Giáo án Ngữ văn 10 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì 2

Môn học: Ngữ văn; lớp 10

Thời gian thực hiện: 9 tiết

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức:

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.

- Biết thưởng thức vẻ đẹp, trân trọng và có ý thức phát huy giá trị nhân văn trong nghệ thuật và văn hóa truyền thống.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tạo, năng lực hợp tác.

- Năng lực đặc thù:

+ Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.

+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản chèo / tuồng.

+ Nêu được ý nghĩa tác động của văn bản chèo / tuồng đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.

+ Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...

+ Viết được bản nội quy hoặc bảng hướng dẫn ở nơi công cộng.

+ Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ ý kiến nào đó.

3. Về phẩm chất: Trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV; Phiếu học tập.

˗ Giấy A4, bút lông phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm.

˗ Bài trình chiếu Power Point.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHẦN ĐỌC (4 tiết)

VĂN BẢN 1: QUAN ÂM THỊ KÍNH: THỊ MẦU LÊN CHÙA (1,5 tiết)

  1. Hoạt động 1. Khởi động
  2. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo.
  3. Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.
  5. Tổ chức thực hiện:
  • Tổ chức trò chơi: Đuổi hình bắt chữ

Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh, đoạn clip ngắn về một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

doc 373 trang Cô Liên 23/10/2024 540
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 10 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 10 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì 2

Giáo án Ngữ văn 10 Sách Chân trời sáng tạo - Học kì 2
BÀI 5. NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG 
(CHÈO/ TUỒNG)
NGỮ VĂN
LỚP
10
TÊN BÀI DẠY: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
Môn học: Ngữ văn; lớp 10
Thời gian thực hiện: 9 tiết
I. MỤC TIÊU
Về kiến thức:
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
- Biết thưởng thức vẻ đẹp, trân trọng và có ý thức phát huy giá trị nhân văn trong nghệ thuật và văn hóa truyền thống.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo tạo, năng lực hợp tác.
- Năng lực đặc thù: 
+ Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản chèo / tuồng.
+ Nêu được ý nghĩa tác động của văn bản chèo / tuồng đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
+ Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,...
+ Viết được bản nội quy hoặc bảng hướng dẫn ở nơi công cộng.
+ Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ ý kiến nào đó.
3. Về phẩm chất: Trân trọng và có ý thức phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV; Phiếu học tập. 
˗ Giấy A4, bút lông phục vụ cho hoạt động thảo luận nhóm. 
˗ Bài trình chiếu Power Point. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
PHẦN ĐỌC (4 tiết)
VĂN BẢN 1: QUAN ÂM THỊ KÍNH: THỊ MẦU LÊN CHÙA (1,5 tiết)
Hoạt động 1. Khởi động
Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo.
Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức trò chơi: Đuổi hình bắt chữ
Giáo viên cung cấp một số tranh ảnh, đoạn clip ngắn về một số loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.
Học sinh gọi tên loại hình nghệ thuật truyền thống tương ứng với gợi ý giáo viên cung cấp
Cải lương
Chèo
Tuồng
Hát ca trù 
(Hát ả đào)
Múa rối nước
Dân ca quan họ Bắc Ninh
Giao nhiệm vụ học tập:
+ Câu hỏi (K): Em biết gì về thể loại chèo? (đề tài, cốt truyện, nhân vật, lời thoại,) 
+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thể loại này?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu theo lượt; GV ghi nhận lên bảng.
- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề về chèo sẽ giải quyết trong bài học. 
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại thần thoại. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về thể loại chèo trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 1. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 1; làm cá nhân. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung của thể loại chèo. 
+ Chèo cổ là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu chất liệu: dân ca, múa dân gian, và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
+ Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng.
+ Chèo tập trung thể hiện hành động dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.
+ Đặc điểm của chèo cổ:
Đề tài: thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lý dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo.
Tích truyện (cốt truyện): thường được xây dựng từ các nhân vật, hành động, sự việc có sẵn trong kho tàng truyện cổ dân gian hoặc trong giả sử.
Nhân vật: các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép (nam chính), đào (nữ chính), hề (nhân vật hài hước, gây cười), mụ (nhân vật nữ lớn tuổi), lão (nhân vật nam lớn tuổi). Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi.
Cấu trúc: gồm nhiều màn và cảnh, xảy ra trong một khung thời gian và không gian khác nhau.
Lời thoại: đảm nhiệm mọi  vai trò: dẫn dắt xung đột, diễn tả hành động, khắc họa nhân vật, bối cảnh, đồng thời gián tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dân gian. Bao gồm lời thoại của nhân vật và tiếng đế (tiếng nói trao đổi bàn luận của đại diện khán giả với nhân ...iếng đế
(người xem)
Mười tư, rằm!
Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!


