Giáo án Ngữ văn 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2022-2023

BÀI 6 : NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”

Thời gian thực hiện: 12 tiết

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

1.Về Kiến thức

- Nắm được văn nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi, đặc điểm thể loại văn bản đọc hiểu.

- Nhận biết, biết cách sử dụng từ ngữ Hán Việt đúng mục đích sử dụng.

- Trình bày được quan điểm của bản thân trước một vấn đề xã hội.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực chung

Bài học góp phần phát triển các năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học (Chủ động trong cuộc sống, tự tin vào bản thân, bình thản trước khó khăn; có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và phấn đấu vươn lên, có hành xử đúng đắn; ý thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống.)

- Năng lực giao tiếp và hợp tác (Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày thuyết phục một vấn đề, một ý tưởng; tự tin, chủ động trong giao tiếp.)

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo (Biết phân tích, đánh giá vấn đề; hình thành kết nối các ý tưởng; có tư duy phản biện.)

2.2. Năng lực đặc thù

‣ Vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.

‣ Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển của văn học dân tộc.

‣ Thực hành và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản.

‣ Viết được bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

‣ Biết thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; truyền thống nhân nghĩa, nhân văn của người Việt.

- Nhân ái: Biết yêu thương, bao dung, tha thứ; biết cảm thông, chia sẻ; biết đấu tranh loại trừ cái ác, cái xấu.

- Trung thực: Biết nhận thức và hành động theo lẽ phải; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải và những điều tốt đẹp.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính; Phiếu học tập; Giấy A4, A3, A0, giấy màu, giấy nhớ; Bộ bút màu, bút dạ; Hộp thư, bảng phụ… để HS làm việc nhóm.

2. Học liệu: SGK Ngữ văn 10, KNTTVCS, tập 2; sách bài tập Ngữ văn 10, tập 2; sách giáo viên Ngữ Văn 10, sách tham khảo…

docx 254 trang Cô Liên 22/10/2024 1010
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ văn 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2022-2023
 Ngày soạn: 9/1/2023 Tuần: 19, 20,21,22
 Ngày dạy: 16/1/2023 Tiết: 55-> 66
BÀI 6 : NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”
Thời gian thực hiện: 12 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1.Về Kiến thức
- Nắm được văn nghiệp của tác giả Nguyễn Trãi, đặc điểm thể loại văn bản đọc hiểu.
- Nhận biết, biết cách sử dụng từ ngữ Hán Việt đúng mục đích sử dụng.
- Trình bày được quan điểm của bản thân trước một vấn đề xã hội.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực chung
Bài học góp phần phát triển các năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học (Chủ động trong cuộc sống, tự tin vào bản thân, bình thản trước khó khăn; có ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng và phấn đấu vươn lên, có hành xử đúng đắn; ý thức được giá trị của bản thân, ý nghĩa của cuộc sống.) 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác (Biết lựa chọn nội dung, kiểu loại văn bản, ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp; biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ để trình bày thuyết phục một vấn đề, một ý tưởng; tự tin, chủ động trong giao tiếp.)
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo (Biết phân tích, đánh giá vấn đề; hình thành kết nối các ý tưởng; có tư duy phản biện.)
2.2. Năng lực đặc thù
‣ Vận dụng hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hóa, về tác giả và thể loại vào việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi.
‣ Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật một số tác phẩm của Nguyễn Trãi, qua đó thấy được vẻ đẹp con người và thơ văn Nguyễn Trãi, những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển của văn học dân tộc.
‣ Thực hành và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản. 
‣ Viết được bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 
‣ Biết thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội. 
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên, tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc; truyền thống nhân nghĩa, nhân văn của người Việt.
- Nhân ái: Biết yêu thương, bao dung, tha thứ; biết cảm thông, chia sẻ; biết đấu tranh loại trừ cái ác, cái xấu.
- Trung thực: Biết nhận thức và hành động theo lẽ phải; dũng cảm đấu tranh bảo vệ lẽ phải và những điều tốt đẹp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính; Phiếu học tập; Giấy A4, A3, A0, giấy màu, giấy nhớ; Bộ bút màu, bút dạ; Hộp thư, bảng phụ để HS làm việc nhóm.
2. Học liệu: SGK Ngữ văn 10, KNTTVCS, tập 2; sách bài tập Ngữ văn 10, tập 2; sách giáo viên Ngữ Văn 10, sách tham khảo
III. Tiến trình dạy học
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
 TRI THỨC NGỮ VĂN
Văn bản 1: TÁC GIA NGUYỄN TRÃI
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1. Kiến thức: 
- Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi
- Thấy được vị trí của Nguyễn Trãi trong văn học dân tộc
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân tích mức độ của nhiệm vụ và có sự phân công, nhiệm vụ hợp lý.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
2.2 Năng lực đặc thù:
- Vận dụng những hiểu biết chung về tác giả Nguyễn Trãi và các kiến thức được giới thiệu trong phần Tri thức ngữ văn để viết được bài giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi và hiểu các tác phẩm của ông theo đặc trưng thể loại.
- Kính trọng, biết ơn và học tập nhân vật kiệt xuất đã có đóng góp lớn lao cho lịch sử và văn hoá dân tộc.
3. Phẩm chất: Có ý thức tìm hiểu về danh nhân văn hoá của dân tộc; Trân trọng, ngưỡng mộ cống hiến to lớn của nhà thơ trong nền văn hoá dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Giấy A0, bút dạ, máy tính, máy chiếu, loa...
2. Học liệu: SGK, tư liệu về tác giả Nguyễn Trãi, phiếu học tập,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1.1. Mục tiêu: Kết nối với bài học - tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS để HS mong muốn khám phá kiến thức mới.
1.2. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
1.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Học sinh xem 1 video trên youtobe về Nguyễn Trãi dài 4,5 phút. 
(https://www.youtube.com/watch?v=IIEmkCxsWB8)
+ HS nêu cảm nhận ban đầu khi xem video này.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS theo dõi video, suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 1 số HS báo cáo kết quả, các HS khác bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
Nguyễn Trãi là người toàn tài, cuộc đời gặp nhiều ngang trái. Ông là anh hùng dân tộc, đồng thời là nhà tư tưởng, tác gia văn học lớn có nhiều đống góp cho văn học dân tộc.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung 1: Tìm hiểu về tiểu sử Nguyễn Trãi
2.1. Mục tiêu: HS nắm được những nét chính về ...g để tạo dựng nhiều nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi còn nhờ khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự,chiến sự; kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng; lập luận và bố cục chặt chẽ; ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và 
nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác vằng các thể thơ Đường luật đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc; nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. Nghệ thuật trữ tình vẫn mang nét trang nhã, hàm súc “ý tại ngôn ngoại” của thơ cổ phương Đông nhưng không theo hướng cầu kì, khuôn thước.Ý tình trong nhiều bài thơ vừa in được dấu ấn cá nhân vừa có giá trị tư tưởng sâu sắc. Hình tượng thiên nhiên trong thơ ông khi thì phóng khoáng, hùng vĩ, diễm lệ, khi thì thanh sơ, thơ mộng.
+ Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm thời trung đại. Trong Quốc âm thi tập, ông đã có ý thức sáng tạo một thể thơ riêng khi đưa câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn ở các vị trí đa dạng, linh hoạt; chú ý Việt Hóa nhiều đề tài, thi liệu mượn từ văn học Trung Quốc; ngôn ngữ Nguyễn Trãi giản dị, đậm đà tính dân tộc; sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ và lời ăn tiếng nói của dân chúng.
Nội dung 3: Tổng kết
2.1. Mục tiêu: 
- Khái quát lại kiến thức trọng tâm bài học, đánh giá khái quát về vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đị Việt Nam
2.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân.
2.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
2.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)
Khái quát lại kiến thức trọng tâm bài học, đánh giá khái quát về vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, khái quát lại toàn bộ bài học để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS suy nghĩ, khái quát lại toàn bộ bài học để trả lời câu hỏi.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
Thơ văn Nguyễn Trãi xứng đáng là tập đại thành của 5 thế kỉ văn học trung đại Việt Nam tính đến mốc thế kỉ XV. Ông là tác gia có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh độ hộ và thi hành chính sách hủy diệt văn hóa.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
3.1. Mục tiêu: 
- Trình bày khái quát về Nguyễn Trãi bằng sơ đồ tư duy
- Kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi
3.2. Nội dung: HS thực hiện vẽ sơ đồ tư duy và trình bày bằng hoạt động cá nhân HS
3.3. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy và trình bày của HS.
3.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)
Khái quát lại kiến thức trọng tâm bài học, đánh giá khái quát về vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại toàn bộ bài học và làm bài tập số 6 – SGK.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
+ Sơ đồ tư duy
+ Kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi: “Nguyễn Trãi ở Đông Quan” (Kịch, Nguyễn Đình Thi); “Sao Khuê lấp lánh” (tiểu thuyết, Nguyễn Đức Hiền); “Hội thề” (Nguyễn Quang Thân);
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
4.1. Mục tiêu: 
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi.
4.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân.
4.3. Sản phẩm: Bài làm của HS.
4.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ: (HS làm việc cá nhân)
Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi. (phiếu học tập số 3)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: vận dụng kiến thức , kĩ năng để viết đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện cá nhân HS trình bày, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá bài viết của HS, trình chiếu mẫu một đoạn văn
Tham khảo đoạn văn viết về bài thơ “Cây chuối” của Nguyễn Trãi sau:
PHỤ LỤC
Phục lục 1: PHT 01
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trình bày những hiểu biết của em về tiểu sử tác giả Nguyễn Trãi.
Nhận xét khái quát về cuộc đời Nguyễn Trãi.

