yêu thiên nhiên, yêu những kỉ niệm tuổi thơ nhưng yêu cả sự học hành để trưởng thành.
- Kết thúc truyện bất ngờ tự nhiên
-Thái độ của người lớn với trẻ em
+ Phụ huynh : Chuẩn bị chu đáo, trân trọng dự lễ, lo lắng hồi hộp, dạ ran đáp lại.
+ Ông đốc : Từ tốn, bao dung
+Thầy giáo trẻ : Tươi cười
III. Tæng kÕt :
- Nghệ thuật : Bố cục chặt chẽ theo trình tự thời gian, theo dòng hồi tưởng có sự kết hợp giữa tự sự và biểu cảm
- Truyện toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu.
- Nội dung: Kể về kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên của nhân vât “tôi”
Hoạt động 4: Luyện tập- Vận dụng(2’)
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức của bài
HT: Hoạt động cá nhân. 
* Các bước thực hiện: 
? Cảm nhận của em về nhân vật tôi trong văn bản?
? Em thấy những cảm xúc nào của mình được bộc lộ qua nhân vật tôi?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1’)
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
 * HĐ cá nhân 
? Viết một đoạn văn nói về cảm xúc của em trong buổi tựu trường đầu tiên của mình?
* Dặn dò :
- Hãy phân tích tâm trạng của nhân vật tôi trong văn bản “Tôi đi học”
- Học lại bài cũ. Làm bài tập phần luyện tập.
* Soạn trước bài : “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
- Đọc trước ví dụ, tìm hiểu nghĩa của từ ngữ.
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
Ngày soạn :
Ngày dạy:
I. Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Phân biệt được các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Biết vận dụng hiểu biết về các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản 
2. Kỹ năng:
- Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa từ ngữ
3. Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào việc tạo lập văn bản
4. Năng lực cần hình thành
- Năng lực tự học
- Năng lực làm việc nhóm
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực thẩm mỹ
II. Chuẩn bị: 
+ Giáo viên: Giáo án, tài liệu
+ Học sinh: Soạn bài
III. Tiến trình tiết học
1. Ổn định lớp	
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
HĐ1 : Khởi động(5’)
Mục tiêu : Tạo t/huống, tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Cho hs chơi trò chơi, nêu yêu cầu nhiệm vụ của trò chơi: cách thức, thời gian chơi
Yêu cầu: Thì tìm nhanh các từ có nghĩa bao hàm hoặc được bao hàm cho các từ sau : 
Hoa:hoa hồng, hoa lan, hoa, sen...
Nhạc cụ: đàn bầu, đàn ghi ta, đàn tranh....
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, định hướng nội dung bài mới
HĐ2 Hình thành kiến thức. (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Tìm hiểu Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp.
Hình thức tổ chức: Thảo lận nhóm
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm về từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp, tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HS quan sát sơ đồ trên bảng phụ (ví dụ 1 sgk/10, ví dụ 2 ) và thảo luận gói câu hỏi sau:
Hãy phân tích cấp độ khái quát nghĩa của các từ ngữ trong sơ đồ của ví dụ trên xem nghĩa của từ nào rộng hơn... hoạt động cá nhân 
? Nhớ lại văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh và hãy cho biết chủ đề của văn bản là gì?
Bước 2: Hs nhận phiếu học tập, thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: HS báo cáo kết quả; HS nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời; bổ sung, nhận xét.
Bước 4: GV đánh giá, kết luận, chốt ý dẫn vào bài. 
GV : Một văn bản luôn thể hiện một tư tưởng, chủ đề nhất định. Thế nào là chủ đề của văn bản và tính thống nhất trong chủ đề văn bản được thể hiện ntn
HĐ2 :Hình thành kiến thức. (38’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Chủ đề của văn bản
Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm về chủ đề của văn bản, từ đó biết cách xá định được chủ đề của văn bản
Hình thức tổ chức:: Thảo luận nhóm (3 nhóm)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc lại văn bản ““Tôi đi học” của Thanh Tịnh và trả lời gói câu hỏi sau: 
H: Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình?
H: Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
H: Qua tiết đọc – hiểu văn bản “Tôi đi học” và quá trình trả lời các câu hỏi ở bài này, em hãy cho biết chủ đề của văn bản này?
H: Vậy em hiểu thế nào là chủ đề của một văn bản?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, định hướng nội dung phần sau(so sánh đối chiều với phần trả lời của các em ở phần khởi động)
II/ Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Mục tiêu: HS nắm được tính thống nhất vè chủ đề của văn bản, sự thể hiện của chủ đề văn bản,điều kiện để một văn bản đảm bảo tính thống nhất, cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề
Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 HS trả lời gói câu hỏi sau:
Nhóm 1+2: 
H: Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
H: Theo em, nhan đề và các từ ngữ, các câu văn tiêu biểu trên có cùng thể hiện chủ đề “Tôi đi học” không? Có từ, câu nào lạc đề không?
Nhóm 3+4
H: Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên. Hãy tìm những từ ngữ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật “tôi” suốt đời?
H: Tìm những từ ngữ, những chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đến trường, cùng bạn đi vào lớp?
