Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 12 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng

Chủ đề hoạt động tháng 9:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG

I/-MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/. Kiến thức: HS Biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương.

2/. Kỹ năng:

-HS kể ra được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phát triển ở địa phương.

-HS quan tâm đến những lĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển.

3/. Thái độ: Giáo dục ý thức tự chủ cho HS

II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

Giáo án, máy chiếu, âm thanh, hình ảnh minh họa

III.CÁCH THỨC TIÊN HÀNH

*Giáo viên:

-Chuẩn bị một số tài liệu liên quan đến chủ đề;

-Tìm hiểu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương;

-Tài liệu có liên quan tới sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

* Học sinh:

- Chuẩn bị các danh mục nghề có ở địa phương.

- Các ví dụ về các gương lao động tiên tiến điển hình.

- Các bài viết về phát triển kinh tế theo nhiều hình thức ở địa phương.

IV.TIẾN TRÌNH DẠY BÀI

  1. Ổn định lớp.
  2. Tổ chức hoạt động.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Định hướng phát triển của đất nước như thế nào?

Định hướng phát triển của quận 9 từ nay đến năm 2021?

Giáo viên giải thích thế nào là công nghiệp hóa(CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước.

GV dẫn dắt: ngày xưa để có tấm vải bền, đẹp người nông dân vất vả từ khâu trồng dâu, nuôi tằm kéo sợi, rồi dệt thành tấm vải phải trải qua một thời gian lâu dài mới có được một sản phẩm. Ngày nay nhờ có máy móc hiện đại, đã thay thế bằng thủ công … Nền công nghiệp đã phát triển.

? Yêu cầu của sự nghiệp CNH …

? Quá trình CNH dẫn đến k. tế p.triển?

Hỏi Thế nào là phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ?

Hỏi Thế nào là nền kinh tế thị trường?

Giáo viên lấy ví dụ minh họa.

Những việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội?

Giáo viên giải thích: hàm lượng chất xám cao ® nói rõ đây là nhân tố làm cho chất lượng hàng hóa ngày càng gia tăng chiếm lĩnh trên thị trường thế giới. Những lĩnh vực kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010?

Hỏi. Cho biết chính sách định cư của nhà nước ta?

Hỏi. Kể tên những hộ làm kinh tế vườn có hiệu quả cao ở địa phương?

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG

1.Định hướng của cả nước

a.Sản xuất , nông , lâm, ngư nghiệp:

-Sử dụng công nghệ mới trong sản xuất gạo, cà phê, cao su, hạt điều…..

-Đa dạng hoá trong sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

-Đẩy mạnh khâu chế biến

-Phát triển các lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường giảm thiểu gây ô nhiểm.

-Ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các loại vật nuôi cây trồng

b.Sản xuất công nghiệp:

-Đẩy mạnh hoạt động sản xuất và cung ứng điện cho các lĩnh vực sản xuất tiêu dùng

-Mở rộng viêc khai thác than bằng việc đổi mới các thiết bị vận tải , khoan, xúc

-Đưa cơ khí thành ngành kinh tế chủ lực, đủ sức trang bị thiết bị, máy móc cho các lĩnh vực sản xuất , thực hiện cơ giới hoá quá trình sản xuất

-Phát triển ngành điện tử tin học, tham gia vào thị trường thế giớivà hướng tới xuất khẩu

-Tập trung sản xuất bông, len, sợi hoá học, tổng hợp, poly…..

-Khai thác các tài nguyên trong nước để làm : mũ, giày, dép…

-Mở rộng quy mô sản xuất vật liệu xây dựng : xi măng, gạch ngói, tole…..

-Phát triển đường giao thông thuỷ, bộ, công nghệ đóng tàu….

2.Định hướng phát triển của quận 9 đến năm 2021

-Hoàn tất cơ sở hạ tầng :điện , trường ,trạm, nước cơ sở y tế……

-Thu đầu tư nước ngoài vào khu công nghệ cao .

- Tiếp tục duy trì và phát triển thêm những cơ sở sản xuất: nhà máy ,dịch vụ….

-Phát triển dịch vụ: Suối Tiên, Golf, Đền Hùng, Dân tộc , Sinh thái

-Hệ thống cảng dọc sông Đồng Nai : Đồng Nai. Phú Hữu, Long Phước.

-Quy hoạch lại khu sản xuất vật liệu xây dựng.

-Quy hoạch lại khu dân cư : Long Sơn, Phước Thiện, Man Thiện, Phước Long, Phú Hữu…

-Nông nghiệp: thay lúa bằng cây ăn trái, nuôi cá bè, bò sữa, cá kiểng

-Trung tâm quận dời về phường Trường Thạnh

I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở NƯỚC TA:

1) Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

-Công nghiệp hoá:Thay đổi lao động chân tay (thủ công) bằng lao động máy móc

-Hiện đại hoá: Lao động máy móc nhưng áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại ( có hàm lượng trí thức trong lao động).

-Cần phải công nghiệp hoá - hiện đại hoá vì:

-Đất nước mới trở thành nước công nghiệp, hoàn thành chỉ tiêu sau:

-Kinh tế tăng trưởng7% hàng năm

-GDP từ công nghiệp 45%, dịch vụ 45%, nông nghiệp 10%

Cần phải có:

-Có điều kiện vật chất - kỹ thuật công nghệ mới

-Có đội ngũ cán bộ khoa học, và công nghệ đủ năng lực nội sinh để làm chủ công nghệ nhập

-Có điều kiện chuyển giao kiến thức về quản lí quá trình sử dụng công nghệ.

- Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi phải ứng dụng những công nghệ mới để làm cho sự phát triển kinh tế-xã hội đạt được tốc độ cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn.

- Quá trình công nghiệp hóa đất nước tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương phải theo xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2) Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

- Đa dạng hóa, mẫu mã chủng loại, mặt hàng phải phong phú

- Đề cao đạo đức và lương tâm nghề nghiệp: chống làm hàng giả, không tung ra thị trường những mặt hàng chưa đủ tiêu chuẩn.

- Tuân thủ luật định về sản xuất kinh doanh

3) Những việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội:

- Giải quyết việc làm cho những người đến tuổi lao động và người có việc làm không đầy đủ, không ổn định.

- Xóa đói giảm nghèo

- Đẩy mạnh định canh, định cư

- Xây dựng chương trình khuyến nông

4)Phát triển những lĩnh vực kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010:

a-Sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp;

b-Sản xuất công nghiệp;

c-Các lĩnh vực công nghệ trọng điểm (ứng dụng CN cao)

* Công nghệ thông tin:

+ Phát triển dịch vụ thông tin trên mạng intranet và internet

+ Ứng dụng CNTT vào các ngành năng lượng, bưu điện, y tế,

giáo dục, văn hóa, du lịch …

* Công nghệ sinh học:

+ Công nghệ vi sinh và công nghệ lên men, sản xuất các chất kháng sinh, vác-xin, axit hữu cơ, axit amin

+ Nhân giống vô tính 1 số giống cây trồng, nuôi cấy tế bào đ. vật để sản xuất một số chế phẩm, chẩn đoán, điều trị bệnh tật

+ Tách chiết và tinh chế một số chế phẩm enzen

* Công nghệ vật liệu mới: + Vật liệu KL và phi KL

+ Vât liệu cao phân tử( cao su, nhựa, dầu thực vật)

+ Vật liệu điện tử và quang tử (linh kiện điện tử, từ tính)

+ Vật liệu Sinh học –Y học(sợi cacbon, tinh dầu) …

+ Chống ăn mòn bảo vệ vật liệu (thép, hợp kim , bê tông)

* Công nghệ tự động hóa:

+ Tự động thiết kế trong các nghành kinh tế nhờ sự trợ giúp của máy tính

+ Tự động hóa ngành chế tạo máy và gia công chính xác.

