Giáo án Lịch sử 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023

CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC

BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU

- Giúp học sinh làm quen với lịch sử với tư cách là một môn khoa học thực sự, rất cần thiết và hữu ích cho cuộc sống con người. Là một khoa học, sử học có đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu riêng và có chức năng nhiệm vụ quan trọng trong đời sống con người.

- Học sinh khắc phục những sai lầm, nhất là tư duy một chiều về lịch sử, chỉ coi lịch sử là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn, không cần khám phá gì thêm và cũng không vận dụng gì trong cuộc sống của các em. Qua đó bài này giúp học sinh phát triển toàn diện cả ba nhóm năng lực cơ bản của môn học, bao gồm năng lực tìm hiểu, năng lực nhận thức, tư duy lịch sử và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trên cơ sở những kiến thức cơ bản, gần gũi, hữu ích.

Như thế, bài này cũng giúp học sinh phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm, chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống

1. Về kiến thức

- Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua các ví dụ cụ thể.

- Giải thích được khái niệm lịch sử.

- Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể.

- Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.

- Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể.

- Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lý thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.

2. Về năng lực

- Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích… sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.

- Trên cơ sở đó, góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.

3. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên

- Giáo án: Dựa vào nội dung Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo các định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh

- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.

- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.

- máy tính, máy chiếu ( nếu có)

2. Học sinh

- SGK

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Khởi động

a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của học sinh giúp học sinh nhận thức được sự kiên lịch sử tạo hứng thú cho học sinh học bài mới

b. Nội dung: Học sinh dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

c. Sản phẩm: Nhìn vào hình ảnh trong sách hãy cho biết đây cây cầu này gắn liền với những sự kiện lịch sử nào?

d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS nhìn vào SGK và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: cây cầu này đã gắn liền với những sự kiện nào?

Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Vậy theo em Lịch sử là gì? Hiện thực và nhận thức lịch sử là gì? Liên quan tới những yếu tố nào? Để trả lời câu hỏi này thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của môn lịch sử lớp 10 của chương trình phổ thông mới.

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm” lịch sử là gì?”

a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực và nhận thức của lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.

- Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.

b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. sản phẩm: Khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

d. Tổ chức thực hiện

doc 64 trang Cô Liên 28/10/2024 500
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lịch sử 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023

Giáo án Lịch sử 10 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC
BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
 - Giúp học sinh làm quen với lịch sử với tư cách là một môn khoa học thực sự, rất cần thiết và hữu ích cho cuộc sống con người. Là một khoa học, sử học có đối tượng nghiên cứu, nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu riêng và có chức năng nhiệm vụ quan trọng trong đời sống con người.
 - Học sinh khắc phục những sai lầm, nhất là tư duy một chiều về lịch sử, chỉ coi lịch sử là môn học thuộc lòng những kiến thức có sẵn, không cần khám phá gì thêm và cũng không vận dụng gì trong cuộc sống của các em. Qua đó bài này giúp học sinh phát triển toàn diện cả ba nhóm năng lực cơ bản của môn học, bao gồm năng lực tìm hiểu, năng lực nhận thức, tư duy lịch sử và năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học trên cơ sở những kiến thức cơ bản, gần gũi, hữu ích.
 Như thế, bài này cũng giúp học sinh phát triển những phẩm chất cốt lõi như: trung thực, khách quan, trách nhiệm, chăm chỉ và sáng tạo trong cuộc sống
1. Về kiến thức	
 - Trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử thông qua các ví dụ cụ thể.
 - Giải thích được khái niệm lịch sử.
 - Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể.
 - Nêu được chức năng, nhiệm vụ và một số nguyên tắc cơ bản của Sử học.
 - Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể.
 - Phân biệt được các nguồn sử liệu; biết cách sưu tầm, thu thập, xử lý thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
2. Về năng lực
 - Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; trình bày, giải thích, phân tích sự kiện, quá trình lịch sử liên quan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/ bài tập nhận thức mới.
 - Trên cơ sở đó, góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.
3. Về phẩm chất
 - Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Giáo án: Dựa vào nội dung Chương trình môn học SGK để chuẩn bị theo các định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh
- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
- máy tính, máy chiếu ( nếu có)
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
 a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của học sinh giúp học sinh nhận thức được sự kiên lịch sử tạo hứng thú cho học sinh học bài mới
 b. Nội dung: Học sinh dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên để trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c. Sản phẩm: Nhìn vào hình ảnh trong sách hãy cho biết đây cây cầu này gắn liền với những sự kiện lịch sử nào?
d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS nhìn vào SGK và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: cây cầu này đã gắn liền với những sự kiện nào?
 Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Vậy theo em Lịch sử là gì? Hiện thực và nhận thức lịch sử là gì? Liên quan tới những yếu tố nào? Để trả lời câu hỏi này thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của môn lịch sử lớp 10 của chương trình phổ thông mới.
2. Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm” lịch sử là gì?”
 a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được khái niệm lịch sử; phân biệt được hiện thực và nhận thức của lịch sử thông qua ví dụ cụ thể.
 - Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.
 c. sản phẩm: Khái niệm lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức theo cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
? Lịch sử là gì?
? Hiện thực lịch sử là gì?
? nhận thức lịch sử là gì?
Phân tích so sánh 2 hình ảnh trong SGK ở tư liệu 2 và 3
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận với nhau và trả lời các câu hỏi GV đưa ra
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
- GV sẽ chỉ định một số HS ở một số nhóm báo cáo những gì đã thảo luận
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
GV có thể nhấn mạnh và so sánh sự giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử
- phân tích rõ ràng về 2 hình ảnh ở SGK ở tư liệu 2 và 3