H: Nhận xét về từ ngữ, chi tiết mà tác giả lựa chọn với việc thể hiện chủ đề văn bản
Câu hỏi chung cho 4 nhóm
H: Qua kết quả phân tích trên, em hãy cho biết: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện ở những phương diện nào?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, định hướng nội dung phần sau
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: HS xác định được chủ đề , những chi tiết thể hiện tính thống nhất về chủ đề, cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất
Hình thức tổ chức::Làm việc nhóm
1. Bài tập 1:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gọi HS đọc văn bản “Rừng cọ quê tôi”
Và thực hiện yêu cầu theo nhóm
 (4 nhóm)
Nhóm 1+2
a) H: Hãy cho biết văn bản trên viết về đối tượng nào? Và về vấn đề gì?Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào? Theo em, có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không? Vì sao?
b) H:Nêu chủ đề của văn bản trên?
Nhóm 3+4
c)H:Chủ đề của văn bản được thể hiện trong toàn văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Hãy chứng minh điều đó?
d) H: Tìm các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, định hướng nội dung phần sau 
GV: Văn bản “Rừng cọ quê tôi” đã đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tính thống nhất đó thể hiện ở: nhan đề, đề mục các phần chính, quan hệ giữa các phần và các từ, các câu tiêu biểu.
2.Bài tập 2: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT2 thực hiện yêu cầu theo nhóm
H: Ý nào làm cho bài viết bị lạc đề?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.

I. Chủ đề của văn bản
1. Ví dụ:
Đọc lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
2. Nhận xét:
- Kỉ niệm sâu sắc(thời gian, không gian, con người cảnh vật những tâm trạng,cảm xúc cụ thể) của tác giả Thanh Tịnh trong ngày đầu tiên đi học
 + Cuối thu
 + Cùng mẹ tới trờng
 + Cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng nơi trường mới...
- Ấn tượng: đẹp đẽ, thiêng liêng, sâu sắc về thời gian, không gian, con đường, ngôi trường, lớp học, bạn bè, thầy cô, bài học đầu tiên trong ngày đầu tiên đi học
-> Chủ đề của “Tôi đi học”: cảm xúc sâu sắc của “tôi” về ngày đầu tiên đi học .
3. Kết luận : Ghi nhớ chấm 1 sgk/12=> Chủ đề của văn bản: Là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
II. Tính thống nhất về ...viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan. Tập truyện "Những ngày thơ ấu'' ; chân dung Nguyên Hồng; bảng phụ.
2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.
III. Tiến trình tiết học
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ. 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK)
3. Bài mới: 
HĐ1: Khởi động(5’)
- Mục tiêu: Tạo dẫn chuyển vào bài tự nhiên, lôi cuốn học sinh tham gia tìm hiểu bài tích cực
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân và tập thể lớp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Hãy nêu ra năm điều để nói rằng thật hạnh phúc khi được sống và lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau
ví dụ: 
- Khi ta chập chững bước đi, mẹ là người nắm lấy đôi bàn tay nhỏ bé, dìu dắt bạn đi những bước đầu đời.
- Khi ta đau ốm, mẹ là người mất ăn mất ngủ, ngày đêm túc trực bên giường bệnh..
- Khi ta gặp khó khăn trắc trở, hay khi cả thế giới đều quay lưng với ta, thì mẹ vẫn luôn ở bên che chở ta, vỗ về ta. 
- Dù cả thế giới có bỏ mặc, ta vẫn dám chắc chắn một điều, trong lòng mẹ, ta chính là cả thế giới.
- Khi ta đau đớn, mẹ sẽ nhẹ nhàng xoa dịu vết thương cho ta.
- Khi ta cô đơn, bất lực, mẹ sẽ dùng tình yêu thương sưởi ấm trái tim đơn độc của ta
GV: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, cao quý giữa người mẹ và đứa con. Trong tiếng anh, từ đẹp nhất người ta cũng cho rằng đó là từ “mother” (mẹ). vậy đấy, chẳng phân biệt đông tây kim cổ, thời đại nào, tình cảm ấy cũng luôn được đề cao, tôn trọng và dành một vị trí riêng trong lòng mỗi người. Tình mẹ bao la, là tài sản, là đại dương quý giá mà không bao giờ con người ta có thể cân đong đo đếm cho được , thật hạnh phúc khi có mẹ. Nhưng chẳng phải ai trên thế gian này cũng may mắn được nhận suối nguồn yêu thương vô giá ấy, không phải ai cũng được sống và lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và đó thì quả là một bất hạnh.Ta từng găp một cậu bé Hồng như thế trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
HĐ 2: Hình thành kiến thức (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ đọc, tìm hiểu chung 
Mục tiêu: HS nắm những nét cơ bản về tác giả Nguyên Hồng, về văn bản trong lòng mẹ, thể hồi kí 
Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm (4 nhóm)
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
* GV hướng dẫn HS đọc với giọng chậm trầm lắng, thiết tha; chú ý ngữ điệu sau đó trả lời theo nhóm gói câu hỏi sau:
Câu hỏi: 
+Em hãy giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyên Hồng?
Nguyên Hồng (1918- 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở TP Nam Định. Trước cách mạng, ông sống chủ yếu ở TP cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ông được coi là nhà văn của những người lao động cùng khổ - lớp người dưới đáy của xã hội. Viết về những nhân vật ấy, ông bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc, mãnh liệt, trân trọng những vẻ đẹp đáng quý của họ.
 Văn xuôi Nguyên Hồng giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành. Đó là văn của một trái tim nhạy cảm, dễ bị tổn thương, dễ rung động đến cực điểm trước nỗi đau và niềm hạnh phúc của con người.
? Xuất xứ của văn bản “Trong lòng mẹ” ? Thể văn hồi kí? 
