Giáo án Khoa học 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Tiết 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?

A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống.

- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong

cuộc sống.

- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.

- Góp phần phát triển các năng lực: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, khoa học,...

* GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bài giảng điện tử.

- HS: SGK,vở bài tập

docx 140 trang Cô Giang 13/11/2024 410
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Khoa học 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Giáo án Khoa học 4 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
KHOA HỌC
Tiết 1: CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? 
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong 
cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ.
- Góp phần phát triển các năng lực: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, khoa học,...
* GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bài giảng điện tử.
- HS: SGK,vở bài tập
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
1. Khởi động 
- GV giới thiệu chương trình khoa học, dẫn vào bài.

Hs lắng nghe
2. Khám phá: 
* Mục tiêu: 
- Biết được con người cần thức ăn, nước uống, không khí, ánh sáng, nhiệt độ để sống. 
- Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mới cần trong 
cuộc sống.
* Cách tiến hành

HĐ 1: Các điều kiện cần để con người duy trì sự sống
- Yêu cầu hs quan sát tranh vẽ và và cho biết để duy trì sự sống, con người cần gì?
- GV chốt KT và chuyển HĐ
 HĐ2: Các điều kiện đủ để con người phát triển
- Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi:
+ Hơn hẳn các sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì?
+ Nếu thiếu các điều kiện đó, cuộc sống của con người sẽ thế nào?
- GV kết luận và chuyển HĐ
3. Luyện tập - Thực hành:
HĐ3: Trò chơi: Cuộc hành trình đến hành tinh khác 
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
- HS sẽ tưởng tượng mình được di chuyển tới các hành tinh khác, nêu các thứ mình cần phải mang theo khi đến hành tinh đó và giải thích tại sao
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
Bước 3: Tổng kết trò chơi
4. Vận dụng - Trải nghiệm:
- GDBVMT: Con người cần thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường. Vậy cần làm gì để bảo vệ môi trường?
-Nhận xét tiết học và dặn hs chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời
+ Con người cần không khí để thở
+ Cần thức ăn, nước uống
-Hs lắng nghe
- HS trả lời:
+ Con người cần: vui chơi, giải trí, học tập, thuốc, lao động, quần áo, phương tiện giao thông,...
+ Cuộc sống của con người sẽ trở nên buồn tẻ, con người sẽ ngu dốt,....
-Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs chơi trò chơi
- HS lắng nghe
-Hs trả lời

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
KHOA HỌC
Tiết 2: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (Tiết 1)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống hàng ngày của cơ thể con người. Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường, học sinh có năng lực khoa học.
- GD HS ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ
- Góp phần phát triển các năng lực: giải quyết vấn đề, hợp tác, sáng tạo, khoa học,...
* GD BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV: Bài giảng điện tử
 - HS: Vở, sgk, bút dạ
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Khởi động:
+ Con người cần gì để sống?
- GV chốt, dẫn vào bài mới
 Trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Con người cần ô-xi, thức ăn, nước uống, vui chơi,...
2. Khám phá: 
* Mục tiêu:
 - Nêu được những chất lấy vào và thải ra trong quá trình sống hàng ngày của cơ thể con người.
- Nêu được quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
* Cách tiến hành:
HĐ 1: Trong quá trình sống, cơ thể người lấy gì và thải ra những gì?
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc
=>Kết luận: Quá trình trên là quá trình trao đổi chất.
+ Quá trình trao đổi chất là gì?
=> GV kết luận và kết thúc hoạt động
Trong quá trình sống, con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra những chất thừa, cặn bã. Qúa trình đó gọi là quá trình trao đổi chất.
* GD BVMT: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường nên bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ cuộc sống của mình.
HĐ 2: Hoàn thành sơ đồ trao đổi chất
- Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ TĐC
- Chiếu bài của hs 
- GV nhận xét, tuyên dương Hs
3. Vận dụng - Trải nghiệm:
-Trong quá trình sống,con người lấy vào và thải ra môi trường những chất gì?
-Dặn hs ôn bài và chuẩn bị bài sau.

- HS tham gia trò chơi 
* Dự kiến đáp án:
+ Con người lấy vào: thức ăn, nước, ô-xi,...
+ Thải ra: khí các-bô-nic, chất cặn bã, nước tiểu,...
- HS lắng nghe
- HS trả lời để ghi nhớ KT
- HS lắng nghe
- HS hoàn thành sơ đồ trao đổi chất và chia sẻ trước lớp
- Hs quan sát và nhận xét
-Hs trả lời

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................chất béo:
§Bước 1: Tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. 
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK tìm hiểu về vai trò của chất béo ở mục Bạn cần biết:
§ Bước 2: Làm việc cả lớp. 
+ Nói tên những loại thức ăn chứa chất đạm ở trang 12 và em biết?
+ Nói tên những thức ăn chứa nhiều chất béo có trong trang 13 và em biết?
+ Tại sao hằng ngày chúng ta phải ăn thức ăn chứa nhiều chất đạm?
KL: Chất đạm giúp xây dựng đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể
** Lưu ý HS: Pho mát là một thức ăn được chế biến từ sữa bò nên chứa nhiều chất đạm, bơ cũng là thức ăn chứa nhiều sữa bò nhưng chứa nhiều chất béo. 
HĐ 2: Xác định nguồn gốc của thức ăn:
 * Bước 1: GV hỏi HS. 
+ Thịt gà có nguồn gốc từ đâu?
+ Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu? 
- Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé!
- GV phát phiếu học tập
 *Bước 2: Chữa bài tập:
1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất đạm. 
Tên thức ăn
Nguồn gốc TV
Nguồn gốc ĐV
Đậu nành
+ 