1. Lịch sử là gì
- Lịch sử là tất cả những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay
- Hiện thực lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, tồn tại hoàn toàn khách quan không phụ thuộc v...n năng lực và phẩm chất của học sinh
- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
- máy tính, máy chiếu ( nếu có)
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
 a. Mục tiêu: Khơi gợi sự chú ý của học sinh giúp học sinh nhận thức được sự kiên lịch sử tạo hứng thú cho học sinh học bài mới
 b. Nội dung: giáo viên đặt câu hỏi về bài 1 để gợi lên sự logic giữa bài 1 và bài 2 để học sinh hiểu rõ sự liên kết giữa bài trước và bài này
 c. Sản phẩm: giáo viên đặt câu hỏi gợi mở
 d. Tổ chức thực hiện: GV cho HS nhìn vào SGK và đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: cây cầu này đã gắn liền với những sự kiện nào?
 Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Lịch sử là những gì đã qua, vậy tại sao chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu, phục dựng lịch sử? chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa và vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và xã hội. Để hiểu rõ hơn thì hôm nay chúng ta qua bài mới của chủ đề 1.
2. Hình thành kiến thức mới
 Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử
 a. Mục tiêu: nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua các ví dụ cụ thể
 - Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.
 b. Nội dung: Học sinh từng cá nhân tự nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV cho các cặp đôi thảo luận nội dung và tìm ra mối quan hệ giữa Quá khứ- Hiện tại- Tương lai bằng sơ đồ và nêu câu hỏi
? Như vậy, lịch sử để lại những giá trị gì cho cuộc sống hiện tại?
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS cùng nhau thảo luận theo cặp
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
- GV sẽ mời một số bạn đứng lên bảng trình bày về sơ đồ và sau đó trả lời câu hỏi GV đưa ra
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, phân tích và chốt lại những điểm chính của câu hỏi
GV giới thiệu qua những hình ảnh có ở trong sách cho học sinh có thể hiểu rõ về vai trò của việc lưu giữ và trao truyền, tìm hiểu lịch sử
1. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Biết được về nguồn gốc của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn thể nhân loại.
-truyền lại tri thức, kinh nghiệm. truyền thống văn hoá của thế hệ trước cho thế hệ sau, tạo nên mối liên kết từ quá khứ- hiện tại- tương lai, trở thành cốt lõi tạo nên ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá cộng đồng dân tộc.
Hoạt động 2: Lý giải vì sao cần học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời
 a. Mục tiêu: HS giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
 - Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh.
 b. Nội dung: học sinh dưới sự hướng dẫn của GV trả lời câu hỏi
? vì sao đặt ra yêu cầu về việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời? 
? Học tập lịch sử suốt đời bằng cách nào
 c. sản phẩm: Biết về việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời, những cách học lịch sử
 d. tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc và làm theo yêu cầu GV đưa ra
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-GV sẽ chỉ định một số học sinh trả lời câu hỏi
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-GV phân tích, nhận xét và trình bày chốt ý
2. Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời
Việc học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời:
- từ việc học tập chúng ta có thể vận dụng những kinh nghiệm từ quá khứ và vào cuộc sống hiện tại cũng như định hướng cho tương lai.
- lịch sử có nhiều bí ẩn chính vì thế đây là cơ hội cho chúng ta tham gia tìm tòi, khám phá nhằm hoàn chỉnh hơn nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
- hiểu biết đưọc kinh nghiệm, rút ra bài học có giá trị lịch sử các nước khác để tránh những sai lầm
- Tìm hiểu lịch sử cũng đưa lại chúng ta những cơ hội nghền nghiệp mới đầy thú vị.
3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học trước đây
 b. Nội dung GV giao nhiệm vụ cho học sinh thông qua câu hỏi: tri thức lịch sử có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống? hãy lấy ví dụ
 c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
 d. Tổ chức thực hiện
 HS ngồi viết ra giấy và sau đó trình bày cho GV nghe và GV nhận xét chốt lại
4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.
 b. Nội dụng: ...c. sản phẩm: phải biết được mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội nhân văn và ngược lại
 d. tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS theo nhóm và thảo luận theo cặp đôi
Nhóm 1: tìm hiểu về tư liệu 4 và trả lời câu hỏi” tự liệu trên đề cập đến sự kiện lịch sử nào? Hãy chỉ ra một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm? thông qua đó hãy cho biết mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học nhân văn”
Nhóm 2: tìm hiểu giữa các ngành khoa học, xã hội và nhân văn với Sử học có mối liên hệ như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh
Nhóm 3,4 sẽ làm mục 3
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc và làm theo yêu cầu GV đưa ra
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
- đại diên từng nhóm trình bày trước lớp về phần gv giao
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
2. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội, nhân văn
a. Mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn
- Lịch sử đời sống xã hội là chất liệu và là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các tác phẩm văn học, nghệ thuật đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học, xã hội và nhân văn
b. Mối liên hệ giữa các ngành khoa học xã hội và nhân văn với Sử học 
- Sử học sử dụng tri thức, thành tựu, phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành như: Triết, Văn học, Địa lý. Để miêu tả, khôi phục đối tượng nghiên cứu

Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
 a. Mục tiêu: Thông qua khai thác các ví dụ cụ thể HS nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với nghiên cứu lịch sử
 -HS giải thích được sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.
 c. sản phẩm: phải biết được vai trò giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên- công nghệ và ngược lại
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS theo nhóm và thảo luận theo cặp đôi
Nhóm 3: tìm hiểu về hình 4 và trả lời câu hỏi” Các tác phẩm như trong hình có được coi là tác phẩm lịch sử không? Vì sao? thông qua đó hãy cho biết vai trò giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ”.
Nhóm 4: tìm hiểu vai trò của ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc và làm theo yêu cầu GV đưa ra
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
- đại diên từng nhóm trình bày trước lớp về phần gv giao
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
3. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
a. Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
 - Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của sử học.
- Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chính các nghành KHTN-CN chính là để kế thừa, rút kinh nghiệm.
b. Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ với Sử học
- Nhà sử học cần phải sử dụng nhiều thông tin và phương pháp các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để tái hiện đời sống con người trong quá khứ.

