Giáo án Ngữ văn 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2022-2023
BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nhận biết được những đặc điểm cơ bản, cấu trúc, nội dung của sách giáo khoa Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức.
2. Năng lực
- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Phẩm chất: Học sinh có ý thức sống có khát vọng, có hoài bão, và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM | ||||||
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện:
| |||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Học sinh suy nghĩ và dự trù câu trả lời Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh hoàn thiện phiếu K – W – L Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ kiến thức đã biết và mong muốn về bài học Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Tìm hiểu truyện kể nói chung và đặc biệt là thế giới thần thoại. |
Phần chuẩn bị bài trình chiếu và phiếu của giáo viên.
| ||||||
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu hoạt động: - Học sinh nhận biết được những đặc điểm cơ bản, cấu trúc, nội dung của sách giáo khoa Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức. b. Nội dung thực hiện:
|
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 30/8/2022 Ngày dạy: 7/9/2022 Tuần: 01 Tiết: 01 BÀI MỞ ĐẦU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết được những đặc điểm cơ bản, cấu trúc, nội dung của sách giáo khoa Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức. 2. Năng lực - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,. 3. Phẩm chất: Học sinh có ý thức sống có khát vọng, có hoài bão, và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: GV chuẩn bị câu hỏi khởi động: Em biết gì về sách giáo khoa Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống? Học sinh hoàn thành bảng K – W – L để tìm hiểu kiến thức về truyện kể Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Học sinh suy nghĩ và dự trù câu trả lời Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh hoàn thiện phiếu K – W – L Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ kiến thức đã biết và mong muốn về bài học Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Tìm hiểu truyện kể nói chung và đặc biệt là thế giới thần thoại. Phần chuẩn bị bài trình chiếu và phiếu của giáo viên. K Điều em đã biết W Điều em muốn biết L Điều em mong muốn biết thêm 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu hoạt động: - Học sinh nhận biết được những đặc điểm cơ bản, cấu trúc, nội dung của sách giáo khoa Ngữ văn 10 bộ sách Kết nối tri thức. b. Nội dung thực hiện: Học sinh đọc sách giáo khoa Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về sách giáo khoa Ngữ văn 10, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao phiếu và chia lớp thành 4 nhóm theo dạng KHĂN TRẢI BÀN Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu Thời gian: 10 phút Chia sẻ: 3 phút Phản biện và trao đổi: 2 phút Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 10 Phiếu học tập – Phụ lục 1 Phần chia sẻ của Học sinh I. Nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 10 1. Sách Ngữ văn 10 hướng dẫn đọc hiểu văn học thuộc những thể loại nào? Thể loại truyện nào mới so với sách Ngữ văn Trung học cơ sở? Cần chú ý điều gì khi đọc hiểu các văn bản văn học? - Sách Ngữ văn 10 hướng dẫn đọc hiểu văn học thuộc những thể loại: thể loại thần thoại, truyện truyền kì, truyện ngắn hiện đại, thơ Đường luật, thơ tự do, kịch bản chèo, nghị luận xã hội, nghị luận văn học, văn bản thông tin tổng hợp và bản tin. - Thể loại truyện mới so với sách Ngữ văn Trung học cơ sở: văn bản thông tin tổng hợp và bản tin. - Những chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học: phân biệt được thể loại, đặc điểm riêng của các kiểu văn bản, phân tích được cốt truyện, nhân vật, sự kiện và cần chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được nêu trong văn bản. 2. Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận và Đọc hiểu văn bản thông tin nêu lên những nội dung nào? - Nội dung của mục Đọc hiểu văn bản nghị luận: giới thiệu về các tác phầm thuộc thể loại nghị luận, đưa ra những chú ý về hướng dẫn cách đọc văn bản nghị luận (đề tài, ý nghĩa của vấn đề, cách tác giả nêu ý kiến, lí lẽ và bằng chứng). - Nội dung của mục Đọc hiểu văn bản thông tin: giới thiệu về các tác phầm thuộc thể loại văn bản thông tin tổng hợp và bản tin, đưa ra những chú ý về hướng dẫn cách đọc văn bản thông tin (cách triển khai thông tin, cách trình bày văn bản có kết hợp kênh chữ và kênh hình, nhận biết được cách đưa tin và quan điểm của người viết). 3. Bài Thơ văn Nguyễn Trãi học những thể loại và tác phẩm nào? Nêu các điểm lưu ý khi học về tác giả Nguyễn Trãi. - Bài Thơ văn Nguyễn Trãi học gồm những thể loại và tác phẩm sau: + Nguyễn Trãi - Cuộc đời và sự nghiệp (nghị luận) + Đại cáo bình Ngô (cáo) + Bảo kính cảnh giới + Dục Thúy Sơn - Các điểm lưu ý khi học về tác giả Nguyễn Trãi: đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại, vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Trãi để hiểu sâu hơn các tác phẩm của ông. 4. Khi học phần Thực hành tiếng Việt, cần lưu ý những gì? Khi học phần Thực hành tiếng Việt, cần lưu ý những điều sau: - Trước khi làm bài tập, cần tự nghiên cứu những kiến thức về tiếng Việt trong phần Kiến thức ngữ văn ở đầu mỗi bài học để có hướng làm bài và hệ thống lại những hiểu biết của mình sau khi làm bài tập. - Vận dụng những kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt đã học và các hoạt động đọc hiểu, viết, nói, nghe ở môn Ngữ Văn cũng như các môn học khác và vào hoạt động giao tiếp trong đời sống hằng ngày. 5. Nêu những nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 10 Những nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 10: - Nghị luận: + Viết được văn bản bàn luận về một vấn đề ...văn bản nghị luận và Đọc hiểu văn bản thông tin nêu lên những nội dung nào? Câu 3: Bài Thơ văn Nguyễn Trãi học những thể loại và tác phẩm nào? Nêu các điểm lưu ý khi học về tác giả Nguyễn Trãi. Câu 4: Khi học phần Thực hành tiếng Việt, cần lưu ý những