Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Đoàn Kết
TÊN CHỦ ĐỀ: Tìm hiểu nội quy, quy định của nhà trường
Xây dựng quy chế thi đua nội bộ của lớp.
Loại hình tổ chức: Sinh hoạt lớp; Lớp: 10
Thời gian thực hiện: Tuần 1/ tháng 9
I. Mục tiêu chủ đề
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực đặc thù
● Năng lực thích ứng với cuộc sống: Từ các nội quy của trường, lớp, cộng đồng, HS áp dụng và thực hiện mỗi ngày để hoàn thành và không vi phạm.
1.2. Năng lực chung
Chủ đề góp phần hình thành:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân
2. Về phẩm chất
Chủ đề góp phần hình thành: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập
II. Thiết bị giáo dục và học liệu
1. Đối với GV:
- Giáo án, SGK, SGV
- Video bài hát “Mái trường thân yêu”
- Máy tính, máy chiếu (nếu có)
- Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Nhớ lại những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng, những trải nghiệm khi thực hiện các yêu cầu này.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động
1. Phần 1: Sinh hoạt lớp (10 phút)
- Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt
+ Giới thiệu nhóm điều hành
+ Giới thiệu buổi sinh hoạt
- Bước 2: Sơ kết các hoạt động trong tuần/ tháng:
+ Đại diện các tổ báo cáo
+ Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung
- Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần/ tháng tiếp theo
+ Nêu kế hoạch tuần/tháng tiếp theo
+ Thảo luận kế hoạch tuần/tháng tiếp theo
2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (35 phút)
2.1. Hoạt động 1: Tiết mục văn nghệ khởi đầu: bài hát «Mái trường thân yêu» của nhạc sĩ Phan Huy Hà.
2.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện
a. Mục tiêu: HS nêu được những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng và xác định biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng, thảo luận và xác định cách thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.
c. Sản phẩm học tập: HS biết được nội quy và đưa ra được biện pháp thực hiện tốt nội quy trường, lớp, cộng đồng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Đoàn Kết
TÊN CHỦ ĐỀ: Tìm hiểu nội quy, quy định của nhà trường Xây dựng quy chế thi đua nội bộ của lớp. Loại hình tổ chức: Sinh hoạt lớp; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: Tuần 1/ tháng 9 I. Mục tiêu chủ đề Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể: 1. Về năng lực 1.1. Năng lực đặc thù ● Năng lực thích ứng với cuộc sống: Từ các nội quy của trường, lớp, cộng đồng, HS áp dụng và thực hiện mỗi ngày để hoàn thành và không vi phạm. 1.2. Năng lực chung Chủ đề góp phần hình thành: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân 2. Về phẩm chất Chủ đề góp phần hình thành: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập II. Thiết bị giáo dục và học liệu 1. Đối với GV: Giáo án, SGK, SGV Video bài hát “Mái trường thân yêu” Máy tính, máy chiếu (nếu có) Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung 2. Đối với HS: SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 Nhớ lại những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng, những trải nghiệm khi thực hiện các yêu cầu này. III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Phần 1: Sinh hoạt lớp (10 phút) - Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt + Giới thiệu nhóm điều hành + Giới thiệu buổi sinh hoạt - Bước 2: Sơ kết các hoạt động trong tuần/ tháng: + Đại diện các tổ báo cáo + Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung - Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần/ tháng tiếp theo + Nêu kế hoạch tuần/tháng tiếp theo + Thảo luận kế hoạch tuần/tháng tiếp theo 2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (35 phút) 2.1. Hoạt động 1: Tiết mục văn nghệ khởi đầu: bài hát «Mái trường thân yêu» của nhạc sĩ Phan Huy Hà. (https://www.youtube.com/watch?v=O_mdbHZTKc8) 2.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng và biện pháp thực hiện a. Mục tiêu: HS nêu được những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng và xác định biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội quy của trường, lớp, quy định của cộng đồng, thảo luận và xác định cách thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng. c. Sản phẩm học tập: HS biết được nội quy và đưa ra được biện pháp thực hiện tốt nội quy trường, lớp, cộng đồng d. Tổ chức hoạt động: Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nội quy trường, lớp, quy định của cộng đồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Em hãy nêu những quy định trong nội quy của trường, lớp? - GV gợi ý cho HS: + Quy tắc giao tiếp, ứng xử + Quy định trong học tập + Quy định về trang phục + Quy định về thái độ tham gia hoạt động chung + Quy định về bảo vệ tài sản và môi trường + - GV yêu cầu HS: Nêu những quy định chung của cộng đồng nơi các em đang sống? - GV gợi ý cho HS: + Quy định về văn hóa ứng xử nơi cộng đồng + Quy định về trách nhiệm tham gia hoạt động, phong trào chung được tổ chức trong cộng đồng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lần lượt tiếp nhận các nhiệm vụ của GV, liên hệ với trường, lớp nơi mình đang học, liên hệ với tập thể nơi mình sinh sống để xung phong trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu những quy định trong nội quy của trường, lớp. - GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu những quy định chung của cộng đồng nơi mình sinh sống. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Nhiệm vụ 2. Thảo luận xác định cách thức thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo tổ về những điều cần đưa vào nội quy của lớp. - Đại diện từng tổ trình bày ý kiến của tổ mình và giải thích lí do muốn đưa những điều đó vào nội quy của lớp. - Các tổ khác lắng nghe để bổ sung những ý kiến khác của tổ mình. - Cả lớp thảo luận để thống nhất ý kiến về nội quy lớp học. - GV khích lệ HS đưa ra các ý kiến về biện pháp thực hiện nội quy đã xây dựng. - Các tổ cam kết thực hiện nội quy. - GV yêu cầu HS chia sẻ theo tổ hoặc trước lớp về: + Việc thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng. + Những khó khăn, rào cản em gặp phải khi thực hiện nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng. - GV biểu dương những HS đã thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng dồng. - GV để nghị HS chia sẻ về những điều học tập được từ bạn. - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: + Xác định biện pháp để thực hiện tốt nội quy của trường, lớp + Xác định biện pháp để thực hiện tốt quy định của cộng đồng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, phân công công việc cho các thành viên, tổ chức thảo luận. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV m...xa đến chơi. Lần đầu tiên được trải nghiệm trong một cuộc thi năng khiếu mà không có bạn bè thầy cô và gia đình ở cạnh. Bạn được giao dẫn một chương trình do nhà trường tổ chức. Khi gặp một sự cố trong lúc tham gia nấu nướng. Trong tiết trả bài bạn được điểm kém trong lúc nhiều bạn học yếu hơn mình điểm lại khá cao. Trong một hội diễn văn nghệ của lớp, đến ngày cuối cùng vị trí của bạn bị đổi bởi người khác. Trong một tiết học, bạn phát hiện ra thầy cô đã dạy sai kiến thức. Khi bị người bạn thân của mình hiểu nhầm. Trong một buổi giao lưu với nhà tuyển dụng, bạn muốn nhà tuyển dụng nói rõ hơn về ngành mình dự định sẽ chọn. Bạn được thay mặt toàn thể HS của trường trả lời phỏng vấn ngắn trước phóng viên truyền hình/ phát thanh. Bạn có năng khiếu về thể thao nhưng thầy cô bộ môn chưa phát hiên, trong thâm tâm muốn thử sức nhưng chưa dám bày tỏ nguyện vọng. Chọn một bài hát thật có có ý nghĩa để có thể biểu diện trước lớp. trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ nhóm theo cấu trúc khăn trải bàn hoặc một hình thức trình bày phù hợp, GV quan sát, theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ, điều chỉnh nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - đại diện nhóm trình bày, các thành viên khác bổ sung và tham gia góp ý, đánh giá sản phẩm của các nhóm còn lại Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. GV tổng kết đánh giá hoạt động, rút ra bài học chung. TÊN CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG VÀ THẦY CÔ Loại hình tổ chức: Sinh hoạt lớp; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: Tuần 3/ tháng 9 I. Mục tiêu chủ đề Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể: 1. Về năng lực 1.1. Năng lực đặc thù Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nêu được các nét truyền thống của trường mình; Nhận thức được trách nhiệm phải giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường của mỗi HS; Thực hiện các việc làm để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường; Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và đánh giá; 1.2. Năng lực chung Chủ đề góp phần hình thành: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân 2. Về phẩm chất Chủ đề góp phần hình thành: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập II. Thiết bị giáo dục và học liệu 1. Đối với GV: Giáo án, SGK, SGV Video bài hát “Hát về trường THPT A Hải Hậu” Máy tính, máy chiếu (nếu có) Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung 2. Đối với HS: SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10 Tìm hiểu các thông tin về mái trường, thầy cô, tham quan, học tập phòng truyền thống của nhà trường. III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Phần 1: Sinh hoạt lớp (10 phút) - Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt + Giới thiệu nhóm điều hành + Giới thiệu buổi sinh hoạt - Bước 2: Sơ kết các hoạt động trong tuần/ tháng: + Đại diện các tổ báo cáo + Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung - Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần/ tháng tiếp theo + Nêu kế hoạch tuần/tháng tiếp theo + Thảo luận kế hoạch tuần/tháng tiếp theo 2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (35 phút) 2.1. Hoạt động 1. Tiết mục văn nghệ bài hát « Hát về trường THPT A Hải Hậu » của Thượng tá Phạm Ngọc Tuấn, cựu hộc sinh của nhà trường, yêu cầu HS lắng nghe, cảm nhận bài hát. (HÁT VỀ TRƯỜNG THPT A - HẢI HẬU - YouTube) 2.2. Hoạt động 2. Tổ chức thi giữa các đội nhóm trong lớp: Chung tay phát huy truyền thống nhà trường a) Mục liêu: HS nêu được các nét truyền thống của trường mình và những hành động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường. b) Nội dung - Tổ chức thực hiện - Ban tổ chức đặt cây có gắn các câu hỏi về các nét truyền thống của trường mình và những hành động giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường ở vị trí trung tâm để HS có thể thuận tiện lên “hái hoa” và trả lời câu hỏi. - NDCT (đại diện BTC) giới thiệu thể lệ tham gia: + Từng bạn xung phong lên “hái hoa; đọc và trả lời câu hỏi. Nếu câu trả lời chính xác, được 10 điểm, điểm được tính chung cho từng đội. + Nếu câu trả lời không chính xác, các bạn khác có thể giơ tay xin phát biểu thay thế. Nếu trả lời đúng sẽ nhận được 10 điểm. + Nếu câu trả lời chưa đầy đủ, các bạn khác có thể giơ tay xin phát biểu bổ sung. Trong trường hợp này 10 điểm sẽ được phân chia cho các ý cần trả lời của câu hỏi. + Ai giơ tay trước người đó được quyền phát biểu/ trả lời câu hỏi. + Đội nào có số điểm cao nhất, đội đó chiến thắng. - HS cả lớp tham gia trả lời các câu hỏi có nội dung về truyền thống nhà trường và cách giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường. - Sau khi các câu hỏi trên cây được trả lời hết, NDCT chốt: + Các nét truyền thống của nhà trường. + Hành động của các thế hệ HS để giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường. ĐÁNH GIÁ Mời một số HS chia sẻ thu ... gia các hoạt động Đoàn. 2.2. Nội dung hoạt động HS được yêu cầu chuẩn bị từ tuần trước bài thảo luận dựa theo 3 chủ đề đã được phổ biến trước trong phần chuẩn bị: (1) : Kể tên các chủ đề hoạt động theo năm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ?; (2) Đề xuất một số hoạt động phù hợp với chủ đề của năm.; (3). Thảo luận về cách thu hút Đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động Đoàn. 2.3. Sản phẩm hoạt động - Về nội dung bài thảo luận thể hiện được nội dung: - Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, thường xuyên giao lưu bóng đá, bóng chuyền với các chi đoàn lớp, tổ chức các trò chơi dân gian,... - Lựa chọn cán bộ Đoàn có óc tổ chức, nhiều ý tưởng, sáng kiến, khả năng ăn nói sẽ dễ hấp dẫn. - Xây dựng các chương trình trong điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu thiết thực cửa HS. - Chú trọng xây dựng các hoạt động đoàn để các nhóm thanh niên, đặc biệt là những bạn chậm tiến tham gia được. - Nâng cao nhận thức của Đoàn viên, thanh niên về vai trò của Đoàn, ý nghĩa tham gia các hoạt động Đoàn. - Tổ chức các diễn đàn dành cho HS để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, thanh niên. - Về tiêu chí đánh giá: (1) Đảm bảo thời gian; (2) Bài tuyên truyền bám sát chủ đề; (3) Phong cách tự tin, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Về cách chấm điểm: Thang điểm 10; tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo). 