Giáo án Ngữ văn 7 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

- Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.

- Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.

- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.

- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.

*HS KTTT

+ Nhớ tên tác giả, tác phẩm

+ Biết giao tiếp, hợp tác, tham gia các hoạt động phong tào tập thể.

+ Biết làm chủ bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp với những người xung quanh

B. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU VÀ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH

- Thiết bị, học liệu: SGK, máy tính, ti vi, phiếu học tập, video.

- Chuẩn bị của học sinh:

+ Đọc trước phần Tri thức Ngữ văn trong SGK (tr.10)

+ Thực hiện phiếu học tập.

+ Xem lại nội dung tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu (bài 3, Ngữ văn 6)

+ Đọc yêu cầu đối với văn bản tóm tắt, đọc bài tóm tắt tham khảo.

+ Chuẩn bị nội dung nói, tập luyện trước khi nói (SGK, tr. 30 – 31)

docx 616 trang Cô Giang 13/11/2024 30
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 7 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu

Giáo án Ngữ văn 7 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu
BÀI 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ
(13 tiết)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
- Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
- Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
*HS KTTT
+ Nhớ tên tác giả, tác phẩm
+ Biết giao tiếp, hợp tác, tham gia các hoạt động phong tào tập thể.
+ Biết làm chủ bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp với những người xung quanh 
B. THIẾT BỊ, HỌC LIỆU VÀ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
- Thiết bị, học liệu: SGK, máy tính, ti vi, phiếu học tập, video.
- Chuẩn bị của học sinh: 
+ Đọc trước phần Tri thức Ngữ văn trong SGK (tr.10) 
+ Thực hiện phiếu học tập.
+ Xem lại nội dung tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu (bài 3, Ngữ văn 6)
+ Đọc yêu cầu đối với văn bản tóm tắt, đọc bài tóm tắt tham khảo.
+ Chuẩn bị nội dung nói, tập luyện trước khi nói (SGK, tr. 30 – 31)
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1,2,3,4
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU BÀI HỌC: 0,5 tiết
1. Mục tiêu:
- HS nhận biết được chủ đề và thể loại chính được học trong bài (có cả tri thức ngữ văn phần văn bản).
- HS nắm được các khái niệm công cụ như đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.
* HS KTTT
- Biết được một số khái niệm công cụ phù hợp năng lực bản thân.
2. Nội dung:
HS đọc SGK, làm việc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học và các tri thức công cụ.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả sản phẩm của nhóm.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
cần đạt
1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học
Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS xem video (bài hát “Quê hương tuổi thơ tôi” – Từ Huy) kết hợp với việc đọc phần Giới thiệu bài học (đọc trước ở nhà) để nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học trong bài bằng 3 câu hỏi ngắn sau:
CÂU HỎI NGẮN:
1. Em có cảm xúc gì khi xem video trên?
2. Nêu điểm giống nhau của nội dung video và chủ đề bài học hôm nay.

Thực hiện nhiệm vụ:
HS nêu cảm xúc bản thân khi xem video và dựa vào kết quả chuẩn bị bài ở nhà để nêu chủ đề của bài và thể loại chính của văn bản.
*HS KTTT:
- Chăm chú theo dõi video.
Báo cáo, thảo luận:
HS chia sẻ kết quả trước lớp.
Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét chung, nhấn mạnh chủ đề và thể loại chính trong bài học.
2. Khám phá Tri thức ngữ văn
Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi về nhiệm vụ trong phiếu học tập:
THẺ KIỂM: 
1. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và phần Tri thức ngữ văn của bài học này để hoàn thành nội dung các câu dưới đây.
a. Đề tài là.., thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.
b. Để xác định và gọi được tên đề tài, có thể dựa vào.. được miêu tả hoặc được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm.
c. Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài
d. Chi tiết là .tạo nên thế giới hình tượng.
e. Tính cách nhân vật là. tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ,

Thực hiện nhiệm vụ:
– HS vận dụng kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi và trao đổi câu trả lời trong nhóm.
– GV định hướng, gợi ý thêm để HS có câu trả lời phù hợp.
*HS KTTT:
- Chăm chú lắng nghe, tham gia hoạt động cùng các bạn trong nhóm
Báo cáo, thảo luận:
GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp, đại diện khoảng 3 nhóm trình bày ngắn gọn. Các nhóm khác nhận xét.
Kết luận, nhận định:
GV nhấn mạnh lại các khái niệm về đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật và lưu ý HS về vai trò của “tri thức ngữ văn” trong quá trình đọc VB.

– Chủ đề: Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ.
– Thể loại đọc chính: Truyện
- Tri thức Ngữ văn (phần văn bản): SGK/10

II. ĐỌC VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI (Nguyễn Quang Thiều): 2,5 tiết
1. Mục tiêu:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm về VB.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
- Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
*HS KTTT:
- Chăm chú lắng nghe, biết được tác giả, tác phẩm.
2. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1. Khởi động
1.1 Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.
1.2. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
1.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
Giao nhiệm vụ:
 Hãy chia sẻ về một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ em. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó.
Thực hiện nhiệm vụ:
 HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại nh...ỏi sạu khi cho xem video về hành động con người bắt, bẫy chim.
BẢNG HỎI NGẮN
1. Em có nhận xét gì về hành động của con người đối với chim trong video trên?
2. Nếu gặp những tình huống như trên thì em sẽ làm gì?
3. Hãy nêu một số việc làm của em để hướng mọi người cùng chung tay bảo vệ những loài chim nói riêng và động vật quý hiếm nói chung?