Văn bản trích trong hồi kí “Những ngày thơ ấu” st năm 1938. Tác phẩm gồm 9 chương, đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm.
? Nêu giọng đọc của văn bản?
 Đây là những dòng hồi kí đầy đau thương của nhân vật bé Hồng. Cần đọc với giọng trầm lắng, thiết tha; chú ý ngữ điệu.
(Giọng chậm, chú ý cảm xúc của nhân vật ''tôi'', cuộc đối thoại, giọng cay nghiệt của bà cô).
Gv cho hs đọc phân vai
? Giải nghĩa: ''rất kịch''; ''tha hương cầu thực''?
? Trong số các từ sau, từ nào là từ thuần Việt, từ nào là từ Hán Việt?
? Tìm từ đồng nghĩa với từ ''đoạn tang''?
GV: + Giỗ đầu: thuần Việt.
+ Đoạn tang, hoài nghi, phát tài, tâm can, thành kiến, cổ tục, ảo ảnh...:: từ Hán Việt.
- Mãn tang, hết tang, hết trở.
? Xác định thể loại, phương thức biểu đạt, nhân vật chính, ngôi kể, mạch kể, bố cục của văn bản
GV: 
- Nhân vật chính: Bé Hồng
- Ngôi kể: Thứ nhất
- Mạch kể: theo hồi tưởng của nhân vật tôi
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày, đánh giá
Bước 4: GV chốt kiến thức
GV: Hai ND trên thể hiện 2v.đề lớn của TP:
1.Tâm địa độc ác của bà cô
2.Tình yêu mãnh liệt của bé Hồng với mẹ.
?HĐ tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: Nắm được nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản Trong lòng mẹ: 
Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm
- HĐ cá nhân
? Nhân vật bà cô xuất hiện qua những chi tiết, lời nói nào?
(Cuộc gặp gỡ và đối thoại do chính bà cô tạo ra)
? Có gì đặc biệt trong cách hỏi của bà cô?
Lẽ ra với một chú bé thiếu thốn tình thương, chú phải trả lời là có. Nhưng chú nhận ra ý nghĩa cay độc của bà cô nên không đáp.
? Từ ngữ nào đã phản ánh thực chất thái độ của bà? “ Kịch” nghĩa là gì?
? Vậy đó là thái độ gì?
* Thái độ của bà cô giả dối được che đậy dưới giọng ngọt ngào.
(Bà cô hỏi với giọng ngọt ngào nhưng không hề có ý định tốt đẹp mà như đang bắt đầu 1 trò...truyện thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
- Ý nghĩa giáo dục: những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
2) Kỹ năng:
- Bước đầu biết đọc – hiểu một văn bản hồi kí.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.
3) Thái độ:
- Giáo dục tình cảm mẹ con, trân trọng giữ gìn, bồi đắp tình mẫu tử
4. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực giao tiếp; Năng lực tư duy; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực thẩm mỹ
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.	
1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan. Tập truyện "Những ngày thơ ấu'' ; chân dung Nguyên Hồng.
2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.
III. Tiến trình tiết học
1. Ổn định lớp. 
2. Bài mới: 
HĐ1: Khởi động(3’)
Mục tiêu : Ôn lại kiến thức, tạo tình huống, tâm thế gây hứng thú cho HS;
Hình thức : HĐ cá nhân
? Kể tóm tắt đoạn trích?
? Nhân vật bà cô hiện lên trong cuộc trò chuyện là một người như thế nào ?
Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: HS báo cáo kết quả; HS nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời; bổ sung, nhận xét.
Bước 4: GV đánh giá, kết luận, chốt ý dẫn vào bài.
GV giới thiệu bài: Cho học sinh quan sát chân dung Nguyên Hồng và cuốn ''Những ngày thơ ấu''
HĐ 2: Hình thành kiến thức. (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Mục tiêu: HS cảm nhận được hoàn cảnh sống của bé Hồng, thấy được cảm xúc của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô.
- HĐ cá nhân, trao đổi cặp đôi theo bàn.
? Tìm những chi tiết miêu tả cảnh ngộ của Hồng?
? Đó là hoàn cảnh như thế nào?
? Tìm những chi tiết cho thấy diễn biến tâm trạng của bé Hồng sau câu hỏi đầu tiên của bà cô?
? Em có n/x gỡ về Hồng qua chi tiết này?
* Bằng sự thông minh, nhạy cảm xuất phát từ lòng kính yêu mẹ, Hồng đã nhận ra sự cay độc của bà cô .
(Không muốn tình thương yêu và quí mến mẹ bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến)
? Sau câu hỏi thứ 2 của bà cô, thái độ của Hồng như thế nào?
? Có gì đặc biệt trong việc sử dụng từ ngữ của tg?
? Hồng cảm thấy ntn sau câu hỏi ấy?
? Chi tiết nào cho thấy cảm nghĩ của Hồng sau lần nói thứ 3 của bà cô?
? Cảm xúc lúc này của Hồng là gì?
(Câu văn thể hiện rõ phong cách viết rất Nguyên Hồng: thể hiện 1 cách nồng nhiệt, mạnh mẽ cường độ, trường độ tâm trạng nhân vật) 
? Hãy chỉ ra những suy nghĩ, phản ứng của Hồng sau những lời bà cô tươi cười kể về mẹ Hồng ?
? Tg đã sử dụng những NT tiêu biểu nào trong những đoạn văn trên?
? Em cảm nhận được gì về nỗi đau của Hồng lúc này?