gì? Câu 5: Nêu những nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng viết trong sách Ngữ văn 10. Câu 6: Những nội dung, yêu cầu cần chú ý của việc luyện kĩ năng nói và nghe là gì? Phụ lục 2. Phiếu học tập tìm hiểu về Cấu trúc sách giáo khoa Ngữ văn 10 Phiếu học tập số 2 Câu hỏi Trả lời Câu 1: Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 10 có những phần chính nào? Nhiệm vụ mà em cần làm ở lớp và ở nhà là gì? Câu 2: Theo em, tại sao cần biết cấu trúc sách trước khi đọc? CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ Thang đánh giá khả năng quan sát và trả lời của hs STT Tiêu chí Các mức độ Chưa bao giờ Đôi khi Thường xuyên Luôn luôn 1 Chuẩn bị a Tìm hiểu kĩ vấn đề trình bày b Tập trình bày để làm chủ nội dung 2 Trình bày a Giới thiệu nội dung trình bày b Bám sát nội dung trình bày c Câu trả lời to, rõ ràng d Diễn đạt trôi chảy, ngôn ngữ linh hoạt, kết hợp cử chỉ điệu bộ e Tương tác, phản hồi với người nghe 3 Kết thúc vấn đề Rubric đánh giá theo tiêu chí câu trả lời của hs Nội dung yêu cầu Mức đánh giá (0) Chưa đạt (1) Đạt (2) Khá (3) Tốt Trả lời các câu hỏi HS không trả lời được các câu hỏi HS trả lời đúng một câu hỏi hoặc trả lời đúng hai câu hỏi nhưng sơ lược HS trả lời đúng hai câu hỏi hoặc trả lời đúng ba câu hỏi nhưng sơ lược HS trả lời đúng các câu hỏi một cách sâu sắc Rubric đánh giá năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề STT Tiêu chí đánh giá (0) Chưa đạt (1) Đạt (2) Khá (3) Tốt 1 Phân công nhiệm vụ hợp lý. 2 Tích cực trình bày ý kiến cá nhân. 3 Tích cực chia sẻ, lắng nghe ý kiến. 4 Tích cực hỗ trợ các bạn trình bày ý kiến. 5 Thống nhất ý kiến sau cùng khi hợp tác. Rubric đánh giá thuyết trình: Tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Nội dung Thuyết trình đơn điệu, nghèo nàn. Còn đơn điệu, nhiều chỗ chưa hợp lí. Đôi chỗ chưa chính xác, thiếu biểu cảm. Chính xác, khá đa dạng và biểu cảm, khá lôi cuốn. Phong cách thuyết trình Phong thái không tự tin, còn lệ thuộc vào tài liệu trên 80% Phong thái thiếu tự tin, còn lệ thuộc vào tài liệu từ 70% Phong thái tự tin, có sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhưng chưa hiệu quả, còn lệ thuộc vào tài liệu từ 50% Phong thái tự tin, có sử dụng ngôn ngữ cơ thể nhưng còn hạn chế, còn lệ thuộc vào tài liệu từ 30% Thuyết trình Thuyết trình nhỏ, giọng chưa có điểm nhấn về ngữ điệu, Giọng nói to, ngữ điệu chưa hợp lý Giọng to, rõ ràng, ngữ điệu chính xác, Giọng to, rõ ràng, ngữ điệu hợp lý, truyền cảm Kết nối phản hồi hợp tác Trả lời dưới 30% các câu hỏi của GV và các nhóm khác Trả lời được 30% - 40% các câu hỏi của GV và các nhóm khác Trả lời được 50% các câu hỏi của GV và các nhóm khác Trả lời đước trên 70% các câu hỏi của GV và các nhóm khác Ngày soạn: 30/8/2022 Ngày dạy: 7/9/2022 Tuần: 01 Tiết: 02 BÀI 1 – SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ A. MỤC TIÊU MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng. - Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng - Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng - Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệp của văn bản truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,. Về năng lực đặc thù - Học sinh viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm truyện. - Học sinh thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện 3. Về phẩm chất Học sinh có ý thức sống có khát vọng, có hoài bão, và thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc Tri thức ngữ văn Truyện kể về các vị thần sáng tạo thế giới Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Chữ người tử tù Tê – đê (Trích Thần thoại Hi Lạp) Thực hành Tiếng Việt Từ Hán Việt Viết Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Nói và nghe Giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm Củng cố mở rộng Ôn tập kiến thức về truyện kể Mở rộng kiến thức về truyện thần thoại. B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 2. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh nhận biết được một số yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng. Học sinh phân tích được các yếu tố (cốt truyện, không gian, thời gian, ngôi kể, nhân vật,) được thể hiện trong truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng Học sinh phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề của truyện kể nói chung và thần thoại nói riêng Học sinh đánh giá được chủ đề, tư tưởng và thông điệ...ọa nhân vật + Bộc lộ các xung đột, mâu thuẫn của con người (xã hội, tâm lí, đạo đức), tái hiện bức tranh đời sống + Tạo ra ý nghĩa nhân sinh có giá trị nhận thức + Gây hấp dẫn cho người đọc (người đọc luôn quan tâm đến số phận nhân vật) 3. Người kể chuyện NGƯỜI KỂ CHUYỆN (người trần thuật) là yếu tố thuộc thế giới miêu tả. Đó là vai do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trần thuật. Người kể chuyện có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất + Ngôi thứ nhất: Người kể xưng “tôi”, nội dung kể không xâm phạm ra ngoài phạm vi hiểu biết, cảm nhận của người kể + Ngôi thứ hai: Hiếm gặp, thường mượn vai bạn đọc (Ví dụ: Tác phẩm "Ngôi trường mọi khi" của Nguyễn Nhật Ánh là một ví dụ về cách kể theo ngôi thứ hai này: Để đọc câu chuyện này bạn bắt buộc phải tưởng tượng. Nếu là con gái, bạn tưởng tượng ít thôi. Nếu là con trai, bạn phải tưởng tượng khủng khiếp hơn nhiều) + Ngôi thứ ba: Người kể giấu mình, cho phép xâm nhập vào thế giới nội tâm, suy nghĩ và hành động của các nhân vật 4. Nhân vật - Khái niệm + “Con người là điều thú vị nhất đối với con người, và con người cũng chỉ hứng thú với con người” (Nhà văn hào Đức W.Goethe) + Con người là nội dung quan trọng nhất của văn học è Nhân vật là con người cụ thể được khắc họa trong tác phẩm văn học bằng các biện pháp nghệ thuật. Nhân vật được nhà văn nhận thức, tái tạo có thể là thần linh, loài vật, đồ vật, nhưng khi ấy, chúng vẫn đại diện cho những tính cách, tâm lí, ý chí hay khát vọng của con người. Nhân vật là phương tiện để văn học khám phá và cắt nghĩa về con người. - Đặc trưng + Nhân vật dưới mọi hình thức đều có tích cách. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. + Ý nghĩa nhân vật không chỉ thể hiện ở tính cách. Vì mỗi tính cách là kết tinh của một môi trường, cho nên nhân vật còn dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống - Loại hình nhân vật + Nhân vật chính diện – Nhân vật phản diện + Nhân vật chính – Nhân vật phụ - Nhân vật trung tâm Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao phiếu học tập – HS vận dụng những tri thức đã đọc về thần thoại để hoàn thành phiếu Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh hoàn thành phiếu Thời gian: 10 phút Chia sẻ: 3 phút Phản biện và trao đổi: 2 phút Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về thể loại thần thoại Phiếu học tập – Phụ lục 2 II. Thần thoại 1. Khái niệm - Thần thoại là một thể loại văn học dân gian, một thể sáng tạo nghệ thuật ngôn từ truyền miệng đầu tiên và không tự giác ra đời vào giai đoạn xã hội nguyên thủy đã phát triển từ hoang dã đến văn minh. Đó là một tập hợp những tryuện kể dân gian về các vị thần, phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và đời sống xã hội thời kì thị tộc, bộ lạc, biểu hiện nhu cầu nhận thức và những khát vọng tự nhiên về một cuộc sống tốt đẹp và có tính nhân bản. Thần thoại là minh chứng mở đầu khẳng định bản chất của văn học dân gian vừa là văn học vừa là văn hóa trong tính nguyên hợp điển hình (Giáo trình Văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam) - Thần thoại là truyện kể xa xưa nhất, thể hiện quan niệm về vũ trụ và khát vọng chinh phục thế giới tự nhiên của con người thời nguyên thủy 2. Nguồn gốc và phân loại - Thần thoại suy nguyên: Kể về nguồn gốc của vũ trụ và muôn loài - Thần thoại sáng tạo: Kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hóa 3. Đặc trưng - Tính nguyên hợp: Vừa là văn học vừa là văn hóa. Những tác phẩm văn học có trước, theo đó các yếu tố tín ngưỡng, phong tục, tập quán và nói chung là lối sống mới từ đó hình thành. Tư duy suy nguyên thần thoại với sự tham gia của trí tưởng tượng hoang đường thời kì đầu tiên đã chắp cánh cho những giấc mơ thần thoại đời sau trở nên tràn đầy khát vọng. Hai thế giới thực tại thiêng liêng bên cạnh thế giới của những anh hùng thần linh khác. - Cốt truyện đơn giản: Đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”) - Nhân vật trung tâm là các vị thần, những con người có nguồn gốc thần linh, siêu nhiên với hình dạng khổng lồ và sức mạnh phi thường. Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại - Nghệ thuật: Không gian vũ trụ, nhiều cõi, thời gian phiếm chỉ, ước lệ, tư duy hồn nhiên, tính lãng manh, bay bổng. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu hoạt động: Dựa vào các truyện kể đã học hoặc tự chọn một truyện kể yêu thích để phân tích các yếu tố, đặc trưng của truyện kể được thể hiện trong truyện. b. Nội dung thực hiện HS đọc truyện kể và chia sẻ về các đặc trưng của truyện kể theo tri thức Ngữ văn với các bạn trong lớp. Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên gi...ưa chuyến nào thấy mệt như chuyến này. Có lẽ vì cơn bão đang hoành hành ở miền trung nên không trung đầy rẫy ổ gà. Máy bay chòng chành, dồi lắc, bên thân và dưới sàn khe khẽ phát ra những tiếng răng rắc như sắp rạn. Tay vận complet xoè diêm châm thuốc. Là dân nghiện nhưng lúc này tôi thấy gai với khói. Lẽ ra y nên xuống phía dưới mà thả khí chứ chẳng nên phớt lờ hàng chữ “không hút thuốc” sáng nay trước mũi y như vậy, tôi sẽ uể oải thầm nghĩ, đậy tờ báo lên mặt và nhắm mắt lại. Giấc ngủ thiu thiu chầm chậm trườn tới. - Làm cái gì vậy? Hả! Cái bà già này! Tôi giật bắn mình. Tôi bị giằng khỏi giấc ngủ không phải vì tiếng quát, tay ngồi cạnh tôi không quát to tiếng, chỉ nạt, nạt khẽ thôi, đủ nghe. Nhưng âm hưởng của nỗi hoảng hốt và sự cục cằn trong giọng y như tát vào mặt người ta. Thận trọng, tôi liếc nhìn. Khói thuốc và cặp vai to đùng của y che khuất cả bà cụ già, cả ô cửa sổ. - Này, cô kia, cô nhân viên! - Y sang trọng đứng dậy mắng - Tới mà nhìn! Đây là hàng không hay là cái xô bếp? Là phi cơ hay là cái miếu thờ thế này, hả? - Van bác... - Bà cụ sợ sệt - Bác ơi, van bác... Chẳng là, bác ạ, bữa nay giỗ thằng cả nhà tôi. Non ba chục năm rồi, bác ơi, tôi mới lên được đến miền cháu khuất. Tay nọ gần như bước xéo lên đùi tôi, xấn ra lối đi. Bộ mặt hồng hào bừng bừng giận dữ và khinh miệt. Bà cụ ngồi, lặng phắt, lưng còng xuống, hai bàn tay chắp lại, gầy guộc. Trên chiếc bàn gấp bày đĩa hoa cúng, nải chuối xanh, mấy cái phẩm oản và ba cây nhang cắm trong chiếc cốc thuỷ tinh đựng gạo. Một bức ảnh ép trong tấm kính cỡ bàn tay để dựng vào thành cốc. Cô tiếp viên vội đi tới. Cô đứng sững bên cạnh tôi. Không hề kêu lên, không thốt một lời, cô lặng nhìn. Máy bay vươn mình nâng độ cao vượt qua trần mây. Sàn khoang dốc lên. Cái bàn thờ nhỏ bé bỏng của bà cụ già hơi nghiêng đi. Tôi xoài người sang giữ lấy cái khung ảnh. Tấm ảnh được cắt ra từ một tờ báo, đã cũ xưa, nhưng người phi công trong ảnh còn rất trẻ. Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm toả hương thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời sáng. Phụ lục 4.2 Truyện kể về nữ thần Detemer – Thần thoại Hi Lạp Demeter là ai? Nữ thần Déméter trong thế giới thần thoại Hy Lạp cổ đại tuy không có sức mạnh và quyền thế lớn lao như Zeus, Héra, Poseidon, Hadès nhưng lại được người xưa hết sức trọng vọng, sùng kính. Có lẽ sau vị thần Thợ rèn-Héphaïstos thì Déméter là vị thần không gây cho người trần thế một tai họa nào mà chỉ ban cho họ biết bao nhiêu phúc lợi. Cũng phải nhắc đến nữ thần Hestia cho khỏi bất công. Nàng cũng không hề gieo một tai họa nào xuống cho những người trần thế song nàng cũng không đem lại cho họ những phúc lợi lớn lao. Nàng là vị thần của bếp lửa gia đình. Demeter đi tìm con gái Nữ thần Déméter có một người con gái duy nhất tên là Perséphone, người con gái đẹp nhất trong số các thiếu nữ con cái của các vị thần. Đó là con của Déméter với Zeus. Chuyện người con gái của Déméter là nàng Perséphone bị thần Hadès bắt cóc đưa xuống dưới âm phủ làm vợ đã gây nên bao đau khổ cho Déméter và bao rối loạn cho đời sống các thần trên đỉnh Olympia cũng như người trần thế. May thay cuối cùng nhờ đấng chí tôn, chí kính, chí