Từ đó ta thấy được: Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa; Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng,mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật
+ Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi
Tươi vui, háo hức: Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm.
Rung động, phấn khởi: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ.
Đắm chìm, kiên quyết: Tri âm chẳng tỏ tri âm/ Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng.
+ Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm về tình yêu và hạnh phúc là: có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là nhung nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tự do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''.
+ Trong đoạn trích, quan điểm về Thị Mầu của tiếng đế chính là :''Dơ lắm! Mầu ơi!''. ''Sao lẳng lơ thế''. Tiếng đế coi Thị Mầu là một người phụ nữ không gia giáo, không chín chắn, lẳng lơ. Có thể nói một cái nhìn không hề tốt đẹp về nhân vật này. Nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, gi giáo mà người phụ nữ truyền thống xưa phải có
+ Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả. Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay
+ Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo: Đọan trích được lấy từ vở chèo Quan Âm Thị Kính; Nhân vật có đào thương- Thị Kính, đào lẳng- Thị Mầu; Có lời thoại của tiếng đế.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền. 
b) Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm thể loại chèo. 
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại chèo được thể hiện qua văn bản Thị Mầu lên chùa. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4. GV chụp hình đưa lên máy chiếu. 
- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.
- Giao nhiệm vụ học tập: GV cho HS xem đoạn clip ngắn sau:
https://www.youtube.com/watch?v=w8I8xHNW0AE
- HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân
VĂN BẢN 2 HUYỆN TRÌA XỬ ÁN (1,5 tiết)
1. Hoạt động 1. Khởi động
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản tuồng.
b) Nội dung: Kích hoạt kiến thức nền của HS bằng kĩ thuật K-W-L.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.
d) Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức tìm hiểu: Ô cửa bí mật của nghệ thuật tuồng
- GV cho HS xem một trích đoạn phim ngắn: Thổ Hà - Nơi Gìn Giữ Nghệ Thuật Tuồng Cổ 
https://www.youtube.com/watch?v=BN2nJr1-oq4&t=19s
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Câu hỏi (K): Em biết gì về thể loại tuồng? (đề tài, tích truyện nhân vật, cấu trúc, lời thoại, phương thức lưu truyền) 
+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thể loại này?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu lần lượt theo các nội dung; GV ghi nhận lên bảng.
- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề về tuồng sẽ giải quyết trong bài học. 
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại tuồng. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS đọc phần Tri thức ngữ văn về thể loại tuồng trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 1. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 3; làm cá nhân. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung của thể loại tuồng. 
+Khái niệm: Tuồng là một loại hình nghệ thuật tổng hợp kết hợp hài hòa điệu nói lối, các điệu hát của tuồng và một số chất liệu nghệ thuật dân gian khác. Tuồng được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, kịch bản Tuồng tập trung thể hiện hành động dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật. Tuồng thịnh hành vào thế kỷ XIX ở vùng Nam Trung Bộ tiêu biểu là Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Phân loại: 
. Tiêu chí dựa vào: đề...S khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi trong phiếu học tập 4. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS. 
Hoạt động 2.3: Suy ngẫm và phản hồi 
a) Mục tiêu dạy học và hệ thống câu hỏi, bài tập: 
+ Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản chèo như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
+ Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản; nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản chèo.
+ Nêu được ý nghĩa tác động của văn bản chèo đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
+ Yêu cầu cần đạt tổng hợp
b) Nội dung: Đọc hiểu văn bản để phản hồi các vấn đề thuộc văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS, phần ghi chép, chú thích của HS, câu trả lời cho các câu hỏi Trải nghiệm cùng VB; các phiếu học tập. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS/nhóm); thảo luận 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ thảo luận. 
- Báo cáo, thảo luận: Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chốt ý các nội dung thảo luận theo định hướng sau: 2.3.1. Lời thoại và mâu thuẫn xung đột kịch trong văn bản Tuồng đồ
Câu 1:
- Mục tiêu: Với văn bản này học sinh cần nhận biết đặc điểm của ngôn ngữ thơ tuồng đồ qua một số thành tố trong văn bản như lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu nhân vật và số lượt lời; hình thức lời thoại bằng thơ; các yếu tố trên sen để biến lời thơ thành lời thoại khẩu ngữ
a. Nêu ví dụ về lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật:
Đối thoại
Độc thoại
Bàng thoại
- Đế Hầu:
 Bắt tới chốn huyện nha,
Xin ngài ra xử đoàn
- Huyện Trìa: 
Thôi, đây đã biết
Lựa đó phải thưa
Mụ đà nên tệ
Ông Huyện cũng xằng
Phen này ông bày thú mặt lang
Huếch với mụ ắt râu trụi lủi
. 

Tri huyện là mỗ
Nội hạt tiếng khen khen ta:
Cầm đường ngày tháng vào ra,
Hoa nguyệt mai thong thả
b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất vì đây là trong phiên xử án, thuộc bổn phận của Huyện Trìa
Huyện Trìa là người cầm cân nảy mực vừa ba hoa vừa muốn làm ra vẻ công minh vừa muốn tán tỉnh lấy lòng Thị Hến, Thị Hên, lấn át Đề Hầu, dọa dẫm Trùm Sò,... Huyện Trùa năm giữ, thích nói gì thì thì nói, miệng nhà quan có gang có thép,... tác giả dân gian muốn lật tẩy bản chất của y, 
c. Chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy các lời thoại của nhân vật trong văn bản trên mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần
''Nội hạt tiếng khen khen ta
Cầm đường ngày tháng vào ra/
Hoa nguyệt hôm mai thong thả''
Đây là gieo vần ''a''. Cách gieo vần đặc trưng trong thơ ca
d.Trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ lại được tách riêng ra hoặc đặt trong ngoặc đơn:
Cách thêm từ trong ngoặc đơn là để tăng tính khẩu ngữ và mức độ thân mật trong lời Huyện Trìa với Thị Hến
Chỉ có hai nhân vật nói một mình là Huyện và Đề. Đây như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao
Câu 2: 
- Mục tiêu: HS chỉ ra được mâu thuẫn giữa các nhân vật trước và trong phiên toà; phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, chuyển hoá màu thuẫn. 
Trước phiên toà, các mâu thuẫn nảy sinh chồng chéo, liên quan đến vụ bắt giữ, 
Kiện tụng: 
Mâu thuẫn giữa trộm Ốc, Lữ Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lê Hà [1] 
Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2] – Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3] 
Trong phiên toà, các mâu thuẫn cũ tiếp tục phát triển: 
Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến [2] – Mâu thuẫn giữa vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà với Đề Hầu [3] 
Đồng thời nảy sinh thêm các mâu thuẫn mới: 
Mâu thuẫn Huyện Tria với Đề Hậu [4] 
Mâu thuẫn Huyện Trìa với vợ chồng Trùm Sò [5] 
Nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn mới và trở thành màu thuẫn chính trong các màn kịch là do Đề Hầu và Huyện Trìa đều mê nhan sắc Thị Hến, đều muốn lấy lòng, ban ơn cho thị và xử ép Trùm Sò. 
2.3.2. Nhân vật Huyện Trìa, cung cách xử án và tiếng cười dân gian: 
- Mục tiêu: Nhận xét tính cách của Huyện Trìa qua ngôn ngữ bằng thoại, đối thoại, độc thoại của ông ta 
a.Nhận biết và chỉ ra một số lời bằng thoại, độc thoại, đối thoại của nhân vật Huyện Trìa. 
b.Phân tích tính cách Huyện Trìa qua các loại lời thoại. 
Bàng thoại (Ví dụ; tác dụng)

Độc thoal
(Ví dụ; tác dụng)
Đối thoại
(Ví dụ; tác dụng)
Tri huyện Trìa là mỗ
Luật không hay (thời ta) xử theo trí, Thẳng tay một mực ăn tiền/ Đơn từ già, trẻ, lạ quen,/ Nhắm mắt đánh đòn phát lạc/ Chỗ nào nhắm tốt tiến tốt bạc/ Lễ phù lưu hết mấy cũng lo,/ Quan ở trên dù cú, hay cò/ Đồ hành khiển nhiều mâm cũng đặng. 

Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy/ Còn giơ hàm chú Lại nói cò cưa/ Lưng cù chầy ...thoại của “bên nguyên” (vợ chồng Trùm Sò, nạn nhân mất của), “bên bị” (Thị Hến mua chứa của gian từ tên trộm Ốc): 
LỜI VỢ CHỒNG TRÙM SÒ

LỜI THỊ HIẾN

-Trời cao kêu chẳng thấu, 
Quan lớn dạy phải vàng, 
Cúi đầu tạ dưới sân, 
Xin lui về bồn quán. 
(Hạ) 
-Trông ơn quan lớn 
Cúi xét phận hèn 
Ơn huyện đàng biết lấy chi đền? 
Hồi gia nội sẽ toan báo đáp. 
(Hạ)
àKết quả của phiên tòa khá nực cười với kiểu xét xử của Huyện Trìa: Thị Hến được tha bổng trong khi Trùm Sò không lấy lại được của cải đã mất. Huyện Trìa xử án dựa vào tham mê, dục vọng với Thị Hến còn Trùm Sò chỉ biết than trời trong sự bất lực tuân theo phán quyết. Một kết quả không hề có sự công bằng, liêm chính mà chỉ có ham mê, cảm tính, tự ý quyết định
 Câu 7:
Một số lưu ý khi đọc phân tích VB chèo nói riêng, VB kịch nói chung 
- Xác định được đề tài, nội dung chính của văn bản
- Xác định các nhân vật, những lời đối thoại, độc thoại, bàng thoại
- Hiểu được ý nghĩa, quan điểm mà tác giả muốn gửi gắm đến 
- Xác định được thể loại văn bản
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của văn bản tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền. 
b) Nội dung: Tìm hiểu đặc điểm thể loại tuống. 
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao HS thực hiện theo nhóm thực hiện vẽ sơ đồ tư duy về đặc trưng thể loại tuồng được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa xử án. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4. GV chụp hình đưa lên máy chiếu. 
- Báo cáo, thảo luận: GV trình chiếu sơ đồ, HS thuyết minh về sản phẩm của nhóm.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về hình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.
- Giao nhiệm vụ học tập: GV giao cho HS đọc mở rộng văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
- HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân
Có người cho rằng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất do Huyện Trìa xét xử ở lớp XIII, cảnh thứ hai, do Thị Hến và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Vẽ tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM (1 tiết)
VĂN BẢN 3: ĐÀN GHI-TA PHÍM LÕM TRONG DÀN NHẠC CẢI LƯƠNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế giúp hs có thể hiểu khái quát về nghệ thuật cải lương và một số nhạc cụ nổi bật của nghệ thuật cải lương.
b) Tiến trình thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: Gv giao clip cho hs xem ở nhà. Sau đó trên lớp, Gv chia lớp thành 8 nhóm ( 4hs/ nhóm) và tổ chức trò chơi ô chữ .
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận, hợp tác để giải mã các ô chữ và tìm từ khóa “ Đàn ghi- ta phím lõm”. 
- Báo cáo, thảo luận: Nhóm nào hoàn thành nhanh nhất lên trình bày đáp án; Các nhóm khác nhận xét. 
- Kết luận, nhận định: Nghệ thuật cải lương là một trong những nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, dù trải qua biết bao “sóng gió, thăng trầm” nhưng cải lương vẫn luôn tồn tại song hành, hiện hữu trong đời sống, đặc biệt là đối với người dân Nam Bộ. Cải lương được hình thành từ khoảng đầu thế kỉ XX trên cơ sở đổi mới nghệ thuật hát bội truyền thống, kết hợp với nghệ thuật đờn ca tài tử và dân ca Nam Bộ. Cải lương sử dụng nhiều nhạc cụ nối bật: gò, đành tranh, đàn bầu, đàn nhị, sáo, đàn guitar phím lõm Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “Đàn guitar phím lõm”
c) Sản phẩm: bảng kết quả lật tranh tìm từ khóa.
d) Phương án đánh giá: Đánh giá qua hỏi đáp với công cụ là câu hỏi, do Gv đánh giá.
2. Hoạt động 2: Khám phá kiến thức
2.1. Tìm hiểu về đàn guitar phím lõm
a) Mục tiêu: nhận biết về nguồn gốc, vai trò, ý nghĩa của đàn guitar lõm trong dàn nhạc tài tử và cải lương.
b) Tiến trình thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Gv yêu cầu hs đọc văn bản, sau đó thảo luận nhóm và vẽ sơ đồ các ý chính- thông tin cơ bản (căn cứ vào nhan đề VB) và các ý phụ- thông tin chi tiết/ khía cạnh (căn cứ vào từng phần với đề mục và nội dung cụ thể.
- Sản phẩm: sơ đồ các ý chính VB “Đàn guitar phím lõm”.
- Thực hiện nhiệm vụ: Hs thảo luận nhóm 5 phút, hoàn thành sơ đồ.
- Kết luận, nhận định: Gv gọi 1 nhóm bất kì lên vẽ lại các ý chính. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv chốt ý:
VB này thuộc kiểu VB thông tin. VB cung cấp cho người đọc những thong tin cơ bản về đàn guitar phím lõm, một trong những nhạc cụ tạo nên sự đặc sắc cho nghệ thuật cải lương. Người viết đã trình bày những thông tin sau:
+ Thông tin cơ bản: Vai trò của đàn guitar phím lõm trong dàn nhạc cải lương.
+ Thông tin chi tiết:
*Giới thiệu chung về đàn guitar phím lõm trong dàn nhạc cải lương.
*Nguồn gốc đàn guitar phím lõm và sáng tạo của các nghệ sĩ VN.
*Ưu thế của đàn guitar phím lõm âm độ rộng, âm sắc phong phú, kĩ thuật nhấn nhá đa dạng.
*Một số nghệ sĩ nổi tiếng với cây đàn guitar phím lõm.
