Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024

Tiết 3: TỰ HÀO THỂ HIỆN KHẢ NĂNG CỦA BẢN THÂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Năng lực đặc thù:

- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.

- HS chia sẻ cảm xúc sau khi trao đổi cùng người thân.

- HS thể hiện được khả năng của bản thân, tự tin trước việc mình làm tốt, từ đó tự hào về khả năng của mình

* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.

* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: máy tính, ti vi.

- HS: trang phục hoặc dụng cụ để thể hiện khả năng của bản thân

docx 153 trang Cô Giang 22/10/2024 180
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 4 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
TUẦN 1
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: EM TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS hiểu được ai cũng có những đặc điểm riêng và cách phát hiện đặc điểm riêng đó.
- HS giới thiệu được những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi, giai điệu bài hát “Chicken dance”
- HS: giấy A4, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động theo nhịp video bài hát “Chicken dance”.

- HS thực hiện.
- GV gọi HS chia sẻ cảm xúc sau khi nhảy theo hịp bài hát.
- 3-4 HS chia sẻ.
- GV tổng kết phần chia sẻ của HS, giới thiệu – ghi bài.

2. Khám phá chủ đề: Trò chơi “Xin chào”

- GV hướng dẫn cách chơi: HS quan sát cả lớp, nhớ lại đặc điểm độc đáo của các bạn và lựa chọn các đặc điểm riêng nhưng có chung ở nhiều bạn trong lớp để nói lời chào (VD: cùng tóc dài, cùng tóc xoăn, cùng đeo kính, cùng giỏi Toán, cùng thích đọc sách, cùng khéo tay,...).
- HS lắng nghe 
- GV làm mẫu, chọn một đặc điểm để nói lời chào: “Tôi xin chào các bạn có mái tóc xoăn!”
- Những HS có mái tóc xoăn sẽ đứng lên, cùng nói “Xin chào”
- GV chọn một bạn làm quản trò dựa trên tinh thần xung phong. 
- Quản trò dẫn dắt trò chơi 
- Cả lớp cùng chơi 2 – 3 lượt với 2 – 3 quản trò khác nhau. 
- GV mời HS chia sẻ cảm xúc sau khi chơi.
- HS chia sẻ
- GV kết luận: Mỗi người đều có những đặc điểm riêng giúp ta nhớ được người ấy lâu hơn.
- HS lắng nghe
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Làm bông hoa “Tự hào”

- GV hướng dẫn HS tạo hình bông hoa 5 cánh bằng bìa và xác định những đặc điểm đáng tự hào của các em theo từng khía cạnh: vẻ ngoài, sở thích, khả năng, tính cách, điều khác biệt. Mỗi khía cạnh được viết vào một cánh hoa.
- HS sử dụng giấy A4 và bút màu để tạo hình bông hoa theo hướng dẫn.
- HS hoàn thiện bông hoa “tự hào” của mình và chia sẻ theo nhóm những đặc điểm được viết trên cánh hoa và lí do tự hào về những đặc điểm đó.
- HS chia sẻ theo nhóm 4
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận: Mỗi người chúng ta đều có những đặc điểm đáng tự hào riêng. Chúng ta nên thường xuyên tự đánh giá, nhận biết đặc điểm đó để phát huy.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
4. Cam kết hành động:

- GV hướng dẫn HS về nhà trò chuyện với người thân: đề nghị người thân quan sát và nêu những điểm đáng yêu của mỗi thành viên trong gia đình. 
- HS lắng nghe thực hiện
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
______________________________________
Sinh hoạt lớp
Tiết 3: TỰ HÀO THỂ HIỆN KHẢ NĂNG CỦA BẢN THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
- HS chia sẻ cảm xúc sau khi trao đổi cùng người thân.
- HS thể hiện được khả năng của bản thân, tự tin trước việc mình làm tốt, từ đó tự hào về khả năng của mình
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: trang phục hoặc dụng cụ để thể hiện khả năng của bản thân
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.
*Nhận xét ưu điểm và tồn tại:
*Dự kiến các hoạt động tuần sau:
- HS chia sẻ trước lớp
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: 

- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả trao đổi cùng người thân về đặc điểm của em (về những đặc điểm đáng yêu, đáng tự hào của em; cảm xúc của em và người thân)
- HS chia sẻ theo cặp về kết quả trò chuyện với người thân trong gia đình.
- Kết luận: Chúng ta tự tin hơn khi chia sẻ được với người thân, bạn bè về những đặc điểm đáng tự hào của bản thân

3. Hoạt động nhóm: Thể hiện khả năng của bản thân

- GV yêu cầu mỗi HS lựa chọn một khả năng của bản thân (vẽ, hát, kịch, võ thuật, chơi đàn, múa, hùng biện,...) và chuẩn bị cho tiết mục thể hiện khả năng của mình.
- HS chuẩn bị
- GV mời một số HS lên thể hiện khả năng của mình trước lớp. 
- HS thực hiện. 
- Các bạn trong lớp thực hiện những hành động khen ngợi, động viên, cổ vũ bạn (vỗ tay, giơ ngón tay cái...) và nêu cảm nghĩ về khả năng của bạn.
- GV phỏng vấn HS về cảm xúc của các em khi thể hiện khả năng của bản thân. 
- HS chia sẻ
- GV kết luận: Chúng ta cần tự hào về những khả năng của bản thân và tự tin thể hiện khả năng
- HS lắng nghe
4. Cam kết hành động:

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và trao đổi với thân về những việc cần làm để phát huy những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.
- HS lắng nghe thực hiện
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
TUẦN 2
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: NHỮNG VIỆC LÀM ĐÁNG TỰ HÀO CỦA EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS xác định và giới thiệu được những việc làm đáng tự hào của bản thân.
- HS biết đề xuất những việc cần làm để phát huy niềm tự hào của bản thâ...HS quan sát ví dụ.
- HS thực hiện.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và chia sẻ: Em hãy chia sẻ với bạn về dự kiến để phát huy niềm tự hào cảu bản thân.
- GV mời 4 – 5 nhóm lên bảng trình bày.

- HS trình bày:
Gợi ý:

- GV nhận xét, góp ý, bổ sung (nếu có).
- GV kết luận: Để bản thân ngày càng tốt hơn, đáng yêu hơn trong mắt mọi người, chúng ta cần không ngừng phát huy niềm tự hào của bản thân bằng những việc làm phù hợp.

- HS lắng nghe, ghi nhớ
4. Cam kết hành động:

- GV nhắc nhở HS:
+ Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay.
+ Thực hiện dự định để phát huy niềm tự hào của bản thân, ghi lại kết quả, cảm xúc khi thực hiện và chia sẻ trong tiết Sinh hoạt lớp.
- HS lắng nghe thực hiện
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
______________________________________
Sinh hoạt lớp
Tiết 3: NIỀM TỰ HÀO TRONG TIM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
- HS phản hồi lại kết quả thực hiện những việc làm đáng tự hào của bản thân.
- HS được củng cố sâu sắc hơn về những đặc điểm và việc làm đáng tự hào của bản thân.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.
*Nhận xét ưu điểm và tồn tại:
*Dự kiến các hoạt động tuần sau:
- HS chia sẻ trước lớp
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ kết quả thực hiện những việc làm đáng tự hào của em và nêu cảm nghĩ của em về những chia sẻ của bạn.
- GV mời 2 – 3 HS nêu cảm nghĩ của bạn. Các bạn khác lắng nghe và nhận xét phần chia sẻ của bạn.
- HS hoạt động theo cặp và chia sẻ.
- HS chia sẻ trước lớp.

