Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học

Bài 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ (T1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Xác định được vị trí địa lí, một số địa danh tiêu biểu (ví dụ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên Mộc Châu,…) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Quan sát lược đồ, tranh ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi,…) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học

* Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi, lược đồ hình 2.

- HS: sgk, vở ghi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Mở đầu:

- Yêu cầu HS quan sát hình 1, hỏi:

+ Cột mốc xác định độ cao của đỉnh núi nào? (đỉnh núi Phan-xi-păng)

+ Đỉnh núi này nằm ở vùng núi nào của nước ta? (Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ). Nêu những hiểu biết của em về vùng đất đó.

- HS trả lời

- GV giới thiệu-ghi bài
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Vị trí địa lí

- Yêu cầu HS quan sát hình 2, em hãy:

+ Xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lược đồ. (nằm ở phía Bắc của đất nước, bao gồm vùng đất liền rộng lớn và vùng biển ở phía đông nam)

- HS quan sát, thực hiện, chia sẻ
+ Kể tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. (Tiếp giáp với các quốc gia: Trung Quốc, Lào; tiếp
giáo với các vùng: Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung)
docx 152 trang Cô Giang 22/10/2024 1280
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học

Giáo án Lịch sử và Địa lí Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học
Tiết 1
Bài 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Kể tên được một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,...
Sử dụng được một số phương tiện vào học tập môn Lịch sử và Địa lí.
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự chủ và tự học, NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, ham tìm tòi, học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, phiếu bài 1.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình SHS tr.6 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hai bạn trong hình đang trao đổi về nội dung gì?
+ Hãy kể tên một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí mà em biết.
- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:
(+ Hai bạn trong hình đang trao đổi về các phương tiện để học tập môn Lịch sử và Địa lí hiệu quả.
+ Một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí là: bản đồ, lược đồ; bảng số liệu, trục thời gian; hiện vật, tranh ảnh,...)

- HS quan sát
- HS nêu
- HS nêu
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi tên bài
2. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bản đồ, lược đồ

- GV sử dụng phương pháp đàm thoại, diễn giải cho HS biết các khái niệm bản đồ và lược đồ.
- GV kết luận: Bản đồ, lược đồ là phương tiện học tập quan trọng và không thể thiếu trong học tập môn Lịch sử và Địa lí.
- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận chung một nhiệm vụ.
+ Nhóm 1 + 2: Quan sát hình 1, hãy:
● Đọc tên bản đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào.
● Chỉ một nơi có độ cao trên 1 500m trên bản đồ.
+ Nhóm 3 + 4: Quan sát hình 2, hãy:
● Đọc tên lược đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào.
● Chỉ hướng tiến quân của quận Hai Bà Trưng trên lược đồ.
- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Hình 1: Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam.
● Bảng chú giải thể hiện: phân tầng độ cao địa hình; sông, hồ, đảo, quần đảo và tên địa danh hành chính
● Nơi có độ cao trên 1500 m: dãy núi Hoàng Liên Sơn.
+ Hình 2: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.
● Bảng chú giải thể hiện: địa điểm đóng quân của Hai Bà Trưng và bản doanh của quân Hán; hướng tiến quân của Hai Bà Trưng và các địa danh hành chính
● Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng:
✔ Từ Hát Môn tiến về Mê Linh theo hướng: Đông Bắc.
✔ Từ Mê Linh tiến về Cổ Loa theo hướng: Đông Nam.
✔ Từ Cổ Loa tiến về Luy Lâu theo hướng: Đông Nam
- GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng bản đồ, lược đồ?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Các bước để sử dụng bản đồ, lược đồ:
+ Bước 1: Đọc tên bản đồ, lược đồ để biết phương tiện thể hiện nội dung gì.
+ Bước 2: Xem chú giải để biết kí hiệu của các đối tượng lịch sử hoặc địa lí.
+ Bước 3: Tìm đối tượng lịch sử hoặc địa lí dựa vào kí hiệu.

- HS thực hiện 
- Đại diện các nhóm trình bày
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- GV yêu cầu HS nêu bản đồ là gì? Lược đồ là gì? 
- HS thực hiện 
- Nhận xét giờ học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiết 2
Bài 1: LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Kể tên được một số phương tiện hỗ trợ học tập môn Lịch sử và địa lí: bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,...
Sử dụng được một số phương tiện vào học tập môn Lịch sử và Địa lí.
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực tự chủ và tự học, NL Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, ham tìm tòi, học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, phiếu bài 1.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ.
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

- HS hát và vận động tại chỗ. 
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS ghi tên bài
2. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 2: Tìm hiểu về bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian

Nhiệm vụ 1: Bảng số liệu
- GV giới thiệu kiến thức:
Bảng số liệu là:
+ Phương tiện học tập thường gặp trong môn Lịch sử và Địa lí.
+ Tập hợp các số liệu về các đối tượng được sắp xếp một cách khoa học.
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK và diễn giải cho HS các bước sử dụng bảng số liệu.
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức, trả lời câu hỏi: Nêu các bước sử dụng bảng số liệu?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Bước 1: Đọc tên bảng số liệu.
+ Bước 2: Đọc nội dung các cột, hàn...ng lịch sử được giới thiệu thông qua hiện vật.
+ Bước 3: Nhận xét về hiện vật lịch sử theo yêu cầu.

- HS lắng nghe
- HS nhắc lại
- Đại diện nhóm trả lời
3. Luyện tập, thực hành: 

Bài 1: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
* Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số phương tiện học tập môn Lịch sử- Địa lí theo gợi ý trong SGK.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi để hoàn thiện vào phiếu bài tập.
- GV nhận xét
* Nhiệm vụ 2: Tìm ví dụ trong SGK Lịch sử và Địa lí về các phương tiện học tập môn học bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, trục thời gian,... (mỗi phương tiện lấy 2 ví dụ)
- GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân 
- Gọi HS nêu ví dụ
- Nhận xét

- HS lắng nghe
- HS thực hiện nhóm
- HS thực hiện cá nhân
- HS nêu

4. Vận dụng, trải nghiệm:

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi để thực hành sử dụng một phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
- HS thực hiện 
- Nhận xét giờ học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
	Tiết 3
Bài 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Xác định được vị trí địa lí của Phú Thọ trên bản đồ Việt Nam.
- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên của Phú Thọ có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ.
- Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh. 
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ, ham học hỏi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, Tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, tài liệu về tự nhiên, hoạt động kinh tế của Phú Thọ, bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ Phú Thọ, tranh ảnh, video về Phú Thọ. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Cho HS yêu cầu HS đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi?
- Những câu thơ trên giúp em liên tưởng tới những cảnh đẹp nào ở địa phương? 
- GV nhận xét

- HS đọc 
- HS lần lượt nêu
- HS lắng nghe
- GV giới thiệu vào bài- ghi bài
- HS ghi tên bài
2. Hình thành kiến thức:

2.1. Tìm hiểu về vị trí, địa lí tỉnh Phú Thọ
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1 và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn HS cách khai thác bản đồ
- Xác định vị trí, địa lí địa phương em trên bản đồ hành chính Việt Nam?
- Kể tên các tỉnh hoặc thành phố tiếp giáp?
(Các thành phố tiếp giáp là: Phú Thọ về hướng bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình).
- Kể tên biển hoặc quốc gia tiếp giáp (nếu có)? 
- Yêu cầu HS thực hiện cá nhân 
- GV gọi 1-2 HS trình bày
- GV nhận xét, kết luận 
2.2. Tìm hiểu về tự nhiên 
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 nội dung.
+ Nhóm 1: Đặc điểm địa hình.
+ Nhóm 2: Đặc điểm khí hậu.
+ Nhóm 3: Đặc điểm sông, hồ.
- Yêu cầu HS dựa vào tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, cùng hiểu biết và kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện cá nhân
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe và thực hiện 
- HS thực hiện 
 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA PHÚ THỌ
Yếu tố tự nhiên
Đặc điểm
Địa hình

Khí hậu

Sông

Hồ


- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ 
- HS chia sẻ và góp ý
- GV đánh giá, tuyên dương HS

4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Em hãy cho biết các thành phố tiếp giáp với địa phương em? Em hãy giới thiệu lại nét về vị trí, địa lí của địa phương em cho người bạn ở xa của em? 
- HS chia sẻ
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
___________________________________
Tiết 4
Bài 2: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở ĐỊA PHƯƠNG EM (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Mô tả được một số nét chính về tự nhiên của Phú Thọ có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ.
- Trình bày được một số hoạt động kinh tế ở Phú Thọ.
- Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh. 
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, yêu thiên nhiên, chăm chỉ, ham học hỏi. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, Tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, tài liệu về tự nhiên, hoạt động kinh tế của Phú Thọ, bản đồ hành chính Việt Nam, bản đồ Phú Thọ, tranh ảnh, video về Phú Thọ. 
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Tổ chức cho HS hát và vận động tại chỗ.

- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

2.3. Tìm hiểu về kinh tế ở Phú Thọ

- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về 1 hoạt động kinh tế ở địa phương
+ Nhóm 1: Nông nghiệp
+ Nhóm 2: Công nghiệp
+ Nhóm 3: Dịch vụ 
- Yêu cầu HS dựa vào tài liệu giáo dục địa phương lớp 4, cùng hiểu biết và kiến thức của bản thân để thực hiện nhiệm vụ
- HS chia sẻ trước lớp
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ Ở PHÚ THỌ
Hoạt động kinh tế
Đặc điểm
Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ 


- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ 
- GV đánh giá, tuyên dương HS
- GV đánh giá, tuyên dương HS
2.4. Tìm hiểu về bảo vệ môi tr...h ảnh, mô tả được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông ngòi,) của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, lược đồ hình 2.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, hỏi:
+ Cột mốc xác định độ cao của đỉnh núi nào? (đỉnh núi Phan-xi-păng)
+ Đỉnh núi này nằm ở vùng núi nào của nước ta? (Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ). Nêu những hiểu biết của em về vùng đất đó.

- HS trả lời

- GV giới thiệu-ghi bài

2. Hình thành kiến thức mới

2.1. Vị trí địa lí

- Yêu cầu HS quan sát hình 2, em hãy:
+ Xác định vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ trên lược đồ. (nằm ở phía Bắc của đất nước, bao gồm vùng đất liền rộng lớn và vùng biển ở phía đông nam)
- HS quan sát, thực hiện, chia sẻ 
+ Kể tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. (Tiếp giáp với các quốc gia: Trung Quốc, Lào; tiếp

giáo với các vùng: Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung)

- GV gọi HS đọc thông tin và quan sát hình 3, giới thiệu thêm: điểm cực Bắc của nước ta nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú là cột cờ quốc gia, nằm cách điểm cực Bắc nước ta khoảng 3,3km theo đường chim bay.
- HS lắng nghe
2.2. Đặc điểm thiên nhiên

Địa hình

- Yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 2,4,5, hoạt động theo cặp:
- HS thảo luận theo cặp, thực hiện yêu cầu
+ Xác định trên lược đồ: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng và cao nguyên Mộc Châu.

+ Mô tả đặc điểm chính về địa hình ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

- GV gọi đại diện HS trình bày.
- HS nêu
- GV chốt:
+ Vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi
+ Vùng có nhiều dãy núi lớn (đỉnh Phan-xi-păng là đỉnh núi cao nhất với độ cao 3143m), một số cao nguyên và vùng trung du.
- HS nghe-ghi
Khí hậu

- Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 6, nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- HS làm việc cá nhân
- GV gọi HS trình bày đặc điểm về khí hậu.
- 2-3 HS trả lời
- GV chốt: 
+ Vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, với mùa đông lạnh nhất cả nước
+ Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi độ cao địa hình; ở vùng núi cao nhiệt độ hạ thấp, đôi khi có tuyết rơi vào mùa đông.
- HS nghe-ghi
Sông ngòi

- Yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 2,7,8, hoạt động theo cặp:
- HS thảo luận theo cặp, thực hiện yêu cầu
+ Xác định trên lược đồ các ông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Nêu đặc điểm chính của sông ngòi.

- GV gọi đại diện HS trình bày.
- HS nêu
- GV chốt:
- HS nghe-ghi
+ Vùng có nhiều sông, sông lớn như: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm,
+ Các sông nhiều thác ghềnh, có khả năng phát triển thủy điện.

Khoáng sản

- Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 2, kể tên và xác định trên lược đồ một số khoáng sản chính vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- HS làm việc cá nhân
- GV gọi HS chỉ trên lược đồ và trình bày
- 2-3 HS thực hiện
- GV chốt: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều khoáng sản bậc nhất nước ta, một số khoáng sản chính: than, a-pa-tít, sắt, đá vôi,
- HS nghe-ghi
- GV giới thiệu thêm thông tin mục Em có biết.
- HS lắng nghe
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở - vị trí nào?
- Nêu một số đặc điểm chính về đặc điểm thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- HS nêu
- Nhận xét giờ học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
______________________________________
Tiết 8
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Bài 4: THIÊN NHIÊN VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được một cách đơn giản ảnh hưởng của khí hậu, địa hình, sông ngòi đối với đời sống sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, lược đồ hình 2.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Nêu đặc điểm chính của khí hậu, địa hình, sông ngòi, khoáng sản vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- 3-4 HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

2.3. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đối với sản xuất và đời sống

- Đọc thông tin và quan sát các hình từ 9-14, em hãy cho biết: ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với đời sống sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- HS thảo luận nhóm 4
+ Hình 9 – Khai thác quặng sắt (tỉnh Thái Nguyên): vùng có nhiều khoáng sản, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

+ Hình 10 – Đập thủy điện Sơn La trên sông Đà (tỉnh Sơn La): vùng có nhiều sông lớn, nhiều thác ghềnh, có khả năng phát triển thủy điện.

+ Hình 11 – Thu hoạch chè (tỉnh Phú Thọ): vùng có đất đỏ vàng, khí hậu thích hợp để tròng nhiều loại cây công nghiệp ...yết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, lược đồ, hình ảnh, phiếu học tập.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Hãy nêu những hiểu biết của em về con người và hoạt động sản xuất của người dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- HS trả lời
- GV nhận xét

- GV giới thiệu- ghi bài
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Dân cư

- GV gọi HS đọc thông tin trong SGK.
- HS đọc
- Số dân của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2020 là bao nhiêu? (hơn 14 triệu người)
- HS trả lời
- Hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- HS kể tên một số dân tộc
* Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh,

- GV chiếu hình ảnh một số dân tộc nơi đây.
- HS theo dõi
- Sự đa dạng về văn hóa của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nhờ đâu tạo nên?
- HS nêu
* Mỗi dân tộc có tiếng nói, tập quán sinh hoạt và trang phục truyền thống riêng tạo nên sự đa dạng về văn hóa của vùng.

- GV YC HS quan sát hình 3 trong SGK kết hợp giải thích cho HS hiểu khái niệm mật độ dân số và đơn vị km2, hướng dẫn HS đọc kĩ chú giải, từng màu tương ứng với một cấp độ dân số khác nhau.
- HS quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.
- GV phát phiếu, YC HS thảo luận cặp hoàn thành phiếu bài tập:
Mật độ dân số
Tỉnh
Dưới 100 người/km2

100 đến dưới 200 người/km2

200 đến 400 người/km2

Trên 400 người/km2


- HS thảo luận hoàn thành phiếu
- Đại diện nhóm treo phiếu lên bảng trình bày
- GV nhận xét, chốt đáp án
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Mật độ dân số
Tỉnh
Dưới 100 người/km2
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn.
100 đến dưới 200 người/km2
Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang.
200 đến 400 người/km2
Thái Nguyên, Quảng Ninh.
Trên 400 người/km2
Phú Thọ, Bắc Giang.


- Qua bảng trên, em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- HS trả lời
* Dân cư trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phân bố không đồng đều giữa các tỉnh; giữa khu vực miền núi và khu vực trung du.
+ Nhìn chung, khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rộng nhưng ít dân nên đây là vùng dân cư thưa thớt.

3. Vận dụng

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những dân tộc nào sinh sống? Dân cư nơi đây tập trung như thế nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét, chốt kiến thức

- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiết 11
Bài 5: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TRUNG DU 
VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp HS
* Năng lực đặc thù:
- Kể được tên một số dân tộc sinh sống ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nhận xét được một cách đơn giản về sự phân bố dân cư ở Trung du và miền núi Bắc Bộ thông qua lược đồ phân bố dân cư.
- Kể tên một số cách thức khai thác tự nhiên (ví dụ: làm ruộng bậc thang, xây dựng các công trình thuỷ điện, khai thác khoáng sản,..)
* Năng lực chung: 
- Hình thành năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc kể tên một số dân tộc và một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc sử dụng lược đồ phân bố dân cư để nhận xét sự phân bố dân cư ở vùng.
- Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năg lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.
* Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất: Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc.
- Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, lược đồ mật độ dân số ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; Lược đồ một số nhà máy thuỷ điện và mỏ khoáng sản ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Hình ảnh, video về một số dân tộc và một số hình thức khai thác tự nhiên ở Trung du và miền núi Bắc Bộ; phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở vùngTrung du và miền núi Bắc Bộ?
- Hãy nêu đặc điểm về phân bố dân cư ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- Gv nhận xét, tuyên dương

- Hs trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

2.1. Một số cách thức khai thác tự nhiên
- Gv yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, quan sát hình từ hình 4 đến hình 6 trong SGK/25, thảo luận theo nhóm 4 hoàn thành yêu cầu sau:
1. Hoàn thành bảng thông tin về một số cách thức khai thác tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách thức khai thác tự nhiên
Ý nghĩa






2. Kể tên và xác định trên lược đồ hình 6 một số mỏ khoáng sản và một số nhà máy thuỷ điện ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- HS quan sát và thảo luận nhóm 4 thực hiện yêu cầu của phiếu bài tập.
- Gv yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày yêu cầu 1.
- Gv nhận xét, tuyên dương HS.
- Gv chốt kiến thức và cho HS xem video về hình ảnh ruộng bậc thang, hoạt động khai thác khoáng sản:
Một số cách thức khai thác tự nhiên 
ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Cách thức khai thác tự nhiên
Ý nghĩa
1. Là....Mở đầu:
- GV trình chiếu cho HS xem về hình ảnh lễ hội Gầu Tào và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh trong đoạn phim giúp em hiểu biết điều gì về về văn hóa của dân tộc Mông ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình?
+ Hãy nêu hiểu biết của em về một số nét văn hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV yêu cầu HS trả lời. 
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:
+ Gầu Tào là một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sự sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho những người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Lễ hội hứa hẹn một năm mới mùa màng bội thu, một cuộc sống của bà con các dân tộc thiểu số trên Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và dân tộc Mông nói riêng có một cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
+ Một số nét văn hóa ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: lễ hội hoa ban Điện Biên, hội xuân hát giao duyên của người Dao đỏ, lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của người Tày -Nùng hay các chợ phiên miền núi nổi tiếng như Bắc Hà, Tả Phìn, Mèo Vạc, Đồng Đăng
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- HS xem phim về lễ hội Gàu Tào
- HS trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung 

- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

2.1.Hoạt động 1: Tìm hiểu về lễ hội
- GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4, đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát hình 2 – 3 SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
 - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung .
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Lễ hội cầu an bản Mường ở Mai Châu (Hòa Bình), lễ hội hoa ban, lễ hội đền Gióng,...
+ Tất cả các lễ hội đều cầu mong cho mọi người có một năm mới nhiều may mắn, khỏe mạnh, mùa màng bội thu,...
- GV trình cho HS quan sát thêm hình ảnh, video về lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Hs thảo luận nhóm 4 thưcj hiện trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
2.2. Hoạt động 2: Hát múa dân gian

* Hát then
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, hướng dẫn HS quan sát hình 4, kết hợp đọc thông tin mục 2 SGK tr.29 và trả lời câu hỏi: Giới thiệu nét cơ bản về hát Then của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lên giới thiệu trước lớp những nét cơ bản về hát Then (khuyến khích HS sử dụng tranh ảnh, tài liệu chuẩn bị trước). Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Hát Then là loại hình nghệ thuật dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
+ Hát Then được tổ chức vào những dịp lễ quan trọng, thể hiện mong muốn của người dân về cuộc sống may mắn, tốt lành.
- GV cho HS nghe thêm video về điệu hát Then.

- HS thảo luận nhóm đôi thực hiện yêu cầu.
- HS trình bày 
- HS nhận xét, bổ sung
* Múa xòe
- GV tổ chức cho HS xem clip múa Xòe và quan sát hình 5 SGK tr.30.
- GV yêu cầu HS trả lời:
+ Xòe Thái là loại hình nghệ thuật của dân tộc nào?
+ Xòe Thái được biểu diễn vào những dịp nào?
+ Người Thái mong muốn điều gì qua những điệu xòe?
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung 
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Thái, thường được tổ chức vào các dịp lễ, Tết, ngày vui của gia đình, dòng họ, bản mường,...
+ Những điệu múa xòe chứa đựng ước mơ, khát vọng và niềm tự hào của người Thái.

- HS xem clip về múa xoè
- HS trả lời
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Hãy kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở địa phương em?
- Gv nhận xét tiết học
- HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiết 14
BÀI 6: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ 
(Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô tả được một số nét văn hóa của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (lễ hội Gầu tào, lễ hội Lồng tồng, hát Then, múa Xòe Thái, chợ phiên vùng cao,)
* Năng lực chung: 
- Bước đầu hình thành và phát triển năng lực tìm tòi, khám phá thông qua việc mô tả một số nét văn hoá của các dân tộc ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống: đề xuất những việc nên làm để giữ gìn, phát huy những giá trị của văn hoá vùng cao.
- Bước đầu biết sưu tầm và khai thác thông tin về những nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phục vụ bài học.
* Phẩm chất: 
- Trân trọng giá trị văn hoá truyền thống
- Có ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá vùng cao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, vi deo hình ảnh về một số lễ hội, chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Mở đầu:
- GV cho Hs xem c...nơi đây.

- GV giới thiệu- ghi bài
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Khu di tích Đền Hùng

- GV treo lược đồ hình 1 SHS 

- YC HS quan sát, thảo luận nhóm đôi xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng hình 1 SHS và cho biết khu di tích này thuộc thành phố, tỉnh nào?
- HS xác định trong SHS
- GV mời đại diện nhóm lên bảng xác định khu di tích trên lược đồ phóng to và trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên bảng và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, xác định lại chính xác vị trí khu di tích: Hình 1: Đây là lược đồ thể hiện tên và vị trí của các đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trên lược đồ cũng thể hiện tên và vị trí của khu di tích Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhấn mạnh: Nơi đây là trung tâm của vùng đất mà các Vua Hùng lập nên nhà nước đầu tiên của người Việt.
- HS lắng nghe
- GV chiếu sơ đồ hình 2 SHS, cho HS tiếp tục thảo luận cặp: Kể tên và xác định vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng trên sơ đồ hình 2.
- HS kể tên và xác định vị trí trong nhóm
- GV mời đại diện nhóm trình bày
- Đại diện nhóm lần lượt nêu ý kiến, lên bảng xác định trên sơ đồ hình 2
- GV nhận xét, chốt:
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hình 2: Một số công trình kiến trúc chính của Đền Hùng: Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng, lăng Vua Hùng, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền Tổ Mẫu Âu Cơ,...

- GV chiếu hình ảnh giới thiệu về một số công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng; kết hợp giới thiệu thêm về Cổng đền; Đền Hạ; Đền Thượng (SGV)

- Em cảm thấy các công trình nơi đây như thế nào?
- HS nêu cảm nghĩ
- Khi đến tham quan khu di tích Đền Hùng em cần có thái độ như thế nào?
- HS liên hệ
HĐ 2: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

- YC HS đọc thông tin trong SHS và cho biết: Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
- HS trả lời
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng Ba âm lịch hằng năm; tại khu di tích Đền Hùng (thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).

- GV chiếu tư liệu giới thiệu về lý do chọn ngày 10/3 âm lịch là ngày giỗ Tổ Hùng Vương: https://youtu.be/suclf3HdtKM 
- HS xem tư liệu
- GV YC HS dựa vào thông tin trong SHS, hình ảnh và thảo luận nhóm: Giới thiệu sơ lược về lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
- HS thảo luận nhóm giới thiệu cho các bạn trong nhóm cùng nghe.
- GV mời đại diện nhóm trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt:
Giới thiệu sơ lược kết hợp chiếu hình 3,4 SHS: Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được Nhà nước tổ chức theo nghi lễ truyền thống. Nghi thức quan trọng nhất là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đoàn rước kiệu lần lượt đi qua các đền để đến Đền Thượng. Phần hội có các trò chơi như: thi gói bánh chưng, giã bánh giầy, hát Xoan, đấu vật,...
- HS nhận xét, bổ sung
- Theo em, lễ giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa gì?
- HS nêu
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức nhằm tôn vinh công lao dựng nước của các Vua Hùng.

- GV chiếu video một số hoạt động trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
+ Phần lễ: https://youtu.be/rp8SKFO_rGo
+ Phần hội thi gói bánh chưng: https://youtu.be/Wcb9XmGWfmc 
- HS theo dõi
- GV kết luận: Đền Hùng – nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước, luôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng; quy tụ và gắn bó các dân tộc Việt Nam.
- Lắng nghe
3. Vận dụng

- GV cho HS xem clip Tìm hiểu nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: https://youtu.be/YUmj1ZIKALg 
- HS xem
- Các Vua Hùng đã có công lao rất lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Các em cần làm gì để bày tỏ lòng biết ơn đối với các Vua Hùng. 
- HS liên hệ
- GV nhận xét, chốt kiến thức

- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Tiết 16
CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
Bài 7: ĐỀN HÙNG VÀ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương.
- Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác, tìm tòi, khám phá
* Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, lược đồ, hình ảnh.
- HS: sgk, vở ghi, tranh ảnh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV chiếu hình ảnh: Hình ảnh dưới đây liên quan tới lễ hội nào? Tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu? Nêu ý nghĩa của lễ hội đó.

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi


- GV nhận xét

- GV giới thiệu- ghi bài
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 3: Truyền thuyết thời Hùng Vương

- GV cho HS thảo luận nhóm: Nhớ lại và kể tên một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương.
- HS thảo luận trong nhóm 4
- GV cho đại diện các nhóm thi kể
- Các nhóm thi kể
- GV nhận xét, khen nhóm kể được nhiều tên nhất.
- HS nhận xét
- GV chốt:
+ Truyền thuyết Con rồng cháu Tiên;
+ Sự tích Bánh chưng, bánh giầy;
+ Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh;
+ Sự tích Quả dưa hấu;
+ Truyền thuyết Thánh Gióng;
+ Truyền thuyết Chủ Đồng Tử - Tiên Dung,
- HS lắng...- GV chiếu số số video, hình ảnh về vườn QG...
- HS quan sát.
3. Vận dụng, trải nghiệm

- Tìm hiểu và giới thiệu về một con sông ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- HS nêu.
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
..................	
____________________________________ 
Tiết 18
Bài 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiết 2)
	I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Trình bày được một số thuận lợi và khó khăn của địa hình, sông ngòi đối với sản xuất và đời sống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, ham học hỏi, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi,phiếu học tập.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:

- Nêu đặc điểm chính về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất và sinh vật vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- 3-4HS nêu.
- GV giới thiệu - ghi bài.

2. Hình thành kiến thức:

2.1. Tìm hiểu về một số thuận lợi, khó khăn vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK , thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu học tập.
- HS thảo luận.
Thuận lợi
Khó khăn
- Vị trí địa lí: 
- Địa hình:
- Khí hậu:
- Sông ngòi:
- Đất và sinh vật
....
- Khí hậu:
...

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV tuyên dương, khen ngợi, chốt:
- HS lắng nghe.
Thuận lợi
- Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng khác.
- Địa hình thuận lợi cho giao thông, sinh hoạt và sản xuất. Vùng biển tạo điều kiện phát triển nuôi trồng và đánh bắt hải sản, giao thông đường biển và du lịch biển.
- Hệ thống sông cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất giúp phát triển giao thông đường thủy.
- Khí hậu phân mùa, có màu đông lạnh nên ngoài các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, có thể trồng các cây ôn đới vào mùa đông (su hào, bắp cải...); 
- Đất phù sa màu mỡ; sinh vật phong phú tạo điều kiện phát triển nông nghiệp đa dạng cây trồng vật nuôi.
Khó khăn
- Nhiệt độ xuống thấp vào màu đông ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và sức khỏe của con người.
- Mùa hạ nước sông dâng cao có thể gây ngập lụt.
- Sinh vật tự nhiên suy giảm, môi trường sống bị thu hẹp do tác động mạnh mẽ từ con người.
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Lấy ví dụ sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên tới đời sống sản xuất của con người vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- HS thực hiện.
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
..................	
____________________________________ 
Tiết 19
Bài 8: THIÊN NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS đưa ra được một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, ham học hỏi, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:

- Nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- HS nêu.
- GV giới thiệu - ghi bài.

2. Hình thành kiến thức:

2.1. Tìm hiểu về bảo vệ thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

2.1.1. Thực trạng.

- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm 4 nêu một số vấn đề về thiên nhiên cần quan tâm ở Đồng bằng Bắc Bộ vào phiếu học tập. (đất, nguồn nước, khí hậu, sinh vật....)
- HS thực hiện.

- Đại diện nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Thiên nhiên ở Đồng bằng Bắc Bộ có nhiều vấn đề cần quan tâm: đất bạc màu, nguồn nước ô nhiễm, sinh vật tự nhiên suy giảm, tác động của biến đổi khí hậu...
- HS lắng nghe.
- GV chiếu video, hình ảnh.
- HS quan sát
- GV giải thích cho HS hiểu khái niệm biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan và nước biển dâng.

2.1.2. Biện pháp

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 đưa ra các biện pháp bảo vệ thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- HS thảo luận.

- Đại diện nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV kết luận: 
- Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Sử dụng phân bón hữu cơ.
+ Xử lý nước thải.
+ Phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định.
+ Trồng nhiều cây xanh.
+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
+ Giáo dục và tuyên truyền bảo vệ thiên nhiên.
- HS lắng nghe.
- Hiện nay không chỉ vùng Đồng bằng Bắc Bộ mà biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động tiêu cực ở tất cả các vùng của nước ta. Vì vậy, mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, trang bị cho mình những kiến thức và sẵn sàng hành động để góp phần giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2.2. Luyện tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trong SGK vào vở.
- HS thực hiện.
- GV quan sát hỗ trợ HS.

- GV gọi HS chia sẻ về bài làm.
- HS trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung.
3. Vận dụng, trải nghiệm.

- Hãy nêu những việc em có thể làm để chia sẻ khó khăn với các bạn ở nơi có thiên tai xảy ra.
-...
- HS thực hiện
2.2. Hệ thống đê vùng Đồng bằng Bắc Bộ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 5 và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 4: 
+ Mô tả hệ thống đê sông Hồng.
+ Nêu vai trò của hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV yêu cầu nhóm trình bày kết quả và chốt.
- HS trình bày
- GV cho HS xem một số hình ảnh, video về hệ thống đê sông Hồng. (lịch sử xuất hiện, những thay đổi, biến cố xảy ra với đê, ...)
+ Link: https://youtu.be/6plCy6SEK5s
+ Lũ lụt: https://youtu.be/A2XuUrt1huc
- HS xem và cảm nhận
- GV cho HS nêu cảm nghĩ cá nhân về những gì cảm nhận được sau khi xem mỗi video.
- HS nêu cảm nhận
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Con hãy kể về con đê mà con có dịp nhìn thấy.
+ Con đê đó tên là gì? Con đê dài hay ngắn? Con đê bên dòng sông nào? Cảnh vật xung quanh nó thế nào?
- HS kể
- Nhắc HS về nhà hỏi chuyện người lớn về những con đê và kể cho mọi người nghe về bài học hôm nay.
- Ghi nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiết 22
BÀI 9: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
(Tiết 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS nhớ lại kiến thức về dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đòng bằng Bắc Bộ.
- HS làm được bài tập 1 và tự tin chia sẻ thông tin, kiế thức ở bài tập 2.
* Năng lực chung: năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp tác, 
* Phẩm chất: yêu nước, ham học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV gọi HS kể về một làng nghề truyền thống, một con đê mà HS biết.

- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
- Ghi bài
2. Luyện tập, vận dụng:

2.1. Luyện tập
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào sách.

- HS thực hiện
- GV cho HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS thực hiện
- GV chốt đáp án.

2.2. Vận dụng

- GV nêu yêu cầu:
+ HS có cùng sản phẩm ngồi thành 1 nhóm chia sẻ cho nhau.
+ Tách nhóm cũ tạo nhóm mới gồm 4 thành viên có những sản phẩm khác nhau chia sẻ với các bạn về sản phẩm mà mình sưu tầm được (hiện vật hoặc tranh ảnh...).
+ Bình chọn sản phẩm đẹp nhất trong nhóm và đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV khen HS và có thể bổ sung thêm thông tin.
- HS lắng nghe
- GV cho HS xem video một số làng nghề truyền thống và sản phẩm của họ.
+ Link: https://youtu.be/o-vs2ax731s
- HS xem và cảm nhận
- GV cho HS nêu cảm nghĩ cá nhân về những gì cảm nhận được sau khi xem mỗi video.
- HS nêu cảm nhận
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Con hãy kể về làng nghề con có dịp đến thăm.
- HS kể
- Nhắc HS về nhà hỏi chuyện người lớn về những sản phẩm truyền thống và kể cho mọi người nghe về bài học hôm nay.
- Ghi nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiết 23
BÀI 10: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
(Tiết 1: LÀNG QUÊ TRUYỀN THỐNG VÀ NHÀ Ở)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS tìm hiểu lịch sử thông qua việc mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê truyền thống và nhà ở của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
* Năng lực chung: năng lực tự chủ, giao tiếp, hợp tác, 
* Phẩm chất: yêu nước, giữ gìn truyền thống, ham học hỏi, tìm tòi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 tr.46 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Quan sát bức tranh và dựa vào hiểu biết của em, hãy giới thiệu một số nét văn hoá tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- HS trả lời
- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:
+ Nét văn hóa tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là có các làng quê truyền thống đặc trưng của vùng.
- Lắng nghe
- GV giới thiệu- ghi bài
- Ghi bài
2. Hình thành kiến thức:

2.1. Tìm hiểu về làng quê truyền thống
- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc thông tin (SGK tr.47) và quan sát các hình từ 2 đến 4, mô tả một số nét văn hoá nổi bật của làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- HS thực hiện
- GV gọi đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp. 
- HS trình bày
- GV cho mỗi nhóm HS lựa chọn một không gian văn hoá để chia sẻ với các bạn.
- HS hoạt động nhóm
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS.
+ Hình 2. Cổng làng Đường Lâm (thành phố Hà Nội): Đây là hình ảnh một trong những cổng làng tiêu biểu ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Cổng làng là cửa ngõ ra vào làng, bên cạnh có cây đa toả bóng mát, nơi người dân dừng chân nghỉ ngơi, cũng là nơi trẻ em tụ tập cùng vui đùa, hóng mát,...
+ Hình 3. Giếng nước ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình): Đây là hình ảnh một trong những giếng làng truyền thống ở Đồng bằng Bắc Bộ vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Giếng làng thường to, rộng, nằm ở vị trí giao thông thuận tiện của làng. Giếng nước là nơi cung cấp nước sinh hoạt, đồng thời cũng là nơi tắm, giặt của nhiều người dân trong làng.
+ Hình 4. Đình làng Đình Bảng (tỉnh Bắc Ninh): Đây là một trong những ngôi đình cổ kính nhất của đất Kinh Bắc ở thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đình được xây dựng vào đầu thế k...n dụng, trải nghiệm:

- GV cho HS xem video:
+ Nhà ở: https://youtu.be/S8VJahmgeHg
+ Lễ hội: https://youtu.be/BHnmkujJKGs

- HS xem video
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiết 25
Bài 11: SÔNG NGÒI VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Xác định được hệ thống sông Hồng trên lược đồ. Kể được một số tên gọi khác của sông Hồng. Trình bày được một số thành tựu của văn minh sông Hồng
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, đoàn kết, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, lược đồ lãnh thổ Việt Nam
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Cho HS quan sát một số hình ảnh về sông Hồng yêu cầu Hs mô tả những gì mình nhìn thấy.
+ Hỏi: Em có biết sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Sônh Hồng vhayr qua những thnahf phố nào?

- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:

2.1. Tìm hiểu vị trí và tên gọi của sông Hồng
- GV yêu cầu hs đọc Mục 1 SGK và Quan sát lực đồ VN và xác định vị trí địa lí, giới thiệu hệ thống sông Hồng trên lược đồ..

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4, 
- HS thảo luận nhóm 4
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ 
- HS chia sẻ và góp ý
- GV đánh giá, tuyên dương HS
GVKL: Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, phần chảy trên lãnh thổ Vn dài khoảng 556km
+ Sông Hồng còn còn nhiều tên gọi khác nhau như: Nhị Hà, sông Xích Đằng...
2. 2. Văn minh sông Hồng
a. Thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng
- YC học sinh thảo luận cặp đôi
- Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3 hãy trình bày thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
- Đại diện chia sẻ
GVNX: Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng là sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà Âu Lạc....
- GV giới thiệu hình ảnh thành Cổ Loa.
b) Đời sống của người Việt cổ
* Đời sống vật chất
- GV cho Hs quan sát hình 4 SGK thảo luận cặp đôi: Em hãy mô tả một số nét chính về đời sống vật chất của con người Việt cổ?
+ Những nghề sản xuất chính của con người Việt cổ là gì?
- Đại diện chia sẻ
- GV mở rộng: Ngoài trống đồng Đông sơn thì trống đồng Ngọc Lũ là tiêu biểu nhất, trống như một bộ sử thu nhỏ giúp người đời sau phần nào hiểu biết được phần nào đời sống và vật chất tinh thần của người Việt cổ.
* Đời sống tinh thần
- Cho hs nghe lại câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
+ Hỏi: Câu chuyện đó cho biết điều gì về đời sống tinh thần của người Việt cổ?
- Đại diện chia sẻ
GVKL: Sông Hồng là con sông dài nhất của Việt Nam ta, sông Hồng bồi đắp phù sa cho đồng bằng, thuận lợi cho PT nông nghiệp. Trên lưu vực sông Hồng hình thành một nền văn hoá của người Việt cổ cách ngày nay khoảng 2700 năm với đời sống vật chất và tinh thần phong phú, nhiều phong tục tập quán của người Việt cổ được duy trì đến ngày nay.

- Lắng nghe
- Thảo luận
- Nêu
- Chia sẻ
- Lắng nghe
- Quan sát
- Thảo luận nhóm 4
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe

4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Vn kể lại cho người thân nghe những câu chuyện Đời sống tinh thần người Việt cổ
- HS thực hiện
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
___________________________________Tiết 26
Bài 11: SÔNG NGÒI VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đề xuất một số giiar pháp mức độ đơn giản, một số giải pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, đoàn kết, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi
- HS: sgk, vở ghi, thông tin về một danh nhân tiêu biểu của địa phương sưu tầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: Tổ chức trò chơi: Gió thổi
- Kể tên một số nét tiêu biểu về đời sống tinh thần của người Việt cổ?

- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

2.1. Giữ gìn và phát huy giá trị của sông Hồng

- GV yc học sinh đọc thông tin các hình 5,6 SGK
- YCHS thảo luận nhóm 4 làm PBT
+ Em hãy đề xuất một số biện pháp để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng?
- Đại diện báo cáo
- HS chia sẻ trước lớp
- GV đánh giá, tuyên dương HS
GVKL: Cần khai thác hợp lí bảo vệ môi trường tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ nguồn nước sông Hồng....

4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Em hãy vẽ một bức tranh BV dòng nước quê em
- HS thực hiện
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Tiết 27
Bài 11: SÔNG NGÒI VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Lập và hoàn thành tốt được bảng mô tả về đời sống tinh thần và đời sống vật chất của người Việt cổ
* Năng lực chung: giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ tự học
* Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, Phiếu BT
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu: Tổ chức trò chơi: Đố bạn
- Hãy số biện ...
+ Chức năng của từng địa điểm trong ảnh là gì?
( Hình 9: Là trụ sở làm việc và nơi diễn ra các phiên họp toàn thể của Quốc hội và Nhà nước Việt Nam; Hình 10: Trường Đại học chuyên ngành kĩ thuật hàng đầu và được xếp vào nhóm đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam; Hình 11: Là công trình văn hóa gắn với nhiều di tích linh thiêng của Thủ đô Hà Nội)
+ Kể tên địa điểm khác có chức năng tương tự địa điểm trong ảnh mà em biết?
( Văn phòng Chính phủ; Đại học Y dược Hà Nội; Đại học Quốc gia, ...)

- Quan sát và thảo luân theo cặp
+ Chức năng của các địa điểm trong hình cho thấy Hà Nội có vai trò gi?
+ Hà Nội là trung tâm quan trọng của cả nước trong lĩnh vực nào?
( Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của nước Việt Nam)

- Cho HS quan sát hình 12:
+ Các bạn nhỏ trong ảnh đang làm gì?
+ Theo em, cần làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của Hà Nội?
- HS quan sát và trả lời
3. Luyện tập, thực hành: 

Bài 1: Đóng vai diễn lại một câu chuyện lịch sử Hà Nội ( có thể kể lại câu chuyện)

- HS làm việc theo nhóm
- 1 vài nhóm trình bày 
- Tổ chức lớp nhận xét biểu dương

Bài 2: Kể một số công trình kiến trúc ở Hà Nội
- Tổ chức dạng trò chơi: Ai nhanh hơn, đúng hơn?
.... 

4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Vẽ tranh tuyên truyền về việc bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Ha Nội.
- HS lựa chọn đối tượng thể hiện.
- Có thể đề nghị người thân hỗ trợ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
	Tiết 30
Bài 13: VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Xác định được một số công trình tiêu biểu: Khuê Văn Các, nhà bia Tiến sĩ, Văn Miếu, Quốc Tử Giám trên sơ đồ khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- Đọc tư liệu lịch sử, mô tả được kiến trúc và chức năng của một trong các công trình : Văn Miếu, Quốc Tử Giám, nhà bia Tiến sĩ .
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động học tập trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học.
* Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước thông qua việc trân trọng và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu, Sơ đồ khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Cho HS quan sát hình ảnh Khuê Văn Các và giới thiệu: Năm 1999, Khuê Văn Các được chọn làm biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
+ Chia sẻ những hiểu biết của em về công trình kiến trúc này

- HS quan sát
- Thảo luận theo cặp và chia sẻ
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

* Tìm hiểu về khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám.

- Cho HS đọc nội dung đoạn 1, mục 1 kết hợp quan sát hình 2 và thực hiện nhiệm vụ:
+ Xác định vị trí của một số công trình kiến trúc tiêu biểu trong khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
- GV chiếu hình ảnh hình 2 cho HS quan sát và xác định vị trí từng công trình kiến trúc.
+ Mô tả kiến trúc, chức năng của một trong những công trình: Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Bia Tiến sĩ 
- GV có thể trình chiếu hình ảnh công trình mà HS giới thiệu cho sinh động.

- HS thảo luận nhóm 4 và chia sẻ
- Mỗi nhóm lựa chọn giới thiệu một công trình kiến trúc khác nhau
- Cho HS đọc đoạn 2, mục 1(trang 61) kết hợp quan sát hình 5 và nêu y nghĩa của việc ghi danh những người đỗ Tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- GV cùng HS chốt lại.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
3. Luyện tập, thực hành: 
- Đóng vai hướng dẫn viên giới thiệu về một số công trình kiến trúc tiêu biểu trong khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám.
- Cho HS đọc mục Em có biết? (trang 61)

- HS làm việc trong nhóm 4, đại diện một vài nhóm chia sẻ.
4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Tìm hiểu thêm các thông tin về khu di tích Văn Miếu -Quốc Tử Giám

- Có thể đề nghị người thân hỗ trợ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
	Tiết 31
Bài 13: VĂN MIẾU- QUỐC TỬ GIÁM (T2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Bày tỏ được cảm nghĩ của mình về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam
- Đề xuất ở mức độ đơn giản một số biện pháp để giữ gìn, bảo vệ các khu di tích lịch sử.
* Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua đề xuất ở mức độ đơn giản một số biện pháp để giữ gìn, bảo vệ các khu di tích lịch sử.
* Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước thông qua việc trân trọng và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, máy chiếu, Hình ảnh một số hoạt động của HS tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Cho HS quan sát hình 2
- Thi giới thiệu về giới thiệu về một số công trình kiến trúc tiêu biểu trong khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám.

- HS quan sát và giới thiệu

- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:

* Giữ gìn và phát huy giá trị của Văn Miếu- Quốc Tử Giám.

- Cho HS đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát hình 6, 7 và thực hiện nhiệm vụ:
+ Kể tên một số hoạt động được tổ chức ở khu di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám nhằm tôn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_va_dia_li_lop_4_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_ho.docx
  • docTiết 1.doc
  • docxTiết 2.docx
  • docxTiết 3.docx
  • docxTiết 4.docx
  • docTiết 5.doc
  • docxTiết 6.docx
  • docxTiết 7.docx
  • docxTiết 8.docx
  • docxTiết 9.docx
  • docxTiết 10.docx
  • docxTiết 11.docx
  • docxTiết 12.docx
  • docxTiết 13.docx
  • docxTiết 14.docx
  • docxTiết 15.docx
  • docxTiết 16.docx
  • docxTiết 17.docx
  • docxTiết 18.docx
  • docxTiết 19.docx
  • docxTiết 20.docx
  • docTiết 21.doc
  • docxTiết 22.docx
  • docxTiết 23.docx
  • docxTiết 24.docx
  • docTiết 25.doc
  • docxTiết 26.docx
  • docxTiết 27.docx
  • docxTiết 28.docx
  • docTiết 29.doc
  • docxTiết 30.docx
  • docxTiết 31.docx
  • docxTiết 32.docx
  • docxTiết 35.docx
  • docxTiết 36.docx
  • docxTiết 37.docx
  • docTiết 38.doc
  • docxTiết 39.docx
  • docxTiết 40.docx
  • docxTiết 41.docx
  • docxTiết 42.docx
  • docxTiết 43.docx
  • docxTiết 44.docx
  • docxTiết 45.docx
  • docTiết 46.doc
  • docxTiết 47.docx
  • docxTiết 48.docx
  • docxTiết 49.docx
  • docTiết 50.doc
  • docxTiết 51.docx
  • docxTiết 52.docx
  • docxTiết 53.docx
  • docxTiết 54.docx
  • docxTiết 55.docx
  • docxTiết 56.docx
  • docxTiết 57.docx
  • docxTiết 58.docx
  • docxTiết 59.docx
  • docxTiết 60.docx
  • docxTiết 61.docx
  • docxTiết 62.docx
  • docTiết 63.doc
  • docxTiết 64.docx
  • docxTiết 65.docx
  • docxTiết 66.docx
  • docxTiết 67.docx
  • docTiết 68.doc