*Thực tế cho thấy đàn guitar phím lõm ngày càng khẳng đinh được vai trò quan trọng của mình trong dàn nhạc cải lương.
c) Sản phẩm: sơ đồ các ý chính VB “Đàn guitar ph...kĩ thuật K-W-L.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; bảng kết quả K-W.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Câu hỏi (K): Em biết gì về thủ pháp nghệ thuật trào phúng? (Thường gặp trong truyện ngắn, tiểu thuyết, liên hệ với chèo cổ). 
+ Câu hỏi (W): Sau buổi học hôm nay, em muốn biết thêm gì về thể loại này?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ bằng kĩ thuật công não, phản hồi nhanh. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày, phát biểu theo lượt; GV ghi nhận lên bảng.
- Kết luận, nhận định: GV chốt ý và gợi mở những vấn đề về đặc điểm của chèo cổ và thủ pháp trào phúng sẽ giải quyết trong bài học. 
2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu tri thức đọc hiểu 
a) Mục tiêu: Nhận biết được một số thủ pháp trào phúng trong chèo cổ thông qua lời thoại, cách thức tạo tiếng cười, giọng điệu, giá trị phê phán (tưởng tượng cử chỉ, điệu bộ được sân khấu hóa).
b) Nội dung: Tìm hiểu các tri thức ngữ văn cần thiết để đọc hiểu văn bản thuộc thể loại chèo cổ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên phiếu học tập của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: HS nhắc lại khái niệm về thể loại chèo cổ trong phần đọc Tri thức ngữ văn, trong SGK và tóm tắt vào phiếu học tập số 5 và trình bày khái niệm về thủ pháp trào phúng.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS làm phiếu học tập số 5; làm cá nhân. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày phiếu học tập; HS nhận xét, góp ý 
- Kết luận, nhận định: GV đánh giá sản phẩm phiếu học tập và chốt ý về tri thức chung về thủ pháp trào phúng trong truyện ngắn, trong chèo cổ. 
+ Nhắc lại Khái niệm chèo cổ: Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ.
+Thủ pháp trào phúng hay nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật tạo nên những mâu thuẫn, tạo nên những tiếng cười mang tính chất đả kích, châm biếm sâu cay những hiện tượng đáng cười trong xã hội, từ đó tạo nên tiếng cười mang dụng ý phê phán và lên án xã hội.. 
+Ví dụ: Trong đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" (Tiểu thuyết "Số đỏ") của Vũ Trọng Phụng, tác giả xây dựng tình huống truyện éo le, oái oăm, khiến "người chết trong quan tài cũng phải ngồi bật dậy cười" - Niềm hạnh phúc của một đại gia đình khi nghe tin cụ cố Tổ chết. Từ đó, tác phẩm tạo nên tiếng cười phê phán, mỉa mai châm biếm đám con cháu vô học, bất hiếu nói riêng; đồng thời đả kích, vạch trần bộ mặt giả tạo, nhố nhăng, hợm hĩnh của tầng lớp tri thức rởm trong xã hội nửa thực dân phong kiến ở thành thị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Bên cạnh đó, người đọc còn cảm nhận được tiếng cười chua xót của tác giả trước thực trạng thối nát của xã hội đương thời, trước một giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc dần bị thoái hóa, biến chất trước sự du nhập và ăn mòn dần của văn hóa Tây phương
+Trong Chèo cổ, thủ pháp trào phúng cũng tương tự. Thủ pháp trào phúng không chỉ thể hiện qua lời thoại, giọng điệu của nhân vật, mà còn thể hiện qua cử chỉ, điệu bộ khi được thể hiện qua loại hình sân khấu. Từ đó, tiếng cười châm biếm, mỉa mai, giá trị phê phán của tác phẩm càng sâu sắc khi tác giả xây dựng thành công những mâu thuẫn trái tự nhiên, lời thoại, giọng điệu, (cử chỉ, điệu bộ trong loại hình sân khấu). Nhân vật và lời thoại nhân vật càng sống động, sẽ trở thành điển hình văn học.
Hoạt động 2.2: Trải nghiệm văn bản 
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thủ pháp trào phúng trong chèo cổ: lời thoại, giọng điệu, cách thức tạo tiếng cười, giá trị phê phán.
+ Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích mẫu thuẫn trái tự nhiên, các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
b) Nội dung: Đọc văn bản để phát triển kĩ năng theo dõi, suy luận, liên hệ và tìm hiểu khái quát về văn bản. 
c) Sản phẩm: Phần đọc của HS và câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong SGK (Phiếu học tập 6).
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV mời HS đọc văn bản, các HS khác lắng nghe và trả lời câu hỏi bên cạnh văn bản trong SGK. 
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc văn bản, suy nghĩ các câu hỏi. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời nhanh các câu hỏi trải nghiệm văn bản. 
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét về kết quả đọc và các câu trả lời của HS. 
1.Khái quát về đoạn trích "Xã trưởng - Mẹ Đốp":
1.Xuất xứ:
a.Chèo "Quan Âm Thị Kính":
b.Đoạn trích "Xã trưởng - Mẹ Đốp":
2.Thể loại:
3.Nội dung chính:
II.Câu hỏi vận dụng kiến thức đoạn trích "Xã trưởng - Mẹ Đốp":
Câu 1: Liệt kê theo bảng sau những từ ngữ, hình ảnh trong lời thoại của hai nhân vật khi họ nói về công việc thường ngày của mình và của người còn lại:

