Giáo án Hóa học 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Trường THPT Đoàn Kết

Tiết 1-3: MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.

- Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất,...

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, tranh ảnh để xác định được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về vai trò của hóa học đối với đời sống và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dựa vào đặc điểm về tính chất của chất để ứng dụng vào đời sống và giải thích được tính ứng dụng.

* Năng lực hóa học:

a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:

- HS phân biệt được: Đơn chất, hợp chất, sự biến đổi chất, sự biến đổi hóa học.

- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.

- HS nêu được một số chuyên ngành Hoá học và vai trò của chúng.

- HS có phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học.

b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát hình ảnh kết hợp những hiểu biết có sẵn để đưa ra vai trò của hóa học.

c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tính ứng dụng của các chất hóa học trong 1 lĩnh vực cụ thể.

3. Phẩm chất:

- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ, tích cực tham gia các hoạt động nhóm.

- Trung thực: thành thật trong việc thu thập thông tin, tài liệu, viết báo cáo.

- Chăm chỉ: tự tìm tòi thông tin trong SGK, tài liệu, mạng internet.

- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

docx 87 trang Cô Liên 22/10/2024 480
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Trường THPT Đoàn Kết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Hóa học 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Trường THPT Đoàn Kết

Giáo án Hóa học 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Trường THPT Đoàn Kết
Ngày soạn:
Tiết 1-3: MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức:
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
- Trình bày được phương pháp học tập và nghiên cứu hóa học.
- Nêu được vai trò của hóa học đối với đời sống, sản xuất,...
2. Năng lực:
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, tranh ảnh để xác định được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về vai trò của hóa học đối với đời sống và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dựa vào đặc điểm về tính chất của chất để ứng dụng vào đời sống và giải thích được tính ứng dụng.
* Năng lực hóa học: 
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- HS phân biệt được: Đơn chất, hợp chất, sự biến đổi chất, sự biến đổi hóa học.
- Nêu được đối tượng nghiên cứu của hóa học.
- HS nêu được một số chuyên ngành Hoá học và vai trò của chúng. 
- HS có phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học.
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát hình ảnh kết hợp những hiểu biết có sẵn để đưa ra vai trò của hóa học.
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tính ứng dụng của các chất hóa học trong 1 lĩnh vực cụ thể.
3. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ, tích cực tham gia các hoạt động nhóm.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập thông tin, tài liệu, viết báo cáo.
- Chăm chỉ: tự tìm tòi thông tin trong SGK, tài liệu, mạng internet.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh về ứng dụng của các chất hoá học.
- Bảng tổng kết điểm các nhóm

Vòng 1
Vòng 2
Vòng 3
Vòng 4
Tổng điểm
Nhóm 1





Nhóm 2





Nhóm 3





Nhóm 4





- Bảng phụ nhóm, bút dạ.
- 04 gói câu hỏi, 04 sơ đồ tư duy khuyết kèm theo 4 bộ các từ khoá dán sẵn băng dính 2 mặt.
Gói câu hỏi số 1:
(1) Nhôm là đơn chất.
(2) Nước lỏng để trong ngăn đông bị hoá rắn là hiện tượng hoá học.
(3) Chất ở thể rắn có mức độ trật tự hơn chất ở thể khí.
(4) Muối ăn tạo bởi 2 nguyên tố hoá học là Na và Cl.
(5) Thăng hoa iot là quá trình biến đổi vật lí.
Gói câu hỏi số 2:
(1) Khí oxygen và nước đều là hợp chất.
(2) Sắt bị gỉ khi để trong không khí ẩm là hiện tượng vật lí.
(3) Nến gặp nhiệt độ cao chảy ra thành dạng lỏng là hiện tượng vật lí.
(4) Ở trạng thái khí, chất sẽ chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó.
(5) Khi không khí có độ ẩm cao, sàn nhà lát gạch sẽ có lớp nước mỏng.
Gói câu hỏi số 3:
(1) Khí nitrogen là đơn chất do tạo bởi 1 nguyên tố hoá học duy nhất. 
(2) Nhúng đinh sắt vào dung dịch copper sulfate sẽ xảy ra biến đổi vật lí.
(3) Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước là biến đổi hóa học.
(4) Kim loại đồng (copper) có tính dẻo, dễ dát mỏng và dẫn được điện.
(5) Chất lỏng không có hình dạng xác định, phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó.
Gói câu hỏi số 4:
(1) Liên kết trong phân tử nước và muối ăn đều là liên kết cộng hóa trị.
(2) Phân tử muối ăn tạo bởi liên kết ion.
(3) Cấu tạo quyết định đến tính chất của chất. 
(4) Kim cương, than chì là các chất khác nhau do chúng tạo nên từ các nguyên tố khác nhau.
(5) Methane cháy toả nhiệt lớn nên được dùng làm nhiên liệu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Hoạt động 1. Khởi động – kết nối 
a) Mục tiêu
- Huy động kiến thức đã học của HS, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung hoạt động
- HS trình bày một số ví dụ về các chất ngay từ những vật thể trong lớp học và những vật thể xung quanh trong cuộc sống để giúp thấy rằng: Hóa học hiện diện ở tất cả mọi nơi xung quanh ta.
c) Sản phẩm
- HS kể tên một số vật thể xung quanh cuộc sống của các em, đồng thời cho biết chất hóa học có trong các vật thể đó. 
d) Tổ chức thực hiện 
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
- HS thực hiện nhiệm vụ: Viết ra giấy A4
- HS báo cáo thảo luận: trình bày trước lớp, các bạn khác nhận xét bổ sung
- GV chốt vấn đề: Hầu hết mọi thứ xung quanh chúng ta đều liên quan đến Hóa học
- GV nêu vấn đề mới: Hóa học nghiên cứu những vấn đề gì? Hóa học có vai trò như thế nào tròn đời sống và sản xuất? Làm thế nào để có phưng pháp học tập và nghiên cứu hóa học một cachs hiệu quả?
2.Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới/GQVĐ/thực thi nhiệm vụ
2.1. Hoạt động: Đối tượng nghiên cứu của hóa học 
a) Mục tiêu
- Nhắc lại kiến thức cũ về đơn chất, hợp chất từ đó HS phát hiện ra đối tượng nghiên cứu của hóa học là chất và sự biến đổi chất.
b) Nội dung
PHẦN THI KHỞI ĐỘNG - ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA
- Trò chơi Ai nhanh hơn? Trò chơi gồm 4 gói câu hỏi ứng với 4 nhóm. Một gói câu hỏi (mỗi gói câu hỏi có 5 nhận định, HS thảo luận nhóm trong 90 giây, trả lời Đúng/Sai hoặc trả lời ngắn trong thời gian 30 giây, đúng cả 5 câu ghi được 10 điểm. Các nhóm khác theo dõi nhận xét, mỗi nhận ...i quyết một số tình huống trong thực tế.	 	 
	D. Tất cả các phương án trên.
c) Sản phẩm
- Câu trả lời của các nhóm HS
Câu 1: D	Câu 2: A	Câu 3: B	Câu 4: C Câu 5: D
d) Tổ chức thực hiện 
- GV gửi link mã code hoặc link tham gia nếu dùng quizizz
- GV chiếu các câu hỏi, HS làm việc cá nhân giơ phiếu plicker để trả lời. 
- Điểm của nhóm là điểm trung bình cộng của tất cả các thành viên trong nhóm.
- GV tổng kết điểm phần thi số 4, ghi điểm vào bảng điểm các nhóm. 
- GV tuyên bố đội thắng cuộc thi và trao phần quà cho đội chiến thắng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu 
- Giúp HS vận dụng kiến thức đã được học trong bài để giải quyết các câu hỏi, nội dung gắn liền với thực tiễn và mở rộng thêm kiến thức của HS về phương pháp học tập, nghiên cứu hoá học.
b) Nội dung
- Mưa acid gây nhiều tác hại tới đời sống con người, động-thực vật và các công trình kiến trúc. Về nhà HS trả lời câu hỏi:Việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của mưa acid thuộc phương pháp nghiên cứu lí thuyết, thực nghiệm hay ứng dụng. Các em sẽ về nhà tìm hiểu nguyên nhân, tác hại và các giải pháp ngăn ngừa tình trạng này.
c) Sản phẩm: 
- PP nghiên cứu ứng dụng.
d) Tổ chức thực hiện
- GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo qua internet, thư viện.
Ngày soạn:
TIẾT 4,5: CÁC THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực 
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được: 
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm; Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- Hạt nhân gồm các hạt proton và neutron. 
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và neutron
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm tìm ra nguyên tử, các mô hình nguyên tử theo các thuyết trong lịch sử. 
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được tại sao có thể coi khối lượng của hạt nhân là khối lượng nguyên tử?
2. Về phẩm chất 
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK về thành thành phần nguyên tử, khối lượng, điện tích của các loại hạt.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: 
- Máy tính xách tay
- Smart TV
- Video thí nghiệm tìm ra hạt electron.
2. Học liệu: SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
Phương pháp/Kỹ thuật dạy học
Phương pháp/Công cụ đánh giá
1
1: Mở đầu (10’)
- Phương pháp: Dạy học đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật: Tổ chức trò chơi
- Quan sát 
- Hỏi đáp
- Câu hỏi
2: Hình thành kiến thức mới (35’)
2.1: Các loại hạt cấu tạo nên nguyên tử
- Phương pháp: Dạy học đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật: Hoạt động nhóm