* NT so sánh, lời văn dồn dập hình ảnh, các điệp từ mạnh mẽ: bộc lộ lòng căm tức tột cùng dâng lên đến cực điểm ở trong Hồng bằng các chi tiết đầy ấn tượng.
? Phát hiện những dấu hiệu nghệ thuật đặc sắc, phương thúc biểu đạt khi miêu tả tâm trạng H? Có tác dụng gì?
? Để làm nổi bật tình cảm suy nghĩ của Hồng và của bà cụ, tg đã s/ dụng NT nào? Nêu rõ tác dụng?
? Từ NT ấy, em cảm nhận như thế nào về tình cảm của bé H?
? Cảm nhận chung về tình cảnh của em?
? Qua đó, hiện thực nào được bộc lộ trong x/h cũ?
? Nguyên Hồng muốn lên án điều gì thông qua chi tiết nào?
* GV bình, giảng.
Gv y/c qsát tranh và tìm hiểu
? Bé H gặp mẹ trong hoàn cảnh nào?
? Nhận xét về kiểu câu: “Mợ ơi! Mợ ơi!”?
? Tiếng gọi ấy giúp em hiểu điều gì?
? Tác giả đã đưa ra giả định như 
thế nào?
? Lời văn tg sử dụng ở đây có gì đặc biệt?
? Giả định đó bộc lộ cảm giác nào trong lòng bé Hồng?
* Tác giả sử dụng hình ảnh độc đáo đầy sức thuyết phục, phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng thất vọng cùng cực của Hồng nếu người đó không phải mẹ. Nhưng lại làm nổi bật hạnh phúc vô hạn của Hồng .
(Đây là chi tiết thể hiện rất rõ phong cách văn chương Nguyên Hồng : sâu sắc, nồng nhiệt)
? Khi gặp mẹ Hồng có cử chỉ, hành động và tâm trạng gì?
? Nx gì về cách miêu tả và sd từ ngữ của tg?
? Điều đó diễn tả hành động ntn của Hồng?
? Tìm chi tiết miêu tả Hồng khi ở trong lòng mẹ?
? Nx gì về phương thức biểu đạt? Ta hình dung như thế nào về mẹ của H?
? Vậy khi ở trong lòng mẹ, Hồng có cảm giác như thế nào?
* Cách biểu cảm trực tiếp, tg đã miêu tả cảm giác sung sướng đến cực điểm của Hồng khi ở trong lòng mẹ. Được diễn tả bằng cảm hứng đặc biệt say mê cùng những rung động cực kỳ tinh tế. Nó tạo ra 1 không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơm vừa lạ lùng, vừa gần gũi. Nó là hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, 1 thế giới dịu dàng của tình mẫu tử.
? Tại sao lúc ấy tiếng nói của bà cô bị chìm đi ngay?
? Cảm nhận chung của em về tình cảm giữa mẹ con bộ Hồng trong đoạn trích? 
? Văn bản ca ngợi điều gì?
? Qua văn bản , em hiểu như thế nào về nhà văn?
* GV giảng...
HĐ tổng kết
Mục tiêu : Khái quát nội dung nghệ thuật của văn bản
Hình thức tổ chức : Thảo luận nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của văn bẳn bằng sơ đồ tư duy
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá
Bước 4: GV chốt kiến thức
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK (tr 21)
I. Đọc...huẩn bị bài: ''Trường từ vựng”.
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 7: TRƯỜNG TỪ VỰNG
Ngày soạn : 
Ngày dạy:
I. Xác định mục tiêu bài học
1. Kiến thức 
- Hiểu được thế nào là trường từ vựng và xác lập được một số trường từ vựng gần gũi.
- Biết cách sử dụng các từ cùng trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
2. Kỹ năng:
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ:- Sử dụng đỳng cỏc trường từ vựng Tiếng Việt trong giao tiếp.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, n/lực ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan. máy chiếu.
- Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.
III. Tiến trình tiết học
1. Ổn định lớp	
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới :
HĐ1 : Khởi động(5’)
Mục tiêu : Ôn tập kiến thức bài trước, tạo tâm thế gây hứng thú cho HS đón nhận bài mới.
* Hình thức thực hiện: HĐ cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
? Xác định nghĩa rộng, hẹp của các từ gạch chân sau:
'' Chết vinh còn hơn sống nhục''
'' Cho tôi một đĩa rau sống''.
* Vào bài mới: 
- Cho HS q.s các bức ảnh về mắt, mũi, miệng, tai đây là những từ chỉ bộ phận của cơ thể. Vậy nó được gọi là gì -> vào bài học hn.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, dẫn vào bài mới.
HĐ2 Hình thành kiến thức. (35’)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
? Thế nào là trường từ vựng
Mục tiêu: Hs nắm được khái niệm trường từ vựng, một số lưu ý về trường từ vựng
HĐ cá nhâ: Thảo luận nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*GV yêu cầu HS theo dõi ví dụ trên bảng phụ và trả lời gói câu hỏi sau: 
H: Các từ in đậm trong đoạn văn ví dụ 1, ví dụ 2, 3 có nét chung nào về nghĩa? Đặt tên cho nhóm từ đó.
H: Qua phân tích các ví dụ, em hiểu thế nào là trường từ vựng? 
H: Hãy đặt tên trường từ vựng cho nhóm từ sau: Cao, thấp, lênh khênh, lùn, gầy, béo, ? HS làm bài tập nhanh
? Tìm những trường từ vựng chỉ (hoạt động thay đổi tư thế của con người)
? THMT:
? Lấy một số ví dụ về trường từ vựng môi trường tự nhiên?
