Giáo án Hóa học 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Trường THPT Đoàn Kết

Tiết 36 - 38: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức.

- HS được học các kiến thức về:

+ Số oxi hóa của nguyên tố.

+ Chất oxi hóa, chất khử, phản ứng Oxi hóa khử.

+ Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử.

+ Phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn

2. Năng lực.

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo, các kênh thông tin khác: internet…liên quan đến chủ đề bài học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tìm hiểu về số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử, lập phương trình phản ứng oxi hóa khử.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích tại sao các nguyên tố khác nhau có trạng thái số Oxh khác, nguyên tố có nhiều trang thái số oxh. Giải thích các quá trình oxi hóa khử trong cuộc sống.

* Năng lực hóa học

a. Nhận thức hóa học:

- HS trình bày được:Khái niệm về số oxh của nguyên tố, phản ứng oxi hóa khử, chất khử, chất oxi hóa

- HS xác định được chất khử, chất oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử

- HS phân biệt được các loại phản ứng oxh-khử: phản ứng nội oxh-khử; tự oxh-khử; oxh-khử có môi trường.

- HS lập được phương trình phản ứng oxi hóa khử.

- HS nêu được ý nghĩa phản ứng oxh-khử trong thực tiễn.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học.

- Tìm hiểu các phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn tự nhiên.

c. Vận dụng kiến thức kĩ năng

- Giải thích được vai trò của phản ứng oxh-khử trong cuộc sống, thực tiễn.

Nhận thức hóa học:

Nêu khái niệmvà xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.

- Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá –khử.

- Mô tả được một số phản ứng oxi hoá – khử quan trọng gắn liền với cuộcsống.

- Cân bằng được phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằngelectron.

2. Phẩm chất

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm. (8)

- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. (9)

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên:

- Kế hoạch dạy học. - Bài giảng powerpoint. - Giấy A3. - Bút lông.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa. - Đọc trước bài ở nhà.

docx 53 trang Cô Liên 22/10/2024 251
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Trường THPT Đoàn Kết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Trường THPT Đoàn Kết

Giáo án Hóa học 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Trường THPT Đoàn Kết
Tiết 36 - 38: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.
- HS được học các kiến thức về:
+ Số oxi hóa của nguyên tố.
+ Chất oxi hóa, chất khử, phản ứng Oxi hóa khử.
+ Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử.
+ Phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn
2. Năng lực.
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, tài liệu tham khảo, các kênh thông tin khác: internetliên quan đến chủ đề bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm, tìm hiểu về số oxi hóa, chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử, lập phương trình phản ứng oxi hóa khử.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích tại sao các nguyên tố khác nhau có trạng thái số Oxh khác, nguyên tố có nhiều trang thái số oxh. Giải thích các quá trình oxi hóa khử trong cuộc sống.
* Năng lực hóa học
a. Nhận thức hóa học:
- HS trình bày được:Khái niệm về số oxh của nguyên tố, phản ứng oxi hóa khử, chất khử, chất oxi hóa
- HS xác định được chất khử, chất oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử
- HS phân biệt được các loại phản ứng oxh-khử: phản ứng nội oxh-khử; tự oxh-khử; oxh-khử có môi trường.
- HS lập được phương trình phản ứng oxi hóa khử.
- HS nêu được ý nghĩa phản ứng oxh-khử trong thực tiễn.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học.
- Tìm hiểu các phản ứng oxi hóa khử trong thực tiễn tự nhiên.
c. Vận dụng kiến thức kĩ năng 
- Giải thích được vai trò của phản ứng oxh-khử trong cuộc sống, thực tiễn.
Nhận thức hóa học: 
Nêu khái niệmvà xác định được số oxi hoá của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
- Nêu được khái niệm về phản ứng oxi hoá – khử và ý nghĩa của phản ứng oxi hoá –khử.
- Mô tả được một số phản ứng oxi hoá – khử quan trọng gắn liền với cuộcsống.
- Cân bằng được phản ứng oxi hoá – khử bằng phương pháp thăng bằngelectron.
2. Phẩm chất
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm. (8)
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. (9)
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học.	- Bài giảng powerpoint. 	- Giấy A3.	- Bút lông. 
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.	- Đọc trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Mở đầu
Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu
- Kích thích hứng thú, tạo tư thế sẵn sàng học tập và tiếp cận nội dung bài học.
b. Nội dung
- Dẫn dắt vào nội dung bài học.
c. Sản phẩm
- Nguyên tử Fe (đinh sắt) là nguyên tố nhường electron, nguyên tử Oxi trong không khí là nguyên tố nhận electron. Vì
PT: 3O2 + 4Fe + 6H2O → 4Fe(OH)3↓
Fe → Fe3+ + 3e (nhường electron).
O2 + 4e → 2O2- (nhận electron).
d. Tổ chức hoạt động học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Ổn định lớp.
- Dẫn dắt vào nội dung: 
Quá trình bị gỉ của đinh ốc ngoài không khí được mô tả như hình dưới đây
Trong quá trình này, hãy cho biết nguyên tử nguyên tố nào nhường electron, nguyên tử nguyên tố nào nhận electron. Giải thích
- Mời HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt vào bài: Đom đóm có thể phát ra ánh sáng đặc biệt, không tỏa nhiệt như ánh sáng nhân tạo. Cấu tạo bên trong lớp da bụng của đom đóm là dãy các tế bào phát quang có chứa luciferin. Luciferin tác dụng với oxygen, cùng với xúc tác enzyme, để tạo ra ánh sáng. Đây là phản ứng oxi hóa – khử.
Trong cuộc sống tự nhiên có nhiều hiện tượng mà nguyên nhân chính là do phản ứng oxi hóa – khử gây ra. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về phản ứng oxi hóa – khử và vai trò của nó trong cuộc sống.

