Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Sách Cánh diều - Đầy đủ cả năm - Trường THPT Đakrông

CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức:

- Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

- Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.

- Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp.

- Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Biết cách thu hút các bạn vào hoạt động chung.

- Thể hiện sự tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử và biết cách thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực hợp tác cùng nhau trong các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường, các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Năng lực tự chủ và tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử thân thiện với thầy cô, bạn bè.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Thể hiện lòng tự hào về truyền thống nhà trường, biết phát huy và tuyên truyền về truyền thống nhà trường.

- Nhân ái: Sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

- Trung thực: Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, toạ đàm

- Trách nhiệm: Có ý thức chủ động, tích cực thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường; vận động các bạn cùng tham gia các hoạt động chung xây dụng nhà trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

- Tập hợp các truyền thống nhà trường và những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường (có minh chứng cụ thể) để giúp HS nhận ra và có những định hướng cho việc tìm hiểu.

- Chuẩn bị ý kiến xây dựng nội quy, quy định của trường, lớp.

- Thu thập các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các năm học.

2. Đối với HS:

- Thu thập thông tin về truyền thống nhà trường trên website của trường, từ thầy cô, các anh chị lớp trên hoặc tham quan phòng truyền thống của nhà trường.

- Chuẩn bị ý kiến cá nhân để chia sẻ nhận thức về truyền thống nhà trường và ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

- Dự kiến kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.

- Tìm hiểu và sưu tầm các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các năm học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

********************

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

Gợi ý:

1. Giới thiệu các truyền thống của nhà trường

- Giới thiệu một vài truyền thống của nhà trường như truyền thống dạy tốt – học tốt, truyền thống văn nghệ, thể dục thể thao; truyền thống hoạt động thiện nguyện, truyền thống hoạt động của Đoàn Thanh niên nhà trường

- Tổ chức tọa đàm về truyền thống của nhà trường.

- Tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng năm học mới.

- Giao lưu các thế hệ thầy trò.

2. Chia sẻ kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong năm học

- Thông báo về chủ đề hoạt động của Đoàn Thanh niên trong năm học.

- Giới thiệu kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong năm học. Cam kết thực hiện kế hoạch hoạt động của Đoàn Thanh niên.

3. Giao lưu với đoàn viên tiêu biểu

- Nghe đoàn viên tiêu biểu giới thiệu về thành tích tham gia các hoạt động của Đoàn trường, cách thúc khắc phục khó khăn trong học tập, những hình thức hoạt động của Đoàn trường đã tham gia, những dự định cho các năm học tiếp theo.

- Chia sẻ với đoàn viên tiêu biểu về những băn khoăn, những vấn đề chưa hiểu rõ về Đoàn Thanh niên dưới hình thức hỏi – đáp.

- Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hoạt động của Đoàn Thanh niên trong giai đoạn mới.

- Trao đổi về vai trò của người đoàn viên thanh niên trong các hoạt động tập thể.

4. Trao đổi về kĩ năng giao tiếp, ứng xác

- Gặp gỡ chuyên gia, trao đổi về kĩ năng giao tiếp.

- Toạ đàm theo chủ đề Ứng xử tự tin, thân thiện.

- Trao đổi kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện.

********************

SINH HOẠT LỚP

docx 154 trang Cô Liên 28/10/2024 720
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Sách Cánh diều - Đầy đủ cả năm - Trường THPT Đakrông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Sách Cánh diều - Đầy đủ cả năm - Trường THPT Đakrông

