Giáo án Khoa học Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024

Bài 3: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Năng lực đặc thù:

- Thực hiện được và vận động được những gười xung quanh (gia đình và địa phương) cùng bảo vệ nguồn nước và sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

- Trình bày được một số cách làm sạch nước, liên hệ thực tế về một số cách làm sạch nước ở gia đình và địa phương

* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập, nước bẩn, cốc có mỏ nhọn và chất khử trùng

- HS: sgk, vở ghi.

docx 128 trang Cô Giang 23/10/2024 1060
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024

Giáo án Khoa học Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
Khoa học (Tiết 1)
Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Quan sát và làm được thí nghiệm đơn giản để phát hiện ra một số tính chất của nước.
- Nêu được một số tính chất của nước (không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua một số vật và hòa tan một số chất).
- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về ứng dụng một số tính chất của nước.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm 1,2,3,4, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Nước có màu gì? (màu trắng, màu trong, màu vàng,)
+ Nước có mùi gì, vị gì? (không mùi, mùi thơm của nước cam, vị ngọt, không vị)
+ Nước có hình dạng gì? (hình cái cốc, hình cái bát, hình cái chai,)

- HS suy ngẫm trả lời.
- HS suy ngẫm.
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Tính chất của nước:

*Thí nghiệm 1: 
- GV gọi 3 HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: rót nước vào cốc, bát, chai.

- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát, ngửi, nếm, cho biết màu sắc, mùi, vị và hình dạng của nước.
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Thí nghiệm 2: 
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ từ từ nước lên mặt tấm gỗ đặt nằm nghiêng trên khay.

- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hướng chảy của nước trên mặt tấm gỗ; Khi xuống tới khay nước tiếp tục chảy như thế nào?
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước chảy từ cao xuống thấp và chảy lan ra mọi phía.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Thí nghiệm 3: 
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ một thìa nước lên chồng khăn, chồng đìa, chồng giấy ăn sau đó nhấc ra.

- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết?
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước thấm qua một số vật (giấy ăn, khăn mặt, quần áo,..)
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Thí nghiệm 3: 
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: đổ một thìa nước lên chồng khăn, chồng đìa, chồng giấy ăn sau đó nhấc ra.

- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét nước thấm qua vật nào? Vì sao em biết?
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước thấm qua một số vật (giấy ăn, khăn mặt, quần áo,..)
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
*Thí nghiệm 4: 
- GV hướng dẫn HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: cho 1 thìa đường, cát, muối ăn lần lượt vào các cốc rồi khuấy đều.

- HS tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét hòa tan chất nào và không hòa tan chất nào?
- HS quan sát, trả lời.
- GV cùng HS rút ra kết luận về tính chất của nước: nước hòa tan đường, muối ăn, không hòa tan cát.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV tổng kết các tính chất của nước.
- Yêu cầu HS lấy ví dụng chứng tỏ nước thấm qua một số vật và hòa tan một số chất. 
- HS nêu.
- HS trả lời
- GV khen ngợi, tuyên dương HS.

HĐ 2: Vận dụng tính chất của nước: 

- Gọi 1-2 HS nhắc lại các tính chất của nước.
- 1-2 HS trả lời
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp quan sát hình 5, cho biết con người đã vận dụng tính chất của nước vào những hoạt động nào.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu học tập.
Tính chất của nước
Hình ảnh vận dụng tính chất của nước
Nước thấm qua một số vật
5a, 5d
Nước chảy từ cao xuống thấp
5b, 5e
Nước hòa tan một số chất
5c, 5d
Nước chảy lan ra khắp mọi phía
5e

- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- Gọi HS lấy thêm ví dụ trong thực tế. (dùng nước cọ sân, túi pha trà, áo mưa,...)
- HS nêu
- HS nêu
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Nước có những tính chất gì? Lấy ví dụ.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Khoa học (Tiết 2)
Bài 1: TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC VÀ NƯỚC VỚI CUỘC SỐNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được và liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương về vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập hình 6, hình 7
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Nước có những tính chất gì?
+ Lấy ví dụ trong thực tiễn về các tính chất của nước.

- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt:

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 6 cho biết vai trò của nước đối với đời sống con người, động vật, thực vật.
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.
Hình
Vai trò
Hình 6a
Cu...e
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Khoa học (Tiết 4)
Bài 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC VÀ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS được củng cố lại các kiến thức đã học về sự chuyển thể của nước và vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, phiếu học tập 
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV tổ chức cho HS trò chơi: Ai nhanh ai đúng?
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở dạng thể nào? 
A. Rắn B. Lỏng
C. Khí C. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hiện tượng nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng được gọi là:
A. Nóng chảy B. Đông đặc
C. Ngưng tụ D. Bay hơi
- HS tham gia chơi
- HS trả lời
- HS trả lời 
- GV giới thiệu- ghi bài
2. Hình thành kiến thức mới:
* HĐ 2.2
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 7: Thảo luận và trả lời câu hỏi, vẽ sơ đồ theo các gợi ý:
+ Từ nào trong các từ: Hơi nước, mây đen, mây trắng, giọi mưa phù hợp với các ô chữ A, B, C, D?
(Các từ: hơi nước, mây trắng, mây đen, giọi mưa tương ứng với các ô chữ)
+ Từ nào trong các từ in đậm ở hình 6 phù hợp với các số (1), (2), (3), (4) trên hình 7?
(Từ in đậm trong hình 6: bay hơi, ngưng tụ, tiếp tục ngưng tụ, mưa, trở về tương ứng với các số tương ứng trong hình)
- GV cho các nhóm trả lời câu hỏi, trình bày sơ đồ đã vẽ 
- GV yêu cầu HS nhận xét chéo nhau.
- GV hỏi: Em hãy nói về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên sau khi hoàn thành sơ đồ?
3. Thực hành, luyện tập
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi vào phiếu
Câu 1: Nước có thể tồn tại ở thể nào?
(Nước có thể tồn tại ở thể: rắn, lỏng, khí)
Câu 2: Hãy sử dụng các cụm từ: Bay hơi, ngưng tụ, đông đặc và nóng chảy để mô tả sự chuyển thể của nước ở hình 2 và hình 3 trong SGK?
(Thể rắn nóng chảy Thể lỏng 
Thể khí Ngưng tụ Thể lỏng 
Thể lỏng Đông đặc Thể rắn 
Thể lỏng Bay hơi Thể rắn)
Câu 3: Người ta thường sấy tóc sau khi gội đầu. Em hãy cho biết mục đích của việc làm này và giải thích?
(Mục đích của sấy tóc là để tóc khô vì dưới tác dụng từ nhiệt của máy sấy thì nước ở thể lỏng chuyển sang thể khí và bay hơi)
- GV gọi đại diện các nhóm nêu
- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét chéo.
- GV nhận xét, khen nhóm trả lời tốt
4. Vận dụng, trải nghiệm
- GV gọi HS trả lời mục: Em có thể”
- Nhận xét tiết học

- HS quan sát 
- HS trả lời
- HS trả lời
- Đại diện các nhóm trả lời
- HS thực hiện
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm 
- HS nêu
- Đại diện các nhóm nêu
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS thực hiện 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Khoa học (Tiết 1)
Bài 3: SỰ Ô NHIỄM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước, liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương.
- Nêu được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước (nêu được tác hại của nước không sạch) và phải sử dụng tiết kiệm nước.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV cho HS kể tên các nguồn nước và phân biệt đâu là nguồn nước sạch, đâu là nguồn nước bị ô nhiễm.
- GV kết luận.