Thịt lợn

+ 
Trứng

+ 
Thịt vịt

+ 
Cá

+ 
Đậu phụ
+ 

Tôm

+ 
Cua, ốc

+ 
Thịt bò

+ 
+ Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu?
- GV kết luận, tổng kết nội dung bài
III. Vận dụng – Trải nghiệm
- GDBVMT: Các thức ăn chứa chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ môi trường sống. Vậy môi trường rất quan trọng, cần bảo vệ môi trường

Nhóm 2 - Lớp
- HS hoạt động cặp đôi. 
+ Những loại thức ăn chứa chất đạm ở trang 12: Đậu nành, thịt lợn, trứng gà, vịt quay, cá, đậu khuôn, tôm, thịt bò, đậu Hà Lan, cua, ốc. 
+ Các thức ăn có chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc, vừng, dừa. 
 + Chất đạm giúp xây dựng đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mớilàm cho cơ thể lớn lên
- HS lắng nghe
Nhóm 4 – Lớp
+ Thịt gà có nguồn gốc từ động vật. 
+ Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật. 
- HS lắng nghe. 
- HS làm việc với phiếu. 
- HS báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, bổ sung. 
2. Hoàn thành bảng thức ăn chứa nhiều chất béo. 
Tên thức ăn
Nguồn gốc TV
Nguồn gốc ĐV
Mỡ lợn

+ 
Lạc
+ 

Dầu ăn
+ 

Vừng (mè)
+ 

Dừa
+ 


+ Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật. 
- HS liên hệ
- Lên thực đơn thức ăn trong một ngày với các món ăn có nguồn chất đạm và chất béo hợp lí

D. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
KHOA HỌC 
Tiết 6: VAI TRÒ CỦA VI- TA- MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kể tên những thức ăn chứa nhiều vi- ta- min (cà rốt, lòng đỏ trứng, các loại rau,...), chất khoáng (thịt, cá, trứng, các loại rau có lá màu xanh thẵm, ) và chất xơ (các loại rau). 
- Nêu được vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ đối với cơ thể: 
+ Vi- ta- min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. 
+ Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. 
+ Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hoá. 
- Xác định và phân loại được các loại thức ăn chứa vi-ta-min và chất xơ
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác, NL khoa học,...
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bài giảng điện tử
- HS: + Có thể mang một số thức ăn thật như: Chuối, trứng, cà chua, đỗ, rau cải. 
 + 4 tờ giấy khổ A0. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
I. Khởi động 
+ Em hãy cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và vai trò của chúng?
+ Chất béo có vai trò gì? Kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều chất béo
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét
+ Thức ăn có nhiều chất đạm: thịt, cua, trứng, cá, Có vai trò tạo ra những tế bào
+ Chất béo có vai trò giúp cơ thể hấp thu các vi- ta- min A, D, E, K đó là các thức ăn: dầu, mỡ, vừng, lạc
II.Khám phá: 
HĐ1: Trò chơi: Tìm các loại thức ăn chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ: - Gv chia lớp thành theo nhóm 2, mỗi nhóm đều có phiếu học tập 
- Yêu cầu HS ngồi quan sát các hình minh hoạ ở trang 14, 15 / SGK và kể tên các thức ăn có chứa nhiều vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ. 
- GV nhận xét, khen. 
- GV giảng thêm: Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường như: sắn, khoai lang, khoai tây  cũng chứa nhiều chất xơ. 
HĐ2: Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng, chất xơ. 
§ Bước 1: GV tiến hành thảo luận nhóm theo định hướng. 
- Yêu cầu các nhóm đọc phần Bạn cần biết và trả lời các câu hỏi sau:
+ Kể tên một số vi- ta- min mà em biết. Nêu vai trò?
+ Nếu thiếu vi- ta- min cơ thể sẽ ra sao?
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết?
+ Nêu vai trò của các loại chất khoáng đó?
+ Những thức ăn nào có chứa chất xơ?
+ Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể?
§ Bước 2: GV kết luận:
+ Vi- ta- min là những chất tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể hay cung cấp năng lượng
+ Một số khoáng chất như sắt, can- xi  tham gia vào việc xây dựng cơ thể. 
III. Vận dụng –Trải nghiệm

 Nhóm 2 - Lớp 
- HS làm việc theo nhóm. 
- Hoàn thiện bảng sau – Chia sẻ lớp
Tên thức ăn
Nguồn gốc
TV
Nguồn gốc ...ứa đầy đủ các chất dinh dường cả
+ Sẽ không đủ chất, cơ thể không hoạt động bình thường được
+ Giúp cơ thể nay đủ chất dinh dưỡng
- 2 HS đọc to mục Bạn cần biết trang 17 / SGK
2Tìm hiểu tháp dinh dưỡng
- HS nghiên cứu tháp dinh dưỡng
- HS hỏi đáp nhóm đôi 
+ nhóm tinh bột và rau xanh, quả chín
+ thịt cá, dầu mỡ và đường
+ muối
- Các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung
- HS tham gia chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV và sự điều hành của TBHT
- HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình lựa chọn cho từng bữa và giải thích tại sao lại chọn món ăn đó
- HS nêu
- Xây dựng thực đơn cho bữa ăn trưa 4 người với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
...........................................................................................................................................
KHOA HỌC 
TIẾT 8: TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP
ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
A YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể
- Nêu ích lợi của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc, gia cầm
- Xác định được các nhóm thức ăn có chứa đạm động vật, đạm thực vật
- GD HS ý thức ăn uống hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng
- NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác
B ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV: Bài giảng điện tử, 
 - HS: Vở, sgk
C CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
I. Khởi động :
- Tại sao cần ăn đa dạng thức ăn và thay đổi món thường xuyên?
- GV chốt, dẫn vào bài mới

- HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung
II.Bài mới:
* Mục tiêu: - Biết được cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể
 - Nêu ích lợi của việc ăn cá 
* Cách tiến hành
HĐ1: Trò chơi: “Kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm” 
- Chia lớp thành 2 đội: Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn
- Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm (Lưu ý mỗi HS chỉ viết tên 1 món ăn)
- GV cùng trọng tài công bố kết quả của 2 đội
- Khen đội thắng cuộc
- GV chuyển hoạt động: Những thức ăn chứa nhiều chất đạm đều có nhiều chất bổ dưỡng Vậy những món ăn nào vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật và chúng ta phải ăn chúng như thế nào Chúng ta cùng tìm hiểu
HĐ2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
 - GV yêu cầu cả lớp cùng đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm do các em lập nên qua trò chơi và chỉ ra các món ăn nào chứa nhiều đạm ĐV vừa chứa đạm TV
- Chia nhóm HS
- Yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin vừa đọc, các hình minh hoạ trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Những món ăn nào vừa chứa đạm động vật, vừa chứa đạm thực vật?
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
+ Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
- Kết luận: Ăn kết hợp cả đạm động vật và đạm thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn Chúng ta nên ăn thịt ở mức vừa phải, nên ăn cá nhiều hơn thịt, tối thiểu mỗi tuần nên ăn ba bữa cá
 III. Vận dụng- Trải nghiệm:
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
- HS chơi trò chơi theo 2 đội
- HS lên bảng viết tên các món ăn
- 2 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp, HS dưới lớp đọc thầm theo
- Chia nhóm và tiến hành thảo luận dưới sự điều hành của nhóm trưởng
- TBHT điều khiển các nhóm báo cáo:
+ Đậu kho thịt, lẩu cá, thịt bò xào rau cải, tôm nấu bóng, canh cua, 
+ Nếu chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật thì sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể Mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng khác nhau
+ Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a- xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch
- HS liên hệ việc ăn uống của bản thân hàng ngày và cách điều chỉnh chế độ ăn cho có đủ các loại đạm
- HS nêu
- Sưu tầm tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i- ốt trên báo hoặc tạp chí
- Hãy nêu cách nấu một món ăn vừa chứa đạm ĐV, vừa chứa đạm TV
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC 
Tiết 9: SỬ DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật để có đầy đủ chất dinh dưỡng
- Nêu ích lợi của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây huyết áp cao).
- Kĩ năng xác định chất béo có nguồn gốc thực vật và động vật
- Kĩ năng lựa chọn chất sử dụng hợp lí chất béo và muối ăn
- Có ý thức ăn uống hợp lí, đảm bảo sức khoẻ.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bài giảng điện tử
 - HS: Chuẩn bị bút vẽ, bút màu.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của củ.... Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả.
HĐ2: Xác định tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn: 
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết, quan sát hình 3,4 để thảo luận câu hỏi: 
+ Theo bạn thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- GV nhận xét, chốt, khen/ động viên.
HĐ3: Thảo luận về các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: 
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ.
*Nhóm 1: Thảo luận về: 
+ Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.
+ Làm thế nào để nhận ra thức ăn ôi, héo?
*Nhóm 2: 
+ Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì?
* Nhóm 3: 
+ Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn?
+ Nấu chín thức ăn có lợi gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
III. Vận dụng- Trải nghiệm
1.Ích lợi của việc ăn rau và quả chín
- HS đọc lại tháp dinh dưỡng và trả lời: Cả rau và quả chín đều cần được ăn đủ với số lượng nhiều hơn nhóm thức ăn chứa chất đạm, chất béo.
- Nhóm trưởng điều hành HĐ của nhóm và báo cáo:
+ Rau cải, muống, mướp, cải bắp, cam, xoài, chuối,.
+ Ăn nhiều rau và quả chín để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong ra, quả còn giúp chống táo bón.
2. Tiêu chuẩn thực phẩm sạch và an toàn: 
- HS đọc bài học, quan sát hình cùng thảo luận nhóm đôi.
+ Thực phẩm được coi là sạch và an toàn cần được nuôi trồng theo qui trình vệ sinh.
+ Các khâu thu hoạch, chuyên chở, bảo quan và chế biến hợp vẹ sinh.
+ Thực phẩm phải giữ được chất dinh dưỡng.
+ Không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc lâu dài cho sức khoẻ người sử dụng.
3. Các biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm: 
-Thảo luận cùng bạn.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
+Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, 
+ Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.
+ Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ. 
+ Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.
+ Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.
-HS cả lớp.
- Tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn tốt.
- Tìm hiểu về môt số loại rau hay hoa quả không chế biến cùng các loại thực phẩm vì có thể gây ngộ độc. VD: rau cải với nước luộc gà, dưa hấu với thịt chó,...
D. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC 
Tiết 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Kể tên một số cách bảo quản thức ăn: làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp, 
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà. 
- Có ý thức tham gia một số công việc đơn giản ở nhà..
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: BGĐT 
- HS: SGK, vở BT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
I, Khởi động 
+ Vì sao cần ăn nhiều rau và quả chín?
+ Để thực hiện VS ATTP ta cấn làm gì?
-GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.

- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT

II. Khám phá
 HĐ1: Các cách bảo quản thức ăn. 
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ trang 24, 25 / SGK và thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau: 
+ Hãy kể tên các cách bảo quản thức ăn trong các hình minh hoạ?
+ Gia đình các em thường sử dụng những cách nào để bảo quản thức ăn?
+ Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
*GV: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: Giữ thức ăn ở nhiệt độ thấp bằng cách cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối. 
HĐ2: Nguyên tắc của việc bảo quản thức ăn: 
- GV nêu vấn đề: Các loại thức ăn có chứa nhiều nước vàcác chất dinh dưỡng, đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển. Vì vậy, chúng dễ bị hư hỏng, ôi thiu, Vậy nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì?
III Thực hành 
+ Trong các cách bảo quản dưới đây, cách nào làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn?
a. Phơi khô, nướng, sấy. 
b. Ướp muối, ngâm nước mắm. 
c. Ướp lạnh. 
 Đóng hộp. 
e. Cô đặc với đường. 
 *GV: Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản, phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần giập, nát, úa,  sau đó rửa sạch và để ráo nước. Trước khi dùng để nấu nướng phải rửa sạch. Nếu cần phải ngâm cho bớt mặn (đối với loại ướp muối). 
IV.Vận dụng- Trải nghiệm
- GV phát phiếu học tập cá nhân
Điền vào bảng sau tên 3 đến 5 loại thức ăn và cách bảo quản ở gia đình em?
Tên thức ăn
Cách bảo quản
1

2

3

4

5

- Khi muốn sử dụng các loại thịt đã để trong ngăn đá, chúng ta phải làm như thế nào để hạn chế làm mất chất dinh dưỡng?

 Nhóm 2 - Lớp
- HS làm việ............................................................................
KHOA HỌC
Tiết 13: PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Hiểu tác hại của bệnh béo phì. 
 - Biết cách phòng bệnh béo phì:
 + Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
 + Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
 - KNS: HS có kĩ năng lựa chọn và kết hợp thức ăn một cách khoa học.
 - Góp phần phát triển các năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên con người...
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bài giảng điện tử
 - HS: SGK + VBT
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động
+ Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng?
+ Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng?
II. Khám phá
HĐ1: Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì: ( Làm việc theo nhóm) 
- GV phát phiếu học tập. Yêu cầu HS thảo luận nhóm và điền vào phiếu.
Đáp án: 
Câu 1- b; Câu 2- d; Câu 3- d; Câu 4- e. 
- GV kết luận: Một em bé có thể được xem là béo phì khi: 
+ Có cân nặng hơn mức bình thường so với chiều cao và tuổi là 20 %. 
+ Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm. 
+ Bị hụt hơi khi gắng sức. 
Tác hại của bệnh béo phì: 
+ Mất sự thoải mái trong cuộc sống. 
+ Người bị béo phì thường giảm hiệu suất lao động và sự lanh lợi: 
+ Người bị béo phì thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp cao, bị sỏi mật, bệnh tiểu đường. 
HĐ2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.: 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK 
+ Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
+ Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
+ Cách chữa bệnh béo phì như thế nào?
- GV kết luận 
III. Luyện tập – Thực hành
Bước 1: Thảo luận theo nhóm. GV phát phiếu (có ghi các tình huống)
+ Nhóm 1 - Tình huống 1: Em của Châu có dấu hiệu béo phì. Sau khi học xong bài này, nếu là Châu bạn sẽ về nhà nói gì với bố mẹ?
 + Nhóm 2 - Tình huống 2: Hoa cân nặng hơn những người bạn cùng tuổi và cùng chiều cao nhiều. Hoa muốn thay đổi thói quen ăn vặt và ăn uống đồ ngọt của mình. Nếu là Hoa bạn sẽ làm gì, nếu hằng ngày trong giờ ra chơi, các bạn mời Hoa ăn bánh ngọt và uống nước ngọt. 
- GV nhận xét tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. 
 * Kết luận: Chúng ta cần luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, vận động mọi người cùng tham gia tích cực tránh bệnh béo phì. 
 IV. Vận dụng - Trải nghiệm
- KNS: Muốn phòng chống bệnh béo phì các con cần làm gì?
- Dặn HS về nhà vận động mọi người trong gia đình luôn có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. .Dặn HS chuẩn bị bài sau.