- GV góp ý, nhận xét và đánh giá.
- GV khen những HS đã thực hiện tốt và động viên các bạn khác cần cố gắng hơn để bản thân ngày càng trở nên đáng yêu, đáng tự hào.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS vỗ tay tuyên dương.

3. Hoạt động nhóm: Chơi trò chơi “Tôi tự hào”

- GV cho HS ra sân trường chơi trò chơi và hướng dẫn cách chơi: Các thành viên trong nhóm đứng thành vòng tròn. Quản trò đứng giữa, lần lượt tung bóng cho các thành viên. Mỗi thành viên khi bắt được bóng sẽ chia sẻ về một đặc điểm hoặc một việc làm đáng tự hào của bản thân.
- GV tổ chức cho HS chơi thử 1, 2 lần để hiểu rõ cách chơi.
- HS lắng nghe cách chơi.
- HS chơi thử.

- GV cho HS chơi trong vòng 10 phút.

- HS chơi trò chơi
- Sau khi chơi xong, GV đặt câu hỏi:
+ Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?
+ Trò chơi giúp em nhận ra điều gì?
- GV gọi 3 – 4 HS trả lời câu hỏi.
- GV đánh giá, nhận xét và kết luận: Chúng ta cần tự hào về bản thân và tự tin chia sẻ niềm tự hào đó với mọi người.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và chuẩn bị.
4. Cam kết hành động:

- GV nhắc nhở HS về nhà tiếp tục thực hiện những việc làm đáng tự hào của mình.
- HS lắng nghe thực hiện
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
TUẦN 3
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: KHẢ NĂNG ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS xác định được khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- HS biết cách hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh, cân bằng.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi, nhạc thiền.
- HS: giấy A4, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: Trò chơi: Gọi tên cảm xúc

- GV hướng dẫn HS cách chơi:
- HS thực hiện.
+ HS làm việc theo nhóm 4: Ghi cảm xúc tích cực (vui vẻ, hạnh phục...), cảm xúc tiêu cực (buồn, thất vọng...) vào giấy.

+ HS tập hợp giấy ghi cảm xúc của các nhóm. Sau đó GV mời 1HS lên bốc thăm và thể hiện cảm xúc ghi trong giấy (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...). 

+ HS dưới lớp quan sát và gọi tên cảm xúc. Ai gọi đúng tên sẽ được lên bốc thăm thể hiện tiếp.


- HS chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.

+ Em rút ra được điều gì qua trò chơi?
- HS nêu.
- GV kết luận, giới thiệu bài: Con người có nhiều cảm xúc khác nhau. Có những cảm xúc tích cực mang lại cảm giác vui vẻ, sung sướng, tự hào, hạnh phúc.... Ngược lại có những cảm xúc tiêu cực gây ra cảm giác buồn rầu, tức giận, lo lắng, thất vọng, chán nản...Vậy làm thế nào để điều chỉnh cảm xúc chúng ta cùng tìm hiểu qua bài hôm nay....
- HS lắng nghe
2. Khám phá chủ đề: Tìm hiểu về khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: 
+ Chia sẻ với các bạn về một tình huống khiến mình đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
+ Những cách điều chỉnh cảm xúc tích cực, tiêu cực trong các tình huống đã nêu.
- HS thực hiện. 
- GV mời các nhóm chia sẻ.
- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm...ên dương HS.

+ Theo em, trong các tình huống xay ra từ cuộc sống, chúng ta có những suy nghĩ tích cực sẽ mang lại lợi ích gì?
- HS nêu.
- GV kết luận, giới thiệu bài: Trong cùng một tình huống có thể nảy sinh những cách suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực.Hướng suy nghĩ tích cực sẽ giúp chúng ta có được cảm xúc tốt đẹp, vượ qua cảm xúc tiêu cực, từ đó điều chỉnh được cảm xúc của mình.bài học hôm nay sẽ giúp các em có được điều đó.
- HS lắng nghe
2. Khám phá chủ đề: Thảo luận về cách suy nghĩ tích cực.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: 
+ Làm thế nào để suy nghĩ tích cực?
- HS thực hiện. 
- GV mời các nhóm chia sẻ.
- Đại diện các nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV kết luận: Để có được suy nghĩ tích cực, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân xảy ra sự việc một cách khách quan, đặt mình vào địa vị người khác để hiểu và thông cảm với họ, nhìn nhận sự việc một cách lạc quan, tích cực.
- HS lắng nghe.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Sắm vai thực hành suy nghĩ tích cực

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 hai tình huống SGK/13 đưa ra cách điều chỉnh suy nghĩ theo hướng tích cực qua hoạt động sắm vai.
- HS thực hiện.

- Từng nhóm sắm vai trước lớp.

- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét cách thể hiện suy nghĩ tích cực trong mỗi tình huống.
GV kết luận: 
- TH1: Tâm nên suy nghĩ một cách tích cực vì em trai Tâm còn nhỏ, còn vụng về nên chưa biết cách giữ gì đồ chơi. Việc Tâm quát em là sai nên bà phải nhắc nhở. Đó không phải là bà thiên vị em.
-> Với suy nghĩ như vậy, Tâm sẽ không dỗi bà; đồng thời sẽ nhắc nhở và hướng dẫn em biết cách giữ gìn đồ chơi.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
- TH2: Huy cần hiểu việc mình làm trong giờ GDTC là sai, bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở. Huy nên nghĩ cách sử chữa khuyết điểm chứ không nên nghĩ đến việc ghét bạn lớp trưởng. Vì bạn ấy có phản ánh tình hình của lớp cho cô giáo chủ nhiệm thì cũng đúng với phận sự, trách nhiệm của lớp trưởng.
-> Với suy nghĩ tích cực như vậy, Huy sẽ thành khẩn nhận và sửa chữa khuyết điểm thay vì ghét bạn lớp trưởng.

4. Cam kết hành động

- GV hướng dẫn HS về chia sẻ với người thân về cách suy nghĩ tích cực.
- Rèn luyện cách suy nghĩ lạc quan, tích cực trong các tình huống của cuộc sống và ghi lại kết quả, cảm xúc của em.
- HS lắng nghe thực hiện.
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)
______________________________________
Sinh hoạt lớp
Tiết 3: NGHĨ TÍCH CỰC, SỐNG VUI TƯƠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù
- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
- HS phản hồi được kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động tổng kết tuần
- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.
* Nhận xét ưu điểm và tồn tại:
* Dự kiến các hoạt động tuần sau:
- HS chia sẻ trước lớp.
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm

- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm 4 kết quả rèn luyện suy nghĩ tích cực theo các gợi ý:
- HS chia sẻ trong nhóm đôi.
+ Em đã vượt qua cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ tích cực hơn trong những tình huống nào?

