Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Thời lượng: 3 tiết (Bộ Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức

Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

b. Về phẩm chất.

Trung thực: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có những định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường

Trách nhiệm: Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế

Yêu nước tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

c. Về năng lực.

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.

+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bưởc đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;

- Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế;

- Đố dùng đơn giản để sắm vai;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

docx 182 trang Cô Liên 28/10/2024 170
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
Thời lượng: 3 tiết (Bộ Kết nối tri thức)
I. MỤC TIÊU: 
a. Kiến thức
Nêu được vai trò của các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
b. Về phẩm chất.
Trung thực: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có những định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi ra trường. Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường
Trách nhiệm: Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế 
Yêu nước tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
c. Về năng lực.
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến các hoạt động kinh tế.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các hoạt động kinh tế; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia các hoạt động kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế trong xã hội.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi; Bưởc đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lứa tuổi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
- Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về các hoạt động trong nền kinh tế;
- Đố dùng đơn giản để sắm vai;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1. Hoạt động: mở đầu
a) Mục tiêu. Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS vẽ các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về bài học mới.
	b) Nội dung. Học sinh quan sát tranh, ảnh, vi deo nói về một hoạt động kinh tế đang diễn ra và trả lời câu hỏi: Em hãy kể tên một hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hàng ngày và chia sẻ vai trò của hoạt động này đối với đời sống xã hội.
	c) Sản phẩm. 
- Chỉ ra một số hoạt động kinh tế cơ bản như: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng
- Vai trò của các hoạt động: Sản xuất ( tạo ra sản phẩm), phân phối - trao đổi ( điều tiết sản phẩm), tiêu dùng ( thỏa mãn nhu cầu của con người)
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh và vi deo. Sau thời gian quan sát học sinh làm việc cá nhân, yêu cầu học sinh tìm nội dung liên quan đến câu hỏi phía trên. Ghi câu trả lời vào vở
Sau thời gian làm việc cá nhân, học sinh trao đổi cặp đôi với các bạn xung quanh để cùng nhau hoàn thiện câu trả lời
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau quan sát hình ảnh, vi deo.
- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
- Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo
- Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh tìm được các hoạt động của nền kinh tế
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)
- Gọi một số học sinh nhận xét kết quả.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Nếu không có các hoạt động kinh tế đó thì xã hội sẽ như thế nào. Trong các hoạt động đó hoạt động nào là cơ bản nhất
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày 
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh: 
Hằng ngày, chúng ta thường biết đến những vấn đề kinh tế như mua bán, giá cả, lãi suất, thu nhập,... Bài học này sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn về các hoạt động kinh tế cơ bản và vai trò của chúng trong đời sống xã hội để chủ động, tích cực tham gia các hoạt động kinh tế, tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân, gia đình và đóng góp cho sự phồn vinh của đất nước.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu hoạt động sản xuất
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò hoạt động sản xuất
b) Nội dung. Học sinh quan sát 2 hì... đổi đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thề kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. Trao đổi giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
2. Hoạt động phân phối – trao đổi
Phân phối là hoạt động phân chia các yêu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phầm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).
Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).
Nội dung 3: Tìm hiểu hoạt động tiêu dùng
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò của tiêu dùng
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm đã phân chia ở trên, các nhóm cùng nhau nghiên cứu thông tin mà sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
1/ Các nhân vật trong hai bức tranh trên đang sử dụng sản phẩm gạo với mục đích gì?
2/ Dịch bệnh COVID- 19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào? Những thay đổi của hoạt động tiêu dùng có tác động gì đến đời sống xã hội?
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
+ Ở tranh 1, gạo được sử dụng với mục đích để con người tiêu dùng trực tiếp, còn gạo ở tranh 2 được sử dụng làm đầu vào của một hoạt động kinh tế khác (kinh doanh quán cơm bình dân).
+ Dịch bệnh đã thay đổi tới nhu cầu tiêu dùng: Chuyển sang các mặt hàng bảo vệ sức khỏe, thói quen tiêu dùng: mua hàng online nhiều hơn. Những thay đổi đó vừa tác động tích cực: thúc đẩy một số ngành sản xuất phát triển những cũng tác động tiêu cực: Một số ngành sản xuất không phát triển được phải đóng cửa.
- Học sinh rút ra được nội dung của khái niệm tiêu dùng,
Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV tổ chức chia lớp thành các nhóm, từ 4-6 nhóm
- Học sinh chia nhóm và làm việc theo nhóm của mình.
Nhiệm vụ các nhóm cùng nhau nghiên cứu thông tin mà sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
1/ Các nhân vật trong hai bức tranh trên đang sử dụng sản phẩm gạo với mục đích gì?
2/ Dịch bệnh COVID- 19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào? Những thay đổi của hoạt động tiêu dùng có tác động gì đến đời sống xã hội?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình.
- Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên điều hành hoạt động thảo luận của các nhóm
+ Gọi 2 nhóm trình bày kết quả chuẩn bị của mình
+ Các nhóm còn lại sẽ nhận xét và góp ý
Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm
Từ những thông tin đã nghiên cứu, các em hiểu thế nào là tiêu dùng, tiêu dùng có vai trò như thế nào
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm.
- Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được 
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh: 
Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất. Tiêu dùng là mục đích, la động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy. mỗi người cần tiêu dùng hợp lý. có kế hoạch để trở thành người tiêu dùng thông minh.
3. Hoạt động tiêu dùng
Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, 
- Tiêu dùng giữ vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chật lượng, hình thức sản phẩm. 
TIẾT 3
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài tập 1: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
+ Trường hợp a: Sản xuất xanh là việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời, không gây ô nhiễm môi trường,... Việc thực hiện sản xuất xanh mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như: tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào thị trường khó tính đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững cho nền kinh tế. Thực hiện sản xuất xanh thể hiện vai trò của hoạt động sản xuất đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng.
+ Trường hợp b: Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y giúp doanh nghiệp tiếp tục du... đích, là động lực của sản xuất, còn phân phối và trao đồi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng.
4. Hoạt động: Vận dụng
Bài tập 1: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng ý tưởng kinh doanh trực tuyến một mặt hàng nào đó.
a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội vào thực tiễn với không gian mới, tình huống mới nhằm tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh cùng trao đổi và thảo luận để hoàn thành bài tập ở nhà. Lựa chọn một hoạt động có thể đã làm hoặc có thể thực hiện được từ đó tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách phù hợp.
	c) Sản phẩm. 
- HS xây dựng được ý tưởng, tổ chức được một hoạt động kinh doanh cụ thể đảm bảo tính khả thi của ý tưởng
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên tổ chức chia nhóm, sử dụng các nhóm đã chia trong các tiết học.
- Học sinh lên ý tưởng để tổ chưc một hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu ý tưởng
+ Có tính khả thi cao 
+ Dự kiến các phương thức để tổ chức thực hiện: Kinh phí, nhân lực, loại hình, đầu ra .
+ Bước đầu đánh giá được hiệu quả kinh tế của ý tưởng đó
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm, phân công công việc và lên ý tưởng
- Lựa chọn ý tưởng, nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng
- Có thể thực nghiệm ý tưởng trong thực tế
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các nhóm báo cáo ý tưởng đề xuất cũng như để các nhóm có thể phản biện và tranh luận với nhau từ đó hoàn thiện ý tưởng của nhóm mình
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra cũng như việc báo cáo, phản biện ý tưởng của các nhóm giáo viên đánh giá, kết luận về tính khả thi, tính thực tiễn cũng như đưa ra những nhận xét để giúp các nhóm có thể hiện thực hóa ý tưởng trong thực tế
Bài tập 2: Em hãy vẽ tranh cổ động cho hoạt động “tiêu dùng xanh” và chia sẻ nội dung, ý nghĩa của bức tranh với thầy cô và các bạn.
a) Mục tiêu. HS tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh cùng trao đổi và thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập ở nhà. Khuyến khích các mô hình, ý tưởng sáng tạo để thể hiện rõ hoạt động tiêu dùng xanh.
	c) Sản phẩm. 
- HS xây dựng được ý tưởng, hoàn thành tranh vẽ theo các yêu cầu và tiêu chí giáo viên đưa ra
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên tổ chức chia nhóm, sử dụng các nhóm đã chia trong các tiết học.
- Học sinh lựa chọn một hoạt động tiêu dùng xanh, đưa ra các tiêu chí để xác định hoạt động đó đảm bảo yêu cầu tiêu dùng xanh
- Khuyến khích các ý tưởng vẽ sáng tạo
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm, phân công công việc và tổ chức thực hiện
- Lựa chọn ý tưởng, nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng
- Viết bài thuyết trình cho bức tranh mà nhóm hoàn thiện
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian không gian để các nhóm trình bày trưng bày bức tranh và thuyết trình về ý tưởng của bức tranh
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra cũng như việc thuyết trình của các nhóm, giáo viên đánh giá kết luận về việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm, xếp loại cho mỗi bức tranh 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
Thời lượng: 3 tiết 
I. MỤC TIÊU: 
a) Kiến thức: Nhận biết được các chủ thể tham gia trong nền kinh tế, vai trò của các chủ thể khi tham gia nền kinh tế
b) Phẩm chất 
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia tìm hiểu các hoạt động cơ bản của nền kinh tế để từ đó có kế hoạch học tập, xây dựng mục tiêu cho bản thân sau khi ra trường. 
Trung thực và có trách nhiệm công dân khi thực hiện vai trò là chủ thế kinh tế phù hợp với lứa tuổi. Nhận biết được vai trò của các chủ thể, xác định được vị trí của bản thân với tư cách là một chủ thể từ đó có kế hoạch thực hiện tốt vai trò của mình.
- Yêu nước, tin tưởng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
c. Về năng lực.
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về vai trò của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện những hoạt động học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống đặt ra trong bài học và trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến vai trò của các chủ thể kinh tế.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi tham gia nền kinh tế với vai trò chủ thể kinh tế cụ thể; Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi thực hiện vai trò chủ thể kinh tế; Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với c...thảo luận chung: Từ các hoạt động trên chúng ta hiểu thế nào là chủ thể sản xuất và chủ thể đó có vai trò như thế nào?
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm đã được yêu cầu trình bày và nhóm tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của chủ thể sản xuất trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh: 
Chủ thể sản xuất là cá nhân. hộ gia đình, doanh nghiệp.... trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cần tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất sử dụng các yến tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên.... để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận
1. Chủ thể sản xuất
Khái niệm: Chủ thể sản xuất là những người sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Vai trò: 
Bản thân họ: sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. 
Đối với xã hội: thoả mãn nhu cầu hiện tại và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai 
 Chủ thể sản xuất còn phải có trách nhiệm đối với con người - cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội

Nội dung 2: Tìm hiểu chủ thể tiêu dùng
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò của chủ thể tiêu dùng
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, đọc và tìm hiểu hình ảnh, thông tin trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
1/ Các nhân vật trong các bức tranh tham gia nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?
2/ Người tiêu dùng có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội? Tại sao người tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội?
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
+ Bức tranh 1: Người tiêu dùng đang tiêu dùng hàng hóa cho bản thân mình
+ Bức tranh 2: Người tiêu dùng đang tiến hành hoạt động tiêu dùng cho sản xuất
- Người tiêu dùng thông qua hoạt động tiêu dùng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội
- Người tiêu dùng cần phải có trách nhiệm đối với sự phát triển của xã hội vì hành vi tiêu dùng của mỗi con người sẽ tác động to lớn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV Yêu cầu học sinh quan sát tranh suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Sau thời gian quan sát học sinh làm việc cá nhân, yêu cầu học sinh tìm nội dung liên quan đến câu hỏi phía trên. Ghi câu trả lời vào vở
Sau thời gian làm việc cá nhân, học sinh trao đổi cặp đôi với các bạn xung quanh để cùng nhau hoàn thiện câu trả lời
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau quan sát hình ảnh, đọc thông tin.
- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
- Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo
- Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh tìm được các hoạt động của nền kinh tế
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)
- Gọi một số học sinh nhận xét kết quả.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Nếu không có các hoạt động tiêu dùng thì xã hội sẽ như thế nào. 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày 
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh: 
Nền kinh tế có nhiều khởi sắc khiến tiêu dùng của người dân có xu hướng tăng. Nhờ vậy, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nhanh hơn, kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển. Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng là động lực quan trọng, định hướng cho sản xuất phát triển
2. Chủ thể tiêu dùng
- Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,...
- Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
TIẾT 2
Nội dung 3: Chủ thể trung gian
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm, vai trò của chủ thể trung gian
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm (4-6 nhóm), các nhóm cùng nhau nghiên cứu các nhiệm vụ đặt ra và trả lời câu hỏi
Nhóm 1,2,3: Hình ảnh 1 và thông tin 1
Nhóm 4,5,6: Hình ảnh 2 và thông tin 2
Chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong mỗi bức tranh trên là ai? Hoạt động của họ đóng góp gì cho đòi sống xã hội?
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được các chủ thể tham gia trong các hình ảnh và thông tin
+ Hình ảnh 1: Chủ thể tham gia là các tiểu thương họ làm nhiệm vụ mua hàng từ người sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng, vai trò của họ là cầu nối để đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng
+ Hình ảnh 2: Họ là những người cung cấp dịch vụ việc làm, vai trò của họ là cầu nối giữa các h...n đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm
Chủ thể nhà nước có vai trò như thế nào đối với các hoạt động của nền kinh tế
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm.
- Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được 
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh: 
Nhà nước là một chủ thể của nền kinh tế có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
4. Chủ thể nhà nước
Nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi và đảm bảo ồn định chính trị - xã hội cho sự phát triền kinh tế.
- Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triền, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tự vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triền theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triền và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng, giao thông, viễn thông,...; khắc phục những bất ồn trong nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...
- Thực hiện tăng trường kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.
TIẾT 3
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài tập 1: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi
a) Mục tiêu. HS củng cố tri thức về các chủ thể của nền kinh tế; rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống. Biết nhận xét đánh giá các hiện tượng của đời sống xã hội đang diễn ra liên quan đến các thủ thể của nền kinh tế