- VD: Hoạt động thay đổi tư thế của con người: đứng , ngồi , cúi , ngoẹo, ngửa, nghiêng...
- VD: + Môi trường tự nhiên: nước, khớ hậu, đất đai, sinh vật
+ MT xã hội: dân số, lao động, việc làm
GV chốt lại: 
 + Cơ sở để hình thành trường từ vựng là những từ đó phải có đặc điểm chung về nghĩa.
 + Nếu 1 nhóm từ mà không có ít nhất 1 nét chung về nghĩa thì không phải là trường từ vựng.
+ Người ta đặt tên trường từ vựng dựa vào nét nghĩa chung
3. Một số lưu ý 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
*GV yêu cầu HS theo dõi ví dụ trên bảng phụ và trả lời gói câu hỏi sau: 
Nhóm 1+ 2: Ví dụ: a,b
H: Trong trường từ vựng “mắt” có những trường từ vựng nhỏ nào? 
H: Hãy xác dịnh từ loại cho các từ thuộc trường từ vựng “mắt”
H: Từ ví dụ trên giúp em rút ra lưu ý gì?
Nhóm 3+4: Ví dụ c, d
H: Từ “ ngọt” có những nghĩa nào? Nó thuộc mấy trường từ vựng? Đó là những trường từ vựng nào?
H: Các từ in đậm ở ví dụ d vốn được dùng gọi, tả đối tượng nào? Ở đây tác giả Nam Cao đã dùng để gọi, tả đối tượng nào? Tác dụng của cách dùng đó? Cách dùng đó ta gọi là biện pháp nghệ thuật nào?
H: Từ ví dụ trên giúp em rút ra lưu ý gì?
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
* GV “ Tôi quên thế nào được cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời...- > làm nổi bật tâm trạng...
I. Thế nào là trường từ vựng
1.Ví dụ:
Ví dụ 1: Đoạn văn SGK/21
Ví dụ 2: xanh, đỏ, tím vàng,..
Ví dụ 3:đi, chạy, lăn, lê, bò, 
2.Nhận xét:
- Mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng.
-> Nét nghĩa chung: Chỉ bộ phận của cơ thể người.
- xanh, đỏ, tím vàng,
-> Nét nghĩa chung: Chỉ màu sắc
- đi, đứng, chạy, nhảy, 
-> Nét nghĩa chung: Chỉ hoạt động di chuyển của người
- Cao, thấp, lênh khênh, lùn, gầy, béo,
->Trường từ vựng: Hình dáng của con người.
* Ghi nhớ: (SGK-21)
3. Một số lưu ý:
a. Ví dụ: a, b, c, d sgk/21,22
b. Nhận xét 
* Một trường từ vựng có thể bao gồm các trường từ vựng nhỏ hơn
- Trường từ vựng “mắt” có 5 trường từ vựng nhỏ hơn
- lòng đen,lòng trắng, con người...-> Danh từ.
- Ngắm, ngó,liếc, nhìn,...-> Động từ.
- lờ đờ,tinh anh,đờ đẫn...-> Tính từ
* Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
- DT chỉ SV; con ngươi, lông mày...
- ĐT chỉ hành động: ngó, liếc...
- TT chỉ tính chất : lờ đờ, tinh anh...
 Đặc điểm ngữ pháp của những từ cùng trường.
-Từ“ngọt”là từ nhiều nghĩa, có nghĩa là mùi vị, âm thanh, thời tiết, thuộc 3 trường từ vựng.
* Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Phân tích ví dụ trong sgk.
* Các... phần đó có phù hợp logic, có thể hiện được chủ đề của văn bản không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày, đánh giá
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. 
GV: Thông thường, trong 1 văn bản phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản. Thân bài là những đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề. Kết bài có nhiệm vụ tổng kết chủ đề của văn bản.Trong 3 phần của văn bản, phần mở bài và kết bài thường ngắn gọn, được tổ chức tương đối ổn định. Thân bài là phần phức tạp nhất, được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 số cách sắp xếp nội dung phần thân bài.
? Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
- Mục tiêu: nắm được kiến thức cách bố trí, sắp xếp bố cục của văn bản thông thường.
- HĐ nhóm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
* Yêu cầu HS nhớ lại nội dung các văn bản và trả lời câu hỏi sau :
Nhóm 1+2:
H: Phần thân bài của văn bản “tôi đi học” kể về những sự kiện nào?
.H: Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào?
H: Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày theo diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần thân bài?
Nhóm 3+4
H: Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh...em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết?
H: Phần thân bài của văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” nêu các sự việc để thể hiện chủ đề “ Người thầy đạo cao đức trọng”. Em hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày, đánh giá
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. 
Từ các ví dụ trên ta thấy khi sắp xếp nội dung phần thân bài của 1 văn bản không bắt buộc theo mẫu nào. Mà tuỳ thuộc vào nội dung và đối tượng của văn bản, ý đồ của người viết
? Hs đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng, mở rộng(17 phút)
 Mục tiêu: Tìm hiểu cách sắp xếp nội dung, khái quát về trình tự trình bày trong một số văn bản tự sự, miêu tả, nghị luận...phân tích được cách sắp xếp, trình bày nội dung một văn bản,, tìm hiểu sự kết hợp của những cách sắp xếp và trình bày nội dung trong một văn bản cụ thể và tác dụng 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh đọc các bài tập trong sgk và thực hiện theo yêu cầu của bài tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày, đánh giá
Bước 4: Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. 