+ Em đã suy nghĩ tích cực như thế nào trong các tình huống?

+ Em đã thể hiện suy nghĩ ấy qua lời nói, hành động như thế nào?

+ Cảm xúc của em khi đó ra sao?

- GV yêu cầu 1 số HS chia sẻ trước lớp.
- HS thực hiện.

- HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Theo em suy nghĩ tích cực mang lại lợi ích gì?

- Kết luận: Rèn luyện suy nghĩ tích cực trong các tình huống thực tế rất quan trọng, giúp chúng ta có được cảm xúc, hành vi và việc làm phù hợp.Chính vì vậy mỗi chúng ta hãy quyết tâm tiếp tục rèn luyện suy nghĩ ích cực trong tương lai.
- HS lắng nghe.
3. Cam kết hành động

- GV yêu cầu HS:
- Tiếp tục rèn luyện khả năng điều chỉnh suy nghĩ và cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực.
- HS lắng nghe thực hiện.
4. Đánh giá sau chủ đề Nhận diện bản thân

- GV hướng dẫn HS tự đánh giá theo các tiêu chí:
- HS đọc các tiêu.
+ Xác định và giới thiệu những đặc điểm đáng tự hào của bản thân.

+ Xác định và giới thiệu những việc làm đáng tự hào của bản thân.

+ Xác định khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản.

+ Xác định khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.


- HS tự đánh giá ở 3 mức độ vào vở: Chưa hoàn thành; Hoàn thành; Hoàn thành tốt.
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ)
Tuần 5
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 14
NẾP SỐNG VÀ TƯ DUY KHOA HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực:
- Học sinh nêu được đầy đủ các công việc thường làm trong một ngày; phân loại các dạng việc và tìm thời gian phù hợp cho mỗi công việc.
- Học sinh biết sắp xếp thời gian biểu trong một tuần với đầy đủ các nhóm công việc và thời gian thức hiện hợp lí.
- Học sinh biết xây dựng thời gian biểu để đảm bảo nền nếp sinh hoạt.
- Phát tr.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 6 
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 17
KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ TÌM HIỂU THÔNG TIN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực:
- Học sinh biết sử dụng các câu hỏi 5W1H để khai thác và tổ chức quản lí thông tin về sự vật, hiện tượng đang tìm hiểu.
- Học sinh biết cách thiết kế và sử dụng sơ đồ tư duy như công cụ tìm hiểu và công cụ hỗ trợ khi trình bày, qua đó thể hiện rõ các ý trong kết quả tư duy.
- Học sinh biết mô hình hóa những thông tin về sự vật, sự kiện, hiện tượng; biết lựa chọn thông tin quan trọng, phân loại thông tin để xây dựng sơ đồ tư duy- giúp nhớ, hiểu và thực hiện tư duy tốt hơn
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học;giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
- Trong lớp học, bàn ghế kê thành dãy.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG
- Các tấm bìa, phấn, bút
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV tổ chức trò chơi Đố vui
+ GV đưa ra một số câu hỏi để HS cùng dự đoán về sự vật, hiện tượng
- GV tổ chức cho học sinh đưa ra những câu đố đã sưu tầm được
- GV dẫn dắt vào nội dung chủ đề

- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình
- HS đưa ra câu đố đã sưu tầm, HS khác trả lời
2. Khám phá chủ đề

- GV tổ chưc trò chơi: Động não, luyện trí
+ GV chia HS thành các nhóm 
+ GV tổ chức cho HS đoán biết đồ vật
Gợi ý: Tấm bảng
+ Đồ vật đố được làm bằng gì?
+ Ai có thể sử dụng đồ vật đó?
+ Đồ vật đó được sử dụng vào những lúc nào?
+ Đồ vật đó được đặt ở đâu?
+ Đồ vật đó được sử dụng như thế nào?

- Mỗi thành viên trong nhóm quan sát các đồ vật trong lớp và chọn một đồ vật để ghi nhớ vào tấm bìa của mình, úp xuống để giữ bí mật
- Mỗi thành viên trong nhóm lần lượt rút một tấm bìa, trả lời câu hỏi tìm hiểu về thông tin của các thành viên khác để các thành viên đó doán được đồ vật được ghi trên tấm bìa
- GV tổ chưc cho HS đánh giá trò chơi
- Các thành viên tổng kết số câu hỏi đã dùng để khám phá từng đồ vật: Người nào đặt ít câu hỏi mà nhận được nhiều thông tin, đoán đúng đồ vật là người người chiến thắng cuộc chơi.
- GV cùng HS kết luận: 
? Các câu hỏi 5W1H được dùng khi nào?
Gợi ý: 5W1H được sử dụng khi đặt câu hỏi tìm hiểu về con người, sự vật hiện tượng. Chúng ta có thể dùng câu hỏi để hỏi người khác, những cũng có thể tự đạt câu hỏi cho mình để từ đó phán đoán, tìm hiểu thông tin.

- HS trả lời theo hiểu biết của bản thân
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề

- GV đề nghị mỗi nhóm lựa chọn một đồ vật để vẽ sơ đồ tư duy trình bày những thông tin đã tìm hiểu được qua trò chơi “Động não, luyện trí” 
- GV hướng dẫn HS mô hình hóa bằng sơ đồ tư duy: Tên đồ vật ở giữa, các đường nhánh chính, nhánh phụ thể hiện sự phân loai.
- GV hướng dẫn HS điền thông tin bằng cách vẽ, trang trí, dùng nhiều mầu sắc đề thông tin được ghi nhớ ngắn gọn bằng hình ảnh, dế ăn sâu vào trí não. 
- GV cho học sinh quan sát một mô hình hóa tủ sách bằng sơ đồ tư duy.
- Nhóm báo cáo đồ vật lựa chọn
- Các nhóm thực hiện mô hình hóa bằng sơ đồ tư duy đồ vật đã lựa chọn
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- Từng nhóm chia sẻ sơ đồ tư duy trước lớp, trả lời câu hỏi nhóm ban
- Các nhóm khác đặt câu hỏi đối với nhóm chia sẻ
- GV cho học sinh nêu tác dụng của sơ đồ tư duy
- GV kết luân: Sơ đồ tư duy giúp chúng ta hệ thống thông tin về một sự vật, hiện tượng giúp chúng ta nhìn rõ hơn về mối quan hệ giữa các bộ phận, nội dung
- HS chia sẻ suy nghĩ.
4. Cam kết hành động
- GV đề nghị học sinh lựa chọn một sự vật, hiện tượng để vẽ sơ đồ tư duy.
Lưu ý HS: Thực hiện các bước động não: đặt câu hỏi, phân loại thông tin theo câu hỏi, trình bày thông tin theo nhánh.