+ Sản xuất các loại Rô Bốt phục vụ cho an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

+ Tự động hóa việc xử lý các chất thải rắn, lỏng, khí và bức xạ.

doc 71 trang Cô Liên 28/10/2024 130
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 12 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 12 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng

Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 12 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TĂNG
—&–
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KHỐI 12
	\
Chủ đề hoạt động tháng 9: 
 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
I/-MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1/. Kiến thức: HS Biết một số thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương.
2/. Kỹ năng: 
-HS kể ra được một số nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phát triển ở địa phương.
-HS quan tâm đến những lĩnh vực lao động nghề nghiệp cần phát triển.
3/. Thái độ: Giáo dục ý thức tự chủ cho HS
II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Giáo án, máy chiếu, âm thanh, hình ảnh minh họa
III.CÁCH THỨC TIÊN HÀNH
*Giáo viên:
-Chuẩn bị một số tài liệu liên quan đến chủ đề;
-Tìm hiểu kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương;
-Tài liệu có liên quan tới sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
* Học sinh: 
- Chuẩn bị các danh mục nghề có ở địa phương.
- Các ví dụ về các gương lao động tiên tiến điển hình.
- Các bài viết về phát triển kinh tế theo nhiều hình thức ở địa phương.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY BÀI
Ổn định lớp.
Tổ chức hoạt động. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Định hướng phát triển của đất nước như thế nào?
Định hướng phát triển của quận 9 từ nay đến năm 2021?
Giáo viên giải thích thế nào là công nghiệp hóa(CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước.
GV dẫn dắt: ngày xưa để có tấm vải bền, đẹp người nông dân vất vả từ khâu trồng dâu, nuôi tằm kéo sợi, rồi dệt thành tấm vải phải trải qua một thời gian lâu dài mới có được một sản phẩm. Ngày nay nhờ có máy móc hiện đại, đã thay thế bằng thủ công  Nền công nghiệp đã phát triển.
? Yêu cầu của sự nghiệp CNH 
? Quá trình CNH dẫn đến k. tế p.triển?
Hỏi Thế nào là phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ?
Hỏi Thế nào là nền kinh tế thị trường?
Giáo viên lấy ví dụ minh họa.
Những việc làm có tính cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội?
Giáo viên giải thích: hàm lượng chất xám cao ® nói rõ đây là nhân tố làm cho chất lượng hàng hóa ngày càng gia tăng chiếm lĩnh trên thị trường thế giới. Những lĩnh vực kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010?
Hỏi. Cho biết chính sách định cư của nhà nước ta? 
Hỏi. Kể tên những hộ làm kinh tế vườn có hiệu quả cao ở địa phương?
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊA PHƯƠNG
1.Định hướng của cả nước
a.Sản xuất , nông , lâm, ngư nghiệp:
-Sử dụng công nghệ mới trong sản xuất gạo, cà phê, cao su, hạt điều..
-Đa dạng hoá trong sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
-Đẩy mạnh khâu chế biến
-Phát triển các lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường giảm thiểu gây ô nhiểm.
-Ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các loại vật nuôi cây trồng
b.Sản xuất công nghiệp:
-Đẩy mạnh hoạt động sản xuất và cung ứng điện cho các lĩnh vực sản xuất tiêu dùng
-Mở rộng viêc khai thác than bằng việc đổi mới các thiết bị vận tải , khoan, xúc
-Đưa cơ khí thành ngành kinh tế chủ lực, đủ sức trang bị thiết bị, máy móc cho các lĩnh vực sản xuất , thực hiện cơ giới hoá quá trình sản xuất
-Phát triển ngành điện tử tin học, tham gia vào thị trường thế giớivà hướng tới xuất khẩu
-Tập trung sản xuất bông, len, sợi hoá học, tổng hợp, poly..
-Khai thác các tài nguyên trong nước để làm : mũ, giày, dép
-Mở rộng quy mô sản xuất vật liệu xây dựng : xi măng, gạch ngói, tole..
-Phát triển đường giao thông thuỷ, bộ, công nghệ đóng tàu.
2.Định hướng phát triển của quận 9 đến năm 2021
-Hoàn tất cơ sở hạ tầng :điện , trường ,trạm, nước cơ sở y tế
-Thu đầu tư nước ngoài vào khu công nghệ cao .
- Tiếp tục duy trì và phát triển thêm những cơ sở sản xuất: nhà máy ,dịch vụ.
-Phát triển dịch vụ: Suối Tiên, Golf, Đền Hùng, Dân tộc , Sinh thái 
-Hệ thống cảng dọc sông Đồng Nai : Đồng Nai. Phú Hữu, Long Phước.
-Quy hoạch lại khu sản xuất vật liệu xây dựng.
-Quy hoạch lại khu dân cư : Long Sơn, Phước Thiện, Man Thiện, Phước Long, Phú Hữu
-Nông nghiệp: thay lúa bằng cây ăn trái, nuôi cá bè, bò sữa, cá kiểng
-Trung tâm quận dời về phường Trường Thạnh
I.MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở NƯỚC TA:
1) Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-Công nghiệp hoá:Thay đổi lao động chân tay (thủ công) bằng lao động máy móc
 -Hiện đại hoá:	Lao động máy móc nhưng áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại ( có hàm lượng trí thức trong lao động).
-Cần phải công nghiệp hoá - hiện đại hoá vì:
-Đất nước mới trở thành nước công nghiệp, hoàn thành chỉ tiêu sau:
-Kinh tế tăng trưởng7% hàng năm
-GDP từ công nghiệp 45%, dịch vụ 45%, nông nghiệp 10%
Cần phải có:
-Có điều kiện vật chất - kỹ thuật công nghệ mới
-Có đội ngũ cán bộ khoa học, và công nghệ đủ năng lực nội sinh để làm chủ công nghệ nhập
-Có điều kiện chuyển giao kiến thức về quản lí quá trình sử dụng công nghệ. 
- Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi phải ứng dụng những công nghệ mới để làm cho sự phát triển kinh tế-xã hội đạt được tốc độ cao hơn, tăng trưởng nhanh hơn và bền vững hơn. 
- Quá trình công nghiệp hóa đất nước tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sự phát triển kinh ...o Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày, tháng, năm nào?
Trả lời: 29/12/1986 gồm 10 Chương 7 điều
Câu 2: Quốc hội nước CHXHCNVN khóa 9 kỳ họp thứ VII thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình mới vào ngày tháng năm nào?
Trả lời: 09/06/2000
Câu 3: Hiện nay theo Luật Hôn nhân và Gia đình qui định độ tuổi kết hôn đối với nam và nữ là bao nhiêu?
Trả lời: Nam 20 tuổi; Nữ 18 tuổi
Câu 4: Kết hôn là gì?
Trả lời: Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp Luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn
Câu 5: Thế nào là bạo hành gia đình?
Trả lời: Là cách đối xử giữa các thành viên trong gia đình trái với đạo lý và qui định của Pháp Luật.
Câu 6: Con cái có nghĩa vụ và quyền gì trong gia đình?
Trả lời: Con cái có bổn phận yếu quí, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên đúng của cha mẹ, giữ gìn danh dự truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Câu 7: Thế nào là tình yêu chân chính?
Trả lời: Là tình cảm của hai người khác phái cảm thấy có nhu cầu gắn bó với nhau để sống tự nguyện hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình. Đó là tình cảm cao nhất trong quan hệ nam nữ.
Câu 8: Ở lứa tuổi học đường có nên yêu không? Nếu có, chúng ta phải làm thế nào để có tình yêu đẹp?
Trả lời: ..
Hàng số 1: Khi một cặp vợ chồng sống với nhau cảm thấy không hạnh phúc, không phù hợp với nhau nữa, họ thường giải quyết mâu thuẫn bằng cách gì?
Hàng số 2: Đây là một vấn đề nóng bỏng đang được xã hội lên án hiện nay trong gia đình.
Hàng số 3: Đây là hiện tượng phổ biến xảy ra ở các sinh viên yêu nhau trước khi họ quyết định tiến đến lập gia đình
Hàng số 4: Đây là con đường tất yếu sẽ tiến đến của một tình yêu chân chính 
Hàng số 5: Một trong những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Hàng số 6: “Bồng bồng cõng chồng đi chơi
 Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng”
Hai câu thơ trên nói đến hiện tượng gì trong xã hội?
Hàng số 7: Một trong những đức tính cần thiết ở hai vợ chồng để giữ gìn cuộc sống gia đình hạnh phúc
Hàng số 8: Cầu nối giữa vợ chồng là..
Hoạt động 2:
TIỂU PHẨM VỀ TÌNH BẠN, TÌNH YÊU 
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được:
Kiến thức: 
Nâng cao hiểu biết về tình bạn, tình yêu, về sự bình đẳng giới; có quan niệm đúng đắn trong quan hệ tình bạn, tình yêu. Hiểu tình yêu là cơ sở quan trọng của hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Biết lắng nghe ý kiến của gia đình, thầy cô và bạn bè cũng như biết cách phòng tránh những điều bất lợi cho bản thân trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. Biết phân biệt được sự khác nhau giữa tình yêu chân chính và tình yêu ngộ nhận.
Tôn trọng, giúp đỡ nhau trong tình bạn trong sáng, lành mạnh. Có thái độ rõ ràng, dứt khoát trước những biểu hiện không lành mạnh trong các quan hệ về tình bạn, tình yêu.
Kỹ năng: 
Học sinh có khả năng thuyết trình trước đám đông. 
Thái độ: 
Quan niệm đúng đắn về tình bạn, tình yêu.
Các mối quan hệ trong tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu liên quan đến bản thân.
II.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
Tổ chức cho các tổ trong lớp thảo luận những vấn đề và trình bày tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu và gia đình. 
III.CÁCH THỨC TIÊN HÀNH
*Giáo viên:
- Chuẩn bị một số câu hỏi hoặc một số tình huống có vấn đề phù hợp với nội dung hoạt động để học sinh thảo luận xây dựng tiểu phẩm.
- Chuẩn bị tài liệu để giúp học sinh tìm hiểu một số nội dung cơ bản có liên quan đến tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu như:
Trò chuyện giới tính, tình yêu và sức khoẻ, NXB Phụ Nữ, 1997
Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Bộ giáo dục đào tạo, Quỹ dân số Liên hợp quốc, 2001
- Hội ý với cán bộ lớp và BCH chi đoàn để trao đổi và thống nhất với kế họach.
- Đưa ra những yêu cầu về mục tiêu họat động .
- Nêu 4 nội dung chính để các tổ chuẩn bị..
- Gợi ý về cách tổ chức họat động cho BTC cuộc thi.
- Kiểm tra đôn đốc công việc của BTC.
* Học sinh: 
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung cần chuẩn bị, kếhọach tổ chức.
- Giao cho các tổ (4 tổ) chuẩn bị tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu.
- Cán bộ lớp nêu câu hỏi thảo luận và các tình huống thảo luận về tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu để cả lớp chuẩn bị.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí lớp
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ phù hợp
- Chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
IV.TIẾN TRÌNH DẠY BÀI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC

Người điều khiển cho các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày tiểu phẩm.
Các nhóm trình diễn phần tiểu phẩm của mình.
Sau mỗi tiểu phẩm, các học sinh trong lớp nhận xét, rút ra ý nghĩa và bài học cho bản thân.
Xen kẽ các tiết mục văn nghệ có nội dung về tình bạn, tình yêu.
Người điều khiển thảo luận mời đại diện các nhóm bốc thăm câu hỏi và tình huống thảo luận.
Các nhóm thảo luận và cử người trả lời.
Cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến.
Người điều khiển tổng kết, thống nhất các ý kiến, đi đến kết luận chính thức, nếu còn thắc mắc hoặc chưa thống nhất được thì mời giáo viên giải đáp.
Phần 1:Trình bày tiểu phẩm.
Các nhân vật:
Thầy Hiệu Trưởng
Đồng chí công an
Hai t...tình bạn ở lứa tuổi học trò thì không nên. Có tình bạn giữa những người khác xa nhau về tuổi tác (bạn vong niên).
2. Tình bạn giúp cho bản thân mỗi chúng ta những gì trong học tập và trong cuộc sống? Nếu không có bạn bè, cuộc sống sẽ ra sao? 
- Đáp: Trong học tập, bạn bè có thể chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau vượt khó (Học thầy không tày học bạn). Trong cuộc sống, bạn bè có thể an ủi, chia sẻ, giúp nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Nếu không có bạn bè thì cuộc sống sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt:
 “Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng
 Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi” (Tố Hữu)
3. Khi muốn làm quen với một bạn nào đó, mình phải làm như thế nào?
- Đáp: Chào và hỏi thăm xả giao rồi đề nghị kết bạn
4. Có một bạn khác giới muốn làm quen và kết bạn với bạn, bạn nên xử sự thế nào?
- Được thôi nếu là tình bạn bình thường và trong sáng, nếu đối phương là người tốt, vì thêm một người bạn là bớt đi một kẻ thù, niềm vui sẽ được nhân đôi và nỗi buồn sẽ giảm đi một nửa.
5. Nếu có một bạn khác giới trong lớp rủ bạn đi chơi riêng thì bạn có đi không? Tại sao? Nếu không đi thì bạn từ chối như thế nào?
- Đáp: Không đi vì sợ bị “hiểu lầm” và không nên. Cái cớ để từ chối như: ba mẹ không cho đi, bận học bài, bận đi làm công việc gì đó (có chủ định hay đột xuất).
6. Nếu bạn vô tình nghe được chuyện riêng của hai người bạn cùng lớp, bạn có đem câu chuyện đó kể cho các bạn khác nghe không? Tại sao?
Đáp: Không! Vì tôn trọng chuyện riêng tư, bí mật của các bạn và vì lịch sự.
7. Một lần, là người về sau cùng của lớp, em nhìn thấy cuốn sổ của ai đó để quên trong ngăn bàn. Mở ra xem thì đó là nhật kýcủa một bạn cùng lớp. Bạn có đọc tiếp không? Tại sao?
- Đáp: Không đọc tiếp, vì tôn trọng bí mật, đời tư của bạn.
9. Mình thích người đó, có phải là yêu không?
- Đáp: Thích thì chưa là yêu vì theo “nguyên tắc” của tình yêu phải hội đủ 3 yếu tố: sự gần gũi, đam mê và cam kết.
10. Thế nào là tình yêu chân chính?
Đáp: Là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
11. Có nên yêu quá sớm ở lứa tuổi 16- 17 không? Vì sao?
Đáp: Không nên, vì: 
.Tâm, sinh lý chưa ổn định
.Chưa đủ kinh nghiệm để hiểu bạn khác giới
.Sao nhãng việc học, ảnh hưởng đến tương lai
.Dễ mắc sai lầm, đau khổ