BẢNG DIỄN GIẢI ĐÁNH GIÁ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Khái quát về tiểu sử Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi sinh năm 1830, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại - Chí Linh - Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê - Thường Tín - Hà Tây. Cha là Nguyễn Phi Khanh, học giỏi - đỗ Thái học sinh. Mẹ là Trần thị Thái, con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán -một quý tộc đời Trần.
- Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh năm 140... nước, tự hào dân tộc; kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và trữ tình; lập luận chặt chẽ, sắc bén, giọng điệu hào hùng. Cụ thể tiết 83 tìm hiểu chung về tác phẩm và nội dung phần 1,2 của tác phẩm.
- Bước đầu nhận biết một vài đặc điểm cơ bản của thể cáo.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực giải quyết vấn đề.
-Năng lực hợp tác.
- Năng lực tự học.
- Năng lực công nghệ.
2.2. Năng lực đặc thù:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả văn học;
- Năng lực đọc – hiểu các văn bản liên quan đến tác giả;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả NT;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về những đóng góp của NT trong văn học dân tộc;
- Năng lực tạo lập văn bản thuyết minh về một tác giả văn học;
3. Phẩm chất: 
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 
Cụ thể:
- Có ý thức tìm hiểu về danh nhân văn hoá của dân tộc;
- Trân trọng, ngưỡng mộ cống hiến to lớn của nhà thơ trong nền văn hoá dân tộc;
- Trân trọng và bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4,
2.Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: lồng trong hoạt động khởi động.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
1.1. Mục tiêu: HS nghe một nghệ sĩ đọc bài Bình Ngô đại cáo trên youtobe, nhận xét giọng đọc, cảm nhận để tạo động lực tìm hiểu kiến thức mới của bài học.
 - Kể tên một số tác phẩm của Nguyễn Trãi.
1.2. Nội dung hoạt động HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV 
1.3. Sản phẩm: 
-Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập; Đại cáo bình Ngô;
-Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm:  tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS nghe đoạn văn bản BNĐC, sau đó trả lời câu hỏi: Nguyễn Trãi nổi tiếng trước hết bởi tài năng của một nhà văn chính luận kiệt xuất. Em hãy kể tên các tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của ông - Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS lắng nghe và suy nghĩ trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện cá nhân HS trình bày, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá bài và chuẩn hóa kiến thức
Giới thiệu bài mới
HS suy nghĩ và trả lời
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về thể văn nghị luận Việt Nam thời trung đại:
2.1. Mục tiêu: 
HS nắm được một số tri thức cơ bản về văn nghị luận Việt Nam thời trung đại: một số thể văn NL chính, yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
2.2. Nội dung:
- GV đưa 3 ngữ liệu: đoạn văn Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Đại cáo bình Ngô.
- Học sinh nêu thể loại, nhận xét về hình thức diễn đạt của các văn bản.
2.3. Sản phẩm
- Các thể văn nghị luận thời trung đại: chiếu, hịch, cáo.
- Đặc điểm diễn đạt: lập luận chặt chẽ, chứa nhiều điển tích, giàu yếu tố biểu cảm ( thể hiện thái độ, cảm xúc, nhiệt huyết của người viết)
2.4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cung cấp ngữ liệu trên bảng phụ (màn hình). HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Đọc tên thể loại của văn bản.
- Nhận xét về cách diễn đạt, giọng điệu thể hiện trong mỗi văn bản
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm nhỏ (nhóm bàn)
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện 02 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá bài và chuẩn hóa kiến thức