I. Bố cục của văn bản.
1. Ví dụ:
Văn bản: “Người thầy đạo cao đức trọng”
2. Nhận xét:
* Bố cục: 3 phần:
 + MB: từ đầu...-> danh lợi.
 + TB: học trò...-> cho vào thăm.
 + KB: khi...-> Thăng Long.
* Nhiệm vụ từng phần:
- MB: Giới thiệu Chu Văn An là người thầy đạo cao đức trọng.
- TB: Triển khai vấn đề đã giới thiệu qua 2 ý kiến đánh giá:
 + Chu Văn An là người tài cao
 + Chu Văn An là người đức trọng
- KB: Kết thúc vấn đề, đánh giá chung.
* Mối quan hệ giữa các phần : ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
- MB: Giới thiệu vấn đề.
- TB: Triển khai, làm rõ vấn đề.
- KB: Kết thúc vấn đề.
-> cả ba phần cùng tập trung làm rõ chủ đề của văn bản là người thầy đạo cao đức trọng.
 ->Mỗi phần đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải theo logic & cùng thể hiện chủ đề.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a) Văn bản: “Tôi đi học”:
-> Kể về những sự kiện: Những cảm xúc trên đường tới trường-> Khi tới trường-> Khi nghe đứng chờ nghe gọi tên vào lớp->Khi ngồi trong lớp đón nhận bài học đầu tiên
-> Trình bày theo trình tự thời gian, không gian và sự liên tưởng.
b) Văn bản: “Trong lòng mẹ”:
-> Trình bày theo diễn biến tâm trạng:
 + Uất ức, căm giận
 + Thương mẹ
 + Hạnh phúc khi gặp mẹ.
c) Trình tự: Tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp.
- Thời gian
- Không gian
- Sự phát triển của sự việc
- Theo mạch suy luận
 -Theo trình tự quan
d) Văn bản: “Người thầy đạo cao đức trọng”
-> Trình bày theo trình tự các cụm từ của mệnh đề:
 + Các sự việc nói về CVA là người tài cao.
 + Các sự việc nói về CVA là người có đạo đức, được học trò kính trọng.
* Ghi nhớ: (SGK – 25)
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a) Theo không gian:
 + Giới thiệu đàn chim: từ xa –> gần 
 + Ấn tượng về đàn chim: tận nơi –> xa dần (từ gần đến xa).
b) Theo không gian: Ba Vì -> xung quanh Ba Vì.
 Thời gian: Về chiều –> lúc hoàng hôn.
c) 
+ Bàn về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và các truyền thuyết (cách lí giải mang đậm màu sắc huyền thoại dân gian về những đoạn kết bi tráng của 1 số anh hùng dân tộc được nhân dân ta ngưỡng mộ).
+ Luận chứng về lời bàn trên.
+ Phát triển lời bàn và luận chứng
2. Bài tập 2:
Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày và sắp xếp chúng như sau: 
 - Suy nghĩ, thái độ của chú bé Hồng khi nói chuyện (đối thoại) với bà cô về mẹ.
 - Vì thương mẹ, bé Hồng căm ghét những hủ tục phong kiến vô lí đã làm mẹ khổ. 
- Vì nỗi mong nhớ, thương yêu mẹ thường trực nên thoáng thấy b...ét. 
B4: GV nhận xét, ghi b¶ng. 
 ?GV đọc mẫu 1 đoạn - 2 HS đọc tiếp: Đọc chính xác, có sắc thái biểu cảm, chú ý ngôn ngữ đối thoại nhân vật. 
GV hướng dẫn đọc: Làm rõ không khí hồi hộp, khẩn trương, căng thẳng ở đoạn đầu bi hài sảng khoái ở đoạn cuối, sự tương phản đối lập trong ngôn ngữ.
? Có thể chia văn bản thành mấy phần?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét.
HS tìm hiểu chú thích sgk- 
GV giải thích thêm một số từ cũ: sưu, cai lệ, xái, lực điền, hầu cận
? Em cú thể tóm tắt đoạn trích một cách ngắn gọn?
HS: Tóm tắt. 
- Cảnh buổi sáng ở nhà chị Dậu .
- Cuộc đối mặt với bọn cai lệ; người nhà lí trưởng chị Dậu vùng lên chống cự lại.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu chi tiết (18’)
Mục tiêu:
 - Tìm hiểu các nhân vật trong đoạn trích.
- Thấy được bản chất của chị Dậu là người phụ nữ có 1 phẩm chất phi thường.
Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, bình giảng.
2.2.1: T×nh thÕ cña gia ®×nh chÞ DËu khi bän tay sai x«ng ®Õn.
B1: Chuyển giao NV
1? Đọc văn bản trên, em thấy tác giả khắc học đậm nét những nhân vật nào? Họ tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội?
2? Hai tuyến nhân vật này như thế nào?
 GV: Chúng ta sẽ phân tích tình huống cụ thể của hai nhân vật trên.
3? Những âm thanh mở đầu đoạn trích báo hiệu điều gì sắp xảy ra?
HS: Suy nghĩ trả lời.
G: Dường như đã thành lệ khi tiếng tù và nổi lên là lúc vụ thu thuế đang diễn ra.
4? Trước khi bọn tay sai xông vào, tình thế chị Dậu như thế nào? Trong tình thế ấy em cảm nhận được vẻ đẹp nào ở chị Dậu? 