- HS suy ngẫm trả lời.

- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2, quan sát H1 và trả lời câu hỏi hoàn phiếu học tập
- HS thực hiện.
+ Dấu hiệu chứng tỏ nước bị ô nhiễm?
+ Các nguyên nhân gây ô nhiễm?
- HS quan sát, trả lời, hoàn thiện phiếu.
- GV gọi HS chia sẻ.
- HS thực hiện
- GV cùng HS rút ra kết luận về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS chia sẻ thêm:
+Nguyên nhân khác gây ô nhiễm nguồn nước.
+Việc làm ở gia đình và địa phương đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước.
- HS nêu.

- GV khen ngợi, tuyên dương HS.

HĐ 2: Bảo vệ nguồn nước

- GV tổ chức cho HS chia sẻ những hiểu biết và suy nghĩ của mình về tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm và vì sao phải bảo vệ nguồn nước.
- HS trả lời
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV khen ngợi, tuyên dương HS.
- HS nêu

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 thảo luận nhóm đôi và hoàn thành phiếu học tập.
- HS thực hiện.
- GV gọi HS chia sẻ kết quả bài làm.
- HS chia sẻ

Hình 2a
 Dọn vệ sinh xung quanh nguồn nước và đổ rác đúng nơi quy định để vi sinh vật và chất bẩn bên ngoài không xâm nhâp vào bể nước
Hình 2b
Mọi người đang vớt rác trên ao/hồ để làm sạch nguồn nước
Hình 2c
Bạn phát hiện nguồn ống nước bị rò rỉ và đang báo người lớn để xử lý kịp thời tránh ể vi sinh vật và chất bẩn bên ngoài không xâm nhâp vào bể nước.
- GV kết luận, tuyên dương
- GV cho HS liên hệ Kể những việc làm khác bảo vệ nguồn nước.
- GV kết luận, tuyên dương
- HS thực hiện
3. Vận dụng, trải ...bên trong vật.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự tồn tại của không khí? (Không khí có trong lớp học, trong cặp sách, hộp bút,...)
- HS nêu.
- HS trả lời.
- GV khen ngợi, tuyên dương HS.

HĐ 2: Không khí có những tính chất gì? 

- Gọi 1-2 HS nhắc lại không khí có ở đâu?
- 1-2 HS trả lời
- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy dùng giác quan và cho biết màu, mùi, vị của không khí? (Không khí không màu, không mùi, không vị)
+ Nêu ví dụ mùi thơm hay mùi khó chịu mà em đã gửi thấy trong không khí. Mùi đó có phải là mùi của không khí không? Vì sao? (Nếu có mùi thơm hay mùi khó chịu nào đó trong không khí thì đó không phải là mùi của không khí. Vì đó là mùi của vật nằm trong không khí.)
+Chúng ta nhìn thấy nhau và nhìn thấy đồ vật quanh ta, từ đó nhạn xét về tính trong suốt của không khí. (Chúng ta nhìn thấy nhau và nhìn thấy đồ vật quanh ta cho thấy không khí có tính trong suốt.)
- HS chia sẻ nối tiếp.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nhận xét về hình dạng của không khí.
-HS thảo luận nhóm đôi dựa vào việc quan sát không khí có trong túi ni – lông thu được ở TN môt tả hình 1a, chai rỗng hình 2a và không khí trong quả bóng.
-GV tổ chức HS chia sẻ. (Không khí không có hình dạng nhất định, nó có hình dạng của vật chứa nó.)
-Đại diện các nhóm chia sẻ.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp về không khí có những tính chất gì?
- HS nêu

- GV nhận xét, chốt lại: Không khí không màu, không mùi, không vị; không khí có tính trong suốt và nó không có hình dạng nhất định, nó có hình dạng của vật chứa nó.
- HS lắng nghe.
- GV tổ chức HS làm TN nhóm 4 và cho biết:
+ Quan sát hình 4a và cho biết bên trong vỏ bơm tiêm chứa gì?
+ Mô tả các hiện tượng ở hình 4b, 4c có sử dụng các từ: không khí, nén lại, dãn ra.
+Qua TN trên em có nhận xét gì về tính chất của không khí?
-HS làm thí nghiệm và trao đổi.

- GV cho các nhóm chia sẻ.
+ Bên trong vỏ bơm tiêm chưa không khí.
+Khi ấn ruột bơm tiêm vào sâu trong vỏ bơm tiêm (hình 4b) không khí bị nén lại, sau đó thả tay ra (hình 4c) không khí lại dãn ra đầy ruột bơm tiêm lên trên.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.
- Các nhóm phản biện lẫn nhau.
-GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương. 
-HS lắng nghe.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 5 và cho biết:
+ Bạn Nam đã kéo ruột bơm lên hay ấn ruột bơm xuống để lốp xe căng lên? (Bạn Nam ấn ruột bơm xuống để không khí vào bên trong lốp xe, làm lốp xe căng lên.)
+ Trong tác động đó, bạn Nam đã áp dụng tính chất nào của không khí? (Trong tác động đó, Bạn Nam đã áp dụng tính chất nén lại của không khí.)
-HS quan sát:
- GV nhận xét, kết luận: Không khí không màu, không mùi, không vị; không khí có tính trong suốt và nó không có hình dạng nhất định, nó có hình dạng của vật chứa nó; không khí có thể bị nén lại hoặc dãn ra.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Không khí có những tính chất gì? Lấy ví dụ.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Khoa học (Tiết 8)
Bài 4: KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? TÍNH CHẤT VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ (TIẾT 2) 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Kể được tên thành phần của không khí: ni – tơ (nitrogen), ô – xi (oxygen), các – bô -níc (carbon dioxide).
-Nhận biết được trong không khí có hơi nước, bụi,
- Dựa vào thành phần của không khí giải thích được một số sự vật, sự việc xảy ra trong đời sống, sản xuất và ứng dụng tính chất của không khí vào thực tiễn.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, nước trà, cốc để làm thí nghiệm.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Không khí có những tính chất gì?
+ Lấy ví dụ trong thực tiễn về các tính chất của không khí. (Làm cho phao bơi căng phồng khi sử dụng và làm xẹp phao bơi khi không sử dụng,..)

- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài
-HS lắng nghe.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Không khí gồm những thành phần nào?

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 6 cho biết không khí gồm những thành phần nào, trong đó thành phần nào nhiều nhất?
- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.

-GV tổ chức các nhóm chia sẻ.
(Thành phần chính của không khí gồm: ni -tơ, ô- xi, khí các – bô -níc và các chất khí khác. Thành phần nhiều nhất là ni – tơ.)
-Đại diện các nhóm chia sẻ.
- GV tổ chức HS làm TN như hình 7: Cho 1 lượng nước màu như nhau vào 2 cốc, cho vào cốc b vài viên đá. Khoảng vài phút sau, quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra ở ngoài mỗi cốc và phía trong mỗi đĩa.
- HS thực hành TN và trao đổi.

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 7 và chia sẻ.
- Đại diện các nhóm chia sẻ.
-GV nhận xét, chốt lại: Cốc b có nước bên ngoài thành cốc và dưới đĩa. Nguyên nhân do thành của cốc b lạnh do nước trong không khí khi gặp lạnh thì ngưng tụ lại.
- GV tổ chức HS quan sát hình 8 và nêu hiện tượng xảy ra khi miết ngón tay trên mặt bàn để lâu ngày không lau chùi?
- HS dựa vào hình 8 và kinh nghiệm thực tế chia sẻ...ng người xung quanh cùng thực hiện.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập hình 6, hình 7
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Tại sao người ta sử dụng máy sục để thả vào trong bình cá cảnh?
+ Tại sao chúng ta cảm thấy khó thở khi chùm chăn kín đầu?

- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:


- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SGK để biết thế nào là không khí bị ô nhiễm, sau đó HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4, quan sát hình 5 và trả lười câu hỏi.
- Yêu cầu các nhóm chia sẻ.
- GV nhận xét và chốt kiến thức: Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí: khí thải từ phương tiện giao thông, cháy rừng, đổ rác bừa bãi, khí thải từ các nhà máy.
(Trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí thì nguyên nhân cháy rừng có thể do thiên nhiên hoặc con người, các nguyên nhân còn lại đều do con người trực tiếp gây ra.)
- HS thực hiện.
- HS thảo luận
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe. 
3. Thực hành, luyện tập

HĐ 4: Bảo vệ bầu không khí trong lành
- GV hướng dẫn HS chia sẻ từ trải nghiệm thực tế.
HĐ 4.1 và 4.2: GV cho HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi và kiểm tra chéo nhau.
- GV nhận xét, chốt: Sống trong bầu không khí bị ô nhiễm chúng ta có thể bị mắc bện đau mắt, viêm họng, viêm đường hô hấp,... Vì vậy cần phải bảo vệ bầu không khí trong lành vì bầu không khí bị ô nhiễm sẽ làm cho con người mắc một số bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta. 
HĐ 4.3: GV hướng dẫn HS quan sát hình 6 và thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, đưa ra ví dụ: 
- Các việc nên làm như vệ sinh lớp học, trồng cây,..
- Việc không nên làm như đốt rơm rạ, đun nấu bằng bếp than tổ ong,...
* GV cho HS vẽ sơ đồ tư duy về các nội dung chính trong bài đã học. Ví dụ: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong lành.
4. Vận dụng, trải nghiệm:

- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
- HS thực hiện.
- Nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, vì sao phải bảo vệ bầu không khí trong lành.
- Đề xuất và giải thích cách dập đám cháy nhỏ, mới cháy.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
	Khoa học (Tiết 11)
Bài 6: GIÓ, BÃO VÀ PHÒNG CHỐNG BÃO (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được không khí chuyển động gậy ra gió và nguyên nhân làm không khí chuyển động (khối không khí nóng bốc lên cao, khối không khí lạnh thay thế).
- Nhận xét, so sánh được mức độ mạnh của gió qua quan sát thực tế hoặc tranh ảnh, videoclip.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm hình 2, quạt, chong chóng.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV cho HS quan sát H1 hỏi:
+ Nhờ đâu diều bay được lên cao?
+ GV gọi HS suy ngẫm, chia sẻ trước lớp
+ KL: Diều bay được và bay được lên cao là nhờ gió. Vậy gió hình thành như thế nào?

- HS quan sát suy ngẫm trả lời.
- HS suy ngẫm.
- HS ghi đề bài vào vở và đọc yêu cầu cần đạt
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Sự chuyển động của không khí:

*Thí nghiệm : 
- GV cho HS lấy những dụng cụ đã chuẩn bị như SGK
* Tiến hành thí nghiệm: 
- GV gọi 2 HS lên bảng tiến hành thí nghiệm: - Đặt cốt nến lên đế và thắp nến, úp lọ thuỷ tinh lên đế. (H2a)

- HS lấy dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
- HS thực hiện
- Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng xảy ra. (Nến bọ tắt)
- Thực hiện như trên nhưng đế bị cắt 1 phần H2b.
(Nến vẫn cháy)
- Cắm que vào để và đặt chong chóng lên đầu que H2c (Chong chóng quay)
- HS quan sát, trả lời.
- HS quan sát, trả lời.
- HS quan sát, trả lời.
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi SGK theo nhóm 4
- GV gọi đại diện trả lời trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ GVKL: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng, sự chuyển động này gây ra gió. 
- HS thảo luận nhóm 4
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhóm bạn
* Gv cho HS quan sát hình 3: 
- GV cho HS quan sát thảo luận nhóm 4

- HS quan sát tranh 
+ Hãy cho biết vào ban ngày, trên đất liền và biển ở đâu nóng hơn?
+ Quan sát H3a cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban ngày và giải thích?
+ Háy cho biết vào ban đêm trên đất liền và biển ở đâu lạnh hơn.
+ Quan sát H3b cho biết chiều gió thổi giữa biển và đất liền vào ban đêm và giải thích?
- HS thảo luận nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào phiếu trả lời.
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
- HS báo cáo kết quả thảo luận.
*GVKL: Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, các phần khác nhau của trái đất không nóng lên như nhau. Phần đất liền nóng lên nhanh hơn và cũng nguội đi nhanh hơn.

...n đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm 3,4, phiếu học tập
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV cho HS xem video múa bóng: Sự khéo léo của đôi bàn tay”:
+ Trong đoạn video có hình ảnh gì?
+ Hình ảnh được tạo ra bằng cách nào? (...được tạo ra từ đôi bàn tay)
+ Vì sao lại có những hình ảnh đó? (Nhờ ánh sáng chiếu vào tay, tay không cho ánh sáng đi qua nên đã tạo ra bóng)

- HS xem video
- HS suy ngẫm trả lời.

- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Vật phát sáng và vật được chiếu sáng:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi dựa vào các hình 1 và 2/31 + kinh nghiệm của bản thân nêu vật phát sáng và vật được chiếu sáng và điền vào phiếu học tập

- HS thực hiện.
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo báo.
- HS báo cáo kết quả.
+ Hãy chỉ ra điểm giống nhau của vật phát sáng và vật được chiếu sáng?
- HS nêu.
- GV cùng HS rút ra kết luận về vật phát sáng và vật được chiếu sáng: Mặt Trời là vật phát sáng tự nhiên. Con người có thể tạo ra được vật phát sáng như đèn điện, ngọn đuốc... Có những vật không phát sáng nhưng được chiếu sáng và phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó. Ví dụ: Mặt Trăng....
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- GV khen ngợi, tuyên dương HS.

HĐ 2: Sự truyền ánh sáng 

2.1. Điều kiện để mắt nhìn thấy một vật

- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 trả lời câu hỏi: Vì sao mắt chúng ta nhìn thấy vật?
- HS thảo luận.

- HS báo cáo.
* Thí nghiệm 1: 
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/32 và tiến hành thí nghiệm như hình 3 để kiểm chứng kết quả thảo luận và hoàn thiện phiếu học tập sau.
- HS làm thí nghiệm.

Bật đèn
Chưa bật đèn
Dự đoán nhìn thấy viên bi trắng khi


Kết quả TN nhìn thấy viên bi trắng khi


Nhận xét từ kết quả TN



- HS ghi kết quả vào phiếu học tập.

- GV cùng HS rút ra kết luận: Ánh sáng truyền từ vật phát sáng đến các vật và phản chiếu từ các vật đến mắt nên ta nhìn thấy chúng.
- HS lắng nghe.
2.2. Ánh sáng truyền theo đường thẳng.

- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm 4 trả lời câu hỏi: Nhận xét đường truyền của ánh sáng trong không khí?
- HS thảo luận.

- HS báo cáo.
* Thí nghiệm 2: 
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/32 và tiến hành thí nghiệm như hình 4 để kiểm chứng kết quả thảo luận.
- HS làm thí nghiệm.
- GV cùng HS rút ra kết luận: Trong không khí ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- HS lắng nghe.
- Yêu cầu HS quan sát hình 5, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi vào phiếu học tập:
+ Chỉ ra vật phát sáng trong hình.(Mặt Trời)
+ Vì sao người đứng bên đường nhìn thấy ô tô? (Ánh sáng mặt trời chiếu tới ô tô, ô tô phản chiếu ánh sáng tới mắt người đứng bên đường nên người đó nhìn thấy ô tô)
+ Người đó cần có điều kiện gì để nhìn thấy ô tô vào ban đêm? (Đèn điện bên đường sáng hoặc đèn điện bên đường không sáng, ô tô bật các đèn tín hiệu)
- HS thảo luận.

- HS báo cáo.
- GV kết luận.

3. Vận dụng, trải nghiệm:

+ Lấy ví dụ về vật phát sáng và vật được phát sáng.
- HS nêu.
+ Mắt nhìn thấy vật khi nào?
- HS trả lời.
+ Trong không khí ánh sáng được truyền như thế nào?
- HS trả lời.
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Khoa học (Tiết 2)
Bài 8: ÁNH SÁNG VÀ SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thực hiện được thí nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân có bóng của sự vật và sự thay đổi của bóng khi vị trí của vật hoặc nguồn sáng thay đổi.
- Vận dụng được trong thực tế ở mức độ đơn giản kiến thức về bóng của vật.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập, A3
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Lấy ví dụ vật tự phát sáng.
+ Vì sao mắt chúng ta nhìn thấy vật?
+ Trong không khí ánh sáng được truyền như thế nào?

- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Vật cho sánh sáng truyền qua và vật cản ánh sáng.

3.1. Ánh sáng truyền qua những vật nào?

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, TLCH: Ánh sáng có thể truyền qua mọi vật không?
- HS thảo luận theo cặp.

- HS báo cáo.
* Thí nghiệm 3: 
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK/33 và tiến hành thí nghiệm nhóm 4 như hình 6 để kiểm chứng kết quả thảo luận.
- HS làm thí nghiệm.
- Yêu cầu HS ghi kết quả vào phiếu học tập.
- HS ghi kết quả vào phiếu học tập.

Ngôi sao nhựa đen
Ngôi sao bìa cứng
Ngôi sao nhựa trong
Dự đoán



Kết quả TN




- GV cùng HS rút ra kết luận: Có những vật cho ánh sáng truyền qua (vật trong suốt), có những vật không cho ánh sáng truyền qua (vật cản sáng).
- HS lắng nghe.
3.2. Sự tạo bóng của vật

- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, TLCH: Tại sao trên tấm nhựa trắng có bóng của ngôi sao nhựa đen?
- HS thảo luận theo cặp.

- HS báo cáo.
- GV cùng HS rút ra kết luận: Ngôi sao nhựa đen không cho ánh sáng truyền qua nên trên tấm nhựa trắng có bóng của ngôi sao nhựa đen.
- HS lắng ngh...a dùng ánh sáng đèn điện ở các trang trại nuôi gà để làm gì?
 - Dùng ánh sáng của đèn điện ở các trang trại nuôi gà để tăng thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân, đẻ nhiều trứng.
- HS trả lời.
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Theo em, ánh sáng có quan trọng với động vật và thực vật không? Vì sao?
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Khoa học (Tiết 2)
Bài 9: VAI TRÒ CỦA ÁNH SÁNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống; liên hệ được với thực tế.
- Biết tránh ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu; thực hiện được tư thế ngồi học, khoảng cách đọc, viết phù hợp để bảo vệ mắt, tránh bị cận thị.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập hình 6, hình 7
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với thực vật và động vật?
+ Lấy ví dụ trong thực tiễn về việc con người sử dụng ánh sáng đối với cây trồng?
- GV nhận xét.

- HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV giới thiệu- ghi bài.

2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: Ánh sáng đối với đời sống của con người
HĐ 3.1

- Yêu cầu mỗi HS quan sát hình 5 SGK và thảo luận nhóm đôi, cho biết tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
Hình
Tác dụng của ánh sáng
Hình 5a
Ánh sáng của đèn xe ô tô hoặc đèn điện bên đường giúp con người di chuyển vào ban đêm
Hình 5b
Sử ánh sáng mặt trời làm pin mặt trời để thắp đèn, đun nước....
Hình 5c
Ánh sáng giúp con người ngắm được phong cảnh.
Hình 5d
Ánh sáng mặt trời giúp con người di chuyển vào ban ngày.

- GV mời 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ khác về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.
- HS nêu.

