Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ
CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
BÀI 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội.
- Trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
- Tìm tòi, học hỏi và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội:Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội: nêu được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế; tìm tòi, học hỏi và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
- Năng lực riêng:
- Nhận thức chuẩn mực, hành vi: Nếu được trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Các hình ảnh, tranh vẽ, câu truyện ngắn, bài báo, bài viết liên quan đến các hoạt động kinh tế.
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học.
b. Nội dung: HS quan sát tranh trong SGK trang 6 và nhận biết các hoạt động đang diễn ra trong tranh.
c. Sản phẩm học tập: nêu được các hoạt động kinh tế trong đời sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. Trong thời gian 1 phút, HS mô tả và nhận biết các hoạt động diễn ra trong tranh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
Ngày soạn:// Ngày dạy:// PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ CHỦ ĐỀ 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ BÀI 1: NỀN KINH TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Vai trò của các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. - Trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. - Tìm tòi, học hỏi và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội:Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội: nêu được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế; tìm tòi, học hỏi và tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi. - Năng lực riêng: Nhận thức chuẩn mực, hành vi: Nếu được trách nhiệm công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. 3. Phẩm chất Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, Giáo án. Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). Các hình ảnh, tranh vẽ, câu truyện ngắn, bài báo, bài viết liên quan đến các hoạt động kinh tế. 2. Đối với học sinh SGK. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối vào bài học. b. Nội dung: HS quan sát tranh trong SGK trang 6 và nhận biết các hoạt động đang diễn ra trong tranh. c. Sản phẩm học tập: nêu được các hoạt động kinh tế trong đời sống. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. Trong thời gian 1 phút, HS mô tả và nhận biết các hoạt động diễn ra trong tranh. - GV đưa ra yêu cầu: Nêu các hoạt động kinh tế được mô tả trong tranh (SGK trang 6) và chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động kinh tế đó. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV mời 2 hoặc 3 HS trả lời và các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học. - GV dẫn dắt vào bài học: Nền kinh tế là một chỉnh thể bao gồm các hoạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng. Mỗi hoạt động kinh tế đều có vai trò riêng nhưng giữa chúng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Các hoạt động kinh tế tạo ra các ngành, nghề khác nhau cho xã hội, góp phần tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động cho con người. Bài học này giúp các em nhận thức được vai trò của các hoạt động kinh tế và trách nhiệm của công dân khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động sản xuất a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của các hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội. b. Nội dung: Hãy đọc trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK trang 7. c. Sản phẩm học tập: trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc trên PowerPoint. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm (nhóm 4HS) thảo luận theo kĩ thuật phòng tranh, đọc trường hợp và thảo luận các câu hỏi: Hoạt động sản xuất trên đã mang lại hiệu quả như thế nào cho gia đình anh D và xã hội? “Anh D quyết định chuyển toàn bộ diện tích đất trống lúa của gia đình sang trồng bưởi da xanh với quy mô 450 gốc. Không chỉ chăm sóc tỉ mỉ, anh D còn tích cực học hỏi các kĩ thuật trồng trọt, áp dụng biện pháp cắt tỉa cành, hạn chế sử dụng phân hoá học, ưu tiên dùng phân hữu cơ, phân vi sinh làm cho cây bưởi ngày càng sai quả. Anh D còn tận dụng đất dưới tán cây để trồng cây sả, gừng, vừa tạo cho khu vườn không gian 2 tầng đẹp mắt, vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm, gia đình anh cung cấp ra thị trường nhiều nông sản sạch, có giá trị cao.” Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp, thảo luận để thực hiện sản phẩm theo yêu cầu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Các nhóm trưng bày sản phẩm theo kĩ thuật phòng tranh, sau đó mời đại diện từng nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm. + Các nhóm cùng quan sát, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận. + Các nhóm tự đánh giá và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác dựa trên các tiêu chí: Nội dung, hình thức thể hiện, thuyết trình sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng nhóm và tổng kết những ý kiến phù hợp. + GV ...ọc trường hợp 1, 2 trong SGK trang 8, 9 và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về dự định hoạt động kinh doanh của anh K? + Nếu là anh K, em sẽ thực hiện kinh doanh như thế nào? + Em có nhận xét gì về hoạt động của doanh nghiệp Q? + Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế – xã hội? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc trường hợp và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV định hướng, phân tích cho HS. GV nhận xét, đánh giá và rút ra nội dung bài học. 4. Trách nhiệm của công dân tham gia vào các hoạt động kinh tế + Trường hợp 1: Việc dùng nguồn nguyên liệu không đảm bảo, gây ảnh hưởng sức khoẻ cho người tiêu dùng là việc làm sai và đáng bị lên án. Hãy là người kinh doanh có đạo đức, trách nhiệm. + Trường hợp 2: Phương châm kinh doanh của doanh nghiệp Q cùng với hành động cụ thể để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường là việc làm tốt, thể hiện được ý thức, trách nhiệm, đáng được tuyên dương, ủng hộ. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nhiệm vụ 1: Bày tỏ ý kiến a. Mục tiêu: HS xác định được ý kiến đúng hay sai và giải thích được lí do. b. Nội dung: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào (SGK trang 10)? Vì sao? c. Sản phẩm học tập: HS chọn được ý kiến đúng hay sai và giải thích được lí do. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem yêu cầu trong SGK trang 10. Trao đổi cùng các bạn và cho biết, em đồng tỉnh hoặc không đồng tỉnh với ý kiến nào, Giải thích vì sao. a. Chỉ khi kinh doanh hàng hoá mới tạo ra lợi ích về kinh tế, từ đó thúc đẩy và phát triển kinh tế quốc gia. b. Hoạt động tiêu dùng là căn cứ để xác định số lượng, chất lượng hàng hoá. c. Hạn chế hoạt động sản xuất là biện pháp cần thiết để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay. d. Phân phối – trao đổi đóng vai trò là cầu nối thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các ý kiến trong SGK, bày tỏ thái độ đồng tình hay không đồng tình và giải thích lí do. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 4 HS xung phong phát biểu ý kiến. Theo đó, hai ý kiến a, c là hai ý kiến chưa hợp lí; hai ý kiến b, d là hợp lí. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, tổng kết những ý kiến phù hợp. Nhiệm vụ 2: a. Mục tiêu: - HS xác định được các hoạt động kinh tế. - Nhận xét được vai trò của hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. b. Nội dung: Đọc các trường hợp và thực hiện theo yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: - HS xác định được các hoạt động kinh tế, – Ý kiến của bản thân về vai trò của hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc trường hợp 1, 2, 3 trong SGK trang 10 và trả lời: * Trường hợp 1: Nhờ mô hình xe công nghệ mà thị trường dịch vụ taxi, “xe ôm” công nghệ, giao hàng nhanh,... tại các thành phố lớn sôi động hơn. Việc này góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nhu cầu sử dụng lao động, làm thay đổi thói quen tiêu dùng, sinh hoạt và di chuyển của người dân theo hướng tiện lợi, tích cực. - Xác định các hoạt động kinh tế mà các hãng xe công nghệ đang tham gia. - Nếu những đóng góp mà các hãng xe công nghệ mang lại cho nền kinh tế. Trường hợp 2: Sắp đến ngày 8 tháng 3, K bàn với T cùng nhau góp tiền để dành mua hoa về bán. Nhờ khéo tay và ham học hỏi, K và T kết được những bó hoa vô cùng xinh xắn, rất được khách hàng yêu thích và ủng hộ. Việc kinh doanh trên đem lại cho K và T một số tiền nhỏ. Hai bạn dự định dùng số tiền ấy tham gia một khoá học về cắm hoa, nhằm phát triển năng khiếu của bản thân. - Xác định hoạt động kinh tế mà K và T đã tham gia. - Nhận xét về việc làm của K và T khi tham gia vào hoạt động kinh tế kể trên. * Trường hợp 3. Xu hướng "tiêu dùng xanh hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Người tiêu dùng chuyển sang lựa chọn các sản phẩm như bình đựng nước bằng thuỷ tinh thay cho bình nhựa, sử dụng túi vải thay cho túi nilon,... Điều này góp phần tạo nên được sản phẩm thân thiện môi trường, giảm chất thải và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. - Xác định hoạt động kinh tế trong trường hợp trên. - Nhận xét về tác động của xu hướng “tiêu dùng xanh” đến đời sống xã hội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV mời 2 - 3 HS xung phong trình bày trước lớp. + Trường hợp 1: Hoạt động sản xuất. + Trường hợp 2: Hoạt động phân phối - trao đổi. + Trường hợp 3: Hoạt động tiêu dùng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động GV nhận xét và tuyên dương những HS xung phong, trình bày tốt. Nhiệm vụ 3: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS nêu được vai trò của bản thân khi tham gia vào các hoạt độn...i, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. - Năng lực riêng: + Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội: Nhận biết được vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. + Tham gia hoạt động kinh tế – xã hội: Nhận diện được vai trò cửa bản thân, gia đình với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế. + Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. 3. Về phẩm chất Trách nhiệm: Tích cực, tự giác thực hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, Giáo án, tranh ảnh, sơ đồ tư duy, câu chuyện ngắn, bài viết, baì báo. Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SGK. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, kết nối với bài học mới. b. Nội dung: HS quan sát tranh 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 12 và thực hiện theo yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trong thời gian 2 phút, quan sát các hình ảnh trong SGK: Hãy xác định các chủ thể kinh tế được mô tả trong hình và chia sẻ hiểu biết của em về các chủ thể kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - HS có thể thảo luận cặp đối với bạn bên cạnh. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học. Tranh 1: Chủ thể sản xuất. Tranh 2: Chủ thể Nhà nước. Tranh 3: Chủ thể tiêu dùng. Tranh 4: Chủ thể trung gian. - GV dẫn dắt vào bài học: Nền kinh tế bao gồm nhiều chủ thể khác nhau: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian và Nhà nước. Bài học này giúp các em nhận biết được các chủ thể kinh tế và vai trò của họ khi tham gia nền kinh tế, xác định được vai trò của bản thân, gia đình với tư cách là chủ thể để thực hiện trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ thể sản xuất a. Mục tiêu: HS nếu được vai trò của chủ thể sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế. b. Nội dung: Đọc trường hợp ở phần a của SGK trang 13 trong thời gian 5 phút và cho biết vai trò của chủ thể sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế. c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc PowerPoint. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị đồ dùng gồm: giấy A0, bút dạ, bút màu, kéo, băng dính + Các nhóm đọc trường hợp ở phần a, sau đó thảo luận câu hỏi trong SGK trang 13. “Những ngày đầu bắt tay vào chăn nuôi dễ, do chưa nắm vững kĩ thuật nên anh H gặp rất nhiều khó khăn. Không nản chí, anh tự sưu tầm tài liệu, tìm hiểu cách phòng và điều trị các chứng bệnh trên đàn dê. Ngoài ra, anh còn tìm đến các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi dê khác để học hỏi. Hiện đàn dẻ của gia đình anh H đã phát triển gần 1.000 con, mang lại thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương. Anh H còn chủ động đóng thuế, quyên góp tiền ủng hộ làm đường sá, trường học,... góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.” Em hãy xác định những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm của chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế. Theo em, những việc làm của anh H đã đóng góp gi cho nền kinh tế và cho đời Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, thực hiện sản phẩm theo yêu cầu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức cho HS trình bày sản phẩm trên giấy, sau đó mời đại diện từng nhóm thuyết trinh sản phẩm của nhóm mình. + Các nhóm cùng quan sát sản phẩm của từng nhóm ở trong lớp, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận. Những việc làm của anh H thể hiện trách nhiệm với tư cách là chủ thể sản xuất tham gia vào nền kinh tế: Sưu tầm tài liệu, tìm tòi học hỏi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; chủ động đóng thuế, làm từ thiện, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Vai trò của các chủ thể khi tham gia trong nền kinh tế a. Chủ thể sản xuất - Chủ thể sản xuất: là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... sử dụng các yếu tố đầu vào như ...... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả. Hoạt động 4: Tìm hiểu chủ thể Nhà nước a. Mục tiêu: nêu được vai trò của chủ thể Nhà nước khi tham gia trong nền kinh tế. b. Nội dung: Đọc bảng thông tin ở phần d, SGK trang 14 trong thời gian 5 phút và cho biết vai trò của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. c. Sản phẩm học tập: trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy hoặc PowerPoint. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu HS làm việc nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị đồ dùng gồm: giấy A0, bút dạ, bút màu, kéo, băng dính. + Các nhóm đọc thông tin d, sau đó thảo luận câu hỏi trong SGK trang 14. “Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho hơn 100 ngàn doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Để khác phục hậu quả, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua nghị quyết cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có doanh số dưới 200 tỉ đồng/năm. Việc ban hành chính sách trên đã kịp thời cổ vũ, động viên tinh thần đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.” Nhà nước đã làm gì trước khó khăn của doanh nghiệp do tác động của địch bệnh Covid – 19? Theo em, Nhà nước có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, thực hiện sản phẩm theo yêu cầu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV mời đại diện từng nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. Nhà nước đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thể hiện rõ điều tiết và tạo thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. + Các nhóm cùng quan sát sản phẩm của từng nhóm ở trong lớp, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV nhận xét, đánh giá sản phẩm và ý thức thái độ của từng nhóm khi thực hiện hoạt động. + GV có thể xây dựng các phiếu đánh giá theo tiêu chí và cho HS tự đánh giá, đánh giá đồng đảng. d. Chủ thể Nhà nước - Chủ thể Nhà nước: có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề này sinh trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Hoạt động 5: Tìm hiểu trách nhiệm của công dân với tư cách là một chủ thể kinh tế a. Mục tiêu: Trình bày về trách nhiệm của công dân với tư cách là một chủ thể kinh tế. b. Nội dung: Dựa vào trường hợp 1, 2, 3 trong SGK trang 14, 15 và thực hiện theo yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: - HS nhận xét được hành vi của các chủ thể kinh tế. - HS trình bày được trách nhiệm của công dân với tư cách là một chủ thể kinh tế. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trong thời gian 10 phút, đọc trường hợp 1, 2, 3 và thảo luận câu hỏi trong SGK trang 15. Trường hợp 1: Sau khi tốt nghiệp ngành kĩ sư nông nghiệp, anh H đã về quê để xây dựng mô hình trồng rau sạch. Với phương châm “Rau sạch từ vườn", anh H dùng phân hữu cơ và không dùng thuốc bảo vệ thực vật khi trồng rau. Ngoài ra, anh còn liên kết với các hộ gia đình ở địa phương để trồng, thu mua nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Em hãy nhận xét về việc làm của anh H. * Trường hợp 2. Cửa hàng bách hoá của chị B kinh doanh đa dạng các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân địa phương. Chị B chủ động tìm hiểu nguồn sản phẩm trước khi nhập vào, niêm yết rõ giá cả và thời hạn sử dụng của sản phẩm, giúp cho người dân dễ dàng lựa chọn. Em hãy nhận xét về việc làm của chị B. Trình bày vai trò của bản thân với tư cách là một chủ thể tham gia trong nền kinh tế. Trường hợp 3. Khi đến trung tâm thương mại, chị N phát hiện có một loại hàng hoá đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn được để ở trên kệ. Ngay lập tức, chị N chụp ảnh và báo ngay cho người quản lí trung tâm thương mại. Sau khi nhận được phản ánh, người quản lí trung tâm thương mại đã nhận lỗi và cam kết sẽ kiểm tra kĩ lưỡng các sản phẩm nhằm đảm bảo an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Em hãy nhận xét về việc làm của chị N và cách ứng xử của người quản lí trung tâm thương mại trong trường hợp trên. Với tư cách là người tiêu dùng, hãy liệt kê những tiêu chí của bản thân khi mua sắm. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 hoặc 3 HS trả lời và các HS khác nhận xét câu trả lời của bạn mình. +Trường hợp 1. Ủng hộ việc làm của anh H, tư tưởng khởi nghiệp, phương châm sản xuất lấy sức khoẻ người tiêu dùng làm trung tâm, chủ động kết nối, tạo công ăn việc làm và đầu ra sản phẩm cho người dân. + Trường hợp 2. Ủng hộ việc làm của chị B, kinh doanh sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, giá cả và hạn sử dụng niêm yết rõ ràng. + Trường hợp...m gia trong nền kinh tế. Trường hợp 4. Tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập Nhiệm vụ 3: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: HS nhận xét được hành vi của chủ thể kinh tế và đưa ra cách xử lí phù hợp. b. Nội dung: Dựa vào thông tin ở phần 3, SGK trang 17, HS có thể sắm vai, xử lí tình huống hoặc trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết chị H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. c. Sản phẩm học tập: - HS sắm vai nhân vật, nhận xét được hành vi của các chủ thể kinh tế và xử lí được tình huống. - Trả lời được câu hỏi. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiêm vụ cho HS + GV yêu cầu HS làm việc nhóm. HS đọc thông tin, tổ chức sắm vai và nêu nhận xét. + GV có thể cho nhóm HS chuẩn bị trước kịch bản. “Trong những năm gần đây, xu hướng mua và bán hàng trực tuyến phát triển mạnh. Nghe bạn bè rủ mua quần áo trên một trang bán hàng điện tử, chị H cũng chọn mua và thanh toán bằng ví điện tử. Khi nhận hàng, chị thấy sản phẩm không như mình chọn và có nhiều lỗi. Chị H đã nhiều lần phản ánh nhưng không có kết quả.” Theo em, chị H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV tổ chức cho nhóm HS trình bày trước lớp. Báo cáo chính quyền địa phương, phản ánh ngay trên hệ thống mua bán hàng trực tuyến. + GV có thể gợi ý để khai thác sâu hơn vấn đề nhóm HS trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Nhiệm vụ 1: Tuyên truyền a. Mục tiêu: tuyên truyền về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức tuyên truyền về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế. c. Sản phẩm học tập: HS thiết kế sản phẩm tuyên truyền về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thiết kế sản phẩm tuyên truyền về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế. Em hãy thiết kế sản phẩm tuyên truyền về vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm thực hiện yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trưng bày sản phẩm trên lớp. + Cả lớp cùng quan sát và nhận xét từng sản phẩm, chia sẻ những điều mình học tập được từ sản phẩm của các bạn trong lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập Nhiệm vụ 2: Chia sẻ quan điểm a. Mục tiêu: HS thể hiện được trách nhiệm của bản thân với tư cách là chủ thể tham gia trong nền kinh tế. b. Nội dung: HS viết bài viết ngắn chia sẻ những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm dịch vụ cho bản thân và gia đình, với tư cách là người tiêu dùng có trách nhiệm. c. Sản phẩm học tập: Bài viết của HS chia sẻ ý kiến của bản thân với tư cách là người tiêu dùng có trách nhiệm. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGk: Với tư cách là người tiêu dùng có trách nhiệm, em hãy viết bài viết ngắn chia sẻ những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ cho bản thân và gia đình. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV giải đáp những vấn đề HS còn thắc mắc đối với nhiệm vụ về nhà. - GV hướng dẫn HS ghi kết quả thực hiện được, báo cáo vào tiết học sau. - GV đánh giá, nhận xét thái độ của HS trong quá trình học tập. *HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Củng cố lại kiến thức đã học ở bài 2 Hoàn thành bài tập được giao Xem trước nội dung bài 3: Thị trường và chức năng của thị trường Ngày soạn:// Ngày dạy:// CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG BÀI 3: THỊ TRƯỜNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm thị trường. - Liệt kê được các loại thị trường. - Trình bày được chức năng của thị trường. - Phê phán các hành vi không đúng khi tham gia thị trường. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến. - Năng lực riêng: Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội: Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội: + Nêu được khái niệm thị trường; + Liệt kê được các loại thị trường: + Liệt kê được chức năng của thị trường. Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Phê phán các hành vi không đúng khi tham gia vào thị trường. 3. Phẩm chất Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật khi tham gia vào thị trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo... tư liệu tiêu dùng; thị trường tư liệu sản xuất. + Căn cứ vào phạm vi hoạt động: thị trường trong nước và thị trường thế giới. + Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành: thị trường tự do; thị trường có điều tiết; thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Phân loại thị trường + Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán thị trường hàng hoá (thị trường gạo, thị trường sắt thép...), thị trường dịch vụ (thị trường chăm sóc sắc đẹp, thị trường chứng khoán,...) gắn với các loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau. + Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán: thị trường tư liệu tiêu dùng; thị trường tư liệu sản xuất. + Căn cứ vào phạm vi hoạt động: thị trường trong nước và thị trường thế giới. + Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (độc quyền). Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của thị trường a. Mục tiêu: HS liệt kê được các chức năng của thị trường b. Nội dung: đọc nội dung trường hợp 1,2 trong SGK trang 20 và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: chức năng của thị trường d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia nhóm 4 – 6 H5 để thảo luận về các tình huống trong vòng 5 phút, trả lời câu hỏi Trường hợp 1: Thị trường cung cấp cho Công tỉ A những thông tin gì? Những thông tin đó có ý nghĩa như thế nào đối với Công ti A? Sản phẩm mới của Công ti A có được người tiêu dùng thừa nhận không? Vì sao? Trường hợp 2: Dựa vào thông tin thị trường cung cấp, người trồng cà phê đã có những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. Trường hợp 1. + Thị trường cung cấp cho Công ti A về nhu cầu của người tiêu dùng, chúng loại, mẫu mã của hàng hoá để Công ti A quyết định đưa ra thị trường dầu gội có nguồn gốc từ tự nhiên: dầu gội bồ kết sả chanh. + Sản phẩm mới của Công ti A được người tiêu dùng đón nhận và đánh giá cao để từ đó Công ti A mở rộng thêm các sản phẩm mới. Trường hợp 2. Người trồng cà phê đã mở rộng sản xuất và đầu tư vốn vào chăm sóc cà phê vụ mới do thấy giá cà phê tăng lên. Đây là chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 3. Chức năng của thị trường + Thừa nhận giá trị của hàng hoá; + Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế; + Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nhiệm vụ 1: Phân biệt các loại thị trường a. Mục tiêu: HS phân biệt được một số loại thị trường b. Nội dung: Phân biệt được thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ c. Sản phẩm học tập: Phân biệt được thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ, cho ví dụ. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao cho HS làm việc cá nhân: Phân biệt thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ và cho ví dụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tình bày ý kiến. - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. -Trong quá trình HS làm việc cá nhân, GV quan sát và hỗ trợ khi cần thiết, đồng thời ghi lại những HS tích cực, những HS chưa thực sự tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày ý kiến, yêu cầu HS giải thích, trong quá trình này, GV có thể gợi ý thêm để HS phát biểu, bày tỏ ý kiến. + Thị trường hàng hoá là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hoá tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình. Bao gồm 2 bộ phận là thị trường các yếu tổ sản xuất và thị trường hàng hoá tiêu dùng là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội. VD: cà phê, gạo, sắt thép... + Thị trường dịch vụ là một hình thức thị trường mà đối tượng để giao dịch và trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thức vật chất cụ thể nhằm thoả mãn nhu cầu phi vật chất của con người. VD: chứng khoán, chăm sóc sức khoẻ. - GV mời HS nêu ý kiến và các bạn trong lớp nhận xét ý kiến trả lời của bạn mình. GV có thể dựa vào kết quả quan sát HS thực hiện nhiệm vụ để mời theo tinh thần xung phong hoặc chỉ định HS trả lời. Bước : Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập Nhiệm vụ 2: Thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến về các phát biểu. a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm thị trường b. Nội dung: HS đọc các câu nhận định và trả lời c. Sản phẩm học tập: HS nêu được nhận định đúng là nhận định: b, c; nhận định sai là: a, d. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV ...Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu và viết bài về một loại thị trường hàng hoá a. Mục tiêu: tìm hiểu và nhận xét được về một loại thị trường ở địa phương. b. Nội dung: Tìm hiểu và viết bài nhận xét về một loại thị trường hàng hoá (giá cả, chất lượng, mẫu mã, địa điểm mua bán,...) c. Sản phẩm học tập: Bài nhận xét của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và viết bài nhận xét. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ do GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - Báo cáo thảo luận: Cho 1 – 5 em trình bày bài nhận xét. - Kết luận, đánh giá: GV nhận xét, góp ý về sản phẩm của HS và tổng kết. *HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Củng cố lại kiến thức đã học ở bài 3 Hoàn thành bài tập được giao Xem trước nội dung bài 4: Cơ chế thị trường. Ngày soạn:// Ngày dạy:// BÀI 4: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm cơ chế thị trường. - Nêu được ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường. - Tôn trọng tác động khách quan của cơ chế thị trường. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nếu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống. - Năng lực riêng: Tìm hiểu các hiện tượng kinh tế – xã hội: Nếu được khái niệm cơ chế thị trường; ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường; tôn trọng tác động khách quan của cơ chế thị trường. 3. Phẩm chất Trách nhiệm: Tự giác, tích cực thực hiện các quy định của pháp luật khi tham gia vào thị trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên SGK, SGV, Giáo án. Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SGK. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS. Giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới. b. Nội dung: Chia sẻ hiểu biết về nội dung các câu trong SGK trang 23: + Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa. + Trăm người bán, vạn người mua. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV Chia sẻ hiểu biết về nội dung các câu trong SGK trang 23: + Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa. + Trăm người bán, vạn người mua. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học. + Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa: Không nên bán chó và gà vào ngày thời tiết xấu, vì lúc đó chó và gà sẽ bị xù lông, hình thức xấu, khách hàng không mua. + Trăm người bán, vạn người mua: Có nhiều người bán thì sẽ có nhiều người mua. - GV dẫn dắt vào bài học: Cơ chế thị trường tự phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá, ở đó có cơ chế thị trường hoạt động. Cơ chế thị trường có ưu điểm nhưng cũng tiềm ẩn những nhược điểm nội tại của nó. Bài học này giúp các em tìm hiểu về cơ chế thị trường cùng với những ưu, nhược điểm của nó, để từ đó xác định trách nhiệm của bản thân khi tham gia thị trường. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Cơ chế thị trường. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cơ chế thị trường a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cơ chế thị trường. b. Nội dung: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu trong SGK trang 24. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu nhóm HS đọc thông tin trong SGK và thực hiện yêu cầu: Xác định các mối quan hệ tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trong trường hợp trên. Nếu các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các chủ thể kinh tế. Cho biết, sự lựa chọn của các chủ thể kinh tế sẽ làm thay đổi yếu tố nào của thị trường. Em hiểu thế nào là cơ chế thị trường? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. + Các quan hệ tác động qua lại: cung thịt lợn giảm khiến giá tăng lên. + Các yếu tố ảnh hưởng đến chủ thể kinh tế: giá cả, tâm lí, nhu cầu, thị hiếu,... + Sự lựa chọn của chủ thể kinh tế tác động đến giá cả trên thị trường. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Khái niệm cơ chế thị trường - Cơ chế thị trường là h...t của nền kinh tế do sự tác động của các quy luật vốn có của nó. b. Cơ chế thị trường chỉ đảm bảo cho người sản xuất, kinh doanh tự do lựa chọn và quyết định việc sản xuất, kinh doanh của mình. c. Cơ chế thị trường kích thích sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế trong thực hiện sản xuất kinh doanh và quản lí. d. Điều kiện sản xuất của các chủ thể kinh tế giống nhau và quy luật giá trị tác động như nhau dẫn đến sự phân hoá giàu – nghèo. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong, trình bày đáp án: đồng tình với a, c và không đồng tình với b, d. Bước : Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập Nhiệm vụ 2: Thảo luận theo yêu cầu a. Mục tiêu: HS xác định được ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường. b. Nội dung: Đọc trường hợp và thảo luận theo yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường, thông qua việc làm của các chủ thể kinh tế. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiêm vụ cho HS Em hãy xác định trụ điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường thông qua việc làm của chủ thể kinh tế trong các trường hợp dưới đây. * Trường hợp 1. Do nhu cầu vận chuyển hàng nông sản của người dân từ tỉnh D đi thành phố M tăng cao, Công ti vận tải T đã đầu tư thêm xe tải có lắp máy lạnh nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá, sản phẩm trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, Công ti T còn có dịch vụ giao hàng tận nơi theo yêu cầu. * Trường hợp 2. Lúc 8 giờ, Cửa hàng xăng dầu T không mở cửa bản hằng như thường lệ mà treo biển “Hết xăng” vì nghe thông báo giá xăng sẽ điều chỉnh tăng vào lúc 16 giờ cùng ngày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. + Trường hợp 1: Kích thích hoạt động và tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế; Thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến, phát minh và ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lí kinh doanh. + Trường hợp 2: Cạnh tranh không lành mạnh (đầu cơ). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong, trình bày đáp án Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập Nhiệm vụ 3: Nhận xét các trường hợp a. Mục tiêu: HS nêu được các trường hợp tôn trọng các quy luật khách quan của cơ chế thị trường. b. Nội dung: Đọc các trường hợp và nhận xét. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các trường hợp tôn trọng/ không tôn trọng các quy luật khách quan của cơ chế thị trường. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các trường hợp và nhận xét các trường hợp tôn trọng/ không tôn trọng các quy luật khách quan của cơ chế thị trường. Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể kinh tế trong các trường hợp sau? a. Với lợi thế khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều hộ kinh doanh ở Đà Lạt đã đầu tư xây dựng homestay (loại hình dịch vụ lưu trú mà khách du lịch sẽ nghi, ngủ tại nhà người dân bản địa) mang lại hiệu quả kinh tế cao. b. Để thu được nhiều lợi nhuận, cửa hàng bánh kẹo T đã làm giả thương hiệu bánh nổi tiếng và bán ra thị trường. c. Hợp tác xã B đã đầu tư cải tiến máy móc nhằm phát triển nhiều dòng sản phẩm như: tinh dầu sả, tinh dầu bưởi,... từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương. d. Mặc dù cùng sản xuất cà phê bột, song Doanh nghiệp H đã cho nhân viên viết bài đưa lên mạng xã hội nói xấu sản phẩm của Doanh nghiệp T. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. + Không tôn trong các quy luật khách quan: b, d, + Tôn trong các quy luật khách quan: a, C. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong, trình bày đáp án Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy a. Mục tiêu: HS biết được ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường. b. Nội dung: Thiết kế một sản phẩm về nội dung được yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: HS trình bày được ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiêm vụ cho HS: Em hãy thiết kế sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung về ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong, trình bày đáp án Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập Nhiệm vụ 2: Sưu tầm hình ảnh và viết bài nhận xét về hành vi không đảng của các chú thể kinh tế khi tham gia thị trưởng a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường và tôn trọng các quy luật khách quan của cơ chế thị trường. b. Nội dung: Sưu tầm hình ảnh và viết bài nhẫn xét về hành vi không đúng của các chủ thể kinh tế khi tham gia thị tr... dịch vụ hình thành do các chủ thể kinh tế chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định. Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng của giá cả thị trường a. Mục tiêu: HS nêu được chức năng của giá cả thị trường. b. Nội dung: Hãy đọc 3 trường hợp trong SGK trang 28 và nếu chức năng của giá cả thị trường thể hiện trong các trường hợp đó. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các chức năng của giá cả thị trường tương ứng với các trường hợp. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SGK trang 28, 29 nêu chức năng của giá cả thị trường. Trường hợp 1: Giá cả thị trường đã thể hiện chức năng thông tin như thế nào? Khi giá thép tăng đã tác động như thế nào đến các chủ thể kinh tế. Trường hợp 2: Chức năng phân bổ nguồn lực của giá cả thị trường được thể hiện như thế nào? Trường hợp 3: - Tại sao nói: Chính sách giảm tiền điện của Nhà nước là yêu cầu cấp thiết trong trường hợp trên? - Chính sách giảm giá điện của Nhà nước tác động tích cực như thế nào đến đời sống người dân? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cho thời gian HS đọc thông tin và suy nghĩ câu trả lời. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. +Trường hợp 1: Cung cấp thông tin về giá thép tăng ảnh hưởng đến chủ thể kinh tế: giá các vật liệu xây dựng tăng, tiến độ nhiều công trình bị trì hoãn, nhà sản xuất thép gặp khó khăn về nguyên liệu. + Trường hợp 2: Khi giá tôm tăng, nhiều hộ chuyển đổi sản xuất từ nuôi cá tra, cá basa sang nuôi tôm, mở rộng diện tích nuôi. + Trường hợp 3: Chính sách giảm tiền điện là cấp thiết khi hoạt động sản xuất ngưng trệ, doanh nghiệp gặp khó khăn. Chính sách này góp phần chia sẻ khó khăn và đồng hành cùng doanh nghiệp do tác động của dịch bệnh. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Chức năng của giá cả thị trường - Chức năng cung cấp thông tin, - Chức năng phân bố các nguồn lực giữa các ngành sản xuất. - Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, điều tiết, kích thích nền kinh tế. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Nhiệm vụ 1: Bày tỏ ý kiến a. Mục tiêu: HS củng cố được kiến thức đã học về chức năng của giá cả thị trường. b. Nội dung: Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm đồng tinh hay không đồng tinh và lí giải. c. Sản phẩm học tập: HS xác định được ý kiến đúng, ý kiến sai và giải thích. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu thực hiện chia sẻ cặp đôi HS đọc ý kiến và bày tỏ quan điểm về 4 nhận định. 1. Thảo luận cùng các bạn và cho biết em đồng tinh hay không đồng tinh với ý kiến nào. Vì sao? a. Khi giá cả hàng hoá tăng cao, người tiêu dùng có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng b. Khi giá cả hàng hoá tăng cho thấy nguồn cung cấp hàng hoá dồi dào, hàng hoá. c. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó giảm có thể làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng về loại hàng hoá đó. d. Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó tăng sẽ kích thích xã hội sản xuất ra hàng hoá đó nhiều hơn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong, trình bày đáp án: đồng tình với ý kiến a, d và không đồng tình với ý kiến b, c. Bước : Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV nhận xét, chuẩn đáp án phần luyện tập Nhiệm vụ 2: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS nhận xét được các hành vi của các chủ thể kinh tế và phê phán hành vi không đúng. b. Nội dung: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi trong SGK. c. Sản phẩm học tập: HS nhận xét được hành vi của các chủ thể kinh tế và bày tỏ được thái độ không đồng tình với các hành vi không đúng. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi. * Trường hợp 1. Khi giá dưa chuột tăng cao, gia đình chị B quyết định chuyển một phán vườn đang trống cà chua sang trồng dưa vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa nhanh thu hoạch. Em có đồng tình với việc làm của gia đình chị B không? Vì sao? * Trường hợp 2. Do bị vỡ đường ống nước, khu phố thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Chủ cửa hàng T đã niêm yết giá các bình nước lọc cao hơn so với giá thị trường. Ông T cho rằng chỉ còn mỗi cửa hàng của ông bán bình nước lọc nên việc đẩy giá lên là chuyện bình thường. Em có nhận xét gì về việc đẩy giá của ông T? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, suy nghĩ câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong, trình bày đáp án: + Đồng tình vì vận dụng chức năng cung cấp thông tin và phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất. + Không đồng tinh vì gây ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường và tác động đến cuộc sống của người dân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện hoạt... Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về chính sách hỗ trợ, không thu học phí của Chính phủ trong thông tin trên. Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ trên được trích từ nguồn nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học. Đây là chính sách hỗ trợ rất thiết thực của Chính phủ nhằm hỗ trợ nhiều HS, sinh viên trong giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng đến việc học tập. Chính sách này góp phần ổn định cuộc sống và tạo điều kiện cho các em được học tập thuận lợi. Nguồn thu này đến từ ngân sách của Nhà nước được trích hằng năm để chi các hoạt động chi ngân sách của Chính phủ. - GV dẫn dắt vào bài học: Ngân sách nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, góp phần quyết định đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Bài học này giúp các em hiểu rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm và các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6:Ngân sách nàh nước và thực hiện pháp luật về ngân sách. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ngân sách nhà nước a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm của ngân sách nhà nước. b. Nội dung: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi trong SGK. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi dựa trên thông tin. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi: + Em hiểu thế nào là ngân sách nhà nước? + Ngân sách nhà nước gồm những khoản và bộ phần nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Khái niệm ngân sách nhà nước – Theo Điều 4 của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. – Ngân sách nhà nước gồm có: + Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chí của cấp địa phương. + Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của ngân sách Nhà nước a. Mục tiêu: HS liệt kê được đặc điểm của ngân sách nhà nước. b. Nội dung: Đọc thông tin trong SGK và thực hiện theo yêu cầu. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được những đặc điểm của ngân sách nhà nước. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin 1,2 trong SGK, thảo luận theo cặp và thực hiện theo yêu cầu: + Cho biết, ở nước ta cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước. + Hãy liệt kê những đặc điểm của ngân sách nhà nước. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Đặc điểm của ngân sách Nhà nước - Ngân sách nhà nước cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành và giám sát trực tiếp. - Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành. - Ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. - Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia. - Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của ngân sách nhà nước a. Mục tiêu: HS biết được vai trò của ngân sách nhà nước. b. Nội dung: Đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được vai trò của ngân sách nhà nước. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu nhóm HS (nhóm 4HS) đọc các trường hợp trong SGK và cho biết vai trò của ngân sách nhà nước. * Trường
File đính kèm:
- giao_an_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat_10_sach_chan_troi_sang.docx