công minh Zeus phân xử, cho nên mọi việc mới trở lại hài hòa, êm thấm. Mặc dù Hades đã cho Perséphone ăn 6 hạt lựu nhưng cuối cùng Demeter cũng được ở bên cạnh con mình 6 tháng (là 6 tháng mùa xuân) sau đó Perséphone phải về sống cùng Hades ở dưới địa ngục 6 tháng (6 tháng mùa đông). Và sự việc đã diễn ra chỉ trong nháy mắt, bởi vì từ khi được thần Zeus ưng chuẩn, Hadès ngày đêm theo dõi từng bước đi của Perséphone. Được biết Perséphone cùng bạn bè đang say sưa vui chơi trong thung lũng đầy hoa thơm cỏ lạ, thần Hadès tức tốc đến ngay gặp nữ thần Đất - Gaia vĩ đại, xin nữ thần cho mọc lên ở chỗ Perséphone đang vui chơi một bông hoa cực kỳ đẹp đẽ và thơm ngát. Nữ thần Đất-Gaia làm theo lời thỉnh cầu của Hadès. Perséphone đang vui chơi bỗng ngửi thấy hương thơm ngào ngạt từ một cây hoa nom rất lạ, xưa nay nàng chưa từng trông thấy. Nàng đi đến gần và đưa tay ra vin cành hoa xuống ngắt. Bỗng nàng thấy người hẫng đi một cái như khi sa chân xuống một vũng lội. Thần Hadès đã làm cho đất nứt ra ở dưới chân nàng. Và nàng rơi xuống lòng đất đen trong vòng tay của Hadès. Perséphone chỉ kịp thét lên một tiếng kinh hoàng. Mặt đất nứt lại khép kín vào, lành lặn như cũ. Thần Hadès bế Perséphone lên cỗ xe ngựa của mình, cỗ xe có những con ngựa đen bóng nhưng từ bánh xe cho đến càng xe đều bằng vàng sáng chói hay bằng đồng đỏ rực. Và chỉ trong nháy mắt cỗ xe đã đưa nàng Perséphone về cung điện của thần Hadès. Thế là thần Hadès được một người vợ và nữ thần Déméter mất cô con gái yêu dấu, xinh đẹp. Tiếng thét kinh hoàng của Perséphone dội vang đến tận trời cao. Ở cung điện Olympe nữ thần Déméter nghe thấy tiếng thét ấy. Cả núi cao, rừng sâu, biển rộng nhắc lại tiếng thét ấy như muốn bảo cho Déméter biết chuyện chẳng lành đã xảy ra với nàng. Nghe tiếng..., thần Gió, thần Sét + Chỉ ra được cơ sở hình thành các vị thần + Phân tích được quan niệm, nhận thức của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên thông qua hình ảnh các vị thần. + Nhận xét thái độ tình cảm của người xưa với thế giới tự nhiên + Đánh giá được nét nổi bật trong việc xây dựng hình tượng các vị thần Học sinh vận dụng tri thức về thần thoại và trải nghiệm văn học, học sinh sẽ diễn giải và bình luận được quan điểm “vạn vật có linh hồn” và đánh giá được sức hấp dẫn của niềm tin ấy với con người hiện đại Học sinh vận dụng năng lực viết để thực hành viết kết nối đọc sau bài học b. Nội dung thực hiện: Học sinh tiến hành chia nhóm tìm hiểu về từng vị thần bằng nhiều hình thức khác nhau Học sinh thuyết trình – GV chốt ý và đánh giá sản phẩm Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm Mỗi nhóm lựa chọn hình thức trình bày sản phẩm + Nhóm họa sĩ: Phác họa hình ảnh các vị thần và các năng lực của các vị thần + Nhóm nhạc sĩ: Sáng tác một bài hát/bài rap giới thiệu về các vị thần + Nhóm tâm linh: Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cũng và ý nghĩa của các vị thần trong văn hóa tâm linh người Việt + Nhóm văn học: Tìm hiểu về các vị thần theo đặc trưng của truyện kể: thời gian, không gian, cốt truyện, nhân vật và người kể. Sau đó rút ra nhận xét Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu Thời gian: 10 phút – Hoặc các nhóm đã chuẩn bị trước bài qua phần tự học. Chia sẻ: 3 phút Phản biện và trao đổi: 2 phút Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản về nội dung – nghệ thuật các truyện thần thoại. 1. Thời gian, không gian, nhân vật và sự kiện chính của truyện kể a. Thần Trụ Trời - Thời gian: Thưở ấy chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người - Không gian: Trời đất là đám hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo - Nhân vật: Thần Trụ Trời - Sự kiện chính: + Thần đầu đội trời lên rồi đào đất, đá đắp thành cột cao để chống trời + Trời cao và khô cứng, thần phá cột, ném vung đá và đất khắp nơi à Núi và cao nguyên + Chỗ thần đào lên lấy đất đá thành biển b. Thần Sét - Thời gian: Phiếm chỉ, ước lệ - Không gian: Trên Thiên đình, Dưới hạ giới - Nhân vật: Thần Sét (cũng có khi gọi là ông Sấm) - Sự kiện chính: + Giới thiệu thần Sét là người chuyên phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng + Một lần thần Sét bị Trời phạt, gà thần của Ngọc Hoàng được sai xuống mổ thần Sét nhưng không làm gì được. + Về sau, thần Sét cứ nghe tiếng gà là giật mình + Thần Sét đã từng thua Cường Bạo Đại Vương dù sau có chiến thắng cũng khiến thiên đình một lần xấu hổ c. Thần Gió - Thời gian: Phiếm chỉ, ước lệ - Không gian: Trên Thiên Đình; Dưới hạ giới - Nhân vật: Thần Gió - Sự kiện chính: + Giới thiệu về thần Gió + Câu chuyện đùa nghịch của con thần Gió + Ngọc Hoàng xử tội: Đày con thần Gió xuống bắt đi chăn trâu, bắt hóa làm cây ngải để báo tin gió cho thiên hạ, khi trâu bị cảm gió thì lấy lá cây ngải chữa cho trâu. 2. Đặc điểm và cơ sở hình thành thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió a. Thần Trụ Trời * Hình dạng - Thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể - Chân bước dài và xa như từ tỉnh này sang tỉnh kia, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia * Tính khí - Chăm chỉ cần mẫn “Một mình cầy cục đắp cột đá càng cao chót vót càng đẩy trời lên mãi” - Sức khỏe phi thường: Khổng lồ, một mình chống trời, đắp đất, dời núi, - Giàu trí tưởng tượng, sáng tạo: Tạo ra trời, đất, biển cả và cả núi non. * Cơ sở hình thành - Trời và đất vốn riêng biệt, giữa trời và đất là khoảng không gian của đất đai, cây cối, núi non và biển cả - Thần Trụ Trời có công sáng tạo ra vũ trụ * Công việc - Tạo ra trời đất, biển, núi non 🡪 Khởi nguyên hình thành Vũ trụ - Về sau, trở thành ông Trời hay Ngọc Hoàng cai quản mọi việc trên thế gian. * Mục đích công việc - Khai sinh ra trời đất và sự sống trong vũ trụ - Cai quản mọi việc trong vũ trụ - Diễn tả sự ra đời của đất trời và người cai quản các giới theo quan niệm dân gian b. Thần Sét * Hình dạng - Mặt mũi nanh ác - Tiếng quát tháo dữ dội * Tính khí - Tính khí nóng nảy - Cực oai, cực dữ - Thể hiện sự phẫn nộ của Ngọc Hoàng * Cơ sở hình thành - Hiện tượng Sấm, Sét của tự nhiên. + Sấm: Tiếng động vang to trên trời + Sét: Mang nguồn tích điện, chớp giật trên bầu trời - Thường xuất hiện khi có mưa giông, bão tố hoặc báo hiệu trời sắp đổ mưa - Thường xuất hiện ở tháng Hai, Ba và ít xuất hiện ở mùa đông. * Công việc - Chuyên thi hành pháp luật ở trần gian - Thần có một lưỡi búa đá, khi xử án kẻ nào thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi, trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu. Có khi xong việc, thần không mang lưỡi búa theo mà để luôn tại đó - Ngủ vào mùa đông, tháng Hai, Ba mới dậy làm việc * Mục đích công việc - Trừng trị những kẻ có tội - Thể hiện sự phẫn nộ của Ngọc Hoàng - Diễn tả sự dữ dội của sấm, sét trong tự nhiên c. Thần Gió * Hình dạng - Hình...i trời và đất. Đây chính là chi tiết lí giải khởi nguồn của trời và đất trong vũ trụ. Trời - Đất tượng trưng cho hai cực, hai thế giới. Chi tiết kì ảo này gợi lên sức mạnh của thần Trụ Trời cũng như thể hiện niềm tin về một thế giới của các vị thần tạo nên thế giới. Vị thần khởi nguồn của vũ trụ có ảnh hào quang, có sự phi thường. Qua đó, cho thấy người Việt cổ cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới này đã cố gắng tìm để hiểu rõ những gì có xung quanh họ. Vì cũng chưa tìm hiểu được nhưng họ lại không chịu bó tay, họ bèn sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên vũ trụ một cách hết sức ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được trong đó cái hồn nhiên và ước mơ của những người Việt cổ muốn vươn lên để giải thích thế giới tự nhiên quanh mình.Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng liên hệ về tín ngưỡng thờ thần của dân tộc, niềm tin vào thế giới siêu hình, vị trí và vai trò của các vị thần trong việc tạo niềm tin cho con người b. Nội dung thực hiện: HS thực hiện một bài luận ngắn về một trong các chủ đề cho sẵn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ Học sinh thảo luận và thực hiện Đề 1. Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần của người dân Tây Nguyên Đề 2. So sánh thần Trụ Trời của Việt Nam và ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc. Lí giải vì sao các vị thần sáng tạo thế giới luôn xuất phát từ việc tách rời trời và đất? Đề 3. Theo con, niềm tin của con người ngoài các vị thần thì còn có những điều gì nữa? Lí giải Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện bài luận ngắn Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày phần bài làm của mình Bước 4. Kết luận, nhận định GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo HS sáng tạo theo hiểu biết và trí tưởng tượng của cá nhân Gợi ý cho HS thực hiện Tham khảo phụ lục Phụ lục 1. Phiếu tìm hiểu về các vị thần (Dành cho GV muốn thay thế HĐ thảo luận thành làm phiếu) Phụ lục 2. Rubic chấm phần thảo luận nhóm TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 – 7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) Hình thức (2 điểm) 0 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả 1 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung (6 điểm) 1 - 3 điểm Chưa trả lơi đúng câu hỏi trọng tâm Không trả lời đủ hết các câu hỏi gợi dẫn Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 4 – 5 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 6 điểm Trả lời tương đối đầy đủ các câu hỏi gợi dẫn Trả lời đúng trọng tâm Có nhiều hơn 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo Hiệu quả nhóm (2 điểm) 0 điểm Các thành viên chưa gắn kết chặt chẽ Vẫn còn trên 2 thành viên không tham gia hoạt động 1 điểm Hoạt động tương đối gắn kết, có tranh luận nhưng vẫn đi đến thông nhát Vẫn còn 1 thành viên không tham gia hoạt động 2 điểm Hoạt động gắn kết Có sự đồng thuận và nhiều ý tưởng khác biệt, sáng tạo Toàn bộ thành viên đều tham gia hoạt động Điểm TỔNG Phụ lục 3. Rubic chấm bài viết viết KẾT NỐI VỚI ĐỌC TIÊU CHÍ CẦN CỐ GẮNG (0 – 4 điểm) ĐÃ LÀM TỐT (5 – 7 điểm) RẤT XUẤT SẮC (8 – 10 điểm) Hình thức (3 điểm) 1 điểm Bài làm còn sơ sài, trình bày cẩu thả Sai lỗi chính tả Sai kết cấu đoạn 2 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Chuẩn kết câu đoạn Không có lỗi chính tả 3 điểm Bài làm tương đối đẩy đủ, chỉn chu Trình bày cẩn thận Chuẩn kết câu đoạn Không có lỗi chính tả Có sự sáng tạo Nội dung (7 điểm) 1 – 4 điểm Nội dung sơ sài mới dừng lại ở mức độ biết và nhận diện 5 – 6 điểm Nội dung đúng, đủ và trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao 7 điểm Nội dung đúng, đủ và trọng tâm Có ít nhất 1 – 2 ý mở rộng nâng cao Có sự sáng tạo Điểm TỔNG Phụ lục 4. Hoạt động vận dụng, liên hệ Đề 1. Trong thế giới tinh thần của cư dân bản địa Kon Tum, Yàng là một vị thần có mọi quyền lực chi phối đến con người, là nơi trừng phạt cũng như làm phúc cho bất kỳ một người nào. Mỗi dân tộc tuy cùng chung một khái niệm Yàng nhưng mỗi nơi có một cách nói, thờ cúng khác nhau. Người Xê Đăng có khái niệm gọi thần Yàng, là bốc, là dạ. Nhưng cách gọi phổ biến, rộng rãi nhất là Kia hoặc Kiếc dùng để chỉ các vị thần. Trong nghi lễ thờ cúng, người Xê Đăng coi trọng nhất là ông trời, thần sấm sét (Chư drai) hay thần lúa (Xri). Tâm thức của họ luôn mong chờ một sự che chở linh thiêng vô hình và tìm đến sự nương tựa để chống đỡ những mối đe doạ đến đời sống của họ. Người Ba Na, Yàng được gọi một cách tôn kính là ông bốc (Bok), b... Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài học. GV dẫn dắt vào bài học Tìm hiểu về câu chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên Sơn Thánh 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh nêu một số thông tin về tác giả và tác phẩm Học sinh xác định người kể chuyện và các sự kiện chính của tác phẩm. + Tác dụng của người kể chuyện trong việc giúp người đọc có những hình dung ban đầu về nhân vật Tử Văn + Xác định trình tự của các sự kiện trong tác phẩm Học sinh tóm tắt được diễn biến câu chuyện xử án và chỉ ra được yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn, nhận định yếu tố đóng vai trò quyết định Học sinh phân tích hình tượng nhân vật Tử Văn và nhận xét khái quát về nhân vật này. Học sinh phân tích thế giới hư cấu nghệ thuật của Nguyễn Dữ được thể hiện trong tác phẩm. Học sinh đánh giá về quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. b. Nội dung thực hiện: Học sinh hoàn