- GV nhận xét và cho HS xem đoạn phim về tác dụng của ánh sáng đối với đời sống của con người.
- HS xem đoạn phim.
GV kết luận: Ánh sáng rất cần cho sự sống và các hoạt động của con người.
HS lắng nghe.
HĐ 3.2
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, quan sát hình 7 cho biết để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra cho mắt, chúng ta nên và không nên làm gì? Vì sao?

- HS quan sát hình, thảo luận theo nhóm đôi.
- GV mời 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- 1-4 HS trả lời, cả lớp nhận xét.
Hình
Cách bảo vệ đôi mắt
7a
Đeo kính hàn, không đứng gần để xem.
7b
Đội mũ rộng vành, đeo kính râm.
7c
Không sử dụng điện thoại trong bóng tối quá gần và quá lâu.
7d
Sử dụng đèn đường không để ánh sáng chiếu vào mắt của người lái xe.

- GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
-  Yêu cầu HS nêu ví dụ khác về tác hại của ánh sáng quá mạnh đối với mắt và cách phòng tránh.
- HS nêu.
- GV nhận xét, kết luận: Ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt có thể gây hại mắt.
- HS lắng nghe.
HĐ 3.3
- Yêu cầu HS quan sát hình 8 SGK và mô tả cách ngồi học và cách đặt đèn của bạn ở mỗi hình a, b, c, d. Nêu câu hỏi: Trường hợp nào cần tránh để không gây hại cho mắt khi ngồi học? Vì sao?

- HS quan sát hình và trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Không học, đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc nơi ánh sáng quá mạnh.
- HS lắng nghe.
3. Thực hành, luyện tập

- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi:
+ Đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng có hại cho mắt không? Vì sao?
+ Để tránh bị cận thị thì tư thế ngồi học và khoảng cách từ mắt đến sách cần phải như thế nào?
+ Để bảo vệ mắt em cần làm những việc gì? Vì sao?
- HS suy nghĩ.
- GV mời 1 vài HS trả lời.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- Mời 1-2 HS đọc ghi nhớ.

4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Tổ chức cho HS thi đua xem ai thực hiện tư thế ngồi học ngay ngắn ở nơi đủ ánh sáng, khoảng cách từ mắt đến sách 25 cm đến 30 cm để tránh bị cận thị.
- HS thực hiện.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao không nhìn quá gần hoặc quá lâu vào màn hình điện thoại, máy tính, ti vi để bảo vệ mắt.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS điền những gì mình đã học được vào cột L của phiếu học tập KWL.
- HS thực hiện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS luôn ngồi học đúng tư thế và biết bảo vệ đôi mắt.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Phiếu học tập KWL
Vai trò của ánh sáng 
K
Những điều em đã biết
W
Những điều em muốn biết
L
Những điều em đã học được sau bài học

	Khoa học (Tiết 18)
Bài 10: ÂM THANH VÀ SỰ TRUYỀN ÂM THANH (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Lấy được ví dụ thực tế hoặc làm thí nghiệm để minh hoạ các vật phát ra âm thanh đều rung động.
- Nếu được dẫn chứng về âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm 1,3; Phiếu học tập
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D...ÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- So sánh được độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm.
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, tìm tòi, khám phá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, dụng cụ làm thí nghiệm 1,3; Phiếu học tập
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Khi nào thì phát ra âm thanh ?
+ Nêu ví dụ về âm thanh truyền qua không khí, nước, chất rắn ?

- HS suy ngẫm trả lời.

- GV kết luận – giới thiệu, ghi bài.

2. Hình thành kiến thức:
HĐ3: So sánh độ to của âm thanh khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm
*HĐ 3.1. 

- GV: Đặt đồng hồ lên bản GV đề HS lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ.

- HS thực hiện.
+ Các bạn ngồi ở bàn nào nghe thấy tiếng tích tắc to nhất, nhỏ nhất?
- HS phát biểu.
+ Làm cách nào để em biết được câu trả lời nào đúng?
- HS phát biểu.
- Yêu cầu hai đến ba HS lần lượt di chuyền từ bàn đầu xuống dần cuối lớp, lắng nghe tiếng tích tắc của đồng hồ và cho biết ý kiến.
- HS thực hiện.
- GV và HS nhận xét, kết luận: Khi ở gần nguồn âm sẽ nghe thấy âm thanh to hơn khi ở xa nguồn âm.
- HS nhắc lại.
*HĐ 3.2.

- GV mời HS đọc yêu cầu 2 (SGK).
- 2 HS đọc.
- Hướng dẫn HS thảo luận xem bạn Minh hay bạn Hoa nghe thấy tiếng còi tàu hoả to hơn.
- HS thảo luận nhóm + Phát biểu.
- GV và HS nhận xét, kết luận.

+ Âm thanh nghe được to hơn hay nhỏ hơn khi di chuyển nguồn âm thanh ra xa ?
+ Nêu ví dụ về độ to của âm thanh thay đổi khi lại gần hoặc ra xa nguồn âm ?

- HS thực hiện.
- GV và HS nhận xét, kết luận: Khi ở gần nguồn âm sẽ nghe thấy âm thanh to hơn khi ở xa nguồn âm.
- HS nhắc lại.
3. Vận dụng, trải nghiệm:

+ Âm thanh khi lan truyền ra xa sẽ mạnh lên hay yếu đi? Nêu ví dụ ?
- HS nêu.
+ Nêu tác hại của tiếng ồn ?

+ Có cách nào để chống tiếng ồn ?

- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
- GV cùng HS rút ra kết luận: Âm thanh truyền nhanh, chậm khác nhau trong các chất khác nhau. Âm thanh truyền trong chất rắn nhanh hơn chất lỏng, trong chất lỏng nhanh hơn chất khí.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.

- GV cùng HS rút ra kết luận: Âm thanh truyền nhanh, chậm khác nhau trong các chất khác nhau. Âm thanh truyền trong chất rắn nhanh hơn chất lỏng, trong chất lỏng nhanh hơn chất khí.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
 Khoa học (Tiết 1)
Bài 11: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Trình bày được lợi ích của âm thanh trong cuộc sống
- Thu thập, so sánh và trình bày được mức độ đơn giản thông tin về một số nhạc cụ thường gặp (Một số bộ phận chính, cách làm ra âm thanh)
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu học tập 
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV cho hs nghe bài hát: Trống cơm
Hỏi: Bài hát nhắc đến nhạc cụ nào?
+ G/ thiệu: Âm thanh có nhiều lợi ích trong cuộc sống. Tuy nhiên âm thanh cũng có thể gây hại cho cuộc sống, vậy làm cách nào để giảm ảnh hưởng của những âm thanh chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay?

- HS nghe và hát theo
- HS suy ngẫm, trả lời
- Lắng nghe
2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống

- Yêu cầu HS quan sát hình 1 theo cặp đôi và cho biết những lợi ích của âm thanh với con người?
- HS quan sát, trả lời.