- Học sinh thực hiện ở nhà
V. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 6
Sinh hoạt lớp 
Tiết 18
RÈN LUYỆN TƯ DUY KHOA HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực:
- Học sinh biết cách trình bày về một vấn đề trước lớp, học cách sử dụng sơ đồ tư duy để thuyết trình, biết cách lập luận về quan điểm của minh khi có câu hỏi chất vấn.
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học;giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
II. KHÔNG GIAN SƯ PHẠM
- Trong lớp học, bàn ghế kê thành nhóm.
III. PHƯƠNG TIỆN HOẠT ĐỘNG
- Thẻ số thể hiện nội dung b...iện bên cạnh tên công việc.

- GV hướng dẫn HS dùng biểu tượng bằng hình vẽ để thay thế từ khóa, dùng màu sắc để phân loại tiêu chí.

4. Cam kết hành động:

- GV nhắc HS hoàn thành sơ đồ tư duy cuối tuần.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
Sinh hoạt lớp
Tiết 3: TRIỄN LÃM SƠ ĐỒ TƯ DUY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- HS nhận ra được những ưu điểm đã đạt được trong tuần để phát huy và khắc phục những nhược điểm trong tuần tới.
- HS chia sẻ cảm xúc sau khi trao đổi cùng với người thân.
- HS trưng bày và chia sẻ cách trình bày sơ đồ tư duy theo nhiều phương án khác nhau. 
- HS hiểu được bản chất của sơ đồ tư duy là để phân loại sự vật, hiện lượng, hoạt động củ các em lựa chọn cách trình bày khác nhau.
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, chia sẻ với bạn về sơ đồ tư duy theo nhiều phương án khác nhau. 
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thiết kế sơ đồ tư duy về thời gian biểu của bản thân.
* Phẩm chất: 
- Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, biết tự lực thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, hướng dẫn, chăm chỉ, tự giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, tranh minh họa SGK, Phiếu BT.
- HS: SGK, vở ghi, sơ đồ tư duy.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Yêu cầu HS hát và vận động theo nhạc bài Thời gian.

- HS hát và vận động theo nhạc.
- GV tổng kết, giới thiệu, ghi bài.
- HS lắng nghe, ghi bài.
2. Hoạt động tổng kết cuối tuần tuần: Sinh hoạt lớp

- GV cùng HS các hoạt động trong tuần và đề ra dự kiến kế hoạch tuần tới.
- HS thực hiện chia sẻ trước lớp.
*Nhận xét những ưu điểm, tồn tại:
.............................................................
............................................................. ............................................................. .............................................................

*Dự kiến các hoạt động tuần sau:
............................................................. ............................................................. ............................................................. .............................................................

- GV đánh giá chung, kết luận.

3. Triễn lãm sơ đồ tư duy

- GV yêu cầu HS các nhóm trưng bày sơ đồ tư duy đã hoàn thành ở bài tiết 2.
 - HS: Trưng bày các sơ đồ tư duy đã chuẩn bị theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát sản phẩm của các bạn, đặt câu hỏi phỏng vấn về ý tưởng của bạn nhóm khác.
- HS quan sát, nhận xét, chia sẻ.
- GV và HS nhận xét, bình chọn sản phẩm đẹp, sáng tạo, khoa học.

- GV khen nhóm có sản phẩm được bình chọn.

+ Em có thể sử dụng sơ đồ tư duy vào những tình huống học tập và sinh hoạt nào?
- HS phát biểu.
- GV mời HS đưa ra kết luận về cách xác định từ khoá, xác định các nội dung và tiêu chỉ phân loại.
- HS phát biểu.
4. Cam kết hành động:

- GV nhắc HS chuẩn bị đồ dùng tham gia Ngày hội STEM.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
TUẦN 8
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: NẾP SỐNG KHOA HỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực đặc thù:
- Thông qua hoạt động, HS thực hành xác định mục tiêu ngắn hạn (gần) và mục tiêu dài hạn (xa) trong học tập; sử dụng các câu hỏi 5W1H để làm rõ thông tin về những việc cần làm.
- HS biết xây dựng các tiêu chí đánh giá nền ếp sinh hoạt và thực hành tự đánh giá nền nếp sinh hoạt của bản thân.
* Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Chia sẻ được những việc làm thể hiện nền nếp trong học tập và sinh hoạt; phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Xây dựng bảng thực hiện nền nếp sinh hoạt ở nhà và ở trường.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Thực hiện được nền nếp sinh hoạt ở nhà và ở trường.
* Phẩm chất: 
Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện hành động để đạt được mục tiêu trong học tập và sinh hoạt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, ti vi, tranh minh họa SGK, Mẫu: Kế hoạch hành động.
- HS: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đường tới thành công.

- GV mời mỗi tổ đứng thành một hàng dọc và nêu cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Các bạn trong tổ nối đuôi nhau nhảy về đích phía trước, nhảy xung quanh dãy bàn của tổ mình đến hết một vòng thì coi như về đích.
+ Luật chơi: GV hô 1, 1, 2, 2, 1 hoặc 2, 2, 1, 1, 1, HS ghi nhớ dãy số rồi cả tổ cùng nhảy quanh dãy bàn, đứng nhảy lò cò 1 chân mỗi khi có số 1 và nhảy 2 chân khi đọc số 2. Nếu trong tổ có người nhảy sai sẽ bị trừ 1 điểm và cả tổ phải lùi 1 bước. Tổ nào đến đích trước sẽ dành chiến thắng.
- HS thực hiện.
- Sau khi kết thúc trò chơi, GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để không bị nhảy nhầm chân?

- HS phát biểu.
- GV tổng kết và dẫn dắt: Để đạt được mục tiêu – cần hành động và hành động kiên trì, luôn ghi nhớ những việc cần phải làm để thực hiện, không bỏ cuộc. Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay, Tuần 8 – Tiết 2:  Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nếp sống khoa học.

- HS lắng nghe, ghi bài
2. Khám phá chủ đề: Lập và chia...u điểm, tồn tại:
.............................................................
............................................................. ............................................................. .............................................................

*Dự kiến các hoạt động tuần sau:
............................................................. ............................................................. ............................................................. .............................................................

- GV đánh giá chung, kết luận.

3. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: Tự đánh giá việc rèn luyện tư duy khoa học
- GV yêu cầu HS nhắc lại các thao tác tư duy đã rèn luyện để xây dựng các tiêu chí đánh giá. Dùng động tác cơ thể để thể hiện thao tác:
+ Đặt câu hỏi.
+ Phân loại thông tin.
 Sắp xếp trình tự.
+ Sử dụng sơ đồ tư duy.

- HS tự đánh giá kết quả rèn luyện tư duy khoa học của bản thân theo mức: Chưa đạt; Đạt; Tốt.
- GV và HS nhận xét, bổ sung nêu những tiêu chí tốt, những tiêu chí cần tiếp tục rèn luyện.

3. Hoạt động nhóm: Thực hành các thao tác của tư duy khoa học

- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm lựa chọn một vấn đề chung cần giải quyết để thực hiện theo gợi ý SGK – tr.23
- Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.