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 10 Sách Cánh diều - Đầy đủ cả năm - Trường THPT Đakrông
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
	CHỦ ĐỀ 1. XÂY DỰNG NHÀ TRƯỜNG	
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
- Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường. 
- Lập và thực hiện được kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường.
- Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp.
- Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Biết cách thu hút các bạn vào hoạt động chung. 
- Thể hiện sự tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử và biết cách thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
- Năng lực riêng:
Năng lực hợp tác cùng nhau trong các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường, các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 
Năng lực tự chủ và tự tin trong các tình huống giao tiếp, ứng xử thân thiện với thầy cô, bạn bè.
3. Phẩm chất: 
- Yêu nước: Thể hiện lòng tự hào về truyền thống nhà trường, biết phát huy và tuyên truyền về truyền thống nhà trường.
- Nhân ái: Sẵn lòng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người xung quanh. 
- Trung thực: Mạnh dạn, thẳng thắn chia sẻ ý kiến của bản thân trong hoạt động nhóm, toạ đàm 
- Trách nhiệm: Có ý thức chủ động, tích cực thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường; vận động các bạn cùng tham gia các hoạt động chung xây dụng nhà trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV: 
- Tập hợp các truyền thống nhà trường và những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường (có minh chứng cụ thể) để giúp HS nhận ra và có những định hướng cho việc tìm hiểu. 
- Chuẩn bị ý kiến xây dựng nội quy, quy định của trường, lớp.
- Thu thập các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các năm học.
2. Đối với HS: 
- Thu thập thông tin về truyền thống nhà trường trên website của trường, từ thầy cô, các anh chị lớp trên hoặc tham quan phòng truyền thống của nhà trường. 
- Chuẩn bị ý kiến cá nhân để chia sẻ nhận thức về truyền thống nhà trường và ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.
- Dự kiến kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường. 
- Tìm hiểu và sưu tầm các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các năm học. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
********************
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Gợi ý: 
1. Giới thiệu các truyền thống của nhà trường
- Giới thiệu một vài truyền thống của nhà trường như truyền thống dạy tốt – học tốt, truyền thống văn nghệ, thể dục thể thao; truyền thống hoạt động thiện nguyện, truyền thống hoạt động của Đoàn Thanh niên nhà trường
- Tổ chức tọa đàm về truyền thống của nhà trường. 
- Tổ chức hội diễn văn nghệ chào mừng năm học mới.
- Giao lưu các thế hệ thầy trò.
2. Chia sẻ kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong năm học
- Thông báo về chủ đề hoạt động của Đoàn Thanh niên trong năm học.
- Giới thiệu kế hoạch hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong năm học. Cam kết thực hiện kế hoạch hoạt động của Đoàn Thanh niên.
3. Giao lưu với đoàn viên tiêu biểu
- Nghe đoàn viên tiêu biểu giới thiệu về thành tích tham gia các hoạt động của Đoàn trường, cách thúc khắc phục khó khăn trong học tập, những hình thức hoạt động của Đoàn trường đã tham gia, những dự định cho các năm học tiếp theo.
- Chia sẻ với đoàn viên tiêu biểu về những băn khoăn, những vấn đề chưa hiểu rõ về Đoàn Thanh niên dưới hình thức hỏi – đáp.
- Bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hoạt động của Đoàn Thanh niên trong giai đoạn mới. 
- Trao đổi về vai trò của người đoàn viên thanh niên trong các hoạt động tập thể.
4. Trao đổi về kĩ năng giao tiếp, ứng xác 
- Gặp gỡ chuyên gia, trao đổi về kĩ năng giao tiếp.
- Toạ đàm theo chủ đề Ứng xử tự tin, thân thiện. 
- Trao đổi kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện.
********************
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
1. Viết về truyền thống nhà trường
- Chia sẻ hiểu biết về truyền thống nhà trường.
- Lựa chọn một truyền thống tâm đắc nhất để viết. 
- Giới thiệu bài viết về truyền thống nhà trường.
2. Chia sẻ ý nghĩa của sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp 
- Đóng vai xử lí tình huống trong giao tiếp, ứng xử thể hiện sự tự tin, thân thiện.
- Thi hùng biện về ý nghĩa của sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp.
- Viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm thể hiện sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp với bạn bè.
3. Trao đổi kinh nghiệm tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- Chia sẻ kỉ niệm về mộ... gia vào các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề.
+ Tham gia vào khóa học giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh như: Ứng xử văn hóa, thân thiện, lành mạnh, chủ động học tập, nghiên cứu khoa học, thường xuyên đọc sách, trau dồi kiến thức.
+ Tham gia các chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức,...
+ Tham gia vào các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” và các hoạt động kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7),
+ Tham gia thăm hỏi, tặng quà và giúp đỡ các gia đình chính sách, các gia đình thương binh, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng; tham gia tu sửa, làm sạch nghĩa trang liệt sĩ; Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ...
+ Sống và học tập theo tấm gương thầy cô, học sinh hoạt động nghiên cứu khoa học tích cực, nghiêm túc.
- Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục nhà trường: 
+ Tham quan phòng truyền thống của nhà trường.
+ Truyền thống về tấm gương giáo viên, học sinh tiêu biểu.
+ Thiết kế áp phích về nhà trường với chủ đề “Niềm tự hào trong tôi”.
+ Tổ chức hội thi tìm hiểu về lịch sử trường.
+ Thuyết trình về truyền thống của trường.
- Hình thức chia sẻ: tập san. 
(Đính kèm hình ảnh dưới hoạt động)
- Suy nghĩ, cảm nhận về các hình thức thực hiện giáo dục truyền thống nhà trường:
+ Thiết thực, phù hợp, tạo sự hào hứng để HS tích cực tham gia. 
+ Giúp HS có động lực, tự lực, chủ động hơn trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội. 
Tập san: Niềm tự hào trong tôi
Dạy tốt – học tốt Hoạt động của Đoàn thanh niên
Uống nước nhớ nguồn. Hoạt động thiện nguyện
Học tập, noi gương theo bạn
Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn; chia sẻ được những khó khăn của bản thân trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy và các bạn; nêu được một số cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Xác định những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn. 