- YC đại diện trình bày
- GVNX KL: Âm thanh mang nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Nhờ có âm thang ta có thể nói chuyện được với nhau, nghe được bài hát, bản nhạc
- Yc học sinh thảo luận nêu ví dụ khác về lợi ích của âm thanh
- Đại diện học sinh báo cáo
GV Hỏi: Những người khiếm thính không nghe được âm thanh gặp khó khăn gì trong cuộc sống? Hãy đề xuất cách giúp họ vượt qua khó khăn này?
HĐ 2: Tìm hiểu cách làm một số nhạc cụ phát ra âm thanh
- YC hs quan sát hình 2 và nêu tên các nhạc cụ?
- Đại diện chia sẻ
- Chia lớp 4 nhóm yc hs làm PBT
Tên nhạc cụ
Cách làm phát ra âm thanh
Bộ phận phát ra âm thanh
Sáo
Dùng miệng thổi
Không khí bên trong thân sáo
Đàn Ghi ta
Dùng tay đánh
Các dây đàn
Trống
Dùng tay đánh
Mặt trống
Kèn lá
Dùng miệng thổi
Phần đầu lá


- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- Trả lời
- Quan sát thảo luận
- Chia sẻ
- GVGT thêm: Sáo trúc có 2 loại: Sáo ngang và sáo dọc, (Cáyaos 6 lỗ hoặc 4 lỗ), khi ta thổi, cột khí bên trong của sáo bị dao động và phát ra âm thanh. Âm thanh đó cáo (bổng) hay thấp (trầm) phụ thuộcvafo khoảng cách từ miệng sáo tới lỗ mở mà ngón tay vừa nhấc lên.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Lắng nghe
- VN chia sẻ với người thân về bài học
- HS thực hiện
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Khoa học (Tiết 2)
Bài 11: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Trình bày được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
- Thực hiện được các quy định giữ trật tự nơi công cộn... hơn truyền cho vật có nhiệt độ thấp hơn.
- GV gọi HS chia sẻ ứng dụng của sự truyền nhiệt: bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, làm kem, dùng nước dá làm lạnh để vận chuyển thực phẩm đi xa,...
- HS nêu
* Trò chơi:Ai nhanh, ai đúng?
Câu 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
- HS tham gia chơi.
A: Vật nóng hơn thì có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn thì có nhiệt độ thấp hơn.

B: Nhiệt kế dùng để đo vạt nặng hay nhẹ
- HS trả lời
C: Cốc nước mới rót từ tromg phích ra có nhiệt độ cao hơn cốc nước đã rót từ phích ra trước đó 15 phút
- HS trả lời
D: Vật có nhiệt độ thấp hơn truyền cho vật có nhiệt độ cao hơn.

Câu 2: Khi em bưng bát cơm nóng, nhiệt độ truyền từ vật nào tới tay em?

Câu 3: Vì sao khi em bị sốt, mẹ đắp khăn ướt lên trán em, một lát sau ít phút khăn ấm lên?

4. Vận dụng, trải nghiệm:

- Lấy ví dụ trong thực tiễn về sự truyền nhiệt.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
	Khoa học (Tiết 25)
Bài 13: VẬT DẪN NHIỆT TỐT, VẬT DẪN NHIỆT KÉM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đề xuất được cách làm thí nghiệm để tìm hiểu tính dẫn nhiệt của vật (dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém)
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy chiếu, dụng cụ làm thí nghiệm hình 1, phiếu học tập
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- Nêu nhiệt độ của vật nóng và vật lạnh?
(vật nóng có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh có nhiệt độ thấp hơn)
- Nhiệt truyền từ vật nào sang vật nào? (truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn)
- GV nhận xét – tuyên dương
- GV giới thiệu- ghi bài

- HS trả lời
- HS ghi bài
2. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém
* Thí nghiệm
- Gọi HS đọc thông tin trong thí nghiệm hình 1.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 6 để đề xuất cách làm thì nghiệm hình 1.
- Gọi đại diện 2-3 nhóm đề xuất cách làm.
- Gọi HS chia sẻ, nhận xét
- GV nhận xét, chốt đáp án
+ Dùng tay cầm cào hai cán thìa để cảm nhận nhiệt độ ban đầu.
+ Cắm đồng thời 2 thìa vào cốc nước đá.
+ Khoảng 3 phút sau, cầm vào hai cán thìa và cho biết cảm nhận thìa nào lạnh hơn.
+ Từ kết quả thí nghiệm, nhận xét. 
- Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả.
(thìa kim loại dẫn nhiệt tốt hơn thìa gỗ)
- GV nhận xét, chốt: 
* Trò chơi:
- Gọi TBHT cho cả lớp chơi trò chơi: “Tìm nhà thông thái”. Yêu cầu các nhóm tìm thêm các vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém và viết kết quả vào bảng phụ trong thời gian 5 phút.
 - Gọi đai diện 2 nhóm lên treo bảng phụ và trình bày trước lớp.
+ Vật dẫn nhiệt tốt: đồng sắt, nhôm, vàng, bạc,....
+ Vật dẫn nhiệt kém: gỗ, vải, nhựa, bông, len, xốp, thủy tinh, không khí,...
- GV nhận xét, tuyên dương
=> Chốt: SGK

- HS đọc
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm đề xuất cách làm thí nghiệm.
- HS chia sẻ, nhận xét
- HS theo dõi
- HS làm thí nghiệm và báo cáo kết quả.
- HS theo dõi.
- HS tham gia.
- HS chia sẻ, nhận xét.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Gọi 1HS cho lớp chơi trò “xì điện” kể tên những vật dẫn nhiệt tốt, những vật dẫn nhiệt kém.
- Nhận xét tiết học.