- GV mời các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV và HS nhận xét, bổ sung, kết luận: HS chia sự cần thiết của tư duy khoa học trong học tập và sinh hoạt; HS chia sẻ trải nghiệm khi thực hành thao tác tư duy khoa học, cách sử dụng các thao tác tư duy khoa học.

3. Cam kết hành động:

- GV nhắc HS nền nếp sinh hoạt kế hoạch trong học tập và sinh hoạt.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
TUẦN 9
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: THỰC TRẠNG VỆ SINH TRƯỜNG, LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- Bày tỏ được tình cảm “yêu trường, mến lớp” và nêu những điều em muốn làm để góp sức giúp môi trường của mình xanh, sạch, đẹp hơn.
- Xây dựng được kế hoạch khảo sát thực trạng vệ sinh trường lớp.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi, thẻ từ: TRƯỜNG HỌC XANH - SẠCH - ĐẸP, bìa màu ghi các khu vực trong trường
- HS: giấy A4, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV mời HS cùng hát theo bài “Mái trường mến yêu”.

- HS hát.
- GV gọi HS chia sẻ cảm xúc sau khi cùng hát bài hát đó.
- 3-4 HS chia sẻ.
- GV cho HS suy nghĩ về trường của mình hiện tại, tưởng tượng ngôi trường em mơ ước.
- HS suy nghĩ
- GV mời HS chia sẻ hình dung về ngôi trường mơ ước đó bằng cách kết thúc câu nói: “Ngôi trường mơ ước của em có”
- 2 – 3 HS chia sẻ
KL: Chúng ta chung tay để biến một phần ước mơ của mình thành hiện thực, bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như giữ gìn trường học Xanh – Sạch – Đẹp ( GV đưa thẻ từ: TRƯỜNG HỌC XANH – SẠCH – ĐẸP)

- GV giới thiệu – ghi bài.

2. Khám phá chủ đề: Xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp

- GV đề nghị HS cùng kể tên các khu vực trong trường và bên ngoài, cạnh trường.
VD: Sảnh chung, sân trường, hành lang tầng 1, hành lang tầng 2, khu vực bếp nấu ăn, khu vực nhà vệ sinh, cổng trường,
- HS kể tên 
- GV mời đại diện các tổ lên bốc thăm khu vực ở trường sẽ khảo sát thực trạng vệ sinh.
- Đại diện bốc thăm
- GV đề nghị HS các tổ thảo luận xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp với các gợi ý:
+ Xác định thời gian thực hiện khảo sát;
+ Đặt ra các tiêu chí khảo sát và mức độ đánh giá.
+ Nêu ý tưởng thiết kế phiếu khảo sát
+ Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ.
- HS đọc gợi ý
- Các tổ xây dựng kế hoạch khảo sát
- GV mời đại diện từng tổ lên chia sẻ về phiếu khảo sát thực trạng vệ sinh trường, lớp của tổ mình.
- Đại diện tổ lên chia sẻ
- GV nhận xét, góp ý
- Tổ khác nhận xét, bổ sung
Kết luận: GV hỏi lại xem HS nắm thông tin đầy đủ chưa; có ai không hiểu nhiệm vụ không và yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm vụ đã đề ra.
- Lắng nghe
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Chia sẻ về phương pháp thực hiện khảo sát

- GV mời HS nêu ý kiến về cách thực hiện khảo sát sao cho hiệu quả:
+ Thời điểm nào trong ngày thích hợp để thực hiện khảo sát? Có nên thực hiện khảo sát vào nhiều thời điểm trong ngày như buổi sáng vừa đến trường, giờ ra chơi, giờ tan học, không?
+ Nên thực hiện khảo sát bằng cách cả tổ cùng ra quan sát một lúc hay chia nhóm, cặp đôi, cặp ba khảo sát vào các thời điểm khác nhau?
+ Kết quả khảo sát nên ghi vào nháp rồi đưa thư kí tổng hợp hay mỗi người lại có phiếu khảo sát cho riêng mình?
+ Cần những phương tiện, dụng cụ gì hỗ trợ khi khảo sát hay không hay chỉ cần quan sát bằng mắt là đủ?
- HS nêu ý kiến
Kết luận: Mỗi tổ được quyền lựa chọn cách riêng của tổ mình dựa trên những ý kiến của các bạn. Các thành viên trong tổ cần thống nhất cách làm để thực hiện khảo sát nhanh gọn, hiệu quả, không tạo mâu thuẫn giữa các thành viên.

4. Cam kết hà...ác tổ.
G: Quét dọn, nhặt rác các khu vực bị bẩn; Trồng và chăm sóc cây, hoa; Trang trí các khu vực trong trường, lớp học;
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý
Kết luận: Mỗi công việc các em có thể làm, dù nhỏ nhưng cũng góp phần giúp trường, lớp chúng ta đẹp hơn nhiều.
- Lắng nghe
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Lập kế hoạch giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp.

- GV nhắc mỗi tổ lựa chọn một công việc trong số những việc vừa chia sẻ để lên kế hoạch hoạt động cụ thể.
- Các tổ lựa chọn công việc để lên kế hoạch
- GV hướng dẫn HS lên kế hoạch theo gợi ý sau:
+ Tổ em dự kiến thực hiện hoạt động gì?
+ Để thực hiện hoạt động ấy, cần làm công việc cụ thể nào?
+ Ai đảm nhận những công việc đó?
+ Các em sẽ thực hiện phần việc được phân công khi nào?
- Các tổ xây dựng kế hoạch theo gợi ý
- GV mời đại diện các tổ trình bày.
- Đại diện các tổ trình bày kế hoạch của tổ mình trước lớp
- GV nhận xét, góp ý từng tổ
- Các tổ khác nhận xét, hoàn thiện kế hoạch của tổ mình.
Kết luận: GV nhắc lại kế hoạch và nhiệm vụ của mỗi tổ, khen ngợi các ý tưởng cụ thể, thú vị của HS.
- Lắng nghe
4. Cam kết hành động:

- GV đề nghị HS nhờ người thân hỗ trợ chuẩn bị dụng cụ cần thiết để thực hiện kế hoạch giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp.
- HS lắng nghe thực hiện
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
______________________________________
Sinh hoạt lớp
Tiết 3: HÀNH ĐỘNG GIỮ GÌN TRƯỜNG HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS thực hiện công việc theo kế hoạch đã xây dựng.
- Nhận ra được sự thay đổi của trường, lớp sau khi được các em chăm sóc, quét dọn và cùng tự hào về điều đó.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: dụng cụ lao động cần thiết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.
*Nhận xét ưu điểm và tồn tại:
*Dự kiến các hoạt động tuần sau:
- HS chia sẻ trước lớp
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: Thảo luận trước buổi lao động