+ Do không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt là thiếu chất đạm
+ Bệnh mù loà, bệnh còi xương, bệnh bướu cổ, 
+ HS nhận phiếu. HS thảo luận nhóm theo phiếu học tập. 
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả.. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS quan sát tranh trả lời.
- HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ. 
+ HS nhận phiếu. 
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả 
- Em sẽ cùng mẹ cho bé ăn uống ở mức độ hợp lí, điều độ và cùng bé đi bộ, tập thể dục. 
+ Em sẽ từ chối các bạn và nói để các bạn hiểu là em đang điều chỉnh lại cách ăn uống của mình 
- HS nhận xét, bổ sung. 
+ HS trả lời.
- Lắng nghe, ghi nhớ nhiệm vụ.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
........................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
Tiết 14: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ
A.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Kể tên một số bệnh lây lan qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị,
 - Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu.
 - Nêu cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá:
 - GDHS có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa và vận động mọi người cùng thực hiện.
 * BVMT: HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và mọi người.
- Góp phần phát triển các năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên con người...
B.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bài giảng điện tử
 - HS: SGK + VBT
C.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động
+ Em hãy nêu nguyên nhân và tác hại của béo phì 
+Em hãy nêu các cách để phòng tránh béo phì?
- GV nhận xét 
II. Khám phá
HĐ1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó cảm thấy như thế nào?
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần phải làm gì?
- GV kết luận
HĐ2: Nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 
+ GV cho HS thảo luận theo nhóm. 
- Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau;
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua ...m - Lớp
Kể chuyện theo tranh:
- Tiến hành thảo luận nhóm 6
- Mỗi nhóm sẽ kể 1 câu chuyện trước lớp:
+ Câu chuyện 1: gồm các tranh 1, 4, 8. 
+ Câu chuyện 2: gồm các tranh 6, 7, 9. +Câu chuyện 3: gồm các tranh 2, 3, 5. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- HS suy nghĩ trả lời. 
+ Cảm thấy mệt mỏi, 
+ Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện và chữa trị. 
- HS lắng nghe và ghi nhớ. 
- Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày. 
- Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: HS 1: Mẹ ơi, con bị ốm!
HS 2: Con thấy trong người thế nào?
HS 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm. 
HS 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống. 
+ Nhóm 2: Bắc nói: Mẹ ơi, con thấy mình bị sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao mẹ ạ. 
+ Nhóm 3: Mẹ ơi, con bị sâu răng rồi. Con đánh răng thấy chảy máu và hơi đau, buốt trong kẽ răng mẹ ạ. 
+ Nhóm 4: Gọi điện cho bố mẹ và nói em bị sốt cao, tay chân nóng, mồ hôi ra nhiều, em không chịu chơi và hay khóc. Hoặc sang nhờ bác hàng xóm giúp đỡ và nói: “Em cháu bị sốt, nó không chịu chơi, toàn thân nóng và ra nhiều mồ hôi.” 
- HS liên hệ
- Hãy nói về một số loại thuốc em phải dùng khi bị bệnh.
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
KHOA HỌC 
Tiết 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch o-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
- Có ý thức ăn uống hợp lí để nhanh khỏi bệnh; quan tâm, chăm sóc người bệnh
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bài giảng điện tử.
- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Một gói dung dịch ô- rê- dôn, một nắm gạo, một ít muối, cốc, bát và nước.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
I. Khởi động 
+ Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể khoẻ mạnh hoặc lúc bị bệnh ?
+ Khi bị bệnh cần phải làm gì ?
- GV nhận xét, khen/ động viên.
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét
+HS trả lời

II.Khám phá
HĐ1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh. 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 34, 35 /SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi: 
+ Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?
+ Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao?
+ Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
+ Đối người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
+ Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm HS. 
- Gọi 2 HS đọc mục Bạn cần biết. 
HĐ2: Thực hành pha dung dịch Ô- rê- dôn và chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối 
Bước 1: 
 - Yêu cầu HS xem kĩ hình minh hoạ trang 35 / SGK
- GV gọi 2 HS: một HS đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám và một HS đọc câu trả lời của bác sĩ. 
+ Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh cần ăn uống như thế nào ?
Bước 2: Tổ chức và hướng dẫn. 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị. 
- Yêu cầu HS thực hành:
+ Đối với nhóm pha dung dịch ô- rê- dôn, cần đọc kĩ hướng dẫn cách pha trên gói và làm theo hướng dẫn. 
+ Đối với nhóm chuẩn bị vật liệu nấu cháo muối thì quan sát chỉ dẫn ở hình 7 và làm theo hướng dẫn (không yêu cầu nấu cháo)
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- GV nhận xét, khen các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát. 
 * GV: Người bị tiêu chảy mất rất nhiều nước. Do vậy ngoài việc người bệnh vẫn ăn bình thường, đủ chất dinh dưỡng chúng ta cần cho họ uống thêm nước cháo muối và dung dịch ô- rê- dôn để chống mất nước. 
HĐ 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ. 
 - GV tiến hành cho HS thi đóng vai. 
 - Phát phiếu cho mỗi nhóm. 
 - Yêu cầu các nhóm cùng thảo luận tìm cách giải quyết, tập vai diễn và diễn trong nhóm. HS nào cũng được thử vai. 
 - GV gọi các nhóm lên thi diễn. 
 - GV nhận xét khen cho nhóm diễn tốt nhất. 
IV. Vận dụng –Trải nghiệm