- GV gợi ý cho HS:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu ví dụ cụ thể về biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin và thiếu tự tin trong trường học. 
- GV dẫn dắt: Sự tự tin có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi người. Tự tin là một tính cách, đức tính tốt cần phát huy. Nhờ có sự tự tin, chúng ta sẽ ngày càng phát triển, học hỏi được nhiều điều hay, mới lạ. Tự tin cũng giúp chúng ta được thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh yêu mến, gần gũi và muốn học hỏi.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ những khó khăn của bản thân trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn. 
- GV chia HS thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Nêu cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp. 
- GV hướng dẫn HS:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện
Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn
Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn:
- Tự tin:
+ Phát biểu, chia sẻ ý kiến khi thảo luận nhóm.
+ Nhìn vào người nghe khi giao tiếp. 
+ Thể hiện khả năng của bản thân trước mọi người. 
+ Luôn chủ động, tự giác trong học tập.
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường lớp. 
+ Kiên trì, bền bỉ, miệt mài học tập và tiếp thu những kiến thức hay, mới lạ và bổ ích.
+ Thường nhận được phản hồi tốt, đánh giá cao từ thầy cô và các bạn.
+ Có kiến thức và hiểu biết sâu rộng, không sợ mắc lỗi. 
+ Nhận ra tầm quan trọng của chính bản thân đối với trường, lớp. 
- Thân thiện: 
+ Tươi cười với mọi người.
+ Hòa đồng, không phân biệt đối xử. 
+ Tham gia hoạt động chung cùng các bạn. 
+ Cử chỉ niềm nở.
+ Chú ý, tập trung lắng nghe vấn đề, không bị xao nhãng khi trao đổi với bạn bè thầy cô.
+ Mở lòng, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ, thể hiện sự quan tâm khi bạn bè gặp phải khó khăn. 
- Ví dụ: Là một học sinh tự tin, Lan luôn mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến. Lan nói rất bình tĩnh, dõng dạc, không hề bị run hay ấp úng. Trong giờ kiểm tra, Lan thường tập trung vào làm bài của mình. Trong khi đó, Hương (một người không tự tin), làm xong bài, nhìn sang thấy đáp án của Lan khác đáp án của mình nên vội vàng chữa lại. Sau đó, Hương lại nhìn thấy đáp án c...n giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Lựa chọn truyền thống nhà trường phù hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục
- GV hướng dẫn HS đọc Kế hoạch giáo dục truyền thống Thi đua học tập SGK tr.10.
- GV hướng dẫn HS: 
+ Lựa chọn truyền thống nổi bật của trường học để xây dựng kế hoạch. 
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục gồm các nội dung
Mục tiêu.
Nội dung giáo dục.
Hình thức tổ chức.
Phân công nhiệm vụ.
Thời gian.
Địa điểm.
Kết quả dự kiến. 
- GV yêu cầu HS: Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường và chia sẻ kết quả của hoạt động này. 
- GV hướng dẫn HS: 
+ Những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã tổ chức.
+ Mức độ tích cực tham gia của bản thân và các bạn.
+ Những kinh nghiệm thu được.
- GV yêu cầu HS đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện. 
- GV hướng dẫn HS:
+ Đối với bản thân:
Nâng cao hiểu biết về nhà trường.
Tăng thêm sự yêu mến, gắn bó với thầy cô, các bạn.
Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể. 
+ Đối với nhà trường: 
Giữ vững những truyền thống tốt đẹp.
Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
4. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường
Lựa chọn truyền thống nhà trường phù hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục
Gợi ý:
KẾ HOẠCH
GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
“UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”
1. Mục tiêu: HS tự hào về truyền thống giúp đỡ, quan tâm, chăm lo các gia đình chính sách của địa phương về cả vật chất và tinh thần của các thế hệ đi trước.
2. Nội dung giáo dục:
- Quá trình gìn giữ, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ học sinh.
- Những biểu hiện của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
- Giá trị của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” đối với sự phát triển của nhà trường.
- Cách thức giữ gìn, phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.
3. Hình thức tổ chức
Thăm phòng truyền thống (quan sát những tấm ảnh chụp các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, thuyết trình, tập san. 
4. Phân công nhiệm vụ
- Nhóm 1: Tìm kiếm tài liệu về những hoạt động và tấm gương tích cực tham gia các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”.
- Nhóm 2: Sưu tầm hình ảnh thể hiện sự tích cực tham gia các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ học sinh. 
- Nhóm 3: Trao đổi, đưa ra những biện pháp, cách thức, những việc HS nên thực hiện, rèn luyện để giữ gìn truyền thống. 
5. Thời gian
Giờ sinh hoạt lớp tuần tiếp theo.
6. Địa điểm
Phòng truyền thống, lớp học.
7. Kết quả dự kiến
HS tăng thêm sự tự hào về nhà trường và có động lực phấn đấu, tham gia tích cực hơn nữa các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”. 
Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường 
HS chia sẻ kết quả. 
Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện
Ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện:
- Đối với bản thân:
+ Nâng cao hiểu biết về nhà trường.
+ Tăng thêm sự yêu mến, gắn bó với thầy cô, các bạn.
+ Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể.
+ Thể hiện lòng biết ơn, sự tự hào, trách nhiệm noi gương, phấn đấu rèn luyện.
- Đối với nhà trường:
+ Giữ vững những truyền thống tốt đẹp.
+ Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường.
+ Tuyên truyền, giáo dục truyền thống nhà trường tới mọi người xung quanh. 
+ Quảng bá hình ảnh của trường thông qua mạng xã hội. 
Hoạt động 5: Thực hiện biện pháp thu hút các bạn 
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi được những biện pháp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung; thực hiện được các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và thực hiện nhiệm vụ: Trao đổi những biện pháp có thể thực hiện được để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung. 
- GV hướng dẫn HS:
- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc tình huống 1, 2 SGK tr.12 và trả lời câu hỏi: Thực hiện các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét,...oạt động vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị, xóa bỏ biển quảng cáo, rao vặt trái phép, cắm cờ Tổ quốc làm đẹp đường phố,...
+ Chủ đề năm 2020: Tuổi trẻ Việt Nam tự hào tiến bước dưới cờ của Đảng.
à Năm 2020, Đoàn trường A phát động tham gia phong trào “Thanh niên quê hương chung tay đẩy lùi Covid-19”, Đối thoại Khát vọng thanh niên, hoạt động “Tuổi trẻ quê hương nhớ lời Di chúc theo chân Bác”, Chương trình “Gặp gỡ đoàn viên trẻ tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác”, cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