- Quan sát 
- Phiếu học tập
- Câu hỏi, sản phẩm của HS
2.2: Kích thước và khối lượng của nguyên tử
- Phương pháp: Dạy học đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật: Hoạt động cặp đôi
- Quan sát 
- Phiếu học tập
- Câu hỏi, sản phẩm của HS
 2.3: Điện tích hạt nhân và số khối
- Phương pháp: Dạy học đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật: Hoạt động cá nhân
- Quan sát 
- Phiếu học tập
- Câu hỏi, sản phẩm của HS
2
3: Luyện tập (25’)
- Phương pháp: Thực hành tái hiện
- Kĩ thuật: Hoạt động nhóm

- Quan sát 
- Hỏi đáp
- Câu hỏi, sản phẩm của HS, bài tập
4: Vận dụng (20’)
- Phương pháp: Thực hành gợi mở
- Kĩ thuật: Hoạt động cặp đôi
- Quan sát 
- Hỏi đáp
- Câu hỏi, sản phẩm của HS, bài tập

1. Hoạt động 1: Mở đầu/khởi động 
a) Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức cũ và tạo hứng thú khi vào bài mới.
b) Nội dung: Trò chơi “Tìm ẩn số”
Ẩn số
Gợi ý
Nguyên tử
Là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
Dương
Nguyên tử bao gồm hạt nhân mang điện tích
Âm
Vỏ nguyên tử tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích 
Neutron
Hạt nhân nguên tử tạo bởi proton và
 - Qua trò chơi vừa rồi HS đã nhớ lại được kiến thức nguyên tử đã học ở lớp 8. Và để trình bày được:
 + Nguyên tử gồm các loại hạt cơ bản nào?
 + Các nhà khoa học đã phát hiện ra các loại hạt cơ bản đó như thế nào?
c) Sản phẩm: HS dựa vào gợi ý nhớ lại kiến thức đã học, đưa ra dự đoán của bản thân.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Luật chơi :
- GV chọn 1 HS lên bục giảng làm người chơi chính.
-  Người chơi chính lên bốc thăm ngẫu nhiên mẩu giấy nhỏ, bên trong mẩu giấy đã được giáo viên viết gợi ý. Sau đó người chơi chính đọc gợi ý lại từ đó để học sinh còn lại của lớp đoán nội dung ẩn số.
-  Yêu cầu ngôn ngữ mà người chơi chính sử dụng để diễn tả không có từ nào chạm vào các từ trong từ ẩn số.
-  Người chơi chính diễn đạt chính xác nội dung gợi ý để các học sinh còn lại đoán đúng sẽ được 1 điểm. Bạn học sinh đoán đúng nội dung ẩn số sẽ được một phần thưởng nhỏ hoặc được cộng điểm khuyến khích.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng câu hỏi và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét: 
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề...
Giao nhiệm vụ học tập: HS nghiên cứu SGK và xác định số khối của một số nguyên tử.
VD1: Hạt nhân nguyên tử Na có điện tích bằng 11 và số neutron là 12, Li có điện tích bằng 3 và số neutron là 4. Tính số proton và số khối của hạt nhân nguyên tử.
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân
Báo cáo, thảo luận: Cá nhân trình bày các bạn HS khác chú ý theo dõi
Kết luận, nhận định: 
- Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân, kí hiệu là Z. Tổng số proton và neutron trong hạt nhân của một nguyên tử được gọi là số khối, kí hiệu là A.
VD 1 : - Số proton của Na = 11
Số khối của hạt nhân nguyên tử Na là : A= 11+ 12= 23
- Số proton của Li = 3
Số khối của hạt nhân nguyên tử Li là : A= 3 + 4= 7