I. Tìm hiểu chung:
II. Khám phá văn bản:
1. Tình yêu thương loài vật của 2 anh em Mên và Mon:
*Mên và Mon là hai cậu bé hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, yêu thương loài vật, dám hành động để cứu loài vật. 
2. Kết quả của hành động đúng:
- Bầy chim bứt khỏi dòng nước khổng lồ bay lên 
- Anh em Mên và Mon vui mừng, xúc động.
Hoạt động 3. Luyện tập
3.1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
3.2. Nội dung: HS củng cố kiến thức về đọc hiểu VB truyện; thực hành viết đoạn văn ngắn từ một nội dung của truyện.
3.3. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.
3.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
1. Luyện tập đọc hiểu
Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau: Khi đọc một VB truyện, em cần chú ý những yếu tố nào?
Thực hiện nhiệm vụ:
 HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
*HS KTTT:
- Theo dõi bài, tập trung, nghiêm túc.
Báo cáo, thảo luận:
Khoảng 3, 4 HS chia sẻ kết quả sản phẩm, góp ý, bổ sung cho sản phẩm của bạn.
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm, nhấn mạnh cho HS một số kĩ năng đọc hiểu.
2. Viết kết nối với đọc:
Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mên (ngôi kể thứ nhất).
Thực hiện nhiệm vụ:
HS chọn nhân vật kể, ngôi kể; chú ý thay đổi lời kể theo ngôi thứ nhất, lựa chọn giọng kể phù hợp, đảm bảo sự việc, đầy đủ chi tiết. 
GV quan sát, hỗ trợ những HS gặp khó khăn.
*HS KTTT:
- Theo dõi bài, tập trung, nghiêm túc.
- Thực hiện nhiệm vụ dưới sự hỗ trợ của giáo viên
Báo cáo, thảo luận:
Một số HS trình bày đoạn văn trước lớp. Các HS khác căn cứ vào các tiêu chí đánh giá để nhận xét về sản phẩm của bạn. Các tiêu chí có thể như sau:
 – Nội dung: Kể đúng nội dung sự việc, đảm bảo đầy đủ, chính xác của các chi tiết
 – Ngôi kể: Sử dụng ngôi kể thứ nhất
 – Chính tả và diễn đạt: Đúng chính tả và không mắc lỗi diễn đạt
 – Dung lượng; Đoạn văn khoảng 5- 7 câu
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đánh giá; rút kinh nghiệm cho HS.

Đoạn văn của HS bảo đảm đúng yêu cầu.
Hoạt động 4. Vận dụng:
4.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và thực tiễn.
4.2. Nội dung: Vẽ tranh, tự chọn đọc một VB truyện có chủ đề về thế giới tuổi thơ.
4.3. Sản phẩm: Nhật kí đọc sách.
4.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS thực hiện ở nhà: Tìm đọc một truyện ngắn có chủ đề về thế giới tuổi thơ và điền thông tin phù hợp vào nhật kí đọc sách do em thiết kế theo mẫu gợi ý. Chuẩn bị chia sẻ kết quả đọc mở rộng của em với các bạn trong nhóm hoặc trước lớp.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS tự tìm đọc một truyện ngắn theo yêu cầu, nhận biết đề tài, chi tiết, ấn tượng chung về nhân vật và ghi lại kết quả đọc vào nhật kí đọc sách; chuẩn bị trao đổi kết quả đọc ở tiết Đọc mở rộng.