- HS tham gia
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
________________________________________
Khoa học (Tiết 26)
Bài 13: VẬT DẪN NHIỆT TỐT, VẬT DẪN NHIỆT KÉM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Vận dụng được kiến thức về vật dẫn nhiệt tốt hoặc kém để gải thích một số hiện tượng tự nhiên, để giải quyết một số vấn đề đơn giản trong cuộc sống. 
* Năng lực chung: Năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy chiếu, dụng cụ làm thí nghiệm hình 1, phiếu học tập
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
+ Lấy ví dụ một số vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém trong nhà em.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV giới thiệu- ghi bài

+ HS nêu
- HS ghi bài
2. Hình thành kiến thức:

Hoạt động 2: Ứng dụng tính dẫn nhiệt của vật
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 2 cho biết vật nào dẫn nhiệt tốt, dẫn nhiệt kém? Vì sao?
+ Hình 2a: 
Dẫn nhiệt kém: cán nồi, cán chảo, núm vung
Dẫn nhiệt tốt: Chảo, nồi, vung nồi 	
+ Hình 2b: Dẫn nhiệt kém. Có thể dùng: tre, gỗ làm giỏ và len, dạ, xốp làm lót trong giỏ
- GV cho 2-3 nhóm trả lời và nhận xét chéo nhau
- GV nhận xét và tuyên dương
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 cho biết trong tự nhiên các loài vật thích nghi với điều kiện biến đổi của môi trường.
- GV gọi HS trình bày
+ Bộ lông dày của chim cánh cụt và gấu trắng Bắc Cực có tác dụng giữ ấm cơ thể
+ Bộ lông của sói xám dày vào mùa đông để tránh rét, rụng bớt vào mùa xuân để cơ thể mát hơn vào mùa hè.
- GV nhận xét và tuyên dương
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp, quan sát hình 4 giải thích một số cách chống nóng, chống rét cho người và con vât.
- GV gọi HS trình bày

- HS thảo luận theo cặp, hoàn thành phiếu.
+ Hình 2c:
Dẫn nhiệt tốt. Khi di chuyển cần dùng lót...xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét chung, không chốt đúng sai mà dẫn dắt vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay: Thực vật cần gì để sống. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật
a. Mục tiêu: HS nêu được các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của thực vật.
b. Cách tiến hành:
* HĐ 1.1
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.
- GV đặt câu hỏi:
+ Các cây đậu được đặt trong điều kiện như thế nào?
+ Dự đoán sự thay đổi của các cây đậu đặt trong các điều kiện đó sau hai tuần. Giải thích dự đoán đó.
- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
 
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời:
+ Đất.
+ Nước.
+ Không khí.
+ Ánh sáng.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. 
- HS trả lời:
+ Yếu tố thiếu trong điều kiện trồng cây 1: ánh sáng; cây 2: không khí; cây 3: nước; cây 5: chất khoáng, so với cây 4: đầy đủ các yếu tố. 
+ Cây 1: cây dài ra, thân yếu. Cây 2: cây héo rũ. Cây 3: cây chết. Cây 4: phát triển
tốt. Cây 5: phát triển chậm.
- HS lắng nghe, chuẩn bị chuyển sang nhiệm vụ mới.
- HS quan sát hình.
................................
Khoa học (Tiết 1)
Bài 16: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Đưa ra được dẫn chứng cho thấy động vật cần ánh sáng, không khí, nước, nhiệt độ và thức ăn để sống và phát triển.
- Vận dụng kiến thức về nhu cầu sống của động vật ứng dụng trong sử dụng và chăm sóc vật nuôi.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, hình 1 SGK
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi: Hãy kể tên một số con vật mà em biết. Chúng thường ăn những loại thức ăn nào?

- HS trả lời
- GV giới thiệu- ghi bài

2. Hình thành kiến thức:
HĐ 1: Các yếu tố cần cho sự sống và phát triển của động vật.

*GV chia nhóm YC HS quan sát hình 1 SGK và cho biết: Các con vật trong hình cần những gì để sống và phát triển?
- HS quan sát hình và nêu các yếu tố mỗi con vật trong hình cần để sống và phát triển.
- GV nhận xét, chốt: Trong hình các con vật cần thức ăn, nước uống, không khí để sống.
- Đại diện nhóm trả lời: hươu ăn cỏ, bò uống nước, cá đang thở, chim mẹ đang cho chim con ăn,
- Kể thêm những yếu tố cần thiết khác để động vật sống và phát triển bình thường.
- HS suy nghĩ và trả lời
- GV nhận xét, chốt: nhiệt độ, ánh sáng.

- Các yếu tố nào cần cho sự sống và phát triển của động vật?
- Thức ăn, nước uống, không khí, nhiệt độ, ánh sáng thích hợp để sống và phát triển. 
* GV chia nhóm YC HS quan sát hình 2 SGK, thảo luận, lấy ví dụ chứng tỏ:
+ Động vật cần đầy đủ thức ăn, nước uống để sống và phát triển.
+ Động vật cần ánh sáng để quan sát môi trường xung quanh, di chuyển, tìm kiếm thức ăn hay sưởi ấm cơ thể.
+ Khi nhiệt độ của môi trường quá thấp, quá cao hoặc thay đổi đột ngột, động vật có thể bị chết nên chúng thường tìm cách trú ẩn.
- HS thảo luận, lấy ví dụ.
- GV mời đại diện nhóm lấy ví dụ.
- Đại diện nhóm trả lời, mỗi nhóm trả lời một ý:
+ Động vật cần đầy đủ thức ăn, nước uống để sống và phát triển: Trong hình 2a đàn cừu ở điều kiện thức ăn có bộ lông xác xơ, thân hình gầy yếu hơn so đàn cừu có đầy đủ thức ăn, nước uống ở hình 2b.
+ Động vật cần ánh sáng để quan sát môi trường xung quanh, di chuyển, tìm kiếm thức ăn hay sưởi ấm cơ thể: Hổ quan sát bắt con mồi (2c), đàn bò di chuyển để tìm kiếm nước, ...
+ Khi nhiệt độ của môi trường quá thấp, quá cao hoặc thay đổi đột ngột, động vật có thể bị chết nên chúng thường tìm cách trú ẩn: Thỏ trốn vào hang tránh nóng (2d); Gấu ngủ đông tránh rét (2e).
- GV chốt câu trả lời cho mỗi ý
- HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời mỗi nhóm.
3. Thực hành, luyện tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm TLCH:
Câu hỏi 1: Gia đình bạn Khang có chuyến đi du lịch cần đưa con mèo đi cùng. Hãy giúp bạn Khang chọn được chiếc lồng phù hợp ở hình 3. Giải thích sự lựa chọn đó.
Câu hỏi 2: Trong đợt rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc có hàng loạt trâu, bò chăn thả bị chết. Theo em vì sao trâu, bò bị chết? Hãy đề xuất một số biện pháp giúp hạn chế trâu, bò chết trong trường hợp này.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày.
+ Chọc chiếc lồng c bởi lồng c có đầy đủ đồ dùng cho mèo ăn uống, cung cấp đủ không khí. Còn hình a không có đủ đồ cho mèo ăn; hộp ở hình b không thể cung cấp khí cho mèo.
+ Vì nhiệt độ quá lạnh. Biện pháp: Chủ động làm chuồng trại, gia cố, che chắn, đảm bảo chuồng trại đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt nền chuồng. Dự trữ chất đốt: củi, trấu, mùn cưa ... để đốt, sưởi cho gia súc trong những ngày rét đậm, rét hại.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- Lắng nghe
4. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Động vật cần gì để sống?