3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Luyện tập, củng cố kiến thức đã học trong bài.
b) Nội dung: 2 HS (hoạt động nhóm đôi) tổng kết kiến thức trong bài học bằng sơ đồ tư duy câm đã chuẩn bị sẵn để giúp nhau tóm tắt lại lý thuyết của bài học.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập, sơ đồ tư duy câm và bài tập vận dụng cho HS
d) Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS làm việc cặp đôi, hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: SƠ ĐỒ TƯ DUY TỔNG KẾT KIẾN THỨC TRỌNG TÂM VỀ THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS làm việc cặp đôi
Báo cáo, thảo luận:
GV gọi bất kì 1 nhóm HS nào chiếu sản phẩm của mình bằng camera lập thể lên máy chiếu để báo cáo trước lớp, những nhóm HS khác nhận xét bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra các kết luận trọng tâm 
GV cho HS hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2:
Câu 1: Trong nguyên tử, hạt mang điện dương là
A. electron B. proton
C. nơtron D. proton và nơtron
Câu 2: Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng: mBe = 9,012u; mO=15,999u.
Khối lượng nguyên tử beri và oxi tính theo gam lần lượt là
A. 14,964.10-24 gam và 26,566.10-24 gam.
B. 26,566.10-24 gam và 14,964.10-24 gam
C. 15.10-24 gam và 26.10-24 gam.
D. 9 gam và 16 gam.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử hiđro có 1 proton.
B. Hạt nhân nguyên tử hidro chỉ có 1 proton, không có nơtron.
C. Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hidro đều có proton và nơtron
D. Hạt nhân nguyên tử của các đồng vị của hiđro đều có nơtron.
Câu 4: Khi điện phân nước, người ta xác định được là ứng với 1 gam hiđro sẽ thu được 7,936 gam oxi.
Hỏi một nguyên tử oxi có khối lượng gấp bao nhiêu lần khối lượng của một nguyên tử hiđro?
A. 7,936 lần
B. 31,744 lần
C. 23,889 lần
D. 15,872 lần
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập tính khối lượng riêng, khối lượng mol, số hạt cơ bản của nguyên tử.
c) Sản phẩm: Đáp án cho bài tập tính khối lượng riêng, khối lượng mol, số hạt cơ bản của nguyên tử.
d) Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu hs làm việc nhóm đôi giải bài toán hóa học:
 Một loại tinh thể nguyên tử, có khối lượng riêng là 19, 36 (g/cm3). Trong đó, các nguyên tử chỉ chiếm 74% thể tích của tinh thể, còn lại là các khe rỗng. Bán kính của nguyên tử là 1,44Å
a) Tính khối lượng riêng của nguyên tử, từ đó suy ra khối lượng mol nguyên tử.
b) Hạt nhân nguyên tử có 118 nơtron, nguyên tử khối được coi bằng tổng khối lượng proton và nơtron. Tính số proton.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS giơ tay phát biểu trả lời hoặc lên bảng trình bày.
Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV chữa bài, chốt đáp án.
- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.
Đáp án: 
a) Khối lượng riêng của nguyên tử là:
D= 19,36 . 10074=26,16 (g/cm3)
Khối lượng của 1 mol nguyên tử:
M = V.D.N = 43 πr3.D.N =43. 3,14 ( 1,44.10-8) .26,16. 6,022.1023 = 197 (g/mol)
b) Nguyên tử khối là 197.
Ta có: nguyên tử khối ≈số khối: A = P+N
Số proton = 197 – 118 = 79
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ kiến thức trong bài. 
- Hoàn thành các bài tập trong SBT
- Chuẩn bị bài 2: Nguyên tố hóa học
Ngày soạn:
TIẾT 6,7,8 : NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
I. Mục tiêu
1. Năng lực :
1.1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK về nguyên tố hóa học, quan sát hình ảnh về mô hình cấu tạo nguyên tử để tìm hiểu về đồng vị.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về các hạt cấu tạo nên nguyên tử, thành phần của nguyên tử, khối lượng nguyên tử. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải thích được tại sao nguyên tử khối của các nguyên tố hóa học không phải là các trị số nguyên?
 1.2. Năng lực hóa học: 
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
Trình bày được: 
- Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
- Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân nhưng có số neutron khác nhau.
- Nguyên tử khối cho biết khối lượng nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng ng...t cấu tạo của nguyên tử có kí hiệu sau 
 Ví dụ 2: Nguyên tử cacbon có 6 proton, 7 neutron ; 6 electron .Hãy viết kí hiệu nguyên tử carbon đó 
Hoạt động 2: Đồng vị 
Mục tiêu: Biết được khái niệm về đồng vị; phân biệt được các đồng vị khác nhau của cùng một nguyên tố; 
 Rèn luyện năng lực quan sát, năng lực tự học, hợp tác của HS.
Giao nhiệm vụ học tập: 
 GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 3.
Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tham gia hoạt động nhóm thảo luận nhóm và đưa ra kết luận dựa trên câu hỏi ở phiếu số 3. Ghi chép lại những gì học được. 
Báo cáo, thảo luận: 
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. Các nhóm thảo luận đưa ra câu hỏi.
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đưa ra kết luận:
Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron nên số khối khác nhau.
Các đồng vị khác nhau về tính chất vật lý. Ngoài các đồng vị bền còn có một số đồng vị không bền ( đồng vị phóng xạ).
III. Đồng vị: 
Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân ( cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau. 
Hoạt động 3: Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố 
a) Mục tiêu: 
- Hiểu được ý nghĩa của nguyên tử khối của một nguyên tử.
- Biết được vì sao phải dùng nguyên tử khối trung bình, biết cách xác định nguyên tử khối trung bình.
- Vận dụng tính % các đồng vị khi biết nguyên tử khối trung bình của các nguyên tử.
Giao nhiệm vụ học tập: 
 GV chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 4.
Thực hiện nhiệm vụ:
 HS hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, trao đổi cặp đôi để trả lời các câu hỏi ở phiếu học tập 4
Báo cáo, thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 4. Các nhóm thảo luận, nhận xét.
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét, đưa ra kết luận:
 Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử 
 Khối lượng nguyên tử coi như bằng tổng khối lượng của các hạt proton và notron . còn khối lượng của hat electron rất nhỏ có thể bỏ qua .
Vận dụng: Dựa vào phổ khối lượng của chlorine ( hình 2.3) trong SGK tính nguyên tử khối trung bình của chlorine.
( GV hướng dẫn HS cách nhìn và đọc phổ khối lượng)
IV. Nguyên tử khối 
Nguyên tử khối:
Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử (tính ra aum). 
Ví dụ :NTK của nguyên tử hydrogen là 
u1u.
 Ví dụ : Xác định NTK của P biết Z = 15 và N = 16.
 2. Nguyên tử khối trung bình 
Trong đó X, Y, là nguyên tử khối của các đồng vị.
 và a,b là % số nguyên tử của các đồng vị X, Y,..
Nguyên tử khối trung bình của chlorine:
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm cũng cố các phần kiến thức đã học về:
- Điện tích hạt nhân, số khối
- Nguyên tố hóa học, đồng vị
- Nguyên tử khối trung bình.
- Kĩ năng giải bài tập, giải quyết các tình huống bài tập tương tự.
b) Nội dung: GV đưa ra phiếu học tập số 5, HS hoàn thành phiếu học tập số 5.
c) Sản phẩm: GV chốt câu trả lời cho HS.
Câu 1: 16,0044 Câu 2: 35,5
Câu 3: d Câu 4: 73% và 27%
Câu 5: B Câu 6: B
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao bài tập cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 5.
- HS làm việc cá nhân.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
b) Nội dung: Kể tên một số nguyên tố hóa học được tìm thấy trong phòng thí nghiệm hạt nhân.
c) Sản phẩm: HS báo cáo sản phẩm , kết quả thực hiện nhiệm vụ, HS khác cùng tham gia thảo luận.
d) Tổ chức thực hiện: GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS cách làm.
V. PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1.Cho biết nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt cơ bản nào?Khối lượng và điện tích của chúng ra sao?
2. Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào?
3. Có các phát biểu sau. Các phát biểu nào đúng ?
 (1) Nguyên tử cấu tạo gồm hai phần: lớp vỏ và hạt nhân
 (2). Hạt nhân gồm các proton không mang điện và các nơtron mang điện dương.
 (3). Hạt nhân gồm các proton mang điện dương và nơtron không mang điện.
 (4). Hạt nhân mang điện tích dương và có kích thước nhỏ hơn nhiều kích thước nguyên tử.
 (5). Khối lượng nguyên tử hầu như chỉ tập trung ở hạt nhân vì khối lượng của các electron không đáng kể.
4. Nguyên tố hóa học là gì? Cho ví dụ. Thế nào là đồng vị? Vì sao phải dùng nguyên tử khối trung bình? (đây là câu hỏi có vấn đề)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nôi dung: Nguyên tố hóa hóa học
 Thảo luận nhóm và nghiên cứu sách giáo khoa để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nguyên tố hóa học là gì? Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có tính chất hóa học giống hay khác nhau? Các nguyên tử đều có 8 proton thì thuộc nguyên tố hóa học nào?
Câu 2: Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố bằng giá trị nào của nguyên tử nguyên tố đó?
Câu 3: Giải thích kí hiệu sau: ;; ; 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Nghiên cứu sách giáo khoa và quan sát các mô hình( hình 2.2) hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Hãy xác định số proton, số neutron. Hãy cho biết sự khác nhau giữa các nguyên tử Hidrogen?
Câu 2... hình vẽ sau: 