Nhật kí đọc sách, chuẩn bị cho phần trao đổi ở tiết Đọc mở rộng.
III. TIẾT 4 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: 1 tiết
 MỞ RỘNG TRẠNG NGỮ CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ, TỪ LÁY
1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về trạng ngữ, nhận biết được thành phần trạng ngữ trong câu.
- Hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
- Tạo lập được câu văn, đoạn văn có mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ và nêu tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ đó.
- Nhận biết được từ láy và phân tích được tác dụng của từ láy được sử dụng trong câu văn, đoạn văn.
*HS KTTT:
- Tập trung theo dõi bài học, nghiêm túc, yêu thương, cư xử đúng mực.
2. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1.1.Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức bài học
Nội dung: Học sinh đặt được câu có dùng trạng ngữ.
1.3. Sản phẩm
1.4. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ: HS đặt câu có sử dụng trạng ngữ là một từ hoặc một cụm từ
Thực hiện nhiệm vụ:
 HS đặt câu có sử dụng TN theo yêu cầu.
Báo cáo, thảo luận:
- HS trình bày các câu văn có sử dụng TN theo yêu cầu.
- HS nhận xét, bổ sung, rút kinh nghiệm
- Giáo viên nhận xét phần trình bày của HS (nếu cần).
GV kết luận, nhận định
Từ kết quả trả lời của học sinh, giáo viên chốt lại kiến thức và dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
2.1.Mục tiêu: Xác định trạng ngữ của câu, so sánh trạng ngữ trong từng cặp câu và từ đó rút ra nhận xét vế tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
2.2. Nội dung: Học sinh hiểu được tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
2.3. Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm của học sinh
2.4. Tổ thức thực hiện
Hoạt độn... khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
- Từ láy bé bỏng để miêu tả những con chim chìa vôi bé nhỏ, mới được sinh ra nên còn non nớt, yếu ớt. 
- Hình ảnh những con chim bé bỏng đang bay vào bờ đối lập với dòng nước khổng lổ dâng cao xiên xiết chảy cho thấy vẻ đẹp, bản lĩnh của đàn chim non. 
- Hình ảnh này giúp người đọc cảm nhận được sự kì diệu và sức sống mãnh liệt của thế giới tự nhiên.
c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
- Các từ láy mỏng manh, run rẩy. 
+ Từ láy mỏng manh miêu tả những cánh chim rất mỏng, nhỏ bé 
+ Từ láy run rẩy diễn tả sự rung động mạnh, liên tiếp và yếu ớt của đôi cánh. 
=>Qua đó, câu văn nhấn mạnh sự nhỏ bé, non nớt của đàn chim non mới nở. Nhưng đàn chim ấy đã thực hiện thành công một hành trình kì diệu: bay lên khỏi dòng nước khổng lồ để hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
(Có thể hướng dẫn để HS làm ở nhà)
4.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn có mở rộng TN bằng cụm từ.
4.2. Nội dung: Tạo lập được đoạn văn có liên kết, mạch lạc. Trong đoạn văn có 1 hoặc nhiều câu có mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ. 
4.3. Sản phẩm: Đoạn văn đúng theo nội dung
4.4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Giao nhiệm vụ: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) miêu tả một cảnh đẹp mà em đã được trải nghiệm trong dịp nghỉ hè. Trong đoạn văn có mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ và có dùng từ láy. Gạch chân dưới trạng ngữ và cụm từ.
- Yêu cầu HS đọc đề
- Để thực hiện yêu cầu của đề, đoạn văn của em cần đảm bảo các yêu cầu gì?
Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân
- GV quan sát, hỗ trợ
*HS KTTT:
- Theo dõi bài, tập trung, nghiêm túc.
- Thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của phụ huynh. (Bài tập về nhà)
Báo cáo và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi HS lắng nghe nhận xét, bổ sung 
GV kết luận, nhận định
 Giáo viện: nhận xét, bổ sung, đánh giá
- GV khích lệ, động viên HS
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà: Đọc và soạn kĩ bài 
“Đi lấy mật”
 Đoạn văn:
- Dung lượng: 5 - 7 câu, có liên kết, mạch lạc.
Học sinh khá: có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn.
- Nội dung: miêu tả một cảnh đẹp mà em đã được trải nghiệm trong dịp nghỉ hè. 
- Yêu cầu về tiếng Việt: có mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ.
- Gạch chân và chú thích rõ.
BÀI 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ
(13 tiết)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
- Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
- Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
*HS KTTT
+ Nhớ tên tác giả, tác phẩm
+ Biết giao tiếp, hợp tác, tham gia các hoạt động phong tào tập thể.
+ Biết làm chủ bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp với những người xung quanh 
TUẦN 2- TIẾT 5,6,7,8
IV. ĐỌC VĂN BẢN 2: ĐI LẤY MẬT ( trích, Đoàn Giỏi): 3 tiết
1. Mục tiêu:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm văn bản.
- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống
* ĐỐI VỚI HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ
- Nhớ được tên tác giả, tác phẩm
- Nắm được nội dung cốt lõi của câu chuyện.
- Biết yêu thương bạn bè, có trách nhiệm với bạn bè và những người xung quanh
2. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình..
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIÊN SẢN PHẨM
Giao nhiệm vụ
GV yêu cầu thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ: 
Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em đã từng đến thăm hoặc biết tới qua các tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh, phim, thơ, văn ). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất ?
Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và trả lời từng câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận:
 - Gọi đại diện 2-3 cặp trả lời trước lớp. 
 - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
* HS KTTT
- Lắng nghe, suy nghĩ trả lời.
Kết luận, nhận định:
 GV đánh giá, nhận xét chung và giới thiệu bài học.
Phần trả lời và nhận xét của học sinh
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
- Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống
b. Nội dung: H...p và trả lời từng câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận
- Gọi đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức .
+ Mở rộng: Nhấn mạnh thên đôi nét về tác giả Đoàn Giỏi, các sáng tác của ông và liên hệ bộ phim Đất Phương Nam nổi tiếng
II. Khám phá văn bản.
1. Thiên nhiên Nam Bộ
- Được nhìn qua cảm nhận của An.
- Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh.
Không khí mát lành.
=> Thiên nhiên trong lành, tươi mát.
2. Con người Nam bộ.
+ Nhân vật An
+ Nhân vật tía nuôi An
+ Nhân vật Cò
+ Nhân vật mẹ Cò
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên với rừng rậm bạt ngàn, trù phú, thú rừng hoang dã muôn loài. Con người chất phác, thuần hậu, trọng nghĩa, can đảm.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời: Qua văn bản em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam ?
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung:Sử dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
Nêu được cảm nhận về một chi tiết tiêu biểu.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: Viết đoạn (5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích “Đi lấy mật ” 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
* PHIẾU HỌC TẬP:
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Đoạn trích được kể lại qua lời kể của nhân vật ...An...
Thời gian được nói đến trong đoạn trích là ... buổi sáng...
Không gian địa điểm được nói đến trong đoạn trích là ... trong rừng ...
Không gian địa điểm trong đoạn trích là nơi ... yên tĩnh, trong lành...
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm 1: Đoạn trích có những nhân vật nào, chỉ ra mối quan hệ của các nhân vật đó.
....................................................................................................................................
Nhóm 2,3: Trong đoạn trích em ấn tượng với nhân vật nào ? Hãy nêu những chi tiết nói về ngoại hình, hành động, lời nói, cảm xúc... của nhân vật đó và nêu cảm nhận của em về nhân vật em ấn tượng.
.................................................................................................................................... 
Nhóm 4: Tóm tắt lại ngắn gọn câu chuyện kể của má nuôi An về cách lấy mật.
V. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: 1 tiết
MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM TỪ
1. Mục tiêu
- Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu.
- Tạo lập được đoạn văn có sử dụng cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu 
2. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG:
1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, tạo tình huống có vấn đề để dẫn dắt vào bài mới.
1.2. Nội dung: câu hỏi
1.3. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.
1.4. Tổ chức thực hiện: 
Giao nhiệm vụ: 
GV: Nêu ra ngữ liệu: Chim hót líu lo
Câu 1: Xác định các thành phần chính của câu.
Câu 2: Các thành phần chính được cấu tạo từ hay cụm từ ?
Câu 3: Nếu bỏ bớt thành phần phụ của vị ngữ thì ý nghĩa câu thay đổi như thế nào?
Thực hiện nhiệm vụ: 
 Hs suy nghĩ, trao đổi cặp đôi để trả lời câu hỏi
Báo cáo, thảo luận. 
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Câu 1: Chim / hót líu lo
 CN VN
+ Câu 2: CN là 1 từ
 VN là cụm từ
+ Câu 3: Không xác định rõ được đặc điểm của tiếng hót.
Kết luận, nhận định
Gv kết luận, nhắc lại một số kiến thức cũ về cụm từ và dẫn vào nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP
2.1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng lí thuyết vào thực hành
2.2. Nội dung: hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa
2.3. Sản phẩm: phiếu học tập, câu trả lời của Hs
2.4. Tổ chức thực hiện: 
GV giao nhiệm vụ cho HS: Bài tập 1 và bài 4, GV cho HS trao đổi cặp đôi và trả lời trực tiếp. Bài 2 và bài 4 GV giao HS làm việc nhóm trên phiếu học tập 1,2. 
Hs thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó báo cáo kết quả hoặc trực tiếp trả lời câu hỏi. GV nhận xét và kết luận.
* HS KTTT
- Nghiêm túc, tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn.
Dự kiến các sản phẩm của HS
Bài 1: 
+ Câu (1): cụ thể hóa tiếng hót của chim.
+ Câu (2): cụ thể hóa cảm giác về mùi thơm của hương hoa tràm.
+ Câu (3): cung cấp thêm thông tin về phương hướng mà hương thơm lan tỏa.
+ Câu (4): cung cấp thêm thông tin về vị trí mà tính chất màu da của đối tượng (con kì nhông).
Các thành phần được mở rộng ở vị ngữ có tác dụng cung cấp thêm thông tin về đặc điểm, tính chất của sự vật, đối tượng được nói đến.
Bài 2: 
Phiếu học tập số 1
Câu
Chủ ngữ (cụm từ)
Chủ ngữ (cụm từ) sau khi rút gọn
Sự thay đổi nghĩa của câu sau khi chủ ngữ được rút gọn
a
Một tiếng lá rơi lúc này
- Tiếng lá rơi lúc này
- Một tiếng lá rơi
- Tiếng lá rơi
- Tiếng lá
Không xác định được địa điểm, thời gian, số lượng của tiếng lá rơi.
b
Phút yên tĩnh của rừng ban mai
- Phút yên tĩnh của rừng
- Phút yên tĩnh
Không xác định được chủ thể của phút yên tĩnh.
c
Mấy con...DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Hướng dẫn hs tìm hiểu 2 khổ đầu
Bước 1: Giao nhiệm vụ
+ Cảnh vật ở hai khổ thơ đầu được miêu tả trong khoảng không gian, thời gian nào?
+ Theo em, nhân vật tôi trong bài thơ là ai?
+ Tâm trạng nhân vật tôi có gì đặc biệt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, gợi mở
* HS KTTT
- Nghiêm túc, tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 HS trả lời, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV nhận xét, bổ sung, chốt 
Hướng dẫn hs tìm hiểu 4 khổ cuối
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Thảo luận nhóm đôi
+ Hs nêu ấn tượng về khung cảnh bầu trời đêm
+ GV yêu cầu học sinh tìm hiểu về các hình ảnh so sánh 
+ Hs chọn một chi tiết gợi tả đặc sắc để phân tích
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo, hs khác lắng nghe, phản biện
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Gợi ý: Có thể chọn hình ảnh “Ngàn sao vui làm việc” là hình ảnh thơ hay và ý nghĩa nhất trong toàn bài thơ. Câu thơ được tác giả tạo nên với ngôn từ rất giản dị nhưng lại đúc kết được vẻ đẹp của toàn bài. Ngàn sao cùng làm việc, cùng chung sức đã làm nên vẻ đẹp huyền diệu của trời đêm. Lao động và biết đoàn kết, yêu thương đã làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, đáng yêu
II. Khám phá văn bản 
1. Không gian, thời gian
2. Nhân vật “tôi”
- Là một cậu bé. 
- Tâm trạng: vui tươi, hạnh phúc của chú bé chăn trâu 
- > Một khung cảnh bình yên, vô lo, vô nghĩ
3.Khung cảnh bầu trời đêm: 
- Rộng lớn, mênh mông, kì vĩ 
- Nhiều hình ảnh so sánh
-> Nét chung: các chòm sao được so sánh với những vật dụng lao động của người nông dân 
=> Hình ảnh bầu trời đêm gợi liên tưởng đến khung cảnh lao động của người nông dân: rất quen thuộc, gẫn gũi, sống động, nhộn nhịp, tươi vui, vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật "tôi": rộng mở, giao hòa với thiên nhiên, với vũ trụ.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ngôi sao may mắn” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ: Trả lời theo cá nhân
Gv tổ chức trò chơi “Ngôi sao may mắn” để hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức đã học.