3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học trước đây
 b. Nội dung GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi
 c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
 d. Tổ chức thực hiện
 câu hỏi 1: Sử học đã có vai trò gì đối với các ngành khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội
 câu hỏi 2: thông qua các ví dụ đã học em hãy phân tích mối liên hệ giữa sử học với một lĩnh vực mà em thích
4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nha.
 b. Nội dụng: GV gioa cho HS tự thực hiện khi về nhà
 c. sản phẩm: bài trả lời theo câu hỏi của GV
 d. Tổ chức thực hiện: GV giao cho HS hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/ gia đình em trong những năm gần đây ( lưu ý: trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kỹ năng, phương pháp liên ngành).
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 4: SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU
 Thông qua bài học, giúp HS:
1. Về kiến thức	
 - Phân tích được mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản thiên nhiên.
 - Phân tích được vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.
- trình bày tác động của sự phát triển của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với việc quảng bá cho truyền thống lịch sử và giái trị văn hoá của dân tộc; tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại.
- Giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự ph...au để trả lời câu hỏi của giáo viên.
 c. Sản phẩm: phải biết được mối quan hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội nhân văn và ngược lại
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV cho học sinh nhìn ảnh và trả lời những câu hỏi 1,2,3 ở mục a và câu hỏi ở mục b
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc và làm theo yêu cầu GV đưa ra
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
HS sẽ ngồi và làm các câu hỏi ở giấy sau đó GV sẽ chỉ định một số học sinh trả lời
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
2. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hoá
a. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá
- CNVH phát triển dựa trên khai thác và phát huy các giái trị của di sản văn hoá vật thể và phi vật thể.
-vai trò cung cấp, ý tưởng và cảm hứng tạo cho một số ngành thuộc công nghiệp văn hoá như: xuất bản, điện ảnh, thời trang
- Cung cấp nguồn tài nguyên đặc sắc, đa dạng, tạo tiền đề cho ngành du lịch phát triển.
b. Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá đối với Sử học
- Góp phần củng cố, trao truyền những giá trị truyền thống và lịch sử- văn hoá tốt đẹp cho thế hệ sau.
- quảng bá, lan toả rộng rãi tri thức, giá trị về lịch sử, văn hoá, hình ảnh đất nước, con người VN ở trong và ngoài nước thông qua những hình thức nghệ thuật sinh động, hấp dẫn.
-Đóng góp nguồn lực vật chất cho việc đầu tư bảo tồn và phát triển các giá trị LS-VN truyền thống, cũng như bảo tồn các công trình LS-VN.

Hoạt động 3: Tìm hiểu và lý giải mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển du lịch
 a. Mục tiêu: HS giải thích được vai trò của lịch sử và văn hoá đối với sự phát triển du lịch thông qua ví dụ cụ thể.
 -HS biết phân tích tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá
 - Góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận với nhau để trả lời câu hỏi của giáo viên.
 c. sản phẩm: phải biết được vai trò của lịch sử với ngành du lịch, và ngành du lịch có tác động gì đến việc bảo tồn di tích lịch sử văn hoá
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV GV chia ra từng nhóm nhỏ cho học sinh làm Phiếu học tập mà GV đã làm sẵn so sánh điểm giống giữa các tư liệu 2,3,4 sau đó làm việc theo cặp trả lời câu hỏi sau:
? Dựa vào phiếu học tập hãy cho biết lịch sử và văn hoá có vai trò gì với lịch sử?
? Phân tích tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá?
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS làm phiếu học tập và trả lời các câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-học sinh nộp phiếu học tập lại để đánh giá
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
3. Sử học với sự phát triển du lịch
a. Vai trò của lịch sử với sự phát triển du lịch
- Các di sản lịch sử- văn hoá quá khứ để lại nguồn tài nguyên quý báu để ngành du lịch phát triển
b. Vai trò du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hoá
- Du lịch di sản phát triển khiến cho con người và chính quyền địa phương càng thêm tự hào và có nhiều ý thức hơn trong việc bảo tồn và phát triển bền vững, hiệu quả ngành du lịch
- một phần doanh thu được tái đầu tư tao điều kiện cho sự phát triển bền vững.

3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học trước đây
 b. Nội dung GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi
 c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
 d. Tổ chức thực hiện
 câu hỏi 1: Hãy kể tên một só di sản văn hoá, di sản thiên nhiên của địa phương em
 câu hỏi 2: Địa phương em đã làm gì để bảo tồn và phát hhuy giá trị các công trình, di sản văn hoá, thiên nhiên.
4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.
 b. Nội dụng: GV giao cho HS tự thực hiện khi về nhà
 c. sản phẩm: bài trả lời theo câu hỏi của GV
 d. Tổ chức thực hiện: GV giao cho HS hãy xây dựng kế hoạch hành động để góp phần bảo vệ một di sản ở địa phương
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 3: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KỲ 
CỔ ĐẠI- TRUNG ĐẠI
BÀI 5: KHÁI NIỆM VĂN MINH. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG THỜI KỲ CỔ- TRUNG ĐẠI
I. MỤC TIÊU
 Thông qua bài học, giúp HS:
1. Về kiến thức	
- Giải thích và phân biệt được khái niệm văn minh và văn hoá.
- Trình bày được sự phát triển của các nền văn minh thế giới trên trục thời gian
- Giải thích, phân tích được cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Đông.
- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ cổ- trun...ển, còn khi vực Đông Bắc Phi và Tây Á chịu ảnh hưởng của Ả-Rập
- Dù ra đời muộn nhưng nền văn minh Hi Lạp- Rô ma sau này lại phát triển rực rỡ hơn, tiền đề văn minh phương Tây
.