3.Củng cố
- Phải xây dựng tình bạn đẹp để có thể tiến đến tình yêu đó là điều rất tốt.
- Một tình bạn đẹp là tình bạn giúp đỡ nhau vượt khó.
- Vẻ đẹp trong tình bạn tình yêu chính là sự tôn trọng lẫn nhau, chung thuỷ yêu thương, luôn đem lại hạnh phúc cho nhau.
- Vẻ đẹp trong tình bạn tình yêu là sự tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ niềm vui nổi buồn, chia sẻ trách nhiệm trong tình yêu và trách nhiệm đối với tương lai của nhau, luôn biết tự trọng và tôn trọng chính bản thân mình.
- Phải biết tự bảo vệ mình tránh những nguy cơ xâm hại.
4.Dặn dò
- GVCN dặn dò cho tiết sau với chủ đề “Thanh niên với cuộc cách mạng 4.0;giao tiếp xã hội; Smartphone trong đời sống xã hội” .
RÚT KINH NGHIỆM:
---------------------------------***--------------------------------
Chủ đề hoạt động tháng 11:
THANH NIÊN VỚI CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 –GIAO TIẾP XÃ HỘI
 SMARTPHONE TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được vai trò của cách mạng 4.0.
- Hiểu được vai trò của smartphone trong đời sống, biết lợi ích và tác hại của smartphone đối với bản thân.
2.Kĩ năng:
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai, thích ứng được với thời đại công nghệ 4.0.
- Biết lợi dụng vai trò của smartphone để làm cho nó có ích hơn trong cuộc sống của bản thân
3.Thái độ:
Có thái độ đúng đắn, tích cực tìm hiểu về cuộc cách mạng 4.0, về vai trò, lợi ích của smartphone trong đời sống.
HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong cách mạng 4.0.
- Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT.
III.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên:
	- Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận (Cho hs tìm hiểu trên mạng)
	- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến cuộc cách mạng 4.0, về smartphone để cung cấp cho hs.
	- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.
	- Phân công nhiệm vụ cho học sinh.
	- Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận
Học sinh:
	- Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.
	- Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Khởi động:
-Lớp phó phong trào tuyên bố lý do, giới.thiệu đại biểu,.tên chủ đề hoạt động tháng 11.
- Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên: bài hát nối vòng tay lớn
Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG KIẾN T...lớp thành 4 nhóm (4 tổ) thi hái hoa dân chủ, giới thiệu GVCN làm giám khảo. Lần lượt mỗi nhóm cử 1 học sinh lên hái hoa và trả lời các câu hỏi. Sau câu trả lời của học sinh đại diện, các học sinh trong nhóm đó được quyền bổ sung cho hoàn chỉnh. Mỗi câu trả lời sẽ có số điểm tối đa là 10 điểm do giám khảo dựa trên độ chính xác và đầy đủ của từng câu mà cho điểm.
-Bộ câu hỏi hái hoa dân chủ như sau:
1. Smartphone là gì?
2. Smartphone ra đời đã làm thay đổi phương thức liên lạc truyền thống như thế nào?
3. Smartphone có ảnh hưởng đến cách con người làm việc không?
4. Một ứng dụng của smartphone mà giới trẻ sử dụng nhiều nhất là gì?
5. Nêu các mặt hạn chế của việc lạm dụng smartphone?
6. Làm cách nào để smartphone trở nên có ích trong cuộc sống?
7. Phân tích việc smartphone làm cho con người đánh mất dần thói quen giao tiếp truyền thống?
8. Việc các thầy cô hạn chế học sinh sử dụng smartphone trong nhà trường là đúng hay sai, tại sao?
Định nghĩa smartphone là gì?
Thuật ngữ "điện thoại thông minh" dùng để chỉ một thiết bị cầm tay là điện thoại nhưng đa chức năng. Sản phẩm thường được đóng gói từ rất nhiều thứ như máy ảnh, trình duyệt web đến màn hình hiển thị có độ phân giải cao (so với điện thoại nghe - gọi - chọi).
Smartphone đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào?
- Thay đổi phương thức liên lạc truyền thống: với những chiếc điện thoại di động cơ bản, con người chỉ có thể truyền và nhận những thông điệp đơn giản với âm thanh và tin nhắn ký tự. Ngày nay với smartphone, dù đang ở bất cứ lúc nào hay ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần một vài thao tác là bạn đã có vô số lựa chọn để kết nối với người thân, từ hội thoại kèm video, gửi tin nhắn có hình, chat tức thời hay đơn giản là cập nhật trạng thái/hình ảnh trên Facebook. 
- Thay đổi cách con người làm việc
Ngày nay ngày càng ít người mang theo laptop khi cần phải di chuyển, bởi smartphone có thể đảm nhiệm hầu hết công việc của máy tính và thậm chí trong nhiều trường hợp là tiện lợi hơn.
Một ví dụ khác là cách đây vài năm, phóng viên khi tác nghiệp phải luôn sẵn sàng giấy bút cùng máy ghi âm, giờ đây tất cả những gì họ cần mang theo chỉ là chiếc điện thoại thông minh hỗ trợ đầy đủ những tính năng này. 
- Thay đổi cách chúng ta giải trí
với một chiếc smartphone, nghe nhạc và chụp ảnh là những chức năng cơ bản không thể thiếu. Còn nếu muốn tra từ điển hay chơi game, bạn chỉ cần truy cập vào kho ứng dụng và tải về mọi thứ cần thiết. 
Lợi ích của smartphone:
-Note lại những điều cần thiết mà không cần giấy bút. 
- Việc kết nối trở nên dễ dàng và sinh động hơn trước. 
- Thanh toán hóa đơn dễ dàng.
- Giải trí và làm việc trở nên dễ dàng hơn. 
- Tìm đường trở nên dễ dàng hơn với điện thoại có định vị GPS.
- Giết thời gian dễ dàng hơn.
- Lên kế hoạch chuẩn xác. 
- Tính năng selfie hấp dẫn.
Mặt hạn chế của smartphone:
- Lạm dụng smartphone quá nhiều sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe: các căn bệnh về mắt, hội chứng mất ngủ triền miên, gây trầm cảm, lo âu., làm giảm trí nhớ, suy giảm hệ thống miễn dịch,.
- Smartphone khiến con người bị lệ thuộc vào nó. Nó thường trực trong túi khi bạn thức, và nằm ngay đầu giường khi bạn ngủ. Ngay cả khi tắm rửa hay làm những chuyện "tế nhị", người ta cũng đã quen "kéo" smartphone đi cùng. Ít nhiều, với chiếc "dế cưng", người dùng đã gián tiếp bị giám sát mọi lúc mọi nơi – miễn là có mở máy. Cùng với sự phát triển của các mạng xã hội như Twitter, Facebook... người dùng cũng đang đánh mất dần những thói quen giao tiếp truyền thống với bạn bè, người thân và gia đình mà chỉ chăm chú vào màn hình điện thoại như hiện nay.
Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ
- Lớp phó phong trào giới thiệu nguyên tắc trò chơi. Mỗi nhóm được quyền chọn 1 hàng ngang hoặc hàng dọc và đoán nội dung của hàng đó. Mỗi đáp án đúng nhóm đó sẽ được cộng 20 điểm. Nội dung câu hỏi như sau: Ngày nay, con người thường sử dụng smartphone để thay thế những phương tiện nào trong cuộc sống?