2.4. Tổ chức hoạt động a. Nhóm điều hành giao nhiệm vụ Nhóm điều hành nhắc lại nội dung thảo luận; hình thức; thể lệ; tiêu chí đánh giá của hoạt động. Mỗi đội cử một người thay mặt đội trình bày về chủ đề đã bốc thăm. Số lượng chủ đề tuyên truyền là 03 như đã thông báo Đại diện đội thi bắt thăm chủ đề và thứ tự trình bày. Chuẩn bị trong thời gian 01 phút và cử đại diện trình bày, thời gian trình bày không quá 04 phút. Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận. b. HS thực hiện nhiệm vụ Ban điều hành tổ chức cho HS trong lớp tham gia . GV quan sát, hỗ trợ nhóm điều hành cũng như HS trong lớp để thực hiện hiệu quả hoạt động. c. Nhóm điều hành tổ chức báo cáo và thảo luận HS trình bày, nhóm điều hành công bố đội chiến thắng và trao phần thưởng cho đội chiến thắng. Nhóm điều hành mời một số đội thi chia sẻ cảm xúc và các thông tin thu được sau phần thi. d. Kết luận Nhóm điều hành rút ra kết luận về các nội dung được thể hiện trong mục 2.2. Sản phẩm hoạt động. Từ đó khuyến khích các bạn HS tích cực tham gia các hoạt động Đoàn. 3.3. Hoạt động 3: Văn nghệ kết thúc hoạt động sinh hoạt lớp (5 phút) IV. Nhóm điều hành tự rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động GV chủ nhiệm điều hành hoạt động rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động của nhóm điều hành theo trình tự: (1) Nhóm điều hành tự đánh giá, rút kinh nghiệm; (2) Nhóm điều hành chia sẻ điều muốn thay đổi để tốt hơn; (3) GV chủ nhiệm nhận xét, trao đổi cùng nhóm điều hành và giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành tuần tiếp theo. TÊN CHỦ ĐỀ: KHÁM PHÁ VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN Loại hình tổ chức: Sinh hoạt lớp; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: Tuần 5/ tháng 10 I. Mục tiêu chủ đề Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể: 1. Về năng lực 1.1. Năng lực đặc thù - Thiết kế và tuyên truyền được các sản phẩm về chia sẻ những cảm nhận của em khi trở thành HS lớp 10 trường THPT A Hải Hậu. - Nhận xét đánh giá được hành vi, việc làm của cá nhân thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu. 1.2. Năng lực chung Chủ đề góp phần hình thành: - Năng lực hợp tác: Tự giác, chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được phân công, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm và các nhóm bạn. 2. Về phẩm chất Chủ đề góp phần hình thành: Tự tin, ý chí vượt khó trong cuộc sống II. Thiết bị giáo dục và học liệu Người phụ trách Nội dung Giáo viên - Chuẩn bị kế hoạch: GV giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành trong tuần 5, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động; chỉnh sửa kế hoạch của nhóm điều hành; hướng dẫn nhóm điều hành tập luyện tổ chức hoạt động. - Phương tiện học liệu: Tiêu chí chấm điểm bài hùng biện, phần thưởng cho đội chiến thắng. Học sinh - Nhóm điều hành chuẩn bị kế hoạch: Xây dựng kế hoạch, kịch bản theo định hướng của GV chủ nhiệm; Nhóm điều hành thực hiện phân công chuẩn bị các nội dung của buổi sinh hoạt lớp, tổ chức tập trước.( MC, VN, hùng biện...) - Ban cán sự lớp và các tổ chuẩn bị các nội dung( chia sẻ những cảm nhận của em khi trở thành HS lớp 10 trường THPT A Hải Hậu, báo cáo cho phần sơ kết tuần/tháng. - Thiết bị giáo dục và học liệu: Tiết mục văn nghệ, bài hùng biện; sản phẩm của các nhóm. III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Phần 1: Sinh hoạt lớp (10 phút) - Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt tuần 5 + Giới thiệu nhóm điều hành + Giới thiệu buổi sinh hoạt - Bước 2:Sơ kết các hoạt động trong tuần 5 + Đại diện các tổ báo cáo + Đại diện lớp tổng hợp, đánh ...tuần/ tháng tiếp theo + Nêu kế hoạch tuần/tháng tiếp theo + Thảo luận kế hoạch tuần/tháng tiếp theo 2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề 2.1. Hoạt động 1: Tiết mục văn nghệ “niềm tin chiến thắng” (5 phút) 2.2. Hoạt động 2: Hùng biện: “Tôi là tuyên truyền viên” (25 phút) 2.1. Mục tiêu hoạt động - Thiết kế và tuyên truyền được các sản phẩm về câu chuyện, tấm gương truyền cảm ứng về việc vượt qua hạn chế, điểm yếu của bản thân để vươn lên trong cuộc sống và học tập. - Nhận xét đánh giá được hành vi, việc làm của các cá nhân biết vượt qua hạn chế, điểm yếu của bản thân để vươn lên trong cuộc sống, học tập - Biết cách vượt qua hạn chế, điểm yếu của bản thân để vươn lên trong cuộc sống, học tập 2.2. Nội dung hoạt động HS được yêu cầu chuẩn bị từ tuần trước bài tuyên truyền dựa theo các tiêu chí được phổ biến trước trong phần chuẩn bị: Nhân vật truyền cảm hứng; điểm hạn chế, điểm yếu của bản thân; cách vượt qua điểm hạn chế, điểm yếu của bản thân; Kết quả đạt đươc; bài học rút ra cho bản thân. 2.3. Sản phẩm hoạt động - Bài tuyên truyền - Về tiêu chí đánh giá: (1)Đảm bảo thời gian; (2) Bài tuyên truyền bám sát chủ đề; (3) Phong cách tự tin, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Về cách chấm điểm: Thang điểm 10; tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo). 2.4. Tổ chức hoạt động a. Nhóm điều hành giao nhiệm vụ Nhóm điều hành nhắc lại nội dungtuyên truyền; hình thức; thể lệ; tiêu chí đánh giá của hoạt động. Mỗi đội cử một người thay mặt đội tuyên truyền Đại diện đội thi bắt thăm thứ tự trình bày.Chuẩn bị trong thời gian 01 phút và cử đại diện trình bày, thời gian trình bày không quá 04 phút. Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận. b.HS thực hiện nhiệm vụ Ban điều hành tổ chức cho HS trong lớp tham gia cuộc thi hùng biện, tuyên truyền. GV quan sát, hỗ trợ nhóm điều hành cũng như HS trong lớp để thực hiện hiệu quả hoạt động. c. Nhóm điều hành tổ chức báo cáo và thảo luận HS hùng biện, nhóm điều hành công bố đội chiến thắng và trao phần thưởng cho đội chiến thắng. Nhóm điều hành mời một số đội thi chia sẻ cảm xúc và các thông tin thu được sau phần thi. d. Kết luận Nhóm điều hành rút ra kết luận về các nội dung được thể hiện trong mục 2.2. Sản phẩm hoạt động. Từ đó truyền thông điệp luôn biết vượt qua hạn chế, điểm yếu của bản thân để vươn lên trong học tập, cuộc sống. 3.3. Hoạt động 3: Văn nghệ kết thúc hoạt động sinh hoạt lớp (5 phút) . Hát bài hát truyền cảm hứng vươn lên IV. Nhóm điều hành tự rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động GV chủ nhiệm điều hành hoạt động rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động của nhóm điều hành theo trình tự: (1) Nhóm điều hành tự đánh giá, rút kinh nghiệm; (2) Nhóm điều hành chia sẻ điều muốn thay đổi để tốt hơn; (3) GV chủ nhiệm nhận xét, trao đổi cùng nhóm điều hành và giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành tuần tiếp theo. Lưu ý: Hoạt động tự rút kinh nghiệm được thực hiện sau khi chủ đề của tiết sinh hoạt lớp đã kết thúc. CHỦ ĐỀ 2. KHÁM PHÁ VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN Loại hình tổ chức: Sinh hoạt lớp - Lớp: 10 Thời gian thực hiện: Tuần 7/ Tháng 10 I. Mục tiêu chủ đề Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể: 1. Về năng lực 1.1. Năng lực đặc thù – Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. – Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau. 1.1. Năng lực chung Chủ đề góp phần hình thành: - Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được phân công, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm và các nhóm bạn. 2. Về phẩm chất Phát triển phẩm chất trách nhiệm với bản thân và cộng đồng. II. Thiết bị giáo dục và học liệu Người phụ trách Nội dung Giáo viên - Chuẩn bị kế hoạch: GV giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành trong tuần, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động; chỉnh sửa kế hoạch của nhóm điều hành; hướng dẫn nhóm điều hành tập luyện tổ chức hoạt động. - Thiết bị giáo dục và học liệu: video về ứng xử của học sinh https://www.dailymotion.com/video/x36d8gp và bí quyết về nấu ăn https://www.youtube.com/watch?v=nJxCBRPUdSM Học sinh - Nhóm điều hành chuẩn bị kế hoạch: Xây dựng kế hoạch, kịch bản theo định hướng của GV chủ nhiệm; Nhóm điều hành thực hiện phân công chuẩn bị các nội dung của buổi sinh hoạt lớp, tổ chức tập trước. - Ban cán sự lớp và các tổ chuẩn bị các nội dung, báo cáo cho phần sơ kết tuần/tháng. III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Phần 1: Sinh hoạt lớp (10 phút) - Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt + Giới thiệu nhóm điều hành + Giới thiệu buổi sinh hoạt - Bước 2: Sơ kết các hoạt động trong tuần/ tháng: + Đại diện các tổ báo cáo + Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung - Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần/ tháng tiếp theo + Nêu kế hoạch tuần/tháng tiếp theo + Thảo luận kế hoạch tuần/tháng tiếp the...C, VN, hùng biện...) - Ban cán sự lớp và các tổ chuẩn bị các nội dung (Chia sẻ những câu chuyện, tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, và ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu, báo cáo cho phần sơ kết tuần/tháng.) - Thiết bị giáo dục và học liệu: Tiết mục văn nghệ, bài hùng biện; sản phẩm của các nhóm. III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Phần 1: Sinh hoạt lớp (10 phút) - Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt tuần 8 + Giới thiệu nhóm điều hành + Giới thiệu buổi sinh hoạt - Bước 2:Sơ kết các hoạt động trong tuần 8 + Đại diện các tổ báo cáo + Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung - Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần 9 + Nêu kế hoạch tuần 9. + Thảo luận kế hoạch tuần 9 2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề 2.1. Hoạt động 1: Đóng vai thể hiện sự tự chủ, thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, và ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu. Bình hứa sẽ học nhóm với các bạn vào tối thứ Ba để chuẩn bị bài thuyết trình. Ngày thứ 2, Bình bất ngờ được mẹ cho một cặp vé xem ca nhạc cũng vào tối thứ 3. Bình băn khoăn suy nghĩ nên làm thế nào. 2.2. Hoạt động 2: Giới thiệu những tấm gương, câu chuyện thể hiện sự tự chủ, thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, và ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu. Sau đó, trao đổi và nêu cảm nghĩ về những đức tính tốt đẹp này. 2.2.1. Mục tiêu hoạt động - Thiết kế và tuyên truyền được các sản phẩm về câu chuyện, tấm gương truyền cảm ứng về việc vượt qua hạn chế, điểm yếu của bản thân để vươn lên trong cuộc sống và học tập. - Nhận xét đánh giá được hành vi, việc làm của các cá nhân biết vượt qua hạn chế, điểm yếu của bản thân để vươn lên trong cuộc sống, học tập 2.2.2. Nội dung hoạt động HS được yêu cầu chuẩn bị từ tuần trước bài tuyên truyền dựa theo các tiêu chí được phổ biến trước trong phần chuẩn bị: Nhân vật truyền cảm hứng; điểm hạn chế, điểm yếu của bản thân; cách vượt qua điểm hạn chế, điểm yếu của bản thân; Kết quả đạt đươc; bài học rút ra cho bản thân. 2.2.3. Sản phẩm hoạt động - Bài tuyên truyền - Về tiêu chí đánh giá: (1)Đảm bảo thời gian; (2) Bài tuyên truyền bám sát chủ đề; (3) Phong cách tự tin, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. - Về cách chấm điểm: Thang điểm 10; tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo). 2.2.4. Tổ chức hoạt động a. Nhóm điều hành giao nhiệm vụ Nhóm điều hành nhắc lại nội dung tuyên truyền; hình thức; thể lệ; tiêu chí đánh giá của hoạt động. Mỗi đội cử một người thay mặt đội tuyên truyền Đại diện đội thi bắt thăm thứ tự trình bày.Chuẩn bị trong thời gian 01 phút và cử đại diện trình bày, thời gian trình bày không quá 04 phút. Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận. b. HS thực hiện nhiệm vụ Ban điều hành tổ chức cho HS trong lớp tham gia cuộc thi hùng biện, tuyên truyền. GV quan sát, hỗ trợ nhóm điều hành cũng như HS trong lớp để thực hiện hiệu quả hoạt động. c. Nhóm điều hành tổ chức báo cáo và thảo luận HS hùng biện, nhóm điều hành công bố đội chiến thắng và trao phần thưởng cho đội chiến thắng. Nhóm điều hành mời một số đội thi chia sẻ cảm xúc và các thông tin thu được sau phần thi. d. Kết luận Nhóm điều hành rút ra kết luận về các nội dung được thể hiện trong mục 2.2. Sản phẩm hoạt động. Từ đó truyền thông điệp luôn biết vượt qua hạn chế, điểm yếu của bản thân để vươn lên trong học tập, cuộc sống. 2.3. Hoạt động 3: Văn nghệ kết thúc hoạt động sinh hoạt lớp (5 phút). Hát bài hát truyền cảm hứng, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. IV. Nhóm điều hành tự nhận xét, rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động. GV chủ nhiệm điều hành hoạt động rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động của nhóm điều hành theo trình tự: (1) Nhóm điều hành tự đánh giá, rút kinh nghiệm; (2) Nhóm điều hành chia sẻ điều muốn thay đổi để