Mục II. Một số nền văn minh phương Đông thời kỳ cổ- trung đại
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn minh Ai Cập
 a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của những thành tưu tiêu biểu của văn minh Ai Cập cổ đại
 - Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về nền văn minh phương Đông
 - Biêt trân trọng giá trị, có nhận thức và hành động góp phần bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn minh nhân loại
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: HS trình bày được những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập, trình bày được các thành tựu và từ đó nêu được ý nghĩa của các thành tựu đó
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi cho HS:
? em hãy trình bày cơ sở ra đời văn minh Ai Cập?
? Nền kinh tế chủ yêu ở đây là gì?
GV chia nhóm để làm các thành tựu cơ bản
Nhóm 1: tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo
Nhóm 2: tìm hiểu về chữ viết
Nhóm 3: tìm hiểu về kiến trúc, điêu khắc
Nhóm 4: tìm hiểu về khoa học, kỹ thuật
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS trả lời câu hỏi đưa ra
-Từng nhóm cử đại diện lên trình bày các thành tựu mà GV đã giao trước
 Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
II. Một số nền văn minh phương Đông thời kỳ cổ- trung đại
3. Văn minh Ai Cập
- Văn minh Ai Cập được hình thành trên lưu vực sông Nin ở Đông Bắc, châu Phi
- Có một số tầng lớp: quý tộc, tăng lữ, nông dân, thợ thủ công và nô lệ.
- Kinh tế nông nghiệp là vai trò nền tảng, bên cạnh đó TCN và TN cũng đóng vai trò khá quan trọng
- Văn minh xuất hiện sớm nhất trên thế giới.
- đứng đầu nhà nước là Pharaong.
- những thành tựu tiêu biểu của Ai Cập như: tôn giáo, chữ viết, văn học, KHTN đều đặt nền tảng quan trọng cho nhiều thành tựu của văn minh nhân loại

Hoạt động 4: Tìm hiểu văn minh Ấn Độ thời kỳ cổ- trung đại
 a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của những thành tưu tiêu biểu của văn minh Ấn Độ thời kỳ cổ- trung đại
 - Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về nền văn minh phương Đông
 - Biêt trân trọng giá trị, có nhận thức và hành động góp phần bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn minh nhân loại
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: HS trình bày được những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ, trình bày được các thành tựu và từ đó nêu được ý nghĩa của các thành tựu đó
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi cho HS:
? Em hãy trình bày những cơ sở ra đời văn minh Ấn Độ?
? Nền kinh tế chủ yêu ở đây là gì?
GV chia nhóm để làm các thành tựu cơ bản
Nhóm 1: tìm hiểu về t tôn giáo
Nhóm 2: tìm hiểu về chữ viết, văn học
Nhóm 3: tìm hiểu về kiến trúc, điêu khắc
Nhóm 4: tìm hiểu về khoa học, kỹ thuật
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS trả lời câu hỏi đưa ra
-Từng nhóm cử đại diện lên trình bày các thành tựu mà GV đã giao trước
 Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
II. Một số nền văn minh phương Đông thời kỳ cổ- trung đại
4. Văn minh Ấn Độ cổ- trung đại
- Văn minh Ấn Độ thời kỳ cổ- trung đại được hình thành trên lưu vực sống Ấn và sông Hằng
- Kinh tế nông nghiệp là nền tảng, các hoạt động TCN và TN.
- Văn minh lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều quốc gia
- những thành tựu tiêu biểu của Ai Cập như: chế độ chính trị, tôn giáo, chữ viết, văn học, đều được truyền bá tới nhiều quốc gia, khu vực và vẫn tồn tại đến ngày nay
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn minh Trung Hoa thời kỳ cổ- trung đại
 a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của những thành tưu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa cổ- trung đại
 - Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về nền văn minh phương Đông
 - Biêt trân trọng giá trị, có nhận thức và hành động góp phần bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn minh nhân loại
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: HS trình bày được những cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa, trình bày được các thành tựu và từ đó nêu được ý nghĩa của các thành tựu đó
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi cho HS:
? em hãy trình bày cơ sở ra đời văn minh Trung Hoa?
? Nền kinh tế chủ yêu ở đây là gì?
GV chia nhóm để làm các thành tựu cơ bản
Nhóm 1: tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo
Nhóm 2: tìm hiểu về chữ viết
Nhóm 3: tìm hiểu về kiến trúc, điêu khắc
Nhóm 4: tìm hiểu về khoa học, kỹ thuật
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS trả lời câu hỏi đưa ra
-Từng nhóm cử đại diện lên ...ôn giáo
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS trả lời câu hỏi đưa ra
-Từng nhóm cử đại diện lên trình bày các thành tựu mà GV đã giao trước
 Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
1. Văn minh Hy lạp- La Mã cổ đại
- Văn minh Hy lạp- La Mã được hình thành tại bán đảo Nam Âu, có nhiều điều kiện thuận lợi nguồn TNTT phong phú cũng như đặt nhiều thách thức đối với cư dân thời cổ đại, Biển ĐTH cũng là nền tảng quan trọng
- Kinh tế chủ yếu dựa vào CTN; họ cũng đã sớm đi buôn và giao lưu với các nền văn minh phương Đông.
- Vì có nhiều nét tương đồng của hai nên văn minh nên gọi chung là văn minh Hy lạp- La Mã
- những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy lạp- La Mã như: Văn học, sử học, kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, KHKT, triết học và tôn giáo 
- Những thành tựu đó chính là nền thảng cho sự hình thành và phát triển của văn minh phương Tây, ảnh hưởng đến thế giới trong các thời đại tiếp theo

