Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 10 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng
Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9:
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ VĂN HÓA GIAO THÔNG
NUÔI DƯỠNG VÀ THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN.
EM THÍCH NGHỀ GÌ ?
( Lồng ghép hướng nghiệp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội.
2. Kĩ năng: Có kỹ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề.
3. Thái độ: Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn.
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Sử dụng máy chiếu, âm thanh, viết kịch bản chương trình dưới dạng một cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp.
III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
-Hoạt động 1: Thảo luận với chủ đề: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp.
- Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về các ngành nghề.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC:
1. Ổn định lớp.2. Tổ chức hoạt động.- GVCN nêu mục đích của tiết hoạt động NGLL và công bố thể lệ cuộc thi.- Giới thiệu một học sinh làm người dẫn chương trình.a. Công việc chuẩn bị:
* Giáo viên
- Hoạt động 1:
+ Xác định đây là một nội dung hoạtđộng cần thiết mà học sinh phải hiểu rõ, để từ đó các em có định hướng cho bản thân bằng việc tích cực học tập và rèn luyện hằng ngày. Do đó, cần phải chuẩn bị kỹ những nội dung thảo luận cần thiết (bao gồm hệ thống các câu hỏi thảo luận vàđápán gợiý).
+ Gợi ý cho độingũ cán bộ lớp cùng xây dựng nội dung cho cuộc thảo luận và dự kiến thời gian cho hoạtđộng này (30 phút).
- Hoạt động 2:
+ Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hộiđể có tư liệu giới thiệu cho học sinh + Gợi ý để học sinh tự tìmđọc sách báo, tài liệu cóđề cậpđến các ngành nghề khác nhau, hoặc hỏi người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, họ hàng…).
+ Xây dựng một số câu hỏi gợiý cho thảo luận.
* Học sinh
- Hoạt động 1:
+ Cán bộ lớp phổ biến yêu cầu, nội dung để từng tổ chuẩn bị tiến hành.
+ Giao cho mỗi tổ cử 3 - 4 người làm nòng cốt cho buổi thảo luậnở lớp.
+ Dự kiến một số tình huống hay một số bài tập để giải quyết trong buổi thảo luận.
+ Chuẩn bị một vài bài hát nói về một số nghề trong xã hội.
- Hoạt động 2:
+ Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hộiđể chuẩn bịý kiến phát biểu, hoặc xây dựng cho mìnhước mơ về một nghề tương lai.
+ Mỗi tổ cử từ 2 đến 3 bạn làm nòng cốt trong quá trình hoạtđộng thi tìm hiểu này. Mỗi ngườiđại diện nàyđều phải chuẩn bị tốtý kiến của mình.
+ Chuẩn bị trang trí lớp học: tranh ảnh về các nghề (chơi trò chơi trúc xanh), các bài viết, bài thơ, bài hát về các nghềđược trình bày xung quanh lớpđể các bạn có thể xem.
+ Cử chủ tọa chương trình cùng với giáo viên chủ nhiệm, cửthư ký ghi chép.
+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngoài giờ lên Lớp 10 - Chương trình cả năm - Trường THPT Nguyễn Văn Tăng
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN TĂNG & GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KHỐI 10 Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 9: THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ VĂN HÓA GIAO THÔNG NUÔI DƯỠNG VÀ THỂ HIỆN SỰ TỰ TIN. EM THÍCH NGHỀ GÌ ? ( Lồng ghép hướng nghiệp) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu được các em có quyền tham gia vào việc tìm hiểu và lựa chọn ngành nghề tương lai phù hợp với năng lực của bản thân, được thu nhận thông tin về những ngành nghề trong xã hội. 2. Kĩ năng: Có kỹ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp, biết cách tìm hiểu và khai thác thông tin về các ngành nghề. 3. Thái độ: Có thái độ tích cực tìm hiểu các thông tin về các ngành nghề và tự tin khi trình bày vấn đề trước tập thể; biết tôn trọng ý kiến của bạn. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Sử dụng máy chiếu, âm thanh, viết kịch bản chương trình dưới dạng một cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: -Hoạt động 1: Thảo luận với chủ đề: Bạn nghĩ gì về vấn đề lập nghiệp. - Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về các ngành nghề. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC: 1. Ổn định lớp. 2. Tổ chức hoạt động. - GVCN nêu mục đích của tiết hoạt động NGLL và công bố thể lệ cuộc thi. - Giới thiệu một học sinh làm người dẫn chương trình. a. Công việc chuẩn bị: * Giáo viên - Hoạt động 1: + Xác định đây là một nội dung hoạtđộng cần thiết mà học sinh phải hiểu rõ, để từ đó các em có định hướng cho bản thân bằng việc tích cực học tập và rèn luyện hằng ngày. Do đó, cần phải chuẩn bị kỹ những nội dung thảo luận cần thiết (bao gồm hệ thống các câu hỏi thảo luận vàđápán gợiý). + Gợi ý cho độingũ cán bộ lớp cùng xây dựng nội dung cho cuộc thảo luận và dự kiến thời gian cho hoạtđộng này (30 phút). - Hoạt động 2: + Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hộiđể có tư liệu giới thiệu cho học sinh + Gợi ý để học sinh tự tìmđọc sách báo, tài liệu cóđề cậpđến các ngành nghề khác nhau, hoặc hỏi người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, họ hàng). + Xây dựng một số câu hỏi gợiý cho thảo luận. * Học sinh - Hoạt động 1: + Cán bộ lớp phổ biến yêu cầu, nội dung để từng tổ chuẩn bị tiến hành. + Giao cho mỗi tổ cử 3 - 4 người làm nòng cốt cho buổi thảo luậnở lớp. + Dự kiến một số tình huống hay một số bài tập để giải quyết trong buổi thảo luận. + Chuẩn bị một vài bài hát nói về một số nghề trong xã hội. - Hoạt động 2: + Mỗi học sinh tự tìm hiểu các ngành nghề trong xã hộiđể chuẩn bịý kiến phát biểu, hoặc xây dựng cho mìnhước mơ về một nghề tương lai. + Mỗi tổ cử từ 2 đến 3 bạn làm nòng cốt trong quá trình hoạtđộng thi tìm hiểu này. Mỗi ngườiđại diện nàyđều phải chuẩn bị tốtý kiến của mình. + Chuẩn bị trang trí lớp học: tranh ảnh về các nghề (chơi trò chơi trúc xanh), các bài viết, bài thơ, bài hát về các nghềđược trình bày xung quanh lớpđể các bạn có thể xem. + Cử chủ tọa chương trình cùng với giáo viên chủ nhiệm, cửthư ký ghi chép. + Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. b. Tổ chức tiến hành các hoạt động TÊN HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN -Khởi động, giới.thiệu chủ đề (5 phút) *Hoạt động 1: Thảo luận: Bạn suy nghĩ gì về vấnđề lập nghiệp (30 phút). * Hoạtđộng 2: Tìm hiểu về các ngành nghề (50 phút). - Thi tìm hiểu về các ngành nghề. - Kính thưa thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình GDNGLL chủ đề tháng 9: Nuôi dưỡng và thể hiện sự tự tin. Em thích nghề gì? - Bây giờ, chúng ta cùng bước vào phần thứ nhất: Thảo luận với chủđề: Bạn nghĩ gì về vấnđề lập nghiệp. - Lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận, giao nhiệm vụ cho các tổ nhóm, quy định thời gian thảo luận và hướng dẫn cách thảo luận. + Cách thảo luận: . Từng cá nhân trong từng nhóm nhỏ phát biểu quan điểm của mình. Tất cả cácý kiếnđược tập hợp vào biên bản. Sau đó, tổ trưởng và thư ký làm báo cáo của tổđể nộp cho lớp. . Trên cơ sở cácý kiến trên, tổ quyếtđịnh chọn từ 3 – 4 ngườiđại diện cho tổđể trao đổiý kiến tại buổi thảo luận chung ở lớp. + Gợiý một số câu hỏi thảo luận vàđápán: 1) Theo bạn, học sinh lớp 10 có cần quan tâm tới vấnđề lập nghiệp không? Vì sao? Đáp: Có. Vìđây là vấnđề không sớm cũng không muộnđể tìm hiểu về nghề tương lai, cóđủ thời gian chọn lựa ra một nghề phù hợp nhất vớiđiều kiện của bản thân và chuẩn bị tốt mọiđiều kiện, tiềnđề, phát huy mặt thuận lợi, khắc phục các khó khăn, trở ngạiđể thực hiện đượcước mơ nghề nghiệp của mình. 2) Bạn biết gì về phong trào lập nghiệp của thanh niên ViệtNam hiện nay? Nguồn thông tin của bạn từđâu mà có? Đáp: Có thể là phong trào lập nghiệp dựa vào con đường họctiếp lên đại học, cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT hay trực tiếp tham gia lao động sản xuấtNguồn thông tin cóđược từ sách, báo, tờ rơi, tài liệu tư vấn hướng nghiệp, phương tiện truyền thanh, truyền hình, qua mạng internet, qua việc tư vấn của thầy, cô Lưu ý: đại học không phải là cánh cửa duy nhấ...viên dạy sẽ cung cấp cho người dẫn chương trình. - Tổng kếtđiểm số của 2 đội thi qua các vòng thi. - Phát thưởng. -NDCT và tập thể lớp -NDCT -Cả lớp -NDCT và các tổ, nhóm thảo luận. -NDCT -NDCT -NDCT -NDCT, 2 đội thi, BGK và thư ký. -Cảlớp. -NDCT, 2 đội thi, BGK và thư ký. -NDCT,2 đội thi, BGK và thư ký. V. Kết thúc hoạt động (5 phút) - Hoạt động 1: + Giáo viên dạy tóm tắt kết quả thảo luận và nhấn mạnh học sinh có quyền được tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn về ngành nghề trong xã hội, có quyền được bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề lập nghiệp, nên tránh sự áp đặt và can thiệp của người lớn một cách quá mức. Có thể để học sinh tự đưa ra những kết luận thích hợp có ý nghĩa đối với bản thân các em. + Cán bộ lớp nhận xét kết quả đạt được sau hoạt động. - Hoạt động 2: + Giáo viên kết luận những điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động. + Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình qua phần thi (đại diện thành viên của hai đội thi và khán giả). RÚT KINH NGHIỆM: Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 10: THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH TỰ NHẬN THỨC BẢN THÂN I.Mục tiêu giáo dục: Giúp học sinh : 1. Kiến thức: Nhận thức rõ hơn giá trị của tình bạn, tình yêu và gia đình; xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và gia đình. 2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng ứng xử phù hợp, đúng mực trong tình bạn, tình yêu và gia đình. 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình, bạn bè. Bồi dưỡng cho học sinh nhu cầu xây dựng một tình bạn, tình yêu trong sang. II. Phương tiện thực hiện: - Sử dụng máy chiếu, âm thanh , viết kịch bản chương trình dưới dạng một cuộc thi tìm hiểu giữa các tổ trong lớp. III. Cách thức tiến hành: - Giáo viên : + Chuẩn bị nội dung giáo án liên quan đến chủ đề hoạt động (Xây dựng thể lệ thi, các nội dung và yêu cầu của cuộc thi, chuẩn bị sẵn các câu hỏi và một số tài liệu cần thiết) + Hướng dẫn và phân công học sinh chuẩn bị . + Cùng học sinh thực hiện tiết hoạt động NGLL. -Học sinh : + Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên ( phân công người dẫn chương trình, trang trí lớp, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, chuẩn bị hoa và quà tặng, tìm hiểu kiến thức liên quan đến chủ đề, xây dựng một tiểu phẩm về chủ đề tình bạn, tình yêu, gia đình . . .) + Cùng với GVCN thực hiện tiết NGLL. IV. Tiến trình: Tiết 1: 1. Ổn định lớp. 2. Tổ chức hoạt động. - GVCN nêu mục đích của tiết hoạt động NGLL và công bố thể lệ cuộc thi. - Giới thiệu một học sinh làm người dẫn chương trình. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: + Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. + Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn. + Hát một bài hát tập thể . + Khai mạc cuộc thi. (Giới thiệu các đội thi, BGK, cách thi và cho điểm). Hát một bài hát tập thể do cả lớp cùng hát ( bài hát “ Mái trường mến yêu” hoặc “ Ngồi lại bên nhau” . . .) II. NỘI DUNG : - HS dẫn chương trình giới thiệu phần thi thứ nhất liên quan đến chủ đề tình bạn, tình yêu. HS cả lớp cùng tham gia. GV theo dõi , nhận xét và cho điểm từng đội thi. 1. Phần thi thứ nhất: Hiểu ý đồng đội - Thể lệ: 4 tổ làm thành 4 đội. Mỗi đội cử 02 HS chọn gói câu hỏi (01 HS gợi ý, 01 HS đoán từ- không được dùng tiếng Anh, không được nói trùng từ đã cho). Mỗi từ đúng được 10 điểm. - Gói câu hỏi: + Gói 1: Lý Thông, bạn học, bạn đời, phản bạn, Bồ câu. + Gói 2: Chung thuỷ, đơn phương, điểm hẹn, ghen, tương tư. + Gói 3: Hạnh phúc, ông nội, kết hôn, hoà thuận, bất hiếu. + Gói 4: Quả táo, trái tim, ông bà, hiếu thảo, valentine. - Hết mỗi gói câu hỏi, người dẫn chương trình sẽ đọc lại nội dung ý nghĩa, điển tích của từng từ trong gói câu hỏi . HS làm quen với những khái niệm đầu tiên về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình. Văn nghệ 2. Phần thi thứ 2: Chiếc nón kỳ diệu - HS dẫn chương trình giới thiệu phần thi thứ hai liên quan đến chủ đề tình bạn, tình yêu. HS cả lớp cùng tham gia. GV theo dõi , nhận xét và cho điểm từng đội thi. - Thể lệ: Các đội lần lượt đoán các chữ cái trong ô chữ. Mỗi chữ cái đúng được 10 điểm. Nếu còn lại ít nhất 03 chữ cái trong mỗi ô chữ, đội nào đoán đúng ô chữ được 50 điểm. Vòng 1: Một trong những quyền cơ bản trong tình bạn, tình yêu B I N H Đ Ă N G Vòng 2: Đây là một phẩm chất cần có để đảm bảo tình yêu, hôn nhân luôn bền chặt. C H U N G T H U Y Văn nghệ ( kết thúc tiết 1) - Quyền cơ bản trong tình bạn, tình yêu : sự bình đẳng. - Phẩm chất cần có để dảm bảo cho tình yêu và hôn nhân luôn bền chặt : long chung thủy. Tiết 2: 1. Ổn định lớp. 2. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: + Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình. + Giới thiệu đại biểu, ban cố vấn. + Hát một bài hát tập thể . + Khai mạc cuộc thi. (Giới thiệu các đội thi, BGK, cách thi và cho điểm). Hát một bài hát tập thể do cả lớp cùng hát ( bài hát “ Mái trường mến yêu” hoặc “ Ngồi lại bên nhau” . . .) II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ( tiếp theo tiết 1) 3. Phần thi thứ 3: Trả lời...nhận ». - Nếu đồng ý: nên rủ thêm một số bạn nữa cùng đi chung. - Nếu không đồng ý: Lựa lời từ chối khéo (bận công việc) tránh gây tự ái hay hiểu lầm cho bạn. - Trả lời : Bạn chờ lúc mẹ vui ấy rồi giải thích cho mẹ hiểu là bạn với bạn ấy chỉ là bạn thân với nhau , tâm sự và giúp đỡ nhau trong học tập. Hay nhân dịp nào rủ các bạn về nhà học nhóm và giới thiệu từng bạn cho mẹ biết mẹ sẽ an tâm hơn. III. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: + Tổng kết 03 phần thi của các đội. + Trao thưởng cho các đội. IV.Củng cố và dặn dò - GVCN tổng kết lại các hoạt động, nhận xét điểm mạnh, điểm yếu chung của cả lớp. - Lấy kết quả thi làm điểm đánh giá cho học sinh. - Tìm và đọc các tư liệu nói về tình bạn, tình yêu và gia đình. RÚT KINH NGHIỆM: Chủ đề của hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 11: THANH NIÊN VỚI CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 –GIAO TIẾP XÃ HỘI SMARTPHONE TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI tiết) ( Lồng ghép hướng nghiệp chủ đề “ Nghề dạy học”) MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: - Học sinh hiểu được vai trò của cách mạng 4.0. - Hiểu được vai trò của smartphone trong đời sống, biết lợi ích và tác hại của smartphone đối với bản thân. 2.Kĩ năng: - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai, thích ứng được với thời đại công nghệ 4.0. - Biết lợi dụng vai trò của smartphone để làm cho nó có ích hơn trong cuộc sống của bản thân 3.Thái độ: Có thái độ đúng đắn, tích cực tìm hiểu về cuộc cách mạng 4.0, về vai trò, lợi ích của smartphone trong đời sống. HÌNH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN: - Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong cách mạng 4.0. - Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Giáo viên: - Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận (Cho hs tìm hiểu trên mạng) - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến cuộc cách mạng 4.0, về smartphone để cung cấp cho hs. - Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động. - Phân công nhiệm vụ cho học sinh. - Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận Học sinh: - Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động. - Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: Ổn định lớp: Khởi động: -Lớp phó phong trào tuyên bố lý do, giới.thiệu đại biểu,.tên chủ đề hoạt động tháng 11. - Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên: bài hát nối vòng tay lớn Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG KIẾN THỨC Thanh niên với cuộc cách mạng 4.0 Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách mạng 4.0 (Nhóm) (20p) -HS thảo luận và phát biểu ý kiến (đại diện nhóm trình bày bằng giấy rôki hoặc là pp) 1) Cách mạng 4.0 là gì?Cách mạng 4.0 diễn ra trên các lĩnh vực nào? -Nhóm 1: GV cử đại diện bất kì trong nhóm lên trình baỳ. Yêu cầu các nhóm chú ý để đặt câu hỏi. - Nhóm 1 trình bày xong. NDCT mời các nhóm đặt câu hỏi. - Nhóm 1 trả lời các câu hỏi. - Gv chuẩn nội dung, Cho học sinh xem một số hình ảnh về các lĩnh vực trong cách mạng 4.0. 2) Những cơ hội và thách thức của Cách mạng 4.0? Nhóm 2: Đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm đặt câu hỏi. - Nhóm 2 trả lời các câu hỏi. - Gv chuẩn kiến thức. Chiếu hình ảnh về rôbốt làm thay việc của con người trong nhà máy...... 1. Tìm hiểu về cách mạng 4.0 - "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". - Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. * Cơ hội và thách thức của Cách mạng 4.0 Khả năng tương tác: Khả năng giao tiếp và kết nối của những cỗ máy,thiết bị,máy cảm biến và con người kết nối và giao tiếp với nhau qua mạng lưới vạn vật kết nối internet hoặc mạng lưới vạn người kết nối internet. Minh bạch thông tin: Khả năng của những hệ thống thông tin để tạo ra 1 phiên bản ảo của thế giới thực tế bằng việc làm giàu những mô hình nhà máy kỹ thuật số bằng dữ liệu cảm biến. Điều này yêu cầu sự tập hợp những dữ liệu cảm biến thô đến thông tin ngữ cảnh có giá trị cao hơn. Công nghệ hỗ trợ: Đầu tiên khả năng của những hệ thống hỗ trợ con người bằng việc tập hợp và hình dung thông tin một cách bao quát cho việc tạo những quyết định được thông báo rõ ràng và giải quyết những vấn đề khẩn cấp qua những ghi chú ngắn gọn. Thứ nhì, khả năng của những hệ thống không gian mạng-vật lý để hỗ trợ con người thực hiện những nhiệm vụ cái mà không dễ chịu, tố...ếc smartphone, nghe nhạc và chụp ảnh là những chức năng cơ bản không thể thiếu. Còn nếu muốn tra từ điển hay chơi game, bạn chỉ cần truy cập vào kho ứng dụng và tải về mọi thứ cần thiết. Lợi ích của smartphone: -Note lại những điều cần thiết mà không cần giấy bút. - Việc kết nối trở nên dễ dàng và sinh động hơn trước. - Thanh toán hóa đơn dễ dàng. - Giải trí và làm việc trở nên dễ dàng hơn. - Tìm đường trở nên dễ dàng hơn với điện thoại có định vị GPS. - Giết thời gian dễ dàng hơn. - Lên kế hoạch chuẩn xác. - Tính năng selfie hấp dẫn. Mặt hạn chế của smartphone: - Lạm dụng smartphone quá nhiều sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe: các căn bệnh về mắt, hội chứng mất ngủ triền miên, gây trầm cảm, lo âu., làm giảm trí nhớ, suy giảm hệ thống miễn dịch,. - Smartphone khiến con người bị lệ thuộc vào nó. Nó thường trực trong túi khi bạn thức, và nằm ngay đầu giường khi bạn ngủ. Ngay cả khi tắm rửa hay làm những chuyện "tế nhị", người ta cũng đã quen "kéo" smartphone đi cùng. Ít nhiều, với chiếc "dế cưng", người dùng đã gián tiếp bị giám sát mọi lúc mọi nơi – miễn là có mở máy. Cùng với sự phát triển của các mạng xã hội như Twitter, Facebook... người dùng cũng đang đánh mất dần những thói quen giao tiếp truyền thống với bạn bè, người thân và gia đình mà chỉ chăm chú vào màn hình điện thoại như hiện nay. Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ - Lớp phó phong trào giới thiệu nguyên tắc trò chơi. Mỗi nhóm được quyền chọn 1 hàng ngang hoặc hàng dọc và đoán nội dung của hàng đó. Mỗi đáp án đúng nhóm đó sẽ được cộng 20 điểm. Nội dung câu hỏi như sau: Ngày nay, con người thường sử dụng smartphone để thay thế những phương tiện nào trong cuộc sống? Đ M A Y A N H S O N M A Y C H O I G A M E H L A P T O P I V I Đáp án: Đồng hồ Tivi Máy ảnh số Máy chơi game Laptop. -GV tổng kết số điểm của 4 nhóm qua 2 vòng chơi và phát thưởng. Những con số biết nói: Theo một thống kê mới đây: - Hơn một nửa số người dùng (54%) cho biết họ coi điện thoại như một chiếc đồng hồ báo thức hàng ngày. Gần 1/2 người dùng điện thoại (46%) cho hay chiếc smartphone của họ đã thế chỗ cho những chiếc đồng hồ đeo tay truyền thống. - 3/5 số người dùng (39%) lựa chọn smartphone thay vì phải động tới một chiếc máy ảnh số. - Hơn 1/4 người dùng cho biết họ dùng smartphone thay cho những chiếc laptop đầy phức tạp (28%). - Một phần mười số người dùng smartphone thì lại sử dụng cho mục đích chơi game thay vì phải cần tới những chiếc máy chơi game cầm tay như PSP hay Nintendo DS. - Không chỉ có vậy, mọi thứ dường như thay đổi quá nhanh khi cứ 20 người sở hữu smartphone thì có 1 trong số họ dùng chúng cho mục đích xem tivi hay đọc sách (6%). Tìm hiểu nghề dạy học Hoạt động 1: Tìm hiểu về ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học GV cho HS thảo luận các câu hỏi: ?Nghề dạy học có tầm quan trọng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. HS thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời: Nếu không có nghề dạy học thì không đào tạo được các công nhân lành nghề, có tri thức để phục vụ cho nhu cầu của xã hội. GV tổng kết, nhận xét ?Tại sao nói nghề dạy học có ý nghĩa chính trị – xã hội? HS trả lời: Công nhân không có tay nghề ® xã hội kém phát triển ® không có việc làm ® tệ nạn xã hội (trộm, cắp, đánh bạc) GV: Chúng ta phải có nguồn nhân lực có tay nghề cao mới có thể làm ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đủ sức cạnh tranh trên thị thường khu vực và quốc tế ® đời sống nhân dân sẽ được no đủ, xã hội ổn định, chế độ vững chắc. Ngược lại thì xã hội mất ổn định, đất nước có nguy cơ tụt hậu. ?Em hiểu như thế nào về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”? 1/- Sơ lược hình thành nghề dạy học: -Nghề dạy học bắt đầu từ rất xưa: +Thời kỳ đồ đá con người truyền thụ kiến thức cho nhau dưới dạng cha truyền con nối. +Thời kỳ công trường thủ công truyền thụ kiến thức dưới dạng kèm cặp từng cá nhân tại nơi làm việc. +Khi xã hội ngày càng phát triển thì truyền thụ theo hình thức tổ, nhóm. +Ngày nay nâng dần lên thành trường, lớp. 2/- Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học: *Ý nghĩa kinh tế: -Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng coi “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” -Có nguồn nhân lực được đào tạo thì nền kinh tế và xã hội mới phát triển được. Chính nguồn nhân lực này trong những năm gần đây làm cho bước tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) trung bình từ 6,5% đến 8% năm. *Ý nghĩa chính trị. -Nếu không có nghề dạy học thì không có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Khi kinh tế kém phát triển thì người lao động thiếu hoặc không có việc làm, tệ nạn xã hội nảy sinh, xã hội mất ổn định, đất nước có nguy cơ tụt hậu. -Nước ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, “không thầy đố mày làm nên”. Mỗi người trước khi vào đời, ai cũng phải đến trường để học văn hóa và nghề. Các nhân tài xuất chúng đều từ nhà trường mà ra. Ông Phạm Văn Đồng có nói: “Nghề dạy học là nghề cao q...học sinh với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ trách nhiệm và bổn phận của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Hiểu được các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma túy; tác hại của tệ nạn xã hội với mỗi cá nhân, gia đình và sự phát triển của xã hội. - Hiểu được ý nghĩa của ngày Quốc phòng toàn dân, ngày thành lập QĐNDVN. 2. Kỹ năng: - Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy định về nề nếp học tập, những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng. - Tích cực, chủ động học tập và rèn luyện để có thể làm tròn trách nhiệm và bổn phận của thanh niên học sinh đối với Tổ quốc. 3. Thái độ: - Tin tưởng ở đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng và Nhà nước vạch ra. Sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường và địa phương tổ chức. - Có thái độ tích cực lên án, đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. II. Phương pháp thực hiện: - Thảo luận và thi hùng biện về trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Thi kể chuyện về những tấm gương anh hùng liệt sĩ còn trong độ tuổi thanh niên đã hy sinh xương máu của mình để giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân ; về những tấm gương thanh niên thành đạt trong nghề nghiệp, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. - Cuộc thi “Những nốt nhạc vui” : thi hát những bài hát mà chủ đề nói về tinh thần xông pha cống hiến, không ngại khó khăn, gian khổ, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp của thanh niên Việt Nam, thi đoán tên bài hát, tên tác giả bài hát với chủ đề nói về thanh niên. - Thi hái hoa dân chủ (có cả câu hỏi trắc nghiệm có 3 đến 4 phương án trả lời, trong đó có 1 phương án đúng và câu hỏi ngắn, câu hỏi dưới dạng tình huống) về chủ đề thanh niên và nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội. - Thi tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Quốc phòng toàn dân 22 – 12 – 1944, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Báo cáo thu hoạch về truyền thống anh hùng của quân dân cả nước nói chung và địa phương nói riêng, thi tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của một số anh hùng dân tộc. - Báo cáo chuyên đề về tìm hiểu hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Thi hiến kế về các giải pháp bảo vệ môi trường, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở một số địa phương. III. Cách thức tiến hành: 1. Giáo viên - Cung cấp cho học sinh những kiến thức về pháp luật : + Luật Nghĩa vụ quân sự (Đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005). + Bộ Luật hình sự 1999. + Luật Phòng chống ma túy. + Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xử lý học sinh, sinh viên liên quan đến tệ nạn ma túy. + Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. + Chủ trương, chính sách của Đảng đối với thế hệ trẻ (Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X). + Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Giáo dục, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - Một số tài liệu, câu hỏi trắc nghiệm và đáp án, câu hỏi ngắn (có tính chất gợi ý, tham khảo) về các tệ nạn xã hội : mại dâm, ma túy (tài liệu giáo dục phòng, chống ma túy và chất gây nghiện trong trường học) ; cung cấp cho học sinh những tài liệu nói về bệnh HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, soạn một số câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh thi hái hoa dân chủ. - Giao một số chủ đề cho học sinh chuẩn bị thảo luận và thi hùng biện. - Soạn một số tình huống có thể gặp trong thực tế để các em tập xử lý nhằm khắc sâu hiểu biết : mại dâm, ma túy là các tệ nạn xã hội rất nguy hiểm, lứa tuổi vị thành niên rất dễ mắc phải nếu không cảnh giác với sự cám dỗ của những kẻ xấu và ngay cả với chính mình. - Gợi ý cho học sinh khẳng định vai trò của Đoàn Thanh niên, trách nhiệm của bạn bè với nhau và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình trong việc phòng chống các tệ nạn trên. - Gợi ý cho học sinh chuẩn bị một số câu hỏi thi tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Quốc phòng toàn dân, gợi ý cho học sinh viết thu hoạch về truyền thống anh hùng của quân dân cả nước nói chung và địa phương nói riêng. - Thông báo cho học sinh những nội dung cần tìm hiểu về công tác bảo vệ môi trường ở địa phương như : + Bảo vệ nguồn nước sạch để đảm bảo cho sinh hoạt. + Bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường và ở nơi cư trú. + Bảo vệ không khí để không bị ô nhiễm. + Bảo vệ đồng ruộng. + Bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta. (Học sinh tự chọn hoặc phân công tìm hiểu các nội dung trên). 2. Học sinh - Chuẩn bị tốt các chủ đề, nội dung thảo luận, thi hùng biện, giải quyết một số tình huống đã gợi ý. Chuẩn bị nội dung thi kể chuyện, sưu tầm những bài hát có chủ đề về thanh niên, chuẩn bị tổ chức cho cuộc thi (lập Ban giám khảo cuộc thi, thể lệ cuộc thi, cách cho điểm, phần thưởng). - Phân công các bạn đọc các tài liệu có liên quan. - Chuẩn bị một số câu hỏi trắc nghiệm, tình huống theo gợi ý của giáo viên, chuẩn bị quà tặng. - Chuẩn bị các thắc mắc (nếu có) để nêu ra cho các bạn và thầy, cô giáo g..., nhân phẩm và danh dự (Điều 14, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ; Điều 71, Hiến pháp). + Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 15, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em - trẻ em là người dưới 16 tuổi ; Điều 61, Hiến pháp). + Quyền được học tập (Điều 16, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ; Điều 10, Luật Giáo dục ; Điều 59, 66 Hiến pháp). + Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch (Điều 17, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). + Quyền được phát triển năng khiếu (Điều 18, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). + Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội (Điều 20, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). + Quyền tham gia đóng góp cho phong trào thanh niên của nhà trường tại nơi cư trú * Trách nhiệm: + Tôn trọng, chấp hành pháp luật, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nội quy, quy định của nhà trường. + Trách nhiệm, nghĩa vụ học tập và rèn luyện để chuẩn bị bước vào cuộc sống. + Tham gia các hoạt động xây dựng xã hội: bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường. + Yêu lao động, yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. (Điều 21, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em). + Trách nhiệm tham gia đóng góp các phong trào thanh niên của nhà trường, tại nơi cư trú. + Rèn luyện một số kỹ năng sống để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống và tự bảo vệ mình. + Trách nhiệm tuyên truyền, vận động những người xung quanh thực hiện nghĩa vụ của người công dân đối với địa phương, đất nước. + Thực hiện nghĩa vụ của người công dân, học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa. + Giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. II. Thanh niên và nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội. - Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, lệch với chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm nghiêm trọng đạo đức, pháp luật. Đó là mối nguy hại to lớn sẽ phá vỡ thuần phong mỹ tục, hủy hoại hệ thống xã hội văn minh. Các tệ nạn xã hội thường gặp hiện nay như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, - Mỗi thanh niên học sinh phải tự nâng cao ý thức cá nhân, tự mình tìm hiểu về những mối nguy hại to lớn của tệ nạn xã hội để biết cách phòng tránh, tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục của nhà trường, địa phương, xã hội,... III. Kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân + Ý nghĩa: Kỷ niệm ngày Quốc phòng toàn dân là ngày ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta, nêu cao tinh thần đoàn kết, cảnh giác với các thế lực thù địch để bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, củng cố và phát huy tinh thần, trách nhiệm của công dân trong việc tham gia bảo vệ Tổ quốc. IV. Báo cáo thu hoạch về tìm hiểu hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương + Bảo vệ môi trường bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của con người, xã hội loài người, phòng chống được các căn bệnh hiểm nghèo do ô nhiễm môi trường gây ra. + Bảo vệ môi trường là một trong những điều kiện để kinh tế của mỗi quốc gia phát triển bền vững. => Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu, là trách nhiệm của tất cả mọi người. Học sinh một mặt phải bảo vệ môi trường, mặt khác phải vận động mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường, trước hết là giữ cho nhà trường và nơi cư trú luôn xanh, sạch, đẹp. Củng cố: - Chỉ có đoàn kết toàn dân mới có thể chiến thắng được các kẻ thù xâm lược. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự đoàn kết của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Mỗi người Việt Nam chúng ta đều rất tự hào về truyền thống vẻ vang của đân tộc. Mỗi người dân đều có trách nhiệm phấn đấu, rèn luyện để giữ vững và phát huy truyền thống của dân tộc. - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả mọi người. Trách nhiệm cụ thể của học sinh: giữ cho gia đình, làng xóm, trường lớp luôn sạch đẹp ; bên cạnh đó cùng gìn giữ môi trường văn hóa trong nhà trường và nơi công cộng ; không nói tục, chửi thề, không vứt rác bừa bãi - Nhấn mạnh tác hại của ma túy, mại dâm, xác định rõ thanh niên học sinh phải kiên quyết bài trừ ma túy, mại dâm - Tuyên dương cá nhân học sinh hoặc đội trả lời xuất sắc các câu hỏi, chủ đề. Dặn dò: Học sinh chuẩn bị trước chủ đề hoạt động tháng 01: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. V. Rút kinh nghiệm: Chủ đề hoạt động tháng 1 TÌM HIỂU NÉT ĐẸP TRONG VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM. I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh nắm được: 1.Kiến thức: Nhận thức được bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc. Trân trọng nền văn hoá dân tộc, quyết tâm duy trì và phát triển những nét riêng và độc đáo của nền văn hoá dân tộc; kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện của sự lai căng vă... Tổng kết chung (4 phút) -Mời ban cố vấn nhận xét chung. -Tổng kết phát thưởng. -Phỏng vấn nhanh 1 bạn trong lớp vể bài học. - - Việt Nam với 54 dân tộc khác nhau đã gắn bó với nhau lâu đời. Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có những phong thái riêng, lối sông riêng và nhất là thể hiện ở cách ăn mặc mang đậm màu sắc của dân tộc mình. - Các kiểu trang phục của các dân tộc là đa dạng, phong phú. Tuy khác nhau, nhưng nó đều là sự hội tụ của văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam. Việc trình diễn trang phục tuổi thanh niên của một sô dân tộc Việt Nam là dịp tốt để học sinh là người có văn hóa (không nói những lời thô tục, không ăn mặc thiếu lành mạnh, làm hạ thấp giá trị của mình) Giúp HS nhận biết được một số trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam. HS có thể tự mình suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân. Điều này giúp HS nhận thức và giữ gìn được bản sắc dân tộc Việt Nam. HS cũng có thể nhận thức và lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi của mình. 4. Củng cố: Thông qua hoạt động biểu diễn thời trang vừa giúp các em giải trí, đồng thời cũng giúp các em hiểu biết thêm về bản sắc văn hóa dân tộc giữa các vùng miền. 5. Dặn dò:Tìm hiểu thêm về ý nghĩa một số trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chuẩn bị bài tiếp theo - Phát thanh “Những bài dân ca các dân tộc Việt Nam”. . V. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. CHỦ ĐỀ THÁNG 2 THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG TIẾT 1: BÀI: TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh nắm được: - Sau khi thực hiện xong chủ đề này, học sinh có nhận thức đúng đắn về lý tưởng cách mạng mà Đảng đã vạch ra: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và xác định được trách nhiệm của bản thân là phải góp phần thực hiện lý tưởng cách mạng đó. - Có thái độ tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng cách mạng mà Đảng đã chỉ ra, tích cực tham gia các hoạt động nhăm thực hiện lí tưởng đó. - Có hoài bão, ước mơ cho tương lai của mình, có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu để thực hiện ước mơ đó. - Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân. - Liên hệ bản thân để có sự phấn đấu trong học tập và tu dưỡng. II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: tổ chức hoạt động nhóm, tập thể, sử dụng tranh ảnh, powerpoint. Hoạt động 1: Tóm tắt cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Hoạt động 2: Giải ô chữ cách mạng. Hoạt động 3: Hái hoa dân chủ. Hoạt động 4: Trò chơi “ ai nhanh hơn”. III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: Giáo viên: chuẩn bị bài giảng, tổ chức các hoạt động nhóm, tập thể, cá nhân, sử dụng dụng cụ dạy học trực quan sinh động (tranh ảnh, video,vv.). Giáo viên chuẩn bị các tài liệu liên quan đến lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, về tuổi trẻ và hoạt động cách mạng của Bác Hồ. Chuẩn bị ô chữ, quà, bài hát. Học sinh: chuẩn bị tài liệu về chủ đề liên quan, tham gia thảo luận tích cực. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Thời gian Nội dung và hình thức hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2’ Khởi động Cả lớp hát bài “Nối vòng tay lớn”. Bắt nhịp cho học sinh hát. Giới thiệu cho học sinh bốn hoạt động sẽ diễn ra trong buổi sinh hoạt ngày hôm nay. Hát tập thể 10’ 10’ 10’ 10’ Hoạt động 1 Nói về cuộc đời và hoat động của Bác. Hoạt động 2 Chơi ô chữ Luật chơi: Chia lớp thành 4 đội. Có 8 hàng ngang. Lần lượt từng đội chọn 1 hàng ngang bất kỳ, trả lời đúng thì được 5 điểm, sai thì các đội khác giơ tay giành lượt trả lời. Sau khi 4 hàng ngang được mở ra, các đội được quyền đoán từ khóa, nếu trả lời sai thì bị loại khỏi trò chơi. Trả lời đúng từ khóa được 20 điểm. Từ khóa là từ gồm 8 chữ cái được tô đỏ ở mỗi ô hàng ngang, sắp xếp không theo trật tự, liên quan đến chủ đề ngày hôm nay. ( xem phụ lục 1 ) Hoạt động 3: Kiểm tra kiến thức của học sinh qua những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tuổi trẻ và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ. ( Xem phụ lục 2) Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai nhanh hơn” Luật chơi: Mỗi đội cử hai đại diện, một người sẽ bị bịt mắt và đút sữa chua cho người còn lại trong vòng 1 bài hát. Đội nào nhanh nhất thì được 20 điểm, về nhì 15 điểm, về ba 10 điểm, về tư 5 điểm. Dẫn dắt lớp vào chủ đề sinh hoạt. Đặt vài câu hỏi liên quan tới Bác cho học sinh tr... Phan Chu Trinh, Phan Thiết 4. Củng cố: - Kết thúc các hoạt động, giáo viên hỏi xem cảm nghĩ của học sinh về tiết sinh hoạt này. Qua đó, giáo viên hỏi ngẫu nhiên một vài em về bổn phận và trách nhiệm của học sinh phải làm gì để góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; vì hạnh phúc, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ. 5. Dặn dò: Mỗi học sinh cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội, đối với các anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc . Từ đó phát huy được tinh thần tích cực, sáng tạo trong học tập cũng như trong cuộc sống hằng ngày, vượt mọi khó khăn để vươn lên , là 1 công dân có ích cho nước nhà. V. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Chủ đề hoạt động tháng 3 THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP NGHỀ TƯƠNG LAI CỦA TÔI ( Lồng ghép hướng nghiệp) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được Kiến thức: Giải thích được cơ sở của việc chọn nghề cần có sự phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. Kỹ năng: Thiết lập kế hoạch" nghề nghiệp tương lai của tôi" phù hợp với năng lực hứng thú nghề nghiệp của bản thân. Thái độ: Chủ động, tự tin trong việc đề ra kế hoạch thực hiện ước mơ của mình. II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: Thảo luận nhóm + thuyết trình minh họa. III.CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: * Giáo viên: - Thiết kế " Phiếu điều tra xu hướng nghề nghiệp". - Định hướng trước cho các nhóm HS hình thức & nội dung buổi thảo luận. - Tham khảo tài liệu có liên quan. * Học sinh: - Chuẩn bị ý kiến của mình về vấn đề xu hướng nghề nghiệp. - Chuẩn bị trò chơi sao cho hợp với chủ đề; những bài hát về nghề nghiệp... IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU NỘI DUNG VÀ MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ. - Giới thiệu mục tiêu chủ đề. - Tổ chức lớp theo nhóm. - Giao nhiệm vụ hoạt động cho từng nhóm. - Phân công từng cá nhân trong nhóm. HOẠT ĐỘNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP HỌC SINH. - Chúng ta ôn lại cơ sở của việcchọn nghề tối ưu là gì? - Ôn lại kiến thức, thảo luận trả lời trong 5 phút qua các câu hỏi: Hứng thú là gì? Hứng thú nghề nghiệp được hình thành khi nào? Chúng ta có thể điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp được hay không? Mức độ hứng thú của mỗi người có như nhau không? - Mời các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến của mình. - Sau khi các đại diện trình bày ý kiến. Xin mời các ý kiến bổ sung. - Sau cùng xin mời GVCN tổng kết. - Mỗi cá nhân hoàn thành phiếu điều tra xu hướng nghề nghiệp; nộp cho nhóm trưởng. Nhóm trưởng tổng hợp lại; nộp cho LT. LT tổng kết; gửi lại GV. HOẠT ĐỘNG 3: LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI( KẾ HOẠCH 2 NĂM CỦA TÔI). - Tại sao chúng ta cần có lập kế hoạch nghề nghiệp tương lai? Lập KHNN là gì? Thực hiện KHNN như thế nào? - Mời các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. - Các nhóm trình bày ý kiến. Cá nhân nhận xét, bổ sung. - Mời GVCN nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS lập " Bản KHNN tương lai" ( mẫu GV làm sẵn). - Phát mỗi HS 1 bản KHNN tương lai ( kế hoạch 2 năm của tôi). - Hoàn thành bản KHNN. Nộp lại cho nhóm trưởng. - Mời các bạn đại diện mỗi nhóm đọc bất kỳ bản kế hoạch nào để cả lớp tham khảo. - Mời GVCN nhận xét. - Mơ ước, hy vọng cuộc sống lao động, học tập của em trong 2 năm sau sẽ như thế nào? gọi bất kỳ HS nào. è Để đạt được điều đó các em cần phải: Tham gia 1 số hoạt động NGLL – GDHN đầy đủ; các buổi học chính khóa, học bù; các buổi lao động sản xuất cùng gia đình nhằm tăng thu nhập các nhân... Có KH cụ thể để phấn đấu trong học tập, trong tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe... Sưu tầm tài liệu liên quan đến việc chọn nghề. HOẠT ĐỘNG 4: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VĂN NGHỆ - KẾT THÚC BUỔI THẢO LUẬN. - Để góp phần cho hoạt động thêm phần hấp dẫn; xin mời các nhóm xây dựng 1 tiểu phẩm vui có liên quan đến việc chọn nghề. - Các nhóm có thể chọn nghề nào đó chiếm số lượng cao trong bản kế hoạch nghề nghiệp, xây dựng tiểu phẩm ngắn.( có thể xây dựng tình huống mời nhóm khác trả lời)... - Mời các nhóm lần lượt trình bày tiểu phẩm. Mỗi nhóm có 3 phút. - Cảm nghĩ của các bạn như thế nào qua buổi thảo luận này? - Mời bất kỳ HS phát biểu ý kiến. - GV sơ kết hoạtđộng. F Thế giới nghề nghiệp là rất rộng lớn, hàng trăm nghề khác nhau ; hàng năm có nhiều nghề mới mất đi & nhiều nghề mới xuất hiện. Cá nhân không thể phù hợp, hứng thú với tất cả các nghề; ...ghị và hợp tác. - Hoạt động 3: Theo dõi thông tin thời sự về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước và khu vực ASEAN - Từng cá nhân suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến của mình để trình bày tại cuộc tọa đàm, sưu tầm tư liệu, thu nhận thông tin và chuẩn bị ý kiến IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Giảng bài mới: GV nói: “Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được xem là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết giữa các nước trong khu vực. Vậy ASEAN được thành lập nhằm hướng đến những mục tiêu gì? ASEAN có cơ chế hợp tác ra sao? Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt được những thành tựu và đang phải đối mặt với những thách thức nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC - Khởi động, giới thiệu đại biểu, tên chủ đề hoạt động tháng 4. Hát một bài hát có nội dung ca ngợi hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. VD bài hát “Lớp chúng mình”, hoặc “Nối vòng tay lớn” hoặc “Thanh niên làm theo lời Bác” *Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN Hình thức: thuyết trình, xem video 1 nhóm HS được phân công chuẩn bị sẽ thuyết trình, giải đáp thắc mắc và phản biện câu hỏi của HS trong lớp. ´Câu hỏi: Tại sao đến thời điểm này, Đông Timor vẫn chưa được gia nhập ASEAN? ´Câu hỏi: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?”. ´Câu hỏi: Nêu những thách thức mà Việt Nam cần phải vượt qua trong quá trình hội nhập ASEAN hiện nay? Hãy thử đề xuất một số giải pháp để chuyển những thách thức ấy thành cơ hội cho Việt Nam khi tham gia vào ASEAN. *Hoạt động 2: Thi “Trả lời nhanh” Phần II: GV: Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Các nước muốn gia nhập vào ASEAN phải thỏa mãn tất cả các tiêu chí, trừ tiêu chí nào sau đây : A.Có vị trí nằm trong khu vực Đông Nam Á B. Được tất cả các nước thành viên ASEAN công nhận C. Có thể chế phù hợp D. Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương Câu 2. ASEAN không nhằm đạt được mục tiêu nào sau đây: A. Duy trì hòa bình, an ninh, ổn định khu vực B. Xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất duy nhất C. Hình thành một khối phòng thủ chung D. Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN Câu 3. Các quốc gia thành viên của ASEAN: Có quyền và nghĩa vụ bình đẳng Có quyền bình đẳng và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của mỗi nước Có quyền và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Có quyền và nghĩa vụ khác nhau tùy thuộc vào thời điểm gia nhập Câu 4. Trong biểu tượng của ASEAN, mười bó lúa tượng trưng cho: 10 quốc gia thành viên ASEAN Ưu tiên của ASEAN về hợp tác nông nghiệp Trọng tâm hợp tác của ASEAN là về sản xuất lúa gạo 10 mục tiêu hợp tác chính của ASEAN Câu 5. Nguyên tắc nào sau đây không phải là một nguyên tắc hoạt động của ASEAN: Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình; chỉ được phép sử dụng vũ lực khi được tất cả các nước thành viên nhất trí. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN Tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, và đẩy mạnh công bằng xã hội. Câu 6. Khẩu hiệu của ASEAN là gì? Một Tầm nhìn, một Bản sắc, một Cộng đồng Một Tầm nhìn, một Cộng đồng, một Khu vực Một Cộng đồng, một Tầm nhìn, một Tương lai Một Cộng đồng, một Bản sắc, một Tương lai Câu 7. Phương thức ra quyết định chính của ASEAN là gì? Tham vấn và biểu quyết Tham vấn và đồng thuận Biểu quyết và bỏ phiếu Bỏ phiếu và đồng thuận Câu 8. Khu vực ASEAN có khoảng bao nhiêu triệu người? 