Nói về xã trưởng
Nói về mẹ Đốp và chồng
Xã trưởng


Mẹ Đốp


Câu 2: Yếu tố hài hước được tạo nên từ những thủ pháp nào? Thử hình dung khi diễn viên chèo nhập vai mẹ Đốp, họ sẽ sử dụng cử chỉ, hành động như thế nào?
Câu 3: Mẹ Đốp thuộc kiểu nhân vật nào trong các kiểu nhân vật chính yếu của chèo c...ình thức và nội dung của sơ đồ tư duy.
VĂN BẢN 2: HUYỆN TRÌA, ĐỀ HẦU, THẦY NGHÊU MẮC LỠM THỊ HẾN
(Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
1.Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế chủ động, khơi gợi hứng thú cho học sinh trước khi tìm hiểu bài học
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “Ô cửa bí mật” củng cố lại bài học trước.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
- GV phổ biến luật chơi: Một ngôi nhà bốn ô cửa chứa bốn bí mật khác nhau. HS xung phong phát biểu chọn một trong bốn ô cửa để giải mã.
- Sau đó, GV dẫn vào bài: Có thể nói, tuồng đồ là một thể loại dân gian đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Văn bản “Huyện Trìa xử án” đã mang đến một góc nhìn hài hước nhưng lại thâm thúy về những tệ trạng của xã hội phong kiến. Để hiểu sâu về hơn về đặc điểm của thể loại tuồng đồ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một trích đoạn kế tiếp nằm trong tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”, đó là “Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến”.
- HS quan sát các ô cửa rồi giơ tay phát biểu.
- Hệ thống câu hỏi của bốn ô cửa:
Ô cửa 1: Vì sao Huyện Trìa là nhân vật có lượt lời nhiều nhất trong văn bản “Huyện Trìa xử án”?
Đáp án: Vì Huyện Trìa là quan huyện có bổn phận tiến hành phiên xét xử.
Ô cửa 2: Mâu thuẫn giữa các nhân vật trong phiên tòa là gì?
Đáp án:
 - Huyện Trìa >< Đề Hầu: ghét nhau về cách cư xử bởi Đề Hầu điêu ngoa, xảo trá, hay nói bậy mà Huyện Trìa còn ngoe ngoét nói theo, hùa theo.
 - Huyện Trìa >< Thị Hến: giữa bề trên (người xét xử) và kẻ dưới (bị cáo) nhưng Huyện Trìa lại mủi lòng trước Thị Hến và có ý thiên vị
Ô cửa 3: Qua văn bản “Huyện Trìa xử án”, tác giả dân gian đã phản ánh điều gì đến người đọc?
Đáp án: Phản ánh tệ trạng, ham tiền, háo sức, tự cao tự đại của bọn quan lại và những kẻ dùng thủ đoạn để lách luật.
Ô cửa 4: Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào qua văn bản “Huyện Trìa xử án”?
Đáp án: Tác giả bày tỏ sự mỉa mai, châm biếm trước những nhân vật trong văn bản.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tri thức Ngữ văn
a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức cơ bản về thể loại tuồng đồ và vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”
b) Nội dung: HS đọc lại phần Tri thức Ngữ văn và thực hiện hoạt động theo sự định hướng của GV.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập 8 
d) Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ
 GV yêu cầu HS đọc lại phần Tri thức Ngữ văn (SGK/110, 111) và vở thuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến” rồi điền vào phiếu học tập như sau:
- Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể loại tuồng đồ.
- Trình bày xuất xứ, tóm tắt vở tuồng.
- Cho biết vị trí, chủ đề, bố cục của đoạn trích.
HS nhận nhiệm vụ
HS đọc và điền thông tin
HS trả lời
- GV đánh giá, chốt lại kiến thức.
Đặc điểm của thể loại tuồng đồ
 - Là một loại hình tổng hợp thiên về hài hước châm biếm, ngôn ngữ mộc mạc, bình dân; lối diễn tự do, ít khoa trương cách điệu, gần gũi với cuộc sống thường ngày và gần với kịch nói.
 - Đặc điểm: 
+ Đề tài: Lấy từ đời sống dân hoặc cốt truyện có sẵn, dựng thành câu chuyện, tình huống hài hước, thiên về trào lộng, phê phán xã hội trên lập trường đạo đức của người bình dân.
+ Tích truyện: một câu chuyện hoặc một tình huống, hành động, sự việc nào đó, thường có sẵn trong kho tàng truyên dân gian
+ Nhân vật: khác với tuồng pho, gần với chèo cổ, bao gồm các vai như kép, đào, mụ, lão,..., mang tính ước lệ và tính cách không thay đổi, thể hiện qua lời thoại và hành động, đặc biệt là lời xưng danh.
+ Lời thoại: chủ yếu là đối thoại có xen độc thoại hay bàng thoại, dưới hình thức nói, ngâm hoặc hát và chủ yếu là văn vần.
Vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”
 - Tác giả: Khuyết danh
 - Tác phẩm gồm màn giáo đầu và 19 lớp
 - Tóm tắt: Trần Ốc và Lữ Ngao rủ nhau đi ăn trộm nhà phú hộ Trùm Sò. Chúng đem bán tang vật cho Thị Hến. Trùm Sò báo cho Lí Hà, thuê phù thủy dùng bùa phép tìm kẻ gian. Tên gia đinh của Thị Hến hớ hênh nói ra nguồn gốc tang vật. Lí Hà phát hiện của gian trói Thị Hến lên quan huyện xét xử. Bởi vì Huyện Trìa và Đề Hầu u mê trước vẻ đẹp của nàng nên đã tha bổng cho Thị Hến, Trùm Sò không lấy lại được tài sản. Nghêu là một thầy tu phá giới, sa đọa cũng có ý với Hến. Hến cho mời cả ba đến nhà vào một buổi tối, và đã dùng mưu, tại đây đã diễn ra một cuộc hội ngộ đầy bẽ bàng và nhục nhã.
 - Chủ đề: phản ánh những tệ trạng của xã hội như háo sắc, tham ô, lừa lọc được kể lại dưới góc nhìn trào phúng, châm biếm.
Đoạn trích “Huyện Trìa, Đề Hồ, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến”
 - Xuất xứ: Thuộc lớp XIX trong vở tuồng “Nghêu, Sò, Ốc, Hến”.
 - Tóm tắt: Thị Hến mời Huyện Trìa. Đề Hồ, Thầy Nghêu đến nhà vào một đêm khuya thanh vắng. Thị đã dùng mưu, tại đây đã diễn ra một cuộc hội ngộ đầy ê chề, đáng cười.
 - Bố cục: 4 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “sẽ bày tự tình”