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn minh Tây Âu thời Phục Hưng
 a. Mục tiêu: - Giải thích và phân tích được cơ sở hình thành của nền văn minh Tây Âu thời Phục Hưng 
 -Nêu được ý nghĩa của những thành tưu tiêu biểu của văn minh Tây Âu thời Phục Hưng 
 - Biết cách sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về nền văn minh phương Tây
 - Biêt trân trọng giá trị, có nhận thức và hành động góp phần bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn minh nhân loại
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: HS trình bày được những cơ sở hình thành nền văn minh Tây Âu thời Phục Hưng , trình bày được các thành tựu và từ đó nêu được ý nghĩa của các thành tựu đó
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi cho HS:
? Em hãy phân tích bối cảnh, tiền đề KT-XH-VN dẫn đến sự hình thành phong trào Văn hoá Phục hưng?
GV chia nhóm để làm các thành tựu cơ bản
Nhóm 1: tìm hiểu về văn học
Nhóm 2: tìm hiểu về hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc
Nhóm 3: tìm hiểu về khoa học, kỹ thuật
Nhóm 4: tìm hiểu về tư tưởng
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS trả lời câu hỏi đưa ra
-Từng nhóm cử đại diện lên trình bày các thành tựu mà GV đã giao trước
 Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
4. Văn minh Tây Âu thời Phục Hưng 
- Thời kỳ Phục hưng được gọi theo tên của phong trào Văn hoá Phục hưng ở Tây Âu
- Hình thành trong bối cảnh quan hệ SX TBCN và GCTS được hình thành
- Ý thức phong kiến và Cơ Đốc giáo kìm hãm sự phát triển của phương thức sản xuất mới
- những tầng lớp TS mới họ muốn tìm tư tưởng mới và họ đã kiếm tìm đến nền văn minh Hi Lạp- La Mã cổ đại.
- Nó diễn ra đầu tiên ở Ý sau đó lan rộng ra các nước khác.
- Có nhiều thành tự rực rỡ về cả văn học nghệ thuật điêu khắc, triết họcnó gắn liền với nhiều tác giả lớn như Đan tê, Sếch xpia, Xéc-van-téc
- những thành tựu đó đã tạo nên sự mới mẻ và đóng góp lớn đối với văn minh phương Tây.