- HS quan sát và lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Số oxi hóa
a. Mục tiêu
- HS nêu được khái niệm và xác định được số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất. (4)
b. Nội dung
- Làm việc theo nhóm để tìm hiểu về khái niệm của số oxi hóa và xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất.
c. Sản phẩm
Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳng về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: 
Al2O3 : Số oxi hóa của Al là +3, của O là -2.
CaF2 : Số oxi hóa của Ca là +2, của F là -1.
Câu 2:
N=O: Số oxi hóa của N là +2, của O là -2.
CH4: Số oxi hóa của C là -4, của H là +1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Fe2O3,Na2CO3, KAl(SO4)2.
Fe2O3
Áp dụng quy tắc 1, ta biết được số oxi hóa của O là -2. Gọi x là số oxi hóa của Fe, áp dụng quy tắc 2, ta có: 2x + 3(-2) = 0 ---> x = +3
Na2CO3
Áp dụng quy tắc 1, ta biết được số oxi hóa của O là -2, của Na là +1. Gọi x là số oxi hóa của C, áp dụng quy tắc 2, ta có: 2(+1) + x + 3(-2) = 0 ---> x = +4
KAl(SO4)2
Áp dụng quy tắc 1, ta biết được số oxi hóa của O là -2, số oxi hóa của K là +1, Al là +3. Gọi x là số oxi hóa của S, áp dụng quy tắc 2, ta có: 
1(+1) + 1(+3) + 2x + 8(-2) = 0 ---> x = +6
Câu 2:NO3- , NH4+, MnO4-.
NO3-: Áp dụng quy tắc 1, ta biết được số oxi hóa của O là -2. Gọi x là số oxi hóa của N, áp dụng quy tắc 2, ta có: x + 3(-2) = -1 --->...), phản ứng acid – base.”
- Từ kiến thức của mình kết hợp với SGK, mời HS nêu khái niệm phản ứng oxi hóa – khử.
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình nhường và nhận electron.Tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu về phản ứng oxi hóa khử.	
Ví dụ: 
2Ag + Cl2® 2AgCl (1)
2AgNO3 + BaCl2® 2AgCl + Ba(NO3)2(2)
Cl2 + 2NaOH® NaOCl + NaCl + H2O 
- Mời HS trả lời nhanh yêu cầu sau:
Xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong phản ứng (1) và (2). Cho biết nguyên tố nào có sự thay đổi số oxi hóa.
2Ag0+Cl02  2Ag+1Cl-1
(1)
Trong phản ứng (1), cả 2 nguyên tố Ag và Cl đều có sự thay đổi số oxi hóa. Ag có số oxi hóa là 0 khi ở dạng đơn chất, và trong AgCl, Ag có số oxi hóa là +1. Tương tự, Cl có số oxi hóa là 0 khi ở dạng đơn chất và có số oxi hóa là -1 trong hợp chất AgCl.
 (2)
Ở phản ứng (2), đây là phản ứng trao đổi, không phải phản ứng oxi hóa khử, do đó không có sự thay đổi oxi hóa giữa các nguyên tố.
- Lắng nghe và ghi chép kiến thức.
- HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe và ghi bài vào vở.

Hoạt động 3: Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử	
a. Mục tiêu
- Cân bằng được phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron. (6)
b. Nội dung
- Sử sụng phương pháp đàm thoại gợi mở và dạy học theo trạm để tìm về phản ứng oxi hóa – khử; cân bằng được phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
c. Sản phẩm
Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử:
Bước 1:Xác định và ghi các sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng lên trên các kí hiệu hóa học của nguyên tử.
Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử
Bước 3: Thăng bằng electron bằng cách nhân thêm hệ số vào các bán phản ứng nhường và nhận electron sao cho tổng electron nhường bằng tổng electron nhận. Cộng các bán phản ứng (đã nhân hệ số) với nhau sẽ thu được sơ đồ (3)
Bước 4: Dựa vào sơ đồ (3) để hoàn thành phương trình dạng phân tử 

TRẠM 1
Fe2O3 + CO ® Fe + CO2
Bước 1: 
Bước 2: 
Bước 3:
3x

2x

⇒
Bước 4:
Fe2O3 + 3CO ® 2Fe + 3CO2
Trong phản ứng , chất khử là C (là chất nhường electron), chất oxi hóa là Fe (là chất nhận electron)
Sự oxi hóa (quá trình nhường electron): 
Sự khử (quá trình nhận electron): 

TRẠM 2
NH3 + O2® NO + H2O
Bước 1: 
Bước 2: 
Bước 3:
2x

5x

⇒
Bước 4:
4NH3 + 5O2® 4NO + 6H2O
Trong phản ứng, chất khử là N (là chất nhường electron), chất oxi hóa là O (là chất nhận electron)
Sự oxi hóa (quá trình nhường electron): 
Sự khử (quá trình nhận electron): 

TRẠM 3
HCl + PbO2® PbCl2 + Cl2 + H2O
Bước 1: 
Bước 2: 
Bước 3:
2x

1x

⇒
Bước 4:
4HCl + PbO2® PbCl2 + Cl2 + 2H2O
Trong phản ứng, chất khử là Cl (là chất nhường electron), chất oxi hóa là Pb (là chất nhận electron)
Sự oxi hóa (quá trình nhường electron): 
Sự khử (quá trình nhận electron): 

TRẠM 4
KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Bước 1: 
Bước 2: 
Bước 3:
5x

1x

⇒
Bước 4:
2KMnO4 + 16HCl ® 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Trong phản ứng, chất khử là Cl (là chất nhường electron), chất oxi hóa là Mn (là chất nhận electron)
Sự oxi hóa (quá trình nhường electron): 
Sự khử (quá trình nhận electron): 
d. . Tổ chức hoạt động học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV dẫn dắt: “Phản ứng oxi hóa – khử có sự thay đổi số oxi hóa, tức là có các quá trình nhường và nhận electron. Dựa theo nguyên tắc: trong một phản ứng, tổng số electron nhường phải bằng tổng số electron nhận, ta có thể cân bằng các phản ứng oxi hóa khử.”
Ví dụ: Cân bằng phản ứng: Al + O2 ® Al2O3
Bước 1:Xác định và ghi các sự thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng lên trên các kí hiệu hóa học của nguyên tử. 
Bước 2: Viết các quá trình oxi hóa và quá trình khử
Bước 3: Thăng bằng electron bằng cách nhân thêm hệ số vào các bán phản ứng nhường và nhận electron sao cho tổng electron nhường bằng tổng electron nhận. Cộng các bán phản ứng (đã nhân hệ số) với nhau sẽ thu được sơ đồ (3)
2x

3x

⇒
Bước 4: Dựa vào sơ đồ (3) để hoàn thành phương trình dạng phân tử 
4Al + 3O2 ® 2Al2O3
GV: Trong phản ứng ở ví dụ 1, hãy chỉ ra chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử, quá trình oxi hóa.
Trong phản ứng ở ví dụ 1, chất khử là Al (là chất nhường electron), chất oxi hóa là O (là chất nhận electron).
Sự oxi hóa (quá trình nhường electron)
Sự khử (quá trình nhận electron)
- GV chia lớp thành 4 trạm, phân công nhiệm vụ riêng cho từng trạm. 
- Nêu mục tiêu, cách thực hiện nhiệm vụ và thời gian mỗi trạm.
Trạm 1: 
TRẠM 1
Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau. Chỉ ra chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
Fe2O3 + CO ® Fe + CO2
Trạm 2:
TRẠM 2
Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau. Chỉ ra chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
NH3 + O2® NO + H2O
Trạm 3: 
TRẠM 3
Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau. Chỉ ra chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
HCl + PbO2® PbCl2 + Cl2 + H2O
Trạm 4: 
TRẠM 4
Cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau. Chỉ ra chất oxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử.
KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
- Mỗi HS sẽ chọn 1 trạm theo sở thích và di chuyển đến trạm đó cùng các bạn trong nhóm và hoàn thành ph...ường electron): 
Quá trình khử (quá trình nhận electron): 
d*) Al + 6H+ + 3NO3® Al3+ + 3NO2 + 3H2O
Chất khử là Al, chất oxi hóa là N
Gọi x là số oxi hóa của N trong NO3 áp dụng quy tắc 1 và 2, ta có:
x + 3(-2) = -1 ⇒ x = +5
Gọi y là số oxi hóa của N trong NO2 áp dụng quy tắc 1 và 2, ta có:
x + 2(-2) = 0 ⇒ x = +4
Quá trình oxi hóa (quá trình nhường electron): 
Quá trình khử (quá trình nhận electron): 
Bài 3: 
a. 2NaBr + Cl2® 2NaCl + Br2
b. Fe2O3 + 3CO ® 2Fe + 3CO2
c. 5CO + I2O5® 5CO2 + I2
d.
Bài 4:
C2H5OH + 3O2® 2CO2 + 3H2O
Đây là phản ứng oxi hóa – khử vì có xảy ra quá trình nhường nhận electron, trong đó chất khử là C và chất oxi hóa là O. Phản ứng này thuộc loại phản ứng cung cấp năng lượng