Câu 1+2: HS trả lời
Câu 3 +4: TL theo cặp bàn.
B2, 3: HS suy nghÜ , HS thảo luận trình bày
B4: GV nhận xét, chốt KT, mở rộng
Giảng: Tình thế này có thể coi là thế '' tức nước đầu tiên ''được tác giả xây dựng và dồn tụ. Qua đây thấy rõ tình yêu thương của chị Dậu đối với chồng mình. Chính tình thương yêu này và quyết định phần lớn thái độ và hành động của chị trong đoạn tiếp theo.
I. Tìm hiểu chung .
1. Tác giả:
- Quê: Lộc Hà - Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Là nhà văn hiện thực xuất sắc.
2. Tác phẩm.
- Xuất xứ: Đoạn trích chương 18 nhằm hoàn thiện hơn t/c chị Dậu: một người phụ nữ đảm đang có sức mạnh tiềm tàng, dám đứng lên chống lại những bất công, bạo ngược.
- Thể loại và bố cục:
-Thể loại:Tự sự, miêu tả xen biểu cảm.
-Bố cục: 2 đoạn :
+ Đoạn 1:Từ đầu => ngon miệng hay không.Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.
+ Đoạn 2: Còn lại.Chị Dậu khôn ngoan, can đảm, đương đầu với bọn tay sai phong kiến.
- Đoạn 2: Đoạn này cho thấy tinh thần phản kháng, sức mạnh tiềm tàng của chị Dậu.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Tình thế của gia đình chị Dậu khi bọn tay sai xông đến.
- Tình thế của chị Dậu trong buổi sáng sớm: 
+ Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất: quan sắp về tận làng để đốc thuế, bọn tay sai xông vào tận nhà để đánh trói , đem ra đình cùm kẹp ....
+ Chị Dậu phải bán con, bán chó , cả gánh khoai nhưng vẫn không đủ tiền để nộp cả xuất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái .
+ Anh Dậu đang ốm đau rề rề vẫn có thể bị bắt trói , đánh đập , hành hạ bất cứ lúc nào.
-> Chị Dậu người đàn bà đảm đang, nghèo xác xơ này còn biết làm gì hơn ngoài sự lo lắng, hi vọng cơ may đến để làm sao bảo vệ được người chồng đang ốm nặng.
Hoạt động 3- 4: Luyện tập -Vận dụng(5’)
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức của bài
- HT: Hoạt động cá nhân. 
? GV liên hệ: Em có biết vì sao GĐ chị Dậu nói riêng và người nông dân trước CMT8 lại lâm vào tình thế đó không?
 - B1: GV giao nhiệm vụ.
	- B2: HS thực hiện nhiệm vụ.
	- B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá.
	- B4: GV chốt kiến thức.
 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1’) Về nhà
* Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học.
? Thử vẽ tranh minh họa tình cảnh gia đình chị Dậu?
* Dặn dò :	
- Học bài, đọc phần còn lại
- Tiếp tục tìm hiểu cuộc đương đầu giữa nhân vật cai Lệ và Chị Dậu.
* Rút kinh nghiệm :
 Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
Tiết 10. Văn bản Tức nước vỡ bờ (Tiếp theo)
 - Ngô Tất Tố-
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: Học sinh cảm nhận được:
- Hiểu rõ bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến áp bức bóc lột 
- Sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của người phụ nữ nông dân nghèo khổ. Qua đó thấy được t/c nhân đạo của NTT. Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc: kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. Khắc hoạ tính cách n/v bằng 1 loạt các chi tiết, cử chỉ, lời nói, hành động, thể hiện chân thực diễn biến tâm lý nhân vật. Tương phản, đối lập.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ văn tự sự kết hợp văn miêu tả , biểu cảm. Bước đầu có nhận thức về số phận người dân Việt Nam trước CMT8.
3 Thái độ: Có thái độ đúng đắn khi tiếp xúc một sự việc.
4. Các năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học và sáng tạo.
- Năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực hợp tác.
- Năng lực giao tiếp..
- Năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách tham khảo. Giáo án
* Học sinh:- Soạn bài
 - Tìm hiểu về Lịch sử Việt Nam, cuộc sống người nông dân giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
III. Tiến trình bài ...au. Rồi chị túm tóc, lẳng hắn ngã nhào ra thềm. Rõ ràng trong cả hai hiệp, người đàn bà nhà quê đều chủ động, bình tĩnh, nhanh nhẹn, gan góc và dũng cảm. Chị đã chiến thắng giòn giã. Hành động của chị kết hợp với cách xưng hô... làm nổi bật sức mạnh của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của 2 tên tay sai sau khi chị ra đòn.
? Theo em, sự cự lại của chị Dậu: Ban đầu thiết tha, sau đó là thái đội phẫn nộ, quyết liệt của chị. Sự thay đổi thái độ hoàn toàn như vậy có được miêu tả hợp lí không?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét: Cách phân tích hợp quy luật thể hiện thái độ căm tức của chị Dậu chị không thể chịu đựng được nữa.
? Đến đây, tác giả chuyển từ văn kể sang văn miêu tả thật sống động, hào hứng. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng chị Dậu ra tay đấu lực với chúng?
HS: Tìm trong đoạn để trả lời.
GV: Ghi bảng.
? Em có nhận xét gì về tình thế lúc ấy?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Tình thế lúc này nghiêng về phía chị Dâụ. Tất cả hành động của chị đều thể hiện nỗi căm tức đối với tên Cai lệ.