+ Phần 2: “Ơn mỗ cứu cho bữa trước” đến “Hễ phá giới tức hành trảm quyết”
+ Phần 3: “Viên ngoại diêu văn tế thuyết” đến “Giữ dạ đừng ham của lạ”
+ Phần 4: Còn lại 
Hoạt động 2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
a) Mục tiêu: Hình ...tch?v=ycKNFDL4PO8&list=PLkKvGUskhqAq94MsjKxQi1AJRXwzCzfqW&index=18
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra một trong hai yêu cầu sau:
- Vẽ bức tranh tái hiện lại lớp tuồng “Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến”.
- Đóng vai các nhân vật và diễn lại trích đoạn trước lớp (vào hôm sau).
- HS báo cáo sản phẩm
5. Hoạt động 5: Mở rộng
a) Mục tiêu: Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, liên hệ thực tế, khắc sâu kiến thức đã học.
b) Nội dung: HS tạo lập một văn bản ngắn theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: sản phẩm thu hoạch của Hs
d) Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV nêu yêu cầu: Qua việc tìm hiểu văn bản, anh/chị sẽ làm gì để phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật? Tìm những bức ảnh minh họa cho những việc làm mà anh/chị đã nêu.
HS nhận nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân, hội ý cùng bạn
HS báo cáo sản phẩm
*Kết luận, nhận định
GV chốt lại kiến thức
Việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật là điều cần thiết mà chúng ta cần thực hiện ngay bây giờ. Mỗi người dân, từ người già đến trẻ nhỏ, đều cần ý thức được vai trò to lớn của bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó, bản thân biết bảo vệ giữ gìn chúng không bị mai một đi theo thời gian. Ví dụ như hiện nay có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian như: ca trù, cải lương, chèo Nhà nước cần đầu tư trùng tu lại những sản phẩm văn hóa thuộc về vật chất cũng như bảo vệ những sản phẩm văn hóa thuộc về tinh thầnViệc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé: giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những ngày lễ lớn của đất nước
PHẦN VIẾT (1 tiết: 0,5 tiết hướng dẫn, HS làm bài ở nhà; 0,5 tiết trả bài)
1. Hoạt động 1: Dạy học tri thức về kiểu bài: 
a) Mục tiêu: Trang bị cho HS kĩ năng để viết được một bản nội qui hoặc một bản hướng dẫn nơi công cộng.
b) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức về kiểu bài và thực hiện ghi chú lại những đặc điểm của kiểu bài viết nội qui/ bản hướng dẫn;
- Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc phần tri thức về kiểu bài trong SGK. 
- Báo cáo, thảo luận: GV đặt câu hỏi, HS tóm tắt ngắn gọn. 
- Kết luận, nhận định: GV nhấn mạnh lại một số đặc điểm cơ bản dựa theo tri thức trong SGK. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Phương án đánh giá: Câu trả lời được đánh giá dựa theo SGK, Gv tự đánh giá.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu tham khảo
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản “ Nội quy công viên Đặng Thùy Trâm”/ “Cách sử dụng thang máy- Những kí hiệu cơ bản khi sử dụng thang máy”. Từ đó, hướng dẫn HS viết được văn bản đúng quy trình. 
b) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ học tập: GV chia 8 nhóm (4-6HS/nhóm); các nhóm đọc ngữ liệu và thảo luận thực hiện phiếu học tập số 1, 2, 3 , 4 tìm hiểu về “ Nội quy công viên Đặng Thùy Trâm”/ “Cách sử dụng thang máy- Những kí hiệu cơ bản khi sử dụng thang máy”. 
* Ngữ liệu: Nội quy công viên Đặng Thùy Trâm”
Nhóm 1 và 5:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 140- 141, hãy cho biết:
Phần đầu, phần chính và phần cuối trong ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu bài Viết bản nội quy ở nơi công cộng chưa? Giải thích.
Nhóm 2 và 6:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 82 – 83, hãy cho biết:
Các qui định trong phần chính của bảng nội qui đã được người viết sắp xếp hợp lí chưa? Phân tích chi tiết.
Nhóm 3 và 7:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 82 – 83, hãy cho biết:
Cách trình bày có nổi bật, gây chú ý? Chỉ ra.
Nhóm 4 và 8:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 82 – 83, hãy cho biết:
Qua văn bản, bạn rút ra những lưu ý gì khi viết một bản nội qui nơi công cộng?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện thảo luận theo nhóm. 
- Báo cáo, thảo luận: HS trình bày vấn đề theo yêu cầu của GV. 
- Kết luận, nhận định: GV chốt ý:
-  Phần đầu, phần chính và phần cuối trong ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng đúng và đầy đủ yêu câu của kiểu bài Viết bản nội quy ở nơi công cộng
- Các quy định trong phần chính của bảng nội quy đã được người viết sắp xếp hợp lí:
+ Đầu tiên là thời gian mở và đóng cửa.
+ Tiếp theo là những quy định khi đến công viên.
+ Cuối cùng là cách thức liên lạc.
Cách trình bày của bảng nội quy đã sử dụng tone màu nổi bật, dễ gây chú ý cho mọi người, màu chữ trắng nổi bật trên nền tối.
Những lưu ý bản thân rút ra khi viết một bản nội quy nơi công cộng:
+ Cần sắp xếp các nội quy theo trình tự hợp lí.
+ Cách trình bày nổi bật, không quá màu mè.
Ngữ liệu “Cách sử dụng thang máy”:
Nhóm 1 và 5:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 140- 141, hãy cho biết:
Nhan đề đã phù hợp với nội dung hướng dẫn trong ngữ liệu chưa? Giải thích.
Nhóm 2 và 6:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo khoa trang 82 – 83, hãy cho biết:
Nội dung hướng dẫn có được cụ thể hóa/ sơ đồ hóa dễ hiểu và dễ thực hiện không? Phân tích chi tiết.