BÀI 18: ÔN TẬP CHƯƠNG 5
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Củng cố kiến thức về chương 5: Năng lượng hóa học
– Trình bày được khái niệm phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy (nhiệt phản ứng) của phản ứng.
– Nhận biết được một số phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt trong thực tế dựa vào sự thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh phản ứng.
– Vận dụng các kiến thức đã học để tính được biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK và các kiến thức hóa học về phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt, nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm để tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến năng lượng hóa học cũng như tính biến thiên enthalpy của phản ứng.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến phản ứng thu nhiệt và phản ứng tỏa nhiệt.
2.2. Năng lực hóa học: 
a. Nhận thức hoá học: phát triển được kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành các câu hỏi, bài tập tính biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.
c. Vận dụng kiến thức về phản ứng hóa học và enthalpy để giải thích được một số hiện tượng thực tế: tại sao nên dùng quạt để thổi vào bếp than, củi để đun nấu nhanh hơn, tại sao cần vôi sống thì phải nung đá vôi
3. Phẩm chất. 
 - Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin về các phản ứng thu nhiệt, tỏa nhiệt trong thực tế.
 - Học sinh có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Phiếu bài tập số 1, số 2, số 3
hình ảnh, học liệu.cần đính kèm link
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: 
- Huy động các kiến thức đã được học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu kiến thức thông qua việc làm ví dụ.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
b) Nội dung: Học sinh trả lời câu hỏi sau
Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng
(1) phản ứng tạo gỉ kim loại
(2) phản ứng quang hợp
(3) phản ứng nhiệt phân
(4) phản ứng đốt cháy
Câu hỏi thêm các phản ứng này gọi là phản ứng thu nhiệt hay phản ứng tỏa nhiệt
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi: phản ứng (2) và (3) là phản ứng cần cung cấp năng lượng (phản ứng quang hợp cần năng lượng là ánh sáng, phản ứng nhiệt phân cần nhiệt độ nhất định); và các phản ứng đó là phản ứng thu nhiệt.
d) Tổ chức thực hiện: dựa vào kiến thức đã học, HS trả lời câu hỏi. GV chốt kiến thức.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hệ thống hóa kiến thức
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các khái niệm về phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt; viết được công thức tính enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: 
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Nhiệm vụ của nhóm là ghép các mảnh ghép sao cho câu hỏi trên mảnh ghép này xếp sát với câu trả lời trên mảnh ghép khác để tạo thành hình giống với hình mẫu
- Thời gian chơi là 5 – 8 phút (tùy thuộc vào năng lực HS)
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả hoạt động của nhóm
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận.
– Chất phản ứng → Sản phẩm
(1) ΔrH > 0 : phản ứng thu nhiệt
(2) ΔrH < 0 (phản ứng tỏa nhiệt)
(3) Đk chuẩn đối với chất khí là: áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C (298K)
(4) Đk chuẩn đối với chất lỏng là: nồng độ 1 mol/l và nhiệt độ 250C (298K)
(5) Biến thiên enthalpy chuẩn kí hiệu là: ΔrH298o 
(6) Nhiệt tạo thành kí hiệu là ΔfH
(7) Năng lượng liên kết của H2 kí hiệu là Eb(H-H)
(8)ΔrH298o theo nhiệt tạo thành = ∆fH298o(sp) - ∆fH298o(cđ)
(9) ΔrH298o theo năng lượng liên kết = Eb (cđ) - Eb (sp)