SGK trang 5
Hoạt động 2.2: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản
Nội dung 1: Tìm hiểu khái quát về tác phẩm
2.1. Mục tiêu:
Giúp HS nắm những nét cơ bản về nhan đề, thể loại và bố cục, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
2.2. Nội dung
Cá nhân tự nghiên cứu khi chuẩn bị bài ở nhà; trên lớp so sánh với bạn để kiểm tra nội dung chuẩn bị.
1. Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ?
2. Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ? Bố
cục của tác phẩm ?
3. Giải thích nhan đề “Đại cáo bình Ngô” ?
2.3. Sản phẩm
– Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. 
– Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia.
 – Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau.
– Cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc. Tác phẩm tiêu biểu: “Bình Ngô đại cáo” củ...ố 4. Tổ 3 & 4
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm, chuẩn bị ở nhà, trình bày bằng bảng phụ hoặc Slide
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ 3 trình bày, tổ 4 nhận xét chéo và bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
* Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu đoạn 5
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho hs - phiếu học tập số 5. Cả lớp thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chuẩn bị ở nhà, trình bày bằng bảng phụ hoặc Slide
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét chéo và bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
* Nhiệm vụ 6: Tổng kết bài học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho hs: Sơ đồ hóa nội dung của bài cáo 
Cả lớp thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện, trình bày miệng bằng bảng phụ 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện HS trả lời, các HS khác nhận xét chéo và bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

II. Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1: Nêu luận đề chính nghĩa (Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt):
Tư tưởng nhân nghĩa
Chân lí độc lập dân tộc
Nghệ thuật của đoạn văn:
– Tư tưởng nhân nghĩa: + Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
+ Nhân nghĩa cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN
– Nguyễn Trãi: nhân nghĩa chủ yếu để yên dân và trừ bạo
-> Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểm lấy dân làm gốc. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. 
=> Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược.
– Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc : nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
-> Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. ( so sánh với quan niệm của Lý thường Kiệt trong Nam quốc sơn hà)
- Còn kẻ thù xâm lược đã phản nhân nghĩa nên chúng đã thất bại.
- Hai câu văn cuối đoạn: “Việc xưa xem xét/ chứng cớ còn ghi”.
=> khẳng định hùng hồn về hai chân lí: tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền ĐL DT.

- Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ: "từ trước’, ‘vốn có’, ‘đã lâu’, ‘đã chia’, ‘cũng khác’ 
– Sử dụng biện pháp so sánh: đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia. 
– Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
– Cách lập luận kết hợp hài hòa giữa lí luận và thực tiễn: sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan bằng các sự thật lịch sử -> thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa. 
2.1: Nêu luận đề chính nghĩa (Tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt):
2.2. Bản cáo trạng về tội ác của kẻ thù
a. Vạch trần mưu xâm lược
- Chỉ rõ luận điệu “phù Trần diệt Hồ” của giặc Minh là bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa.
-> Đấy là âm mưu thôn tính nước ta đã sẵn có từ lâu ( “nhân”, “thừa cơ”).
- Nguyễn Trãi đứng trên lập trường dân tộc để vạch trần âm mưu xâm lược của kẻ thù.
b. Tố cáo và lên án những chủ trương cai trị thâm độc và hành động vô nhân đạo của giặc.
- Tác giả đi sâu tố cáo những chủ trương cai trị phản nhân đạo của giặc Minh.
+ Huỷ hoại cuộc sống con người bằng hành động diệt chủng, tàn sát người vô tội: “Nướng dân đen, vùi con đỏ”.
-> Đó là tội ác man dợ nhất của giặc là tàn sát người vô tội theo hình phạt trung cổ.
+ Lừa mị dân chúng, gây cảnh đao binh: “dối trời lừa dân, gây binh kết oán”.
+ Tham lam, vơ vét của cải, bóc lột ND: “nặng thuế khoá, người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, vét sản vật, bắt chim trả, bẫy hươu đen, no nê chưa chán”.
+ Huỷ hoại môi trường sống của con người: “Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”.
+ Nô dịch, khổ sai dân chúng: “xây nhà, đắp đất, phu phen”.
- Hình ảnh kẻ thù: “Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán”.
-> Khắc hoạ thành công bộ mặt khát máu của quân xâm lược.
- Bốn câu thơ cuối diễn tả tội ác chất chồng của giặc và nỗi căm hờn chất chứa của ND ta:
+ Lấy cái vô hạn “trúc Nam Sơn” để nói vô hạn (tội ác của giặc).
+ Dùng cái vô cùng “nước Đông Hải” để nói cái vô cùng ( sự nhơ bẩn của kẻ thù).
+ Câu văn đầy hình tượng và đanh thép đã lột tả được sâu sắc tội ác “Lẽ nào trời đất dung tha/ Ai bảo thần dân chịu được”.
- Tác giả đứng trên lập trườ...ng song từng cặp một, có sự biến hóa linh hoạt.
- Phép đối được dùng để so sánh bên ta, bên địch.
- Những câu văn ngắn gọn, đanh chắc, nhịp mạnh mẽ, diễn tả khí thế phản công mãnh liệt của quân ta
- Những câu văn dài miêu tả thất bại của quân giặc, như sự thất bại còn chưa kể hết (Bị ta chặn ở Lê Hoa.thoát thân)
- Hình ảnh được sử dụng phong phú, đa dạng
- Yếu tố biểu cảm dày đặc: Tác giả thể hiện sự coi khinh đối với tên vua nhà Minh và 2 tên tướng giặc thống lĩnh viện binh: thằng nhãi con Tuyên Đức, đồ nhút nhát Thạnh, Thăng, âm hưởng hào hùng của những trận đánh.
→ “Ở đây âm điệu trữ tình bỗng xen vào những dòng tự sự ào ạt của trận đánh. Rõ ràng cảnh tượng khách quan có tác động đến tâm tình chủ quan của người viết, khiến phải trực tiếp phát biểu cảm tưởng của chính mình” Lê Trí Viễn.
2.5. Tuyên ngôn độc lập, đất nước thái bình.
- Trịnh trọng và vui mừng truyền đi lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc đã được lập lại “Xã tắc...sạch làu”.
- Rút ra bài học lịch sử: Sự thay đổi này thực chất là sự phục hưng “bĩ rồi lại thái...hối rồi lại minh”.
-> Đấy là nguyên nhân, là điều kiện để thiết lập sự vững bền đời đời “Muôn thủa....vững chắc”.
- Khẳng định viễn cảnh tươi sáng huy hoàng của đất nước “Bốn...duy tân khắp nơi”.
-> Đấy cũng là kết quả của việc kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại: có hiện thực tốt đẹp hôm nay và tương lai ngày mai tươi sáng là nhờ “trời đất tổ tông khôn thiêng ngầm giúp” và cũng nhờ vào chiến công trong quá khứ 
“ Một...ngàn năm”.
- Nghệ thuật:
+ Giọng văn chận rãi, mang sắc thái đĩnh đạc, trang trọng, tràn đầy lạc quan về tương lai của dân tộc.
+ Âm hưởng trang trọng, thiêng liêng trong lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc ta ở thế kỉ XV:
+ Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc.
+ Tố cáo tội ác của kẻ thù.
+ Tái hiện quá trình kháng chiến hào hùng.
+ Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.
2. Nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa 2 yếu tố: chính luận sắc bén và văn chương trữ tình.
- Mang đậm cảm hứng anh hùng ca.
Là áng “thiên cổ hùng văn”.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
3.1. Mục tiêu: 
Củng cố, khắc sâu kiến thức vừa học
3.2. Nội dung
- Trọng tâm kiến thức phần 1,2,3
3.3. Sản phẩm
- Tư tưởng nhân nghĩa, nguyên lí độc lập dân tộc
- Các yếu tố biểu cảm khi tố cáo tội ác của kẻ thù, khi tái hiện tâm trạng, ý chí của người anh hùng Lê Lợi?
3.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho hs Luyện tập thông qua hình thức trả lời trắc nghiệm.
Câu 1 : Trong bài Đại cáo bình Ngô , “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi là?
A. Mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người trên cơ sở tình thương và đạo.
B. Tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo đảm cuộc sống yên ổn cho dân.
C. Tiêu trừ bọn cướp nước, bán nước, mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho nhân dân.
D. Là tình yêu thương nhân dân như con.
Câu 2 : Trong những tội ác của giặc Minh dưới đây, tội ác nào là man rợ nhất:
A. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
B. Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ.
C. Người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc.
D. Tất cả đều sai.
Câu 3 : Tuấn kiệt như sao buổi sớm – Nhân tài như lá mùa thu ý nói điều gì?
A. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy không có nhiều người tài.
B. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy còn rất hiếm người tài giỏi.
C. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy hiếm người văn võ toàn tài.
D. Trong hàng ngũ nghĩa quân khi ấy các hào kiệt đã hy sinh quá nhiều.
Câu 4 : Cơ sở nhân nghĩa của bài cáo thể hiện rõ và đầy đủ ý nghĩa nhất trong từ ngữ
A. Điếu dân phạt tội
B. Mưu phạt tâm công
C. Mở đường hiếu sinh
D. Đại nghĩa, chí nhân.
Câu 5 : Trong bài Đại cáo bình Ngô , có đến tám lần tác giả sử dụng các từ ngữ tách dòng riêng như một kiểu câu văn đặc biệt: Từng nghe, vậy nên, vừa rồi, ta đây, lại ngặt vì, thế mà, trọn hay, bởi thế. Cách sử dụng loại câu văn như vậy, chủ yếu có tác dụng gì?
A. Tách đoạn
B. Chuyển tiếp
C. Tạo sự khúc chiết, mạch lạc cho văn bản
D. Liên kết
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ và trả lời cá nhân theo hình thức bốc thăm câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS xung phong trả lời
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá bài và chuẩn hóa kiến thức