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
a.Tiêu dùng an toàn là sử dụng những sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, không chứa chất độc hại, đảm bảo về kĩ thuật sản xuất, bảo vệ môi trường,... Để thực hiện tiêu dùng an toàn, người tiêu dùng phải có kĩ năng lựa chọn những sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu uy tín, được bày bán ở những nơi tin cậy; người sản xuất phải làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các chủ thể trung gian tổ chức nhiều siêu thị, hội chợ để cung ứng hàng nông sản sạch cho người tiêu dùng.
b.Đóng góp của tập đoàn N trong việc xây dựng xã hội số ở Việt Nam thể hiện ở việc tham gia mạnh vào thị trường dịch vụ số, cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số cho các bộ, ngành, chinh quyền các tỉnh thành và các doanh nghiệp, phát triển mạnh giải pháp đô thị thông minh, đồng thời phát triển dịch vụ số cá nhân.
Nhà nước thành lập doanh nghiệp nhà nước N chuyên đầu tư, sản xuất, kinh doanh lĩnh vực bưu chính và viễn thông - một lĩnh vực dịch vụ công quan trọng mà các công ty tư nhân khó thực hiện. Bén cạnh việc duy trì phát triển các dịch vụ viễn thông cốt lõi, Nhà nước yêu cầu tập đoàn N đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số phục vụ cho mục tiêu cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, phát triển dịch vụ số cá nhân, góp 	
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong từng trường hợp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế với tư cách là một chủ thể
Bài tập 2: Nhận xét việc thực hiện trách nhiệm công dân của các chủ thể kinh tế khi tham gia các hoạt động kinh tế trong những trường hợp sau:
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về các hoạt động kinh tế vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội 
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
Trường hợp a: Anh V thể hiện trách nhiệm công dân qua việc chủ động tìm kiếm việc làm để đảm bảo cuộc sống; tìm tòi, học hỏi, lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho người lao động và còn hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
-	Trường hợp b: C... đã chia trong các tiết học.
- Học sinh lựa chọn một hoạt động tiêu dùng xanh, đưa ra các tiêu chí để xác định hoạt động đó đảm bảo thông điệp phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường. 
- Khuyến khích các ý tưởng sáng tạo
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm, phân công công việc và tổ chức thực hiện
- Lựa chọn ý tưởng, nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng
- Viết bài thuyết trình cho bức tranh mà nhóm hoàn thiện
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian không gian để các nhóm trình bày trưng bày bức tranh và thuyết trình về ý tưởng của bức tranh
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra cũng như việc thuyết trình của các nhóm, giáo viên đánh giá kết luận về việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm, xếp loại cho mỗi bức tranh 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 3: THỊ TRƯỜNG
Thời lượng: 3 tiết ( Bộ Kết nối tri thức)
I. MỤC TIÊU: 
a) Kiến thức: Nêu được khái niệm thị trường, liệt kê các loại thị trường, các chức năng cơ bản của thị trường.
c. Về năng lực.
-	Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về thị trường.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, khảo sát và viết báo cáo khảo sát về thị trường.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến thị trường.
-	Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Có những hành vi đúng khi tham gia thị trường; Phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật khi tham gia thị trường.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia thị trường phù hợp với lứa tuổi.
b) Về phẩm chất
Chăm chỉ: Thường xuyên tìm hiểu tình hình thị trường ở địa phương từ đó có những điều chỉnh thích hợp để phù hợp với bản thân.
Trách nhiệm: Thể hiện ở việc học sinh có ý thức tôn trọng các chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường, có thái độ và ứng xử phù hợp 
Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
-	SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
-	Tranh/ảnh, clip và các mẩu chuyện về thị trường;
-	Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
-	Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,...).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1. Hoạt động: mở đầu
	a) Mục tiêu. Huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của HS về những vấn đề có liên quan đến thị trường; tạo hứng thú, tâm thế học tập cho HS, dẫn vào bài mới.
	b) Nội dung. Học sinh cùng nhau tham gia đóng vai về một hoạt động mua bán và trả lời được câu hỏi