Câu 1: Tác giả của bài thơ Ngàn sao làm việc là? -> Võ Quảng
Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh Dải Ngân hà được so sánh với-> Dòng sông
Câu 3: Liệt kê ít nhất một từ láy có trong bài thơ? -> Đủng đỉnh/ lồng lộng/ rộn rã
Câu 4: “Như đuốc đèn rọi cá” là hình ảnh được so sánh với ngôi sao nào? -> Sao Hôm
Câu 5: Bài thơ Ngàn sao làm việc được viết theo thể loại nào? -> Thơ 5 chữ
Câu 6: Con vật nào xuất hiện ở phần đầu bài thơ? -> Con trâu
Câu 7: Bài thơ thuộc chủ đề nào?-> Bầu trời tuổi thơ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân
* HS KTTT
- Nghiêm túc, tham gia trò chơi cùng các bạn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
 HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
Bước 4: Kết luận, nhận định
 GV nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (Hướng dẫn về nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước1: Giao nhiệm vụ
Yêu cầu HS viết 1 đoạn văn khoảng 5-7 câu, chia sẻ cảm xúc của em khi được ngắm sao trên bầu trời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ
 -> GV sẽ kiểm tra sản phẩm của HS vào đầu tiết học sau.
* HS KTTT
- Hoàn thành nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của phụ huynh.
Viết đoạn văn theo yêu cầu về nội dung, độ dài, đảm bảo chính tả, ngữ pháp,...

 VII. TIẾT 10,11,12 VIẾT: 3 tiết
 TÓM TẮT VĂN BẢN THEO NHỮNG YÊU CẦU KHÁC NHAU VỀ ĐỘ DÀI
1. Mục tiêu:
- Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài
- Sử dụng ngôn ngữ trong sang, phù hợp, đúng yêu cầu
* HS KTTT
- Nghiêm túc, chú ý quan sát.
- Không yêu cầu hs thực hiện bài viết
2. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài học.
1.2. Nội dung: Trả lời câu hỏi liên quan đến tóm tắt văn bản
1.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
1.4. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ:
? Khi ai đó không thể xem một bộ phim mà muốn biết nội dung của bộ phim đó thì cần người khác làm gì ?
? Theo em, người được nhờ chuyển tải nội dung bộ phim phải làm gì ?
Thực hiện nhiệm vụ:
 Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi
Báo cáo, thảo luận
 Gọi 2-3 học sinh trả lời, nhận xét lẫn nhau
Kết luận, nhận định
 GV chốt, dẫn vào bài học
HOẠT ĐỘNG 2: PHÂN TÍCH BÀI TÓM TẮT THAM KHẢO
Giao nhiệm vụ:
 Gọi HS đọc VB tóm tắt SGK trang 27,28
 Câu hỏi nhóm đôi: VB ấy tóm tắt lại nội dung của VB nào ? Vì sao em biết ? So sánh VB tóm tắt và VB gốc về độ dài, sự việc, nội dung.
Thực hiện nhiệ... em quan tâm. 
2. Đối tượng của bài nói: Thầy cô, các bạn, người thân có hiểu biết đến vấn đề mà em quan tâm.
3. Các bước cần làm để chuẩn bị bài nói
- Chọn vấn đề
- Tìm hiểu những thông tin xoay quanh vấn đề
- Xây dựng sườn ý cơ bản
- Xác định lý lẽ, dẫn chứng cơ bản và cách nói thích hợp. 
4. Luyện nói ở nhóm, trước lớp.