Câu 1 – C
Câu 2 – A
Câu 3 – B
Câu 4 – D
 Câu 5 - C
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
4.1. Mục tiêu: 
HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập nâng cao khi học xong Đại cáo bình Ngô
4.2. Nội dung
HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để viết cảm nghĩ của mình về một đoạn văn trong sgk mà mình yêu thích.
- Hoặc lập sơ đồ lập luận về đoạn 1 bài Cáo
4.3. Sản phẩm: 
- Chọn 1 đoạn văn. Sau đó viết cảm nghĩ của mình về đoạn văn ấy.
VD: Cảm nghĩ về người anh hùng Lê Lợi.
Từ hình tượng Lê Lợi trong bài Cáo, viết một văn ngắn (5 đến 7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của mỗi người...c tiêu: 
- Đọc - hiểu thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong văn bản.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm hồn tác giả.
2.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân, hoạt động nhóm.
2.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và sản phẩm đã hoàn thiện của nhóm.
2.4. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
(HS làm việc theo cặp)
+ Câu 1 giới thiệu như thế nào về hoàn cảnh của tác giả?
+ Bức tranh thiên nhiên được hiện lên như thế nào?
+ Bức tranh cuộc sống được hiện lên như thế nào?
+ Nhận xét về cảnh ngày hè trong bài thơ? Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình đằng sau bức tranh ấy?
 Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK, xem vở soạn thảo luận, trả lời câu hỏi
Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận:
Đại diện cặp đôi trả lời. Các cặp khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Nhận định, kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức.
 Nhiệm vụ 2: Khát vọng của nhà thơ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
(HS làm việc cá nhân)
+ Từ 6 câu đầu đến 2 câu cuối mạch cảm xúc của nhà thơ đã có sự vận động ntn?
+ Qua đó niềm mong ước của nhà thơ, ta hiểu ntn về tâm hồn NT?
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK, trao đổi, thảo luận, tư duy để trả lời câu hỏi 
Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận:
Đại diện cá nhân HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và bổ sung.
Bước 4: Nhận định, kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức.
1. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống :
* Hoàn cảnh của tác giả: C1 ngắt nhịp 1/2/3 chậm rãi -> tác giả thảnh thơi, nhàn nhã đang dạo bước thưởng ngoạn cảnh. Đó là những khoảnh khắc hiếm thấy trong c/đ nhà thơ.
* Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống:
- Hình ảnh:
+ Cây hòe: “đùn đùn tán rợp giương”-> dùng từ láy lại là động từ mạnh gợi tả sức sống của cây như từ bên trong hối hả trào ra bên ngoài khiến tán cây vươn ra mạnh mẽ, che rợp cả không gian. 
+ Hoa lựu: “phun thức đỏ”-> động từ “phun” khiến màu đỏ như tạo thành dòng tuôn chảy, tô đậm sắc đỏ của hoa 
+ Sen hồng: toả ngát mùi hương
-> cảnh thiên nhiên quen thuộc, gần gũi với làng quê VN,.
- Âm thanh:
+ Tiếng của làng nghề chài lưới lao xao vọng lại 
+Tiếng ve lúc mặt trời sắp lặn như tiếng đàn .
-> Đảo tính từ, từ láy lên đầu nhằm nhấn mạnh không khí rộn rã, tươi vui trong đời sống người lao động.
* TL: Bức tranh thiên nhiên mùa hè được miêu tả từ gần tới xa, có sự kết hợp hài hòa giữa đường nét, msắc với âm thanh, giữa con người và cảnh vật. Tất cả đều gần gũi, bình dị, tĩnh ở bên ngoài mà tràn đầy, ứa căng sức sống ở bên trong -> Tình cảm yêu thiên nhiên, tư thế ung dung, thảnh thơi và khả năng bao quát, nắm bắt lấy cái hồn cảnh vật của nhà thơ.
2. Khát vọng của nhà thơ.
- Niềm mong ước: có cây đàn của vua Thuấn
- MĐ của niềm mong ước: Mỗi khi cây đàn ấy gảy khúc Nam phong thì mưa thuận gió hòa, nhân dân làm ăn sung sướng no đủ. Tác giả dùng câu 6 chữ để kết bài nhằm cô đặc, nhấn mạnh niềm mong ước của mình. Ông không hề nghĩ đến mình mà toàn tâm, toàn ý hướng về dân, lo cho dân.
* TL: ở phần đầu bài thơ tưởng t/g say đắm với thiên nhiên, cảnh vật nhưng đến đây ông lại bộc lộ niềm thương và nỗi lo đau đáu cho dân-> biểu hiện của 1 trái tim lớn, một nhân cách cao cả, thân nhà mà tâm không nhàn.

Nội dung 3: Tổng kết
2.1. Mục tiêu: 
- Khái quát lại kiến thức trọng tâm bài học.
- Trình bày một vấn đề.
2.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân.
2.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
2.4. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
(HS làm việc cá nhân)
 Đánh giá về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?
 Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ, khái quát lại toàn bộ bài học để trả lời câu hỏi.
Bước 3:Trình bày kết quả thảo luận:
Đại diện cá nhân hs trả lời, hs khác lắng nghe và bổ sung.
Bước 4: Nhận định, kết luận:
- GV nhận xét, bổ sung cho các câu trả lời của HS và tổng hợp kiến thức.