+ Chủ đề năm 2021: Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.
à Năm 2021, Đoàn trường A phát động tham gia phong trào “Kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn”, “Nối vòng tay thương”, “Cùng em học trực tuyến”, chương trình “Chắp cánh ước mơ xanh - cùng em đi tới tương lai”, tham gia hỗ trợ chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19. 
Đề xuất một số hoạt động Đoàn phù hợp với chủ đề của năm
- Chủ đề hoạt động Đoàn năm 2022: Xây dựng Đoàn vững mạnh về tổ chức.
- Một số hoạt động phù hợp với chủ đề năm 2021:
+ Triển khai xây dựng mô hình “Tuyến đường Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - Văn minh - An toàn”. Thành lập và duy trì thường xuyên hoạt động của đội hình thanh niên tình nguyện Đoàn trường tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị, tuyên truyền về nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa.
- Tổ chức các chương trình, hoạt động tình nguyện hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, thanh niên yếu thế, các gia đình chính sách; tiếp sức người bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là khi có đại dịch xảy ra.
- Tuyên truyền, triển khai các phong trào trong khối trường học như “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”.
- Tổ chức chương trình Định hướng thị trường lao động cho học sinh.
Thảo luận về cách thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động Đoàn
Cách thu hút Đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động Đoàn:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân, thường xuyên giao lưu bóng đá, bóng chuyền với các chi đoàn trong xã, tổ chức các trò chơi dân gian,...
- Lựa chọn cán bộ Đoàn có óc tổ chức, nhiều ý tưởng, sáng kiến, khả năng ăn nói sẽ dễ hấp dẫn.
- Xây dựng các chương trình trong điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu thiết thực cửa HS.
- Chú trọng xây dựng các hoạt động đoàn để các nhóm thanh niên, đặc biệt là những bạn chậm tiến tham gia được.
- Nâng cao nhận thức của Đoàn viên, thanh niên về vai trò của Đoàn, ý nghĩa tham gia các hoạt động Đoàn. 
- Tổ chức các diễn đàn dành cho HS để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, thanh niên. 
Trao đổi những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp khắc phục khó khăn khi thực hiện kế hoạch hoạt động Đoàn đã xây dựng cho năm mới
- Thuận lợi:
+ Được sự ủng hộ của Đoàn trường, thầy cô giáo, phụ huynh và các bạn HS về thời gian, kinh phí,...
+ Các chương trình đáp ứng được tình hình thực tế, đổi mới về hình thức tuyên truyền, các hoạt động đa dạng hơn. 
- Khó khăn: Chưa nhận được sự tham gia tích cực của tất cả các Đoàn viên, một số đoàn viên còn thờ ơ hoặc tham gia chống đối. 
Hoạt động 7: Rèn luyện sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp, ứng xử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đề xuất được cách ứng xử tự tin, thân thiện trong các tình huống; chia sẻ được những việc em đã làm để rèn luyện sự tự tin, thân thiện khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô và các bạn. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS làm 3 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện trong tình huống 1. 
+ Nhóm 2: Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện trong tình huống 2. 
+ Nhóm 3: Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện trong tình huống 3. 
- GV yêu cầu HS chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện sự tự tin, thân thiện khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô và các bạn. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi, thảo luận về nội dung dưới sự phân công của GV
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS sửa lỗi sai nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
7. Rèn luyện sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp, ứng xử
Đề xuất cách ứng xử tự tin, thân thiện
- Tình huống 1:
+ Linh đã có nhiều năm liền làm lớp trưởng và tự thấy mình có kinh nghiệm. Vì vậy, Linh nên mạnh dạn, tự tin, cởi mở để tham gia buổi bầu ban cán sự lớp.
+ Việc Linh tham gia buổi bầu ban cán sự lớp không những để khẳng định thành tích, kinh nghiệm, mong muốn được đóng góp cho trường lớp của Linh mà còn thể hiện trách nhiệm, tinh thần tự giác, tích cực, đáng để các bạn học t... của các thế hệ anh chị HS, thầy cô về ý nghĩa của việc hình thành quan điểm sống tích cực.
2. Tham gia các hoạt động tìm hiểu về tính tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra 
– Gợi ý các hoạt động tìm hiểu: viết bài, vẽ tranh, thiết kế video clip, sưu tầm và
giới thiệu các tấm gương người thật, việc thật,... 
- Tổ chức cho HS tìm hiểu theo quy mô toàn khối 10.
3. Toạ đàm về ý nghĩa của sự chủ động trong học tập và giao tiếp
- Thành phần tham gia: Khối 10 chủ trì; khách mời là đại diện GV, anh chị khối 11, 12, đại diện phụ huynh,... (hoặc chuyên gia kĩ năng sống, nếu có). 
– Gợi ý nội dung toạ đàm:
+ Tầm quan trọng của việc chủ động trong học tập và giao tiếp đối với HS.
+ Ý nghĩa cụ thể của sự chủ động trong học tập và giao tiếp: trong định hướn nghề nghiệp, chọn trường học sau trung học, trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô hằng ngày, trong giao tiếp với cha mẹ, anh chị em,...
*********************
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
1. Chia sẻ về cảm nhận và những thay đổi của em khi trở thành học sinh lớp 11 
– Mời một số HS trong lớp chia sẻ cảm nhận về những thay đổi của bản thân khi trở thành HS lớp 10 trong môi trường học tập mới.
– Một số gợi ý: 
+ Sự thay đổi về môi trường học tập;
+ Sự thay đổi trong mối quan hệ bạn bè;
+ Sự thay đổi về quan điểm sống của bản thân; 
+ Sự thay đổi về trách nhiệm của bản thân.
(GV có thể cho HS suy nghĩ trước về những gợi ý này)
– Mời một số đại diện của khối 11 và khối 12 cùng chia sẻ cảm nhận của các em khi đã từng là HS lớp 10 (nếu có thể, nên mời một số anh chị khoá trước đến giao lưu, chia sẻ cùng các em HS lớp 10).
2. Giới thiệu những câu chuyện, tấm gương truyền cảm hứng về việc vượt qua hạn chế, điểm yếu của bản thân để vươn lên trong học tập và cuộc sống 
- Tổ chức cho HS chia sẻ trong nhóm những câu chuyện, tám gương các em đã sưu tầm, nghe kể hoặc chứng kiến,... nói về việc con người đã phát huy điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của bản thân để thành công trong cuộc sống. 
- Khuyến khích HS chia sẻ những câu chuyện có thật trong cộng đồng, nhà trường,...
- GV sưu tầm và chia sẻ với HS một số câu chuyện thực tế về ý chí vượt khó, khắcphục hạn chế của bản thân để vươn lên như: đôi bạn cõng nhau đi học cho đến khivào đại học; hai chị em người dân tộc Vân Kiều hằng ngày lên núi đón sóng 3G để học trực tuyến do dịch bệnh,...