 Đ



M
A
Y
A
N
H
S
O










N



M
A
Y
C
H
O
I
G
A
M
E







H






L
A
P
T
O
P








I










V










I





Đáp án:
Đồng hồ
Tivi
Máy ảnh số
Máy chơi game
Laptop.
-GV tổng kết số điểm của 4 nhóm qua 2 vòng chơi và phát thưởng.
Những con số biết nói:
Theo một thống kê mới đây:
- Hơn một nửa số người dùng (54%) cho biết họ coi điện thoại như một chiếc đồng hồ báo thức hàng ngày. Gần 1/2 người dùng điện thoại (46%) cho hay chiếc smartphone của họ đã thế chỗ cho những chiếc đồng hồ đeo tay truyền thống.
- 3/5 số người dùng (39%) lựa chọn smartphone thay vì phải động tới một chiếc máy ảnh số.
- Hơn 1/4 người dùng cho biết họ dùng smartphone thay cho những chiếc laptop đầy phức tạp (28%).
- Một phần mười số người dùng smartphone thì lại sử dụng cho mục đích chơi game thay vì phải cần tới những chiếc máy chơi game cầm tay như PSP hay Nintendo DS.
- Không chỉ có vậy, mọi thứ dường như thay đổi quá nhanh khi cứ 20 người sở hữu smartphone thì có 1 trong số họ dùng chúng cho mục đích xem tivi hay đọc sách (6%).
Tì... tâm lí học sinh, khả năng thuyết phục, cảm hóa, khả năng sử dụng các phương pháp giáo dục mới  
c)Một số phẩm chất tâm lý khác: Giáo viên phải bình tĩnh, kiên trì và có năng lực tự kiềm chế, mặc trang phục gọn gàng, nói năng lịch sự, tác phong mẫu mực, thái độ cởi mở, hòa nhã. 
5/- Điều kiện lao động và chống chỉ định y học: 
a)Điều kiện lao động: 
-Nghề dạy học phải luôn giảng giải, thuyết trình nhiều khi phải thức khuya, dậy sớm, suy nghĩ rất căng thẳng để soạn bài. 
b)Chống chỉ định y học: 
-Những người có các đặc điểm sau không nên vào nghề dạy học:
Người dị dạng, khuyết tật.
Người hay nói ngọng, nói lắp.
Người bị bệnh hen, bệnh lao, bệnh phổi. 
Người có thần kinh không ổn định, không cân bằng, khả năng tự kiềm chế yếu.
Hoạt động 3: Vấn đề tuyển sinh vào nghề dạy học
GV giới thiệu các cơ sở đào tạo cho HS biết.
HS lắng nghe và có ý kiến nếu thắc mắc.
1/- Giới thiệu các cơ sở đào tạo:
-Các trường Trung cấp Sư phạm và các trường Cao đẳng sư phạm. Hai loại trường này có ở hầu hết các tỉnh trong cả nước. 
-Ở Trung ương có các loại trường sau: 
CĐSP Nhà trẻ – Mẫu giáo TW3: 182 Nguyễn Chí Thanh – TP.HCM
CĐSP Thể dục TW2: 639 Nguyễn Trãi – TP.HCM.
ĐHSP TP.HCM: 280 An Dương Vương –Q5, TP.HCM.
CĐSP Kỹ thuật 4: 75 Nguyễn Huệ – Thị xã Vĩnh Long. 
ĐHSP Kỹ thuật: 1 Võ Văn Ngân, Thủ Đức – TP.HCM.
ĐHSP Hà Nội II: Xuân Hòa, Mê Linh – Vĩnh Phúc. 
2/- Điều kiện tuyển sinh:
-Hàng năm Bộ giáo dục và Đào tạo đều công bố tiêu chuẩn tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh cho từng loại trường. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm có thay đổi tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng vùng, từng ngành nghề và tuỳ thuộc vào chỉ tiêu của cả nước. 
3/- Triển vọng của nghề dạy học: 
Học sinh tốt nghiệp các trường Sư phạm có thể được nhận vào làm giáo viên của trên 26000 trường phổ thông các loại nằm ở khắp mọi miền của Tổ quốc, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
4.Củng cố:
5.Dặn dò:
 - Yêu cầu học sinh về tìm hiểu sâu thêm về cuộc cách mạng 4.0, về vai trò, lợi ích và tác hại của smartphone.
- Áp dụng những điều đã học tập và rút ra trong tiết học ngày hôm nay vào cuộc sống hằng ngày của mình.
RÚT KINH NGHIỆM:
---------------------------------***--------------------------------
Chủ đề hoạt động tháng 12:
THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Trải nghiệm thực tế của các tổ Bộ môn kết hợp Giao lưu tham quan
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được: 
1.Kiến thức: 
-Hiểu về tình hình thế giới trong thế kỉ XXI: những cơ hội, thách thức đối với dân tộc Việt Nam.
- Có ý thức quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và tương lai của đất nước; mong muốn có sự phát triển tiến bộ chung.
2. Kĩ năng: 
- Biết xác định trách nhiệm của thanh niên- học sinh đối với Tổ quốc, từ đó tích cực học tập và rèn luyện về mọi mặt.
3. Thái độ: 
- Phải học tập để trở thành người lao động giỏi, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao; có khả năng tiếp thu và những ứng dụng có hiệu quả của những thành tựu khoa học – công nghệ; có khả năng sáng tạo, phát hiện cái mới, góp phần cải tạo xã hội, phát triển đất nước.
- Thường xuyên trao dồi đạo đức, rèn luyện thể lực, sống có lý tưởng cao đẹp.
- Dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tích cực tham gia các phong trào hành động cách mạng do tổ chức Đoàn phát động.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 
- Học sinh thuyết trình hùng biện theo nhóm.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
Giáo viên:
Định hướng nội dung hoạt động cho học sinh. Đưa ra các chủ đề để học sinh chuẩn bị.
+ Những biến đổi của tình hình thế giới trong thế kỉ XXI.
+ Những thời cơ, thách thức và nguy cơ của cách mạng việt Nam trong thế kỉ XXI.
+ Những nhiệm vụ lớn của nước ta trong hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
+ Những nhiệm vụ lớn của đất nước từ 2006- 2010 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra.
+ Trách nhiệm của thanh niên trước vận mệnh và sự phát triển của đất nước.
Cung cấp tài liệu liên quan đến các chủ đề cho học sinh tham khảo.
Mời giáo viên tổ Bộ môn Lịch sử và Giáo dục công dân tham gia hoạt động và làm cố vấn chuyên môn giúp các em có trải nghiện và kiến thức thực tế.
Học sinh:
Cán bộ lớp xây dựng kếhoạchhoạtđộng.
Xây dựng thể lệ cuộc thi.
Giao cho học sinh chuẩn bị bài thuyết trình.
Xây dựng đáp án.
Mỗi tổ tự thảo luận chọn bài thuyết trình hay nhất để thuyết trình.
Trang trí lớp.
Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.
Mời giáo viên chủ nhiệm, giáo viên lịch sử, giáo viên GDCD làm cố vấn và ban giám khảo.
Cử người dẫn chương trình.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Hoạtđộng 1: 
- Khởi động: Người dẫn chương trình bắt nhịp một bài hát tập thể.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giámkhảo, ban cốvấn, 4 độichơi.
- Giáo viên chiếu một đoạn clip ngắn nội dung về về tình hình thế giới trong thế kỉXXI và đất nước ta trong thời đại 4.0, từ đó nêu lên lý do và mục đích của cuộc thi hùng biện.
- Thểlệcuộcthi ( cả 4độicùnghùngbiệnvềchủđề:...a nhạc sĩ Từ Huy.
-Hoạt động 2: (2 phút) Nghi thức
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban cố vấn, ban giám khảo và các tổ.
Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa nước ngoài được mở rộng vì vậy các yếu tố lai căn của văn hóa bên ngoài biến tướng làm ảnh hưởng xấu đến văn hóa cổ truyền của dân tộc. Vì vậy việc lưu giữ phát huy văn hóa dân tộc qua các trò chơi dân gian, lễ hội, phong tục tập quán rất quan trọng. Đó là lý do buổi hoạt động hôm nay.
Về dự buổi hoạt động hôm nay, xin được trân trọng giới thiệu:
- Thầy (cô) ________________ Bí thư Đoàn trường.
- Thầy (cô) ________________ GVCN lớp;
- Thầy (cô) ________________ GVBM Lịch sử
- Cùng toàn thể các bạn học sinh trong lớp 12A.
Được sự thống nhất của BTC,xin mời:
- Mời Ban: 	
- Mời Ban 	
- Mời Ban	
- Mời Ban 	
Tham gia vào thành phần BGK
-MờiThầy(cô)________________Bí thư Đoàn trường.
- Mời Thầy (cô) ________________ GVCN lớp;
- MờiThầy (cô) ________________ GVBM Lịch sử.
Tham gia vào Ban cố vấn
+ Người dẫn chương trình giới thiệu 4 tổ tham gia thảo luận.
Người dẫn chương trình nhường chỗ lại cho người điều khiển buổi thảo luận.
-Hoạt động 3: ( 19 phút) Thảo luận và trình bày kết quả thảo luận:
Người điều khiển chương trình thảo luận thông qua hình thức thảo luận, thông qua thang điểm ( 100 điểm). và mời các đại diện tổ lên bốc thăm câu hỏi.
 * Câu hỏi 1: Đặc trưng của các phong tục cổ truyền, nêu một vài phong tục còn lưu giữ tại địa phương ?
 *Câu hỏi 2: Gía trị của các lễ hội truyền thống, tại sao các lễ hội lại diễn ra nhiều vào mùa xuân.
 *Câu hỏi 3: Sự phát triển của các trò chơi dân gian, ý nghĩa của các hoạt động này.
 *Câu hỏi 4: Tết nay có gì khác với tết xưa. Thanh niên ngày nay phải làm gì để phát huy những yếu tố tốt đẹp từ văn hóa truyền thống để chống lại những lệch lạc trong tư tưởng, nhận thức.
-Các tổ thảo luận trong 7 phút
-Trình bày kết quả thảo luận trong 3 phút/1 tổ.
-Tiết mục văn nghệ do lớp trình bày, bài hát “ Ngày xuân long phụng xum vầy” ( 3 phút)
Hoạt động 4: ( 4 phút) BGK nhận xét, căn cứ vào kết quả và cho điểm.
Hoạt động 5: (10 phút) Tái hiện trò chơi “ đánh phết”. Đây là trò chơi tái hiện lại hình ảnh Hai Bà Trưng rèn luyện binh sĩ.
Tổng kết chung (4 phút)
-Mời ban cố vấn nhận xét chung.
-Tổng kết phát thưởng.
-Phỏng vấn nhanh 1 bạn trong lớp vể bài học.
-Phong tục tập quán, lễ hội và trò chơi dân gian những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống. Thể hiện nét đẹp trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt xưa và nay.
-Phong tục cổ truyền(Tập trung vào dịp Tết âm lịch): Tục đưa ông táo về trời, trồng cây nêu, xông đất ngầy tết, lì xì, ăn chầu...
-Lễ hội truyền thống: Gắn liền với tín ngưỡng của nhân dân như nhân thần và nhiên thần.
-Liên hệ tới yếu tố cổ truyền trong ngày tết của chính gia đình học sinh.
+1 số lễ hội như: Thánh Gióng, Hội chùa Dâu( Bắc Ninh), hội Chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương)...
-Trò chơi dân gian: Tái hiện thông qua các sự kiện lịch sử được học ở lớp 10.
+kể tên những trò chơi 
+ý nghĩa: Mang tính văn hóa, cầu mong sức khỏe, tính đoàn kết, ghi nhớ công ơn của các tiền nhân, nâng cao tinh thần thượng võ, bảo vệ đất nước.
-Thanh niên cần tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị dân tộc thông qua tín ngưỡng, lễ hội và trò chơi dân gian. Chống lại sự lai căng, pha tạp của các luồng văn hóa chưa phù hợp với thuần phong mĩ tục của người Việt.
4. Củng cố: Tìm hiều về hoạt động tín ngưỡng, lễ hội, trò chơi dân gian giúp các em có thêm tình yêu quê hương đất nước, vững tin vào những thành quả mà ông cha đã gây dựng. Tiếp tục bảo tồn và phát huy những thành quả đó là trách nhiệm và sứ mệnh của thanh niên hiện nay.
5. Dặn dò: Tìm hiểu thêm về các lễ hội và trò chơi dân gian, tín ngưỡng cổ truyền. Chuẩn bị bài NGLL tháng 2.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
---------------------------------***--------------------------------
Chủ đề hoạt động tháng 2:
THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG
Trải nghiệm thực tế: Tìm hiểu văn hoá, lịch sử Quận 9, các phong tục tập quán tốt đẹp trong ngày Tết.
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nắm được: 
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu lịch sử thông qua việc ghé thăm và thắp hương 2 địa điểm là Bốt Dây Thép và Đền Bến Nọc.
- Có những hiểu biết nhất định về các phong tục tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước trong không khí mừng xuân đón tết cổ truyền của dân tộc. Hiểu được những nét thay đổi trong đời sống văn hoá ở quê hương, địa phương em.
- Tự hào và yêu mến quê hương, đất nước.
2. Kỹ năng : 
- HS có kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết 
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân
3. Thái độ :
-Biết tôn trọng và gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp văn hoá truyền thống, phong tục tập quán, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam.
-Nhớ đến sự hy sinh của các chiến sĩ và người dân quận 9. 
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 
Nội dung: ghé thăm ...
4. Quả gì chưa ăn thì màu xanh, ăn vào thì màu đỏ, nhả ra thì màu đen ?
 Đáp án: quả dưa hấu
5. Chú Thành có 9 người con trai, mỗi người này đều có 1 em gái. Hỏi chú Thành có bao nhiêu người con?
 Đáp án: 10 người con
 6. Trên bàn có 12 cây nến đang cháy sáng, có một cơn gió thổi qua làm tắt 3 ngọn nến, lại một lúc sau, một con gió thổi qua nữa làm tắt thêm 2 ngọn nến. Hỏi trên bàn còn lại mấy cây nến ?
 Đáp án: 5 ngọn nến
Thể lệ:các bạn sẽ hát 1 đoạn nhạc, ngâm 1 đoạn thơ có các cụm từ “mùa xuân”, “Tết”, “quê hương”, “đất nước”, “Đảng”, để giành phần ưu tiên hát trước mỗi đội cử ra 1 bạn bốc thăm để giành quyền hát trước. Trong cuộc chơi, nếu đội nào hát lại bài hát đã được đội khác hát rồi sẽ bị loại, cứ như vậy đội còn lại sẽ giành chiến thắng ở phần này.
+ Mùng một tết cha: Sáng mùng một Tết, sau khi làm lễ gia tiên, người con trưởng mời cha mẹ ngồi vào 2 ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ: anh chị trước, em sau, sau cùng là các cháu. Mọi người cùng mừng thọ và cúi lạy ông bà, cha mẹ bằng 2 lạy và 2 vái (nếu ông bà, cha mẹ đã mất thì lạy 4 lạy, 4 vái).
 + Mùng hai tết mẹ: Sáng mùng hai tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc tết. Trước hết là làm lễ tưởng niệm tổ tiên, mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, sau đó mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và cuối cùng cũng được chúc mừng lại.
 + Mùng ba tết thầy: Người xưa đã khẳng định: “Không thầy đố mày làm nên”. Do đó tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống của dân tộc. Và ngày mùng ba tết, các học trò thường đến nhà thầy chúc tết.
- Một số trò chơi dân gian
	+ Nhún đu (Đánh đu)
 Trong các ngày hội, các làng thôn thường trồng một vài cây đu ở giữa thửa ruộng gần đình để trai gái lên đu với nhau.
 Cây đu được trồng bởi bốn, sáu hay tám cây tre dài vững chắc để chịu đựng được sức nặng của hai người cùng với lực đẩy quán tính. Hai cây tre làm cần đu nhỏ vừa tay cầm.
 Lên đu có thể là một hay hai người. Càng nhún mạnh, đu càng lên cao, cần đu đưa lên vun vút, bên nọ sang bên kia. Cần đu lên ngang với ngọn đu là hay nhất, nhiều khi đu bay ngang ngọn đu một vòng. Nhiều nơi treo giải thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải.
 Nhún đu cũng là một sinh hoạt giao đãi tình cảm của trai gái.
	+ Kéo co
 Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Trong trường hợp bên nam bên nữ, dân làng thường chọn những trai gái chưa vợ chưa chồng.
 Một cột trụ để ở giữa sâ chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên".
 Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