* Nghệ thuật: 
- Vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với khẩu ngữ (lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân) nhưng lại rất giàu cảm xúc và giàu sức gợi
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: Miêu tả thiên nhiên, đất trời và cảnh đời sống sinh hoạt của con người để qua đó bộc lộ một cách kín đáo tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của mình về con người, về cuôc đời.
* Nội dung: 
- Bức tranh mùa hè đẹp đẽ, thơ mộng.
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước của Nguyễn Trãi.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
3.1. Mục tiêu: 
- HS biết áp dụng lí thuyết để giải quyết các bài tập trong sgk 
- Trình bày một vấn đề.
3.2. Nội dung: HS trả lời cá nhân.
3.3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
3.4. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
(HS làm việc cá nhân)
 Bài tập 1- SGK T119
 Bước 2:Thực hiện ...áo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày sản phẩm thảo luận
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
- So sánh dịch nghĩa và dịch thơ:
Lưu ý một số điểm khác biệt như sau: 
+ Bản dịch thơ đảo hai câu 3 và 4, trật tự và logic ý thay đổi. 
+ Từ “cảnh” trong nguyên văn và bản dịch nghĩa là “cõi”, “bờ cõi” (như biên cảnh, xuất nhập cảnh). Do cấu trúc câu theo trật tự ngữ pháp tiếng Việt, từ “cảnh tiên” trong bản dịch thơ dễ bị hiểu nhầm là phong cảnh, cảnh sắc. 
+ “Bóng” là hình ảnh phản chiếu của sự vật, có thể do ánh sáng (bóng nắng, bóng râm), có thể do tính chất phản chiếu của gương, của mặt nước, Bản dịch nghĩa, theo logic của nguyên văn, xác định rõ “bóng tháp” hiện lên trên mặt nước. Do hạn định về số chữ, bản dịch thơ chỉ nói chung là “bóng tháp”, rất có thể dẫn đến cảm nhận sai. 
+ Bản dịch nghĩa (và nguyên văn) là “trâm ngọc xanh” (trâm thanh ngọc), đặc tả màu sắc của “trâm”, bản dịch thơ chỉ dịch chung là “trâm ngọc”, chưa gợi rõ màu sắc. 
+ “Thuý hoàn” trong nguyên văn là “mái tóc xanh” (bản dịch nghĩa), chuyển thành “tóc huyền” trong bản dịch thơ, “huyền” là màu đen.
2. Hoàn cảnh ra đời
- Dục Thúy Sơn có thể được sáng tác vài thời điểm sau cuộc kháng chiến chống giặc Minh và trước khi Nguyễn Trãi lui về ở ẩn tại Côn Sơn. 
- Bài thơ được sưu tầm và xếp vào Ức Trai thi tập.
3. Thể thơ và bố cục
- Thể thơ: Ngũ ngôn luật thi ( ngũ luật)- một thể của thơ Đường luật; 
- Bố cục: 
+ Sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý;
+ Hai câu kết: thể hiện cảm xúc hoài niệm của tác giả.
Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản
2.1. Mục tiêu: HS hiểu và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
2.2. Nội dung: Hs sử dụng SGK, phát hiện hình ảnh, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
2.3. Sản phẩm: Cảm nhận vẻ đẹp của núi Dục Thúy và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ.
2.4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1,2: Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thúy được miêu tả như thế nào?
+ Nhóm 3,4: Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thúy?
Giáo viên gợi ý, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản.
GV có thể liên hệ so sánh với nhiều câu văn thơ cổ để làm nổi bật bút pháp mới mẻ của Nguyễn Trãi.
Bước 2: HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận, thảo luận nhóm và suy nghĩ câu trả lời
+ GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Các nhóm lần lượt trình bày
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét và bổ sung nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức à Ghi kiến thức then chốt lên bảng.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. 6 câu thơ đầu: Bức tranh về vẻ đẹp của núi Dục Thúy
a. Hai câu đầu: Giới thiệu chung về cảnh vật trong “mối quan hệ” với tác giả.
b. Bốn câu sau: Bức tranh sơn thủy hữu tình:
- Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong hai câu 3 - 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng. 
- Núi Dục Thuý được tác giả ví như đoá sen nổi trên mặt nước, hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo. Trong nguyên văn, tác giả không sử dụng từ ngữ biểu thị sự so sánh mà đồng nhất trực tiếp núi Dục Thuý với đoá sen. Hình ảnh đoá sen có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian. 
- Ngôn từ được sử dụng tinh xác, tạo ấn tượng: Trong nguyên văn, từ phù có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ (khác với phiếm cũng là nổi nhưng trôi dạt); từ truỵ có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả.
Dấu ấn riêng của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện rõ nhất qua những liên tưởng xuất hiện ở cái nhìn cận cảnh (hai câu 5 - 6). 
- Các chi tiết đặc sắc: so sánh bóng tháp hiện trên mặt nước như chiếc trâm ngọc xanh; ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc. 
- Trâm ngọc xanh và mái tóc biếc gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ, giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái. Vẻ đẹp của thiên nhiên được so sánh với vẻ đẹp của con người; lấy nét đẹp của người con gái để hình dung bóng núi trên sóng biếc. Sự liên tưởng này rất hiện đại, đặc biệt, hiếm thấy trong thơ cổ. Thơ cổ thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người. Sự liên tưởng và bút pháp mới lạ này cho thấy tâm hồn trong sáng, nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. 
2. Hai câu cuối: Tâm sự hoài niệm của nhà thơ
- Hai câu kết bài thơ này, cũng giống như các bài thơ khác cùng chủ đề của Nguyễn Trãi, lại thường là sự bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử, về dân tộc. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, nhớ tiếc. Điều này cho thấy tâm hồn hướng nội, sâu sắc của Nguyễn Trãi.
à "Dục Thúy Sơn ” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận,4 hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện c...iệt với từ Việt hóa.
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu bài tập 1
 2.1. Mục tiêu: Tìm, giải thích, đặt câu với các từ Hán Việt theo yêu cầu.
 2.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
 2.3. Sản phẩm: Học sinh làm việc độc lập
 2.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện theo yêu cầu trong sgk.
a. Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo.
b. Nêu tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt trong đoạn trích.
c. Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động cá nhân: suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS báo cáo kết quả
Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế 
một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
Một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo:
- Trừ bạo: diệt trừ những kẻ bạo ngược, làm hại dân lành.
- Phong tục: thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.
- Độc lập: đứng một mình tự tồn tại mà không dựa vào ai.
b. Tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt trong đoạn trích trên:
- Giữ được những từ ngữ mang nội hàm của một giai đoạn, một học thuyết (nhân nghĩa).
- Làm cho văn bản trở nên ngắn gọn, súc tích.
c. Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.
- Anh ấy là người ăn ở có nhân nghĩa.
- Đại Việt thực là một nước văn hiến.
- Anh hùng hào kiệt trong thiên hạ đã quy tụ về đây.
 Các từ đó gồm:
- nhân nghĩa: lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải.
- dấy nghĩa: tổ chức quân đội nổi lên chống lại ách thống trị, theo lẽ phải.
- cờ nghĩa: cờ làm hiệu lệnh, đại diện cho quân đội theo lẽ phải.
- đại nghĩa: chính nghĩa cao cả.

Hoạt động 2. 2: Tìm hiểu bài tập 2
2.1. Mục tiêu: Tìm và nêu tác dụng biểu đạt của điển tích.
2.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: Học sinh làm việc độc lập
2.4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chuyển giao nhiệm vụ: Học sinh thực hiện theo yêu cầu trong sgk.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Hoạt động nhóm, thảo luận, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS báo cáo kết quả
- Gv quan sát, hỗ trợ, tư vấn
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV: nhận xét đánh giá câu trả lời của các cá nhân, chuẩn hóa kiến thức.