- GV mời các tổ kiểm tra lại những nội dung cần chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch:
+ Em được phân công làm công việc gì?
+ Em đã chuẩn bị đủ dụng cụ cho công việc đó chưa?
+ Em có gặp khó khăn và cần hỗ trợ không?
- Các tổ kiểm tra lại nội dung cần chuẩn bị. 
- GV đề nghị các tổ thống nhất lại cách làm để khi vào việc HS làm được ngay.
VD: Cách quét sân: đeo khẩu trang, vẩy nước, thực hiện quét và gom lá từ hai bên vào,
- Các tổ thảo luận, thống nhất lại cách làm.
- Mời các tổ chia sẻ lại kế hoạch
- Đại diện các tổ chia sẻ
- GV nhận xét, bổ sung, khen ngợi các tổ.
- GV có thể đề xuất hỗ trợ, bổ sung thêm dụng cụ nếu cần.
- HS lắng nghe.
3. Hoạt động nhóm: Thực hiện kế hoạch giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp

- GV đề nghị các tổ thực hiện kế hoạch theo thời gian quy định.
- Các tổ phân công, thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- GV quan sát, hỗ trợ các tổ trong quá trình thực hiện

- Hết thời gian thực hiện, GV tập hợp lớp để đánh giá kết quả thực hiện.
- Các tổ tập hợp tại lớp
- GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi tham gia hoạt động giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp
- HS chia sẻ cảm xúc
- Kết luận: Sau buổi học hôm nay, các em đều thấy vui và tự hào về những công việc mình đã làm được. Theo các em, chúng ta có thể duy trì hoạt động này thường xuyên không? Nên thực hiện hoạt động này bao nhiêu lần trong một năm học?
- HS nêu ý kiến của mình
4. Cam kết hành động:

- GV đề nghị HS tiếp tục thực hiện các công việc có thể làm thường xuyên để giữ gìn trường học xanh, sạch, đẹp.
- HS thực hiện
- Nhận xét giờ học.


IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
TUẦN 11
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: TÌNH BẠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- Chia sẻ được với bạn những điều em cảm thấy hài lòng hoặc chưa hài lòng về mình, về bạn khi tham gia hoạt động chung, làm việc nhóm cùng nhau.
- Biết cách xử lí các tình huống mâu thuẫn, bất hoà với nhau và cùng xây dựng “Cam kết tình bạn”.
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Tự rèn luyện kĩ năng hoạt động làm hoa, qua đó góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi
- HS: giấy A4, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:

* Chia sẻ về “Bạn của tớ.” /N2:
- GV yêu cầu: Suy nghĩ làm việc cá nhân sau đó thảo luận nhóm 2.
+ Em hãy nghĩ về một người bạn trong lớp của mình với 5 đặc điểm nổi bật của bạn (ngoại hình, tính cách, sở thích, sở trường,...)
- GV mời HS chia sẻ, nhận xét
- GV mời 2 HS thực hiện mô tả về bạn mình trớc lớp để các bạn khác đoán.

- HS suy nghĩ cá nhân (ghi 5 đặc điểm nổi bật lên 5 cánh của ngôi sao) - sau đó thảo luận nhóm 2.
- HS chia sẻ tro...ương khả năng quan sát, xử lí tình huống tinh tế của các nhóm.
- 1 HS đọc yêu cầu. 
- HS lắng nghe cách thực hiện để xử lí tình huống
- Một số nhóm lên thể hiện trước lớp.
- Cả lớp nhận xét nhóm bạn thể hiện.
- 5-6 HS chia sẻ
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
=> GV KL: Để vượt qua những tình huống bất hòa, chúng ta cần dừng lại suy xét, đặt mình vào vị trí người khác để cảm nhận cảm xúc của họ, nhìn lại xem mình có gì chưa đúng - nhận lỗi nếu cần; chia sẻ cảm xúc của mình,...
- HS lắng nghe

3. Hoạt động nhóm: Xây dựng “Cam kết tình bạn”
- GV mời HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu mỗi tổ thảo luận để đưa ra các nguyên tắc trong “Cam kết tình bạn” theo các gợi ý sau:
+ Nhớ lại những bất hòa đã từng xảy ra và những việc em đã làm để giải quyết bất hòa đó.
+ Lựa chọn và rút ra những việc cần làm ở bất kì tình huống bất hòa nào để ghi lại vào bản “Cam kết tình bạn”.
- GV mời đại diện từng tổ trình bày nội dung “Cam kết tình bạn” trước lớp.
- GV và các bạn tổ khác lắng nghe và góp ý.
- GV mời cả lớp nhìn lại bản “Cam kết tình bạn” của các tổ, lựa chọn những nguyên tắc tình bạn thuyết phục của mỗi tổ đưa ra để xây dựng “Cam kết tình bạn” chung của lớp.
Lưu ý: Tiêu chí lựa chọn 3-5 nguyên tắc.

- HS đọc thầm, nêu yêu cầu
- Các tổ thảo luận để đưa ra các nguyên tắc trong “Cam kết tình bạn”. 
- Đại diện từng tổ trình bày nội dung “Cam kết tình bạn” trước lớp.
- Các tổ khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Các thành viên trong lớp lựa chọn những nguyên tắc mà các tổ đưa ra để xây dựng “Cam kết tình bạn” chung của lớp.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.
=> GV KL: GV mời cả lớp cùng đọc lại bản “Cam kết tình bạn” theo nhịp vỗ tay. 
- HS nhận xét
- HS đọc và thực hiện
4. Cam kết hành động:

- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS:
+ Hoàn thiện bản “Cam kết tình bạn”.
+ Dán bản “Cam kết tình bạn” lên góc hoặc một vị trí trong lớp để cả lớp cùng ghi nhớ và thực hiện.
- HS lắng nghe thực hiện
- Nhận xét giờ học, dặn dò về nhà.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
______________________________________
TUẦN 12
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- Gửi thông điệp yêu thương đến thầy cô.
- Chia sẻ thông điệp yêu thương đến bạn bè qua việc giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong quá trình sinh hoạt và học tập.
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng nghe – nói góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ.
- Tự rèn luyện kĩ năng hoạt động làm hạc giấy, qua đó góp phần phát triển năng lực thẩm mĩ.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi
- HS: một bông hoa nhỏ, giấy gấp hạc dù cho mỗi HS trong lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:

* Đọc câu chuyện về “Một nghìn cánh hạc.” /N2:
- GV kể cho HS nghe về câu chuyện một cô bé người Nhật bị ung thư, các bạn trong lớp đã gấp những cánh hạc và ghi trên cánh hạc ấy:
+ Những kỉ niệm để chia sẻ yêu thương.
+ Những lời chúc, lời cầu nguyện để bạn mình vượt qua bạo bệnh.
- Nhờ những cánh hạc ấy, cô bé đã kéo dài thêm sự sống của mình trong niềm hạnh phúc. Và khi cô ra đi, gia đình, cả lớp thương tiếc nhưng không quá đau buồn, suy sụp vì hình ảnh cô bé đã nằm trong kí ức của mọi người, gợi những nụ cười, niềm vui,...
? Em có cảm nghĩ gì sau khi nghe câu chuyện này?
- GV mời HS chia sẻ, nhận xét