1/ Đối tượng mua bán ở cửa hàng này là gì?
2/ Chủ thể tham gia vào các hoạt động ở cửa hàng này là ai?
	c) Sản phẩm. 
- Chỉ ra được các nhân tố của thị trường như là: hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV cho học sinh nghiên cứu và chuẩn bị trước ở nhà, phân công các thành viên tham gia
HS làm việc nhóm, tự viết kịch bản theo định hướng của GV.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đóng vai về hoạt động mua và bán.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)
1/ Đối tượng mua bán ở cửa hàng này là gì?
2/ Chủ thể tham gia vào các hoạt động ở cửa hàng này là ai?
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Khi tham gia vào thị trường một cá nhân có thể đóng những vai trò nào
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày 
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
Chúng ta vừa xem đóng vai cảnh mua bán trong cửa hàng bán đổ dùng học tập. Đó là một thị trường hàng tiêu dùng. Vậy thị trường là gì? Thị trường có những chức năng gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời những vấn đề đó.
Gv nhấn mạnh: 
Thị trường ra đời, phát triền gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy, khi tham gia thị trường với những vai trò khác nhau, mỗi chúng ta cần hiểu rõ bản chất, chức năng của thị trường và các vấn đề liên quan.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm thị trường
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm thị trường
b) Nội dung. Học sinh cùng làm việc nhóm, các nhóm cùng nhau đọc thông tin đưa ra trả lời câu hỏi sau 
1/ Sự thay đổi của quê hương S diễn ra như thế nào? Em hãy mô tả những hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ trên quê hương S.
2/ Mục đích của các hoạt động đó là gì?
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
1/ Quê hương S có sự thay đổi trong hoạt động mua bán. Ở đó diễn ra những hoạt động mua bán dược liệu từ hoa cát cánh, váy áo, khăn, túi thổ cẩm,... và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, còn diễn ra hoạt động mua bán trên không gian mạng.
2/ Bà con phải giải quyết các mối quan hệ cung - cầu, cạnh tranh, xác định giá cả, số lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng,... trong hoạt động trao đổi, mua bán.
Mục đích của hoạt động đó l...vuông, chất liệu cotton được nhiều khách hàng ưa chuộng. Thông tin này khiến Ban Giám đốc Công ty may A điều chỉnh kế hoạch sản xuất: gia tăng sản xuất áo sơ mi chất liệu cotton, giảm sản xuất áo sơ mi chất liệu kate.
2/ Việc nguồn cung thịt lợn giảm, giá thịt lợn tăng đã khiến người chăn nuôi hướng tới các nguồn cung khác hoặc tái đàn (khi dịch tạm lắng), người tiêu dùng cũng giảm nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, chuyển sang tiêu thụ các loại thực phẩm khác. Khi nguồn cung thịt lợn trên thị trường tăng lên, sẽ có xu hướng ngược lại.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV tổ chức chia lớp thành các nhóm, từ 4 nhóm
- Học sinh chia nhóm và làm việc theo nhóm của mình.
Nhiệm vụ các nhóm cùng nhau nghiên cứu thông tin mà sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
Nhóm 1,2: Thông tin 1
Sản phẩm áo sơ mi kẻ ô vuông, chất liệu cotton được thị trường thừa nhận như thế nào? Thị trường đã cung cấp thông tin gì khiến Ban Giám đốc Công ty may A phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất?
Nhóm 3,4: Thông tin 2
Thông tin 2 cho thấy việc sản xuất và tiêu dùng thịt lợn được thị trường kích thích/hạn chế như thế nào?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng các thành viên trong nhóm, đọc và trao đổi về tình huống của nhóm mình.
- Viết kết quả chung của nhóm mình để báo cáo
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên điều hành hoạt động thảo luận của các nhóm
+ Gọi 2 nhóm trình bày kết quả chuẩn bị của mình
+ Các nhóm còn lại sẽ nhận xét và góp ý
Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung cho các nhóm
Các chức năng cơ bản của thị trường được thực hiện như thế nào trong quá trình sản xuất kinh doanh?
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của từng nhóm.
- Giáo viên chốt kiến thức làm rõ từng hoạt động mà học sinh đã tìm được 
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội
Gv nhấn mạnh: 
Các chức năng cơ bản của thị trường có vai trò quan trọng đối với người sản xuất, kinh doanh. Việc vận dụng tốt các chức năng này sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
3. Các chức năng cơ bản của thị trường
- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào.
- Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung - cầu về các loại hàng hoá,...
- Chức năng điều tiết, kích thích: Trên cơ sờ những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất và tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế.