3. Hoạt động 3: Luyện tập
Luyện tập
Mục tiêu: 
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài. 
- Vận dụng các kiến thức đã học để dự đoán được phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt, trạng thái bền vững của chất khi biết biến thiên enthalpy của phản ứng...ệnh nhân đó có thể nhận được là
A. -397,09 kJ.	B. +381,67kJ	C. +389,30kJ	D. +416,02kJ
Câu 3: Dựa vào năng lượng liên kết, tính ΔrH298o của phản ứng sau:
F2(g) + H2O(g) →2HF(g) + 12O2(g)
Biết năng lượng liên kết: EF-F = 159 kJ mol-1; EO-H = 464 kJ mol-1; EH-F = 565 kJ mol-1;
EO2=498kJ mol-1.
Câu 4: Khi đun bếp than, củi, để đun nấu nhanh hơn, người ta thường dùng quạt để thổi thêm không khí vào bếp. Cách làm này có làm thay đổi biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng C(s) + O2(g) → CO2(g) không? Giải thích.
Tiết 49
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II HOÁ 10
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về số oxi hoá là không đúng?
A. Số oxi hoá được viết ở dạng đại số, dấu viết trước, số viết sau.
B. Trong đơn chất, số oxi hoá của nguyên tử bằng 0.
C. Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hoá của nguyên tố bằng điện tích ion.
D. Trong tất cả các hợp chất, số oxi hoá của hydrogen là +1.
Câu 2: Số oxi hóa của magnesium trong MgCl2 là
A. +1.                              B. +2.                         C. 0.                                 D. -2.
Câu 3: Số oxi hoá của nitrogen trong NH4NO2 là
A. 0 và +3.                       B. +5.                         C. +3.                              D. -3 và +3.
Câu 4: Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng có sự nhường và nhận
A. electron.                      B. neutron.                  C. proton.                        D. cation.
Câu 5: Cho quá trình Fe2+ → Fe3+ + 1e, quá trình này còn được gọi là
A. quá trình oxi hóa.                                           B. quá trình khử.            
C. quá trình nhận proton.                                    D. quá trình tự oxi hóa – khử.
Câu 6: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4. Trong phản ứng trên, vai trò của Br2 là
A. chất khử.	C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
B. chất oxi hóa.	D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Câu 7: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử?
A. AgNO3 + KBr → AgBr + KNO3.                 	B. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
C. CH4 + 2O2 t∘→→t° CO2 + 2H2O.	D. CaCO3 t∘→→t° CaO + CO2.
Câu 8: Trong phản ứng: 4FeS2 + 11O2 t∘→→t° 2Fe2O3 + 8SO2, chất bị khử là
A. FeS2.                           B. O2.	C. Fe2O3.                         D. SO2.
Câu 9: Cho phản ứng: FeO + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O. Trong phương trình hoá học của phản ứng trên, khi hệ số của FeO là 3 thì hệ số của HNO3 là
A. 6.                                 B. 8.                            C. 4.                                 D. 10.
Câu 10: Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số):
aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 + dFeCl3
Tỉ lệ a : c là
A. 4 : 1.                            B. 3 : 2.                       C. 2 : 1.                            D. 3 : 1.
Câu 11: Cho phản ứng 3Cl2 + 6KOH t∘→→t° 5KCl + KClO3 + 3H2O.
Tỉ lệ số nguyên tử chloride bị khử và số nguyên tử chloride bị oxi hoá tương ứng là
A. 1 : 2.                            B. 1 : 5.	C. 2 : 1.                            D. 5 : 1.
Câu 12: Cho 12,8 gram Cu tác dụng hết với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được V lít khí SO2 ở điều kiện chuẩn. Giá trị của V là
A. 4,958.                          B. 2,479.	C. 3,720.                          D. 0,297.
Câu 13: Cảnh sát giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích rượu etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi rượu thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 có màu da cam và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen theo phản ứng hóa học sau:
CrO3 + C2H5OH → CO2↑ + Cr2O3 + H2O
Tỉ lệ chất khử : chất oxi hoá ở phương trình hóa học trên là
A. 1 : 1.                            B. 1 : 2.                       C. 2 : 1.                            D. 1 : 3.
Câu 14: Sodium peroxide (Na2O2) là chất oxi hóa mạnh, dễ dàng hấp thụ khí carbon dioxide và giải phóng khí oxygen. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí carbon dioxide và cung cấp khí oxygen cho con người trong hô hấp theo phản ứng sau: Na2O2 + CO2 → Na2CO3 + O2↑. Biết hệ số cân bằng của phản ứng là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số cân bằng của chất tham gia phản ứng là
A. 2.                                 B. 3.	C. 4.                                 D. 5.
Câu 15: Cho các phát biểu sau, phát biểu đúng là
A. Trong phản ứng cháy, chất bị oxi hoá thường là oxygen.
B. Trong công nghiệp, tất cả các phản ứng hoá học trong quy trình sản xuất đều là phản ứng oxi hoá – khử.
C. Các phản ứng oxi hoá – khử trong đời sống đều có lợi.
D. Trong phản ứng đốt cháy khí thiên nhiên thì khí thiên nhiên đóng vai trò là chất bị oxi hoá.
Câu 16: Phản ứng toả nhiệt là
A. phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.	B. phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.
C. phản ứng lấy nhiệt từ môi trường.	D. phản ứng làm nhiệt độ môi trường giảm đi.
Câu 17: Trong các phản ứng sau:
(1) Phản ứng đốt cháy than.	(2) Phản ứng nung vôi.
(3) Phản ứng nhiệt phân thuốc tím.
Phản ứng thu nhiệt là
A. (1).                               B. (1) và (2).	C....Hoff (γ).
- Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất.
2. Phẩm chất
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong kết quả làm việc nhóm. 
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học.
- Bài giảng powerpoint. 
- Phiếu học tập.
- Dụng cụ thí nghiệm (trong phiếu thí nghiệm)
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Đọc trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua hình ảnh các phản ứng xảy ra nhanh, chậm giúp học sinh nhận thấy sự khác nhau về tốc độ của các phản ứng. Học sinh trả lời câu hỏi gợi mở GV đặt ra gợi mở vào bài học.
b. Nội dung hoạt động
Trong tự nhiên có nhưng phản ứng xảy ra rất nhanh, cũng có những phản ứng xảy ra châm như:
- Nướng bánh mì – cần vài phút.


- Đốt gas khi nấu ăn – cần vài giây.


- Lên men rượu để nấu rượu – cần vài ngày.


- Chiếc đinh sắt bị gỉ - cần vài tháng.


Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học cần dùng đại lượng nào? Cách tính ra sao? Em có thể làm cách nào để kim hãm hoặc thúc đẩy một phản ứng hóa học theo mong muốn?
c. Sản phẩm: HS dựa vào câu hỏi, đưa ra dự đoán của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS.
2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Khái niệm tốc độ phản ứng hóa học
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học.
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: 
NV1. GV yêu cầu học sinh quan sát Hình 19.1 SGK. Yêu cầu HS nhận xét về sự thay đổi lượng chất đầu và chất sản phẩm khi phản ứng xảy ra?
NV2. GV yêu cầu HS nêu kết luận về liên hệ giữa tốc độ phản ứng và sự biến đổi nồng độ các chất trong phản ứng. Từ đó nêu khái niệm tốc độ phản ứng, đơn vị tốc độ phản ứng.
NV3. GV yêu cầu HS quan sát Hình 19.2 nêu khoảng thời gian cho từng phản ứng xảy ra.
GV yêu cầu HS tìm thêm các ví dụ để minh họa cho các phản ứng xảy ra nhanh, chậm.
NV4. GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi 1.
Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi GV đặt ra ở NV1, NV2, NV3.
- HS thực hiện theo nhóm (mỗi nhóm một bàn) thực hiện NV4. Báo cáo theo nhóm
Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay trả lời câu hỏi, các bạn khác góp ý, bổ xung, ghi chép bài vào vở.
- Đại diện 2 nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác so sánh, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận.

NV1. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu giảm dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm tăng dần theo thời gian.
NV2. - Tốc độ phản ứng của một phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (d), 
- Tốc độ phản ứng kí hiệu là v, đơn vị tốc độ phản ứng là (đơn vị nồng độ) (đơn vị thời gian)-1, ví dụ: mol L-1 s-1 hay M s-1.
NV3. a) Đốt than – cần vài phút
b) Đinh sắt bị gỉ - cần vài tháng
c) Tinh bột lên men rượu – cần vài ngày.
HS tìm thêm ví dụ : lên men làm sữa chua, đốt lá cây khô, tàu biển bị gỉ, 
NV4. a) Dựa vào đồ thị ta thấy: Nồng độ ban đầu của chất là 0 mol/L. Thời gian của phản ứng tăng, nồng độ dung dịch chất tăng.
⇒ Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất sản phẩm HCl.
b) Đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này là mol/(L.min).

Hoạt động 2.2: Tốc độ trung bình của phản ứng
Mục tiêu: Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ (còn gọi là định luật tác dụng khối lượng chỉ đúng cho phản ứng đơn giản nên không tùy ý áp dụng cho mọi phản ứng)
GV dẫn dắt: Từ hoạt động trên chúng ta đã biết tốc độ phản ứng thay đổi theo thời gian. Tương tự tốc độ trung bình trong chuyển động, để đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian, ta dùng đại lượng tốc độ phản ứng trung bình.
Giao nhiệm vụ học tập: 
NV1. Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1. (đính kèm phần phụ lục).
NV2. GV hướng dẫn HS tìm hiểu công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng theo các chất khác nhau của phản ứng phân hủy H2O2 (Ví dụ SGK). Từ đó rút ra được khái niệm và công thức tổng quát tính tốc độ trung bình của một phản ứng hóa học. 
GV đặt lại câu hỏi: Vì sao cần đặt dấu “-“ trước biến thiên nồng độ chất đầu?
GV giới thiệu: Sự thay đổi lượng chất trong khoảng thời gian vô cùng ngắn được gọi là tốc độ tức thời của phản ứng.
NV3. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2. GV yêu cầu 2 bạn lên bảng trình bày.
Thực hiện nhiệm vụ: 
NV1. HS hoàn thành phiếu học tập theo 4 nhóm.
NV2. HS trình bày được khái niệm tốc độ trung bình của phản ứng. Hình thành kĩ năng tính tốc độ trung bình của phản ứng.
NV3. HS làm việc cá nhân hoàn thành câu hỏi 2. 2 bạn lên bảng trình bày.
Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.
- HS tìm hiểu công thức tính tốc độ trung bình của phản ứng tổng hợp...ét sản phẩm của nhóm khác.