B4. Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh
- Chốt, hướng dẫn bài nói và cách nói
Nhiệm vụ 2: Chuẩn bị nội dung bài nói 
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV phân chia các nhóm học tập. 
- GV giao các vấn đề cho các nhóm 
Nội dung: 
- Các nhóm tìm hiểu các vấn đề sau đây: 
+ Nhóm 1,2: Trẻ em và việc sử dụng thiế bị công nghệ 
+ Nhóm 2,3: Bạo hành trẻ em
- GV yêu cầu các nhóm học sinh hoạt động nhóm trong thời gian 20 phút và giao nhiệm vụ: 
Nội dung: 
1. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến vấn đề được giao. 
2. Cần giải thích những từ ngữ nào? 
3. Vấn đề đó tích cực hay tiêu cực? Nó có tác động như thế nào đến đời sống trẻ em ?
4. Từ đó, em đề xuất những giải pháp nào liên quan đến vấn đề ?
5. Nhóm dự định lựa chọn hình thức nói thế nào? (cả nhóm cùng chia sẻ hay chỉ thành viên nói tốt nhất/,...). 
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm. 
- HS thực hiện các nhiệm vụ giáo viên đã giao.
- Giáo viên hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn. 
B3. Báo cáo, thảo luận
Các nhóm trình bày nội dung thảo luận của nhóm mình. 
HS trao đổi thêm những khó khăn trong quá trình lập ý để GV giải đáp, hỗ trợ. 
B4. Kết luận, nhận định
 Giáo viên nhận xét tinh thần làm việc nhóm và sản phẩm của học sinh
HOẠT ĐỘNG 3: TRÌNH BÀY BÀI NÓI
a. Mục tiêu: HS có kĩ năng trình bày bài nói. 
b. Nội dung: HS nói trước lớp
c. Sản phẩm: Bài nói của HS trước lớp
d. Tổ chức thực hiện
B1. Giao nhiệm vụ:
 Giáo viên đưa ra các nhiệm vụ cho học sinh: nói tại nhóm -> cử đại diện nói trước lớp
B2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS nói tại nhóm
- Nói trước lớp
 B3. Báo cáo, thảo luận
- Gọi đại diện các nhóm nói, một số học sinh khác nhận xét bài nói (sử dụng bảng kiểm). 
- Học sinh bình chọn nhóm có bài nói hay nhất, trao đổi, rút kinh nghiệm. 
B4. Kết luận, nhận định
- GV nhận xét bài nói
- GV chốt các nội dung đã học 
Bảng kiểm bài nói trao đổi một vấn đề em quan tâm
Nội dung kiểm tra
Đạt/ Chưa đạt
Bài nói có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