3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học trước đây
 b. Nội dung GV giao nhiệm vụ cho học sinh 
 c. Sản phẩm: học sinh bằng cách kẻ bảng trong vở và so sánh
 d. Tổ chức thực hiện
 GV đặt câu hỏi: Em hãy so sánh các thành tựu văn minh Hy Lạp- La Mã cổ đại vớ các nền văn minh phương Đông? 
4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.
 b. Nội dụng: GV giao cho HS tự thực hiện khi về nhà
 c. sản phẩm: bài trả lời theo câu hỏi của GV
 d. Tổ chức thực hiện: hãy sư tầm tư liệu và giới thiệu, nêu cảm nhận của em về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp- La Mã trong khoảng 15-20 dòng
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 4: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG
 LỊCH SỬ THẾ GIỚI
BÀI 7: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ CẬN ĐẠI
I. MỤC TIÊU
 Thông qua bài học, giúp HS:
1. Về kiến thức	
- Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ cận đại.
- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và thứ hai
- Hiểu, nêu được ý nghĩa và phân tích được những tác động của các cuộc cách mang thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
2. Về năng lực
 - Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; kỹ năng giải thích, phân tích sự kiện, nội dung lịch sử liênq uan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới
 - Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư d...uả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
3. Ý nghĩa và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
-Ý nghĩa và tác động của các cuộc cách mạng trên đều ảnh hưởng đến các lĩnh vực: kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội, văn hoá.
3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học trước đây
 b. Nội dung GV giao nhiệm vụ cho học sinh 
 c. Sản phẩm: học sinh phải trình bày các thành tựu bằng trục thời gian
 d. Tổ chức thực hiện
 GV đặt câu hỏi: Em hãy trình bày một số thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì cận đại trên trục thời gian? Lựa chọn một sản phảm và giới thiệu nó khoảng 7-10 dòng 
4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.
 b. Nội dụng: GV giao cho HS tự thực hiện khi về nhà
 c. sản phẩm: bài trả lời theo câu hỏi của GV
 d. Tổ chức thực hiện: quay trở lại phần mở đầu, nếu giả sử các nhà khoa học không phát minh ra máy bay thì chúng ta có cảm thấy cần thiết hay là không? Vì sao? ( chú ý: có hay không cũng sẽ phải giải thích)
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 8: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU
 Thông qua bài học, giúp HS:
1. Về kiến thức	
- Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp thời kỳ hiện đại.
- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư
- Nêu được ý nghĩa và phân tích được những tác động của các cuộc cách mang thời cận đại đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
2. Về năng lực
 - Rèn luyện kỹ năng: sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử; kỹ năng giải thích, phân tích sự kiện, nội dung lịch sử liênq uan đến bài học; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới
 - Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức , kỹ năng đã học.
3. Về phẩm chất
 - Có thái độ trân trọng những thành quả của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển của lịch sử tuân thủ những quy định của pháp luật trong cách thức giao tiếp trên internet, mạng xã hội
- Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, chăm chỉ, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS
- Thiết bị dạy học tối thiểu theo quy đinh của Bộ GD-ĐT; một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn liền với nội dung bài học do GV sưu tầm và hướng dẫn HS sưu tầm thêm các tài liệu.
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
- máy tính, máy chiếu ( nếu có)
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
 a. Mục tiêu: Kích thích tư duy của học sinh trong bài học 
 b. Nội dung:GV chiếu một số hình ảnh về những thành tưu hiện địa: robot,iternet.
c. Sản phẩm: Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện: 
GV hỏi đây là những phương tiện gì?? Sự ra đời của nó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống.
 GV dẫn dắt vào bài học mới: đây chính những loại phương tiện mà hiện nay chúng ta đã và đang sử dụng nó cho cuộc sống hiện nay, với 2 cuộc cách mạng đầu con người đã phát minh ra nhiều phương tiện có ý cho con người, nhưng ở 2 cuộc cách mạng này nó không chỉ mang lại phương tiện mà còn phục vụ cho con người chúng ta. Để hiểu rõ hơn chúng ta qua bài 8.
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
 a. Mục tiêu: - HS rèn luyện kỹ năng sưu tầm và sử dụng tài liệu lịch sử để tìm hiểu về bối cảnh, những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: HS kể tên được những thành tựu tiêu biểu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi cho HS:
? Bối cảnh diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là gì?
? Hãy trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc công nghiệp lần này?
? có những biến tiến nào quan trọng?
? Em hãy cho biết những thành tưu quan trọng ở lần này?
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS phát biểu và trả lời từng câu hỏi của giáo viên
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
1. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
-Bối cảnh diễn ra từ khoảng nửa sau thế kỷ XX
- Những t...: Kích thích tư duy của học sinh trong bài học, tạo hứng thú, lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về văn minh ĐNÁ ngay từ bài học
 b. Nội dung:GV chiếu một số hình ảnh về Đông Nam Á
c. Sản phẩm: Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
d. Tổ chức thực hiện: 
GV đặt câu hỏi: đây là những hình ảnh liên quan đến khu vực nào trên thế giới? hãy kể tên các nước nằm trong khu vực đó?. Sau khi HS trả lời xong GV nhận xét cùng với đó dẫn dắt vào bài mới: đây là khu vực ĐNÁ với 11 quốc gia tạo nên, đây cũng chính là một trong những khu vực có nhiều quốc gia hình thành sớm ở phương Đông. Để hiểu rõ hơn về khu vực này thời kỳ cổ trung đại thì hôm nay chúng ta qua chủ đề 5 với bài đầu tiên là bài thứ 9.
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á
 a. Mục tiêu: - HS biết khai thác bản đồ, tư liệu lịch sử xác định vị trí của khu vực ĐNÁ
 - HS nhận thức và trình bày được những điểm chung và tác động của ĐKTN đối với sự hình thành văn minh ĐNÁ
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: HS có kỹ năng xác định bản đồ, giải thích được tác động của ĐKTN đến sự hình thành và phát triển văn minh ĐNÁ
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi cho HS:
? Em hãy xác định trên bản đồ các nước ĐNÁ lục địa và ĐNÁ hải đảo? nêu nhận xét?
? xác định một số con sông lớn? Nêu đặc điểm về ĐKTN ở khu vực này? Phân tích những tác động của nó đến sự hình thành văn minh ĐNÁ?
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS lên bảng dựa vào bản đồ để xác định và trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS lên bảng và xác định đúng được trên bản đồ cùng với đó là trả lời câu hỏi của GV
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
1. Cơ sở tự nhiên
a. Vị trí địa lý
- Nằm ở phía Đông Nam châu Á, gồm 11 nước được hình thành bởi 2 nhóm nước: Lục địa và hải đảo. được xem như là” ngã ba đường”
b. ĐKTN
- Hệ thống sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ.
- Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Hầu hết giáp biển
- Nghề nông nghiệp lúa nước là chủ yếu.
- Giao lưu buôn bán với bằng đường biển diễn ra sớm, thuận lợi cho phát triển hàng hải