- HS đọc câu chuyện trong nhóm 2.
- HS lắng nghe GV kể chuyện
- HS chia sẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương và dẫn dắt vào bài mới: Mỗi một chia sẻ yêu thương được viết ra luôn được lưu giữ mãi trên thế giới này, đem lại cho chúng ta những cảm xúc tích cực và hạnh phúc.
- GV giới thiệu – ghi bài.
- HS lắng nghe.
2. Khám phá chủ đề: 

Gửi thông điệp yêu thương đến thầy cô /N4:
- GV mời HS ngồi theo nhóm, chia sẻ những kỉ niệm sâu sắc em đã có với thầy cô theo các gợi ý sau (GV đưa các gợi ý PP)
+ Em đã có kỉ niệm sâu sắc với thầy, cô giáo nào? Đó là kỉ niệm gì?
+ Nhắc lại kỉ niệm ấy, em muốn gửi thông điệp gì đến thầy cô?
- Hãy cùng thảo luận nhóm 4 để khuyến khích nhau nghĩ ra những lời yêu thương gửi đến thầy cô.
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ, nhận xét
- GV hướng dẫn HS cách gấp hạc giấy và viết lời yêu thương muốn nói lên đó để gửi đến thầy cô. (đưa tranh ảnh minh hoạ cách làm lên màn hình PP)
- Lưu ý: GV chú ý quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện gấp hạc.

- HS lắng nghe yêu cầu
- HS đọc gợi ý
- Cùng thảo luận nhóm 4.
- HS suy nghĩ, đưa ra lời yêu thương
- Các nhóm chia sẻ ý kiến.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
- GV nhận xét, tuyên dương.
KL: Mỗi cánh hạc giấy sẽ mang tình cảm ấm áp của các em đến với thầy cô, khiến các thầy cô nhớ mãi.
- HS khác nhận xét, góp ý
- HS lắng nghe 
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: 

* Chia sẻ yêu thương:/N6
- GV yêu cầu HS ngồi theo nhóm 6 nắm tay thành vòng tròn, nghe một bản nhạc nhẹ nhàng để cảm xúc lắng lại, sẵn sàng chia sẻ. 
- HS lầ...ỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
______________________________________
TUẦN 13
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Tiết 2: CHỦ ĐỘNG LẬP KẾ HOẠCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- Sau bài học, HS nắm được các bước xây dựng kế hoạch thông qua việc lập kế hoạch giới thiệu cuốn sách yêu thích: xác định mục tiêu, nội dung hoạt động; phân công nhiệm vụ cụ thể, thống nhất hình thức thể hiện.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, chủ động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi
- HS: giấy A4, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV yêu cầu HS bài hát “Chân trời vẫy gọi”.

- HS thực hiện.
- GV gọi HS chia sẻ cảm nhận về nội dung bài hát
- 3-4 HS chia sẻ.
- GV tổng kết phần chia sẻ của HS, giới thiệu – ghi bài.
- Ghi bài
2. Khám phá chủ đề

a. Hoạt động tạo nhóm

- GV tung bóng để HS nói nhanh tên của một cuốn sách hoặc tên nhân vật trong sách mà HS yêu thích.

- HS nói nhanh tên cuốn sách
- GV đề nghị những HS cùng yêu thích một cuốn sách hoặc một nhân vật chung, ghép nhóm với nhau, cùng hô tên sách, tên nhân vật và nói: Hãy về với đội chúng tôi.
- HS về nhóm
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỗi cuốn sách đều có những nét thú vị riêng. Chúng mình sẽ cùng nhau tham gia hoạt động giới thiệu sách của nhà trường để chia sẻ với các bạn thêm nhiều cuốn sách hay nhé.
- Lắng nghe.
b. Trao đổi về hoạt động giới thiệu sách trong nhà trường

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm.
- GV mời HS cùng thảo luận theo nhóm:
+ Xác định mục đích của hoạt động: Vì sao nhà trường lại tổ chức hoạt động giới thiệu sách? Mong muốn của các thầy cô khi tổ chức hoạt động là gì? Khi thực hiện việc giới thiệu sách, mỗi HS sẽ có thêm kiến thức, kĩ năng gì?
+ Lựa chọn một hình thức để giới thiệu sách: Kể chuyện theo sách; làm bản trình chiếu giới thiệu sách và thuyết minh; diễn kịch theo nội dung sách; đọc đoạn trích ngắn và đặt câu hỏi gợi mở; đưa ra một thử thách hoặc một trò chơi lấy ý tưởng từ sách;...
+ Liệt kê những công việc cụ thể cần làm với mỗi hình thức để tổ chức hoạt động giới thiệu sách.
- HS ngồi thành nhóm và thảo luận.
- GV mời từng nhóm chia sẻ trước lớp nội dung thảo luận. HS các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
- HS chia sẻ kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Dựa vào nội dung của mỗi cuốn sách, HS có thể lựa chọn hình thức giới thiệu phù hợp, tạo sự tò mò cho các bạn còn chưa hứng thú đọc sách.
- HS lắng nghe.
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Lập kế hoạch giới thiệu sách của nhóm

- GV mời HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về cuốn sách mình yêu thích để cả nhóm bình bầu, lựa chọn cuốn sách chung mà nhóm sẽ giới thiệu.
- HS thực hiện
- GV mời các nhóm thảo luận để lập kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia hoạt động giới thiệu sách.
- HS thực hiện
- GV hướng dẫn HS ghi rõ:
+ Mục đích của hoạt động giới thiệu sách.
+ Nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện.
+ Hình thức giới thiệu sách mà nhóm đã lựa chọn.
+ Liệt kê và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
- HS thực hiện
- GV gợi ý cho HS các xây dựng kế hoạch: Lập bảng kế hoạch như hướng dẫn SHS tr.35, vẽ sơ đồ tư duy, bẽ bảng nhiệm vụ theo hình đoàn tàu,....
- Lắng nghe
- GV mời các nhóm chia sẻ kế hoạch giới thiệu sách của nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét.
- HS chia sẻ
- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.
- GV kết luận: Từng cá nhân thực hiện công việc được phân công theo bảng kế hoạch.
- Lắng nghe
4. Cam kết hành động:

- GV nhắc nhở HS thực hiện công việc mình đã nhận với nhóm.
- Ghi nhớ
- GV nhắc HS: Chuẩn bị một cuốn sách em yêu thích để mang tới trong tiết Sinh hoạt lớp.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
______________________________________
Sinh hoạt lớp
Tiết 3: CHỦ ĐỘNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐỌC SÁCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
- HS chia sẻ cảm xúc sau khi trao đổi cùng người thân.
- HS báo cáo sơ bộ kết quả thực hiện nhiệm vụ đọc sách của nhóm.
- Thực hiện việc chủ động đọc cuốn sách mình mang tới lớp và biết lụa chọn những từ ngữ hay, những chi tiết ấn tượng của cuốn sách để ghi lại.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: sách
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.
*Nhận xét ưu điểm và tồn tại:
*Dự kiến các hoạt động tuần sau:
- HS chia sẻ trước lớp
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: 

- GV yêu cầu HS chia sẻ với các bạn trong nhóm về tiến độ thực hiện công việc của mình:
+ Nhiệm vụ của con là gì?
+ Con đã làm được những việc nào để hoàn thành nhiệm vụ?
+ Con có gặp khó khăn nào khi thực ...N ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS biết được những nhiệm vụ của mình được phân công ở trường. 
- HS lập được kế hoạch rèn luyện tính tự lực thực hiện nhiệm vụ.
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi, giai điệu bài hát “Bài ca tôm cá”
- HS: giấy A4, bút màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động theo nhịp video bài hát “Bài ca tôm cá”.