Nội dung hấp dẫn, lôi cuốn và thuyết phục

Có lý lẽ, dẫn chứng làm rõ vấn đề em quan tâm

Giọng to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung trao đổi

Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi nói


BÀI 2:
KHÚC NHẠC TÂM HỒN (13 tiết)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và hiểu được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này.
- Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
- Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, máy tính, ti vi, bảng phụ.
- Phiếu học tập, các bài hát liên quan đến bài học và các tài liệu tham khảo liên quan đến từng bài học.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 14,15,16
 I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU BÀI HỌC (0,5 tiết)
 1. Mục tiêu: 
 - Tạo tâm thế cho học sinh chuẩn bị bước vào bài học.
 - Học sinh nhận biết được chủ đề và thể loại chính được học trong bài.
 - Học sinh nắm được các khái niệm: thơ bốn chữ, thơ năm chữ; cách gieo vần, ngắt nhịp của thơ bốn chữ và năm chữ.
tình cảm, cảm xúc, hình ảnh, nhịp trong thơ.
 2. Nội dung: Trả lời câu hỏi, đọc SGK, làm việc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học và các tri thức Ngữ văn.
 3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả sản phẩm của nhóm.
 4. Tổ chức thực hiện:	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ:
Câu hỏi: 
- Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ. 
- Em có những cảm xúc gì khi nhắc lại kỉ niệm đẹp ấy?
Thực hiện nhiệm vụ:
 Học sinh kể và chia sẻ cảm nhận của bản thân về kỉ niệm đẹp tuổi thơ.
Báo cáo, thảo luận:
 Gọi 2-3 HS chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận trước lớp. 
Kết luận, nhận định:
GV đánh giá, nhận xét chung và giới thiệu bài học: Ai cũng có một tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng dù dòng đời của mỗi người có khác nhau. Những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi thơ giống như là một khúc nhạc, tự vang lên trong tâm hồn, vừa xua tan mệt mỏi, vừa giúp ta có thêm niềm tin vững bước vào hiện tại và cả tương lai. Đến với bài 2: “Khúc nhạc tâm hồn”, chúng ta sẽ được thả mình chìm đắm vào những ký ức tươi đẹp về quê hương, về đất nước mình, về những điều xưa cũ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Trong bài học này, các em sẽ được bồi đắp những giá trị nhân văn cao cả vào cuộc sống.
1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học
Giao nhiệm vụ:
 - GV yêu cầu HS xe...ộng nào để đọc hiểu VB “Đồng dao mùa xuân”?
 - Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
II. Khám phá văn bản
1. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về cách chia khổ của bài thơ.
Giao nhiệm vụ: 
 GV yêu cầu HS làm việc nhóm - phiếu học tập số 2.
 Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS thảo luận, trả lời các câu hỏi theo nhóm đôi.
- GV định hướng, hỗ trợ
* HS KTTT
- Nghiêm túc, tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn.
. Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời câu hỏi, thảo luận
- Các nhóm trao đổi, bổ sung.
Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét và kết luận về cách chia khổ của bài thơ và tác dụng của cách chia đó. 
- Bài thơ được thành chín khổ. Hầu hết các khổ đều có bốn dòng tuy nhiên có hai khổ khác biệt với các khổ còn lại
- Cách chia này phù hợp với nội dung và ý nghĩa bài thơ. Khổ thơ đầu tiên kể lại sự kiện người lính lên đường ra chiến trường, gồm ba dòng thơ, tạo nên một sự lửng lơ, khiến người đọc có tâm trạng chờ đợi được đọc câu chuyện tiếp theo về anh... Khổ thơ thứ hai chỉ có hai câu lắng đọng như một nốt trầm khi kể về sự ra đi của người lính vỏn vẹn trong hai dòng- diễn tả sự hi sinh bất ngờ, đột ngột giữa lúc thanh xuân, thể hiện tâm trạng đau thương của nhà thơ, đồng thời gợi lên trong người đọc niềm tiếc thương sâu sắc. Điều này để lại những dư âm vang vọng trong lòng người đọc và gợi lên nhiều suy ngẫm. Những khổ thơ tiếp theo tái hiện đầy đủ những khoảnh khắc, khía cạnh trong tâm hồn người lính nơi chiến trận.
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về số tiếng trong dòng thơ, gieo vần, ngắt nhịp.
Giao nhiệm vụ: 
 GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
Câu hỏi: Nêu nhận xét của em về số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ.
 Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS trả lời câu hỏi.
- GV định hướng, hỗ trợ
Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định:
- Số tiếng: mỗi dòng có 4 tiếng.
- Cách gieo vần: vần chân ở hầu hết các dòng thơ, ví dụ: lính-bình, lửa-nữa.
- Nhịp thơ: nhịp 2/2; 1/3 tùy theo từng câu
3. Tìm hiểu câu chuyện về người lính.
Giao nhiệm vụ: 
 GV yêu cầu HS làm việc nhóm - phiếu học tập số 3.
 Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS thảo luận, trả lời các câu hỏi theo nhóm đôi.
- GV định hướng, hỗ trợ
Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời câu hỏi, thảo luận
- Các nhóm trao đổi, bổ sung.
* HS KTTT
- Nghiêm túc, tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn.
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và kết luận câu chuyện về cuộc đời người lính. 
Có một người lính còn rất trẻ, còn mê thả diều như vừa qua tuổi thiếu niên. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh lên đường ra mặt trận. Trong một trận chiến ác liệt, anh đã dũng cảm hi sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới những cánh rừng đại ngàn. Những hình ảnh hào hùng mà cũng rất đỗi khiêm nhường, dung dị của anh còn mãi trong tâm trí mọi người.
4. Hướng dẫn tìm hiểu về hình ảnh người lính.
GV yêu cầu HS làm cá nhân- Dùng sơ đồ tư duy để ghi lại những chi tiết miêu tả người lính.
 Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS tìm và ghi lại những chi tiết miêu tả về người lính.
- GV định hướng, hỗ trợ.
Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời câu hỏi, thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và kết luận về hình ảnh người lính trong bài thơ.
*Hình ảnh người lính: Ba lô con cóc; Tấm áo màu xanh; Làn da sốt rét; cái cười hiền lành; Anh ngồi lặng lẽ-Dưới cội mai vàng; Anh ngồi rực rỡ- Màu hoa đại ngàn; mắt anh như suối biếc; vai đầy non sông.
* Những đặc điểm của người lính: Tuổi đời còn rất trẻ; dũng cảm và kiên cường; yêu nước; giản dị, khiêm nhường, hiền hậu
5. Hướng dẫn tìm hiểu về tình cảm, cảm xúc của nhà thơ.
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân.
Câu hỏi: 
 Câu 1.Tìm những câu thơ được nhà thơ sử dụng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
Câu 2. Từ những câu thơ ấy, em hãy khái quát tình cảm của nhà thơ được thể hiện trong bài thơ.
 Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS trả lời câu hỏi.
- GV định hướng, hỗ trợ
Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định:
*Tình cảm đồng đội: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Đó chính là sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Là sự sẻ chia khi cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận. Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu.
* Tình cảm của nhân dân dành cho người lính: "Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian". Có thể hiểu đây là nỗi nhớ thương những mùa xuân nhân gian tươi đẹp của người lính đã hi sinh. Cũng có thể hiểu là nỗi nhớ thương những người con anh hùng dài theo năm tháng của nhân gian.
Tình cảm, cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong toàn bộ bài thơ. Đó là niềm xót thương, tự hào, cảm phục, biết ơn những người lính đã hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh cuộc đời cho độc lập dân tộc.
6. Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.
Giao nhiệm vụ: 
 GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời lần lượt các... đời người lính. Em hãy điền các sự việc chính.
Sự việc 3
.
Sự việc 2
.
Sự việc 1
.
Câu 2. Từ các sự việc trên, em hãy hình dung ra câu chuyện kể về cuộc đời người lính.
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1. Nêu nội dung chính của bài thơ “Đồng dao mùa xuân”.
Câu 2. Điều gì đã làm nên sức hấp hẫn của bài thơ này?
.

BẢNG TIÊU CHÍ
TT
Yêu cầu cần đạt
Đạt 
Chưa đạt
1
Đáp ứng đúng yêu cầu về hình thức của một đoạn văn. 


2
Dung lượng của đoạn văn từ 5-7 câu


3

Giới thiệu được bài thơ, tác giả và cảm xúc chung về hình ảnh người lính.


Nêu được vẻ đẹp của hình ảnh người lính được gợi ra từ bài thơ.


Khái quát được cảm xúc về hình ảnh người lính.


4
Đúng chính tả và không mắc lỗi diễn đạt.




III. 	 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (1 tiết)
 BIỆN PHÁP TU TỪ, NGHĨA CỦA TỪ 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh, biện pháp tu từ điệp ngữ.
- Xác định được nghĩa của một số từ ngữ.
- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của tiếng Việt.
* HS KTTT
- Nghiêm túc, quan sát bài giảng.
- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của tiếng Việt.
II/ Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1. Khởi động
 1. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung bài học.
 2. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
 3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
 4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
Giao nhiệm vụ: 
 GV yêu cầu học sinh nghe ca khúc “Màu hoa đỏ” của Trọng Tấn (https://nhac.vn/bai-hat/mau-hoa-do-trong-tan-soQDzxk)
Có người lính
Mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
Có người lính
Mùa xuân ấy ra đi từ đó không về.
Dòng tên anh khắc vào đá núi
Mây ngàn hóa bóng cây tre
Chiều biên cương trắng trời sương núi
Mẹ già mỏi mắt nhìn theo.
Việt Nam ơi Việt Nam
Núi cao như tình mẹ
Bốn mùa tóc bạc nỗi thương con.
Việt Nam ơi Việt Nam
Ngọn núi nơi anh ngã xuống
Rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa
Rực cháy lên màu hoa đỏ trước hoàng hoàng hôn.
Trong ca khúc trên viết về người lính cách mạng. Anh đã nằm lại nơi chiến trường trong sự tiếc thương của đồng đội và người thân. Nhưng trong ca từ tuyệt nhiên không có từ “hi sinh”
Vậy thông qua những từ ngữ nào mà các em biết được điều ấy? 
Thực hiện nhiệm vụ:
 HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm đôi để thực hiện nhiệm vụ.
* HS KTTT
- Nghiêm túc, tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn.
Báo cáo, thảo luận:
 Khoảng 2, 3 HS/ nhóm đôi chia sẻ kết quả sản phẩm, góp ý, bổ sung cho sản phẩm của bạn. 
Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm và dẫn dắt vào bài mới. 