Nhóm 4 - Lớp 
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi. 
- TBHT điều hành hoạt động báo cáo.
+ Thức ăn có chứa nhiều chất như: Thịt, cá, trvận, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành. 
+Thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá,nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn. 
+ Ta nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày. 
+ Tuyệt đối phải cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. 
+ HS trả lời 
- 2 HS đọc. 
- HS lắng nghe. 
Nhóm – Lớp
- 2 HS thực hành theo hướng dẫn của GV
+ Phải cho chấu uống dung dịch ô- rê- dôn hoặc nước ch...Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I. Khởi động:
- Hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng chống tai nạn đuối nước ?
- GV nhận xét 
II. Khám phá:
* Hoạt động 1:Thảo luận về vai trò của con người với sức khỏe
- GV chia lớp làm 4 nhóm : Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm và trình bày 
- 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận:
 + Nhóm 1:Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
 - Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất 
- Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?
+ Nhóm 2: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
 - Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?
- Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?...
+ Nhóm 3: Cách phòng tránh một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?
- Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?
+ Nhóm 4: Phòng tránh tai nạn sông nước.
- Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước?
- Trước và sau khi bơi hoặc tập bơi cần chú ý điều gì ?
- Tổ chức cho HS trao đổi cả lớp.
- GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.
* Hoạt động 2: trò chơi ai chọn thức ăn hợp lý
 - GV cho hs tiến hành hoạt động trong nhóm. sử dụng những mô hình đã mang đến lớp để lựa chọn một bữa ăn hợp lý và giải thích tại sao mình lại lựa chọn như vậy.
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp.
- Gọi HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý.- SGK
III. Vận dụng - Trải nghiệm:
 - YC hs nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá .
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng.
 - Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.
- 2 hs lên bảng trả lời 
- HS nhận xét
- Các nhóm thảo luận, sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
- HS lớp nhận xét
- 2 HS đọc
- HS nêu.
- Lắng nghe, ghi nhớ nhiệm vụ.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC 
Tiết 19 : ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (tiếp)
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
 - Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
 - Biết cách chọn chế độ dinh dưỡng hợp lí.
 - Có ý thức chăm sóc sức khoẻ, phòng tránh tai nạn, thương tích
 - NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bài giảng điện tử
- HS: phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Khởi động
+ Vì sao chúng ta không chơi đùa gần bờ, hồ, ao, sông, suối?
+ Khi đi tắm biển, để tránh bị tai nạn đuối nước em phải làm gì? (có người lớn đi cùng, và phải dùng phao để tắm)
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài
 II. Thực hành
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 * Cách tiến hành:
- Y/C HS trao đổi nhóm đôi rồi trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu nguyên nhân gây nên bệnh béo phì?
+ Tác hại của bệnh béo phì?
+ Cách phòng tránh bệnh béo phì?
+ Nêu các bệnh lây qua đường tiêu hoá ?
- GV nhận xét,kết luận
Hoạt động 2 :Trò chơi đoán chữ
* Cách tiến hành:
- Cho HS thi trả lời theo hình thức “Hái hoa dân chủ”
- HS bốc phiếu có ghi sẵn câu hỏi ôn tập.
- Nếu thiếu chất này con người sẽ bị bệnh suy dinh dưỡng?
- Nếu ăn quá nhiều hoạt động quá ít sẽ bị bệnh này?
- Là một loại chất thải do thận lọc và thải ra ngoài?
- Tránh không ăn những thức ăn không phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ?
- Đối tượng dễ mắc tai nạn sông nước?
- Chất không tham gia trực tiệp vào việc cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng thiếu chúng cơ thể sẽ bị bệnh?
- Trạng thái cơ thể cảm thấy thoải mái dễ chịu?
- Các bệnh tiêu chảy ,tả ,lị thường lây qua đường này?
Hoạt động 3: Thực hành
* MT: HS hiểu và ghi lại được 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí
* Cách tiến hành:
- Gọi hs đọc y/c phần thực hành trang 40- SGK
- Y/C hs đọc 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí
- Cho hs thực hành ghi nội dung 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí và trang trí
- Gọi hs trình bày sản phẩm
- GV nhận xét – Tuyên dương
III.Vận dụng –Trải nghiệm
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Về nói với người thân nội dung 10 lời khuyên về dinh dưỡng hợp lí 
+Treo bảng đó vào chỗ thuận tiện dễ đọc
+ Xem trước bài : Nước có những tính chất gì?

- 3 HS trả lời
- HS nhận xét
- HS ghi đầu bài
- HS trao đổi nhóm đôi rồi trả lời
- HS nhận xét - Bổ sung
- Chất đạm
Béo phì
- Nước tiểu
- Ăn kiêng
Trẻ em
- Vi-ta- min
- Khoẻ
- Đường tiêu hoá
- 1 HS đọc
- 2...a nước trong tự nhiên và sự tạo thành tuyết.
- Góp phần phát triển các năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi khám phá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên con người...
 - HS thêm yêu thích môn học. HS có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước tự nhiên xung quanh mình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bài giảng điện tử
- HS: SGK + VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động:
- Em hãy cho biết nước tồn tại ở những thể nào? Ở mỗi dạng tồn tại nước có tính chất gì?
 - GV nhận xét – đánh giá. 
II. Khám phá:
HĐ1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên. 
Bước 1: GV tổ chức và hướng dẫn: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp. Từng HS nghiên cứu câu chuyện” Cuộc phiêu lưu của giọt nước” (trang 46,47) sau đó nhìn vào hình vẽ kể lại với bạn bên cạnh
Bước 2: Làm việc cá nhân
Bước 3: Làm việc theo cặp
Bước 4: Làm việc cả lớp: 
- Mây được hình thành như thế nào?
- Nước mưa từ đâu ra? 
* Mưa tuyết: ở những vùng lạnh dưới 00C, có những đám mây đen mọng nước khi rơi xuống gặp không khí lạnh dưới 00C nên thành những tinh thể băng (tuyết)
* Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. 
- Em hãy phát biểu vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên?
Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là ai?” 
 - GV chia lớp thành 5 nhóm đặt tên là: Nước, Hơi nước, Mây trắng, Mây đen, Giọt mưa, 
 - Yêu cầu các nhóm vẽ hình dạng của nhóm mình sau đó giới thiệu về mình với các tiêu chí sau: 
1) Tên mình là gì?
2) Mình ở thể nào?
3) Mình ở đâu?
4) Điều kiện nào mình biến thành người khác?
 - GV gọi các nhóm trình bày, sau đó nhận xét từng nhóm. 
III. Vận dụng - Trải nghiệm:
- Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
- GD HS ý thức bảo vệ môi trường.
- Nhận xét tiết học. HS học bài và Chuẩn bị bài “ Sơ đồ”. 