thiện phiếu học tập tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm Học sinh chia nhóm thảo luận để tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn Học sinh phát vấn, thảo luận về nghệ thuật và quan niệm về kẻ sĩ của Nguyễn Dữ Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên phát phiếu học tập HS đọc thông tin, tìm hiểu và hoàn thành phiếu tìm hiểu chung về tác phẩm Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu Thời gian: 10 phút Chia sẻ: 3 phút Phản biện và trao đổi: 2 phút Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản I. Những nét chính về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả - Nguyễn Dữ, không rõ năm sinh, năm mất; sống vào khoảng thế kỉ XVI. - Quê quán: xã Đỗ Tùng- huyện Trường Tân (nay thuộc huyện Thanh Miện- Hải Dương). - Xuất thân trong gia đình khoa bảng. (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông), ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm - Từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn giật. 2. Tác phẩm a. Thể loại: Truyền kì - Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, truyền kì hoang đường - Truyện truyền kì Việt Nam mang đậm chất dân gian, yếu tố hiện thực và tính nhân văn sâu sắc. Mặc dù dùng yếu tố kì ảo làm phương thức sáng tác nhưng Truyền kì mạn lục vẫn mang đậm chất hiện thực, phản ánh được khát vọng, phá bỏ bất công ngang trái, vươn lên tìm hạnh phúc của con người Việt Nam cuối thể kỉ XV - đầu thế kỉ XVI b. Tác phẩm: Truyền kì mạn lục - Viết bằng chữ Hán. - Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. - Gồm 20 câu chuyện. - Giá trị nội dung: + Là một tiếng nói phê phán hiện thực. + Cảm thông, bênh vực những con người nhỏ bé với số phận bi thảm, đặc biệt là người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc lứa đôi. + Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung. + Khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời. - Giá trị nghệ thuật: được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ kì bút” c. Văn bản "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" - Xuất xứ: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong 20 truyện của “Truyền Kì Mạn Lục” - Bố cục: 3 phần + Phần 1: Giới thiệu hành động nhân vật Ngô Tử Văn và hành động dũng cảm đốt đền của anh + Phần 2: Hành động cứng cỏi, kiên quyết đấu tranh, vạch mặt gian tà của Tử Văn đã chiến thắng cái xấu, cái ác + Phần 3: Ngô Tử Văn được nhận chức phán sự đền Tản Viên và lời bình của tác giả 3. Người kể chuyện và những sự kiện chính của tác phẩm a. Người kể chuyện - Người kể chuyện: Ngôi thứ ba – không trực tiếp tham gia vào câu chuyện, quan sát và đánh giá khách quan về nhân vật và diễn biến của câu chuyện - Lời kể này đã giúp người đọc hình dung một cách khái quát và khách quan về nhân vật Ngô Tử Văn ở đầu tác phẩm è Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, chưa thoát khỏi lối kể dân gian, gây sự chú ý của người đọc. b. Sự kiến chính - Ngô Tử Văn đốt đền - Ngô Tử Văn gặp gỡ viên thổ công - Ngô Tử Văn gặp viên Bách hộ họ Thôi - Ngô Tử Văn dưới Minh ti xử kiện - Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên è Các sự kiện được trình bày theo thứ tự thời gian c. Diễn biến câu chuyện xử án - Chặng 1: + Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương + Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn + Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà. - Chặng 2: + Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cãi với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn. + Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực. + Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực 🡪 xử cho Tử Văn thắng kiện. - Kết quả: Ngô Tử Văn thắng kiện và được tiến cử làm chân phán sự ở đền thánh Tản Viên. - Yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn: + Sự giúp đỡ của viên thổ công + Sự chính trực, quyết liệt đẩy lùi cái ác...ách giữ gìn công lí hay là biểu tượng của công lí, chính nghĩa được bất tử hoá - Ý nghĩa: + Minh chứng cho quy luật tất yếu cái Thiện sẽ thắng cái ác, chính nghĩa sẽ thắng gian tà + Tạo niềm tin cho con người, đề cao khát vọng trừ ác, trừ tà e. Chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan Phán sự”, tác giả muốn nhấn mạnh: Con người làm việc vì lẽ phải, vì chính nghĩa sẽ được lưu danh muôn đời; gửi gắm ước mơ của nhân dân về công lí; tấm gương sáng cho mọi người về sự cương trực, lòng dung cảm và luôn hướng về hạnh phúc bình yên của nhân dân Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên đặt câu hỏi phát vấn tìm hiểu về nghệ thuật của truyện (Socrates) + Liệt kê các yếu tố thực và yếu tố ảo trong truyện? + Chỉ ra ý nghĩa của yếu tố thực và yếu tố ảo trong truyện? + Yếu tố thực và yếu tố ảo đã góp phần thể hiện đặc trưng thể loại và chủ đề tác phẩm như thế nào? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản 2. Thế giới hư cấu nghệ thuật trong tác phẩm - Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Nguyễn Dữ đã kết hợp thành công yếu tố "kì" và yếu tố "thực". - Câu chuyện đầy tính chất kì ảo bởi sự xuất hiện của thế giới âm cung với những hồn ma, bóng quỷ, với những cảnh vật khác thường, với chuyện người chết đi, sống lại, từ dương gian đến địa phủ, từ cõi âm về lại cõi trần - Câu chuyện lại có vẻ như "người thực, việc thực" bởi cách dẫn người, dẫn việc cụ thể đến cả họ tên, quê quán, thời gian, địa điểm xảy ra sự việc: "Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang", "Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn".... - Yếu tố kì ảo là biện pháp nghệ thuật làm tăng tính hấp dẫn của câu chuyện. - Yếu tố hiện thực làm tăng tính xác thực, làm cho câu chuyện có ý nghĩa xã hội sâu sắc è Chủ đề của tác phẩm: Niềm tin của tác giả chính nghĩa sẽ thắng cường bạo, gian tà, đẩy lùi sự mê tín, dị đoạn tồn tại cố hữu trong suy nghĩ của con người. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu hoạt động: Dựa vào nội dung tìm hiểu tác phẩm viết kết nối đọc về một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của truyện b. Nội dung thực hiện HS thực hành viết kết nối đọc theo hướng dẫn của GV Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thực hiện bài làm viết kết nối đọc Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày phần bài làm của mình Bước 4. Kết luận, nhận định GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo Bài làm mẫu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những chuyện tiêu biểu của Truyền kì mạn lục. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi câu chuyện mà Nguyễn Dữ đã kể lại mà còn có sức hút từ chính yếu tố thần kì trong đó. Yếu tố kì ảo của truyện không chỉ được thể hiện ở phương diện nhân vật mà còn ở các không gian mà Nguyễn Dữ đã mang đến trong đó. Có thể thấy truyện có hai không gian kì ảo. Trước hết là không gian giấc mơ (giấc mơ của Tử Văn). Không gian này không được Nguyễn Dữ miêu tả chi tiết nhưng nó chính là không gian nối liền cõi trần và cõi âm, là nơi gặp gỡ của Tử Văn với hồn ma tướng giặc và với Thổ công. Cũng từ đây, Tử Văn tạm lìa cõi trần, để bước vào cõi âm, để tham gia vào vụ kiện ở đó. Không gian kì ảo thứ hai của truyện là ở âm ti. m ti được miêu tả bằng một số chi tiết khá rõ ràng: Ở đó có một con sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sông xám, hơi lạnh thấu xương. Đọc đến đây, không ít người đã phải rùng mình khiếp sợ. Cảm giác về sự u ám, lạnh lẽo, rùng rợn đeo bám vào trí tưởng tượng của người đọc. Nhưng trái lại, trước không gian ấy, Tử Văn lại không hề sợ hãi. Và chính điều này đã chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi và sự ngay thẳng của nhân vật. m ti còn có ngục Cửu U. Nguyễn Dữ chỉ dẫn vào truyện không gian này mà không hề miêu tả nó bằng một chi tiết nào. Tuy nhiên, chỉ cái tên cũng đủ khiến người đọc hình dung nó sẽ là nơi đầy rẫy cực hình, đủ để trừng trị tội ác của những kẻ như tên tướng giặc họ Thôi. Có thể thấy mỗi yếu tố kì ảo xuất hiện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đều đảm nhận vai trò riêng nhưng rõ ràng, chúng tồn tại không tách rời nhau, thậm chí đan kết vào nhau để cùng dệt nên cho chúng ta một câu chuyện hoang đường đầy li kì hấp dẫn. 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh vận dụng liên hệ về lòng dũng cảm, mê tín dị đoạn, lí tưởng và quan niệm sống b. Nội dung thực hiện: HS trình bày và chia sẻ ý tưởng Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên giao nhiệm vụ Học sinh thảo luận và thực hiện Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy ngẫm và thực hiện Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày phần bài làm của mình Bước 4. Kết luận, nhận định GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo Quan niệm của kẻ sĩ ở cuối tác phẩm "Than ôi! Người ta vẫn nói: "Cứng quá thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng ...lí làm người - Câu chuyện Cao Bá Quát luyện chữ à Người ngay thẳng, có ý chí và có quyết tâm. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh nêu một số thông tin về tác giả, tác phẩm Học sinh xác định và chỉ ra ý nghĩa của tình huống truyện của truyện ngắn. Học sinh xác định lời kể về nhân vật viên quản ngục trong phần 1 và nêu ý nghĩa (tác động đến cách nhìn nhận của bạn đọc về nhân vật này như thế nào?) Học sinh xác định sự kiện đã tạo nên bước chuyển trong thái độ của Huấn Cao với viên quan ngục, mối quan hệ của họ đã thay đổi như thế nào sau sự kiện ấy? Học sinh phân tích ý nghĩa cảnh cho chữ Học sinh phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao Học sinh phân tích ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện. Học sinh nhận xét điểm tương đồng giữa nhân vật Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) và nhân vật Huấn Cao (Chữ người tử tù) b. Nội dung thực hiện: Học sinh hoàn thiện phiếu học tập tìm hiểu chung về tác giả tác phẩm Học sinh chia nhóm thảo luận để tìm hiểu nhân vật Ngô Tử Văn Học sinh phát vấn, thảo luận về nghệ thuật và quan niệm về kẻ sĩ của Nguyễn Dữ Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên phát phiếu học tập HS đọc thông tin, tìm hiểu và hoàn thành phiếu tìm hiểu chung về tác phẩm Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu Thời gian: 10 phút Chia sẻ: 3 phút Phản biện và trao đổi: 2 phút Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản I. Những nét chính về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả Nguyễn Tuân (1910 – 1987) a. Cuộc đời - Quê hương: Sinh ra ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Quê ở thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (tên nôm là làng Mọc), nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. - Gia đình: Gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn - Đường đời: + Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung Nam Định (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay, tiền thân của trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định ngày nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì đi qua biên giới tới Thái Lan không có giấy phép. Sau khi ra tù, ông bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình. + Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1935, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... + Năm 1941, ông lại bị bắt giam một lần nữa và gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị. + Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. + Từ 1948 đến 1957, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. + Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào ngày 28 tháng 7 năm 1987. + Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I) b. Con người - Người nghệ sĩ: nhân cách – tài hoa – cá tính - Là người rất mực uyên bác: Am hiểu rất nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau và luôn tìm đến những đề tài độc đáo với những khám phá mới mẻ - Là một tri thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Ông yêu mến và trân trọng những phong cảnh đẹp của quê hương, đất nước, các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc, - Là con người cá tính, độc đáo, có ý thức phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết là để khẳng định cá tính độc đáo, cao ngạo đầy bản lĩnh của mình. Ham du lịch, Nguyễn Tuân tự gán cho