Nhóm 3 và 7:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Căn cứ vào văn bản trong Sách giáo k...à tự đánh giá theo bảng điểm:
 c) Sản phẩm thực hiện: Sơ đồ tư duy và bài viết thực hành.
d) Phương án đánh giá: Dựa theo Rubric.
PHẦN NÓI VÀ NGHE (1 tiết)
THẢO LUẬN NHÓM
VỀ MỘT VẤN ĐỀ CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU
1. Hoạt động 1: Khởi động
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau.
a) Mục tiêu: Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.
b) Tổ chức thực hiện:
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Gv chia nhóm thảo luận: 4hs/ nhóm.
+ Gv yêu cầu các nhóm đọc tài liệu SGK/ 146-148. Sau đó, vẽ sơ đồ tư duy các bước thực hiện.
- Hs thực hiện nhiệm vụ: Đọc tài liệu và thảo luận và vẽ sơ đồ tư duy.
- Hs báo cáo kết quả thực hiện: 
+ Gv mới đại diện của 2 nhóm trình bày.
+ Các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung, góp ý.
+ Gv nhận xét, hướng dẫn Hs chốt ý các bước thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau.
Các bước thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau:
Bước 1: Chuẩn bị.
+ Trước thảo luận: mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung cần trình bày (ý kiến của tôi- Lí do- dẫn chứng).
+ Thành lập nhóm thảo luận. Lưu ý: mục đích thảo luận, thời gian gian thảo luận và thời gian cho mỗi cá nhâ n trình bày ý kiến.
Bước 2: Thảo luận.
+ Nhóm trưởng điều khiển sao cho các thành viên đều có thể trình bày ý kiến của mình nhưng không vượt thời gian riêng của mỗi người.
+ Thư kí ghi chép ý kiến của từng bạn.
+ Các thành viên lắng nghe, ghi chép ý kiên của các bạn và chuẩn bị phản hồi ( đồng tình/ Không đồng tình- Ý kiến sau khi nghe phản hồi)
Bước 3: Đánh giá
+ Tự đánh giá phần trình bày của mình và cách mình trao đổi với các thành viên khác trong nhóm.
+ Đánh giá phần trình bày của các thành viên khác trong nhóm và cách họ trao đổi với mình cũng như với các thành viên còn lại.
Gv chiếu gợi ý Bảng kiểm kĩ năng thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau.
c) Sản phẩm học tập: câu trả lời của Hs.
d) Phương án đánh giá sản phẩm: Đánh giá sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ Rubric, do Gv tự đánh giá.
3.Hoạt động 3: Luyện tập- Vận dụng
a) Mục tiêu: Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó.
b) Tổ chức thực hiện:
- Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Gv chia nhóm: 4hs/ nhóm
+ Gv nêu câu hỏi: Hiện nay, các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại ngày càng mai một dần. Anh/ chị có suy nghĩ như thế nào về hiện tượng trên? (Gợi ý: Biểu hiện, Nguyên nhân, Hậu quả. Đề xuất giải pháp)
- Hs thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thành lập nhóm.
+ Thảo luận vấn đề Gv nêu ra dựa theo gợi ý.
- Hs báo cáo kết quả: 
+ Đại diện 2 nhóm trình bày, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét về những vấn đề sau:
+ Các nhóm thực hiện đúng các bước thảo luận nhóm đã học?
+ Nội dung: Hs tự do trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần lưu ý đảm bảo đúng chuẩn mực đạo đức,
+ Hs trình bày vấn đề?
c) Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình của học sinh.
d) Phương án đánh giá: Đánh giá bài thuyết trình của Hs dựa trên Rubric do Gv tự đánh giá.
ÔN TẬP (1 tiết)
1. Hoạt động 1: Khởi động 
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế chủ động, khơi gợi hứng thú cho học sinh.
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “Ô chữ thần kì” củng cố lại kiến thức đã học.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV phổ biến luật chơi:
Trên Slide có 6 hàng chữ với những ô chữ thần kì. HS lần lượt lựa chọn và giải mã từng hàng chữ. Nếu HS chưa đoán được từ khóa, GV có thể gợi ý bằng cách mở từng ô chữ để HS đoán được hàng chữ.
- Sau đó, GV dẫn vào bài: Qua phần trò chơi vừa rồi, chúng ta đã hiểu được một cách khái quát những kiến thức của bài 5. Để củng cố và khắc sâu kiến thức ở bài 5, chúng ta cùng nhau bắt đầu tiết ôn tập hôm nay.
- HS quan sát rồi giơ tay phát biểu.
- Hệ thống câu hỏi của sáu hàng chữ:
Hàng chữ 1: Nhìn tranh đoán thể loại
Đây là một thể loại trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam?
Đáp án: CHÈO CỔ (6 ô chữ)
Hàng chữ 2: Nhìn tranh đoán văn bản 
Hãy đoán tên một văn bản thuộc thể loại tuồng đồ mà em đã được học?
Đáp án: HUYỆN TRÌA XỬ ÁN (13 ô chữ)
Hàng chữ 3:
Này chị em ơi!
Nay mười tư mai đã là rằm
Ai muốn ăn oản thì năng lên chùa.
Chị em lên chùa từ bao giờ nhỉ?
Những câu trên là lời của nhân vật nào?
Đáp án: THỊ MẦU (6 ô chữ)
Hàng chữ 4: Trong văn bản “Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến”, tác giả chủ yếu sử dụng thủ pháp nào để thể hiện sự mỉa mai về thói tham lam háo sắc của những người chức cao vọng trọng
Đáp án: TRÀO PHÚNG (9 ô chữ) 
Hàng chữ 5: Dạng văn bản nào dùng để trình bày những quy định, quy tắc xử sự mà mọi người cần tuân thủ khi đến một cơ quan, tổ chức hoặc địa điểm công cộng nào đó?
Đáp án: NỘI QUY Ở NƠI CÔNG CỘNG (18 ô chữ)
Hàng chữ 6: Nhìn tranh đón chữ
Đây là dạng văn bản nào?
Đáp án: HƯỚNG DẪN Ở NƠI CÔNG CỘNG (20 ô chữ)
2. Hoạt động 2: Luyện tập
a)Mục tiêu: 
- Ôn lại đặc điểm của thể loại chèo, tuồng.
- Nêu được những yêu cầu cần đạt và thực hành...- Kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ.
- Đảm bảo đủ các phần.