- HS thực hiện.
- GV gọi HS chia sẻ cảm xúc sau khi nhảy theo nhịp bài hát.
- 3-4 HS chia sẻ.
- GV tổng kết phần chia sẻ của HS, giới thiệu – ghi bài: Mỗi chúng ta, qua quá trình tự lực thực hiện nhiệm vụ và làm việc hăng say sẽ thu hoạch được thành quả xứng đáng, đồng thời rèn luyện được tính tự lực, tự giác. 

2. Khám phá chủ đề: Chia sẻ về những nhiệm vụ được giao 

- GV hướng dẫn cách thực hiện: Phát “bông hoa lao động” cho HS và đề nghị HS ghi những nhiệm vụ mình được phân công làm ở trường vào bông hoa.
- HS lắng nghe 
- GV mời HS chia sẻ với bạn bên cạnh:
+ Cho bạn xem bông hoa lao động và kể cho bạn nghe về công việc mình đã nhận thực hiện.
+ Nêu cảm xúc của em khi được làm công việc đó.
+ Chia sẻ với bạn về cách em thực hiện những nhiệm vụ đó: Cách em ghi nhớ nhiệm vụ của mình - Em sử dụng những “trợ lý nhắc việc” nào? Cách em quản lý thời gian và tiến độ thực hiện nhiệm vụ - Em đã lên kế hoạch phân chia thời gian cho từng công việc như thế nào?; Cách em giải quyết khi gặp khó khăn - Em đã nhờ ai hay sử dụng công cụ hỗ trợ nào?
Gợi ý: 
- Các công việc mình đã nhận thực hiện: Xây dựng danh mục sách của tổ lớp học, lên kế hoạch phân chia nhiệm vụ trực nhật, hỗ trợ cô kiểm tra bài tập về nhà của các bạn trong lớp,...
- Cảm xúc của em khi nhận nhiệm vụ đó: Vui, phấn khởi, tự tin, hào hứng,...
- Cách thực hiện nhiệm vụ: 
+ Ghi nhớ nhiệm vụ: Viết vào Sổ theo dõi phân công công việc hàng tuần, bảng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. 
+ Cách quản lý thời gian và tiến độ thực hiện nhiệm vụ: Kiểm tra 2 lần/ 1 ngày (sáng, chiều) phân công bạn , 
+ Cách giải quyết nhiệm vụ khi gặp khó khăn: Nhờ sự hỗ trợ của bạn bè, thầy cô giáo,...
- HS kể cho bạn nghe về những công việc mình đã thực hiện. 
- GV mời HS chia sẻ.
- HS chia sẻ
- GV kết luận: Để không quên nhiệm vụ mình cần thực hiện chúng ta sử dụng những “trợ lý nhắc việc”
- HS lắng nghe
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: Lập kế hoạch rèn luyện tính tự lực thực hiện nhiệm vụ

- GV mời HS thảo luận nhóm:
+ Nhiệm vụ mà nhóm đang nhận thực hiện ở trường.
+Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch cá nhân để tự nhắc nhở việc thực hiện công việc hàng ngày.
+ Mỗi HS nhận một tờ bìa để viết và trang trí kế hoạch tự lực thực hiện nhiệm vụ của mình
- HS sử dụng giấy A4 và bút màu để tạo hình bông hoa theo hướng dẫn.
- HS hoàn thiện bảng kế hoạch tự lực thực hiện nhiệm vụ
- HS chia sẻ theo nhóm 4
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- GV kết luận: GV đề nghị HS dán tờ kế hoạch tại nơi dễ quan sát để nhắc nhở mình nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra. 
- HS lắng nghe, ghi nhớ
4. Cam kết hành động:

- GV cùng HS thể hiện quyết tâm hoàn thành kế hoạch tự lực thực hiện nhiệm vụ và nhắc lại bí kíp sử dụng các “trợ lý nhắc việc” đắc lực: sổ tay, mẫu giấy, vòng tay nhắc việc.
- HS lắng nghe thực hiện
- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (NẾU CÓ):
______________________________________
Sinh hoạt lớp
Tiết 3: VƯỢT KHÓ SÁNG TẠO
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Năng lực đặc thù:
- HS nhận ra được những ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để khắc phục trong tuần học tới.
- HS báo cáo được về việc tự lực thực hiện nhiệm vụ. 
* Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự chủ và tự học.
* Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: máy tính, ti vi.
- HS: trang phục hoặc dụng cụ để thực hiện nhiệm vụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động tổng kết tuần:
- GV cùng HS tổng kết tuần, dự kiến các hoạt động tuần sau.
*Nhận xét ưu điểm và tồn tại:
*Dự kiến các hoạt động tuần sau:
- HS chia sẻ trước lớp
2. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm: 

- GV yêu cầu HS chia sẻ kết quả tự lực thực hiện nhiệm vụ của trường:
+ Nêu các việc đã làm và chưa làm được theo kế hoạch.
+ Nêu những việc khó khăn mình đã gặp phải và cách khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ ( Đó giờ ai hỗ trợ không và có những sáng kiến gì?): GV phát cho HS Trò địa hình trái tim để ghi tên người mình đã hỏi ý kiến hoặc nhờ trợ giúp; tờ bìa hình bóng đèn để ghi lại những sáng kiến mình nghĩ ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- HS chia sẻ theo cặp về kết quả thực hiện nhiệm vụ ở trường.
- GV mời HS trưng bày những tấm hình trái tim và bóng đèn để chia sẻ với bạn các bạn. 
- HS trưng bày những trái tim và bóng đèn. 
- GV cho HS cùng bầu chọn để đưa ra phương án vượt qua khó khăn một cách sáng tạo nhất để trao giải Bóng đèn của nhóm. 

- Kết luận: Trong quá trình tự thực hiện 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_4_sach_ket_noi_tri_thuc_na.docx
  • docTuần 1.doc
  • docTuần 2.doc
  • docTuần 3+4.doc
  • docxTuần 5+6.docx
  • docxTuần 7+8.docx
  • docTuần 9.doc
  • docTuần 10.doc
  • docTuần 11.doc
  • docTuần 12.doc
  • docTuần 13+14.doc
  • docxTuần 15+16.docx
  • docTuần 17.doc
  • docTuần 18.doc
  • docTuần 19+20.doc
  • docTuần 21+22.doc
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docTuần 25+26.doc
  • docTuần 27+28.doc
  • docxTuần 29+30.docx
  • docTuần 31.doc
  • docTuần 32.doc
  • docxTuần 33+34.docx