Theo dõi ví dụ, trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
 1. Mục tiêu: 
 - Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ nói giảm nói tránh.
 - Nhận biết được ngữ cảnh, nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh.
 2. Nội dung: HS đọc ví dụ, vận dụng “tri thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập. 
 4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
I. Tìm hiểu phép tu từ nói giảm nói tránh
1. Tìm hiểu khái niệm và tác dụng.
Giao nhiệm vụ: 
GV yêu đọc các VD (1), (2) ở phần nhận biết.
Câu hỏi:
Câu 1. “Không bước nữa”, “bỏ quên đời”, “về đất” có nghĩa là gì? Tác dụng của cách nói này?
Câu 2. “Khí thanh bạch” thay cho từ nào? Tại sao không dùng từ có nội dung phản ánh trực tiếp mà dùng từ “khí thanh bạch”?
-Từ những ví dụ trên, hãy nhắc lại khái niệm và tác dụng của phép tu từ nói giảm nói tránh? 
Thực hiện nhiệm vụ:
 HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ.
* HS KTTT
- Nghiêm túc, tham gia hoạt động dưới sự hỗ trợ của bạn cùng bàn.
Báo cáo, thảo luận:
 Khoảng 2, 3 HS chia sẻ kết quả sản phẩm, nhận xét, bổ sung cho sản phẩm của bạn. 
Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm, chốt:
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất của đối tượng, hoặc tránh trình bày trực tiếp điều muốn nói để khỏi gây cảm giác đau buồn, ghê sợ hay để giữ phép lịch sự.
2. Tìm hiểu Các kiểu nói giảm nói tránh.
Chuyển giao nhiệm vụ: 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập số 1. 
Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS thảo luận theo nhóm đôi để trả lời câu hỏi.
- GV định hướng, hỗ trợ.
 Báo cáo, trả lời: 
 Cho các nhóm lần lượt trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 Kết luận, nhận định: 
 -GV nhấn mạnh lại nói giảm nói tránh thông thường có các cách: Dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt; dùng cách nói vòng; dùng cách nói phủ định.
I. Phép tu từ nói giảm nói tránh.
1. Khái niệm và tác dụng.
2. Các kiểu nói giảm nói tránh.
-Thông thường có các cách:
+Dùng từ đồng nghĩa, đặc biệt là từ Hán Việt.
+Dùng cách nói vòng. 
+Dùng cách nói phủ định
 Hoạt động 3. Luyện tập 
 1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
 2. Nội dung:...dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:
b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:
b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Câu 5 (trang 42 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ:
   Có một người lính
Đi vào núi xanh
        Những năm máu lửa.
Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?
Câu 6 (trang 42 SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ “xuân” trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.

TRÒ CHƠI HỢP TÁC 1
(Tổng thời gian là 150 giây)
-Trong vòng 10 giây, một thành viên của tổ đưa ra từ chủ đề.
- Các thành viên trong nhóm lần lượt cho các ví dụ minh họa về phép tu từ nói giảm nói tránh bằng cách dùng từ đồng nghĩa.

TRÒ CHƠI HỢP TÁC 2
(Tổng thời gian là 170 giây)
-Trong vòng 10 giây, một thành viên của tổ đưa ra từ chủ đề.
- Các thành viên trong nhóm lần lượt cho các ví dụ minh họa về phép tu từ nói giảm nói tránh bằng cách dùng cách nói vòng

TRÒ CHƠI HỢP TÁC 3
(Tổng thời gian là 170 giây)
-Trong vòng 10 giây, một thành viên của tổ đưa ra từ chủ đề.
- Các thành viên trong nhóm lần lượt cho các ví dụ minh họa về phép tu từ nói giảm nói tránh bằng cách dùng cách nói vòng.

BÀI 2:
KHÚC NHẠC TÂM HỒN (13 tiết)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được biện pháp tu từ nói giảm nói tránh và hiểu được tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ này.
- Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
- Biết trân trọng, vun đắp tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước.
*HS KTTT
+ Nhớ tên tác giả, tác phẩm
+ Biết giao tiếp, hợp tác, tham gia các hoạt động phong tào tập thể.
+ Biết làm chủ bản thân, có hành vi ứng xử phù hợp với những người xung quanh 
IV. TIẾT 17,18 ĐỌC VĂN BẢN 2: GẶP LÁ CƠM NẾP (Thanh Thảo) (1,5 tiết)
1. Mục tiêu
-  HS nhận biết và nhận xét được những đặc điểm của bài thơ năm chữ thể hiện qua: vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, biện pháp tu từ,...
-  HS phân tích, suy luận được những nội dung ý nghĩa của bài thơ: tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương, đất nước.
2. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1. Khởi động 
 1. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung văn bản đọc; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.
 2. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. 
 3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
 4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
Giao nhiệm vụ:
GV nêu nhiệm vụ: 
-Em hãy kể một món ăn đặc trưng của quê em hoặc địa phương khác mà em biết?
-Món ăn ấy gợi cho em những cảm xúc gì?
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc của bản thân để trả lời câu hỏi.
*HS KTTT:
- Chăm chú lắng nghe, tham gia hoạt động cùng các bạn.
Báo cáo, thảo luận: 
 Yêu cầu khoảng 2-3 HS chia sẻ một cách ngắn gọn. GV động viên các em mạnh dạn chia sẻ, phát biểu.
Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, bổ sung và khơi gợi vấn đề để nêu nhiệm vụ cho việc đọc hiểu VB2. 