Kết luận: Kiểm soát tốc độ các phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất khi vận dụng các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, bề mặt tiếp xúc và chất xúc tác mang lại các giá trị hiệu quả.

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: HS làm bài tập để khắc sâu kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
b) Chuyển giao nhiệm vụ 
 b.1. Hoàn thành sơ đồ sau
b.2. GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Đại lượng đặc trưng cho độ giảm nồng độ của chất phản ứng hoặc tăng nồng độ sản phẩm phản ứng trong một đon vị thời gian được gọi là
 A. cân bằng hoá học.	B. tốc độ tức thời.
 C. tốc độ phản ứng.	D. quá trình hoá học.
Câu 2: Trong phản ứng hoá học, tốc độ phản ứng
 A. giảm khi nhiệt độ của phản ứng tăng.
 B. tăng khi nhiệt độ của phản ứng tăng.
 C. không đổi khi nhiệt độ của phản ứng tăng.
 D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của phản ứng.
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và biến mất sau khi phản ứng kết thúc.
C. Bất cứ phản ứng nào cũng cần tăng áp suất để tăng tốc độ phản ứng.
D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.
Câu 4: Một phản ứng hóa học được biểu diễn như sau: 
 Các chất phản ứng → Các sản phẩm.
Yếu tố nào sau đây không ảnh hướng đến tốc độ phản ứng?
 	A. Chất xúc tác 	 B. Nồng độ các chất phản ứng 	
 	C. Nồng độ các sản phẩm 	 D. Nhiệt độ
Câu 5: Có một số hiện tượng sau: (1) nướng bánh mì, (2) đốt khí ga khi nấu ăn, (3) cửa sắt bị han gỉ, (4) đốt củi luộc bánh chưng. Hiện tượng có tốc độ phản ứng chậm nhất là:
	A. (1). 	 B. (2). 	 C. (3).	 D. (4).
Câu 6: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ, áp suất. B. Tăng diện tích.	C. Nồng độ.	D. Xúc tác.
Câu 7: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của một phản ứng người ta dùng khái niệm nào?
Câu 8: Ở cùng nhiệt độ, khi cho bột Fe tác dụng với dung dịch HCI, nồng độ (M) nào của dung dịch HCl sẽ cho phản ứng nhanh nhất?
 A. 0,1. B. 1,0. C. 0,5.	 D. 0,2.
Câu 8: Ở 25 °C, kim loại Zn ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl 1,0 M có tốc độ phản ứng nhanh hơn so với Zn ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là
A. nồng độ.	B. nhiệt độ.	C. diện tích bề mặt. D. chất xúc tác.
Câu 10: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,42 (M). Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,22 (M). Tốc độ phản ứng trung bình (M/s) là
 A. 0,064	 B. 0,022	 C. 0,042	 D. 0,020

c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: C Câu 6: A
Câu 7: Tốc độ phản ứng Câu 8: B Câu 9: C Câu 10: D

d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giao nhiệm vụ hoạt động cá nhân 

Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ. Hỗ trợ khi cần thiết.

- HS hoạt động cá nhân (8 phút)
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS ngẫu nhiên trả lời câu hỏi

Thảo luận các phương án trả lời
Bước 4: Kết luận 
Nhận xét và chốt kiến thức 

HS nghe GV chốt kiến thức

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Hãy cho biết người ta đã sử dụng biện pháp nào để tăng tốc độ phản ứng hoá học trong các trường hợp sau đây :
a) Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn.. ) để ủ rượu. 
b) Nén hỗn hợp khí N2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp NH3.
c) Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng.
d) Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất sulfuric acid (SO3 đi từ dưới lên, sulfuric acid 98% đi từ trên đỉnh tháp hấp thụ xuống)
Câu 2: Trong đời sống, khi sử dụng chất giặt rửa, chất tẩy màu, người ta thường pha loãng với nước ấm để tăng tác dụng tẩy, rửa. Hãy giải thích điều trên.
Câu 3: Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 1000C. Trên đỉnh núi Fansipan (cao 3200m so với mực nước biển), nước sôi ở 900C. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi ở vùng đồng bằng mất 3,2 phút, trong khi đó trên đỉnh Fansipan mất 3,8 phút.
Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng làm chín miếng thịt trên.
Nếu luộc miếng thịt đó trên đỉnh núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 800C thì mất bao lâu để luộc chín miếng thịt?

c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: 
a) men rượu là một loại xúc tác sinh học b) tăng áp suất
c) tăng nhiệt độ d) tăng diện tích tiếp xúc
Câu 2: Người ta đã vận dụng yếu tố nhiệt độ tác động lên tốc độ phản ứng. Khi dùng nước ấm, các phân tử hoạt động hơn, giúp quá trình tẩy, rửa diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Câu 3:
a) 1,1875. b) 4,5 phút.

d. Tổ chức thực hiện	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giao nhiệm vụ hoạt động cá nhân: yêu cầu học sinh hoàn thành Câu 1 trong PHT số 3

Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát HS ...ét và chốt kiến thức trên bảng của học sinh

Ghi nhận kiến thức

3. Hoạt động: Luyện tập (15 phút)
a. Mục tiêu 
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về tốc độ phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
 	- Tiếp tục phát triển năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Đại lượng đặc trưng cho độ giảm nồng độ của chất phản ứng hoặc tăng nồng độ sản phẩm phản ứng trong một đon vị thời gian được gọi là
 A. cân bằng hoá học.	B. tốc độ tức thời.
 C. tốc độ phản ứng.	D. quá trình hoá học.
Câu 2: Trong phản ứng hoá học, tốc độ phản ứng
 A. giảm khi nhiệt độ của phản ứng tăng. B. tăng khi nhiệt độ của phản ứng tăng.
 C. không đổi khi nhiệt độ của phản ứng tăng. D. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của phản ứng.
Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng?
A. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và biến mất sau khi phản ứng kết thúc.
C. Bất cứ phản ứng nào cũng cần tăng áp suất để tăng tốc độ phản ứng.
D. Bất cứ phản ứng nào cũng cần chất xúc tác để tăng tốc độ phản ứng.
Câu 4: Ở cùng nhiệt độ, khi cho bột Fe tác dụng với dung dịch HCI, nồng độ (M) nào của dung dịch HCl sẽ cho phản ứng nhanh nhất?
 A. 0,1. B. 1,0. C. 0,5. D. 0,2.
Câu 5: Ở 25 °C, kim loại Zn ở dạng bột khi tác dụng với dung dịch HCl 1,0 M có tốc độ phản ứng nhanh hơn so với Zn ở dạng hạt. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên là
A. nồng độ.	B. nhiệt độ.	C. diện tích bề mặt. D. chất xúc tác.
Câu 6: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,42 (M). Sau 10 giây xảy ra phản ứng, nồng độ của chất đó là 0,22 (M). Tốc độ phản ứng trung bình (M/s) là
 A. 0,064	 B. 0,022	 C. 0,042	 D. 0,020
Câu 7: Cho phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp amoniac 
	N2 (g) + 3H2 (g) ⇄ 2NH3 (g) 
	Khi tăng nồng độ của H2 lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận 
A. tăng lên 8 lần.	B. giảm đi 2 lần . 	C. tăng lên 6 lần. 	 D. tăng lên 2 lần. 
Câu 8: Nếu hệ số nhiệt độ Van’t Hoff của một phản ứng hóa học bằng 4 thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 400C lên 700C?
A. tăng lên 12 lần	 B. giảm 64 lần C. tăng lên 64 lần	 D. giảm 12 