TIẾT 3
3. Hoạt động: Luyện tập
Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? vì sao?
a) Mục tiêu. HS củng cố những kiến thức vừa khám phá qua việc bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống,... về những vấn đề liên quan tới thị trường
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
a.Không đồng tình, vì đó là cách hiểu truyền thống, chưa đúng. Ngày nay, thị trường thương mại điện tử diễn ra trên không gian mạng nên có thể không cẩn địa điểm cụ thể.
b.Không đồng tình, vì đó là cách hiểu sai về chức năng của thị trường. Đó là chức năng của sản xuất hàng hoá.
c.Không đồng tình, vì ai cũng cần đến thị trường trong nền kinh tế thị trường.
d.Không đồng tình, vì đó là cách hiểu sai về chức năng của thị trường. Đó là chức năng của sản xuất hàng hoá.
e.Đồng tình, vì đó là chức năng thứ hai của thị trường.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân
Các học sinh cùng suy nghĩ và đưa ra ý kiến của bản thân về từng trường hợp cụ thể
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo theo cá nhân
- Ghi ý kiến của mình vào vở, có thể trao đổi cặp đôi cùng các bạn bên cạnh để hoàn thiện câu trả lời
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng học sinh đưa ra ý kiến về từng nội dung 
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các học sinh, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào thị trường
Bài tập 2: Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể trong những trường hợp sau?
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về thị trường vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
a. Ý kiến của cả hai nhân viên đều phản ánh đúng thực trạng thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài, song nhân viên thứ hai đã ...ận xét về thị trường đó theo gợi ý sau:
Đối tượng khảo sát: cửa hàng văn phòng phẩm/đồ dùng học tập/đồ ăn/vật liệu xây dựng,...
Nội dung khảo sát:
+ Giá cả, chất lượng, mẫu mã,...
+ Thái độ, cách bán hàng.
Phương pháp khảo sát: quan sát, phỏng vấn, điều tra,...
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm, phân công công việc và tổ chức thực hiện
- Lựa chọn ý tưởng, nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng
- Viết bài báo cáo về kết quả thực hiện
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để học sinh có thể báo cáo trước lớp, các nhóm khác cùng bổ sung hoàn thiện
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra cũng như việc thuyết trình của các nhóm, giáo viên đánh giá kết luận về việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi nhóm, xếp loại cho mỗi báo cáo
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 4: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Thời lượng: 3 tiết ( Bộ Kết nối tri thức)
I. MỤC TIÊU: 
a) Kiến thức: 
Nêu được khái niệm cơ chế thị trường, ưu, nhược điểm của cơ chế thị trường. 
Khái niệm giá cả thị trường, các chức năng cơ bản của giá cả thị trường
b) Về phẩm chất
Chăm chỉ: Thường xuyên tìm hiểu, nắm bắt các diễn biến của thị trường để có những cách ứng xử, hành vi viêu dùng hợp lý
Trách nhiệm: Tôn trọng tác động khách quen của cơ chế thị trường, phê phán những hành vi không đúng khi tham gia vào thị trường
Yêu nước, tin tưởng vào đường lỗi phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
c) Về năng lực. 
-	Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về cơ chế thị trường.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thảo luận nhóm, khảo sát và viết báo cáo khảo sát về tình hình giá cả một loại hàng hoá trên thị trường ở địa phương.
+ Giải quyết vấn đê' và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến cơ chế thị trường.
-	Năng lực đặc thù:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Học sinh có thái độ, hành vi, việc làm phù hợp khi tham gia vào các quan hệ thị trường, chủ động thích ứng với những yêu cầu, đòi hỏi của cơ chế thị trường. 
Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: Có nhận thức đúng đắn về cơ chế thị trường, tích cực, chủ động, tham gia một cách có hiệu quả vào thị trường. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
-	SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
-	Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint;
-	Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, clip,... về cơ chế thị trường;
-	Báo cáo khảo sát thị trường của HS.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 1:
1. Hoạt động: mở đầu
	a) Mục tiêu. Kết nối kiến thức, kĩ năng từ bài học trước với bài học mới; tạo hứng thú, tâm thế học tập cho HS để dẫn vào bài mới
	b) Nội dung. Học sinh cùng nhau xem vi deo nói về bản tin thị trường giá cả hàng hóa trong nước.
1/ Hãy nhận xét về sự biến động của giá cả một loại hàng hoá trên thị trường.
2/ Theo em những yếu tố nào trên thị trường tác động đến sự biến động giá cả của hàng hoá đó?
	c) Sản phẩm. 
- Chỉ ra được mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố của thị trường như là: hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV cho học sinh xem vi deo. Sau thời gian lắng nghe học sinh làm việc cá nhân, yêu cầu học sinh tìm nội dung liên quan đến câu hỏi phía trên. Ghi câu trả lời vào vở
Sau thời gian làm việc cá nhân, học sinh trao đổi cặp đôi với các bạn xung quanh để cùng nhau hoàn thiện câu trả lời
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau xem vi deo.
- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
- Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo
- Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh tìm được các hoạt động của nền kinh tế
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)
- Gọi một số học sinh nhận xét kết quả.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Khi tham gia vào thị trường các chủ thể kinh tế cần quan tâm đến những yếu tố nào?, vì sao
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày 
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của các chủ thể tham gia vào thị trường
Gv nhấn mạnh: 
Tác động của nhu cầu người tiêu dùng, của việc cung ứng hàng hoá trên thị trường,... dẫn tới sự biến động của giá cả hàng hoá. Nhìn bề ngoài, dường như các chủ thể tham gia thị trường hoàn toàn tự do hoạt động theo ý muốn của mình, song thực tế không phải như vậy. Hoạt động của họ chịu sự chi phối vô hình của các quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường. Vậy cơ chế thị trường là gì? Bài học này sẽ làm rõ bản chất, ưu - nhược điểm của cơ chế thị trường, giá cả thị trường để có những ứng xử đúng đắn khi tham gia thị trường.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm cơ chế thị trường
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm thị trường
b) Nội dung. Học sinh cùng ...h đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
Gv nhấn mạnh: 
Cơ chế thị trường thông qua các quy luật cơ bản góp phần kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đầy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.