- HS trả... YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
– Vận dụng được kiến thức về nhu cầu sống của thực vật và động vật để đề xuất việc làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần phải làm công việc đó.
– Thực hiện được việc làm phù hợp để chăm sóc cây trồng hoặc vật nuôi ở nhà.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, hình ảnh minh hoạ các nội dung liên quan đến bài học.
Dụng cụ chiếu tranh, ảnh lên màn ảnh (nếu có).
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Mở đầu:
- GV cho cả lớp hát bài : Vườn cây cây của ba.
- GV hỏi:
+ Trong bài hát có nhắc đến những cây nào? 
Nhà em trồng những gì ? Hàng ngày em chăm sóc nó ra sao?
+ Ngoài cây trồng, nhà có nuôi con gì không?
Em chăm sóc nó thế nào?

- HS hát .
- HS trả lời.
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS lắng nghe, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1. Chăm sóc cây trồng
Các việc làm chăm sóc cây trồng

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK.
- Yêu cầu HS nêu tên từng hoạt động chăm sóc cây trồng của các bạn nhỏ trong hình và cho biết hoạt động đó đáp ứng nhu cầu sống nào của cây.
– GV cho HS thảo luận nhóm 4 : Hãy kể một số việc làm chăm sóc cây trồng mà em đã thực hiện, hoạt động đã được thực hiện như thế nào ?
– GV nhận xét, chốt ý.
b) Tìm hiểu về nhu cầu sống của cây trồng.
– GV yêu cầu HS quan sát hình 2, đọc thông tin rồi thảo luận cặp đôi trả lời 2 câu hỏi. 
– GV yêu cầu HS đọc mục "Em có biết?" 
– GV yêu cầu các nhóm lấy ví dụ về cây trồng cần nhiều nước, ít nước, cây thích hợp ở nơi bóng râm, cây cần nhiều nắng....và đề xuất một số việc làm cụ thể để chăm sóc cây trồng đã lấy ví dụ. Giải thích vì sao cần làm việc đó.
Hoạt động 2. Chăm sóc vật nuôi
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3 SGK .
- Hoạt động nhóm đôi: Nêu các công việc chăm sóc vật nuôi trong hình.
- GV gọi đại diện một hai HS trả lời.
- Cả lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung. 
- GV chốt câu trả lời.
- GV yêu cầu HS đọc phần (?)
- GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm 4 nhiệm vụ mục hỏi (?).
- HS quan sát hình, trả lời câu hỏi.
Hình 1a: tưới cây => nhu cầu nước;
1b: bón phân => nhu cầu chất khoáng 
1c: xới đất => nhu cầu khí
1d: đưa cây ra nắng => nhu cầu ánh sáng.
- Một số đại diện HS trả lời, cả lớp lắng nghe và bổ sung
- HS làm việc cả nhân quan sát hình, đọc thông tin .
- HS tham gia thảo luận nhóm để thống nhất trả lời hai câu hỏi.
- Cây ưa bóng râm: hoa lan; cây cần nhiều nắng: xương rồng, hoa súng, hoa giấy .
Cây cần ít nước: xương rồng; cây cần nhiều nước: hoa súng.
- HS đọc.
– HS thảo luận, nếu ví dụ các cây và đề xuất một số việc làm cụ thể để chăm sóc cây trồng, giải thích lí do về những lưu ý khác biệt giữa các cây khi chăm sóc.
− HS quan sát,thảo luận :
Hình 3a: cho vịt ăn → nhu cầu thức ăn; 
Hình 3b: tắm cho vật nuôi = làm mát (nhiệt độ), vệ sinh sạch sẽ; Hình 3c: che chắn chuồng nuôi = tránh gió rét (nhiệt độ); 
Hình 3d: thắp đèn = ảnh sáng và nhiệt độ.
- HS nhận xét.
- HS đọc
- HS thảo luận và chia sẻ với lớp.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và chốt ý.
- HS nêu
- HS lắng nghe.
3. Vận dụng, trải nghiệm:

- Để chăm sóc cây trồng và vật nuôi ta phải làm như thế nào? Nêu 1 VD thực tế.
- HS nêu.
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe
- Dặn dò chuẩn bị tiết sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Khoa học
Bài 17: CHĂM SÓC CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
–Đề xuất việc làm cụ thể trong chăm sóc cây trồng và vật nuôi, giải thích được tại sao cần phải làm công việc đó.
– Thực hiện được việc làm phù hợp để chăm sóc cây trồng hoặc vật nuôi ở nhà.
* Năng lực chung: năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp hợp tác.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, phiếu bài tập.
- HS: sgk, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Mở đầu:
- GV hỏi:
+ Khi chăm sóc vật nuôi em cần lưu ý những điều gì để vật nuôi sống tốt và khoẻ mạnh? Ở nhà em có nuôi con gì không? Em chăm sóc nó ra sao.
- GV nhận xét.

- HS trả lời
+ Em cho ăn, uống nước hằng ngày – đảm nhu cầu thức ăn, nước uống.
 – Khi vật nuôi đói khát: cần cho vật nuôi thức ăn đủ và phù hợp, cho nước uống đủ, sạch.
– Khi thời tiết quá nóng: tắm mát, cho uống đủ nước, ở trong chuồng trại thoảng mát... 
– Khi thời tiết lạnh giả: không thả vật nuôi, che chuồng trại tránh gió, mặc ấm,sưởi ấm cho vật nuôi, cho ăn nó,...
- GV giới thiệu- ghi bài
- HS lắng nghe, ghi bài.
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 3. Thực hiện chăm sóc cây trồng, vật nuôi
– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để xây dựng kế hoạch chăm sóc một loại cây trồng hoặc vật nuôi ở nhà theo bảng gợi ý trong SGK. 
– GV cử đại diện một số nhóm lên trình bày
- GV nhận xét, đánh giá, điều chỉnh, tổng kết.
– Nhiệm vụ 2 và 3: GV lưu ý HS về thực hiện ở nhà theo kế hoạch, ghi lại bằng mô tả hoặc hình ảnh sau một thời

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_lop_4_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2023_20.docx
  • docBài 1.doc
  • docBài 2.doc
  • docxBài 3.docx
  • docBài 4.doc
  • docBài 5.doc
  • docBài 6.doc
  • docBài 7.doc
  • docBài 8.doc
  • docxBài 9.docx
  • docxBài 10.docx
  • docBài 11.doc
  • docBài 12.doc
  • docxBài 13.docx
  • docBài 14.doc
  • docxBài 15.docx
  • docBài 16.doc
  • docBài 17.doc
  • docxBài 18.docx
  • docxBài 19.docx
  • docBài 20.doc
  • docxBài 21.docx
  • docxBài 22.docx
  • docBài 23.doc
  • docxBài 24.docx
  • docxBài 25.docx
  • docBài 26.doc
  • docBài 27.doc
  • docxBài 28.docx
  • docxBài 29.docx
  • docxBài 30.docx
  • docxBài 31.docx