Câu trả lời của mỗi cá nhân HS (tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của bản thân). 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
 1. Mục tiêu: 
 – HS nhận biết và nhận xét được những đặc điểm của bài thơ năm chữ thể hiện qua: vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, phép tu từ,
 – HS phân tích, suy luận được những nội dung ý nghĩa của bài thơ: tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương, đất nước.
 – Kết nối VB với trải nghiệm cá nhân; bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu quê hương, đất nước.
 2. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “tri thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
 3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm ...âu về đâu, tình cờ ngửi thấy hương vị quen thuộc ấy, anh cũng nhớ tới quê hương và người mẹ kính yêu của mình.
4. Hướng dẫn tìm hiểu về hình ảnh người con
Giao nhiệm vụ;
 GV yêu cầu HS làm việc nhóm-vẽ sơ đồ tư duy .
Câu hỏi:
Từ việc tìm hiểu những nội dung thơ trên, em hãy nêu cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ. 
Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi.
- GV định hướng, hỗ trợ.
Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện của 2-3 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, thuyết minh về nội dung sơ đồ tư duy của nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định:
-GV nhận xét và kết luận. 
-GV nhấn mạnh: Người con trong bài thơ không trực tiếp xuất hiện mà chỉ xuất hiện gián tiếp qua những cảm xúc thể hiện trong bài. Từ đó, người đọc có thể hình dung chủ thể trữ tình của bài thơ là một người lính xa nhà nhiều năm và có những tình cảm sâu sắc dành cho mẹ cũng như quê hương, đất nước. Anh là một người con có tâm hồn nhạy cảm, yêu gia đình, yêu quê hương và đất nước.
5. Hướng dẫn tìm hiểu về tác dụng của thể thơ 5 chữ trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ.
Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm việc nhóm- Điền vào phiếu học tập số 2.
Thực hiện nhiệm vụ:
 - HS làm việc theo nhóm, trả lời câu hỏi.
- GV định hướng, hỗ trợ.
Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện của 2-3 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, thuyết minh về nội dung sơ đồ tư duy của nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định:
-GV nhận xét và kết luận. 
-GV nhấn mạnh: 
- Thể thơ 5 chữ mỗi dòng năm tiếng; nhịp 3/2, 2/3 linh hoạt, sử dụng vần chân
- Bài thơ ngắn, toàn bài chỉ có bốn khổ, tổng cộng mười bốn dòng, trong đó ba khổ đầu mỗi khổ bốn dòng, khổ cuối chỉ có hai dòng. Mỗi dòng năm tiếng được ngắt nhịp linh hoạt với vấn chân biến hóa. Những đặc điểm hình thức đó đã góp phần thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và mẹ của mình. Những dòng thơ ngắn gọn, không diễn tả chi tiết, cụ thể mà chỉ khơi ngợi tâm tình của người con nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được tình cảm sâu nặng của anh dành cho quê hương và mẹ. Tình cảm ấy được hiện thực hóa thành hành động thực tiễn. Người con cầm súng ra đi bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương, cũng chính là bảo vệ cuộc sống bình yên cho gia đình, cho người mẹ của mình. Và đây mới là biểu hiện cao quý nhất của tình yêu quê hương.
III. Tổng kết
Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm- Trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3. 
Thực hiện nhiệm vụ:
-Thảo luận.
- Hoàn thành yêu cầu phiếu học tập.
Báo cáo, thảo luận
-Trả lời câu hỏi.
-Đánh giá, nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định
GV kết nối với những nội dung chính của bài học, nhấn mạnh cần chú ý các yếu tố tình cảm, cảm xúc, thể thơ, cách gieo vần, hình ảnh, nhịp thơ.
- Qua hình ảnh bát xôi mùa gặt được gợi ra từ hương vị lá cơm nếp, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương, đất nước và cho người mẹ kính yêu của mình.
- Điều tạo nên nét đặc sắc: Bài thơ viết theo thể thơ 5 chữ, cách gieo vần chân, nhịp thơ linh hoạt, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa tác giả đã bày tỏ cảm xúc của người lính khi bắt gặp lá cơm nếp trên đường hành quân. 
I. Tìm hiểu chung
1. Cách đọc hiểu VB thơ
2. Tác giả (SGK trang 44)
II. Khám phá văn bản
1. So sánh đặc điểm hình thức bài thơ “Gặp lá cơm nếp” với bài “Đồng dao mùa xuân”.
-“Gặp lá cơm nếp”: 5 tiếng/ dòng, - Gieo vần chân, cách gieo vần linh hoạt và biến tấu trên nền nhịp 2/3. - Bài thơ chia làm 4 khổ, trong đó có một khổ đặc biệt
2. Hoàn cảnh nhân vật trữ tình nhớ về mẹ và hình ảnh người mẹ trong kí ức. 
a. Hoàn cảnh nhân vật trữ tình nhớ về mẹ.
b.Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con.
3. Tình cảm, cảm xúc của người con
4. Hình ảnh người con
- Người lính xa nhà nhiều năm.
- Anh là một người con có tâm hồn nhạy cảm, yêu gia đình, yêu quê hương và đất nước.
5. Tác dụng của thể thơ 5 chữ trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ.
-Thể hiện một cách hàm súc tình cảm, tấm lòng của người con đối với quê hương, đất nước và mẹ của mình.
III. Tổng kết
- Qua hình ảnh bát xôi mùa gặt được gợi ra từ hương vị lá cơm nếp, bài thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả dành cho quê hương, đất nước và cho người mẹ kính yêu của mình.
- Bài thơ viết theo thể thơ 5 chữ, cách gieo vần chân, nhịp thơ linh hoạt, nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng khéo léo và tinh tế. 
 Hoạt động 3. Luyện tập
 1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
 2. Nội dung: HS củng cố kiến thức về đọc hiểu VB thơ; thực hành viết đoạn văn ngắn từ một nội dung của bài thơ.
 3. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.
 4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm cần đạt
Viết kết nối với đọc
Giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận về tình yêu của người con trong bài thơ đối với mẹ trong bài thơ“Gặp lá cơm nếp”.
Thực hiện nhiệm vụ:
 Hướng dẫn HS cách viết đảm theo yê

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_sach_kntt_chuong_trinh_ca_nam_ngo_thi_my_l.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20-21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx