Giáo án Lịch sử 10 (Soạn theo CV5512) - Chương trình cả năm

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY

CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

Chương I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Tiết 1- BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI

NGUYÊN THỦY

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, học sinh cần đạt được

1. Kiến thức Tích hợp Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy( mục 1) theo cv hướng dẫn của Bộ

Nguồn gốc con người, đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ.

Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.

2. Năng lực

Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.

Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài; năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu; năng lực tự học...

3. Phẩm chất

Giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, lược đồ, đoạn phim tư liệu, tranh ảnh về lịch sử thời kỳ nguyên thủy...

Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy- học, sách giáo viên, tư liệu tham khảo, giáo trình LSTG- tập I, các tài liệu liên quan khác...

2. Chuẩn bị của học sinh

Tìm hiểu về sự xuất hiện của loài người và cuộc sống bầy người nguyên thủy

Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu nói về cuộc sống bầy người nguyên thủy....

docx 346 trang Cô Liên 28/10/2024 440
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 (Soạn theo CV5512) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 10 (Soạn theo CV5512) - Chương trình cả năm

Giáo án Lịch sử 10 (Soạn theo CV5512) - Chương trình cả năm
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY
CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Chương I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Tiết 1- BÀI 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI 
NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần đạt được
1. Kiến thức Tích hợp Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy( mục 1) theo cv hướng dẫn của Bộ
Nguồn gốc con người, đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội trong giai đoạn đầu của xã hội nguyên thuỷ. 
Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.
	2. Năng lực
Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.
Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài; năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu; năng lực tự học...
3. Phẩm chất
Giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.
 II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, lược đồ, đoạn phim tư liệu, tranh ảnh về lịch sử thời kỳ nguyên thủy...
Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy- học, sách giáo viên, tư liệu tham khảo, giáo trình LSTG- tập I, các tài liệu liên quan khác...
 2. Chuẩn bị của học sinh
 	Tìm hiểu về sự xuất hiện của loài người và cuộc sống bầy người nguyên thủy
 	Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu nói về cuộc sống bầy người nguyên thủy.... 
III. Tiến trình dạy học
 Ổn định lớp 	
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng












1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
Với việc học sinh quan sát một số hình ảnh: Thuyết địa đàng; Lạc Long Quân – Âu Cơ; Thuyết tiến hoá, các em có thể biết được những quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người, nhưng chưa biết được đâu là quan điểm chính xác về nguồn gốc loài người. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Quan sát hình ảnh trả lời các câu hỏi
Thuyết Địa đàng
Lạc Long Quân - Âu Cơ
Thuyết tiến hóa.
1. Có những quan điểm nào về nguồn gốc của loài người? 
2. Quan điểm nào là chính xác? Nêu hiểu biết của em về nguồn gốc của loài người.
Học sinh hoạt động các nhân, giáo viên quan sát và hỗ trợ
3. Sản phẩm
	Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc loài người: tôn giáo, truyền thuyết, khoa học... nhưng chỉ có quan điểm khoa học giải thích về nguồn gốc loài người là chính xác, vì nó dựa trên những chứng cứ có thật. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ tìm hiểu về xã hội đầu tiên của loài người: Xã hội nguyên thuỷ. Vậy:
Nguồn gốc xuất hiện của loài người?
Qúa trình tiến hoá của loài người diễn ra như thế nào?
Những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới?
Để trả lời các câu hỏi trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn. 
a.Mục tiêu: 
Giúp học sinh biết được nguồn gốc loài người và quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK trang 1,2 kết hợp quan sát lược đồ, phát phiếu học tập cho học sinh theo từng cặp đôi.
Phiếu học tập: Quá trình tiến hóa của loài người
Nội dung
Thời gian, địa điểm
Đặc điểm
Công cụ
lao động
Phát minh
Tổ chức xã hội
Người vượn cổ





Người tối cổ





Người tinh khôn





	Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn.
 	 Sau khi đàm thoại ở cặp đôi, giáo viên gọi bất kì 1 -2 học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
3. Sản phẩm
Phiếu học tập: Quá trình tiến hóa của loài người
Nội dung
Thời gian, địa điểm
Đặc điểm
Công cụ lao động
Phát minh
Tổ chức xã hội
Người vượn cổ
- Khoảng 6 triệu năm
- Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á
Đứng và đi bằng 2 chân, 2 chi trước có thể cầm, nắm ; ăn hoa quả, củ và cả động vật nhỏ



Người tối cổ
-Từ khoảng 4 triệu đến 4 vạn năm trước.
- Đông Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Âu...
Việt Nam ( Lạng Sơn, Thanh Hóa...)
Đã là người, hoàn toàn đi đứng bằng 2 chân, đôi tay đã trở nên khéo léo, thể tích sọ não lớn và hình thành trung tâm phát tiếng nói t...ận xét về thời kỳ nguyên thủy ở Việt Nam với thời kỳ nguyên thủy trên thế giới.
2. Phác thảo sơ đồ về sự phát triển của loài người, qua đó rút ra nhận xét đánh giá sự phát triển đó.
c. Sản phẩm
1. Học sinh trao đổi sưu tầm tư liệu để phác họa rõ hơn về thời kì nguyên thủy ở Việt Nam, tự hào Việt Nam là một trong những cái nôi của con người.
2. Học sinh vẽ biểu đồ thể hiện các bước ngoặt trong tiến trình phát triển của loài người, hiểu được đó là quá trình tiến hóa lâu dài, gian khổ.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*********************
Tiết 2 - Bài 2: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần đạt được
1. Kiến thức: 
 Hiểu được tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong thị tộc, bộ lạc. Tích hợp Bài 13. Việt Nam thời nguyên thủy( mục 2,3) theo cv hướng dẫn của Bộ
 Vai trò của công cụ bằng kim loại và sự tiến bộ của sản xuất, quan hệ xã hội.
Nêu quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ và hiểu nguyên nhân của quá trình đó.
2. Năng lực
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp vấn đề lịch sử, kĩ năng khai thác tư liệu SGK.
3. Phẩm chất.
Giáo dục cho học sinh lòng yêu lao động, tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Năng lực thực hành bộ môn; năng lực tổng hợp, liên hệ, phân tích; năng lực phản biện...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, lược đồ, đoạn phim tư liệu về lịch sử thời kỳ nguyên thủy
Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy- học, sách giáo viên, tư liệu tham khảo, Giáo trình LSTG - Tập I, các tài liệu liên quan khác...
2. Chuẩn bị của học sinh
Tìm hiểu về sự xuất hiện của loài người và cuộc sống người nguyên thủy
Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu nói về cuộc sống người nguyên thủy.... 
III. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
* Ổn định tổ chức lớp
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
Với việc quan sát một số hình ảnh “Người nguyên thủy chế tạo công cụ lao động”, học sinh sẽ nhớ lại những kiến thức cơ bản về nguồn gốc loài người. Tuy nhiên, các em chưa thể biết tiến bộ của đời sống vật chất, cuộc sống của con người trong buổi đầu như thế nào? Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, cụ thể như sau: Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi
Quá trình tiến hóa của loài người.
Rìu đá của người thượng cổ Công cụ bằng đá người tối cổ
1. Nguồn gốc của loài người.
2. Những bước ngoặt trong quá trình tiến hóa của con người.
3. Những tiến bộ ở thời kì người tinh khôn.
Học sinh hoạt động các nhân, trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên quan sát và hỗ trợ cho học sinh. 
c. Sản phẩm
Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới. 
Đến thời kì người tinh khôn, con người có những tiến bộ vượt bậc, vậy sự tiến bộ về công cụ lao động, tổ chức xã hội của con người, những thay đổi trong xã hội nguyên thủy đã diễn ra như thế nào sẽ được làm sáng tỏ trong bài học.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thị tộc, bộ lạc.
a. Mục tiêu: 
Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong 2 tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
b. Phương thức
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh,cụ thể như sau: Quan sát hình ảnh và đọc SGK
1. Chỉ ra hạn chế của Bầy người nguyên thủy khi dân số tăng? Giải pháp đưa ra?
2. Thế nào là thị tộc? quan hệ trong thị tộc biểu hiện như thế nào? Bộ Lạc là gì? quan hệ trong bộ lạc biểu hiện như nào?
	Học sinh trao đổi theo từng cặp đôi. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. Sau khi đàm thoại ở cặp đôi, giáo viên gọi bất kì 1 -2 học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
c. Sản p... thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:
+ Nhóm 1
+ Nhóm 2
+ Nhóm 3
+ Nhóm 4
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo: 
Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự tan rã của công xã thị tộc, và tác động của nó đối với xã hội nguyên thủy?
 Hệ thống câu hỏi TNKQ và đáp án
Câu 1:Con người vốn tiến hóa từ một loài vượn cổ với đặc điểm là có
thể đứng thẳng và đi bằng hai chân, hai chi trước có thể cầm, nắm.
cơ thể giống với chúng ta ngày nay.
thể tích não lớn gần bằng người hiện đại.
thể chế tạo ra công cụ lao động.
Câu 2: Bước tiến quan trọng nhất của Người tối cổ là đã
A.loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.	B. cư trú theo kiểu “ nhà cửa”.
C. chế tạo công cụ và làm ra lửa.	D. trồng trọt và chăn nuôi.
Câu 3: Điểm nổi bật của công cụ đá mới do Người tinh khôn chế tạo cách đây khoảng 1 vạn năm là 
A. ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ.	B. sử dụng những loại đá có độ cứng cao.
C. ghè đẽo 1 mặt đá cho sắc hơn.	D. ghè đẽo hai rìa của một mảnh đá.
Câu 4: Bước tiến quan trọng nhất trong thời đá mới giúp nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa con người là
A. chế tạo cung tên và săn bắn.	B. trồng trọt và chăn nuôi.
C. cư trú theo kiểu “nhà cửa”.	D. làm đồ gốm và đồ trang sức.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây biểu hiện sự không phải của Người tinh khôn?
A. Trán thấp bợt ra sau.	B. Bàn tay khéo léo.
C. Trán cao, mặt phẳng.	D. Hộp sọ và thể tích não phát triển.
Câu 6: Phát minh nào của Người tối cổ đã ghi dấu ấn lớn trong thời nguyên thủy
A. giữ lửa trong tự nhiên	B. giữ lửa và tạo ra lửa
C. chế tạo công cụ bằng đá	D. ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc
Câu 7: Điểm khác nhau giữa bầy người nguyên thủy so với quan hệ hợp đoàn tự nhiên của một số loài động vật là gì?
A. Có đôi, có đàn và con đầu đàn
B. Có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ
C. Sống thành bầy từ 5 – 7 người
D. Sống quây quần, có quan hệ họ hàng với nhau
Câu 8: Theo Ăng-ghen “.(1) đã sáng tạo ra bản thân con người”
A. Ngôn ngữ	B. Thần thánh 	C. Lao động	D. Tự nhiên
3. Sản phẩm:
Sự ra đời công cụ bằng kim khí là nguyên nhân và tác động đến sự tan dã công xã thị tộc và những biến đổi trong xã hội nguyên thủy: Về kinh tế, Về xã hội, Về hôn nhân, gia đình
4. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu:
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. 
b. Nội dung:
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Hãy sưu tầm những hình ảnh về công cụ lao động đồ đồng, sắt của cư dân trên trái đất
+ Tác động to lớn của công cụ sản xuất bằng kim khí đối với sản xuất và biến đổi xã hội trong thời kỳ nguyên thủy
c. Sản phẩm:
 Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trên, giúp học sinh tìm hiểu những tư liệu cần thiết mà câu hỏi nêu ra.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Chương II: XÃ HỘI CỔ ĐẠI.
Tiết 3, tiết 4- Bài 3: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh cần đạt được
1. Kiến thức 
Hiểu biết tình hình Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại và sự hình thành các quốc gia cổ đại ở phương Đông.
Phân tích kết cấu xã hội và chế độ chu... 5-7p)
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Các quốc gia cổ đại Phương Đông
a. Mục tiêu: 
Sự hình thành các quốc gia cổ đại Phương Đông. Xã hội cổ đại Phương Đông. Thể chế chính trị của các nước Phương Đông cổ đại.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc nội dung trong SGK trang 14, 15, 16 hoạt động cặp đôi, thảo luận các vấn đề sau:
 Pharaon ở Ai Cập Thiên tử ở Trung Quốc
1. Sự hình thành các quốc gia cổ đại Phương Đông.
2. Xã hội Phương Đông có những giai cấp nào? Mối quan hệ của các giai cấp đó?
3. Đặc điểm chung của thể chế chính trị ở các quốc gia cố đại Phương Đông.
	Các cặp đôi thảo luận, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh. Giáo viên yêu cầu 3 cặp đôi trình bày sản phẩm của mình, học sinh theo dõi và bổ sung hoàn thiện.
c. Sản phẩm
- Quá trình hình thành các quốc gia cổ đại Phương Đông.
+ Khi xã hội nguyên thủy tan dã đã hình thành các công xã thị tộc
+ Từ nhu cầu trị thủy các công xã liên kết nhau, hình thành liên minh công xã, nhà nước xuất hiện, quốc gia hình thành.
+ Các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN. Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất thế giới.
- Khi bước vào thời kì xã hội có giai cấp và nhà nước, trong xã hội Phương Đông cổ đại có 3 giai cấp: Quí tộc, nông dân công xã, nô lệ.
+ Quí tộc gồm vua, quan lại, tăng lữ; là giai cấp thống trị có quyền lực và của cải, có vị trí cao trong xã hôi.
+ Nông dân công xã chiếm số lượng đông đảo, họ nhận ruộng đất canh tác và nộp thuế.
+ Nô lệ có nguồn gốc từ tù binh chiến tranh hoặc thành viên công xã bị mắc nợ hay phạm tội. Họ chiếm số lượng ít, chủ yếu phục vụ trong các gia đình quí tộc. 
- Xuất phát từ nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi mà liên minh các bộ lạc hình thành (quốc gia). Để điều hành và quản lí xã hội, nhà nước được hình thành.
- Đặc điểm của chế độ chuyên cổ đại Phương Đông
+ Quyền lực tập trung trong tay vua
+ Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo để bắt mọi người phải phục tùng mình.
+ Vua nắm cả thần quyền và pháp quyền.
+ Dưới vua là bộ máy quan lại hành chính, quan liêu phục tùng mệnh lệnh của vua.
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:
+ Nhóm 1
+ Nhóm 2
+ Nhóm 3
+ Nhóm 4
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3. Văn hóa cổ đại phương Đông
a. Mục tiêu: Khái quát được một số thành tựu văn hoá cổ đại phương Đông 
b. Nội dung 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, cụ thể như sau: Quan sát hình ảnh và trả lời các câu hỏi:
 Vườn cheo Ba-bi-lon Kim tự tháp
1. Những hình ảnh trên gợi cho em điều gì về những thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông?
2. Hãy nêu những hiểu biết của em về những thành tựu trên?
Học sinh trình bày những hiểu biết của mình về văn hóa Phương Đông. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết hợp quan sát hình SGK trang 16,17,18,19, trao đổi về những thành tựu cơ bản cả văn hóa Phương Đông.
Học sinh hoạt động theo nhóm 
Nhóm 1: Lịch pháp và thiên văn học ra đời từ đâu? Nêu những thành tựu tiêu biểu của lịch và thiên văn học?
Nhóm 2: Do đâu xuất hiện chữ viết? Chữ viết đạt được những thành tựu như nào? 
Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời toán học là gì? Toán học đã đạt được những thành tưu gi?
Nhóm 4: Kể tên những công trình kiến trúc tiêu biểu ở phương Đông. Hãy nêu hiểu biết của em về một công trình kiến trúc tiêu biểu? 
Các nhóm hoạt động, giáo viên quan sát và giúp đỡ các nhóm làm việc. Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm của mình, các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thiện sản phẩm về thành tựu văn hóa Phương Đông cổ đại.
3. Sản phẩm
- Sự ra đời của lịch và thiên văn học
+ Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. 
+ Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải "trông Trời, trông Đất". Họ quan sát chuyển động của mặt Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo ra lịch. 
 + Nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365 ngày là một năm và chia làm 12 tháng, họ biết chia mùa: mùa mưa, mùa khô, họ chia mỗi ngày thành 24 giờ 
 + Mở rộng hiểu biết: Con người đã vươn tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục đích làm ruộng của mình và nhờ đó đã sáng tạo ra hai ngành thiên văn học và phép tính lịch 
- Chữ viết
+ Nguyên nhân: Chữ viết ra đời là do xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ phong phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép, cai trị, lưu giữ những kinh nghiệm mà chữ viết đã ra đời. 
+ Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là tượng ý, tượng thanh.
Ch...luyện cho học sinh kĩ năng khai thác tư liệu SGK, tranh ảnh, phân tích, đánh giá, so sánh.
3. Phẩm chất 
Giáo dục cho học sinh thấy được vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử.
Năng lực so sánh, năng lực giải quyết tình huống, năng lực tự học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 1. Chuẩn bị của giáo viên
Thiết bị dạy học: Tranh ảnh, lược đồ, đoạn phim tư liệu; tranh ảnh về lịch sử thời kỳ cổ đại; bản đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây.
 Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy- học, sách giáo viên, tư liệu tham khảo, giáo trình LSTG - Tập I, các tài liệu liên quan khác...
2. Chuẩn bị của học sinh
Tìm hiểu về sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây và đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu về các quốc gia cổ đại Hi lạp và Rô-ma.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
* Ổn định tổ chức lớp
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
Với việc quan sát một số lược đồ "các quốc gia cổ đại Phương Tây" và các hình ảnh về văn hóa cổ đại học sinh sẽ nhớ lại những kiến thức cơ bản về sự hình thành các quốc gia cổ đại Phương Tây, văn hóa cổ đại Phương Tây. Nhưng các em chưa thực sự hiểu về nó? Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, cụ thể: quan sát lược đồ và các hình ảnh thảo luận các vấn đề sau:
HY LAÏP
ROÂ MA
BIEÅN ÑÒA TRUNG HAÛI
Bản đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây.
 Đấu trường Rô-ma Bìa tác phẩm Ôđixê
 1. Các quốc gia cổ đại Phương Tây bao gồm những nước nào?
2. Nêu hiểu biết của em về các quốc gia cổ đại Phương Tây.
Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm.
Giáo viên yêu cầu 2- 3 học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm để làm tình huống kết nối vào bài mới.
	Tại Phương Đông cổ đại do điều kiện tự nhiên thuận lợi mà công cụ sản xuất thô sơ vẫn tạo ra chuyển biến trong xã hội nguyên thủy để hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước vào khoảng TNK IV tcn. Còn tại khu vực Địa Trung Hải quá trình này diễn ra chậm hơn vào khoảng TNK I tcn. Tại sao quá trình hình thành giai cấp và nhà nước ở Địa Trung Hải lại diễn ra chậm? Quá trình này diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. Thiên nhiên và đời sống của con người.
a. Mục tiêu: 
Điều kiện tự nhiên và cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải
Những nét chính về Thị quốc.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK kết hợp quan sát các hình ảnh,học sinh hoạt động từng cặp đôi thảo luận các vấn đề sau:
 Biển Địa Trung hải Đồng ruộng ở Hi Lạp.
 Thu hoạch nho. Xưởng sản xuất dầu ô liu.
1. Đặc điểm chung điều kiện tự nhiên của Hi lạp và Rô- ma?
2. Nêu những hoạt động kinh tế của cư dân Địa Trung Hải? Hoạt động nào là chủ đạo?
 Trong quá trình học sinh đàm thoại, giáo viên quan sát lớp và hỗ trợ. Giáo viên yêu cầu 2-3 cặp đôi trình bày sản phẩm của mình, học sinh trong lớp treo dõi và bổ sung để hoàn thiện sản phẩm.
c. Sản phẩm.
1. Hi Lạp và Rô -ma nằm ở bên bờ bắc Địa Trung Hải, bao gồm nhiều đảo và bán đảo, có các dãy núi cao xen kẽ với đồng bằng nhỏ, có đường biển dài.
+ Thuận lợi: Khí hậu trong lành, giao thông thuận lợi, hoạt động hang hải, ngư nghiệp, buôn bán trên biển phát triển.
+ Khó khăn: Đất đai không màu mỡ, chỉ thích hợp cho việc trồng cây lâu năm. Công cụ bằng đá, đồng không cho hiệu quả cao.
+ Khoảng TNK I tcn cư dân Địa Trung Hải biết đến công cụ bằng sắt, từ đó kinh tế và xã hội có nhiều thay đổi.
2. Kinh tế:
+ Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, chỉ trồng cây lâu năm nên cư dân phải nhập lương thực từ sớm.
+ Sản xuất thủ công nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa: Có nhiều thợ giỏi, quy mô lớn, sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm, đồ mĩ nghệ.
+ Hoạt động thương mại biển phát triển, tiền tệ xuất hiện sớm.
>> Cư dân Địa Trung Hải sớm đi biển, thương nghiệp biển phát triển, sản xuất thủ công nghiệp mang tính chuyên môn hóa và trồng cây lâu năm.
d. Cách thức thực hiện
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu k...ên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn:
+ Nhóm 1
+ Nhóm 2
+ Nhóm 3
+ Nhóm 4
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra các góc của giấy A0, hoặc bảng phụ, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm ra phần giữa ô giấy để trình bày trước lớp( 5-7p)
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu. Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự hình thành, thể chế chính trị, các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Tây Hi Lạp – Rô ma.
b. Nội dung.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc giáo viên:
1. Vẽ sơ đồ thể chế dân chủ ở Hi Lạp – Rô ma? Nêu điểm tiến bộ và hạn chế
2. Hoàn thành bảng
Thành tựu
Nội dung

Ý nghĩa
Lịch và chữ viết


Khoa học


Văn học


Nghệ thuật


c. Sản phẩm.
1. Vẽ sơ đồ thể chế dân chủ ở Hi Lạp – Rô ma. Nêu điểm tiến bộ và hạn chế.
- Học sinh vẽ sơ đồ về thể chế dân chủ ở Hi Lạp và Rô-ma.
- Điểm tiến bộ của thể chế này là quyền lực không thuộc về một người mà thuộc về mọi người.
- Điểm hạn chế là quyền lực chỉ thuộc về bộ phận chủ nô nên được gọi là nền dân chủ chủ nô.
2. Hoàn thành bảng
Thành tựu
Nội dung
Ý nghĩa

Lịch và chữ viết
Lịch dương lịch có 365 ngày và 1/4 ngày.

Được sử dụng phổ biến
Khoa học
Có các nhà khoa học nổi tiếng như Pitago, Asimet, Oclit.....

Đặt nền móng cho sự ra đời của các ngành khoa học.
Văn học
Trường ca Iliat và Odixe


Nghệ thuật
Nghệ thuật tạc tượng, kiến trúc phát triển.

Công trình kiến trúc nổi tiếng.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG.
a. Mục tiêu. 
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đó được lĩnh hội để liên hệ với kiến thức đã học trước đó. 
b. Nội dung.
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Vận dụng các kiến thức đó học để trả lời câu hỏi:
1. So sánh thể chế quân chủ chuyên chế ở Phương Đông và thể chế dân chủ Phương Tây?
2. So sánh về đặc điểm tự nhiên và tác động của điều kiện tự nhiên đến kinh tế - xã hội giữa các quốc gia cổ đại Phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây?
3. Điều kiện nào thúc đẩy văn hóa Hi Lạp và Rô- ma phát triển hơn văn hóa Phương Đông cổ đại. Biểu hiện. 
c. Sản phẩm
Học sinh trả lời các câu hỏi trên bằng cách lập các bảng thống kê hoặc so sánh vào vở ghi chép.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 
Tiết 7, tiết 8- BÀI 5: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
 I. Mục tiêu bài học
Sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức.
Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội. 
Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần- Hán cho đến các thời đại sau. Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa. Và sự phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường, thời Minh - Thanh và sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Trung Quốc.
2. Năng lực: Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp học sinh biết phân tích và rút ra kết luận. Biết sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng. Nắm vững các khái niệm cơ bản.
3. Phẩm chất.
Giúp học sinh thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Quý trọng các di sản văn hoá, hiểu được các ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với Việt Nam.
Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ, năng lực diễn đạt, năng lực sưu tầm – phân loại, năng lực sử dụng công nghệ thông tin. Năng lực riêng: Tư duy, phân tích lịch sử, nhận thức - đánh giá khách quan lịch sử.
II.THIẾT BỊ ... càng trở nên nhộn nhịp.Hình thành con đường tơ lụa buôn bán nước ngoài.
Giảm tải
Giảm tải
Đối ngoại
Nhà Tần và nhà Hán đều thực hiện chính sách bành trướng mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh.

Nhà Đường tiếp tục thực hiện chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ.
- Ảnh hưởng của nhà Đường: Vùng Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam, Tây Tạng.
Giảm tải
Giảm tải
Vị trí của triều đại
Nhà Tần, nhà Hán chế độ phong kiến được xác lập.
Nhà Đường chế độ phong kiến phát triển đỉnh cao.
Giảm tải
Giảm tải
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 2. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
a. Mục tiêu: 
Những thành tựu về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: đọc thông tin SGK trang 33, 34, 35, 36 kết hợp quan sát các hình ảnh, học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập về văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.
Lĩnh vực

Nội dung/ thành tựu
Tư tưởng, tôn giáo

Sử học


Văn học


Khoa học kĩ thuật
 Giấy La bàn.
 Thuốc súng Kĩ thuật in.
c. Sản phẩm.
Lĩnh vực
Nội dung/ thành tựu
Tư tưởng, tôn giáo
- Nho giáo được hình thành từ thời Hán do Khổng Tử khởi xướng. Nho giáo có vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến Trung Quốc, là công cụ bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc.
- Phật giáo được du nhập vào Trung Quốc từ rất sớm và phát triển mạnh dưới thời Đường.
Sử học
- Sử học phát triển từ sớm, đến thời Tây Hán trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên
- Thời nhà Đường cho lập sử quán chuyên ghi chép sử
- Những bộ lịch sử lớn: Sử kí, Tứ khố toàn thư
Văn học
- Văn học phát triển mạnh cả hai thể loại: Thơ và tiểu thuyết
- Thơ Đường đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, phản ảnh chân thực cuộc sống. Có nhiều nhà thơ tiêu biểu như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
- Có những bộ tiểu thuyết tiêu biểu: Thủy hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần
Khoa học kĩ thuật.
- Khoa học phát triển với những thành tựu về Toán học, Thiên văn học, Y học
- Kĩ thuật phát triển với những thành tựu trong hàng hải, nghề in, nghề gốm.
- Trung Quốc có 4 phát minh lớn: Giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinhđã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về lịch sử Trung Quốc thời phong kiến.
b. Nội dung 
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo:
1. Kinh tế Trung Quốc thời Minh – Thanh có điểm gì mới? Điểm mới đó có được phát triển không?
2. Chỉ ra qui luật trong sự phát triển của chế độ phong kiến ở Trung Quốc.
c. Sản phẩm.
1. Kinh tế Trung Quốc thời Minh- Thanh 
 - Điểm mới là xuất hiện mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Do hạn chế của chế độ phong kiến nên những mầm mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa không được phát triển ở thời kì sau.
2. Qui luật trong sự phát triển của chế độ phong kiến ở Trung Quốc
- Thống nhất rồi phân tán rồi thống nhất ở mức cao hơn.
- Cuối các triều đại nổ ra những phong trào đấu tranh của nhân dân lật đổ triều đại đó.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn ảnh hưởng của vă...ay khoảng 3000 năm TCN, chữ viết đã xuất hiện. Đầu tiên là chữ Brahmi sau đó là chữ Sanskrit (chữ Phạn)
+ Chữ Phạn được hoàn chỉnh dưới thời Asoca, thời Gupta chữ Phạn được sử dụng phổ biến.
-Văn học
+ Văn học Ấn Độ chịu ảnh hưởng của đạo Hinđu, viết bằng chữ Phạn.
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Ramayana, Mahabrata
- Kiến trúc
+ Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo: đạo Phật và đạo Hinđu.
+ Kiến trúc phật giáo: Chùa hang, cột đá, tượng phật.
+ Kiến trúc Hinđu: Công trình đền tháp, tượng thần.
+ Kiến trúc Ấn Độ đạt trình độ nghệ thuật độc đáo, tinh tế.
- Khoa học kĩ thuật phát triển với những thành tựu về thiên văn học, toán học, y học.
3. Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ.
- Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá rộng khắp nhiều nước Đông Nam Á.
- Nội dung truyền bá: Tôn giáo, chữ viết, kiến trúc.
- Các nước Đông Nam Á đã học hỏi, tiếp thu văn hóa truyền thống Ấn Độ để xây dựng nền văn hóa dân tộc mình.
HOẠT ĐỘNG 2. II. Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn: Chỉ giới thiệu khái quát về hoàn cảnh ra đời và sự khác biệt về chính sách của hai vương triều và hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh.
Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ : Không thực hiện
a. Mục tiêu: 
- Ảnh hưởng của Đạo Hồi.
- Những nét chính về vương triều Đêli và vương triều Mô-gôn.
- Điểm mới của văn hóa Ấn Độ.
b. Nội dung
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh,cụ thể như sau: đọc sách giáo khoa mục 2, mục 3 trang 42,43,44 và thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Quá trình phát triển của Đạo Hồi tại Trung Á.
2. Hoàn thành phiếu học tập về các vương triều Hồi giáo tại Ấn Độ.
3. Điểm mới của văn hóa Ấn Độ.
Phiếu học tập về các vương triều Hồi giáo tại Ấn Độ.
Nội dung
Vương triều Đêli
Vương triều Mô-gôn
Sự thành lập


Thời gian tồn tại


Các chính sách


Kết quả


Vị trí của vương triều


Học sinh hoạt động cá nhân. Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. Giáo viên gọi bất kì 2 -5 học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác lắng nghe, sau đó phản biện, bổ sung, chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
 c. Sản phẩm
1. Quá trình phát triển của Đạo Hồi tại Trung Á.
- Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bátđa, cải theo đạo Hồi, lập nên vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà.
- Đạo Hồi phát triển đến Iran và Trung Á, lập nên vương quốc Hồi giáo giáp vùng Tây Bắc Ấn Độ và tiến hành xâm lược Ấn Độ.
2. Các vương triều Hồi giáo tại Ấn Độ.
Nội dung
Vương triều Đêli
Vương triều Mô-gôn
Sự thành lập
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XII Ấn Độ rơi vào tình trạng chia cắt. Do tình trạng phân tán nên Ấn Độ đã không chống cự lại được các cuộc tấn công của ngoại tộc đặc biệt là những người Hồi giáo gốc Thổ.
- Năm 1206 người Hồi giáo đã lập vương triều Hồi giáo Đêli ở miền Bắc Ấn Độ.
- Năm 1398 thủ lĩnh- vua Timualeng theo dòng dõi Mông Cổ đã tấn công Ấn Độ.
- Năm 1526 vua Babua lập ra vương triều Môgôn thay thế vương triều Đêli

Thời gian tồn tại
Từ năm 1206 đến năm 1526
Từ năm 1526 đến năm 1877.
Các chính sách
- Người Hồi giáo nắm trong tay bộ máy quyền lực
- Người Hồi giáo tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Ấn Độ
- Truyền bá và áp đặt đạo Hồi

- Các vua của vương triều Mô gôn thực hiện chính sách phát triển Ấn Độ theo hướng Ấn Độ hóa
- Thời vua Acoba đã thực hiện nhiều chính sách tích cực:
+ Xây dựng chính quyền mạnh dựa trên sự liên kết quí tộc, quan lại gốc Mông Cổ, Ấn Độ Hồi giáo và Ấn Độ theo tỉ lệ bằng nhau
+ Tăng cường xây dựng khối hòa hợp dân tộc, giảm mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn tôn giáo
+ Chính sách thuế, ruộng đất hợp lí
+ Khuyến khích phát triển hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật

Kết quả
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với vương triều Đêli, mâu tuẫn tôn giáo ngày càng phát triển. Vương triều Đêli dần suy yếu
- Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
- Xã hội ổn định, văn hóa phát triển, đất nước thịnh vượng.
- Cuối vương triều Mô gôn các vị vua thực hiện chính sách cai trị độc đoán, tăng thuế khóa, lao dịch để xây dựng các công trình kiến trúc. Đời sống nhân dân cực khổ, đất nước suy yếu tạo điều kiện cho các nước Phương Tây xâm lược.
Vị trí của vương triều
- Bước đầu tạo ra sự giao lưu của văn hóa Đông- Tây. Văn hóa Ấn Độ ngày càng phát triển đa dạng, phong phú
- Tạo điều kiện để đạo Hồi được truyền bá đến các nước Đông Nam Á.
Vương triều cuối cùng trong lịch sử Ấn Độ phong kiến.
3. Điểm mới của văn hóa Ấn Độ.
- Văn hóa truyền thống Ấn Độ được truyền bá rộng khắp
- Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.
- Xây dựng được nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu kinh thành Đêli.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mì...ố câu:
1/3
Điểm1
Sốcâu:
Điểm:
Số câu
Số điểm
Sốcâu TN:7
Số câu TL:1
Số điểm: 4,75
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
12
3.0
30%
2/3
2.0
20%
8
2.0
20 %

5
1,25
12,5% 
1/3
1
10%
3
0.75
7,5%

28
1
10
100%
IV. Biên soạn câu hỏi
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành đầu tiên ở khu vực nào? 
A. Ven bờ biển. 	 B. Lưu vực các con sông lớn. 
C. Vùng trung du . D. Vùng núi. 
Câu 2. Trong các quốc gia cổ đại phương Đông, tầng lớp thấp nhất trong xã hội là 
A. nô lệ 	 B. nông nô 
C. Nông dân công xã 	 D. nô lệ và nông nô. 
Câu 3. Điền vào chỗ chấm (.....) câu sau đây sao cho đúng: 
"Những tri thức ........ ra đời vào loại sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp". 
A. Chữ viết. 	 B. Lịch pháp và Thiên văn học. 
C. Toán học.	 D. Chữ viết và lịch.
Câu 4. Xuất phát từ nhu cầu nào nào mà cư dân phương Đông cổ đại gắn bó,ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã? 
A. Trồng lúa nước.	 B. Trị thuỷ.
C. Chống giặc ngoại xâm. 	 D. Sản xuất thủ công nghiệp.
Câu 5. Quốc gia phương Đông cổ đại nào giỏi về số học? 
A. Trung Quốc. B. Ai Cập. C. Lưỡng Hà. D. Ấn Độ. 
Câu 6. Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?
A. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
B. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
C. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng.
D. Lực lượng đông đảo và lãnh đạo xã hội.
Câu 7. Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là 
A. Chữ tượng ý 	 B. Chữ La-tinh.
C. Chữ tượng hình 	 D. Chữ tượng hình và tượng ý.
Câu 8. Triều đại đầu tiên ở Trung Quốc đã cho mở các khoa thi để tuyển chọn quan lại là nhà
A. Hán. B. Tùy. C. Đường.	D. Tống.
Câu 9. Mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc vào
 A. đầu thế kỉ VIII dưới triều nhà Đường.
 B. đầu thế kỉ XI dưới triều nhà Tống.
 C. đầu thế kỉ XVI dưới triều nhà Minh.
 D. đầu thế kỉ XVIII dưới triều nhà Thanh.
Câu 10. Triều đại nhà Thanh sau khi thành lập đã đặt kinh đô tại
A. Hàm Dương. B. Trường An. C. Nam Kinh. D. Bắc Kinh.
Câu 11. Tác giả của tiểu thuyết Thủy Hử là
A. La Quán Trung. 	B. Thi Nại Am. 
C. Tào Tuyết Cần. D. Tư Mã Thiên.
Câu 12. Chế độ ruộng đất thực hiện dưới thời Đường có tên gọi là gì?
A. Công điền. B. Quân điền.	C. Tịch điền. D. Đinh điền.
Câu 13. Yếu tố nào sau đây không phải là biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến dưới thời Đường?
A. Bộ máy cai trị được hoàn chỉnh. B. Xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN.	
C. Kinh tế phát triển toàn diện.	D. Lãnh thổ được mở rộng.
Câu 14. Nguyên nhân khiến mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa thời Minh không thể phát triển được?
A. Do nhà nước phong kiến tìm cách hạn chế.
B. Do các nước không buôn bán với Trung Quốc.
C. Do các sản phầm của Trung Quốc không được cải tiến.
D. Do nhà Minh suy sụp.
Câu 15. Cuộc khởi nghĩa nào đã làm sụp đổ nhà Minh?
A. Khởi nghĩa Hoàng Sào.	B. Khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng.
C. Khởi nghĩa Lý Tự Thành.	D. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc.
Câu 16. Trong thời phong kiến, Việt Nam đã tiếp thu tư tưởng nào từ Trung Quốc?
A. Nho giáo.	B. Phật giáo.	C. Đạo giáo.	D. Hinđu giáo.
Câu 17. Ghép nối đúng các vị vua sáng lập ra các triều đại phong kiến Trung Quốc sau?
1. Tần Thủy Hoàng

a. Nhà Minh.
2. Lưu Bang

b. Nhà Đường.
3. Lý Uyên

c. Nhà Tần.
4. Chu Nguyên Chương

d. Nhà Hán.
A. 1 - a; 2 - b; 3 - c; 4 - d. B. 1 - c; 2 - d; 3; b; 4 - a.
C. 1 - d; 2 - c; 3 - c; 4 - a. D. 1 - a; 2 - c; 3 - d; 4 - b.
Câu 18. Đầu Công nguyên, Vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều A-sô-ca. B. Vương triều Gúp-ta.
C. Vương triều Hác-sa. D. Vương triều Hậu Gúp-ta.
Câu 19. Tôn giáo nào bắt nguồn từ những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ?
A. Phật giáo. B. Hin đu giáo.
C. Hồi giáo. D. Thiên chúa giáo.
Câu 20. Thần Brama trong Hinđu giáo được gọi là thần
A. Sáng tạo thế giới. B. Hủy diệt. C. Bảo hộ. D. Sấm sét.
Câu 21. Thần Inđra trong Hinđu giáo được gọi là thần
A. Sáng tạo thế giới B. Hủy diệt C. Bảo hộ D. Sấm sét.
Câu 22. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)
B. thời kì Vương triều Gúp-ta (319-606).
C. thời kì Vương triều Hácsa (606-647).
D. thời kì Vương triều Hồi giáo Đêli (1206-1526).
Câu 23. Đạo Hinđu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ - được hình thành trên cơ sở
A. giáo lí của đạo Phật. B. tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
C. giáo lí của đạo Hồi. D. giáo lí của Thiên chúa giáo.
Câu 24. Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?
A. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo).
B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật.
C. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn.
D. Lễ hội tổ chức vào mùa gặt hái.
Câu 25. Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất củ...các câu hỏi: 
1. Nêu nét nổi bật về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á? 
2. Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
3. Sự hình thành (thời gian, tên các vương quốc chính, chỉ trên lược đồ một số quốc gia chính)?
4. Nhận xét về sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?
Trong hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân để giải quyết các câu hỏi 1, 2, 3. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi theo nhóm để nhận xét câu hỏi 4.
3. Sản phẩm:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình bị chia cắt, nhỏ, manh mún.
+ Có gió mùa kèm theo mưa, thích hợp cho sự phát triển của cây lúa nước 
- Điều kiện hình thành:
+ Sự phát triển của các ngành kinh tế: nông nghiệp trồng lúa nước, các ngành thủ công truyền thống, buôn bán
+ Tiếp thu và vận dụng văn hóa Ấn Độ để sáng tạo văn hoá riêng của dân tộc mình. 
- Quá trình hình thành: Khoảng 10 thế kỷ đầu sau Công nguyên, hàng loạt các quốc gia nhỏ được hình thành: Cham-pa, Phù Nam 
- GV chuyển ý: Các vương quốc cổ Đông Nam Á lúc đó còn nhỏ bé, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi còn tranh chấp nhau, đó là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ, để rồi, trên cơ sở đó hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
a. Mục tiêu: 
Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS hoạt động trao đổi cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập để nắm được thời gian hình thành, khái niệm, tên và địa bàn các “quốc gia phong kiến dân tộc”.
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS kể tên và chỉ trên lược đồ một số quốc gia phong kiến tiêu biểu ở Đông Nam Á.
- GV tiếp tục hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập để tìm hiểu giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
Thời gian: .....
 Biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt: 
+ Chính trị: 
+ Kinh tế: 
+ Văn hóa:
- GV nhận xét trình bày và phân tích: Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển nhất của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi để tìm hiểu: Sự kiện nào đánh dấu mốc phát triển của lịch sử khu vực?
- GV nhận xét và nhấn mạnh: Thế kỷ XIII là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử khu vực: 
+ Thế kỷ XIII, vương quốc Su-khô-thay ra đời (tiền thân của Thái Lan).
+ Giữa thế kỷ XIV, vương quốc Lan-Xang (Lào) thành lập.
- GV hướng dẫn HS đọc SGK để nắm được thời kì suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á: Từ nửa sau thế kỉ XVIII, các quốc gia Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy thoái và trước sự xâm lược của tư bản phương Tây.
Trong hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng một số hình ảnh để minh họa cho sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
3. Sản phẩm:
* Sự hình thành: 
- Từ thế kỷ VII đến X, đã hình thành một số “quốc gia phong kiến dân tộc”: Lấy một bộ tộc đông nhất và phát triển nhất làm nòng cốt.
* Giai đoạn phát triển:
- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.
- Tiêu biểu: Đại Việt, Ăng-co, Pagan 
- Biểu hiện:
+ Chính trị ổn định và mở rộng lãnh thổ. 
+ Kinh tế phát triển. 
+ Xây dựng nền văn hóa riêng, độc đáo. 
* Thời kì suy thoái: 
- Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. 
- Biểu hiện: Khủng hoảng kinh tế, chính trị; trở thành đối tượng xâm lược của CNTD.
d. Cách thức thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
- Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên sử dụng phương pháp hợp tác nhóm, sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi:
- Kết luận, nhận định: Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

-Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm đôi nghiên cứu SGK, tài liệu kết hợp vốn hiểu biết của mình trao đổi nhóm, viết ra giấy, hoặc bảng phụ, trao đổi với các nhóm khác, nhóm trưởng tập hợp sản phẩm để trình bày 
- Báo cáo , thảo luận
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, giúp HS củng cố, hệ thống lại kiến thức cơ bản của bài học: 
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự hình thành, phát triển và suy thoái của các quốc gia phong kiến dân tộc Đông Nam Á.
b. Nội dung: 
- GV vẽ sơ đồ các giai đoạn phát triển của lịch sử Đông Nam Á (đầu CN đến TK XIX) lên bảng và yêu cầu HS hoạt động cá nhân để trả lời theo từ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_soan_theo_cv5512_chuong_trinh_ca_nam.docx