3. Hoạt động 3 và 4: Vận dụng và Mở rộng
a) Mục tiêu: Nêu được suy nghĩ và giải pháp để phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
b)Nội dung: Trình bày suy nghĩ, giải pháp phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
c) Sản phẩm: Bài viết hoặc sản phẩm poster của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
*Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS như sau:
 Theo bạn, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa như thế nào? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) hoặc thiết kế poster trình bày suy nghĩ của bạn về điều đó.
*Báo cáo nhiệm vụ (tiết sau)
- GV mời cá nhân HS lên báo cáo sản phẩm
- GV đưa ra các tiêu chí để mỗi học sinh tự đánh giá hoặc các thành viên trong lớp đánh giá.
- GV đánh giá.
*Kết luận, nhận định
- GV chốt lại kiến thức
Gợi ý: Các giá trị văn hóa, nghệ thuật Việt Nam được hun đúc suốt chiều dài dựng nước và giữ nước đã không chỉ nuôi dưỡng, đắp bồi tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng vị tha, cởi mở, tinh thần khoan dung tôn giáo, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, khát vọng độc lập, tự do, tự cường của nhân dân Việt Nam mà còn khơi dậy và phát huy, nhân nguồn sức mạnh trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước cường thịnh. Để các giá trị ấy không bị mai một và thái hóa, trước hết phải từ sự tự ý thức của mỗi người, phải thực sự thấy được giá trị của văn hóa dân tộc - đã và đang ăn sâu vào máu thịt của mỗi người dân máu đỏ da vàng. Gia đình, cộng đồng cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó trong sự trà trộn của những luồng văn hóa khác. Nhưng giữ gìn ở đây không đồng nghĩa với ôm khư khư lấy những cái cổ hủ, lạc hậu mà phải biết chắt lọc, kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp nhất, hãy bắt đầu ngay từ việc điều chỉnh hành vi, ý thức của bản thân mình.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
GHI BẢNG/ GHI BÀI PHẦN ĐỌC
(Văn bản Thị Mầu lên chùa)
I. Tri thức đọc hiểu 
+ Chèo cổ là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu chất liệu: dân ca, múa dân gian, và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
+ Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng.
+ Chèo tập trung thể hiện hành động dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.
+ Đặc điểm của chèo cổ:
Đề tài: thường xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo quan điểm đạo lý dân gian hoặc theo tư tưởng Nho giáo.
Tích truyện (cốt truyện): thường được xây dựng từ các nhân vật, hành động, sự việc có sẵn trong kho tàng truyện cổ dân gian hoặc trong giả sử.
Nhân vật: các loại hình nhân vật phổ biến của chèo bao gồm kép (nam chính), đào (nữ chính), hề (nhân vật hài hước, gây cười), mụ (nhân vật nữ lớn tuổi), lão (nhân vật nam lớn tuổi). Nhân vật trong chèo thường mang tính ước lệ với tính cách không thay đổi.
Cấu trúc: gồm nhiều màn và cảnh, xảy ra trong một khung thời gian và không gian khác nhau.
Lời thoại: đảm nhiệm mọi  vai trò: dẫn dắt xung đột, diễn tả hành động, khắc họa nhân vật, bối cảnh, đồng thời gián tiếp thể hiện tình cảm của tác giả dân gian. Bao gồm lời thoại của nhân vật và tiếng đế (tiếng nói trao đổi bàn luận của đại diện khán giả với nhân vật trong vở diễn). Hình thức thức gồm lời nói lời hát.
II. Tìm hiểu chi tiết 
1. Xuất xứ: Trích vở chèo Quan Âm Thị Kính 
- Quan Âm Thị Kính là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời khoảng thế kỉ 17, được thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật,... vào thế kỉ 20.
- Vở chèo mang nhiều giá trị đối với những nghệ thuật tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt và có nhiều bài học ý nghĩa đối với cuộc sống con người.
2. Nhân vật 
a. Nhân vật Thị Mầu
- Phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa
- Quan niệm về tình yêu và hạnh phúc là: khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu, không ngại quy giáo, lễ nghĩa.
à Không hề phù hợp với nề nếp, gia giáo mà người phụ nữ truyền thống xưa phải có
b. Nhân vật Thị Kính
 - Trầm ổn, dịu dàng,mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật.
à Nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả. Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay
III. Tổng kết 
- Nội dung: 
+ Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm
+ Phần nào cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ
- Nghệ thuật: Ngôn từ mang những nét đặc trưng của sân khấu chèo; Nghệ thuật kịch đặc sắc, tình huống hấp dẫn; Từ ngữ dân gian giản dị, mộc mạc
GHI BẢNG/ GHI BÀI PHẦN ĐỌC
(Văn bản Huyện Trìa xử án)
...ĩa phê phán sâu sắc 
c. Nhân vật Thị Hến
 - Thị Hến là một người phụ nữ góa chồng, thông minh và nhiều mưu mẹo, bản lĩnh. Khi biết cả ba người đàn ông Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều mê mẩn minh, cô đã tìm cách lừa cả ba ông và khiến cho ba ông tự xử lỗi lầm của mình. (Kế hoan nhiên! Kế hoan nhiên).
- Tuy nhiên, Thị Hến cũng là người biết giữ gìn phẩm hạnh: Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng.
III. Tổng kết 
- Nội dung: 
+ Đoạn trích là tiếng cười toát ra từ tình huống mắc lỡm của ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu. Đó là ba tiếng cười châm biếm, mỉa mai khi vì quá ham mê sắc đẹp mà tự mình làm hại mình. Tiếng cười ấy còn là sự chế giễu khi ba người chức cao vọng trọng, đứng đầu một huyện lại có những hành vi vi phạm thuần phong mĩ tục.
+ Phần nào cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ
- Nghệ thuật: Ngôn từ mang những nét đặc trưng của sân khấu tuống; Nghệ thuật kịch đặc sắc, tình huống hấp dẫn; Từ ngữ dân gian giản dị, mộc mạc
GHI BẢNG/ GHI BÀI PHẦN ĐỌC
(Văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương)
I. Tìm hiểu về đàn guitar phím lõm
- Vai trò của đàn guitar phím lõm trong dàn nhạc cải lương.
+ Giới thiệu chung về đàn guitar phím lõm trong dàn nhạc cải lương.
+ Nguồn gốc đàn guitar phím lõm và sáng tạo của các nghệ sĩ VN.
+ Ưu thế của đàn guitar phím lõm âm độ rộng, âm sắc phong phú, kĩ thuật nhấn nhá đa dạng.
+ Một số nghệ sĩ nổi tiếng với cây đàn guitar phím lõm.
+ Thực tế cho thấy đàn guitar phím lõm ngày càng khẳng đinh được vai trò quan trọng của mình trong dàn nhạc cải lương.
à Là 1 nhạc cụ có vai trò quan trong trong dàn nhạc cải lương.
II. Các phương tiện phi ngôn ngữ và việc sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản
- Các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB là: hình ảnh, sơ đồ à Tác dụng: tăng tính trực quan, hấp dẫn, sinh động cho VB.
à Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng kết hợp với ngôn ngữ để biểu đạt nội dung VB 1 cách sinh động, hiệu quả; giúp người đọc dễ hình dung vấn đề; tác động mạnh vào tình cảm của người đọc.
àCách đọc VBTT:
- Xác định đúng đối tượng-> tìm các ý chính được trình bày về đối tượng nắm bắt những nội dung chính của VB.
- Quan sát kĩ tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, để tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin.
- Chú ý nhận biết thêm các phương biểu đạt được kết hợp trong VB để nhận biết thái độ, tình cảm của tác giả.
GHI BẢNG/ GHI BÀI PHẦN ĐỌC
(Văn bản "Xã trưởng - Mẹ đốp")
I. Tri thức đọc hiểu:
+Thủ pháp trào phúng hay nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật tạo nên những mâu thuẫn, tạo nên những tiếng cười mang tính chất đả kích, châm biếm sâu cay những hiện tượng đáng cười trong xã hội, từ đó tạo nên tiếng cười mang dụng ý phê phán và lên án xã hội.. 
+Trong Chèo cổ, thủ pháp trào phúng cũng tương tự. Thủ pháp trào phúng không chỉ thể hiện qua lời thoại, giọng điệu của nhân vật, mà còn thể hiện qua cử chỉ, điệu bộ khi được thể hiện qua loại hình sân khấu. Từ đó, tiếng cười châm biếm, mỉa mai, giá trị phê phán của tác phẩm càng sâu sắc khi tác giả xây dựng thành công những mâu thuẫn trái tự nhiên, lời thoại, giọng điệu, (cử chỉ, điệu bộ trong loại hình sân khấu). Nhân vật và lời thoại nhân vật càng sống động, sẽ trở thành điển hình văn học.
II. Tìm hiểu chi tiết 
1.Khái quát về đoạn trích "Xã trưởng - Mẹ Đốp":
1.Xuất xứ:
a.Chèo "Quan Âm Thị Kính":
- "Quan Âm Thị Kính" là một trong bảy vở chèo cổ đầu tiên của nghệ thuật sân khấu chèo Việt Nam, ra đời khoảng thế kỉ 17, được thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật, ... vào thế kỉ 20
- Nội dung chính: Thiện Sĩ, con của Sùng Ông, Sùng Bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái của Mãng Ông. Một đêm, Thị Kính ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh, Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược nên cầm dao toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, vội hô hoán lên, cha mẹ chồng chạy vào, đổ cho nàng có ý định giết chồng và đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, được thầy đặt pháp danh là Kính Tâm. Thị Màu, con gái phú ông vốn lẳng lơ, ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu có thai với Nô - người ở nhà phú ông. Bị làng bắt vạ, thị đổ cho Tiểu Kính, Kính Tâm bị đuổi ra tam quan, Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm. Tiểu Kính hàng ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Sau ba năm, Tiểu Kính để lại thư kể rõ sự tình rồi mất. Sư cụ cùng mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm để nàng được siêu thoát.
- Vở chèo mang nhiều giá trị đối với những nghệ thuật tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt và có nhiều bài học ý nghĩa đối với cuộc sống con người.
b.Đoạn trích "Xã trưởng - Mẹ Đốp":
- Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng (người quản lí xã) với mẹ Đốp (vợ của người mõ làng) về việc đi rao mõ, thông báo cho cả làng biết tin Thị Mầu mang thai khi chưa có chồng.
- Văn bản được in trong Kịch bản chèo, quyển 1, Hội Văn nghệ dân g

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_10_sach_chan_troi_sang_tao_hoc_ki_2.doc