? Do đâu chị Dậu có sức mạnh lạ lùng ấy?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Giảng: xuất phát từ lòng yêu thương chồng hết mực
? Em nghĩ ntn về lời anh Dậu khuyên can vợ và câu trả lời của chị? Em đồng tình với ai? Vì sao?
HS: Tự bộc lộ.
Gv; Hướng theo cảm nhận của HS.
? Qua đoạn trích em có nhận xét gì về bản chất và tinh thần của chị Dậu? 
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét, ghi bảng.
GV bình: Vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh chóng biến hai tên hũng hãn, vũ khí đầy mình thành những kẻ tảm bại xấu xí , tơi tả. Sự thất bại của chúng thật hài hước. Tiến sĩ Vũ Ngọc Phan có nhận xét : ''Đoạn văn đặc biệt sống động và toát lên một không khí hào hứng rất thú vị làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những trang rất buồn ''.
? Vì sao chị Dậu lại có đủ dũng khí để quật ngã hai tên đàn ông độc ác, tàn nhẫn ấy ? Việc hai tên tay sai thảm hại trước chị Dậu còn có ýý nghĩa và chứng tỏ điều gì ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV: Nhận xét.
? Qua phân tích đoạn trích ta thấy chị Dậu là người ntn?
HS: Phát biểu.
GV: Chuẩn kiến thức.
? Sau khi tìm hiểu đoạn trích em hiểu gì về nhan đề '' Tức nước vỡ bờ '' . Theo em cách đặt tên như vậy có thoả đáng không ? Vì sao ?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV Giảng: Đoạn trích đã diễn tả tâm trạng chị Dậu từ chỗ cam chịu, van xin tên cai lệ cho đến khi vùng dậy quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Ngòi bút hiện thực NTT đã cho ta thấy quy luật: có áp bức, có đấu tranh , tức nước thì vỡ bờ . Trong tác phẩm mặc dù NTT chưa chỉ ra được con đường đấu tranh CM là tất yếu của quần chúng bị áp bức những bằng cảm quan hiện thực nhà văn đã cảm nhận được xu thế '' tức nước vỡ bờ '' và sức mạnh và sức mạnh của nó .
Tác phẩm “Tắt đèn” có nhiều chỗ quánh đen, vón cục lại bởi sự ảm đạm của đời sống người nông dân khi bị áp bức, bóc lột đến cực điểm. Đoạn cuối chương 18 “Tức nước vỡ bờ” hửng lên 1 ánh sáng bất ngờ - ánh sáng của sự phản kháng. Văn bản đã minh chứng cho 1 quy luật tất yếu: Có áp bức ắt có đấu tranh.
 Ra đời trong XH thực dân nửa phong kiến, tiểu thuyết “Tắt đèn”có tác dụng giáo dục, thức tỉnh bạn đọc mạnh mẽ. Vì thế nhà văn Nguyễn Tuân từng nhận xét: “Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Mặc dù lúc đó NTT chưa được giác ngộ cách mạng, song ông đã phát hiện những tiềm năng cách mạng trong quần chúng nông dân, phát động họ chống quan Tây,vua ta. Ngòi bút của ông sắc mạnh như gươm giáo. Và ông xứng đáng được xem là người bạn đồng minh tích cực của cách mạng.
Hoạt động 2. 3: Tổng kết.
*Mục tiêu : Nắm được những nét chính về ND và NT.
* Phương pháp: Hoạt động cá nhân.
Bước1: Chuyển giao NV học tập.
? Từ việc tìm hiểu, phân tích đoạn trích trên, em hãy cho biết văn bản này thuộc thể loại nào? 
? Em hãy nhận xét về cách xây dựng nhân vật của tác giả? Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả ntn?
? Qua đó, chúng ta thấy thái độ của nhà văn đối với các nhân vật được thể hiện ntn? Hãy đánh giá thái độ đó.
?Qua ngòi bút hiện thực sinh động, NTT đã thể hiện được nội dung gì qua đoạn trích?
Bước 2, 3: HS suy nghĩ, trỡnh bày.
Bước 4: GV nhận xột, chốt KT:
GV: Thể loại truyện ngắn.
GV: Thái độ của nhà văn nghiêng về người lao động phê phán bọn quan lại.
GV: Bộ mặt XHPK được phơi bày.
? Hs đọc phần ghi nhớ.

II. Tìm hiểu chi tiết:
2. Nhân vật Cai lệ.
- Sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
- Cai lệ thét nộp sưu.
- Không để cho chị nói hết câu, trợn ngược hai mắt quát.
- Hằm hègiật phắt dây thừng chạy sầm sập lại chỗ anh Dậu.
- Bịch luôn vào ngực chị Dậusấn đến để trói anh Dậu.
- Tát vào mặt chị, cứ nhảy vào anh Dậu.
à Bản chất cai lệ được bộc lộ : đó là kẻ tàn bạo , không chút tình người . Hắn cứ nhằm vào anh Dậu mà không bận tâm đến việc hôm qua bộ mặt hung dữ, tàn ác, bất nhân cuả chế độ xã hội thực dân phong kiến.
3. Nhân vật chị Dậu
* Ban đầu:Trước thái độ hống hách , đe dọa , sỉ nhục chị Dậu cố '' van xin tha thiết '' . Bọn tay sai hung hãn đang nhân danh'' phép nước'' ''người nhà nước'' để ra tay , còn chồng chị chỉ là kẻ cùng đinh đang có tội nên

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_theo_cv3280_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_20.doc