4. Củng cố: Giáo viên hỏi lại học sinh một số ý chính về Bốt Bốt Dây Thép và Đền Bến Nọc, về các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc ta trong ngày Tết.
5. Dặn dò: 
Chuẩn bị hoạt độngtháng 3“Thanh niên với vấn đề lập nghiệp”
V. RÚT KINH NGHIỆM:
---------------------------------***--------------------------------
Chủ đề hoạt động tháng 3:
THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP
(HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KẾT HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nắm được
1. Kiến thức: 
Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với chính bản thân mình, đồng thời đối với sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh. 
Tìm hiểu và có sự hiểu biết nhất định đối với 1 số ngành nghề trong xã hội 
Có định hướng rõ ràng, phù hợp với việc chọn lựa nghề nghiệp sau này 
2. Kỹ năng:
Giúp học sinh có những kỹ năng cơ bản về sự phân tích lựa chọn nghề nghiệp 
Những kỹ năng cơ bản về những nghề nghiệp mà mình lựa chọn 
3.Thái độ: 
Có thái độ nghiêm túc và nghiêm túc với việc lựa chọn nghề nghiệp 
Tự hoàn thiện bản thân để đáp ứng nhu cầu của ngành nghề mình lựa chọn 
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:HS hoạt động theo nhóm, thuyết trình bằng máy chiếu, loa, các sơ đồ tư duy.
III.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
1.Giáo viên:Góp phần định hướng cho học sinh hiểu rõ hơn về các ngành nghề từ đó khiến cho học sinh không bị lầm tưởng và xác định đúng đắn nghề mà mình lựa chọn có hợp với bản thân hay không Từ đó tạo cho học sinh có động lực học tập để đạt được những mục đích của mình trong tương lai. 
- Từ đó có thể vận dụng vào việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với hứng thú, nguyện vọng và cả ngăng lực của bản thân cũng như nhu cầu sử dụng của xã hội. 
- Chuẩn bị những tài liệu cần thiết để cung cấp thông tin liên quan cần thiết cho học sinh 
+ Những ngành nghề...o hoûi: “ Naøy Beù, cha meï em ñaâu? 
 Em beù noùi: “cha con ñi chaët caây soáng, coøn meï con ñi troàng caây cheát roài”. Vaäy cha meï em beù laøm ngheà gì ?.(Noâng daân ). 
MC. Voøng 2: Thi huøng bieän .ñieåm toái ña voøng naøy laø 50 ñieåm (môøi BGKhaûo).
Moãi ñoäi boác thaêm 1 caâu hoûi vaø thaûo luaän trong 2 phuùt sau ñoù nhoùm cöû ñaïi dieän trình baøy tröôùc lôùp khoûang 3 phuùt.
Thaêm 1. Ngheà nghieäp cuûa baûn thaân laø do cha meï quyeát ñònh, mieãn laø ngheà ñoù coù nhieàu tieàn. Caùc baïn nghó sao veà vaán ñeà naøy?.
Thaêm 2.Baïn ñaõ löïa choïn ngaønh ngheà cho töông lai cuûa mình chöa? Vì sao baïn choïn ngheà ñoù?.
Thaêm 3. Baïn coù thay ñoåi yù ñònh cuûa mình khoâng khi moäi ngöôøi trong lôùp baïn ñeàu noäp hoà sô thi ñaïi hoïc trong khi chæ coù mình baïn döï kieán thi cao ñaúng?.
- Sau moãi phaàn trình baøy môøi BGK nhaän xeùt, cho ñieåm.
MC. Vaên ngheä, thö kyù toång hôïp ñieåm.
MC. Coâng boá keát quaû 2 voøng thi, trao giaûi thöôûng..
HĐ2: Thảo luận
	MC1: Mời các bạn lắng nghe "Thông tin việc làm cần thiết về việc làm hiện nay" (Sử dụng máy chiếu)
	MC2 : Bây giờ mời các nhóm theo dõi câu hỏi và thảo luận (Chuẩn bị 10')
	 - Các nhóm thảo luận trình bày tự do
	 - Ban giám khảo chấm điểm (theo nhóm)
	MC2 : Kết luận (dựa vào nội dung giáo viên cung cấp)
	MC1: Sau đây mời các nhóm tham gua chương trình văn nghệ (hát về ngành 10')
V. Keát thuùc hoïat ñoäng
MC.Phoûng vaán moät soá baïn trong lôùp:
Baïn thaáy buoåi hoïat doäng chuùng ta hoâm nay nhö theá naøo?
Buoåi hoïat ñoäng naøy coù giuùp gì cho baïn trong vieäc ñònh höôùng ngheà nghieäp trong töông lai. 
Nhaän xeùt goùp yùkieán cuûa GVCN.
V. Kết thúc hoạt động
	MC2: Công bố kết quả và phát thưởng nhóm 
	- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá buổi sinh hoạt và thông báo công việc tuần tới.
HOẠT ĐỘNG 2
NGHE NÓI CHUYỆN VỀ LỰA CHỌN NGHỀ
I/ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Hiểu rõ hơn về ý nghĩa quan trọng của vấn đề chọn nghề và cách lựa chọn nghề sao cho phù hợp với năng lực bản thân
Có kỹ năng phân tích, tổng hợp các thông tin thu được, biết tranh luận theo suy nghĩ bản thân về vấn đề chọn nghề.
Hứng thú và nhiệt tình tìm kiếm lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
II/ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1/ Nội dung:
 - Tìm hiểu tầm quan trọng của việc chọn nghề, vì sao phải chọn nghề phù hợp?
 - Cùng nhau giải quyết những vấn đề thường gặp đối với học sinh khi chuẩn bị bước vào đời
 2/ Hình Thức:
 - Trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi về lựa chọn nghề
 -Tham gia tìm hiểu lựa chọn nghề qua trò chơi “ Đoán nghề”
 -Thảo luận và nêu ra quan điểm khi xử lý tình huống do ban tổ chức đặt ra
III/CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
 1/ giáo viên:
 - Một số câu hỏi và câu trả lời về lựa chọn nghề, một số tình huống cho HS xử lý và gợi ý đáp án.
 -Máy chiếu , chương trình soạn sẵn các vòng thi và tổ chức trò chơi
-Phân công công việc cho học sinh chuẩn bị: phân công người dẫn chương trình, phân công nhóm trang trí lớp học, chia lớp thành 4 nhóm thi đua trao đổi thảo luận, một số tiết mục văn nghệ
 2/ học sinh:
 - Một số vấn đề về việc lựa chọn nghề cho tương lai
 - Một số kiến thức về các nghề phổ biến trong xã hội ngày nay.
IV TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
 1/ Khởi động (5phút)
 - Hát bài hát tập thể: Bốn phương trời
 - Giới thiệu đại biểu, thành phần tham dự..
 - Nêu lý do và chủ đề của hoạt động hôm nay: “ Hai tiết hoạt động trước chúng ta đã tìm hiểu khá nhiều về một số nghề nghiệp cơ bản và phổ biến của xã hội hiện nay, qua tìm hiểu đó tôi tin chắc trong chúng ta có không ít bạn vẫn còn bâng khuân không biết bản thân mình phù hớp với nghành nghề nào? Và với năng lực hiện giờ của mình nên lự chọn nghề nghiệp nào?Và một người nên có bao nhiêu nghề là đủ? Để giải quyết những khúc mắc trên hôm nay lớp chung ta tổ chức hoạt động với chủ đề : “ Nghe nói chuyện về lựa chọn nghề” để tháo gỡ những gúc mắc trong chúng ta trong việc lựa chọn nghề.
 - Trong số các đại biểu đến dự hôm nay có :
 1/ Thầy (cô): .sẽ là nhà tư vấn cho chúng ta hôm nay
 - Để tiến hành thuận lợi cho việc thi đua giưqã các tổ tôi xin phép mời một số bạn trong ban cán sự lớp làm ban giám khảo:
1/ bạn: 
2/ bạn:.
3/bạn:thư ký
 - Xin mời các thầy ( cô) và các bạn có tên lên ngôi hàng ghế trên
 - Tiếp theo tôi xin phân chia lớp mình ra thành 4 đội : ứng với tổ 1 là đôi 1,..
Mời các bạn về đúng vị trí để chúng ta tiến hành hoạt động.
2/Nội dung:tiến hành thi đua tìm hiểu việc lựa chọn nghề giữa các đội: Cuộc thi gồm 4 vòng:
Vòng 1:Bạn biết gì về lựa chọn nghề?(13p)
Thể lệ:
 Mỗi đội tham dự được lựa chọn cho đội mình một ô số , khi đó mỗi ô số là một câu hỏi . các đội có 5 phút thảo luận và trình bày sự hiểu biết rồi lên giấy A0, mỗi đội có 1 phút để trình bày kết quả thảo luận. 
 Đại biểu cố vấn đưa ra ý kiến và nhận xét câu trả lời của từng đội
 Ban giám khảo nhận xét cho điểm tối đa 30 điểm
 Thông báo kết quả sau vòng thi thứ nhất
 Hệ thống câu hỏi và gợi ý trả lời
Câu hỏi
Gợi ý đáp án
1/Theo bạn chọn nghề là gì?tại sao chúng ta phải chọn nghề?
2/để chọn một nghề ...ũng thiếu GV, bạn lại cũng mong trở thành một thầy(cô) giáo tương lại , đứng trước 2 lựa chọn bạn sẽ làm gì?
Tình huống 5:
K vốn là con của một gia đình giàu có, được cưng chiều nhưng học tập chỉ TB mà thôi. K quyết định thi vào trường trung cấp, quyết định của K bị bạn bè chế giễu, cho rằng “Đồ ngu xuẩn” không thi vào đại học cho tương lai rang rỡ , gia đình mày giàu có dư sức lo cho mày. K bối rối không biết làm gì để giải quyết như thế nào với 2 áp lực gia đình và bạn bè.
Bạn nghĩ gì về cách nghĩ của các bạn K, bạn có đồng ý với cách nghĩ đó không? vì sao? Bạn hãy cho K một lời khuyên.
Tình huống 6: 
B rủ M:
“Ê! Chiều này đi dự buổi tư vấn nghề nghe, sẳn đó tao với mày mua hồ sơ dự thi luôn.
M: (Có vẻ kênh kiệu)ở nhà học bài làm bài tập còn sướng, có tư vấn hay không thì có ăn thua gì, mày thích ngành nào thì vào ngành đó làm mất thì giờ”.
Bạn có đồng ý với cách nghĩ của M không gì sao?Tại sao khi lựa chọn nghề nghiệp cần phải có sự tư vấn?
V/ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Hướng dẫn chương trình cho đan xen văn nghệ trong khi chờ đợi kết quả từ ban giám khảo.
GVCN ( nhà tư vấn) tóm tắt và chốt lại cốt lõi chủ đề của hoạt động
GVCN nhận xét đánh giá
Dặn dò: các em chuẩn bị tìm hiểu về Luật lao động để tham gia họat động cho tiết tới.
HOẠT ĐỘNG 4
TÌM HIỂU VIỆC THỰC HIỆN BỘ LUẬT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
MỤC TIÊU.
Hiểu được một số quy định cơ bản trong Bộ Luật lao động Việt Nam, đặc biệt là những quy định liên quan đến học sinh chuẩn bị bước vào tuổi lao động.