tốt hơn; (3) GV chủ nhiệm nhận xét, trao đổi cùng nhóm điều hành và giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành tuần 6. Lưu ý: Hoạt động tự rút kinh nghiệm được thực hiện sau khi chủ đề của tiết sinh hoạt lớp đã kết thúc. CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN. Loại hình tổ chức: Sinh hoạt lớp; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: Tuần 9/tháng 11 I. Mục tiêu chủ đề Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể: 1. Về năng lực 1.1. Năng lực đặc thù – Chỉ ra được những đặc điểm tính cách, quan điểm sống của bản thân và biết cách phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu. – Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau. – Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra 1.1. Năng lực chung Chủ đề góp phần hình thành: - Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được phân công, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm và các nhóm bạn. 2. Về phẩm chất Chủ đề góp phần hình thành phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập II. Thiết bị giáo dục và học liệu Người phụ trách Nội dung Giáo viên - Chuẩn bị kế hoạch: GV giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành tr... sẻ câu chuyện về những người thành công nhờ thay đổi tư duy theo hướng tích cực.” 2.1. Mục tiêu hoạt động - HS nhận biết được những tấm gương thành công nhờ thay đổi tư duy - Ý thức được cách sử dụng tư duy phản biện như một phương tiện hiệu quả, bảo đảm sự chặt chẽ, độ tin cậy và linh hoạt khi nhìn bất kì vấn đề nào. - Học cách lắng nghe tích cực và trình bày ý kiến một cách thuyết phục, chặt chẽ, sâu sắc, đa chiều về một sự vật, hiện tượng. 2.2. Nội dung hoạt động HS được yêu cầu chuẩn bị từ tuần trước câu chuyện theo chủ đề đã được phổ biến trước trong phần chuẩn bị: (1) Thay đổi tư duy vượt lên nghịch cảnh; (2) Thay đổi tư duy để gặt hái thành công 2.3. Sản phẩm hoạt động - Các câu chuyện về những con người truyền cảm hứng sau khi thay đổi tư duy - Về tiêu chí đánh giá: (1) Đảm bảo thời gian; (2) Câu chuyện bám sát chủ đề, Hình ảnh sinh động, cuốn hút (nếu là PP); (3) Phong cách tự tin, lời kể giàu cảm xúc, lay động, cách trình bày lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Về cách chấm điểm: Thang điểm 10; tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo là đại diện các tổ + lớp trưởng). - Hs ở dưới lớp lắng nghe, phản biện và ghi chép lại câu chuyện, bài học rút ra từ các câu chuyện này. 2.4. Tổ chức hoạt động a. Nhóm điều hành giao nhiệm vụ Nhóm điều hành nhắc lại chủ đề buổi sinh hoạt; hình thức; thể lệ; tiêu chí đánh giá của hoạt động. Mỗi đội cử một người thay mặt nhóm trình bày về chủ đề đã bốc thăm. Số lượng câu chuyện là 02 như đã thông báo Đại diện đội thi bắt thứ tự trình bày. Chuẩn bị trong thời gian 01 phút và cử đại diện trình bày, thời gian trình bày không quá 07 phút. Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận. b. HS thực hiện nhiệm vụ Ban điều hành tổ chức cho HS trong lớp tham gia thuyết trình. GV quan sát, hỗ trợ nhóm điều hành cũng như HS trong lớp để thực hiện hiệu quả hoạt động. c. Nhóm điều hành tổ chức báo cáo và thảo luận HS thuyết trình, nhóm điều hành công bố đội chiến thắng và trao phần thưởng cho đội chiến thắng. Nhóm điều hành mời một số hs chia sẻ cảm xúc và các thông tin thu được sau phần thi. d. Kết luận Nhóm điều hành rút ra kết luận về các nội dung được thể hiện trong mục 2.2. Sản phẩm hoạt động. Từ đó khuyến khích các bạn HS có thái độ tích cực khi đối mặt với các vấn đề, rèn cho mình tư duy phản biện để thay đổi bản thân phù hợp với xu thế hiện nay. 3.3. Hoạt động 3: Văn nghệ kết thúc hoạt động sinh hoạt lớp (5 phút) IV. Nhóm điều hành tự rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động GV chủ nhiệm điều hành hoạt động rút kinh nghiệm sau tổ chức hoạt động của nhóm điều hành theo trình tự: (1) Nhóm điều hành tự đánh giá, rút kinh nghiệm; (2) Nhóm điều hành chia sẻ điều muốn thay đổi để tốt hơn; (3) GV chủ nhiệm nhận xét, trao đổi cùng nhóm điều hành và giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành tuần tiếp theo. Lưu ý: Hoạt động tự rút kinh nghiệm được thực hiện sau khi chủ đề của tiết sinh hoạt lớp đã kết thúc. Tài liệu tham khảo: Những câu chuyện truyền cảm hứng 1. Gali lê Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Gallilê ngày càng có hứng thú với toán học, ông còn thường đọc một số sách của các nhà khoa học nổi tiếng, ông thích đọc sách của nhà triết học Arixtốt người Hy Lạp nhất, đồng thời ông còn thích tìm tòi thảo luận những nội dung trong sách. Ông dần dần phát hiện ra có rât nhiều vấn đề Arixtốt không có tư duy biện chứng chặt chẽ mà chỉ phán đoán thông qua cảm giác và kinh nghiệm. Arixtốt cho rằng hai vật cùng đồng thời rời từ trên cao xuống, vật nặng rơi xuống trước, vật nhẹ rơi xuống sau. Glilê thì ngày càng nghi ngờ điều này, ông nghĩ: “Các cục đã băng rơi từ trên trời xuống , cục to cục nhỏ chẳng phải rơi xuống đất như nhau sao? Arixtốt sai hay ông sai?" Các đồng sự của ông biết điều hoài nghi đó của ông đều bàn tán xôn xao, có người nói Arixtốt là nhân vật vĩ đại như vậy, lẽ nào quan điểm của ông lại sai được? Đây chắc là muốn chơi trội. Lại có người nói Giáo hội và Giáo hoàng đều thừa nhận những điều Arixtốt nói là chân lý, Galilê lại dám nghi ngờ cả chân lý. Điên chắc. Nhưng Glilê không để ý những điều mọi người dị nghị, ông nghĩ cách dùng thực nghiệm để chứng minh sự đúng đắn của mình. Ông nhớ lại lúc nhỏ cùng các em trèo lên tháp Pisa chới trò ném đá xuống, mỗi lần ném một nắm đá xuống có hòn to hòn nhỏ, chúng đều cùng rơi xuống đất một lúc. Thế là ông quyết định phải lên tháp pisa để làm thực nghiệm, để cho tất cả mọi người đều nhìn thấy kết quả thực nghiệm. Thực nghiệm bắt đầu, Galilê và học sinh của mình đặt hai quả cầu sắt to nhỏ khác nhau tương đối rõ rệt vào một cái hộp, đáy c...n tù hơn 7 năm và mới ra tù trong năm 2020. Ngô Minh Hiếu được đánh giá là một nhân tài thuộc lĩnh vực bảo mật. Và việc anh thực hiện dự án ChongLuaDao được xem là “cải tà qui chính” phục vụ cho cộng đồng với một việc làm có ích. Gần đây, Hiếu được cho là đã đầu quân cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. CHỦ ĐỀ 3 : TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ TƯ DUY TÍCH CỰC Loại hình tổ chức: Sinh hoạt lớp; Lớp: 10 Thời gian thực hiện: Tuần 11/ tháng 11 I. Mục tiêu chủ đề Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể: 1. Về năng lực 1.1. Năng lực đặc thù - Nhận thức được sự đa dạng và phức tạp trong xã hội; biết nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ; có quan điểm đúng đắn và hành vi phù hợp; - Có ý thức học tập và rèn luyện sự điềm tĩnh, khách quan, quản lí và kiểm soát được cảm xúc khi xem xét các vấn đề; - Phát triển năng lực tư duy phản biện; biết cập nhật, kiểm tra, chọn lọc thông tin chính xác trước khi nhận xét một sự kiện hay một vấn đề nào đó trong đời sống, xã hội; - Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân; Hình thành và phát triển năng lực xây dựng kế hoạch, giao tiếp và giải quyết vấn đề; Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật hiện tượng. 