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ sở xã hội của văn minh Đông Nam Á
 a. Mục tiêu: - HS rèn luyện kỹ năng khai thác tư liệu lịch sử để hiểu về cư dân, tộc người, tổ chức xã hội ở ĐNÁ
	- Giúp HS nhận thức được vai trò nền tảng của CSXH đối với sự hình thành văn minh ĐNÁ
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: HS biết về cư dân, tộc người cũng với đó là tổ chức xã hội đây qua các câu hỏi và tư liệu trong SGK
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi cho HS:
? Theo em sự đa dạng về cư dân, tộc người có tác động như thế nào đến văn minh ĐNÁ thời kì cổ- trung đại?
? tự liệu 3,4 chp em biết những thông gì về cơ sở xã hội hình thành văn minh ĐNÁ?
? Hãy phân tích cơ sở xã hôi hình thành văn minh ĐNÁ?
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS phát biểu và trả lời từng câu hỏi của giáo viên
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
2. Cơ sở xã hội
a. Cư dân, tộc người
- ĐNÁ có sự đa dạng về ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ tạo nên sự phong phú của văn minh ĐNÁ.
b. tổ chức xã hội
-“Làng” ra đời thay thế dần tổ chức thị tộc, bộ lạc tạo điều kiện hình thành nền tổ chức cao hơn là nhà nước
-Nhà nước là tiêu chuẩn để xác định xã hội, thành tựu của văn minh.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa
 a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu rõ ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa đến sự hình thành văn minh ĐNÁ.
	- Giúp HS chọn lọc những ảnh hưởng các nền văn hoá, văn minh từ bên ngoài cư dân ĐNÁ
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: HS hiểu rõ sức ảnh hưởng của 2 quốc gia đó đối với sự phát triển của nền văn minh ĐNÁ
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV đặt câu hỏi cho HS:
? em hãy cho biết ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Hoa tới ĐNÁ có gì giống và khác nhau? ảnh hưởng trên những lĩnh vực nàom
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
GV cho HS thảo luận theo cặp đôi
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-GV mời một số cặp đôi, đại diện các cặp đứng dậy trình bày 
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
3. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, Trung Hoa 
a. Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
- Tiếp xúc hoà bình, chủ yếu qua hoạt động buôn bán và truyền giáo, ảnh hưởng sớm, trên nhiều lĩnh vực: chính trị, tôn giáo, nghệ thuật, chữ viết.
b. Ảnh hưởng của văn minh 
Trung Hoa 
- Thông qua con đường buôn bán, xâm lược, thống trị các nước láng giềng của phong kiến Trung Hoa
- Ảnh hường trên ...gia phong kiến. Thời kỳ phát triển rực rỡ, có sự tiếp thu và chọn lọc của văn minh Ấn Độ và Trung Hoa.
Giai đoạn 3: Từ thế kỷ XVI đến XVIII. Thời kỳ suy yếu và sự xâm nhập của các nước phương Tây. Chịu ảnh hưởng văn hoá phương Tây trên lĩnh vực: chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á
 a. Mục tiêu: - HS có khả năng tìm kiếm, chọn lọc, khai thác các nguồn tư liệu lịch sử để khám phá, tìm hiểu về thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNÁ.
 - HS lựa chọn và trình bày được những thành tựu tiêu biểu về các thành tựu ĐNÁ
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi
 c. sản phẩm: HS biết về cư dân, tộc người cũng với đó là tổ chức xã hội đây qua các câu hỏi và tư liệu trong SGK
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV chia cả lớp thành 3 nhóm
Nhóm 1: tìm hiểu về tín ngưỡng, tôn giáo
Nhóm 2: tìm hiểu về chữ viết, văn học
Nhóm 3: tìm hiểu về kiến trúc, điêu khắc
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm làm trên giấy A3 đã chuẩn bị sẵn sau đó lên trình bày
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
2. một số thành tựu tiêu biểu
a. Tín ngưỡng, tôn giáo
- Tín ngưỡng rất phong phú và đa dạng tuy nhiên có 3 nhóm chính: sùng bái tự nhiên, phồn thực, thờ cúng người đã mất. Các tín ngưỡng vẫn giữ được cho đến ngày nay
- Tôn giáo lớn đã du nhập vào bằng nhiều con đường khác nhau và có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần ở nhiều quốc gia. Các tôn giáo cùng tồn tại và phát triển một cách hoà hợp.
b. Chữ viết và văn học
- Chữ viết: ảnh hưởng chữ Phan và Pa-li (Ấn Độ) và chữ Hán ( Trung Hoa) sau đó các quốc gia cổ đã tạo ra nhiều thứ chữ cho riêng mình: chữ Chăm cổ, Khơme cổ, Miến cổ, chữ Nôm của người Việt
- Kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng có nhiều tác phẩm nổi tiếng Truyện Kiều( VN), Riêm Kê ( CPC), Ra-ma-kiên (TL)
c.Kiến trúc, điêu khắc
- Kiến trúc: xây dựng những công trình mang ảnh hưởng của Phật giáo và Hin đu giáo của Ấn Độ nhưng vẫn mang nét riêng của dân tộc.
- Điêu khắc:người dân ở đây đã tạo nên nghệ thuật độc đáo riêng qua chạm khắc trên gốm, đồng

3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học ở bài này
 b. Nội dung GV đặt các câu hỏi trắc nghiệm
 c. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
 d. tổ chức thực hiện:
 Câu 1: Văn minh Đông Nam Á trả qua mấy giai đoạn
 A-3	B-4	C-5	D-6
 Câu 2: Giai đoạn phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến là giai đoạn nào?
 A. Từ TCN đến SCN	B. từ TCN đến thế kỷ VII
 C. Từ thế kỷ VII- XV	D. từ thế kỷ XV- XVIII
 Câu 3. Đâu là tôn giáo du nhập vào Đông Nam Á sớm nhất?
 A. Hin đu giáo	B. Phật giáo	C. Thiên chú giáo	D.Tin lành
 Câu 4 Chữ Nôm là của người nào?
 A. Mã lai	B. Việt cổ	C. Khơme cổ	D. Chăm cổ
 Câu 5. Chùa Vàng là của quốc gia nào?
 A. Thái Lan	B. Lào	C. Cam Pu chia	D.Mi-an-ma
Đáp án: 1-A; 2-C; 3-B;4-B;5-D
4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.
 b. Nội dụng: GV giao cho HS tự thực hiện khi về nhà
 c. sản phẩm: HS lựa chọn một thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNÁ
 d. Tổ chức thực hiện: Nếu được tham gia “Tàu Thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản” em sẽ lựa chọn thành tựu nào về văn minh ĐNÁ để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM 
 (TRƯỚC NĂM 1858)
BÀI 11: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
 Thông qua bài học, giúp HS:
1. Về kiến thức	
-Nêu được cơ sở hình thành các nề văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Trình bày đợc một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Liên hệ để thấy được sức sống trường tồn và ý nghĩa, vai trò của những thanh tựu văn minh đó đối với việc phát triển của quốc gia Việt Nam hiện nay.
2. Về năng lực
 - Rèn luyện kỹ năng sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử; kĩ năng giải thích,phân tích, hệ thông hoá, sơ đồ hoá.. thông tin các vấn đề lịch sử.
3. Về phẩm chất
- Biết trân trọng giá trị văn minh mà ông cha đã gây dựng từ thời xa xưa.
- Có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS
- Bản đồ hành chính Việt Nam hiện nay.
- Một số hình ảnh được phóng to, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu ( nếu có).
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV
III. TIẾN TRÌ... có nhiều tín ngưỡng truyền thống và sau ảnh hưởng từ Ấn Độ nên tiếp thu: Phật, Hin đu giáo
KT-ĐK: mang ảnh hưởng kiến trúc tôn giáo