300 400 500 600 Câu 9. Năm 1967, 5 quốc gia nào đã tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á? Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Thái Lan Indonesia, Malaysia, Brunei, Singapore, Myanmar Indonesia, Malaysia, Brunei, Myanmar, Philippines Câu 10. Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017 là người quốc gia nào? Việt Nam Indonesia Thái Lan Myanmar Phần III: TRÒ CHƠI Ô CHỮ GV: GV đưa ra nội quy của trò chơi, đọc câu hỏi: Câu 1: Hàng ngang số 1 có 7 chữ cái, đây là tên quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng đầu trên thế giới. Câu 2: Hàng ngang số 2 có 7 chữ cái, đây là tên của quốc gia có biểu tượng sau: Câu 3:Hàng ngang số 3 có 9 chữ cái, đây là tên của quốc gia đựơc xem là đất nước của vạn đảo Câu 4: Hàng ngang số 4 có 8 chữ cái, đây là quốc gia ở khu vực Đông nam á có một nữa diện tích ở lục địa và một nữa kia ở hải đảo. Câu 5:Hàng ngang số 5 có 8 chữ cái, đây là quốc gia đã tổ chức thành công ngày hội văn hoá thể thao khu vực Đông nam á (Seagame) lần thứ 23. ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại gi...đội lên bắt thăm chọn gói câu hỏi cho mình. mỗi đội cử 3 bạn lên để thực hiện trong vòng 01 phút bằng cách: một bạn làm động tác hít đất lien tục, một bạn đọc để bạn hít đất trả lời, người thứ ba kiểm tra lại câu trả lời đó và quyết định kết quả cuối cùng là chọn đáp án nào. mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu đúng hết 04 câu được tặng thêm 10 điểm. Gói câu hỏi 1: Câu 1: “TN là chủ tương lai của nước nhà, thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các TN”. Câu nói trên của ai? a) Các Mác b) Tôn Trung Sơn c) Lên Nin d) Hồ Chí Minh. Câu 2: Trong các phong trào giáo dục nhi đồng, theo HCM TN cần phải như thế nào? a/ tích cực b/ nhiệt tình c/lắng nghe ý kiến d/ làm kiểu mẫu. Câu 3: Điền vào chổ trống trong câu sau từ dùng của Bác Hồ: “Ngày nào cũng phải ăn cho khỏi đói, rửa mặt cho khỏi bẩn thì ngày nào cũng phải tự phê bình cho khỏi..” a/mắc khuyết điểm b/ kiêu căn c/ sai lầm d/ thất bại. Câu 4: Nhạc phẩm “Em mơ gặp Bác Hồ” là sang tác của nhạc sỹ nào? a/ Phong Nhã b/ Xuân Giao c/ Phan Huỳnh Điểu d/ Văn Cao. Gói câu hỏi 2: Câu 1: Trong bài “Nhiệm vụ của TN ta” Bác viết “ TN sẽ làm chủ nước nhà, phải học tập mãi, tiến bộ mãi mới thật là TN” Bài viết đó được đăng trên báo nào? a/ Báo nhân dân b/ sự thật c/ tiền phong d/ quân đội nhân dân. Câu 2: hoàn thiện câu sau của HCM “ Thế hệ Tn như mùa xuân, như mới mọc” a/ chồi non b/ mặt trời c/ vì sao d/ búp măng. Câu 3: Nhạc phẩm “Những bông hoa trong vườn Bác” là sang tác của ai? a/ Thuận Yến b/ Văn Cao c/Văn Dung d/ Phạm Tuyên Câu 4 : “cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa, đêm gạo đó để cứu dân nghèo” Đây là câu nói được trích trong bài viết nào của Bác? a/ thư gửi đồng bào cả nước b/ sẻ cơm nhường áo c/lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. d/ Hủ gạo cứu đói. Gói câu hỏi 3: Câu 1: 4 câu thơ “ Không có việc gì khó chỉ sợ long không bền đào núi và lắp biển Quyết trí ắt làm nên”. Được Bác đọc trong dịp nào? a/ Ghé thăm một đơn vị TN xung phong làm đường trong chiến dịch biên giới. b/ Thư gửi cho các Thanh thiếu niên cả nước trong dịp mừng xuân 1964. c/ Tại Đại hội đoàn toàn quốc lấn thứ I. d/ Trong buổi tiếp các em thiếu nhi thủ đô tại căn nhà sàn của Bác. Câu 2: Câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” được Bác nói trong dịp nào? a/ Tại Đại hội mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ II. b/Tại Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ 2. c/ Trong một lần ghé thăm một đơn vị bộ đội ta. d/ lời dặn của Bác với tướng Võ Nguyên Giáp. Câu 3: Nhạc phẩm “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” là sang tác của ai? a/Xuân Hồng b/ Triều Dâng c/ Trần Hoàn d/ Phạm Tuyên Câu 4 : TRong thư gửi TN nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết nguyên đán năm 1946 CT.HCM đã ví tuổi trẻ là gì của xã hội? a/ Sức sống b/ mùa xuân c/ tương lai d/ sức mạnh. Vòng thi thứ 2: trò chơi ô chữ: Giới thiệu thể lệ: BTC có 6 ô chữ hàng ngang và từ chìa khoá dành cho 03 đội, mỗi đội có 02 lượt chọn, mỗi hang ngang có ô chữ chìa khoá. mỗi hang ngang trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai dành cơ hội cho các đội khác trả lời, đúng được 10 điểm sai không trừ điểm; trả lời từ chìa khoá bất cứ lúc nào, trứơc gợi ý được 20 điểm, sau gợi ý 10 điểm.. Sau gợi ý 10 giây mà không trả lời được thì ô chữ đó sẽ được mở sau khi không có đội nào trả lời đúng từ chìa khoá. Hàng ngang thứ 1: gồm 13 chữ cái: đây là tập thơ nổi tiếng được Bác viết từ năm 1942-1943. Đáp: Nhật ký trong tù. Hàng ngang thứ 2: gồm 10 chữ cái: Đây là nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Đáp : Thương Cảng. Hàng ngang thứ 3: gồm 12 chữ cái : “ Trăng vào cửa sổ đòi thơ Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ này. Đáp : Tin Thắng Trận. Hàng ngang thứ 4: Gồm 6 chữ cái: Mời các bạn nghe đoạn nhạcbài hát này có tên là gì. Đáp : Lá Xanh. Hàng ngang thứ 5: Có 17 chữ cái: “Nước Việt Nam là một Dân tộc Việt Nam là một Dù cho sông cạn đá mòn Nhân dân Nam Bắc cùng chung một nhà”. Đây là 4 câu thơ được trích trong bài nào của CT.HCM gửi đồng bào cả nước năm 1963. Đáp: “ Thư chúc mừng năm mới” Hang ngang thứ 6: có 6 chữ cái: “Trời có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Đất có bốn phương: đông, tây, nam, bắc. Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Thiếu một mùa thì không thành trời. Thiuếu một phương thì không thành đất. Thiếu một đức thì không thành người.” Bạn cho biết Bác hồ muốn đề cập vấn đề gì đến con người. Đáp : Đạo Đức. Ô chìa khoá: Đây là một trong những vấn đề mà thanh niên chúng ta phấn đấu rèn luyện. Đáp : Lý tưởng. Hoạt động 2: Thi kể chuyện về Bác - HS các nhóm lần lượt lên kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và rút ra bài học qua câu chuyện kể. - GV nhận xét về các câu chuyện và bổ sung những ý còn thiếu - GV tổng kết và trao giải cho học sinh 1.Tìm hiểu về công lao của Bác đối với dân tộc: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam. Sảng lập Đảng cộng sản Việt Nam. Bác Hồ và Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi cách mạng thá
File đính kèm:
- giao_an_ngoai_gio_len_lop_10_chuong_trinh_ca_nam_truong_thpt.doc