c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: C Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: C Câu 6: D Câu 7: A Câu 8: C
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giao nhiệm vụ hoạt động cá nhân 

Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ. Hỗ trợ khi cần thiết.

- HS hoạt động cá nhân (8 phút)
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS ngẫu nhiên trả lời câu hỏi
(có thể dùng phần mềm kiểm tra online cả lớp nếu cơ sở vật chất cho phép)

Thảo luận các phương án trả lời

Bước 4: Kết luận 
Nhận xét và chốt kiến thức 

HS nghe GV chốt kiến thức

4. Hoạt động: vận dụng (7 phút)
a. Mục tiêu
HS vận dụng các yếu tố ảnh huởng đến tốc độ phản ứng để giải thích một số vấn đề thực tiễn.
b. Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Hãy cho biết người ta đã sử dụng biện pháp nào để tăng tốc độ phản ứng hoá học trong các trường hợp sau đây :
a) Rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn.. ) để ủ rượu. 
b) Tạo thành những lỗ rỗng trong viên than tổ ong.
c) Nén hỗn hợp khí N2 và H2 ở áp suất cao để tổng hợp NH3.
d) Nung hỗn hợp bột đá vôi, đất sét và thạch cao ở nhiệt độ cao để sản xuất clinke trong công nghiệp sản xuất xi măng.
e) Dùng phương pháp ngược dòng trong sản xuất sulfuric acid (SO3 đi từ dưới lên, sulfuric acid 98% đi từ trên đỉnh tháp hấp thụ xuống)
Câu 2: Trong đời sống, khi sử dụng chất giặt rửa, chất tẩy màu, người ta thường pha loãng với nước ấm để tăng tác dụng tẩy, rửa. Hãy giải thích điều trên.
Câu 3: Ở vùng đồng bằng (độ cao gần mực nước biển), nước sôi ở 1000C. Trên đỉnh núi Fansipan (cao 3200m so với mực nước biển), nước sôi ở 900C. Khi luộc chín một miếng thịt trong nước sôi ở vùng đồng bằng mất 3,2 phút, trong khi đó trên đỉnh Fansipan mất 3,8 phút.
Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng làm chín miếng thịt trên.
Nếu luộc miếng thịt đó trên đỉnh núi cao hơn, tại đó nước sôi ở 800C thì mất bao lâu để luộc chín miếng thịt?

c. Sản phẩm
TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: 
a) men rượu là một loại xúc tác sinh học b) tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
c) tăng áp suất d) tăng nhiệt độ e) tăng diện tích tiếp xúc
Câu 2: Người ta đã vận dụng yếu tố nhiệt độ tác động lên tốc độ phản ứng. Khi dùng nước ấm, các phân tử hoạt động hơn, giúp quá trình tẩy, rửa diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Câu 3:
a) 1,1875. b) 4,5 phút.

d. Tổ chức thực hiện	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giao nhiệm vụ hoạt động cá nhân: yêu cầu học sinh hoàn thành Câu 1 trong PHT số 2

Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ. Hỗ trợ khi cần thiết.

- HS hoạt động cá nhân (3 phút)
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo l...nhân: Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS kể tên một số hợp chất phổ biến của halogen trong tự nhiên.
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Cấu tạo nguyên tử, phân tử
Mục tiêu: 
- HS giải thích được tại sao nguyên tử halogen có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử phi kim, để hình thành liên kết.
- Nêu và giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tử halogen. Từ đó dự đoán xu hướng biến đổi tính oxi hóa từ F đến I.
- Mô tả được sự hình thành liên kết trong phân tử halogen bằng công thức electron.
- Xác định được số oxi hóa của các halogen trong hợp chất.
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
Giao nhiệm vụ học tập: 
GV chia lớp thành 4 nhóm, HS hoàn thành các phiếu học tập số 1, 2, 3, 4.
Phiếu học tập số 1:
Tra cứu số liệu Bảng 6.1, Bảng 6.2 và Hình 6.2 để hoàn thành bảng mô tả một số đặc điểm cấu tạo của các nguyên tử halogen theo mẫu sau:
Nguyên tử
Lớp electron ngoài cùng
Bán kính nguyên tử
Độ âm điện
Fluorine