b. Ưu điểm của cơ chế thị trường
Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đầy phát triền lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.

Nội dung 3: Tìm hiểu nội dung: Nhược điểm của cơ chế thị trường
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được nhược điểm của cơ chế thị trường 
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm cùng nhau đọc thông tin trong sách giáo khoa và trả được câu hỏi từ đó rút ra được những ngược điểm của cơ chế thị trường.
1/ Hãy nêu những nhược điểm của cơ chế thị trường ở thông tin trên.
2/ Theo em, ngoài những nhược điểm trên, cơ chế thị trường còn có những nhược điểm nào khác?
	c) Sản phẩm. 
- HS trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa 
+ Nhược điểm như mất cân đối cung cầu, cạnh tranh không lành mạnh, hàng giả, lừa dối khách hàng.
- Học sinh rút ra được những nhược điểm của cơ chế thị trường
+ Tiềm ần rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.
+ Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng.
+Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.
	d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, các nhóm đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
1/ Hãy nêu những nhược điểm của cơ chế thị trường ở thông tin trên.
2/ Theo em, ngoài những nhược điểm trên, cơ chế thị trường còn có những nhược điểm nào khác?
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau đọc thông tin.
- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và thảo luận câu hỏi giáo viên đặt ra.
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi 2 nhóm cử học sinh đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu của nhóm mình
- Các nhóm còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Cơ chế thị trường cũng đem lại những nhược điểm nào mà chủ thể sản xuất kinh doanh cần nắm vững
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của các nhóm đã được yêu cầu trình bày và nhóm tiến hành nhận xét
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật nhược điểm của cơ chế thị trường
Gv nhấn mạnh: 
Cơ chế thị trường tự nó cũng nảy sinh một số hạn chế, điều đó đòi hỏi Nhà nước cần tăng cường quản lí vĩ mô nền kinh tế để khắc phục, hạn chế nhược điểm của cơ chế thị trường.
c. Nhược điểm của cơ chế thị trường
+ Tiềm ần rủi ro, khủng hoảng, suy thoái.
+ Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và tiêu dùng.
+Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.