mình một chứng bệnh “chủ nghĩa xê dịch” à Lối sống tự do phóng túng. c. Sự nghiệp - Là nhà văn đặc biệt quý trọng nghề nghiệp của mình. Ông quan niệm nghề văn là nghề sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc - Phong cách nghệ thuật: + Mỗi trang văn đều thể hiện rõ chất tài hoa, uyên bác + Là một người nghệ sĩ của ngôn từ: Ông có một kho từ vựng phong phú và có khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình với những thủ pháp so sánh liên tưởng mới mẻ, bất ngờ; lại có nhạc điệu trầm bổngnhững câu văn biết co duỗi nhịp nhàng. - Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay quanh ba đề tài: “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời”, và “đời sống truỵ lạc”. Tập truyện “Vang bóng một thời” - Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất. - Không biết đến bao giờ lại có một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng - Nhà văn Anh Đức – - Cái râu, cái tóc ông chẳng giống ai Cái ăn cái ngủ ông chẳng giống ai Cái độc đáo văn ông nghìn đời không lặp lại Thế cho nên ông ở mãi trong đời Viếng Nguyễn Tuân - P...ân quý cái đẹp. Tấm lòng giao cảm đó đã một lần nữa khẳng định tấm lòng và tâm hồn của Huấn Cao – coi trọng người trọng cái đẹp và sự trân trọng biệt nhỡn liên tài của thầy quản. 2. Lời kể truyện - Quản ngục được giới thiệu ở phần đầu tác phẩm trong cuộc trò chuyện với thầy thơ lại qua góc nhìn và cảm nhận của thầy thơ lại (thư lại: viên chức trông coi việc giấy tờ ở cửa quan) - Từ góc nhìn của thầy thơ lại – người trực tiếp làm việc cùng với viên quan ngục nơi ngục thất đầy tăm tối, dối lừa. Thầy thơ lại đã có những nhận xét về viên quan ngục: + Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ + Trong nhận xét tinh tế của theo lời dẫn dựa vào điểm nhìn của thầy thơ lại thì viên quản ngục có “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người”. Ông được coi “là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”, là “cái thuần khiết” bị đầy ải “vào giữa một đống cặn bã”, là “người thẳng thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt”. Là quản ngục nhưng ông ta cũng là tù nhân chung thân của cái nhà tù do ông cai quản. Cái danh, cái lợi, trách nhiệm bổn phận của một ngục quan là những thứ gông cùm, xiêng xích vô hình xiết chặt tâm hồn quản ngục. Đã có nhiều lúc, ngục quan thấm thía thân phận lạc lõng, cô đơn giữa chốn tù ngục của chính mình, y than thở một mình “Có lẽ lão bá này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”. - Nhận xét: Lời kể mang tính khách quan, tác động tới người đọc + Sự hoài nghi: Nhân vật có đầy suy tư, trăn trở nơi ngục thất. Vốn dĩ chỉ là nơi người ta dành cho nhau những hành hạ, đớn đau và kẻ nắm quyền nơi ngục từ chắc hẳn sẽ không còn chút tình cảm hay nhân tính nào + Người đọc nhìn nhận viên quản ngục với những nét tính cách đa chiều, là người đặc biệt nơi chốn ngục tù à Tò mò, khao khát tìm hiểu nhân vật này nửa sau câu chuyện. Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên phát phiếu học tập tìm hiểu về cảnh cho chữ Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và hoàn thành phiếu Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh trình bày Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức cơ bản 3. Cảnh cho chữ a. Hoàn cảnh cho chữ - Vô cùng đặc biệt, văn chương chữ nghĩa từ xưa đến nay vốn cao quý, nơi trú ngụ và phát tiết tinh hoa, đời sống tâm linh. Vậy nên, việc cho chữ thường diễn ra nơi thư phòng sang trọng, nơi lầu cao gió mát trăng thanh, có hoa có rượu dưới ánh sáng ngọn đèn nến lung linh - Tuy nhiên, hoàn cảnh cho chữu trong tác phẩm thật éo le, khắc nghiệt. Chỉ ngày mai thôi, Huấn Cao và các đồng chí của ông sẽ bị giải về kinh lĩnh án chém. Chính hoàn cảnh này đã làm nổi bật tấm lòng của người cho chữ và người xin chữ. Đối với Huấn Cao, bằng lòng cho chữ trong hoàn cảnh đó ẩn chứa ý nghĩa sâu xa. Ông muốn truyền lại cái đẹp, cái thiên lương, đạo lí cho mai sau. Sự tương phản đối lập ở: Thông thường Trong tình huống Tư thế sáng tạo nghệ thuật người nghệ sĩ Tự do, thoải mái Mất tự do, cổ đeo gông, chân vướng xiềng Thời gian sáng tạo nghệ thuật Thời gian không bị giới hạn Thời gian bị giới hạn đêm trước ra pháp trường lĩnh án chém Không gian sáng tạo nghệ thuật Thư phòng thanh tịnh với bạch lạp (nến), hương trầm Ngục thất chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân gián, phân chuột. Tâm thế của người nhận chữ Hạnh phúc, sung sướng, mãn nguyện Ngậm ngùi, nuối tiếc, buồn bã b. Sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng - Thời gian và không gian nghệ thuật hiện lên thật đặc biệt, đó là cảnh ngục tù trong đêm khuya vắng lặng. Nơi ấy tưởng chừng chỉ có tiếng rên rỉ, oán hờn, đau đớn của những tử tù trong bóng tối chờ đợi đến giây phút tận số. Bất ngờ thay, trong giờ phút ấy, sự sống lại đang diễn ra ở mức độ đẹp nhất, cao cả và thiêng liêng nhất - Nguyên Tuân gây dựng sự đối lập giữa một bên “nền nhà lao ẩm ướt, buồng tối chật hẹp, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián” với “ánh sáng đỏ rực của một ngọn đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Tấm lụa bạch là sáng nhất trong vùng sáng đó. Sắc màu của tấm lụa tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết vĩnh hằng. Sự đối lập của ánh sáng và bóng tối mang ý nghĩa nhân sinh cao cả. Ánh sáng thiên lương đã xua tan bóng tối, ánh sáng ấy đã khai tâm cảm hoá con người hướng về cuộc sống lương thiện. c. Sự đảo vị thế nhân vật - Kẻ có quyền hành thì không có quyền uy mà uy quyền đã thuộc về Huấn Cao – một kẻ đã bị tước mọi thứ quyền. Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô từng nét chữ trên dải lụa bạch như một người nghệ sĩ đích thực. Huấn Cao chăm chú dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ, không mảy may nghĩ tới ngày mai ra pháp trường, tư thế ung dung tự tại. Đó là nét chữ cuối cùng của một đấng tài hoa, nét chữ chứa chan tấm lòng - Nguyễn Tuân không muốn tháo gông xiềng cho Huấn Cao, chính điều này càng tô thêm hành
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_10_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_1_nam_hoc_20.docx