Hoạt động 3: Tìm hiểu về văn minh Phù Nam
 a. Mục tiêu: - Giúp HS có khả năng, tìm kiếm, chọn lọc, khai thác nguồn tư liệu để khám phá, tìm hiểu về nền văn minh Phù Nam
-Giúp HS biết vận dụng những tri thức lịch sử để giải thích những vấn đề liên quan đến những di sản của văn hoá Phù Nsam trên địa bàn khu vẹc Nam Bộ ngày nay.
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm để trình bày 
 c. sản phẩm: HS nêu được sự ra đời và thành tựu chủ yếu của văn minh Phù Nam.
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động dạy- học
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
GV chia cả lớp thành 2 nhóm
Nhóm 5: Tìm hiểu về cơ sở hình thành
Nhóm 6: Tìm hiểu về các thành tựu tiêu biểu
Bước 2 thực hiện nhiệm vụ
HS đã chuẩn bị sẵn ở nhà lên trình bày ở bảng
Bước 3 Báo cáo kết quả hoạt động
-HS lên bảng và thuyết trình trên bảng
Bước 4 đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS phân tích, nhận xét đánh giá những kết quả của học sinh
-GV nhận xét và trình bày chốt ý
3. Văn minh Phù Nam
a. cơ sở hình thành
* ĐKTN: nằm trên khu vực Nam Bộ ngày nay, thuộc hạ lưu sông Mê Công
*CSXH:- văn hoá Óc Eo là tiền thân của văn minh Phù Nam
-Khoảng cuối TNK I TCN nèn nông nghiệp, thủ công nghiệp, trao đổi hàng hoá phát triển, cấu trúc làng chài- nông- thương nghiệp ra đời đây chính là tiền đề cho nhà nước ra đời.
- Đây cũng là nơi gioa thoa của nhiều tộc người. tiền đề để thành lập vương quốc Phù Nam sau này.
- Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ trên nhiều lĩnh vực và đời sống.
b. Một số thành tựu
- Sự ra đời vào khoảng thiên niên kỷ I TCN, ngày càng hoàn thiên và hùng mạnh vào khoảng thế kỷ III-V.
- Trở thành trung tâm thương mại, thương nhân nhiều nước đều ghé qua khu vực cảng Óc Eo để trao đổi buôn bán.
- Một số nghề thủ công và nông nghiệp cũng khá phát triển.
- Cư dân ở đây sống ở ngôi nhà sàn rộng làm bằng gỗ
- Đi lại bằng ghe, thuyền,
LTTP chủ yếu là lúa, thịt, thuỷ sản
- Trang phục: đàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy và mang đồ trang sức.
- Tín ngưỡng, tôn giáo: đa thần va phồn thực bên cạnh đó tiếp tôn giáo: Phật, Hin đu giáo 
của Ấn Độ.
PTTQ: Chôn người chết bằng: thuỷ táng, hoả táng, thổ tán, điểu táng
3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được kiến thức mới mà học sinh học ở bài này
 b. Nội dung: GV cho một số câu hỏi điền từ vào chỗ trống
 c. Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi điền từ
 d. tổ chức thực hiện:
 Câu 1: Có 3 quốc gia và nền văn minh được hình thành trên đất nước Việt Nam đó là..
 Câu 2: Nền văn hoá Phùng Nguyên là tiền thân của nền văn minh..
 Câu 3: Nền văn hoá Sa Huỳnh là tiền thân của nền văn minh.
 Câu 4: Nền văn minh Phù Nam được hình thành trên lưu vực sông.
 Câu 5: Văn minh Ấn Độ ảnh hưởng rất lớn đến nền văn minh..và văn minh.
 Câu 6: nghề trồng lúa nước là nghề chủ yếu của nền văn minh.. và nền văn minh.
 Câu 7: Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh..
 Câu 8: Thánh địa Mỹ Sơn chính là sản phẩm tiêu biểu cho nền văn minh..
 Đáp án: 1:Văn Lang-Âu Lạc; Cham Pa;Phù Nam
 	 2: Văn Lang-Âu Lạc	 
 3: Chăm pa
 4: Mê Công	5: Cham Pa - Phù Nam
 6: Văn Lang-Âu Lạc và Cham Pa
 7: Văn Lang-Âu Lạc	8: Cham Pa
4. Hoạt động vận dụng
 a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức, kỹ năng đã có để thực hiện nhiệm vụ được giao. Thông qua đó HS rèn luyện khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử và tự học lịch sử.
 b. Nội dụng: GV giao cho HS tự thực hiện khi về nhà
 c. sản phẩm: HS lựa chọn một thành tựu tiêu biểu của một văn minh ở trên đất nước Việt Nam
 d. Tổ chức thực hiện: Em hãy lấy một thành tựu tiêu biểu nhất ở nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc để giới thiệu với bạn bè các nước? Giải thích vì sao sản phẩm đó là thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 12: VĂN MINH ĐẠI VIỆT 
I. MỤC TIÊU
 Thông qua bài học, giúp HS:
1. Về kiến thức	
-Giải thích được khái niệm, phân tích được cơ sở hình thành, ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
- Nêu được quá trình phát triển của văn minh Đại Việt trên trục thời gian và một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt.
2. Về năng lực
 -Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những thành tựu của văn minh Đại Việt.
 - Vận dụng hiểu biết về văn minh Đại Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hoá Việt Nam.
3. Về phẩm chất
- Tự hào và trân trọng giá trị của văn minh Đại Việt, bồi đắp lòng yêu nước.
- Có trách nhiệm gìn giữ, phát huy giá trị và quảng bá văn minh Đại Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên
- Giáo án: Biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS
- Tập bản đồ và tư liệu Lịch sử 10.
- Một số hình ảnh được phóng to, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu ( nếu có).
2. Học sinh
- SGK
- Tranh ả

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_10_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2022_2023.doc