- Nước tồn tại ở ba thể,. . . 
- Nhận xét, bổ sung. 
- HS quan sát hình vẽ, đọc chú thích và tự trả lời 2 câu hỏi SGK. Tự vẽ minh hoạ và kể lại với bạn
- Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc. 
* HS trả lời câu hỏi. 
- Nước ở sông, hồ, biển bay hơi vào không khí. Càng lên cao, gặp không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti. Nhiều hạt nước nhỏ đó kết hợp với nhau tạo thành mây. 
- Các đám mây được bay lên cao hơn nhờ gió. Càng lên cao càng lạnh. Các hạt nước nhỏ kết hợp thành những giọt nước lớn hơn, trĩu nặng và rơi xuống tạo thành mưa. 
- Khi hạt nước trĩu nặng rơi xuống gặp nhiệt độ thấp dưới 00C hạt nước sẽ thành tuyết. 
*HS đọc ghi nhớ. SGK. 
- Hiện tượng nước biến đổi thành hơi nước rồi thành mây, mưa. Hiện tượng đó luôn lặp đi lặp lại tạo ra vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
- Vẽ và chuẩn bị lời thoại. Trình bày trước nhóm để tham khảo, nhận xét, tìm được lời giới thiệu hay nhất. 
- Nhóm cử đại diện trình bày hình vẽ và lời giới thiệu. 
1) Nhóm Giọt nước: Tôi là nước ở sông (biển, hồ). Tôi là thể lỏng nhưng khi gặp nhiệt độ cao tôi thấy mình nhẹ bỗng và bay lên cao vào không khí. Ở trên cao tôi không còn là giọt nước mà là hơi nước. 
... 
- HS phát biểu.
- Lắng nghe, ghi nhớ nhiệm vụ.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------
KHOA HỌC 
TIẾT 23: SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Hoàn thành và mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. 
- Biết cách sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm TNTN..
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
 *BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: :+ Bài giảng điện tử
 + Các tấm thẻ ghi:
	 Hơi nước Mưa Mây 
 - HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC giấy A4, bút màu.
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
I, Khởi động 
+ Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
+ Hơi nước bay lên cao, gặp lạnh. . . 

II. Khám phá: 
Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: 
- Yêu cầu HS quan sát hình 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 
1) Những hình nào được vẽ trong sơ đồ?
2) Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì?
 3) Hãy mô tả lại hiện tượng đó?
- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn, 
* GV: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ, tạo thành những đám mây trắng. Các giọt nước ở trong đám mây rơi xuống đẫt, tạo thành mưa. . . . 
Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. 
- GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. 
- GV giúp đỡ các em gặp khó khăn. 
- Gọi HS lên trình bày. 
- GV nhận xét, khen các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay...........................................................................................
KHOA HỌC 
Tiết 25: NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
 + Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ con người.
 + Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
 + Làm thí nghiệm để xác định được nước sạch và nước bị ô nhiễm
- Biết cách sử dụng nước hợp lí, tiết kiệm TNTN..
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
 * KNS: - Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
 - Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm
 - Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường
 * BVMT: Ô nhiễm không khí, nguồn nước
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Kính hiển vi, kính lúp theo nhóm (nếu có)
 + Mẫu bảng tiêu chuẩn đánh giá (phô- tô theo nhóm). 
- HS: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC theo nhóm:
+ Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đã dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy.
+ Hai vỏ chai.
 + Hai phễu lọc nước; 2 miếng bông.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt đông của giáo viên
Hoạt đông của của học sinh
I. Khởi động 
+ Em hãy nêu vai trò của nước đối với đời sống của người, động vật, thực vật?
+ Nước có vai trò gì trong sản xuất nông 
nghiệp? Lấy ví dụ. 
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới.
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
+ Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể. . . 
+ Nước được sủ sụng để tưới tiêu trong nông nghiệp. . . 

II. Khám phá
HĐ1: Tìm hiểu một số đặc điểm của nước trong tự nhiên: 
- Đề nghị các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của nhóm mình. 
- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát và thực hành. 
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
+ Qua thí nghiệm chvận tỏ nước sông hay hồ, ao hoặc nước đã sử dụng thường bẩn, có nhiều tạp chất như cát, đất, bụi,  nhưng ở sông, (hồ, ao) còn có những thực vật hoặc sinh vật nào sống?
GV: Đó là những thực vật, sinh vật mà bằng mắt thường chúng ta nhìn thấy, còn có những sinh vật mà mắt thường không thể nhìn thấy. Với kính lúp chúng ta sẽ biết được những điều lạ ở nước sông, hồ, ao. 
- Yêu cầu 3 HS quan sát nước ao, (hồ, sông) qua kính hiển vi. 
- Yêu cầu từng em đưa ra những gì em nhìn thấy trong nước đó. 
HĐ2: Tiêu chuẩn đánh giá nước bị ô nhiễm và nước sạch: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
Phiếu có kết quả đúng là: 
Tiêu chuẩn
Nước bị ô nhiễm
Nước sạch
1. Màu
Có màu, vẩn đục
Không màu, trong suốt
2. Vị

Không vị
3. Mùi
Có mùi hôi

4. Vi sinh vật
Nhiều quá mức cho phép
Không có hoặc ít không đủ gây hại
5. Các chất hoà tan
Chứa các chất hoà tan có hại cho SK
Không có hoặc co ù. . . 
III. Vận dụng – Trải nghiệm
+ Cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?
+ Nguồn nước ô nhiễm có ảnh hưởng tới không khí không?
Nhóm 4- Lớp
- Báo cáo kết quả chuẩn bị
+ HS đọc nội dung SGK. (T52)
- HS làm việc theo nhóm – Chia sẻ kết quả trước lớp:
+ Miếng bông lọc chai nước mưa (máy, giếng) sạch không có màu hay mùi lạ vì nước này sạch. 
+ Miếng bông lọc chai nước sông (hồ, ao) hay nước đã sử dụng có màu vàng, có nhiều đất, bụi, chất bẩn nhỏ đọng lại vì nước này bẩn, bị ô nhiễm. 
+ Những thực vật, sinh vật em nhìn thấy sống ở ao, (hồ, sông) là: Cá, tôm, cua, ốc, rong, rêu, bọ gậy, cung quăng, 
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát, đưa ra ý kiến. 
Nhóm 4- Lớp
- HS nhận phiếu và thảo luận theo nhóm. 
Phiếu học tập.
Tiêu chuẩn
Nước bị ô nhiễm
Nươc sạch
1. Màu