3. Chia sẻ về sự cần thiết phải rèn tính tự chủ lòng tự trọng và ý chí vượt khó 
- Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận về sự cần thiết phải rèn luyện tính tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó. 
- Tuỳ thuộc điều kiện, tổ chức cho HS hùng biện hoặc tranh biện theo nhóm để bày tỏ ý kiến. 
4. Trao đổi về cách rèn luyện sự tự chủ, tính chủ động trong học tập và giao tiếp 
- Mời một số HS chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách rèn luyện sự tự chủ, tính chủ động trong học tập và giao tiếp (hoặc kết quả của việc rèn luyện đã đạt được).
- GV có thể nêu định hướng một vài cách thức rèn luyện và cho HS cùng thảo luận.
*********************
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái và hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi, giới thiệu về hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7
c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi nhiệt tình, nắm được các chủ đề của môn học.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn
- Phổ biến luật chơi: Trong thời gian nhanh nhất, HS có tín hiệu trả lời và nói đặc điểm tính cách, quan điểm của bản thân. Nếu đội nào trả lời được nhiều thì đội đó giành thắng cuộc.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi.
- GV quan sát và hỗ trợ các nhóm khi cần thiết
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tích cực tham gia trò chơi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV đánh giá, nhận xét và thông báo kết quả đội giành chiến thắng
- GV dẫn dắt HS vào tìm hiểu nội dung của chủ đề 2.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm tính cách bản thân
a. Mục tiêu: HS nêu được những đặc điểm tính cách nổi bật của mình và giới thiệu với các bạn.
b. Nội dung: 
- Chia sẻ các đặc điểm về tính cách của bản thân.
- Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách mà em đã chia sẻ.
c. Sản phẩm: đặc điểm tính cách bản thân 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Chia sẻ các đặc điểm về tính cách của bản thân.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu (hoặc đề nghị các em viết lên mảnh giấy nhỏ). 
 Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
+ Mỗi người viết ra thẻ màu ba đặc điểm tính cách nổi bật của mình.
Ví dụ: vui vẻ, dễ thương, nóng tính,... 
+ Tự tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong các nét tính cách đó của bản thân
(HS tham khảo ví dụ trong SGK, trang 18). 
+ Chia sẻ thẻ màu của mình với các bạn trong nhóm.
+ HS có thể lựa chọn một trong những hình thức chia sẻ sau: thuyết trình; thể hiện đặc điểm tính cách cá nhân bằng hành động (kịch câm... trị cốt lõi trong việc suy nghĩ, xem xét nhìn nhận các vấn đề khác nhau của cuộc sống.
- Mỗi người có thể có những quan điểm sống khác nhau, có quan điểm sống tích cực, quan điểm sống tiêu cực 
- Quan điểm sống tích cực sẽ định hướng cho chúng ta lối sống và cách suy nghĩ tích cực.
Hoạt động 3. Nhận diện biểu hiện của sự chủ động trong học tập và giao tiếp
a. Mục tiêu: HS xác định được một số biểu hiện cơ bản của người chủ động trong học tập và giao tiếp.
b. Nội dung: 
- Thảo luận về biểu hiện cụ thể của người chủ động trong học tập và giao tiếp
- Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp.
c. Sản phẩm: biểu hiện của sự chủ động trong học tập và giao tiếp
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1. Thảo luận về biểu hiện cụ thể của người chủ động trong học tập và giao tiếp
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hướng dẫn HS tham khảo các gợi ý trong SGK, trang 19 và bổ sung tiếp các biểu hiện thực tế mà các em quan sát được trong lớp học, tại gia đình, ở nơi công cộng.
- GV đưa ra câu hỏi thảo luận chung:
+ Biểu hiện của sự chủ động trong học tập, giao tiếp ở mỗi người là như nhau hay khác nhau? 
+ Vì sao chúng ta cần chủ động trong mọi việc
+ Làm thế nào để khắc phục các hạn chế của người thụ động và trở nên chủ động hơn?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành đội, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình
- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét 
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp.
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và chia sẻ 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi một số HS chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp của chính bản thân mình. Khuyến khích để HS tự tin, mạnh dạn chia sẻ trước lớp.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết:
- Chủ động nghĩa là tự mình hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc bởi hoàn cảnh bên ngoài.
- Thụ động là không tự thực hiện công việc mà luôn chờ đợi sự tác động, chi từ bên ngoài. Thậm chí, khi có tác động từ bên ngoài mà vẫn không phản ứng tích cực trở lại. pho
– Sự chủ động trong học tập và giao tiếp có những biểu hiện cụ thể như:
+ Trong học tập: tự giác làm bài tập; xem trước bài mới; mở rộng kiến thức thông qua tài liệu tham khảo; hăng hái phát biểu trên lớp; chủ động nhận nhiệm vụ khi làm việc nhóm; đặt câu hỏi với thầy cô khi không hiểu bài; tích cực tìm hiểu những thông tin mới để cập nhật, bổ sung cho bài học,...
+ Trong giao tiếp: sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với bạn bè; chủ động làm quen với bạn mới và giúp bạn hoà nhập vào tập thể; mạnh dạn hỏi thầy cô, bạn bè, gia đình những gì mình chưa hiểu; tìm hiểu hoàn cảnh và tự giác, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè, người thân, thành viên cộng đồng đang gặp khó khăn,...
3. Nhận diện biểu hiện của sự chủ động trong học tập và giao tiếp
a. Thảo luận về biểu hiện cụ thể của người chủ động trong học tập và giao tiếp
- Trong học tập:
+ Khi tự học ở nhà: tự giác làm hết bài tập được giao; xem trước bài mới,...
+ Khi học trên lớp: hãng hải phát biểu xây dựng bài; tích cực tham gia hoạt động nhóm,...
- Trong giao tiếp
+ Giao tiếp với bạn bè: sẵn sàng hợp tác, trao đổi kiến thức, phương pháp học tập; làm quen với các bạn,...
+ Giao tiếp với thầy cô: đề nghị thầy cô giúp đỡ khi gặp khó khăn, hỏi lại thầy có những kiến thức chưa hiểu.....
+ Giao tiếp trong gia đình:... 
+ Giao tiếp ở nơi công cộng....
b. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thể hiện sự chủ động trong học tập và giao tiếp
+ Thuận lợi: Luôn được bố mẹ động viên, khuyến khích tỉnh chủ động trong mọi hoàn cảnh.
+ Khó khăn: Do tính cách rụt rè, hay ngại khi đứng trước đám đông, nên còn gặp khó khăn khi muốn thể hiện sự chủ động. 
Hoạt động 4. Tìm hiểu biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó
a. Mục tiêu: HS chỉ ra được các biểu hiện cụ thể của tính tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó thông qua một số tình huống.
b. Nội dung: 