Câu 2:
STT
ĐIỂN TÍCH
GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT
1
Đau lòng nhức óc (thống tâm tật thủ: chữ mượn từ sách Tả truyện)
Tăng sức biểu cảm, cho thấy thái độ căm giận vô cùng giặc Minh.
2
Nếm mật nằm gai (thường đảm ngọa tân: dẫn điển vua nước Việt đời Đông Chu là Câu Tiễn bị vua nước Ngô là Phù Sai cướp nước, bèn nuôi chí phục thù, trước khi ăn thì nếm mật đắng, khi ngủ thì nằm trên gai để không quên mối thù cũ.)
Tăng sức biểu cảm, cho thấy sự kiên trì của tướng sĩ Lam Sơn để giành lại đất nước.
3
Quên ăn (phát phấn vong thực: mượn chữ trong sách Luận ngữ, nói về việc khi chí ham học nổi lên thì quên cả ăn.)
Cho thấy ý chí miệt mài nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước.
4
Lược thao (ghép từ hai từ lục thao và tam lược; Lục thao là tên một cuốn sách dạy về quân sự tương truyền do Lã Vọng đời Chu soạn, gồm 6 thiên; Tam lược là tên một cuốn sách do Hoàng Thạch Công soạn, gồm 3 phần.)
Cho thấy sự nghiền ngẫm binh thư của tướng sĩ Đại Việt đã đến độ tường tận.
5
Tiến về đông (mượn chữ từ một câu nói của Lưu Bang (Hán Cao tổ) với Tiêu Hà khi bị Hạng Vũ ép dồn về phía Tây: "Dư diệc dục đông hĩ, an năng uất uất cửu cư ư thử" (Ta cũng muốn tiến về phía đông chứ sao có thể rầu rĩ ở mãi chốn này được).
Tỏ ý tiến về Đông Đô, lòng khao khát cũng như Hán Cao tổ đời trước.
6
Dành phía tả (dẫn điển Tín Lăng Quân nước Ngụy thời Đông Chu, nghe tiếng Hầu Doanh là hiền sĩ liền đem xe đi đón, tự ngồi bên phải giữ cương ngựa, dành chỗ bên trái là chỗ tôn quý để Hầu Doanh ngồi.
Thể hiện tấm lòng cầu hiền chân thành.
7
Dựng cần trúc (yết can vi kì: giơ cậy lên làm cờ; mượn tích Hoàng Sào lúc mới dấy binh khởi nghĩa không kịp làm cờ phải giơ sào lên thay; bài Quá Tần luận của Giả Nghị đời Hán cũng có câu: "trảm mộc vi binh, yết can vi kì" (chặt gỗ làm khí giới, giơ sào len làm cờ)).
Cho thấy sự vượt qua thiếu thốn, gian khó  và sự đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn
8
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào (dịch từ cụm từ đầu giao hưởng sĩ (đổ rượu... lắng nghe ý kiến người khác để học hỏi, hoặc đưa ra ý kiến, quan điểm của mình cùng tranh biện thảo luận để có định hướng đúng đắn hợp lí
1.4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi: Trong cuộc sống và học tập khi nảy sinh những vấn đề xã hội vẫn còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau, em sẽ phản ứng như thế nào? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS suy nghĩ, thảo luận, trình bày quan điểm
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
HS trình bày quan điểm
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Hs chú ý lắng nghe và trình bày ý kiến
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung 1. Chuẩn bị thảo luận
2.1. Mục tiêu: HS nắm được cách thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau.
2.2. Nội dung: Hs sử dụng sgk kết hợp với sự hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài nói bằng các câu hỏi: Nêu những công việc cần làm để có thể thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau? (Để chuẩn bị nói em phải chuẩn bị những gì?, Chuẩn bị nghe như thế nào).
2.3. Sản phẩm học tập: 
* Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài: Gần gũi, phù hợp
-Tìm ý và sắp xếp ý
+ Người nói không chỉ bày tỏ quan điểm cá nhân mà còn nắm được một số cách nhìn nhận, đánh giá khác.
+ Có thể hình thành nội dung của ý kiến thảo luận dựa trên một só câu hỏi: Vì sao bạn quan tâm đến vấn đề? Vấn đề này được nhìn nhậnđánh gia với những quan điểm như thế nào? Quan điểm của bạn là gì? Vì sao?...
- Xác định từ ngữ then chốt: Có thể sử dụng những cụm từ phù hợp: Theo quan điểm của tôi, quan điểm chung; Cách tiếp cận vấn đề; góc nhìn khác biệt....
- Phương tiện hỗ trợ: Có thể sử dụng: Tranh ảnh, biểu đồ, phim tài liệu...để minh họa cho vấn đề cần thảo luận.
* Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu đề tài, nội dung và xác định quan điểm cá nhân.
- Suy đoán về ý kiến có liên quan;
2.4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu những công việc cần làm để có thể thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau? Em phải chuẩn bị gì khi nói và khi nghe?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS nghe và thực hiện yêu cầu.
- GV quan sát, gợi mở
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi học sinh trình bày kết quả; HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm
Bước 4: Kết luận, nhận định:
 GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Hs chú ý lắng nghe và trình bày ý kiến
Nội dung 2: Thực hành nói và nghe
2.1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng khi thực hành bài nói, nghe; Biết cách thảo luận về một vấn đề xã hội cụ thể còn có ý kiến khác nhau. 
2.2. Nội dung: Học sinh thảo luận, trình bày, tranh luận trong nhóm và trước lớp.
2.3. Sản phẩm học tập: Hs trình bày sản phẩm theo đề cương đã chuẩn bị 
* Người nói: Nêu được khái quát quan điểm của nhóm ;Trình bày các ý theo đề cương đã chuẩn bị; Tóm tắt lại các nội dung chính đưa ra một số ý tưởng mở rộng
* Người nghe: Tôn trọng quan điểm của người nói; Giữ tinh thần cởi mở; Góp ý tích cực có thể đưa ra các câu hỏi trao đổi phản biện với các vấn đề mà người nói trình bày
2.4. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1: Trình bày vấn đề theo quan điểm đã chuẩn bị, Nhóm 2: Lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi thảo luận
Nhóm 2: Trình bày vấn đề theo quan điểm đã chuẩn bị, Nhóm 2: Lắng nghe và chuẩn bị câu hỏi thảo luận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- MC của đội chuyên gia phổ biến luật của hoạt động tranh biện cuộc tranh biện gồm hai phần chính đan xen nhau
+ phần nói của thành viên mỗi đội theo luật tranh biện
+ Phần Hỏi - Đáp giữa đại diện của mỗi đội: Người hỏi chỉ hỏi không trình bày luận điểm; người hỏi có thể yêu cầu xem nguồn bằng chứng; người trả lời có thể bị người hỏi ngắt lời nếu trả lời không đúng câu hỏi.
+ Thời gian chuẩn bị trước mỗi phần nói hỏi đáp các đội được phép xin thời gian để chuẩn bị tối đa 4 phút
- Các thành viên đại diện nhóm thực hiện các luật nói theo tiêu chí của luật hoạt động tranh biện
- Những thành viên còn lại giữ vai trò là người nghe khán giả có thể hỗ trợ các thành viên trong nhóm của mình (nếu cần)
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Học sinh trình bày kết quả; quan sát, theo dõi, suy ngẫm, đưa ra ý kiến thảo luận về vấn đề
HS tham gia tranh biện, yêu cầu lượt nói của mỗi thành viên đội như sau:
- A là đội theo quan điểm 1 (ủng hộ): A1, A2, A3 lần lượt là người nói thứ nhất, nhì, ba
- B là đội theo quan điểm 2 (phản đối): B1, B2, B3 lần lượt là người nói thứ nhất, nhì, ba.
- Lượt nói được trình bày ở bảng dưới theo thứ tự người nói thứ nhất A1 đến người nói cuối cùng B3