d) Sản phẩm: Câu trả lời vào phiếu học tập
2.2. Chuyển động của electron trong lớp vỏ nguyên tử. - Hình dạng của orbital
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình dạng AO (s,p)
b) Nội dung: HS làm việc theo cá nhân và trả lời câu hỏi của GV
c) Tổ chức thực hiện: 
GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau
+ Năng lượng của electron phụ thuộc vào khoảng cách từ electron tới hạt nhân. So sánh năng lượng electron ở gần hạt nhân và ở xa hạt nhân. 
+ Dựa trên sự khác nhau về mặt năng lượng, hình dạng và định hướng orbital trong nguyên tử để phân loại thành orbital s, orbital p, orbital d, orbital f. Quan sát hình ảnh sau trả lời 
- Orbital s có hình dạng
A. hình cầu.	B. hình số tám nổi.	C. hình tròn.	D. hình elip. 
- Có bao nhiêu loại orbital p
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
- Theo mô hình hiện đại, orbital p có hình số tám nổi với hai phần (còn gọi là hai thùy) giống hệt nhau. Xác suất tìm thấy electron ở mỗi thùy là khoảng bao nhiêu phần trăm?
A. 100%.	B. 50%.	C. 45%.	D. 90%.
d) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi giáo viên. GV chỉnh lí và bổ sung
2.3. Chuyển động của electron trong lớp vỏ nguyên tử. - Ô orbital
a) Mục tiêu: Trình bày được quy ước biểu diễn electron vào ô lượng tử. Hiểu được nguyên lí Pauli. 
b) Nội dung: HS làm việc theo cá nhân và trả lời câu hỏi của GV
c) Tổ chức thực hiện: 
GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở để cung cấp kiến thức cho HS
- Mỗi AO được biểu diễn bằng 1 ô vuông gọi là ô orbital hay ô lượng tử
- Trong một orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau
+ Nếu orbital có 1 electron thì được biểu diễn bằng mũi tên đi lên
+ Nếu orbital có 2 electron thì được biểu diễn bằng 2 mũi tên ngược nhau
↑
↓
↑↓↑
↓↑
Hãy chọn các cách biểu diễn đúng
↑↓
 (a) (b) (c) (d) (e) 
d) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi giáo viên. GV chỉnh lí và bổ sung
2.4. Lớp và phân lớp electron - Lớp electron
a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.
b) Nội dung: HS làm việc theo cá nhân và trả lời câu hỏi của GV
c) Tổ chức thực hiện: 
GV cung cấp thông tin 
- Các electron ở thuộc cùng 1 lớp có mức năng lượng gần bằng nhau. Quan sát hình vẽ sau và trả lời câu hỏi

+ Nêu cách gọi tên của các lớp electron?
+ Cho biết lực hút hạt nhân với electron ở lớp nào lớn nhất và lớp nào nhỏ nhất?
+ Lớp nào có năng lượng thấp nhất? Lớp nào có năng lượng cao nhất?
d) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi giáo viên. GV chỉnh lí và bổ sung.
2.5. Lớp và phân lớp electron - Phân lớp.
a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.
b) Nội dung: HS làm việc theo cá nhân và trả lời câu hỏi của GV
c) Tổ chức thực hiện: 
GV cung cấp thông tin 
- Các electron ở thuộc cùng 1 phân lớp có mức năng lượng bằng nhau. Kí hiệu các phân lớp theo thứ tự s, p, d, f. Quan sát hình vẽ sau và trả lời câu hỏi
 Số phân lớp trong mỗi phân lớp bằng số thứ tự của lớp. 
+ Hãy xác định số phân lớp trong lớp K, L, M, N. 
+ Tìm mối liên hệ số phân lớp và số thứ tự lớp ( n≤ 4).

d) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi giáo viên. GV chỉnh lí và bổ sung
2.6. Lớp và phân lớp electron - Số AO trong một phân lớp, lớp.
a) Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO trong một phân lớp, trong một lớp.
b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm và chơi trò chơi. 
c) Tổ chức thực hiện: 
GV cung cấp thông tin 
Phân lớp s có 1AO	Phân lớp p có 3AO
Phân lớp d có 5 AO	Phân lớp f có 7 AO
Tổ chức HS chơi ''Ai nhanh hơn''
- Luật chơi: Lớp chia thành 4 nhóm. 
Mỗi nhóm lên bảng và sắp xếp các AO( nam châm có màu khác nhau: AOs: xanh, AOp: đỏ, AOd: vàng, AOf: trắng) vào đúng lớp K, L, M, N. 
+ Tìm mối liên hệ giữa số thứ tự lớp và số AO trong một lớp.
+ Xác định số electron tối đa trong mỗi lớp. 
d) Sản phẩm: HS chơi trò chơi và đưa ra kết luận
Với n≤ 4 số AO trong một lớp là n2. Số electron tối đa trong một phân lớp 2n2. 
Lớp
Các AO trong một lớp
K
1AO s
L
1AO s, 3 AO p
M
1AO s, 3AO p, 5Aod
N
1AOs, 3AOp, 5AOd, 7AOf.

2.7 Cấu hình electron của nguyên tử- Một số quy ước
a) Mục tiêu: 
- Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. 
b) Nội dung: HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi trong phiếu. 
c) Tổ chức thực hiện: 
GV cung cấp thông tin
Quy ước cách viết cấu hình e: 
Học sinh hoạt động theo nhóm:
HS tải app Rappchemistry-VR theo link sau 
https://play.google.com/store/search?q=rappchemistry&c=apps
Gíao viên in sẵn 2 thẻ O và Ca. Yêu cầu HS dùng áp AR quét thể và xác định số electron trong từng lớp.
d) Sản phẩm: HS chơi trò chơi và GV kết luận
Cấu hình electron là sự sắp xếp ... - Phát biểu được khái niệm đồng vị, nguyên tử khối.
b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học
 - Sử dụng các thuật ngữ hóa học, tên các nguyên tố hóa học trong bài học.
c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
 - Tính được nguyên tử khối trung bình, các dạng bài tập liên quan đến đồng vị, các dạng bài tập liên quan đến các số hạt cơ bản, tính toán năng lượng electron.
 - Viết thành thạo cấu hình electron và kết luận được tính chất cơ bản của nguyên tố dựa vào cấu hình electron.
2. Về phẩm chất
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
 - Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên: SGK, Tài liệu giảng dạy, phiếu học tập
2. Học sinh: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
Phương pháp/Kỹ thuật dạy học
Phương pháp/Công cụ đánh giá

1,2
Hoạt động 1: Mở đầu(15 phút)
Phương pháp: Dạy học đàm thoại, gợi mở
- Kĩ thuật: Vấn đáp
- Quan sát 
- Hỏi đáp
- Câu hỏi
Hoạt động 2: hệ thống kiến thức (20 phút ) 
Phương pháp: Dạy học đàm thoại, gợi mở, phương pháp nhóm
- Kĩ thuật: vấn đáp

- Quan sát 
- Hỏi đáp
- sản phẩm của HS

Hoạt động 3: luyện tập về cấu tạo nguyên tử 
(25 phút ) 

Phương pháp: Nhóm
- Kĩ thuật: vấn đáp

- Quan sát 
- Hỏi đáp
- Câu hỏi, sản phẩm của HS, bài tập
Hoạt động 4: luyện tập về vỏ nguyên tử 
(20 phút ) 

Phương pháp: Nhóm
- Kĩ thuật: vấn đáp

- Quan sát 
- Hỏi đáp
- Câu hỏi, sản phẩm của HS, bài tập
Hoạt động 5: Vận dụng
(10 phút) 
kĩ thuật think –pair - share

Quan sát qua sản
phẩm học tập 
- sản phẩm của HS

1. Hoạt động1: Khởi động
a) Mục tiêu: Trò chơi ô chữ ôn tập lại các khái niệm đã học trong chương 1.
 Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: Giáo viên đưa ra trò chơi ôn tập kiến thức, các HS xung phong.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi về khái niệm về các hạt cơ bản của nguyên tử, nguyên tố hóa học, hạt nhân nguyên tử, vỏ nguyên tử.
d) Tổ chức thực hiện:
Chuyển giao nhiệm vụ:
-Giáo viên hướng dẫn nhanh luật chơi và đưa ra các câu hỏi trong trò chơi:
Các câu hỏi hàng ngang:
Câu 1: Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin về loại hạt nào? (6 chữ cái) -đáp án: proton
Câu 2: Các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích (proton) nhưng có số neutron khác nhau gọi là gì? (6 chữ cái) -đáp án: đồng vị
Câu 3: Trong các hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử, hạt không mang điện tích là hạt gì? (7 chữ cái) -đáp án: neutron
Câu 4: Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau là nội dung theo nguyên lý nào? (12 chữ) -đáp án: nguyên lí pauli
Câu 5: Lớp vỏ nguyên tử chứa loại hạt mang điện tích âm, tên gọi loại hạt đó là gì? (8 chữ cái) -đáp án: electron
Câu 6: Các electron phân bố trên orbital sao cho số lượng electron độc thân tối đa và có chiều quay tương tự nhau là nội dung của quy tắc nào? (4 chữ cái) - đáp án: Hund
Câu 7: Viết tắt của khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron là lớn nhất. (7 chữ cái) - đáp án : orbital
Câu 8: s, p, d, f là kí hiệu của thành phần nào của lớp vỏ nguyên tử ? (7 chữ cái) - đáp án: phân lớp
Kết quả : Từ khóa cột dọc: NGUYEN TO (nguyên tố)
p
R
o
t
o
N


đ
ô
n
G
v
ị


n
e
U
t
r
o
n


n
g
u
Y
ê
n
l
i
p
a
u
l
i

e
l
E
s
t
r
o
n


h
u
N
d


o
r
b
o
T
a
l

P
h
â
n
l
O
p

- Đánh giá:
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua câu trả lời của học sinh.
2. Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức 
a) Mục tiêu: học sinh ôn lại kiến thức về nguyên tử thông qua hạt nhân, nguyên tố hóa học, vỏ nguyên tử 
b) Nội dung: 
Giao nhiệm vụ học tập : giáo viên chia nhóm( cứ 4- 5 học sinh làm một nhóm) hoàn thành phiếu học tập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức 
c) Sản phẩm: 
Học sinh làm từng phiếu trả lời trắc nghiệm rồi thảo luận chung trong nhóm, cử một bạn nhóm trưởng lên trình bày và 1 bạn viết các thông tin vào tờ A0
Ghép các nhóm sẽ được kiến thức hoàn chỉnh cả bài 4
d) Tổ chức thực hiện:
GV: đưa các phiếu học tập tờ A0 hệ thống kiến thức sau đó chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh
HS:làm phiếu học tập, thảo luận trong nhóm và lên trình bày 
Phiếu học tập số 1
Câu 1: ( nhóm 1) 
1.Nguyên tử gồm các hạt cơ bản nào? 
2.Vì sao khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân?
3.Kích thước của hạt nhân so với nguyên tử ?
Câu 2: ( nhóm 2) 
4. Công thức tính số khối?
5.Kí hiệu nguyên tử ?
6. các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân thì có đặc điểm gì chung? Giữa số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton và số electron có mối liên hệ như thế nào ?
7. Công thức tính nguyên tử khối trung bình ?
Câu 3: ( nhóm 3)
Trong hạt nhân nguyên tử, điền các thông tin
8. Hạt neutron : khối lượng.điện tích :.
9.hạt proton: khối lượng.điện tích .
10. Hạt electron: khối lượngđiện tích :
11. Nêu nguyên lí vững bề...lớp cùng nghiên cứu làm
c) Sản phẩm: 
Học sinh làm việc độc lập
Giáo viên gọi một học sinh đưa ý tưởng và cách làm
HS: ghi lại cách làm 
d) Tổ chức thực hiện:
GV: đưa các phiếu học tập sau đó chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh
HS:làm bài tập ra nháp, phát biểu ý kiến và ghi vào vở
Câu hỏi: Calcium là một khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Trong cơ thể, calcium chiếm 1,5 – 2% trọng lượng, 99% lượng calcium tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Calcium kết hợp với phosphorus là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Khối lượng riêng của calcium kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể calcium, các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Xác định bán kính nguyên tử calcium. Cho nguyên tử khối của calcium là 40.
Cho biết công thức tính thể tích hình cầu là , trong đó r là bán kính hình cầu.
Kết quả : ( hướng dẫn giải) 
Thể tích 1 mol nguyên tử calcium = 
Thể tích 1 nguyên tử calcium = 
Bán kính nguyên tử calcium: 
Đánh giá:
 Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua câu trả lời của học sinh.
Ngày soạn: 
TIẾT 15- 17: CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Năng lực hóa học
a. Nhận thức hoá học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Mô tả được cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và nêu được các khái niệm liên quan (ô, nhóm, chuy kỳ).
- Nêu được nguyên tắc sắp xếp của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (dựa theo cấu hình electron)
b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: được thực hiện thông qua các hoạt động: Phân loại được nguyên tố (dựa theo cấu hình electron: nguyên tố s, p, d, f; dựa theo tính chất hóa học: kim loại, phi kim, khí hiếm)
c. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích được: Từ cấu hình electron nguyên tử xác định được vị trí các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và phân loại được nguyên tố s, p, d, f hoặc kim loại, phi kim hay khí hiếm
2. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh, video để tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn và nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cấu tạo của bảng, đặc điểm của ô, chu kỳ, nhóm nguyên tố
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Dựa vào bảng tuần hoàn phân loại được nguyên tố theo cấu hình electron, theo tính chất hóa học.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tự tìm tòi thông tin trong SGK, thông tin tham khảo về lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn, cấu tạo bảng tuần hoàn và phân loại nguyên tố dựa vào vị trí, cấu hình electeon nguyên tử.
- Noi gương phẩm chất tự học, tự tìm hiểu, sáng tạo của các nhà bác học.
- HS có trách nhiệm trong việc hoạt động nhóm, hoàn thành các nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hình ảnh và câu chuyện về lịch sử phát minh, tác giả của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, phiếu học tập, bảng kiểm
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, bìa,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Hoạt động khởi động 
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh đi tìm hiểu kiến thức của bài học thông qua trò chơi.
b) Nội dung: Học sinh cả lớp cùng tham gia trò chơi “ Đi tìm bức tranh bí ẩn” trong phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TRÒ CHƠI: ĐI TÌM BỨC TRANH BÍ ẨN
 1
2
3
4

Học sinh trả lời câu hỏi ở mỗi ô, trả lời đúng phần bức tranh ở ô đó sẽ được mở ra:
Ô số 1: Xác định số proton, neutron, elelctron của ?
Ô số 2: Cho cấu hình electron nguyên tử: . Hỏi nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron, số electron lớp ngoài cùng ?
Ô số 3: Nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng thường là nguyên tố gì?
Ô số 4: Thế nào là nguyên tố hóa học ?
c) Sản phẩm: Học sinh lật mở được bức tranh trong phiếu học tập số 1, nói được nội dung liên quan đến bài học.
Bức tranh: Nhà bác học Men-đê-lê-ép – Người phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc độc lập, HS nào có câu trả lời nhanh sẽ được gọi , GV gợi ý, hỗ trợ HS.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Lịch sử phát minh bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Mục tiêu: Nêu được lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Cho các mảnh ghép rời rạc sau, hãy sắp xếp chúng theo đúng nội dung và đúng thứ tự mốc thời gian:
Giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp làm 4 nhóm, các nhóm cùng tham gia trò chơi « Tìm mảnh ghép » trong phiếu học tập 2. 
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu học tập số 2
Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm HS đưa ra nội dung kết quả thảo luận của nhóm.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, bổ sung,... = số lớp electron.
VD: 
Số lượng nguyên tố trong mỗi chu kì
Chu kì
SL
Bắt
đầu
Kết thúc
1
2
H
1s1
He
1s2
2
8
Li
[He]2s1
Ne
[He]2s22p6
3
8
Na
[Ne]3s1
Ar
[Ne]3s23p6
4
18
K
[Ar]4s1
Kr
[Ar]4s24p6
5
18
Rb
Xe
6
32
Cs
Rn
7
Chưa hoàn thành
 