1.2. Năng lực chung Chủ đề góp phần hình thành: - Năng lực hợp tác: Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được phân công, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm và các nhóm bạn. 2. Về phẩm chất Chủ đề góp phần hình thành: - Phẩm chất trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên. II. Thiết bị giáo dục và học liệu Người phụ trách Nội dung Giáo viên - Chuẩn bị kế hoạch: GV giao nhiệm vụ cho nhóm điều hành trong tuần, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức hoạt động; chỉnh sửa kế hoạch của nhóm điều hành; hướng dẫn nhóm điều hành tập luyện tổ chức hoạt động. - Phương tiện học liệu: Tiêu chí chấm điểm bài hùng biện, phần thưởng cho đội chiến thắng. Học sinh - Nhóm điều hành chuẩn bị kế hoạch: Xây dựng kế hoạch, kịch bản theo định hướng của GV chủ nhiệm; Nhóm điều hành thực hiện phân công chuẩn bị các nội dung của buổi sinh hoạt lớp, tổ chức tập trước. - Ban cán sự lớp và các tổ chuẩn bị các nội dung, báo cáo cho phần sơ kết tuần/tháng. - Thiết bị giáo dục và học liệu: Tiết mục văn nghệ, bài chia sẻ; sản phẩm của các nhóm, trò chơi III. Tiến trình tổ chức hoạt động 1. Phần 1: Sinh hoạt lớp (10 phút) - Bước 1: Mở đầu buổi sinh hoạt + Giới thiệu nhóm điều hành + Giới thiệu buổi sinh hoạt - Bước 2: Sơ kết các hoạt động trong tuần/ tháng: + Đại diện các tổ báo cáo + Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung - Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần/ tháng tiếp theo + Nêu kế hoạch tuần/tháng tiếp theo + Thảo luận kế hoạch tuần/tháng tiếp theo 2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề Tuần 11: Chia sẻ một tình huống khiến em suy nghĩ tiêu cực và cách em đã thực hiện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân. 2.1. Hoạt động 1: Văn nghệ “Đường đến ngày vinh quang”/ “Nhắn tuổi 20” (5 phút) 2.2. Hoạt động 2: Thảo luận (25 phút) 2.1. Mục tiêu hoạt động - Chia sẻ một số tình huống khiến em suy nghĩ tiêu cực và cách thực hiện điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân - Nhận thức được sức mạnh của tư duy phản biện khi cần thuyết phục, chứng minh vấn đề nào đó; - Rèn luyện năng lực tư duy phản biện khi nhận xét, đánh giá vấn đề hoặc hiện tượng đời sống theo hướng tích cực. 2.2. Nội dung hoạt động HS được yêu cầu chuẩn bị từ tuần trước một số tình huống khiến bản thân suy nghĩ tiêu cực và cách mình đã thực hiện để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân. Nội dụng trong phần chuẩn bị: (1) Tình huống; (2) Tóm tắt tình huống; (3) Cách thức điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực 2.3. Sản phẩm hoạt động - Về nội dung: (1) Nêu tình huống: Tình huống xảy ra trong môi trường giáo dục (Với bạn bè, thầy cô); Tình huống xảy ra trong môi trường gia đình và ngoài xã hội (Với bố mẹ, anh chị em, ). Gợi ý một số tình huống: + Em bị bố mẹ trách phạt vì một lỗi mình không gây ra. + Em giúp đỡ người khác nhưng lại bị hiểu lầm thiện chí của mình. + Một người bạn thân thiết lỡ quên sinh nhật của em. + Vì một lần chưa làm bài tập/ vi phạm nội quy mà bị nhắc nhở phê bình (2) Chia sẻ: Tóm tắt tình huống + Tóm tắt tình huống (hoàn cảnh xảy ra, lý do khiến em suy nghĩ tiêu cực) + Biểu hiện cụ thể của em khi có suy nghĩ tiêu cực (tâm trạng, hành vi, lời nói) Suy nghĩ tiêu cực là môt tình trạng tồi tệ của con người. Người có suy nghĩ tiêu cực sẽ có những biểu hiện như: . Tâm trạng bi quan chán nản, thất vọng, suy sụp rất dễ rơi vào tình trạng tự ti vào bản thân, trầm cảm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống . Họ không muốn nói chuyện, tránh né, ghét bỏ, không muốn lại gần, không hợp tác với mọi người . Biểu hiện ra lời nói khó nghe, châm chọc, lại có những lúc biểu hiện ra bằng thái độ bực dọc hay thờ ơ, bàng quan. Thậm chí, suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn đến những hành vi làm tổn thương đến chính b... Giới thiệu nhóm điều hành + Giới thiệu buổi sinh hoạt - Bước 2: Sơ kết các hoạt động trong tuần/ tháng: + Đại diện các tổ báo cáo + Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung - Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần/ tháng tiếp theo (GVCN) + Nêu kế hoạch tuần/tháng tiếp theo + Thảo luận kế hoạch tuần/tháng tiếp theo 2. Sinh hoạt theo chủ đề 2.1. Hoạt động 1: Khởi động: 2.1.1 Mục tiêu hoạt động: Giới thiệu được chủ đề sinh hoạt lớp: “Tranh luận về các vấn đề trong học tập, cuộc sống để góp phần hình thành tư duy phản biện”. 2.1.2 Nội dung hoạt động: Nhóm điều hành cho các bạn xem video bài hát “Tình yêu tuổi học trò” 2.1.3 Sản phẩm hoạt động Xác định được chủ đề hoạt động, học sinh hứng thú, có ham muốn tìm hiểu và trải nghiệm chủ đề: 2.1.4 Tổ chức hoạt động - Nhóm điều hành cho các bạn xem video bài hát. - MC dẫn dắt vấn đề. Tình yêu ở lứa tuổi học trò có lẽ là tình yêu tuyệt vời nhất bởi lẽ nó là những rung động đầu đời, trong sáng và gần như không toan tính. Tình yêu tuổi học trò “nên” hay “không nên” luôn là trăn trở được các bậc phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm. Đôi khi cũng còn rất nhiều tranh cãi. Đây cũng là một trong những vấn đề mà mỗi học sinh chúng ta ngồi đây quan tâm. Tiết học ngày hôm nay tôi và các bạn sẽ cùng bàn luận một số vấn đề còn nhiều tranh luận trong cuộc sống cũng như trong học tập của mỗi học sinh chúng ta. 2.2. Hoạt động: Tranh luận về các vấn đề trong học tập, cuộc sống để góp phần hình thành tư duy phản biện. - Một số vấn đề tranh luận học sinh + Có nên hay không ủng hộ xu hướng khởi nghiệp ở giới trẻ? + Học đại học là con đường tốt nhất để vào đời? + Lứa tuổi học trò có nên yêu hay không? 