- Thảo luận về biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong các tình huống.
- Trao đổi về cách thức thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó.
- Chia sẻ những khó khăn khi thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt ra mục tiêu đề ra.
c. Sản phẩm: biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Thảo luận về biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong các tình huống.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Mỗi nhóm phân tích một tình huống, hoặc mỗi nhóm phân...giao tiếp
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Sử dụng hai tình huống gợi ý trong SGK, trang 21 (hoặc cho phép HS tự đề xuất các tình huống khác phù hợp). Chia lớp thành các nhóm:
+ Nhóm lẻ: Tình huống 1: Người thân của gia đình từ xa đến thăm và lúc đó chỉ có mình em ở nhà
+ Nhóm chẵn: Tình huống 2: Em muốn tìm kiếm thông tin về một nghề mình quan tâm, nhưng thư viện nhà trường không có tài liệu về nghề này.
Thảo luận, phân công nhiệm vụ đóng vai cho từng thành viên trong nhóm. Các nhóm đóng vai thể hiện tình huống.
Gợi ý thảo luận sau khi đóng vai:
+ Các nhân vật trong hai tình huống đóng vai đã thể hiện sự chủ động bằng những hành động cụ thể như thế nào?
+ Nếu là nhân vật chính trong hai tình huống đó, em sẽ ứng xử ra sao? 
+ Nêu tác dụng của việc thể hiện sự chủ động trong mỗi tình huống.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm và phân vai
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm đóng vai thể hiện tình huống
- Đại diện một số nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét cách thể hiện và đóng vai của các nhóm.
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ sự chủ động của bản thân em trong học tập và trong giao tiếp
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ tình huống thực tế, biểu hiện chủ động trong học tập và giao tiếp của chính bản thân mình. 
Ví dụ: Chủ động kết bạn khi mới vào học lớp 10, chủ động trong việc chia sẻ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của bản thân mình.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời HS chia sẻ tình huống thực tế, biểu hiện chủ động trong học tập và giao tiếp của chính bản thân mình
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết: Thể hiện sự chủ động trong các tình huống khác nhau giúp chúng ta giữ được sự bình tĩnh, sáng suốt và biết cách vượt qua khó khăn hoặc giải quyết hợp lí các vấn đề phát sinh trong học tập, giao tiếp.
Hoạt động 6: Thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó
a. Mục tiêu: HS thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó thông qua một số tình huống đóng vai
b. Nội dung: 
- Đóng vai thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó.
- Chia sẻ những câu chuyện, tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra.
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Đóng vai thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Sử dụng hai tình huống có kết thúc mở trong SGK, trang 21 hoặc đề nghị HS nêu thêm các tình huống khác mà các em thấy phù hợp.
+ Nhóm lẻ: Đóng vai tình huống 1	
+ Nhóm chẵn: Đóng vai tình huống 2
- Hướng dẫn HS thảo luận tình huống, thống nhất cách xử lí trong mỗi tình huống, phân công đóng vai.
- Câu hỏi gợi ý khi đống vai trong 2 tình huống trên:
+ Các nhân vật trong hai tình huống đóng vai đã thể hiện sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó thông qua những hành động, lời nói,... cụ thể như thế nào? 
+ Nếu gặp những tình huống tương tự, em sẽ ứng xử ra sao? Vì sao?
+ Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó là điều dễ dàng hay khó khăn? Vì sao? Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân phải rèn luyện những gì?
+ Nêu ý nghĩa của việc thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, thảo luận và tìm ra đáp án theo nhiệm vụ được phân công
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình
- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.
- Cách thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó trong 2 tình huống trên:
 + Tình huống 1: Khi bạn hiểu lầm và không nghe giải thích, Phương cần bình tĩnh để không có hành động thể hiện sự nóng giận (cãi cọ, bỏ đi, ném đồ,...). Vì bạn hiểu lầm, bản thân Phương không gây ra việc khiến bạn quyết định chấm mối quan hệ bạn bè, nên Phương cần tìm cơ hội giải thích (có thể sau đó, vào gia một thời điểm phù hợp, khi bạn đã bình tĩnh hơn), không nên im lặng hoặc đã bạn nghĩ sai về mình. Phương có thể tìm sự trợ giúp từ các bạn khác để hoa sự hiểu lầm này.
+ Tình huống 2: Bình cần giữ đúng lời hứa với các bạn vì giữ lời hứa thể hiện sự tôn trọng mọi người và thể hiện bản thân có lòng tự trọng. Vì chương trình ca nhạc rất hay nên Bình cần sự quyết tâm để thực hiện nhiệm vụ quan trọng hơn. đã có kế hoạch từ trước và giữ đúng lời hứa với các bạn.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét 
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những câu chuyện, tình huống mà em đã thể hiện sự tự chủ, lòng tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV có thể kể một câu chuyện mình đã chuẩn bị sẵn, thể hiện sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó để đạt mục tiêu trong cuộc sống. 
Ví dụ: Câu chuyện hai chị em người Vân Kiều đi bộ 5 km mỗi ngày tới trạm đón sóng 3G học online,...
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, t... khắc phục; chia sẻ thẻ màu với bạn bên cạnh.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS ghi chủ đề vào vở, về nhà thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gợi ý và giải đáp những vấn đề HS còn chưa hiểu về nhiệm vụ về nhà.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá.
Nhiệm vụ 2. Đề xuất những biện pháp cụ thể để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân và thường xuyên thực hiện
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
–GV cho HS Tham khảo gợi ý trong SGK, trang 23.
+ Đánh giá đúng về điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách của bản thân;
+ Lắng nghe, tiếp nhận góp ý của người khác;
+ Thay đổi từ những hành động, việc làm nhỏ nhất; 
+ Duy trì thực hiện những thói quen tốt;
 +Kiên trì thực hiện những việc làm để thay đổi thói quen, tính cách chưa tốt
+ Suy nghĩ tích cực, tự động viên, khích lệ bản thân;...
Lưu ý: GV có thể nêu ví dụ việc phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân mình để gợi ý và khích lệ HS bày tỏ. 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể của từng biện pháp trên và các biện pháp khác mà HS đưa ra.
- Khuyến khích HS thường xuyên thực hiện những biện pháp đã đề xuất để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
Nhiệm vụ 3 Chia sẻ kết quả với bạn bè, người thân, thầy cô