Chu kì 1,2,3 gọi là chu kì nhỏ.
Chu kì 4,5,6,7 gọi là chu kì lớn.
Dưới bảng còn có 2 họ nguyên tố: lantan và actini thuộc chu kì 6 và chu kì 7.
2.3.3 Nhóm 
GV yêu cầu HS sử dụng BTH và kết hợp SGK thực hiện nội dung phiếu học tập theo nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
 Dựa vào BTH cho biết:
1. BTH có bao nhiêu cột, được chia thành mấy nhóm và cách đánh số.
2. Xác định số electron hóa trị của ba nhóm nguyên tố, nhận xét cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố cùng nhóm.
 + Nhóm nguyên tố: Li, Na, K
 + Nhóm nguyên tố: F, Cl, Br.
 + Nhóm nguyên tố: Fe, Co, Ni
3. Cho biết các nguyên tố: Na, Mg, Al, Si, Cl, Fe thuộc nguyên tố s,p,d hay f
Thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm nghiên cứu, quan sát và thảo luận
Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung phản biện. GV chốt lại kiến thức.
Kết luận, nhận định: 
Nhóm A bao gồm các nguyên tố s,p. STT nhóm A=Số electron lớp ngoài cùng.
Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f(xếp ở hai hàng cuối bảng
3. Nhóm nguyên tố
Từ nội dung thực hiện của phiếu học tập số 4 GV hướng dẫn HS đi đến kết luận
+ BTH có 18 cột được chia thành 8 nhóm A (IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB)
+ Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
+ Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. ( trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB)
+Nhóm IA, IIA gồm khối các nguyên tố s.
 Nhốm IIIA đến nhốm VIIIA gồm khối các nguyên tố p
Vậy: 
Nhóm A bao gồm các nguyên tố s,p. 
STT nhóm A=Số electron lớp ngoài cùng.
Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f(xếp ở hai hàng cuối bảng
2.3.4 Phân loại nguyên tố
GV trình chiếu yêu cầu HS hoạt động độc lập hoàn thành 2 câu hỏi sau
1. Viết cấu hình electron nguyên tử của 19K, 16S, 25Mn, 60Nd và nhận xét về electron cuối cùng là s, p, d hay f
2. Quan sát màu sắc ô các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học SGK trang 29 có thể chia nguyên tố thành mấy loại? lấy ví dụ minh họa cho mỗi loại
- Thực hiện nhiệm vụ: HS độc lập nghiên cứu và quan sát
Báo cáo, thảo luận: 
- GV mời một HS báo cáo kết quả, HS khác góp ý, bổ sung. Các HS khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
Kết luận, nhận định: 
4. Phân loại nguyên tố
a. Theo cấu hình electron
- Các nhóm A gồm các nguyên tố s và p
- Các nhóm B gồm các nguyên tố d và f
a. Theo tính chất hóa học
- Các nhóm IA, IIA, IIIA gồm các nguyên tố s và p là kim loại (trừ H và B)
- Các nhóm VA, VIA, VIIA gồm các nguyên tố p, thường là phi kim
- Nhóm VIIIA gồm các nguyên tố khí hiếm
- Các nhóm B gồm các nguyên tố d và f đều là kim loại chuyển tiếp
4. Phân loại nguyên tố
Từ nội dung thực hiện của phiếu học tập số 4 GV hướng dẫn HS đi đến kết luận
+ BTH có 18 cột được chia thành 8 nhóm A (IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB)
+ Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
+ Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm. ( trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB)
+ Nhóm IA, IIA gồm khối các nguyên tố s.
 Nhốm IIIA đến nhốm VIIIA gồm khối các nguyên tố p
Vậy: 
Nhóm A bao gồm các nguyên tố s,p. 
STT nhóm A=Số electron lớp ngoài cùng.
Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f(xếp ở hai hàng cuối bảng

Tiết 3
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH và cấu tạo BTH
- Tiếp tục phát triển năng lực: Giải thích một số tính chất gần giống nhau của một số nguyên tố trong cùng nhóm 
b) Nội dung: Các câu hỏi củng cố bài theo các mức độ.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành yêu cầu trên phiếu học tập
d) Tổ chức thực hiện: GV: Tổ chức trò chơi hộp qua bí mật
Thể lệ trò chơi: Mỗi nhóm nghiên cứu phiếu học tập số 4 và trả lười câu hỏi từ 1 đến 8 theo 3 cấp độ về kiến thức và hoàn thành dán kết quả lên bảng phụ theo vị trí.
- ND câu hỏi: phiếu học tập số 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 - CẢ LỚP
Mức độ biết
Câu 1: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo mấy nguyên tắc?
Câu 2: Chu kì chứa nhiều nguyên tố nhất trong bảng tuần hoàn hiện nay với số lượng nguyên tố là?
Câu 3: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố gì ?
Câu 4: Số cột nhóm A và số cột nhóm B trong bảng tuần hoàn lần lượt ?
Mức độ thông hiểu
Câu 5: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIIA, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tử X ?
Câu 6: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 16. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn? 
Mức độ vận dụng
Câu 7: Nguyên tử R...ể hoàn thành PHT số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hoàn thành nội dung bảng sau
Kí hiệu 

Z 
Cấu hình e nguyên tử 
Chu kỳ
nhóm
Số e lớp ngoài cùng
11Na





12Mg





13Al





14Si





15P





16S





17Cl





18Ar





2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv hướng dẫn HS dùng kĩ thuật tia chớp.
- GV cho học sinh hoạt động nhóm để chuẩn bị và chơi trò chơi tốc độ, hoàn thành phiếu học tập số 1. (Nhóm hoàn thành đúng và nhanh nhất đạt 1 điểm cộng)
Nhóm 1: Na, Ar 
Nhóm 2: Mg và Cl
Nhóm 3: Al và S 
Nhóm 4: K và Li
- Giáo viên treo bảng có nội dung khuyết cho thành viên các nhóm gắn nội dung trả lời vào chỗ khuyết.
HS ghi đáp án vào phiếu trả lời gv chuẩn bị sẵn .
3. Báo cáo, thảo luận
HĐ chung cả lớp:
Sau đó giáo viên hướng dẫn cả lớp bổ sung đánh giá nhóm thắng cuộc đồng thời hoàn thiện phiếu học tập.
- Giáo viên gợi ‎ý học sinh tìm ra trên bảng kiến thức có sự biến đổi nào đặc biệt? (có thể dùng phấn màu để gợi ‎) 
GV đặt vấn đề: Số eletron lớp ngoài cùng của chu kỳ 3 tăng dần từ 1 đến 8. Vậy ở các chu kỳ khác số eletron lớp ngoài cùng biến đổi thế nào? Sự biến đổi đó được gọi là gì?
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
HS hoàn thành phiếu học tập số 1
Kí hiệu

Z
Cấu hình e
nguyên tử
Chu kỳ
nhóm
Số e lớp ngoài cùng
11Na
11
1s22s22p63s1
3
IA
1
12Mg
12
1s22s22p63s2
3
IIA
2
13Al
13
1s22s22p63s23p1
3
IIIA
3
14Si
14
1s22s22p63s23p2
3
IVA
4
15P
15
1s22s22p63s23p3
3
VA
5
16S
16
1s22s22p63s23p4
3
VIA
6
17Cl
17
1s22s22p63s23p5
3
VIIA
7
18Ar
18
1s22s22p63s23p6
3
VIIIA
8