2. Vị


3. Mùi


4. Vi sinh vật


5. Các chất hoà tan



- HS sửa chữa phiếu. 
+ HS nêu
- Vẽ và trưng bày tranh về ô nhiễm nguồn nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước.
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC 
Tiết 26: NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước:
- Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người: lan truyền nhiều bệnh, 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
 + Xác định được các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
 * KNS: - Tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
 - Trình bày thông tin về nguyên nhân làm nguồn nước bị ô nhiễm
 - Bình luận, đánh giá về các hành động gây ô nhiễm môi trường
 * BVMT: Ô nhiễm nguồn nước
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Bài giảng điện tử
- HS: SGK, 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
I. Khởi động 
+ Thế nào là nước sạch?
+ Thế nào là nước bị ô nhiễm?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét
+ HS nêu
II. Khám phá
HĐ1. Tìm hi...đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa?Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
+ Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì?
IV: Vận dụng- Trải nghiệm
+ Nêu cách cách đề bảo vệ nguồn nước?

Cá nhân- Lớp
**Những cách làm sạch nước là: 
+ Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc. Dùng bình lọc nước......
+ Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh cho con người. 
- HS lắng nghe. 
Nhóm 4 - Lớp
- HS đọc nội dung SGK 
- HS thực hành theo hướng dẫn SGK. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
+ Nước trước khi lọc có màu đục,,.. Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất. 
+ Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. 
+ Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần phải có than bột, cát hay sỏi. 
+ Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước. 
+ Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước. 
- HS lắng nghe. 
Nhóm 2 – Lớp
- HS quan sát tranh SGK, nêu quy trình sản xuất nước sạch
- HS quan sát, lắng nghe. 
Cá nhân – Lớp
+ Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. 
+ HSTL.
- HS nêu
- Tìm hiểu về cách lọc nước giếng khoan ở một số hộ gia đình.
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC 
TIẾT 28: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: 
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,...
- Thực hiện được các biện pháp bảo vệ nguồn nước tại gia đình, địa phương
* ĐCND: Không yêu cầu tất cả học sinh vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm
- Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
 * KNS:
 -Bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
 -Trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
 * BVMT:
 - Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: BGĐT 
 - HS: SGK, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC giấy, bút màu. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
HĐ CỦA GV
I. Khởi động 
+ Dùng sơ đồ mô tả dây chuyển sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy. 
+ Tại sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống?
- GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
HĐ CỦA HS
- TBHT điều hành HS trả lời và nhận xét
+ Nước từ trạm bơm đợt 1 đi vào dàn khử sắt, bể lắng=>bể lọc=>sát trùng=>bể chứa=>trạm bơm đợt 2 cung cấp nước cho các hộ gia đình.
+ Vì đun sôi nước giúp diệt sạch những vi khuẩn có hại

II. Khám phá
HĐ1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước. 
- Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ? Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao?
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. 
- Chốt lại các việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu 2 HS đọc mục Bạn cần biết
HĐ2: Cuộc thi “Đội tuyên truyền giỏi: 
- GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm
- GV hướng dẫn, động viên, khuyến khích những em có khả năng vẽ tranh, triển lãm mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. 
- GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo HS nào cũng được tham gia. 
- GV nhận xét 
III. Vận dụng- Trải nghiệm
- Liên hệ: Tại địa phương và gia đình em đã có những biện pháp nào để bảo vệ nguồn nước?

 Nhóm 4 - Lớp 
 - SH quan sát các hình vẽ trong SGK, thảo luận và chia sẻ trước lớp:
+ Hình 1: Vẽ biển cấm đục phá ống nước. Việc làm đó nên làm, vì để tránh lãng phí nước và tránh đất, cát, bụi hay các tạp chất khác lẫn vào nước sạch gây ô nhiễm nguồn nước. 
+ Hình 2: Vẽ 2 người đổ rác thải, chất bẩn xuống ao. Việc làm đó không nên vì làm như vậy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, động vật sống ở đó. 
+ Hình 3: Vẽ một sọt đựng rác thải. Việc làm đó nên làm, vì nếu rác thải vứt bỏ không đúng nơi quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường, chất không sử dụng hết sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nước ngầm và nguồn nước. 
+ Hình 4: Vẽ sơ đồ nhà tiêu tự hoại. Việc làm đó nên làm, vì như vậy sẽ ngăn không cho chất thải ngấm xuống đất gây ô nhiễm mạch nước ngầm. 
+ Hình 5: Vẽ một gia đình đang làm vệ sinh xung quanh giếng nước. Việc làm đó nên làm, vì làm như vậy không để rác thải hay chất bẩn ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước. 
+ Hình 6: Vẽ các cô chú công nhân đang xây dựng hệ thống thoát nước thải. Việc làm đó nên làm, vì trong nước thải có rất nhiều chất độc và vi khuẩn, gây hại nếu chúng chảy ra ngoài sẽ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước. 
- 2 HS đọc
Nhóm 6 - Lớp
- HS thực hành vẽ tranh cổ động: 
- Thảo luận tìm đề tài. 
- Vẽ tranh. 
- 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_4_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc_vat_lai.docx