TIẾT 3
Nội dung 4: Giá cả thị trường
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được giá cả thị trường là gì, chức năng của giá cả thị trường 
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm (4 nhóm), các nhóm cùng nhau nghiên cứu các nhiệm vụ đặt ra và trả lời câu hỏi
Nhóm 1,2: Khái niệm giá cả thị trường
Khách hàng và nhân viên bán hàng đã thoả thuận với nhau về điều gì? Kêt quả của sự thoả thuận đó là gì?
Nhóm 3,4: Chức năng của giá cả thị trường
1/ Theo em, giá cả thị trường thể hiện chức năng thông tin và chức năng phân bổ nguồn lực như thế nào?
2/ Nhà nước đã sử dụng giá cả thị trường để quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế như thế nào? Tại sao giá cả thị trường là một công cụ để nhà nước quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế?
	c) Sản phẩm. 
- HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến giá cả và chức năng của giá cả thị trường
+ Khách hàng và nhân viên bán hàng đã thoả thuận với nhau về giá cả hàng hoá. Kết quả của sự thoả thuận đó là hai bên đã thống nhất được giá của hàng hoá, thời gian và địa điểm giao hàng.
+ Qua thông tin về giá cả của sản phẩm sữa trên thị trường, người tiêu dùng điều chỉnh, giảm bớt nhu cầu, chuyển sang dùng mặt hàng khác phù hợp hơn với khả năng thanh toán của mình; người cung ứng nhanh chóng tìm biện pháp tăng thêm sản phẩm này trên thị trường để thu nhiều lợi nhuận hơn. Để tăng thêm sản phẩm sữa trên thị trường, nguồn lực về vốn, sức lao động cũng được điều chuyển, phân bổ cho ngành sản xuất, kinh doanh sữa nhiều hơn.
+ Nhà nước đã sử dụng giá cả thị trường để quản lí, thực hiện mục tiêu ổn định, cân đối nền kinh tế như: quy định áp trần giá sữa, yêu cầu các doanh nghiệp, đại lí sữa phải đăng kí với cơ quan quản lí giá ở địa phương, công khai mức giá bán.
- HS rút ra được khái niệm giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường
+ Giá cả hàng hoá là số tiền ... tác động của giá cả thị trưòng.
	d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng nghiên cứu 4 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong từng trường hợp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế
Bài tập 3: Em hãy xử lí các tình huống sau
a) Mục tiêu. Học sinh vận dụng được các kiến thức cơ bản về cơ chế thị trường vào lý giải các hiện tượng kinh tế đang diễn ra trong xã hội
b) Nội dung. GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm nội dung các tình huống, đưa ra cách xử lí. GV cũng có thể tổ chức cho HS sắm vai thể hiện nội dung tình huống và đưa ra giải pháp xử lí tình huống. Sau khi HS phát biểu ý kiến hoặc một đến hai nhóm thể hiện kịch bản của nhóm mình, GV mời các nhóm khác nhận xét, sau đó kết luận
	c) Sản phẩm. 
- HS chỉ ra được
a. Em sẽ nói với bố mẹ: Vì đó là nghề gia truyền nên bố mẹ đã có kinh nghiệm, uy tín trong kinh doanh. Tuy nhiên, bố mẹ nên tìm hiểu kĩ về hai hàng phở đang hoạt động ở khu phố (giá cả, chất lượng, phương thức bán hàng,...). Nếu hai hàng phở đó có ưu thế cạnh tranh hơn thì bố mẹ không nên mở hàng phở nữa và ngược lại.
b. Nếu là người thân của bà Y, em sẽ nói với bà: Bà không nên làm thế. Việc làm của bà là đầu cơ tích trữ hàng hoá, góp phần đẩy giá hàng lên cao hơn, làm mất đi tính khách quan của cơ chế thị trường, gây bất lợi cho người tiêu dùng.
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng nghiên cứu 2 trường hợp sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi trong từng trường hợp
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm
- Các nhóm đọc tình huống, thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất cho từng tình huống
- Chuẩn bị nội dung để báo cáo kết quả trước cả lớp
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên mời từng nhóm đi sâu phân tích từng trường hợp cụ thể, các nhóm khác có thể bổ sung và hoàn thiện câu trả lời
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của các nhóm, tổng hợp khái quát những vấn đề mà mỗi công dân cần lưu ý khi tham gia vào các hoạt động kinh tế dựa trên cơ chế thị trường
4. Hoạt động: Vận dụng
Bài tập 1: Em hãy viết và chia sẻ quan điểm của em về nhận định “Thị trường luôn luôn đúng”.
a) Mục tiêu. HS tự giác áp dụng những điều đã học về cơ chế thị trường vào thực tiễn từ đó đưa ra những nhận định đánh giá của bản thân
b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân tại nhà, suy nghĩ và viết bài viết bày tỏ quan điểm của bản thân
c) Sản phẩm. 
- Bài viết của học sinh, đưa ra những quan điểm và nhận định mang chính kiến của bản thân
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn HS tìm hiểu và viết bài viết thể hiện quan điểm của mình về nhận định trên
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc ở nhà, bài viết phải thể hiện rõ quan điểm của bản thân
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để các học sinh có thời gian chia sẻ bài viết của mình 
- Hoặc giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ bài viết của mình qua nhóm lớp để các học sinh khác cùng trao đổi
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra đưa ra những nhận xét để giúp các học sinh hiểu hơn về cơ chế thị trường
Bài tập 2: Em hãy cùng các bạn trong nhóm khảo sát và viết báo cáo về tình hình giá cả thị trường một loại hàng hoá ở địa phương em. sản phầm: Báo cáo khảo sát giá cả thị trường, video (nếu có); chú ý rút ra nhận xét
a) Mục tiêu. HS 
Tăng cường ý thức và kĩ năng thường xuyên vận dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết các vấn đề một cách chủ động, sáng tạo.
b) Nội dung. Học sinh cùng trao đổi và thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập ở nhà. 
c) Sản phẩm. 
- HS xây dựng báo cáo hoàn chỉnh về tình hình giá cả thị trường một loại hàng hoá ở địa phương em
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
	Khảo sát về tình hình giá cả thị trường một loại hàng hoá ở địa phương em và chia sẻ nhận xét về thị trường đó theo gợi ý sau:
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh cùng nhau làm việc theo nhóm, phân công công việc và tổ chức thực hiện
- Lựa chọn ý tưởng, nghiên cứu hoàn thiện ý tưởng
- Viết bài báo cáo về kết quả thực hiện
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên bố trí thời gian để học sinh có thể báo cáo trước lớp, các nhóm khác cùng bổ sung hoàn thiện
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Căn cứ vào các tiêu chí, các yêu cầu đặt ra cũng như việc thuyết trình của các nhóm, giáo viên đánh giá k

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_sach_ket_noi_tri_th.docx