Mâu thuẩn nhận thức: HS không biết được sự biến đổi số eletron lớp ngoài cùng của các chu kỳ 2, 3, 4 có giống nhau không và không biết được sự biến đổi đó được gọi là gì.
c) Tổ chức thực hiện: HS làm việc theo bàn, GV gợi ý, hỗ trợ HS.
 d) Đánh giá giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 1: Cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố nhóm A
Mục tiêu:
- Rút ra được sự biến thiên của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm A
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi số điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV Chia lớp làm 4 nhóm, hoàn thành PHT số 2	
Phiếu học tập số 2:
a) Nhận xét trong các chu kỳ 2, 3, 4 số eletron electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến đổi như thế nào?
b) Viết cấu cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử nguyên tố nhóm IA và VIIIA?
c) Cấu hình eletron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố sau mỗi chu kỳ biến đổi như thế nào? 
d) Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố?
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chiếu bảng 6.1 trang 34 SGK, các nhóm thảo luận PHT số 2 bằng kĩ thuật khăn trãi bàn.
3. Báo cáo, thảo luận
HĐ chung cả lớp: GV gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập? (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
GV lưu ý riêng chu kỳ 1 không tuân theo quy luật trên.
4. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đưa ra kết luận:
HS hoàn thành phiếu học tập số 2
- Số eletron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8.
- Đầu mỗi chu kỳ: ns1
- Cuối mỗi chu kỳ: ns2np6 (trừ chu kỳ 1)
- Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì => chúng biến đổi một cách tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố.

..
Hoạt động 2: Bán kính nguyên tử
Mục tiêu: - Nêu được quy luật biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kỳ và trong một nhóm A.
- Lấy ví dụ minh họa.
- Dựa vào kiến thức đã học giải thích được quy luật biến đổi đó.

Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
1. Chuyển giao nhiệm vụ 
GV: Giới thiệu sơ lược cách xác định bán kính nguyên tử.
HS: Tìm mối quan hệ giữa điện tích hạt nhân với khoảng cách giữa hạt nhân đến electron lớp ngoài cùng
GV:Chiếu slide 2,3 sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để cho HS hoàn thành các câu hỏi sau:
- GV chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thành nội dung câu hỏi
Câu 1. Trong 1 chu kỳ, bán kính nguyên tử biến đổi như thế nào khi đi từ trái sang phải?
Câu 2. Trong 1 nhóm A, bán kính nguyên tử biến đổi như thế nào khi đi từ trên xuống?
Câu 3. Giải thích thêm về qui luật: Dựa mối liên hệ giữa điện tích hạt nhân với số e lớp ngoài cùng và số e trong nguyên tử để giải thích cho xu hướng biến đổi t...iến thức về xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim để giải thích cho các nhóm nguyên tố.
	- Vận dụng kiến thức về xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại, tính phi kim để giải bài tập hóa học có liên quan: 
	- Giải thích được các hiện tượng hóa học xảy ra trong tự nhiên: vì sao không dùng chậu nhôm để đựng nước vôi...
2. Phẩm chất
- Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.
- Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.
- Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.
- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.
- Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
- Hóa chất (nếu có): Na2O; MgO; P2O5; Na2CO3; dd acid HNO3 loãng; nước cất; quỳ tím.
- Bảng 7.1 và 7.2 phóng to (khổ A3 hoặc A0). Video thí nghiệm.
2. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã tiếp thu được của học sinh về xu hướng biến đổi thành phần và tính chất acid/base của các oxide và các hydroxide theo chu kì.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
b) Nội dung: GV KT bài cũ bằng phiếu học tập.
c) Sản phẩm: - Hoàn thành được PHT (1)
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận hoàn thành nội dung trong PHT số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Bài 1: Quy luật biến thiên tính chất bán kính nguyên tử, độ âm điện; tính kim loại và phi kim.
- Giải thích quy luật. Ví dụ minh họa.
Bài 2: Trả lời 10 câu hỏi TN:
1. Đại lượng nào dưới đây của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
A. Số hiệu nguyên tử.  
B. Số electron trong nguyên tử.   
C. Nguyên tử khối.       
D. Số eletron lớp ngoài cùng.
2. Các nguyên tố B (Z=5), Al (Z=13), C (Z=6), N (Z=7) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử theo dãy nào trong các dãy sau?
A. B>C>N>Al B. N>C>B>Al 	
C. C>B>Al>N D. Al>B>C>N
3. Trong 1 chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố:
A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.	
B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
C. Tăng theo chiều tăng của tính phi kim.	
D. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại.
4. Cho các nguyên tố 9F, 16S, 17Cl, 14Si. Chiều giảm dần tính phi kim của chúng là
A. Si > S > Cl > F	B. F > Cl > Si > S	C. Si >S >F >Cl	D. F > Cl > S > Si.
5. Nguyên tử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính nguyên tử lớn nhất ?
 A. Nitrogen (Z= 7)            B. Phosphorus (Z = 15)           
 C. Arsenic (Z = 33)    D. Bismuth (Z = 83)
6. Cho dãy nguyên tố 9F, 17Cl, 35Br, 53I. Độ âm điện của dãy nguyên tố trên biến đổi như thế nào theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ?
	A. Tăng.                   B. Giảm.             
    C. Không thay đổi.                 D. Vừa giảm vừa tăng.
7. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất?
A. Cl.	 B. I.	 C. Br.	 D. F.
8. Đại lượng nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?
A. Bán kính nguyên tử.	B. Nguyên tử khối.
C. Tính kim loại, tính phi kim.	D. Hoá trị cao nhất với oxi.
9. Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì:
A. Kim loại mạnh nhất là Sodium.	 B. Phi kim mạnh nhất là Chlorine.
C. Phi kim mạnh nhất là oxygen.	 D. Phi kim mạnh nhất là fluorine.
10: Dãy sắp xếp các nguyên tử theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần nào đúng ?
A. Mg > S > Cl > F B. F > Cl > S >Mg C. Cl > F > S > Mg D. S > Mg > Cl >F
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên thống nhất để ghi lại kết quả vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV – HS
Sản phẩm dự kiến
Hoạt động 1: THÀNH PHẦN CỦA CÁC OXIDE VÀ CÁC HYDROXIDE
a) Mục tiêu:
- HS nắm được hóa trị cao nhất với oxygen và hóa trị trong hợp chất hydroxide của các nguyên tố trong nhóm A. Từ đó, viết đúng CTHH của các oxide có hóa trị cao nhất và hydroxide của các nguyên tố trong nhóm A. 
- Rèn năng lực hợp tác, hoạt động nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hoạt động nhóm:
-Chia lớp thành 4 nhóm và phân công nghiên cứu hoàn thành bảng 7.1 và rút ra sự biến đổi về hóa trị của các nguyên tố trong nhóm A. Từ đó, trả lời câu hỏi SGK trang 40. 
+ Sản phẩm được trình chiếu Powerpoint.
- HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện 1 HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, phản

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_10_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_1_truong_thp.docx