Hs chú ý lắng nghe và trình bày ý kiến
Lượt nói
Vai trò
Nội dung cụ thể
Thời lượng
A1
Trình bày toàn bộ phiên tranh biện
Trình bày toàn bộ phiên tranh biện của bên A
4 phút
B3 và A1
Hỏi đáp
B3 đặt câu hỏi, A1 trả lời
2 phút
B1
Trình bày toàn bộ phiên tranh biện
- Phản biện phiên tranh biện của bên A
- Trình bày luận điểm bên B
4 phút
A3 và B1
Hỏi đáp
A3 đặt câu hỏi, B1 trả ...g về các ý kiến


3
Hướng về người cùng thảo luận để trao đổi ý kiến, thể hiện thái độ tôn trọng, tinh thần cầu thị.


4
Biết sử dụng hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ, điều chỉnh nội dung, giọng nói phù hợp.



DẠY HỌC VIẾT
VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Môn học/ hoạt động: Ngữ Văn: Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 02tiết
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS nắm được các yêu cầu và cách thức viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- HS biết cách trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, biết sử dụng các bằng chứng xác thực, phù hợp, thuyết phục.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác (tương tác với giáo viên, học sinh trong lớp; làm việc cặp đôi/nhóm); 
- Năng lực tự chủ và tự học (chuẩn bị bài ở nhà, chủ động xây dựng phương án trả lời câu hỏi, phản biện khoa học) 
2.1. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ (sử dụng ngôn ngữ để tìm hiểu, trao đổi bài học theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập); 
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
3. Về phẩm chất: 
- Sống tự chủ, tích cực, trách nhiệm, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu Projector.
- Học liệu: SGK, SGV, Tư liệu Ngữ Văn 10, Thiết kế bài học ( một số tài liệu đọc trên internet).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1.1. Mục tiêu
- Tạo cho học sinh tâm lí tiếp nhận chủ động, tích cực qua việc làm quen với một số văn bản về các vấn đề xã hội. Từ đó, có nhu cầu tìm hiểu và bày tỏ quan điểm cá nhân.
1.2. Nội dung
 - Học sinh nhận diện được nội dung qua một số văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
1.3. Sản phẩm
- Kết quả làm việc cá nhân của học sinh.
1.4. Tổ chức thực hiện
HĐ của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Nhiệm vụ 1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên trình chiếu một số văn bản nghị luận về vấn đề xã hội. Yêu cầu học sinh nhận diện và trình bày quan điểm cá nhân.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Làm việc cá nhân. 
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và phát biểu.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
 Học sinh làm việc độc lập, viết ra giấy nháp, học sinh phát biểu trước lớp; học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và phát biểu bổ sung.
 Bước 4. Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh (Thái độ làm việc, kĩ năng trình bày).
- Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và bổ sung ý kiến.
Giáo viên dẫn vào bài mới: 
Bàn luận về các vấn đề xã hội đã trở thành nhu cầu phổ biến, tất yếu của con người hiện đại. Khi bàn luận, chúng ta không chỉ thể hiện ý kiến cá nhân mà còn thuyết phục người khác đồng tình với quan điểm của mình; Từ đó, góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội. Nếu lựa chọn hình thức bàn luận về vấn đề xã hội bằng một bài viết, chúng ta cần làm gì để đạt được những mong muốn ấy? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải quyết điều đó.

Hs lắng nghe và trả lời ý kiến
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Mục tiêu: 
- Giúp HS thấy được yêu cầu cơ bản khi triển khai vấn đề xã hội. Từ đó, giúp HS có kĩ năng xử lí các kiểu bài khác nhau.
2.2. Nội dung
- Xác định được các yêu cầu cơ bản của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội
2.3. Sản phẩm
- Kết quả làm việc cá nhân của học sinh.
2.4. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu yêu cầu của kiểu bài
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát SGK, đặt câu hỏi để HS phát hiện vấn đề.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Làm việc cá nhân. 
- Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân và phát biểu.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
Học sinh làm việc độc lập, viết ra giấy nháp, học sinh phát biểu trước lớp; học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và phát biểu bổ sung.
 Bước 4. Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá qua phần trình bày của học sinh (Thái độ làm việc, kĩ năng trình bày).
- Học sinh đánh giá từ phần trình bày của bạn trong lớp và bổ sung ý kiến.
- GV chốt vấn đề
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và phân tích ngữ liệu
a. Mục tiêu: 
- HS có thể nhận diện được các bước triển khai văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội.
- Phát hiện ý, xử lí tốt hệ thống câu hỏi trong ngữ liệu.
b. Nội dung
- Xác định được nội dung vấn đề, các luận điểm cơ bản và cách triển khai thuyết phục.
c. Sản phẩm
- Kết quả làm việc cá nhân của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát SGK, đặt câu hỏi để HS phát hiện vấn đề.
- Cho HS đọc ngữ liệu. Gọi các đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm 1: Anh/ chị hãy nhận xét cách đặt nhan đề của bài viết?
- Nhóm 2+3: Vấn đề đã được người viết triển khai bằng những luận điểm nào?
- Nhóm 4: Chỉ ra các yếu tố làm nên sức thuyết phục của văn bản?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên: Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
 Học sinh làm việc nhóm, viết ra giấy nháp, đại diện nhóm phát biểu tr

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_10_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_2_nam_hoc_20.docx