Chlorine



Bromine



Iodine



Từ bảng số liệu thu được hãy:
a) Giải thích tại sao nguyên tử halogen có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại, hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử phi kim, để hình thành liên kết.
b) Nêu và giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tử halogen. Từ đó dự đoán xu hướng biến đổi tính oxi hóa từ F đến I.
c) Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và độ âm điện, giải thích tại sao nguyên tử fluorine chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất?
Phiếu học tập số 2:
Tham khảo bài 12 (Liên kết cộng hóa trị) hãy:
a) Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử halogen bằng công thức electron.
b) Liên kết trong phân tử halogen là liên kết cộng hóa trị phân cực hay không phân cực?
c) Dựa vào bán kính nguyên tử (Hình 6.2), hãy dự đoán xu hướng biến đổi độ dài liên kết trong dãy các phân tử halogen.
Phiếu học tập số 3: 
1. Xác định số oxi hóa của chlorine trong các chất sau: Cl2, HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4.
2. Từ các số oxi hóa của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
Phiếu học tập số 4:
1. Trong tự nhiên, các nguyên tố halogen tồn tại ở dạng hợp chất. Viết công thức một vài hợp chất của halogen thường được dùng trong thực tế.
2. Nguyên tử halogen có thể nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại hoặc góp chung electron với nguyên tử phi kim. Hãy mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử NaCl và HCl để minh họa.
Thực hiện nhiệm vụ:
+ HĐ cá nhân: HS tự hoàn thành phiếu học tập được giao.
+ HĐ nhóm: Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào bảng phụ.
- Báo cáo, thảo luận: Các nhóm cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác ghi nhận, nhận xét và bổ sung.
- Kết luận, nhận định: GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
Phiếu học tập số 1:
Nguyên tử
Lớp electron ngoài cùng
Bán kính nguyên tử
Độ âm điện
Fluorine
2s22p5
72
3,98
Chlorine
3s23p5
100
3,16
Bromine
4s24p5
114
2,96
Iodine
5s25p5
133
2,66
a) Nguyên tử halogen có 7 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại, hoặc góp chung 1 electron với nguyên tử phi kim để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm gần nhất (thỏa mãn quy tắc octet) khi hình thành liên kết.
b) 
- Từ F đến I bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần. 
+ Đi từ F đến I điện tích hạt nhân tăng trong khi số lớp electron tăng nhanh và chiếm ưu thế hơn → Bán kính nguyên tử tăng.
+ Trong một nhóm A, khi số lớp electron tăng, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm nên độ âm điện giảm.
- Dự đoán xu hướng biến đổi tính oxi hóa từ F đến I: Từ F đến I tính oxi hóa giảm dần.
c) Do F có độ âm điện lớn nhất trong tất cả các nguyên tố, đồng thời nguyên tử fluorine có 7 electron lớp ngoài cùng nên trong các hợp chất fluorine chỉ có số oxi hóa -1.
Phiếu học tập số 2:
a) Mỗi nguyên tử halogen có 7 electron hóa trị, hai nguyên tử halogen liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử halogen góp 1 electron, tạo thành một cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử X2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.
b) Liên kết trong phân tử halogen là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
c) Từ F đến I, độ dài liên kết trong dãy các phân tử halogen tăng dần.
Phiếu học tập số 3:
1. 0, -1, +1, +3, +5, +7.
2. Cl trong Cl2 có số oxi hóa bằng 0 là mức oxi hóa trung gian nên trong các phản ứng hóa học, chlorine có thể tăng hoặc giảm số oxi hóa → Cl2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Phiếu học tập số 4:
1. NaCl, HCl, NaClO, CaOCl2,
2. 
* Sự hình thành liên kết trong phân tử NaCl: Khi kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na+ và Cl-, các ion này mang điện trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.
* Sự tạo thành liên kết trong phân tử HCl: Mỗi nguyên tử góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
Mục tiêu:
- Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen
- Giải...HH điều chế chlorine trong PTN và trong CN?
- Khi sản xuất chlorine trong công nghiệp, NaOH và H2 được tạo thành ở cực âm, còn Cl2 được tạo thành ở cực dương. Tại sao cần sử dụng màng ngăn xốp để ngăn cách hai điện cực?
Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HĐ cá nhân: HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi
Báo cáo, thảo luận: GV mời HS trả lời từng câu hỏi.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, kết luận vấn đề.
* Trong PTN:
MnO2 + 4HCl (đặc) MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Hoặc
2KMnO4 + 16HCl (đặc) → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
* Trong công nghiệp:
2NaCl + 2H2O (dpdd, màng ngăn xốp) → 2NaOH + H2 + Cl2
* Sử dụng màng ngăn xốp để ngăn không cho khí Cl2 tiếp xúc với dung dịch NaOH, nếu tiếp xúc với nhau sẽ xảy ra phản ứng hóa học tạo nước Javel.
Hoạt động 3: Luyện tập
a/ Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về những điểm giống nhau của các halogen, sự khác nhau giữa Fluorine và các halogen còn lại, quy luật biến đổi tính chất của các halogen.
- Hoạt động này sẽ giúp cả lớp đều công não làm việc, kể cả GV.
b/ Nội dung:
GV chuẩn bị một số câu hỏi dự phòng, trình tự câu hỏi có thể thay đổi cho lôi cuốn HS
1/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là sự hủy diệt, chết chóc?
2/ Kể tên các nguyên tố halogen? 
3/ Tính chất hóa học đặc trưng của các halogen là gì? Quy luật biến đổi tính chất đó?
4/ Quy luật biến đổi tính chất của các halogen về bán kính nguyên tử, độ âm điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi?
5/ Khác với Fluorine, trong hợp chất các halogen Cl, Br, I ngoài số oxi hóa -1 còn có những số oxi hóa nào?
c/ Sản phẩm:
1) F
2) Fluorine, chlorine, bromine, iodine.
3) Tính oxi hóa mạnh, giảm dần từ F2 đến I2.
4) Từ F đến I: bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng.
5) +1, +3, +5, +7.
d/ Tổ chức thực hiện:
Hoạt động nhóm: Sử dụng phương pháp đóng vai
Có 4 tổ tương ứng với 4 nhóm (Fluorine, Chlorine, Bromine, Iodine). Mỗi nhóm đều đeo phù hiệu của nhóm mình). 
-Trong thời gian 2 phút, đại diện mỗi nhóm lên nói những thông tin liên quan đến mình.
-Sau đó tiến hành trò chơi “NHANH NHƯ CHỚP” trong thời gian 5 phút
- GV phổ biến luật chơi như sau:
4 nhóm cử đại diện lên bảng (có đeo phù hiệu) trả lời nhanh các câu hỏi do thành viên dưới lớp tự đưa ra. Đại diện nhóm nào trả lời sai sẽ về chỗ nhường quyền trả lời cho bạn khác trong nhóm. Nhóm thắng cuộc là nhóm có nhiều câu trả lời đúng.
(HS nêu câu hỏi phải đứng lên đọc rõ câu hỏi của mình, HS nào nêu được số lượng câu hỏi nhiều hơn sẽ được cộng điểm). 
- GV chuẩn bị thêm một số câu hỏi dự phòng.
Hoạt động 4: Vận dụng
a/ Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế.
b/ Nội dung: 
1. Tìm hiểu ứng dụng của chlorine trong xử lí nước sinh hoạt.
2. Một nhà máy nước sử dụng 5 mg Cl2 để khử trùng 1 L nước sinh hoạt. Tính khổi lượng Cl2 nhà máy cần dùng để khử trùng 80 000 m3 nước sinh hoạt.
c/ Sản phẩm: 
1. Một trong những ứng dụng của chlorinetrong đời sống là khử trùng nước sinh hoạt tại các nhà máy xử lí và cấp nước. Trong quá trình khử trùng, người ta phải cho một lượng chlorine dư vào nước sinh hoạt. Lượng chlorine dư còn có tác dụng ngăn ngừa nước bị tái nhiễm vi khuẩn trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
	Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia (QCVN 01 – 1: 2018/BYT), hàm lượng chlorine tự do đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ 0,2 đến 1,0 mg L-1. Nếu hàm lượng chlorine nhỏ hơn 0,2 mg L-1 thì không tiêu diệt được hết vi khuẩn và không xử lí được hết chất hữu cơ. Ngược lại, lượng chlorine trong nước lớn hơn 1,0 mg L-1 sẽ gây dị ứng cho người sử dụng.
	2. Đáp số: 400g
d/ Tổ chức thực hiện:
GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS các tìm kiếm thông tin, nguồn tài liệu tham khảo qua internet, thư viện,
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 64- 66. Bài 22: HYDROGEN HALIDE. MUỐI HALIDE
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nhận xét và giải thích được xu hướng biến dổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI. Giải thích được sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với HX khác.
- Trình bày được xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid.
- Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F-, Cl-, Br-, I- bằng thuốc thử là Silver nitrate.
- Trình bày được tính khử của các ion halide(Cl-, Br-, I-) thông qua phản ứng với chất oxi hóa là axit sulfric acid đặc. 
- Nêu được một số ứng dụng của một số hydrogen halide.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về mô hình liên kết HX; Vẽ biểu độ hình cột nhiệt độ sội của hydrogen halide HX.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm giải thích được sự bất thường nhiệt sôi HF so với các HX khác. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 
2.2. Năng lực hóa học: 
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được: 
- Một số tính chất vật lí của Hydrogen halide.
- Xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide. Giải thích.
- Trình bày được tính khử của các ion halide(Cl-, Br-, I-) thông qua phản ứng với chất ...nghiệm HCl + NaHCO3 rắn: Cho 1 thìa NaHCO3 rắn vào ống nghiệm, thêm tiếp dung dịch HCl loãng.
- Thí nghiệm HCl + KMnO4: xem movie thí nghiệm.
HS nhận nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS hoạt động nhóm: Tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 2.
GV quan sát hoạt động HS, kịp thời hướng dẫn HS khi gặp vướng mắc.
Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm.
GV, các nhóm còn lại nghe thảo luận.
GV gợi ý HS về ứng dụng của hydrochoric acid thông qua trả lời các câu hỏi nhóm 4.
HS: bổ sung góp ý.
GV bổ sung thêm một số ứng dụng của các hydrohalic acid khác.
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét và rút ra kết luận tính chất hóa học và ứng dụng của Hydrohalic acid.
1. Tính chất hóa học 
a) Tính acid
b) Tính khử