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giao nhiệm vụ cho HS chia sẻ kết quả thực hiện các biện pháp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu trong tính cách của bản thân với bạn bè, người thân, thầy cô sau một khoảng thời gian nhất định thực hiện theo kế hoạch, biện pháp đã đề xuất.
- Yêu cầu HS tự đánh giá và điều chỉnh để tiếp tục hoàn thiện bản thân.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS chia sẻ kết quả thực hiện các biện pháp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu trong tính cách của bản thân.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và kết luận:
+ Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng 
+ Chúng ta cần có những cách thức cụ thể để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yêu, ngày càng hoàn thiện bản thân mình.
HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá được mức độ hoàn thành của bản thân đối với các nội dung cơ bản của chủ đề
b. Nội dung: Tự đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của chủ đề.
Tự đánh giá mức độ tham gia của mình vào hoạt động.
c. Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào các tiết học sau.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tự đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của chủ đề 
Chọn một trong ba mức độ sau để đánh giá các tiêu chí từ 1 đến 6 phía dưới (GV có thể in các biểu tượng hoa hướng dương vào thẻ màu và phát thẻ cho HS tiến hành đánh giá).
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Các tiêu chí đánh giá:
1. Xác định được các nét tính cách đặc trưng và điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 
. Nêu được quan điểm sống của bản thân và thể hiện quan điểm sống tích cực trong cuộc sống.
3. Xác định được những biểu hiện của sự chủ động và thể hiện sự chủ động trong học tập, giao tiếp. 
4. Chỉ ra được những biểu hiện của sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt mục tiêu đề ra. 
5. Thể hiện được sự tự chủ, tự trọng và ý chí vượt khó trong các tình huống khác nhau.
6. Trình bày được cách thức phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và thực hiện kế hoạch phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản thân.
Tự đánh giá mức độ tham gia của mình vào các hoạt động trong chủ đề 
- HS chọn một trong ba mức độ dưới đây để đánh giá sự tham gia của mình vào các hoạt động:
Rất tích cực
Tích cực
Chưa tích cực
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện việc đánh giá hoạt động của chủ đề theo các tiêu chí trên. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- HS tiến hành đánh gái và chia sẻ kết quả đạt được của bản thân qua hoạt động của chủ đề.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết chủ đề.	
*Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thành bài tập được giao
Rèn luyện các kĩ năng đã được học
Xem trước nội dung chủ đề 3
Ngày soạn: //
Ngày dạy: //
	CHỦ ĐỀ 3: TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ TƯ DUY TIÊU CỰC	
I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức:
- Nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân 
- Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.	
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện năng lực giao tiếp, hợp tác tốt với các thành viên trong các hoạt động nhóm của chủ để.
+ Tự chủ và tự học: Thể hiện sự tự chủ, có chính kiến cá nhân khi thực hành. luyện tập tư duy phản biện; tự học hỏi, rút kinh nghiệm bản thân để biết điều chính tư duy theo hướng tích cực. 
- Năng lực riêng:
+ Giải quyết vấn ... động 1. Tìm hiểu tư duy phản biện
a. Mục tiêu: HS nêu được các biểu hiện và các bước hình thành tư duy phản biện.
b. Nội dung: 
- Xác định biểu hiện của tư duy phản biện
- Thảo luận các bước hình thành tư duy phản biện
c. Sản phẩm: biểu hiện và các bước hình thành tư duy phản biện
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
*Nhiệm vụ 1. Xác định biểu hiện của tư duy phản biện.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV viết/in ra thẻ màu các biểu hiện của tư duy phản biện (số thẻ đủ dùng cho các nhóm trong lớp), hoặc dùng PowerPoint trình chiếu các biểu hiện của tư duy phản biện lên bảng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đề nghị HS thảo luận để xác định biểu hiện nào thuộc về tư duy phản biện.
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm chia sẻ kết quả lựa chọn của mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và chốt lại các biểu hiện của tư duy phản biện.
Nhiệm vụ 2. Thảo luận các bước hình thành tư duy phản biện
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Vẽ lên giấy A0 4 bước chính của việc hình thành tư duy phản biện.
- Tổ chức cho các nhóm cùng thảo luận về từng bước cụ thể, bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Chọn một vấn đề để phản biện. Nêu ví dụ cụ thể của từng bước.
+ Bước nào là quan trọng nhất?
+ Mỗi bước cần có lưu ý gì khi thực hiện? + Có bước nào có thể bỏ qua không? Vì sao?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, các thành viên đưa ra ý kiến riêng của mình, cả nhóm thống nhất.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và kết luận: 
+ Tư duy phản biện được nhận biết thông qua các biểu hiện khác nhau ở mỗi cả nhân. Một số biểu hiện chính là: có chính kiến, có khả năng phân tích và tổng hợp. xem xét các phương án khác nhau để giải quyết cùng một vấn đề, đánh giá kĩ thông tin trước khi kết luận, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, đặt nhiều câu hỏi, sẵn sàng thay đổi góc nhìn,.. 
+ Hình thành tư duy phản biện đòi hỏi những bước thực hiện cụ thể mà mỗi chúng ta phải rèn luyện mới đạt được.
1. Tìm hiểu tư duy phản biện
- Biểu hiện của tư duy phản biện:
+ Có chính kiến;
+ Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin;
+ Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận; 
+ Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn;
+ Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề; 
+ Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm;
+ Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.
 Các bước hình thành tư duy phản biện
- Mỗi bước trong quá trình hình thành tư duy phản biện đều có vai trò, ý nghĩa riêng, không thể thiếu trong quá trình hình thành tư duy phản biện của mỗi người. Vì vậy, không có bước nào có thể bỏ qua. Tuy nhiên, ở mỗi người có thể có thể mạnh khác nhau: Có người có thể mạnh ở việc thu thập thông tin, dữ liệu, nhưng cũng có người chỉ mạnh việc thể hiện quan điểm cá nhân bằng lời nói, hành động cụ thể,.... Bước nào mà bản thân còn hạn chế thì cần tập trung rèn luyện nhiều hơn.
+ Bước 1: Xác định vấn đề cần phản biện. Cần tập thói quen thường xuyên đặt câu hỏi, nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Khi đặt câu hỏi, đưa ra các giả định, chúng ta sẽ nhìn nhận ra được điểm chưa hợp lí để phản biện.
+ Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu liên quan. Để lập luận tốt, chúng ta cần tìm hiểu thông tin về vấn đề mình cần phản biện. Việc trau dồi kiến thức tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về nhiều lĩnh vực cần được thực hiện thường xuyên, trở thành thói quen. Tập thói quen quan sát và học hỏi nhiều kiến thức để khi tranh luận thi minh luôn là người nắm rõ các thông tin chính xác nhằm thuyết phục được người khác.
+ Bước 3: Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá. Khi phân tích, tổng hợp thông tin và đánh giá cần khách quan, không nghĩ hay giải quyết vấn đề theo cảm tính hoặc đặt cái tôi quá cao khi nhìn nhận một vấn đề. Các lập luận đưa ra cần logic, chặt chẽ, thuyết phục.
+ Buổi 4: Thể hiện quan điểm cá nhân. Ở bước này, chúng ta cần thể hiện chính kiến của bản thân, nhưng với thái độ tích cực, cầu thị, mang tính xây dựng không nhầm lẫn tư duy phản biện với việc thích tranh cãi hay chỉ trích người khác. Mặc dù các kĩ năng tư duy phản biện có thể được sử dụng để vạch trần những thiếu sót và sai lầm trong lập luận, nhưng kĩ năng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những lập luận đúng đắn và mang tính xây dựng. Khi thể hiện quan điểm cả nhân, cần có lí lẽ, dẫn chứng chính xác, logic, cụ thể, có sức thuyết phục.
Hoạt động 2. Nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
a. Mục tiêu: HS nhận diện được khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực của bản thân và ý nghĩa của tư duy tích cực trong học tập, giao tiếp.
b. Nội dung: 
- Thảo luận các tình huống giả định để nhận diện khả năng điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực cho bản thân.
- Trao đổi về ý nghĩa, tác dụng của tư duy tích cực trong giao tiếp.
c. Sản phẩm: khả năng điều ...ghĩ tiêu cực. Kể ra những biểu hiện của em khi suy nghĩ tiêu cực (Ví dụ như tâm trạng buồn, cảm giác tức giận, hành vi vùng vàng, bỏ đi, to tiếng,...). Em có cảm nhận như thế nào khi nhớ lại kể lại tình huống này? 
+ Em đã nhận ra mình đang suy nghĩ tiêu cực và thay đổi tư duy theo hướng tích cực như thế nào?
+ Em rút ra bài học gì từ tình huống?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả: Tư duy tích cực không tự nhiên có sẵn mà là do chúng ta rèn luyện trong một thời gian dài. Thông thường, khi đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, chúng là sẽ cảm thấy khó chịu, bực tức, chán nản, giận hờn,... Những suy nghĩ tiêu cực đó là điều không tránh khỏi. Chúng ta không thay đổi được hoàn cảnh sống, cũng không thể thay đổi những yếu tố khách quan, thế nhưng chúng ta có thể thay đổi được cách nhìn nhận của mình về sự việc và thay đổi phương án giải quyết để chính bản thân mình có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng và có hướng khắc phục.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
Hoạt động 4: Rèn luyện tư duy phản biện
a. Mục tiêu: HS thực hành tư duy phản biện để phân tích, đánh giá một vấn đề cụ thể.
b. Nội dung: 
- Lựa chọn một vấn đề để phản biện.
- Chia sẻ cảm nhận cá nhân khi quan sát, lắng nghe ý kiến phản của các bạn.
c. Sản phẩm: tư duy phản biện
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Lựa chọn một vấn đề để phản biện.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận để lựa chọn một vấn đề muốn phản biện trong số 4 gợi ý trong SGK, trang 30 (GV có thể đưa ra các vấn đề khác hoặc tự HS đưa ra vấn đề phù hợp với thực tế ở địa phương, trường, lớp mình). 
- Gợi ý một số vấn đề:
+ Khi đất nước còn chưa phát triển, chúng ta có thể phải ưu tiên lợi ích kinh tế hơn vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Con đường học nghề chỉ phù hợp với những người có học lực yếu, không đủ khả năng học đại học.
+ Bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn ở khu vực đô thị. 
+ Học tập trực tuyến có thể thay thế học trực tiếp tại trường.
+ Nên bỏ bài tập về nhà.
+ Nên cấm xe máy ở các đô thị lớn.
+ Hôn nhân đồng tính.
+ Trí thông minh nhân tạo có thể thay thế hoàn toàn con người.
+ Trỏ chơi điện tử làm tăng tính bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên. 
+ Hút thuốc nên bị cấm trên toàn thế giới.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành đội, thảo luận và lựa chọn 1 vấn đề để phản biện.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Các nhóm trình bày câu trả lời của mình
- HS được mời trả lời câu hỏi đáp nhanh của GV.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét và kết luận.
Nhiệm vụ 2. Chia sẻ cảm nhận cá nhân khi quan sát, lắng nghe ý kiến phản của các bạn.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Em có ấn tượng tốt với phần phản biện của nhóm nào nhất? Vì sao 
- Theo em, điều gì làm cho một quan điểm/ý kiến phản biện có tính thuyết phục cao?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS nêu quan điểm.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, tổng kết và khuyến khích HS điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực.
+ Đối với mỗi vấn đề hoặc hiện tượng trong cuộc sống, có thể sẽ xuất hiện những ý kiến đồng tình hoặc quan điểm phản biện. Nhờ vậy, mọi việc được xem xét một cách thấu đáo, đa chiều, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
+ Thường xuyên thực hành phản biện lại các vấn đề sẽ giúp chúng ta rèn luyện khả năng tư duy phản biện và xây dựng được thế giới quan rộng mở, đa chiều khi đánh giá sự vật, hiện tượng.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – MỞ RỘNG
Hoạt động 5: Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực khi đánh giá sự vật, hiện tượng
a. Mục tiêu: HS vận dụng được các bước thực hành tư duy phản biện, tư duy tích cực để đánh giá một sự vật, hiện tượng cụ thể.
b. Nội dung: 
- Chọn một cuốn sách hoặc bộ phim em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn.
- Vận dụng tư duy phản biện, tư duy tích cực để bình luận về nội dung tác phẩm đó.
c. Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào các tiết học sau.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Chọn một cuốn sách hoặc bộ phim em muốn bình luận, giới thiệu với các bạn.
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS lựa chọn một cuốn sách/bộ phim mà bản thân thấy hay, đặc sắc để bình luận và giới thiệu với các bạn trong nhóm hoặc trong lớp.
- Gợi ý nội dung cần chuẩn bị:
+Tên cuốn sách/bộ phim;
+ Em đọc/xem cuốn sách/bộ phim/tác phẩm đó trong hoàn cảnh nào?
- Điều gì khiển em nhớ tới cuốn sách/bộ phim/tác phẩm đó và muốn giới thiệu với các bạn?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gợi ý và giải đáp những vấn đề HS còn chưa hiểu về nhiệm vụ về nhà.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV nhận xét, đánh giá.
Nhiệm vụ 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_10_sach_canh_dieu_day_du_ca_na.docx