2.2.1. Mục tiêu hoạt động Rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh 2.2.2. Nội dung hoạt động HS được yêu cầu chuẩn bị từ tuần trước. Trong giờ sinh hoạt, mỗi nhóm cử đại diện lên thuyết trình sản phẩm nhóm. 2.2.3. Sản phẩm hoạt động - Bài thuyết trình của các nhóm. - Về tiêu chí đánh giá: (1) Đảm bảo thời gian (2đ) (2) Bài hùng biện bám sát chủ đề; (3đ) (3) Phong cách tự tin, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. (5đ) - Về cách chấm điểm: Thang điểm 10; tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo trong ban cán sự lớp). 2.2.4. Tổ chức hoạt động a. Nhóm điều hành giao nhiệm vụ Nhóm điều hành nhắc lại nội dung thuyết trình; hình thức; thể lệ; tiêu chí đánh giá của hoạt động. Có 2 đội thi, mỗi đội 5 bạn tham gia. Mỗi đội cử một người thay mặt đội thuyết trình về chủ đề đã chuẩn bị. Đại diện đội thi bắt thăm thứ tự trình bày. Chuẩn bị trong thời gian 01 phút và cử đại diện trình bày, thời gian trình bày không quá 04 phút. Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký. b. HS thực hiện nhiệm vụ Ban điều hành tổ chức cho HS trong lớp tham gia cuộc thi. GV quan sát, hỗ trợ nhóm điều hành cũng như HS trong lớp để thực hiện hiệu quả hoạt động. c. Nhóm điều hành tổ chức báo cáo và thảo luận HS thuyết trình, nhóm điều hành công bố đội chiến thắng. Nhóm điều hành mời một số đội thi chia sẻ cảm xúc và các thông tin thu được sau phần thi. d. Kết luận Nhóm điều hành rút ra kết luận về các nội dung được thể hiện trong hoạt động. Nội dung 1: Có nên hay không ủng hộ xu hướng khởi nghiệp ở giới trẻ? Nhóm ủng hộ xu hướng khởi nghiệp giới trẻ:Lợi thế khi giới trẻ khởi nghiệp Khởi nghiệp giới trẻ với tư tưởng mới, dám nghĩ dám làm: Giới trẻ dám nghĩ dám làm nhưng không có nghĩa là mọi thứ đều bộc phát, hay thiếu đi kế hoạch. Thực tế, nhiều bạn trẻ với tư tưởng nắm bắt xu hướng đã làm được điều đó. Điển hình như việc tạo nên một thế giới xanh với ống hút tre, ống hút giấy giúp bảo vệ môi trường, hạn chế dùng ống hút nhựa. Có một nền tảng giáo dục tốt: Nền giáo dục nước ngoài cùng với sự phát triển không ngừng của nhiều trường học tại Việt Nam là môi trường cho giới trẻ hiện nay. Sinh viên và học sinh năng động hơn rất nhiều trong các hoạt động của mình thay vì hình thức học thụ động như trước đây. Nhóm phản đối:Những điểm bất lợi khi khởi nghiệp trong giới trẻ Khó hút vốn và kêu gọi vốn đầu tư: Thường các nhà đầu tư lớn họ sẽ lựa chọn các đối tác, đơn vị có kinh nghiệm và chuyên sâu hơn. Do vậy những công ty khởi nghiệp của giới trẻ sẽ kém thế hơn rất nhiều. Thời gian và kinh nghiệm là điều mà các công ty startup còn thiếu. Còn non trẻ và thiếu định hướng: Dám nghĩ dám làm là một lợi thế nhưng cũng là con dao hai lưỡi. Dám nghĩ dám làm không có nghĩa sẽ đem đến sự thành công trong lần đầu tiên và những lần tiếp đó. Điều quan trọng là nhà khởi nghiệp có thể đứng lên từ sự thất bại đó, mang tới những ý tưởng mới mẻ hơn hay không. Còn thiếu về mối quan hệ và sự kết nối doanh nghiệp: Nhà khởi nghiệp trẻ chưa có nhiều mối quan hệ mới, chưa thể tạo ra sự kết nối với các doanh nghiệp khác. Trong khi đó đây mới là mấu chốt tạo nên sự thành công của đa phần giao dịch. Nội dung 2: Vào đại học có phải con đường tiến thân duy nhất? * Vào đại học là con đường đáng mơ ước, mở ra nhiều cơ h...ết các hoạt động trong tuần/ tháng: + Đại diện các tổ báo cáo + Đại diện lớp tổng hợp, đánh giá chung - Bước 3: Phổ biến kế hoạch tuần/ tháng tiếp theo + Nêu kế hoạch tuần/tháng tiếp theo + Thảo luận kế hoạch tuần/tháng tiếp theo 2. Phần 2: Sinh hoạt theo chủ đề (35 phút) 2.1. Hoạt động 1. Tiết mục văn nghệ khởi đầu: ca khúc: “Sức sống tuổi trẻ” để tạo tâm thế thoải mái. https://www.youtube.com/watch?v=1Gdrrji6DCA 2.2. Hoạt động 2. Nhận diện điểm hạn chế của bản thân a. Mục tiêu: Giúp HS biết được điểm hạn chế của bản thân, nghe và cảm nhận bài hát “Sức sống tuổi trẻ” để tạo tâm thế hứng thú trước khi bước vào bài học. b. Nội dung: GV tổ chức chơi “Hộp chữ nhật bí ẩn” và nghe bài hát “Sức sống tuổi trẻ”. c. Sản phẩm học tập: HS ghi hạn chế của bản thân cần khắc phục, nghe và cảm nhận bài hát. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hộp chữ nhật bí ẩn”. Các bạn HS dùng giấy nhớ viết một điều gì đó mình cảm thấy chưa hài lòng về bản thân và mong muốn sẽ sửa đổi trong thời gian tới rồi bỏ vào hộp chữ nhật bí ẩn mà cô giáo đã chuẩn bị sẵn. - GV cho HS nghe ca khúc: “Sức sống tuổi trẻ” để tạo tâm thế thoải mái. https://www.youtube.com/watch?v=1Gdrrji6DCA Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nhìn lại bản thân và ghi điểm yếu sắp tới khắc phục. - HS nghe và cảm nhận ca từ bài hát. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động - GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới. 2.3. Hoạt động 3. Lập và thực hiện kế hoạch rèn luyện phát huy điểm mạnh, điểm hạn chế, điểm yếu của bản thân a. Mục tiêu: - HS lập được kế hoạch tự hoàn thiện bản thân trên cơ sở phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. - Thực hiện được kế hoạch rèn luyện đã xây dựng b. Nội dung: GV tổ chức cho HS lập kế hoạch cho bản thân c. Sản phẩm học tập: HS lập được kế hoạch cụ thể cho bản thân để rèn luyện phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS lập kế hoạch để phát huy điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu về tính cách của bản thân theo gợi ý trong sgk: *Gợi ý: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lập kế hoạch cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS xung phong chia sẻ kế hoạch trước lớp. - HS trong lớp nhận xét, góp ý, GV nhắc nhở HS hoàn thiện và thực hiện kế hoạch. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét chung và kết luận: 2.4. Hoạt động 2.4. Điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực a. Mục tiêu: HS điều chỉnh được tư duy của bản thân theo hướng tích cực b. Nội dung: GV cho HS đọc tình huống, xử lí tình huống.. c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp của bạn Tuấn và bạn Mai trong tình huống đó. d. Tổ chức thực hiện: *Nhiệm vụ 1. Xử lí tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu hai tình huống ở mục 1 trong sgk và cho biết: Bạn tuấn trong tình huống 1 và bạn Mai trong tình huống 2 nên tư duy và ứng xử như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và trình bày ý kiến Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện 1 – 2 HS đứng dậy xử lí tình huống (1 – 2 HS nhận xét 1 tình huống). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết các ý kiến và kết luận. *Nhiệm vụ 2. Điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tự liên hệ: + Trong tuần/ tháng vừa rồi, em đã từng có tư duy/ suy nghĩ tiêu cực về một hành vi, việc làm của ai đó như thế nào? + Hãy kể 1 – 2 suy nghĩ tiêu cực em từng có - GV yêu cầu HS điều chỉnh lại tư duy/ suy nghĩ tiêu cực của bản thân mà các em vừa chia sẻ thành tư duy/ suy nghĩ tích cực. - GV yêu cầu HS đưa giấy A4 ra và kẻ bảng theo mẫu: Hành vi, việc làm Tư duy/ Suy nghĩ tiêu cực đã có Tư duy/ Suy nghĩ tích cực sau khi điều chỉnh 1. .. .. 2. .. .. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia sẻ và đóng góp ý kiến cho nhau trong nhóm nhỏ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Theo sự xung phong của HS, GV mời một số em chia sẻ trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét chung và kết luận: *Kết luận: Điều chỉnh suy nghĩ (tư duy) theo hướng tích cực là rất cần thiết giúp chúng ta hạn chế các cảm xúc tiêu cực; có hành động, ứng xử phù hợp ; không làm tổn thương người khác và gây hại cho sức khỏe, học tập và công việc của bản thân. 2.5. Hoạt động 5. Rèn luyện tính cách và tư duy tích cực của bản thân a. Mục tiêu: HS thực hiện được việc rèn luyện tính cách và tư duy tích cực trong cuộc sống hằng ngày. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS suy nghĩ và tìm cách thực hiện. c. Sản phẩm học tập: HS ghi được kết quả đã đạt được, những khó khăn em đã gặp trong quá trình rèn luyện và biện pháp vượt qua khó khăn. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS rèn luyện tính cách và điều chỉnh tư duy của b...nghề Lái xe tải, Tôi tên là Tuấn, tôi biết nghề Thợ xây,Nói xong tên nghề, bạn đó có quyền tung quả bóng cho bạn khác. Người nhận được quả bóng giấy nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của mình như bạn trước. Nếu bạn nào không nói được tên nghề trong vòng 10 giây, bạn đó phải rời khỏi vị trí đứng vào giữa vòng tròn. Bóng được tung cho bạn tiếp theo. Cuộc chơi kéo dài khoảng 5 phút. Những bạn nào không trả lời được, đứng ở giữa vòng tròn sẽ thực hiện một hoạt động nào đó theo yêu cầu của các bạn trong lớp, ví dụ: hát và múa phụ họa, nhảy lò cò. + Luật chơi: Những bạn kể tên nghề sau không được trùng với tên bạn nghề trước đã kể. Chữ cái đứng đầu tên nghề phải trùng với chứ cái đứng đầu tên mình. Mỗi người chỉ có thời gian 10 giấy để trả lời. Ai vi phạm những quy định trên là phạm luật và phải dừng cuộc chơi. Người nào chơi đến khi kết thúc cuộc chơi là người thắng cuộc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Tổ chức cho HS chơi trò chơi. Trước khi chơi, GV dành 1 phút để HS suy nghĩ, chuẩn bị. Có thể chơi thử lần đầu, sau đó chơi thật. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Kết thúc trò chơi, GV mời một số HS trả lời những câu hỏi sau: Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + Nêu cảm nhận của em về trò chơi. + Nếu được chơi lại, em nghĩ mình có chơi nhanh hơn, tốt hơn không? Vì sao? - GV nhận xét và dẫn dắt vào chủ đề. 2.2. Hoạt động 2. Tìm hiểu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương. Hoạt động 2.2.1: Chia sẻ những điều em biết về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương 1. Mục tiêu - HS xác định được những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương theo 2 câu hỏi ở mục 1 trong SGK. Nhắc các nhóm ghi kết quả chia sẻ của nhóm vào tờ giấy khổ to hoặc bảng để trình bày trước lớp. Lưu ý: GV nhắc HS địa phương có hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực nào thì kể tên nghề nghiệp trong lĩnh vực đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs thảo luận nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Yêu cầu đại diện các nhóm HS trình bày trước lớp kết quả chia sẻ của nhóm. Lưu kết quả trình bày trên bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Gọi một số HS nêu nhận xét về hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương sau phần trình bày của các nhóm. - GV giải thích và chốt: Ở mỗi địa phương thường có nhiều hoạt động nghề nghiệp thuộc 3 lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: + Hoạt động sản xuất bao gồm các hoạt động làm ra sản phẩm vật chất nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người. Hoạt động sản xuất có nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất lương thực, thực phẩm, khai thác khoáng sản, sản xuất máy móc, nguyền liệu vật liệu xây dựng, công cụ lao động, phương tiện đi lại, sản xuất điện, nước, thiết bị khám chữa bệnh, thiết bị nghe nhìn, xây dựng nhà cửa, + Hoạt động kinh doanh bao gồm các hoạt động kinh tế nhằm mục đích sinh lợi(kiếm lời, thu lợi nhuận) như: các nghề bán hàng (ăn uống, lương thực, thực phẩm, quần áo, giày dép, máy móc,) đại lí hang hóa, bán buôn, bán lẻ, Trong thực tế , có những hoạt động mang tính chất sản xuất đơn thuần (làm ra sản phẩm mang tính tự cung, tự cấp) nhưng đa số là những hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động kinh doanh để phân phối hang hóa, dịch vụ đến người tiêu dung và thu lợi nhuận (Ví dụ: sản xuất lúa hoạc nuôi tôm à phân phối ra thị trường để thu được lợi nhuận). + Hoạt động dịch vụ bao gồm những hoạt động được thực hiện nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dung của tổ chức, cá nhân để thu tiền công. Hoạt động dịch vụ rất đa dạng, phong phú bao gồm: Dịch vụ tiêu dùng(thương mại, dịch vụ sửa chữa, nhà hàng-khách sạn, dịch vụ cá nhân và cộng đồng); Dịch vụ sản xuất(giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, đầu tư, tư vấn); Dịch vụ cộng đồng(khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, dịch vụ công, đoàn thể vào bảo hiểm). Hoạt động 2.2.2: Tìm hiểu những thông tin và yêu cầu cơ bản của từng nhóm nghề ở địa phương 1. Mục tiêu - Nêu được một số thông tin, yêu cầu cơ bản của nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương. 2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 4. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS thảo luận để xác định thông tin, yêu cầu cơ bản của các nhóm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở địa phương theo gợi ý ở mục 2, Hoạt động 1 trong SGK. Có thể tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo”Kĩ thuật khăn trải bàn” để HS suy nghĩ, ghi ý kiến cá nhân vào góc của mình, sau đó trao dổi trong nhóm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm hoạt động theo yêu cầu
File đính kèm:
- giao_an_ngoai_gio_len_lop_10_nam_hoc_2022_2023_truong_thpt_d.docx