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Tên thí nghiệm
Hiện tượng
Giải thích và viết PTHH
Nhận xét

HCl tác dụng với kim loại (Nhóm 1)
- Ống nghiệm 1: Zn tan ra và có khí thoát ra
Zn + HCl à ZnCl2 + H2 #
- Ống nghiệm 2: không hiện tượng, Cu không tan. 
Trong dãy hydrohalic acid, tính acid tăng từ hydrofluoric acid (acid yếu) đến hydroiodic (rất mạnh).
HCl có tính acid.
HCl tác dụng NaHCO3 rắn (Nhóm 2)
- Chất rắn tan và bọt khí thoát ra:
NaHCO3 + HCl à NaCl + CO2# + H2O
à Tính acid của HCl mạnh hơn H2CO3
HCl tác dụng KMnO4
(HS xem movie thí nghiệm) – Nhóm 3

Khí vàng lục thoát ra
2KMnO4 + 16HCl à 5Cl2#+ 2KCl + 2MnO2 + 8H2O
 Oxi hóa khử
https://www.youtube.com/watch?v=Ke-c3r3GNSo

HCl có tính khử
Nhóm 4: 
Câu 1: Tinh chế vàng từ hỗn hợp chất rắn gồm vàng và kẽm bằng cách ngôm hỗn hợp vào dung dịch HCl, khi đó kẽm tan ra, còn lại là vàng.
Câu 2: Acid HCl thường được dùng để làm sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonat bám trên bề mặt kim loại là dựa vào tính acid mạnh của dung dịch HCl.
Ứng dụng HCl

Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến

2. Ứng dụng 
a) Hydrogen fluoride
 SGK
b) Hydrogen chloride
 SGK

Hoạt động 4: Muối Halide
Mục tiêu: Từ các thí nghiệm HS kết luận được tính axit, tính khử, tính oxi hóa của axit HCl; Nêu được một số ứng dụng của hydrohalic acid.
Giao nhiệm vụ học tập: 
GV cho HS quan sát bảng tính tan, yêu câu HS nhận xét tính tan của muối halide.
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS làm việc cá nhân: quan sát bảng tính tan và rút ra nhận xét.
Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi HS trình bày.
HS-GV: nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: 
GV chốt lại kiến thức tính tan của muối halide.
III. MUỐI HALIDE
1. Tính tan
Hầu hết các muối halide đều dễ tan trong nước, trừ một số muối: Silver chloride, Silver bromride, Silver iodide và một số muối ít tan: Lead chloride, Lead bromride.
Giao nhiệm vụ học tập: 
GV thực hiện thí nghiệm.
HS quan sát và trả lời câu hỏi sau:
1. Viết PTHH xảy ra.
2. Nêu cách nhận biết dung dịch muối halide bằng AgNO3.
Thực hiện nhiệm vụ: 
GV làm thí nghiệm biểu diễn : Lấy 5 ml dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI. Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào 4 nghiệm trên.
HS: quan sát thí nghiệm và trả lời 2 câu hỏi đã giao.
Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi HS trình bày.
HS-GV: nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: 
GV chốt lại kiến thức và cách nhận biết muối halode. 
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng trao đổi
* Thí nghiệm: SGK
* Hiện tượng
PTHH:
(1)AgF: không phản ứng.
(2)AgNO3 + NaCl à AgCl $ + NaNO3
(3)AgNO3 + NaBr à AgBr$ + NaNO3
(4)AgNO3 + NaI à AgI$ + NaNO3
GV thông báo cho HS nội dung: Sodium bromide khử được Sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide, còn Sodium iodide khử được Sulfuric acid đặc thành Hydrogen sulfide. Cũng điều kiện trên thì NaCl chỉ xảy ra phản ứng trao đổi, tạo thành hydrogen chloride.
Giao nhiệm vụ học tập: 
GV: viết PTHH, yêu cầu HS cân bằng và xác định vai trò NaBr, NaI, NaCl trong phản ứng.
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: cân bằng PTHH và xác định vai trò của các chất trong PTHH.
Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi HS trình bày.
HS-GV: nhận xét, bổ sung.
GV hướng dẫn HS so sánh tính khử của các ion halode.
Kết luận, nhận định: 
GV chứng chốt lại kiến thức về so sánh tính khử của ion halode.
b) Tính khử của ion halode.
Sodium bromide khử được Sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide, còn Sodium iodide khử được Sulfuric acid đặc thành Hydrogen sulfide
2NaBr+2H2SO4àNa2SO4 + Br2 +SO2 + H2O
Ck oxh
8NaI+5H2SO4à4Na2SO4 + 4I2 +H2S +4H2O
Ck oxh
2NaCl + H2SO4 à Na2SO4 + HCl
à Tính khử của các ion halode tăng dần theo thứ tự: Cl- < Br- <I-.
Giao nhiệm vụ học 
Gv yêu cầu HS tìm hiểu vai trò và cách tinh chế muối ăn trong SGK. 
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS hoạt động cặp đôi đọc sgk tìm hiểu vai trò và cách tinh chế muối ăn.
Báo cáo, thảo luận: 
GV gọi HS trình bày.
HS-GV: nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: 
GV chốt lại kiến thức .
3. Muối ăn
a) Vai trò của muối ăn.
 Trong cơ thể sống muối ăn có vai trò quan trọng trong việc cân bằng chất điện giải, truyền dẫn xung điện thần kinh
Trong đời sống, muối ăn được dùng để bảo quản và chế biến thực phẩm.
Trong y học, muối ăn dùng để sản xuất nước muối sinh lí, thuốc nhỏ mắt, dịch truyền tĩnh mạch.
Trong công nghiệp muối ăn là nguyên liệu để sản xuất xút, chlorine
b) Tinh ch

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_10_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_2_truong_thp.docx