Tìm hiểu, phân tích nhũng điểm chủ yếu trong bộ Luật lao động.
Tích cực, tự giác và chủ động tìm hiểu nộ dung của bộ Luật lao động Việt Nam.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
Nội dung:
Tìm hiểu về sự ra đời và những nội dung cơ bản của Bộ Luật lao động của Việt Nam có liên quan đến lứa tuổi học sinh.
Xử lý tình huống liên quan đến Luật lao động.
Hình thức.
Thi trắc nghiệm.
Xử lý tình huống.
CHUẨN BỊ.
Giáo viên:
Tìm hiểu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung cơ bản trong bộ Luật lao động có liên quan đến hoạt động(các điều:6,7,13,16,19,20,22,24,26,36,119,120,121,122,142)
Chia lớp thành 03 nhóm và và yêu cầu mỗi nhóm: sau khi tìm hiểu và nắm chắc các nội dung ở trên, mỗi nhóm xây dựng một tiểu phẩm-một tình huống có vấn đề để yêu cầu đội khác xử lý.(thời lượng 5 phút, nôi dung liên quan tới các điều ở trên)
Học sinh:
Tìm hiểu các nội dung được GVCN gợi ý.
Bầu tổ trưởng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và tập tiểu phẩm.
Chuẩn bị cơ sở vật chất cho buổi tổ chức hoạt động.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: khởi động, giới thiệu lý do, đại biểu(nếu có).
Hoạt động 2: Thi trắc nghiệm về Bộ Luật lao động.
Luật chơi: 
+ Phần thi có 09 câu trắc nghiệm xoay quanh nội dung về sự ra đời và nội dung của Bộ Luật lao động.
+ Cả 3 đội cùng lần lượt trả lời từ câu 1 đến câu 9 bằng hình thức giơ bảng(A,B,C hoặc D). Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu l là 10 giây.Sau khi hết thời gian suy nghĩ, các đội động loạt đưa ra đáp án. Mỗi đáp án đúng được 10 điểm.
Nội dung câu hỏi:
Câu 1: Bộ Luật lao động được Quốc Hội Khóa IX nước ta thông qua vào năm nào?
	a/ 1990.	b/ 1992.	c/ 1994.	d/ 2002.
Câu 2: Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động vào năm nào, kì họp thứ mấy?
	a/ 1994-10.	b/ 2002-10.	c/ 2006-10.	d/ 2008-10.
Câu 3: Theo điều 6 của Bộ Luật lao động, người lao động là người ít nhất đủ:
	a/ 15 tuổi	b/ 16 tuổi.	c/ 17 tuổi.	d/ 18 tuổi.
Câu 4: Hợp đồng lao động chấm dứt trong những trường hợp nào?
	a/ Hết hạn hợp đồng	hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
	b/ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng.
c/ Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ ; người lao động chết; mất tích theo tuyên bố của Tòa án.
d/ cả a, b và c.
Câu 5: Người lao động chưa thành niên là người lao động:
	a/ dưới 18 tuổi.	b/ từ 15 đến 18 tuổi. 	c/ dưới 15 tuổi.	d/ 18 tuổi.
Câu 6: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc trong những trường hợp nào sau đây?
a/Những nghề, công việc mà Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấm sử dụng trẻ em chưa đủ 15 tuổi.
	b/ Không được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu.
	c/ Luật lao động không cấm nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm việc.
	d/ a và b.
Câu 7: Khi ốm đau, người lao động được:
	a/nghỉ việc.
	b/ trợ cấp ốm đau do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
c/ khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế theo chế độ bảo hiểm y tế. Nếu có giấy chứng nhận của thầy thuốc cho nghỉ việc để chữa bệnh tại nhà hoặc tại bệnh viện thì được trợ cấp ốm đau do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.
	d/ cả a, b và c.
Câu 8: Người lao động vi phạm kỷ Luật lao động sẽ bị xử lý:
	a/ Khiển trách.	
b/ Kéo dai thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức.
	c/ Sa thải.
	d/ Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà bị một trong những hình thức trên
Câu 9: Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc:
	a/ đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng.
b/ đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về ...Nam cần phải vượt qua trong quá trình hội nhập ASEAN hiện nay? Hãy thử đề xuất một số giải pháp để chuyển những thách thức ấy thành cơ hội cho Việt Nam khi tham gia vào ASEAN.
*Hoạt động 2: Thi “Trả lời nhanh”
Phần II:
GV: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Các nước muốn gia nhập vào ASEAN phải thỏa mãn tất cả các tiêu chí, trừ tiêu chí nào sau đây :
A.Có vị trí nằm trong khu vực Đông Nam Á
B. Được tất cả các nước thành viên ASEAN công nhận
C. Có thể chế phù hợp
D. Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương
Câu 2. ASEAN không nhằm đạt được mục tiêu nào sau đây:
A. Duy trì hòa bình, an ninh, ổn định khu vực
B. Xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất duy nhất
C. Hình thành một khối phòng thủ chung
D. Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN
Câu 3. Các quốc gia thành viên của ASEAN:
Có quyền và nghĩa vụ bình đẳng
Có quyền bình đẳng và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của mỗi nước
Có quyền và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của mỗi nước.
Có quyền và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào thời điểm gia nhập
Câu 4. Trong biểu tượng của ASEAN, mười bó lúa tượng trưng cho:
10 quốc gia thành viên ASEAN
Ưu tiên của ASEAN về hợp tác nông nghiệp
Trọng tâm hợp tác của ASEAN là về sản xuất lúa gạo
10 mục tiêu hợp tác chính của ASEAN
Câu 5. Nguyên tắc nào sau đây không phải là một nguyên tắc hoạt động của ASEAN:
Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; chỉ được phép sử dụng vũ lực khi được tất cả các nước thành viên nhất trí.
Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên
Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN
Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội.
Câu 6. Khẩu hiệu của ASEAN là gì?
Một Tầm nhìn, một Bản sắc, một Cộng đồng
Một Tầm nhìn, một Cộng đồng, một Khu vực
Một Cộng đồng, một Tầm nhìn, một Tương lai
Một Cộng đồng, một Bản sắc, một Tương lai
Câu 7. Phương thức ra quyết định chính của ASEAN là gì?
Tham vấn và biểu quyết
Tham vấn và đồng thuận
Biểu quyết và bỏ phiếu
Bỏ phiếu và đồng thuận
Câu 8. Khu vực ASEAN có khoảng bao nhiêu triệu người?
300
400
500
600
Câu 9. Năm 1967, 5 quốc gia nào đã tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan
Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Thái Lan
Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Myanmar
Indonesia, Malaysia, Brunei, Myanmar, Philippines
Câu 10. Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017 là người quốc gia nào?
Việt Nam
Indonesia
Thái Lan
Myanmar
Phần III: TRÒ CHƠI Ô CHỮ
GV: GV đưa ra nội quy của trò chơi, đọc câu hỏi:
Câu 1: Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái, đây là tên quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng đầu trên thế giới.
Câu 2: Hàng ngang số 2 có 7 chữ cái, đây là tên của quốc gia có biểu tượng sau:
Câu 3:Hàng ngang số 3 có 9 chữ cái, đây là tên của quốc gia đựơc xem là đất nước của vạn đảo
Câu 4: Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái, đây là quốc gia ở khu vực Đông nam á có một nữa diện tích ở lục địa và một nữa kia ở hải đảo.
Câu 5:Hàng ngang số 5 có 8 chữ cái, đây là quốc gia đã tổ chức thành công ngày hội văn hoá thể thao khu vực Đông nam á (Seagame) lần thứ 23.
ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là ln-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi a, Phi-líp pin, Thái Lan và Xinh-ga-po.
Năm 1984 ASEAN kết nạp Bru-nây ngay sau khi nước này được độc lập. Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của ASEAN năm 1992. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Mi-an-ma và Lào gia nhập ASEAN năm 1997. Căm-pu-chia được kết nạp vào ASEAN tại Hà Nội ngày 30 tháng 4 năm 1999, hoàn tất mục tiêu của ASEAN trở thành một tổ chức khu vực với đầy đủ 10 quốc gia thành viên Đông Nam Á.
Trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN từ một Hiệp hội đơn sơ của các quốc gia trong khu vực dần phát triển thành một tổ chức quy mô với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Ngày nay, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á và có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Á. Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN, hợp tác ASEAN đã có nền tảng pháp lý và khuôn khổ thể chế để có bước phát triển mới, hướng tới việc xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Từ khi trở thành thành viên của Hiệp hội, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ
"Trong quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với các nước ASEAN, tính chung từ 1990 tới nay, tốc độ tăng trung bình 26,8% năm. Hiện nay, buôn bán với ASEAN chiếm 23,4% tổng buôn bán quốc tế của nước ta. Mặt hàng xuất khẩu chí

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngoai_gio_len_lop_12_chuong_trinh_ca_nam_truong_thpt.doc